1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐỀ tài một số vận DỤNG bản đồ tư DUY vào dạy TOÁN THCS

62 916 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 9,9 MB
File đính kèm ĐỀ TÀI MỘT SỐ VẬN DỤNG BẢN ĐỒ TƯ.rar (6 MB)

Nội dung

Bản đồ tư duy là một công cụ hữu ích trong giảng dạy và học tập, vì nó giúp cho giáo viên và học sinh trình bày các ý tưởng, tóm tắt, hệ thống hóa kiến thức của bài học, của một chương,

Trang 1

MỘT SỐ VẬN DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY VÀO DẠY HỌC TOÁN THCS

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3

1 Líù do chọn đề tài: 3

2 Mục đích nghiên cứu: 3

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu: 3

4 Giới hạn đề tài 3

5 Phương pháp nghiên cứu 3

6 Kế hoạch nghiên cứu 4

PHẦN I: NỘI DUNG ĐỀ TÀI Chương I: Cơ sở lí luận về bản đồ tư duy: 4

1 Bản đồ tư duy là gì? 4

2 Tác dụng bản đồ tư duy đối với học sinh 4

3 Một số bước làm bản đồ tư duy 5

4 Các dạng thể hiện của bản đồ tư duy 6

5 Phương pháp làm việc với bản đồ tư duy theo cá nhân hoặc theo nhóm 8

6 Tổ chức học sinh vẽ bản đồ tư duy tổng kết bài học 8

Chương II: Thực trạng và nguyên nhân hạn chế, áp dụng bản đồ tư duy 9

1 Thực trạng và những hạn chế 9

2 Vận dụng bản đồ tư duy vào tiết dạy lí thuyết 9

3 Vận dụng bản đồ tư duy vào tiết dạy ôn tập chương 24

4 Nên sử dụng bản đồ tư duy vào phần nào và nhằm mục đích gì? 43

PHẦN II KẾT LUẬN 44

TÀI LIỆU THAM KHẢO 46

PHỤ LỤC: MỘT SỐ BẢN ĐỒ TƯ DUY TIẾT DẠY LT, ÔTC 47

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Việc áp dụng bản đồ tư duy vào cuộc sống, đã làm cho công việc trở nên hiệu quả hơn Trong năm học 2010 - 2011, Ngành giáo dục khuyến khích cán bộ công nhân viên toàn ngành áp dụng bản dồ tư duy trong công tác quản lí, và trong công tác dạy và học Bản đồ tư duy là một công cụ hữu ích trong giảng dạy và học tập, vì nó giúp cho giáo viên và học sinh trình bày các ý tưởng, tóm tắt, hệ thống hóa kiến thức của bài học, của một chương, một chủ đề… một cách rõ ràng, mạch lạc, logic đặc biệt là phát triển các ý tưởng Vì vậy, việc áp dụng bản đồ tư duy trong các tiết học môn Toán, sẽ giúp cho học sinh biết cách học, tự vẽ bản đồ tư duy để khám phá tìm tòi ra kiến thức mới, biết cách dùng bản đồ tư duy để ôn tập củng cố kiến thức đã học, tạo ra sự hứng thú trong tiết học và quan trọng nhất là hình thành được cho các em phương pháp học tập sau này

Trong đề tài này, xin nêu ra một số bước tiến hành thông qua một số tiết dạy luyện tập, ôân tập chương có áp dụng bản đồ tư duy trong tiết dạy và học của môn toán

để thấy là cần thiết Đó là lí do chọn đề tài “Vận Dụng Bản Đồ Tư Duy Vào Một Số Tiết Dạy Luyện Tập Và Oân Tập Chương Môn Toán THCS”

2 Mục đích nghiên cứu

Vận dụng bản đồ tư duy trong quá trình giảng dạy, nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy và học

Cụ thể: Giúp học sinh hiểu bài nhanh hơn, cụ thể và chi tiết hơn bằng các hình ảnh trực quan sinh động Tiết kiệm được thời gian, tạo thuận lợi cho giáo viên có thời gian củng cố thêm nội dung bài học và quan trọng nhất là hình thành phương pháp học cho học sinh sau này

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

Đối tượng chủ yếu của đề tài này các tiết luyện tập, ôn tập môn Toán

Khách thể nghiên cứu là việc áp dụng bản đồ tư duy vào việc dạy học môn toán

4 Giới hạn đề tài

Bản đồ tư duy có thể vận dụng ở bất kì điều kiện cơ sở vật chất nào của nhà trường hiện nay Giáo viên và học sinh có thể thiết kế bản đồ tư duy trên giấy bìa, bảng phụ,…hoặc cũng có thể thiết kế trên phần mềm với bản đồ tư duy

5 Phương pháp nghiên cứu

- Nghiên cứu các tài liệu: Sách giáo khoa Toán, Sách giáo viên Toán, Tài liệu đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS, tài liệu tập huấn sử dụng phương pháp bản đồ tư duy.v.v

Trang 4

Để thực hiện đề tài tôi đã áp dụng một số phần mềm, trong đó có phần mềm soạn thảo bản đồ tư duy iMindmap, Novamind 5 và trực tiếp tiến hành giảng dạy trên lớp, và thông qua thăm lớp dự giờ học hỏi đồng nghiệp

Tuy nhiên, những kinh nghiệm của tôi cũng chỉ là một trong những biện pháp nhỏ bé trong vô vàn kinh nghiệm được đúc kết qua sách vơ,û cũng như của quý thầy giáo, cô giáo đi trước và các bạn đồng nghiệp Vì vậy, bản thân tôi rất mong được sự góp ý, xây dựng của quý thầy giáo, cô giáo, cùng các bạn đồng nghiệp Tôi xin chân thành cảm ơn

PHẦN I: NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ

Chương I: Cơ sở lí luận về bản đồ tư duy

1 Bản đồ tư duy là gì: Bản đồ tư duy là một công cụ tổ chức tư duy, đây là

phương pháp dễ nhất để chuyển tải thông tin vào bộ não của bạn và đưa thông tin ra ngoài bộ não Đó là một phương tiện ghi chép đầy sáng tạo và rất hiệu qủa theo đúng nghĩa của nó “ sắp xếp” ý nghĩ của bạn

2 Tác dụng của bản đồ tư duy đối với học sinh

Để việc dạy và học đạt kết quả cao ta phải tiến hành áp dụng các phương pháp dạy học tích cực, từng bước chuyển cách dạy và học từ chỗ trang bị kiến thức cho người học sang dạy học sinh cách tiếp cận và tìm tòi kiến thức, vận dụng vào thực tế và biến thành kỹ năng của riêng mình Cùng với các phương pháp dạy học tích cực khác, việc triển khai dạy và học bằng bản đồ tự duy chính làm một công cụ phù hợp mà các trường đang thực hiện để tiến hành giảm tải đạt chất lượng

Như ta đã biết, bản đồ tư duy giúp học sinh học được phương pháp học: Việc rèn

luyện phương pháp học tập cho học sinh không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là mục tiêu dạy học Thực tế cho thấy một số học sinh học rất chăm chỉ nhưng vẫn học kém, nhất làm môn toán, các em này thường học bài nào là biết bài đấy, học phần sau đã quên phần trước không biết liên kết các kiến thức với nhau, không biết vận dụng các kiến thức đã học trước đó vào những phần sau Phần lớn những học sinh này khi đọc sách hoặc nghe giảng trên lớp không biết cách ghi chép để lưu trữ thông tin, lưu kiến thức trọng tâm vào trí nhớ của mình Sử dụng thành thạo bản đồ tư duy trong dạy học, giúp học sinh học được phương pháp học, tăng tính độc lập, chủ động, sáng tạo, và phát triển tư duy

Bản đồ tư duy giúp học sinh học tập một cách tích cực: Bản đồ tư duy sẽ giúp

cho bộ não của con người sẽ hiểu sâu, nhớ lâu và in đậm cái mà do chính mình tự suy nghĩ, tự viết, vẽ ra theo ngôn ngữ của mình, vì vậy bản đồ tư duy sẽ giúp cho học sinh học tập một cách tích cực, huy động tối đa tiềm năng của bộ não

Việc học sinh tự vẽ bản đồ tư duy có ưu điểm là phát huy được tối đa tính sáng

Trang 5

thể tự do chọn màu sắc, đường nét, các em tự sáng tạo và do bản đồ tư duy do các em thiết kế nên các em yêu quý, trân trọng tác phẩm của mình

Bản đồ tư duy còn giúp học sinh diễn thuyết, trình bày ý tưởng một cách hiệu quả

cụ thể:

Súc tích: Chỉ cần một trang giấy duy nhất

Tránh hiện tượng phải đọc lại một ý nhiều lần, vì mỗi ý đã thể hiện thành một hình ảnh, hay một từ khóa đã thể hiện trên bản đồ

Linh hoạt: Nếu gặp một tình huống cần nhắc lại thì các em có thể tìm ra ngay vị trí cần nói đến Do đó nó giúp cho người diễn thuyết không bị lạc đề

Tóm lại: Ưu điểm của cách ghi chép bằng bản đồ tư duy:

- Logic, mạch lạc

- Trực quan, dễ nhìn, dễ hiểu, dễ nhớ do nó được thể hiện bởi màu sắc, liên kết, liên hệ giữa các ý của một vấn đề

- Nhìn thấy “bức tranh” tổng thể mà lại chi tiết

- Dễ dạy, dễ học, dễ nhớ

- Kích thích hứng thú, sáng tạo học tập của học sinh

- Giúp mở rộng ý tưởng, đào sâu kiến thức

- Giúp hệ thống hóa kiến thức

3 Một số bước làm bản đồ tư duy

- Bắt đầu ở trung tâm với một bức ảnh của chủ đề, sử dụng ít nhất 3 màu Tại sao phải dùng hình ảnh ở trung tâm? Vì hình ảnh có thể diễn đạt cả ngàn từ và giúp các

em sử dụng trí tưởng tượng của mình Một hình ảnh ở trung tâm sẽ giúp các em tập trung được vào chủ đề và làm cho các em hưng phấn hơn

- Sử dụng hình ảnh, mật mã, mũi tên trong bản đồ tư duy của bạn

- Chọn những từ khóa và viết chúng ra bằng chữ viết hoa

- Mỗi từ, hình ảnh phải đứng một mình trên những dòng riêng Những đường thẳng cần phải được nối, bắt đầu từ bức ảnh trung tâm Những đường nối từ trung tâm dày hơn, có hệ thống và ốm dần khi tỏa ra xa

- Sử dụng màu sắc trong khắp bản đồ sẽ giúp não kích cũng giống như hình ảnh

- Sử dụng những điểm nhấn và những mối liên kết trong bản đồ của bạn sẽ làm cho mắt các em tập trung hơn Phát huy phong cá nhân riêng của bạn

- Làm cho bản đồ rõ ràng bằng cách phân cấp các nhánh, sử dụng số thứ tự hoặc dàn ý để bao quát các nhánh của đồ thị

- Những điều cần tránh khi thực hiện: Ghi chép lại nguyên đoạn văn dài, ghi chép

nhiều ý không cần thiết và giành quá nhiều thời gian để ghi chép

Trang 6

4 Các dạng thể hiện bản đồ tư duy

- Thể hiện từng mảng của bài học (định nghĩa, định lí, tính chất, dấu hiệu nhận biết …)

Ví dụ: Bản đồ tư duy về mảng kiến thức: “ Dấu hiệu nhận biết hình bình hành”

Trang 7

- Thể hiện cả nội dung bài học

Ví dụ: Bản đồ tư duy về bài học: “ Hình chữ nhật”

- Thể hiện cả chương, cả một chương trình học

Trang 8

Do đó giáo viên cần rèn luyện cho học sinh kỹ năng vẽ bản đồ tư duy theo mảng kiến thức, cả bài, hay cả một chương

5 Phương pháp làm bản tư duy theo cá nhân hay theo nhóm

* Đối với cá nhân: Thường xuyên vận dụng, mỗi em sẽ có những cách thức phương pháp riêng để tạo nên bản đồ tư duy theo sở thích của mình

* Đối với nhóm: Để thực hiện một bản đồ tư duy các thành viên trong nhóm phải có sự phân công nhiệm vụ: Nhóm trưởng cần có sự phân công nhiệm vụ cho mỗi cá nhân thực hiện về một chủ đề cần thực hiện, sau đó một thành viên chịu trách nhiệm vẽ lại hoặc mỗi em sẽ tự vẽ lấy nội dung của mình Sau khi hoàn thành cần xém xét bổ sung gì không? Cuối cùng các thành viên trong nhóm thay nhau trình bày trước lớp về bản đồ tư duy của mình

6 Tổ chức học sinh làm việc theo cặp, nhóm để vẽ bản đồ tư duy tổng kết bài học

Để học sinh có thể chia sẻ với nhau về cách vẽ bản đồ tư duy và tiết kiệm thời gian khi tổ chức các hoạt động dạy học, cuối giờ học GV nên tổ chức vẽ bản đồ tư duy theo cặp, nhóm theo các bước sau:

Bước 1: GV chia nhóùm HS và giao nhiệm vụ cho các nhóm

Bước 2: HS trao đổi trong nhóm để vẽ bản đồ tư duy GV yêu cầu các HS trong

nhóm làm việc cá nhân trước, sau đó tập hợp lại và chia sẻ thông tin với nhau GV giám sát thảo luận, phát hiện các vấn đề cùng nhau tranh luận ở mỗi nhóm nhưng không giải đáp thắc mắc ngay

Bước 3: Đại diện các nhóm trình bày trước lớp nội dung bản đồ tư duy của nhóm

Trang 9

tổng kết, nhận xét ưu nhược điểm về nội dung và hình thức trình bày của các bản đồ tư duy

Chương II: Thực trạng, những nguyên nhân hạn chế và việc vận dụng bản đồ tư duy trong giảng dạy

1 Thực trạng và những hạn chế

Trước đây, khi dạy các tiết luyện tập, ôn tập chương một số giáo viên đã áp dụng bảng biểu, vẽ sơ đồ, biểu đồ… và cả lớp có cách trình bày giống như cách trình bày của giáo viên hoặc của tài liệu, chứ không phải do học sinh xây dựng theo cách hiểu của mình Hơn nữa chưa chú ý đến màu sắc, hình ảnh đường nét Do đó hiện nay, khi mới áp dụng bản đồ tư duy vào giảng dạy thì giáo viên còn gặp khó khăn lúng túng trong các hoạt động dạy học với bản đồ tư duy

Bên cạnh đó rất nhiều học sinh chưa biết cách học, còn học máy móc, thụ động, học trước quên sau Các em chưa có phương pháp ghi nhớ soạn bài dẫn đến các em chán học, bỏ học Nếu được áp dụng bản đồ tư duy vào một phần nào đó sẽ giúp cho các em hình thành phương pháp học tập sau này

2 Vận dụng bản đồ tư duy trong tiết dạy Luyện tập:

2.1 Vị trí của tiết Luyện tập

Số tiết học trong tiết luyện tập trong môn toán chiếm tỉ lệ khá cao so với các tiết học khác khoảng hơn 1/3 số tiết học

Tiết Luyện tập có một vị trí hết sức quan trọng không chỉ vì nó chiếm một tỉ lệ cao mà vì:

Nếu như các tiết học lí thuyết cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản thì tiết luyện tập có tác dụng là hoàn thiện các kiến thức đó, nâng cao các lí thuyết trong chừng mực có thể, làm cho học sinh có thể nhớ và khắc sâu những vấn đề lí thuyết đã học

Trong các tiết luyện tập học sinh có điều kiện thực hành, vận dụng các kiến thức đã học vào việc giải các bài toán trong thực tế, các bào toán rèn luyện kỹ năng tính toán, rèn luyện các thao tác tư duy để phát huy khả năng sáng tạo sau này

Tiết luyện tập không nhất thiết là chỉ giải các bài tập đã cho học sinh làm ở nhà hay cho làm trên lớp Mà trong tiết luyện tập phải xác định được “ Giáo viên phải luyện các gì? “, “Học sinh phải tập cái gì? “

Trong tiết luyện tập giáo viên có quyền lựa chọn hệ thống bài tập sao cho phù hợp với học sinh, và phù hợp với mục tiêu đưa ra nhưng vẫn đảm bảo với chuẩn kỹ năng kiến thức

2.2 Mục tiêu chung của tiết luyện tập

Trang 10

Hệ thống bài tập gồm: Các bài tập trong sách giáo khoa, trong sách bài tập, các bài tập do giáo viên tự soạn ra theo chuẩn kỹ năng kiến thức

2/ Hai là, rèn luyện cho học sinh các phương pháp suy nghĩ, kỹ năng, thuật toán,

cách giải từng dạng toán

3/ Ba là, nhìn lại phần kiến thức và kỹ năng cơ bản của phần học, phân biệt kiến

thức và kỹ năng chủ yếu

4/ Bốn là, thấy được tiết học sau có vấn đề gì có liên quan để từ đó rèn luyện

hướng vào vấn đề đó

5/ Năm là, thông qua phương pháp và nội dung rèn luyện cho học sinh nề nếp

làm việc có tính khoa học, phương pháp tư duy cần thiết

2.3 Các cách thể hiện tiết luyện tập

Sau đây tôi xin nêu ra một số bước tiến hành tiến hành thông qua một số tiết dạy có vận dụng bản đồ tư duy trong tiết dạy luyện tập của môn Toán

Trang 11

Đối với phần lí thuyết ta có thể đưa ra các cách sau với bản đồ tư duy:

Có 3 hình thức:

o Kiểm tra tính sáng tạo của học sinh bằng cách kiểm tra sự chuẩn bị bản đồ tư duy, bài tập ở nhà của các em

o Học sinh lập bản đồ tư duy theo nhóm hoặc cá nhân với gợi ý của giáo viên

o Giáo viên chuẩn bị sẵn một bản đồ tư duy nhưng còn thiếu nội dung yêu cần học sinh điền vào chỗ trống để hoàn thành bản đồ tư duy

Đối với kiểm tra bài tập có thể cho học sinh thực hiện vào phiếu học tập, …

Sau đó học sinh thảo luận, bổ sung, chỉnh sửa, về kiến thức bài học, góp ý thêm về đường nét và hình thức nếu cần Đánh giá điểm số

 Nhận xét đánh giá những ưu khuyết điểm trong bài làm, hoặc tìm cách giải hay hơn

 Giáo viên chốt laiï:

+ Khẳng định những chỗ làm đúng, những chỗ làm hay để kịp thời động viên các

em

+ Chỉ ra những nguyên nhân và sai lầm thường mắc phải của bài làm của các

em

Bên cạnh đó phải tìm hiểu được các nguyên do các em bị mắc sai lầm do đâu

o Những nội dung lí thuyết, hoặc bài tập mà các em chưa nắm được

o Hay những kiến thức không có trong bài giảng

o Đưa ra nhưng cách giải ngắn gọn hơn, hay cách làm hay hơn để học sinh nắm thêm cách giải, phát triển tư duy

Hoạt động 3: Giáo viên cho học sinh làm một số bài tập mới (giống như cách 1)

Bài tập mới đưa ra nhằm mục đích hoàn thiện lí thuyết, bài tập phản ví dụ, các bài tập vui, bài tập mang tính thực tế

Rèn luyện cho học sinh cách phân tích một bài toán tìm cách giải (do đó giáo viên cần có một hệ thống câu hỏi thật phù hợp để khơi dậy tính chủ động sáng tạo của

Trang 12

Tùy theo tiết học ta có thể tổ chức thêm trò chơi, các hoạt động nhóm,… nhằm tăng cường mối đoàn kết, làm việc có khoa học giữa các em, tạo không khí sôi động cho tiết học

Hoạt động 4: Củng cố, nhắc lại những kiến thức cần nắm, bổ sung và hoàn thiện bản

đồ tư duy (nếu có), hướng dẫn về nhà

CÁCH 2:

Hoạt động 1:

 Kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của các em thông qua việc cho các em làm các bài tập phù hợp với mục tiều bài dạy, cần lưu ý đối tượng học sinh (yếu, trung bình, khá, giỏi) mà đề kiểm tra đưa ra cho phù hợp, nhằm kiểm tra:

 Học sinh nắm lí thuyết đến đâu

 Kỹ năng vận dụng lí thuyết trong việc giải bài tập như thế nào?

 Cách trình bày bài giải như thế nào, các kí hiệu có chuẩn xác chưa?

 Học sinh mắc nhưng sai lầm gì?

 Kiểm tra đánh giá điểm số của các em

Hoạt động 2: Từ việc kiểm tra ở hoạt động 1 giáo viên sẽ có hướng giúp cho các em

hoàn thành mục tiêu tiết dạy Từ những bài tập ở trên giáo viên yêu cầu học sinh hắc lại các kiến thức liên quan mà các em đã áp dụng vào phần bài tập, những kiến thức

đó nếu cần thiết có thể thực hiện vẽ lại với bản đố tư duy Sau đó:

 Giáo viên chốt lại những vấn đề có tính chất trọng tâm

 Nhắc lại phần lí thuyết, nhấn mạnh những lí thuyết mà các em còn chưa nắm tốt

 Chỉ ra những sai sót mà các em thường mắc phải

 Hướng dẫn các em các trình bày một bài toán

 Ơû đây có thể sử dụng bản đồ tư duy cho trường hợp nhiều nội dung lí thuyết cần ôn lại đểå các em có cái nhìn tổng thể, thông qua đó các em có thể nhớ nhanh hơn Bên cạnh đó có thể dùng bản đồ tư duy để khai thác phát triển một số dạng toán có trong tiết

Hoạt động 3: Giáo viên cho học sinh làm một số bài tập mới (Bài tập mới ở đây là bài

tập mà có thể các em chưa làm, bài tập mà giáo viên soạn ra nhưng phải đảm mục tiêu của tiết học, lưu ý rằng bài tập phải phù hợp mọi đối tượng học sinh) nhằm mục đích rèn luyện các kỹ năng và củng cố nội dung lí thuyết

 Bên cạnh đó bài tập mới đưa ra nhằm mục đích kiểm tra sự hiểu biết những nội dung lí thuyết mới, lí thuyết nâng cao

 Khắc sâu hoàn thiện lí thuyết thông qua các bài tập có tính chất phản ví dụ, các bài tập vui, bài tập mang tính thực tế

Trang 13

 Tùy theo tiết học ta có thể tổ chức thêm trò chơi, các hoạt động nhóm,… nhằm tăng cường mối đoàn kết, làm việc có khoa học giữa các em, tạo không khí sôi động cho tiết học

Hoạt động 4: Củng cố, nhắc lại những kiến thức cần nắm, bổ sung và hoàn thiện bản

đồ tư duy (nếu có), hướng dẫn về nhà

Tóm lại: dù theo cách nào đi nữa thì cũng có có 3 phần chính:

 Hoàn thiện lí thuyết nội dung bài dạy

 Rèn luyện các kỹ năng cho học sinh thống qua các bài tập, các hoạt động

 Phát huy được tính tích cực chủ động của các em

Lưu ý: Khi hướng dẫn học sinh giải toán qua các bước:

 Đọc kỹ đề bài, tóm tắt phân tích, tìm lời giải Riêng đối với phân môn hình học cho các em dùng phương pháp phân tích đi lên để tìm ra lời giải hoặc hướng chứng minh của bài toán (nếu các em không giải được thì phải tìm cách gợi ý sao cho rèn luyện được tư duy của các em)

 Tìm những cách giải khác của bài toán, các dạng bài tập tương tự, rèn luyện cho học sinh khái quát hóa bài toán, nhằm nâng cao nhận thức và gây hứng thú học tập cho các em

 Với bản đồ tư duy ta có thể dùng để củng cố kiến thức, hoặc dùng để phân dạng các dạng toán, hoặc giúp vào việc khai thác mở rộng một bài toán …Tuy nhiên với bản đồ tư duy thì không nhất thiết nào cũng dùng tùy theo nội dung bài học, nếu bài học đơn giản, gọn thì có thể không cần dùng

2.4 Các bước soạn bài

2.4.1 Nghiên cứu tài liệu:

 Trước hết phải nghiên cứu lại phần lí thuyết mà học sinh được học, qua đó phải xác định kiến thức nào là kiến thức cơ bản, trọng tâm, nâng cao, kiến thức sẽ được mở rộng cho phép

 Tiếp theo là nghiên cứu các bài tập trong sách giáo khoa, sách bài tập, … theo yêu cầu sau:

 Cách giải từng bài toán như thế nào?

 Có bao nhiêu cách giải cho bài toán này?

 Cách giải nào là thường gặp? Cách giải nào là cơ bản?

 Ý đố bài toán này nhằm mục đích gì?

 Mục tiêu và tác dụng của từng bài tập là như thế nào?

 Nghiên cứu sách tham khảo, sách giáo viên, chuẩn kiến thức kỹ năng,… sau đó xây dựng tiết luyện tập và phương pháp luyện tập

Trang 14

A Mục tiêu:

1 Kiến thức: cần cung cấp, củng cố kiến thức gì?

2 Kỹ năng: Rèn luyện cho học sinh kỹ năng gì?

3 Thái độ: Hình thành cho học sinh thái độ gì?

B Đồ dùng dạy học:

Giáo viên cần chuẩn bị như thế nào để phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của các em theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học

Học sinh cần chuẩn bị gì?

C Hoạt động dạy học:

Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: Gồm kiểm tra lí thuyết, kiểm tra phần bài tập ở nhà, bài

tập vận dụng vào lí thuyết như thế nào? …

 Dự kiến số lượng bài tập, thời gian Hình thức kiểm tra?

 Chốt lại những vấn đề gì qua phần này?

Hoạt động 2: Củng cố lí thuyết, nhấn mạnh những thiếu xót , những sai lầm các em

mắc phải?

Hoạt động 3: Cho học sinh làm thêm bài tập (bài tập sách giáo khoa, sach bài tập, sách

tham khảo, …)

 Mục đích các bài tập?

 Số lượng bài tập, thời gian dự kiến?

Hoạt động 4: Gợi ý các bài tập (lưu ý: tùy theo đối tượng học sinh có những gợi ý thích

hợp)

 Hướng dẫn cho học sinh làm bài, học bài về nhà và chuẩn bị cho tiết học sau?

Sau đây tôi xin nêu ra một số ví dụ để thấy rõ sự cần thiết nên áp vận dụng bản đồ tư duy trong tiết dạy luyện tập môn Toán

2.6 Vận dụng:

Tiết 88: Luyện tập bài phép nhân phân số, tính chất của phép nhân phân số

Số học lớp 6

Khơng áp dụng bản đố tư duy:

Kiểm tra bài cũ:

1.Viết cơng thức định nghĩa phép nhân phân số?

2.Vết cơng thức tính chất cơ bản của phép nhân phân số?

GV: Yêu cầu HS thực hiện

HS: cĩ thể thực hiện như sau

Trang 15

Kiểm tra bài cũ:

1.Viết công thức định nghĩa phép nhân phân số?

2.Vết công thức tính chất cơ bản của phép nhân phân số?

GV: Yêu cầu học sinh thực hiện vẽ mới, hoặc điền khuyết vào bản đồ tư duy mà giáo

viên soạn trước

HS: Vẽ bản đồ tư duy với nhánh thứ nhất định phép nhân phân số Nhánh thứ hai, nêu

tính chất của phép nhân phân số

Trang 16

I.LÍ THUYẾT

Cĩ thể chọn bản đố tư duy trên làm nội dung lí thuyết cho tiết học cụ thể

Nhận xét: Qua hai cách thực hiện như trên, Kiểm tra bài cũ với bản đố tư duy mang tính

hiệu quả hơn, gây hứng thú học tập cho các em, các em cĩ thể thỏa thích sự sáng tạo của mình, tạo ra tâm lí nhẹ nhàng cho tiết học Với bản đồ tư duy ta sẽ cĩ nhiều hình thức để kiểm tra bài cũ như:

Ứng dụng tính nhanh, tính nhẩm

Trang 17

o Kiểm tra tính sáng tạo của học sinh bằng cách kiểm tra sự chuẩn bị bản đồ tư duy, BT ở nhà của các em

o Học sinh lập bản đố tư duy theo nhóm hoặc cá nhân với gợi ý của giáo viên

o Giáo viên chuẩn bị sẵn một bản đồ nhưng còn thiếu nội dung yêu cần học sinh điền vào chỗ trống để hoàn thành bản đồ tư duy

Với việc áp dụng bản đồ tư duy vào hệ thống lại lí thuyết, ở đây ta cĩ thể nhắc lại những nội dung kiến thức cũ liên quan trên cùng bản đồ tư duy

Khơng áp dụng bản đồ tư duy:

Trang 18

Nhằm mục đích củng cố lại cách tìm x của một bài toán, vì đây cũng là một trong những dạng toán mà các em vẫn còn lúng túng khi thực hiện

Bài 4: Bài 83 trang 41(SGK)

Yêu cầu HS thực hiện

Tùy theo tiết học ta có thể tổ chức hoạt động nhóm nếu cần thiết

Không áp dụng bản đồ tư duy:

Củng cố lí thuyết có thể tổ chức bằng cách vẽ bản đồ tư duy đã học

GV: Đưa ra bản đồ tư duy nhằm củng cố lại toàn bộ nội dung lí thuyết và dạng bài tập

tong tiết dạy như sau:

Trang 19

GV: Đưa ra bản đồ tư duy nhằm giới thiệu nhanh về bài học kế tiếp “Phép chia phân số

từ đó giúp học sinh định hình cho tiết học sau, như sau:

Hoặc giáo viên đưa ra bản đố tư duy còn thiếu nội dung trong các khung hình chữ nhật yêu cầu các em về nhà soạn vào hoàn thiện

Trang 20

các phương pháp dạy học phù hợp làm cho học sinh dễ hiểu, ghi nhớ bài học tốt, và làm cho tiết học trở nên nhẹ nhàng, lôi cuốn hơn

Bên cạnh đó việc sử dụng bản đồ tư duy để giới thiệu qua nội dung của các kiến thức đã học hoặc sườn bài của tiết học kế tiếp sẽ giúp cho các em so sánh, tìm mối quan hệ giữa kiến thức mới và cũ, và giúp các em biết cách chuẩn bị bài như thế nào cho tiết học sau

Ví dụ : Tiết 30: Phép trừ phân thức đại số Đại số 8

Khi luyện tập có một bài tập trong sách giáo khoa như sau

Bài 3 : Chứng tỏ mỗi hiệu sau đây bằng một phân thức có tử bằng 1

a) 1 1

;1

GV: Yêu cầu 2 học sinh lên bảng thực hiện sau đó chốt lại

GV :Ngược lại phân thức 1

x x  ta có thể viết thành hiệu hai phân thức nào?

Giáo viên có thể giới thiệu nhanh

Từ bài toán Thực hiện phép tính M=1 1

2 3  quen thuộc mà các em đã học ở lớp 6, 7

Hoặc bài toán viết 1

2.3 thành hiệu 2 phân số có tử bằng 1

Thế thì ta có thể áp dụng và tính nhanh tổng sau nhờ bài toán trên:

Bài toán 1: Tính tổng N= 1 1 1 1

Trang 21

Giáo viên đặt vấn đề: Em nào có thể tính nhanh tổng sau:

Bài toán 4: Tìm x biết:

Nếu tử các phân thức trên là số khác 1 thì kết quả như thế nào?

Ta có bài toán sau:

(  1)(  1)(  2)(  2)(  3) (  99)(  100)

Bài toán 6: So sánh: 12 với 1

Từ bài toán 6 trên ta có thể đưa ra bài toán tổng quát nào? :

Bài toán 7: Chứng minh rằng:      

Trang 22

Bài 4: Bài toán biểu diễn đại lượng thực tế bằng biểu thức chứa ẩn

Bài 36 SGK trang 51 (Hoạt động nhóm)

GV: Cho các nhóm nhận xét đánh giá và lưu ý rằng:

Số sản phẩm làm trong một ngày = tổng sản phẩm/số ngày

Tính số sản phẩm làm thêm trong một ngày với x = 25

HS thực hiện

Thực tế khi giảng dạy HS thường rất ngại giải các bài toán đố, nên GV cần có những cách thức cho học sinh tiếp cận một cách nhẹ nhàng bằng cách chuyển những bài toán

Trang 23

Khi hướng dẫn vềâ nhà Yêu cầu học sinh chuẩn bị bài học mới, hãy dùng bản đồ tư

duy so sánh sự giống nhau và khác giữa tính chất của phép nhân phân số với tính phép nhân phân thức, với mỗi tính chất hãy cho một ví dụ minh họa

GV: Đưa ra bản đồ tư duy nhắc lại tính chất của phân số như sau, để cho các em hình dung được cách thực hiện vẽ, từ đó các em sẽ về nhà soạn và vẽ bản đồ tư duy cho bài phép nhân phân thức đại số

Các em có thể về nhà vẽ bản đồ tư duy cho tính chất cơ bản của phân số và so sánh với tính chất cơ bản của phân thức

Nhận xét: Với việc dùng bản đồ tư duy để khai thác và mở rộng bài toán trong tiết học

này, nhằm giúp cho các em hình thành tình chủ động, sáng tạo trong học toán, không chỉ giải một bài toán, mà phải tìm cách đựa ra một hệ thống các bài tập và biết cách sắp xếp chúng như thế nào cho dễ nhớ và hiệu quả Bên cạnh đó việc sử dụng bản đồ tư duy để giới thiệu qua nội dung của các kiến thức đã học hoặc sườn bài của tiết học kế tiếp sẽ giúp cho các em so sánh, tìm mối quan hệ giữa kiến thức mới và cũ, và giúp các

em biết cách chuẩn bị bài như thế nào cho tiết học sau

Với bản đồ tư duy ta có thể dùng để so sánh các kiến thức đã học với nhau, rút ra một số nhận xét để ghi nhớ tốt hơn

Ví dụ: Dùng bản đồ tư duy để so sánh cách tìm BCNN với UCLN của số học lớp 6

Trang 24

Bên cạnh đó giáo viên cần hướng dẫn các em chuẩn bị một quyển vở để lưu lại những bản đồ tư duy mà các em đã thực hiện, nhằm giáo dục, tính cẩn thận, biết trân trọng các tác phẩm của mình tạo nên, và góp phần nâng cao ý thức thức tự học

3 Vận dụng bản đồ tư duy trong tiết dạy ôân tập chương:

3.1 Vị trí của tiết ôn tập chương

Tiết ôn tập chương có một vị trí hết sức quan trọng vì: Cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, rèn luyện một số bài tập mang tính tổng quát vàø giúp học sinh một cái nhìn tổng thể về chương học, mối quan hện giữa các bài, các yếu tố với nhau Tiết ôân tập chương giáo viên có thể lựa chọn hệ thống bài tập sao cho phù hợp với học sinh, và phù hợp với mục tiêu toàn chương đưa ra

3.2 Mục tiêu chung của ôn tập chương

1/ Một là, củng cố, hoàn thiện đối với phần lí thuyết của chương, nắm được kiến

thức nào là trọng tâm, các dạng bài tập nào của chương

2/ Hai là, rèn luyện cho học sinh các phương pháp suy nghĩ, kỹ năng, thuật toán,

cách giải từng dạng toán

3/ Ba là, nắm được mối quan hệ giữa các bài, các kiến thức ở trong chương 4/ Bốn là, thông qua phương pháp và nội dung rèn luyện cho học sinh nề nếp

làm việc có tính khoa học, phương pháp tư duy cần thiết

Bên cạnh đó cần lưu ý:

 Tiết ôn tập không phải để cho giáo viên nhắc lại kiến thức đã học, mà giúp học sinh nhớ lại, làm lại

Trang 25

 Luôn luôn thay đổi hình thức ôn tập cho phong phú, đa dạng, để giúp học sinh chủ động tham gia vào quá trình ôn tập

 Tiết ôn tập chương cần để cho các em làm việc ở nhà nhưng với sự định hướng của giáo viên

3.3 Các cách thể hiện tiết ôn tập chương

(Có thể như tiết Luyện tập)

Trong các tiết dạy ở phần ôân tập chương ta cũng có thể sử dung bản đồ tư duy vào các hoạt động dạy và học nhằm củng cố kiến thức, hệ thống lại nội dung bài học Sau đây tôi xin nêu ra một số bước tiến hành tiến hành thông qua một số tiết dạy có vận dụng bản đồ tư duy trong tiết dạy ôân tập chương của môn Toán

Có thể thực hiện giống như tiết luyện tập

Hoặc có thể làm như sau:

Cách I: Đưa ra chủ đề, mảng kiến thức cần ôn tập

Hoạt động 1: Giáo viên cần phải xách định nội dung của chương cần ôn tập những kiến thức gì? Gồm mấy mảng, mấy chủ đề? Tìm mối quan hệ giữa các bài trong chương? Hệ thống bài tập

Yêu cầu mỗi nhóm về nhà thực hiện soạn hệ thống lí thuyết, chuẩn bị và làm các bài tập tương ứng với mảng lí thuyết Các em có thể soạn vào tấm bìa, tờ lịch, giấy rô ki, hoặc phim trong… Ở đây với mỗi chủ đề, hoặc mảng kiến thức các em vẽ

Bản đồ tư duy mỗi nhánh là một nội dung kiến thức đi kèm với dạng bài tập của nhánh đó

Hoạt động 2: Kiểm tra đánh giá điểm số cho sự chuẩn bị đó

Hoạt động 3: Các nhóm, hoặc các tổ sẽ lên bảng trình bày ý tưởng cách thức thực hiện, kết quả thực hiện của nhóm trong thời gian quy định của giáo viên (tùy theo các kiến thức khác nhau sẽ có thời gian tương ứng thích hợp) Giáo viên cần nhận xét đánh giá bổ sung chỗ hổng kiến thức của các em

Giáo viên bổ sung thêm số dạng bài tập nếu các em chuẩn bị chưa đầy đủ dạng bài tập hoặc chưa áp dụng thành thạo

Hoạt động 4: Giáo viên đưa ra bản đồ tư duy nhằm hệ thống lại toàn bộ nội dung cần ôn tập Hướng dẫn về nhà và định hướng cho tiết học kế tiếp

Cách II: Đưa ra hệ thống lí luyết, bài tập cần ơn tập cho các em chuẩn bị trước

ở nhà

Hoạt động 1: Trước khi tiến hành ôn tập chương giáo viên cần phải phát cho các em hệ thống lí thuyết và một số dạng bài tập để cho các em chuẩn bị ở nhà (lí thuyết có thể

Trang 26

Kiểm tra bài cũ: Giáo đưa bản đồ tư duy còn thiếu nội dung lí thuyết mà các em đã chuẩn bị ở nhà Yêu cầu lên điền khuyết Nhận xét đánh giá điểm số, bên cạnh đó các em khác sẽ trao đổi bài làm ở nhà, chấm điểm bài làm của các em với nhau (Hoặc có thể yêu cầu các em làm bài tập trước sau đó rút ra những kiến thức mà các

em đã vận dụng)

Hoạt động 2: Có thể chọn một trong các bản đồ tư duy trên làm lội dung lí thuyết Sau đó tiến hành luyện tập theo yêu cầu

Các bài tập trong tiết ôn tập chương cần đầy đủ các mức độ như nhận biết, thông hiểu, vận dụng, phù hợp với các đối tượng học sinh

Đầu tiên cho các em làm một số bài tập trắc nghiệm vừa sức để củng cố lại lí thuyết và để làm quen cho việc kiểm tra của cuối chương, và trong các kỳ thi đạt kết quả cao

Làm một số bài tập mang tính tổng hợp

Hoạt động 3: Có thể làm thêm một số bài tập khác mà giáo viên đưa ra, hoặc tùy theo tiết ôn tập giáo viên có thể xây dựng một hệ thống bài tập phù hợp với từng đối tượng học sinh

Ví dụ như sau:

Lưu ý: Mức độ khó tăng dần từ 1 dần 3 (hoặc nhiều hơn) Với bài 1.3 tương đương bài 2.1, … Tùy theo bài ta có thể chọn thêm mức độ

Với sự chuẩn bị như trên, mọi đối tượng học sinh đều có thể chủ động tích cực học tập để chiếm lĩnh tri thức cho mình, tuy nhiên làm như thế này giáo viên sẽ có sự chuẩn bị vất vả, giờ học sẽ phức tạp

Có thể tổ chức một số trò chơi, hoạt động nhóm,… để tiết học trở nên sinh động nhẹ nhàng hơn

Hoạt động 4: Chốt lại nội dung bài học, hướng dẫn về nhà

Có thể tóm tắt các hoạt động dạy và học với tiết ôn tập chương như sau:

Trang 27

Sau đây tôi xin nêu ra một số bước tiến hành có vận dụng bản đồ tư duy trong tiết dạy ôn tập chương của môn Toán, từ đĩ so sánh với việc khơng dùng bản đồ tư duy trong tiết dạy

Ví dụ 1: Ôn tập chương I hình học 8

Tiết 23: Oân tập chương I Hình học lớp 8

A Mục tiêu:

1 Kiến thức: Củng cố định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết, mối liên hệ giữa các loại hình, đối xứng trục, đối xứng tâm

2 Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng chứng minh, nhận biết các hình, phát triển tư duy

3 Thái độ: Tích cực, chủ động trong học tập, rèn luyện tính cẩn thận

B Chuẩn bị dạy học:

C Hoạt động dạy học:

Khơng áp dụng bản đồ tư duy:

Kiểm tra bài cũ: (các em thảo luận nhĩm)

1.Nêu các loại tứ giác đã học?

2.Hồn thành vào chỗ trống sơ đồ sau?

Trang 28

Nhận xét đánh giá bài làm các nhóm

Áp dụng bản đồ tư duy:

Kiểm tra bài cũ: (cho cac em thảo luận nhóm)

1.Nêu các loại tứ giác đã học?

2.Hoàn thành vào chỗ trống sơ đồ sau?

Trang 30

SƠ ĐỒ NHẬN BIẾT CÁC LOẠI TỨ GIÁC

Hình chữ nhật

Hình vuông

Hìnhthoi

Hình

thang cân

Hình bình hành

2cạnh đ ối

s ong song

1 gócvuông

-2 cạnh kề bằng nhau -2 đường chéo vuông góc

- 1đường chéo là phân giác của một góc

- Các cạnh đối song song -Các góc đối bằng nhau -2 đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường

- 2 cạnh kề bằng nhau -2 đường chéo vuông góc -1 đường chéo là đường phân giác của một góc

Có 1góc vuông

góc

vuông

Tứ giác

thang

Hình thangvuông

Trang 31

Nhận xét: với hai cách thực hiện như trên, cùng một nội dung như nhau, nhưng việc áp

dụng bản đồ tư duy gây được nhiều ấn tượng hơn, bởi sự kết hợp của màu sắc, các hình ảnh trực quan Từ đó làm cho tiết học sinh động hơn

II.BÀI TẬP

Bài tập 1: Trắc nghiệm

1 Trong hình bình hành có:

A Hai đường chéo là tia phân giác các góc B Hai đường chéo bằng nhau

C Hai đ/chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường D Mỗi góc bằng 360 0

2 Tứ giác có hai đường chéo bằng nhau và cắt nhau tại trung điểm mỗi đường là hình:

A Hình thang cân B Hình bình hành C Hình thoi D Hình chữ nhật

3 Hình thang cân có:

A Hai cạnh bên song song B Hai đường chéo vuông góc nhau

B Hai cạnh đáy bằng nhau D Hai đường chéo bằng nhau

4 Tổng số đo 4 góc một tứ giác bằng

5 Hình bình hành có một góc vuông là hình

A Hình chữ nhật B Hình thang cân C Hình thoi D Hình vuông

6 Tứ giác nào sau đây vừa là hình chữ nhật vừa là hình thoi

A Hình thang B Hình bình hành C hình vuôngD Hình thang cân

7 Tứ giác có hai cạnh đối song song là hình

Ngày đăng: 28/10/2015, 20:35

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w