Thực tiễn là ở loài cây một lá mầm chúng vận động theo cơ chế điều tiết sự thoát hơi nước đặc biệt là sự đóng mở lỗ khí.. Để hiểu rõ và nắm vững hơn về lỗ khí nên tôi đã chọn đề tài: “hì
Trang 1MỤC LỤC
A MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài………2
2 Mục đích nghiên cứu……… 2
3 Nhiệm vụ nghiên cứu……….2
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu……… 2
4.1 Đối tượng nghiên cứu……… 2
4.2 Phạm vi nghiên cứu……….2
5 Phương pháp nghiên cứu………2
B NỘI DUNG Chương 1: Cơ sở khoa học của đề tài 1.1 Sơ lược về lỗ khí( khí khổng )………4
1.1.1 Vị trí của lỗ khí trong cây một lá mầm……….4
1.1.2 Các cơ chế đóng mở lỗ khí……… 4
1.2 Cơ sở phân loại và vai trò của lỗ khí đối với cây một lá mầm……… 5
1.2.1 Cơ sở phân loại……….5
1.2.2 Vai trò của lỗ khí đối với cây một lá mầm……… 5
Chương 2: Cấu tạo, hình thái và ý nghĩa của các kiểu lỗ khí đối với thực vật một lá mầm 2.1 Tiến hành thực nghiệm……… 6
2.1.1 Dụng cụ………6
2.1.2 Nguyên liệu……… 6
2.1.3 Hóa chất……… 6
2.1.4 Cách tiến hành ……….6
2.2 Hình thái và cấu tạo của tế bào lỗ khí……….9
2.3 Ý nghĩa của lỗ khí……… 9
C KẾT LUẬN……….10
Trang 2A MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài.
Trong quá trình vận động và phát triển của giới tự nhiên các loài thực vật luôn luôn đa dạng hong phú về sự sống Chúng xuất hiện từ lâu đời và phát triển hầu hết khắp nơi trên thế giới
Thực tiễn là ở loài cây một lá mầm chúng vận động theo cơ chế điều tiết sự thoát hơi nước đặc biệt là sự đóng mở lỗ khí
Để hiểu rõ và nắm vững hơn về lỗ khí nên tôi đã chọn đề tài: “hình thái các kiểu lỗ khí và ý nghĩa của nó đối với thực vật một lá mầm ”để làm tiểu luận
môn thực vật học này
2 Mục đích nghiên cứu.
- Tìm hiểu các hình dạng khác nhau của lỗ khí
- Qua đó rút ra được ý nghĩa của nó
3 Mục tiêu nghiên cứu.
- Nêu rõ từng dạng khác nhau của lỗ khí ở cây một lá mầm
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
4.1 Đối tượng nghiên cứu: các loài thực vật một lá mầm:
- Thài lài tím ( Tradescantia pallida ).
- Gừng ( Zingiber offcinale ).
- Dừa ( Cocos nucifera ).
- Dừa dại (Pandanus tectorius ).
- Lục bình ( Eichhornia crassipes ).
- Rau mác ( Monochoria vagialis ).
- Hành ( Allium fistulosum ).
4.2 Phạm vi nghiên cứu.
- Lấy biểu bì dưới của các lá cây nêu trên
5 Phương pháp nghiên cứu.
5.1 Phương pháp đọc tài liệu: ở thư viện, sách học và tìm kiếm trên thông tin
trên mạng internet ( trang google )
5.2 Phương pháp nghiên cứu bằng thực nghệm.
Trang 3+ Bước 1: Chọn đối tượng cần tiến hành thực nghiệm.
+ Bước 2: Làm tiêu bản tạm thời
+ Bước 3: Quan sát tiêu bản tạm thời
+ Bước 4: Phân tích và nhận xét, đánh giá kết quả
5.3 Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia.
Trong quá trình làm thực nghiệm tôi có hỏi ý kiến cán bộ trong phòng thí nghiệm về việc sử dụng hóa chất
Hỏi chuyên gia về lí thuyết lỗ khí
Trang 4B NỘI DUNG.
Chương 1 Cơ sở khoa học của đề tài.
1.1 Sơ lược về lỗ khí ( khí khổng ).
1.1.1 Vị trí của lỗ khí trong cây một lá mầm:
Lỗ khí thường gặp ở lá, phần non của thân Với các cây có lá nằm ngang, lỗ khí chủ yếu có ở mặt dưới lá, các cây có lá thẳng đứng như lá mía, lá lúa, lỗ khí
có ở hai mặt lá Đối với các cây sống dưới nước có lá nổi trên mặt nước như cây trang, cây súng lỗ khí chỉ ở mặt trên, còn những cây có lá chìm trong nước như tóc tiên nước, rong đuôi chó, không có lỗ khí
Các tế bào lỗ khí có thể cùng nằm trên cùng một mặt phẳng với tế bào biểu bì ( như ở thân cây cẩm chướng ), có thể trồi lên một chút ( thân cây hoa hồng ) hoặc lõm xuống ( thân cây hoa huệ, cây thuốc bỏng, cây sú ) Lỗ khí có thể nằm sâu trong một hốc có phủ đầy lông ( như ở lá trúc đào ) hoặc trong các rãnh ( cây
họ lúa ) để giảm bớt sự thoát hơi nước
1.1.2 Các cơ chế đóng mở lỗ khí.
Tế bào lỗ khí có chứa lục lạp, nhờ đó khi ở ngoài ánh sáng chúng tiến hành quang hợp và tạo thành đường, làm tăng nồng độ của của dịch tế bào, nước của các tế bào bên cạnh vào tế bào lỗ khí Áp suất trương nước của tế bào lỗ khí tăng lên Do vách ngoài của tế bào mỏng, dễ co giãn còn vách trong dày chịu được sức kéo căng lên làm lỗ khí mở ra
Ngược lại, ban đêm quá trình quang hợp không xãy ra, đường biến thành tinh bột, làm giảm nồng độ của dịch tế bào Nước của tế bào bên cạnh không vào vách tế bào lỗ khí, áp suất trương nước của tế bào lỗ khí mất di, tế bào lỗ khí xẹp xuống, lỗ khí đóng lại
Sự đóng mở khí khổng theo cơ chế chủ động và bị động:
- Phản ứng mở quang chủ động : vào buổi sáng khi mặt trời mọc, hay chuyển cây
từ trong tối ra ngoài ánh sáng, khí khổng mở do tác động của ánh sang đã tạo thành các chất có hoạt tính thẩm thấu, tế bào hạt đậu hút nước và khí khổng mở
Trang 5- Phản ứng đóng thủy chủ động: vào những giờ ban trưa , do thoát hơi nước mạnh tế bào hạt đậu mất nước quá nhiều ( quá 15%) khí khổng đóng chủ động để giữ nước, cho nên mặc dù cường độ ánh sang mạnh nhưng khí khổng vẫn đóng
- Phản ứng đóng thủy bị động: sau các trận mưa, tế bào biểu bì no nước, thể tích tăng và ép lên tế bào hạt đậu làm cho khí khổng lại bị động
- Phản ứng thủy bị động: sau đóng thủy bị động các tế bào biểu bì mất nước, thể tích giảm, không ép lên các tế bào hạt đậu và khí khổng lại mở ra
Sự điều hoà thoát hơi nước theo cơ chế ngoài khí khổng:
- Đó là sự điều chỉnh thoát hơi nước trong các gian bào là do màng tế bào nhu
mô trong khoang khí khổng bị khô
2.2 Cơ sở phân loại và vai trò của lỗ khí đối với cây một lá mầm.
2.2.1 Cơ sở phân loại.
Theo kiểu phát triển của lỗ khí và các mối liên hệ của chúng với các tế bào biểu bì bên cạnh mà người ta chia lỗ khí ra một số kiểu khác nhau Dù cho các kiểu khác nhau đó có thể có ngay trong một họ và ngay cả ở trong lá của cùng một loài thì cấu tạo bộ máy lỗ khí vẫn được sử dụng trong nghiên cứu phân loại
2.2.2 Vai trò của lỗ khí đối với cây một lá mầm.
Thực vật điều chỉnh tốc độ thoát hơi nước thông qua mức độ mở lỗ khí Lỗ khí phản ứng cực kì nhanh hóng với các tín hiệu bên trong của cây và những thay đổi bên ngoài môi trường Các cây sống ở sa mạc thích nghi với điều kiện khô hạn thì ban ngày lỗ khí đóng, ban đêm lỗ khí mở Ngoài ra thoát hơi nước thông qua khí khổng chiếm một phần lớn sự mất nước của cây
Ví dụ: khi lượng mưa trở nên khan hiếm các kiểu lỗ khí khổng sẽ đóng lại để ngăn chặn các cây trồng khỏi lãng phí nước, trong thời kì hạn hán cơ chế bảo vệ
tự động được kích hoạt thành hành động
Tóm lại lỗ khí có vai trò rất quan trọng, có khả năng phản ứng nhanh giúp cây điều tiết sự mất nước với sự thay đổi của môi trường
Trang 6Chương 2 Cấu tạo, hình thái và ý nghĩa của các kiểu lỗ khí đối với cây một
lá mầm.
Để biết được cấu tạo và hình thái của các kiểu lỗ khí ở cây một lá mầm nên tôi tiến hành thực nghiệm như sau:
2.1 Tiến hành thí nghiệm
2.1.1 Dụng cụ
- Kính hiển vi quang học
- Phiến kính, lá kính
- Giấy thấm
- Kim mũi mác, kim mũi nhọn
- Lưỡi dao lam
- Cốc chứa nước
2.1.2 Nguyên liệu:
- Lá thài lài, gừng, dừa, lục bình, rau mác, lá hành
2.1.3 Hóa chất:
- Nước cất, glixerin, kali iôđua
2.1.4 Cách tiến hành.
Cách tiến hành chung cho tất cả các đối tượng nghiên cứu:
Ta lấy lá của tất cả các đối tượng trên rửa sạch lau khô và làm thực nghiệm Đầu tiên, dùng kim mũi mác lấy một ít tế bào biểu bì mặt dưới lá cho vào phiến kính có 1 đến 2 giọt nước cất Sau đó, đậy lá kính rồi quan sát qua kính hiển vi
Qua các bước tiến hành thực nghiệm trên tôi đã thu được kết quả như sau: thu được 7 thí nghiệm chúng tôi nhận thấy có 4 kiểu lỗ khí ở thực vật một lá mầm
Kiểu 1: Tế bào lỗ khí được bao bọc bởi 4 đến 6 tế bào phụ
Trang 7Hình 1.(hình ảnh 10 x 40x): Tế bào lỗ khí ở biểu bì lá Gừng
Hình 2 (hình ảnh 10 x 10x)Tế bào lỗ khí ở biểu bì lá cây Thài lài
Kiểu 2: Tế bào lỗ khí đóng được bao bọc bởi từ 4 đến 6 tế bào phụ trong đó
có hai tế bào tròn, nhỏ hơn những tế bào khác và nằm tận cùng của các tế bào đón
Khe lỗ khí
Tế bào phụ
Tế bào lỗ khí Tầng cuticun
(3) Tầng cuticun
Tế bào phụ
Tế bào lỗ khí
Khe lỗ khí
Trang 8Hình 3( hình ảnh 10 x 10x) Tế bào lỗ khí ở biểu bì lá Dứa dại
Hình 4(hình ảnh 10 x 10x) Tế bào lỗ khí ở biểu bì lá Dừa
Kiểu 3: Các tế bào lỗ khí đóng được kèm theo bởi 2 tế bào phụ ở mỗi bên một tế
bào
Hình 5( hình ảnh 10 x 10x) Tế bào lỗ khí ở biểu bì lá rau mác
Tế bào tròn nhỏ Khe lỗ khí đóng
Tầng cuticun
Tế bào phụ
Tầng cuticun
Tế bào lỗ khí Khe lỗ khí
Trang 9Kiểu 4: Tế bào lỗ khí đóng không tổ hợp với tế bào nào cả
Hình 6.(hình ảnh 10 x 10x) Tế bào lỗ khí ở biểu bì lá Hành
2.2 Hình thái cấu tạo của tế bào lỗ khí
Cấu tạo khí khổng gồm hai tế bào hạt đậu nằm áp sát phần lõm vào nhau tạo thành lỗ khí
Trong tế bào hạt đậu màng tế bào ở phía lỗ khí dày hơn ở phía đối diện do đó
tế bào trương nước mỏng dãn ra nhiều hơn màng dày, tế bào cong lại và lỗ khí
mở ra, ngược lại khi tế bào mất nước, thể tích giảm tế bào duỗi ra và lỗ khí khép lại, vậy sự tương nước tế bào hạt đậu là nguyên nhân gây ra sự đóng mở khí khổng
Ngoài ra tôi còn quan sát trên lá cắt ngang, khe lỗ khí có khoang nhỏ ở phía trên gọi là cửa trước va ở phía dưới gọi là cửa sau Cửa sau thông trực tiếp với khoang khí trống ở phía dưới lỗ khí gọi là khoang khí
2.3 Ý nghĩa của lỗ khí
Cây trao đổi khí qua các lỗ khí khổng Là cây được bảo vệ khỏi không khí bởi một lớp xốp kín Chúng trao đổi khí nhẹ nhàng và thoát hơi nước thông qua các
vi mao rất nhỏ được gọi là khí khổng Mỗi năm có khoảng 40% khí co2 trong khí quyển và 2 lần khối lượng nước được tìm thấy trong bầu khí quyển của chúng ta
đã đi xuyên qua các vi mao nhỏ bé này Điều này có nghĩa là lỗ khí khổng không
Tầng cuticun Khe lỗ khí
Tế bào lỗ khí
Trang 10C KẾT LUẬN
Khí khổng là thành phần cấu tạo của biểu bì có thể tồn tại suốt đời của cơ quan (ở lá và cây một lá mầm )
Sự phát triển của lỗ khí ngày càng làm đa dạng thêm về sự sống của loài thực vật
Qua đó, trong quá trình làm bài thực nghiêm tôi thấy một phần nào tôi đã hiểu hơn về lỗ khí ở biểu bì thực vật một lá mầm và đó chính là bài học tốt để tôi áp dụng cho việc học và giảng dạy sau này
Trang 11D TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Hoàng Thị Sản (chủ biên)- Nguyễn Phương Nga, 2004, Hình thái- giải phẫu học thực vật, NXB ĐHQG HN, trang 83
2 Nguyễn Bá, 2006, Hình thái học thực vật, NXB ĐHQG HN, trang 68
Trang 12E NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………