1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS phục vụ công tác quản lý lớp phủ rừng tỉnh đắk lắk

143 826 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 143
Dung lượng 3,38 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN PHẠM THỊ THANH MAI XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU GIS PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUẢN LÝ LỚP PHỦ RỪNG TỈNH ĐẮK LẮK LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC HÀ NỘI - 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN PHẠM THỊ THANH MAI XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU GIS PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUẢN LÝ LỚP PHỦ RỪNG TỈNH ĐẮK LẮK Chuyên ngành Mã số : Bản đồ Viễn Thám & Hệ thông tin Địa lý : 60440201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN THỊ THÚY HẰNG HÀ NỘI - 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân tôi, đƣợc thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của Tiến sĩ Nguyễn Thị Thúy Hằng Các số liệu, những kết luận nghiên cứu đƣợc trình bày trong luận văn này trung thực và chƣa từng đƣợc công bố dƣới bất cứ hình thức nào. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Phạm Thị Thanh Mai 1 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó. Trƣớc hết, tôi xin đƣợc bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị Thúy Hằng, ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn tận tình cũng nhƣ định hƣớng về phƣơng pháp làm việc và phƣơng pháp nghiên cứu, tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong bộ môn Bản đồ, Viễn thám và Hệ thông tin địa lý, các thầy cô trong khoa Địa lý, Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt những năm học vừa qua. Tôi xin cảm ơn Chi cục Kiểm Lâm tỉnh Đắk Lắk, đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình hoàn thành luận văn này. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn với gia đình, ngƣời thân và bạn bè về sự động viên giúp đỡ trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Phạm Thị Thanh Mai 2 MỤC LỤC CHỮ VIẾT TẮT .........................................................................................................6 DANH MỤC HÌNH ẢNH ..........................................................................................7 DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................8 2. Mục tiêu nghiên cứu ..........................................................................................10 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................10 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................10 5. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................................10 7. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ..............................................12 8. Bố cục của luận văn ...........................................................................................12 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CƠ SỞ DỮ LIỆU GIS QUẢN LÝ RỪNG Ở VIỆT NAM..........................................................................................................................13 1.1 Tổng quan cơ sở dữ liệu GIS trong quản lý lớp phủ rừng ..............................13 1.1.1 Cấu trúc dữ liệu ............................................................................................13 1.1.2 Cơ sở dữ liệu nền địa lý ................................................................................17 1.1.3 Cơ sở dữ liệu GIS trong quản lý lớp phủ rừng .............................................20 1.2. Tình hình nghiên cứu cơ sở dữ liệu về rừng ở Việt Nam. ..............................24 1.3 Các phƣơng pháp đƣợc sử dụng để xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý lớp phủ rừng..............................................................................................27 1.4 Công tác quản lý rừng ở Đắk Lắk ...................................................................28 CHƢƠNG 2 CƠ SỞ DỮ LIỆU GIS TRONG QUẢN LÝ LỚP PHỦ RỪNG .........32 2.1 Chuẩn thông tin địa lý .....................................................................................32 2.1.1 Chuẩn thuật ngữ............................................................................................33 2.1.2 Chuẩn về hệ thống tham chiếu không gian ..................................................33 2.1.3 Chuẩn mô hình cấu trúc dữ liệu địa lý .........................................................35 2.1.4 Chuẩn về phân loại đối tƣợng địa lý.............................................................35 2.1.5 Chuẩn thể hiện trình bày dữ liệu ..................................................................35 2.1.6 Chuẩn về chất lƣợng dữ liệu không gian ......................................................35 2.1.7 Chuẩn siêu dữ liệu (Metadata) .....................................................................36 2.1.8 Chuẩn hóa mã hóa và trao đổi dữ liệu ..........................................................36 3 2.2 Thiết kế CSDL GIS phục vụ công tác quản lý lớp phủ rừng cấp tỉnh ............36 2.2.1 Khái niệm Geodatabase ................................................................................36 2.2.2 Thiết kế Geodatabase cho lớp phủ rừng .......................................................43 2.2.3 Yêu cầu trong thiết kế CSDL GIS phục vụ công tác quản lý lớp phủ rừng cấp tỉnh ..................................................................................................................44 2.2.4 Thiết kế CSDL GIS phục vụ công tác quản lý lớp phủ rừng cấp tỉnh .........47 2.3 Nội dụng các yếu tố quản lý rừng lớp phủ rừng ..............................................50 CHƢƠNG 3 - XÂY DỰNG CSDL GIS PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUẢN LÝ LỚP PHỦ RỪNG TỈNH ĐẮK LẮK ..................................................................................56 3.1 Khái quát khu vực nghiên cứu............................................................................56 3.1.1 Đặc điểm chung của tỉnh Đắk Lắk...................................................................56 3.1.2 Công tác quản lý lớp phủ rừng tại tỉnh Đắk Lắk ..........................................57 3.2 Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS phục vụ công tác quản lý rừng. .........................59 3.2.1. Khảo sát thực tế và phân tích nhu cầu sử dụng thông tin, ứng dụng công nghệ .......................................................................................................................59 3.2.2 Lựa chọn công nghệ xây dựng CSDL, lƣu trữ, xử lý thông tin ...................60 3.2.3. Quy trình xây dựng ......................................................................................61 3.2.3.1 Xây dựng metadata ....................................................................................61 3.2.3.2 Chuẩn các lớp thông tin của sơ sở dữ liệu GIS phục vụ công tác quản lý rừng tỉnh Đắk Lắk..................................................................................................62 3.2.3.3 Tích hợp CSDL đã đƣợc chuẩn hóa ..........................................................69 3.2.4 Kết quả thu đƣợc của việc xây dựng CSDL GIS phục vụ công tác quản lý rừng của tỉnh Đắk Lắk ...........................................................................................70 3.3 Sử dụng kết quả CSDL GIS phục vụ công tác quản lý lớp phủ tỉnh Đắk Lắk 72 3.3.1 Cập nhật CSDL.............................................................................................72 3.3.2 Tổng hợp độ che phủ rừng theo đơn vị hành chính. ....................................74 3.3.3 Tổng hợp diện tích rừng thay đổi theo các nguyên nhân .............................76 3.3.4 Cảnh báo cháy rừng ......................................................................................80 3.3.5 Ứng dụng khác .............................................................................................81 KẾT LUẬN ...............................................................................................................86 4 KIẾN NGHỊ ..............................................................................................................86 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................88 PHỤ LỤC ..................................................................................................................90 Phụ lục 1 : Nội dung các lớp trong CSDL GIS phục vụ công tác quản lý rừng ...90 Phụ lục 2: Cấu trúc nội dung CSDL nền địa lý trong CSDL ..............................107 Phụ lục 3: Cấu trúc các lớp nội dung CSDL chuyên đề lớp phủ rừng ..............1399 5 CHỮ VIẾT TẮT CSDL Cơ sở dữ liệu SQL Structured Query Language - ngôn ngữ truy vấn mang tính cấu trúc DBMS Database Management System - hệ quản trị cơ sở dữ liệu XML eXtensible Markup Language – ngôn ngữ đánh dấu mở rộng GIS Geographic Information System - Hệ thông tin địa lý UML Unified Modeling Language – Ngôn ngữ mô hình hoá thống nhất VQG Vƣờn quốc gia TK Tiểu khu CQL-QH Cấp quản lý quy hoạch 6 DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1 Dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính ...................................................14 Hình 1.2 Mối quan hệ giữa thông tin bản đồ và thông tin thuộc tính .......................17 Hình 1.3 Cơ sở dữ liệu nền trong mối quan hệ với dữ liệu bản đồ chuyên đề .........19 Hình 1.4 Mô hình các lớp dữ liệu trong GIS ............................................................20 Hình 2.1 Geodatabase trong ArcGIS ........................................................................38 Hình 2.2 Mô hình cơ sở dữ liệu không gian của ESRI .............................................39 Hình 2.3 Cấu trúc bên trong của một database .........................................................44 Hình 2.4. Mô hình phát triển CSDL GIS lớp phủ rừng cấp tỉnh...............................45 Hình 3.1 Bản đồ hành chính tỉnh Đắk Lắk ...............................................................56 Hình 3.4 Thành lập siêu dữ liệu Metadata cho CSDL Lớp Phủ rừng tỉnh ĐắkLắc ..62 Hình 3.2 Quy trình xây dựng CSDL lớp phủ rừng ...................................................68 Hình 3.3 Quy trình tích hợp dữ liệu đã chuẩn hóa vào CSDL ..................................69 Hình 3.4 Gói cơ sở dữ liệu toàn tỉnh .........................................................................70 Hình 3.5 Các lớp trong gói cơ sở dữ liệu toàn tỉnh ...................................................71 Hình 3.6 Bảng cơ sở dữ liệu lớp phủ rừng ................................................................72 Hình 3.7 Các gói cơ sở dữ liệu đƣợc phân theo từng huyện .....................................72 Hình 3.8 Các lớp trong gói cơ sở dữ liệu của huyện.................................................73 Hình 3.9 Cơ sở dữ liệu lớp phủ rừng phân theo đơn vị hành chính huyện ...............73 Hình 3.10 Biểu đồ thể hiện độ che phủ từng huyện ..................................................75 Hình 3.11 Mô hình kết quả đánh giá độ che phủ ......................................................75 Hình 3.12 Biểu đồ thể hiện sự thay đổi diện tích rừng theo các nguyên nhân .........76 Hình 3.13 Diện tích rừng thay đổi theo đơn vị hành chính huyện ............................77 Hình 3.14 Cảnh báo mức độ cháy rừng theo từng huyện .........................................80 7 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Danh mục các chuẩn .................................................................................33 Bảng 2.2 So sánh các kiểu database ..........................................................................41 Bảng 2.3 Mô tả cấu trúc của database .......................................................................42 Bảng 3.1 Diện tích rừng thay đổi theo các nguyên nhân ..........................................79 Bảng 3.2 Bảng chi tiết quy hoạch 3 loại rừng ..........................................................81 Bảng 3.3 Danh mục các tiểu khu rừng phòng hộ ......................................................82 Bảng 3.4 Danh mục các tiểu khu đặc dụng ...............................................................83 Bảng 3.5 Danh mục tiểu khu rừng sản xuất ..............................................................85 8 LỜI MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết Rừng là một bộ phận của môi trƣờng sống, là tài nguyên quí báu mỗi quốc gia, chúng có khả năng tái tạo rất phong phú, đa dạng, có giá trị to lớn nhiều mặt đối với nền kinh tế quốc dân, văn hoá cộng đồng, du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học, an ninh quốc gia. Không những thế, rừng là một yếu tố đóng vai trò quyết định đối với các vấn đề môi trƣờng sinh thái, biến đổi khí hậu. Vì vậy, việc bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng là việc làm vô cùng quan trọng của mỗi chúng ta. Tuy nhiên, trong những năm gần đây rừng ngày càng suy giảm nghiêm trọng cả về số lƣợng và chất lƣợng. Nguyên nhân dẫn đế sự suy giảm tài nguyên rừng là do ý thức bảo vệ tài nguyên rừng của ngƣời dân chƣa cao và công tác quản lý rừng chƣa đƣợc chặt chẽ. Rừng bị khai thác một cách bừa bãi, không đúng quy trình kỹ thuật dẫn đến rừng sau khi khai thác thƣờng bị nghèo kiệt và biến mất hoàn toàn. Do đó, việc quản lý và khai thác rừng một cách hợp lý mang tính chất bền vững đang là vấn đề đƣợc các quốc gia quan tâm theo đó công tác bảo vệ rừng hiện nay mang tầm vóc quốc tế để rừng sau khi khai thác vẫn đảm bảo khả năng tái sinh, ổn định về cấu trúc, phù hợp với mục đích kinh doanh. Ra đời từ những năm 70 của Thế kỷ trƣớc, hệ thống thông tin địa lý (GIS Geographic Information System) đã có những bƣớc phát triển vƣợt bậc và ngày càng đƣợc ứng dụng vào nhiều lĩnh vực mang lại những thành tựu vô cùng to lớn cho con ngƣời, nó biến những vấn đề trƣớc đây là khó khăn và không thể thực hiện đƣợc thành hiện thực, và trong lĩnh vực quản lý tài nguyên rừng cũng không phải là ngoại lệ. Hiện nay, GIS là công cụ rất hiệu quả trong lƣu trữ, phân tích, xử lý và quản lý tài nguyên môi trƣờng. Ở Việt Nam, việc sử dụng công nghệ GIS trong quản lý tài nguyên nói chung và quản lý tài nguyên rừng nói riêng đã và đang đƣợc thực hiện. Tuy nhiên, để xây dựng cơ sở dữ liệu (CSDL) giúp cho quá trình quản lý, cập nhật, tìm kiếm, sửa đổi các thông tin trong CSDL trở nên đơn giản, dễ thao tác và sử dụng nhằm giảm bớt công sức của con ngƣời mà vẫn đảm bảo kết quả chính xác cũng nhƣ đạt hiệu quả cao trong công tác quản lý rừng vẫn đang là một vấn đề cấp thiết cần phải 9 giải quyết. Do vậy, với đề tài nghiên cứu “Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS phục vụ công tác quản lý lớp phủ rừng tỉnh Đắk Lắk ” tác giả sẽ cố gắng đƣa ra những ý tƣởng và giải pháp ứng dụng GIS một cách rộng rãi hơn, toàn diện hơn trong công tác quản lý lớp phủ rừng với khu vực thử nghiệm là tỉnh Đắk Lắk. 2. Mục tiêu nghiên cứu Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS phục vụ công tác quản lý rừng tỉnh Đắk Lắk tỷ lệ 1/ 50.000. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài xây dựng cơ sở dữ liệu GIS phục vụ công tác quản lý lớp phủ rừng tỉnh Đắk Lắk đặt ra những nhiệm vụ nhƣ sau: - Tổng quan các vấn đề liên quan đến việc xây dựng xây dựng cơ sở dữ liệu GIS phục vụ công tác quản lý lớp phủ rừng. - Phân tích tổng hợp các yếu tố cấu thành nên cơ sở dữ liệu lớp phủ rừng tỉnh Đắk Lắk. - Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS phục vụ công tác quản lý lớp phủ rừng tỉnh Đắk Lắk. - Tìm hiểu về GIS và công cụ phân tích không gian trong Arc GIS và cách tổ chức dữ liệu trong GIS. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu: Lớp phủ rừng tỉnh Đắk Lắk. Phạm vi không gian nghiên cứu: Khu vực nghiên cứu là tỉnh Đắk Lắk. Phạm vi nội dung nghiên cứu: Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS về rừng để phục công tác quản lý lớp phủ rừng, cập nhật cơ sở dữ liệu lớp phủ rừng theo đơn vị hành chính cấp huyện để phục vụ công tác quản lý. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau: 10 - Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu: nhằm đánh giá tổng quan về vấn đề nghiên cứu và làm rõ các nội dung cần nghiên cứu. - Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa: để thu thập số liệu thực tế nhằm làm rõ những vấn đề của thực tiễn, đánh giá nhu cầu, và xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cho các nghiên cứu của đề tài. - Phương pháp bản đồ: Đƣợc sử dụng để phân tích về sự phân bố trong không gian của lớp phủ rừng và mối quan hệ của chúng với các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. - Phương pháp chuyên gia: trao đổi với các chuyên gia trong ngành quản lý lớp phủ rừng để lấy ý kiến về nhu cầu đặt ra khi thiết kế cơ sở dữ liệu lớp phủ rừng. - Phương pháp thống kê: Thống kê mô tả đƣợc sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập đƣợc từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. - Phương pháp thử nghiệm: thử nghiệm với dữ liệu thực tế để kiểm nghiệm quy trình lý thuyết đã đề ra. 6. Cơ sở tài liệu Tài liệu phục vụ cho đề tài bao gồm - Cơ sở dữ liệu nền địa lý 1/50.000 tỉnh Đắk Lắk. - Bản đồ hiện trạng rừng Đắk Lắk tỷ lệ 1/50.000 năm 2010. - Bản đồ quy hoạch 3 loại rừng. - Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỉnh Đắk Lắk tỷ lệ 1/50.000 năm 2010. - Số liệu rà soát 3 loại rừng. - Số liệu hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp. - Số liệu của “ Đề án quy hoạch sử dụng đất năm 2020”. 11 7. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài - Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu về lý luận của để tài góp phần xây dựng cơ sở khoa học trong việc xây dựng CSDL GIS cho một chuyên đề cụ thể, trong phạm vị nghiên cứu của luận văn giúp làm sáng tỏ phần xây dựng cơ sở khoa học trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu GIS để phục vụ công tác quản lý rừng. - Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả thực nghiệm của để tài là tài liệu tham khảo có giá trị cho công tác quản lý rừng nói chung và đáp ứng công tác quản lý rừng tỉnh Đắk Lắk nói riêng. 8. Bố cục của luận văn Ngoài phân mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn đƣợc trình bày trong 3 chƣơng: Chƣơng 1: Tổng quan cơ sở dữ liệu GIS quản lý rừng ở Việt Nam. Chƣơng 2: Cơ sở dữ liệu GIS trong quản lý lớp phủ rừng. Chƣơng 3: Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS phục vụ công tác quản lý lớp phủ rừng tỉnh Đắk Lắk. 12 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CƠ SỞ DỮ LIỆU GIS QUẢN LÝ RỪNG Ở VIỆT NAM 1.1 Tổng quan cơ sở dữ liệu GIS trong quản lý lớp phủ rừng Cơ sở dữ liệu địa lý là tập hợp có tổ chức hợp lý các thông tin về các đối tƣợng địa lý có quan hệ với nhau đƣợc sắp xếp theo những nguyên tắc và cấu trúc đã đƣợc xác định từ trƣớc, điều khiển nhau và lƣu trữ nhƣ một đơn vị thống nhất trong các thiết bị lƣu trữ nhƣ đĩa cứng, băng từ [15]. Cơ sở dữ liệu địa lý là một hợp phần cơ bản của hệ thống thông tin địa lý (GIS), đƣợc tổ chức, lƣu trữ, khai thác và sử dụng theo một mục đích cụ thể trong GIS. CSDL địa lý đƣợc tổ chức theo kiểu quan hệ, trong đó số liệu đƣợc lƣu trữ, sắp xếp theo các bảng ghi chứa các đối tƣợng và các giá trị thuộc tính. Cơ sở dữ liệu địa lý là một cơ sở dữ liệu đặc biệt gồm các dữ liệu về vị trí, hình dạng không gian của các đối tƣợng địa lý đƣợc thể hiện dƣới dạng điểm, đƣờng, vùng, ô mạng (pixel) với các giá trị thuộc tính phi không gian của chúng. 1.1.1 Cấu trúc dữ liệu Cấu trúc dữ liệu: tập hợp các biến có thể thuộc một hoặc vài kiểu dữ liệu khác nhau đƣợc nối kết với nhau tạo thành những phần tử. Các phần tử này chính là thành phần cơ bản xây dựng nên cấu trúc dữ liệu. Cấu trúc dữ liệu là nguyên tắc kết nối các phần tử này với nhau trong bộ nhớ khi đƣợc biểu diễn bằng một ngôn ngữ lập trình cụ thể. Các dữ liệu thành phần có thể là dữ liệu đơn, hoặc cũng có thể là một cấu trúc đã đƣợc xây dựng. Kiểu dữ liệu (data type): kiểu dữ liệu của một biến là tập hợp các giá trị mà biến đó có thể nhận. Ví dụ một biến kiểu Boolean chỉ có thể nhận TRUE hoặc FALSE mà không nhận giá trị nào khác. Các kiểu dữ liệu cơ bản (nhƣ Integer, Char, Real, Boolean) đƣợc cung cấp khác nhau trong các ngôn ngữ lập trình khác nhau. Ngoài ra còn có kiểu dữ liệu trừu tƣợng: là một mô hình toán học cùng với một tập hợp các phép toán trên nó. 13 a. Cấu trúc dữ liệu không gian Dữ liệu là trung tâm của hệ thống GIS, hệ chứa càng nhiều thì chúng càng có ý nghĩa. Dữ liệu của hệ GIS đƣợc lƣu trữ trong CSDL và chúng đƣợc thu thập thông qua các mô hình thế giới thực. Dữ liệu trong hệ GIS còn đƣợc gọi là thông tin không gian. Đặc trƣng thông tin không gian là có khả năng mô tả “vật thể ở đâu” nhờ vị trí tham chiếu, đơn vị đo và quan hệ không gian. Chúng còn khả năng mô tả “hình dạng hiện tƣợng” thông qua mô tả chất lƣợng, số lƣợng của hình dạng và cấu trúc. Cuối cùng, đặc trƣng thông tin không gian mô tả “quan hệ và tƣơng tác” giữa các hiện tƣợng tự nhiên. Mô hình không gian đặc biệt quan trọng vì cách thức thông tin sẽ ảnh hƣởng đến khả năng thực hiện phân tích dữ liệu và khả năng hiển thị đồ hoạ của hệ thống. Hình 1.1 Dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính Cơ sở dữ liệu không gian là cơ sở dữ liệu có chứa trong nó những thông tin về định vị của đối tƣợng. Nó là những dữ liệu phản ánh, thể hiện những đối tƣợng có kích thƣớc vật lý nhất định. Nếu là những cơ sở dữ liệu không gian địa lý thì đó là những dữ liệu phản ánh những đối tƣợng có trên bề mặt hoặc ở trong vỏ quả đất.  Vị trí đối tƣợng: Trong khi tạo dựng dữ liệu chúng ta luôn phải trả lời câu hỏi cái này ở đâu? Vị trí của nó ở chỗ nào trong hệ quy chiếu đã chọn, … vì vậy việc xác định vị trí các đối tƣợng là hết sức cần thiết. 14  Đặc trƣng của đối tƣợng: Đây chính là mô tả thuộc tính của đối tƣợng và máy tính có thể hiểu đƣợc nhờ mã hóa chúng theo các mức dữ liệu và các giá trị số khác nhau.  Mối quan hệ của các đối tƣợng: Các đối tƣợng nghiên cứu chuyên ngành luôn đƣợc so sánh với nhau để tìm ra mối liên quan hình học và ảnh hƣởng giữa chúng. Đây là một yếu tố rất quan trọng và có thể là yếu tố then chốt trong công nghệ thông tin địa lý và cũng là sự khác nhau cơ bản giữa hệ thông tin địa lý hiện đại và các hệ xử lý đồ thị khác. Tất cả các yếu tố đối tƣợng trong hệ thông tin địa lý đều có thể đƣợc mô tả theo hai kiểu cấu trúc dữ liệu raster hoặc vector. b. Cấu trúc dữ liệu thuộc tính Số liệu phi không gian hay còn gọi là thuộc tính là những mô tả về đặc tính, đặc điểm và các hiện tƣợng xảy ra tại các vị trí địa lý xác định. Một trong các chức năng đặc biệt của công nghệ GIS là khả năng của nó trong việc liên kết và xử lý đồng thời giữa dữ liệu bản đồ và dữ liệu thuộc tính. Thông thƣờng hệ thống thông tin địa lý có 4 loại số liệu thuộc tính [15]. - Đặc tính của đối tƣợng: liên kết chặt chẽ với các thông tin không gian có thể thực hiện SQL (Structure Query Language) và phân tích. - Số liệu hiện tƣợng, tham khảo địa lý: miêu tả những thông tin, các hoạt động thuộc vị trí xác định. - Chỉ số địa lý: tên, địa chỉ, khối, phƣơng hƣớng định vị,… liên quan đến các đối tƣợng địa lý. - Quan hệ giữa các đối tƣợng trong không gian, có thể đơn giản hoặc phức tạp (sự liên kết, khoảng tƣơng thích, mối quan hệ đồ hình giữa các đối tƣợng). Để mô tả một cách đầy đủ các đối tƣợng địa lý, trong bản đồ số chỉ dùng thêm các loại đối tƣợng khác: điểm điều khiển, toạ độ giới hạn và các thông tin mang tính chất mô tả (annotation). Các thông tin mô tả có các đặc điểm: - Có thể nằm tại một vị trí xác định trên bản đồ. 15 - Có thể chạy dọc theo arc. - Có thể có các kích thƣớc, màu sắc, các kiểu chữ khác nhau. - Nhiều mức của thông tin mô tả có thể đƣợc tạo ra với ứng dụng khác nhau. - Có thể tạo thông tin cơ sở dữ liệu lƣu trữ thuộc tính. - Có thể tạo độc lập với các đối tƣợng địa lý có trong bản đồ. - Không có liên kết với các đối tƣợng điểm, đƣờng, vùng và dữ liệu thuộc tính của chúng. Bản chất một số thông tin dữ liệu thuộc tính như sau: - Số liệu tham khảo địa lý: mô tả các sự kiện hoặc hiện tƣợng xảy ra tại một vị trí xác định. Không giống các thông tin thuộc tính khác, chúng không mô tả về bản thân các hình ảnh bản đồ. Thay vào đó chúng mô tả các danh mục hoặc các hoạt động nhƣ cho phép xây dựng, báo cáo tai nạn, nghiên cứu y tế, … liên quan đến các vị trí địa lý xác định. Các thông tin tham khảo địa lý đặc trƣng đƣợc lƣu trữ và quản lý trong các file độc lập và hệ thống không thể trực tiếp tổng hợp chúng với các hình ảnh bản đồ trong cơ sở dữ liệu của hệ thống. Tuy nhiên các bản ghi này chứa các yếu tố xác định vị trí của sự kiện hay hiện tƣợng. - Chỉ số địa lý: đƣợc lƣu trong hệ thống thông tin địa lý để chọn, liên kết và tra cứu số liệu trên cơ sở vị trí địa lý mà chúng đã đƣợc mô tả bằng các chỉ số địa lý xác định. Một chỉ số có thể bao gồm nhiều bộ xác định cho các thực thể địa lý sử dụng từ các cơ quan khác nhau nhƣ là lập danh sách các mã địa lý mà chúng xác định mối quan hệ không gian giữa các vị trí hoặc giữa các hình ảnh hay thực thể địa lý. Ví dụ: chỉ số địa lý về rừng và địa chỉ địa lý liên quan đến rừng đó. - Mối quan hệ không gian: của các thực thể tại vị trí địa lý cụ thể rất quan trọng cho các chức năng xử lý của hệ thống thông tin địa lý. Các mối quan hệ không gian có thể là mối quan hệ đơn giản hay lôgic, ví dụ tiếp theo số khoảnh rừng 101 phải là số khoảnh rừng 102. Quan hệ topology cũng là một quan hệ không gian. Các quan hệ không gian có thể đƣợc mã hoá nhƣ các thông tin thuộc tính hoặc ứng dụng thông qua giá trị toạ độ của các thực thể. 16 - Mối quan hệ giữa dữ liệu không gian và phi không gian: thể hiện phƣơng pháp chung để liên kết hai loại dữ liệu đó thông qua bộ xác định, lƣu trữ đồng thời trong các thành phần không gian và phi không gian. Các bộ xác định có thể đơn giản là một số duy nhất liên tục, ngẫu nhiên hoặc các chỉ báo địa lý hay số liệu xác định vị trí lƣu trữ chung. Bộ xác định cho một thực thể có thể chứa toạ độ phân bố của nó, số hiệu mảnh bản đồ, mô tả khu vực hoặc con trỏ đến vị trí lƣu trữ của số liệu liên quan. Bộ xác định đƣợc lƣu trữ cùng với các bản ghi toạ độ hoặc mô tả số khác của các hình ảnh không gian và cùng với các bản ghi số liệu thuộc tính liên quan. Sự liên kết giữa hai loại thông tin cơ bản trong cơ sở dữ liệu GIS thể hiện theo sơ đồ sau: Hình 1.2 Mối quan hệ giữa thông tin bản đồ và thông tin thuộc tính 1.1.2 Cơ sở dữ liệu nền địa lý a . Cơ sở dữ liệu nền địa lý Cơ sở dữ liệu nền địa lý là sản phẩm đƣợc xây dựng từ dữ liệu của tập hợp các đối tƣợng địa lý dựa trên các tiêu chuẩn kỹ thuật nhất định (ví dụ: OGC, ISO TC211, …), có khả năng mã hoá, cập nhật và trao đổi qua các dịch vụ truyền tin hiện đại. Định dạng mở, không phụ thuộc vào phần mềm gia công dữ liệu. 17 Cơ sở dữ liệu nền địa lý là CSDL địa lý để mô tả thế giới thực ở mức cơ sở, có độ chi tiết và độ chính xác đảm bảo để làm “nền” cho các mục đích xây dựng các hệ thống thông tin địa lý chuyên đề khác nhau. Mỗi khu vực địa lý cần đƣợc mô tả bởi loại dữ liệu “ nền ” phù hợp sao cho mức độ khái lƣợc và thu nhỏ mô hình thực địa là ít nhất, cho phép đủ phục vụ đa mục đích. Theo đó, tuỳ thuộc vào mô hình quản lý, khai thác ứng dụng, cập nhật sản phẩm dữ liệu địa lý để định hƣớng cho công tác đo đạc xây dựng CSDL nền trên phạm vi cả nƣớc hoặc theo khu vực địa lý phục vụ đa mục đích (ví dụ CSDL nền địa lý ở tỷ lệ 1/10.000 bao trùm toàn bộ lãnh thổ; CSDL nền địa lý ở tỷ lệ 1/2000, 1/5000 sẽ có mức độ chi tiết và độ chính xác cao hơn, thƣờng dành cho các khu vực đô thị, thành phố…). Tài liệu mô tả sản phẩm dữ liệu nền địa lý đƣợc xây dựng trên cơ sở các văn bản hƣớng dẫn áp dụng Quy chuẩn thông tin địa lý cơ sở Quốc gia cho từng loại CSDL nền [1]. Các quy chuẩn của chuẩn thông tin địa lý cơ sở quốc gia: + Quy chuẩn mô hình cấu trúc dữ liệu địa lý. + Quy chuẩn mô hình khái niệm không gian. + Quy chuẩn mô hình khái niệm thời gian. + Quy chuẩn phân loại đối tƣợng địa lý. + Quy chuẩn hệ quy chiếu toạ độ. + Quy chuẩn siêu dữ liệu địa lý. + Quy chuẩn chất lƣợng dữ liệu địa lý. + Quy chuẩn trình bày dữ liệu địa lý. + Quy chuẩn mã hoá trong trao đổi dữ liệu địa lý. b. Cấu trúc về cơ sở dữ liệu nền địa lý Cơ sở dữ liệu nền địa lý là một hệ thống những dữ liệu mà các hệ thông tin địa lý trong cùng một địa bàn (vùng quản lý) đều cần đến và có thể sử dụng chung. Cơ sở dữ liệu nền = ∩ Cơ sở dữ liệu chuyên ngành 18 Sau khi cơ sở dữ liệu nền địa lý đƣợc xây dựng một cách chuẩn mực, các hệ thống cơ sở dữ liệu không gian chuyên ngành có thể phát triển độc lập mà không cần theo trình tự các nhóm chuyên ngành tài nguyên thiên nhiên, môi trƣờng, hạ tầng kỹ thuật, địa chính, kinh tế - xã hội [4] . Hình 1.3 Cơ sở dữ liệu nền trong mối quan hệ với dữ liệu bản đồ chuyên đề Hầu hết các chuyên gia trên thế giới đều cho rằng dữ liệu nền địa lý gồm 8 lớp  Cơ sở toán học.  Dân cƣ.  Địa giới hành chính và ranh giới.  Thông tin đất đai và thông tin địa chính.  Cơ sở hạ tầng giao thông.  Thủy hệ và các đối tƣợng có liên quan. 19  Thực vật.  Mạng trắc địa. Hình 1.4 Mô hình các lớp dữ liệu trong GIS 1.1.3 Cơ sở dữ liệu GIS trong quản lý lớp phủ rừng Cơ sở dữ liệu GIS trong quản lý lớp phủ rừng là tập hợp có tổ chức hợp lý các thông tin có quan hệ với nhau đƣợc sắp xếp theo những nguyên tắc và cấu trúc đã đƣợc xác định từ trƣớc, điều khiển nhau và lƣu trữ nhƣ một đơn vị thống nhất trong các thiết bị lƣu trữ lớn nhƣ đĩa cứng, băng từ. Các dữ liệu này có khả năng trao đổi và biến đổi để phục vụ cho đa ngành, nhiều ngƣời sử dụng và để sử dụng cho các mục đích khác nhƣ quản lý cũng nhƣ các nghiên cứu khác nhau. Đặc điểm nổi trội của CSDL GIS trong quản lý lớp phủ rừng là nó bao gồm các thông tin đã đƣợc sắp xếp và gắn bó với một lãnh thổ nhất định. CSDL GIS trong quản lý lớp phủ rừng đƣợc tổ chức theo kiểu quan hệ, trong đó số liệu đƣợc lƣu trữ, sắp xếp theo các bảng ghi chứa các đối tƣợng và các giá trị thuộc tính. 20 Với các đặc điểm nêu trên, CSDL GIS đáp ứng cung cấp thông tin và trợ giúp lập kế hoạch, quy hoạch, dự báo phát triển lãnh thổ, quản lý - một trong những nhiệm vụ quan trọng của quản lý hành chính: CSDL GIS chứa đựng CSDL về các đối tƣợng địa lý tự nhiên và Kinh tế - xã hội theo lãnh thổ, từ đó cho phép đánh giá tổng hợp và chuyên ngành các yếu tố địa lý đƣợc chính xác và khách quan thuận lợi, nhanh chóng, cho phép xây dựng các phƣơng án khác nhau. Từ CSDL GIS có thể thành lập các bản đồ chuyên đề về rừng một cách tự động và hiệu quả. * Cơ sở dữ liệu GIS – phương thức thể hiện trực quan thông tin địa lý Cơ sở dữ liệu GIS đƣợc định nghĩa là mô hình thu nhỏ của thế giới thực trên cơ sở toán học nhất định, sử dụng hệ thống ký hiệu để diễn đạt nội dụng một cách có chọn lọc và khái quát. Cơ sở dữ liệu GIS là một phƣơng thức giúp thể hiện và nhận thức thông tin trong thế giới thực một cách hiệu quả bởi vì: bản đồ xây dựng với cơ sở toán học nên đảm bảo tính chính xác và khả năng đo đƣợc của bản đồ; Bản đồ là mô hình thu nhỏ giúp nhìn toàn bộ, bao quát một khu vực nghiên cứu. Việc sử dụng hệ thống ký hiệu để diễn đạt giúp ta nhận thức nội dung bản đồ trở nên nhanh chóng, đơn giản, trực quan hóa, hiệu quả hơn; Khái quát hóa là một đặc trƣng quan trọng của bản đồ, nhằm làm nổi rõ những vấn đề chính, tăng giá trị thông tin, giúp ngƣời đọc có cái nhìn sâu sắc hơn về đối tƣợng, sự việc. Mô hình CSDL GIS không chỉ phản ánh hình thức bên ngoài mà cả bản chất bên trong của các hiện tƣợng, ghi nhận và hệ thống hóa tri thức và các quy luật không gian, giúp truyền đạt, cảm nhận và nhận thức nhanh, đúng về thông tin. Nhƣ vậy CSDL GIS đƣợc dùng trong nhiều lĩnh vực trong đó có quản lý hành chính – một lĩnh vực cần đến rất nhiều dữ liệu thuộc nhiều ngành. * Cơ sở dữ liệu GIS - phương thức phân tích, dự báo, quy hoạch Cơ sở dữ liệu GIS cho phép nhận biết sự phân bố của đối tƣợng và mối quan hệ qua lại giữa chúng. Đặc biệt bản đồ số cho phép phóng to, thu nhỏ, phân tích phân bố không gian của hiện tƣợng thuận tiện. 21 Cơ sở dữ liệu GIS cho phép thực hiện các phép đo đạc, chiết tách thông tin, định hƣớng nhƣ độ dài, góc, diện tích,…Cho phép phân tích không gian bởi các thông tin trên bản đồ đƣợc gắn với tọa độ không gian của thể giới thực. Vì vậy, có thể thực hiện các phân tích không gian nhƣ: tìm kiếm trong phạm vi, xác định phạm vi ảnh hƣởng, nội suy để xác lập khuynh hƣớng phân bố hiện tƣợng,…mà kết quả sẽ là những thông tin hữu ích trong việc trợ giúp ra quyết định. Cơ sở dữ liệu GIS cho phép phân tích, đối sánh: Khi sử dụng nhiều bản đồ với các chủ đề khác nhau đƣợc xây dựng cùng thời điểm, ta có thể phân tích phân tích mối quan hệ giữa các chỉ tiêu, nội dung động thái và thứ bậc hoạt động, từ đó có thể rút ra đƣợc quy luật, cách giải thích về những hiện tƣợng hoặc tìm ra những vùng thỏa mãn điều kiện cho trƣớc. Khi sử dụng CSDL GIS cùng một chủ đề xây dựng ở những thời điểm khác nhau ta có thể thu nhận đƣợc các giá trị của các hiện tƣợng, quá trình, nhìn chúng trong mối quan hệ và sự tiến hóa theo thời gian để chỉ ra xu hƣớng nhờ đó đƣa ra đƣợc các dự báo, khuynh hƣớng phân bố mới trong không gian. Có thể sử dụng bản đồ nhƣ mô hình thay thế: đây là ƣu thế của bản đồ, cho phép thực hiện những “thí nghiệm” trên mô hình, các “phép thử” trƣớc khi đƣa ra quyết định để giảm thiểu về ngƣời, tiền của, công sức, thời gian,… Với sự phát triển công nghệ bản đồ số, ngƣời sử dụng không chỉ tƣơng tác với bản đồ mà là cả với dữ liệu bên trong bản đồ đó nữa. Ngoài ra, ngày nay với các chức năng nhƣ hỗ trợ việc thực hiện các phép phân tích, dự báo đơn giản hơn rất nhiều. Đó chính là tiền đề cho việc đƣa công cụ CSDL địa lý vào sử dụng rộng rãi, trở thành công cụ hỗ trợ quản lý hành chính, hỗ trợ việc đề xuất những quyết định quan trọng trong kinh tế quốc dân liên quan tới quy hoạch, khai thác lãnh thổ, phát triển các tổng thể sản xuất lãnh thổ, bảo vệ tài nguyên và môi trƣờng. Cơ sở dữ liệu GIS có thể kiểm tra trạng thái gỗ, thủy hệ đƣờng giao thông và các hệ sinh thái và sử dụng thông tin này để đánh giá về mùa vụ, chi phí vận chuyển, hoặc điều kiện sống của các động vật hoang dã bị đe dọa. Cơ sở dữ liệu GIS có thể đánh giá đặc điểm của một khu rừng dựa trên những điều kiện quản lý khác nhau. Trên cơ sở dự báo này bạn có thể quan sát 22 tƣơng lai của một khu rừng dƣới dạng bản đồ và phân số liệu phân tích, từ đó vạch ra chiến lƣợc quản lý và phát triển các nguồn tài nguyên rừng sao cho đạt đƣợc hiệu quả cao. Sử dụng CSDL GIS để mô phỏng các khu rừng bằng mô hình ba chiều, hiển thị dữ liệu theo không gian giúp các nhà quản lý nắm bắt cụ thể hơn về các đối tƣợng quản lý. Cơ sở dữ liệu GIS và tƣ liệu viễn thám có khả năng ứng dụng trong quản lý tài nguyên rừng cụ thể nhƣ sau: + Tƣ liệu viễn thám là nguồn thông tin quý giá cho phép thành lập bản đồ hiện trạng thảm thực vật và giám sát biến động của thảm thực vật theo thời gian. Bản đồ thảm thực vật đƣợc thành lập dựa trên tƣ liệu viễn thám đơn thời gian chịu nhiều ảnh hƣởng của trạng thái lớp phủ vào thời điểm quan trắc. Để giải quyết vẫn đề này ta có thể sử dụng tƣ liệu đa thời gian quan sát các đối tƣợng ở các trạng thái thời vụ hay giai đoạn sinh trƣởng khác nhau. + Bản đồ phân bố thể hiện phân bố của các loài động vật cần đƣợc ƣu tiên bảo vệ. Đây là những loài đại diện cho hệ sinh thái trên cạn có giá trị khoa học và bảo tồn đa dạng sinh học cao, nhiều loài có trong danh lục Sách đỏ Việt Nam và đang có nguy cơ tuyệt chủng. Các lớp thông tin trên bản đồ đƣợc hiển thị rõ ràng, mạch lạc, có thể tra cứu và cập nhật dễ dàng. + Mô hình tích hợp viễn thám và CSDL GIS để dự báo nguy cơ cháy, tuy không trực tiếp ngăn chặn việc cháy rừng xảy ra nhƣng có khả năng vạch ra các khu vực có nguy cơ cháy rừng cao và đánh giá mức độ nguy hiểm, giúp các nhà quản lý đƣa ra giải pháp phòng, chống cháy rừng và đề ra phƣơng án quản lý lửa rừng hiệu quả hơn. Độ chính xác của kết quả đƣa ra phụ thuộc vào độ tin cậy của các tiêu chí đầu vào (yếu tố khí hậu, thời tiết, địa hình, khu dân cƣ, vật liệu cháy của từng kiểu thảm thực vật rừng,...). Do vậy, cần thiết phải tích hợp thông tin đa chiều, theo một chuỗi thời gian liên tục để có thể so sánh, phân tích yếu tố ảnh hƣởng trong suốt mùa khô. + Thông tin thực tế về lớp phủ nói chung và thảm thực vật nói riêng có thể đƣợc sử dụng phối hợp với các thông tin địa lý khác (địa hình, khí hậu, kinh tế, xã 23 hội…) nhằm xây dựng các mô hình hỗ trợ giúp các nhà quản lý đƣa ra các giải pháp và chính sách kịp thời trong công tác quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng. Sử dụng CSDL GIS để thành lập các loại bản đồ chuyên đề về rừng nhƣ bản đồ dự bào cháy rừng, bản đồ hiện trạng rừng … 1.2. Tình hình nghiên cứu cơ sở dữ liệu về rừng ở Việt Nam. Trong ngành Kiểm lâm Việt Nam, công nghệ GIS đã đƣợc ứng dụng để: cảnh báo cháy rừng; phân vùng trọng điểm cháy rừng; ứng dụng ảnh viễn thám MODIS để phát hiện sớm cháy rừng. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc xây dựng cơ sở dữ liệu về rừng, Cục Kiểm lâm đã thiết kế và đƣa vào sử dụng “Cơ sở dữ liệu báo cáo thống kê” từ năm 1998 để sử dụng cho toàn ngành [22]. Bản thân cơ sở dữ liệu này không liên quan gì đến công nghệ GIS nhƣng sự thành công của nó đã trả lời câu hỏi: làm thế nào để trao đổi thông tin nhanh nhất giữa ngƣời cập nhật dữ liệu và ngƣời sử dụng cơ sở dữ liệu để phục vụ quản lý một cách hiệu quả nhất? Trang bị và đào tạo cán bộ nhƣ thế nào cho phù hợp? Vai trò ngƣời “kỹ sƣ trƣởng” trong thiết kế, điều hành các hoạt động này nhƣ thế nào? Và “cơ sở dữ liệu báo cáo thống kê” của ngành Kiểm lâm đã hoạt động rất tốt ở tất cả các Hạt Kiểm lâm, các Chi cục kiểm lâm tỉnh và Cục Kiểm lâm. Nhờ sự thành công của cơ sở dữ liệu này, ngành Kiểm lâm đã tiếp tục thiết kế các cơ sở dữ liệu có gắn kết với việc sử dụng bản đồ, hay nói đúng hơn là ứng dụng công nghệ GIS để xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý và bảo vệ rừng. Trong công tác Kiểm lâm, hai cơ sở dữ liệu sử dụng công nghệ GIS đang đƣợc hoạt động có hiệu quả nhiều năm nay là: + Thứ nhất: Cơ sở dữ liệu cảnh báo cháy rừng. Thực tiễn quản lý chỉ đạo công tác phòng cháy, chữa cháy rừng những năm qua, đặc biệt qua hai vụ cháy rừng lớn, tập trung ở Kiên Giang và Cà Mau tháng 3 và 4/2002 cho thấy cháy rừng vẫn xảy ra ở nhiều nơi, mức độ thiệt hại do cháy rừng gây ra rất nghiêm trọng. Lý do là khi cháy rừng xảy ra, mặc dù huy động một lực lƣợng rất đông để chữa cháy nhƣng hiệu quả thấp vì do thiếu lực lƣợng thƣờng trực chữa cháy rừng chuyên nghiệp, trang thiết bị, phƣơng tiện chữa cháy nghèo nàn, thô sơ; việc chỉ huy, tổ chức chữa 24 cháy còn rất lúng túng… Vấn đề đặt ra là cần dự báo trƣớc nguy cơ xảy ra cháy rừng và phát hiện sớm các điểm cháy để có phƣơng pháp phòng cháy, chữa cháy rừng luôn là vấn đề cấp thiết và là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng của công tác quản lý bảo vệ rừng nói chung [22]. Cục Kiểm lâm đã phối hợp với Trƣờng Đại học lâm nghiệp thiết kế và đƣa vào sử dụng cơ sở dữ liệu cảnh báo cháy rừng. Ngày 01 tháng 01 năm 2003, Đài Truyền hình Việt Nam chính thức phát sóng bản tin cảnh báo cháy rừng, đây là cơ sở dữ liệu có sử dụng công nghệ GIS để lựa chọn và tô mầu các khu vực rừng có các cấp cảnh báo khác nhau và đƣợc cập nhật hàng ngày các thông số khí tƣợng nhƣ: Nhiệt độ, độ ẩm không khí và lƣợng mƣa từ hơn 100 trạm khí tƣợng trong toàn quốc. Việc trao đổi thông tin hàng ngày qua hệ thông thƣ tín điện tử và đƣợc tính toán vào lúc 16h30’. Kết quả cảnh báo cháy rừng hàng ngày đƣợc gửi sang Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Tiếng nói Việt Nam vào 17h để các cơ quan này kịp biên tập và phát sóng trong chƣơng trình thời sự của Đài. Có thể nói rằng đây là cơ sở dữ liệu đƣợc cập nhật hàng ngày [22]. +Thứ hai: Cơ sở dữ liệu theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp. Mục đích theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp là nắm vững diện tích các loại rừng, đất lâm nghiệp hiện có đƣợc phân chia theo chức năng sử dụng rừng và loại chủ quản lý; lập bản đồ hiện trạng rừng cấp xã tỷ lệ 1/25.000 hay 1/10.000 nhằm giúp hoạch định chính sách lâm nghiệp ở địa phƣơng và trung ƣơng phục công tác bảo vệ và phát triển rừng. Yêu cầu theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp gồm: - Cập nhật diện tích các loại rừng và đất lâm nghiệp trên cơ sở phân loại rừng và đất rừng theo Quy phạm thiết kế kinh doanh rừng QPN 6-84 ban hành kèm theo Quyết định số 682B/QLKT ngày 01/8/1984 của Bộ trƣởng Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn); Dữ liệu cơ sở ban đầu là kết quả kiểm kê rừng đã đƣợc công bố tại Quyết định 03/2001/QĐ-TTg ngày 5/1/2001 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt kết quả tổng kiểm kê rừng toàn quốc. - Đơn vị cơ sở theo dõi và cập nhật là lô trạng thái. Đơn vị thống kê là tiểu khu rừng, xã, huyện, tỉnh và toàn quốc. 25 - Số liệu thu thập ở thực địa phải đƣợc cập nhật vào cơ sở dữ liệu và bản đồ rừng cấp xã tỷ lệ 1/25.000. Một số địa phƣơng có điều kiện thì sử dụng bản đồ cấp xã tỷ lệ 1/10.000. - Việc theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp cần đƣợc ứng dụng công nghệ thông tin cụ thể nhƣ: Phần mềm cơ sở dữ liệu (DBR), Phần mềm xử lý bản đồ (MapInfo, Microstation), phần mềm xử lý ảnh viễn thám (PCI, ERDAS). Các phần mềm này đƣợc quản lý, sử dụng thống nhất trong toàn quốc, bảo đảm tính tích hợp dữ liệu từ địa phƣơng tới trung ƣơng. Trong cuốn sách Quản lý cháy rừng ở Việt Nam do nhà xuất bản Nghệ An phát hành năm 2004 của tác giả Phạm Ngọc Hƣng đã khái quát về rừng Việt Nam, Ảnh hƣởng của cháy rừng đối với bảo tồn đa dạng sinh học và đời sống các cộng đồng, đƣa ra nhận định về bản chất của sự cháy và các nhân tố ảnh hƣởng đến cháy rừng, các biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng, một số giải pháp và khiến nghị về quản lý cháy rừng ở Việt Nam. Trong công trình nghiên cứu của TS. Lƣu Thế Anh - Viện Địa lý, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (2014) đã đƣa ra giải pháp nghiên cứu đánh giá, phân loại thảm thực vật rừng dễ cháy và đề xuất các giải pháp kiểm soát cháy rừng và giảm thiểu ô nhiễm khói mù tỉnh Đắk Lắk. Đề tài đã làm sáng tỏ thực trạng cháy rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk thời kỳ 2000 – 2012, thành lập đƣợc bản đồ phân loại thảm thực vật rừng tỉnh Đắk Lắk tỷ lệ 1:100.000 sử dụng hệ thống phân loại rừng theo loài cây và trữ lƣợng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để từ đó phân tích và làm rõ các nhân tố tự nhiên và kinh tế - xã hội ảnh hƣởng đến quá trình cháy rừng và thực trạng cháy rừng tỉnh Đắk Lắk, từ đó lựa chọn đƣợc 08 chỉ tiêu đầu vào cho mô hình phân cấp nguy cơ cháy rừng bằng bài toán trung bình cộng có trọng số. Thành lập đƣợc bản đồ phân cấp và phân vùng nguy cơ cháy rừng tỉnh Đắk Lắk tỷ lệ 1:100.000 đáp ứng đƣợc các yêu cầu cập nhật và phục vụ công tác quản lý tài nguyên rừng, phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Ngoài ra còn có các công trình nghiên cứu ứng dụng công nghệ viễn thám để phục vụ công tác quản lý rừng nhƣ: Ứng dụng tƣ liệu viễn thám và GIS trong quản 26 lý và bảo vệ tài nguyên rừng, kết qủa nghiên cứu tại tỉnh Đắk Lắk của các tác giả Lê Xuân Cảnh và Trần Anh Tuấn đã nghiên cứu khả năng sử dụng tƣ liệu viễn thám trong việc thành lập bản đồ lớp phủ rừng cũng nhƣ việc kết hợp với hệ thông tin địa lý để thành lập các sản phẩm dẫn xuất khác, góp phần đắc lực vào công tác quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng. 1.3 Các phƣơng pháp đƣợc sử dụng để xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý lớp phủ rừng Các phƣơng pháp nghiên cứu đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng nội dung cơ sở dữ liệu và truyền tải thông tin đến ngƣời dùng. Để xây dựng một cơ sở dữ liệu thông thƣờng có 6 phƣơng pháp nghiên cứu. Để đạt đƣợc những mục tiên và nhiệm vụ của đề tài đặt ra ta cần sử dụng các phƣơng pháp sau. Phương pháp điều tra, thu thập thông tin: Việc đầu tiên cần phải thực hiện đối với bất cứ một nghiên cứu nào cũng là thu thập các thông tin cần thiết để phục vụ cho các mục đích nghiên cứu cũng nhƣ các nội dung cần thực hiện. Điều tra, khảo sát thu thập thông tin thực tế nhằm làm rõ những vấn đề của thực tiễn, đánh giá nhu cầu, và xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cho các nội dung của đề tài. Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu: Phân tích là nghiên cứu các tài liệu đã thu thập đƣợc và bằng cách phân tích chúng thành từng bộ phận để tìm hiểu sâu sắc về đối tƣợng. Sau đó tổng hợp lại và liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin đã đƣợc phân tích tạo ra một hệ thông tin mới đầy đủ và sâu sắc về các đối tƣợng nghiên cứu nhằm đánh giá tổng quan về vấn đề nghiên cứu và làm rõ các nội dung cần nghiên cứu . Phương pháp bản đồ: Bản đồ không chỉ là phƣơng tiện phản ánh những đặc điểm không gian về nguồn tài nguyên, cơ sở vật chất kỹ thuật, ranh giới lãnh thổ mà còn là một cơ sở để nhận đƣợc thông tin mới và theo dõi quy luật hoạt động của toàn bộ hệ thống.Việc nghiên cứu phân tích đƣợc thực hiện với hàng loạt bản đồ. Dữ liệu bản đồ đƣợc sử dụng để phân tích về sự phân bố trong không gian của lớp phủ rừng và mối quan hệ của chúng với các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trên một khu vực nào đó. 27 Phương pháp chuyên gia: Việc thu thập và xử lý những đánh giá, dự báo bằng cách tập hợp và hỏi ý kiến các chuyên gia giỏi thuộc lĩnh vực khoa học – kỹ thuật về lớp phủ thực vật sẽ giúp ích rất nhiều khi xây dựng cơ sở dữ liệu về rừng nhằm đảm bảo khi thực hiện xây dựng cơ sở dữ liệu luôn bám sát thực tế và đầy đủ các thông tin cần thiết cũng nhƣ đáp ứng đƣợc các yêu cầu về mặt nội dung về nhu cầu đặt ra khi thiết kế cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý lớp phủ rừng. Phương pháp thống kê: Thống kê mô tả đƣợc sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập đƣợc từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. Cùng với phân tích đồ họa đơn giản, chúng tạo ra nền tảng của mọi phân tích định lƣợng về số liệu lớp phủ thực vật. Để hiểu đƣợc các thông tin về rừng và từ đó ra quyết định đúng đắn khi xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý dữ liệu rừng. Phương pháp thử nghiệm: Là phƣơng pháp khoa học chủ động sử dụng những luận chứng khoa học của mình áp dụng vào các đối tƣợng nghiên cứu cụ thể để hƣớng sự phát triển của chúng theo mục tiêu dự kiến của mình. Thử nghiệm với dữ liệu thực tế để kiểm nghiệm quy trình lý thuyết đã đề ra. Trong luận văn này, phƣơng pháp thử nghiệm đƣợc áp dụng đối với lớp phủ rừng tỉnh Đắk Lắk. 1.4 Tổng quan công tác quản lý rừng ở Đắk Lắk Tại hội nghị bảo vệ và phát triển rừng các tỉnh Tây Nguyên ngày 11 tháng 4 năm 2013 đã báo cáo về công tác quản lý và bảo vệ rừng trong thời gian qua đã đạt đƣợc một số kết quả cụ thể sau: Công tác phòng cháy chữa cháy đƣợc quan tâm chỉ đạo hoàn thiện các phƣơng án quản lý lửa rừng ở những vùng trọng điểm; duy trì hoạt động thông tin cảnh báo cháy rừng trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng (TV, đài, báo) để các chủ rừng biết và có biện pháp chủ động phòng ngừa. Về sắp xếp lại tổ chức lực lƣợng kiểm lâm: cơ bản đã bỏ các trạm kiểm soát trên các trục giao thông, tăng cƣờng đƣa một bộ phận lực lƣợng kiểm lâm về địa bàn xã, tham mƣu cho Ủy ban nhân dân xã tổ chức công tác bảo vệ rừng. 28 Về quản lý rừng bền vững: Khu vực Tây Nguyên có 7 mô hình quản lý rừng bền vững, trong đó các dự án quốc tế hỗ trợ 03 mô hình, còn lại là các địa phƣơng chủ động triển khai. Kết quả nổi bật trong việc triển khai các mô hình quản lý rừng bền vững là Công ty Lâm nghiệp Đắc Tô đã đƣợc cấp Chứng chỉ gỗ có kiểm soát và đang hoàn thiện để cấp Chứng chỉ quản lý rừng bền vững quốc tế FSC cho 16.100 ha rừng tự nhiên là rừng sản xuất cho giai đoạn 2011-2016. Về phát triển trồng cao su: Thực tế cho thấy chủ trƣơng phát triển thêm 100 nghìn ha cao su trên địa bàn Tây Nguyên là phù hợp, đƣợc các địa phƣơng, doanh nghiệp đồng tình và quyết tâm triển khai, sau 5 năm thực hiện các tỉnh đã trồng đƣợc hơn 72 nghìn ha, tuy chƣa đạt kế hoạch, nhƣng là kết quả đáng ghi nhận. Gắn liền với việc phát triển cao su, các dự án đã chú trọng đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng, nhƣ đƣờng giao thông, đƣờng điện, trạm y tế, trƣờng học giếng nƣớc sinh hoạt, khu dân cƣ..., với kinh phí hàng nghìn tỷ đồng, đã tạo việc làm, tăng thu nhập cho đồng bào dân tộc, góp phần ổn định xã hội, đảm bảo an ninh chính trị vùng Tây Nguyên. Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc còn một số tồn tại: Đắk Lắk vốn đƣợc xem là biểu tƣợng về rừng ở Việt Nam, với những cánh rừng bạt ngàn hùng vĩ…Thế nhƣng, tỷ lệ độ che phủ rừng tại khu vực hiện nay đang có chiều hƣớng suy giảm. Hiện nay công tác bảo vệ, quản lý rừng của tỉnh Đắk Lắk đang đối mặt với nhiều thách thức. Tình trạng suy giảm diện tích rừng ở Đắk Lắk diễn ra ở mức độ cao, chất lƣợng rừng suy giảm rõ rệt, diện tích rừng có trữ lƣợng rất thấp, tỷ lệ độ che phủ 32%, diện tích còn lại là rừng chƣa có trữ lƣợng, hoặc trữ lƣợng thấp. Ngoài ra theo báo cáo của bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trong 6 năm qua Đắk Lắk là tỉnh chuyển đổi đất rừng nhiều. Đắk Lắk còn là tụ điểm nghiêm trọng của các đƣờng dây phá rừng có hệ thống, nhiều xƣởng gỗ gần rừng không tuân theo quy hoạch, không có nguồn nguyên liệu ổn định, do đó trở thành tụ điểm khai thác bất hợp pháp. 29 Trong khi đó công tác quản lý, xử lý còn bộc lộ nhiều yếu kém. Nhiều nơi chính quyền địa phƣơng chƣa thực hiện nghiêm túc trách nghiệm quản lý rừng và đất lâm nghiệp, khi phát hiện vi phạm thì xử phạt thiếu kiên quyết, thậm chí tiếp tay cho nạn phá rừng. Hình 1.5 Tình trạng khai thác gỗ bừa bãi trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk Trƣớc tình hình đó, Phó thủ tƣớng Hoàng Trung Hải tại hội nghị bảo vệ và phát triển rừng các tỉnh Tây Nguyên đã chỉ đạo: Các ủy ban nhân dân tỉnh phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công an tăng cƣờng quản lý chặt chẽ, kiểm tra đột xuất và kiên quyết đình chỉ các cơ sở chế biến gỗ vi phạm; thu hồi, không cấp mới giấy phép kinh doanh đối với cơ sở chế biến gỗ không đảm bảo nguồn nguyên liệu hợp pháp hoặc không phù hợp quy hoạch. Đồng thời phối hợp với tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam rà soát toàn bộ quy hoạch phát triển cao su đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020, báo cáo Thủ tƣớng Chính phủ. Ngoài ra đến năm 2014 rừng tự nhiên sẽ tạm đóng cửa. 30 Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành liên quan: tăng cƣờng quản lý Nhà nƣớc đối với rừng và đất lâm nghiệp; tập trung rà soát diện tích rừng hiện có để xác định rõ lâm phận ổn định của từng tỉnh và địa phƣơng làm cơ sở xây dựng chính sách phù hợp trong bảo vệ và phát triển rừng, đảm bảo phát triển bền vững; kiểm tra, rà soát, thống kê diện tích rừng bị phá, lấn chiếm trái phép; cƣơng quyết tổ chức cƣỡng chế, giải tỏa, thu hồi để có kế hoạch phục hồi và trồng lại rừng. Giải quyết tình trạng tranh chấp đất đai, điểm nóng khiếu kiện đông ngƣời. Tăng cƣờng tổ chức quản lý bảo vệ diện tích rừng hiện đang thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý. Kiên quyết xử lý, giải quyết dứt điểm các trƣờng hợp tranh chấp và vi phạm pháp luật về đất đai, pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng đối với từng trƣờng hợp cụ thể theo quy định của pháp luật. 31 CHƢƠNG 2 CƠ SỞ DỮ LIỆU GIS TRONG QUẢN LÝ LỚP PHỦ RỪNG 2.1 Chuẩn thông tin địa lý Để xây dựng một CSDL GIS cho bất cứ một chuyên đề hay đối tƣợng nào cần phải tuân theo các chuẩn thông tin địa lý. Chuẩn thông tin địa lý là hệ thống các tiêu chuẩn về cách thức, quy định cách mô tả, biểu thị, cách xây dựng cơ sở dữ liệu từ nhận thức thế giới thực đến cơ sở dữ liệu địa lý đƣợc lƣu trữ theo cấu trúc, khuôn dạng nào đó. Các thành phần trong cơ sở dữ liệu và các phần tử trong mô hình, tất cả các yếu tố này đều đƣợc quy định theo các chuẩn thống nhất. Tuy nhiên, tùy mức phân tích sâu của mô hình mà số lƣợng chuẩn sử dụng nhiều hay ít. Công việc xây dựng chuẩn thông tin địa lý rất quan trọng. Các chuẩn này phục vụ cho việc quản trị các yếu tố không gian và còn là cơ sở phân tích các tác nghiệp chuyên môn các phân hệ ngành trong tỉnh, thành lập các hệ trợ giúp quyết định. Chuẩn thông tin địa lý đƣợc thiết kế nhằm chuẩn hóa các hoạt động sau: - Xây dựng dữ liệu địa lý theo các mục tiêu đã đặt ra. - Trao đổi và chia sẻ dữ liệu địa lý. - Cập nhật dữ liệu địa lý. - Xây dựng các hệ thống ứng dụng . Hiện nay, tổ chức chuẩn hóa quốc tế ISO (International Organization for Standardization) đã thành lập ủy ban kỹ thuật 211 về thông tin địa lý / địa tin học ISO/TC211 (International Standard Organization for Geographic information/Geomatics) để xây dựng chuẩn cho thông tin địa lý. Mục đích của ISO/TC211 là phát triển một bộ các chuẩn tích hợp cho thông tin địa lý và hỗ trợ triển khai chuẩn trên phạm vi quốc tế. Tại Việt Nam, bộ Tài nguyên và Môi trƣờng đã bƣớc đầu ban hành đƣợc bộ quy chuẩn cơ sở quốc gia về thông tin địa lý. Danh mục các chuẩn xây dựng trong nội dung chuẩn hoá GIS cơ sở Quốc gia đƣợc trình bày trong bảng 2.1 32 TT Tên chuẩn Cơ sở áp dụng 1 Chuẩn thuật ngữ 2 Spatial Referencing by coordinate, by Chuẩn về Hệ thống tham chiếu geographical identifiers (ISO 19111, không gian 19112) 3 Terminology standard (ISO 19104) Chuẩn mô hình cấu trúc dữ liệu Conceptual schema language, Data model (ISO 19103, 19107, 19108, 19109) Chuẩn về phân loại đối tƣợng Feature Cataloguing & Feature and Attribute Coding Catalogue – FACC 5 Chuẩn về trình bày, hiển thị Portrayal and Symbolization (ISO 19117) 6 Chuẩn về chất lƣợng dữ liệu Quality principles (ISO 19113) không gian 7 Chuẩn về siêu dữ liệu - Metadata (ISO 19115and Metadata version 1, FGDC) 8 Chuẩn về mã hóa, trao đổi dữ Encoding, Dsata Exchange (ISO 19118, liệu DIGEST) 4 ANZLIC Bảng 2.1. Danh mục các chuẩn Các chuẩn sau sẽ thực hiện trong CSDL GIS phục vụ công tác quản lý rừng (về cơ bản tuân theo chuẩn kỹ thuật quốc gia về thông tin địa lý do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành) [3]. 2.1.1 Chuẩn thuật ngữ Chuẩn thuật ngữ (Terminology Standard) có mục đích chuẩn hóa về các khái niệm, cụm từ sử dụng trong bộ tài liệu chuẩn hoá. Những thuật ngữ này đƣợc sử dụng nhƣ là những khái niệm cơ bản cho phép liên kết các nội dung chuẩn hóa với nhau. Chuẩn hóa thuật ngữ giúp cho các bên tham gia trong xây dựng và sử dụng TTĐL có cùng chung một ngôn ngữ. 2.1.2 Chuẩn về hệ thống tham chiếu không gian Trong lĩnh vực hệ thống thông tin địa lý ở Việt Nam hiện nay, chuẩn về hệ quy chiếu và toạ độ quốc gia là chuẩn đã đƣợc hoàn thiện một cách đầy đủ. Hiện nay chuẩn Hệ quy chiếu và hệ toạ độ quốc gia VN-2000 đã đƣợc ban hành tạo nền 33 tảng thống nhất về cơ sở quy chiếu cho dữ liệu đo đạc bản đồ nói chung và dữ liệu thông tin địa lý nói riêng. Chuẩn này bao gồm các quy định về: - Phạm vi áp dụng cho tất cả hệ thống toạ độ các cấp hạng, bản đồ địa hình, bản đồ nền, bản đồ địa chính, bản đồ hành chính quốc gia và các loại bản đồ chuyên dụng khác. - Các tham số của hệ quy chiếu: Ellipsoid WGS-84 toàn cầu, các kích thƣớc, tốc độ góc quay, hằng số trọng trƣờng, định vị và điểm gốc toạ độ quốc gia. - Hệ thống toạ độ phẳng, lƣới chiếu bản đồ quy định cho các tỷ lệ. Hệ toạ độ VN-2000 đƣợc ban hành theo Quyết định số 83/2000/QĐTTg ngày 12/7/2000 của Thủ tƣớng Chính phủ cụ thể nhƣ sau: WGS 84 toàn cầu có kích thƣớc nhƣ sau Ellipxoid quy chiếu Bán trục lớn: a = 6.378.137,000m; Độ dẹt: f = 1/298,257223563 Điểm gốc tọa độ phẳng quốc gia Điểm N00 đặt trong Viện Nghiên cứu Địa chính Lƣới chiếu hình trụ ngang đồng góc UTM quốc tế: Lƣới chiếu tọa độ phẳng cơ bản - Hê ̣ quy chiế u đô ̣ cao: Gố c đô ̣ cao có cao đô :̣ 0.0m (Điểm đặt tại đảo Hòn Dấ u - Hải Phòng). - Phép chiếu : Phép chiếu U.T.M: Lƣới chiếu hình trụ ngang đồng góc. Bản chất cũng nhƣ phép chiếu Gaux-Kriugơ trong hệ tọa độ HN-72 nhƣng chỉ khác nhau tỷ lệ chiếu m0 trên kinh tuyến trục của các múi chiếu 60. Trong phép chiếu U.T.M m0=0,9996 còn đối với phép chiếu Gauss-Kruger thì m0=1 34 2.1.3 Chuẩn mô hình cấu trúc dữ liệu địa lý Chuẩn về mô hình cấu trúc dữ liệu quy định cấu trúc của dữ liệu thông tin địa lý sẽ đƣợc tổ chức và đƣợc xây dựng nhƣ thế nào. Đối với các thông tin địa lý nền đƣợc áp dụng theo chuẩn mô hình cấu trúc dữ liệu địa lý quốc gia và các văn bản kỹ thuật và các quy phạm thành lập bản đồ địa hình các tỷ lệ bao gồm các quy định về biểu diễn mô hình cấu trúc, các kiểu dữ liệu nguyên thuỷ, các cấu trúc dữ liệu cơ bản, mô hình đối tƣợng địa lý tổng quát. 2.1.4 Chuẩn về phân loại đối tƣợng địa lý Chuẩn quy định phƣơng pháp phân loại đối tƣợng. Chuẩn về phân loại đối tƣợng sẽ định nghĩa những kiểu đối tƣợng địa lý cùng với thuộc tính và những mối quan hệ. Chuẩn nêu rõ cách phân loại, nhận dạng, nội dung ý nghĩa của từng loại đối tƣợng này đồng thời cũng mô tả cụ thể về quan hệ giữa các đối tƣợng và dữ liệu thuộc tính cần phải có của từng đối tƣợng. 2.1.5 Chuẩn thể hiện trình bày dữ liệu Chuẩn xác định một cơ chế cho phép trình bày bộ dữ liệu theo những cách khác nhau mà không làm thay đổi nội dung dữ liệu. Cách thức xây dựng dựa trên các chuẩn quy định về trình bày bản đồ số đã công bố và thiết kế, biên tập bộ ký hiệu chuẩn cho bộ cơ sở dữ liệu. 2.1.6 Chuẩn về chất lƣợng dữ liệu không gian Chuẩn này quy định uy trình đánh giá chất lƣợng. Chất lƣợng dữ liệu đƣợc phân thành chất lƣợng định lƣợng và chất lƣợng phi định lƣợng. Các yếu tố chất lƣợng dữ liệu định lƣợng bao gồm tính đầy đủ của các đối tƣợng, thuộc tính và quan hệ của chúng, tính nhất quán logic về khái niệm (concept), miền giá trị (domain), về khuôn dạng (format), về topology, quan hệ các thuộc tính, độ chính xác của giá trị, vị trí, thời gian... các yếu tố chất lƣợng dữ liệu phi định lƣợng bao gồm nhƣ mục đích, xuất xứ, các ứng dụng mà bộ dữ liệu đã sử dụng. 35 2.1.7 Chuẩn siêu dữ liệu (Metadata) Siêu dữ liệu là một loại dữ liệu mô tả các thông tin liên quan đến tình trạng dữ liệu trong CSDL. Các thông tin này cho biết dữ liệu nào đang đƣợc lƣu trữ trong CSDL, phƣơng pháp thu thập, xử lý và tích hợp dữ liệu, các mốc thời gian xây dựng, cập nhật dữ liệu, chất lƣợng dữ liệu, tính pháp lý của dữ liệu, phƣơng thức lƣu trữ dữ liệu, các thủ tục truy cập và phân phối dữ liệu, v.v. 2.1.8 Chuẩn hóa mã hóa và trao đổi dữ liệu Dữ liệu không gian cần đƣợc mã hóa dựa trên một quy tắc nhất định trong khuôn dạng máy tính có thể hiểu đƣợc. Mã hoá dữ liệu đƣợc xem xét ở hai khía cạnh: để lƣu giữ và để trao đổi. Các chuẩn về mô hình nội dung và cấu trúc dữ liệu nhƣ mô tả ở trên tạo ra cơ sở xây dựng một bộ dữ liệu chuẩn. Cơ sở dữ liệu GIS cấp tỉnh về cơ bản tuân theo chuẩn kỹ thuật Quốc gia về thông tin địa lý do Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng ban hành. 2.2 Thiết kế CSDL GIS phục vụ công tác quản lý lớp phủ rừng cấp tỉnh 2.2.1 Khái niệm Geodatabase Trong những năm gần đây, hai xu hƣớng nổi bật đã tác động sâu sắc và làm thay đổi việc lƣu trữ và quản lý dữ liệu GIS. Đó là dung lƣợng lƣu trữ dữ liệu mở rộng nhanh chóng và đang tiếp tục tăng lên một cách đáng kể. Thứ hai là việc ứng dụng các cơ sở dữ liệu GIS phân tán ngày một tăng. Cơ sở dữ liệu phân tán là nguồn dữ liệu cho những ngƣời sử dụng có thể truy cập tới các vị trí lƣu trữ thông qua mạng. Nguyên nhân chính cho việc nghiên cứu, ra đời cách lƣu trữ và quản lý dữ liệu mới là nhằm đem lại cho ngƣời sử dụng một hệ thống quản lý dữ liệu hiệu quả nhất. Chính vì vậy, phần mềm ArcGIS đã thiết kế mô hình cơ sở dữ liệu GIS Geodatabase nhằm cung cấp các công cụ dùng để triển khai xây dựng và quản lý một hệ thông tin địa lý thông minh. ESRI sử dụng khái niệm Geodatabase – cơ sở dữ liệu địa lý – là nhân của mô hình thông tin địa lý và sử dụng để tổ chức dữ liệu GIS trong các lớp chuyên đề và biểu diễn không gian. 36 Geodatabase là một cơ sở dữ liệu chứa dữ liệu thuộc tính, dữ liệu không gian và quan hệ tồn tại giữa chúng. Có thể nói Geodatabase còn là một cơ sở dữ liệu địa lý hƣớng đối tƣợng và đƣợc quản lý thông qua một chuẩn Hệ quản trị cơ sở dữ liệu. Vì vây, khi thực thi trên đối tƣợng trong Geodatabase chính là các luật chuẩn hóa, liên kết và quan hệ topology [16]. Geodatabase là mô hình dữ liệu hƣớng đối tƣợng. Dữ liệu trong Geodatabase đƣợc tổ chức thành các lớp dữ liệu dạng vector hoặc raster. Dữ liệu Vector đƣợc thể hiện một trong 3 dạng: điểm, đƣờng hoặc là vùng và có thể đƣợc tham chiếu không gian. Về mặt chức năng, Geodatabase là một mô hình dữ liệu biểu diễn thông tin địa lý sử dụng công nghệ cơ sở dữ liệu quan hệ chuẩn. Geodatabase hỗ trợ việc lƣu trữ và quản lý thông tin địa lý trong các bảng hệ thống cơ sở dữ liệu quan hệ nhờ kết nối ArcSDE. - Geodatabase XML đại diện cho cơ chế mở của ESRI để trao đổi thông tin giữa các geodatabases và các hệ thống bên ngoài khác. - Ngƣời dùng có thể chia sẻ cập nhật dữ liệu giữa các hệ thống không đồng nhất. - Trao đổi của bộ tính năng đơn giản (giống nhƣ trao đổi file shapefile ) - Có ba loại tài liệu XML có thể đƣợc tạo ra trong ArcGIS: một tài liệu không gian làm việc, tài liệu RecordSet, và tài liệu về các thay đổi của dữ liệu. - Một số công việc điển hình mà ngƣời dùng thực hiện trong ArcGIS geodatabase XML bao gồm: + Chia sẻ lƣợc đồ cơ sở dữ liệu địa lý. + Sao chép geodatabases toàn bộ hoặc một tập hợp con nhƣ tập hợp dữ liệu tính năng và tập hợp tất cả các thông tin liên quan . + Đồng bộ hóa các nội dung trên nhiều bản sao cơ sở dữ liệu địa lý 37 Hình 2.1 Geodatabase trong ArcGIS Có hai mô hình Geodatabase: Mô hình Geodatabase một ngƣời dùng (Personal Geodatabase) và mô hình Geodatabase nhiều ngƣời dùng (Enterprise Geodatabase). - Personal Geodatabase: Mô hình sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu Access để lƣu trữ dữ liệu không gian và thuộc tính, nó chỉ hỗ trợ một ngƣời dùng và đƣợc cài đặt trên máy đơn. Dung lƣợng lƣu trữ của mô hình này giới hạn do sự hạn chế về dung lƣợng lƣu trữ của hệ quản trị cơ sở dữ liệu Access.. - Enterprise Geodatabase: Mô hình sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu nhiều ngƣời dùng nhƣ Oracle, SQL Server, DB2, Postgres... để lƣu trữ dữ liệu. Dữ liệu lƣu trữ đƣợc quản lý thông qua ArcSDE, dung lƣợng lƣu trữ của mô hình này thƣờng không giới hạn do hệ quản trị mà nó sử dụng không giới hạn dung lƣợng lƣu trữ. So sánh mô hình Geodatabase một người dùng và nhiều người dùng. - Personal Geodatabase đƣợc lƣu trữ trong Access. - Multiuser Geodatabase (Enterprise Geodatabase) có thể đƣợc lƣu trữ một trong các hệ quản trị sau: Oracle, SQL Server, Informix, DB2. 38 - Dung lƣợng lƣu trữ của Multiuser Geodatabase lớn hơn Personal Geodatabase. - Personal Geodatabase không hỗ trợ lƣu trữ dữ liệu dạng Raster. - Personal Geodatabase hỗ trợ một ngƣời dùng. - Personal và Multiuser Geodatabase dùng chung một mô hình dữ liệu. Mô hình dữ liệu đƣợc xây dựng cho Personal Geodatabase có thể hiện thực cho mô hình Multiuser Geodatabase và ngƣợc lại. Hình 2.2 Mô hình cơ sở dữ liệu không gian của ESRI Phƣơng pháp chọn lựa mô hình Geodatabase. - Sử dụng mô hình Personal Geodatabase khi: o Hệ thống chạy trên máy đơn. o Dữ liệu đơn giản o Dung lƣợng lƣu trữ dữ liệu giới hạn. - Sử dụng mô hình Multiuser Geodatabase khi: o Nhiều ngƣời dùng truy vấn, hiệu chỉnh trên cùng một Geodatabase. 39 o Hệ thống dùng mô hình client/server. o Dung lƣợng lƣu trữ dữ liệu không giới hạn. o Dữ liệu đƣợc truy cập qua Internet,... Lợi ích của Geodatabase. - Tính toàn vẹn dữ liệu. o Subtypes. (Phân nhóm) o Domains.( Miền) o Validation rules. - Mô hình hóa, quản lý tốt hơn về mối quan hệ giữa các đối tƣợng. - Dữ liệu không gian và thuộc tính đƣợc lƣu trữ tập trung và liên tục. - Linh động: Personal hoặc Multiuser Geodatabase. - Hỗ trợ mô hình dữ liệu nhiều ngƣời dùng (Multiuser Geodatabase). - Toàn bộ dữ liệu đƣợc tập trung vào một cơ sở dữ liệu. - Thừa kế đƣợc các tính năng ƣu việt của hệ quản trị cơ sở dữ liệu mà nó sử dụng để lƣu trữ dữ liệu. Personal Geodatabase có định dạng file .mdb (định dạng Microsoft Access) và chỉ có thể sửa chữa đƣợc với một ngƣời dùng duy nhất tại một thời điểm. Một Personal Geodatabase có dung lƣợng tối đa là 2GB và chỉ chứa dữ liệu Vector. Enterprise Geodatabase còn đƣợc gọi là ArcSDE hoặc Multiuser Geodatabase. Enterprise Geodatabase cho phép nhiều ngƣời dùng có thể cùng sử dụng (đọc hay sửa chữa) dữ liệu Vector và Raster trên Geodatabase đó. Do vậy, Enterprise Geodatabase chủ yếu đƣợc sử dụng trong các nhóm làm việc và các doanh nghiệp lớn. Multiuser Geodatabase là sự kết hợp của ArcSDE và một hệ quản trị cơ sở dữ liệu nhƣ IBM, DB2, Informix, Oracle hoặc SQL Server Dữ liệu không gian đƣợc lƣu trữ trong hệ quản trị cơ sở dữ liệu và ArcSDE cho phép xem và làm việc với dữ liệu từ các phần mềm ứng dụng GIS. Chẳng hạn 40 nhƣ khi làm việc với SQL Server, chúng ta có thể truy cập trực tiếp tới dữ liệu là các lớp đối tƣợng địa lý hay topology từ ArcCatalog hoặc ArcMap[9]. File Geodatabase Personal Geodatabase Định dạng lƣu trữ và quản lý dữ liệu GIS trong các CSDL quan hệ Định dạng ,lƣu trữ trong thƣ mục hệ thống file Định dạng chuẩn đầu tiên quản lý trong Microsoft Access Đa ngƣời dùng, nhiều ngƣời đọc và biên tập Một ngƣời dùng, nhiều ngƣời có thể truy cập và một ngƣời biên tập Một ngƣời dùng, nhiều ngƣời có thể truy cập và một ngƣời biên tập Mỗi một nhóm dữ liệu đƣợc lƣu vào một file riêng biệt. Một file Geodatabase là một thƣ mục chứa các file Tất cả các dữ liệu đƣợc lƣu trong Microsoft Access, file có đuôi mở rộng laf”.mdb” Đặc điểm ArcSDE Geodatabase Mô tả Số lƣợng ngƣời dùng Định dạng dữ liệu - Oracle - Microsort SQL Server - IBM DB2 - IBM Ifomix Giới hạn dung lƣợng Rất lớn, phụ thuộc vàoDBMS Có thể lên đến TB Tố đa 2GB Hộ trợ Versoning Có Không Không Bảng 2.2 So sánh các kiểu database Với cả hai kiểu Geodatabase, chúng ta không chỉ truy cập đƣợc dữ liệu không gian mà còn có thể xây dựng và lƣu trữ các luật topology riêng trong một tập dữ liệu đối tƣợng địa lý. 41 Thành phần trong Geodatabase Tập dữ liệu đối tƣợng địa lý (Feature Dataset) Biểu tƣợng Mô tả Là một tập chứa các feature class, các topology và các đối tƣợng mạng liên kết có cùng tham chiếu không gian Lớp đối tƣợng (Feature Class) Là một bảng chứa một trƣờng “shape” xác định dạng hình học điểm, đƣờng, vùng cho các đối tƣợng địa lý. Mỗi hàng là một đối tƣợng địa lý Bảng (Table) Là một tập các hàng với các trƣờng giống nhau. Các lớp đối tƣợng địa lý là các bảng đƣợc xác định với trƣờng “shape” Lớp quan hệ (Relationship class) Là lớp liên kết đối tƣợng trọng một lớp đối tƣợng địa lý với đối tƣợng trong một lớp đối tƣợng địa lý khác. Thông thƣờng, các lớp quan hệ có các trƣờng do ngƣời sử dụng định nghĩa Topology (Topology) Bao gồm các luật thống nhất về hình học giữa các đối tƣợng địa lý Mạng hình học (Geometric network) Bao gồm các luật cho phép quản lý kết nối giữa các đối tƣợng địa lý Tập dữ liệu đo đạc (Survey dataset) Chứa các phép đo đƣợc sử dụng trong việc tính toán tọa độ hình học đối tƣợng địa lý trong các lớp đối tƣợng địa lý đƣợc đo đạc Tập dữ liệu Raster (Raster dataset) Là một tập dữ liệu Raster biểu diễn các hiện tƣợng địa lý liên tục Tài liệu siêu dữ liệu (Metadata document) Là một XML có liên kết với tất cả các tập dữ liệu, thƣờng đƣợc sử dụng trong ArcIMS và các ứng dụng trên máy chủ Công cụ xử lý thông tin địa lý (Geoprocessing tools) Là một tập luồng dữ liệu và luồng công việc quản lý, phân tích và mô hình hóa dữ liệu Bảng 2.3 Mô tả cấu trúc của database 42 2.2.2 Thiết kế Geodatabase cho lớp phủ rừng Một Geodatabase cho lớp phủ rừng là một geodatabase có mô hình dữ liệu hƣớng đối tƣợng, cho phép lƣu trữ thống nhất dữ liệu không gian và phi không gian khi ánh xạ mô hình đã thiết kế xuống hệ quản trị cơ sở dữ liệu, hỗ trợ nhiều ngƣời truy cập dữ liệu đồng thời tại một thời điểm. Trong mô hình này, các thực thể đƣợc mô tả nhƣ các đối tƣợng với các thuộc tính, hành động và các quan hệ. Geodatabase hỗ trợ đƣợc sự phức tạp của các loại đối tƣợng địa lý khác nhau, cho phép định nghĩa các quan hệ giữa các đối tƣợng với các luật cho việc duy trì tính ràng buộc toàn vẹn giữa chúng. Một Geodatabase là một tập lƣu trữ dữ liệu địa lý. Tất cả các thành phần trong Geodatabase đƣợc quản lý trong các bảng DBMS chuẩn và sử dụng kiểu dữ liệu SQL chuẩn. Dƣới đây là một số thành phần có cấu trúc trong một Geodatabase sử dụng để phát triển mô hình dữ liệu địa lý: Trong Geodatabase có một hay nhiều Feature dataset. Feature dataset là một nhóm các loại đối tƣợng có cùng chung hệ quy chiếu và hệ tọa độ. Một Feature dataset có thể chứa một hay nhiều Feature class. Feature class chính là đơn vị chứa các đối tƣợng không gian của bản đồ và tƣơng đƣơng với một lớp (Layer) trong ArcMap. Mỗi Feature class chỉ chứa một dạng đối tƣợng (điểm, đƣờng, vùng). Một Feature class sẽ đƣợc gắn với một bảng thuộc tính (Attribute Table). Geodatabase có thể là những cơ sở dữ liệu nhỏ, đơn giản cho tới những cơ sở dữ liệu rất lớn theo mục đích và nhu cầu sử dụng của chúng ta. Cơ sở dữ liệu nhỏ là Geodatabase trên một máy tính. Trong khi đó, cơ sở dữ liệu đƣợc coi là lớn với số lƣợng truy cập khổng lồ của số ngƣời dùng trong các nhóm làm việc, văn phòng và công ty lớn. Hai kiểu Geodatabase ứng với nó là Personal Geodatabase và Enterprise Geodatabase. Một số đặc tính quan trọng của Geodatase đƣợc đề cập gồm: feature dataset, object class, feature class, relationship class, spatial reference. Trong Geodatabse có một hay nhiều feature dataset. Feature là một nhóm các đối tƣợng có cùng chung hệ quy chiếu và tọa độ. Một feature dataset có thể chứa 43 một hay nhiều feature claas. Feature claas chính là đơn vị chứa các đối tƣợng không gian của bản đồ tƣơng đƣơng với một lớp (layer) trong ArcMap. Mỗi feature claas chỉ chứa một dạng đối tƣợng (điểm, đƣờng hoặc vùng). Mỗi feature claas đƣợc gắn chặt với một bảng thuộc tính (Attibute Table) Hình 2.3 Cấu trúc bên trong của một database 2.2.3 Yêu cầu trong thiết kế CSDL GIS phục vụ công tác quản lý lớp phủ rừng cấp tỉnh Cơ sở dữ liệu GIS phục vụ công tác quản lý lớp phủ rừng cấp tỉnh đƣợc thiết kế theo những yêu cầu sau: 44 - Cơ sở dữ liệu GIS phục vụ công tác quản lý rừng cấp tỉnh đƣợc thiết kế theo chuẩn cấu trúc của CSDL hệ thông tin địa lý (GIS). - Cấu trúc của CSDL cần phải đảm bảo tính khoa học, mạch lạc. - CSDL phải có cấu trúc mở đáp ứng cho việc phát triển hệ thống và cập nhật dữ liệu sau này. - Khuôn dạng của dữ liệu trong CSDL phải phù hợp với hiện trạng và trình độ công nghệ chung tại địa phƣơng và có khả năng dễ dàng tích hợp với CSDL địa lý quốc gia Mô hình phát triển CSDL GIS phục vụ công tác quản lý lớp phủ rừng cấp tỉnh đƣợc xác định nhƣ hình 2.4 CSDL không gian nền địa lý CSDL nền địa lý CSDL GIS lớp phủ rừng cấp tỉnh CSDL thuộc tính nền địa lý CSDL không gian chuyên đề CSDL chuyên đề CSDL thuộc tính chuyên đề Hình 2.4. Mô hình phát triển CSDL GIS lớp phủ rừng cấp tỉnh Cơ sở dữ liệu địa lý là sự tích hợp giữa cơ sở dữ liệu không gian địa lý và cơ sở dữ liệu thuộc tính. Quy trình thiết kế một mô hình CSDL địa lý đƣợc thực hiện theo tiến trình chung thiết kế một mô hình CSDL quan hệ và có sự phối hợp phân tích thuộc tính hình học không gian và mối quan hệ đối tƣợng không gian địa lý để đảm bảo đồng thời nguyên lý của hai loại mô hình CSDL. Quy trình thiết kế đƣợc thực hiện qua các bƣớc sau: 45 Bƣớc 1: Mô hình hóa khái niệm (Conceptual model) từ thế giới thƣc. Ở mức này cần phát hiện ra các khối chức năng cơ bản mô tả hoạt động của thế giới thực. Bƣớc 2: - Định nghĩa các đối tƣợng: mô hình hóa các đối tƣợng địa lý (define objects and relationship). Ở mức này xác định rõ các đối tƣợng trong mô hình không gian, xác định rõ danh mục các đối tƣợng trong từng lớp thông tin, mô tả đối tƣợng, xác định các thuộc tính mô tả, miền giá trị các thuộc tính, dạng biểu thị của chúng và các quan hệ của chúng. - Lựa chọn biểu thị cho các đối tƣợng địa lý (selectgeographic representation). Ở mức này xây dựng cách biểu thị các đối tƣợng (features) bằng các dạng hình học cơ bản nhƣ điểm, đƣờng, vùng, hoặc mô hình rasters, topo, TIN... cho thuộc tính hình học; cấu trúc bảng dữ liệu thông tin thuộc tính phi không gian. - Kết quả: Đƣa ra lƣợc đồ cơ sở dữ liệu phục vụ cho giai đoạn thiết kế vật lý tiếp theo. Kết hợp với các nhà chuyên môn kiểm tra phần thông tin các yếu tố chuyên đề và miền xác định của các thông tin đó. Bƣớc 3: - Xây dựng cấu trúc từng lớp dữ liệu bao gồm cấu trúc dữ liệu thuộc tính không gian, cấu trúc dữ liệu thuộc tính (phi không gian) với các quy định chi tiết về biểu thị hình học, bảng thông tin thuộc tính với các trƣờng, kiểu, kích thƣớc và quan hệ liên kết. - Kết quả: Đƣa ra mô hình cơ sở dữ liệu địa lý trong đó quy định cụ thể, chi tiết nội dung, cấu trúc từng chủ đề, từng lớp thông tin và theo quy định số 06/2007/QĐ-BTNMT, ngày 27/02/2007 đã quy định áp dụng chuẩn thông tin địa lý Quốc gia. Tại quy định này đã đƣa ra quy định áp dụng chuẩn mô hình cấu trúc dữ liệu GIS, ngôn ngữ biểu diễn mô hình cấu trúc dữ liệu địa lý. Chuẩn thông tin địa lý cơ sở quốc gia là chuẩn bắt buộc áp dụng thống nhất trong việc xây dựng hệ thống thông tin địa lý cơ sở quốc gia và các hệ thống thông tin địa lý chuyên ngành trong phạm vi ngành tài nguyên môi trƣờng. 46 2.2.4 Thiết kế CSDL GIS phục vụ công tác quản lý lớp phủ rừng cấp tỉnh a. Thiết kế cấu trúc cơ sở dữ liệu không gian - Cơ sở dữ liệu GIS phục vụ công tác quản lý lớp phủ rừng đƣợc thiết kế theo cấu trúc của CSDL hệ thông tin địa lý và theo công nghệ ArcGIS. - Các đối tƣợng địa lý trong CSDL phải lƣu theo tính chất topology tức là tách riêng thành các đối tƣợng dạng điểm, đƣờng, vùng. Đồng thời đƣợc liên kết với các bảng thuộc tính mô tả những đặc điểm cơ bản của chúng. - Các chuyên đề trong CSDL đƣợc thiết lập trong ArcGIS theo các feature dataset bao gồm nhiều nhóm lớp đối tƣợng, mỗi lớp đối tƣợng trong mô hình đƣợc gọi là feature class, một lớp đối tƣợng (feature class) có các đối tƣợng, một đối tƣợng đƣợc gọi là feature. - Các đối tƣợng địa lý trong CSDL sẽ đƣợc quản lý theo chuyên đề. - Trong một lớp, các đối tƣợng phải đồng nhất về mô hình không gian (hoặc là điểm, hoặc là đƣờng, hoặc là vùng) và đƣợc lƣu ở khuôn dạng SHP của ArcGIS. - Các đối tƣợng địa lý trong CSDL phải đƣợc định nghĩa rõ ràng và lập thành danh mục đối tƣợng. - Việc đặt tên cho các chuyên đề (feature dataset), các lớp đối tƣợng (feature class) phải tuân thủ theo nguyên tắc: có tính hệ thống, nhất quán và logic. - Mỗi đối tƣợng địa lý phải đƣợc gán một mã (code) riêng và có tính duy nhất. Trong CSDL đối tƣợng địa lý đƣợc quản lý thông qua mã (code). Mã (code) gồm 3 thành phần đại diện cho chuyên đề, lớp và đối tƣợng. Để có thể sẵn sàng tích hợp với CSDL địa lý quốc gia, cần vận dụng triệt để cách đặt mã (code) nhƣ trong "Danh mục đối tƣợng địa lý cơ sở quốc gia". b. Thiết kế cấu trúc CSDL GIS thông tin thuộc tính - Cấu trúc CSDL thuộc tính phải đồng nhất và bao gồm: tên thuộc tính, mã thuộc tính, kiểu dữ liệu, đơn vị, giá trị, mô tả thuộc tính. 47 - Cấu trúc CSDL thuộc tính của các lớp đối tƣợng địa lý cùng loại có mặt trong cả 2 hoặc nhiều chuyên đề phải có tên thuộc tính, mã thuộc tính, kiểu dữ liệu, đơn vị đo, độ lớn của trƣờng... hoàn toàn giống nhau. Dữ liệu thông tin thuộc tính đƣợc tổ chức quản lý theo mô hình dữ liệu quan hệ: thông tin thuộc tính đối tƣợng đƣợc lƣu trữ quản lý trong bảng dữ liệu có cấu trúc kiểu dòng - cột trong đó mỗi dòng là một bản ghi tƣơng ứng với một thực thể và mỗi cột chứa một thuộc tính của thực thể. Trong các phần mềm ứng dụng GIS mối liên kết giữa các bản ghi trong cơ sở thông tin thuộc tính với đối tƣợng địa lý trong cơ sở dữ liệu không gian địa lý cấu thành thông tin đầy đủ của mỗi đối tƣợng địa lý đƣợc thể hiện. Cơ sở dữ liệu thông tin thuộc tính đối tƣợng với cấu trúc theo mô hình dữ liệu quan hệ có ƣu điểm: Dữ liệu đƣợc thể hiện dƣới dạng logic nên ngƣời sử dụng không cần hiểu cấu trúc cơ sở dữ liệu mà vẫn sử dụng đƣợc dữ liệu , việc truy cập dữ liệu dễ dàng, đáp ứng đƣợc việc truy cập, sử dụng, phân tích dữ liệu bằng SQL (Structured Query Language), dễ dàng thực hiện đƣợc toàn vẹn dữ liệu, thể hiện đƣợc tính đúng đắn của dữ liệu và dễ thay đổi cấu trúc dữ liệu, dễ phát triển chƣơng trình ứng dụng. Tiến trình thiết kế cơ sở dữ liệu thông tin thuộc tính đối tƣợng chia thành 2 bƣớc: - Trƣớc hết thực hiện thiết kế logic với nội dung chính là mô hình hóa đối tƣợng: biểu diễn khái quát các đối tƣợng và thuộc tính đã đƣợc xác định ở phần trƣớc và mối quan hệ giữa chúng. Trong quá trình thiết kế logic, thực hiện chuẩn hóa cơ sở dữ liệu nhằm loại bỏ dữ liệu dƣ thừa và đảm bảo tính toàn vẹn của dữ liệu. Việc chuẩn hóa đƣợc thực hiện thông qua việc phân tích các thuộc tính đối tƣợng, mối quan hệ không gian giữa các đối tƣợng, phân rã đối tƣợng để giảm thiểu việc trùng lặp dữ liệu trên các bảng khác nhau của các lớp đối tƣợng hoặc trên các bảng khác nhau của các lớp đối tƣợng đồng thời đơn giản hóa cấu trúc cơ sở dữ liệu, xác định mối quan hệ giữa các bảng, chuyển các mối quan hệ nhiều – nhiều thành mối quan hệ một – nhiều làm cơ sở cho bƣớc tiếp theo của tiến trình thiết kế. 48 - Thiết kế vật lý: nội dung của thiết kế vật lý là thiết kế bảng thông tin thuộc tính đối tƣợng. Các bảng đƣợc kế thừa từ các lớp đối tƣợng, trƣờng dữ liệu đƣợc kế thừa từ thuộc tính đối tƣợng, quan hệ giữa các bảng đƣợc kế thừa từ quan hệ đối tƣợng, quan hệ thuộc tính đã đƣợc thiết kế trong quá trình thiết kế logic. Bảng dữ liệu thông tin thuộc tính đƣợc thiết kế đảm bảo nguyên tắc chung: - Tên bảng: đƣợc lựa chọn trên cơ sở tên loại đối tƣợng, tên lớp đối tƣợng đã đƣợc thiết kế ở các bƣớc trên sao cho tránh đƣợc sự xung đột trong cơ sở dữ liệu, tên mỗi bảng là duy nhất trong cơ sở dữ liệu, ngắn gọn, súc tích nhƣng tạo sự gợi ý đến nội dung dữ liệu trong bảng là tốt nhất, có độ dài tối đa không vƣợt quá độ dài cho phép của hệ quản trị cơ sở dữ liệu và tên các bảng đƣợc đặt theo một quy tắc chung, trong đó có sử dụng dấu gạch dƣới để tạo sự tách bạch giữa các từ khi cần thiết. Để phù hợp với các phần mềm GIS hiện nay cùng nhƣ tránh sự thay đổi khi chuyển đổi khuôn dạng dữ liệu, tên bảng đƣợc viết bằng bộ chữ cái tiếng Việt không dấu, font chữ unicode. - Số lƣợng bảng thông tin thuộc tính: kết quả của quá trình thiết kế logic giai đoạn trƣớc đã chỉ ra số lƣợng bảng cần thiết, tuy nhiên trong quá trình thiết kế có thể thay đổi số lƣợng bảng và loại bảng cho phù hợp hơn. - Trƣờng (cột): trƣờng trong bảng đƣợc kế thừa từ thuộc tính đối tƣợng và mối quan hệ đã đƣợc xây dựng trong giai đoạn mô hình hóa đối tƣợng. Mỗi cột trong bảng đƣợc kế thừa từ một loại thuộc tính đối tƣợng đã đƣợc xác định trong giai đoạn thiết kế logic. Kiểu dữ liệu cho mỗi trƣờng đƣợc thiết kế cụ thể trên cơ sở loại thuộc tính đối tƣợng. Độ rộng trƣờng đƣợc thiết kế trên cơ sở kiểu dữ liệu đã lựa chọn và kích thƣớc thông tin lớn nhất trong miền giá trị của trƣờng. Thiết kế kiểu dữ liệu và kích thƣớc trƣờng phải đảm bảo tính toàn vẹn của dữ liệu, tránh dƣ thừa. Kiểu dữ liệu đƣợc lựa chọn dựa trên bản chất của thông tin thuộc tính (Ví dụ nhƣ thông tin đối tƣợng phục vụ cho quá trình tính toán sau này cần đƣợc thể hiện theo kiểu số nguyên hoặc số thực tùy theo yêu cầu sử dụng, mã định danh đối tƣợng tuy là chữ số Ả rập song cần phải thể hiện trong dữ liệu theo 49 kiểu ký tự,…); kích thƣớc trƣờng nhỏ hơn yêu cầu làm mất mát thông tin và lớn hơn yêu cầu thực tế làm tăng dung lƣợng dữ liệu và bất tiện khi kết quả sử dụng dữ liệu sau này đƣợc đƣa ra dƣới dạng bảng. Bảng dữ liệu có khóa chính cho một hoặc một số trƣờng để định danh duy nhất cho 1 đối tƣợng của 1 lớp. Trong mỗi bảng dữ liệu không có một trƣờng nào đƣợc dẫn xuất từ một trƣờng đã có trong bảng và không có trƣờng lặp lại. Để đảm bảo sự không lặp lại của một trƣờng trong một bảng, quá trình thiết kế logic cần phải xác định và mô hình hóa quan hệ giúp cho quá trình thiết kế vật lý xây dựng bảng kết nối, bảng con và bảng kiểm tra. Một trong những điều kiện đảm bảo tính chuẩn hóa của cơ sở dữ liệu là tính nhất quán của dữ liệu. Để đảm bảo tính nhất quán của dữ liệu quy định thông tin thuộc tính trong các bảng dữ liệu đƣợc viết bằng bộ chữ tiếng Việt, font chữ unicode, theo nguyên tắc ngữ pháp tiếng Việt. Miền giá trị thông tin thuộc tính đƣợc xây dựng trong bƣớc công việc trƣớc là một trong số giải pháp đảm bảo yêu cầu tính nhất quán của dữ liệu. 2.3 Nội dụng các yếu tố quản lý rừng lớp phủ rừng Theo nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 do Chính phủ ban hành về việc thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng thì trách nhiệm quản lý và bảo vệ rừng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn [7]. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chịu trách nhiệm trƣớc Chính phủ thực hiện việc thống nhất quản lý Nhà nƣớc về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trong cả nƣớc. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phân cấp quản lý xuống từng địa phƣơng lập hồ sơ quản lý rừng bao gồm những số liệu về diện tích và tình trạng rừng, về tình hình quản lý rừng và bản đồ kèm theo thể hiện đến lô rừng. Hồ sơ quản lý rừng đƣợc lập cho từng cấp xã, đƣợc lƣu một bản tại Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và một lƣu tại phòng chức năng cấp huyện và một lƣu tại Ủy ban Nhân dân cấp xã. Hồ sơ quản lý rừng là lý lịch rừng đƣợc lập cho từng lô rừng đƣợc điều tra tại thực địa thuộc một trong ba loại rừng, gắn với chủ quản lý rừng tại các đơn vị hành chính và đƣợc chỉnh lý, cập nhật thƣờng xuyên những biến động sau mỗi kỳ kiểm kê rừng để 50 làm căn cứ cho việc thống kê rừng hàng năm. Hồ sơ quản lý rừng bao gồm những số liệu về diện tích, trữ lƣợng rừng, phƣơng án điều chế rừng (nếu có) và tình hình quản lý sử dụng đất lâm nghiệp, bản đồ kèm theo thể hiện đến lô quản lý và các tài liệu về quy hoạch, kế hoạch, dự án hoặc đề án liên quan đến lô quản lý đã đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt. Hồ sơ quản lý rừng gồm có:[7] - Hồ sơ quản lý từng tiểu khu rừng: Kết quả của kỳ kiểm kê rừng, thống kê đƣợc cập nhật vào hồ sơ quản lý rừng của từng tiểu khu. Hồ sơ đƣợc lập cho từng tiểu khu và đƣợc đánh số theo lô nếu có. - Hồ sơ quản lý rừng cấp xã: bao gồm sổ quản lý rừng của xã, sổ theo dõi, ghi chép thống kê diện tích, trữ lƣợng rừng hàng năm. Trong sổ quản lý rừng ghi đầy đủ hiện trạng của lô quản lý rừng nhƣ: ký hiệu lô, khoảnh, tiểu khu, diện tích, trữ lƣợng; kết quả theo dõi biến động, bản đồ hiện trạng rừng .... - Hồ sơ quản lý rừng cấp huyện: các biểu thống kê, kiểm kê diện tích và trữ lƣợng rừng của các xã, bản đồ hiện trạng rừng, sổ theo dõi đất, ... - Hồ sơ quản lý rừng cấp tỉnh: các biểu thống kê, kiểm kê diện tích và trữ lƣợng rừng của các xã, bản đồ hiện trạng rừng, sổ theo dõi đất, kế hoạch quy hoạch bảo vệ rừng .... Quản lý thông tin rừng: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai nỗ lực để tích hợp các dữ liệu và thông tin về tài nguyên rừng, quản lý rừng và các hoạt động kinh tế rừng Việt Nam. Hệ thống Quản lý Thông tin rừng (FOMIS – Forest Operation Management Information System) là một cố gắng ban đầu nhằm đối chiếu, tích hợp và công bố các thông tin về rừng. Nỗ lực này đang đƣợc tăng cƣờng nhờ sự hỗ trợ từ dự án FOMIS, nhằm cung cấp một cơ sở chuyên nghiệp hơn cho việc quản lý dữ liệu làm nền tảng cho FOMIS và tăng cƣờng cơ hội ứng dụng trong quản lý rừng, nhƣ việc xây dựng kế hoạch phát triển rừng cho các tỉnh. Đợt điều rừng quốc gia lần thứ 4 (NFI – National Forest Investigate) đƣợc hoàn thành trong năm 2010. Chƣơng trình Giám sát và Điều tra rừng Quốc gia 51 (NFIMP – National Forest Investigate and Monitor Program) đã xây dựng một cách tiếp cận mới để thực hiện NFI, theo đó chức năng quản lý thông tin rừng sẽ đƣợc đặt tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chứ không phải tại Viện Quy hoạch và Điều tra Rừng nhƣ trƣớc đây. Hệ thống MRV (Monitor, Report, Verify – Hệ thống điều tra, giám sát, và báo cáo) sẽ cung cấp thông tin cho các mục đích sử dụng vì nó có thể trở thành cơ sở dữ liệu toàn diện nhất về tài nguyên rừng và ngƣời sử dụng tài nguyên rừng. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự định tích hợp cả ba hệ thống FOMIS, NFI và MRV thành một nguồn thông tin duy nhất về tài nguyên rừng ở Việt Nam. Quản lý và bảo vệ rừng là một lĩnh vực tƣơng đối rộng lớn bao gồm hàng loạt các biện pháp quản lý bảo vệ rừng khác nhau nhƣ quản lý bảo vệ bằng hệ thống lâm luật, chính sách, các nghị định nhƣ giao đất, giao rừng, phòng chống lửa rừng… - Bảo vệ và chấp hành nghiêm chỉnh đƣờng lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc. - Kiên quyết chặn đứng tình trạng phá rừng trái phép, vận dụng mọi biện pháp để ngăn chặn tình trạng gây cháy rừng, kiên quyết đấu tranh và trừng trị nghiêm ngặt các hiện tƣợng tham ô, đầu cơ, tàng trữ, vận chuyển và kinh doanh trái phép lâm sản, cố ý làm sai chế độ chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc, gây thiệt hại lớn đến tài nguyên rừng, vật tƣ lâm sản, bảo đảm việc cung ứng lâm sản kịp thời, đầy đủ theo yêu cầu kế hoạch Nhà nƣớc và phục vụ nhu cầu đời sống của nhân dân. - Nêu cao trách nhiệm bảo vệ rừng và quản lý thống nhất vật tƣ lâm sản trong ngành lâm nghiệp, phát huy quyền làm chủ tập thể của quần chúng trong việc thực hiện Pháp lệnh quy định việc bảo vệ rừng và các văn bản của Nhà nƣớc về thống nhất quản lý vật tƣ lâm sản, đặc sản rừng, đƣa công tác bảo vệ rừng và khai thác, chế biến, cung ứng gỗ và lâm sản đi vào nền nếp. - Cấp thu hồi các loại giấy phép hoạt động trong nghành lâm nghiệp - Hƣớng dẫn, kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong hoạt động lâm nghiệp. 52 - Thực hiện công tác thống kê, thông tin về tổ chức và hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp. - Tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dƣỡng, quản lý nguồn nhân lực cho hoạt động quản lý. Trƣớc đây vấn đề quản lý và sử dụng rừng và đất rừng chỉ đơn thuần là việc khai thác các sản phẩm của rừng mà ít chú trọng tới việc bảo vệ, tái tạo và phát triển vốn rừng cũng nhƣ việc phát huy vai trò của rừng trong việc bảo vệ môi trƣờng sinh thái. Cảnh quan rừng ở Việt Nam đã biến đổi rất nhiều theo thời gian: tình trạng khai thác tài nguyên quá mức và chuyển đổi đất rừng sang các mục đích sử dụng khác khiến cho tài nguyên rừng bị suy giảm và đa dạng sinh học rừng trở nên cạn kiệt. Sau gần hai thập kỷ thực hiện các chƣơng trình trồng rừng, tình trạng suy giảm độ che phủ rừng đã giảm, nhƣng các cánh rừng tự nhiên vẫn không ngừng suy thoái. Rừng là một thể tổng hợp phức tạp có mối quan hệ qua lại giữa các cá thể trong quần thể, giữa các cá thể trong quần xã và có sự thống nhất giữa chúng với hoàn cảnh trong tổng hợp đó.Lớp phủ rừng đƣợc xác định nhƣ sau: - Nguồn gốc của rừng chính là nguồn gốc phát sinh ra rừng: rừng tự nhiên và rừng trồng. Để xác định nguồn gốc của rừng phải dựa vào đặc trƣng hình thái bên ngoài để nhận biết. Rừng trồng là thuần loài không phân chia tầng thứ, nếu là rừng hỗn hợp thì cũng rất ít loài và thứ tự cây trồng cũng rất ổn định[7]. - Tuổi rừng là thời gian sinh trƣởng của rừng ở một thời kỳ nhất định, thể hiện ở tuổi của loài cây cấu tạo rừng (đối với rừng thuần loài) hoặc ở tuổi trung bình của một số loài cây chính chiếm tầng trên (đối với rừng hỗn loài). Do cây rừng có đời sống dài nên thƣờng dùng khái niệm cấp tuổi để biểu thị trạng thái tuổi của rừng. Những loài cây ôn đới sinh trƣởng chậm, đời sống dài nên cấp tuổi dài hơn so với những loài cây nhiệt đới mọc nhanh, đời sống ngắn. Cấp tuổi của cây rừng ôn đới có thể là 20 - 30 năm một cấp tuổi, cấp tuổi của cây rừng nhiệt đới thƣờng là 5 10 năm một cấp tuổi. Đối với những loài cây nhiệt đới gỗ quý mọc chậm, cấp tuổi có thể kéo dài hơn. Đặc biệt, đối với những loài tre, nứa có tuổi khai thác sớm, có thể dùng đơn vị năm để biểu thị cấp tuổi. Căn cứ vào tuổi rừng và cấp tuổi, phân biệt: rừng đều tuổi tuyệt đối, rừng đều tuổi tƣơng đối và rừng khác tuổi. Rừng đều 53 tuổi tuyệt đối: tất cả các cá thể cây rừng đều cùng một tuổi. Rừng đều tuổi tƣơng đối: tuổi của tất cả các cá thể cây rừng chênh lệch nhau trong phạm vi một cấp tuổi. Rừng khác tuổi: các cá thể cây rừng phân bố ở nhiều cấp tuổi khác nhau[7]. - Số lô là đơn vị nhỏ nhất trong hệ thống quản lý rừng, thống kê tài nguyên rừng, lô rừng đƣợc chia ra từ các khoảnh. Căn cứ vào trạng thái rừng để phân chia khoảnh ra các lô, lô rừng phải có cùng một trạng thái nhằm đảm bảo cho lô rừng đƣợc thực hiện thống nhất một biện pháp kỹ thuật tác động, thuận tiện cho việc quản lý và thi công; tên lô rừng đƣợc ghi theo từng khoảnh, trong cùng một khoảnh tên các lô rừng không đƣợc trùng nhau[7]. - Số khoảnh là đơn vị quản lý rừng đƣợc phân chia ra từ tiểu khu rừng, khoảnh có ranh giới ổn định, dễ xác định vị trí, ranh giới trên thực địa, thuận lợi trong quản lý và chỉ đạo sản xuất; mỗi khoảnh có diện tích trung bình 100 ha, số hiệu khoảnh đƣợc đánh số theo từng tiểu khu. Trƣờng hợp khoảnh chƣa phân chia ra các lô rừng thì khoảnh là đơn vị thống kê tài nguyên rừng[7]. - Tiểu khu là đơn vị cơ bản trong hệ thống quản lý rừng, tiểu khu rừng có ranh giới cố định đƣợc bao gồm trọn một số khoảnh và thuận lợi cho việc quản lý khu rừng. Mỗi tiểu khu có diện tích trung bình 1.000 ha, số hiệu tiểu khu đƣợc đánh số theo một hệ thống trong phạm vi của cấp tỉnh[7] - Mã 3 loại rừng (Mã 3LR) bao gồm: rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất và đất ngoài lâm nghiệp[7]. - Tên xã là địa danh của xã có rừng - Tên huyện là địa danh của huyện có rừng - Độ dốc: Độ dốc (Không có đơn vị) = (Độ cao chênh lệch giữa 2 vị trí)/(khoảng cách giữa 2 điểm khi chiếu xuống mặt bằng) = tg(góc lệch giữa 2 vị trí) - Lượng mưa là chiều dày của lớp nƣớc mƣa tại một địa điểm nào đó. (Không để bị thấm xuống đất và bị bốc hơi). Đơn vị của lƣợng mƣa thƣờng đƣợc sử dụng là milimet (mm) và tính số lẻ đến 0,1mm[7]. 54 - Tầng dầy của rừng là tỷ số giữa tổng tiết diện ngang của 1ha trên tổng tiết diện ngang của 1ha lâm phần chuẩn. Nó có ý nghĩa nhƣ một tiêu chí để đánh giá tài nguyên rừng[7] - Năm trồng rừng là năm trồng rừng đối với rừng trồng. - Cảnh báo cháy rừng là cấp độ dự báo cháy rừng đƣợc chia 5 cấp độ là: + Cấp độ I: Ít có khả năng cháy rừng. + Cấp độ II: Có khả năng cháy rừng. + Cấp độ III: Có khả năng dễ cháy rừng. + Cấp độ IV: Có khả năng cháy lớn. + Cấp độ V: Có khả năng cháy lớn và lan nhanh. - Ranh giới rừng là bao gồm cột mốc, tƣơng bao, cây bụi, đƣờng hòa, ranh … để phân từng khu rừng, loại rừng. - Tên rừng là tên thƣờng gọi của rừng . - Năm kiểm kê là năm thực hiện kiểm kê rừng. - Tên chủ quản là tên cơ quan, tổ chức hay cá nhân quản lý rừng. - Diện tích rừng là cơ sở để xác định trữ lƣợng của rừng. - Kiểu rừng là kiểu rừng đƣợc đánh giá theo mức độ rừng giàu, rừng nghèo hay chức năng sử dụng của rừng… - Chức năng sử dụng của rừng đƣợc phân theo mục đích sử dụng. - Trữ lượng rừng là số lƣợng của cây rừng trên 1 ha rừng. - Tác động của con người đến rừng là bao gồm những tác động tốt và xấu nhƣ trồng rừng, chặt phá rừng, khai thác rừng … 55 CHƢƠNG 3 - XÂY DỰNG CSDL GIS PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUẢN LÝ LỚP PHỦ RỪNG TỈNH ĐẮK LẮK 3.1 Khái quát khu vực nghiên cứu 3.1.1 Đặc điểm chung của tỉnh Đắk Lắk Đắk Lắk nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, đầu nguồn của hệ thống sông Sêrêpôk và một phần của sông Ba. Phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai, phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng phía Tây Nam giáp tỉnh Đắk Nông, phía Đông giáp tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hòa, phía Tây giáp Vƣơng quốc Cam Pu Chia : Đắk Lắk nằm giữa 12o09’45” và 13o25’06” vĩ Bắc, Từ 107o28’57” đến 108o59’37” kinh độ Đông. Hình 3.1 Bản đồ hành chính tỉnh Đắk Lắk. Với vị trí địa lý nhƣ vậy Đắk Lắk sẽ là trung tâm giao lƣu hàng hóa, dịch vụ … Đƣờng bộ toàn tỉnh hiện có 397,5 km đƣờng quốc lộ trong đó quốc lộ 14 dài 126 km từ ranh giới tỉnh Gia Lai tới ranh giới tỉnh Đắk Nông, quốc lộ 26 dài 119 km từ ranh giới tỉnh Khánh Hòa đến thành phố Buôn Ma Thuột, quốc lộ 27 dài 84 km từ thành phố Buôn Ma Thuột đến ranh giới tỉnh Lâm Đồng, quốc lộ 14C dài 68,5 km từ ranh giới tỉnh Gia Lai tới ranh giới tỉnh Đắk Nông. 56 Sau khi chia tác tỉnh diện tích đất có rừng của Đắk Lắk là 608.886,2 ha trong đó rừng tự nhiên là 594.488,8 ha, rừng trồng là 14.397,3 ha. Độ che phủ rừng đạt 46,62 %. Rừng Đắk Lắk đƣợc phân bố ở đều khắp các huyện trong tỉnh, đặc biệt là hành lang biên giới giáp Cam Pu Chia. Rừng Đắk Lắk có diện tích và trữ lƣợng lớn nhất nƣớc với nhiều chủng loại gỗ quý hiếm, nhiều loại cây đặc sản vừa có giá trị kinh tế vừa có giá trị khoa học, phân bố trong điều kiện thuận lợi nên tái sinh rừng có mật độ khá lớn. Khoáng sản với trữ lƣợng khác nhau, trong đó một số loại khoáng sản đã đƣợc xác định là sét cao lanh, sét gạch ngói, ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có nhiều loại khoáng sản khác nhƣ Vàng, phốt pho, than bùn, đá quý… có trữ lƣợng không lớn phân bố ở nhiều nơi trong tỉnh. 3.1.2 Công tác quản lý lớp phủ rừng tại tỉnh Đắk Lắk Quản lý rừng ở Đắk Lắk hiện nay đang quản lý theo hệ thống chính sách cam kết của chính phủ là nhân tố quan trọng. Các chính sách liên quan đến quản lý rừng đƣợc hiểu là những chính sách điều tiết, chi phối trực tiếp và có tác động trực tiếp đến việc quản lý sử dụng tài nguyên rừng một cách bền vững. Xuất phát từ mục tiêu đó mà tỉnh Đắk Lắk đã đề ra phƣơng án quản lý rừng nhƣ dƣới đây. Theo phƣơng án quy hoạch sử dụng đất tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020, đất lâm nghiệp đƣợc quy hoạch 664.419,0 ha. Trong quá trình thực hiện rà soát quy hoạch ba loại rừng có 558,5 ha đất sản xuất nông nghiệp (huyện Ea Kar, M’Drăk và Ea Sóup) đƣợc loại ra khỏi quỹ đất lâm nghiệp và 256,5 ha đất lâm nghiệp có khả năng sản xuất nông nghiệp Vƣờn Quốc gia Yôk Đôn giao lại cho địa phƣơng quản lý sử dụng; mặt khác có 2.150,0 ha đất lâm nghiệp ở huyện Cƣ M’Ga do Trung đoàn 584 quản lý chƣa đƣợc thống kê vào đất lâm nghiệp và 7.881,0 ha đất chƣa sử dụng là trạng thái IA, IB. IC thuộc các huyện Lăk, M’Drăk, Krông Bông, Krông Păk, Ea H’Leo, Ea Kar, Krông Ana, Krông Buk và thành phố Buôn Ma Thuột đƣợc quy hoạch thêm vào quỹ đất lâm nghiệp. Nhƣ vậy, tổng diện tích quy hoạch cho ngành lâm nghiệp là 673.635,0 ha. 57 Căn cứ vào phƣơng pháp phân cấp đã trình bày ở phần trên, rừng Đắk Lắk đƣợc phân loại để quản lý nhƣ sau: a. Rừng đặc dụng - Diện tích rừng đặc dụng đƣợc quản lý phân theo đơn vị hành chính cấp huyện. Diện tích đất lâm nghiệp quy hoạch cho rừng đặc dụng là 224.030,3 ha, phân bố ở 8/13 huyện, thành phố. - Diện tích rừng đặc dụng đƣợc quản lý phân theo loại rừng đặc dụng. Đắk Lắk là một trong những tỉnh có nhiều khu rừng đặc dụng nhất ở nƣớc ta, với 07 khu rừng đặc dụng, trong đó: có 02 Vƣờn quốc gia, 04 Khu bảo tồn thiên nhiên và 01 Khu Bảo vệ cảnh quan. - Diện tích rừng đặc dụng quản lý phân theo danh mục các tiểu khu rừng đặc dụng. Kết quả rà soát quy hoạch rừng đặc dụng cho thấy, rừng đặc dụng của tỉnh thuộc 242 tiểu khu, trong đó: Vƣờn quốc gia 172 tiểu khu; Khu Bảo tồn Thiên nhiên 57 tiểu khu và Khu Bảo vệ cảnh quan 13 tiểu khu. b. Rừng phòng hộ - Diện tích rừng phòng hộ đƣợc quản lý phân theo đơn vị hành chính cấp huyện. Rừng phòng hộ có ở 10 huyện và thành phố Buôn Ma Thuột, nhƣng về cơ cấu diện tích thì rừng phòng hộ phân bố không đồng đều trên phạm vi các huyện. Các huyện M’Drăk, Lăk và Krông Bông do có địa hình chia cắt phức tạp nên có diện tích phòng hộ lớn. Điều này lý giải rằng yếu tố địa hình (đai cao, độ dốc) là các nhân tố chính quyết định nhu cầu phòng hộ ở từng địa bàn. Kết quả rà soát quy hoạch rừng phòng hộ phân theo đơn vị hành chính của tỉnh Đắk Lắk. - Diện tích rừng phòng hộ phân theo đơn vị chủ quản. Diện tích rừng phòng hộ tập trung ở 03 nhóm chủ quản lý là Doanh nghiệp nhà nƣớc, Ban quản lý và ủy ban nhân dân (UBND) các xã. c. Rừng sản xuất - Diện tích rừng sản xuất đƣợc quản lý phân theo đơn vị hành chính và đƣợc phân theo đến đơn vị hành chính cấp huyện để quản lý. Diện tích rừng sản xuất có ở tất cả các huyện và thành phố trong tỉnh, nhƣng phân bố không đồng đều. 58 - Diện tích rừng sản xuất đƣợc quản lý theo đơn vị chủ quản. Diện tích rừng sản xuất trên địa bàn tỉnh đƣợc phân theo 7 nhóm đơn vị chủ quản là Doanh nghiệp nhà nƣớc, Ủy ban nhân dân, Ban quản lý, Lực lƣợng vũ trang, Cộng động dân cƣ, Liên doanh, Hộ gia đình. - Diện tích rừng sản xuất đƣợc quản lý phân theo loại hình rừng sản xuất. Căn cứ vào Điều 34 của Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 08 năm 2006 của Thủ tƣớng Chính phủ, về Phân loại rừng sản xuất thì tỉnh Đắk Lắk bao gồm 02 loại rừng sản xuất là rừng tự nhiên và rừng trồng. 3.2 Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS phục vụ công tác quản lý rừng 3.2.1. Khảo sát thực tế và phân tích nhu cầu sử dụng thông tin, ứng dụng công nghệ Để phục vụ cho việc xây dựng CSDL GIS phục vụ công tác quản lý rừng ta cần phải khảo sát thực tế và phân tích nhu cầu sử dụng thông tin, ứng dụng công nghệ trong quản lý lớp phủ rừng. Để phục vụ xác định nội dung cho CSDL GIS đƣợc xây dựng ngoài những yếu tố nội dung nền địa lý xây dựng cơ sở dữ liệu nền địa hình, bản đồ hiện trạng rừng và các bản đồ chuyên đề về rừng và các số liệu khác thì các yếu tố nội dung chuyên đề về CSDL lớp phủ rừng cần phải đƣợc khảo sát, nghiên cứu, lấy ý kiến từ chính ngƣời sử dụng CSDL đó. Việc tìm hiểu này phải thực hiện đƣợc các nội dung sau: - Các chuyên viên, ngƣời sử dụng cơ sở dữ liệu đó đang thực hiện các nghiệp vụ quản lý về lĩnh vực quản lý rừng đƣợc giao nhƣ thế nào, mối liên hệ và phƣơng thức trao đổi các tài liệu, dữ liệu, bản báo cáo thế nào với các lãnh đạo cấp trên hay các đơn vị, mảng mà họ phụ trách. - Tìm hiểu hiện trạng ứng dụng công nghệ tin học trong các nghiệp vụ của các chuyên viên, đồng thời chỉ ra việc ứng dụng công nghệ GIS sẽ giải quyết, trợ giúp đƣợc những vấn đề gì trong công tác quản lý của họ. - Xác định những yêu cầu, mong muốn của các chuyên viên về nội dung mà CSDL cần lƣu trữ và những yêu cầu về việc thể hiện nội dung của bản đồ chuyên đề 59 về lĩnh vực của họ khi đƣợc phát hành trên mạng internet. 3.2.2 Lựa chọn công nghệ xây dựng CSDL, lƣu trữ, xử lý thông tin Từ các kết quả phân tích tổng quan cho thấy bộ phần mềm ArcGIS có thể lựa chọn để xây dựng CSDL lớp phủ rừng bởi các lý do sau: - Tính năng ƣu việt của bộ phần mềm: với số lƣợng ngƣời sử dụng lớn nhất trên thế giới, sản phẩm ArcGIS (của hãng ESRI) luôn đƣợc hoàn thiện và hỗ trợ kỹ thuật tốt nhất so với các sản phẩm cùng loại. Nhiều hệ thống thông tin địa lý qui mô lớn và rất lớn, cài đặt các máy chủ trên nhiều hệ điều hành khác nhau nhƣ Windows, Linux, Sun Solaris, AIX... đem lại hiệu quả cao. - Tính năng vƣợt trội của giải pháp xây dựng CSDL: phần mềm ArcSDE của ArcGIS cho phép lƣu trữ và quản lý thông tin theo CSDL không gian (Geodatabase) một ngƣời dùng và đa ngƣời dùng. CSDL quản lý theo mô hình dữ liệu quan hệ đối tƣợng, dễ dàng chuyển đổi ra các định dạng chuẩn hiện đại khác nhau của quốc tế. Cơ chế hoạt động theo kiến trúc khách/chủ 3 lớp trên Intranet đã đảm bảo tối ƣu hóa trong quản lý, lƣu trữ, tra cứu, chuẩn hóa, cập nhật, bảo mật... cho dữ liệu, đã tạo nên một quy trình xây dựng CSDL hoàn chỉnh và thống nhất. - ArcMap cung cấp các công cụ phân tích, biên tập và trình bày dữ liệu. - ArcCatalog đƣợc sử dụng để tổ chức và quản lý các loại dữ liệu nền thuộc các khuôn dạng khác nhau bao gồm tệp tin coverage của ArcInfo, *.shp của ArcView, các tệp tin thông tin thuộc tính *.dbf, các tệp tin *.dgn (của Microstation), *.DWG (của AutoCAD). Ngoài ra, ArcCatalog còn hỗ trợ: tạo các thƣ mục lƣu trữ dữ liệu. tạo, hiển thị và quản lý metadata; xác định, xuất và nhập các giản đồ và các thiết kế; tìm kiếm và lƣớt dữ liệu HTTTĐL trong mạng nội bộ và trên internet. - ArcToolbox cung cấp các công cụ hỗ xử lý, phân tích, chuyển đổi khuôn dạng dữ liệu, chuyển đổi hệ quy chiếu cho các bộ dữ liệu. - ModelBuider là phần mềm hỗ trợ xây dựng mô hình quy trình các bƣớc công nghệ cần thực hiện trong quá trình xử lý dữ liệu bao gồm các công cụ, các tập lệnh và dữ liệu. - ArcSDE đƣợc sử dụng để quản lý dữ liệu tập trung trong quá trình xây dựng CSDL nền địa lý. 60 - Sử dụng phần mềm VMP Editor để xây dựng Metadata ở dạng .xml cho tỉnh Đắk Lắk. 3.2.3. Quy trình xây dựng Quy trình xây dựng đƣợc thực hiện theo sơ đồ hình 3.2 gồm 3 bƣớc chính nhƣ sau: 3.2.3.1 Xây dựng metadata Metadata bao gồm các thông tin mô tả phạm vi địa lý, cấu trúc, nội dung và chất lƣợng dữ liệu đồng thời chứa đựng các thông tin về khả năng tiếp cận bộ dữ liệu. Trong phần thử nghiệm sử dụng phần mềm VMP Editor để thành lập Metadata ở dạng .xml cho tỉnh Đắk Lắk nhƣ sau: 1. Tên của tập dữ liệu Metadata: CSDL_LỚP PHỦ RỪNG TỈNH ĐẮK LẮK 2. Ngôn ngữ đƣợc sử dụng để xây dựng dữ liệu Metadata: Tiếng Việt. 3. Bảng mã ký tự đƣợc sử dụng để xây dựng dữ liệu Metadata: UTF- 8. 4. Mô tả tổng quan về dữ liệu Metadata: “Cơ sở dữ liệu lớp phủ rừng tỉnh Đắk Lắk 1/50.000 do Phạm Thị Thanh Mai học viên lớp cao học chuyên ngành Bản đồ Viễn thám và GIS K12…” - Ngày lập: 25/03/2015 - Phiên bản của dữ liệu Metadata: Version 1.0..... 61 Hình 3.4 Thành lập siêu dữ liệu Metadata cho CSDL Lớp Phủ rừng tỉnh Đắk Lắk 3.2.3.2 Chuẩn các lớp thông tin của sơ sở dữ liệu GIS phục vụ công tác quản lý rừng tỉnh Đắk Lắk Chuẩn hoá dữ liệu không gian: Là quá trình chuẩn hoá thuộc tính không gian của dữ liệu địa lý sao cho đáp ứng đƣợc các yêu cầu về mô hình dữ liệu không gian của đối tƣợng địa lý. Các yêu cầu này đƣợc quy định trong lƣợc đồ ứng dụng UML. Chuẩn hoá thuộc tính chủ đề: Là quá trình chuẩn hoá thuộc tính chủ đề của đối tƣợng địa lý sao cho đáp ứng đƣợc các yêu cầu về thuộc tính chủ đề của mỗi đối tƣợng địa lý quy định trong lƣợc đồ ứng dụng UML. Phân tích dữ liệu đã có Cơ sở dữ liệu nền địa lý: Bao gồm 7 lớp dữ liệu nhƣ sau a) Lớp cơ sở toán học: bao gồm các thông tin, các điểm toa độ và độ cao các cấp hạng. 62 b) Lớp thủy hệ: Các yếu tố thuộc nhóm này bao gồm hệ thống sông ngòi lớn, hệ thống sông ngòi nhỏ, hệ thống kênh mƣơng, đê, bãi cát kèm theo ghi chú và các thuộc tính đặc trƣng của các đối tƣợng. c) Lớp địa hình: Thể hiện đặc trƣng về dáng địa hình của khu vực bằng hệ thống các đƣờng bình độ, điểm độ cao và các kiểu địa hình đặc biệt nhƣ khu vực núi đá vôi… d) Lớp giao thông: Thể hiện mạng lƣới giao thông trong vùng bao gồm các loại đƣờng sắt, đƣờng bộ, sân bay, bến bãi (ga, đƣờng sắt, bến ô tô, bến phà...) và các thiết bị phụ thuộc cầu giao thông, cống giao thông. e) Lớp dân cƣ cơ sở hạ tầng: Biểu thị các vùng dân cƣ và các thuộc tính của vùng dân cƣ nhƣ tên gọi, kiểu dân cƣ (nông thôn, thành thị)... f) Lớp biên giới địa giới: Bao gồm đƣờng biên giới quốc gia; địa giới hành chính các cấp xã (phƣờng, thị trấn), huyện (quận, thị xã), tỉnh (thành phố); tên gọi và trung tâm hành chính các cấp. g) Lớp phủ bề mặt: thể hiện các đƣờng khoanh bao và mã của các loại đất khác nhau (khu dân cƣ, khu trồng cây nông nghiệp, khu nuôi trồng thủy sản...). Cơ sở dữ liệu hiện trạng rừng bao gồm 6 lớp dữ liệu trong đó có 2 lớp về giao thông và thủy hệ nêu ở trên 4 lớp về cơ sở hiện trạng rừng nhƣ sau: a) Lớp hiện trạng rừng thể hiện các thông tin về rừng nhƣ loại đất loại rừng, năm trồng rừng, tuổi rừng, kiểu rừng, diện tích rừng, diện tích dự báo, diện tích rừng bị khai thác, diện tích rừng bị phá, diện tích rừng trồng mới, cảnh báo mức độ cháy rừng, … b) Lớp ranh giới rừng bao gồm ranh giới lớp phủ bề mặt và ranh giới các lô, các khoảnh rừng, ranh giới các khu rừng ví dụ nhƣ phân khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ… c) Lớp thực vật bao gồm các phủ thực vật của rừng 63 d) Lớp hiện trạng cây lâu năm thể hiện các thông tin nhƣ số hiệu khoảnh, số hiệu lô, diện tích, loại đất loại rừng mới… Tài liệu khác ( tài liệu chuyên đề về rừng ): bản đồ quy hoạch ba loại rừng tỉnh Đắk Lắk tỷ lệ 1/100.000 đơn vị thực hiện Viện điều tra quy hoạch rừng Bộ NN & PTNN, bản đồ địa giới hành chính 364 đến tháng 8/2011, bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 tỷ lệ 1/50.000 đơn vị thực hiện Cục đo đạc bản đồ Việt Nam, bản đồ hiện trạng rừng tỉnh Đắk Lắk năm 2010 tỷ lệ 1/50.000 đơn vị thực hiện Viện điều tra quy hoạch rừng Bộ NN & PTNN. Số liệu báo cáo 3 loại rừng và số liệu hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp năm 2010 Chi cục Kiểm Lâm tỉnh Đắk Lắk. Đánh giá và kiểm tra dữ liệu: Đánh giá và kiểm tra chất lƣợng dữ liệu: Là quá trình kiểm tra chất lƣợng dữ liệu theo các yêu cầu chất lƣợng dữ liệu cho từng loại đối tƣợng địa lý. Các yêu cầu chất lƣợng này đƣợc quy định trong Quy định kỹ thuật dữ liệu nền địa lý tỷ lệ 1/50.000. - Tính hợp chuẩn thông tin địa lý cơ sở Quốc gia. - Tính đầy đủ về phạm vi địa lý. - Tính đúng theo mô hình cấu trúc và nội dung dữ liệu nền địa lý 1/50.000. - Tính đầy đủ và tính chính xác của metadata. Đối với dữ liệu không gian ta cần phải kiểm tra đánh giá về cơ sở toán học, phân loại các đối tƣợng, quan hệ hình học, kiểm tra tính topology, kiểu đối tƣợng và chất lƣợng chuẩn hóa không gian. Đối với dữ liệu thuộc tính kiểm tra tính đầy đủ của các trƣờng thuộc tính, tính gán hợp dữ liệu ở tên trƣờng, kiểu dữ liệu của từng trƣờng thuộc tính, danh từ chung, danh từ riêng, địa danh, tính hợp lý của kiểu dữ liệu trong dữ liệu thuộc tính. 64 Tách lọc, chiết xuất dữ liệu: Tách lọc, chiết xuất dữ liệu: Là quá trình xác định, chuyển đổi đối tƣợng bản đồ thành đối tƣợng địa lý. Quá trình này đƣợc thực hiện tự động thông qua bảng ánh xạ đối tƣợng địa lý - đối tƣợng bản đồ. Tiến hành đánh giá sự liên kết, thống nhất giữa dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính; hiện trạng cập nhật của cơ sở dữ liệu chung. So sánh các lớp thông tin không gian của cơ sở dữ liệu nền địa lý, cơ sở dữ liệu hiện trạng rừng với cơ sở dữ liệu lớp phủ rừng. Dựa vào nội dung và nhiệm vụ, tiêu chí đặt ra của cơ sở dữ liệu lớp phủ để tách lọc những lớp thông tin cần thiết. Xây dựng cấu trúc CSDL: Cơ sở dữ liệu GIS để phục vụ công tác quản lý lớp phủ rừng tỉnh Đắk Lắk đƣợc xây dựng dựa trên các chuẩn về thông tin địa lý đó là các chuẩn: Chuẩn thuật ngữ, chuẩn hệ thống tham chiếu không gian, chuẩn mô hình cấu trúc dữ liệu, chuẩn phân loại đối tƣợng, chuẩn trình bày hiển thị, chuẩn về chất lƣợng dữ liệu không gian, chuẩn về siêu dữ liệu Metadata, chuẩn về mã hóa trao đổi dữ liệu. + Lựa chọn cơ sở toán học * Chọn hệ quy chiếu và hệ tọa độ Để có thể xử lý các dữ liệu trong môi trƣờng hệ thông tin địa lý, các CSDL GIS phục vụ công tác quản lý lớp phủ rừng tại tỉnh Đắk Lắk phải cùng đƣợc thành lập trên một cơ sở toán học thống nhất (cùng một hệ tọa độ, lƣới chiếu, tỷ lệ…). Cơ sở dữ liệu GIS phục vụ công tác quản lý lớp phủ rừng tỉnh Đắk Lắk thành lập ở hệ quy chiếu và Hệ tọa độ Quốc gia VN2000: Lƣới chiếu UTM Quốc tế, múi 6o, kinh tuyến TW Lo = 105o, hệ số biến dạng k0 = 0,9996; Ellipsoid WGS84 đƣợc định vị phù hợp với lãnh thổ Việt Nam . * Chọn tỷ lệ không gian và tỷ lệ nội dung Về mặt hình thức, CSDL GIS đƣợc lƣu dƣới dạng số, do vậy chúng không có tỷ lệ về không gian. Nó cho phép làm việc theo đơn vị thực, ví dụ kilômét trên thực địa. Các thông tin trong một mô hình gắn liền với những điều kiện đã xác định, có liên quan đến dữ liệu ban đầu dùng để tạo mô hình – đƣợc hiểu là tỷ lệ nội dung. Do vậy coi tỷ lệ nội dung của mô hình nằm trong: 65 - Độ chính xác hình học. - Số lƣợng lớp đối tƣợng trong mỗi lớp của mô hình, số lƣợng và kiểu đặc tính. - Chi tiết của bậc dữ liệu trong tổng quát hóa tỷ lệ. Đối với từng đặc tính nhƣ vậy, cần xác định tỷ lệ nội dung khác nhau. Khuôn khổ và tỷ lệ các bản đồ trình bày trên Web có thể biến đổi một cách rất linh hoạt. Tuy nhiên mức độ chi tiết của các đối tƣợng địa lý và thông tin thuộc tính sẽ tùy thuộc vào các mức nhìn khác nhau. Trong thành lập bản đồ giấy, tỷ lệ đƣợc xác lập theo diện tích lãnh thổ, do kích thƣớc của giấy và máy in có hạn. Mối quan hệ đó không xảy ra trong môi trƣờng số. Có thể thành lập những mô hình CSDL không phụ thuộc vào độ lớn của lãnh thổ. Để đảm bảo tính chi tiết vừa đủ của nội dung, đáp ứng mục đích của CSDL, luận văn lựa chọn tỷ lệ nội dung cho CSDL GIS phục vụ công tác quản lý lớp phủ rừng tỉnh Đắk Lắk với tỷ lệ là 1: 50 000. + Xác định nội dung của CSDL GIS phục vụ công tác quản lý lớp phủ rừng tại tỉnh Đắk Lắk: Nội dung xây dựng CSDL GIS phục vụ công tác quản lý lớp phủ rừng tại tỉnh Đắk Lắk đƣợc xác định căn cứ vào kết quả khảo sát đánh giá mục tiêu, nhiệm vụ và nhu cầu ứng dụng của GIS trong quản lý rừng cũng nhƣ mong muốn truyền tải nội dụng thông tin của ngành. Cơ sở dữ liệu GIS để phục vụ công tác quản lý lớp phủ rừng tại tỉnh Đắk Lắk bao gồm các yếu tố nội dung nhƣ sau: * Nội dung CSDL nền địa lý Nền địa lý cơ sở địa lý đƣợc xây dựng từ nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/50 000 với nội dung theo lƣợc đồ cơ sở dữ liệu đƣợc thiết kế theo I của phụ lục 1 * Nội dung CSDL chuyên đề lớp phủ rừng tỉnh Đắk Lắk - Lƣợc đồ cơ sở dữ liệu đƣợc thiết kế theo II của phụ lục 1 66 Đề mục dữ liệu và các TT Nội dung lớp thông tin 1 2 Loại đối tƣợng không gian Các thông tin thuộc tính Mã định danh, mã đối tƣợng, năm kiểm kê, tên gọi của rừng theo các kiểu phân loại, Thể hiện tên chủ quản, diện tích, kiểu rừng, chức khu vực có Hiện trạng năng sử dụng, trữ lƣợng, tác động của con các loại rừng lớp phủ Vùng ngƣời, nguồn gốc sinh trƣởng, tuổi rừng, số khác nhau rừng lô, số khoảnh, tiểu ku, mã 3 loại rừng, tên trên toàn xã, tên huyện, độ dốc, lƣợng mƣa, tầng dầy tỉnh đất, năm trồng rừng, cảnh báo cháy rừng, rừng trồng mới, khai thác, phá rừng… Mã định danh, mã đối tƣợng, tên trạm kiểm lâm, tên ngƣời quản lý trạm kiểm lâm, địa Các trạm chỉ trạm kiểm lâm, địa chỉ ngƣời quản lý Trạm kiểm kiểm lâm trạm kiểm lâm, số lƣợng súng của trạm. số Điểm lầm trên địa bàn lƣợng ti vi của trạm, số lƣợng nhân viên tỉnh trong trạm, thiết bị chữa cháy, thiết bị cảnh báo cháy, số điện thoại của trạm, số điện thoại của ngƣời quản lý trạm… + Cấu trúc nội dung CSDL GIS về chuyên đề lớp phủ rừng - Cấu trúc các lớp nội dung CSDL nền địa lý tỷ lệ 1/50 000 đƣợc xây dựng theo thiết kế trong phụ lục 2. - Cấu trúc các lớp nội dung CSDL chuyên đề lớp phủ rừng đƣợc xây dựng theo thiết kế trong phục lục 3. 67 Khảo sát và phân tích nhu cầu về CSDL địa lý về CSDL lớp phủ rừng CSDL NỀN ĐỊA LÝ CSDL HIỆN TRẠNG RỪNG TÀI LIỆU KHÁC ( CHUYÊN ĐỀ VỀ RỪNG ) Đánh giá và kiểm tra dữ liệu Tách lọc, triết xuất dữ liệu Xây dựng cấu trúc CSDL cho lớp phủ rừng Chuẩn hóa dữ liệu Chuyển đổi dữ liệu sang khuôn dạng SHP Nhập thông tin thuộc tính Tạo lập metadata Kiểm tra tổng thể CSDL LỚP PHỦ RỪNG Hình 3.2 Quy trình xây dựng CSDL lớp phủ rừng 68 3.2.3.3 Tích hợp CSDL đã đƣợc chuẩn hóa Tích hợp dữ liệu: Là quá trình chuyển dữ liệu địa lý đã đƣợc chuẩn hoá vào cơ sở dữ liệu địa lý lớp phủ rừng đƣợc tổ chức lƣu trữ theo công nghệ Personal Geodatabase. Chọn tệp chứa dữ liệu Feature Class đích trong Personal Geodatabase Personal Geodatabase Khai thác dữ liệu Hình 3.3 Quy trình tích hợp dữ liệu đã chuẩn hóa vào CSDL Có nhiều cách để tích hợp dữ liệu vào Geodatabase. Cách đơn giản nhất sử dụng các chức năng có sẵn của chƣơng trình ArcCatalog là Load Data. Đầu tiên ta phải chọn Feature Class đích để chứa dữ liệu ta cần tích hợp, sau đó ta chọn tệp dữ liệu nguồn của tập cơ sở dữ liệu để load. Các tệp chứa dữ liệu cần phải đƣợc đƣa về cùng một dạng DGN, hay Shapefile, MapInfo…Ngoài ra để tích hợp đƣợc cơ sở dữ liệu các đối tƣợng trong cơ sở dữ liệu phải đảm bảo đƣợc quan hệ không gian của chúng nhƣ cùng cơ sở 69 toán học, phân loại các đối tƣợng, kiểm tra tính topology, kiểu đối tƣợng và phải đảm bảo chất lƣợng chuẩn hóa không gian. 3.2.4 Kết quả thu đƣợc của việc xây dựng CSDL GIS phục vụ công tác quản lý rừng của tỉnh Đắk Lắk Kết quả của việc xây dựng cơ sở dữ liệu GIS phục vụ công tác quản lý lớp phủ rừng ta đƣợc gói CSDL lớp phủ rừng. Hình 3.4 Gói cơ sở dữ liệu toàn tỉnh 70 Hình 3.5 Các lớp trong gói cơ sở dữ liệu toàn tỉnh Hiển thị kết quả của gói cơ sở dữ liệu lớp phủ rừng cho toàn tỉnh Hình 3.6 71 Hình 3.6 Bảng cơ sở dữ liệu lớp phủ rừng Từ kết quả thu đƣợc ta có thể nhập các thông tin thuộc tính của lớp phủ rừng vào cơ sở dữ liệu thông qua các bảng thuộc tính trong các lớp để có thể cập nhật làm mới dữ liệu. 3.3 Sử dụng kết quả CSDL GIS phục vụ công tác quản lý lớp phủ tỉnh Đắk Lắk 3.3.1 Cập nhật CSDL Với mong muốn xây dựng cơ sở dữ liệu để phục vụ công tác quản lý rừng trên địa bàn của tỉnh. Cơ sở dữ liệu phải luôn luôn đƣợc cập nhật, làm mới theo hiện trạng từng vùng từng địa bàn, ta phải đƣa cơ sở dữ liệu xuống từng địa phƣơng để cập nhật và quản lý.Nhƣ vậy từ cơ sở dữ liệu toàn tỉnh ta phải chia nhỏ cơ sơ dữ liệu cho từng khu vực quản lý để tránh việc cập nhật chồng chéo và nhầm lẫn trong công tác cập nhật. Từ một gói cơ sở dữ liệu của tỉnh ta có thể chia ra thành 13 gói dữ liệu cho từng huyện và 1 thành phố, mỗi gói đƣợc chia theo đơn vị hành chính của huyện. Hình 3.7 Các gói cơ sở dữ liệu đƣợc phân theo từng huyện 72 Hình 3.8 Các lớp trong gói cơ sở dữ liệu của huyện Mỗi gói cơ sở dữ liệu của từng huyện cũng có đầy đủ các lớp thông tin về các đối tƣợng trong vùng quản lý và dữ liệu thuộc tính nhƣ gói cơ sở dữ liệu của tỉnh bao gồm: thông tin về cơ sở dữ liệu nền địa lý nhƣ thông tin về lớp phủ bề mặt, thông tin về lớp dân cƣ cơ sở hạ tầng, thông tin về lớp giao thông, thông tin về lớp thủy hệ…., thông tin về lớp phủ rừng, thông tin về lớp trạm kiểm lâm nhƣng chỉ có trong địa bàn của huyện đó. Hiển thị kết quả của gói cơ sở dữ liệu huyện Buôn Đôn hình 3.9 Hình 3.9 Cơ sở dữ liệu lớp phủ rừng phân theo đơn vị hành chính huyện 73 Từ gói cơ sở dữ liệu của từng huyện ta đƣa về cho đơn vị quản lý và cập nhật những biến đổi của rừng theo từng trƣờng thuộc tính có trong cơ sở dữ liệu. Từ cơ sở dữ liệu đó ta có thể đƣa ra đƣợc những bảng đánh giá, thống kê của ngành. 3.3.2 Tổng hợp độ che phủ rừng theo đơn vị hành chính. Rừng bảo vệ và ngăn chặn gió bão, lƣợng đất xói mòn của vùng đất có rừng chỉ bằng 10% lƣợng đất xói mòn của vùng đất không có rừng. Rừng là nguồn gen quý hiếm của con ngƣời, là nơi cƣ trú của các loài động thực vật quý hiếm. Vì vậy tỷ lệ đất có rừng che phủ của một quốc gia là một chỉ tiêu an ninh môi trƣờng quan trọng (Diện tích đất có rừng đảm bảo an toàn môi trƣờng của một quốc gia tối ƣu là > 45% tổng diền tích). Dữ liệu cần cho bài toán độ che phủ của rừng theo đơn vị hành chính thứ nhất là thông tin các đối tƣợng cần nghiên cứu:tên gọi, vị trí, phạm vi nghiên cứu không gian; thứ 2 là thông tin đặc trƣng các đối tƣợng trong quan hệ không gian, thời gian, thuộc tính. Các chỉ tiêu lấy từ bảng thuộc tính của từng lớp, từng trƣờng thuộc tính tƣơng ứng trong CSDL lớp phủ rừng cần thiết để ta có thể đƣa ra đƣợc diện tích của các loại rừng có trên địa bàn từng huyện và diện tích tự nhiên của toàn huyện cần đánh giá. Từ đó ta tổng hợp đƣợc mức độ che phủ của rừng theo đơn vị hành chính cấp huyện của từng huyện rồi đánh giá độ che phủ rừng trung bình của toàn tỉnh. Hình 3.10 dƣới đây là biểu đồ đánh giá mức độ che phủ của rừng theo đơn vị hành chính cấp huyện trên địa bàn tỉnh. Độ che phủ trên toàn tỉnh đạt 46.3%. Sau đó kết quả thống kê đƣợc ta cập nhật vào lớp nền hành chính huyện và đƣợc thể hiện nhƣ bản đồ hình 3.11. Trên bản đồ hình 3.11 các huyện ta thấy có 2 huyện và 1 thành phố: Thành phố Buôn Mê Thuột, huyện Krông Păk, huyện Krông Buk là các huyện có độ che phủ rừng ở mức kém nhất. Các huyện Krông Ana, Krông Năng, Cƣ M’gar có mực độ che phủ trung bình và huyện Buôn Đôn, Ea Súp, Krông Bông, Cƣ Kuin là các huyện có mức độ che phủ tốt nhất, còn các huyện Ea H’Leo, M’Drắk là huyện có 74 mức độ che phủ tốt. Điều này cũng phù hợp với thực tiễn của tỉnh Đắk Lắk hiện nay. Hình 3.10 Biểu đồ thể hiện độ che phủ từng huyện Hình 3.11 Mô hình kết quả đánh giá độ che phủ 75 3.3.3 Tổng hợp diện tích rừng thay đổi theo các nguyên nhân Rừng là lá phổi xanh của trái đất vì vậy làm cho rừng xanh trở lại là vấn đề lớn mà nhiều các quốc gia phải quan tâm. Để thực hiện tốt vấn đề này thì việc ngăn chặn và chấm rứt tình tràng khai thác và chặt phá rừng trái phép, bữa bãi trên lãnh thổ, đồng thời phải khôi phục lại những khu vực đã bị chặt phá. Chính vì vậy ta phải quản lý diện tích rừng bị thay đổi một cách chi tiết, cụ thể và nhƣ thế bài toán diện tích rừng thay đổi theo các đơn vị hành chính là rất cần thiết trong công tác quản lý lớp phủ rừng. Dữ liệu cần cho bài toán diện tích rừng thay đổi theo các nguyên nhân theo đơn vị hành chính thứ nhất là thông tin các đối tƣợng cần nghiên cứu:tên gọi, vị trí, phạm vi nghiên cứu không gian; thứ 2 là thông tin đặc trƣng các đối tƣợng trong quan hệ không gian, thời gian, thuộc tính. Các chỉ tiêu lấy từ bảng thuộc tính của lớp tƣơng ứng từ đó ta tổng hợp đƣợc diện tích rừng thay đổi theo các nguyên nhân cụ thể nhƣ trồng mới, khai thác, phá rừng và chuyển đổi mục đích sử dụng theo đơn vị hành chính cấp huyện nhƣ bảng 3.1dƣới đây: Từ đó ta có biểu đồ thể hiện diện tích rừng theo đổi các nguyên nhân theo đơn vị hành chính cấp huyện. Hình 3.12 Biểu đồ thể hiện sự thay đổi diện tích rừng theo các nguyên nhân 76 Ta thấy huyện EaH’Leo có diện tích rừng thay đổi lớn nhất sau đó đến huyện EaSup, huyện M’Drăk, huyện Lăk. Thành phố Buôn Ma Thuột và huyện Krông Buk là 2 huyện thành phố có diện tích rừng thay đổi không đáng kể, các huyện Buôn Đôn, huyện Krông Bông, Krông Năng, KaKar, Krông Ana có diện tích rừng thay đổi ở mức độ trung bình. Điều này cũng phù hợp với điều kiện tự nhiên và thực trạng của quản lý cơ sở hạ tầng trên địa bàn của tỉnh. Kết quả thông kê đƣợc nhập giá trị trên vào lớp nền hành chính huyện và đƣợc thể hiện nhƣ bản đồ hình 3.13. Trên bản đồ hình 3.13 huyện Ea H’leo là huyện có diện tích rừng thay đổi lớn nhất với diện tích thay đổi là 3487 ha, thành phố Buôn Ma Thuột là nơi có diện tích rừng thay đổi ít nhất với diện tích thay đổi là 55 ha trong toàn tỉnh. Huyện Krông Buk là 65 ha, Cu Kuin là 201 ha, Cƣ M’gar là 202 ha, Krông Pắk là 225 ha, Buôn Đôn là 244 ha, Krông Ana là 322ha, Krông Năng là 677 ha, Krông Bông là 907 ha, Ea Kar là 918 ha, Lắk là 1228 ha, M’Drăk là 1712 ha, EaSup là 2130 ha. Hình 3.13 Diện tích rừng thay đổi theo đơn vị hành chính huyện Từ bảng 3.1 tổng hợp diện tích rừng thay đổi theo các nguyên nhân ta thấy có 6 huyện và 1 thành phố không có nạn phá rừng đó là thành phố Buôn Ma Thuột, huyện 77 Buôn Đôn, huyện Ea Kar, huyện Krông Năng, huyện Krông Păk, huyện Lăk, huyện M’Drăk. Huyện Ea Sup và huyện Krông Bông có nạn chặt phá rừng nhiều nhất. Điều này cho thấy công tác tổ chức rừng quản lý ở hai huyện trên còn yếu kém và cần phải có các biện pháp khắc phục và hỗ trợ ngăn chặn nạn chặt phá rừng. Và các huyện Lăk, M’Drăk, huyện Ea Sup có diện tích rừng trông mới nhiều nhất trong tỉnh, huyện Krông Buk không có diện tích rừng trồng mới. 5 huyện Buôn Đôn, Krông Năng, Krông Păk, Krông Ana, Krông Buk và thành phố Buôn Mê Thuột là những huyện và thành phố không có diện tích rừng bị khai thác. 78 Đơn vị tính: ha STT Tên huyện 1 TP.Buôn Ma Thuột Diện tích rừng thay đổi theo các nguyên nhân Cộng Trồng mới Khai thác Phá rừng Chuyển MDSD 8,8 31,1 55,4 55,4 2 Buôn Đôn 244,5 244,5 3 C M'gar 202,6 80,4 82,3 4 Ea Kar 918,5 805,8 112,7 5 Ea Sup 2130,0 1284,2 338,8 41,1 465,9 6 EaH'leo 3487,5 440,4 193,7 5,1 2848,2 7 Krông Ana 322,6 322,1 8 Krông Buk 65,4 9 Krông Bông 907,5 696,1 10 Krông Năng 677,1 677,1 11 Krông Pắk 225,8 225,8 12 Lắk 1228,2 1196,4 31,8 13 M'Drắk 1712,0 1438,0 171,7 14 Cƣ Kuin 201,2 100,0 50,0 Thay đổi khác Ghi chú 0,5 142,8 3,2 62,2 23,8 44,8 76,9 50,1 Bảng 3.1 Diện tích rừng thay đổi theo các nguyên nhân 79 25,4 Khai thác rừng trồng 3.3.4 Cảnh báo cháy rừng Khu vực Tây Nguyên quanh năm nắng nóng, khô hạn kéo dài dẫn đến tình trạng nguy cơ cháy rừng rất cao. Chi cục Kiểm lâm tỉnh đang tiếp tục tăng cƣờng công tác chỉ đạo, đôn đốc các địa phƣơng, đơn vị, chủ rừng thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các phƣơng án phòng cháy chữa cháy để hạn chế thấp nhất tình trạng cháy rừng có thể xảy ra trƣớc tình hình thời tiết khô hạn vẫn còn diễn biến khá phức tạp. Trƣớc thực trạng nhƣ vậy thì việc cảnh báo mức độ cháy rừng rất cần thiết phục vụ tốt trong công tác quản lý: Trong CSDL dữ liệu lớp phủ rừng đã có thông tin về mức độ cảnh báo đƣợc thiết kế nhƣ trong (phụ lục 3). Từ CSDL này ta có thể khai thác đƣợc mức độ cảnh báo cháy rừng của từng lô, từng khoảnh rừng và tƣ đó thống kê, tổng hợp đƣợc mức độ cảnh báo cháy rừng cho từng khu vực trên toàn tỉnh.Sau đó kết quả thống kê đƣợc cập nhật vào lớp nền hành chính huyện và thể hiện trên bản đồ nhƣ hình 3.14. Hình 3.14 Cảnh báo mức độ cháy rừng theo từng huyện Trên bản đồ hình 3.14 các địa bàn có rừng ở trong trạng thái có khả năng cháy lớn và lan nhanh đƣợc thể hiện ở gam màu nóng (đỏ) là các huyện Bôn Đôn, Ea Súp, EA H’Leo, Lăk và thành phố Buôn Ma Thuột.Trong khi đó các địa phƣơng có rừng ở mức độ có khả năng cháy lớn đƣợc thể hiện ở gam màu nâu đỏ là các 80 huyện Krông Búk, Krông Ana, Krông Bông, EaKar,Cƣ Kuin. Các huyện Cƣ M’Gar, Krông Pắc, M’Drắk, Krông Năng là các huyện có nền màu nhạt nhất ở gam màu vàng có mức độ cảnh báo cháy rừng thấp nhất trong tỉnh. 3.3.5 Ứng dụng khác Ngoài việc đánh giá độ che phủ rừng của toàn tỉnh và diện tích rừng thay đổi theo các nguyên nhân, cảnh báo mức độ cháy rừng.Trong cơ sở dữ liệu có thể khai thác các số liệu thống kê chuyên môn trong lâm nghiệp, phục vụ công tác quản lý. Ví dụ minh họa có thể thấy rõ trong bảng 3.2 chi tiết quy hoạch 3 loại rừng, ở đây các thông số về trạng thái rừng, diện tích, tiểu khu, khoảnh, quy hoạch… Xã Diện Tích T.Khu Khoảnh Lô KRONG NA 408 1 2 40,6 KRONG NA 408 1 1 107,5 KRONG NA 408 2 3 KRONG NA 408 2 KRONG NA 408 KRONG NA Trạng thái Quy Hoạh Chi tiết QH Phân cấp CQL -QH RIIIA1 DD VQG YOK DON 3 1 1/2IIIA2 DD VQG YOK DON 3 1 15,5 RIVC DD VQG YOK DON 3 1 4 11,1 1/2IIIA2 DD VQG YOK DON 3 1 2 2 26,2 1/2IIIA3 DD VQG YOK DON 3 1 408 2 1 52,4 1/2IIIA2 DD VQG YOK DON 3 1 KRONG NA 408 3 3 7,0 RIIIA1 DD VQG YOK DON 3 1 KRONG NA 408 3 4 2,9 1/2IIIA2 DD VQG YOK DON 3 1 KRONG NA 408 3 2 55,5 1/2IIIA3 DD VQG YOK DON 3 1 KRONG NA 408 3 1 102,2 1/2IIIA2 DD VQG YOK DON 3 1 KRONG NA 408 4 2 71,8 1/2IIIA3 DD VQG YOK DON 3 1 KRONG NA 408 4 3 5,5 RIIIA1 DD VQG YOK DON 3 1 KRONG NA 408 4 4 8,8 RIIIA2 DD VQG YOK DON 3 1 KRONG NA 408 4 1 98,6 1/2IIIA2 DD VQG YOK DON 3 1 KRONG NA 408 5 3 46,1 RIVC DD VQG YOK DON 3 1 KRONG NA 408 5 1 3,3 1/2IIIA2 DD VQG YOK DON 3 1 KRONG NA 408 5 2 40,7 RIIIA1 DD VQG YOK DON 3 1 KRONG NA 408 5 4 13,8 RIIIA1 DD VQG YOK DON 3 1 Bảng 3.2 Bảng chi tiết quy hoạch 3 loại rừng 81 DANH MỤC CÁC TIỂU KHU RỪNG PHÕNG HỘ STT Huyện Tổng Phòng hộ đầu nguồn Tổng số Số hiệu tiểu khu tiểu khu 121 1 TP. B.M.Thuột 2 3 4 5 Buôn Đôn C M'Gar Ea H'Leo Ea Kar 5 6 Ea Súp 13 7 Krông Ana 3 8 Krông Năng 6 9 Krông Bông 22 10 Lắk 18 11 M'Dăk 40 Phòng hộ môi trƣờng Tổng số Số hiệu tiểu khu tiểu khu 6 Một phần các tiểu khu: 906, 910, 911, 4 914. Các tiểu khu : 436, 440, 453, 454 và 467. 2 10 4 Một phần các tiểu khu: 13, 18, 19, 22, 24, 31, 36, 56, 62, 70. Một phần các tiểu khu: 692, 698, 701, 691A. Các tiểu khu: 131, 284, 285 và một phần các tiểu khu: 129, 130, 135, 137, 272, 273, 274, 279, 289, 294. Một phần các TK: 994, 995A, 995B. Các tiểu khu: 323, 333, 315A, 315B, 342B và một phần các tiểu khu 342A. Các tiểu khu: 1219, 1225, 1237, 1242 và một phần các tiểu khu: 1138, 1140, 1147, 1148, 1149, 1192, 1197, 1198, 1213, 1217, 1218, 1223, 1224, 1228, 1229, 1235, 1240, 1241. Các tiểu khu: 1389, 1393, 1394, 1404, 1405, 1412, 1416, 1417, 1420, 1421, 1424, 1426, 1428, 1430, 1431, 1432 và một phần các tiểu khu: 1415, 1423. Các tiểu khu: 750, 763, 770, 771, 773, 778, 783, 784, 785, 792, 794, 798, 799, 801 và một phần các tiểu khu: 707, 709, 710, 717, 718, 722, 726, 740, 745, 758, 764, 766, 772, 776, 777, 787, 788, 789, 791, 795, 797, 802, 803, 805, 822, 823. Bảng 3.3 Danh mục các tiểu khu rừng phòng hộ 82 Một phần các tiểu khu: 590, 600. DANH MỤC CÁC TIỂU KHU RỪNG ĐẶC DỤNG Vƣờn Quốc gia Huyện Tổng số tiểu khu Tổng 172 1. Buôn Đôn 91 Khu Bảo tồn Số hiệu tiểu khu Tổng số tiểu khu 57 1 3. Ea Kar 27 25 70D Các TK: 611, 612, 613, 614, 615, 616, 617, 618, 619, 620, 621, 622, 623, 624, 625, 626, 627, 628, 629, 630, 631, 632, 633, 634, 635, 636, 637 Các tiểu khu: 227, 236, 245, 250, 253, 254, 255, 256, 257, 258, 290, 291 và một phần các TK: 217, 235, 237, 238, 239, 243, 251, 267, 276, 280, 281, 286, 287. 5. Krông Ana 3 Tiểu khu 1024, và một phần TK: 1023,1025. 6. Krông Năng 1 Một phần tiểu khu 329 7. Krông Bông 28 Các tiểu khu:1179, 1187, 1188, 1195, 1196, 1199, 1200, 1201, 1202, 1203, 1208, 1209, 1210, 1211, 1214, 1215, 1216, 1220, 1221, 1222, 1226, 1227, 1230, 1233, 1234, 1238, 1239, 1243 Bảng 3.4 Danh mục các tiểu khu đặc dụng 83 Tổng số tiểu khu 13 Các tiểu khu: 408, 409, 410, 411, 412, 413, 414, 415, 416, 417, 418, 419, 420, 421, 422, 422, 423, 424, 425, 426, 427, 428, 429, 430, 431, 432, 433, 434, 435, 437, 438, 441, 442, 443, 445, 446, 447, 448, 449, 450, 451, 452, 456, 457, 458, 459, 461, 463, 464, 465, 466, 470, 471, 472, 473, 474, 475, 476, 477, 482, 483, 484, 485, 489, 490, 491, 492, 493, 496, 497, 499, 501, 502, 503, 504, 505, 506, 507, 508, 511, 512, 514, 515, 516, 517, 518, 520, 521, 522, 523, 524, 526 2. Ea H'Leo 4. Ea Sóup Số hiệu tiểu khu Di tích văn hoá Số hiệu tiểu khu DANH MỤC CÁC TIỂU KHU RỪNG SẢN XUẤT Huyện Tổng số tiểu khu Tổng 713 1 TP. B.M.Thuột 17 889, 890, 892, 897, 898, 899, 900, 901, 904, 904B, 909, 910, 911, 913, 914, 915, 916. 2 Buôn Đôn 23 439, 444, 455, 460, 462, 468, 469, 478, 479, 480, 481, 486, 487, 494, 495, 498, 500, 510, 527, 533, 537, 509A, 513A 3 Cƣ M'Gar 27 4 Ea H'Leo 110 5 Ea Kar 48 638, 639, 640, 641, 643, 645, 648, 653, 663, 667, 668, 670, 673, 676, 677, 678, 679, 680, 681, 686, 688, 689, 690, 692, 693, 694, 695, 696, 697, 698, 699, 700, 701, 702, 703, 704, 666A, 671A, 671B, 675A, 682A, 683A, 683B, 684B, 687A, 687B, 687C, 691A 139 129, 130, 132, 133, 134, 135, 136, 137, 138, 139, 140, 142, 143, 144, 145, 146, 147, 148, 149, 150, 151, 152, 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 161, 162, 163, 164, 165, 166, 167, 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174, 175, 176, 177, 178, 179, 180, 181, 182, 183, 184, 185, 186, 187, 188, 189, 190, 191, 192, 194, 195, 196, 198, 200, 202, 204, 205, 207, 210, 212, 213, 215, 216, 217, 218, 221, 222, 223, 224, 225, 226, 228, 230, 231, 232, 233, 234, 235, 237, 238, 239, 242, 243, 244, 246, 248, 249, 251, 252, 259, 260, 262, 263, 264, 265, 266, 267, 268, 270, 271, 272, 273, 274, 275, 276, 277, 278, 279, 280, 281, 282, 283, 286, 287, 288, 289, 292, 293, 294, 295, 296, 165A, 177A, 193A, 193B, 222A Stt 6 Ea Sup Số hiệu tiểu khu 540, 541, 542, 543, 544, 545, 546, 549, 550, 551, 552, 553, 556, 557, 558, 562, 564, 566, 572, 599, 601, 602, 604, 605, 607, 547A, 547B 1, 10, 100, 102, 103, 104, 105, 106, 107A, 11, 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 118, 119, 12, 120, 121, 122, 123, 124, 125, 126, 127, 128, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 2, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 3, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 5, 50, 51, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 6, 60, 61, 62, 63, 64, 68, 69, 7, 70, 71A, 71B, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78, 8, 81A, 81B, 82, 84, 86, 87, 9, 90, 91, 95, 96, 97, 98, 99 84 7 Krông Buk 28 351, 352, 354, 355, 356, 359, 360, 361, 363, 369, 370, 375, 378, 379, 386, 389, 391, 400, 405, 367A, 367B, 368A, 368B, 374A, 374B, 377B, 380A, 380B 8 Krông Ana 47 974, 975, 977, 978, 981, 984, 988, 989, 992, 994, 996, 998, 999, 1001, 1002, 1004, 1006, 1009, 1010, 1012, 1016, 1017, 1018, 1019, 1020, 1021, 1022, 1023, 1025, 1026, 1003A, 1007A, 1007B, 1008A, 1008B, 1011A, 1011B, 1014A, 1014B, 1015A, 1015B, 990A, 990B, 993A, 993B, 995A, 997A. 9 Krông Năng 25 298, 299, 300, 304, 305, 306, 308, 309, 310, 311, 316, 322, 329, 332, 107B, 299B, 301B, 314A, 314B, 320A, 320B, 340A, 340B, 341B, 342A. 10 Krông Păk 29 917, 918, 919, 920, 921, 923, 934, 944, 945, 946, 948, 951, 952, 953, 954, 955, 956, 957, 958, 959, 960, 961, 962, 963, 964, 965, 966, 967, 968 1134, 1135, 1136, 1137, 1138, 1139, 1140, 1141, 1142, 1143, 1151, 1152, 1153, 1154, 1155, 1157, 1158, 1159, 1160, 1161, 1170, 1172, 1173, 1174, 1175, 1176, 1177, 1178, 1180, 1181, 1192, 1193, 1194, 1197, 1198, 1204, 1205, 1206, 1207, 1212, 1231, 1232, 1235, 1236, 1240, 1241, 1166A, 1184A, 1184B. 11 Krông Bông 77 12 Lăk 40 13 M'Drắk 103 1144, 1162, 1182, 1213, 1145, 1163, 1183, 1217, 1146, 1164, 1185, 1218, 1147, 1165, 1186, 1223, 1148, 1167, 1189, 1224, 1149, 1168, 1190, 1228, 1150, 1169, 1191, 1229, 1337, 1338, 1340, 1343, 1353, 1357, 1360, 1361, 1362, 1363, 1368, 1371, 1372, 1373, 1385, 1386, 1387, 1390, 1391, 1392, 1399, 1400, 1406, 1407, 1408, 1409, 1410, 1413, 1414, 1415, 1422, 1425, 1427, 1429, 1433, 1434, 1435, 1436, 1437, 1438 705, 706, 707, 708, 709, 710, 711, 712, 713, 714, 715, 716, 717, 718, 719, 721, 722, 723, 724, 725, 726, 727, 729, 730, 731, 732, 733, 734, 735, 736, 737, 738, 739, 740, 741, 742, 743, 745, 746, 747, 748, 749, 751, 752, 754, 755, 756, 757, 758, 759, 760, 761, 762, 764, 765, 766, 767, 768, 769, 772, 774, 775, 776, 777, 779, 780, 781, 782, 786, 787, 788, 789, 790, 791, 793, 795, 796, 797, 800, 802, 803, 804, 805, 806, 807, 808, 809, 810, 811, 812, 813, 814, 815, 816, 817, 818, 819, 820, 821, 822, 823, 824, 825. Bảng 3.5 Danh mục tiểu khu rừng sản xuất 85 KẾT LUẬN Kết luận về CSDL phục vụ công tác quản lý lớp phủ rừng - Nghiên cứu xây dựng CSDL GIS phục vụ công tác quản lý lớp phủ rừng đã đƣợc thực hiện ở nhiều nơi, hỗ trợ công tác quản lý rừng một cách hệ thống và đồng bộ đồng thời có tính cập nhật và mở cho các phát triển sau. Tuy nhiên do đặc thù của từng địa phƣơng và khả năng thu thập số liệu, công tác xây dựng CSDL GIS vẫn tiếp tục đƣợc phát triển và có nhiều thay đổi. Kết luận về thiết kế CSDL GIS trong quản lý lớp phủ rừng tỉnh Đắk Lắk - Đề tài xây dựng CSDL GIS phục phụ công tác quản lý lớp phủ rừng khu vực tỉnh Đắk Lắk ở tỷ lệ 1/50.000 trên nền phần mềm Arc GIS với 7 lớp dữ liệu nền địa lý và 6 lớp dữ liệu chuyên đề về rừng. Các lớp dữ liệu đều đƣợc chuẩn hóa theo chuẩn thông tin địa lý cơ sở quốc gia của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng. Kết luận về CSDL GIS phục vụ công tác quản lý rừng tỉnh Đắk Lắk - Cơ sở dữ liệu GIS phục vụ công tác quản lý rừng tại tỉnh Đắk Lắk tỷ lệ 1/50.000 cho thấy hiện trạng của rừng và công tác quản lý rừng của tỉnh. Bên cạnh đó, dựa trên cơ sở dữ liệu này, nhiều phân tích giá trị gia tăng nhƣ phân tích, đánh giá mức độ che phủ của rừng, biến đổi diện tích rừng, cảnh báo mức độ cháy rừng trên địa bàn tỉnh cũng đƣợc thực hiện, cho kết quả có độ tin cậy. - Trên cơ sở của nền tảng lý thuyết và công nghệ nhƣng do nhiều hạn chế về mặt dữ liệu và kiểm chứng ngoài thực địa, kết quả CSDL GIS của đề tài còn mang tính thử nghiệm KIẾN NGHỊ Cần nghiên cứu chuẩn hóa các chỉ tiêu kiểm tra, đánh giá chất lƣợng cho CSDL địa lý theo một chuẩn chính tắc hơn để giảm thời gian tối đa chuẩn hóa, kiểm tra và chỉnh sửa dữ liệu. Mở rộng nghiên cứu xây dựng CSDL địa lý tích hợp đa tỷ lệ ở nhiều khu vực trong cả nƣớc và kỹ thuật tổng quát hóa tự động từ tỷ lệ lớn về tỷ lệ nhỏ. 86 Các giải pháp kỹ thuật và quy trình công nghệ còn phức tạp, phải tổ hớp nhiều phần mềm. Vì vậy để đáp ứng đƣợc công tác xây dựng CSDL địa lý phù hợp với tình hình thực tế của nƣớc ta hiện nay cần có một phần mềm tích hợp đầy đủ các công đoạn này để việc xây dựng CSDL đơn giản hơn, nhiều ngƣời có thể sử dụng đƣợc. Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể đƣợc sử dụng là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu của địa phƣơng cũng nhƣ các vùng lân cận. Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS là một lĩnh vực liên quan đên nhiều ngành cần thu thập dữ liệu và có nhiều vấn đề cần giải quyết, nhƣng trong khuôn khổ của luận văn chỉ giải quyết đƣợc một số vấn đề mà chƣa phải là toàn bộ. Tác giả xin đƣợc tiếp tục nghiên cứu ở các công trình tiếp theo. 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2007), Quy định áp dụng chuẩn thông tin địa lý cơ sở quốc gia, Quyết định số 06/2007/QĐBTNMT 2. Bộ Tài nguyên và môi trƣờng (2008), Danh mục đối tượng địa lý cơ sở quốc gia, Thông tƣ 02/2012/TT-BTNMT 3. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2012), Quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chuẩn thông tin địa lý cơ sở, Thông tƣ 02/2012/TT-BTNMT 4. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2014), Quy định kỹ thuật về mô hình cấu trúc, nội dung cơ sở dữ liệu nền địa lý 1: 50.000, Thông tƣ 55/2014/TT-BTNMT .5. Đỗ Thị Dinh, Ứng dụng tiêu chuẩn ISO/TC211 chuẩn hóa cơ sở dữ liệu sử dụng đất huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, Luận văn thạc sĩ khoa học, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nôi. 6. Nguyễn Văn Đài, (2003), "Các bài tập GIS ứng dụng", Tập bài giảng, Đại học Quốc gia Hà Nội. 7. Phạm Ngọc Hƣng (2003), Giáo trình quản lý cháy rừng, nhà xuất bản Nghệ An 8. Nguyễn Thị Thu Lan (2010), Ứng dụng GIS xây dựng CSDL địa hình phục vụ công tác quy hoạch chung xây dựng trị trấn Kỳ Anh, Huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, luận văn thạc sĩ khoa học, trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. 9. Nguyễn Đình Minh (1997), Giáo trình hệ thông tin địa lý (GIS), NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội. 10. Phạm Vọng Thành (2000), Bài giảng cơ sở hệ thống thông tin địa lý, Trƣờng Đại học Mỏ - Địa Chất, Hà Nội. 11. Nguyễn Ngọc Thạch, Trần Tuấn Dũng, (2005), "Viễn thám và Hệ thông tin địa lý ứng dụng", Tập bài giảng, Đại học Quốc gia Hà Nội 88 12. Phạm Đức Thuật (2010), Ứng dụng phần mềm GIS xây dựng cơ sở dữ liệu địa lý phục vụ đưa lên mạng và quản lý hành chính về giáo dục, y tế tỉnh Hưng Yên, Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật, trƣờng Đại học Mỏ địa chất, Hà Nội 13. Nguyễn Thị Cẩm Vân (2000), Xây dựng cơ sở dữ liệu hệ thông tin địa lý phục vụ quản lý và sử dụng đất đai cho một tỉnh 14. Nguyễn Trƣờng Xuân (2003), Giáo trình hê ̣ thố ng thông tin đi ̣a lý , Trƣờng Đa ̣i học Mỏ - Điạ chấ t, Hà Nội. 15. Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Lắk (2014) Đề án khôi phục và bảo vệ bền vững hệ sinh thái rừng giai đoạn 2013 đến 2020 tầm nhìn 2030 tỉnh Đắk Lắk. 16. Công ty TNHH tin ho ̣c EK (2012) Giáo trình đào tạo xây dựng dữ liê ̣u đi ̣a lý bằ ng phầ n mề m ARCGIS 17. Nhà xuất bản Tài nguyên Môi trƣờng và Bản đồ Việt nam (2010), Giáo trình xây dựng cơ sở dữ liệu GIS 18. Sở tài Nguyên và Môi trƣờng Đắk Lắk (2014) Đề án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của tỉnh Đắk Lắk. 19. Viện tƣ vấn phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi (2009), Báo cáo chính thực hiện quản lý rừng bền vững ở Việt Nam, Hà Nội 20. www.daklak.gov.vn 21. www.esri.com/geodatabase 22. www.kiemlam.org.vn 89 PHỤ LỤC Phụ lục 1 : Nội dung các lớp trong CSDL GIS phục vụ công tác quản lý rừng I. Lƣợc đồ cấu trúc UML của các lớp trong CSDL Mô hình nền địa lý và lớp phủ rừng «FeatureDataset» DanCuCoSoHaTang_50 «FeatureDataset» BienGioiDiaGioi_50 «FeatureDataset» PhuBeMat_50 «FeatureDataset» GiaoThong_50 DoMains «FeatureDataset» Rung «FeatureDataset» ThuyHe_50 «FeatureDataset» CoSoDoDac_50 «FeatureDataset» DiaHinh_50 90 Lớp cơ sở đo đạc ESRI Classes::Feature +Shape[1] : esriFieldTypeGeometry CSDD_NenDiaLy_50 -Manhandang[1] : esriFieldTypeString -Ngaythunhan[1] : esriFieldTypeDate -Ngaycapnhat[1] : esriFieldTypeDate CoSoDoDac -Sohieudiem[1] : esriFieldTypeString -ToadoX[1] : esriFieldTypeDouble -ToadoY[1] : esriFieldTypeDouble -DocaoH[1] : esriFieldTypeDouble DiemGocQuocGia -MaDoiTuong[1] : esriFieldTypeString «SubtypeField» -DoiTuong[1] : esriFieldTypeInteger = 1 ** * * DiemCoSoQuocGia -MaDoiTuong[1] : esriFieldTypeString -LoaiCapHang[1] : LoaiCapHang -LoaiMoc[1] : LoaiMoc «SubtypeField» -DoiTuong[1] : esriFieldTypeInteger = 1 * * Tọa độ Độ cao -DoiTuong[1] : esriFieldTypeInteger = 1 -MaDoiTuong[1] : esriFieldTypeString = GA01 -DoiTuong[1] : esriFieldTypeInteger = 2 -MaDoiTuong[1] : esriFieldTypeString = GA02 * * * DiemCoSoChuyenDung -MaDoiTuong[1] : esriFieldTypeString -LoaiMoc[1] : LoaiMoc «SubtypeField» -DoiTuong[1] : esriFieldTypeInteger = 1 * * * * Tọa độ Độ cao -DoiTuong[1] : esriFieldTypeInteger = 1 -MaDoiTuong[1] : esriFieldTypeString = GB01 -DoiTuong[1] : esriFieldTypeInteger = 2 -MaDoiTuong[1] : esriFieldTypeString = GB02 * * Trọng lực Thiên văn Vệ tinh Thiên văn Trọng lực -DoiTuong[1] : esriFieldTypeInteger = 4 -MaDoiTuong[1] : esriFieldTypeString = GA04 -DoiTuong[1] : esriFieldTypeInteger = 5 -MaDoiTuong[1] : esriFieldTypeString = GA05 -DoiTuong[1] : esriFieldTypeInteger = 3 -MaDoiTuong[1] : esriFieldTypeString = GA03 -DoiTuong[1] : esriFieldTypeInteger = 3 -MaDoiTuong[1] : esriFieldTypeString = GB03 -DoiTuong[1] : esriFieldTypeInteger = 4 -MaDoiTuong[1] : esriFieldTypeString = GB04 91 Tọa độ Độ cao -DoiTuong[1] : esriFieldTypeInteger = 1 -MaDoiTuong[1] : esriFieldTypeString = GC01 -DoiTuong[1] : esriFieldTypeInteger = 2 -MaDoiTuong[1] : esriFieldTypeString = GC02 Lớp biên giớ địa giới ESRI Classes::Feature +Shape : esriFieldTypeGeometry DuongCoSoLanhHai -MaDoiTuong[1] : esriFieldTypeString = AB01 -ChieuDai[1] : esriFieldTypeDouble MocBienGioi DiemCoSoLanhHai -MaDoiTuong[1] : esriFieldTypeString = AG02 -LoaiMocBienGioi[1] : LoaiMocBienGioi -SoHieuMoc[1] : esriFieldTypeString -ToaDoX[1] : esriFieldTypeDouble -ToaDoY[1] : esriFieldTypeDouble -DoCaoH[1] : esriFieldTypeDouble BGDG_NenDiaLy_50 -MaDoiTuong[1] : esriFieldTypeString = AG01 -SoHieuMoc[1] : esriFieldTypeString -ToaDoX[1] : esriFieldTypeDouble -ToaDoY[1] : esriFieldTypeDouble -DoCaoH[1] : esriFieldTypeDouble -Manhandang[1] : esriFieldTypeString -Ngaythunhan[1] : esriFieldTypeDate -Ngaycapnhat[1] : esriFieldTypeDate * Cấp tỉnh Cấp tỉnh -DoiTuong[1] : esriFieldTypeInteger = 1 -MaDoiTuong[1] : esriFieldTypeString = AC01 -DoiTuong[1] : esriFieldTypeInteger = 1 -MaDoiTuong[1] : esriFieldTypeString = AD01 * ** Cấp huyện -DoiTuong[1] : esriFieldTypeInteger = 2 -MaDoiTuong[1] : esriFieldTypeString = AD02 * Cấp xã * DiaPhan DuongDiaGioi -MaDoiTuong[1] : esriFieldTypeString -MaDonViHanhChinh[1] : esriFieldTypeString -DanhTuChung[1] : esriFieldTypeString -DiaDanh[1] : esriFieldTypeString -DienTich[1] : esriFieldTypeDouble «SubtypeField» -DoiTuong[1] : esriFieldTypeInteger = 1 -MaDoiTuong[1] : esriFieldTypeString -HienTrangPhapLy[1] : LoaiHienTrangPhapLy -DonViHanhChinhLienKeTrai[1] : esriFieldTypeString -DonViHanhChinhLienKePhai[1] : esriFieldTypeString -ChieuDai[1] : esriFieldTypeDouble «SubtypeField» -DoiTuong[1] : esriFieldTypeInteger = 1 Cấp huyện -DoiTuong[1] : esriFieldTypeInteger = 2 -MaDoiTuong[1] : esriFieldTypeString = AC02 ** * Cấp xã -DoiTuong[1] : esriFieldTypeInteger = 3 -MaDoiTuong[1] : esriFieldTypeString = AD03 -DoiTuong[1] : esriFieldTypeInteger = 3 -MaDoiTuong[1] : esriFieldTypeString = AC03 * MocDiaGioi DuongBienGioi VungBien -MaDoiTuong[1] : esriFieldTypeString -LoaiMocDiaGioi[1] : LoaiMocDiaGioi -SoHieuMoc[1] : esriFieldTypeString -ToaDoX[1] : esriFieldTypeDouble -ToaDoY[1] : esriFieldTypeDouble -DoCaoH[1] : esriFieldTypeDouble «SubtypeField» -DoiTuong[1] : esriFieldTypeInteger = 1 -MaDoiTuong[1] : esriFieldTypeString -LoaiHienTrangPhapLy[1] : LoaiHienTrangPhapLy -QuocGiaLienKe[1] : esriFieldTypeString -ChieuDai[1] : esriFieldTypeDouble «SubtypeField» -DoiTuong[1] : esriFieldTypeInteger = 1 -MaDoiTuong[1] : esriFieldTypeString -DienTich[1] : esriFieldTypeDouble «SubtypeField» -DoiTuong[1] : esriFieldTypeInteger = 1 * Cấp tỉnh Cấp huyện -DoiTuong[1] : esriFieldTypeInteger = 1 -MaDoiTuong[1] : esriFieldTypeString = AG03 -DoiTuong[1] : esriFieldTypeInteger = 2 -MaDoiTuong[1] : esriFieldTypeString = AG04 * * * * * * * Đường biên giới quốc gia trên đất liên Đường biên giới quốc gia trên biển -DoiTuong[1] : esriFieldTypeInteger = 1 -MaDoiTuong[1] : esriFieldTypeString = AA01 -DoiTuong[1] : esriFieldTypeInteger = 2 -MaDoiTuong[1] : esriFieldTypeString = AA02 Cấp xã * * Vùng nội thủy Lãnh hải -DoiTuong[1] : esriFieldTypeInteger = 1 -MaDoiTuong[1] : esriFieldTypeString = AE01 * -DoiTuong[1] : esriFieldTypeInteger = 2 -MaDoiTuong[1] : esriFieldTypeString = AE02 Vùng tiếp giáp lãnh hải -DoiTuong[1] : esriFieldTypeInteger = 3 -MaDoiTuong[1] : esriFieldTypeString = AG05 -DoiTuong[1] : esriFieldTypeInteger = 3 -MaDoiTuong[1] : esriFieldTypeString = AE03 92 Lớp phủ bề mặt PBM_NenDiaLy_50 ESRI Classes::Feature -Manhandang[1] : esriFieldTypeString -Ngaythunhan[1] : esriFieldTypeDate -Ngaycapnhat[1] : esriFieldTypeDate +Shape[1] : esriFieldTypeGeometry RanhGioiPhuBeMat -MaDoiTuong[1] : esriFieldTypeString = KB02 -LoaiRanhGioiPhuBeMat[1] : LoaiRanhGioiPhuBeMat PhuBeMat -MaDoiTuong[1] : esriFieldTypeString -Ten[1] : esriFieldTypeString -LoaiPhuBeMat[1] : LoaiPhuBeMat «SubtypeField» -DoiTuong[1] : esriFieldTypeInteger = 1 * *** * * * * Công trình Khu vực dân cư Khai thác Khu dân cư có thực phủ -DoiTuong[1] : esriFieldTypeInteger = 1 -MaDoiTuong[1] : esriFieldTypeString = IA01 -DoiTuong[1] : esriFieldTypeInteger = 2 -MaDoiTuong[1] : esriFieldTypeString = IA02 -DoiTuong[1] : esriFieldTypeInteger = 3 -MaDoiTuong[1] : esriFieldTypeString = IA03 -DoiTuong[1] : esriFieldTypeInteger = 4 -MaDoiTuong[1] : esriFieldTypeString = IA04 * * * * Rừng Thực phủ phi nông nghiệp Khu trồng cây nông nghiệp Đồng cỏ -DoiTuong[1] : esriFieldTypeInteger = 8 -MaDoiTuong[1] : esriFieldTypeString = IB04 -DoiTuong[1] : esriFieldTypeInteger = 5 -MaDoiTuong[1] : esriFieldTypeString = IB01 -DoiTuong[1] : esriFieldTypeInteger = 6 -MaDoiTuong[1] : esriFieldTypeString = IB02 -DoiTuong[1] : esriFieldTypeInteger = 7 -MaDoiTuong[1] : esriFieldTypeString = IB03 * * * Thực phủ chưa thành rừng Đồng muối Khu nuôi trồng thủy sản -DoiTuong[1] : esriFieldTypeInteger = 9 -MaDoiTuong[1] : esriFieldTypeString = IB05 -DoiTuong[1] : esriFieldTypeInteger = 10 -MaDoiTuong[1] : esriFieldTypeString = IC01 -DoiTuong[1] : esriFieldTypeInteger = 11 -MaDoiTuong[1] : esriFieldTypeString = IC02 * * Đầm lầy Nước mặt -DoiTuong[1] : esriFieldTypeInteger = 13 -MaDoiTuong[1] : esriFieldTypeString = IE02 -DoiTuong[1] : esriFieldTypeInteger = 14 -MaDoiTuong[1] : esriFieldTypeString = IG01 93 * Đất trồng -DoiTuong[1] : esriFieldTypeInteger = 12 -MaDoiTuong[1] : esriFieldTypeString = ID01 Lớp dân cƣ cơ sở hạ tầng DCCSHT_NenDiaLy_50 ESRI Classes::Feature -Manhandang : esriFieldTypeString -Ngaythunhan : esriFieldTypeDate -Ngaycapnhat : esriFieldTypeDate +Shape : esriFieldTypeGeometry RanhGioiKhuChucNang -MaDoiTuong : esriFieldTypeString = KB03 -LoaiDoiTuongNhanDang : LoaiDoiTuongNhanDang KhuChucNang -MaDoiTuong : esriFieldTypeString -DanhTuChung : esriFieldTypeString -DiaDanh : esriFieldTypeString -DiaChi : esriFieldTypeString «SubtypeField» -DoiTuong : esriFieldTypeInteger = 1 * * Đồn công an * -DoiTuong : esriFieldTypeInteger = 1 -MaDoiTuong : esriFieldTypeString = BA02 Viện kiểm sát * Trại cải tạo Trung tâm phòng cháy chữa cháy Cơ quan chuyên môn -DoiTuong : esriFieldTypeInteger = 2 -MaDoiTuong : esriFieldTypeString = BE03 -DoiTuong : esriFieldTypeInteger = 3 -MaDoiTuong : esriFieldTypeString = BA04 -DoiTuong : esriFieldTypeInteger = 4 -MaDoiTuong : esriFieldTypeString = BE02 * Cơ quan đại diện nước ngoài * -DoiTuong : esriFieldTypeInteger = 9 -MaDoiTuong : esriFieldTypeString = BE07 Trường trung học cơ sở * -DoiTuong : esriFieldTypeInteger = 17 -MaDoiTuong : esriFieldTypeString = BG08 Doanh trại quân đội * -DoiTuong : esriFieldTypeInteger = 25 -MaDoiTuong : esriFieldTypeString = BK02 Nông trường * -DoiTuong : esriFieldTypeInteger = 10 -MaDoiTuong : esriFieldTypeString = BE09 Trường trung học phổ thông * -DoiTuong : esriFieldTypeInteger = 18 -MaDoiTuong : esriFieldTypeString = BG09 Cửa khẩu * -DoiTuong : esriFieldTypeInteger = 26 -MaDoiTuong : esriFieldTypeString = BK03 Trang trại * -DoiTuong : esriFieldTypeInteger = 33 -MaDoiTuong : esriFieldTypeString = BL08 * -DoiTuong : esriFieldTypeInteger = 34 -MaDoiTuong : esriFieldTypeString = BL09 Bưu điện Chợ * -DoiTuong : esriFieldTypeInteger = 42 -MaDoiTuong : esriFieldTypeString = BN03 -DoiTuong : esriFieldTypeInteger = 41 -MaDoiTuong : esriFieldTypeString = BN02 * * * * * * * * **** ** ** * Cơ quan hành chính nhà nước Cơ quan đảng Tổ chức chính trị - xã hội Tòa án -DoiTuong : esriFieldTypeInteger = 5 -MaDoiTuong : esriFieldTypeString = BE03 -DoiTuong : esriFieldTypeInteger = 6 -MaDoiTuong : esriFieldTypeString = BE04 -DoiTuong : esriFieldTypeInteger = 7 -MaDoiTuong : esriFieldTypeString = BE05 -DoiTuong : esriFieldTypeInteger = 8 -MaDoiTuong : esriFieldTypeString = BE06 * * * * Trường cao đẳng Trường đại học Trường dạy nghề Trường mầm non Trường tiểu học Trường trung học chuyên nghiệp -DoiTuong : esriFieldTypeInteger = 11 -MaDoiTuong : esriFieldTypeString = BG02 -DoiTuong : esriFieldTypeInteger = 12 -MaDoiTuong : esriFieldTypeString = BG03 -DoiTuong : esriFieldTypeInteger = 13 -MaDoiTuong : esriFieldTypeString = BG04 -DoiTuong : esriFieldTypeInteger = 14 -MaDoiTuong : esriFieldTypeString = BG05 -DoiTuong : esriFieldTypeInteger = 15 -MaDoiTuong : esriFieldTypeString = BG06 -DoiTuong : esriFieldTypeInteger = 16 -MaDoiTuong : esriFieldTypeString = BG07 * Trung tâm giáo dục thường xuyên * -DoiTuong : esriFieldTypeInteger = 19 -MaDoiTuong : esriFieldTypeString = BG10 Khu chế xuất * -DoiTuong : esriFieldTypeInteger = 27 -MaDoiTuong : esriFieldTypeString = BL02 * * Trường dân tộc nội trú Khu du lịch -DoiTuong : esriFieldTypeInteger = 20 -MaDoiTuong : esriFieldTypeString = BG11 -DoiTuong : esriFieldTypeInteger = 21 -MaDoiTuong : esriFieldTypeString = BH02 * * Khu công nghiệp * -DoiTuong : esriFieldTypeInteger = 28 -MaDoiTuong : esriFieldTypeString = BL03 * * Bãi tắm Viện nghiên cứu khoa học -DoiTuong : esriFieldTypeInteger = 22 -MaDoiTuong : esriFieldTypeString = BH03 -DoiTuong : esriFieldTypeInteger = 23 -MaDoiTuong : esriFieldTypeString = BI02 * * Khu khai khoáng Kho tàng Lâm trường -DoiTuong : esriFieldTypeInteger = 29 -MaDoiTuong : esriFieldTypeString = BL04 -DoiTuong : esriFieldTypeInteger = 30 -MaDoiTuong : esriFieldTypeString = BL05 -DoiTuong : esriFieldTypeInteger = 31 -MaDoiTuong : esriFieldTypeString = BL06 * * * Vườn ươm Lò nung Bể bơi Nhà thi đấu Sân gôn -DoiTuong : esriFieldTypeInteger = 35 -MaDoiTuong : esriFieldTypeString = BL11 -DoiTuong : esriFieldTypeInteger = 36 -MaDoiTuong : esriFieldTypeString = BL12 -DoiTuong : esriFieldTypeInteger = 37 -MaDoiTuong : esriFieldTypeString = BM02 -DoiTuong : esriFieldTypeInteger = 38 -MaDoiTuong : esriFieldTypeString = BM03 -DoiTuong : esriFieldTypeInteger = 39 -MaDoiTuong : esriFieldTypeString = BM04 * * * * * * Trại, trung tâm thí nghiệm, thực nghiệm -DoiTuong : esriFieldTypeInteger = 24 -MaDoiTuong : esriFieldTypeString = BI03 * Nhà máy -DoiTuong : esriFieldTypeInteger = 32 -MaDoiTuong : esriFieldTypeString = BL07 * Sân vận động -DoiTuong : esriFieldTypeInteger = 40 -MaDoiTuong : esriFieldTypeString = BM05 * Khách sạn Ngân hàng Siêu thị Trạm xăng, dầu Trung tâm thương mại Đình -DoiTuong : esriFieldTypeInteger = 43 -MaDoiTuong : esriFieldTypeString = BN04 -DoiTuong : esriFieldTypeInteger = 44 -MaDoiTuong : esriFieldTypeString = BN05 -DoiTuong : esriFieldTypeInteger = 45 -MaDoiTuong : esriFieldTypeString = BN06 -DoiTuong : esriFieldTypeInteger = 46 -MaDoiTuong : esriFieldTypeString = BN07 -DoiTuong : esriFieldTypeInteger = 47 -MaDoiTuong : esriFieldTypeString = BN08 -DoiTuong : esriFieldTypeInteger = 48 -MaDoiTuong : esriFieldTypeString = BP02 * * * * * * Đền Miếu Chùa Nhà thờ Cơ sở tôn giáo Công viên Nhà hát Nhà văn hóa -DoiTuong : esriFieldTypeInteger = 49 -MaDoiTuong : esriFieldTypeString = BP03 -DoiTuong : esriFieldTypeInteger = 50 -MaDoiTuong : esriFieldTypeString = BP04 -DoiTuong : esriFieldTypeInteger = 51 -MaDoiTuong : esriFieldTypeString = BO03 -DoiTuong : esriFieldTypeInteger = 52 -MaDoiTuong : esriFieldTypeString = BO04 -DoiTuong : esriFieldTypeInteger = 53 -MaDoiTuong : esriFieldTypeString = BO05 -DoiTuong : esriFieldTypeInteger = 54 -MaDoiTuong : esriFieldTypeString = BQ04 -DoiTuong : esriFieldTypeInteger = 55 -MaDoiTuong : esriFieldTypeString = BQ08 -DoiTuong : esriFieldTypeInteger = 56 -MaDoiTuong : esriFieldTypeString = BQ09 * Rạp chiếu phim -DoiTuong : esriFieldTypeInteger = 57 -MaDoiTuong : esriFieldTypeString = BQ10 * * * * * * * * Rạp xiếc Thư viện Vườn hoa Bảo tàng Bệnh viện Trạm y tế Trung tâm điều dưỡng -DoiTuong : esriFieldTypeInteger = 58 -MaDoiTuong : esriFieldTypeString = BQ11 -DoiTuong : esriFieldTypeInteger = 59 -MaDoiTuong : esriFieldTypeString = BQ13 -DoiTuong : esriFieldTypeInteger = 60 -MaDoiTuong : esriFieldTypeString = BQ15 -DoiTuong : esriFieldTypeInteger = 61 -MaDoiTuong : esriFieldTypeString = BT02 -DoiTuong : esriFieldTypeInteger = 62 -MaDoiTuong : esriFieldTypeString = BR02 -DoiTuong : esriFieldTypeInteger = 63 -MaDoiTuong : esriFieldTypeString = BR03 -DoiTuong : esriFieldTypeInteger = 64 -MaDoiTuong : esriFieldTypeString = BR04 * * * * * * Trung tâm y tế Di tích lịch sử - văn hóa Khu lăng mộ Nghĩa địa Nghĩa trang Bãi thải công nghiệp Bãi rác -DoiTuong : esriFieldTypeInteger = 65 -MaDoiTuong : esriFieldTypeString = BR05 -DoiTuong : esriFieldTypeInteger = 66 -MaDoiTuong : esriFieldTypeString = BS01 -DoiTuong : esriFieldTypeInteger = 67 -MaDoiTuong : esriFieldTypeString = BV02 -DoiTuong : esriFieldTypeInteger = 68 -MaDoiTuong : esriFieldTypeString = BV03 -DoiTuong : esriFieldTypeInteger = 69 -MaDoiTuong : esriFieldTypeString = BV04 -DoiTuong : esriFieldTypeInteger = 70 -MaDoiTuong : esriFieldTypeString = BC05 -DoiTuong : esriFieldTypeInteger = 71 -MaDoiTuong : esriFieldTypeString = BC06 94 Lớp giao thông ESRI Classes::Feature +Shape[1] : esriFieldTypeGeometry GT_NenDiaLy_50 -Manhandang[1] : esriFieldTypeString -Ngaythunhan[1] : esriFieldTypeDate -Ngaycapnhat[1] : esriFieldTypeDate BaoHieuGiaoThong RanhGioiDuongBo MatDuongBo -MaDoiTuong[1] : esriFieldTypeString -Ten[1] : esriFieldTypeString -LoaiBaoHieuGiaoThong[1] : LoaiBaoHieuGiaoThong «SubtypeField» -DoiTuong[1] : esriFieldTypeInteger = 1 -MaDoiTuong[1] : esriFieldTypeString «SubtypeField» -DoiTuong[1] : esriFieldTypeInteger = 1 -MaDoiTuong[1] : esriFieldTypeString «SubtypeField» -Doituong[1] : esriFieldTypeInteger = 1 * * * * * * * * * Đèn biển Đèn hướng Mép đường Vai đường Dải phân cách Đảo giao thông -DoiTuong[1] : esriFieldTypeInteger = 1 -MaDoiTuong[1] : esriFieldTypeString = HG07 -DoiTuong[1] : esriFieldTypeInteger = 2 -MaDoiTuong[1] : esriFieldTypeString = HG08 -DoiTuong[1] : esriFieldTypeInteger = 1 -MaDoiTuong[1] : esriFieldTypeString = HA08 -DoiTuong[1] : esriFieldTypeInteger = 2 -MaDoiTuong[1] : esriFieldTypeString = HA15 -DoiTuong[1] : esriFieldTypeInteger = 1 -MaDoiTuong[1] : esriFieldTypeString = HA04 -DoiTuong[1] : esriFieldTypeInteger = 2 -MaDoiTuong[1] : esriFieldTypeString = HA05 * * DoanVuotSongSuoi -MaDoiTuong[1] : esriFieldTypeString -Ten[1] : esriFieldTypeString «SubtypeField» -DoiTuong[1] : esriFieldTypeInteger Vỉa hè, lề đường Nền đường -DoiTuong[1] : esriFieldTypeInteger = 3 -MaDoiTuong[1] : esriFieldTypeString = HA07 -DoiTuong[1] : esriFieldTypeInteger = 4 -MaDoiTuong[1] : esriFieldTypeString = HA09 * ** * * * * Lòng đường -DoiTuong[1] : esriFieldTypeInteger = 5 -MaDoiTuong[1] : esriFieldTypeString = HA11 Đò Lội Ngầm Phà -DoiTuong[1] : esriFieldTypeInteger = 1 -MaDoiTuong[1] : esriFieldTypeString = HA16 -DoiTuong[1] : esriFieldTypeInteger = 2 -MaDoiTuong[1] : esriFieldTypeString = HA17 -DoiTuong[1] : esriFieldTypeInteger = 3 -MaDoiTuong[1] : esriFieldTypeString = HA18 -DoiTuong[1] : esriFieldTypeInteger = 4 -MaDoiTuong[1] : esriFieldTypeString = HA19 95 Lớp thủy hệ ESRI Classes::Feature +Shape[1] : esriFieldTypeGeometry TH_NenDiaLy_50 -MaNhanDang[1] : esriFieldTypeString -NgayThuNhan[1] : esriFieldTypeDate -NgayCapNhat[1] : esriFieldTypeDate BaiBoi Dao_Point Dao_Polygon De_Polyline BoKe_Polyline Dap_Polyline -MaDoiTuong[1] : esriFieldTypeString = LD01 -DanhTuChung[1] : esriFieldTypeString -DiaDanh[1] : esriFieldTypeString -LoaiBaiBoi[1] : LoaiBaiBoi -LoaiTrangThaiXuatLo[1] : LoaiTrangThaiXuatLo -MaDoiTuong[1] : esriFieldTypeString = LC04 -DanhTuChung[1] : esriFieldTypeString -DiaDanh[1] : esriFieldTypeString -TrangThaiXuatLo[1] : LoaiTrangThaiXuatLo -MaDoiTuong[1] : esriFieldTypeString = LC04 -DanhTuChung[1] : esriFieldTypeString -DiaDanh[1] : esriFieldTypeString -TrangThaiXuatLo[1] : LoaiTrangThaiXuatLo -MaDoiTuong[1] : esriFieldTypeString = LE05 -DanhTuChung[1] : esriFieldTypeString -DiaDanh[1] : esriFieldTypeString -DungLamGiaoThong[1] : esriFieldTypeString -MaDoiTuong[1] : esriFieldTypeString = LE03 -MaDoiTuong[1] : esriFieldTypeString = LE04 -DanhTuChung[1] : esriFieldTypeSingle -DiaDanh[1] : esriFieldTypeString -LoaiDap[1] : LoaiDap -DungLamGiaoThong[1] : esriFieldTypeString CongThuyLoi_Polyline MangDanNuoc_Polyline TaLuyCongTrinhThuyLoi_Polyline TramBom_Point CongThuyLoi_Point -MaDoiTuong[1] : esriFieldTypeString = LE01 -Ten[1] : esriFieldTypeString -MaDoiTuong[1] : esriFieldTypeString = LE07 -MaDoiTuong[1] : esriFieldTypeString = LE09 -LoaiTaLuy[1] : LoaiTaLuy -LoaiHinhThaiTaLuy[1] : LoaiHinhThaiTaLuy -TyCaoTySau[1] : esriFieldTypeDouble -MaDoiTuong[1] : esriFieldTypeString = LE10 -Ten[1] : esriFieldTypeString -MaDoiTuong[1] : esriFieldTypeString = LE01 -Ten[1] : esriFieldTypeString Hồ Chứa DuongMepNuoc -MaDoiTuong : esriFieldTypeString = LB03 -DoiTuong : esriFieldTypeInteger = 3 -MaDoiTuong : esriFieldTypeString = LG02 -LoaiDuongMepNuoc : LoaiDuongMepNuoc * MatNuocTinh RanhGioiNuocMatQuyUoc -MaDoiTuong[1] : esriFieldTypeString = LG03 -LoaiRanhGioiNuocMatQuyUoc[1] : LoaiRanhGioiNuocMatQuyUoc NuocMat RanhGioiNuocMat -LoaiRanhGioiNuocMat[1] : LoaiRanhGioiNuocMat -loaiTrangThaiNuocMat : LoaiTrangThaiNuocMat -MaDoiTuong : esriFieldTypeString -DanhTuChung : esriFieldTypeString -DiaDanh : esriFieldTypeString «SubtypeField» -DoiTuong : esriFieldTypeInteger = 1 Ao-Hồ -MaDoiTuong : esriFieldTypeString = LB01 -DoiTuong : esriFieldTypeInteger = 1 ** * DuongBoNuoc -MaDoiTuong[1] : esriFieldTypeString = LG01 -LoaiDuongBoNuoc[1] : LoaiDuongBoNuoc Đầm-Phá SongSuoi_Polygon SongSuoi_Polyline -MaDoiTuong[1] : esriFieldTypeString = LA07 -DanhTuChung[1] : esriFieldTypeString -DiaDanh[1] : esriFieldTypeString -MaDoiTuong[1] : esriFieldTypeString = LA07 -DanhTuChung[1] : esriFieldTypeString -DiaDanh[1] : esriFieldTypeString KenhMuong_Polygon KenhMuong_Polyline -MaDoiTuong[1] : esriFieldTypeString = LA04 -DanhTuChung[1] : esriFieldTypeString -DiaDanh[1] : esriFieldTypeString -HienTrang[1] : LoaiHienTrang -MaDoiTuong[1] : esriFieldTypeString = LA04 -DanhTuChung[1] : esriFieldTypeString -DiaDanh[1] : esriFieldTypeString -HienTrang[1] : LoaiHienTrang 96 -MaDoiTuong : esriFieldTypeString = LB02 -DoiTuong : esriFieldTypeInteger = 2 * Lớp địa hình ESRI Classes::Feature +Shape[1] : esriFieldTypeGeometry TH_NenDiaLy_50 -MaNhanDang[1] : esriFieldTypeString -NgayThuNhan[1] : esriFieldTypeDate -NgayCapNhat[1] : esriFieldTypeDate BaiBoi Dao_Point Dao_Polygon De_Polyline BoKe_Polyline Dap_Polyline -MaDoiTuong[1] : esriFieldTypeString = LD01 -DanhTuChung[1] : esriFieldTypeString -DiaDanh[1] : esriFieldTypeString -LoaiBaiBoi[1] : LoaiBaiBoi -LoaiTrangThaiXuatLo[1] : LoaiTrangThaiXuatLo -MaDoiTuong[1] : esriFieldTypeString = LC04 -DanhTuChung[1] : esriFieldTypeString -DiaDanh[1] : esriFieldTypeString -TrangThaiXuatLo[1] : LoaiTrangThaiXuatLo -MaDoiTuong[1] : esriFieldTypeString = LC04 -DanhTuChung[1] : esriFieldTypeString -DiaDanh[1] : esriFieldTypeString -TrangThaiXuatLo[1] : LoaiTrangThaiXuatLo -MaDoiTuong[1] : esriFieldTypeString = LE05 -DanhTuChung[1] : esriFieldTypeString -DiaDanh[1] : esriFieldTypeString -DungLamGiaoThong[1] : esriFieldTypeString -MaDoiTuong[1] : esriFieldTypeString = LE03 -MaDoiTuong[1] : esriFieldTypeString = LE04 -DanhTuChung[1] : esriFieldTypeSingle -DiaDanh[1] : esriFieldTypeString -LoaiDap[1] : LoaiDap -DungLamGiaoThong[1] : esriFieldTypeString CongThuyLoi_Polyline MangDanNuoc_Polyline TaLuyCongTrinhThuyLoi_Polyline TramBom_Point CongThuyLoi_Point -MaDoiTuong[1] : esriFieldTypeString = LE01 -Ten[1] : esriFieldTypeString -MaDoiTuong[1] : esriFieldTypeString = LE07 -MaDoiTuong[1] : esriFieldTypeString = LE09 -LoaiTaLuy[1] : LoaiTaLuy -LoaiHinhThaiTaLuy[1] : LoaiHinhThaiTaLuy -TyCaoTySau[1] : esriFieldTypeDouble -MaDoiTuong[1] : esriFieldTypeString = LE10 -Ten[1] : esriFieldTypeString -MaDoiTuong[1] : esriFieldTypeString = LE01 -Ten[1] : esriFieldTypeString Hồ Chứa DuongMepNuoc -MaDoiTuong : esriFieldTypeString = LB03 -DoiTuong : esriFieldTypeInteger = 3 -MaDoiTuong : esriFieldTypeString = LG02 -LoaiDuongMepNuoc : LoaiDuongMepNuoc * MatNuocTinh RanhGioiNuocMatQuyUoc -MaDoiTuong[1] : esriFieldTypeString = LG03 -LoaiRanhGioiNuocMatQuyUoc[1] : LoaiRanhGioiNuocMatQuyUoc RanhGioiNuocMat NuocMat -LoaiRanhGioiNuocMat[1] : LoaiRanhGioiNuocMat -loaiTrangThaiNuocMat : LoaiTrangThaiNuocMat -MaDoiTuong : esriFieldTypeString -DanhTuChung : esriFieldTypeString -DiaDanh : esriFieldTypeString «SubtypeField» -DoiTuong : esriFieldTypeInteger = 1 Ao-Hồ -MaDoiTuong : esriFieldTypeString = LB01 -DoiTuong : esriFieldTypeInteger = 1 ** * DuongBoNuoc -MaDoiTuong[1] : esriFieldTypeString = LG01 -LoaiDuongBoNuoc[1] : LoaiDuongBoNuoc Đầm-Phá SongSuoi_Polygon SongSuoi_Polyline -MaDoiTuong[1] : esriFieldTypeString = LA07 -DanhTuChung[1] : esriFieldTypeString -DiaDanh[1] : esriFieldTypeString -MaDoiTuong[1] : esriFieldTypeString = LA07 -DanhTuChung[1] : esriFieldTypeString -DiaDanh[1] : esriFieldTypeString KenhMuong_Polygon KenhMuong_Polyline -MaDoiTuong[1] : esriFieldTypeString = LA04 -DanhTuChung[1] : esriFieldTypeString -DiaDanh[1] : esriFieldTypeString -HienTrang[1] : LoaiHienTrang -MaDoiTuong[1] : esriFieldTypeString = LA04 -DanhTuChung[1] : esriFieldTypeString -DiaDanh[1] : esriFieldTypeString -HienTrang[1] : LoaiHienTrang 97 -MaDoiTuong : esriFieldTypeString = LB02 -DoiTuong : esriFieldTypeInteger = 2 * Lớp phủ rừng RanhGioiRung ESRI Classes::Feature -MaDoiTuong[1] : esriFieldTypeString -LoaiRanhGioiRung[1] : loaiRanhGioiRung = 1 -ChieuDai[1] : esriFieldTypeDouble +Shape[1] : esriFieldTypeGeometry Run -MaDoiTuong[1] : esriFieldTypeString -Diachi[1] : esriFieldTypeString -TenRung[1] : esriFieldTypeString -TenDoiTuongQuanLy[1] : esriFieldTypeString -DienTich[1] : esriFieldTypeDouble «SubtypeField» -KieuRung[1] : esriFieldTypeInteger -ChucNangSuDung[1] : ChucNangSuDungRung = 1 -TruLuong[1] : TruLuongRung = 1 -TacDongCuaConNguoi[1] : TacDongCuaConNguoi = 1 -NguonGocSinhTruong[1] : NguonGocSinhTruong = 1 -TuoiRung[1] : TuoiRung = 1 -SoLo[1] : esriFieldTypeInteger -SoKhoanh[1] : esriFieldTypeInteger -TieuKhu[1] : esriFieldTypeInteger * Rừng lá rộng thường xanh #KieuRung[1] : unsigned long long(idl) -End179 #KieuRung[1] : unsigned long long(idl) * Rừng hỗn giao cây lá rộng và cây lá kim #KieuRung[1] : unsigned long long(idl) * Rừng trồng Rừng hỗn giao gỗ tre nứa #KieuRung[1] : unsigned long long(idl) Rừng núi đá #KieuRung[1] : unsigned long long(idl) * * Núi đá không cây #KieuRung[1] : unsigned long long(idl) End5 Đất mặt nước Đất nông nghiệp Nương rẫy #KieuRung[1] : unsigned long long(idl) End4 #KieuRung[1] : unsigned long long(idl) * Rừng tre nứa #KieuRung[1] : unsigned long long(idl) -End180 Đất thổ cư Rừng lá kim #KieuRung[1] : Integer * * #KieuRung[1] : unsigned long long(idl) End2 * Rừng lá rộng rụng lá Rừng lá rộng nửa rụng lá #KieuRung[1] : unsigned long long(idl) * * *** *** * End1 End3 End6 Đất trống #KieuRung[1] : unsigned long long(idl) #KieuRung[1] : unsigned long long(idl) 98 #KieuRung[1] : unsigned long long(idl) * Đất khác #KieuRung[1] : unsigned long long(idl) II. Nội dung các lớp trong cơ sở dữ liệu Lớp biên giới địa giới ESRI classes: Feature LỚP BIÊN GIỚI ĐỊA GIỚI CẤP TỈNH CẤP HUYỆN CẤP TỈNH ĐƢỜNG DANH GIỚI ĐỊA PHẬN CẤP HUYỆN CẤP XÃ CẤP XÃ 99 Lớp cơ sở đo đạc CSDD_NENDIALY_50 ESRI classes: Feature LỚP CƠ SỞ ĐO ĐẠC ĐIỂM CƠ SỞ QUỐC GIA TỌA ĐỘ ĐỘ CAO THIÊN VĂN TRỌNG LỰC 100 Lớp dân cƣ cơ sở hạ tầng TRẠM THU PHÁT SÓNG ĐƢỜNG DÂY TẢI ĐIỂN ESRI classes: Feature LỚP DCCSDT TRẠM ĐIỆN ĐIỂM DÂN CƢ CHÙA KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN LÂM TRƢỜNG HẠ TẦNG KT - XÃ HỘI TRẠM QUAN TRẮC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÖC ĐẶC BIỆT NÔNG TRƢỜNG NHÀ VƢỜN ƢƠM TRẠM XĂNG NHÀ KHỐI NHÀ TRƢỜNG HỌC TƢỢNG ĐÀI CỔNG THÀNH CỘT CỜ THÁP CỔ 101 TRUNG TÂM Y TẾ Lớp địa hình ESRI classes: Feature LỚP ĐỊA HÌNH ĐỊA DANH SƠN VĂN ĐIỂM ĐỘ CAO ĐỊA HÌNH ĐĂC BIỆT A ĐƢỜNG BÌNH ĐỘ ĐỊA HÌNH ĐẶC BIỆT B DÕNG ĐÁ GÕ ĐỐNG KHE RÃNH SƢỜN SỤT ĐẤT BÃI ĐÁ TRÊN CẠN 102 VÁCH ĐỨNG ĐÁ ĐỘC LẬP ĐỊA HÌNH LÕM Lớp giao thông ESRI classes: Feature CỐNG GIAO THÔNG ĐOẠN TIM ĐƢỜNG BỘ NGẦM BÃI ĐỖ XE GA CÁP TREO ĐOẠN VƢỢT SUỐI LỚP GIAO THÔNG ĐƢỜNG NỘI BỘ PHÀ BẾN PHÀ CẦU GIAO THÔNG NÖT ĐƢỜNG BỘ BẾN BÃI TALY GIAO THÔNG ĐÈO ĐÕ TRẠM THU PHÍ GA ĐƢỜNG SẮT BẾN Ô TÔ CẢNG BIỂN ÂU THUYỀN 103 CẢNG HK BẾN THỦY NỘI ĐỊA ĐƢỜNG BĂNG CẦU CẢNG CẢNG THỦY NĐ Lớp phủ bề mặt ESRI classes: Feature LỚP PHỦ BỀ MẶT RANH GIỚI PHỦ BỀ MẶT PHỦ BỀ MẶT CÔNG TRÌNH RỪNG KHU VỰC DÂN CƢ KHAI THÁC THỰC PHỦ CHƢA THÀNH RỪNG THỰC PHỦ CÓ DÂN CƢ ĐẤT TRỒNG CỎ ĐẤT TRỐNG 104 NƢỚC MẶT THỰC PHỦ NÔNG NGHIỆP Lớp thủy hệ ESRI classes: Feature LỚP THỦY HỆ BAI BỒI BỜ KÈ ĐẬP TALUY.TL BĐ.DÕNG CHẢY TRẠM BƠM THÁC ĐẦM LẦY DGMN.QUY ƢỚC CT.THỦY LỢI Đ.BỜ NƢỚC Đ.MÉP NƢỚC KÊNH MƢƠNG MÁNG DẪN NƢỚC SS.DẠNG VÙNG NGUỒN NƢỚC SS.DẠNG ĐƢỜNG MẶT NƢỚC TĨNH GHỀNH AO, HỒ HỒ CHỨA 105 GIẾNG NƢỚC ĐẦM, PHÁ MẠCH NƢỚC Lớp hiện trạng rừng ESRI classes: Feature RANH GIỚI RỪNG RỪNG ĐĂK LĂK RỪNG LÁ RỘNG THƢỜNG XANH RỪNG LÁ RỘNG NỬA RỤNG LÁ RỪNG LÁ RỘNG RỤNG LÁ RỪNG LÁ KIM RỪNG HỖN GIAO CÂY LÁ RỘNG VÀ CÂY LÁ KIM RỪNG HỖN GIAO GỖ, TRE, NỨA RỪNG TRE, NỨA RỪNG NÖI ĐÁ RỪNG TRỒNG NÖI ĐÁ KHÔNG CÂY NƢƠNG RẪY ĐẤT NÔNG NGHIỆP ĐẤT THỔ CƢ ĐẤT MẶT NƢỚC ĐẤT TRỐNG ĐẤT KHÁC 106 Phụ lục 2: Cấu trúc nội dung CSDL nền địa lý trong CSDL I. Cơ sở đo đạc Điểm cơ sở quốc gia Tên lớp: DiemCoSoQuocGia.shp Nội dung: Là điểm đo đạc cơ sở quốc gia hiện có trong phạm vi khu vực xây dựng dữ liệu địa lý theo số liệu đƣợc cơ quan có thẩm quyền cung cấp. Kiểu topology: Point STT Nhãn (Alias) 1 Tên trƣờng (Fields) Kiểu dữ liệu (Type) Độ rộng (Width) Mô tả tên trƣờng FID Text 8 Mã định danh cho mỗi đối tƣợng 2 Mã nhận dạng maNhanDang Text 16 Là mã nhận dạng duy nhất đối với mỗi đối tƣợng địa lý thuộc dữ liệu nền địa lý 1 :50 000, gồm 4 phần đƣợc đặt liên tiếp nhau, trong đó phần thứ nhất gồm 4 ký tự là mã cơ sở dữ liệu 050N, phần thứ hai gồm 2 ký tự là mã tỉnh theo quy định của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền, phần thứ ba gồm 4 ký tự là mã đối tƣợng trong danh mục đối tƣợng địa lý cơ sở, phần thứ tƣ gồm 4 chữ số là số thứ tự của đối tƣợng cùng kiểu trong tập dữ liệu. Ví dụ: 050N10AA010001 + 002N là mã cơ sở dữ liệu; + AA01 là mã đối tƣợng trong danh mục đối tƣợng cơ sở; + 0001 là số thứ tự của đối tƣợng trong tập dữ liệu 3 Ngày thu nhận ngayThNhan DateTi me 8 Là ngày thu nhận thông tin đối tƣợng nền địa lý 4 Ngày cập nhật ngayCNhat DateTi me 8 Là ngày cập nhật thông tin đối tƣợng nền địa lý 5 Mã đối tƣợng maDoiTuong Text 6 Là mã phân loại đối tƣợng theo danh mục đối tƣợng địa lý cơ sở. 6 Cấp hạng CapHang Text 20 Là loại cấp hạng. 7 Số hiệu điểm soHieuDiem Text 50 Là số hiệu điểm theo số liệu đƣợc cơ quan có thẩm quyền cung cấp. 8 Tọa độ X toaDoX Double 16 Là toạ độ phẳng x trong Hệ tọa độ 107 quốc gia theo số liệu đƣợc cơ quan có thẩm quyền cung cấp. 9 10 Tọa độ Y Độ cao H toaDoY doCaoH Double Double 16 Là toạ độ phẳng y trong Hệ tọa độ quốc gia theo số liệu đƣợc cơ quan có thẩm quyền cung cấp. 16 Là độ cao thủy chuẩn h trong Hệ độ cao quốc gia theo số liệu đƣợc cơ quan có thẩm quyền cung cấp. II.Biên giới địa giới II.1. Đƣờng địa giới Tên lớp: DuongDiaGioi.shp Nội dung: đƣờng địa giới hành chính các cấp Kiểu topology: Polyline Tên trƣờng (Fields) Kiểu dữ liệu (Type) 1 FID Text 2 Shape Polyline STT Nhãn (Alias) Độ rộng (Width) 8 Mô tả tên trƣờng Mã định danh cho mỗi đối tƣợng Là thuộc tính không gian của đối tƣợng. 3 Mã nhận dạng maNhanDang Text 16 Là mã nhận dạng duy nhất đối với mỗi đối tƣợng địa lý thuộc dữ liệu nền địa lý 1 :50 000 4 Ngày thu nhận ngayThNhan DateTime 8 Là ngày thu nhận thông tin đối tƣợng nền địa lý 5 Ngày cập nhật ngayCNhat DateTime 8 Là ngày cập nhật thông tin đối tƣợng nền địa lý 6 Mã đối tƣợng maDoiTuong Text 6 Là mã phân loại đối tƣợng theo danh mục đối tƣợng địa lý cơ sở. 7 Hiện trạng pháp lý HTPhaply Text 30 Là hiện trạng pháp lý của đƣờng địa giới hành chính tại thời điểm điều tra. 150 Là tên của đơn vị hành chính cùng cấp liền kề bên trái đƣờng địa giới theo hƣớng từ điểm đầu đến điểm cuối của đƣờng địa giới. Là tên của đơn vị hành chính cùng cấp liền kề bên phải đƣờng địa giới theo hƣớng từ điểm đầu đến điểm cuối của đƣờng địa giới. 8 Liền trái LienTrai Text 9 Liền phải LienPhai Text 150 10 Chiều dài ChieuDai Real 9 II.2. Địa phận 108 Là chiều dài của đoạn đƣờng địa giới. Tên lớp: DiaPhan.shp Nội dung: Là địa phận hành chính các cấp. Kiểu topology: Polygon STT Nhãn (Alias) 1 Tên trƣờng (Fields) Kiểu dữ liệu (Type) Độ rộng (Width) Mô tả tên trƣờng FID Text 8 Mã định danh cho mỗi đối tƣợng 2 Mã nhận dạng maNhanDang Text 16 Là mã nhận dạng duy nhất đối với mỗi đối tƣợng địa lý thuộc dữ liệu nền địa lý 1 :50 000 3 Ngày thu nhận ngayThNhan DateTime 8 Là ngày thu nhận thông tin đối tƣợng nền địa lý 4 Ngày cập nhật ngayCNhat DateTime 8 Là ngày cập nhật thông tin đối tƣợng nền địa lý 5 Mã đối tƣợng maDoiTuong Text 6 Là mã phân loại đối tƣợng theo danh mục đối tƣợng địa lý cơ sở. 6 Mã hành chính maHChinh Text 20 Là mã đơn vị hành chính cấp tƣơng ứng theo quy định của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền.. 7 Danh từ chung dtuChung Text 120 Là danh từ chung của đơn vị hành chính cấp tƣơng ứng. 8 Địa danh diaDanh Text 100 Là tên gọi của đơn vị hành chính cấp tƣơng ứng. 19 Là diện tích tự nhiên của đơn vị hành chính theo số liệu kiểm kê đất đai kỳ gần nhất hoặc theo Nghị định của Chính phủ trong trƣờng hợp có thay đổi địa giới hành chính 9 Diện tích dienTich Double III. Lớp phủ bề mặt III.1. Phủ bề mặt Tên lớp: PhuBeMat.shp Nội dung: Là kiểu đối tƣợng phủ bề mặt bao gồm các đối tƣợng mô tả các vùng bề mặt đặc trƣng. Kiểu topology: Polygon Tên trƣờng (Fields) Kiểu dữ liệu (Type) 1 FID Text 2 Shape Polygon STT Nhãn (Alias) 109 Độ rộng (Width) 8 Mô tả tên trƣờng Mã định danh cho mỗi đối tƣợng Là thuộc tính không gian của đối tƣợng. 3 Mã nhận dạng maNhanDang Text 16 Là mã nhận dạng duy nhất đối với mỗi đối tƣợng địa lý thuộc dữ liệu nền địa lý 1 :50 000 4 Ngày thu nhận ngayThNhan DateTim e 8 Là ngày thu nhận thông tin đối tƣợng nền địa lý 5 Ngày cập nhật ngayCNhat DateTim e 8 Là ngày cập nhật thông tin đối tƣợng nền địa lý 6 Mã đối tƣợng maDoiTuong Text 6 Là mã phân loại đối tƣợng theo danh mục đối tƣợng địa lý cơ sở. 7 Tên Ten Text 50 Là tên gọi của đối tƣợng. 8 Phủ bề mặt PhuBeMat Text 70 Là loại phủ bề mặt III.2. Loại ranh giới phủ bề mặt Tên lớp: RGPhuBeMat.shp Nội dung: Là kiểu đối tƣợng phủ bề mặt bao gồm các đối tƣợng mô tả các vùng bề mặt đặc trƣng, hiện trạng lớp phủ chiếm đa số và ổn định có diện tích từ 1500 m2 trở lên. Kiểu topology: Polyline Tên trƣờng (Fields) Kiểu dữ liệu (Type) 1 FID Text 2 Shape Polyline Là thuộc tính không gian của đối tƣợng. STT Nhãn (Alias) Độ rộng (Width) 8 Mô tả tên trƣờng Mã định danh cho mỗi đối tƣợng 3 Mã nhận dạng maNhanDang Text 16 Là mã nhận dạng duy nhất đối với mỗi đối tƣợng địa lý thuộc dữ liệu nền địa lý 1 :50 000 4 Ngày thu nhận ngayThNhan DateTime 8 Là ngày thu nhận thông tin đối tƣợng nền địa lý 5 Ngày cập nhật ngayCNhat DateTime 8 Là ngày cập nhật thông tin đối tƣợng nền địa lý 6 Mã đối tƣợng maDoiTuong Text 6 Là mã phân loại đối tƣợng theo danh mục đối tƣợng địa lý cơ sở. 7 Ranh giới phủ bề mặt RGPhuBeMat Text 50 IV. Dân cƣ, cơ sở hạ tầng IV.1. Điểm dân cƣ Tên lớp: Điểm.shp 110 Là loại ranh giới phủ bề mặt. Nội dung:. Tên gọi của điểm dân cƣ đƣợc thu nhận theo tài liệu địa danh do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền công bố. Kiểu topology: Point Tên trƣờng (Fields) Kiểu dữ liệu (Type) 1 FID Text 2 Shape Point Là thuộc tính không gian của đối tƣợng. STT Nhãn (Alias) Độ rộng (Width) 8 Mô tả tên trƣờng Mã định danh cho mỗi đối tƣợng 3 Mã nhận dạng maNhanDang Text 16 Là mã nhận dạng duy nhất đối với mỗi đối tƣợng địa lý thuộc dữ liệu nền địa lý 1 :50 000 4 Ngày thu nhận ngayThNhan DateTime 8 Là ngày thu nhận thông tin đối tƣợng nền địa lý 5 Ngày cập nhật ngayCNhat DateTime 8 Là ngày cập nhật thông tin đối tƣợng nền địa lý 6 Mã đối tƣợng maDoiTuong Text 6 Là mã phân loại đối tƣợng theo danh mục đối tƣợng địa lý cơ sở. 7 Danh từ chung dtuChung Text 50 Là danh từ chung của địa danh. 8 Địa danh diaDanh Text 50 Là địa danh - tên gọi của đối tƣợng. IV.2. Nhà Tên lớp: Nha.shp Nội dung: Nhà, khối nhà. Kiểu topology: Tên trƣờng (Fields) Kiểu dữ liệu (Type) 1 FID Text 2 Shape Point Là thuộc tính không gian của đối tƣợng. STT Nhãn (Alias) Độ rộng (Width) 8 Mô tả tên trƣờng Mã định danh cho mỗi đối tƣợng 3 Mã nhận dạng maNhanDang Text 16 Là mã nhận dạng duy nhất đối với mỗi đối tƣợng địa lý thuộc dữ liệu nền địa lý 1 :50 000 4 Ngày thu nhận ngayThNhan DateTime 8 Là ngày thu nhận thông tin đối tƣợng nền địa lý 111 5 Ngày cập nhật 6 Mã đối tƣợng 7 Nhà ngayCNhat DateTime 8 Là ngày cập nhật thông tin đối tƣợng nền địa lý maDoiTuong Text 6 Là mã phân loại đối tƣợng theo danh mục đối tƣợng địa lý cơ sở. Nha Text 50 Là loại kiểu nhà IV.3. Đƣờng dây tải điện Tên lớp: DuongDayTaiDien.shp Nội dung:. Là đƣờng dây tải điện. Kiểu topology: Polyline Tên trƣờng (Fields) Kiểu dữ liệu (Type) 1 FID Text 2 Shape Polyline Là thuộc tính không gian của đối tƣợng. STT Nhãn (Alias) Độ rộng (Width) 8 Mô tả tên trƣờng Mã định danh cho mỗi đối tƣợng 3 Mã nhận dạng maNhanDang Text 16 Là mã nhận dạng duy nhất đối với mỗi đối tƣợng địa lý thuộc dữ liệu nền địa lý 1 :50 000 4 Ngày thu nhận ngayThNhan DateTime 8 Là ngày thu nhận thông tin đối tƣợng nền địa lý 5 Ngày cập nhật ngayCNhat DateTime 8 Là ngày cập nhật thông tin đối tƣợng nền địa lý 6 Mã đối tƣợng maDoiTuong Text 6 Là mã phân loại đối tƣợng theo danh mục đối tƣợng địa lý cơ sở. 7 Tên ten Text 50 Tên gọi của tuyến đƣờng dây tải điện. 8 Điện áp dienAp Text 50 Là loại điện áp IV.4. Trạm điện Tên lớp: TramDien.shp Nội dung: Áp dụng để biểu thị các trạm biến áp, thiết bị biến áp thuộc tuyến đƣờng dây. Kiểu topology: Point Tên trƣờng (Fields) Kiểu dữ liệu (Type) 1 FID Text 2 Shape Point STT Nhãn (Alias) 112 Độ rộng (Width) 8 Mô tả tên trƣờng Mã định danh cho mỗi đối tƣợng Là thuộc tính không gian của đối tƣợng. 3 Mã nhận dạng maNhanDang Text 16 Là mã nhận dạng duy nhất đối với mỗi đối tƣợng địa lý thuộc dữ liệu nền địa lý 1 :50 000 4 Ngày thu nhận ngayThNhan DateTime 8 Là ngày thu nhận thông tin đối tƣợng nền địa lý 5 Ngày cập nhật ngayCNhat DateTime 8 Là ngày cập nhật thông tin đối tƣợng nền địa lý 6 Mã đối tƣợng maDoiTuong Text 6 Là mã phân loại đối tƣợng theo danh mục đối tƣợng địa lý cơ sở. 7 Điện áp DienAp Text 6 Điện áp tại trạm điện 8 Tên Tên Text 50 Tên của trạm 9 Địa chỉ Địa chỉ Text 50 Địa chỉ của trạm IV. 5. Trạm Thu Phát Sóng Tên lớp: TramThuPhatSong.shp Nội dung: Thu nhận vị trí của các trạm thu phát sóng hoặc cột ăng-ten trên mặt đất có chiều cao từ 30 m trở lên và tất cả các cột ăngten phát thanh, truyền hình của Đài phát thanh, truyền hình từ cấp tỉnh trở lên. Kiểu topology: Point Tên trƣờng (Fields) Kiểu dữ liệu (Type) 1 FID Text 2 Shape Point Là thuộc tính không gian của đối tƣợng. STT Nhãn (Alias) Độ rộng (Width) 8 Mô tả tên trƣờng Mã định danh cho mỗi đối tƣợng 3 Mã nhận dạng maNhanDang Text 16 Là mã nhận dạng duy nhất đối với mỗi đối tƣợng địa lý thuộc dữ liệu nền địa lý 1 :50 000 4 Ngày thu nhận ngayThNhan DateTime 8 Là ngày thu nhận thông tin đối tƣợng nền địa lý 5 Ngày cập nhật ngayCNhat DateTime 8 Là ngày cập nhật thông tin đối tƣợng nền địa lý 6 Mã đối tƣợng maDoiTuong Text 6 Là mã phân loại đối tƣợng theo danh mục đối tƣợng địa lý cơ sở. IV.6. Công trình kiến trúc đặc biệt Tên lớp: CongTrinhKienTrucDacBiet.shp Nội dung: Là công trình kiến trúc đặc biệt gồm: Tháp cổ, Tƣợng đài. 113 Kiểu topology: Point Tên trƣờng (Fields) Kiểu dữ liệu (Type) 1 FID Text 2 Shape Point Là thuộc tính không gian của đối tƣợng. STT Nhãn (Alias) Độ rộng (Width) 8 Mô tả tên trƣờng Mã định danh cho mỗi đối tƣợng 3 Mã nhận dạng maNhanDang Text 16 Là mã nhận dạng duy nhất đối với mỗi đối tƣợng địa lý thuộc dữ liệu nền địa lý 1 :50 000 4 Ngày cập nhật ngayThNhan DateTime 8 Là ngày thu nhận thông tin đối tƣợng nền địa lý 5 Ngày cập nhật ngayCNhat DateTime 8 Là ngày cập nhật thông tin đối tƣợng nền địa lý 6 Mã đối tƣợng maDoiTuong Text 6 Là mã phân loại đối tƣợng theo danh mục đối tƣợng địa lý cơ sở. 7 Tên ten Text 50 Là tên gọi của đối tƣợng. IV.7. Trạm quan trắc Tên lớp: Tramquantrac.shp Nội dung: Là các trạm quan trắc Kiểu topology: Point Tên trƣờng (Fields) Kiểu dữ liệu (Type) 1 FID Text 2 Shape Point Là thuộc tính không gian của đối tƣợng. STT Nhãn (Alias) Độ rộng (Width) 8 Mô tả tên trƣờng Mã định danh cho mỗi đối tƣợng 3 Mã nhận dạng maNhanDang Text 16 Là mã nhận dạng duy nhất đối với mỗi đối tƣợng địa lý thuộc dữ liệu nền địa lý 1 :50 000 4 Ngày thu nhận ngayThNhan DateTime 8 Là ngày thu nhận thông tin đối tƣợng nền địa lý 5 Ngày cập nhật ngayCNhat DateTime 8 Là ngày cập nhật thông tin đối tƣợng nền địa lý 6 Mã đối tƣợng maDoiTuong Text 6 Là mã phân loại đối tƣợng theo danh mục đối tƣợng địa lý cơ sở. 114 IV.8 Hạ tầng kinh tế - xã hội IV.8.1. Khu chức năng Tên lớp: KhuChucNang.shp Nội dung: Áp dụng để biểu thị các khu (đƣợc xác định từ các đối tƣợng trong lớp RanhGioiKhuChucNang và các đối tƣợng khác) và các cơ sở chức năng. Kiểu topology: Point Tên trƣờng (Fields) Kiểu dữ liệu (Type) 1 FID Text 2 Shape Point Là thuộc tính không gian của đối tƣợng. STT Nhãn (Alias) Độ rộng (Width) 8 Mô tả tên trƣờng Mã định danh cho mỗi đối tƣợng 3 Mã nhận dạng maNhanDang Text 16 Là mã nhận dạng duy nhất đối với mỗi đối tƣợng địa lý thuộc dữ liệu nền địa lý 1 :50 000 4 Ngày thu nhận ngayThNhan DateTime 8 Là ngày thu nhận thông tin đối tƣợng nền địa lý 5 Ngày cập nhật ngayCNhat DateTime 8 Là ngày cập nhật thông tin đối tƣợng nền địa lý 6 Mã đối tƣợng maDoiTuong Text 6 Là mã phân loại đối tƣợng theo danh mục đối tƣợng địa lý cơ sở. 7 Tên ten Text 50 Là tên gọi của đối tƣợng, áp dụng cho các đối tƣợng không phải là địa danh. 8 Danh từ chung dtuChung Text 50 Là danh từ chung của đối tƣợng, áp dụng cho các đối tƣợng là địa danh theo Danh mục đối tƣợng địa lý cơ sở quốc gia. 9 Địa danh diaDanh Text 50 Là tên gọi của đối tƣợng 10 Địa chỉ diaChi Text 70 Là địa chỉ của đối tƣợng thu nhận theo biển hiệu IV.8.2. Uỷ ban hành chính Tên lớp: Ubhanhchinh.shp Nội dung: Áp dụng để biểu thị các uỷ ban hành chính. Kiểu topology: Point STT Nhãn (Alias) Tên trƣờng (Fields) Kiểu dữ liệu 115 Độ rộng (Width) Mô tả tên trƣờng (Type) 8 Mã định danh cho mỗi đối tƣợng 1 FID Text 2 Shape Point Là thuộc tính không gian của đối tƣợng. 3 Mã nhận dạng maNhanDang Text 16 Là mã nhận dạng duy nhất đối với mỗi đối tƣợng địa lý thuộc dữ liệu nền địa lý 1 :50 000 4 Ngày thu nhận ngayThNhan DateTime 8 Là ngày thu nhận thông tin đối tƣợng nền địa lý 5 Ngày cập nhật ngayCNhat DateTime 8 Là ngày cập nhật thông tin đối tƣợng nền địa lý 6 Mã đối tƣợng maDoiTuong Text 6 Là mã phân loại đối tƣợng theo danh mục đối tƣợng địa lý cơ sở. 7 Danh từ chung dtChung Text 50 Là danh từ chung của đối tƣợng, áp dụng cho các đối tƣợng là địa danh theo Danh mục đối tƣợng địa lý cơ sở quốc gia. 8 Địa danh diaDanh Text 50 Là tên gọi của đối tƣợng 9 Địa chỉ diaChi Text 70 Là địa chỉ của đối tƣợng thu nhận theo biển hiệu 10 Tên xã tenXa Text 50 Là tên hành chính của xã. 11 Tên huyện tenHuyen Text 50 Là tên hành chính của huyện 12 Tên tỉnh tenTinh Text 50 Là tên hành chính của tỉnh IV.8.3. Nhà Tên lớp: Nha.shp Nội dung: Thể hiện các ký hiệu nhà độc lập. Kiểu topology: Point Tên trƣờng (Fields) Kiểu dữ liệu (Type) 1 FID Text 2 Shape Point Là thuộc tính không gian của đối tƣợng. Text Là mã phân loại đối tƣợng theo danh mục đối tƣợng địa lý cơ sở. STT 3 Nhãn (Alias) Mã đối tƣợng maDoiTuong 116 Độ rộng (Width) 8 6 Mô tả tên trƣờng Mã định danh cho mỗi đối tƣợng 4 Tên ten Text 50 Là tên gọi của đối tƣợng, áp dụng cho các đối tƣợng không phải là địa danh. V. Địa hình V.1. Điểm độ cao Tên lớp: DiemDoCao.shp Nội dung: Là điểm độ cao. Kiểu topology: Point Tên trƣờng (Fields) Kiểu dữ liệu (Type) 1 FID Text 2 Shape Point Là thuộc tính không gian của đối tƣợng. STT Nhãn (Alias) Độ rộng (Width) 8 Mô tả tên trƣờng Mã định danh cho mỗi đối tƣợng 3 Mã nhận dạng maNhanDang Text 16 Là mã nhận dạng duy nhất đối với mỗi đối tƣợng địa lý thuộc dữ liệu nền địa lý 1 :50 000 4 Ngày thu nhận ngayThNhan DateTime 8 Là ngày thu nhận thông tin đối tƣợng nền địa lý 5 Ngày cập nhật ngayCNhat DateTime 8 Là ngày cập nhật thông tin đối tƣợng nền địa lý 6 Mã đối tƣợng maDoiTuong Text 6 Là mã phân loại đối tƣợng theo danh mục đối tƣợng địa lý cơ sở. 7 Loại độ cao loaiDoCao 50 Là loại điểm độ cao. 8 Độ cao H doCaoH 19 Là giá trị độ cao của điểm độ cao. V.2. Địa hình đặc biệt A Tên lớp: DiaHinhDacBietA.shp Nội dung: Là điểm độ cao. Kiểu topology: Point Tên trƣờng (Fields) Kiểu dữ liệu (Type) 1 FID Text 2 Shape Point maNhanDang Text STT 3 Nhãn (Alias) Mã nhận Độ rộng (Width) 8 Mô tả tên trƣờng Mã định danh cho mỗi đối tƣợng Là thuộc tính không gian của đối tƣợng. 16 117 Là mã nhận dạng duy nhất đối với mỗi đối tƣợng địa lý thuộc dạng dữ liệu nền địa lý 1 :50 000 4 Ngày thu nhận ngayThNhan DateTime 8 Là ngày thu nhận thông tin đối tƣợng nền địa lý 5 Ngày cập nhật ngayCNhat DateTime 8 Là ngày cập nhật thông tin đối tƣợng nền địa lý 6 Mã đối tƣợng maDoiTuong Text 6 Là mã phân loại đối tƣợng theo danh mục đối tƣợng địa lý cơ sở. 7 Tên ten Text 50 Là tên gọi của đối tƣợng. 8 Tỷ cao, tỷ sâu tyCaoSau Text 6 Áp dụng để biểu thị chênh cao địa hình giữa đỉnh và chân taluy. V.3. Địa hình đặc biệt P Tên lớp: DiaHinhDacBietP.shp Nội dung: Là điểm độ cao. Kiểu topology: Polygon Tên trƣờng (Fields) Kiểu dữ liệu (Type) 1 FID Text 2 Shape Point Là thuộc tính không gian của đối tƣợng. STT Nhãn (Alias) Độ rộng (Width) 8 Mô tả tên trƣờng Mã định danh cho mỗi đối tƣợng 3 Mã nhận dạng maNhanDang Text 16 Là mã nhận dạng duy nhất đối với mỗi đối tƣợng địa lý thuộc dữ liệu nền địa lý 1 :50 000 4 Ngày thu nhận ngayThNhan DateTime 8 Là ngày thu nhận thông tin đối tƣợng nền địa lý 5 Ngày cập nhật ngayCNhat DateTime 8 Là ngày cập nhật thông tin đối tƣợng nền địa lý 6 Mã đối tƣợng 7 Tên 8 Tỷ cao, tỷ sâu 9 Diện tích maDoiTuong Text 6 Là mã phân loại đối tƣợng theo danh mục đối tƣợng địa lý cơ sở. ten Text 50 Là tên gọi của đối tƣợng. tyCaoSau Text 6 Áp dụng để biểu thị chênh cao địa hình giữa đỉnh và chân taluy. 19 Là diện tích tự nhiên của đơn vị hành chính theo số liệu kiểm kê đất đai kỳ gần nhất hoặc theo Nghị định của Chính phủ trong trƣờng hợp có thay đổi địa giới hành chính DienTich Double 118 V.4. Đƣờng bình độ Tên lớp: DuongBinhDo.shp Nội dung: Là đƣờng bình độ Kiểu topology: Polyline STT Nhãn (Alias) Tên trƣờng (Fields) Kiểu dữ liệu (Type) 1 FID Text 2 Geo Polyline Độ rộng (Width) 8 Mô tả tên trƣờng Mã định danh cho mỗi đối tƣợng Là thuộc tính không gian của đối tƣợng. 3 Mã nhận dạng maNhanDang Text 16 Là mã nhận dạng duy nhất đối với mỗi đối tƣợng địa lý thuộc dữ liệu nền địa lý 1 :50 000 4 Ngày thu nhận ngayThNhan DateTime 8 Là ngày thu nhận thông tin đối tƣợng nền địa lý 5 Ngày cập nhật ngayCNhat DateTime 8 Là ngày cập nhật thông tin đối tƣợng nền địa lý 6 Mã đối tƣợng maDoiTuong Text 6 Là mã phân loại đối tƣợng theo danh mục đối tƣợng địa lý cơ sở. 7 Loại bình độ loaiBinhDo Text 50 8 Khoảng cao đều KhgCaoDeu Text 50 Là khoảng cao đều của đƣờng bình độ đƣợc xác định theo độ dốc địa hình nhƣ sau: 9 Độ cao H doCaoH Double 19 Là giá trị độ cao của đƣờng bình độ. Là loại đƣờng bình độ. V.5. Địa danh sơn văn Tên lớp: DiaDanhSonVan.shp Nội dung: Là địa phận hành chính các cấp. Kiểu topology: Point Tên trƣờng (Fields) Kiểu dữ liệu (Type) 1 FID Text 2 Shape Point STT Nhãn (Alias) Độ rộng (Width) 8 Mô tả tên trƣờng Mã định danh cho mỗi đối tƣợng Là thuộc tính không gian của đối tƣợng. 119 3 Mã nhận dạng maNhanDang Text 16 Là mã nhận dạng duy nhất đối với mỗi đối tƣợng địa lý thuộc dữ liệu nền địa lý 1 :50 000 4 Ngày thu nhận ngayThNhan DateTime 8 Là ngày thu nhận thông tin đối tƣợng nền địa lý 5 Ngày cập nhật ngayCNhat DateTime 8 Là ngày cập nhật thông tin đối tƣợng nền địa lý 6 Mã đối tƣợng maDoiTuong Text 6 Là mã phân loại đối tƣợng theo danh mục đối tƣợng địa lý cơ sở. 7 Tên ten Text 50 Là tên gọi của đối tƣợng. 6 Là danh từ chung của đối tƣợng, áp dụng cho các đối tƣợng là địa danh theo Danh mục đối tƣợng địa lý cơ sở quốc gia 8 Danh từ chung Dtchung Text VI. Địa danh VI.1 Khu chức năng Tên lớp: KhuChucNang.shp Nội dung: Áp dụng để biểu thị các khu (đƣợc xác định từ các đối tƣợng trong lớp RanhGioiKhuChucNang và các đối tƣợng khác) và các cơ sở chức năng. Kiểu topology: Polygon Tên trƣờng (Fields) Kiểu dữ liệu (Type) 1 FID Text 2 Shape Polygon Là thuộc tính không gian của đối tƣợng. STT Nhãn (Alias) Độ rộng (Width) 8 Mô tả tên trƣờng Mã định danh cho mỗi đối tƣợng 3 Mã nhận dạng maNhanDang Text 16 Là mã nhận dạng duy nhất đối với mỗi đối tƣợng địa lý thuộc dữ liệu nền địa lý 1 :50 000 4 Ngày thu nhận ngayThNhan DateTime 8 Là ngày thu nhận thông tin đối tƣợng nền địa lý 5 Ngày cập nhật ngayCNhat DateTime 8 Là ngày cập nhật thông tin đối tƣợng nền địa lý 6 Mã đối tƣợng maDoiTuong Text 6 Là mã phân loại đối tƣợng theo danh mục đối tƣợng địa lý cơ sở. 7 Loại khu chức năng loaiKhuChucNan g Text 50 Là tên gọi của đối tƣợng, áp dụng cho các đối tƣợng không phải là địa danh. 120 8 Diện tích DienTich Double 19 Là diện tích tự nhiên của đơn vị hành chính theo số liệu kiểm kê đất đai kỳ gần nhất hoặc theo Nghị định của Chính phủ trong trƣờng hợp có thay đổi địa giới hành chính VI.2 Ranh giới sử dụng đất Tên lớp: RanhGioiSuDungDat.shp Nội dung: Là đƣờng ranh giới Kiểu topology: Polyline STT Nhãn (Alias) Kiểu dữ liệu Tên trƣờng (Fields) (Type) Độ rộng (Width) 8 Mô tả tên trƣờng Mã định danh cho mỗi đối tƣợng 1 FID Text 2 Shape Polyline Là thuộc tính không gian của đối tƣợng. Text 16 Là mã nhận dạng duy nhất đối với mỗi đối tƣợng địa lý thuộc dữ liệu nền địa lý 1 :50 000 3 Mã nhận dạng 4 Ngày thu nhận ngayThNhan DateTime 8 Là ngày thu nhận thông tin đối tƣợng nền địa lý 5 Ngày cập nhật ngayCNhat DateTime 8 Là ngày cập nhật thông tin đối tƣợng nền địa lý 6 Mã đối tƣợng 7 Loại ranh giới sử dụng đất maNhanDang maDoiTuong Text 6 Là mã phân loại đối tƣợng theo danh mục đối tƣợng địa lý cơ sở. loaiRanhGioiSuDungDat Text 50 Là loại đƣờng biểu thị ranh giới sử dụng đất VI.3 Ranh giới tƣờng rào Tên lớp: RanhGioiTuongRao.shp Nội dung: Là đƣờng ranh giới Kiểu topology: Polyline STT Nhãn (Alias) Tên trƣờng Kiểu dữ liệu Độ rộng (Fields) (Type) (Width) 121 Mô tả tên trƣờng 1 FID Text 8 2 Shape Polyline Mã định danh cho mỗi đối tƣợng Là thuộc tính không gian của đối tƣợng. 3 Mã nhận dạng maNhanDang Text 16 Là mã nhận dạng duy nhất đối với mỗi đối tƣợng địa lý thuộc dữ liệu nền địa lý 1 :50 000 4 Ngày thu nhận ngayThNhan DateTime 8 Là ngày thu nhận thông tin đối tƣợng nền địa lý 5 Ngày cập nhật ngayCNhat DateTime 8 Là ngày cập nhật thông tin đối tƣợng nền địa lý 6 Mã đối tƣợng maDoiTuong Text 6 Là mã phân loại đối tƣợng theo danh mục đối tƣợng địa lý cơ sở. 7 Loại đối tƣợng nhận dạng TuongRao Text 50 Là loại đƣờng biểu thị ranh giới sử dụng đất VII. Giao thông VII.1 Bến bãi Tên lớp: BenBai.shp Nội dung: Là bến đỗ các loại xe Kiểu topology: Polyline Tên trƣờng (Fields) Kiểu dữ liệu (Type) 1 FID Text 2 Shape Point Là thuộc tính không gian của đối tƣợng. STT Nhãn (Alias) Độ rộng (Width) 8 Mô tả tên trƣờng Mã định danh cho mỗi đối tƣợng 3 Mã nhận dạng maNhanDang Text 16 Là mã nhận dạng duy nhất đối với mỗi đối tƣợng địa lý thuộc dữ liệu nền địa lý 1 :5 0000 4 Ngày thu nhận ngayThNhan DateTime 8 Là ngày thu nhận thông tin đối tƣợng nền địa lý 5 Ngày cập nhật ngayCNhat DateTime 8 Là ngày cập nhật thông tin đối tƣợng nền địa lý 6 Mã đối tƣợng maDoiTuong Text 6 Là mã phân loại đối tƣợng theo danh mục đối tƣợng địa lý cơ sở. 7 Danh từ chung Dtchung Text 50 8 Danh từ riêng Dtriêng Text 50 122 Là địa chỉ bến bãi Là tên của bến bãi VII.2. Cầu giao thông Tên lớp: CauGT.shp Nội dung: Cầu, phà giao thông. Kiểu topology: Point Tên trƣờng (Fields) Kiểu dữ liệu (Type) 1 FID Text 2 Shape Point STT Nhãn (Alias) Độ rộng (Width) 8 Mô tả tên trƣờng Mã định danh cho mỗi đối tƣợng Là thuộc tính không gian của đối tƣợng. 3 Mã nhận dạng maNhanDang Text 16 Là mã nhận dạng duy nhất đối với mỗi đối tƣợng địa lý thuộc dữ liệu nền địa lý 1: 50 000 4 Ngày thu nhận ngayThNhan DateTime 8 Là ngày thu nhận thông tin đối tƣợng nền địa lý 5 Ngày cập nhật ngayCNhat DateTime 8 Là ngày cập nhật thông tin đối tƣợng nền địa lý 6 Mã đối tƣợng maDoiTuong Text 6 Là mã phân loại đối tƣợng theo danh mục đối tƣợng địa lý cơ sở. 7 Danh từ chung dtuChung Text 50 Là danh từ chung của đối tƣợng, áp dụng cho các đối tƣợng là địa danh theo Danh mục đối tƣợng địa lý cơ sở quốc gia. 8 Địa danh diaDanh Text 50 Là tên gọi đối tƣợng. 9 Loại cầu loaiCau Text 50 Là loại cầu giao thông. 10 Chức năng ChucNang Text 50 Là chức năng sử dụng cầu giao thông. 11 Tải trọng taiTrong Double 19 Tải trọng cầu. 12 Chiều dài chieuDai Double 19 Chiều dài cầu. 13 Chiều rộng chieuRong Double 19 Chiều rộng cầu. 14 Năm xây dựng NamXD DateTime 8 Năm khởi công xây dựng công trình 15 Năm hoạt động NamHoatD DateTime 8 Năm công trình đƣa vào hoạt động 16 Hiện trạng HienTrang Text 50 Hiện trạng sử dụng VII.3. Cống giao thông Tên lớp: CongGiaoThong.shp 123 Nội dung: Là cống giao thông, áp dụng để biểu thị vị trí các cống thông dòng chảy ở dƣới đƣờng giao thông hoặc bờ kênh mƣơng. Kiểu topology: Point Tên trƣờng (Fields) Kiểu dữ liệu (Type) 1 FID Text 2 Shape Point STT Nhãn (Alias) Độ rộng (Width) 8 Mô tả tên trƣờng Mã định danh cho mỗi đối tƣợng Là thuộc tính không gian của đối tƣợng. 3 Mã nhận dạng maNhanDang Text 16 Là mã nhận dạng duy nhất đối với mỗi đối tƣợng địa lý thuộc dữ liệu nền địa lý 1 :5 0000 4 Ngày thu nhận ngayThNhan DateTime 8 Là ngày thu nhận thông tin đối tƣợng nền địa lý 5 Ngày cập nhật ngayCNhat DateTime 8 Là ngày cập nhật thông tin đối tƣợng nền địa lý 6 Mã đối tƣợng maDoiTuong Text 6 Là mã phân loại đối tƣợng theo danh mục đối tƣợng địa lý cơ sở. 7 Cống giao thông congGThong Text 50 8 Tên ten Text 50 Là loại cống giao thông. Là tên cống giao thông. VII.4. Đoạn tim đƣờng bộ Tên lớp: DoanTimDuongBo.shp Nội dung: Áp dụng để biểu thị đƣờng trung tuyến của nền đƣờng, kể cả trƣờng hợp phần đƣờng xe chạy đƣợc giới hạn bởi dải phân cách cứng gồm: đƣờng Quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ, đƣờng nhựa, đƣờng cấp phối, đƣờng giao thông nông thôn, đƣờng bờ ruộng. Kiểu topology: Polyline Tên trƣờng (Fields) Kiểu dữ liệu (Type) 1 FID Text 2 Shape Polyline STT Nhãn (Alias) Độ rộng (Width) 8 Mô tả tên trƣờng Mã định danh cho mỗi đối tƣợng Là thuộc tính không gian của đối tƣợng. 3 Mã nhận dạng maNhanDang Text 16 Là mã nhận dạng duy nhất đối với mỗi đối tƣợng địa lý thuộc dữ liệu nền địa lý 1 :50 000 4 Ngày thu nhận ngayThNhan DateTime 8 Là ngày thu nhận thông tin đối tƣợng nền địa lý 124 5 Ngày cập nhật 6 Mã đối tƣợng 7 Loại đƣờng 8 Chất liệu 9 Hiện trạng sử dụng 10 Tên 11 Chiều dài 12 Chiều rộng 13 Cấp quản lý 14 15 16 Tên tuyến 1 Tên tuyến 2 Tên tuyến 3 ngayCNhat DateTime 8 Là ngày cập nhật thông tin đối tƣợng nền địa lý maDoiTuong Text 6 Là mã phân loại đối tƣợng theo danh mục đối tƣợng địa lý cơ sở. 50 Phân loại đƣờng bộ chỉ áp dụng cho các tuyến đƣờng đã hoàn thành, đang đƣợc sử dụng, không phân loại cho tuyến đƣờng đang đƣợc xây dựng. loaiDuong Text ChatLieu Text 50 Chất liệu trải mặt các tuyến đƣờng đã hoàn thành và đƣa vào sử dụng trong thời điểm điều tra. HTSuDung Text 50 Là hiện trạng sử dụng đƣờng bộ. ten Text 50 Là tên của đoạn đƣờng bộ theo quy định đặt tên của địa phƣơng. chieuDai Double 19 Chiều dài đoạn đƣờng bộ Là độ rộng giữa hai mép đƣờng bộ đƣợc xác định theo số liệu đo đạc theo thực tế (thuộc tính này không tham gia vào phân đoạn tim đƣờng bộ). chieuRong Double 19 Capqly Text 50 tenTuyen1 tenTuyen2 tenTuyen3 Text Text Text VII.5. Đoạn vƣợt suối 125 Cấp quản lý đƣờng bộ 50 Áp dụng để biểu thị tên tuyến đƣờng bộ trong trƣờng hợp đoạn đƣờng bộ đồng thời thuộc tuyến quốc lộ, đƣờng tỉnh, đƣờng huyện khác. 50 Áp dụng để biểu thị tên tuyến đƣờng bộ trong trƣờng hợp đoạn đƣờng bộ đồng thời thuộc tuyến quốc lộ, đƣờng tỉnh, đƣờng huyện khác. 50 Áp dụng để biểu thị tên tuyến đƣờng bộ trong trƣờng hợp đoạn đƣờng bộ đồng thời thuộc tuyến quốc lộ, đƣờng tỉnh, đƣờng huyện khác. Tên lớp: DoanVuotSuoi.shp Nội dung: Áp dụng để biểu thị đoạn đƣờng bộ vƣợt sông suối không có cầu. Kiểu topology: Polyline Tên trƣờng (Fields) Kiểu dữ liệu (Type) 1 FID Text 2 Shape Polyline Là thuộc tính không gian của đối tƣợng. STT Nhãn (Alias) Độ rộng (Width) 8 Mô tả tên trƣờng Mã định danh cho mỗi đối tƣợng 3 Mã nhận dạng maNhanDang Text 16 Là mã nhận dạng duy nhất đối với mỗi đối tƣợng địa lý thuộc dữ liệu nền địa lý 1 :5 0000 4 Ngày thu nhận ngayThNhan DateTime 8 Là ngày thu nhận thông tin đối tƣợng nền địa lý 5 Ngày cập nhật ngayCNhat DateTime 8 Là ngày cập nhật thông tin đối tƣợng nền địa lý 6 Mã đối tƣợng maDoiTuong Text 6 Là mã phân loại đối tƣợng theo danh mục đối tƣợng địa lý cơ sở. 7 Tên ten Text 50 Là tên gọi của đoạn hoặc tuyến vƣợt sông suối. VII.6. Đƣờng nội bộ Tên lớp: DuongNnoiBo.shp Nội dung: Áp dụng để biểu thị đoạn đƣờng bộ vƣợt sông suối không có cầu. Kiểu topology: Polyline Tên trƣờng (Fields) Kiểu dữ liệu (Type) 1 FID Text 2 Shape Polyline Là thuộc tính không gian của đối tƣợng. STT Nhãn (Alias) Độ rộng (Width) 8 Mô tả tên trƣờng Mã định danh cho mỗi đối tƣợng 3 Mã nhận dạng maNhanDang Text 16 Là mã nhận dạng duy nhất đối với mỗi đối tƣợng địa lý thuộc dữ liệu nền địa lý 1 :50 000 4 Ngày thu nhận ngayThNhan DateTime 8 Là ngày thu nhận thông tin đối tƣợng nền địa lý 5 Ngày cập ngayCNhat DateTime 8 Là ngày cập nhật thông tin 126 nhật 6 Mã đối tƣợng 7 Loại chất liệu đối tƣợng nền địa lý maDoiTuong loaiChatLieu Text Text 6 Là mã phân loại đối tƣợng theo danh mục đối tƣợng địa lý cơ sở. 50 Chất liệu trải mặt các tuyến đƣờng đã hoàn thành và đƣa vào sử dụng trong thời điểm điều tra VII.7 Tà luy giao thông Tên lớp: Taluygiaothong.shp Nội dung: Là taluy công trình giao thông, gồm đƣờng đỉnh, đƣờng chân taluy của các công trình giao thông Kiểu topology: Polyline Tên trƣờng (Fields) Kiểu dữ liệu (Type) 1 FID Text 2 Shape Point STT Nhãn (Alias) Độ rộng (Width) 8 Mô tả tên trƣờng Mã định danh cho mỗi đối tƣợng Là thuộc tính không gian của đối tƣợng. 3 Mã nhận dạng maNhanDang Text 16 Là mã nhận dạng duy nhất đối với mỗi đối tƣợng địa lý thuộc dữ liệu nền địa lý 1 :5 0000 4 Ngày thu nhận ngayThNhan DateTime 8 Là ngày thu nhận thông tin đối tƣợng nền địa lý 5 Ngày cập nhật ngayCNhat DateTime 8 Là ngày cập nhật thông tin đối tƣợng nền địa lý 6 Mã đối tƣợng maDoiTuong Text 6 Là mã phân loại đối tƣợng theo danh mục đối tƣợng địa lý cơ sở. 7 Loại hình thái tà luy loaiHinhThaiTaLuy Text 50 Là hình thái taluy, áp dụng để biểu thị tình trạng gia cố. 8 Tỷ cao, tỷ sâu tyCaoSau 6 Áp dụng để biểu thị chênh cao địa hình giữa đỉnh và chân taluy. 9 Loại thành phần tà luy TPPhanTaLuy Text Text 19 Là thành phần taluy VII.8 Đèo Tên lớp: Deo.shp Nội dung: Áp dụng để biểu thị đoạn đèo. Kiểu topology: Point STT Nhãn Tên trƣờng Kiểu dữ 127 Độ rộng Mô tả tên trƣờng (Alias) (Fields) liệu (Type) 1 FID Text 2 Shape Point (Width) 8 Mã định danh cho mỗi đối tƣợng Là thuộc tính không gian của đối tƣợng. 3 Mã nhận dạng maNhanDang Text 16 Là mã nhận dạng duy nhất đối với mỗi đối tƣợng địa lý thuộc dữ liệu nền địa lý 1 :50 000 4 Ngày thu nhận ngayThNhan DateTime 8 Là ngày thu nhận thông tin đối tƣợng nền địa lý 5 Ngày cập nhật ngayCNhat DateTime 8 Là ngày cập nhật thông tin đối tƣợng nền địa lý 6 Mã đối tƣợng maDoiTuong Text 6 Là mã phân loại đối tƣợng theo danh mục đối tƣợng địa lý cơ sở. 7 Danh từ chung Dtchung Text 50 8 Danh từ riêng Dtriêng Text 50 9 Chiều dài ChieuDai Double 19 Là địa chỉ bến bãi Là tên của bến bãi Chiều dài đoạn đèo VII.9 Nút mạng đƣờng bộ Tên lớp: Nutmangduongbo.shp Nội dung: Áp dụng để biểu thị nut giao thông đƣờng bộ. Kiểu topology: Point Tên trƣờng (Fields) Kiểu dữ liệu (Type) 1 FID Text 2 Shape Point STT Nhãn (Alias) Độ rộng (Width) 8 Mô tả tên trƣờng Mã định danh cho mỗi đối tƣợng Là thuộc tính không gian của đối tƣợng. 3 Mã nhận dạng maNhanDang Text 16 Là mã nhận dạng duy nhất đối với mỗi đối tƣợng địa lý thuộc dữ liệu nền địa lý 1 :50 000 4 Ngày thu nhận ngayThNhan DateTime 8 Là ngày thu nhận thông tin đối tƣợng nền địa lý 5 Ngày cập nhật ngayCNhat DateTime 8 Là ngày cập nhật thông tin đối tƣợng nền địa lý 6 Mã đối tƣợng maDoiTuong Text 6 Là mã phân loại đối tƣợng theo danh mục đối tƣợng địa lý cơ sở. 128 VIII. Thủy hệ VIII.1 Bãi bồi Tên lớp: BaiBoi.shp Nội dung: Áp dụng để biểu thị các bãi bồi có diện tích từ 1500 m2 trở lên và chiều rộng từ 20 m trở lên Kiểu topology: Polygone Tên trƣờng (Fields) Kiểu dữ liệu (Type) 1 FID Text 2 Shape Polygone Là thuộc tính không gian của đối tƣợng. STT Nhãn (Alias) Độ rộng (Width) Mô tả tên trƣờng Mã định danh cho mỗi đối tƣợng 8 3 Mã nhận dạng maNhanDang Text 16 Là mã nhận dạng duy nhất đối với mỗi đối tƣợng địa lý thuộc dữ liệu nền địa lý 1 :50 000 4 Ngày thu nhận ngayThNhan DateTime 8 Là ngày thu nhận thông tin đối tƣợng nền địa lý 5 Ngày cập nhật ngayCNhat DateTime 8 Là ngày cập nhật thông tin đối tƣợng nền địa lý 6 Mã đối tƣợng maDoiTuong Text 6 Là mã phân loại đối tƣợng theo danh mục đối tƣợng địa lý cơ sở. 7 Danh từ chung dtuChung Text 50 Là danh từ chung của đối tƣợng Là tên gọi của đối tƣợng đƣợc thu nhận từ dữ liệu địa danh quốc gia đã có hoặc điều tra tại thực địa. 8 Địa danh diaDanh Text 50 9 Loại bãi bồi loaiBaiBoi Text 50 10 Trạng thái TrangThai Text 50 Là loại bãi bồi.. Là trạng thái xuất lộ bãi bồi. VIII.2 Đƣờng bờ nƣớc Tên lớp: DuongBoNuoc.shp Nội dung: Là đƣờng bờ nƣớc, áp dụng để biểu thị đƣờng phân định giữa phần mặt đất trên bờ và lòng ao, hồ, sông, suối, kênh, mƣơng, biển, đầm, phá Kiểu topology: Polyline Tên trƣờng (Fields) Kiểu dữ liệu (Type) 1 FID Text 2 Shape Polyline STT Nhãn (Alias) Độ rộng (Width) 8 129 Mô tả tên trƣờng Mã định danh cho mỗi đối tƣợng Là thuộc tính không gian của đối tƣợng. 3 Mã nhận dạng maNhanDang Text 16 Là mã nhận dạng duy nhất đối với mỗi đối tƣợng địa lý thuộc dữ liệu nền địa lý 1 :50 000 4 Ngày thu nhận ngayThNhan DateTime 8 Là ngày thu nhận thông tin đối tƣợng nền địa lý 5 Ngày cập nhật ngayCNhat DateTime 8 Là ngày cập nhật thông tin đối tƣợng nền địa lý 6 Mã đối tƣợng 6 Là mã phân loại đối tƣợng theo danh mục đối tƣợng địa lý cơ sở. maDoiTuong Text 7 Trạng thái bờ nƣớc TThaiBoNuoc Text 50 Là trạng thái đƣờng bờ nƣớc, áp dụng để phân biệt giữa các đoạn đƣờng bờ có các khả năng xác định khác nhau. 8 Ranh giới nƣớc mặt RGNuocMat Text 50 Thông tin phân loại nƣớc mặt và mức độ thu nhận thông tin cho từng loại VIII.3 Đƣờng mép nƣớc Tên lớp: DuongMepNuoc.shp Nội dung: Là đƣờng mép nƣớc của sông, suối, hồ chứa, đầm, phá, biển tại thời điểm thu nhận thông tin. Kiểu topology: Polyline Tên trƣờng Kiểu dữ liệu Độ rộng (Fields) (Type) (Width) 1 FID Text 2 Shape Polyline Là thuộc tính không gian của đối tƣợng. STT Nhãn (Alias) 8 Mô tả tên trƣờng Mã định danh cho mỗi đối tƣợng 3 Mã nhận dạng maNhanDang Text 16 Là mã nhận dạng duy nhất đối với mỗi đối tƣợng địa lý thuộc dữ liệu nền địa lý 1 :50 000 4 Ngày thu nhận ngayThNhan DateTime 8 Là ngày thu nhận thông tin đối tƣợng nền địa lý 5 Ngày cập nhật ngayCNhat DateTime 8 Là ngày cập nhật thông tin đối tƣợng nền địa lý 6 Mã đối tƣợng maDoiTuong Text 6 Là mã phân loại đối tƣợng theo danh mục đối tƣợng địa lý cơ sở. 7 Ranh giới RGNuocMat Text 50 Thông tin phân loại nƣớc 130 nƣớc mặt mặt và mức độ thu nhận thông tin cho từng loại VIII.4 Mặt nƣớc tĩnh Tên lớp: MatNuocTinh.shp Nội dung: Là vùng mặt nƣớc tĩnh của các hồ, hồ chứa Kiểu topology: Polygon Tên trƣờng (Fields) Kiểu dữ liệu (Type) 1 FID Text 2 Shape Polygon STT Nhãn (Alias) Độ rộng (Width) 8 Mô tả tên trƣờng Mã định danh cho mỗi đối tƣợng Là thuộc tính không gian của đối tƣợng. 3 Mã nhận dạng maNhanDang Text 16 Là mã nhận dạng duy nhất đối với mỗi đối tƣợng địa lý thuộc dữ liệu nền địa lý 1 :5 0000 4 Ngày thu nhận ngayThNhan DateTime 8 Là ngày thu nhận thông tin đối tƣợng nền địa lý 5 Ngày cập nhật ngayCNhat DateTime 8 Là ngày cập nhật thông tin đối tƣợng nền địa lý 6 Mã đối tƣợng maDoiTuong Text 6 Là mã phân loại đối tƣợng theo danh mục đối tƣợng địa lý cơ sở. 7 Danh từ chung Dtchung Text 50 Là địa chỉ nới có khu vực nƣớc tĩnh 8 Danh từ riêng Dtriêng Text 50 Là tên của khu vực VIII.5 Trạm bơm Tên lớp: TramBom.shp Nội dung: Là trạm bơm, áp dụng để biểu thị vị trí lắp đặt thiết bị bơm nƣớc. Kiểu topology: Point Tên trƣờng (Fields) Kiểu dữ liệu (Type) 1 FID Text 2 Shape Point Là thuộc tính không gian của đối tƣợng. Text Là mã nhận dạng duy nhất đối với mỗi đối tƣợng địa lý thuộc dữ liệu nền địa lý 1/50000 STT 3 Nhãn (Alias) Mã nhận dạng maNhanDang Độ rộng (Width) 8 16 131 Mô tả tên trƣờng Mã định danh cho mỗi đối tƣợng 4 Ngày thu nhận ngayThNhan DateTime 8 Là ngày thu nhận thông tin đối tƣợng nền địa lý 5 Ngày cập nhật ngayCNhat DateTime 8 Là ngày cập nhật thông tin đối tƣợng nền địa lý 6 Mã đối tƣợng maDoiTuong Text 6 Là mã phân loại đối tƣợng theo danh mục đối tƣợng địa lý cơ sở. 7 Tên ten Text 50 Là tên trạm bơm. VIII.6 Tà luy công trình thủy lợi Tên lớp: TaLuyCongTrinhThuyLoi.shp Nội dung: Là taluy công trình thủy lợi, gồm đƣờng đỉnh, đƣờng chân taluy của các công trình thủy lợi (đê, đập, kênh, mƣơng, máng) Kiểu topology: Polyline Tên trƣờng (Fields) Kiểu dữ liệu (Type) 1 FID Text 2 Shape Polyline Là thuộc tính không gian của đối tƣợng. STT Nhãn (Alias) Độ rộng (Width) 8 Mô tả tên trƣờng Mã định danh cho mỗi đối tƣợng 3 Mã nhận dạng maNhanDang Text 16 Là mã nhận dạng duy nhất đối với mỗi đối tƣợng địa lý thuộc dữ liệu nền địa lý 1 :50 000 4 Ngày thu nhận ngayThNhan DateTime 8 Là ngày thu nhận thông tin đối tƣợng nền địa lý 5 Ngày cập nhật ngayCNhat DateTime 8 Là ngày cập nhật thông tin đối tƣợng nền địa lý 6 Mã đối tƣợng maDoiTuong Text 6 Là mã phân loại đối tƣợng theo danh mục đối tƣợng địa lý cơ sở. 7 Loại tà luy thủy lợi TaLuyThLoi Text 50 Là loại taluy công trình thủy lợi. 8 Loại hình thái của tà luy HThaiTaluy Text 50 9 Tỷ cao, tỷ sâu tyCaoSau Double VIII.7 Bờ kè, bờ đập Tên lớp: Bokebodap.shp 132 20 Là hình thái taluy, áp dụng để biểu thị tình trạng gia cố. Là độ chênh cao so với bề mặt địa hình nhận giá trị (+) cho taluy dƣơng và giá trị (-) cho taluy âm. Nội dung: Là taluy công trình thủy lợi, gồm đƣờng đỉnh, đƣờng chân taluy của các công trình thủy lợi (đê, đập, kênh, mƣơng, máng) Kiểu topology: Polyline Tên trƣờng (Fields) Kiểu dữ liệu (Type) 1 FID Text 2 Shape Polyline Là thuộc tính không gian của đối tƣợng. STT Nhãn (Alias) Độ rộng (Width) 8 Mô tả tên trƣờng Mã định danh cho mỗi đối tƣợng 3 Mã nhận dạng maNhanDang Text 16 Là mã nhận dạng duy nhất đối với mỗi đối tƣợng địa lý thuộc dữ liệu nền địa lý 1 :50 000 4 Ngày thu nhận ngayThNhan DateTime 8 Là ngày thu nhận thông tin đối tƣợng nền địa lý 5 Ngày cập nhật ngayCNhat DateTime 8 Là ngày cập nhật thông tin đối tƣợng nền địa lý 6 Mã đối tƣợng maDoiTuong Text 6 Là mã phân loại đối tƣợng theo danh mục đối tƣợng địa lý cơ sở. VIII.8 Biến đổi dòng chảy Tên lớp: Biendoidongchay.shp Nội dung: Là các đối tƣợng thác, ghềnh Kiểu topology: Point Tên trƣờng (Fields) Kiểu dữ liệu (Type) 1 FID Text 2 Shape Point Là thuộc tính không gian của đối tƣợng. STT Nhãn (Alias) Độ rộng (Width) 8 Mô tả tên trƣờng Mã định danh cho mỗi đối tƣợng 3 Mã nhận dạng maNhanDang Text 16 Là mã nhận dạng duy nhất đối với mỗi đối tƣợng địa lý thuộc dữ liệu nền địa lý 1 :5 0000 4 Ngày thu nhận ngayThNhan DateTime 8 Là ngày thu nhận thông tin đối tƣợng nền địa lý 5 Ngày cập nhật ngayCNhat DateTime 8 Là ngày cập nhật thông tin đối tƣợng nền địa lý 6 Mã đối tƣợng 6 Là mã phân loại đối tƣợng theo danh mục đối tƣợng địa lý cơ sở. maDoiTuong Text 133 7 Danh từ chung Dtchung Text 50 8 Danh từ riêng Dtriêng Text 50 9 Đối tƣợng DoiTuong Text 50 Là địa chỉ nới có khu vực nƣớc tĩnh Là tên của khu vực Chỉ loại dòng chảy nhƣ thác, ghềnh… VIII.9 Cống thủy lợi Tên lớp: CongThuyLoi.shp Nội dung: Là cống thuỷ lợi Kiểu topology: Point Tên trƣờng (Fields) Kiểu dữ liệu (Type) 1 FID Text 2 Shape Polyline Là thuộc tính không gian của đối tƣợng. STT Nhãn (Alias) Độ rộng (Width) 8 Mô tả tên trƣờng Mã định danh cho mỗi đối tƣợng 3 Mã nhận dạng maNhanDang Text 16 Là mã nhận dạng duy nhất đối với mỗi đối tƣợng địa lý thuộc dữ liệu nền địa lý 1 :50 000 4 Ngày thu nhận ngayThNhan DateTime 8 Là ngày thu nhận thông tin đối tƣợng nền địa lý 5 Ngày cập nhật ngayCNhat DateTime 8 Là ngày cập nhật thông tin đối tƣợng nền địa lý 6 Mã đối tƣợng 7 Tên maDoiTuong Text 6 Là mã phân loại đối tƣợng theo danh mục đối tƣợng địa lý cơ sở. Ten Text 50 Là tên gọi cống thủy lợi. VIII.10 Đập Tên lớp: Dap.shp Nội dung: Là đập, áp dụng để biểu thị mặt đập. Kiểu topology: Polyline Tên trƣờng (Fields) Kiểu dữ liệu (Type) 1 FID Text 2 Shape line maNhanDang Text STT 3 Nhãn (Alias) Mã nhận dạng Độ rộng (Width) 8 Mô tả tên trƣờng Mã định danh cho mỗi đối tƣợng Là thuộc tính không gian của đối tƣợng. 16 134 Là mã nhận dạng duy nhất đối với mỗi đối tƣợng địa lý thuộc dữ liệu nền địa lý 1 :50 000 4 Ngày thu nhận ngayThNhan DateTime 8 Là ngày thu nhận thông tin đối tƣợng nền địa lý 5 Ngày cập nhật ngayCNhat DateTime 8 Là ngày cập nhật thông tin đối tƣợng nền địa lý 6 Mã đối tƣợng maDoiTuong Text 6 Là mã phân loại đối tƣợng theo danh mục đối tƣợng địa lý cơ sở. 7 Danh từ chung dtuChung Text 50 8 Danh từ riêng diaDanh Text 50 9 Loại đập loaiDap Text 50 Là danh từ chung của đập. Là tên tuyến đập. Là loại đập VIII.11 Đầm lầy Tên lớp: Damlay.shp Nội dung: Là các vùng đầm lầy, áp dụng để biểu thị mặt đầm. Kiểu topology: Polygon Tên trƣờng (Fields) Kiểu dữ liệu (Type) 1 FID Text 2 Shape Polygon Là thuộc tính không gian của đối tƣợng. STT Nhãn (Alias) Độ rộng (Width) 8 Mô tả tên trƣờng Mã định danh cho mỗi đối tƣợng 3 Mã nhận dạng maNhanDang Text 16 Là mã nhận dạng duy nhất đối với mỗi đối tƣợng địa lý thuộc dữ liệu nền địa lý 1 :50 000 4 Ngày thu nhận ngayThNhan DateTime 8 Là ngày thu nhận thông tin đối tƣợng nền địa lý 5 Ngày cập nhật ngayCNhat DateTime 8 Là ngày cập nhật thông tin đối tƣợng nền địa lý 6 Mã đối tƣợng 7 Tên maDoiTuong Text 6 Là mã phân loại đối tƣợng theo danh mục đối tƣợng địa lý cơ sở. Ten Text 50 Là tên thƣờng gọi đầm VIII.12 Máng dẫn nƣớc Tên lớp: Mangdannuoc.shp Nội dung: Là đƣờng mép nƣớc của sông, suối, hồ chứa, đầm, phá, biển tại thời điểm thu nhận thông tin. Kiểu topology: Polyline 135 Tên trƣờng Kiểu dữ liệu Độ rộng (Fields) (Type) (Width) 1 FID Text 2 Shape Polyline Là thuộc tính không gian của đối tƣợng. STT Nhãn (Alias) 8 Mô tả tên trƣờng Mã định danh cho mỗi đối tƣợng 3 Mã nhận dạng maNhanDang Text 16 Là mã nhận dạng duy nhất đối với mỗi đối tƣợng địa lý thuộc dữ liệu nền địa lý 1 :50 0000 4 Ngày thu nhận ngayThNhan DateTime 8 Là ngày thu nhận thông tin đối tƣợng nền địa lý 5 Ngày cập nhật ngayCNhat DateTime 8 Là ngày cập nhật thông tin đối tƣợng nền địa lý 6 Mã đối tƣợng 6 Là mã phân loại đối tƣợng theo danh mục đối tƣợng địa lý cơ sở. maDoiTuong Text VIII.13 Kênh mƣơng Tên lớp: KenhMuong.shp Nội dung: Áp dụng cho các tuyến kênh mƣơng cho mục đích tƣới, tiêu khi xác định đƣợc nguồn dẫn Kiểu topology: Polyline Tên trƣờng (Fields) Kiểu dữ liệu (Type) 1 FID Text 2 Shape Polyline Là thuộc tính không gian của đối tƣợng. STT Nhãn (Alias) Độ rộng (Width) 8 Mô tả tên trƣờng Mã định danh cho mỗi đối tƣợng 3 Mã nhận dạng maNhanDang Text 16 Là mã nhận dạng duy nhất đối với mỗi đối tƣợng địa lý thuộc dữ liệu nền địa lý 1 :50 000 4 Ngày thu nhận ngayThNhan DateTime 8 Là ngày thu nhận thông tin đối tƣợng nền địa lý 5 Ngày cập nhật ngayCNhat DateTime 8 Là ngày cập nhật thông tin đối tƣợng nền địa lý 6 Mã đối tƣợng maDoiTuong Text 6 Là mã phân loại đối tƣợng theo danh mục đối tƣợng địa lý cơ sở. 7 Danh từ chung dtuChung Text 50 Là danh từ chung của đối tƣợng. 8 Danh từ dturieng Text 50 Là tên gọi của đối tƣợng đƣợc thu nhận từ dữ liệu 136 riêng địa danh quốc gia đã có hoặc điều tra tại thực địa. VIII.14 Ranh giới nƣớc mặt Tên lớp: RanhGioiNuocMat.shp Nội dung: Áp dụng cho các tuyến nƣớc mặt Kiểu topology: Polyline Tên trƣờng (Fields) Kiểu dữ liệu (Type) 1 FID Text 2 Shape Polyline Là thuộc tính không gian của đối tƣợng. STT Nhãn (Alias) Độ rộng (Width) 8 Mô tả tên trƣờng Mã định danh cho mỗi đối tƣợng 3 Mã nhận dạng maNhanDang Text 16 Là mã nhận dạng duy nhất đối với mỗi đối tƣợng địa lý thuộc dữ liệu nền địa lý 1 :50 000 4 Ngày thu nhận ngayThNhan DateTime 8 Là ngày thu nhận thông tin đối tƣợng nền địa lý 5 Ngày cập nhật ngayCNhat DateTime 8 Là ngày cập nhật thông tin đối tƣợng nền địa lý 6 Mã đối tƣợng 6 Là mã phân loại đối tƣợng theo danh mục đối tƣợng địa lý cơ sở. 7 Loại ranh giới nƣớc mặt quy ƣớc maDoiTuong LoaiRGNuocMatQU Text Text 50 Mô tả trạng thái của các dạng nƣớc mặt VIII.15 Sông suối Tên lớp: SongSuoi.shp Nội dung: Áp dụng cho các tuyến kênh mƣơng cho mục đích tƣới, tiêu khi xác định đƣợc nguồn dẫn Kiểu topology: Polyline Tên trƣờng (Fields) Kiểu dữ liệu (Type) 1 FID Text 2 Shape Polyline maNhanDang Text STT 3 Nhãn (Alias) Mã nhận dạng 137 Độ rộng (Width) 8 Mô tả tên trƣờng Mã định danh cho mỗi đối tƣợng Là thuộc tính không gian của đối tƣợng. 16 Là mã nhận dạng duy nhất đối với mỗi đối tƣợng địa lý thuộc dữ liệu nền địa lý 1 :50 000 4 Ngày thu nhận ngayThNhan DateTime 8 Là ngày thu nhận thông tin đối tƣợng nền địa lý 5 Ngày cập nhật ngayCNhat DateTime 8 Là ngày cập nhật thông tin đối tƣợng nền địa lý 6 Mã đối tƣợng maDoiTuong Text 6 Là mã phân loại đối tƣợng theo danh mục đối tƣợng địa lý cơ sở. 7 Danh từ chung dtuChung Text 50 Là danh từ chung của đối tƣợng. 8 Danh từ riêng 50 Là tên gọi của đối tƣợng đƣợc thu nhận từ dữ liệu địa danh quốc gia đã có hoặc điều tra tại thực địa. 9 Loại trạng thái mặt nƣớc 50 Áp dụng để chỉ ra tính chất của vùng nƣớc mặt liên quan đến khả năng xác định đối tƣợng.mặt dturieng Text LoaiTThaiMatNuoc Text VIII.16 Nguồn nƣớc Tên lớp: NguonNuoc.shp Nội dung: Là nơi chứa nguồn nƣớc nhƣ giếng… Kiểu topology: Point Tên trƣờng (Fields) Kiểu dữ liệu (Type) 1 FID Text 2 Shape Polyline Là thuộc tính không gian của đối tƣợng. STT Nhãn (Alias) Độ rộng (Width) 8 Mô tả tên trƣờng Mã định danh cho mỗi đối tƣợng 3 Mã nhận dạng maNhanDang Text 16 Là mã nhận dạng duy nhất đối với mỗi đối tƣợng địa lý thuộc dữ liệu nền địa lý 1 :50 000 4 Ngày thu nhận ngayThNhan DateTime 8 Là ngày thu nhận thông tin đối tƣợng nền địa lý 5 Ngày cập nhật ngayCNhat DateTime 8 Là ngày cập nhật thông tin đối tƣợng nền địa lý 6 Mã đối tƣợng maDoiTuong Text 6 Là mã phân loại đối tƣợng theo danh mục đối tƣợng địa lý cơ sở. 7 Tên Ten Text 50 Là tên gọi của nguồn nƣớc 8 Đối tƣợng Doituong Text 50 Là loại đối tƣợng 138 Phụ lục 3: Cấu trúc các lớp nội dung CSDL chuyên đề lớp phủ rừng I. Lớp phủ Tên lớp: RungĐakLak Kiểu topology: Polygon TT Nhãn (Alias) Trƣờng (Field) 1 FID 2 Shape Độ rộng (Width) 8 Kiểu dữ liệu (Type) String Polygon 3 Mã nhận dạng MaDoiTuong 20 String 4 Năm kiêm kê NamKiemKe 20 String 5 Danh từ chung TenRung 50 String 6 Tên Chủ Quản TenChuQuan 100 String 7 Diện Tích DienTich 100 Double 8 Kiểu Rừng KieuRung 50 String 9 Chức năng sử dụng của rừng ChucNangSuDung Doimain 10 Trữ lƣợng TruLuong Doimain 11 Tác động của con ngƣời TacDongCuaConNguoi Doimain 12 Nguồn gốc sinh trƣởng NguonGocSinhTruong Doimain 13 Tuổi rừng TuoiRung Doimain 139 Mô tả tên trƣờng Mã định danh cho mỗi đối tƣợng Là thuộc tính không gian của đối tƣợng.tùy theo từng đối tƣợng mà nhận kiểu dữ liệu Point, Polyline, Polygon Mã nhận dạng đối tƣợng Kiểm kê tháng năm nào Danh từ chung (loại rừng thƣờng gọi) Tên đơn vị quản lý Diện tích chi tiết tới số lô Tên kiểu rừng (đặc dụng, phòng hộ…) Chức năng sử dụng rừng (đặc dụng, phòng hộ,..) Trữ lƣợng rừng phân theo các cấp: rừng giàu, rừng trung bình, rừng nghèo, rừng kiệt Tác động của con ngƣời tới rừng tự nhiên, rừng trồng Nguồn gốc sinh trƣởng của rừng đƣợc xác định là rừng chồi, rừng hạt Tuổi rừng đƣợc 30 14 Số Lô SoLo 15 Số Khoảnh SoKhoanh 30 Double 16 TieuKhu 10 Double Ma3LR 20 String 18 Tiểu Khu Mã 3 loại rừng Tên Xã TenXa 20 String 19 Tên Huyện TenHuyen 20 String LDLR 20 String DoDoc 10 Double 17 Double phân loại nhƣ sau: rừng non, rừng sào, rừng trung niên, rừng già Số lô của rừng đƣợc đánh Số khoảnh rừng đƣợc đánh Tiểu khu Mã 3 loại rừng theo chức năng Tên xã có rừng Tên huyện có rừng Phận loại đất, phân loại rừng Độ dốc của rừng Lƣợng mƣa trung bình hàng năm tính trên diện tích rừng Tầng dày của rừng 21 Loại Đất, Loại Rừng Độ Dốc 22 Lƣợng Mƣa LuongMua 10 Double 23 Tầng Dày TangDay 10 String 24 Năm Trồng Rừng NamTrongRung 10 Double Năm trồng rừng 20 25 Cảnh Báo Cháy Rừng CanhBaoChayRung 10 Double Cảnh báo cháy rừng đƣợc chia thành 5 mức đƣợc đánh số từ I đến V 26 Ranh Giới Rừng RanhGioiRung 20 String Ranh giới rừng 27 Trồng Mới TrongMoi 50 Double 28 Khai Thác KhaiThac 50 Double 29 Phá Rừng PhaRung 50 Double 30 Chuyển Đổi Mục Đích Sử Dụng ChuyenDoiMDSD 50 Double 31 Quy Hoạch QuyHoach 50 Double 32 Phân Cấp PhanCap 10 Text 140 Diện tích rừng đƣợc trồng mới hàng năm Diện tích rừng đã khai thác hàng năm Diện tích rừng bị phá hàng năm Theo mục đích sử dụng hàng năm Diện tích rừng đƣợc quy hoạch hàng năm Mức độ phân cấp của rừng có 3 cấp: Cấp 1 RXY, cấp 2 XY, cấp 3 IXY II. Trạm Kiểm Lâm Tên lớp: TramKiemLam Kiểu topology: Point STT Tên trƣờng Alias (nhãn) (Fields) Kiểu dữ liệu (Type) Độ rộng (Width) 8 1 FID Text 2 Shape Point MaDoiTuong Text 16 TenTramKiemLam String 20 TenNguoiQL String 20 DiaChiTramKL String 20 3 4 5 6 7 8 9 Mã Đối Tƣợng Tên Trạm Kiểm Lâm Tên Ngƣời Quản Lý Địa Chỉ Trạm Kiểm Lâm Địa Chỉ Ngƣời Quản Lý Điện Thoại Kiểm Lâm Điện Thoại Quản Lý DiaChiNguoiQL String 20 DienThoaiKL String 20 DienThoaiQL String 20 XeMay String 10 OTo String 10 Sung String 10 TiVi String 10 Loa String 10 ThietBiChuaChay String 20 Xe Máy 10 Ô Tô 11 12 13 14 15 Súng Ti Vi Loa Thiết Bị Chữa Cháy 141 Mô tả tên trƣờng Mã định danh cho mỗi đối tƣợng Là thuộc tính không gian của đối tƣợng. Là mã nhận đối tƣợng Tên của trạm kiểm lâm Tên ngƣời quản lý đứng đầu trạm kiểm lâm Địa chỉ của trạm kiểm lâm Địa chỉ ngƣời quản lý đứng đầu trạm kiểm lâm Số điện thoại của trạm kiểm lâm Số điện thoại của ngƣời quản lý đứng đầu trạm kiểm lâm Số lƣợng xe máy có trong trạm kiểm lâm để phục vụ công tác Số lƣợng ô tô có trong trạm kiểm lâm để phục vụ công tác Súng chuyên dụng để phục vụ công tác Số lƣợng ti vi có trong trạm Loa chuyên dụng có trong trạm Các thiết bị chữa cháy tại chỗ [...]... trong công tác quản lý lớp phủ rừng với khu vực thử nghiệm là tỉnh Đắk Lắk 2 Mục tiêu nghiên cứu Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS phục vụ công tác quản lý rừng tỉnh Đắk Lắk tỷ lệ 1/ 50.000 3 Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài xây dựng cơ sở dữ liệu GIS phục vụ công tác quản lý lớp phủ rừng tỉnh Đắk Lắk đặt ra những nhiệm vụ nhƣ sau: - Tổng quan các vấn đề liên quan đến việc xây dựng xây dựng cơ sở dữ liệu GIS phục vụ. .. liệu GIS phục vụ công tác quản lý lớp phủ rừng - Phân tích tổng hợp các yếu tố cấu thành nên cơ sở dữ liệu lớp phủ rừng tỉnh Đắk Lắk - Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS phục vụ công tác quản lý lớp phủ rừng tỉnh Đắk Lắk - Tìm hiểu về GIS và công cụ phân tích không gian trong Arc GIS và cách tổ chức dữ liệu trong GIS 4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu: Lớp phủ rừng tỉnh Đắk Lắk Phạm vi không... công tác quản lý rừng tỉnh Đắk Lắk nói riêng 8 Bố cục của luận văn Ngoài phân mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn đƣợc trình bày trong 3 chƣơng: Chƣơng 1: Tổng quan cơ sở dữ liệu GIS quản lý rừng ở Việt Nam Chƣơng 2: Cơ sở dữ liệu GIS trong quản lý lớp phủ rừng Chƣơng 3: Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS phục vụ công tác quản lý lớp phủ rừng tỉnh Đắk Lắk 12 CHƢƠNG... kiểm lâm tỉnh và Cục Kiểm lâm Nhờ sự thành công của cơ sở dữ liệu này, ngành Kiểm lâm đã tiếp tục thiết kế các cơ sở dữ liệu có gắn kết với việc sử dụng bản đồ, hay nói đúng hơn là ứng dụng công nghệ GIS để xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý và bảo vệ rừng Trong công tác Kiểm lâm, hai cơ sở dữ liệu sử dụng công nghệ GIS đang đƣợc hoạt động có hiệu quả nhiều năm nay là: + Thứ nhất: Cơ sở dữ liệu cảnh... về lý luận của để tài góp phần xây dựng cơ sở khoa học trong việc xây dựng CSDL GIS cho một chuyên đề cụ thể, trong phạm vị nghiên cứu của luận văn giúp làm sáng tỏ phần xây dựng cơ sở khoa học trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu GIS để phục vụ công tác quản lý rừng - Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả thực nghiệm của để tài là tài liệu tham khảo có giá trị cho công tác quản lý rừng nói chung và đáp ứng công tác. .. gian nghiên cứu: Khu vực nghiên cứu là tỉnh Đắk Lắk Phạm vi nội dung nghiên cứu: Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS về rừng để phục công tác quản lý lớp phủ rừng, cập nhật cơ sở dữ liệu lớp phủ rừng theo đơn vị hành chính cấp huyện để phục vụ công tác quản lý 5 Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau: 10 - Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu: nhằm đánh giá tổng quan về vấn đề... đắc lực vào công tác quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng 1.3 Các phƣơng pháp đƣợc sử dụng để xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý lớp phủ rừng Các phƣơng pháp nghiên cứu đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng nội dung cơ sở dữ liệu và truyền tải thông tin đến ngƣời dùng Để xây dựng một cơ sở dữ liệu thông thƣờng có 6 phƣơng pháp nghiên cứu Để đạt đƣợc những mục tiên và nhiệm vụ của đề tài... dữ liệu địa lý b Cấu trúc về cơ sở dữ liệu nền địa lý Cơ sở dữ liệu nền địa lý là một hệ thống những dữ liệu mà các hệ thông tin địa lý trong cùng một địa bàn (vùng quản lý) đều cần đến và có thể sử dụng chung Cơ sở dữ liệu nền = ∩ Cơ sở dữ liệu chuyên ngành 18 Sau khi cơ sở dữ liệu nền địa lý đƣợc xây dựng một cách chuẩn mực, các hệ thống cơ sở dữ liệu không gian chuyên ngành có thể phát triển độc... QUAN CƠ SỞ DỮ LIỆU GIS QUẢN LÝ RỪNG Ở VIỆT NAM 1.1 Tổng quan cơ sở dữ liệu GIS trong quản lý lớp phủ rừng Cơ sở dữ liệu địa lý là tập hợp có tổ chức hợp lý các thông tin về các đối tƣợng địa lý có quan hệ với nhau đƣợc sắp xếp theo những nguyên tắc và cấu trúc đã đƣợc xác định từ trƣớc, điều khiển nhau và lƣu trữ nhƣ một đơn vị thống nhất trong các thiết bị lƣu trữ nhƣ đĩa cứng, băng từ [15] Cơ sở dữ liệu. .. đơn giản, dễ thao tác và sử dụng nhằm giảm bớt công sức của con ngƣời mà vẫn đảm bảo kết quả chính xác cũng nhƣ đạt hiệu quả cao trong công tác quản lý rừng vẫn đang là một vấn đề cấp thiết cần phải 9 giải quyết Do vậy, với đề tài nghiên cứu Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS phục vụ công tác quản lý lớp phủ rừng tỉnh Đắk Lắk ” tác giả sẽ cố gắng đƣa ra những ý tƣởng và giải pháp ứng dụng GIS một cách rộng ... GIS phục vụ công tác quản lý lớp phủ rừng cấp tỉnh Cơ sở liệu GIS phục vụ công tác quản lý lớp phủ rừng cấp tỉnh đƣợc thiết kế theo yêu cầu sau: 44 - Cơ sở liệu GIS phục vụ công tác quản lý rừng. .. liệu GIS phục vụ công tác quản lý lớp phủ rừng tỉnh Đắk Lắk 12 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CƠ SỞ DỮ LIỆU GIS QUẢN LÝ RỪNG Ở VIỆT NAM 1.1 Tổng quan sở liệu GIS quản lý lớp phủ rừng Cơ sở liệu địa lý tập... phục vụ công tác quản lý lớp phủ rừng - Phân tích tổng hợp yếu tố cấu thành nên sở liệu lớp phủ rừng tỉnh Đắk Lắk - Xây dựng sở liệu GIS phục vụ công tác quản lý lớp phủ rừng tỉnh Đắk Lắk - Tìm

Ngày đăng: 24/10/2015, 15:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w