Khái quát khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS phục vụ công tác quản lý lớp phủ rừng tỉnh đắk lắk (Trang 58)

8. Bố cục của luận văn

3.1Khái quát khu vực nghiên cứu

3.1.1 Đặc điểm chung của tỉnh Đắk Lắk

Đắk Lắk nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, đầu nguồn của hệ thống sông Sêrêpôk và một phần của sông Ba. Phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai, phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng phía Tây Nam giáp tỉnh Đắk Nông, phía Đông giáp tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hòa, phía Tây giáp Vƣơng quốc Cam Pu Chia : Đắk Lắk nằm giữa 12o09’45” và 13o25’06” vĩ Bắc, Từ 107o28’57” đến 108o59’37” kinh độ Đông.

Hình 3.1 Bản đồ hành chính tỉnh Đắk Lắk.

Với vị trí địa lý nhƣ vậy Đắk Lắk sẽ là trung tâm giao lƣu hàng hóa, dịch vụ … Đƣờng bộ toàn tỉnh hiện có 397,5 km đƣờng quốc lộ trong đó quốc lộ 14 dài 126 km từ ranh giới tỉnh Gia Lai tới ranh giới tỉnh Đắk Nông, quốc lộ 26 dài 119 km từ ranh giới tỉnh Khánh Hòa đến thành phố Buôn Ma Thuột, quốc lộ 27 dài 84 km từ thành phố Buôn Ma Thuột đến ranh giới tỉnh Lâm Đồng, quốc lộ 14C dài 68,5 km từ ranh giới tỉnh Gia Lai tới ranh giới tỉnh Đắk Nông.

Sau khi chia tác tỉnh diện tích đất có rừng của Đắk Lắk là 608.886,2 ha trong đó rừng tự nhiên là 594.488,8 ha, rừng trồng là 14.397,3 ha. Độ che phủ rừng đạt 46,62 %. Rừng Đắk Lắk đƣợc phân bố ở đều khắp các huyện trong tỉnh, đặc biệt là hành lang biên giới giáp Cam Pu Chia.

Rừng Đắk Lắk có diện tích và trữ lƣợng lớn nhất nƣớc với nhiều chủng loại gỗ quý hiếm, nhiều loại cây đặc sản vừa có giá trị kinh tế vừa có giá trị khoa học, phân bố trong điều kiện thuận lợi nên tái sinh rừng có mật độ khá lớn. Khoáng sản với trữ lƣợng khác nhau, trong đó một số loại khoáng sản đã đƣợc xác định là sét cao lanh, sét gạch ngói, ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có nhiều loại khoáng sản khác nhƣ Vàng, phốt pho, than bùn, đá quý… có trữ lƣợng không lớn phân bố ở nhiều nơi trong tỉnh.

3.1.2 Công tác quản lý lớp phủ rừng tại tỉnh Đắk Lắk

Quản lý rừng ở Đắk Lắk hiện nay đang quản lý theo hệ thống chính sách cam kết của chính phủ là nhân tố quan trọng. Các chính sách liên quan đến quản lý rừng đƣợc hiểu là những chính sách điều tiết, chi phối trực tiếp và có tác động trực tiếp đến việc quản lý sử dụng tài nguyên rừng một cách bền vững. Xuất phát từ mục tiêu đó mà tỉnh Đắk Lắk đã đề ra phƣơng án quản lý rừng nhƣ dƣới đây.

Theo phƣơng án quy hoạch sử dụng đất tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020, đất lâm nghiệp đƣợc quy hoạch 664.419,0 ha. Trong quá trình thực hiện rà soát quy hoạch ba loại rừng có 558,5 ha đất sản xuất nông nghiệp (huyện Ea Kar, M’Drăk và Ea Sóup) đƣợc loại ra khỏi quỹ đất lâm nghiệp và 256,5 ha đất lâm nghiệp có khả năng sản xuất nông nghiệp Vƣờn Quốc gia Yôk Đôn giao lại cho địa phƣơng quản lý sử dụng; mặt khác có 2.150,0 ha đất lâm nghiệp ở huyện Cƣ M’Ga do Trung đoàn 584 quản lý chƣa đƣợc thống kê vào đất lâm nghiệp và 7.881,0 ha đất chƣa sử dụng là trạng thái IA, IB. IC thuộc các huyện Lăk, M’Drăk, Krông Bông, Krông Păk, Ea H’Leo, Ea Kar, Krông Ana, Krông Buk và thành phố Buôn Ma Thuột đƣợc quy hoạch thêm vào quỹ đất lâm nghiệp. Nhƣ vậy, tổng diện tích quy hoạch cho ngành lâm nghiệp là 673.635,0 ha.

Căn cứ vào phƣơng pháp phân cấp đã trình bày ở phần trên, rừng Đắk Lắk đƣợc phân loại để quản lý nhƣ sau:

a. Rừng đặc dụng

- Diện tích rừng đặc dụng đƣợc quản lý phân theo đơn vị hành chính cấp huyện. Diện tích đất lâm nghiệp quy hoạch cho rừng đặc dụng là 224.030,3 ha, phân bố ở 8/13 huyện, thành phố.

- Diện tích rừng đặc dụng đƣợc quản lý phân theo loại rừng đặc dụng. Đắk Lắk là một trong những tỉnh có nhiều khu rừng đặc dụng nhất ở nƣớc ta, với 07 khu rừng đặc dụng, trong đó: có 02 Vƣờn quốc gia, 04 Khu bảo tồn thiên nhiên và 01 Khu Bảo vệ cảnh quan.

- Diện tích rừng đặc dụng quản lý phân theo danh mục các tiểu khu rừng đặc dụng. Kết quả rà soát quy hoạch rừng đặc dụng cho thấy, rừng đặc dụng của tỉnh thuộc 242 tiểu khu, trong đó: Vƣờn quốc gia 172 tiểu khu; Khu Bảo tồn Thiên nhiên 57 tiểu khu và Khu Bảo vệ cảnh quan 13 tiểu khu.

b. Rừng phòng hộ

- Diện tích rừng phòng hộ đƣợc quản lý phân theo đơn vị hành chính cấp huyện. Rừng phòng hộ có ở 10 huyện và thành phố Buôn Ma Thuột, nhƣng về cơ cấu diện tích thì rừng phòng hộ phân bố không đồng đều trên phạm vi các huyện. Các huyện M’Drăk, Lăk và Krông Bông do có địa hình chia cắt phức tạp nên có diện tích phòng hộ lớn. Điều này lý giải rằng yếu tố địa hình (đai cao, độ dốc) là các nhân tố chính quyết định nhu cầu phòng hộ ở từng địa bàn. Kết quả rà soát quy hoạch rừng phòng hộ phân theo đơn vị hành chính của tỉnh Đắk Lắk.

- Diện tích rừng phòng hộ phân theo đơn vị chủ quản. Diện tích rừng phòng hộ tập trung ở 03 nhóm chủ quản lý là Doanh nghiệp nhà nƣớc, Ban quản lý và ủy ban nhân dân (UBND) các xã.

c. Rừng sản xuất

- Diện tích rừng sản xuất đƣợc quản lý phân theo đơn vị hành chính và đƣợc

phân theo đến đơn vị hành chính cấp huyện để quản lý. Diện tích rừng sản xuất có ở tất cả các huyện và thành phố trong tỉnh, nhƣng phân bố không đồng đều.

- Diện tích rừng sản xuất đƣợc quản lý theo đơn vị chủ quản. Diện tích rừng sản xuất trên địa bàn tỉnh đƣợc phân theo 7 nhóm đơn vị chủ quản là Doanh nghiệp nhà nƣớc, Ủy ban nhân dân, Ban quản lý, Lực lƣợng vũ trang, Cộng động dân cƣ, Liên doanh, Hộ gia đình.

- Diện tích rừng sản xuất đƣợc quản lý phân theo loại hình rừng sản xuất. Căn cứ vào Điều 34 của Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 08 năm

2006 của Thủ tƣớng Chính phủ, về Phân loại rừng sản xuất thì tỉnh Đắk Lắk bao

gồm 02 loại rừng sản xuất là rừng tự nhiên và rừng trồng.

3.2 Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS phục vụ công tác quản lý rừng

3.2.1. Khảo sát thực tế và phân tích nhu cầu sử dụng thông tin, ứng dụng công nghệ nghệ

Để phục vụ cho việc xây dựng CSDL GIS phục vụ công tác quản lý rừng ta cần phải khảo sát thực tế và phân tích nhu cầu sử dụng thông tin, ứng dụng

công nghệ trong quản lý lớp phủ rừng.

Để phục vụ xác định nội dung cho CSDL GIS đƣợc xây dựng ngoài những yếu tố nội dung nền địa lý xây dựng cơ sở dữ liệu nền địa hình, bản đồ hiện trạng rừng và các bản đồ chuyên đề về rừng và các số liệu khác thì các yếu tố nội dung chuyên đề về CSDL lớp phủ rừng cần phải đƣợc khảo sát, nghiên cứu, lấy ý kiến từ chính ngƣời sử dụng CSDL đó.

Việc tìm hiểu này phải thực hiện đƣợc các nội dung sau:

- Các chuyên viên, ngƣời sử dụng cơ sở dữ liệu đó đang thực hiện các nghiệp vụ quản lý về lĩnh vực quản lý rừng đƣợc giao nhƣ thế nào, mối liên hệ và phƣơng thức trao đổi các tài liệu, dữ liệu, bản báo cáo thế nào với các lãnh đạo cấp trên hay các đơn vị, mảng mà họ phụ trách. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tìm hiểu hiện trạng ứng dụng công nghệ tin học trong các nghiệp vụ của các chuyên viên, đồng thời chỉ ra việc ứng dụng công nghệ GIS sẽ giải quyết, trợ giúp đƣợc những vấn đề gì trong công tác quản lý của họ.

- Xác định những yêu cầu, mong muốn của các chuyên viên về nội dung mà CSDL cần lƣu trữ và những yêu cầu về việc thể hiện nội dung của bản đồ chuyên đề

về lĩnh vực của họ khi đƣợc phát hành trên mạng internet.

3.2.2 Lựa chọn công nghệ xây dựng CSDL, lƣu trữ, xử lý thông tin

Từ các kết quả phân tích tổng quan cho thấy bộ phần mềm ArcGIS có thể lựa chọn để xây dựng CSDL lớp phủ rừng bởi các lý do sau:

- Tính năng ƣu việt của bộ phần mềm: với số lƣợng ngƣời sử dụng lớn nhất trên thế giới, sản phẩm ArcGIS (của hãng ESRI) luôn đƣợc hoàn thiện và hỗ trợ kỹ thuật tốt nhất so với các sản phẩm cùng loại. Nhiều hệ thống thông tin địa lý qui mô lớn và rất lớn, cài đặt các máy chủ trên nhiều hệ điều hành khác nhau nhƣ Windows, Linux, Sun Solaris, AIX... đem lại hiệu quả cao.

- Tính năng vƣợt trội của giải pháp xây dựng CSDL: phần mềm ArcSDE của ArcGIS cho phép lƣu trữ và quản lý thông tin theo CSDL không gian (Geodatabase) một ngƣời dùng và đa ngƣời dùng. CSDL quản lý theo mô hình dữ liệu quan hệ đối tƣợng, dễ dàng chuyển đổi ra các định dạng chuẩn hiện đại khác nhau của quốc tế. Cơ chế hoạt động theo kiến trúc khách/chủ 3 lớp trên Intranet đã đảm bảo tối ƣu hóa trong quản lý, lƣu trữ, tra cứu, chuẩn hóa, cập nhật, bảo mật... cho dữ liệu, đã tạo nên một quy trình xây dựng CSDL hoàn chỉnh và thống nhất.

- ArcMap cung cấp các công cụ phân tích, biên tập và trình bày dữ liệu. - ArcCatalog đƣợc sử dụng để tổ chức và quản lý các loại dữ liệu nền thuộc các khuôn dạng khác nhau bao gồm tệp tin coverage của ArcInfo, *.shp của ArcView, các tệp tin thông tin thuộc tính *.dbf, các tệp tin *.dgn (của Microstation), *.DWG (của AutoCAD). Ngoài ra, ArcCatalog còn hỗ trợ: tạo các thƣ mục lƣu trữ dữ liệu. tạo, hiển thị và quản lý metadata; xác định, xuất và nhập các giản đồ và các thiết kế; tìm kiếm và lƣớt dữ liệu HTTTĐL trong mạng nội bộ và trên internet.

- ArcToolbox cung cấp các công cụ hỗ xử lý, phân tích, chuyển đổi khuôn dạng dữ liệu, chuyển đổi hệ quy chiếu cho các bộ dữ liệu.

- ModelBuider là phần mềm hỗ trợ xây dựng mô hình quy trình các bƣớc công nghệ cần thực hiện trong quá trình xử lý dữ liệu bao gồm các công cụ, các tập lệnh và dữ liệu.

- ArcSDE đƣợc sử dụng để quản lý dữ liệu tập trung trong quá trình xây dựng CSDL nền địa lý.

- Sử dụng phần mềm VMP Editor để xây dựng Metadata ở dạng .xml cho tỉnh Đắk Lắk.

3.2.3. Quy trình xây dựng

Quy trình xây dựng đƣợc thực hiện theo sơ đồ hình 3.2 gồm 3 bƣớc chính nhƣ sau:

3.2.3.1 Xây dựng metadata

Metadata bao gồm các thông tin mô tả phạm vi địa lý, cấu trúc, nội dung và chất lƣợng dữ liệu đồng thời chứa đựng các thông tin về khả năng tiếp cận bộ dữ liệu.

Trong phần thử nghiệm sử dụng phần mềm VMP Editor để thành lập Metadata ở dạng .xml cho tỉnh Đắk Lắk nhƣ sau:

1. Tên của tập dữ liệu Metadata: CSDL_LỚP PHỦ RỪNG TỈNH ĐẮK LẮK 2. Ngôn ngữ đƣợc sử dụng để xây dựng dữ liệu Metadata: Tiếng Việt.

3. Bảng mã ký tự đƣợc sử dụng để xây dựng dữ liệu Metadata: UTF- 8.

4. Mô tả tổng quan về dữ liệu Metadata: “Cơ sở dữ liệu lớp phủ rừng tỉnh

Đắk Lắk 1/50.000 do Phạm Thị Thanh Mai học viên lớp cao học chuyên ngành Bản đồ Viễn thám và GIS K12…”

- Ngày lập: 25/03/2015

Hình 3.4 Thành lập siêu dữ liệu Metadata cho CSDL Lớp Phủ rừng tỉnh Đắk Lắk

3.2.3.2 Chuẩn các lớp thông tin của sơ sở dữ liệu GIS phục vụ công tác quản lý rừng tỉnh Đắk Lắk rừng tỉnh Đắk Lắk

Chuẩn hoá dữ liệu không gian: Là quá trình chuẩn hoá thuộc tính không gian của dữ liệu địa lý sao cho đáp ứng đƣợc các yêu cầu về mô hình dữ liệu không gian của đối tƣợng địa lý. Các yêu cầu này đƣợc quy định trong lƣợc đồ ứng dụng UML.

Chuẩn hoá thuộc tính chủ đề: Là quá trình chuẩn hoá thuộc tính chủ đề của đối tƣợng địa lý sao cho đáp ứng đƣợc các yêu cầu về thuộc tính chủ đề của mỗi đối tƣợng địa lý quy định trong lƣợc đồ ứng dụng UML.

Phân tích dữ liệu đã có

Cơ sở dữ liệu nền địa lý: Bao gồm 7 lớp dữ liệu nhƣ sau

a) Lớp cơ sở toán học: bao gồm các thông tin, các điểm toa độ và độ cao các cấp hạng.

b) Lớp thủy hệ: Các yếu tố thuộc nhóm này bao gồm hệ thống sông ngòi lớn, hệ thống sông ngòi nhỏ, hệ thống kênh mƣơng, đê, bãi cát kèm theo ghi chú và các thuộc tính đặc trƣng của các đối tƣợng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

c) Lớp địa hình: Thể hiện đặc trƣng về dáng địa hình của khu vực bằng hệ thống các đƣờng bình độ, điểm độ cao và các kiểu địa hình đặc biệt nhƣ khu vực núi đá vôi…

d) Lớp giao thông: Thể hiện mạng lƣới giao thông trong vùng bao gồm các loại đƣờng sắt, đƣờng bộ, sân bay, bến bãi (ga, đƣờng sắt, bến ô tô, bến phà...) và các thiết bị phụ thuộc cầu giao thông, cống giao thông.

e) Lớp dân cƣ cơ sở hạ tầng: Biểu thị các vùng dân cƣ và các thuộc tính của vùng dân cƣ nhƣ tên gọi, kiểu dân cƣ (nông thôn, thành thị)...

f) Lớp biên giới địa giới: Bao gồm đƣờng biên giới quốc gia; địa giới hành chính các cấp xã (phƣờng, thị trấn), huyện (quận, thị xã), tỉnh (thành phố); tên gọi và trung tâm hành chính các cấp.

g) Lớp phủ bề mặt: thể hiện các đƣờng khoanh bao và mã của các loại đất khác nhau (khu dân cƣ, khu trồng cây nông nghiệp, khu nuôi trồng thủy sản...).

Cơ sở dữ liệu hiện trạng rừng bao gồm 6 lớp dữ liệu trong đó có 2 lớp về giao thông và thủy hệ nêu ở trên 4 lớp về cơ sở hiện trạng rừng nhƣ sau:

a) Lớp hiện trạng rừng thể hiện các thông tin về rừng nhƣ loại đất loại rừng, năm trồng rừng, tuổi rừng, kiểu rừng, diện tích rừng, diện tích dự báo, diện tích rừng bị khai thác, diện tích rừng bị phá, diện tích rừng trồng mới, cảnh báo mức độ cháy rừng, …

b) Lớp ranh giới rừng bao gồm ranh giới lớp phủ bề mặt và ranh giới các lô, các khoảnh rừng, ranh giới các khu rừng ví dụ nhƣ phân khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ…

d) Lớp hiện trạng cây lâu năm thể hiện các thông tin nhƣ số hiệu khoảnh, số hiệu lô, diện tích, loại đất loại rừng mới…

Tài liệu khác ( tài liệu chuyên đề về rừng ): bản đồ quy hoạch ba loại rừng tỉnh Đắk Lắk tỷ lệ 1/100.000 đơn vị thực hiện Viện điều tra quy hoạch rừng Bộ NN & PTNN, bản đồ địa giới hành chính 364 đến tháng 8/2011, bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 tỷ lệ 1/50.000 đơn vị thực hiện Cục đo đạc bản đồ Việt Nam, bản đồ hiện trạng rừng tỉnh Đắk Lắk năm 2010 tỷ lệ 1/50.000 đơn vị thực hiện Viện điều tra quy hoạch rừng Bộ NN & PTNN. Số liệu báo cáo 3 loại rừng và số liệu hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp năm 2010 Chi cục Kiểm Lâm tỉnh Đắk Lắk.

Đánh giá và kiểm tra dữ liệu:

Đánh giá và kiểm tra chất lƣợng dữ liệu: Là quá trình kiểm tra chất lƣợng dữ liệu theo các yêu cầu chất lƣợng dữ liệu cho từng loại đối tƣợng địa lý. Các yêu cầu chất lƣợng này đƣợc quy định trong Quy định kỹ thuật dữ liệu nền địa lý tỷ lệ 1/50.000.

- Tính hợp chuẩn thông tin địa lý cơ sở Quốc gia. - Tính đầy đủ về phạm vi địa lý.

- Tính đúng theo mô hình cấu trúc và nội dung dữ liệu nền địa lý 1/50.000. - Tính đầy đủ và tính chính xác của metadata.

Đối với dữ liệu không gian ta cần phải kiểm tra đánh giá về cơ sở toán học, phân loại các đối tƣợng, quan hệ hình học, kiểm tra tính topology, kiểu đối tƣợng và chất lƣợng chuẩn hóa không gian.

Đối với dữ liệu thuộc tính kiểm tra tính đầy đủ của các trƣờng thuộc tính, tính gán hợp dữ liệu ở tên trƣờng, kiểu dữ liệu của từng trƣờng thuộc tính, danh từ chung, danh từ riêng, địa danh, tính hợp lý của kiểu dữ liệu trong dữ liệu thuộc tính.

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS phục vụ công tác quản lý lớp phủ rừng tỉnh đắk lắk (Trang 58)