Các phƣơng pháp đƣợc sử dụng để xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS phục vụ công tác quản lý lớp phủ rừng tỉnh đắk lắk (Trang 29)

8. Bố cục của luận văn

1.3Các phƣơng pháp đƣợc sử dụng để xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác

quản lý lớp phủ rừng

Các phƣơng pháp nghiên cứu đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng nội dung cơ sở dữ liệu và truyền tải thông tin đến ngƣời dùng. Để xây dựng một cơ sở dữ liệu thông thƣờng có 6 phƣơng pháp nghiên cứu. Để đạt đƣợc những mục tiên và nhiệm vụ của đề tài đặt ra ta cần sử dụng các phƣơng pháp sau.

Phương pháp điều tra, thu thập thông tin: Việc đầu tiên cần phải thực hiện đối với bất cứ một nghiên cứu nào cũng là thu thập các thông tin cần thiết để phục vụ cho các mục đích nghiên cứu cũng nhƣ các nội dung cần thực hiện. Điều tra, khảo sát thu thập thông tin thực tế nhằm làm rõ những vấn đề của thực tiễn, đánh giá nhu cầu, và xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cho các nội dung của đề tài.

Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu: Phân tích là nghiên cứu các tài liệu đã thu thập đƣợc và bằng cách phân tích chúng thành từng bộ phận để tìm hiểu sâu sắc về đối tƣợng. Sau đó tổng hợp lại và liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin đã đƣợc phân tích tạo ra một hệ thông tin mới đầy đủ và sâu sắc về các đối tƣợng nghiên cứu nhằm đánh giá tổng quan về vấn đề nghiên cứu và làm rõ các nội dung cần nghiên cứu .

Phương pháp bản đồ: Bản đồ không chỉ là phƣơng tiện phản ánh những đặc điểm không gian về nguồn tài nguyên, cơ sở vật chất kỹ thuật, ranh giới lãnh thổ mà còn là một cơ sở để nhận đƣợc thông tin mới và theo dõi quy luật hoạt động của toàn bộ hệ thống.Việc nghiên cứu phân tích đƣợc thực hiện với hàng loạt bản đồ. Dữ liệu bản đồ đƣợc sử dụng để phân tích về sự phân bố trong không gian của lớp phủ rừng và mối quan hệ của chúng với các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trên một khu vực nào đó.

Phương pháp chuyên gia: Việc thu thập và xử lý những đánh giá, dự báo bằng cách tập hợp và hỏi ý kiến các chuyên gia giỏi thuộc lĩnh vực khoa học – kỹ thuật về lớp phủ thực vật sẽ giúp ích rất nhiều khi xây dựng cơ sở dữ liệu về rừng nhằm đảm bảo khi thực hiện xây dựng cơ sở dữ liệu luôn bám sát thực tế và đầy đủ các thông tin cần thiết cũng nhƣ đáp ứng đƣợc các yêu cầu về mặt nội dung về nhu cầu đặt ra khi thiết kế cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý lớp phủ rừng.

Phương pháp thống kê: Thống kê mô tả đƣợc sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập đƣợc từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. Cùng với phân tích đồ họa đơn giản, chúng tạo ra nền tảng của mọi phân tích định lƣợng về số liệu lớp phủ thực vật. Để hiểu đƣợc các thông tin về rừng và từ đó ra quyết định đúng đắn khi xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý dữ liệu rừng.

Phương pháp thử nghiệm: Là phƣơng pháp khoa học chủ động sử dụng những luận chứng khoa học của mình áp dụng vào các đối tƣợng nghiên cứu cụ thể để hƣớng sự phát triển của chúng theo mục tiêu dự kiến của mình. Thử nghiệm với dữ liệu thực tế để kiểm nghiệm quy trình lý thuyết đã đề ra. Trong luận văn này, phƣơng pháp thử nghiệm đƣợc áp dụng đối với lớp phủ rừng tỉnh Đắk Lắk.

1.4 Tổng quan công tác quản lý rừng ở Đắk Lắk

Tại hội nghị bảo vệ và phát triển rừng các tỉnh Tây Nguyên ngày 11 tháng 4 năm 2013 đã báo cáo về công tác quản lý và bảo vệ rừng trong thời gian qua đã đạt đƣợc một số kết quả cụ thể sau:

Công tác phòng cháy chữa cháy đƣợc quan tâm chỉ đạo hoàn thiện các phƣơng án quản lý lửa rừng ở những vùng trọng điểm; duy trì hoạt động thông tin cảnh báo cháy rừng trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng (TV, đài, báo) để các chủ rừng biết và có biện pháp chủ động phòng ngừa.

Về sắp xếp lại tổ chức lực lƣợng kiểm lâm: cơ bản đã bỏ các trạm kiểm soát trên các trục giao thông, tăng cƣờng đƣa một bộ phận lực lƣợng kiểm lâm về địa bàn xã, tham mƣu cho Ủy ban nhân dân xã tổ chức công tác bảo vệ rừng.

Về quản lý rừng bền vững: Khu vực Tây Nguyên có 7 mô hình quản lý rừng bền vững, trong đó các dự án quốc tế hỗ trợ 03 mô hình, còn lại là các địa phƣơng chủ động triển khai. Kết quả nổi bật trong việc triển khai các mô hình quản lý rừng bền vững là Công ty Lâm nghiệp Đắc Tô đã đƣợc cấp Chứng chỉ gỗ có kiểm soát và đang hoàn thiện để cấp Chứng chỉ quản lý rừng bền vững quốc tế FSC cho 16.100 ha rừng tự nhiên là rừng sản xuất cho giai đoạn 2011-2016.

Về phát triển trồng cao su: Thực tế cho thấy chủ trƣơng phát triển thêm 100 nghìn ha cao su trên địa bàn Tây Nguyên là phù hợp, đƣợc các địa phƣơng, doanh nghiệp đồng tình và quyết tâm triển khai, sau 5 năm thực hiện các tỉnh đã trồng đƣợc hơn 72 nghìn ha, tuy chƣa đạt kế hoạch, nhƣng là kết quả đáng ghi nhận.

Gắn liền với việc phát triển cao su, các dự án đã chú trọng đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng, nhƣ đƣờng giao thông, đƣờng điện, trạm y tế, trƣờng học giếng nƣớc sinh hoạt, khu dân cƣ..., với kinh phí hàng nghìn tỷ đồng, đã tạo việc làm, tăng thu nhập cho đồng bào dân tộc, góp phần ổn định xã hội, đảm bảo an ninh chính trị vùng Tây Nguyên.

Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc còn một số tồn tại:

Đắk Lắk vốn đƣợc xem là biểu tƣợng về rừng ở Việt Nam, với những cánh rừng bạt ngàn hùng vĩ…Thế nhƣng, tỷ lệ độ che phủ rừng tại khu vực hiện nay đang có chiều hƣớng suy giảm. Hiện nay công tác bảo vệ, quản lý rừng của tỉnh Đắk Lắk đang đối mặt với nhiều thách thức.

Tình trạng suy giảm diện tích rừng ở Đắk Lắk diễn ra ở mức độ cao, chất lƣợng rừng suy giảm rõ rệt, diện tích rừng có trữ lƣợng rất thấp, tỷ lệ độ che phủ 32%, diện tích còn lại là rừng chƣa có trữ lƣợng, hoặc trữ lƣợng thấp.

Ngoài ra theo báo cáo của bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trong 6 năm qua Đắk Lắk là tỉnh chuyển đổi đất rừng nhiều. Đắk Lắk còn là tụ điểm nghiêm trọng của các đƣờng dây phá rừng có hệ thống, nhiều xƣởng gỗ gần rừng không tuân theo quy hoạch, không có nguồn nguyên liệu ổn định, do đó trở thành tụ điểm khai thác bất hợp pháp.

Trong khi đó công tác quản lý, xử lý còn bộc lộ nhiều yếu kém. Nhiều nơi chính quyền địa phƣơng chƣa thực hiện nghiêm túc trách nghiệm quản lý rừng và đất lâm nghiệp, khi phát hiện vi phạm thì xử phạt thiếu kiên quyết, thậm chí tiếp tay cho nạn phá rừng.

Hình 1.5 Tình trạng khai thác gỗ bừa bãi trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Trƣớc tình hình đó, Phó thủ tƣớng Hoàng Trung Hải tại hội nghị bảo vệ và phát triển rừng các tỉnh Tây Nguyên đã chỉ đạo:

Các ủy ban nhân dân tỉnh phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công an tăng cƣờng quản lý chặt chẽ, kiểm tra đột xuất và kiên quyết đình chỉ các cơ sở chế biến gỗ vi phạm; thu hồi, không cấp mới giấy phép kinh doanh đối với cơ sở chế biến gỗ không đảm bảo nguồn nguyên liệu hợp pháp hoặc không phù hợp quy hoạch. Đồng thời phối hợp với tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam rà soát toàn bộ quy hoạch phát triển cao su đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020, báo cáo Thủ tƣớng Chính phủ. Ngoài ra đến năm 2014 rừng tự nhiên sẽ tạm đóng cửa.

Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành liên quan: tăng cƣờng quản lý Nhà nƣớc đối với rừng và đất lâm nghiệp; tập trung rà soát diện tích rừng hiện có để xác định rõ lâm phận ổn định của từng tỉnh và địa phƣơng làm cơ sở xây dựng chính sách phù hợp trong bảo vệ và phát triển rừng, đảm bảo phát triển bền vững; kiểm tra, rà soát, thống kê diện tích rừng bị phá, lấn chiếm trái phép; cƣơng quyết tổ chức cƣỡng chế, giải tỏa, thu hồi để có kế hoạch phục hồi và trồng lại rừng. Giải quyết tình trạng tranh chấp đất đai, điểm nóng khiếu kiện đông ngƣời.

Tăng cƣờng tổ chức quản lý bảo vệ diện tích rừng hiện đang thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý.

Kiên quyết xử lý, giải quyết dứt điểm các trƣờng hợp tranh chấp và vi phạm pháp luật về đất đai, pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng đối với từng trƣờng hợp cụ thể theo quy định của pháp luật.

CHƢƠNG 2 CƠ SỞ DỮ LIỆU GIS TRONG QUẢN LÝ LỚP PHỦ RỪNG 2.1 Chuẩn thông tin địa lý

Để xây dựng một CSDL GIS cho bất cứ một chuyên đề hay đối tƣợng nào cần phải tuân theo các chuẩn thông tin địa lý. Chuẩn thông tin địa lý là hệ thống các tiêu chuẩn về cách thức, quy định cách mô tả, biểu thị, cách xây dựng cơ sở dữ liệu từ nhận thức thế giới thực đến cơ sở dữ liệu địa lý đƣợc lƣu trữ theo cấu trúc, khuôn dạng nào đó. Các thành phần trong cơ sở dữ liệu và các phần tử trong mô hình, tất cả các yếu tố này đều đƣợc quy định theo các chuẩn thống nhất. Tuy nhiên, tùy mức phân tích sâu của mô hình mà số lƣợng chuẩn sử dụng nhiều hay ít.

Công việc xây dựng chuẩn thông tin địa lý rất quan trọng. Các chuẩn này phục vụ cho việc quản trị các yếu tố không gian và còn là cơ sở phân tích các tác nghiệp chuyên môn các phân hệ ngành trong tỉnh, thành lập các hệ trợ giúp quyết định.

Chuẩn thông tin địa lý đƣợc thiết kế nhằm chuẩn hóa các hoạt động sau: - Xây dựng dữ liệu địa lý theo các mục tiêu đã đặt ra.

- Trao đổi và chia sẻ dữ liệu địa lý. - Cập nhật dữ liệu địa lý. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Xây dựng các hệ thống ứng dụng .

Hiện nay, tổ chức chuẩn hóa quốc tế ISO (International Organization for Standardization) đã thành lập ủy ban kỹ thuật 211 về thông tin địa lý / địa tin học

ISO/TC211 (International Standard Organization for Geographic

information/Geomatics) để xây dựng chuẩn cho thông tin địa lý. Mục đích của ISO/TC211 là phát triển một bộ các chuẩn tích hợp cho thông tin địa lý và hỗ trợ triển khai chuẩn trên phạm vi quốc tế. Tại Việt Nam, bộ Tài nguyên và Môi trƣờng đã bƣớc đầu ban hành đƣợc bộ quy chuẩn cơ sở quốc gia về thông tin địa lý. Danh mục các chuẩn xây dựng trong nội dung chuẩn hoá GIS cơ sở Quốc gia đƣợc trình bày trong bảng 2.1

TT Tên chuẩn Cơ sở áp dụng

1 Chuẩn thuật ngữ Terminology standard (ISO 19104)

2 Chuẩn về Hệ thống tham chiếu

không gian

Spatial Referencing by coordinate, by geographical identifiers (ISO 19111, 19112)

3 Chuẩn mô hình cấu trúc dữ liệu Conceptual schema language, Data model

(ISO 19103, 19107, 19108, 19109) 4

Chuẩn về phân loại đối tƣợng Feature Cataloguing & Feature and Attribute Coding Catalogue – FACC

5 Chuẩn về trình bày, hiển thị Portrayal and Symbolization (ISO 19117)

6 Chuẩn về chất lƣợng dữ liệu

không gian Quality principles (ISO 19113)

7 Chuẩn về siêu dữ liệu -

Metadata Metadata (ISO 19115and ANZLIC version 1, FGDC)

8 Chuẩn về mã hóa, trao đổi dữ

liệu

Encoding, Dsata Exchange (ISO 19118, DIGEST)

Bảng 2.1. Danh mục các chuẩn

Các chuẩn sau sẽ thực hiện trong CSDL GIS phục vụ công tác quản lý rừng (về cơ bản tuân theo chuẩn kỹ thuật quốc gia về thông tin địa lý do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành) [3].

2.1.1 Chuẩn thuật ngữ

Chuẩn thuật ngữ (Terminology Standard) có mục đích chuẩn hóa về các khái niệm, cụm từ sử dụng trong bộ tài liệu chuẩn hoá. Những thuật ngữ này đƣợc sử dụng nhƣ là những khái niệm cơ bản cho phép liên kết các nội dung chuẩn hóa với nhau. Chuẩn hóa thuật ngữ giúp cho các bên tham gia trong xây dựng và sử dụng TTĐL có cùng chung một ngôn ngữ.

2.1.2 Chuẩn về hệ thống tham chiếu không gian

Trong lĩnh vực hệ thống thông tin địa lý ở Việt Nam hiện nay, chuẩn về hệ quy chiếu và toạ độ quốc gia là chuẩn đã đƣợc hoàn thiện một cách đầy đủ. Hiện nay chuẩn Hệ quy chiếu và hệ toạ độ quốc gia VN-2000 đã đƣợc ban hành tạo nền

tảng thống nhất về cơ sở quy chiếu cho dữ liệu đo đạc bản đồ nói chung và dữ liệu thông tin địa lý nói riêng. Chuẩn này bao gồm các quy định về:

- Phạm vi áp dụng cho tất cả hệ thống toạ độ các cấp hạng, bản đồ địa hình, bản đồ nền, bản đồ địa chính, bản đồ hành chính quốc gia và các loại bản đồ chuyên dụng khác.

- Các tham số của hệ quy chiếu: Ellipsoid WGS-84 toàn cầu, các kích thƣớc, tốc độ góc quay, hằng số trọng trƣờng, định vị và điểm gốc toạ độ quốc gia.

- Hệ thống toạ độ phẳng, lƣới chiếu bản đồ quy định cho các tỷ lệ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hệ toạ độ VN-2000 đƣợc ban hành theo Quyết định số 83/2000/QĐ-

TTg ngày 12/7/2000 của Thủ tƣớng Chính phủ cụ thể nhƣ sau: Ellipxoid quy chiếu

WGS 84 toàn cầu có kích thƣớc nhƣ sau Bán trục lớn: a = 6.378.137,000m; Độ dẹt: f = 1/298,257223563

Điểm gốc tọa độ phẳng

quốc gia Điểm N00 đặt trong Viện Nghiên cứu Địa chính

Lƣới chiếu tọa độ phẳng cơ bản

Lƣới chiếu hình trụ ngang đồng góc UTM quốc tế:

- Hê ̣ quy chiếu đô ̣ cao: Gốc đô ̣ cao có cao đô ̣: 0.0m (Điểm đặt tại đảo Hòn Dấu - Hải Phòng). - Phép chiếu : Phép chiếu U.T.M: Lƣới chiếu hình trụ ngang đồng góc. Bản chất cũng nhƣ phép chiếu Gaux-Kriugơ trong hệ tọa độ HN-72 nhƣng chỉ khác nhau tỷ lệ chiếu m0 trên kinh tuyến trục của các múi chiếu 60. Trong phép

chiếu U.T.M m0=0,9996 còn đối với phép chiếu

2.1.3 Chuẩn mô hình cấu trúc dữ liệu địa lý

Chuẩn về mô hình cấu trúc dữ liệu quy định cấu trúc của dữ liệu thông tin địa lý sẽ đƣợc tổ chức và đƣợc xây dựng nhƣ thế nào. Đối với các thông tin địa lý nền đƣợc áp dụng theo chuẩn mô hình cấu trúc dữ liệu địa lý quốc gia và các văn bản kỹ thuật và các quy phạm thành lập bản đồ địa hình các tỷ lệ bao gồm các quy định về biểu diễn mô hình cấu trúc, các kiểu dữ liệu nguyên thuỷ, các cấu trúc dữ liệu cơ bản, mô hình đối tƣợng địa lý tổng quát.

2.1.4 Chuẩn về phân loại đối tƣợng địa lý

Chuẩn quy định phƣơng pháp phân loại đối tƣợng. Chuẩn về phân loại đối tƣợng sẽ định nghĩa những kiểu đối tƣợng địa lý cùng với thuộc tính và những mối quan hệ. Chuẩn nêu rõ cách phân loại, nhận dạng, nội dung ý nghĩa của từng loại đối tƣợng này đồng thời cũng mô tả cụ thể về quan hệ giữa các đối tƣợng và dữ liệu thuộc tính cần phải có của từng đối tƣợng.

2.1.5 Chuẩn thể hiện trình bày dữ liệu

Chuẩn xác định một cơ chế cho phép trình bày bộ dữ liệu theo những cách

khác nhau mà không làm thay đổi nội dung dữ liệu. Cách thức xây dựng dựa trên

các chuẩn quy định về trình bày bản đồ số đã công bố và thiết kế, biên tập bộ ký hiệu chuẩn cho bộ cơ sở dữ liệu.

2.1.6 Chuẩn về chất lƣợng dữ liệu không gian

Chuẩn này quy định uy trình đánh giá chất lƣợng. Chất lƣợng dữ liệu đƣợc phân thành chất lƣợng định lƣợng và chất lƣợng phi định lƣợng. Các yếu tố chất lƣợng dữ liệu định lƣợng bao gồm tính đầy đủ của các đối tƣợng, thuộc tính và quan hệ của chúng, tính nhất quán logic về khái niệm (concept), miền giá trị (domain), về khuôn dạng (format), về topology, quan hệ các thuộc tính, độ chính xác của giá trị, vị trí, thời gian... các yếu tố chất lƣợng dữ liệu phi định lƣợng bao gồm nhƣ mục

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS phục vụ công tác quản lý lớp phủ rừng tỉnh đắk lắk (Trang 29)