Công tác quản lý lớp phủ rừng tại tỉnh Đắk Lắk

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS phục vụ công tác quản lý lớp phủ rừng tỉnh đắk lắk (Trang 59 - 61)

8. Bố cục của luận văn

3.1.2Công tác quản lý lớp phủ rừng tại tỉnh Đắk Lắk

Quản lý rừng ở Đắk Lắk hiện nay đang quản lý theo hệ thống chính sách cam kết của chính phủ là nhân tố quan trọng. Các chính sách liên quan đến quản lý rừng đƣợc hiểu là những chính sách điều tiết, chi phối trực tiếp và có tác động trực tiếp đến việc quản lý sử dụng tài nguyên rừng một cách bền vững. Xuất phát từ mục tiêu đó mà tỉnh Đắk Lắk đã đề ra phƣơng án quản lý rừng nhƣ dƣới đây.

Theo phƣơng án quy hoạch sử dụng đất tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020, đất lâm nghiệp đƣợc quy hoạch 664.419,0 ha. Trong quá trình thực hiện rà soát quy hoạch ba loại rừng có 558,5 ha đất sản xuất nông nghiệp (huyện Ea Kar, M’Drăk và Ea Sóup) đƣợc loại ra khỏi quỹ đất lâm nghiệp và 256,5 ha đất lâm nghiệp có khả năng sản xuất nông nghiệp Vƣờn Quốc gia Yôk Đôn giao lại cho địa phƣơng quản lý sử dụng; mặt khác có 2.150,0 ha đất lâm nghiệp ở huyện Cƣ M’Ga do Trung đoàn 584 quản lý chƣa đƣợc thống kê vào đất lâm nghiệp và 7.881,0 ha đất chƣa sử dụng là trạng thái IA, IB. IC thuộc các huyện Lăk, M’Drăk, Krông Bông, Krông Păk, Ea H’Leo, Ea Kar, Krông Ana, Krông Buk và thành phố Buôn Ma Thuột đƣợc quy hoạch thêm vào quỹ đất lâm nghiệp. Nhƣ vậy, tổng diện tích quy hoạch cho ngành lâm nghiệp là 673.635,0 ha.

Căn cứ vào phƣơng pháp phân cấp đã trình bày ở phần trên, rừng Đắk Lắk đƣợc phân loại để quản lý nhƣ sau:

a. Rừng đặc dụng

- Diện tích rừng đặc dụng đƣợc quản lý phân theo đơn vị hành chính cấp huyện. Diện tích đất lâm nghiệp quy hoạch cho rừng đặc dụng là 224.030,3 ha, phân bố ở 8/13 huyện, thành phố.

- Diện tích rừng đặc dụng đƣợc quản lý phân theo loại rừng đặc dụng. Đắk Lắk là một trong những tỉnh có nhiều khu rừng đặc dụng nhất ở nƣớc ta, với 07 khu rừng đặc dụng, trong đó: có 02 Vƣờn quốc gia, 04 Khu bảo tồn thiên nhiên và 01 Khu Bảo vệ cảnh quan.

- Diện tích rừng đặc dụng quản lý phân theo danh mục các tiểu khu rừng đặc dụng. Kết quả rà soát quy hoạch rừng đặc dụng cho thấy, rừng đặc dụng của tỉnh thuộc 242 tiểu khu, trong đó: Vƣờn quốc gia 172 tiểu khu; Khu Bảo tồn Thiên nhiên 57 tiểu khu và Khu Bảo vệ cảnh quan 13 tiểu khu.

b. Rừng phòng hộ

- Diện tích rừng phòng hộ đƣợc quản lý phân theo đơn vị hành chính cấp huyện. Rừng phòng hộ có ở 10 huyện và thành phố Buôn Ma Thuột, nhƣng về cơ cấu diện tích thì rừng phòng hộ phân bố không đồng đều trên phạm vi các huyện. Các huyện M’Drăk, Lăk và Krông Bông do có địa hình chia cắt phức tạp nên có diện tích phòng hộ lớn. Điều này lý giải rằng yếu tố địa hình (đai cao, độ dốc) là các nhân tố chính quyết định nhu cầu phòng hộ ở từng địa bàn. Kết quả rà soát quy hoạch rừng phòng hộ phân theo đơn vị hành chính của tỉnh Đắk Lắk.

- Diện tích rừng phòng hộ phân theo đơn vị chủ quản. Diện tích rừng phòng hộ tập trung ở 03 nhóm chủ quản lý là Doanh nghiệp nhà nƣớc, Ban quản lý và ủy ban nhân dân (UBND) các xã.

c. Rừng sản xuất

- Diện tích rừng sản xuất đƣợc quản lý phân theo đơn vị hành chính và đƣợc

phân theo đến đơn vị hành chính cấp huyện để quản lý. Diện tích rừng sản xuất có ở tất cả các huyện và thành phố trong tỉnh, nhƣng phân bố không đồng đều.

- Diện tích rừng sản xuất đƣợc quản lý theo đơn vị chủ quản. Diện tích rừng sản xuất trên địa bàn tỉnh đƣợc phân theo 7 nhóm đơn vị chủ quản là Doanh nghiệp nhà nƣớc, Ủy ban nhân dân, Ban quản lý, Lực lƣợng vũ trang, Cộng động dân cƣ, Liên doanh, Hộ gia đình.

- Diện tích rừng sản xuất đƣợc quản lý phân theo loại hình rừng sản xuất. Căn cứ vào Điều 34 của Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 08 năm

2006 của Thủ tƣớng Chính phủ, về Phân loại rừng sản xuất thì tỉnh Đắk Lắk bao

gồm 02 loại rừng sản xuất là rừng tự nhiên và rừng trồng.

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS phục vụ công tác quản lý lớp phủ rừng tỉnh đắk lắk (Trang 59 - 61)