1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO cáo CHUYÊN đề văn học kỹ NĂNG VIẾT mở bài, THÂN bài, kết bài TRONG NGHỊ LUẬN văn học

15 1,4K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 114 KB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT ĐỒNG ĐẬU CHUYÊN ĐỀ ÔN THI ĐẠI HỌC KỸ NĂNG VIẾT MỞ BÀI, THÂN BÀI, KẾT BÀI TRONG NGHỊ LUẬN VĂN HỌC Người viết chuyên đề: Phạm Thị Phượng Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường THPT Đồng Đậu Yên Lạc, tháng 03 năm 2014 1 CHUYÊN ĐỀ ÔN THI ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG Tác giả: Phạm Thị Phượng Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường THPT Đồng Đậu Đối tượng bồi dưỡng: Học sinh lớp 12. A.ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lí do thực hiện chuyên đề: Trong chương trình làm văn THPT văn nghị luận chiếm một khối lượng chương trình rất lớn, đặc biệt là với học sinh 12 thì phần nghị luận văn học luôn chiếm 50% tổng số điểm trong bài thi tốt nghiệp và đại học. Đối với một bài nghị luận thì cấu trúc của các phần như mở bài, thân bài, kết bài đều rất quan trọng, ngay cả việc tạo lập từng đoạn văn trong thân bài cũng góp phần giải quyết yêu cầu của đề bài nhất định. Tùy theo vị trí của các dạng đề văn mà chúng ta có nhiều cách trình bày khác nhau. Trong quá trình giảng dạy tại trường, cũng như chấm bài của học sinh , phương pháp học của học sinh và nhất là chất lượng bài viết…tôi thấy các em còn rất nhiều nhược điểm như :Lúng túng trong cách viết mở bài, kết bài hay phần tạo lập đoạn văn của học sinh với những lỗi thông thường như : Sai lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu chưa chính xác, chưa nắm được yêu cầu của từng dạng đề cụ thể, thiếu những kiến thức cơ bản và cả những phần quan trọng của bộ môn Ngữ văn. Với những khiếm khuyết thường gặp của các học sinh như: - Chưa nhận thức đầy đủ về cách cấu tạo và cách triển khai một đoạn văn. - Tuy có lập dàn ý nhưng việc sắp xếp các ý trong đoạn văn chưa hợp lí, việc trình bày còn lộn xộn và lan man. - Dung lượng đoạn văn nặng nề, nhiều khi triển khai các ý xa rời ý chủ đạo của đoạn văn. 2 - Chưa nắm vững việc liên kết các đoạn văn và các yếu tố tạo nên đoạn văn hay. Nguyên nhân để các em có những khiếm khuyết trên là bởi rất nhiều lí do: - Các em thiếu kiến thức căn bản từ cấp II. - Khi lên cấp III chương trình không có phần dạy lại kiến thức cấp II nhưng lại đòi hỏi các em phải có khả năng tổng hợp kiến thức trong bài nghị luận. - Vì không có tiết dạy kĩ năng mà chỉ lồng ghép trong tiết trả bài nên hiệu quả rất ít. - Học sinh ít được luyện tập kĩ năng trình bày bài văn. - Học sinh lười học, thiếu khả năng cảm thụ và đam mê môn Ngữ văn. - Học sinh học lệch, coi trọng các môn tự nhiên không chú ý đến môn Ngữ văn. Xuất phát từ thực tiễn và kinh nghiệm giảng dạy của bản thân tôi tiến hành thực hiện chuyên đề “Phương pháp viết bài nghị luận văn học hiệu quả học sinh 12”. II. Đối tượng và phương pháp thực hiện: Đối tượng của chuyên đề “Phương pháp viết bài nghị luận văn học hiệu quả học sinh 12” là học sinh THPT, cụ thể là học sinh lớp 12 nơi tôi đang công tác và các tác phẩm văn học trong chương trình ngữ văn lớp 12 với những ví dụ trong dạng đề cụ thể. Phương pháp thực hiện chủ yếu bằng thực nghiệm, kết hợp với điều tra, kiểm tra đánh giá sáng tạo, trắc nghiệm kiến thức, phân tích, tổng hợp, thống kê, báo cáo .... III. Phạm vi của chuyên đề : Phạm vi nghiên cứu của đề tài chủ yếu là sách giáo khoa ngữ văn 12 phần đọc văn; sách giáo viên ngữ văn 12, Chuẩn kiến thức kĩ năng 12, Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn trong văn nghị luận, Phương pháp dạy học văn bản nghị luận trong trường phổ thông. Những tài liệu tham khảo khác. . . IV. Cấu trúc của chuyên đề: Gồm ba phần A - đặt vấn đề, B - nội dung và C - kết luận. Ngoài ra còn có phần tài liệu tham khảo ở cuối chuyên đề. B. NỘI DUNG 3 I. Khái quát về văn bản nghị luận: 1. Khái niệm văn bản nghị luận và đoạn văn trong nghị luận văn học: Theo SGK Ngữ văn 7 và Ngữ văn 11 văn bản nghị luận là kiểu văn bản được dùng để trực tiếp trình bày, phát biểu các tư tưởng, quan điểm bằng luận cứ và lập luận trước một vấn đề đặt ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó, hoặc hướng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong đời sống. Đoạn văn nghị luận văn học là đoạn văn trực tiếp bày tỏ những tư tưởng, quan điểm của người viết về một vấn đề thuộc phạm vi văn học. Đoạn văn nghị luận văn học là một hệ thống lập luận trong đó hàm chứa một luận điểm chính và nhiều luận điểm phụ, câu chủ đề thể hiện rõ ràng, chính xác nội dung luận điểm, các câu khác triển khai hoặc dẫn giải nhằm làm nổi rõ luận điểm, làm tăng sức thuyết phục cho toàn văn bản 2. Cấu trúc đề nghị luận văn học a. Đoạn văn phần mở bài: Còn gọi đặt vấn đề, có nhiệm vụ nêu vấn đề, giải quyết ở phần thân bài. b. Đoạn thân bài: Các đoạn văn của phần thân bài tương ứng với dàn ý: luận điểm-luận cứdẫn chứng. c. Đoạn kết bài: Tổng kết, khái quát những vấn đề đã trình bày ở thân bài. 3. Các dạng nghị luận văn học a.Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ. b.Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học. c.Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi, một nhân vật… 4.Thực hành bằng những tiết dạy cụ thể ( dự kiến khoảng 9 tiết) .Tây Tiến- Quang Dũng .Việt Bắc-Tố Hữu .Đất Nước-Nguyễn Khoa Điềm .Sóng-Xuân Quỳnh .Đàn ghi ta của Lorca-Thanh Thảo .Vợ chồng A Phủ-Tô Hoài . Vợ nhặt-Kim Lân . Rừng xà nu-Nguyễn Trung Thành 4 . Những đứa con trong gia đình-Nguyễn Thi . Chiếc thuyền ngoài xa- Nguyễn Minh Châu Vì thời gian có hạn nên tôi chỉ thực nghiệm trên một số tác phẩm tiêu biểu, những dạng đề và phương pháp làm bài thông dụng nhất II.Cách viết đoạn văn trong văn nghị luận. 1. Cách viết đoạn mở bài a.Yêu cầu, đặc điểm Phần mở bài còn gọi là đặt vấn đề, có nhiệm vụ nêu vấn đề giải quyết trong phần thân bài. Do đó mở bài phải đi thẳng vào vấn đề không được đề cập đến bất cứ luận điểm, luận cứ nào ở phần dàn ý chi tiết phần thân bài. Mô hình mở bài: 1.Dẫn dắt Mở bài = 2.Nêu vấn đề (luận đề) 3. Giới hạn phạm vi vấn đề Một mở bài cần đảm bảo: - Ngắn gọn: Dẫn dắt vài ba câu ngắn gọn - Đầy đủ: Đọc xong mở bài người đọc biết được bài viết bàn vấn đề gì? Trong nội dung tư liệu nào? - Độc đáo: Phải gây được sự chú ý của người đọc tới vấn đề mình viết. - Tự nhiên:Viết văn cần giản dị tự nhiên. Một mở bài cần tránh những ý sau: - Tránh vòng vo quá xa mới gắn được vào việc nêu vấn đề. - Tránh dẫn dắt không liên quan gì vấn đề sẽ nêu. - Tránh nêu vấn đề dài dòng, chi tiết khi viết thân bài lại lặp lại ý. b.Cách viết mở bài: b.1.Mở bài trực tiếp: Người viết đi thẳng vào vấn đề cần giải quyết. Ví dụ: Phân tích đoạn thơ sau trong đoạn trích “Đất Nước”( trích: Trường ca Mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm? “Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu ... 5 Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha” Mở bài mẫu: Trong nền văn học Việt Nam cảm hứng về đất nước không bao giờ khô cạn. Cảm hứng ấy càng được biểu hiện thiết tha trong thơ ca viết về cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Có một nhà thơ đã có cái nhìn, cách cảm nhận về quê hương , đất nước rất riêng đó chính là nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm với đoạn thơ tiêu biểu “Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu ... Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha” ( Trích: trường ca Mặt đường khát vọng) b.2.Mở bài gián tiếp: Người viết dẫn dắt từ một ý liên quan đến vấn đề sẽ nêu, rồi trình bày vấn đề cần giải quyết. Một số cách mở bài gián tiếp thường gặp b.2.1. Mở bài gắn với thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong cùng một giai đoạn lịch sử Ví dụ: Thông qua đoạn một của đoạn trích “Đất Nước” ” trích trong Trường ca “mặt đường khát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm, anh chị hãy phân tích cảm hứng riêng về đất nước của nhà thơ? Mở bài mẫu: Cùng với Nguyễn Mỹ, Xuân Quỳnh, Lê Anh Xuân. . .Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong khói lửa ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Nguyễn Khoa Điềm gắn bó sâu sắc với vùng Trị -Thiên, đặc biệt với thành phố Huế quê hương ông. Với những tác phẩm như tập thơ “Đất ngoại ô” và nhất là trường ca “Mặt đường khát vọng” , Nguyễn Khoa Điềm được coi là một nhà thơ giàu cảm xúc và chất trí tuệ, biểu hiện tập trung những suy tư của người thanh niên trí thức nỗ lực đóng góp vào cuộc chiến đấu của dân tộc. Trường ca “Mặt đường khát vọng” được sáng tác vào mùa đông năm 1971 tại chiến trường Trị -Thiên và được in ở miền Bắc vào năm 1974. “Đất Nước” trích gần trọn chương V của trường ca thể hiện khá tập trung những cảm nhận sâu sắc mới mẻ về đất nước của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm. 6 b.2.2. Mở bài xuất phát từ một sự kiện lịch sử: Ví dụ: Phân tích bài thơ “Việt Bắc” để thấy tình nghĩa thủy chung với ngọn nguồn của cách mạng và của dân tộc qua lối hát giao duyên của dân ca? Mở bài mẫu: Tháng 10-1954, cuộc kháng chiến thần thánh chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi. Từ căn cứ địa cách mạng, Bác Hồ, Trung ương Đảng, Chính phủ trở về Hà Nội. Đáp lại ân tình của đồng bào Việt Bắc đã chở che, đùm bọc cho cách mạng, nhà thơ Tố Hữu đã sáng tác bài thơ “ Việt Bắc” theo lối hát giao duyên của dân ca để nói lên tình nghĩa thủy chung của nhân dân ta với ngọn nguồn của cách mạng, của dân tộc. b.2.3. Mở bài từ những sự kiện quan trọng trong đời sống: Ví dụ: Phân tích vẻ đẹp của tình người và niềm hi vọng vào cuộc sống của các nhân vật Tràng, người vợ nhặt, bà cụ Tứ trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân? Mở bài mẫu: Nạn đói khủng khiếp dữ dội năm 1945 hằn in trong tâm trí Kim LânMột nhà văn hiện thực có thể xem là con đẻ của đồng ruộng, một con người có lòng đi về với “ những gì thuần hậu nguyên thủy của cuộc sống nông thôn”. Ngay sau cách mạng, ông bắt tay vào viết tiểu thuyết “ Xóm ngụ cư”. Khi hòa bình lặp lại (1954) nỗi trăn trở thôi thúc ông viết tiếp thiên truyện ấy. Và cuối cùng truyện ngắn “Vợ nhặt” ra đời. Trong lần này Kim Lân đã thật sự đem đến cho tác phẩm của mình một khám phá mới, một điểm sáng soi chiếu toàn tác phẩm. Đó là vẻ đẹp của tình người và niềm hi vọng vào cuộc sống của những người nông dân nghèo, tiêu biểu như Tràng, người vợ nhặt, bà cụ Tứ. Thiên truyện thể hiện thành công, khả năng dựng truyện, dẫn truyện và đặc sắc nhất là Kim Lân đã có khám phá ra diễn biến tâm lí thật bất ngờ. b.2.4. Mở bài từ một đề tài quen thuộc. Ví dụ : Phân tích bài thơ “Sóng” của nhà thơ Xuân Quỳnh? Mở bài mẫu: 7 Tình yêu là một đề tài quen thuộc trong thơ ca. Nhưng không phải vì thế mà nó thành đơn điệu và nhàm chán. Mỗi bài thơ, mỗi nhà thơ là một thế giới riêng, một nhu cầu, một khát khao riêng không ai giống ai. Chẳng thế mà ta gặp Xuân Diệu trong thi đàn Việt Nam với chất men say tình yêu nồng nàn, mãnh liệt, người tự cho mình là “kẻ uống tình yêu dập cả môi”, ta gặp Nguyễn Bính “người nhà quê” chân chất thật thà. . . và thật bất ngờ khi gặp một nữ sĩ với tâm hồn dạt dào và say đắm trong tình yêu-Xuân Quỳnh. Thơ tình yêu của Xuân Quỳnh chân thành nữ tính nhưng không kém phần cháy bỏng, nồng nàn. Điều đó thể hiện rõ nét trong bài “Sóng”. 2. Cách viết đoạn văn thân bài. a. Đặc điểm và yêu cầu cho đoạn văn chính xác. Các đoạn văn phần thân bài tương ứng với dàn ý - Tương ứng với luận điểm: Tùy theo đề có thể một hoặc nhiều luận điểm, các luận điểm liên quan với nhau và làm sáng rõ chủ đề. - Tương ứng với luận cứ: Đó là những khía cạnh và lí lẽ làm sáng tỏ luận điểm. Mỗi luận điểm có thể nhiều luận cứ được minh họa bằng dẫn chứng. - Các đoạn văn ở phần trình bày luận cứ và dẫn chứng có quan hệ phụ thuộc với đoạn văn ở luận điểm. - Tương ứng với tiểu kết của luận điểm. - Tương ứng với sự chuyển tiếp của hai luận điểm. b. Yêu cầu về diễn ý và hành văn hay. Sau khi đã có ý thì vấn đề quan trọng không kém là cách diễn đạt hay. Biết diễn đạt khéo léo thành lời văn cụ thể sẽ có một đoạn văn hay. Diễn ý hay phụ thuộc nhiều yếu tố sau đây tôi xin nêu ngắn gọn các yếu tố tạo nên như sau: - Giọng văn và sự thay đổi giọng văn trong bài viết. - Dùng từ độc đáo. - Viết câu linh hoạt. - Viết văn có hình ảnh. - Biết so sánh phù hợp. - Dẫn chứng và trình bày dẫn chứng. c. Luyện viết đoạn văn. c.1.Luyện viết đoạn văn tương ứng với luận điểm. 8 Yêu cầu : Trình bày rõ ràng, chính xác nội dung luận điểm trong câu chủ đề. Câu chủ đề thường đặt ở vị trí đầu đoạn (đoạn diễn dịch) hoặc cuối đoạn (đoạn quy nạp) Minh họa: Đề: Bình luận cách nhìn của Nam Cao về người nông dân qua tác phẩm “Đôi mắt”? Mẫu: Luận điểm: Sự đối lập về cách nhìn của Hoàng và Độ về người nông dân. Đoạn văn: Hai nhân vật trung tâm trong truyện ngắn này là Hoàng và Độ. Hai người đại diện cho hai cách nhìn về người nông dân. Người kia chỉ nhìn thấy cái hình thức bên ngoài lố bịch , ngu dốt, đáng khinh và đáng cười của người nông dân. Người kia biết vượt qua được hình thức bên ngoài, nhìn thấy “những nguyên cớ thật đẹp bên trong” của người dân cày. Nam Cao đã làm nổi bật tư tưởng , thái độ cũng như quan điểm của mình qua sự đối lập cách nhìn của hai nhân vật này về người nông dân. c.2.Viết đoạn văn tương ứng với luận cứ. Yêu cầu: Cách viết các đoạn văn tương ứng với luận cứ phải căn cứ vào yêu cầu của từng dạng đề như phân tích, chứng minh, giải thích, bình giảng. . . Minh họa: Đề 1: Phân tích vẻ đẹp của tình người và niềm hi vọng vào cuộc sống ở các nhân vật: Tràng, người vợ nhặt, bà cụ Tứ trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân? Luận cứ: Tình huống của vợ nhặt. Đoạn văn: Có thể nói Kim Lân đã thật xuất sắc khi dựng lên tình huống “nhặt vợ” của anh cu Tràng. Tình huống ấy là cánh cửa khép mở để nhân vật bộc lộ nét đẹp trong tâm hồn mình. Dường như trong đói khổ người ta dễ đối xử tàn nhẫn với nhau, khi miếng ăn của mỗi người chưa đủ thì làm sao có thể đèo bòng thêm người này, người kia. Trong tình huống ấy, người dễ cấu xé nhau, dễ ích kỉ hơn là vị tha và người ta dễ đối xử tàn nhẫn làm cho nhau đau khổ. 9 Nhưng nhà văn lại khám phá ra một điều ngược lại như ở nhân vật anh cu Tràng, người vợ nhặt và bà cụ Tứ. Chúng ta từng kinh hãi trước “xác người chết đói ngập đầy đường” “người lớn xanh xám như những bóng ma” , trước không khí “vẩn lên mùi hôi của rác rưởi và mùi gây của xác người”, từng ớn lạnh trước “tiếng quạ kêu từng hồi thê thiết” ấy, nhưng lạ thay, chúng ta không thể cầm lòng xúc động trước nghĩa cử cao đẹp mà bình thường, dung dị ấy của Tràng, bà cụ Tứ và cả người vợ ấy của Tràng nữa. Đề 2: Phân tích bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng? Luận cứ: Nét lãng mạn và hào hùng của người chiến sĩ Tây Tiến. Đoạn văn: Giữa bao nhiêu khó khăn hình tượng người lính Tây Tiến vẫn luôn “Quân xanh màu lá giữ oai hùm” Nét dữ tợn của người lính Tây Tiến ở đây không hề bị nhạt đi trong lòng người đọc. Bệnh tật, ốm đau tưởng chừng làm người chiến sĩ yếu đuối nhưng thật bất ngờ khi chúng ta bắt gặp dáng vẻ “dữ oai hùm” của anh lính. “Dữ oai hùm” đã làm mất đi vẻ yếu ớt trong hình ảnh “không mọc tóc” và “quân xanh màu lá”. Câu thơ trên như tô đậm hơn nét vẽ về người lính Tây Tiến. “Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm” Đây là hai câu thơ tập trung vẽ nên bức tranh người lính Tây Tiến vừa sống lại với hình ảnh Hà Nội, vừa chiến đấu với tương lai trước mắt. Hai câu thơ vừa mang nét lãng mạn vừa mang nét hào hùng. Mắt người lính “trừng” có vẻ dữ tợn nhưng lại thể hiện sự quyết tâm, quyết tâm chiến đấu cho Tổ quốc, cho đất nước. Bên cạnh đó những chàng trai Tây Tiến cũng không hề đánh mất đi vẻ đẹp tâm hồn mình: sự mộng mơ. Hai câu thơ trên đã có thời bị coi là buồn rớt, là bi quan, là tiểu tư sản. Đành rằng câu thơ có nét buồn nhưng cái buồn ấy không hề làm mất đi sự quyết tâm của người lính. Quyết tâm đánh giặc và chất men lãng mạn đã kết hợp hài hòa tạo nên một vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ một cách sâu sắc. Những người lính Tây Tiến mơ về mảnh đất Hà Thành nơi có hình bóng của người thương, những giấc mộng và mơ ấy đã tiếp thêm sức mạnh cho những người lính Tây Tiến sống và chiến đấu. Chính vì thế hai câu thơ thật sự lãng mạn và hào hùng. 10 c.3.Luyện viết ngắn , viết dài. Yêu cầu: Cách luyện này rất có ích , hữu hiệu đối với tất cả các em. Tại sao vậy? Tại đặc điểm của văn nghị luận cũng giống như vũ trụ mà chúng ta đang sống vậy. Có thể dài rộng vô cùng nhưng cũng có thể rút gọn thành tối giản. Và bài văn cũng vậy có thể kéo dài thành một cuốn sách cũng có thể rút lại ở một vài câu Sau khi luyện viết ngắn thành thạo thì sẽ luyện viết dài thành bài văn nghị luận. các bài văn dài thật ra là sự phát triển của một bài văn ngắn. Tuy nhiên cần lưu ý khi viết một bài nghị luận thì không thể kéo dài như viết một cuốn sách mà là độ dài phù hợp với một bài viết, khi viết một bài nghị luận thường là viết theo một khía cạnh của vấn đề vì vậy kích thước phù hợp sẽ là một yếu tố tạo nên thành công của bài nghị luận. Phương pháp luyện tập: Có thể luyện tập theo từng cách hoặc các cách sau: Thứ nhất: Dựa vào khung dàn ý viết lần lượt từng luận điểm. Thứ hai: Tập tóm tắt văn bản nghị luận. Thứ ba:Tập chuyển đoạn văn nghị luận ngắn đã viết thành đoạn văn nghị luận dài. Thứ tư : từ bài nghị luận tìm xem có câu nào, luận điểm nào có thể triển khai được không. Thứ năm: Có thể từ luận điểm phát triển thêm các luận cứ Thứ sau: Luyện chung. Các em chọn một bài và cùng nhau nghiên cứu tìm ý và triển khai. Luyện viết ngắn rồi từ ngắn luyện viết dài là cách mà Bác Hồ đã luyện và rất hiệu nghiệm để nâng cao trình độ viêt báo, viết văn của mình hồi Người mới bắt đầu viết. c.4.Luyện viết câu, đoạn chuyển tiếp. Một bài văn là một chỉnh thể thống nhất hoàn chỉnh được tạo ra bởi các phần, các đoạn,các câu. Nếu các phần đó không kết dính với nhau thành một khối thì bài văn sẽ bị phá vỡ. Trong một bài viết thường có nhiều đoạn văn tự thân nó không kết dính được. Chính vì vậy ta phải dùng từ ngữ kết dính , dùng từ ngữ câu đoạn chuyển tiếp. Những cách thông dụng dùng câu chuyển tiếp. 11 Cách một:Dùng kết từ hoặc từ ngữ tương đương với kết từ Cách hai:Cách đặt câu hỏi Ví dụ: “Ta thấy gì trong xã hội ấy?” Cách ba: Dùng phép lặp ... 3. Luyện tập viết đoạn kết bài. a.Yêu cầu, đặc điểm: Phần kết bài có tính chất tổng kết, khái quát những vấn đề đã trình bày ở phần thân bài. Giáo sư Trần Đình Sử cũng đã nêu vấn đề này như sau : Một kết bài phải thể hiện đúng quan điểm đã trình bày ở phần thân bài, chỉ nêu những ý khái quát có tính tổng kết, đánh giá. Không lan man hay lặp lại cụ thể những gì đã trình bày ở thân bài hay lặp nguyên văn lời lẽ mở bài. Có 4 cách kết bài như sau: Cách một : Tóm lược (tóm tắt quan điểm, nội dung đã nêu ở thân bài) Cách hai: Phát triển , mở rộng thêm vấn đề đặt ra Cách ba: vận dụng, nêu phương hướng, bài học phát huy hay khắc phục vấn đề nêu ở thên bài. Cách bốn: Liên tưởng, mượn ý tương tự - những ý kiến có uy tín- để thay cho lời tóm tắt của người làm. Một kết bài hay trước hết là một kết bài đúng. Đúng nguyên tắc, đúng cách, cho nên một kết bài hay phải đi lên từ một kết bài đúng. b. Một số kết bài Mẫu: Phân tích bài thơ “ Tây Tiến” của Quang Dũng? Kết bài 1: Người lính Tây Tiến ra đi nhưng hình ảnh của anh không bao giờ mờ phai trong tâm trí con người. Hình ảnh người lính và những kỉ niệm đậm mãi trong lòng Quang Dũng và chúng ta “Tây Tiến người đi không hẹn ước Đường lên thăm thẳm một chia phôi Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi” 12 Bài thơ khép lại nhưng âm điệu vẫn vang vọng mãi trong tâm hồn mỗi chúng ta. Nhịp điệu trùng điệp, nét lãng mạn hào hùng của bài thơ để lại dấu ấn trong ta. Có những tác phẩm đã gặp nhiều nhưng ta lại quên đi nhưng có những tác phẩm ta bắt gặp một lần nhưng sống mãi. Ấy là Tây Tiến. Kết bài 2: Mở đầu bài thơ là dòng sông Mã và kết thúc bài thơ vẫn là tiếng gầm réo của dòng sông. Dòng sông tiễn đưa a và lại đón anh về. Quang Dũng một lần nữa khẳng định ý niệm “nhất khứ bất phục hoàn”(một đi không trở lại). Đó cũng chính là ý chí quyết tâm của cả thế hệ-của cả một thời đại. Những gian khổ hi sinh của cuộc kháng chiến là những kỉ niệm không thể nào quên. Sẽ không bao giờ có lại thời kì gian khổ đến như thế và hào hùng đến như thế. Và cũng khó có một bài “Tây Tiến” lần thứ hai. III. Kết quả sau khi thực hiện chuyên đề. -Học sinh đã biết viết mở bài 85% -Học sinh biết viết thân bài đảm bảo yêu cầu kiến thức, kĩ năng 70% -Học sinh biết viết kết bài 85 % Trong đó: -Bài viết hay chiếm 15 % -Bài viết khá 30% C.KẾT LUẬN Để viết được một bài văn nghị luận đúng, đủ và hay đòi hỏi học sinh phải có một quá trình khổ luyện. Trong 12 năm học đã là rất muộn nếu như lớp 12 mới chỉ bắt đầu rèn luyện, chính vì vậy sự rèn luyện này phải được sự chú trọng ngay từ những lớp dưới, đặc biệt là những kiến thức cơ bản trên lí thuyết và đi vào thực tiễn vận dụng cần phải song hành cùng nhau. Trong thời 13 gian tìm hiểu nghiên cứu chuyên đề bản thân tôi cũng rút ra được rất nhiều điều khi đưa lí thuyết vào thực tiễn giảng dạy: -Không nên đòi hỏi các em phải thay đổi nhanh cách trình bày cách viết mà phải đi từng bước một như câu nói “Mưa dầm thấm lâu” -Lúc đầu học sinh khá khó khăn với cách viết theo yêu cầu nhưng sau đó khi đã quen các em sẽ thấy hào hứng viết và giọng văn đã mang “ chất văn” hơn nhiều. -Trong một lớp khá đông, việc sửa bài cho các em trong 01 tiết là không dễ dàng. Giáo viên nên linh động chấm ở nhà hoặc là kết hợp với học sinh học tốt trong lớp để chấm bài -Trong một lớp không phải học sinh nào cũng yếu kĩ năng viết môn văn vì vậy không nhất thiết phải yêu cầu các em như nhau. Phương pháp tích hợp này thật sự có hiệu quả trong việc hình thành một bài viết tốt cho học sinh. Kính mong sự góp ý của các đồng nghiệp để chuyên đề của tôi được hoàn thiện. Xin chân thành cảm ơn ! Yên Lạc, ngày 08 tháng 03 năm 2014 Tác giả chuyên đề Phạm Thị Phượng 14 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Nguyễn Đăng Mạnh, Muốn viết bài văn hay, NXB Giáo dục 2000. 2.Lê Thường, Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn trong bài văn nghị luận, NXB Giáo dục 2007. 3.Hoàng Thị Mai, Phương pháp dạy học văn bản nghị luận ở trường phổ thông, NXB Giáo dục 2009. 4.Phạm Thị Thắm, Rèn luyện kĩ năng làm văn 12, NXB Giáo dục 2009. 5.Lương Huy Cần,Rèn luyện kĩ năng làm văn 12 NXB Giáo dục 2008. 6.Lê Minh Thu, Hướng dẫn làm bài tập tự luận và cảm thụ văn thơ, NXB Giáo dục 2008. 7.Nguyễn Thanh Huyền, Phân loại và phương pháp làm bài văn nghị luận 12 NXB Giáo dục 2010. 8.Hoàng Thị Minh Hải, Giới thiệu đề thi tuyển sinh đại học và cao đẳng môn Ngữ văn, NXB Giáo dục 2011. 15 [...]... khó có một bài “Tây Tiến” lần thứ hai III Kết quả sau khi thực hiện chuyên đề -Học sinh đã biết viết mở bài 85% -Học sinh biết viết thân bài đảm bảo yêu cầu kiến thức, kĩ năng 70% -Học sinh biết viết kết bài 85 % Trong đó: -Bài viết hay chiếm 15 % -Bài viết khá 30% C.KẾT LUẬN Để viết được một bài văn nghị luận đúng, đủ và hay đòi hỏi học sinh phải có một quá trình khổ luyện Trong 12 năm học đã là rất... luyện viết dài thành bài văn nghị luận các bài văn dài thật ra là sự phát triển của một bài văn ngắn Tuy nhiên cần lưu ý khi viết một bài nghị luận thì không thể kéo dài như viết một cuốn sách mà là độ dài phù hợp với một bài viết, khi viết một bài nghị luận thường là viết theo một khía cạnh của vấn đề vì vậy kích thước phù hợp sẽ là một yếu tố tạo nên thành công của bài nghị luận Phương pháp luyện tập:... khung dàn ý viết lần lượt từng luận điểm Thứ hai: Tập tóm tắt văn bản nghị luận Thứ ba:Tập chuyển đoạn văn nghị luận ngắn đã viết thành đoạn văn nghị luận dài Thứ tư : từ bài nghị luận tìm xem có câu nào, luận điểm nào có thể triển khai được không Thứ năm: Có thể từ luận điểm phát triển thêm các luận cứ Thứ sau: Luyện chung Các em chọn một bài và cùng nhau nghiên cứu tìm ý và triển khai Luyện viết ngắn... ý của các đồng nghiệp để chuyên đề của tôi được hoàn thiện Xin chân thành cảm ơn ! Yên Lạc, ngày 08 tháng 03 năm 2014 Tác giả chuyên đề Phạm Thị Phượng 14 D TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Nguyễn Đăng Mạnh, Muốn viết bài văn hay, NXB Giáo dục 2000 2.Lê Thường, Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn trong bài văn nghị luận, NXB Giáo dục 2007 3.Hoàng Thị Mai, Phương pháp dạy học văn bản nghị luận ở trường phổ thông, NXB... chất văn hơn nhiều -Trong một lớp khá đông, việc sửa bài cho các em trong 01 tiết là không dễ dàng Giáo viên nên linh động chấm ở nhà hoặc là kết hợp với học sinh học tốt trong lớp để chấm bài -Trong một lớp không phải học sinh nào cũng yếu kĩ năng viết môn văn vì vậy không nhất thiết phải yêu cầu các em như nhau Phương pháp tích hợp này thật sự có hiệu quả trong việc hình thành một bài viết tốt cho học. .. trình bày ở phần thân bài Giáo sư Trần Đình Sử cũng đã nêu vấn đề này như sau : Một kết bài phải thể hiện đúng quan điểm đã trình bày ở phần thân bài, chỉ nêu những ý khái quát có tính tổng kết, đánh giá Không lan man hay lặp lại cụ thể những gì đã trình bày ở thân bài hay lặp nguyên văn lời lẽ mở bài Có 4 cách kết bài như sau: Cách một : Tóm lược (tóm tắt quan điểm, nội dung đã nêu ở thân bài) Cách hai:... Phát triển , mở rộng thêm vấn đề đặt ra Cách ba: vận dụng, nêu phương hướng, bài học phát huy hay khắc phục vấn đề nêu ở thên bài Cách bốn: Liên tưởng, mượn ý tương tự - những ý kiến có uy tín- để thay cho lời tóm tắt của người làm Một kết bài hay trước hết là một kết bài đúng Đúng nguyên tắc, đúng cách, cho nên một kết bài hay phải đi lên từ một kết bài đúng b Một số kết bài Mẫu: Phân tích bài thơ “... luyện viết dài là cách mà Bác Hồ đã luyện và rất hiệu nghiệm để nâng cao trình độ viêt báo, viết văn của mình hồi Người mới bắt đầu viết c.4.Luyện viết câu, đoạn chuyển tiếp Một bài văn là một chỉnh thể thống nhất hoàn chỉnh được tạo ra bởi các phần, các đoạn,các câu Nếu các phần đó không kết dính với nhau thành một khối thì bài văn sẽ bị phá vỡ Trong một bài viết thường có nhiều đoạn văn tự thân nó... 4.Phạm Thị Thắm, Rèn luyện kĩ năng làm văn 12, NXB Giáo dục 2009 5.Lương Huy Cần,Rèn luyện kĩ năng làm văn 12 NXB Giáo dục 2008 6.Lê Minh Thu, Hướng dẫn làm bài tập tự luận và cảm thụ văn thơ, NXB Giáo dục 2008 7.Nguyễn Thanh Huyền, Phân loại và phương pháp làm bài văn nghị luận 12 NXB Giáo dục 2010 8.Hoàng Thị Minh Hải, Giới thiệu đề thi tuyển sinh đại học và cao đẳng môn Ngữ văn, NXB Giáo dục 2011 15... nó không kết dính được Chính vì vậy ta phải dùng từ ngữ kết dính , dùng từ ngữ câu đoạn chuyển tiếp Những cách thông dụng dùng câu chuyển tiếp 11 Cách một:Dùng kết từ hoặc từ ngữ tương đương với kết từ Cách hai:Cách đặt câu hỏi Ví dụ: “Ta thấy gì trong xã hội ấy?” Cách ba: Dùng phép lặp 3 Luyện tập viết đoạn kết bài a.Yêu cầu, đặc điểm: Phần kết bài có tính chất tổng kết, khái quát những vấn đề đã trình ... vấn đề đặt đời sống Đoạn văn nghị luận văn học đoạn văn trực tiếp bày tỏ tư tưởng, quan điểm người viết vấn đề thuộc phạm vi văn học Đoạn văn nghị luận văn học hệ thống lập luận hàm chứa luận. .. III Kết sau thực chuyên đề -Học sinh biết viết mở 85% -Học sinh biết viết thân đảm bảo yêu cầu kiến thức, kĩ 70% -Học sinh biết viết kết 85 % Trong đó: -Bài viết hay chiếm 15 % -Bài viết 30% C.KẾT... trúc chuyên đề: Gồm ba phần A - đặt vấn đề, B - nội dung C - kết luận Ngoài có phần tài liệu tham khảo cuối chuyên đề B NỘI DUNG I Khái quát văn nghị luận: Khái niệm văn nghị luận đoạn văn nghị luận

Ngày đăng: 24/10/2015, 10:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w