1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

TÀI LIỆU ôn thi môn LUẬT CẠNH TRANH

19 1,3K 18

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 40,98 KB

Nội dung

tài liệu ôn thi cuối kì môn luật cạnh tranh thầy Nguyễn Ngọc Sơn gồm hai phần: Nhận định đúng sai và tự luận có đáp án1. Pháp luật cạnh tranh có mục đích trực tiếp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp . => SAI: Mục đích của luật cạnh tranh là tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng, bảo vệ quyền và lợi ích của người tiêu dùng, luật cạnh tranh chỉ bảo toàn năng lực cạnh tranh, và thông qua việc bảo toàn dán tiếp làm doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, Đồng thời năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp không phụ thuộc vào sự hổ trợ của pháp luật cạnh tranh mà phụ thuộc vào các yếu tố kinh tếkỹ thuật. ( Xem đoạn 2 trang 33 giáo trình pháp luật về cạnh tranh và giải quyết tranh chấp thương mại ). 2. Khi xác định hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh của doanh nghiệp, không cần xem xét hậu quả , thiệt hại cụ thể . SAI: => Pháp luật cạnh tranh có 2 loại hành vi cạnh tranh, trong đó hành vi hạn chế cạnh tranh không nhất thiết phải xem xét có hậu quả hay không, chỉ cần thỏa mản yếu tố hành vi thì có thể xem xét, tuy nhiên không nhất thiết chứ không phải là không cần xem xét hậu quả. Còn đối với việc xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh thì xem xét hậu quả, thiệt hại là 1 yếu tố quan trọng để quyết định xử lý, xem xét quyết định hình phạt chính hay hình phạt bổ sung.. 3. Năm doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh khi thị phần kết hợp của chúng chiếm trên 75% trên thị trường liên quan . => SAI:

TÀI LIỆU ÔN TẬP MÔN LUẬT CẠNH TRANH PHẦN 1: NHẬN ĐỊNH ĐÚNG, SAI Câu 1 : 1. Pháp luật cạnh tranh có mục đích trực tiếp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp . => SAI: Mục đích của luật cạnh tranh là tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng, bảo vệ quyền và lợi ích của người tiêu dùng, luật cạnh tranh chỉ bảo toàn năng lực cạnh tranh, và thông qua việc bảo toàn dán tiếp làm doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, Đồng thời năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp không phụ thuộc vào sự hổ trợ của pháp luật cạnh tranh mà phụ thuộc vào các yếu tố kinh tếkỹ thuật. ( Xem đoạn 2 trang 33 giáo trình pháp luật về cạnh tranh và giải quyết tranh chấp thương mại ). 2. Khi xác định hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh của doanh nghiệp, không cần xem xét hậu quả , thiệt hại cụ thể . SAI: => Pháp luật cạnh tranh có 2 loại hành vi cạnh tranh, trong đó hành vi hạn chế cạnh tranh không nhất thiết phải xem xét có hậu quả hay không, chỉ cần thỏa mản yếu tố hành vi thì có thể xem xét, tuy nhiên không nhất thiết chứ không phải là không cần xem xét hậu quả. Còn đối với việc xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh thì xem xét hậu quả, thiệt hại là 1 yếu tố quan trọng để quyết định xử lý, xem xét quyết định hình phạt chính hay hình phạt bổ sung.. 3. Năm doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh khi thị phần kết hợp của chúng chiếm trên 75% trên thị trường liên quan . => SAI: Luật CT chỉ xem trường hợp 4 doanh nghiệp có tổng thị phần trên 75% trở lên trên thị trường liên quan mới xem là nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường ( theo điểm c Khoản 2 Điều 11 LCT). Luật CT quan niệm rằng trường hợp có 5 doanh nghiệp thì nó đã đủ để tạo nên sự cạnh tranh nên chỉ quy định 4 doanh nghiệp kết hợp với nhau và có tổng thị phần trên 75% mới xem là nhóm Doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường 4. Bất kì tổ chức, cá nhân nào cũng có quyền khiếu nại đến cơ quan quản lý cạnh tranh. SAI=> Xem khoản 1 điều 58 LCT. “ Tổ chức, cá nhân cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại do hành vi vi phạm quy định của Luật này (sau đây gọi chung là bên khiếu nại) có quyền khiếu nại đến cơ quan quản lý cạnh tranh”. => Như vậy không phải bất kỳ cá nhân tổ chức nào cũng có quyền khiếu nai…. Câu 2 a) Mọi trường hợp tập trung kinh tế đều phải làm thủ tục thông báo đến Hội đồng cạnh tranh hoặc Cục quản lý cạnh tranh. SAI=> Theo quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 20 Luật Cạnh tranh quy định “ Trường hợp thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế thấp hơn 30% trên thị trường liên quan hoặc trường hợp doanh nghiệp sau khi thực hiện tập trung kinh tế vẫn thuộc loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật thì không phải thông báo”. b) Một DN chỉ bị coi là có vị trí thống lĩnh thị trường khi có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan. SAI=> Theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Luật Cạnh tranh thì “ Daonh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan hoặc có khã năng gây hạn chế cạnh tranh đáng kể”. Như vậy nếu một doanh nghiệp có thị phần dưới 30% nhưng có khả năng gây hạn chế cạnh tranh đáng kể thì vẫn coi là có vị trí thống lĩnh thị trường. c) Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh phải có ít nhất 7 thành viên của Hội đồng cạnh tranh tham gia. SAI=> Theo quy định tại khoản 1 Điều 53 LCT thì Hội đồng cạnh tranh có từ 11 đến 15 thành viên do thủ tướng bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ thương mại. Khoản 3 Điều 54 quy định tiếp“Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh quyết định thành lập Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh gồm ít nhất 5 người…. => Như vậy nói Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh phải có ít nhất 7 thành viên của Hội đồng cạnh tranh tham gia là không có cơ sở d) Chủ tịch hội đồng cạnh tranh có quyền tạm đình chỉ phiên điều trần khi phát hiện Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh có dấu hiệu vi phạm tố tụng cạnh tranh. e) Bộ trưởng bộ Công thương có quyền giải quyết các khiếu nại đối với quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh. SAI=> xem k2 điều 107 LCT ( chỉ vụ việc cạnh tranh của thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh Câu 3 a/ Căn cứ duy nhất để xác định vị trí thống lĩnh của nột DN trên thị trường liên quan là thị phần của DN đó? SAI=> Khoản 1 Điều 11 Luật cạnh tranh đã quy định rõ “ Doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan hoặc có khả năng gây hạn chế cạnh tranh 1 cách đáng kể”. Theo tinh thần của điều luật thì bên cạnh việc căn cứ vào thị phần thì còn 1 căn cứ để xem xét nữa là khả năng gây hạn chế cạnh tranh 1 cách đáng kể. b/ Hành vi bán hàng đa cấp bất chính là hành vi cảu DN tổ chức bán hàng đa cấp trái với quy định của PL về quản lý NN đối với bán hàng đa cấp? c/ Trong tố tụng cạnh tranh, CQ quản lý cạnh tranh chỉ cần sử dụng các chứng cứ do các bên cung cấp để điều tra về vụ việc cạnh tranh? SAI=> Theo Điều 100 Luật cạnh tranh thì “ Trường hợp nhận thấy các chứng cứ thu thập được chưa đủ để xác định hành vi vi phạm quy định của Luật này thì, Hội đồng xử lý vu việc cạnh tranh quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung”. Theo tinh thần của điều luật này thì không phải lúc nào cũng chỉ sử dụng “vẻn vẹn” chứng cứ do các bên cung cấp là đủ, mà quên đi các nguồn chứng cứ khác. Có nhiều trường hợp Cơ quan quản lý cạnh tranh phải tự thu thập và chứng minh. Hơn nữa việc các bên cung cấp chứng cứ có trung thực, khách quan hay không, chứng cứ có thỏa mãn các điều kiện quy định tại Điều 76 NĐ 116/2005 hay không, nếu không thỏa mãn thì không áp dụng. d, Mọi vụ việc cạnh tranh đều phải điều tra qua hai giai đọan trước khi đưa ra hội đồng cạnh tranh g/q? câu 4: a. Căn cứ duy nhất để xác định vị trí thống lĩnh của một doanh nghiệp trên thị trường liên quan là thị phần của doanh nghiệp đó. SAI=> Khả năng gây hạn chế cạnh tranh với trường hợp doanh nghiệp dưới 30% nhưng có khả năng gây ra hạn chế cạnh tranh. b. Hành vi bán hàng đa cấp bất chính là hành vi bán hàng trái với quy định của pháp luật điều chỉnh hoạt động này. c. Cục quản lý cạnh tranh là cơ quan quản lý cạnh tranh và xử lý hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh của Việt Nam. SAI=> Cục quản lý cạnh tranh là cơ quan cạnh tranh nhưng chỉ có thẩm quyền điều tra các vụ việc cạnh tranh bao gồm hạn chế cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh. Tuy nhiên Cục quản lý cạnh tranh lại chỉ có thẩm quyền xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh, còn hành vi hạn chế cạnh tranh lại thuộc về Hội đồng cạnh tranh. Tóm lại, nói Cục quản lý cạnh tranh là cơ quan cạnh tranh là chính xác không sai, nhưng nói Cục quan lý cạnh tranh xử lý hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh ( Hạn chế CT và CT không lành mạnh) thì đúng. Câu 5 1. Pháp luật cạnh tranh là loại pháp luật chủ yếu mang tính ngăn cấm, can thiệp. => Đúng. Mục đích của LCT là nhằm ngăn cản, hạn chế các hành vi liên quan đến cạnh tranh không lành mạnh, hạn chế cạnh tranh nhằm mục đích tạo môi trường bình đẳng trong cạnh tranh và bảo vệ lợi ích người tiêu dùng. Pháp luật cạnh tranh không có tính mở mà nó mang tính ngăn cấm, can thiệp. 2. Mọi hành vi cạnh tranh không lành mạnh đều nhằm vào đối thủ cạnh tranh của DN. => SAI. Hành vi tại khoản 3 điều 45 LCT về việc quảng cáo gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng, hoặc hành vi quy định tại Điều 43 LCT. Đây là những hành vi cạnh tranh không lành mạnh nhưng không nhằm vào đối thủ cạnh tranh. 3. Tất cả các trường hợp tập trung kinh tế đều phải được kiểm soát bởi cơ quan quản lý cạnh tranh. => SAI. Xem khoản 1,k2 Điều 19, xem đoạn 2 k1 điều 20 LCT. 4. Hội đồng cạnh tranh quốc gia là cơ quan có thẩm quyền cao nhất trong xử lý vi phạm pháp luật cạnh tranh . => HDCT chỉ có thẩm quyền xử lý các hành vi hạn chế cạnh tranh, trong khi Cục quản lý cạnh tranh là cơ quan quản lý cạnh tranh theo quy định của pháp luật có chức năng xem xét điều tra, giải quyết các hành vi cạnh tranh không lành mạnh….xử lý các hành vi khác, bảo vệ người tiêu dùng, chống trợ cấp, tự vệ. Thẩm quyền điều tra các vụ việc liên quan đến cạnh tranh không lành mạnh và hạn chế cạnh tranh thuộc về cơ quan quản lý cạnh tranh, tức là Cục quản lý cạnh tranh ( khoản 2 Điều 49 LCT 2004 và Điều 5 NĐ số 06/2006 NĐ-CP). => Như vậy thẩm quyền cao nhất vẫn thuộc về cơ quan quản lý cạnh tranh ( CQQLCT ). câu 2(3d) : Nhận định sau đây đúng hay sai và giải thích d/ Mọi hành vi có mục đích hạn chế cạnh tranh đều bị cấm. SAI=> Trường hợp thỏa thuận không cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại, đại diện cho thương nhân … không bị xem là bất hợp pháp. Hoặc có trường hợp thỏa thuận mang tính chất hạn chế cạnh tranh nhưng nó cũng có tác động tích cực đến thị trường chẳng hạn: thỏa thuận phụ là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, nhưng thỏa thuận này nhăm mục đích bổ trợ cho thỏa thuận chính, và thỏa thuận chính này lại có ích cho kinh tế, xã hội.. thì lúc này không xem thỏa thuận có tính chất cạnh tranh là bất hợp pháp . e/ Việc bên mời thầu tiết lộ thông tin trong hồ sơ dự thầu của 1 bên dự thầu cho một bên dự thầu khác để bên này chỉnh sửa hồ sơ dự thầu nhằm mục đích thắng thầu bị coi là hành vi thông đồng trong đấu thầu quy định tại K8D8 Luật cạnh tranh. KHÔNG => Trường hợp bên mời thầu không phải là doanh nghiệp thì việc tiết lộ này không thuộc phạm vi khoản 8 Điều 8 Luật cạnh tranh. Hơn nữa Trường hợp này không thuộc các hành vi quy định tại Điều 21 NGỊ ĐỊNH 116/2005 . Điều 21 NĐ116 quy định như sau: “ Thông đồng để một hoặc các bên thắng thầu trong việc cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ là việc thống nhất cùng hành động trong đấu thầu dưới một trong các hình thức sau đây: 1. Một hoặc nhiều bên tham gia thoả thuận rút khỏi việc dự thầu hoặc rút đơn dự thầu được nộp trước đó để một hoặc các bên trong thoả thuận thắng thầu. 2. Một hoặc nhiều bên tham gia thoả thuận gây khó khăn cho các bên không tham gia thoả thuận khi dự thầu bằng cách từ chối cung cấp nguyên liệu, không ký hợp đồng thầu phụ hoặc các hình thức gây khó khăn khác. 3. Các bên tham gia thoả thuận thống nhất đưa ra những mức giá không có tính cạnh tranh hoặc đặt mức giá cạnh tranh nhưng kèm theo những điều kiện mà bên mời thầu không thể chấp nhận để xác định trước một hoặc nhiều bên sẽ thắng thầu. 4. Các bên tham gia thoả thuận xác định trước số lần mỗi bên được thắng thầu trong một khoảng thời gian nhất định.” f/ Mọi hành vi sáp nhập doanh nghiệp đều phải tiến hành thủ tục tập trung kinh tế tại cơ quan quản lý cạnh tranh SAI=> ĐIỀU 19 LUẬT CT quy định 1 số hành vi tập trung kinh tế bị cấm theo Điều 18 LCT nhưng lại được cho hưởng sự miễn trừ bao gồm 2 trường hợp sau: + Một hoặc nhiều bên tham gia tập trung kinh tế đang trong nguy cơ bị giải thể hoặc lâm vào tình trạng phá sản; + Việc tập trung kinh tế có tác dụng mở rộng xuất khẩu hoặc góp phần phát triển kinh tế-xã hội, tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ. Bên cạnh đó đoạn 2 Điều 20 Luật Cạnh tranh cũng đưa ra trường hợp tập trung kinh tế nhưng không phải làm thủ tục khai báo tập trung kinh tế đối với trường hợp sau: + Trường hợp thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế thấp hơn 30% trên thị trường liên quan hoặc trường hợp doanh nghiệp sau khi thực hiện tập trung kinh tế vẫn thuộc loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật. CÂU 6 1. Pháp luật cạnh tranh chủ yếu dùng để nhằm bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp. SAI=> Mục đích chủ yếu là tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, bảo lưu khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, đồng thời bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng, nếu doanh nghiệp có hành vi hạn chế CT, CT không lành mạnh thì bị xử lý theo PL CT. Như vậy không chỉ bảo vệ doanh nghiệp mà còn bảo vệ cả người tiêu dùng. 2. Hành vi của doanh nghiệp dùng vũ lực để ép buộc khách hàng phải giao dịch với mình là hành vi ép buộc trong kinh doanh theo Điều 42 Luật cạnh tranh năm 2004. SAI=> Trường hợp dùng vũ lực buộc giao dịch nhằm tác động đến khách thể là tài sản của người khác thì hành vi đó tùy theo tính chất mức độ có thể cấu thành các tội theo quy định trong BLHS. 3. Các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh sẽ bị cấm khi thị phần kết hợp trên thị trường liên quan của các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận từ 30% trở lên. SAI=> Ngoại lệ Điều 10 LCT ( Các điểm a,b,c,d,đ,e khoản 1 Điều 10 LCT). 4. Các hành vi vi phạm Luật cạnh tranh năm 2004 đều có thể được hưởng miễn trừ theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. SAI=> Khoản 1 điều 9 LCT đã quy định các trường hợp cấm tuyệt đối khi vi phạm pháp luật cạnh tranh và không được hưởng miễn trừ, nếu doanh nghiệp nào rơi vào các trường hợp này thì không xem xét miển trừ ( Cấm tuyệt đối ). Câu 1 (5 đ) Nhận định: a) Mọi trường hợp tập trung kinh tế đều phải làm thủ tục thông báo đến Hội đồng cạnh tranh hoặc Cục quản lý cạnh tranh. SAI=>Xem đoạn 2 Khoản 1 điều 20 LCT. “Trường hợp thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế thấp hơn 30% trên thị trường liên quan hoặc trường hợp doanh nghiệp sau khi thực hiện tập trung kinh tế vẫn thuộc loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật” b) Một DN chỉ bị coi là có vị trí thống lĩnh thị trường khi có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan SAI=> Trường hợp dưới 30% nhưng có khả năng hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể theo quy định tại khoản 1 Điều 11 LCT thì cũng xem là doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường mặc dù thị phần không trên 30%. Điều 22 NĐ 116/2005 NĐ-CP quy định chi tiết Luật CT có quy định để xác định khả năng gây hạn chế cạnh tranh theo đó: “Điều 22. Cơ sở để xác định khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của doanh nghiệp trên thị trường liên quan Khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của doanh nghiệp trên thị trường liên quan được xác định dựa vào một hoặc một số căn cứ chủ yếu sau đây: 1. Năng lực tài chính của doanh nghiệp. 2. Năng lực tài chính của tổ chức kinh tế, cá nhân thành lập doanh nghiệp. 3. Năng lực tài chính của tổ chức, cá nhân có quyền kiểm soát hoặc chi phối hoạt động của của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật hoặc điều lệ của doanh nghiệp. 4. Năng lực tài chính của công ty mẹ. 5. Năng lực công nghệ. 6. Quyền sở hữu, quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp. 7. Quy mô của mạng lưới phân phối. c) Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh phải có ít nhất 7 thành viên của Hội đồng cạnh tranh tham gia. SAI=> Theo quy định tại khoản 1 Điều 53 LCT thì Hội đồng cạnh tranh có từ 11 đến 15 thành viên do thủ tướng bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ thương mại. Khoản 3 Điều 54 quy định tiếp“Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh quyết định thành lập Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh gồm ít nhất 5 người…. F Như vậy nói Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh phải có ít nhất 7 thành viên của Hội đồng cạnh tranh tham gia là không có cơ sở d) Chủ tịch hội đồng cạnh tranh có quyền tạm đình chỉ phiên điều trần khi phát hiện Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh có dấu hiệu vi phạm tố tụng cạnh tranh. e) Bộ trưởng bộ Công thương có quyền giải quyết các khiếu nại đối với quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh. ĐÚNG=> Theo quy định tại khoản 2 Điều 107 LCT quy định “ Trường hợp không nhất trí một phần hoặc toàn bộ nội dung quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh, các bên có quyền khiếu nại lên Bộ trưởng Bộ thương mại”. Câu 7 a. Trong tố tụng vụ việc cạnh tranh, nếu có yêu cầu về bồi thường thiệt hại không quá 100 triệu đồng thì Hội đồng cạnh tranh và cơ quan quản lý cạnh tranh sẽ giải quyết cùng với việc xử lý hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh. SAI=> Điều 6 NĐ 116/2005 quy định “ Điều 6. Bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh gây ra 1. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác thì phải bồi thường. 2. Việc bồi thường thiệt hại quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo các quy định của pháp luật về dân sự” Như vậy nếu có yêu cầu bồi thường thiệt hại thì thực hiện theo luật dân sự, và không quan tâm đến số tiền yêu cầu là trên hay dưới 100 triệu . Hơn nữa yêu cầu bồi thường thiệt hại không được xem là biên pháp khắc phục hậu quả và không thể áp dụng đồng thời với việc xử lý vi phạm. b. Điều tra viên vụ việc cạnh tranh có thể đồng thời là thành viên Hội đồng Cạnh tranh. c. Hành vi của doanh nghiệp dùng vũ lực để ép buộc khách hàng phải giao dịch với mình là hành vi ép buộc trong kinh doanh theo luật cạnh tranh 2004. => Đã trả lời ( trùng đề ). d. Các hành vi vi phạm Luật cạnh tranh 2004 có thể được hưởng miễn trừ theo quyết định của Bộ trưởng Bộ công thương. SAI=> Các hành vi quy định tại k1 điều 9 LCT bị cấm tuyệt đối, ko được hưởng miễn trừ, Bộ trưởng bộ công thương không xem xét cho hưởng miễn trừ đối với các trường hợp này. e. Tất cả các thỏa thuận giữa 03 doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh với nhau về gia bán hàng hóa, dịch vụ đều là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm. SAI=> Nếu thỏa thuận đó không trái với các quy định tại điều 14 NĐ 116/2005 thì ko xem là thỏa thuận HCCT Câu 8: 1. Mọi quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh đều có thể bị khiếu nại lên Bộ trưởng Bộ Công Thương. SAI=> Khoản 2 điều 107 quy định “ Trường hợp không nhất trí một phần hoặc toàn bộ nội dung quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh, các bên có quyền khiếu nại lên Bộ trưởng Bộ công thương”. => Như vậy chỉ khi không đồng ý với quyết định của Thử trưởng cơ quan QLCT thì mới khiếu nại lên BT Bộ CT 2. Cục quản lý cạnh tranh có quyền áp dụng biện pháp phạt tiền và buộc cải chính công khai đối với tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật cạnh tranh. ĐÚNG=> Theo Điều 42 Nghị định số:120/2005/NĐ-CP quy định như sau: “Điều 42. Thẩm quyền của cơ quan quản lý cạnh tranh và Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh 1. Đối với hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh và hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh khác quy định tại Mục 5 Chương II của Nghị định này, cơ quan quản lý cạnh tranh có thẩm quyền sau đây: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền; c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm; d) Buộc đối tượng vi phạm phải cải chính công khai.” 3. Mọi hành vi tổ chức lại doanh nghiệp đều là tập trung kinh tế. SAI=> Theo Điều 35 NĐ 116/2005 thì: “Điều 35. Mua lại doanh nghiệp khác không bị coi là tập trung kinh tế 1. Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, tổ chức tín dụng mua lại doanh nghiệp khác nhằm mục đích bán lại trong thời hạn dài nhất là 01 năm không bị coi là tập trung kinh tế nếu doanh nghiệp mua lại không thực hiện quyền kiểm soát hoặc chi phối doanh nghiệp bị mua lại, hoặc thực hiện quyền này chỉ trong khuôn khổ bắt buộc để đạt được mục đích bán lại đó”. Trong trường hợp này, nếu doanh nghiệp thực hiện việc tổ chức lại và trong khuôn khổ bắt buộc để đạt được múc đích bán lại đó, và trong khoảng thời gian là 1 năm thì không bị xem là tập trung kinh tế 4. Mọi hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh đều có quyền đề nghị hưởng miễn trừ. SAI=> khoản 1 điều 9 LCT quy định 3 trường hợp không được miễn trừ trong mọi trường hợp bao gồm: + Ngăn cản, kìm hãm doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh, + Loại bỏ doanh nghiệp khác (các DN ngoài thỏa thuận), + Thông đồng đấu thầu Câu 9: a. Luật Cạnh tranh (2004) không áp dụng đối với cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội SAI=> LCT điều chỉnh cả những quan hệ phát sinh trong quá trình cạnh tranh nên những chủ thể tham gia quá trình giải quyết cạnh tranh, như cơ quan quản lý cạnh tranh, hội đồng cạnh tranh ( Cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội ) cũng thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Cạnh tranh, b. Theo Luật Cạnh tranh (2004), các hành vi hạn chế cạnh tranh đều có thể được hưởng miễn trừ. SAI=> K1 điều 9 LCT quy định các trường hợp bị cấm tuyệt đối và không được hưởng sự miễn trừ. c. Bộ trưởng Bộ Công thương có quyền giải quyết khiếu nại đối với các quyết định xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh của Cục quản lý cạnh tranh. d. Khi một hành vi kinh doanh cùng được điều chỉnh bởi Luật Cạnh tranh (2004) và các Luật khác thì Luật Cạnh tranh sẽ được ưu tiên áp dụng. ĐÚNG => Xem khoản 1 Điều 5 LCT. đ. Pháp luật hiện hành của Việt Nam cấm doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp bán hàng hoặc cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh. SAI=> chỉ Doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có đầy đủ các tiêu chí về thị phần theo k1 điều 11 LCT và có hành vi bán hàng cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm mục đích loại bỏ đối thủ cạnh tranh mới bị cấm, doanh nghiệp không đủ thị phần thì ko thuộc hành vi này, ko bị cấm. e. Các doanh nghiệp được tự do tập trung kinh tế nếu sau khi thực hiện vẫn thuộc diện doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật. => ĐÚNG. Theo quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 20 Luật cạnh tranh quy định “ Trường hợp doanh nghiệp sau khi thực hiện tập trung kinh tế vẫn thuộc laoij doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật thì không phải thông báo” . Với quy định này Luật Cạnh tranh cho phép doanh nghiệp được tự do thực hiện tập trung kinh tế trong trường hợp này. Câu 10 A. Những thông tin có đủ các điều kiện quy định tại khoản 10 Điều 3 Luật cạnh tranh và đã đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì được coi là bí mật kinh doanh của doanh nghiệp. SAI=> chỉ cần thỏa mãn các điều kiện quy định tại khoản 10 Điều 3 Luật Cạnh tranh, không cần đăng ký B. Mọi hành vi quảng cáo bằng cách đưa ra các thông tin so sánh sản phẩm được quảng cáo với sản phầm cùng loại khác trên thi trường đều vi phạm luật cạnh tranh. SAI=> Phải nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh đồng thời phải là so sánh trực tiếp, nếu không nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh thì không xem là vi phạm và không áp dụng quy định tại khoản 1 Điều 45 Luật Cạnh tranh. C. Mọi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh sẽ chỉ bị cấm khi thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia trên thị trường liên quan từ 30% trở lên. SAI=> Khoản 2 Điều 9 Luật CT quy định rằng “ Cấm các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh quy định tại các khoản 1,2,3,4,5 Điều 8 Luật CT khi các bên tham gia thỏa thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan từ 30% trở lên. Tuy nhiên ngay sau đó khoản 1 Điều 10 Luật CT quy định tiếp “ Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh quy định tại khoản 2 Điều 9 được miễn trừ có thời hạn ( có nghĩa là không bị cấm khi thị phần kết hợp trên 30%) nếu đáp ứng các điều kiện sau đây nhằm hạ giá thành, có lợi cho người tiêu dùng…( Xem các khoản a,b,c,d,đ,e,) D. Cơ quan cạnh tranh sẽ chỉ tiến hành điều tra vụ việc cạnh tranh khi có đơn yêu cầu của một hoặc một số doanh nghiệp có liên quan. SAI=> xem điều 86 LCT. E. Mọi hành vi hạn chế cạnh tranh đều có thể được xem xét để được hưởng miễn trừ. SAI=> Các hành vi tại khoản 1 điều 9 Luật Cạnh trạnh bị cấm tuyệt đối. câu 11: 1. Hành vi quảng cáo so sánh bị coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh khi thông tin đượcsử dụng để so sánh là không trung thực. 2. khi nhận được kết quả điều tra từ cục quản lý cạnh tranh, hội đồng cạnh tranh phải tổ chức phiên điều trần để xem xét kết quả điều tra và ra quyết định xử lý vụ việc SAI=> XEM ĐIỀU 88 LCT. 3. Cục quản lý cạnh tranh sẽ chỉ tiến hành điều tra vụ việc cạnh tranh khi có đơn yêu cầu của ít nhất một doanh nghiệp có liên quan. SAI=>k2 điều 86 LCT 4. Hội đồng cạnh tranh chỉ điều tra và xử lý các hành vi hạn chế cạnh tranh SAI=> K2 D53 chỉ xử lý, không có điều tra vụ việc 5. Nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường không được tham gia vào các thoả thuận hạn chế cạnh tranh quy định tại điều 8 luật cạnh tranh Câu 12: a. Hội đồng cạnh tranh có thẩm quyền giải quyết các vụ việc về hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh theo sự phân cấp của Chính phủ SAI=>Khoản 2 điều 53 LCT quy định “ Hội đồng cạnh tranh có nhiệm vụ tổ chức xử lý, giải quyết khiếu nại đối với các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh theo quy định của pháp luật”. Theo tinh thần của điều luật này thì nếu có khiếu nại làm phát sinh vụ việc cạnh tranh và cá nhân, tổ chức thực hiện việc khiếu nại như quy định tại khoản 1 Điều 58 Luật Cạnh tranh thì lúc này Hội đồng cạnh tranh sẽ xem xét, thụ lý giải quyết mà không quan tâm đến sự phân cấp của chính phủ, đồng thời chỉ giải quyết đối với các hành vi hạn chế cạnh tranh chứ không phải là đối hầu hết các hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh ( gồm hạn chế cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh). b. Hành vi quảng cáo hàng hóa, dịch vụ có nội dung so sánh trực tiếp với sản phẩm cùng loại là hành vi cạnh tranh không lành mạnh. ĐÚNG=> Theo quy định tại khoản 1 điều 45 Luật Cạnh tranh “Cấm doanh nghiệp thực hiện các hoạt động quảng cáo sau: So sánh trực tiếp hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác”. c. Ba doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh khi thị phần kết hợp của chúng chiếm trên 75% trên thị trường liên quan. SAI=> Phải thỏa mãn về thị phần, cùng nhau hành động…( K2 DD11 LCT) d. Khi phát hiện thấy có dấu hiệu rõ ràng về hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh, cơ quan cạnh tranh có thể ra quyết định điều tra chính thức mà không cần tiến hành điều tra nội bộ. SAI=> e. Phiên điều trần xử lý vụ việc về hành vi hạn chế cạnh tranh là 1 phiên tòa xét xử vụ việc cạnh tranh. ĐÚNG=> Điều 98 Luật cạnh tranh quy định rằng “ Vụ việc cạnh tranh phải được xem xét, xử lý thông qua phiên điều trần”. Sau khi nhận đủ hồ sơ, kết quả điều tra 30 ngày thì Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh có thể ra quyết định mở phiên điều trần. Tại phiên điều trần có sự tham gia của các bên liên quan, có sự trình bày ý kiến, tranh luận và sau đó Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh tiến hành thảo luận, bỏ phiếu kiến và quyết định theo đa số kết quả xử lý vụ việc cạnh tranh. Quyết định này có hiệu lực sau 30 ngày nếu không có khiếu nại tố cáo ( Điều 106). =>Như vậy có thể gọi phiên điều trần là phiên tòa xét xử vụ việc cạnh tranh Câu 13: a. Mọi hành vi áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lí hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng đều bị cấm. SAI=> Xem điều 27 NĐ 116/2005 theo đó: “Điều 27. Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng 1. Hành vi áp đặt giá mua hàng hóa, dịch vụ được coi là bất hợp lý gây thiệt hại cho khách hàng nếu giá mua tại cùng thị trường liên quan được đặt ra thấp hơn giá thành sản xuất hàng hóa, dịch vụ trong điều kiện sau đây: a) Chất lượng hàng hóa, dịch vụ đặt mua không kém hơn chất lượng hàng hóa, dịch vụ đã mua trước đó; b) Không có khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch họa hoặc biến động bất thường làm giá bán buôn hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ trên thị trường liên quan giảm tới mức dưới giá thành sản xuất trong thời gian tối thiểu 60 ngày liên tiếp so với trước đó. 2. Hành vi áp đặt giá bán hàng hóa, dịch vụ được coi là bất hợp lý gây thiệt hại cho khách hàng nếu cầu về hàng hoá, dịch vụ không tăng đột biến tới mức vượt quá công suất thiết kế hoặc năng lực sản xuất của doanh nghiệp và thỏa mãn hai điều kiện sau đây: a) Giá bán lẻ trung bình tại cùng thị trường liên quan trong thời gian tối thiểu 60 ngày liên tiếp được đặt ra tăng một lần vượt quá 5%; hoặc tăng nhiều lần với tổng mức tăng vượt quá 5% so với giá đã bán trước khoảng thời gian tối thiểu đó; b) Không có biến động bất thường làm tăng giá thành sản xuất của hàng hóa, dịch vụ đó vượt quá 5% trong thời gian tối thiểu 60 ngày liên tiếp trước khi bắt đầu tăng giá. 3. Ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng là việc khống chế không cho phép các nhà phân phối, các nhà bán lẻ bán lại hàng hóa thấp hơn mức giá đã quy định trước.” => Điều 27 chỉ đề cập đến 1 số hành vi, theo đó chỉ có các hành vi thỏa mãn điều kiện trên mới xem là vi phạm, còn lại thì không bị coi là bất hợp lý so với luật cạnh tranh b. Khi điều tra về vụ việc hạn chế cạnh tranh, nếu kết luận điều tra chính thức là không có hành vi vi phạm, thủ trưởng cơ quan cạnh tranh ra quyết định đình chỉ điều tra. SAI=> Thủ trưởng cơ quan cạnh tranh chỉ quyết định đình chỉ điều tra nếu kết quả điều tra sơ bộ cho thấy không có hành vi vi phạm quy định của Luật cạnh tranh ( Khoản 1 điều 88). Còn nếu sau khi điều tra chính thức thì thủ trưởng cơ quan cạnh tranh phải chuyển báo cáo điều tra cùng toàn bộ hồ sơ vụ việc đến Hội đồng cạnh tranh mà không ra quyết định đình chỉ điều tra. c. Thủ trưởng cơ quan quản lí cạnh tranh có quyền quyết định việc cho các doanh nghiệp được hưởng miễn trừ đối với những thỏa thuận hạn chế cạnh tranh hoặc hành vi tập trung kinh tế bị cấm. d. Mọi hành vi quảng cáo bằng cách đưa ra các thông tin so sánh sản phẩm được quảng cáo với sản phẩm cùng loại khác trên thị trường đều vi phạm luật cạnh tranh. PHẦN 2 :TỰ LUẬN Câu 1: Việc 1 doanh nghiệp sử dụng các phương tiện truyền thông để đưa những thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác hoặc về sản phẩm của doanh nghiệp khác có thể là những hành vi không lành mạnh nào theo quy định của luật cạnh tranh 2004? Phân tích các dấu hiệu cơ bản để nhận dạng các hành vi đó. câu 2: Hãy phân biệt hành vi cạnh tranh không lành mạnh và hành vi hạn chế cạnh tranh. Tiêu chí phân biệt CƠ SỞ PHÁP LÝ CHỦ THỂ THỰC HIỆN HÀNH VI HÀNH VI TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH HẬU QUẢ CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN XỬ LÝ VI PHẠM CÁC QUY ĐỊNH MIỄN TRỪ CT không lành mạnh Điều 39->Điều 48 LCT Là các doanh nghiệp, có thể là đối thủ cạnh tranh hoặc không cạnh tranh Quy định từ khoản 1 đến khoản 10 Điều 39 LCT Không quan tâm đến vị trí của doanh nghiệp trên thị trường, không quan tâm đến yếu tố thị trường liên quan Gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng Cơ quan quản lý cạnh tranh(điểm d k2 điều 49 LCT ) Không áp dụng các quy định liên quan đến miễn trừ giống như các hành vi hạn chế cạnh tranh, thay vào đó là việc áp dụng các chế tài như yêu cầu khắc phục hậu quả, nhưng không bao gồm chế tài bồi thường thiệt hại. Hạn chế cạnh tranh Điều 8,11 ,16 LCT Các doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh của nhau Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, TTKT, Độc quyền Quan tâm đến vị trí của doanh nghiệp trên thị trường, có yếu tố liên quan Làm giảm, sai lệch, cản trở cạnh tranh trên thị trường Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh và HĐCT( k2 Điều 53 LCT Các hành vi như: Ấn định giá, phân chia thị trường, hạn chế/kiểm soát số lượng, khối lượng, hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, đầu tư, áp đặt điều kiện ký kết hợp đồng hoặc buộc chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng hợp đồng chỉ bị cấm khi thị phần kết hợp trên 30%. Nếu không trên 30% thì có thể hưởng sự miễn trừ theo điều 10 LCT khi đáp ứng được 1 số điều kiện · Các hành vi như : Ngăn cản, kìm hãm doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh, loại bỏ doanh nghiệp khác (các DN ngoài thỏa thuận), thông đồng đấu thầu 3 hành vi đặc biệt nghiêm trọng, không được miễn trừ trong mọi trường hợp câu 3: Hãy cho biết các hành vi sau có vi phạm pháp luật cạnh tranh hay không. tại sao ? a. Nhận thấy ( thể hiện hành vi đã biết ) công ty A sản xuất loại gạch men AKIRA rất nổi tiếng trên thị trường , một công ty chuyên kinh doanh vật liệu xây dựng khi thành lập đã lấy tên là TAKIRA Co .Ltd., => Có vi phạm theo Điều 40 LCT, Vì AKIRA là doanh nghiệp nổi tiếng nên công ty A phải biết điều này và thực tế công ty A đã nhận thấy điều này, đây là hành vi cố ý,( trường hợp vô ý thì không xem xét ) đồng thời có hành vi sử dụng chỉ dẫn gây nhầm lẫn về tên thương mại và mục đích nhằm làm sai lệch nhận thức của khách hàng về hành hóa dịch vụ nhằm mục đích cạnh tranh. Bản thâm công ty A là doanh nghiệp nên hành vi của A hoàn toàn cấu thành hành vi vi phạm về chỉ dẫn gây nhầm lẫn quy định tài Điều 40 LCT. b. Công ty X sản xuất nước giải khát có ga có thị phần 40% trên thị trường liên quan đã đưa ra chương trình khuyến mại cho các đại lý là mua 2 thùng nước giải khát có ga sẽ được tặng 1 thùng . Điều tra cho thấy khi thực hiện chương trình này, giá bán lẻ một chai nước giải khát có ga của công ty X sẽ thấp hơn giá thành toàn bộ Xét 2 trường hợp sau: Nếu giá thấp hơn giá thành toàn bộ là có lý do chính đáng ( hạ giá bán hàng hóa tươi sống, hạ giá bán theo mùa, hạ giá bán trong chương trình khuyến mãi theo quy định của pháp luật ) thì không xem là bán phá giá=> Công ty không vi phạm Ngược lại thì bị coi là vi phạm pháp luật cạnh tranh. ( Xem k2 điều 23 NĐ 116/2005) MỤC ĐÍCH suy đoán từ biểu hiện hành vi, không cần chứng minh. Câu 4 Hãy xác định và phân biệt các hành vi lạm dụng quyền lực thị trường để ngăn cản hoặc loại bỏ đối thủ cạnh tranh theo pháp luật cạnh tranh VN. 1. Các xác định các hành vi lạm dụng quyền lực thị trường: Dựa vào 2 dấu hiệu sau để xác định đúng bản chất cả hành vi, xác định đúng hành vi mang tính độc quyền , lạm dụng quyền lực đề ngăn cản, kìm hãm đối thủ cạnh tranh + Thứ nhất. Đối tượng trực tiếp mà hành vi này hướng đến là đối thủ cạnh tranh + Thứ hai. Hành vi này có thể không mang lại 1 lợi ích vật chất nhất định nhưng lại tạo cơ hội cho doanh nghiệp cũng cố địa vị bằng cách loại bỏ đối thủ 2. Phân biệt: Hành vi lạm dụng quyền lực thị trường để ngăn cản hoặc loại bỏ đối thủ cạnh tranh bao gồm 2 hành vi sau và giữa chúng có sự khác biệt nhất định - Bán hàng, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh, hay còn gọi là định giá hủy diệt. Để xác định đươc hành vi này và phân biệt với hành vi lạm dụng quyền lực thị trường còn lại thì chúng ta cần hiểu như sau: + Doanh nghiệp định giá hàng hóa dịch vụ của mình thấp hơn giá thành toàn bộ của đối, doanh nghiệp chấp nhận chịu lỗ. Mức giá đưa ra để xem xét, đối chiếu là chi phí cấu thành giá thành sản xuất và chi phí lưu thông hàng hóa, dịch vụ. Doanh nghiệp định giá thấp hơn giá thành toàn bộ mà không có lý do chính đáng nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường thì thuộc trường hợp bán hàng cung ứng dịch vụ dưới giá thành nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh. Trường hợp định giá thấp hơn như hạ giá bán hàng hóa tươi sống, hạ giá bán hàng tồn kho do chất lượng giảm…không bị xem là vi phạm - Bên cạnh hành vi bán hàng, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh, còn có hành vi ngăn cản việc tham gia thị trường của những đối thủ cạnh tranh mới. Đây là những hành vi tạo ra những rào cản về giá, nguồn tiêu thụ, vật liệu trên thị trường, là việc bán hàng với mức giá thấp đủ để loại đối thủ cạnh tranh mới, việc định giá thấp hơn này không thuộc trường hợp định giá hủy diệt, tức là vẫn bằng hoặc cao hơn giá thành toàn bộ ( Trong khi hành vi thứ nhất lại thấp hơn giá thành toàn bộ ) Câu 5 Các hành vi sau có vi phạm pháp luật cạnh tranh hay không? Tại sao? 1. Công ty A có thị phần 35% trên thị trường liên quan đã đưa ra quyết định về tỷ lệ giảm giá khác nhau cho các đại lý ở các địa bàn khác nhau. => Có vi phạm vì: Thị phần 35% (thống lĩnh thị trường K1 ĐIỀU 11 LCT) Quyết định đưa ra tỉ lệ giảm giá khác nhau trong các giao dịch như nhau giữa các đại lý đã tạo ra sự cạnh tranh bất bình đẳng ( xem k4 điều 13 LCT ) 2. Sáu công ty sản xuất, lắp ráp máy tính ở VN có thị phần 30% trên thị trường liên quan đã ký thỏa thuận hợp tác lắp ráp máy tính giá rẻ với thương hiệu chung và ấn định giá bán loại máy tính này phải dưới 4 triệu đồng. => Không vi phạm. Sáu công ty có thị phần 30% không thuộc các trường hợp nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường quy định tại khoản 2 điều 11 LCT, do đó việc thỏa thuận chung ấn định giá bán dưới 4tr không thuộc các hành vi bị cấm tại điều 13 LCT vì các hành vi này chỉ cấm đối với các doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường. câu 6 Hãy phân tích dấu hiệu để nhận dạng hành vi bán hàng đa cấp bất chính và cho biết tại sao hành vi này bị cấm. Câu 7: Hãy cho biết có hành vi vi phạm luật Cạnh tranh trong những tình huống sau đây ko? Nếu có thì hành vi là gì và hãy nêu rõ biện pháp xử lý đối với hành vi vi phạm đó: a/ Công ty X là 1 doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng có thị phần chiếm 27% trên thị trường liên quan. Cty X kí hợp đồng đại lý với 1 cửa hàng vạt liệu xây dựng Y theo đó cửa hàng này sẻ làm đại lý tiêu thụ vật liệu xây dựng cho cty X. Trong hợp đồng có điều khoản ràng buộc cửa hàng Y không được làm đại lý tiêu thụ vật liệu xây dựng cho các đối thủ cạnh tranh của cty X. CÓ VI PHẠM => Trái với nguyên tắc quy định tại điều 4 LCT. Hơn nữa thị phần 27% không thuộc các hành vi lạm dụng vị trí chiếm lĩnh thị trường, độc quyền mà thuộc các hành vi quy định tại điều 8 LCT, điểm a khoản 2 điều 19 NĐ116/2005 với mục đích loại bỏ đối thủ cạnh tranh. Thỏa thuận này thuộc k7 điều 8 LCT=> Vi phạm b/ Công ty TNHH A là công ty chuyên sản xuất dầu nhớt thị phần chiếm 38% trên thị trường dầu nhớt VN. Do giá dầu thô trên thế giới tăng cao, công ty A quyết định tăng giá các sản phẩm dầu nhớt do mình sản xuất và đồng thời giảm lượng cung hàng hóa của mình trên thị trường mặc dù nguồn cung cấp nguyên liệu để công ty A sản xuất dầu nhớ vẫn ổn định. Cùng thời gian đó, một thành viên sáng lập cty A đã bán hết phần vốn thuộc sở hữu của mình trong cty A (52% vốn điều lệ của cty A) cho cty Z - một cty sản xuất dầu nhớt ở Đức có thị phần khoảng 40% trên thị trường dầu nhớt ở Đức. Xét các hành vi này như sau: - Đối với hành vi tăng giá thì tăng giá không bị xem là bất hợp pháp khi thõa mãn đk quy định tại k2 điều 27 NDD116/2005 - Đối với hành vi hạn chế cung cấp hàng hóa theo điểm a,b,c k1 điều 28 NDD116/2005 - Đối với hành vi tập trung không bị cấm, ko coi là bất hợp pháp vì các bên không trên cùng 1 thị trường liên quan, ko thỏa mãn đk tại điều 18 LCT. CÂU 8 Hãy cho ví dụ (có thể là ví dụ giả định) và phân tích khả năng hạn chế cạnh tranh của thỏa thuân phân chia thị trường tiêu thụ, nguốn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo khoản 2 điều 8 Luật cạnh tranh năm 2004. Trước tiên cần hiểu như thế nào là thỏa thuận cạnh tranh ( thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cng ứng dịch vụ …), theo đó ta có thể hiểu đó là thỏa thuận giữa hai hoặc nhiều doanh nghiệp nhằm mục đích làm giảm, sai lệch, cản trở cạnh tranh trên thị trường,vế giá, về sản lượng. Hậu quả là triệt tiêu cạnh tranh giữa các DN tham gia thảo thuận. VÍ DỤ Trên thị trường DV Hàng không, Pacific, VN, Jet air… giữa pacific và Jeta có thỏa thuận thống nhất vé máy bay điện tử, cung cấp trong vòng 5p khi đăng ký trên mạng giữa cả 2 hãng thì các cơ quan CT phải cân nhắc thỏa thuận này có ảnh hưởng tới thị trường và với VietNam Airlines hay không? Họ thỏa thuận để tăng cường tiếp cận của khách hàng. Tuy nhiên xét ở một khía cạnh khác thì làm cho các bên tham gia thỏa thuận xác lập và lôi kéo được 1 lượng khách hàng sử dụng dịch vụ của mình, và trên cơ sở này các bên tham gia thỏa thuận có thể hạn chế được sự cạnh tranh của các doanh nghiệp khác mà cụ thể trong ví dụ là VN airlines. Tuy vậy, thỏa thuận này cũng có lợi đối với khác hàng theo hướng tiếp cận được các dịch vụ nhanh và tiện lợi hơn. Câu 9 - Hãy so sánh địa vị pháp lý của Hội đồng cạnh tranh và Cục quản lý cạnh tranh. Giống nhau: + Địa vị pháp lý được quy định theo Luật cạnh tranh, quyền và nghĩa vụ chịu sự điều chỉnh của Luật Cạnh tranh. Khác nhau: + Theo quy định hiện hành của Luật cạnh tranh và NĐ 116/2005 về hướng dẫn Luật CT thì Cục quản lý cạnh tranh trực thuộc Bộ Công thương, là cơ quan quản lý cạnh tranh, trong khi đó Hội đồng cạnh tranh là cơ quan chuyên xư lý các hành vi hạn chế cạnh tran, không phải là cơ quan quản lý cạnh tranh. + Cục quản lý cạnh tranh ngoài chức năng quản lý cạnh tranh, còn thực hiện chức năng điều tra các vụ việc cạnh tranh (bao gồm hành vi hạn chế cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh). Trong khi đó, Hội đồng cạnh tranh chỉ thực hiện xử lý bó hẹp trong hành vi hạn chế cạnh tranh. + Về phương diện luật định thì Cục QLCT trực thuộc Bộ Công thương giúp việc cho Bộ trưởng Bộ công thương, còn HĐCT không phải trực thuộc Bộ công thương. + Cục QLCT có tư cách pháp nhân , có con dấu hình quốc huy, được mở tài khoản tại kho bạc Nhà nước, được sử dụng con dấu để giao dịch. Kinh phí do ngân sách nhà nước cấp, là cơ quan hành chính. Trong khi đó, Hội Đồng CT là cơ quan mang tính “ hành chính tư pháp”, không phải là cơ quan hành chính theo đúng nghĩa. - Hội đồng cạnh tranh có phải là cơ quan hành chính nhà nước không? Tại sao? Về vị trí của Hội đồng cạnh tranh, Điều 2 Nghị định 05/2006/NĐ-CP quy định “Hội đồng cạnh tranh là cơ quan thực thi quyền lực nhà nước độc lập, có chức năng xử lý các hành vi hạn chế cạnh tranh”. Về bản chất Hội đồng cạnh tranh là cơ quan “ hành chính bán tư pháp”, hoạt động không giống các cơ quan hành chính nhà nước. Theo các quy định hiện hành thì Hội đồng cạnh tranh do chính phủ thành lập, nhưng không phải là một cơ quan cấp bộ, cũng không phải là cơ quan trực thuộc thủ tướng, vị trí pháp lý của HDCT khác hoàn toàn với các cơ quan Bộ hay ngang Bộ trong bộ máy nhà nước. Luật Cạnh tranh và Nghị định 05/2006/NĐ-CP không khẳng định rõ ràng về bản chất lưỡng tính của Hội đồng cạnh tranh, song nếu dựa vào quy trình tố tụng cạnh tranh mà cơ quan này thực hiện trong việc xử lý vụ việc cạnh tranh, có thể thấy rõ tính chất tài phán của nó. Có thể chứng minh kết luận trên bằng những cơ sở sau: + Một là, thủ tục tố tụng mang tính tranh tụng thông qua phiên điều trần để các bên liên quan có cơ hội được trình bày quan điểm và trao đổi trực tiếp với các bên tham gia tố tụng khác và cơ quan tiến hành tố tụng4; + Hai là, việc tiến hành xử lý vụ việc được thực hiện theo một trình tự tố tụng chặt chẽ, rõ ràng và mang tính tài phán chứ không chỉ là xử lý hành chính thông thường theo pháp luật xử lý vi phạm hành chính; + Ba là, khi quyết định xử lý hành vi hạn chế cạnh tranh trong các vụ việc về cạnh tranh, Hội đồng cạnh tranh làm việc theo chế độ tập thể; + Bốn là, quyết định của Hội đồng cạnh tranh không thể bị khiếu nại trong hệ thống cơ quan hành chính mà phải khởi kiện ra tòa án… => Như vậy HĐCT không phải là cơ quan hành chính nhà nước. Câu 10 ( 5 đ) Hãy phân tích về thủ tục miễn trừ theo pháp luật cạnh tranh Việt Nam. Các hành vi hạn chế cạnh tranh có thể được hưởng miễn trừ không? Vì sao? 1. Về thủ tục miễn trừ theo pháp luật kinh doanh. I. Cơ sở pháp lý: Luật cạnh tranh II. Quy trình xử lý: Bước 1. Tiếp nhận Hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ và phân công xử lý Văn phòng Cục tiếp nhận Hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ của doanh nghiệp; vào sổ lưu và trình Hồ sơ lên Cục trưởng (hoặc Phó Cục trưởng được phân công) ngay trong ngày. - Hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ đối với thoả thuận hạn chế cạnh tranh bao gồm: a) Đơn theo mẫu Mđ-3 ban hành kèm theo Quyết định số 17/Qđ-QLCT của Cục Quản lý cạnh tranh ngày 04/07/2006; b) Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của từng doanh nghiệp tham gia thoả thuận hạn chế cạnh tranh và điều lệ của hiệp hội đối với trường hợp thoả thuận hạn chế cạnh tranh có sự tham gia của hiệp hội; c) Báo cáo tài chính trong hai năm liên tiếp gần nhất của từng doanh nghiệp tham gia thoả thuận hạn chế cạnh tranh có xác nhận của tổ chức kiểm toán theo quy định của pháp luật; d) Báo cáo thị phần trong hai năm liên tiếp gần nhất của từng doanh nghiệp tham gia thoả thuận hạn chế cạnh tranh trên thị trường liên quan; đ) Báo cáo giải trình cụ thể việc đáp ứng các trường hợp được hưởng miễn trừ quy định tại điều 10 của Luật Cạnh tranh; e) Văn bản uỷ quyền của các bên tham gia thoả thuận hạn chế cạnh tranh cho bên đại diện. - Hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ đối với tập trung kinh tế bao gồm: a) Đơn theo mẫu Mđ-4 ban hành kèm theo Quyết định số 17/Qđ-QLCT của Cục Quản lý cạnh tranh ngày 04/07/2006; b) Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế; c) Báo cáo tài chính trong hai năm liên tiếp gần nhất của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế có xác nhận của tổ chức kiểm toán theo quy định của pháp luật; d) Báo cáo thị phần trong hai năm liên tiếp gần nhất của từng doanh nghiêp tham gia tập trung kinh tế trên thị trường liên quan; đ) Báo cáo giải trình cụ thể việc đáp ứng các trường hợp được hưởng miễn trừ theo quy định tại điều 19 của Luật Cạnh tranh; e) Văn bản uỷ quyền của các bên tham gia tập trung kinh tế cho bên đại diện. Lưu ý: - - - Báo cáo giải trình cụ thể việc đáp ứng điều kiện được hưởng miễn trừ quy định tại khoản 1 điều 10, khoản 2 điều 19 của Luật Cạnh tranh phải được thực hiện dưới hình thức đề án nghiên cứu khả thi do tổ chức khoa học và công nghệ, các tổ chức nghiên cứu và phát triển được thành lập theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ ngày 09 tháng 6 năm 2000 thực hiện hoặc đánh giá. Báo cáo giải trình cụ thể việc đáp ứng điều kiện được hưởng miễn trừ quy định tại khoản 1 điều 19 của Luật Cạnh tranh phải chứng minh được việc một hay nhiều bên tham gia tập trung kinh tế đang trong nguy cơ bị giải thể hoặc lâm vào tình trạng bị phá sản theo quy định tại điều 36 của Nghị định số 116/2005/Nđ-CP ngày 15/09/2005 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh. Văn phòng Cục nhận lại Hồ sơ sau khi có ý kiến chỉ đạo của Cục trưởng (hoặc Phó Cục trưởng được phân công) và chuyển đến Ban Giám sát và quản lý cạnh tranh xử lý. Bước 2. Thụ lý Hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận Hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ, Cục Quản lý cạnh tranh có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho bên nộp hồ sơ về tính đầy đủ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, Cục Quản lý cạnh tranh có trách nhiệm chỉ rõ những nội dung cần bổ sung. Bên nộp hồ sơ phải nộp lệ phí thẩm định hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ là 50 triệu đồng. Lệ phí thẩm định này sẽ không được hoàn trả lại cho doanh nghiệp kể cả trong trường hợp bên nộp hồ sơ xin rút đề nghị hưởng miễn trừ. Bước 3. Quyết định về việc hưởng miễn trừ Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ Hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ, Bộ trưởng Bộ Công Thương ra một trong các quyết định sau đây: a) Chấp thuận các bên được hưởng miễn trừ; b) Không chấp thuận các bên được hưởng miễn trừ. - Trường hợp có nhiều tình tiết phức tạp, thời hạn ra quyết định có thể được Bộ trưởng Bộ Thương mại ra gia hạn, nhưng không quá hai lần, mỗi lần không quá 30 ngày. - Trường hợp tập trung kinh tế thuộc thẩm quyền cho hưởng miễn trừ của Thủ tướng Chính phủ, thời hạn ra quyết định chấp thuận hoặc không chấp thuận cho hưởng miễn trừ là 90 ngày, kể từ ngày nhận đầy đủ Hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ; trường hợp có nhiều tình tiết phức tạp thì thời hạn ra quyết định là 180 ngày. - Trường hợp kéo dài thời hạn ra quyết định, Cục Quản lý cạnh tranh thông báo bằng văn bản cho bên nộp hồ sơ, chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày hết hạn ra quyết định và nêu rõ lý do. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định cho hưởng miễn trừ, Cục Quản lý cạnh tranh có trách nhiệm công khai quyết định cho hưởng miễn trừ đồng thời theo các hình thức sau: a. b. Niêm yết tại trụ sở của Cục Quản lý cạnh tranh. Công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Doanh nghiệp không đồng ý với quyết định cho hưởng miễn trừ hoặc không cho hưởng miễn trừ có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. 2. Về hành vi hạn chế cạnh tranh có được miễn trừ hay không? Hành vi hạn chế cạnh tranh có thể được miễn trừ, tuy nhiên chỉ trong một số trường hợp. Hành vi hạn chế cạnh tranh được chia làm 2 nhóm trong đó nhóm thứ nhất sẽ được hưởng sự miễn trừ nếu đáp ứng điều kiện, còn nhóm hành vi hạn chế cạnh tranh thứ 2 thì cấm trong mọi trường hợp. - Nhóm hành vi hạn chế cạnh tranh thứ nhất: + Ấn định giá + Phân chia thị trường + Hạn chế/kiểm soát số lượng, khối lượng + Hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, đầu tư + Áp đặt điều kiện ký kết hợp đồng hoặc buộc chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng hợp đồng -> Đối với nhòm hành vi này chỉ bị CẤM khi thị khi thị phần của các bên tham gia chiếm từ 30% trở lên. Có thể đuợc miễn trừ theo quy định tại Điều 10 của Luật cạnh tranh. -> Điều kiện hưởng miễn trừ gồm: + Hợp lý hoá cơ cấu tổ chức, mô hình kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh; + Thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hoá, dịch vụ; + Thúc đẩy việc áp dụng thống nhất các tiêu chuẩn chất lượng, định mức kỹ thuật của chủng loại sản phẩm; + Thống nhất các điều kiện kinh doanh, giao hàng, thanh toán nhưng không liên quan đến giá và các yếu tố của giá; + Tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa; + Tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế. - Nhóm hành vi hạn chế cạnh tranh thứ hai: hưởng sự miễn trừ, bao gồm Nhóm hành vi này bị cấm hoàn toàn và không được • Ngăn cản, kìm hãm doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh • Loại bỏ doanh nghiệp khác (các DN ngoài thỏa thuận) • Thông đồng đấu thầu là 3 hành vi đặc biệt nghiêm trọng, không được miễn trừ trong mọi trường hợp Câu 11: Vận dụng quy định của Luật Cạnh tranh (2004) để cho ý kiến của anh, chị về các tình huống sau đây. (Giải thích ngắn gọn) a. Để tham gia đấu thầu cho dự án X (một dự án đã được mời thầu công khai), các đối thủ cạnh tranh A, B, C đã thông báo cho nhau về giá dự thầu bằng tiền VNĐ trong các dự án tương tự trước đó. b. Trong hợp đồng đại lý có điều khoản: "Bên đại lý không được sản xuất cũng không được bán các sản phẩm cạnh tranh theo như thoả thuận này và trong vòng 3 năm kể từ ngày thoả thuận này hết hiệu lực" c. Công ty A có thị phần là 35% trên thị trường đồ uống có ga loại đóng chai tại Việt Nam. Không=> 35% là doanh nghiệp chiếm lĩnh thị trường, tuy nhiên DN không thực hiện bất cứ hành vi nào bị pháp luạt cạnh tranh cấm đoán, hoặc hạn chế c.Công ty có bản chào giá cho sản phẩm X đối với 2 khách hàng - Khách hàng A: 20.000 chai - 5.000/chai (giá đặc biệt) - Khách hàng B: 20.000 chai - 10.000/chai Không => Chỉ khi nào công ty A có đủ thị phần để được xem là DN có vị trí chiếm lĩnh thị trường và thực hiện việc áp đặt các điều kiện thương mại khác nhau trong giao dịch như nhau thì mới bị xem là hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh, ( K4 ĐIỀU 13 LCT) Câu 12. Công ty sản xuất bia A được thành lập và đi vào hoạt động đúng theo quy định của pháp luật. Sau 7 năm hoạt động thị phần của công ty trên thị trường liên quan chiếm 51%. Để thực hiện kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp, Ban giám đốc công ty đã quyết định thiết lập mạng lưới phân phối độc quyền trên toàn khu vực Đông Nam Bộ bằng cách ký kết các hợp đồng đại lý độc quyền với các nhà hàng, khách sạn ở các khu vực nói trên. Trong hợp đồng này, công ty yêu cầu các đại lý phải cam kết không được tiêu thu bất kỳ sản phẩm bia nào khác ngoài những sản phẩm mà công ty cung cấp, nếu vi phạm cam kết này đại lý sẽ bị phạt bằng doanh số mua hàng 02 tháng gần nhất. Hỏi: Các hành vi nói trên của công ty A có vi phạm pháp luật cạnh tranh không? Giải thích? Câu 13: Pháp luật Việt Nam có ngăn cấm doanh nghiệp có vị trí độc quyền hay không? Vì sao? Sự khác nhau giữa doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh và doanh nghiệp có vị trí độc quyền? Câu 14: Các hành vi dưới đây của công ty X chuyên sản xuất đồ gỗ, có trụ sở tại quận 3 – Tp.HCM có vi phạm pháp luật cạnh tranh không? Vì sao? 1. Tổ chức quảng cáo so sánh sản phẩm nội thất của mình với sản phẩm nội thất inox. 2. Tiến hành thu thập thông tin về tất cả các cửa hàng đang kinh doanh hàng nội thất gỗ và inox tại Tp.HCM. 3. Cho người copy danh sách nhân viên bán hàng của công ty B cũng sản xuất nội thất bằng gỗ có trụ sở tại Dĩ An – Bình Dương. Câu 15: - Hãy phân tích các dấu hiệu của bí mật kinh doanh theo quy định tại khoản 10 Điều 3 Luật cạnh tranh và cho 02 ví dụ về bí mật kinh doanh. - Điều lệ công ty, danh sách cán bộ nhân viên và bảng lương nhân viên của công ty có phải là bí mật kinh doanh không? Câu 16: 4 điểm Công ty tnhh A là 1 công ty chuyên sản xuất các sản phẩm hóa mỹ phẩm, trong 1 đoạn phim quảng cáo về 1 sản phẩm dầu gội đầu do công ty A sản xuất, công ty A đã dùng cảnh 1 cuộc thi để chọn 1 sản phẩm dầu gội đầu có chất lượng tốt nhất, đem lại hiệu quả làm cho mái tóc mềm và mượt nhất. Trong cuộc thi diễn ra việc các người mẫu gội thử dầu gội của công ty A và của 1 số công ty khác, trong đó có công ty B. theo kết quả cuộc thi, dầu gội đầu cả công ty A đã đoạt giải nhất về chất lượng. công ty B cho rằng công ty A đã vi phạm quy định của luật cạnh tranh và yêu cầu cơ quan quản lí cạnh trạnh giải quyết vụ việc trên. Sau khi điều tra chính thức vụ việc cơ quan quản lí cạnh tranh đã kết luận công ty A đã có hành vi cạnh trạnh không lành mạnh và chuyển hồ sơ vụ việc sang hội đồng cạnh tranh để tổ chức phiên điều trần. sau khi tổ chức phiên điều trần , hội đồng xử lí vụ việc cạnh tranh đã áp dụng các hình thức xử lí sau : a. Phạt tiền với mức 5% doanh thu của công ty A trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm. b. Tịch thu các sản phẩm dầu gội do công ty A sản xuất được nói đến trong sản phẩm quảng cáo nói trên. Hỏi: cơ quan quản lí cạnh tranh và hội đồng xử lí vụ việc cạnh tranh đã có những việc làm đúng sai như thế nào trong vụ việc nêu trên. Giải thích. câu 17. Do chi phí sản xuất ở VN tăng cao, công ty thép A đã đặt một công ty Trung Quốc tại tỉnh Quảng Tây gia công sản xuất sắt xây dựng theo tiêu chuẩn Việt Nam và dán nhãn hiệu thép của của công ty A.Nhờ đó công ty thép A bán sắt xây dựng ở VN với giá thấp hơn thị trường. Theo gương công ty A, các công ty sản xuất thép khác là B và C cũng đặt Trung Quốc gia công và cùng với A tạo ra cuộc chạy đua giảm giá sắt xây dựng rất được lòng khách hàng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp sản xuất thép còn lại, chiếm khoảng 78% thị trường sắt- xây dựng một mặt cáo buộc các công ty A, B, C vi phạm luật cạnh tranh, mặt khác cùng đồng ý thực hiện một giá bán tối thiểu chung (giá sàn).Theo yêu cầu của các doanh nghiệp này, hiệp hội các nhà sản xuất thép VN cũng làm đơn kiến nghị chính phủ ra qui định thực hiện giá sàn về sắt xây dựng. Tổng giám đốc công ty A cảm thấy lo lắng và muốn bạn tư vấn” 1. Công ty A có vị phạm luật cạnh tranh không? giải thích tại sao 2. Các doanh nghiệp còn lại có vi phạm luật cạnh tranh không? tại sao? 3. Công ty A có phải thực hiện giá sàn không? Câu 18: Hãy xác định và phân biệt các hành vi lạm dụng quyền lực thị trường gây thiệt hại trực tiếp cho các đối thủ cạnh tranh để duy trì và củng cố vị trí của doanh nghiệp thực hiện hành vi. câu 19: Công ty A là công ty duy nhất có quyền cung cấp xăng máy bay trên các sân bay Vịêt Nam. Do giá xăng dầu quốc tế tăng, công ty A yêu cầu hãng hàng không B chấp nhận tăng giá bàn so với giá trong hợp đồng đã ký trước đó. Hãng hàng không B không đồng ý với lý do công ty A không áp dụng giá đó cho công ty C. Sau đó công ty A đột ngột ngừng cấp xăng cho hãng hàng không B khiến toàn bộ các chuyến bay của hãng hàng không B không thực hiện được. câu hỏi a. Công ty A có vi phạm pháp luật cạnh tranh không? tại sao? b. Trong trường hợp hành vi của công ty A gây thiệt hại cho hãng hàng không B thì hãng hàng không B có quyền yêu cầu cơ quan thực thi luật cạnh tranh giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại không? giải thích tại sao? Câu 20: Anh chị hãy xác định và phân biệt các hành vi lạm dụng quyền lực thị trường gây thiệt hại cho các DN đối thủ để duy trì và cũng cố vị trí của DN thực hiện hành vi? Hành vi lạm dụng vị tr1i thống lĩnh có thể được xem xét cho hưởng miễn trừ ko? Vì sao? [...]... hiện hành của Luật cạnh tranh và NĐ 116/2005 về hướng dẫn Luật CT thì Cục quản lý cạnh tranh trực thuộc Bộ Công thương, là cơ quan quản lý cạnh tranh, trong khi đó Hội đồng cạnh tranh là cơ quan chuyên xư lý các hành vi hạn chế cạnh tran, không phải là cơ quan quản lý cạnh tranh + Cục quản lý cạnh tranh ngoài chức năng quản lý cạnh tranh, còn thực hiện chức năng điều tra các vụ việc cạnh tranh (bao gồm... không B không thực hiện được câu hỏi a Công ty A có vi phạm pháp luật cạnh tranh không? tại sao? b Trong trường hợp hành vi của công ty A gây thi t hại cho hãng hàng không B thì hãng hàng không B có quyền yêu cầu cơ quan thực thi luật cạnh tranh giải quyết yêu cầu bồi thường thi t hại không? giải thích tại sao? Câu 20: Anh chị hãy xác định và phân biệt các hành vi lạm dụng quyền lực thị trường gây thi t... cuộc thi diễn ra việc các người mẫu gội thử dầu gội của công ty A và của 1 số công ty khác, trong đó có công ty B theo kết quả cuộc thi, dầu gội đầu cả công ty A đã đoạt giải nhất về chất lượng công ty B cho rằng công ty A đã vi phạm quy định của luật cạnh tranh và yêu cầu cơ quan quản lí cạnh trạnh giải quyết vụ việc trên Sau khi điều tra chính thức vụ việc cơ quan quản lí cạnh tranh đã kết luận công... sắt xây dựng Tổng giám đốc công ty A cảm thấy lo lắng và muốn bạn tư vấn” 1 Công ty A có vị phạm luật cạnh tranh không? giải thích tại sao 2 Các doanh nghiệp còn lại có vi phạm luật cạnh tranh không? tại sao? 3 Công ty A có phải thực hiện giá sàn không? Câu 18: Hãy xác định và phân biệt các hành vi lạm dụng quyền lực thị trường gây thi t hại trực tiếp cho các đối thủ cạnh tranh để duy trì và củng cố... (bao gồm hành vi hạn chế cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh) Trong khi đó, Hội đồng cạnh tranh chỉ thực hiện xử lý bó hẹp trong hành vi hạn chế cạnh tranh + Về phương diện luật định thì Cục QLCT trực thuộc Bộ Công thương giúp việc cho Bộ trưởng Bộ công thương, còn HĐCT không phải trực thuộc Bộ công thương + Cục QLCT có tư cách pháp nhân , có con dấu hình quốc huy, được mở tài khoản tại kho bạc... mang tính tài phán chứ không chỉ là xử lý hành chính thông thường theo pháp luật xử lý vi phạm hành chính; + Ba là, khi quyết định xử lý hành vi hạn chế cạnh tranh trong các vụ việc về cạnh tranh, Hội đồng cạnh tranh làm việc theo chế độ tập thể; + Bốn là, quyết định của Hội đồng cạnh tranh không thể bị khiếu nại trong hệ thống cơ quan hành chính mà phải khởi kiện ra tòa án… => Như vậy HĐCT không phải... khuyến mãi theo quy định của pháp luật ) thì không xem là bán phá giá=> Công ty không vi phạm Ngược lại thì bị coi là vi phạm pháp luật cạnh tranh ( Xem k2 điều 23 NĐ 116/2005) MỤC ĐÍCH suy đoán từ biểu hiện hành vi, không cần chứng minh Câu 4 Hãy xác định và phân biệt các hành vi lạm dụng quyền lực thị trường để ngăn cản hoặc loại bỏ đối thủ cạnh tranh theo pháp luật cạnh tranh VN 1 Các xác định các hành... tính “ hành chính tư pháp”, không phải là cơ quan hành chính theo đúng nghĩa - Hội đồng cạnh tranh có phải là cơ quan hành chính nhà nước không? Tại sao? Về vị trí của Hội đồng cạnh tranh, Điều 2 Nghị định 05/2006/NĐ-CP quy định “Hội đồng cạnh tranh là cơ quan thực thi quyền lực nhà nước độc lập, có chức năng xử lý các hành vi hạn chế cạnh tranh Về bản chất Hội đồng cạnh tranh là cơ quan “ hành chính... Quản lý cạnh tranh có trách nhiệm công khai quyết định cho hưởng miễn trừ đồng thời theo các hình thức sau: a b Niêm yết tại trụ sở của Cục Quản lý cạnh tranh Công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng Doanh nghiệp không đồng ý với quyết định cho hưởng miễn trừ hoặc không cho hưởng miễn trừ có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo 2 Về hành vi hạn chế cạnh tranh có... được sự cạnh tranh của các doanh nghiệp khác mà cụ thể trong ví dụ là VN airlines Tuy vậy, thỏa thuận này cũng có lợi đối với khác hàng theo hướng tiếp cận được các dịch vụ nhanh và tiện lợi hơn Câu 9 - Hãy so sánh địa vị pháp lý của Hội đồng cạnh tranh và Cục quản lý cạnh tranh Giống nhau: + Địa vị pháp lý được quy định theo Luật cạnh tranh, quyền và nghĩa vụ chịu sự điều chỉnh của Luật Cạnh tranh Khác ... cạnh tranh xử lý hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh Việt Nam SAI=> Cục quản lý cạnh tranh quan cạnh tranh có thẩm quyền điều tra vụ việc cạnh tranh bao gồm hạn chế cạnh tranh cạnh tranh không... lý cạnh tranh lại có thẩm quyền xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh, hành vi hạn chế cạnh tranh lại thuộc Hội đồng cạnh tranh Tóm lại, nói Cục quản lý cạnh tranh quan cạnh tranh xác không... cạnh tranh trực thuộc Bộ Công thương, quan quản lý cạnh tranh, Hội đồng cạnh tranh quan chuyên xư lý hành vi hạn chế cạnh tran, quan quản lý cạnh tranh + Cục quản lý cạnh tranh chức quản lý cạnh

Ngày đăng: 23/10/2015, 20:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w