Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 38 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
38
Dung lượng
170 KB
Nội dung
SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT BÌNH SƠN
CHUYÊN ĐỀ : ÔN THI ĐẠI HỌC - CAO ĐẲNG
MÔN : NGỮ VĂN
TÊN CHUYÊN ĐỀ:
CÁCH LÀM CÁC DẠNG ĐỀ SO SÁNH TRONG VĂN HỌC
NGƯỜI VIẾT: ĐỖ THỊ QUỲNH LAN
TỔ: VĂN - TD - GDCD
TRƯỜNG THPT BÌNH SƠN
1
CHUYÊN ĐỀ LUYỆN THI ĐẠI HỌC : CÁCH LÀM CÁC DẠNG ĐỀ SO
SÁNH TRONG VĂN HỌC
NGƯỜI VIẾT: ĐỖ THỊ QUỲNH LAN
TỔ: VĂN - TD - GDCD
TRƯỜNG THPT BÌNH SƠN
A: MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU
1. KIẾN THỨC
- Nắm được khái niệm, các bình diện của so sánh văn học.
- Giúp học sinh nắm được cách làm các dạng đề so sánh trong văn học.
- Biết liên hệ và vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các đề có cùng chủ đề,
nội dung, cảm hứng...từ đó khái quát được quá trình đóng góp của các nhà văn
đối với tiến trình phát triển của văn học.
- So sánh giúp học sinh biết được một phần nào, một khía cạnh nào, bản chất
một cách chi tiết, cụ thể của những sự vật, hiện tượng hay con người, nhằm đưa
ra được những nhận xét, kết luận....một cách tương đối khách quan nhất...
2. KĨ NĂNG
- Cảm thụ và phân tích tác phẩm.
- So sánh, đối chiếu, lí giải.
- Làm các dạng đề, lập dàn ý, viết bài.
3.PHƯƠNG PHÁP
- Phân tích, thuyết trình, làm việc theo nhóm, viết văn.
- Chữa các dạng đề trên lớp thông qua viết văn và làm bài tập.
2
B: NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
I.Khái quát chung về so sánh.
So sánh là một kiểu bài tương đối khó đối với học sinh, đặc biệt trong những
năm gần đây Bộ Giáo Dục đã có những điều chỉnh về đổi mới phương pháp
dạy học và kiểm tra đánh giá để phân loại học sinh trong các kì thi ĐH- CĐ thì
kiểu đề này càng được sử dụng nhiều. So sánh là một kiểu bài mới, chưa được
cụ thể hóa thành một bài học riêng trong chương trình Ngữ văn bậc trung học
phổ thông, do đó đã ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng làm bài của học sinh
cũng như quá trình định hướng ôn tập cho học sinh từ phía giáo viên. Trong
những năm gần đây kiểu bài này đã xuất hiện khá nhiều trong các đề thi ĐHCĐ vì vậy để góp phần tháo gỡ những khó khăn trên, tôi xin đưa ra một số gợi
ý để cùng các em ôn tập, phục vụ cho mùa thi 2013-2014 với hi vọng học sinh
không lúng túng trong các dạng đề này.
So sánh là phương pháp nhận thức trong đó đặt sự vật này bên cạnh
một hay nhiều sự vật khác để đối chiếu, xem xét nhằm hiểu sự vật một cách
toàn diện, kỹ lưỡng, rõ nét và sâu sắc hơn. Trong thực tế đời sống, so sánh trở
thành một thao tác phổ biến, thông dụng nhằm đáp ứng nhu cầu nhận thức,
đánh giá của con người trong nhiều lĩnh vực và hoàn cảnh.
Bản chất của so sánh : Để có thể xác định đúng kiểu bài, mục đích,
yêu cầu, đến cách thức làm bài cho dạng bài này, trước hết bạn cần phải hiểu rõ
bản chất của nó. Có một số ý kiến cho rằng so sánh văn học có thể được hiểu
theo ba lớp nghĩa khác nhau:
- Thứ nhất, so sánh văn học là “một biện pháp tu từ”.
- Thứ hai, nó được xem như một thao tác lập luận bên cạnh các thao tác lập
luận khác của một bài văn như: phân tích, bác bỏ, bình luận…
3
- Thứ ba, nó được xem như “một phương pháp, một cách thức trình bày khi viết
bài nghị luận”, tức là nó cũng giống như các kiểu bài nghị luận về một đoạn
trích, tác phẩm thơ; nghị luận về một đoạn trích, tác phẩm văn xuôi…nhưng chỉ
khác trong quá trình so sánh người viết phải tìm ra những điểm tương đồng,
khác biệt từ đó đi đến những đánh giá. Nhưng theo tôi so sánh đó là một thao
tác mà dựa vào đó người viết tìm thấy nét chung, nét riêng, nét độc đáo của mỗi
tác phẩm để từ đó có những đánh giá chính xác về đóng góp của tác giả, tác
phẩm đó đối với nền văn học dân tộc.
Có thể so sánh trên nhiều bình diện: đề tài, nhân vật, tình huống, cốt
truyện, chi tiết nghệ thuật… Quá trình so sánh có thể là giữa 2 tác phẩm của
cùng một tác giả, cũng có là giữa những tác phẩm của các tác giả khác nhau.
Các tác phẩm này có thể cùng hoặc không cùng một thời đại, cùng hoặc không
cùng trào lưu, trường phái văn học. Mục tiêu của dạng bài này là yêu cầu học
sinh chỉ ra được chỗ giống và khác nhau giữa hai tác phẩm, hai tác giả, từ đó
thấy được những mặt kế thừa, những điểm cách tân của từng tác giả, từng tác
phẩm; thấy được vẻ đẹp riêng của từng tác phẩm; sự đa dạng muôn màu của
phong cách nhà văn. So sánh văn học còn giúp học sinh rèn luyện kỹ năng tìm
hiểu nguyên nhân của sự khác nhau giữa các đối tượng nghị luận, đây là một kỹ
năng rất cần thiết nhằm tránh tính khuôn mẫu, sáo rỗng trong các bài văn của
học sinh hiện nay.
Với phân môn làm văn trong nhà trường phổ thông, so sánh là một
trong những thao tác chính của văn nghị luận bên cạnh các thao tác phân tích,
bình luận, bác bỏ… Yêu cầu của thao tác này là chỉ ra nét giống nhau và khác
nhau của các đối tượng so sánh. Vì thế, nó gắn với hai loại: so sánh tương đồng
và so sánh tương phản. Sử dụng thao tác này đòi hỏi người viết phải có kiến
thức rộng, có sự tinh nhạy và linh hoạt để gọi tên các sự vật đặt cạnh nhau.
II: Các dạng cụ thể của kiểu bài so sánh.
Từ thực tế các đề thi đại học trong những năm vừa qua, tôi nhận thấy
4
có những dạng và cấp độ so sánh sau trong một tác phẩm hoặc một chùm tác
phẩm có cùng chủ đề, đề tài. Những dạng đề này có khả năng phân loại học
sinh khá cao, đã khiến không ít học sinh lúng túng trong quá trình làm bài. Các
em rất hay nhầm sang kiểu bài phân tích hoặc khái quát được nét giống, khác
nhưng không đánh giá...
Các dạng cụ thể của so sánh.
- So sánh hai chi tiết trong hai tác phẩm: So sánh chi tiết ấm nước đầy và còn
ấm mà Từ dành chăm sóc Hộ và chi tiết bát cháo hành của Thị Nở dành cho
Chí Phèo (Đề khối D 2010 ). Dạng đề này tập trung vào một chi tiết đặc sắc của
tác phẩm nhưng có tính khái quát cao về nội dung, nghệ thuật. Các em học sinh
thường lúng túng khi phân tích lí giải những chi tiết cô đọng đó.
- So sánh hai đoạn thơ trong hai bài: Tây Tiến của Quang Dũng và Tiếng hát
con tàu của Chế Lan Viên (Đề khối C 2008). Đây là dạng bài khó vì đòi hỏi
khả năng cảm thụ tốt, khái quát cao. Nếu không chú ý học sinh sẽ nhầm sang
phân tích đơn thuần.
- So sánh hai đoạn văn trong hai bài kí: Người lái đò sông Đà của Nguyễn
Tuân và Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường (Đề khối C
2010). Đây là những đoạn văn tiêu biểu vì vậy học sinh phải nắm được tổng
thể.
- So sánh hai nhân vật : người vợ nhặt trong Vợ nhặt của Kim Lân và người
đàn bà hàng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu.
- Ngoài ra học sinh có thể gặp các dạng đề khác của so sánh văn học như
trào lưu, khuynh hướng, sự thay đổi phong cách của các nhà văn...
- Đây cũng là những vấn đề quan trọng trong một tác phẩm văn học, đòi
hỏi người học phải có kiến thức kĩ năng vững chắc về một tác giả, tác phẩm
hoặc một chùm tác phẩm mới giải quyết được.
5
III: Quy trình và cách thức thực hiện kiểu bài so sánh
a. Quy trình
Quy trình thực hiện kiểu bài so sánh có thể phân lập theo các bước sau. Đề bao
giờ cũng đưa ra các đối tượng để so sánh: hai đoạn thơ, hai đoạn văn, hai nhân
vật, hai chi tiết…Vì vậy học sinh có thể làm theo các bước sau:
- Mở bài:
Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm, vấn đề cần so sánh ( nên đi từ
những điểm tương đồng của hai vấn đề được so sánh để bài chặt chẽ).
- Thân bài:
+ Phân tích đối tượng thứ nhất.
+ Phân tích đối tượng thứ hai.
+ Tìm điểm tương đồng, khác biệt.
+ Lí giải nguyên nhân ( dựa vào hoàn cảnh sáng tác, phong cách
riêng của tác giả)
+ Đánh giá đóng góp của nhà văn và tác phẩm đó đối với tiến trình
phát triển của văn học (Tùy thuộc vào khả năng của học sinh và kiểu đề áp
dụng linh hoạt phần này)
- Kết luận:
Khẳng định lại vấn đề cần so sánh, mở rộng liên hệ...
*Chú ý khi làm dạng đề này.
- Trước hết, cần phân lập đối tượng thành nhiều bình diện để đối sánh.
Bước này nhằm phát huy trí tuệ sắc sảo và mĩ cảm của học sinh. Trên đại thể,
hai bình diện bao trùm là nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật. Tùy từng
đối tượng được yêu cầu so sánh mà có cách chia tách ra các khía cạnh nhỏ khác
6
nhau từ ngôn từ, hình ảnh, chi tiết, kết cấu, âm hưởng, giọng điệu đến đề tài,
chủ đề, tư tưởng và cảm hứng nghệ thuật.
- Sau đó cần nhận xét, đối chiếu để chỉ ra điểm giống và khác nhau.
Bước này đòi hỏi học sinh cần có sự quan sát tinh tường, phát hiện chính xác
và diễn đạt thật nổi bật, rõ nét, tránh nói chung chung, mơ hồ.
- Cuối cùng là đánh giá, nhận xét và lí giải nguyên nhân của sự giống và
khác nhau đó. Bước này đòi hỏi những tiêu chuẩn chắc chắn và bản lĩnh vững
vàng cùng những hiểu biết sâu sắc ngoài văn bản để tránh những suy diễn tùy
tiện, chủ quan, thiếu sức thuyết phục.
b. Cách thức
Cách trình bày kiểu bài so sánh thông thường có hai cách là nối tiếp và song
song. Nối tiếp là lần lượt phân tích từng đối tượng sau đó chỉ ra cái giống và
khác nhau . Cách này dễ làm nhưng khó hay, nhiều khi trùng lặp ý và sắc thái
so sánh bị chìm. Tuy nhiên, vì yêu cầu cho đại trà nên đáp án đại học những
năm qua thường gợi ý theo cách này.
Thứ hai là song song tức là song hành so sánh trên mọi bình diện của hai đối
tượng. Cách này hay nhưng khó, đòi hỏi khả năng tư duy chặt chẽ, lô gích.
IV: Hướng dẫn làm các đề so sánh.
Đề 1: : Cảm nhận của anh/chị về những vẻ đẹp khuất lấp của nhân vật
người vợ nhặt (Vợ nhặt - Kim Lân) và nhân vật người đàn bà hàng chài
(Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu).
Mở bài.
Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.
Giới thiệu khái quát về hai nhân vật trong hai tác phẩm.
7
- Kim Lân là nhà văn chuyên viết về nông thôn và cuộc sống người dân quê,
ông có sở trường về truyện ngắn, truyện của ông luôn đi về với thuần hậu
nguyên thủy, với người, với đất, với phong tục tập quán. Vợ nhặt là truyện ngắn
xuất sắc, viết về tình huống "nhặt vợ" độc đáo, qua đó thể hiện niềm tin mãnh
liệt vào phẩm chất tốt đẹp của những con người bình dị trong nạn đói thê thảm.
- Nguyễn Minh Châu là nhà văn tiêu biểu thời chống Mĩ, cũng là cây bút tiên
phong thời đổi mới. Hướng văn chương vào cảm hứng thế sự đời tư , quan tâm
tới đời sống nhọc nhằn của người lao động Chiếc thuyền ngoài xa là truyện
ngắn xuất sắc ở thời kì sau, viết về lần giáp mặt của một nghệ sĩ với cuộc sống
đầy nghịch lí của một gia đình hàng chài, qua đó thể hiện lòng xót thương, nỗi
lo âu đối với con người và những trăn trở về trách nhiệm của người nghệ sĩ.
Thân bài
1.Phân tích người vựo nhặt.
Nhân vật người vợ nhặt.
- Đây là nhân vật mang trong mình vẻ đẹp khuất lấp, qua nhân vật tác giả
gửi gắm thông điệp của cuộc sống. Tuy không được miêu tả thật nhiều nhưng
người vợ nhặt vẫn là một trong ba nhân vật quan trọng của tác phẩm. Nhân vật
này được khắc hoạ sống động, theo lối đối lập giữa bề ngoài và bên trong, ban
đầu và về sau. Để rồi vẻ đẹp đó dần lộ ra, hấp dẫn người đọc như xem một bộ
phim chứa chan tình cảm: tình người, tình mẫu tử, khát vọng vươn lên cuộc
sống bèo bọt....
- Một số vẻ đẹp khuất lấp tiêu biểu:
+ Phía sau tình cảnh trôi dạt, vất vưởng, là một lòng ham sống mãnh liệt. Vì sự
sống mà Thị bỏ hết tự trọng theo không Tràng mà không cần cưới hỏi, tạo lập
một gia đình trong nạn đói...
8
+ Phía sau vẻ nhếch nhác, dơ dáng, lại là một người biết điều, ý tứ. Lễ phép với
bà cụ Tứ, e dè khi đối diện với mẹ, cùng bà vun đắp cho tổ ấm gia đình...
+ Bên trong vẻ chao chát, chỏng lỏn, lại là một người phụ nữ hiền hậu, đúng
mực, biết lo toan. Sau đêm tân hôn Thị trở về dịu dàng đảm đang, tình yêu chân
chính, khát vọng hạnh phúc gia đình khiến con người ta thay đổi...
- Thị cùng với các nhân vật khác là nhân vật phát ngôn cho tư tưởng của Kim
Lân: trong cái đói họ không nghĩ đến cái chết mà nghĩ đến sự sống...
2. Phân tích người đàn bà hàng chài.
Nhân vật người đàn bà hàng chài.
- Là nhân vật chính, có vai trò quan trọng với việc thể hiện tư tưởng của tác
phẩm. Nhân vật này được khắc hoạ sắc nét, theo lối tương phản giữa bề ngoài
và bên trong, giữa thân phận và phẩm chất. Qua đó giúp người đọc thấy được
hạt ngọc ẩn chứa trong tâm hồn người lao động mà nhà văn Nguyễn Minh
Châu suốt đời đi tìm.
- Một số vẻ đẹp khuất lấp tiêu biểu:
+ Bên trong ngoại hình xấu xí, thô kệch là một tấm lòng nhân hậu, vị tha, độ
lượng, giàu đức hi sinh. Đó là lòng bao dung, thấu hiểu với lão chồng vũ phu,
đó là tình mẫu tử cao đẹp, sẵn sàng hi sinh vì hạnh phúc của con cái...
+ Phía sau vẻ cam chịu, nhẫn nhục vẫn là một người có khát vọng hạnh phúc,
can đảm, cứng cỏi. Cố gồng mình lên để giữ cho các con một mái ấm gia
9
đình...
+ Phía sau vẻ quê mùa, thất học lại là một người phụ nữ thấu hiểu, sâu sắc lẽ
đời. Chính mụ đã dạy cho Đẩu, Phùng những bài học về lẽ làm người, về cuộc
sống vất vả mà nếu chỉ xem trên sách vở sẽ không có những trải nghiệm thật
sự. Vì vậy trong đầu họ mới vỡ lẽ ra nhiều điều...để từ đó nhận ra rằng nghệ
thuật không được xa rời cuộc sống, luật pháp phải gắn với tình người...
3. So sánh: nét tương đồng và khác biệt giữa hai đối tượng.
So sánh nét tương đồng, khác biệt
- Tương đồng:
+ Cả hai nhân vật đều là những thân phận bé nhỏ, nạn nhân của hoàn cảnh.
+ Cả hai đều có ngoại hình xấu xí, nhưng ẩn bên trong là hạt ngọc tâm hồn
đẹp đẽ. Đó mà điều mà các nhà văn đã rất trân trọng ở con người lao động.
+ Cả hai đều được khắc hoạ bằng những chi tiết chân thực...
+ Khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc, khát vọng vươn lên thường trực
trong họ.
- Khác biệt: Vẻ đẹp được thể hiện ở nhân vật người vợ nhặt chủ yếu là
những phẩm chất của một nàng dâu mới, hiện lên qua các chi tiết đầy dư vị
hóm hỉnh, trong nạn đói thê thảm.
Vẻ đẹp được khắc sâu ở người đàn bà hàng chài là những phẩm chất của
một người mẹ nặng gánh mưu sinh, hiện lên qua các chi tiết đầy kịch tính,
trong tình trạng bạo lực gia đình...
4. Lý giải sự khác biệt.
10
+ Vẻ đẹp khuất lấp của người vợ nhặt được đặt trong quá trình phát triển, biến
đổi từ thấp đến cao(cảm hứng lãng mạn), thể hiện cách nhìn của Kim Lân về
hiện thực cuộc sống trước cách mạng.
+ Người đàn bà chài lưới lại tĩnh tại, bất biến như một hiện thực nhức nhối
đang tồn tại (cảm hứng thế sự - đời tư ). Nét khác biệt trong cách khai thác của
nhà văn thể hiện cái tôi tài hoa của người nghệ sĩ.
+ Sự khác biệt giữa quan niệm con người giai cấp (Vợ nhặt) với quan niệm con
người đa dạng, phức tạp (Chiếc thuyền ngoài xa) đã tạo ra sự khác biệt này
Kết bài
- Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu.
- Có thể nêu những cảm nghĩ của bản thân.
Đề 2: So sánh vẻ đẹp của hai nhân vật Tràng trong tác phẩm vợ nhặt, A
Phủ trong tác phẩm Vợ chồng A phủ của Tô Hoài.
Mở bài.
Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.
Giới thiệu khái quát về hai nhân vật trong hai tác phẩm.
Thân bài.
- Khái quát chung về hai đối tượng so sánh (Phân ích các đối tượng so sánh).
- So sánh.
- Điểm giống:
11
+Tràng, A Phủ, đều là những người nông dân nghèo, thật thà, chất phác,
giản dị, nuôi sống bản thân và gia đình bằng bàn tay lao động của mình. Tràng
dân ngụ cư làm nghề đẩy xe thuê, mẹ già cả...A Phủ là tôi tớ nhà thống lí,
không mẹ cha, gia đình....Họ đều phải kiếm sống bằng sức lao động của mình.
+ Họ là những người cùng cảnh ngộ,đều là nạn nhân của hoàn cảnh đói
khát, bị bóc lột, đè nén.
A Phủ từ nơi khác lưu lạc đến Hồng Ngài, làm thuê, làm mướn.
Tràng bị dồn đuổi bởi cái đói dừng chân, dựng nhà ở cuối xóm ngụ cư,
bên mé bờ sông.
-> Cuộc sống của họ bấp bênh; do hoàn cảnh, do nghèo khó nên họ khó
có thể lấy được vợ, có được vợ.
+ Bị đè nén bởi tư tưởng cai trị của giai cấp thống trị:
. Tràng không dám cướp thóc bỏ trốn khi có cơ hội.
. A Phủ không bước qua khỏi lời nguyền, trở thành kẻ ở gạt nợ cho thống
lí Pá Tra; nhẫn nhục chịu đựng như con trâu, con ngựa.
+ Giàu ước mơ và khát vọng về hạnh phúc và mái ấm gia đình.
. Tràng vượt lên mọi hoàn cảnh khổ cực của bản thân; Tăm tối của cuộc
sống để đến với hạnh phúc, đến với mái ấm gia đình, với thiên chức làm người
cao cả "Trong một lúc Tràng như quên những cảnh sống ê chề tăm tối hàng
ngày, quên cả cái đói khát đang đe doạ trong lòng hắn chỉ còn tình nghĩa với
người đàn bà đi bên". Tràng xôn xao, phấn khởi, sung sướng với hạnh phúc của
đời mình. Khi cái đói đeo bám, cái chết đe doạ, Tràng vẫn không thôi nâng đỡ,
tôn vinh những giá trị cao cả của cuộc sống.
. A Phủ: Dù khó lấy được vợ vì quá nghèo nhưng cái nghèo không kìm
nén được bước chân của những con người biết tự mình vượt lên khỏi hoàn cảnh
để được sống đúng ý nghĩa của cuộc sống. A Phủ cùng đám bạn rong ruổi theo
12
những cuộc chơi khi mùa xuân về. Cùng thổi kèn thổi sáo; cùng réo rắt những
bản tình ca gọi bạn đi chơi…Khi bị trói, nhận thức được cảnh ngộ của mình A
Phủ đã khóc. Giọt nước mắt của sự cam chịu, bất lực, đồng thời cũng là giọt
nước mắt khóc cho những ước vọng không thành, giọt nước của cuộc đời từ
đây vĩnh biệt….Khi được Mị cắt dây trói, A Phủ khuỵ xuống, nhưng rồi khát
vọng sống lại khiến anh quất sức, vùng lên chạy. Đó là sự tiếp sức của lòng
ham sống của, của khát vọng tự do
+ Đều hướng về ánh sáng cách mạng:
. CM đã soi đường chỉ lối cho A Phủ, đến Phiềng Sa, A Phủ trở thành
một anh du kích dũng cảm, kiên cường . Anh có được tự do, hạnh phúc.
. Tràng chưa trở thành một anh du kích nhưng cuối tác phẩm tronh óc
anh đã nghĩ tới đám người đói và lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới. Tác giả đã
gieo hạt giống hi vọng mãnh liệt vào tâm hồn Tràng, nhất định ngày mai trong
đoàn quân của những người đói kéo nhau đi trên đê Sộp sẽ có Tràng, bà cụ tứ
và thị họ sẽ thoát khỏi đói nghèo và cuộ sống nô lệ.
- Điểm khác:
+ Trong Vợ nhặt Tràng là nhân vật chính còn trong đoạn trích học Vợ
chồng A Phủ, A Phủ là nhân vật phụ.
+ Tràng là anh nông dân nghèo trong nạn đói 1945 ở miền xuôi dưới sự cai
trị trực tiếp của bọn thực dân, phát xít. A Phủ là người dân lao động miền núi,
sống dưới sự cai trị của bọn chúa đất phong kiến, chúng lợi dụng cường quyền
và thần quyền để biến những người dân nghèo thành nôlệ không công cho
chúng, hết đời này sang đời khác.
+ Tràng được tác giả tập trung khắc hoạ bởi những diễn biến tâm lí phức
tạp còn A Phủ lại được nhà văn Tô Hoài miêu tả bằng những hành động cụ thể,
sinh động.
-Lý giải sự khác biệt.
13
+ Hai tác phẩm này đều viết vào những thời kì nhạy cảm của đất nước, nhưng
các tác giả đều cảm nhận được luồng gió cách mạng.
+ Tài năng và phong cách nghệ thuật của các tác giả khi đi viết về vẻ đẹp của
người lao động, tạo nên những đóng góp sâu sắc cho văn xuôi hiện đại Việt
Nam.
Đề 3: So sánh nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù của
Nguyễn Tuân và Vũ Như Tô trong tác phẩm Vĩnh biệt cửu trùng đài của
Nguyễn Huy Tưởng.
Mở bài.
Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.
Giới thiệu khái quát về hai nhân vật trong hai tác phẩm.
Thân bài.
- Khái quát chung về hai đối tượng so sánh.
- So sánh.
* Điểm giống nhau giữa Huấn Cao và Vũ Như Tô.
- Đều là người nghệ sĩ có tài năng, tâm huyết, tạo ra cái đẹp, khát vọng
cống hiến cái đẹp cho đời, có khí phách, ngạo nghễ trước cường quyền, bạo
lực...Huấn Cao viết chữ thể hiện khát vọng tung hoành một đời con người, cái
đẹp của ông đã cảm hóa con người...Vũ Như Tô sáng tạo cái đẹp để tranh tinh
xảo với góa công...
- Đều có số phận bi kịch : tài năng không được trọng dụng, nâng niu ,trong
14
xã hội bấy giờ, cái đẹp bị vùi dập trong xã hội phong kiến thối nát , suy vi. Vì
vậy đây có thể được xem là những nhân vật bi kịch trong văn học. Nguyên
nhân của cái chết đều xuất phát từ xã hội phong kiến suy vi, sấm sét phong trào
khởi nghĩa của nhân dân nổ ra nhiều nơi.
- Đều là những nhân vật kết tinh cho tài năng và tâm huyết của nhà văn.
Qua nhân vật các tác giả muốn gửi thông điệp cuộc sống tới bạn đọc...
- Cả hai đều mang trong mình hoài bão, khát vọng chính đáng của người
nghệ sĩ chân chính, tạo cái đẹp cho cuộc đời...
- Qua 2 nhân vật, Nguyễn tuân và Nguyễn Huy Tưởng đều gửi gắm quan
niệm nghệ thuật có ý nghĩa sâu sắc:
+ Nguyễn Tuân với quan niệm thẩm mĩ :cái đẹp luôn chiến thắng bất diệt,
đi liền với cái thiện. Nó cảm hóa thanh lọc tâm hồn con người. Tác giả gửi gắm
phương châm sáng tạo nghệ thuật phỉa là sự thăng hoa của cái tài và tâm.
+ Nguyễn Huy Tưởng đặt ra vấn đề giữa nghệ thuật và cuộc đời, giữa
khát vọng của người nghệ sĩ và khát vọng của nhân dân từ đó khẳng định nghệ
thuật chân chính là nghệ thuật vì cuộc sống vì con người. người nghệ sĩ phải
đặt lòng mình giữa cuộc đời. Nếu xa rời cuộc đời nghệ thuật không có chỗ
đứng.
* Điểm khác nhau giữa hai nhân vật này :
- Tài năng:
+ Huấn Cao là người nghệ sĩ trong nghệ thuật viết thư pháp " nét chữ
vuông tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người
" Huấn Cao là người có thiên lương trong sáng, một anh hùng nghĩa hiệp, có
khí phách hiên ngang. Vì quyền lợi của nhân dân mà ông bất chấp cả tính mạng
cam chịu là kẻ " phản nghịch", lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa nông dân chống lại
triều đình phong kiến bất công. Có thể nói đây là nhân vật đẹp trong đời văn
Nguyễn Tuân “ phú quý bất đăng dâm, bần tiện bất đăng di, uy vũ bất đăng
15
khuất”. Tài và tâm luôn đi với nhau để tỏa sáng.
+ Vũ Như Tô là người nghệ sĩ với khát vọng xây được công trình lớn,
tuyệt mĩ tô điểm cho đất nước, tranh tinh xảo với hóa công, xây Cửu Trùng
Đài. Nhưng ông chỉ chú ý đến cái đẹp đơn thuần của nghệ thuật mà không chú
ý đến đời sống nhân dân. Nghệ thuật xa rời quần chúng “ nghệ thuật vị nghệ
thuật”
- Nhận thức:
+ Huấn cao sáng tạo cái đẹp do cảm hóa trước tấm lòng" biệt nhỡn
liên tài" của quản ngục. Tài năng, khát vọng, hoài bão của ông gắn liền với lợi
ích của nhân dân, vì cuộc sống ấm no của nhân dân. Huấn cao chiến đấu lật đổ
triều đình phong kiến giúp nhân dân khỏi cảnh khổ đau, nghèo đói, chết chóc.
Cái đẹp của Huấn Cao cứu vớt linh hồn, khiến cho con người ta thấy được gột
rửa tâm hồn và trở nên thánh thiện...
+ Bẵng việc thực hiện khát vọng của mình mà Vũ Như Tô đã vô tình
đẩy nhân dân vào cảnh cùng đường bế tắc, loạn lạc, khổ đau, khiến nhân dân
oán hận, phá hủy cửu trùng đài. Đến chết ông vẫn không hiểu mình có tội gì...
- Cái đẹp:
+ Huấn Cao tạo ra cái đẹp ngay trong ngục tù tăm tối, nó trào đời, hạ
sinh trong thế giới của tội ác. cái đẹp nâng đỡ, cảm hóa, thanh lọc tâm hồn con
người ( quản ngục ).Cái đẹp do Huấn cao tạo ra được nảy sinh và nâng niu trân
trọng bởi nhân dân.
+ cái đẹp do Vũ Như Tô bi hủy diệt bởi nhân dân , Cửu Trùng Đài bị
đốt cháy. Cái đẹp do ông tạo ra bởi mồ hôi, nước mắt, xương máu của người
dân vô tội, đi ngược với lợi ích của nhân dân, bởi vậy dù nó xuất phát từ khát
vọng chính đáng song nhân dân vẫn nhìn nhận đó là nguyên nhân của nỗi khổ.
- Bi kịch cái chết:
+ Huấn Cao chết là sự hi sinh của người anh hùng được nhân dân
kính trọng, ngưỡng mộ, thương xót. Trước giây phút ra pháp trường ông vẫn
sáng tạo cái đẹp,một con người rất mực tài hoa, coi thường cái chết. Đối với
16
nhân dân, ông là người anh hùng, vị cứu tinh của họ.
+ Vũ Như Tô chết dưới lưỡi dao của nhân dân bởi họ cho rằng ông
với ciệc xây Cửu trùng Đài là nguyên nhân dẫn đến cảnh cơ cực, lầm than
trong thiên hạ. Họ trách móc, oán thán, căm ghét ông. Đối với nhân dân, ông là
một tội nhân. Vũ Như Tô đắm mình trong niềm đam mê nghệ thuật hơi mù
quáng, ảo vọng xa rời thực tế,cuộc sống của nhân dân.
* Lí giải:
- Hoàn cảnh xã hội.
- Tác giả, phong cách nghệ thuật.
- Ý thức hệ thời đại....
Kết luận
- khái quát lại vấn đề.
- Liên hệ mở rộng.
Đề 4: So sánh cách kết thúc của hai tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lânvà Chí
phèo của Nam Cao.
Mở bài
Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.
Giới thiệu khái quát về hai cách kết thúc tác phẩm.
- Nam Cao và Kim Lân là hai trong những cây bút hiện thực xuất sắc
trong đời sống văn học hiện đại Việt Nam, đều viết thành công về đề tài người
nông dân.
- Chí Phèo và Vợ nhặt là hai thiên truyện khắc họa tình trạng thê thảm
của người nông dân trước cách mạng tháng Tám. Tuy nhiên kết quả cuối cùng
17
có những bước ngoặc khác nhau: Một bên là những ám ảnh đen tối; một bên là
hình ảnh gợi nhiều hy vọng.
Thân bài
Khái quát cách kết thúc tác phẩm Chí Phèo
Cảm nhận hình ảnh “cái lò gạch bỏ không” qua sự ám ảnh của thị Nở
trong truyện ngắn Chí Phèo.
- Khái quát nội dung tác phẩm Chí Phèo.
- Tóm tắt cuộc đời đầy bi kịch của người nông dân Chí Phèo
- Ý nghĩa hình ảnh “cái lò gạch cũ” không người qua lại.
+ Nỗi ám ảnh về sự đen tối và bế tắc của người nông dân trong xã hội
bất công khi chưa có ánh sáng cách mạng. Ở đó tình trạng người nông dân bị
bọn cường hào ác bá đẩy vào “bước đường cùng”. Người nông dân lương thiện
bị bỏ rơi như đứa bé từng bị bỏ rơi trong cái lò gạch cũ. Nếu xã hội vẫn còn
những người như Bá Kiến chắc chắn sẽ có những Chí Phèo.
+ Nông thôn Việt Nam ngày ấy tan hoang chẳng khác gì cái lò gạch
bị bỏ hoang....Hiện thực đó có ý nghĩa tố cáo sâu sắc xã hội thực dân nửa
phong kiến trước đã tiếp tay cho bọn ác bá giày xéo nông dân.
+ Thể hiện cái nhìn xót xa của nhà văn đối với tương lai đen tối của
người nông dân. Đó là chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc
Cảm nhận hình ảnh “đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới”
thoáng hiện qua tâm trí nhân vật Tràng trong truyện ngắn “Vợ nhặt”
- Khái quát nội dung tác phẩm “Vợ nhặt”
- Tóm tắt về cuộc đời nhân vật Tràng.
- Ý nghĩa “đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới”
+ “đám người đói” vẫn đang là hiện thực xã hội Việt Nam trước cách
mạng.
18
+ “lá cờ đỏ bay phấp phới” gợi ra một thứ ánh sáng cao đẹp là cách
mạng sẽ xua tan bóng tối của hiện thực đói khát ấy.
+ Vượt qua hiện thực đen tối của nạn đói, nhân vật có cái nhìn tin
tưởng về phía tương lai.
+ Thông điệp ngợi ca cách mạng, bởi chỉ có cách mạng mới có thể
mang đưa nhân dân đến bến bờ tươi sáng.
So sánh
a. Điểm tương đồng.
- Truyện ngắn “Chí phèo” của Nam Cao và “Vợ nhặt” của Kim Lân đều
thể hiện ánh nhìn nhân đạo của hai nhà văn đối với đời sống, những mảnh đời
bất hạnh trong xã hội cũ. Đó là sự trân trọng khát vọng ước mơ, niềm tin...
- Cả hai thiên truyện đều mang ý nghĩa tố cáo sâu sắc xã hội thực dân,
phong kiến, phát xít.
- Cả hai nhà văn đều thể hiện tài năng trong sáng tạo nghệ thuật. Đây là
hai kết thúc mang tính dự báo cho xã hội lúc bấy giờ...
b. Điểm khác biệt:
Hai chi tiết, hai tác phẩm đã ra đời trong hai giai đoạn khác nhau của văn học:
trước và sau Cách mạng tháng Tám. Hai hình ảnh mang hai ý nghĩa khác nhau:
+ Người nông dân trong truyện ngắn Chí Phèo hoàn toàn bế tắc vì không được
cách mạng soi sáng.
+ Người nông dân trong truyện ngắn “Vợ nhặt” dạt dào niềm tin vào tương lai
vì có hình ảnh cách mạng xuất hiện.
+ Bút pháp: Nam Cao viết theo khuynh hướng hiện thực phê phán; Kim Lân
viết theo khuynh hướng hiện thực xã hội chủ nghĩa.
- Lí giải.
+ Hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ.
19
+ Tư tưởng của nhà văn....
Kết luận
- Khái quát lại vấn đề.
- Khắc họa chân thực, sinh động đời sống đáng thương của nhân dân ta.
Đề 5: Nước mắt là một chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong sáng tác của Nam
Cao. Trong truyện ngắn “Chí Phèo”, “Đời thừa” nhà văn viết:
“Thằng này rất ngạc nhiên. Hết ngạc nhiên thì hắn thấy mắt hình như ươn
ướt.”
“Hơi rượu không sặc sụa, hắn cứ thoang thoảng thấy hơi chào hành. Hắn
ôm mặt khóc rưng rức.”
( Trích “Chí Phèo”, Sách Ngữ văn 11 nâng cao, NXB GD tr 2010,183
-186)
“ Nước mắt hắn bật ra như nước một quả chanh mà người ta bóp mạnh.
Và hắn khóc . . . Ôi chao! Hắn khóc! Hắn khóc nức nở, khóc như thể
không ra tiếng khóc. Hắn ôm chặt lây cái bàn tay bé nhỏ của Từ vào ngực
mình mà khóc.”
( Trích “Đời thừa” , Sách Ngữ văn 11 nâng cao, NXB GD 2010, tr 207)
So sánh hai chi tiết nghệ thuật trên?
Mở bài.
- Khái quát về tác giả và hai chi tiết.
- Nam Cao là một cây bút hiện thực xuất sắc với những trang viết
độc đáo, những tìm tòi mới mẻ. Truyện ngắn"Đời thừa" và "Chí Phèo" là hai
sáng tác tiêu biểu của Nam Cao trước Cách mạng. Đọc "Đời thừa" và "Chí
Phèo"hẳn người đọc không quên hai nhân vật Hộ và Chí Phèo, đặc biệt là chi
tiết tiếng khóc của họ ở cuối truyện.
Thân bài.
20
- Chi tiết nghệ thuật giống như một lát cắt của thân gỗ mà nhìn vào
đó ta thấy cả một đời thảo mộc. Trong tác phẩm văn học là "những tiểu tiết có
sức chứa lớn về nội dung tư tưởng và cảm xúc". Hình tượng nghệ thuật trong
tác phẩm có sống động được hay không là nhờ các chi tiết. Ý kiến của chi tiết
là ở chỗ "sao cho cái vặt vãnh trở nên lấp lánh trước mắt người đọc". Chi tiết
tiếng khóc của hai nhân vật Hộ và Chí Phèo là một chi tiết nghệ thuật như thế !
- Nước mắt là một sản phẩm cụ thể của tình cảm. Khi người ta rơi
vào một cảnh huống, một trạng thái nào đó thì dễ nảy sinh tâm trạng, mà đỉnh
cao của trạng thái tình cảm thường biểu lộ bằng những giọt nước mắt. Có giọt
nước mắt sung sướng, có giọt nước mắt ân hận, có giọt nước mắt đau đớn, xót
xa,...Giọt nước mắt của Hộ và Chí Phèo là nỗi đau đớn xót xa hay niềm hạnh
phúc ? Nguyên nhân nào dẫn đến tiếng khóc ấy của hai nhân vật ? Nam Cao đã
dẫn giải một cách hợp lí.
- Với Hộ, tiếng khóc của anh bật ra sau hai tấn bi kịch lớn trong cuộc
đời : bi kịch sống thừa và bi kịch tình thương. Hộ đã từng là một nhà văn say
mê lí tưởng nghề nghiệp, có ước mơ hoài bão cao đẹp, Hộ khinh những lo lắng
tủn mủn về vật chất, Hộ chỉ chăm lo vun trồng cho cái tài năng của Hộ ngày
một nảy nở. nhưng ước mơ hoài bão của Hộ không thực hiện được vì một lực
cản tầm thường song ghê gớm, gánh nặng cơm áo gia đình. Để chăm lo cho
cuộc sống gia đình, Hộ phải viết những cuốn sách vội vàng khiến người ta đọc
rồi lại quên ngay sau khi đọc, còn bản thân Hộ mỗi lần đọc lại anh cũng tự thấy
xấu hổ, dằn vặt mình. Anh không đem đến cho văn chương được cái gì mới mẻ,
cũng không thay đổi được cuộc sống gia đình, như thế, anh là một kẻ vô ích,
một đời thừa. Trước mắt Hộ có một con đường giải thoát, thoát li vợ con để
thực hiện giấc mộng văn chương, nhưng Hộ không thể bỏ được tình thương, vì
anh vẫn là con người. không thể thoát li vợ con, song Hộ lại đau khổ ngấm
ngầm. Hộ điên người lên vì con khóc, điên người lên vì phải xoay tiền. trong
lúc bế tắc, Hộ đã tìm đến rượu. nhưng rượu không giúp anh tháo gỡ được tình
21
trạng bi kịch còn dấn anh lấn sâu vào bi kịch thứ hai : vi phạm lẽ sống tình
thương. trong lúc say, Hộ đã đánh vợ, đuổi vợ ra khỏi nhà. Tỉnh rượu, Hộ đã
khóc "Nước mắt hắn bật ra như nước một quả chanh mà người ta bóp mạnh.
Và hắn khóc...Ôi chao ! Hắn khóc ! Hắn khóc nức nở, khóc như thể không ra
tiếng khóc".
- Với Chí Phèo, tiếng khóc của Chí bật ra sau một bi kịch lớn của cuộc
đời: bi kịch bị từ chối quyền làm người. Trước khi gặp thị Nở, Chí đã từng là
con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Chí ăn trong lúc say, ngủ trong lúc say, chửi trong
lúc say. Trên mặt Chí lằn ngang lằn dọc bao nhiêu vết sẹo, kết quả của những
lần rạch mặt ăn vạ; cái mặt của Chí vàng vàng mà lại sạm màu gio, cái mặt của
một con quỷ dữ. Chí trở thành nỗi kinh hoàng, sự ám ảnh của dân làng Vũ Đại.
Cả làng Vũ Đại không ai dám giao tiếp với Chí, họ từ chối Chí. Thế nhưng từ
chỗ khuất lấp của cuộc đời, có một người đàn bà "ma chê quỷ hờn" đã sưởi ấm
tâm hồn Giá lạnh của Chí bằng chút tình thương mộc mạc, chân thành. Cuộc
gặp gỡ kì diệu, đặc biệt là sự chăm sóc đầy ân tình của thị Nở đã đánh thức
nhân tính và khát vọng lương thiện đã bị ngủ quên từ lâu của Chí Phèo. Chí và
thị sẽ làm thành một cặp xứng đôi nếu như thị là một người bình thường. nhưng
thị lại là người đàn bà dở hơi, thị đã từ chối Chí. Sự từ chối của thị Nở đã đẩy
Chí rơi vào một nỗi đau sâu thẳm trong cuộc đời. Như một thông lệ, Chí đã tìm
đến với rượu, Chí muốn uống cho thật say để quên đi nỗi đau trong đời. nhưng
Chí càng uống càng tỉnh, càng tỉnh, Chí lại thấy hơi cháo hành thoang thoảng,
Chí "ôm mặt khóc rưng rức".
- Hai tiếng khóc của hai con người, ở hai hoàn cảnh khác nhau nhưng
đều biểu hiện thấm thía nỗi đau thân phận khi trải qua những tấn bi kịch trong
cuộc đời. Hộ khóc sau khi đã có hành vi thô bạo với vợ con; Chí Phèo khóc sau
khi bị thị Nở từ chối. nhưng sắc thái ý nghĩa của mỗi tiếng khóc không hoàn
toàn giống nhau. Tiếng khóc của Hộ là tiếng khóc của một người trí thức tiểu
tư sản có ý thức sâu sắc về sự sống, muốn cống hiến bằng sự lao động sáng tạo
22
của chính mình mà phải sống "đời thừa", một người coi tình thương là nguyên
tắc xác định tư cách làm người nhưng lại vi phạm vào lẽ sống tình thương. Bao
nhiêu đau đớn, bao nhiêu hối hận dồn nén lại ở Hộ để rồi bật lên thành tiếng
khóc. Tiếng khóc nức nở, tiếng khóc bật ra như quả chanh người ta bóp
mạnh của Hộ cho ta thấy sự hối hận và đau khổ lên đến tột cùng của người trí
thức tiểu tư sản nghèo có nhân cách. Giọt nước mắt ấy đã nâng đỡ Hộ, thanh
lọc tâm hồn anh, giúp anh đứng vững trên bờ vực thẳm của sự tha hoá.
- Hộ cũng ân hận, song lớn hơn sự ân hận ấy là sự thành thực trước lỗi
lầm của mình "Anh... anh... chỉ là... một thằng... khốn nạn!...". Sự thành thực
với chính mình là một nhân cách rất đáng trân trọng ở người trí thức tiểu tư sản
trong sáng tác của Nam Cao.
- Nếu tiếng khóc của Hộ là tiếng khóc của một người trí thức ân hận về
những hành vi thô bạo của mình đối với vợ con thì tiếng khóc của Chí Phèo là
tiếng khóc của một người cố nông nghèo bị tha hoá, bị tước đoạt quyền làm
người. Nam Cao gói gọn nỗi đau trong tâm hồn Chí bằng ba chữ "khóc rưng
rức". Bao nhiêu tủi hờn dồn nén lại để rồi bật lên thành tiếng khóc cho sự oan
trái, sự thua thiệt của một người sinh ra là người mà lại không có quyền sống
của một con người. Tiếng khóc của Chí chính là sự ý thức đầy đủ nhất về bi
kịch bị cự tuyệt quyền làm người của anh. Có hiểu ước mơ hạnh phúc chân
thành của Chí "Hay là mình sang ở mới tớ một nhà cho vui", ta mới thấu hiểu
được tiếng khóc đau đớn của một người bị phụ tình. Tiếng khóc của Chí gợi
cho ta nhớ đến tiếng khóc hu hu của lão Hạc khi lão chót lừa một con chó,
tiếng khóc nức nở, khóc như người ta thổ ra nước mắt của dì Hảo khi người
chồng bỏ dì bơ vơ trong lúc ốm đau để đi tìm cơm rượu. Mỗi tiếng khóc là một
nỗi đau, nhưng tiếng khóc của Chí không chỉ có nỗi đau mà còn có cả sự cay
đắng, tủi nhục.
23
- Cũng như ở truyện ngắn "Đời thừa", trong "Chí Phèo", Nam Cao đã hoá
thân vào nhân vật, sống với nhân vật để miêu tả nỗi đau đến tột cùng của nhân
vật. Chỉ là một tiếng khóc, nhưng trong tiếng khóc ấy ta thấy một nỗi niềm,
một số phận, một cuộc đời của nhân vật. Tài năng nghệ thuật của người nghệ sĩ
là như thế ! Ẩn sau tiếng khóc của nhân vật là niềm cảm thông, thương xót của
nhà văn đối với người trí thức tiểu tư sản nghèo, người nông dân lao động
nghèo. Và lớn hơn niềm thương cảm là sự phát hiện những phẩm chất tốt đẹp
của họ trong hoàn cảnh bế tắc. Đối với Hộ là sự vươn lên để giữ vững lẽ sống
nhân đạo; đối với Chí Phèo là khát vọng hạnh phúc, khát vọng lương thiện.
Điều đó tạo nên chiều sâu nhân đạo mới mẻ trong sáng tác của Nam Cao.
- Nước mắt là giọt châu của loài người, là tấm kính biến hình vũ trụ để cho
nhân vật giải toả nỗi đau, sự bi phẫn đến cùng cực. nhưng nước mắt vẫn chỉ là
nước mắt. Do vậy, nhân vật của Nam Cao vẫn rơi vào bế tắc. Hộ không giải
quyết được bi kịch gia đình; Chí Phèo phải tìm đến cái chết sau khi đã giết
được kẻ thù của mình. Cần phải có thời gian, có ánh sáng của Đảng soi rọi,
người trí thức tiểu tư sản và người nông dân nghèo của Nam Cao mới có thể
thay đổi cuộc đời của họ.
- Như vậy, từ một chi tiết nghệ thuật, Nam Cao đã lí giải sâu sắc nỗi đau
trong tâm hồn nhân vật; đánh dấu quá trình thức tỉnh của nhân vật, đồng thời
thể hiện tư tưởng nhân đạo mới mẻ của nhà văn về đề tài trí thức tiểu tư sản và
người nông dân nghèo.
- Có thể nói, chi tiết tiếng khóc của hai nhân vật Hộ và Chí Phèo là một chi
tiết nghệ thuật giàu ý nghĩa. Nó chẳng những làm cho hình tượng nghệ thuật trở
nên sống động mà còn góp phần làm nổi bật tư tưởng, chủ đề của tác phẩm.
Với chi tiết tiếng khóc nhân vật Hộ và Chí Phèo, Nam Cao đã đem đến cho văn
học Việt Nam 1930-1945 một tiếng nói nhân văn sâu sắc, khẳng định tài năng
nghệ thuật của người nghệ sĩ trong việc mô tả và phân tích tâm lý nhân vật.
24
Đề 6: Tương quan ánh sáng và bóng tối trong hai tác phẩm chữ người tử
tù của Nguyễn Tuân và Hai đứa trẻ của Thạch Lam.
Mở bài.
- Giới thiệu khái quát về các đối tượng so sánh : Bóng tối và ánh sáng
trong hai tác phẩm Hai đứa trẻ (Thạch Lam), Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)
Thân bài.
1. Làm rõ đối tượng thứ nhất:
- Hình tượng bóng tối trong Hai đứa trẻ: diễn tả sự tù đọng, bế tắc, ngột
ngạt, nghèo đói, không lối thoát của những con người trong ao đời bằng phẳng.
- Hình tượng ánh sáng: nhỏ nhoi, yếu ớt, tàn lụi, hột sáng, đốm sáng,
chấm sáng… biểu trưng cho một cuộc sống lạc hậu, tù đọng không biết đến
ngày mai là gì.
2 Làm rõ đối tượng thứ hai:
- Hình tượng bóng tối trong Chữ người tử tù: sự tàn bạo, dơ bẩn của xã
hội phong kiến suy đồi. Sự xấu xa của cái đê tiện cái thấp hèn.
- Hình tượng ánh sáng: biểu tượng cho cái Đẹp, cái Dũng, cái Thiên
Lương trong sáng của con người. Cái đẹp bao giờ cũng chiến thắng.
3. So sánh: nét tương đồng và khác biệt giữa hai đối tượng trên cả hai bình
diện nội dung và hình thức nghệ thuật:
-Tương đồng:
+ Đều sử dụng bóng tối và ánh sáng để tạo ý đồ riêng cho sáng tạo nghệ
thuật. Làm bật lên vẻ đẹp của nhân vật và khát vọng vươn lên...
25
+ Cả hai tác giả đều sử dụng ánh sáng và bóng tối như một nguyên tắc đối
lập, một thủ pháp nghệ thuật trong xây dựng tình huống truyện. Bóng tối đều
sử dụng để nói về cái âm u, tù túng, cái xấu xa của thế lực. Ánh sáng đều
hướng con người vươn đến những điều tốt đẹp. Hệ thống ánh sáng bóng tối
được sử dụng như một dụng ý nghệ thuật đầy chất tạo hình...
- Sử dụng bóng tối để tố cáo xã hội, để khẳng định một thông điệp trong bóng
tối con người vẫn vươn lên hạnh phúc.
- Khác biệt:
+ Với Nguyễn Tuân ánh sáng và bóng tối vừa đối lập, vừa bổ sung, nâng
đỡ nhau, đồng thời có sự chuyển hóa từ bóng tối ra ánh sáng. Bóng tối làm cho
ánh sáng mạnh mẽ hơn, qua đó tác giả chứng minh một điều ánh sáng của chân,
thiện, mĩ sẽ chiến thắng tất cả...
+ Với Thạch Lam, bóng tối vừa mang nghĩa biểu trưng cho cuộc sống tù
đọng, quẩn quanh nơi phố huyện vừa được sử dụng như phông nền chính nhằm
làm nổi bật giá trị nhân văn của tác phẩm.
4 Lý giải sự khác biệt:
- Với Nguyễn Tuân, cảm hứng thẩm mỹ của ông bắt nguồn từ cái đẹp lớn
lao, cái cao cả, bi hùng hoặc mô tả những nhân cách lớn... nên thủ pháp nghệ
thuật cũng xây dựng dựa trên sự đối lập gay gắt, ánh sáng và bóng tối cũng
được sử dụng nhằm miêu tả những tương phản mạnh mẽ, những chuyển biến
bất ngờ, đột ngột. Đó vừa là một thủ pháp trong xây dựng tình huống truyện,
vừa là sự dẫn dắt đi đến kết thúc của sự chiến thắng giữa chân lý, cái đẹp với
cái xấu, cái ác.
- Thạch Lam do chỉ chú ý đến những cái bình thường, giản dị, nhỏ nhoi
trong cuộc sống nên ánh sáng và bóng tối trong tác phẩm của ông không có sự
chuyển biến dữ dội, bất ngờ.
26
Kết luận
- Khái quát lại vấn đề và mở rộng...
Đề 7: Nỗi buồn trong Thơ mới qua hai bài thơ Tràng giang (Huy Cận),
Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử).
1. Nỗi buồn trong Tràng Giang .
a/ Vài nét về tác giảvà tác phẩm
- Huy Cận (1919 – 2005) là một trong những nhà thơ xuất sắc nhất của phong
trào Thơ mới. Trước Cách mạng tháng Tám 1945, tác phẩm đáng chú ý nhất
của Huy Cận là tập Lửa thiêng, một tập thơ thể hiện rõ nét cá tính, tài năng,
phong cách thơ Huy Cận.
- Tràng Giang được in trong tập Lửa thiêng, và được xem là bài thơ hay
nhất của Huy Cận trước Cách mạng. Cảm xúc bài thơ được khơi gợi từ một
buổi chiều nhà thơ đứng trước sông Hồng mênh mang sóng nước.
b/Những sắc thái, cung bậc của nỗi buồn trong Tràng giang.
- Nỗi ám ảnh về sự cô đơn, nhỏ nhoi của con người trước đất trời, sông
nước mênh mông (Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp), sự chia lìa, nổi trôi
bất định (thuyền vềnước lại sầu trăm ngả/ Củi một cành khô lạc mấy dòng...)
- Thiên nhiên tĩnh lặng, hoang sơ thiếu vắng sự sống con người, một
thiên nhiên nhuốm đầy tâm trạng (không chuyến đò ngang; không cầu gợi chút
niềm thân mật; Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng...).
- Nỗi buồn của người xa quê, đau đáu một nỗi niềm da diết nhớ quê
hương (Lòng quê dợn dợn vời con nước/ Không khói hoàng hôn cũng nhớn hà)
- Nỗi buồn của một con người mất nước mang tâm sự u uất, đây là nỗi
buồn của cả thế hệ...
2 . Nỗi buồn trong Đây thôn Vĩ Dạ .
27
a/Vài nét về tác giả tác phẩm
- Hàn Mặc Tử(1912 – 1940) là một trong những nhà thơ có sức sáng tạo
mạnh mẽ nhất của phong trào Thơ mới. Thơ ông luôn thể hiện một tình yêu
đớn đau hướng về cuộc đời trần thế.
- Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ (lúc đầu có tên gọi Ở đây thôn Vĩ Dạ) được viết
năm 1938, in trong tập Thơ điên (về sau đổi thành Đau thương). Bài thơ được
gợi cảm hứng từ m ối tình đơn phương của Hàn Mặc Tử với một cô gái Huế, ở
thôn Vĩ Dạ.
b. Những sắc thái, cung bậc của nỗi buồn trong Đây thôn Vĩ Dạ.
- Nỗi buồn nhớ Huế thân thương, đượm xót xa của một con người ý thức
được cảnh ngộ của mình (Sao anh không về chơi thôn Vĩ?). Cảnh sắc, con
người Vĩ Dạ đẹp, ấm áp càng gợi nỗi buồn tiếc nuối.
- Cảnh sắc thiên nhiên đẹp, thấm đượm nỗi buồn chia lìa, tan tác (Gió
theo lối gió, mây đường mây/ Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay...), mờ ảo,
chập chờn tỉnh, mộng (Thuyền ai đậu bến sông trăng đó/ Có chởtrăng về kịp tối
nay?). Đó là một thiên nhiên chứa đầy tâm trạng của nhà thơ.
- Nỗi buồn đớn đau, tuyệt vọng của một tâm hồn thiết tha yêu cuộc sống,
con người và ý thức được sự bất lực của mình (Ở đây sương khói mờnhân ảnh/
Ai biết tình ai có đậm đà?)
3.Đánh giá chung
- Buồn là một đặc điểm nổi bật, phổ biến của Thơ mới, mang đến cho
Thơ mới một vẻ đẹp riêng. Cảnh sắc thiên nhiên, tâm trạng con người đều
nhuốm nỗi buồn. Nó được bắt nguồn từ cái tôi cô đơn, bế tắc của một thế hện
hà thơt rước Cách mạng.
- Đều thể hiện một cảm xúc buồn, song Huy Cận trong Tràng giang,
Hàn Mặc Tử trong Đây thôn Vĩ Dạ lại có những sắc thái, những cách thể hiện
riêng. (Cái buồn điệp điệp của Huy Cận bắt nguồn từ sự ý thức về nỗi cô đơn,
nhỏnhoi, bất định của kiếp người trong cái vô cùng vô tận của đất trời; còn Hàn
28
Mặc Tử lại là một nỗi buồn – đau thương của một tâm hồn khát yêu, khát sống,
bị bệnh tật đọa đày, cách biệt với cuộc đời).
Đề 8: So sánh hai nhân vật Chiến và Việt trong truyện ngắn Những đứa
con trong gia đình của nhà văn Nguyễn Thi:
Mở bài.
Giới thiệu nhà văn Nguyễn Thi và truyện ngắn Những đứa con trong gia đình,
đề cập về hai nhân vật.
Thân bài.
- Khái quát về Chiến - Việt.
So sánh hai nhân vật Chiến và Việt
a) Nét chung của hai nhân Vật :
- Chiến và Việt là những người giàu tình cảm, yêu gia đình, yêu quê hương,
yêu đất nước. Tình yêu thương tô đẹp thêm phẩm chất của họ.
- Chiến và Việt đều là khúc sông sau chảy xa hơn dòng sông truyền
thống. họ đã trực tiếp cầm súng bảo vệ quê hương và thực hiện lí tưởng
của mình.
- Đó là hai chị em ruột trong một gia đình nông dân Nam Bộ, có chung
những phẩm chất trong "dòng sông" truyền thống của gia đình : yêu nước, căm
thù giặc sâu sắc; thủy chung, son sắt với cách mạng; gan góc, dũng cảm, khao
khát được chiến đấu giết giặc.
b) Nét riêng :
Tuy nhiên trong dòng sông truyền thống của gia đình ấy "mỗi người một
khúc", mỗi nhân vật lại có nét tình cách riêng, không ai giống ai. Tạo nên vẻ
đẹp của chủ nghĩa anh hùng trong kháng chiến.
- Nhân vật Chiến:
+ Chiến có những nét giống mẹ. Nguyễn Thi có ý thức tô đậm nét kế thừa
người mẹ ở nhân vật Chiến. Từ tính cách đến hình dáng, đây là con người sinh
ra để chịu đựng, để gánh vác....
29
+ Chiến là một tính cách đa dạng : vừa là một cô gái mới lớn, tính khí còn
rất "trẻ con", vừa là người chị biết nhường nhịn em, biết lo toan, đảm đang tháo
vát.
+ So với người mẹ, chiến không chỉ khác ở cái vẻ trẻ trung thích làm duyên
làm dáng. Vận hội mới của cách mạng đã tạo điều kiện cho Chiến được trực
tiếp cầm súng đánh giặc để trả thù nhà, thực hiện lời thề như dao chém đá của
mình : "Đã là thân con gái ra đi thì tao chỉ có một câu : Nếu giặc còn thì tao
mất....."
- Nhân vật Việt : vừa là cậu con trai mới lớn, vừa là một chiến sĩ gan góc,
dũng cảm, kiên cường.
+ Việt có nét riêng dễ mến của một cậu con trai lộc ngộc vô tư, tính tình còn
rất "trẻ con", ngây thơ, hiếu động.
Nếu chiến luôn biết nhường nhịn em, thì trái lại, Việt lại hay tranh giành
phần hơn chị. Việt rất thích đi câu cá, bắn chim, và đến khi đi bộ đội vẫn còn
đem theo cả cái ná thun ở trong túi.
Mọi công việc trong nhà, Việt đều phó thác cho chị. Đêm trước ngày lên
đường, Chiến lo toan thu xếp chu đáo việc nhà, từ em út, nhà cửa, ruộng vườn
đến nơi gửi bàn thờ má, bàn bạc với em một cách trang nghiêm; còn Việt thì vô
tư "lằn kềnh ra ván, cười khì khì", vừa nghe vừa "chụp một con đom đóm úp
trong lòng tay" rồi ngủ quên lúc nào không biết.
Cách thương chị của Việt cũng rất trẻ con, "giấu chị như giấu của riêng" vì
sợ mất chị trước những lời tán tỉnh đùa tếu của anh em.
Việt bị thương nằm lại chiến trường, đến khi gặp được đồng đội thì cũng
"giống hệt như thằng Út em ở nhà, khóc to rồi cười đó...".
+ Tuy vẫn còn có vẻ hồn nhiên, vô tư nhưng Việt cũng thật đường hoàng,
chững chạc trong tư thế của người chiến sĩ trẻ dũng cảm kiên cường.
Dòng máu nóng chảy trong người Việt là dòng máu gia truyền của những
con người gan góc, không bao giờ biết sợ trước sự bạo tàn. Cho nên, còn bé tí
mà Việt đã dám xông thẳng vào thằng giặc đã giết hại cha mình mà đá. Việt đã
30
nằng nặc đòi đi tòng quân để trả thù cho ba má.
Khi xông trận, Việt chiến đấu rất dũng cảm, đã dùng thủ pháo tiêu diệt được
một xe bọc thép của địch.
Và đến khi bị trọng thương, một mình nằm giữa chiến trường, hai mắt
không còn nhìn thấy gì, toàn thân đau điếng và rỏ máu, người thì khô khốc đi vì
đói khát, Việt vẫn ở trong tư thế chờ tiêu diệt giặc. Có thể nói, hành động giết
giặc để trả thù nhà, đền nợ nước đã trở thành một trong những thước đo quan
trọng nhất về phẩm cách con người ở nhân vật Nguyễn Thi.
- Tính cách, cá tính của Chiến và Việt bộc lộ rất sinh động qua cuộc đối
thoại của Việt và Chiến đếm trước ngày lên đường. Cùng rất thương má, cùng
mang nặng mối thù của má, cùng háo hức được cầm súng giết giặc để trả thủ
nhà, nhưng chị ra chị em ra em, con gái ra con gái, con trai ra con trai. Tuy
Chiến và Việt cùng có chất trẻ con nhưng Chiến tỏ ra đã là người lớn, lo toan
thu xếp mọi việc nhà, còn Việt vẫn hết sức vô tư, vô tâm vô tính.
- Nhưng trong đoạn văn tả cảnh hai chị em Chiến, Việt khiêng bàn thờ má
sang gửi nhà chú Năm, lại thấy một Việt trưởng thành và khôn lớn hơn : "Chị
Chiến ra đứng giữa sân, kéo cái khăn trên cổ xuống, cũng sắn tay áo để lộ hai
bắp tay tròn vo sạm đỏ màu cháy nắng, rồi dang cả thân người to và chắc nịch
của mình nhấc bổng một đầu bàn thờ má lên. Việt ghé vào một đầu. Nào, đưa
má sang ở tạm bên nhà chú, chúng con đi đánh giặc để trả thù cho ba má, đến
chừng nước nhà độc lập con lại đưa má về. Việt khiêng trước. Chị Chiến
khiêng bịch bịch phía sau. Nghe tiếng chân chị, Việt thấy thương chị lạ. Lần
đầu tiên Việt mới thấy lòng mình rõ như thế. Còn mối thù thằng Mĩ thì có thể
rờ thấy được, vì nó đang đè nặng trên vai". Một người hồn nhiên, vô tư như
Việt vào chính cái giờ khắc này mới thấy "thương chị lạ" mới "thấy rõ lòng
mình" và cảm thấy rất rõ mối thù thằng Mĩ như có hình, có khối, có trọng
lượng cụ thể đang đè nặng ở trên vai. Chi tiết này đã nói lên thật cụ thể cái
phần sâu thẳm, thiêng liêng của cuộc kháng chiến chống Mĩ.
- Khái quát chung: vẻ đẹp của hai chị em là vẻ đẹp của tuổi trẻ Việt Nam trong
31
cuộc kháng chiến chống Mĩ vì vậy nó mang khuynh hướng sử thi.
3. Kết luận
- Qua hai nhân vật Chiến và Việt ta thấy được vẻ đẹp của con người Nam
Bộ trong kháng chiến chống Mĩ.
- Hai nhân vật này vừa tiêu biểu cho đặc điểm nhân vật trong văn Nguyễn
Thi, vừa cho thấy tài năng của nhà văn trong việc xây dựng nhân vật.
Đề 9: Đề thi ĐH khối C năm 2010.
Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau :
Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay ?
(Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử, Ngữ văn 11,
Tập hai, NXB Giáo dục, 2008, tr. 39)
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.
Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà
(Tràng giang – Huy Cận, Ngữ văn 11,
Tập hai, NXB Giáo dục, 2008, tr. 29)
32
ĐÁP ÁN CHÍNH THỨC CỦA BỘ GIÁO DỤC.
1. Cái “tôi” trữ tình trong đoạn thơ của Hàn Mặc Tử.
a. Cảm giác cô đơn vì chia cách
- Mượn hình ảnh thiên nhiên bộc lộ tâm trang.
+ Gió, mây như đôi bạn “tâm giao” của tạo vật luôn quấn quýt bên nhau,
thế nhưng ở đây, “gió” ở đầu kia, còn mây tận cuối trời tạo một khoảng
cách vời vợi.
+ gió, mây đứng bên nhau nhưng “Gió theo lối gió” còn “mây đường
mây” như hai ốc đảo cô đơn.
+ Hình ảnh “ dòng nước buồn thiu” vì chứng kiến cảnh chia lìa
và cô đơn của “gió, mây”.
+ Dòng nước “buồn thiu” kia, có ý nghĩa tượng trưng cho dòng đời tăm
tối của xã hội Việt Nam trước cách mạng tháng Tám.
b. Niềm khao khát hạnh phúc cuộc đời
- Những hình ảnh: thuyền, bến sông, ánh trăng giàu ý nghĩa tượng trưng
cho niềm khao khát hạnh phúc cuộc đời.
- Hình ảnh con thuyền “mô côi’ nằm trên bến khắc khoãi đợi
chờ một “vầng trăng hạnh phúc”, đã gợi niềm tha thiết hướng đến hơi ấm
tình người, tình đời và “ngôi vườn cuộc đời”.
==> “Đây thôn Vĩ Dạ” tuy có thấp thoáng bóng dáng của tình yêu lứa
đôi qua giai thoại “bức bưu ảnh” của một tiểu thư xứ Huế gởi đến Hàn
Mặc Tử và trở thành niềm cảm hứng cho sự xuất hiện của tuyệt tác thi
33
ca này. Nhưng, đièu đáng quý, là Hàn Mặc Tử đã vượt qua những nỗi
đau thân thế và tình riêng để hướng đến một tình yêu quê hương xứ sở.
2. Cái “tôi” trữ tình trong đoạn thơ của Huy Cận
a. Sự buồn lắng cô đơn trước thời khắc của ngày tàn.
- Hình ảnh thiên nhiên “Lớp lớp mây cao” ngỡ như tươi sáng nhưng thật
sự “đùn” lại thành nặng nề, u ám.
- Cả buổi chiều nặng nề ấy như đè nặng trên cánh chim nhỏ, nhưng đó
là “cánh chim” hiện thân của chủ thể trữ tình kiên quyết từ bỏ tràng
giang u ám của cuộc đời, để tìm một chân trời mới.
b. Đau đáu một tình yêu thầm kín với quê hương, xứ sở.
- Hình ảnh con nước buồn “vời con nước” và mất luôn cả tín hiệu
sự sống “không khói hoàng hôn”, càng làm cho nỗi buồn thêm thấm sâu.
- Đó là nỗi buồn của chủ thể trữ tình mang nặng “ nỗi nhớ nhà”- quê
hương xứ sở trong cảnh nước mất nhà tan.
3.Đánh giá chung
- Đều mượn thiên nhiên để bộc lộ tâm trạng.
- Cả hai đều là những thi sĩ lãng mạn với cái tôi trữ tình hoang mang
bế tắc trước dòng đời u ám.
- Tha thiết hướng đến hạnh phúc cuộc đời.
- Gởi gắm tình yêu thầm kín với quê hương, xứ sở.
- Ý thơ giàu tính nhân văn.
34
- Hồn thơ u uẩn mà tình thơ cao đẹp.
Đề 10: Đề thi ĐH khối C năm 2009.
Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau:
Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông,
Một người chín nhớ mười mong một người.
Gió mưa là bệnh của giời,
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng
(Tương tư – Nguyễn Bính, Ngữ văn 11 Nâng cao,
Tập hai, NXB Giáo dục, 2007, tr.55)
Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.
(Việt Bắc – Tố Hữu, Ngữ văn 12 Nâng cao,
Tập một, NXB Giáo dục, 2008, tr. 84)
ĐÁP ÁN CHÍNH THỨC CỦA BỘ GIÁO DỤC.
1. Vài nét về tác giả và tác phẩm (0,5)
- Nguyễn Bính là gương mặt nổi bật của phong trào Thơ mới và cũng tiêu biểu
cho thơ ca sau Cách mạng, với hồn thơ chân quê, có sở trường về lục bát.
Tương tư là bài thơ đặc sắc của ông, thể hiện tâm trạng nhớ mong chân thực và
tinh tế của chàng trai quê.
- Tố Hữu là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng, với phong cách trữ tình chính trị.
Việt Bắc là bài thơ xuất sắc của ông, thể hiện tình cảm cách mạng sâu nặng đối
với chiến khu và những kỉ niệm kháng chiến. (0,5)
2. Về đoạn thơ trong bài Tương tư (2,0)
- Nội dung (1,0 điểm)
+ Tâm trạng tương tư của chàng trai quê được bộc lộ thành những nhớ mong da
35
diết, trĩu nặng. Nỗi niềm ấy được xem như một quy luật tự nhiên không thể
cưỡng lại, một thứ "tâm bệnh" khó chữa của người đang yêu.
+ Niềm mong nhớ gắn liền với khung cảnh làng quê khiến cho cả không gian
như cũng nhuốm đầy nỗi tương tư.
- Nghệ thuật (1,0 điểm)
+ Thể thơ lục bát thấm đượm phong vị ca dao.
+ Chất liệu ngôn từ chân quê với những địa danh, thành ngữ gần gũi; cách tổ
chức lời thơ độc đáo; sử dụng nhuần nhuyễn nhiều biện pháp tu từ: hoán dụ,
nhân hoá, đối sánh, tăng tiến, hoa trương..
3. Về đoạn thơ trong bài Việt Bắc (2,0 điểm)
- Nội dung (1,0 điểm)
+ Đoạn thơ thể hiện nỗi nhớ đằm thắm, sâu nặng của người cán bộ kháng chiến
dành cho Việt Bắc, trong đó chan hoà tình nghĩa riêng chung.
+ Hiện lên trong nỗi nhớ ấy là hình ảnh Việt Bắc thân thương, với cảnh vật
bình dị mà thơ mộng, với nhịp sống đơn sơ mà êm đềm, đầm ấm.
- Nghệ thuật (1,0 điểm)
+ Thể thơ lục bát kết hợp nhuần nhuyễn chất cổ điển và chất dân gian, nhịp
điệu linh hoạt uyển chuyển, âm hưởng tha thiết, ngọt ngào.
+ Hình ảnh thơ giản dị mà gợi cảm; cách ví von quen thuộc mà vẫn độc đáo;
cách tổ chức lời thơ với phép tiểu đối, phép điệp cân xứng, khéo léo...
4. Về sự tương đồng và khác biệt giữa hai đoạn thơ (0,5 điểm)
- Tương đồng: Cả hai đoạn thơ đều thể hiện nỗi nhớ da diết, sâu nặng; sử dụng
thể thơ lục bát điêu luyện.
- Khác biệt: Đoạn thơ trong bài Tương tư là nỗi nhớ của tình yêu lứa đôi, gắn
với không gian làng quê Bắc Bộ, vừa bày tỏ vừa "lí sự" về tương tư, với cách
đối sánh táo bạo...; đoạn thơ
trong bài Việt Bắc là nỗi nhớ của tình cảm cách mạng, gắn với không gian núi
rừng Việt Bắc, nghiêng hẳn về bộc bạch tâm tình, với cách ví von duyên dáng...
36
C. HỆ THỐNG ĐỀ THAM KHẢO
Đề 1: So sánh hai nhân vật Đan Thiềm trong Vĩnh biệt cửu trùng đài ( Nguyễn
Huy Tưởng) và Viên Quản Ngục trong tác phẩm Chữ người tử tù ( Huấn Cao).
Đề 2: So sánh nhân vật Tnú trong tác phẩm “Rừng xà nu”và nhân Việt trong
tác phẩm “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi để thấy được vẻ
đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
Đề 3: Cảm nhận của em về hai bài thơ Đất Nước Của Nguyễn Đình Thi và Đất
Nước của Nguyễn Khoa Điềm.
Đề 4: Vẻ đẹp của Người chiến sĩ Cách mạng qua hai bài thơ Chiều tối (Hồ Chí
Minh) và Từ ấy ( Tố Hữu).
Đề 5: Cảm nhận về vẻ đẹp của cánh chim trong hai bài thơ Chiều tối (Hồ Chí
Minh) và Tràng Giang (HuyCận).
Đề 6: Cảm nhận của em về quá trình thức tỉnh của hai nhân vật Chí Phèo
(Chí Phèo- Nam Cao) và Mị (Vợ chồng A Phủ- Tô Hoài)
Đề 7: So sánh mùa thu trong Đây mùa thu tới (Xuân Diệu) và mùa thu trong
Đất Nước của Nguyễn Đình Thi?
Đề 8: Cái tôi tác giả NguyễnTuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường qua hai tác phẩm
Sông Đà và Sông Hương?
D: Kết luận.
Dạy Văn đòi hỏi sự sáng tạo của người giáo viên, người thầy dạy giỏi vừa là
một nhà sư phạm lại đồng thời là một người nghệ sĩ. Chuyên đề này tôi đã giúp
tôi củng cố kiến thức, nâng cao mở rộng, trang bị kiến thức cho học sinh trước
kì thi ĐH- CĐ. Để viết được chuyên đề này tôi đã rút ra những kinh nghiệm ít
ỏi từ bản thân, tham khảo đồng nghiệp, tham khảo sách báo. Chuyên đề này là
ý kiến chủ quan của cá nhân không tránh khỏi những hạn chế. Vì vậy kính
37
mong quý thầy, cô đóng góp ý kiến để chuyên đề sâu sắc hơn. Góp phần cùng
nhau thực hiện thành công khẩu hiệu của nghành “Dạy tốt, học tốt”.
Xin trân trọng cảm ơn!
Bình Sơn ngày 23- 02- 2014.
Người viết
Đỗ Thị Quỳnh Lan
38
[...]... nhà văn Tô Hoài miêu tả bằng những hành động cụ thể, sinh động -Lý giải sự khác biệt 13 + Hai tác phẩm này đều viết vào những thời kì nhạy cảm của đất nước, nhưng các tác giả đều cảm nhận được luồng gió cách mạng + Tài năng và phong cách nghệ thuật của các tác giả khi đi viết về vẻ đẹp của người lao động, tạo nên những đóng góp sâu sắc cho văn xuôi hiện đại Việt Nam Đề 3: So sánh nhân vật Huấn Cao trong. .. nhà văn đều thể hiện tài năng trong sáng tạo nghệ thuật Đây là hai kết thúc mang tính dự báo cho xã hội lúc bấy giờ b Điểm khác biệt: Hai chi tiết, hai tác phẩm đã ra đời trong hai giai đoạn khác nhau của văn học: trước và sau Cách mạng tháng Tám Hai hình ảnh mang hai ý nghĩa khác nhau: + Người nông dân trong truyện ngắn Chí Phèo hoàn toàn bế tắc vì không được cách mạng soi sáng + Người nông dân trong. .. thương của một tâm hồn khát yêu, khát sống, bị bệnh tật đọa đày, cách biệt với cuộc đời) Đề 8: So sánh hai nhân vật Chiến và Việt trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của nhà văn Nguyễn Thi: Mở bài Giới thiệu nhà văn Nguyễn Thi và truyện ngắn Những đứa con trong gia đình, đề cập về hai nhân vật Thân bài - Khái quát về Chiến - Việt So sánh hai nhân vật Chiến và Việt a) Nét chung của hai nhân Vật... tượng so sánh (Phân ích các đối tượng so sánh) - So sánh - Điểm giống: 11 +Tràng, A Phủ, đều là những người nông dân nghèo, thật thà, chất phác, giản dị, nuôi sống bản thân và gia đình bằng bàn tay lao động của mình Tràng dân ngụ cư làm nghề đẩy xe thuê, mẹ già cả A Phủ là tôi tớ nhà thống lí, không mẹ cha, gia đình Họ đều phải kiếm sống bằng sức lao động của mình + Họ là những người cùng cảnh ngộ,đều... tương lai + Thông điệp ngợi ca cách mạng, bởi chỉ có cách mạng mới có thể mang đưa nhân dân đến bến bờ tươi sáng So sánh a Điểm tương đồng - Truyện ngắn “Chí phèo” của Nam Cao và “Vợ nhặt” của Kim Lân đều thể hiện ánh nhìn nhân đạo của hai nhà văn đối với đời sống, những mảnh đời bất hạnh trong xã hội cũ Đó là sự trân trọng khát vọng ước mơ, niềm tin - Cả hai thiên truyện đều mang ý nghĩa tố cáo sâu... dẫn đến cảnh cơ cực, lầm than trong thiên hạ Họ trách móc, oán thán, căm ghét ông Đối với nhân dân, ông là một tội nhân Vũ Như Tô đắm mình trong niềm đam mê nghệ thuật hơi mù quáng, ảo vọng xa rời thực tế,cuộc sống của nhân dân * Lí giải: - Hoàn cảnh xã hội - Tác giả, phong cách nghệ thuật - Ý thức hệ thời đại Kết luận - khái quát lại vấn đề - Liên hệ mở rộng Đề 4: So sánh cách kết thúc của hai tác phẩm... nhiên, tâm trạng con người đều nhuốm nỗi buồn Nó được bắt nguồn từ cái tôi cô đơn, bế tắc của một thế hện hà thơt rước Cách mạng - Đều thể hiện một cảm xúc buồn, song Huy Cận trong Tràng giang, Hàn Mặc Tử trong Đây thôn Vĩ Dạ lại có những sắc thái, những cách thể hiện riêng (Cái buồn điệp điệp của Huy Cận bắt nguồn từ sự ý thức về nỗi cô đơn, nhỏnhoi, bất định của kiếp người trong cái vô cùng vô tận... thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm Giới thiệu khái quát về hai cách kết thúc tác phẩm - Nam Cao và Kim Lân là hai trong những cây bút hiện thực xuất sắc trong đời sống văn học hiện đại Việt Nam, đều viết thành công về đề tài người nông dân - Chí Phèo và Vợ nhặt là hai thiên truyện khắc họa tình trạng thê thảm của người nông dân trước cách mạng tháng Tám Tuy nhiên kết quả cuối cùng 17 có những bước... đoạn thơ đều thể hiện nỗi nhớ da diết, sâu nặng; sử dụng thể thơ lục bát điêu luyện - Khác biệt: Đoạn thơ trong bài Tương tư là nỗi nhớ của tình yêu lứa đôi, gắn với không gian làng quê Bắc Bộ, vừa bày tỏ vừa "lí sự" về tương tư, với cách đối sánh táo bạo ; đoạn thơ trong bài Việt Bắc là nỗi nhớ của tình cảm cách mạng, gắn với không gian núi rừng Việt Bắc, nghiêng hẳn về bộc bạch tâm tình, với cách ví... Nó chẳng những làm cho hình tượng nghệ thuật trở nên sống động mà còn góp phần làm nổi bật tư tưởng, chủ đề của tác phẩm Với chi tiết tiếng khóc nhân vật Hộ và Chí Phèo, Nam Cao đã đem đến cho văn học Việt Nam 1930-1945 một tiếng nói nhân văn sâu sắc, khẳng định tài năng nghệ thuật của người nghệ sĩ trong việc mô tả và phân tích tâm lý nhân vật 24 Đề 6: Tương quan ánh sáng và bóng tối trong hai tác ... diện so sánh văn học - Giúp học sinh nắm cách làm dạng đề so sánh văn học - Biết liên hệ vận dụng kiến thức học để giải đề có chủ đề, nội dung, cảm hứng từ khái quát trình đóng góp nhà văn tiến...CHUYÊN ĐỀ LUYỆN THI ĐẠI HỌC : CÁCH LÀM CÁC DẠNG ĐỀ SO SÁNH TRONG VĂN HỌC NGƯỜI VIẾT: ĐỖ THỊ QUỲNH LAN TỔ: VĂN - TD - GDCD TRƯỜNG THPT BÌNH SƠN A: MỤC ĐÍCH... Nguyễn Minh Châu - Ngoài học sinh gặp dạng đề khác so sánh văn học trào lưu, khuynh hướng, thay đổi phong cách nhà văn - Đây vấn đề quan trọng tác phẩm văn học, đòi hỏi người học phải có kiến thức