trong hai tác phẩm Hai đứa trẻ (Thạch Lam), Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân) Thân bài.
1. Làm rõ đối tượng thứ nhất:
- Hình tượng bóng tối trong Hai đứa trẻ: diễn tả sự tù đọng, bế tắc, ngột ngạt, nghèo đói, không lối thoát của những con người trong ao đời bằng phẳng.
- Hình tượng ánh sáng: nhỏ nhoi, yếu ớt, tàn lụi, hột sáng, đốm sáng, chấm sáng… biểu trưng cho một cuộc sống lạc hậu, tù đọng không biết đến ngày mai là gì.
2 Làm rõ đối tượng thứ hai:
- Hình tượng bóng tối trong Chữ người tử tù: sự tàn bạo, dơ bẩn của xã hội phong kiến suy đồi. Sự xấu xa của cái đê tiện cái thấp hèn.
- Hình tượng ánh sáng: biểu tượng cho cái Đẹp, cái Dũng, cái Thiên Lương trong sáng của con người. Cái đẹp bao giờ cũng chiến thắng.
3. So sánh: nét tương đồng và khác biệt giữa hai đối tượng trên cả hai bình
diện nội dung và hình thức nghệ thuật: -Tương đồng:
+ Đều sử dụng bóng tối và ánh sáng để tạo ý đồ riêng cho sáng tạo nghệ thuật. Làm bật lên vẻ đẹp của nhân vật và khát vọng vươn lên...
+ Cả hai tác giả đều sử dụng ánh sáng và bóng tối như một nguyên tắc đối lập, một thủ pháp nghệ thuật trong xây dựng tình huống truyện. Bóng tối đều sử dụng để nói về cái âm u, tù túng, cái xấu xa của thế lực. Ánh sáng đều hướng con người vươn đến những điều tốt đẹp. Hệ thống ánh sáng bóng tối được sử dụng như một dụng ý nghệ thuật đầy chất tạo hình...
- Sử dụng bóng tối để tố cáo xã hội, để khẳng định một thông điệp trong bóng tối con người vẫn vươn lên hạnh phúc.
- Khác biệt:
+ Với Nguyễn Tuân ánh sáng và bóng tối vừa đối lập, vừa bổ sung, nâng đỡ nhau, đồng thời có sự chuyển hóa từ bóng tối ra ánh sáng. Bóng tối làm cho ánh sáng mạnh mẽ hơn, qua đó tác giả chứng minh một điều ánh sáng của chân, thiện, mĩ sẽ chiến thắng tất cả...
+ Với Thạch Lam, bóng tối vừa mang nghĩa biểu trưng cho cuộc sống tù đọng, quẩn quanh nơi phố huyện vừa được sử dụng như phông nền chính nhằm làm nổi bật giá trị nhân văn của tác phẩm.
4 Lý giải sự khác biệt:
- Với Nguyễn Tuân, cảm hứng thẩm mỹ của ông bắt nguồn từ cái đẹp lớn lao, cái cao cả, bi hùng hoặc mô tả những nhân cách lớn... nên thủ pháp nghệ thuật cũng xây dựng dựa trên sự đối lập gay gắt, ánh sáng và bóng tối cũng được sử dụng nhằm miêu tả những tương phản mạnh mẽ, những chuyển biến bất ngờ, đột ngột. Đó vừa là một thủ pháp trong xây dựng tình huống truyện, vừa là sự dẫn dắt đi đến kết thúc của sự chiến thắng giữa chân lý, cái đẹp với cái xấu, cái ác.
- Thạch Lam do chỉ chú ý đến những cái bình thường, giản dị, nhỏ nhoi trong cuộc sống nên ánh sáng và bóng tối trong tác phẩm của ông không có sự chuyển biến dữ dội, bất ngờ.
Kết luận
- Khái quát lại vấn đề và mở rộng...
Đề 7: Nỗi buồn trong Thơ mới qua hai bài thơ Tràng giang (Huy Cận),
Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử).
1. Nỗi buồn trong Tràng Giang . a/ Vài nét về tác giảvà tác phẩm
- Huy Cận (1919 – 2005) là một trong những nhà thơ xuất sắc nhất của phong trào Thơ mới. Trước Cách mạng tháng Tám 1945, tác phẩm đáng chú ý nhất của Huy Cận là tập Lửa thiêng, một tập thơ thể hiện rõ nét cá tính, tài năng, phong cách thơ Huy Cận.
- Tràng Giang được in trong tập Lửa thiêng, và được xem là bài thơ hay nhất của Huy Cận trước Cách mạng. Cảm xúc bài thơ được khơi gợi từ một buổi chiều nhà thơ đứng trước sông Hồng mênh mang sóng nước.
b/Những sắc thái, cung bậc của nỗi buồn trong Tràng giang.
- Nỗi ám ảnh về sự cô đơn, nhỏ nhoi của con người trước đất trời, sông nước mênh mông (Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp), sự chia lìa, nổi trôi bất định (thuyền vềnước lại sầu trăm ngả/ Củi một cành khô lạc mấy dòng...) - Thiên nhiên tĩnh lặng, hoang sơ thiếu vắng sự sống con người, một thiên nhiên nhuốm đầy tâm trạng (không chuyến đò ngang; không cầu gợi chút niềm thân mật; Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng...).
- Nỗi buồn của người xa quê, đau đáu một nỗi niềm da diết nhớ quê hương (Lòng quê dợn dợn vời con nước/ Không khói hoàng hôn cũng nhớn hà) - Nỗi buồn của một con người mất nước mang tâm sự u uất, đây là nỗi buồn của cả thế hệ...
a/Vài nét về tác giả tác phẩm
- Hàn Mặc Tử(1912 – 1940) là một trong những nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất của phong trào Thơ mới. Thơ ông luôn thể hiện một tình yêu đớn đau hướng về cuộc đời trần thế.
- Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ (lúc đầu có tên gọi Ở đây thôn Vĩ Dạ) được viết năm 1938, in trong tập Thơ điên (về sau đổi thành Đau thương). Bài thơ được gợi cảm hứng từ m ối tình đơn phương của Hàn Mặc Tử với một cô gái Huế, ở thôn Vĩ Dạ.
b. Những sắc thái, cung bậc của nỗi buồn trong Đây thôn Vĩ Dạ.
- Nỗi buồn nhớ Huế thân thương, đượm xót xa của một con người ý thức được cảnh ngộ của mình (Sao anh không về chơi thôn Vĩ?). Cảnh sắc, con người Vĩ Dạ đẹp, ấm áp càng gợi nỗi buồn tiếc nuối.
- Cảnh sắc thiên nhiên đẹp, thấm đượm nỗi buồn chia lìa, tan tác (Gió theo lối gió, mây đường mây/ Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay...), mờ ảo, chập chờn tỉnh, mộng (Thuyền ai đậu bến sông trăng đó/ Có chởtrăng về kịp tối nay?). Đó là một thiên nhiên chứa đầy tâm trạng của nhà thơ.
- Nỗi buồn đớn đau, tuyệt vọng của một tâm hồn thiết tha yêu cuộc sống, con người và ý thức được sự bất lực của mình (Ở đây sương khói mờnhân ảnh/ Ai biết tình ai có đậm đà?)
3.Đánh giá chung
- Buồn là một đặc điểm nổi bật, phổ biến của Thơ mới, mang đến cho Thơ mới một vẻ đẹp riêng. Cảnh sắc thiên nhiên, tâm trạng con người đều nhuốm nỗi buồn. Nó được bắt nguồn từ cái tôi cô đơn, bế tắc của một thế hện hà thơt rước Cách mạng.
- Đều thể hiện một cảm xúc buồn, song Huy Cận trong Tràng giang, Hàn Mặc Tử trong Đây thôn Vĩ Dạ lại có những sắc thái, những cách thể hiện riêng. (Cái buồn điệp điệp của Huy Cận bắt nguồn từ sự ý thức về nỗi cô đơn, nhỏnhoi, bất định của kiếp người trong cái vô cùng vô tận của đất trời; còn Hàn
Mặc Tử lại là một nỗi buồn – đau thương của một tâm hồn khát yêu, khát sống, bị bệnh tật đọa đày, cách biệt với cuộc đời).
Đề 8: So sánh hai nhân vật Chiến và Việt trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của nhà văn Nguyễn Thi:
Mở bài.
Giới thiệu nhà văn Nguyễn Thi và truyện ngắn Những đứa con trong gia đình,
đề cập về hai nhân vật. Thân bài.
- Khái quát về Chiến - Việt.
So sánh hai nhân vật Chiến và Việt a) Nét chung của hai nhân Vật :