0
Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Nét riên g:

Một phần của tài liệu CÁCH LÀM CÁC DẠNG ĐỀ SO SÁNH TRONG VĂN HỌC (Trang 29 -29 )

- Chiến và Việt đều là khúc sông sau chảy xa hơn dòng sông truyền thống họ đã trực tiếp cầm súng bảo vệ quê hương và thực hiện lí tưởng

b) Nét riên g:

Tuy nhiên trong dòng sông truyền thống của gia đình ấy "mỗi người một khúc", mỗi nhân vật lại có nét tình cách riêng, không ai giống ai. Tạo nên vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng trong kháng chiến.

- Nhân vật Chiến:

+ Chiến có những nét giống mẹ. Nguyễn Thi có ý thức tô đậm nét kế thừa người mẹ ở nhân vật Chiến. Từ tính cách đến hình dáng, đây là con người sinh ra để chịu đựng, để gánh vác....

+ Chiến là một tính cách đa dạng : vừa là một cô gái mới lớn, tính khí còn rất "trẻ con", vừa là người chị biết nhường nhịn em, biết lo toan, đảm đang tháo vát.

+ So với người mẹ, chiến không chỉ khác ở cái vẻ trẻ trung thích làm duyên làm dáng. Vận hội mới của cách mạng đã tạo điều kiện cho Chiến được trực tiếp cầm súng đánh giặc để trả thù nhà, thực hiện lời thề như dao chém đá của mình : "Đã là thân con gái ra đi thì tao chỉ có một câu : Nếu giặc còn thì tao mất..."

- Nhân vật Việt : vừa là cậu con trai mới lớn, vừa là một chiến sĩ gan góc, dũng cảm, kiên cường.

+ Việt có nét riêng dễ mến của một cậu con trai lộc ngộc vô tư, tính tình còn rất "trẻ con", ngây thơ, hiếu động.

Nếu chiến luôn biết nhường nhịn em, thì trái lại, Việt lại hay tranh giành phần hơn chị. Việt rất thích đi câu cá, bắn chim, và đến khi đi bộ đội vẫn còn đem theo cả cái ná thun ở trong túi.

Mọi công việc trong nhà, Việt đều phó thác cho chị. Đêm trước ngày lên đường, Chiến lo toan thu xếp chu đáo việc nhà, từ em út, nhà cửa, ruộng vườn đến nơi gửi bàn thờ má, bàn bạc với em một cách trang nghiêm; còn Việt thì vô tư "lằn kềnh ra ván, cười khì khì", vừa nghe vừa "chụp một con đom đóm úp trong lòng tay" rồi ngủ quên lúc nào không biết.

Cách thương chị của Việt cũng rất trẻ con, "giấu chị như giấu của riêng" vì sợ mất chị trước những lời tán tỉnh đùa tếu của anh em.

Việt bị thương nằm lại chiến trường, đến khi gặp được đồng đội thì cũng "giống hệt như thằng Út em ở nhà, khóc to rồi cười đó...".

+ Tuy vẫn còn có vẻ hồn nhiên, vô tư nhưng Việt cũng thật đường hoàng, chững chạc trong tư thế của người chiến sĩ trẻ dũng cảm kiên cường.

Dòng máu nóng chảy trong người Việt là dòng máu gia truyền của những con người gan góc, không bao giờ biết sợ trước sự bạo tàn. Cho nên, còn bé tí mà Việt đã dám xông thẳng vào thằng giặc đã giết hại cha mình mà đá. Việt đã

nằng nặc đòi đi tòng quân để trả thù cho ba má.

Khi xông trận, Việt chiến đấu rất dũng cảm, đã dùng thủ pháo tiêu diệt được một xe bọc thép của địch.

Và đến khi bị trọng thương, một mình nằm giữa chiến trường, hai mắt

không còn nhìn thấy gì, toàn thân đau điếng và rỏ máu, người thì khô khốc đi vì đói khát, Việt vẫn ở trong tư thế chờ tiêu diệt giặc. Có thể nói, hành động giết giặc để trả thù nhà, đền nợ nước đã trở thành một trong những thước đo quan trọng nhất về phẩm cách con người ở nhân vật Nguyễn Thi.

- Tính cách, cá tính của Chiến và Việt bộc lộ rất sinh động qua cuộc đối thoại của Việt và Chiến đếm trước ngày lên đường. Cùng rất thương má, cùng mang nặng mối thù của má, cùng háo hức được cầm súng giết giặc để trả thủ nhà, nhưng chị ra chị em ra em, con gái ra con gái, con trai ra con trai. Tuy Chiến và Việt cùng có chất trẻ con nhưng Chiến tỏ ra đã là người lớn, lo toan thu xếp mọi việc nhà, còn Việt vẫn hết sức vô tư, vô tâm vô tính.

- Nhưng trong đoạn văn tả cảnh hai chị em Chiến, Việt khiêng bàn thờ má sang gửi nhà chú Năm, lại thấy một Việt trưởng thành và khôn lớn hơn : "Chị Chiến ra đứng giữa sân, kéo cái khăn trên cổ xuống, cũng sắn tay áo để lộ hai bắp tay tròn vo sạm đỏ màu cháy nắng, rồi dang cả thân người to và chắc nịch của mình nhấc bổng một đầu bàn thờ má lên. Việt ghé vào một đầu. Nào, đưa má sang ở tạm bên nhà chú, chúng con đi đánh giặc để trả thù cho ba má, đến chừng nước nhà độc lập con lại đưa má về. Việt khiêng trước. Chị Chiến khiêng bịch bịch phía sau. Nghe tiếng chân chị, Việt thấy thương chị lạ. Lần đầu tiên Việt mới thấy lòng mình rõ như thế. Còn mối thù thằng Mĩ thì có thể rờ thấy được, vì nó đang đè nặng trên vai". Một người hồn nhiên, vô tư như Việt vào chính cái giờ khắc này mới thấy "thương chị lạ" mới "thấy rõ lòng mình" và cảm thấy rất rõ mối thù thằng Mĩ như có hình, có khối, có trọng lượng cụ thể đang đè nặng ở trên vai. Chi tiết này đã nói lên thật cụ thể cái phần sâu thẳm, thiêng liêng của cuộc kháng chiến chống Mĩ.

cuộc kháng chiến chống Mĩ vì vậy nó mang khuynh hướng sử thi. 3. Kết luận

- Qua hai nhân vật Chiến và Việt ta thấy được vẻ đẹp của con người Nam Bộ trong kháng chiến chống Mĩ.

- Hai nhân vật này vừa tiêu biểu cho đặc điểm nhân vật trong văn Nguyễn Thi, vừa cho thấy tài năng của nhà văn trong việc xây dựng nhân vật.

Đề 9: Đề thi ĐH khối C năm 2010.

Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau : Gió theo lối gió, mây đường mây

Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay ?

(Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử, Ngữ văn 11,

Tập hai, NXB Giáo dục, 2008, tr. 39) Lớp lớp mây cao đùn núi bạc

Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.

Lòng quê dợn dợn vời con nước,

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà

(Tràng giang – Huy Cận, Ngữ văn 11,

ĐÁP ÁN CHÍNH THỨC CỦA BỘ GIÁO DỤC. 1. Cái “tôi” trữ tình trong đoạn thơ của Hàn Mặc Tử. a. Cảm giác cô đơn vì chia cách

- Mượn hình ảnh thiên nhiên bộc lộ tâm trang.

+ Gió, mây như đôi bạn “tâm giao” của tạo vật luôn quấn quýt bên nhau, thế nhưng ở đây, “gió” ở đầu kia, còn mây tận cuối trời tạo một khoảng cách vời vợi.

+ gió, mây đứng bên nhau nhưng “Gió theo lối gió” còn “mây đường mây” như hai ốc đảo cô đơn.

+ Hình ảnh “ dòng nước buồn thiu” vì chứng kiến cảnh chia lìa và cô đơn của “gió, mây”.

+ Dòng nước “buồn thiu” kia, có ý nghĩa tượng trưng cho dòng đời tăm tối của xã hội Việt Nam trước cách mạng tháng Tám.

b. Niềm khao khát hạnh phúc cuộc đời

- Những hình ảnh: thuyền, bến sông, ánh trăng giàu ý nghĩa tượng trưng cho niềm khao khát hạnh phúc cuộc đời.

- Hình ảnh con thuyền “mô côi’ nằm trên bến khắc khoãi đợi

chờ một “vầng trăng hạnh phúc”, đã gợi niềm tha thiết hướng đến hơi ấm tình người, tình đời và “ngôi vườn cuộc đời”.

==> “Đây thôn Vĩ Dạ” tuy có thấp thoáng bóng dáng của tình yêu lứa đôi qua giai thoại “bức bưu ảnh” của một tiểu thư xứ Huế gởi đến Hàn Mặc Tử và trở thành niềm cảm hứng cho sự xuất hiện của tuyệt tác thi

ca này. Nhưng, đièu đáng quý, là Hàn Mặc Tử đã vượt qua những nỗi đau thân thế và tình riêng để hướng đến một tình yêu quê hương xứ sở. 2. Cái “tôi” trữ tình trong đoạn thơ của Huy Cận

a. Sự buồn lắng cô đơn trước thời khắc của ngày tàn.

- Hình ảnh thiên nhiên “Lớp lớp mây cao” ngỡ như tươi sáng nhưng thật sự “đùn” lại thành nặng nề, u ám.

- Cả buổi chiều nặng nề ấy như đè nặng trên cánh chim nhỏ, nhưng đó là “cánh chim” hiện thân của chủ thể trữ tình kiên quyết từ bỏ tràng giang u ám của cuộc đời, để tìm một chân trời mới.

b. Đau đáu một tình yêu thầm kín với quê hương, xứ sở.

- Hình ảnh con nước buồn “vời con nước” và mất luôn cả tín hiệu sự sống “không khói hoàng hôn”, càng làm cho nỗi buồn thêm thấm sâu. - Đó là nỗi buồn của chủ thể trữ tình mang nặng “ nỗi nhớ nhà”- quê hương xứ sở trong cảnh nước mất nhà tan.

3.Đánh giá chung

- Đều mượn thiên nhiên để bộc lộ tâm trạng.

- Cả hai đều là những thi sĩ lãng mạn với cái tôi trữ tình hoang mang bế tắc trước dòng đời u ám.

- Tha thiết hướng đến hạnh phúc cuộc đời.

- Gởi gắm tình yêu thầm kín với quê hương, xứ sở. - Ý thơ giàu tính nhân văn.

- Hồn thơ u uẩn mà tình thơ cao đẹp.

Đề 10: Đề thi ĐH khối C năm 2009.

Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau:

Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông, Một người chín nhớ mười mong một người.

Gió mưa là bệnh của giời, Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng

(Tương tư – Nguyễn Bính, Ngữ văn 11 Nâng cao, Tập hai, NXB Giáo dục, 2007, tr.55)

Nhớ gì như nhớ người yêu

Trăng lên đầu núi nắng chiều lưng nương Nhớ từng bản khói cùng sương Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.

(Việt Bắc – Tố Hữu, Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập một, NXB Giáo dục, 2008, tr. 84)

ĐÁP ÁN CHÍNH THỨC CỦA BỘ GIÁO DỤC. 1. Vài nét về tác giả và tác phẩm (0,5)

- Nguyễn Bính là gương mặt nổi bật của phong trào Thơ mới và cũng tiêu biểu cho thơ ca sau Cách mạng, với hồn thơ chân quê, có sở trường về lục bát. Tương tư là bài thơ đặc sắc của ông, thể hiện tâm trạng nhớ mong chân thực và tinh tế của chàng trai quê.

- Tố Hữu là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng, với phong cách trữ tình chính trị. Việt Bắc là bài thơ xuất sắc của ông, thể hiện tình cảm cách mạng sâu nặng đối với chiến khu và những kỉ niệm kháng chiến. (0,5)

2. Về đoạn thơ trong bài Tương tư (2,0) - Nội dung (1,0 điểm)

diết, trĩu nặng. Nỗi niềm ấy được xem như một quy luật tự nhiên không thể cưỡng lại, một thứ "tâm bệnh" khó chữa của người đang yêu.

+ Niềm mong nhớ gắn liền với khung cảnh làng quê khiến cho cả không gian như cũng nhuốm đầy nỗi tương tư.

- Nghệ thuật (1,0 điểm)

+ Thể thơ lục bát thấm đượm phong vị ca dao.

+ Chất liệu ngôn từ chân quê với những địa danh, thành ngữ gần gũi; cách tổ chức lời thơ độc đáo; sử dụng nhuần nhuyễn nhiều biện pháp tu từ: hoán dụ, nhân hoá, đối sánh, tăng tiến, hoa trương..

3. Về đoạn thơ trong bài Việt Bắc (2,0 điểm) - Nội dung (1,0 điểm)

+ Đoạn thơ thể hiện nỗi nhớ đằm thắm, sâu nặng của người cán bộ kháng chiến dành cho Việt Bắc, trong đó chan hoà tình nghĩa riêng chung.

+ Hiện lên trong nỗi nhớ ấy là hình ảnh Việt Bắc thân thương, với cảnh vật bình dị mà thơ mộng, với nhịp sống đơn sơ mà êm đềm, đầm ấm.

- Nghệ thuật (1,0 điểm)

+ Thể thơ lục bát kết hợp nhuần nhuyễn chất cổ điển và chất dân gian, nhịp điệu linh hoạt uyển chuyển, âm hưởng tha thiết, ngọt ngào.

+ Hình ảnh thơ giản dị mà gợi cảm; cách ví von quen thuộc mà vẫn độc đáo; cách tổ chức lời thơ với phép tiểu đối, phép điệp cân xứng, khéo léo...

4. Về sự tương đồng và khác biệt giữa hai đoạn thơ (0,5 điểm)

- Tương đồng: Cả hai đoạn thơ đều thể hiện nỗi nhớ da diết, sâu nặng; sử dụng thể thơ lục bát điêu luyện.

- Khác biệt: Đoạn thơ trong bài Tương tư là nỗi nhớ của tình yêu lứa đôi, gắn với không gian làng quê Bắc Bộ, vừa bày tỏ vừa "lí sự" về tương tư, với cách đối sánh táo bạo...; đoạn thơ

trong bài Việt Bắc là nỗi nhớ của tình cảm cách mạng, gắn với không gian núi rừng Việt Bắc, nghiêng hẳn về bộc bạch tâm tình, với cách ví von duyên dáng...

Một phần của tài liệu CÁCH LÀM CÁC DẠNG ĐỀ SO SÁNH TRONG VĂN HỌC (Trang 29 -29 )

×