1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NHẬN BIẾT một số CHẤT hóa học”

22 1K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 431 KB

Nội dung

TRƯỜNG THPT TAM ĐẢO CHUYÊN ĐỀ ÔN THI ĐẠI HỌC “NHẬN BIẾT MỘT SỐ CHẤT HÓA HỌC” Người thực hiện: HOÀNG THỊ THÚY NGA Giáo viên: HÓA HỌC Tổ: LÝ – HÓA - SINH NĂM HỌC: 2013 - 2014 1 NHẬN BIẾT MỘT SỐ CHẤT HÓA HỌC - Đối tượng học sinh bồi dưỡng: + Học sinh khối lớp 12 + Học sinh đang ôn thi ĐH - CĐ. - Dự kiến số tiết bồi dưỡng: 7 tiết - Tên chuyên đề: chuyên đề “Nhận biết một số chất hóa học” 2 Phần I. Mở đầu Hoá học là bộ môn được đưa vào chương trình học muộn nhất, nên nó là một môn học mới lạ, kích thích sự tò mò, tính ham hiểu biết của học sinh đối với bộ môn này. Tuy nhiên, nó cũng có thể là một môn học gây sự ức chế và tâm lý ngại, sợ học đối với học sinh nếu như các em không nắm được kiến thức để giải một số bài tập cơ bản của bộ môn hoá học. Với đặc điểm là môn khoa học bao gồm cả lý thuyết và thực nghiệm. Các bài tập hoá học rất đa dạng và phong phú nên việc rèn luyện kỹ năng giải bài tập hoá học cho học sinh là nhiệm vụ quan trọng của giáo viên bộ môn. Trong hệ thống các bài tập hoá học được phân bố đều khắp ở chương trình, tôi nhận thấy có rất nhiều dạng bài tập khác nhau nhưng học sinh đặc biệt chú ý và bị hấp dẫn bởi các bài tập liên quan đến "Nhận biết một số chất hóa học" bởi muốn làm được các em phải nắm chắc kiến thức lý thuyết về tính chất hoá học của các chất, vận dụng hết sức khéo léo, biến đổi linh hoạt mới có thể làm được dạng bài tập này. Mặt khác, SGK giới thiệu với các em bài tập này dưới dạng những bài tập nhỏ nằm hầu hết ở các chương, các bài mà không phân thành từng dạng riêng biệt. Chính vì thế học sinh phải hiểu rõ và có cái nhìn tổng hợp về các chất. Do vậy, tôi chọn chuyên đề "Nhận biết một số chất hóa học" với hy vọng giúp các em có thể nhận dạng và giải bài tập này đơn giản, dễ dàng hơn. 3 Phần II. Nội dung A. KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ: I. Nguyên tắc và yêu cầu khi giải bài tập nhận biết: - Để nhận biết các hóa chất cần nắm vững tính chất vật lí, hóa học cơ bản của chất đó như: trạng thái, màu sắc, mùi vị, các phản ứng hóa học đặc trưng có kèm theo dấu hiệu tạo kết tủa, hòa tan, sủi bọt khí, thay đổi màu sắc,.... kể cả những chất do chúng tạo ra trong quá trình nhận biết - Phản ứng hóa học được chọn để nhận biết thường đơn giản, đặc trưng và có dấu hiệu rõ rệt. Thông thường, muốn nhận biết n hóa chất cần phải tiến hành (n-1) thí nghiệm. - Các hóa chất được lựa chọn dùng để nhận biết các hóa chất theo yêu cầu của bài được gọi là thuốc thử II. Thuốc thử cho một số hóa chất. 1. Phần vô cơ. Chất cần nhận biết Li K Na Ca Ba Li, K, Na,Ca, Ba Be Zn Al Thuốc thử Đốt cháy Với Ca dd đục dd NaOH loại từ Mg dd H+ (dd HCl) đến Pb HNO3 đặc / t0 M + n H2O → M(OH)n + n H2 ↑ 2 M + (4 – n) OH- + (n-2)H2O → - dd OH Phương trình phản ứng Ngọn lửa màu đỏ tía Ngọn lửa màu tím Ngọn lửa màu vàng Ngọn lửa màu đỏ da cam Ngọn lửa màu vàng lục Dung dịch trong + H2 ↑ H2O Các kim Cu Hiện tượng Tan + H2 ↑ MO2n-4 + Tan + H2 ↑ Với Pb có PbCl2 ↓ trắng Tan + dd màu xanh + NO2 ↑ n H2 ↑ 2 M + n H+ → Mn+ + n H2 ↑ 2 Cu + 4HNO3 → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O. nâu dd HCl, dd H2SO4 loãng, Tan + dd màu xanh có sục O2 Đốt cháy trong Màu đỏ Cu → màu đen CuO 4 2Cu + O2 + 4HCl → 2CuCl2 + 2H2O. 2Cu + O2 → 2CuO. O2 HNO3 đặc/t0 sau Ag đó cho NaCl Ag + 2HNO3 → AgNO3 + NO2 + Tan + NO2 ↑ nâu + ↓ trắng vào dd Hỗn hợp Tan + NO ↑ HNO3đ + 3HClđ I2 (màu tím Đun nóng Thăng hoa (hơi màu tím) Hồ tinh bột Màu xanh đen) S(màu Đốt trong O2 Khí SO2 mùi hắc vàng) Đốt cháy sp hoà Au P (màu đỏ) C (màu đen) Cl2 H2O(Hơi) H2 NO ↑ + 2H2O 0 t S + O2 → SO2 0 t 4P + 5O2 → 2P2O5. P2O5 + 3H2O → 2H3PO4. thử quỳ tím dd axit làm quỳ tím hoá đỏ t0 C + O2 → CO2. Đốt cháy CO2 làm đục nước vôi trong CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O. 5Cl2 + Br2 + 6H2O → 10HCl + Nước Br2 (nâu) Nhạt màu 2HBrO3. Không màu → màu xanh bột Hồ tinh bột Không màu → màu xanh Que đóm tàn đỏ Bùng cháy Cu đỏ, t0 Hoá đen CuSO4 khan Màu trắng → Màu xanh I2 Hồ tinh bột → Màu xanh. Đốt làm lạnh Hơi nước đọng lại CuO (đen), t0 Hoá đỏ Cu t 2H2 + O2 → 2H2O 0 t CuO + H2 → Cu + H2O 0 CO CuO đen, t CO2 Nước vôi trong Vẫn đục SO2 Nước Br2 nâu đỏNhạt màu dd thuốc tím Cánh hoa màu hồng 0 t 2Cu + O2 → 2CuO → CuSO4 + 5H2O CuSO4.5H2O 0 0 Hoá đỏ Cu t CuO + CO → Cu + CO2 CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr 2SO2 + 2KMnO4 +2H2O → 2H2SO4 + Nhạt màu 2MnSO4 + K2SO4. Mất màu SO3 dd BaCl2 BaSO4 ↓ Trắng H2S Mùi dd Pb(NO3)2 Quỳ tím ẩm NH3 dd AgNO3 Trứng thối PbS ↓ đen Hoá đỏ Tạo khói trắng AgCl ↓ trắng HCl AgNO3+NaCl → AgCl ↓ +NaNO3 Au + HNO3 đ + 3HCl → AuCl3 + tan vào nước, Quỳ tím hoá đỏ dd KI + Hồ tinh I2 (hơi) O2 H2O BaCl2 +SO2 + H2O → BaSO4 ↓ + 2HCl Pb2+ + H2S → PbS ↓ + 2H+ . HCl + NH3 → NH4Cl HCl + AgNO3 → AgCl ↓ + 5 HNO3 . NH3 NO NO2 N2 Li+ Na+ K+ NH +4 Ba2+ Ca2+ Mg2+ Cu2+ Fe2+ Fe3+ Ag+ 2+ Cd Pb2+ Quỳ tím ẩm HCl(đặc) Không khí Màu Quỳ tím ẩm Hoá xanh Tạo khói trắng Hoá nâu Màu nâu Hoá đỏ Làm lạnh Màu nâu → Không màu Que đóm đang cháy HCl + NH3 → NH4Cl. 2NO +O2 → 2NO2. dd H2SO4 Kết tủa trắng dd Na2CO3 Kết tủa trắng dd Na2CO3 Kết tủa trắng ↓ trắng ↓ xanh ↓ trắng xanh ↓ đỏ nâu dd NaOH dd NaOH ↓ đen dd HCl dd H2S dd H2S ↓ trắng ↓ vàng (dễ tan trong axit mạnh) ↓ đen Al3+ Zn2+ NH +4 + OH- → NH3 ↑ + H2O. 2Ba2+ + SO 4 → BaSO4 ↓ 2Ba2+ + CO3 → BaCO3 ↓ 2Ca2+ + CO3 → CaCO3 ↓ Mg2+ + 2OH- → Mg(OH)2 ↓ Cu2+ + 2OH- → Cu(OH)2 ↓ Fe2+ + 2OH- → Fe(OH)2 ↓ Fe3+ + 3OH- → Fe(OH)3 ↓ Ag+ + OH- → AgOH ↓ (2AgOH → Ag2O + H2O) Ag+ + Cl- → AgCl ↓ Cd2+ + S2- → CdS ↓ Pb2+ + S2- → PbS ↓ − OH − Al3+ 3 → Al(OH)3 ↓ OH  → AlO2− Cho từ từ dung ↓ trắng tan trong OH- dư dịch NaOH đến Be2+ màu) Tắt Tẩm lên dây Pt Ngọn lửa đỏ tía Ngọn lửa vàng rồi đốt trên đèn Ngọn lửa tím hoa cà khí NaOH đặc Khí NH3 ↑ (mùi khai) dd OH- 3NO2 + H2O → 2HNO3 + NO. 110 C 2NO2 − → N2O4 (không − − − − OH Zn2+ 2 → Zn(OH)2 ↓ OH  → ZnO22− OH Be2+ 2 → Be(OH)2 ↓ OH  → dư BeO22− − Cr ↓ xám tan trong OH dư 3+ - Cl − Br I− PO43− S 2− SO42 − SO32 − ↓ vàng CrO2Ag + + Cl − → AgCl ↓ Ag + + Br − → AgBr ↓ Ag + + I − → AgI ↓ ↓ vàng (tan trong HNO3) 3 Ag + + PO43− → Ag3PO4 ↓ ↓ đen ↓ trắng Pb 2+ + S 2− → PbS ↓ 2− Ba 2+ + SO4 → BaSO4 ↓ 2− 2 H + + SO3 → SO2 ↑ + H2O ↓ trắng ↓ vàng nhạt − dd AgNO3 dd Pb(NO3)2 dd BaCl2 Sủi bọt SO2 ↑ 6 − OH Cr3+ 3 → Cr(OH)3 ↓ OH  → HSO3− Sủi bọt SO2 ↑ CO32 − Sủi bọt CO2 ↑ HCO − H + + HSO3 → SO2 ↑ + H2O 2− 2 H + + CO3 → CO2 ↑ + H2O ↓ keo trắng − H + + HCO3 → CO2 ↑ + H2O 2− 2 H + + SiO3 → H2SiO3 ↓ H2SO4 NO2 ↑ màu nâu, t Cu + 4HNO3 → Cu(NO3)2 + loãng+Cu(t0) dd Cu2+ màu xanh 2NO2 ↑ + 2H2O − 3 Sủi bọt CO2 ↑ SiO32− − 3 NO 0 2. Phần hữu cơ. Chất cần Thuốc thử nhận biết Hiện tượng Phương trình phản ứng Làm nhạt màu nước Xicoankan - Nước Br2 Vòng 3 cạnh - Br2/CCl4 Anken - Nước Br2 Ankadien - Br2/CCl4 - dd KMnO4 Ankin Ankylbenzen Dd KMnO4 Kim loại kiềm OH Cu(OH)2 liền kề trở lên Andehit KMnO4 CnH2n-2 + 2Br2 → CnH2n-2Br4 Làm mất màu dd KMnO4 Xuất hiện kết tủa R-C≡CH + AgNO3 + NH3  màu vàng nhạt R-C≡CAg ↓+ NH4NO3 Làm mất màu khi đun nóng R(OH)x + x Na  R(ONa)x + 1/2x H2 Khí bay ra đa chức có từ 2 nhóm Làm mất màu dd Br2 hoặc Br2/CCl4 in) CnH2n + Br2 → CnH2nBr2 CnH2n-2 + 2Br2 → CnH2n-2Br4 - Br2/CCl4 (nhận biết ank-1- Ancol Br2 hoặc Br2/CCl4 Làm nhạt màu nước - dd AgNO3/NH3 CnH2n + Br2 → CnH2nBr2 Làm nhạt màu nước - Nước Br2 - dd KMnO4 Ancol Br2 hoặc Br2/CCl4 Dd Br2 Hòa tan Cu(OH)2 tạo phức xanh lam Làm nhạt màu 7 RCHO + Br2 + H2O  RCOOH + 2HBr Dd KMnO4 Làm nhạt màu Dd AgNO3/NH3 Axit - quì tím cacboxylic Muối CO32-, Cu(OH)2 HCOOR dd AgNO3/NH3 Glucozo, dd AgNO3/NH3 mantozo Dd Br2 Cu(OH)2 Saccarozo Cu(OH)2 dd AgNO3/NH3 Fructozo Cu(OH)2 Hồ tinh bột I2 trắng bạc RCOONH4 + 2Ag + 2NH4NO3 Quì hóa đỏ HCO3- Este Xuất hiện kết tủa RCHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O  Có khí bay ra 2RCOOH + CaCO3  (RCOO)2Ca + CO2 ↑+ H2O Hòa tan kết tủa xanh 2RCOOH + Cu(OH)2  (RCOO)2Cu tạo dd xanh nhạt + 2 H2O Xuất hiện kết tủa trắng bạc Xuất hiện kết tủa trắng bạc Làm mất màu Hòa tan kết tủa xanh tạo dd xanh lam Hòa tan kết tủa xanh tạo dd xanh lam Xuất hiện kết tủa trắng bạc Hòa tan kết tủa xanh tạo dd xanh lam Tạo hợp chất màu xanh tím Các amin có tính Quì tím bazo mạnh hơn NH3 là quì tím hóa xanh Amin Một số amin ở thể HCl khí tác dụng với khí RNH2 + HCl → RNH3Cl HCl tạo khói trắng Ban đầu phân lớp Dd HCl Anilin Dd Br2 Dd NaOH Phenol Dd Br2 sau đó tan tạo dd C6H5NH2 + HCl → C6H5NH3Cl đồng nhất Làm mất màu, xuất C6H5NH2 + 3Br2 → C6H2Br3(NH2)↓ hiện kết tủa trắng Tan tạo dd đồng + 3 HBr C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O nhất Làm mất màu, xuất C6H5OH + 3Br2 → C6H2Br3(OH) ↓ hiện kết tủa trắng 8 + 3HBr - Làm quì hóa xanh (Lys...) Axit amin Quì tím - Làm quì hóa đỏ (Glu...) - Làm quì không đổi màu (Gly,Val,Ala...) 3. Tổng hợp một số thuốc thử thông dụng. a. dd nước Br2: Có thể nhận biết được các chất sau. - Các hợp chất hữu cơ có liên kết đôi C = C hoặc C≡ C Ví dụ: Anken, ankin, ankadien, Stiren, axit không no hở, este không no hở... - Andehit - HCOOH, HCOOR, phenol, anilin, xicloankan 3 cạnh. - SO2, H2S, NH3… b. dd Br2/CCl4: - Các hợp chất hữu cơ có liên kết đôi C = C hoặc C≡ C Ví dụ: Anken, ankin, ankadien, Stiren, axit không no hở, este không no hở… - Phenol, anilin, xicloankan 3 cạnh…. - Chú ý: Andehit, HCOOH, HCOOR và SO2 không làm mất màu dd Br2/CCl4 c. dd KMnO4: - Ở nhiệt độ thường: Các hợp chất hữu cơ có liên kết đôi C = C hoặc C≡ C… có thể làm mất màu dd thuốc tím KMnO4 - Ở nhiệt độ cao: ankylbenzen và các chất làm mất màu dd KMnO4 ở trên - Andehit - SO2, Fe2+… d. dd AgNO3/NH3 * Phản ứng tráng gương: - andehit, axit fomic, HCOOR (HCOOCH3, HCOONH4, HCOONa…) - Glucozo, Fructozo, mantozo * Phản ứng thế nguyên tử H bởi ion Ag+ Hợp chất có liên kết ba C≡C ở đầu mạch VD: vinyl axetilen, axetilen, but-1-in, pheyl axetilen… 9 e. Cu(OH)2: * Hòa tan Cu(OH)2 tạo phức chất: - Xanh lam đậm: hợp chất có từ 2 nhóm –OH liền kề trở lên, NH3 VD: glixerol, etylen glicol, glucozo, fructozo, mantozo, saccarozo… - Tím: protein, peptit có từ 2 liên kết peptit trở lên VD: anbumin (lòng trắng trứng), Ala-Ala-Gly… * Hòa tan Cu(OH)2 tạo dd xanh nhạt: - nhiều axit cacboylic, axit vô cơ VD: HCOOH, CH3COOH, HCl.. g. dd OH- (NaOH, KOH...), - Al3+, Fe2+, Fe3+, Zn2+, Cu2+, Mg2+ - Al, Zn, Al2O3, ZnO... - CO2, SO2, SO3... h. dd H+ (HCl, HNO3, H2SO4...): - CO32-, HCO3- , SO32-, S2-... - Kim loại, oxit bazo... i. dd NH3 - Tạo kết tủa không tan trong NH3 dư: Al3+, Fe2+, Fe3+, Mg2+ .... - Tạo kết tủa tan trong NH3 dư tạo phức chất: Zn2+, Cu2+, Ag+... k. Quì tím: * dd axit làm quì tím hóa đỏ: - HCl, H2SO4, CH3COOH.... - Muối của amin, muối của axit amin: C6H5NH3Cl, ClH3N-R-COOH - Muối của kim loại bazo tương ứng không tan: Fe3+, Al3+... - Axit amin có số nhóm - COOH nhiều hơn số nhóm - NH2: Glu - Chú ý: phenol có tính axit nhưng yếu không đủ làm quì tím hóa đỏ * dd bazo làm quì tím hóa xanh: - NaOH, KOH .... - Muối của axit yếu và trung bình: C 2H5ONa, C6H5OK, CH3COONa, NaOOC-R-NH2, Na2CO3, K2S.... - Axit amin có số nhóm - COOH ít hơn số nhóm - NH2: Lys 10 - Chú ý: anilin có tính bazo nhưng yếu không đủ làm quì hóa xanh 10. Nước: - Kim loại tác dụng với H2O giải phóng H2 như: Li, Na, K, Ca, Ba... - Oxit bazo kiềm: CaO, BaO, K2O, Na2O.... - Nhận ra cả các chất không tan trong H2O như: Fe, Cu, Fe2O3, BaSO4, CaCO3.... B. CÁC DẠNG BÀI NHẬN BIẾT THƯỜNG GẶP I. Phương pháp làm bài. Bước 1: Trích mẫu thử (có thể đánh số các ống nghiệm để tiện theo dõi) Bước 2: Chọn thuốc thử (tùy theo yêu cầu của đề bài: thuốc thử tự chọn, hạn chế số lượng hay không dùng thêm thuốc thử nào khác) Bước 3: Cho thuốc thử vào mẫu, trình bày hiện tượng quan sát được và rút ra kết luận đã nhận ra hóa chất nào Bước 4: Viết phương trình phản ứng minh họa * Chú ý: Có thể gộp bước 2 và 3 thành một bảng nhận biết. II. Một số dạng bài. - Nhận biết với thuốc thử tự do - Nhận biết với thuốc thử có giới hạn - Nhận biết không dùng thêm thuốc thử bên ngoài. Ngoài ra có thể gặp dạng nhận biết các chất trong cùng một hỗn hợp hoặc xác định sự có mặt của các chất (hoặc ion trong cùng một dd) III. Một số bài tập minh họa: 1. Thuốc thử không hạn chế. Ví dụ 1: Có 4 ống nghiệm đựng 4 chất lỏng: H 2SO4, HCl, HNO3, H2O bị mất nhãn. Bằng phương pháp hoá học hãy nhận biết chúng. Giải: Trích mỗi lọ một ít làm mẫu thử, dùng quỳ tím nhúng vào các chất lỏng, chất nào không làm đổi màu quỳ tím thì đó là H2O. - Dùng thuốc thử AgNO3 nhỏ vào 3 mẫu thử còn lại. Mẫu thử nào nào xuất hiện chất kết tủa màu trắng thì đó là ống nghiệm chứa HCl do có phản ứng: 11 HCl + AgNO3 → AgCl↓ +HNO3 - Hai mẫu thử còn lại ta dùng thuốc thử BaCl 2 nhỏ vào các mẫu thử. Mẫu thử nào xuất hiện kết tủa trắng thì đó là H2SO4 do có phản ứng. H2SO4 + BaCl2 → BaSO4↓ + 2HCl - Ống nghiệm còn lại chứa HNO3. Ví dụ 2: Bằng phương pháp hoá học hãy phân biệt 4 lọ mất nhãn chứa các dung dịch sau: NaOH, HCl, NaCl, NH4Cl. Giải: Trích mỗi lọ một ít làm mẫu thử - Dùng quỳ tím nhúng vào các nmẫu thử thấy mẫu thử nào làm giấy quỳ tím chuyển sang màu đỏ thì đó là HCl. Mẫu thử nào làm quỳ tím chuyển sang màu xanh thì đó là dung dịch NaOH. - Hai mẫu thử còn lại dùng thuốc thử NaOH nhỏ vào. Nếu mẫu thử nào có khí bay ra, mùi khai thì đó là dung dịch NH4Cl do có phản ứng: NaOH + NH4Cl → NaCl + NH3↑ + H2O Mẫu thử còn lại là dung dịch NaCl Ví dụ 3: Hãy phân biệt các chất trong những cặp sau đây: a. SO2 và CO2 b. Dung dịch AlCl3 và ZnCl2 Giải: a. Dẫn lần lượt từng khí qua dung dịch brom. Khí làm mất màu nâu đỏ của nước brom là SO2, không làm mất màu hay nhạt màu nước brom là CO2. SO2 + Br2 + H2O → 2HBr + H2SO4 b. Cho dung dịch NH3 vào mẫu thử từng chất cho đến dư. - Nếu có kết tủa không tan trong NH3 dư là AlCl3 AlCl3 +3NH3 + 3H2O → Al(OH)3↓ + 3NH4Cl - Nếu có kết tủa sau đó tan trong NH3 dư là ZnCl2 ZnCl2 + 2NH3 + 2H2O → Zn(OH)2↓ + 3NH4Cl Zn(OH)2 +4NH3 → Zn(NH3)4(OH)2 (tan) 2. Chỉ dùng một thuốc thử duy nhất 12 Lưu ý: Có thể dùng một thuốc thử duy nhất để tìm ra một lọ trong số các lọ đã cho. Dùng lọ tìm được làm thuốc thử cho các lọ còn lại. Ví dụ 1: Có thể phân biệt 3 dung dịch: KOH, HCl, H2SO4 (loãng) bằng một thuốc thử là A. BaCO3. B. Al. C. .Zn. D. Giấy quỳ tím. Giải: Dùng BaCO3 thử với các mẫu - Nếu dd nào làm BaCO3 tan ra và có khí bay lên đồng thời thấy xuất hiện kết tủa trắng thì đó là H2SO4 BaCO3 + H2SO4 → CO2↑ + BaSO4↓ + H2O - Nếu dd nào làm BaCO3 tan ra và có khí bay lên thì đó là HCl BaCO3 + 2HCl → CO2↑ + BaCl2 + H2O - Không có hiện tượng gì là Cu Ví dụ 2: Chỉ dùng một dd hóa chất nào sau đây đề phân biệt 3 kim loại riêng biệt đựng trong 3 lọ mất nhãn Na, Ba, Cu A. HNO3 B. NaOH C. H2SO4 C. HCl Giải: Dùng dd H2SO4 thử với các mẫu thử - Nếu kim loại tan ra, có khí bay lên và xuất hiện kết tủa trắng là Ba - Nếu kim loại tan ra, có khí bay lên là Na - Không có hiện tượng gì là Cu Ví dụ 3: Chỉ dùng một hóa chất duy nhất hãy nhận biết các lọ mất nhãn chứa các dung dịch sau: H2SO4. Na2SO4, Na2CO3, MgSO4 bằng phương pháp hóa học. Giải: Lấy mỗi lọ một ít làm mẫu thử đựng riêng biệt ra từng ống nghiệm. Sau đó dùng thuốc thử là axit HCl nhỏ vào các mẫu thử. - Mẫu thử nào xuất hiện bọt khí và có khí thoát ra thì đó là Na 2CO3 do có phản ứng: Na2CO3 + 2HCl → NaCl +CO2 + H2O Sau đó dùng Na2CO3 nhỏ vào các mẫu thử còn lại, thấy mẫu thử nào xuất hiện bọt khí và có khí thoát ra thì đó là H2SO4 do có phản ứng: H2SO4 + Na2CO3 → Na2SO4 + H2O + CO2↑ - Mẫu thử nào xuất hiện kết tủa trắng thì đó là MgSO4 do có phản ứng: MgSO4 + Na2CO3 → Na2SO4 + MgCO3↓ - Mẫu thử còn lại chính là Na2SO4 13 Ví dụ 4: Cho 4 lọ dung dịch NaCl, CuSO 4, MgCl2, NaOH. chỉ dùng phenolphtalêin làm thế nào để nhận biết chúng. Giải: Lấy mỗi lọ một ít làm mẫu thử, đựng riêng biệt ra từng ống nghiệm. Sau đó nhỏ phenolphtalêin lần lượt vào các mẫu thử, mẫu thử nào làm cho phenolphtalêin hoá thành mầu hồng thì đó là NaOH. Dùng NaOH (vừa tìm được) cho phản ứng với 3 dung dịch còn lại: - Mẫu thử nào thấy xuất hiện kết tủa màu xanh thì đó là CuSO4 do có Phản ứng: CuSO4 + 2 NaOH → Cu(OH)2↓ +Na2SO4 - Mẫu thử nào thấy xuất hiện kết tủa mầu trắng thì đó là MgCl2 do có Phản ứng: MgCl2 + 2NaOH → Mg(OH)2↓ + 2NaCl - Mẫu thử còn lại không thấy hiện tượng gì thì đó là NaCl. 3. Không dùng bất kỳ thuốc thử nào khác * Phương pháp giải: + Phải lấy từng chất cho phản ứng với nhau + Kẻ bảng phản ứng dựa vào dấu hiệu phản ứng để so sánh và kết luận. Ví dụ 1: Không dùng thêm hoá chất nào khác hãy nhận biết 4 lọ hoá chất mất nhãn chưa các dung dịch sau: BaCl2, H2SO4, Na2CO3 và ZnCl2. Giải: Trích mỗi lọ ra làm các mẫu thử khác nhau rồi lần lượt cho mẫu thử này lần lượt phản ứng với các mẫu thử còn lại ta được kết quả cho bởi bảng sau: BaCl2 BaCl2 H2SO4 BaSO4↓ Na2CO3 ZnCl2 BaCO3↓ - H2SO4 BaSO4↓ Na2CO3 BaCO3↓ CO2↑ CO2↑ - ZnCl2 ZnCO3↓ ZnCO3↓ {(-) không phản ứng hoặc không có hiện tượng gì} Qua bảng ta nhận thấy: - Mẫu thử nào phản ứng với 3 mẫu thử còn lại chỉ có 2 kết tủa thì mẫu thử đó là BaCl2. 14 - Mẫu thử nào phản ứng với 3 mẫu thử còn lại cho kết quả là 2 chất kết tủa và một chất khí bay hơi đó là Na2CO3. - Mẫu thử nào phản ứng với 3 mẫu thử còn lại chỉ cho kết tủa là một chất kết tủa và một chất khí bay hơi thì đó là H2SO4. - Mẫu thử nào phản ứng với 3 mẫu thử còn lại mà chỉ cho một kết tủa duy nhất thì đó là ZnCl2. Các phương trình phản ứng: ZnCl2 + Na2CO3 → BaCl2 + H2SO4 2NaCl → BaSO4↓ Na2CO3 + H2SO4 → Na2CO3 +BaCl2 → + ZnCO3↓ + 2HCl NaSO4 +H2O + CO2↑ 2NaCl + BaCO3↓ Ví dụ 2: Không dùng thêm hoá chất nào khác hãy nhận biết 3 ống nghiệm bị mất nhãn chứa cac dung dịch sau: HCl, K2CO3 và Ba(NO3)2 Giải: Trích mỗi ống nghiệm một ít làm mẫu thử rồi cho lần lượt các mẫu thử phản ứng với nhau ta được kết quả cho bởi bảng sau: HCl CO2↑ - HCl K2CO3 Ba(NO3)2 K2CO3 CO2↑ BaCO3↓ Ba(NO3)2 BaCO3↓ - Qua bảng ta thấy: - Mẫu thử nào phản ứng với hai mẫu thử còn lại cho một chất khí đó là dung dịch HCl. - Mẫu thử nào phản ứng với hai mẫu thử còn lại xuất hiện một chất kết tủa, một chất khí bay hơi đó là K2CO3. - Mẫu thử nào phản ứng với hai mẫu thử còn lại xuất hiện một kết tủa đó là Ba(NO3)2. Các phương trình phản ứng xảy ra: 2HCl + K2CO3 → 2KCl + H2O + CO2↑ K2CO3 + Ba(NO3)2 → 2 KNO3 + BaCO3↓ 4. Nhận biết các chất trong cùng một hỗn hợp hoặc xác định sự có mặt của các ion trong dd. Ví dụ 1: Làm thế nào để biết dung dịch có mặt đồng thời các muối Na 2SO4, NaNO3 và Na2CO3 Giải: 15 Đốt hỗn hợp muối khan bằng ngọn lửa vô sắc, ngọn lửa nhuốm vàng là màu của ion Na+. Lấy từng phần nhỏ dung dịch để làm thí nghiệm tiếp theo + Cho dd HCl vào hỗn hợp, có khí bay ra chứng tỏ có Na2CO3. Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2↑ + H2O + Cho thêm dd HCl dư và ít bột Cu vào dd sau thí nghiệm trên, nếu có khí không màu hóa nâu trong không khí chứng tỏ có muối NaNO3 3Cu + 8HCl + 8NaNO3 → 3 Cu(NO3)2 + 8NaCl + 2NO + 4H2O 2NO + O2 → 2NO2 + Cho dd BaCl2 dư vào dd sau thí nghiệm trên, nếu có kết tủa trắng (không tan trong axit dư, chứng tỏ có Na2SO4 BaCl2 + Na2SO4 → 2NaCl + BaSO4↓ Ví dụ 2: Dung dịch A có chứa các ion: Na+, SO42-, SO32-, CO32-. Hãy nhận biết từng loại anion có trong dung dịch. Giải: Cho dd A + BaCl2 dư sẽ thu được hỗn hợp kết tủa C gồm BaCO3, BaSO3, BaSO4. Cho kết tủa C tác dụng với dd ax HCl. + Chất không tan là BaSO4. Vậy dd A có ion SO42+ Chất tan là BaCO3 và BaSO3. Khi tan trong dd HCl ta thu được 2 khí tương ứng là CO2 và SO2. Sục 2 khí lần lượt qua dd KMnO 4 và Ca(OH)2 nếu thấy mất màu thuốc tím chứng tỏ có SO2. Vậy dd A có SO32-. Nếu ở dd Ca(OH)2 thấy có xuất hiện kết tủa trắng sau đó tan chứng tỏ có CO2. Vậy dd A có CO32IV. Các bài tập tự giải : Câu 1: Cho các dung dịch riêng biệt sau: natri sunfat, bari clorua, natri clorua, natri hidroxit, axit sunfuric đựng trong các lọ mất nhãn. Thuốc thử (duy nhất) nào sau đây có thể nhận biết các dung dịch trên? A. dd NaOH. B. dd AgNO3. C. dd Ba(OH)2. D. quì tím. Câu 2: Cho các thuốc thử sau: (1) dung dịch Ca(OH)2; (2) dung dịch Br2; (3) dung dịch KMnO4; (4) dung dịch H2S; (5) dung dịch NaOH; (6) dung dịch BaCl 2. Số thuốc thử có thể dùng để phân biệt 2 khí CO2 và SO2 là A. 4 B. 2 C. 3 16 D. 5 Câu 3: Để nhận biết các chất riêng biệt gồm C 2H5OH, CH2=CH-CH2OH, C6H5OH, C2H4(OH)2 ta dùng cặp hoá chất nào sau đây? A. Dung dịch KMnO4 và Cu(OH)2. B. Dung dịch NaOH và Cu(OH)2. C. Nước Br2 và Cu(OH)2. D. Nước Br2 và dung dịch NaOH. Câu 4: Để phân biệt vinyl fomiat và metyl fomiat ta dùng A. Cu(OH)2/NaOH, đun nóng. B. dung dịch NaOH. C. dung dịch AgNO3/NH3. D. dung dịch Br2 tan trong CCl4. Câu 5: Cho 4 dung dịch đựng trong 4 lọ là abumin (lòng trắng trứng), etylen glicol, glucozơ, NaOH. Thuốc thử để phân biệt 4 dung dịch trên là A. AgNO3/ NH3. B. Nước Br2 C. Dung dịch H2SO4. D. CuSO4. Câu 6: Chỉ dùng thuốc thử nào sau đây để nhận biết các mẫu bột kim loại sau: Mg, Zn, Fe, Ba A. Dung dịch NaOH B. H2O C. Dung dịch Na2SO4 D. Dung dịch H2SO4 loãng Câu 7: Có 6 gói bột riêng biệt có màu tương tự nhau: CuO, FeO, Fe 3O4, MnO2, Ag2O và hỗn hợp Fe + FeO. Thuốc thử để phân biệt được 6 gói bột trên là: A. dd H2SO4 loãng B. dd HNO3 đặc C. dd HCl D. dd H2O2 Câu 8: Để nhận biết các chất etanol, propenol, etylenglycol, phenol có thể dùng cặp chất A. nước brom và dung dịch NaOH. B. nước brom và Cu(OH)2. C. dung dịch KMnO4 và Cu(OH)2. D. dung dịch NaOH và Cu(OH)2. Câu 9: Cho các thí nghiệm sau : (1) Sục từ từ đến dư khí CO2 vào dung dịch NaAlO2 (hay Na[Al(OH)4]). (2) Sục từ từ đến dư khí NH3 vào dung dịch AlCl3. (3) Nhỏ từ từ đến dư dung dịch HCl loãng vào dung dịch NaAlO2 (hay Na[Al(OH)4]). Những thí nghiệm có hiện tượng giống nhau là A. (1) và (3) . B. (1), (2) và (3). C. (2) và (3). D. (1) và (2). Câu 10: Cho dung dịch các chất sau: axit glutamic; glyxin, lysin, alanin, đimetylamin, anilin, phenylamoniclorua, kalibenzoat, etilenglicol. Số dung dịch làm quỳ tím chuyển màu hồng, màu xanh, không đổi màu lần lượt là A. 2, 4, 3. B. 3, 2, 4. C. 3, 3, 3. 17 D. 2, 3, 4. Câu 11: Tiến hành thí nghiệm sau: Cho 1 ít bột đồng kim loại vào ống nghiệm chứa dung dịch FeCl3, lắc nhẹ ống nghiệm sẽ quan sát thấy hiện tượng nào sau đây? A. Có khí màu vàng lục của Cl2 thoát ra B. Kết tủa sắt xuất hiện và dung dịch có màu xanh C. Đồng tan và dung dịch có màu xanh D. Không có hiện tượng gì xảy ra Câu 12: Dãy các chất nào sau đây đều không làm đổi màu quỳ tím: A. Axit glutamic, valin, alanin B. Axit glutamic, lysin, glyxin C. Alanin, lysin, phenyl amin D. Anilin, glyxin, valin Câu 13: Thí nghiệm nào sau đây có kết tủa sau phản ứng? A. Thổi CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2. B. Cho dung dịch HCl đến dư vào dung dịch NaCrO2 C. Cho dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch Cr(NO3)3. D. Cho dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch FeCl3. Câu 14: Cho các kim loại: Na, Ca, Al, Fe, Cu. Nếu chỉ dùng H 2O có thể phân biệt được bao nhiêu kim loại: A. 2 B. 3 C. 1 D. 5 Câu 15: Chỉ dùng một thuốc thử để phân biệt các chất dạng lỏng: phenol, stiren, ancol benzylic, thì thuốc thử phải chọn là A. dung dịch AgNO3/NH3. B. dung dịch Br2. C. Cu(OH)2. D. Na kim loại. Câu 16: Chỉ dùng dung dịch KOH có thể phân biệt được các chất riêng biệt trong nhóm nào sau đây? A. Fe, ZnO, Zn. B. Al, K, Na. C. ZnO, Al2O3, Al. D. Fe, Al2O3, Mg. Câu 17: Sục khí CO2 vào dung dịch Ba(OH)2 sau phản ứng thu được kết tủa trắng và dung dịch Y. Đun nóng Y lại thu được kết tủa trắng trên. Dung dịch nào sau đây phản ứng với Y không cho kết tủa? A. Ba(OH)2. B. NaOH. C. H2SO4. Câu 18: Cho các phản ứng sau: (1) dung dịch Na2CO3 + dung dịch H2SO4. (2) dung dịch Na2CO3 + dung dịch FeCl3. 18 D. BaCl2. (3) dung dịch Na2CO3 + dung dịch CaCl2. (4) dung dịch NaHCO3 + dung dịch Ba(OH)2. (5) dung dịch (NH4)2SO4 + dung dịch Ba(OH)2. (6) dung dịch Na2S + dung dịch AlCl3. Số trường hợp tạo đồng thời cả kết tủa và khí bay ra là A. 4. B. 3. C. 6. D. 5. Câu 19: Cho các chất: Glixerol, etylen glicol, gly-ala-gly, glucozơ, axit axetic, saccarozơ, anđehit fomic, anilin. Số chất pư được với Cu(OH)2 (ở điều kiện thích hợp) là A. 7. B. 6 . C. 8. D. 5. Câu 20: Cho các chất sau: toluen, etilen, xiclopropan, stiren, vinylaxetilen, etanal, đimetyl xeton, propilen. Số chất làm mất màu dung dịch KMnO4 ở nhiệt độ thường là A. 4. B. 6. C. 7. D. 5. Câu 21: Cho dung dịch AgNO3 tác dụng với dung dịch chứa chất X thấy tạo kết tủa T màu vàng. Kết tủa T tan được trong axit mạnh. Chất X là A. KI. B. KCl. C. KBr. D. K3PO4. Câu 22: Hiện tượng quan sát được khi cho từ từ dung dịch AlCl 3 vào dung dịch NaOH cho tới dư là A. xuất hiện kết tủa keo màu trắng, lượng kết tủa tan ngay sau đó lại xuất hiện kết tủa keo trắng. B. xuất hiện kết tủa màu trắng, lượng kết tủa tăng dần đạt đến cực đại. C. xuất hiện kết tủa màu trắng, lượng kết tủa tăng dần đạt đến cực đại sau đó tan dần cho đến khi dung dịch trong suốt trở lại. D. xuất hiện kết tủa keo màu trắng, lượng kết tủa tăng dần đạt đến cực đại sau đó tan dần cho đến khi dung dịch trong suốt trở lại. Câu 23: Cho các chất: xiclopropan, bezen, stiren, buta-1,3-đien, anđehit axetic, axit acrylic, đietyl ete. Số chất có khả năng làm mất màu nước brom là A. 4 B. 6 C. 5 D. 3 Câu 24: Để nhận biết các khí: CO2, SO2, H2S, N2 riêng biệt cần dùng các dung dịch: A. Nước brom và NaOH B. NaOH và Ca(OH)2 C.Nước brom và Ca(OH)2 D. KMnO4 và NaOH Câu 25: Dựa vào tính chất vật lý, hãy phân biệt các chất chứa trong các lọ mất nhãn sau: a. Bột sắt, bột lưu huỳnh và bột đồng oxit 19 b. Khí CO2, khí H2S và khí NH3 Câu 26: Có 3 chất rắn: Na2SO4, NaCl, Na2SO3 làm thế nào để phân biệt chúng Câu 27: Phân biệt các chất chứa trong các lọ bị mất nhãn bằng phương pháp hoá học mà chỉ dùng một hoá chất duy nhất. a. Na2SO3, BaCl2, H2SO4 b. Fe, Cu, Au, CuO c. H2SO4, Ba(NO3)2, KCl, Na2S d. HCl, NaOH, AgNO3, CuSO4 Câu 28: Chỉ dùng quỳ tím hãy phân biệt các chất sau: Na2SO4, NaOH, HCl, Ba(OH)2 Câu 29: Không dùng thêm hoá chất nào khác, hãy phân biệt các bình mất nhãn chứa các chất sau: a. Na2CO3, HCl, Ba(NO3)2, NaOH b. HCl, K2CO3, FeCl2, AgNO3 Câu 30: Có 5 mẫu kim loại Ba, Mg, Fe, Al, Ag, nếu chỉ dùng dung dịch H 2SO4 loãng có thể nhận biết những kim loại nào. Viết phương trình phản ứng. Câu 31: Nêu cách nhận biết: a) 4 chất bột màu trắng: CaO, Na2O, MgO và P2O5. b) 4 chất bột kim loại: K, Al, Ag, Fe. c) 4 chất bột: Na2O, Al2O3, Fe, Fe2O3. Câu 32: a). Bằng phương pháp nào có thể phân biệt được 3 chất: BaCO 3, MgCO3, Na2CO3. Giải thích và viết phương trình phản ứng. b) Hãy nhận biết mỗi dung dịch đựng trong 5 lọ riêng biệt sau: HNO 3, Ca(OH)2, NaOH, HCl, NH3. Câu 33: a) Có 4 chất rắn đựng trong 4 lọ riêng biệt: Na 2SO4, CaCO3, Na2CO3, CaSO4.2H2O. Hãy tự chọn 2 chất dùng làm thuốc thử để nhận biết chất rắn đựng trong mỗi lọ. b) Trình bày phương pháp hóa học để nhận biết 3 chất rắn đựng trong 3 lọ riêng biệt: NaCl, CaCl2, MgCl2. Câu 34: Hãy tự chọn một hóa chất thích hợp để nhận biết các muối: NH 4Cl, (NH4)2SO4, NaNO3, MgCl2, FeCl2, FeCl3, Al(NO3)3. Viết các phương trình phản ứng. Câu 35: Chỉ có nước và khí CO2 hãy phân biệt 5 chất bột trắng sau đây: NaCl, Na 2CO3, Na2SO4, BaCO3, BaSO4. 20 Câu 36: Không được dùng thêm hóa chất nào khác, Hãy nhận biết 5 lọ bị mất nhãn sau đây: NaHSO4, NaHCO3, Mg(HCO3)2, Na2CO3, Ba(HCO3)2. Câu 37: Trình bày phương pháp phân biệt: a) 5 dung dịch: NaOH, NaCl, NaNO3, Na2SO4, HCl. b) 4 chất lỏng: HCl, H2SO4, HNO3, H2O. Câu 38: Bằng phương pháp hóa học nào hãy nhận biết từng hỗn hợp chất sau đây: a) Fe + Fe2O3. b) Fe + FeO. c) FeO + Fe2O3. Câu 39: Có 6 lọ bột màu tương tự nhau nhưng không có nhãn: (Fe + FeO), Ag2O, MnO2, FeO, Fe3O4, CuO. Chỉ được dùng thêm dd HCl để phan biệt 6 lọ trên. Câu 40: Có hai lọ sau đây: Dung dịch A là KOH, dd B chứa hỗn hợp (HCl + AlCl 3). Không được dùng thêm hóa chất nào khác hãy nhận biết từng dung dịch. Câu 41: Chỉ dùng một dd axit thông dụng và một dung dịch bazơ thông dụng. Hãy phân biệt 3 hợp kim sau đây: a) Hợp kim Cu – Ag. b) Cu – Al. 21 c) Cu – Zn. Phần III. Kết luận Trong quá trình giảng dạy chuyên đề tôi đã có một số trăn trở khi dạy phần nhận biết một số chất hóa học ở lớp 12. Tôi nhận thấy trong đề thi đại học, số lượng câu hỏi liên quan đến các hiện tượng phản ứng, nhận biết chiếm một tỉ lệ nhất định. Vì vậy tôi đã đưa phần tổng hợp dấu hiệu nhận biết và các thuốc thử thường gặp ở cả phần vô cơ và hữu cơ vào chuyên đề này. Qua giảng dạy tôi thấy học sinh nắm vấn đề tương đối nhẹ nhàng và có hiệu quả. Đó cũng là động lực để tôi hoàn thành đề tài này, rât mong nhận được sự quan tâm góp ý của các bạn đồng nghiệp. Tam Đảo, ngày 7 tháng 3 năm 2014 GV viết chuyên đề Hoàng Thị Thúy Nga 22 [...]... Không được dùng thêm hóa chất nào khác hãy nhận biết từng dung dịch Câu 41: Chỉ dùng một dd axit thông dụng và một dung dịch bazơ thông dụng Hãy phân biệt 3 hợp kim sau đây: a) Hợp kim Cu – Ag b) Cu – Al 21 c) Cu – Zn Phần III Kết luận Trong quá trình giảng dạy chuyên đề tôi đã có một số trăn trở khi dạy phần nhận biết một số chất hóa học ở lớp 12 Tôi nhận thấy trong đề thi đại học, số lượng câu hỏi liên... thuốc thử tự chọn, hạn chế số lượng hay không dùng thêm thuốc thử nào khác) Bước 3: Cho thuốc thử vào mẫu, trình bày hiện tượng quan sát được và rút ra kết luận đã nhận ra hóa chất nào Bước 4: Viết phương trình phản ứng minh họa * Chú ý: Có thể gộp bước 2 và 3 thành một bảng nhận biết II Một số dạng bài - Nhận biết với thuốc thử tự do - Nhận biết với thuốc thử có giới hạn - Nhận biết không dùng thêm thuốc... ra có thể gặp dạng nhận biết các chất trong cùng một hỗn hợp hoặc xác định sự có mặt của các chất (hoặc ion trong cùng một dd) III Một số bài tập minh họa: 1 Thuốc thử không hạn chế Ví dụ 1: Có 4 ống nghiệm đựng 4 chất lỏng: H 2SO4, HCl, HNO3, H2O bị mất nhãn Bằng phương pháp hoá học hãy nhận biết chúng Giải: Trích mỗi lọ một ít làm mẫu thử, dùng quỳ tím nhúng vào các chất lỏng, chất nào không làm... biệt được 3 chất: BaCO 3, MgCO3, Na2CO3 Giải thích và viết phương trình phản ứng b) Hãy nhận biết mỗi dung dịch đựng trong 5 lọ riêng biệt sau: HNO 3, Ca(OH)2, NaOH, HCl, NH3 Câu 33: a) Có 4 chất rắn đựng trong 4 lọ riêng biệt: Na 2SO4, CaCO3, Na2CO3, CaSO4.2H2O Hãy tự chọn 2 chất dùng làm thuốc thử để nhận biết chất rắn đựng trong mỗi lọ b) Trình bày phương pháp hóa học để nhận biết 3 chất rắn đựng... riêng biệt: NaCl, CaCl2, MgCl2 Câu 34: Hãy tự chọn một hóa chất thích hợp để nhận biết các muối: NH 4Cl, (NH4)2SO4, NaNO3, MgCl2, FeCl2, FeCl3, Al(NO3)3 Viết các phương trình phản ứng Câu 35: Chỉ có nước và khí CO2 hãy phân biệt 5 chất bột trắng sau đây: NaCl, Na 2CO3, Na2SO4, BaCO3, BaSO4 20 Câu 36: Không được dùng thêm hóa chất nào khác, Hãy nhận biết 5 lọ bị mất nhãn sau đây: NaHSO4, NaHCO3, Mg(HCO3)2,... mẫu thử còn lại xuất hiện một chất kết tủa, một chất khí bay hơi đó là K2CO3 - Mẫu thử nào phản ứng với hai mẫu thử còn lại xuất hiện một kết tủa đó là Ba(NO3)2 Các phương trình phản ứng xảy ra: 2HCl + K2CO3 → 2KCl + H2O + CO2↑ K2CO3 + Ba(NO3)2 → 2 KNO3 + BaCO3↓ 4 Nhận biết các chất trong cùng một hỗn hợp hoặc xác định sự có mặt của các ion trong dd Ví dụ 1: Làm thế nào để biết dung dịch có mặt đồng... bảng ta nhận thấy: - Mẫu thử nào phản ứng với 3 mẫu thử còn lại chỉ có 2 kết tủa thì mẫu thử đó là BaCl2 14 - Mẫu thử nào phản ứng với 3 mẫu thử còn lại cho kết quả là 2 chất kết tủa và một chất khí bay hơi đó là Na2CO3 - Mẫu thử nào phản ứng với 3 mẫu thử còn lại chỉ cho kết tủa là một chất kết tủa và một chất khí bay hơi thì đó là H2SO4 - Mẫu thử nào phản ứng với 3 mẫu thử còn lại mà chỉ cho một kết... phân biệt các bình mất nhãn chứa các chất sau: a Na2CO3, HCl, Ba(NO3)2, NaOH b HCl, K2CO3, FeCl2, AgNO3 Câu 30: Có 5 mẫu kim loại Ba, Mg, Fe, Al, Ag, nếu chỉ dùng dung dịch H 2SO4 loãng có thể nhận biết những kim loại nào Viết phương trình phản ứng Câu 31: Nêu cách nhận biết: a) 4 chất bột màu trắng: CaO, Na2O, MgO và P2O5 b) 4 chất bột kim loại: K, Al, Ag, Fe c) 4 chất bột: Na2O, Al2O3, Fe, Fe2O3 Câu... Cu Ví dụ 2: Chỉ dùng một dd hóa chất nào sau đây đề phân biệt 3 kim loại riêng biệt đựng trong 3 lọ mất nhãn Na, Ba, Cu A HNO3 B NaOH C H2SO4 C HCl Giải: Dùng dd H2SO4 thử với các mẫu thử - Nếu kim loại tan ra, có khí bay lên và xuất hiện kết tủa trắng là Ba - Nếu kim loại tan ra, có khí bay lên là Na - Không có hiện tượng gì là Cu Ví dụ 3: Chỉ dùng một hóa chất duy nhất hãy nhận biết các lọ mất nhãn... dung dịch AlCl3 Số trường hợp tạo đồng thời cả kết tủa và khí bay ra là A 4 B 3 C 6 D 5 Câu 19: Cho các chất: Glixerol, etylen glicol, gly-ala-gly, glucozơ, axit axetic, saccarozơ, anđehit fomic, anilin Số chất pư được với Cu(OH)2 (ở điều kiện thích hợp) là A 7 B 6 C 8 D 5 Câu 20: Cho các chất sau: toluen, etilen, xiclopropan, stiren, vinylaxetilen, etanal, đimetyl xeton, propilen Số chất làm mất màu ... bảng nhận biết II Một số dạng - Nhận biết với thuốc thử tự - Nhận biết với thuốc thử có giới hạn - Nhận biết không dùng thêm thuốc thử bên Ngoài gặp dạng nhận biết chất hỗn hợp xác định có mặt chất. .. phải tiến hành (n-1) thí nghiệm - Các hóa chất lựa chọn dùng để nhận biết hóa chất theo yêu cầu gọi thuốc thử II Thuốc thử cho số hóa chất Phần vô Chất cần nhận biết Li K Na Ca Ba Li, K, Na,Ca, Ba...NHẬN BIẾT MỘT SỐ CHẤT HÓA HỌC - Đối tượng học sinh bồi dưỡng: + Học sinh khối lớp 12 + Học sinh ôn thi ĐH - CĐ - Dự kiến số tiết bồi dưỡng: tiết - Tên chuyên đề: chuyên đề Nhận biết số chất

Ngày đăng: 23/10/2015, 14:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w