Hệ thống các trường phổ thông có lưu lượng thông tin cần trao đổi khá lớn giữa học sinh, phụ huynh – nhà trường, giáo viên – giáo viên, .... công việc này đòi hỏi khá nhiều về giấy tờ với độ chính xác cao và kịp thời. Vì vậy phải có một kênh thông tin liên tục giữa gia đình và nhà trường, giữa các cán bộ giáo viên công nhân viên trong trường với nhau...Và chương trình quản lý trường học thể hiện dưới dạng Website đã đáp ứng điều này.
Giáo viên hướng dẫn: Cô Nguyễn Hoài Anh LỜI NÓI ĐẦU Ngày nay với sự ra đời của máy tính đã giúp cho mọi công việc trở lên linh hoạt đơn giản và chính xác .Bất kỳ lĩnh vực nào con người cần xử lý thông tin thì ở đó tin học càng trở lên quan trọng .Việc ứng dụng tin học là nhằm thực hiện công việc với năng suất cao,tốc độ xử lý nhanh, đảm bảo độ tin cậy nhất là những công việc có khối lượng thông tin lớn, phức tạp. Cùng với sự phát triển của xã hội ngày nay, công nghệ thông tin trở lên phát huy hiệu quả trong hầu hêt các lĩnh vực của đời sống xã hội. Có rất nhiều ngành đã và đang áp dụng việc tin học hoá quản lý và đã cho kết quả rất tốt, đặc biệt là những ngành nghề mà mức độ công việc luôn theo một khuôn mẫu và ít thay đổi theo thời gian thì các chương trình quản lý tỏ rõ ưu thế của mình. Để nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường đồng thời đảm bảo sự phối kết giữa gia đình và nhà trường được chặt chẽ, một số trường đã áp dụng giải pháp tin học ở mức cho phép. Ứng dụng tin học trong nhà trường là giải pháp hết sức thực tế trong công cuộc tin học hoá, hiện đại hoá ngày nay. Hệ thống các trường phổ thông có lưu lượng thông tin cần trao đổi khá lớn giữa học sinh, phụ huynh – nhà trường, giáo viên – giáo viên, .... công việc này đòi hỏi khá nhiều về giấy tờ với độ chính xác cao và kịp thời. Vì vậy phải có một kênh thông tin liên tục giữa gia đình và nhà trường, giữa các cán bộ giáo viên công nhân viên trong trường với nhau...Và chương trình quản lý trường học thể hiện dưới dạng Website đã đáp ứng điều này. Với sự hướng dẫn của cô giáo Nguyễn Hoài Anh, sau một thời gian em đã hoàn thành được chương trình nhưng vẫn còn những sai sót trong quá trình thực hiện, em hy vọng được cô xem xét, giúp đỡ và đóng góp ý kiến cho chương trình của em được tốt hơn, chặt chẽ hơn. Em xin chân thành cảm ơn. Quản lý trường phổ thông_Nguyễn Thị Thắm 1 Giáo viên hướng dẫn: Cô Nguyễn Hoài Anh Chương I: KHẢO SÁT HỆ THỐNG 1. Hồ sơ khảo sát chi tiết hệ thống 1. Nhiệm vụ cơ bản Chương trình quản lý mọi hoạt động diễn ra trong nhà trường, từ quá trình đằng ký thi đầu vào đến khi thi hết cấp của học sinh. Chương trình lập danh sách thí sinh tham gia thi, xếp phòng thi, lich thi, sau đó xử lý kết quả thi. Những thí sinh trúng tuyển được sắp xếp lớp, thông báo thời khoá biểu (chương trình đã xếp), chương trình có nhiệm vụ cập nhật hồ sơ đầy đủ của học sinh vào hệ thống, trong suốt quá trình học tập tại trường chương trình xử lý điểm thi các kỳ của từng năm học, xét hạnh kiểm, học lực dựa vào điểm tổng kết. Kết quả này được lưu vào cơ sở dữ liêu (CSDL), gia đình muốn biết kết quả thi có thể truy cập vào Website để theo dõi. Chương trình hỗ trợ xét lương, thưởng, hố sơ, chức vụ.....của cán bộ giáo viên công nhân viên (GV&CBCNV) (Quản lý giáo viên & cán bộ công nhân viên) Ngoài ra chương trình còn có chức năng quản lý thư viện quản lý tài khoản khi người dùng sử dụng. Trường có nhiệm vụ đào tạo ra những học sinh có đủ đức, tài cung cấp cho xã hội những công dân thực sự góp phần phát triển xã hội, xây dựng xã hội giàu, mạnh, văn minh, củng cố cho học sinh hành trang bước vào đời, bước vào ngưỡng cửa đại học. Đòi hỏi trách nhiệm và nhiệm vụ rất nặng nề từ phía nhà trường, làm sao vừa bổ sung một lượng kiến thức lớn cả về lý thuyết và thực hành kiến thức xã hội, lẫn đạo đức con người. Trường phổ thông trung học Mê Linh, là một trường cấp III, hàng năm tiếp nhận và đào tạo lượng học sinh khá lớn phục vụ cho việc trồng người. Với đội ngũ giáo viên, cũng như cơ sở vật chất và một số nhu cầu cần thiết của học sinh đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ về mọi mặt bằng các nội quy, quy chế và phương pháp quản lý hữu hiệu. Tại trường, ngoài việc Quản lý học sinh (Ban đào tạo), thường xuyên theo dõi mọi hoạt động cả về học tập và vui chơi của học sinh các khối mà còn phải quan tâm đến mọi vấn đề liên quan trong nhà trường như việc giảng dậy của đội ngũ giáo viên, công tác của các cán bộ công nhân viên trong trường, các dich vụ phục vụ cho mọi hoạt động của học sinh và giáo viên như thư viện. Để dảm bảo mọi hoạt động được diễn ra liên tục và thông suốt đòi hỏi sự quản lý thống nhât, liền mạch từ trên xuống dưới. Trong trường phân ra các phòng ban, mỗi phòng ban đảm nhận những công việc và nhiệm vụ riêng đồng thời các phòng, ban phải có sự liên hệ qua lại với nhau để có thể thống nhất hoạt động. Quản lý trường phổ thông_Nguyễn Thị Thắm 2 Giáo viên hướng dẫn: Cô Nguyễn Hoài Anh + Ban tuyển sinh: Đầu vào của học sinh trung học cơ sở phải trải qua một số đợt sát hạch nhằm sàng lọc ra những học sinh có tố chất và thực sự ham học hỏi. Việc sát hạch có thể dùng nhiều phương pháp tuân theo quy chế của bộ giáo dục hoặc dùng kết quả học tập tại trung học cơ sở để xét đầu vào, hoặc tổ chức kỳ thi xét tuyển. Học sinh hết lớp 9 tại các trường trung học cơ sở có nhu cầu hoc tại trường trước tiên phải nộp hồ sơ (hồ sơ bao gồm sơ yếu lý lịch, đơn đăng ký dự tuyển, bằng tốt nghiệp cấp 2 và đơn đăng ký dự thi) tại trường. Sau khi thông qua sở giáo dục và Ban giám hiệu, Ban tuyển sinh Có nhiệm vụ thông báo toàn bộ về quy chế thi, thời gian bắt đầu tiếp nhận hồ sơ đến hạn cuối thu hồ sơ, lịch thi cụ thể. Khi tiếp nhận hồ sơ Ban tuyển sinh cần xem xét hồ sơ đã hợp lệ hay chưa nếu đã hợp lệ thì cập nhật vào cơ sở dữ liệu, nếu có gì sai sót thì yêu cầu thí sinh hoàn thiện lại và hẹn ngày làm thủ tục lại. Qua hạn nộp ban tuyển sinh khoá sổ, không nhận hồ sơ, toàn bộ thông tin hồ sơ thu thập của học sinh đã cập nhật trong cơ sở dữ liệu được sử dụng để tiến hành lập danh sách thí sinh tham gia thi, xếp phòng thi, tổ chức cán bộ coi thi cho từng phòng, lập phiếu dự thi. Thông tin trên phiếu bao gồm: Mã phiếu dự thi, số báo danh, họ và tên, ngày sinh. quê quán. Sau đợt thi ban tuyển sinh tổ chức chấm, xét điểm từ đó liệt kê danh sách thí sinh trúng tuyển vào trường và thông báo đến học sinh kèm theo giấy yêu cầu làm thủ tục chính thức nhập học. + Tại Ban đào tạo Học sinh tiến hành nhập học cần hoàn thiện về hồ sơ cá nhân,( các thông tin liên quan, học bạ cấp II, giấy khai sinh…), học phí. Các trường hợp học sinh các khối khác thuộc các trường khác có nhu cầu học tập tại trường mà có nhu cầu chuyển về trường cũng phải nộp đầy đủ hồ sơ giấy tờ và làm công tác chuyển điểm để tiện việc theo dõi. Bộ phận đào tào cần xem xét cập nhật hồ sơ, tiến hành phân lớp, dựa vào điểm thi đầu vào để lọc ra các lớp chuyên về môn nhất định để tiên cho việc đào tạo đồng thời phát huy cao nhất khả năng của học sinh còn lại là các lớp không chuyên và thồng kê danh sách học sinh theo từng lớp tham gia học tại trường. Trong suốt quá trình tham gia học tập và rèn luyện, ban đào tạo sẽ chịu trách nhiệm Quản lý học sinh (Ban đào tạo) toàn trường, quản lý về sĩ số, về lịch học, về điểm, về việc tham gia công tác xã hội của học sinh…, việc thiết lập thời khóa biểu cho giáo viên và học sinh. Mỗi khi có sự thay đổi như việc nghỉ phép vì bất kỳ lý do gì như:tham gia hoặt động đoàn, đội, như thế nào… Học sinh cần thông báo đến thầy cô chủ nhiệm, thầy cô chủ nhiệm có trách nhiệm thu thập toàn bộ những thay đổi bất thường hằng ngày và gửi cho ban đào tạo, ban đào tạo cập nhật vào hồ sơ Quản lý học sinh (Ban đào tạo). Quản lý trường phổ thông_Nguyễn Thị Thắm 3 Giáo viên hướng dẫn: Cô Nguyễn Hoài Anh Mỗi giáo viên bộ môn cần thường xuyên cập nhật và lưu trữ thông tin các đầu điểm để phục vụ do việc quản lý điểm, và định kỳ gửi báo cáo và xin ý kiến lên Ban giám hiệu cho trường hợp cụ thể. Các giáo viên ở từng tổ, từng bộ môn cần xem xét thông tin về học tập của tửng lớp, từng cá nhân thông qua bảng thông kê theo dõi của học sinh mà ban đào tạo đã lưu nhằm kịp thời phát hiện ra những phần tử cá biệt để kịp thời răn đe, đưa ra hướng giải quyết triệt để, bằng nhiều biền pháp trong đó phải có sự phối kết hợp từ gia đình. Cuối mỗi kỳ học ban đào tạo có nhiệm vụ thu thập toàn bộ những thông tin liên quan đến học tập và rèn luyện của học sinh để xét học lực, hạnh kiểm cho từng cá nhân và thông qua giáo viên chủ nhiệm thông tin đến học sinh đồng thời gửi kết quả học tập về gia đình. Học sinh, có nhu cầu, thắc mắc hay đề nghị gì có thể thông qua giáo viên chủ nhiệm hoặc trực tiếp đề đạt với ban giám hiệu bởi nhà trường chú trọng chất lượng là chính hoặc có thể thông qua hòm thư góp ý và cuối mỗi tuần của tháng ban giám hiều tổng hợp ý kiến của học sinh để đưa ra kế hoạch phát triển nhất cũng có thể phải chứng thực khi không có sự minh bạch, nhằm giả quyết và đưa ra kế hoạch phát triển phù hợp nhất . + Ban giám hiệu trong một khoá cần yêu cầu tổ chức những đợt kiểm tra thường kỳ để thấy được mặt mạnh và mặt yếu ở học sinh và từ đó tìm hiểu nguyên do và đưa ra phương án giải quyết phải rà soát từ phía nhà trường, từ phương pháp giảng dậy mặt mạnh nhà trường sẽ khuyến khích phát huy, mặt yếu cần phải xem xét từ phía nhà trường, từ phương pháp giảng dậy của từng giáo viên xem đã tối ưu chưa, đã thực sự đạt hiệu quả chưa, về phía học sinh thông qua đợt kiểm tra và bẳng theo dõi học tập sẽ thấy được khả năng học tập của từng học sinh, trong một lớp không tránh khỏi có những người học giỏi học kém sinh ra ganh đua, đố kỵ và cam chịu. Giáo viên cần sự giúp đỡ từ những học sinh giỏi kèm cặp và động viên học sinh học kém, đẩy lùi hiện tượng mặc cảm, chây lì, ỷ lại ở một số ít những học sinh trong lớp học vừa nâng cao khả năng học hỏi lẫn nhau, tạo được tinh thần đoàn kết ở mỗi lớp, hoặc mở những lớp bồi dưỡng, nâng cao, học thêm cho những học sinh hiếu học và những lớp giành cho học sinh kém để củng cố và hệ thống lại những kiến thức thiếu, hổng…. Cuối mỗi kỳ học sau khi có kết quả học tập và rèn luyện ban đào tạo cùng với ban giám hiệu cần tổ chưc khen thưởng tuyên dương công bằng công khai minh bạch trước nhà trường trước tập thể lớp nhằm khuyến khích động viên bên cạnh đó cần kỷ luật nghiêm khắc những học sinh có hành vi thiếu đạo đức, phá hoại của công, môi trường, vi phạm quy chế….Để răn đe làm bài học thích đáng cho học sinh khác rút kinh nghiệm tránh tái Quản lý trường phổ thông_Nguyễn Thị Thắm 4 Giáo viên hướng dẫn: Cô Nguyễn Hoài Anh phạm. Tất cả những thông tin khen thưởng hoặc kỷ luật trong từng năm sẽ được lưu vào hồ sơ cá nhân của học sinh. Đối với học sinh cuối cấp cần tổ chức mời những giáo viên lâu năm có uy tín giảng dậy kết hợp ôn thi cho học sinh, có thời khóa biểu riêng cho lớp cuối cấp để ưu tiên phục vụ tốt cho kỳ thi tốt nghiệp và hơn thế nữa là kì thi đầu vào đại học. Để tổ chức tốt kì thi tốt nghiệp các trường trong hệ thống thi ghép cần phối kết hợp cung cấp toàn bộ thông tin học sinh tại trường và tổ chức phân phòng thi, số báo danh… Đến từng thí sinh. Các tổ, bộ môn kết hợp cùng bộ, sở giáo dục để ra đề hợp lý và tổ chức thi, chấm thi chính sác công minh bởi đây là kì thi quan trọng để lọc và đưa những học sinh thực sự ham học hỏi và tài đức trong toàn bộ quá trình học tập và đào tạo tại trường. + Ban quản lý tài chính: Có nhiệm vụ quản lý tình hình tài chính của nhà trường từ việc thu đến chi, việc xét và cấp lương hàng tháng cho giáo viên và cán bộ công nhân viên (GV&CBCNV) trong trường vì vậy cần phải quản lý giáo viên và cán bộ công nhân viên một cách hợp hợp lý với những quy tắc của bộ, sở đề ra. Học sinh nhập học cần nộp học phí tại Ban quản lý tài chính đem phiếu thu hồ sơ giấy tờ liên quan lên ban đào tạo để làm thủ tục nhập học, mỗi kỳ học sinh có nhiệm vụ nộp học phí tại Ban quản lý tài chính nếu quá hạn sẽ được thông báo lên ban đào tạo, lên ban giám hiệu để khiển trách hoặc đình chỉ việc hoc đồng thời xem xét giải quyết từng trường hợp cu thể cuối mỗi kì học ban đào tạo cần cung cấp danh sách khen thưởng đến Ban quản lý tài chính để có sự sắp xếp thu chi hợp lý. Về cơ sở hạ tầng trường, lớp Ban quản lý tài chính có nghĩa vụ trang bị đầy đủ bằng ngân sách của nhà trường thông qua ban giám hiệu nhằm phục vụ tốt nhất cho việc đào tạo. GV&CBCNV sau khi chính thức tham gia giảng dậy và làm việc tại trường sẽ hoàn thiện hồ sơ gửi lên ban giám hiệu. Ban giám hiệu sẽ gửi danh sách giáo viên với những thông tin đầy đủ xuống Ban quản lý tài chính nhằm theo dõi công tác hoạt động của GV&CBCNV, cập nhật ngày làm, ngày nghỉ,… Có gì thay đổi trong công tác giáo viên và cán bộ công nhân viên cần báo ngay lên Ban giám hiệu và Ban quản lý tài chính để kịp thời cập nhật thông tin liên quan đến việc xét và cấp lương cuối tháng tổng kết báo cáo lên Ban giám hiệu xem xét và phê duyệt rồi phát lương cho GV&CBCNV. + Bộ phận Quản lý thư viện: Trước tiên cần tiến hành thống kê các loại sách cần thiết có tính chất giáo dục cao và phong phú để nhập vào kho sách. Mỗi khi có nhu cầu nhập sách cần gửi yêu cầu chi cụ thể về loại sách, số lượng, đơn giá, tổng tiền và chọn nhà cung cấp rồi lập hoá đơn gửi đến Quản lý trường phổ thông_Nguyễn Thị Thắm 5 Giáo viên hướng dẫn: Cô Nguyễn Hoài Anh Ban quản lý tài chính, Ban quản lý tài chính có nhiệm vụ xác nhận chi và tiến hành chi trả đến nhà cung cấp sách sau khi sách đã thông qua kiểm kê và nhập vào kho. Với vai trò là kho thông tin làm giàu tri thức bao gồm cả sách giáo khoa, sách tham khảo với những nội dung phong phú, hệ thống thư viện giúp cho học sinh có thể tìm hiểu thông tin theo yêu cầu. Để đảm bảo hoạt động của hệ thống được nhanh và đầy đủ, chặt chẽ đòi hỏi việc quản lý phải hết sức hợp lý đề phòng việc thất thoát hao hụt sách trong thư viện cần đưa ra những nội quy khi mượn sách khi đến phòng đọc sách. Mỗi học sinh hoặc GV&CBCNV trong trường có nhu cầu mượn trả sách tại thư viện trước tiên phải trình thẻ và yêu cầu mượn-trả tại bộ phận quản lý thư viện. nếu là mượn sách bộ phận này có nhiệm vụ tra cứu loại sách độc giả yêu cầu có còn trong thư viện không, nếu không còn thì thông báo cho độc giả và cập nhật vào hệ thống để kịp thời nhập thêm đầu sách nếu đầu sách còn thì thực hiện việc trao sách và lập một phiếu hẹn trả cho độc giả đồng thời lưu thông tin (mã, loại sách, số lượng, ngày hẹn trả, ngày mượn ….) Vào hệ thống để tiện cho việc tra cứu và trả sách sau này, và có thể biết hao hụt sách là do đâu nếu xảy ra. Nếu là trả sách thì toàn bộ đầu sách sẽ được khôi phục lại trong kho và trong hện trạng cơ sở dư liệu đồng thời cập nhật sự thay đổi vào CSDL. Tại thư viện hàng tuần hàng tháng phải kiểm kê số đầu sách: sách đã mượn sách còn trong kho loại sách đã hết để kịp thời bổ sung sách vào thư viện nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của độc giả. Khi cần bổ sung sách thì trước tiên phải thống kê số đầu sách cần bổ sung, chọn nhà cung cấp, số lượng sách và đơn giá đi kèm và gửi yêu cầu chi lên Ban quản lý tài chính. Ban hành chính nhiệm vụ thông tin đến nhà cung cấp yêu cầu chuyển sách vào thư viện sau khi nhận sách bộ phận quản lý thư viện cần kiểm kê sách xem đã hợp lý hay chưa, nếu thoả mãn yêu cầu rồi thì lập phiếu thanh toán gửi cho Ban quản lý tài chính, nhà cung cấp cầm phiếu và thanh toán tại Ban quản lý tài chính. Những nhiệm vụ cơ bản được tóm lược như sau : -Phân quyền hệ thống. -Quản lý toàn bộ hồ sơ học sinh trong từng khoá. -Quản lý toàn bộ hồ sơ GV&CBCNV trong trường. -Chương trình có thể theo dõi các hoạt động đoàn, đội ... diễn ra hàng tháng (ngày). -Chương trình có thể thống kê, phân loại học sinh theo học lực, lớp học,..... -Quản lý việc xếp thời khoá biểu. Quản lý trường phổ thông_Nguyễn Thị Thắm 6 Giáo viên hướng dẫn: Cô Nguyễn Hoài Anh -Thống kê, theo dõi những giờ giảng....của giáo viên bộ môn. -Thống kê lượng thu – chi hàng tháng (ngày). -Thống kê lượng sách nhập, sách tồn, sách mượn. -Cập nhật thông tin thẻ, số thẻ của độc giả. -Tìm kiếm và đưa ra những thông tin theo yêu cầu. -In báo cáo đầy đủ thông tin hoặc những thông báo gửi đến từng gia đình học sinh. -In báo cáo thu – chi hàng tháng gửi lên Ban giám hiệu (BGH) -Báo cáo tổng kết chi tiết tổng kết từng kỳ của học sinh. 2. Cơ cấu tổ chức và sự phân công trách nhiệm Cơ cấu tổ chức tại trường thể hiện ở sự phân cấp và phân công trách nhiệm một cách rõ ràng và thống nhất. Ban giám hiệu Các trưởng ban Ban tuyển sinh Các giáo viên Nhân viên Ban quản lýtài chính Ban đào tạo Giáo viên CN Các tổ bộ môn Nhân viên Thủ quỹ Nhân viên Ban quản lý thư viện Quản Nhân lý viên • Ban giám hiệu Ban giám hiệu bao gồm Hiệu trưởng, một Hiệu phó phụ trách về đào tạo, một hiệu phó phụ trách các mảng còn lại, luôn đứng đầu một trường học, chịu mọi trách nhiệm về các mặt, các thủ tục hành chính và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước bộ, sở về mọi hoạt động của trường. Ban giám hiệu định ra phương hướng hoạt động của Quản lý trường phổ thông_Nguyễn Thị Thắm 7 Giáo viên hướng dẫn: Cô Nguyễn Hoài Anh trường để từ đó GV&CBCNV sẽ lên kế hoạch và phân chia công việc nhằm thực hiện công việc một cách hiệu quả nhất. • Các tổ trưởng Có nhiệm vụ tiếp nhận bàn giao công việc, thông tư từ ban giám hiệu đồng nghĩa với việc có trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ được giao, có quyền giao việc và điều động các hoạt động công tác của cấp dưới. Phải nắm rõ tình hình hoạt động ở tổ mình. Tổ trưởng bộ môn: Là người được đánh giá là có năng lực chuyên môn cao và có khả năng đưa ra những phương pháp giảng dậy cũng như công tác điều hành quản lý hữu hiệu nhất. Nhiệm vụ giám sát và yêu cầu các GV thuộc môn mình hợp lý hoá phương pháp giảng dậy, tổ chức họp thường xuyên để củng cố cũng như phê bình những GV có những hành động, phương pháp ko đạt hiệu quả. Có quyền dề nghị bổ sung hoặc giảm bớt Gv ở tổ mình. Trưởng Ban quản lý tài chính là Thủ quỹ: người phụ trách toàn bộ vấn đề tài chính của trường, theo dõi các khoản thu, chi, tính toán chi phí hoạt động, vốn lưu động, các khoản vay ngân hàng, các khoản phải trả, các khoản phải thu, .. thủ quỹ có quyền yêu cầu các nhân viên thực hiện các báo cáo hàng tuần hoặc hàng tháng tuỳ theo mức độ và nhu cầu công việc. Xem xét và ký xác nhận các bản bàn giao, báo cáo khi cần thiết. • Ban tuyển sinh: Bao gồm trưởng ban tuyển sinh: Là giáo viên đã từng tham gia phụ trách về nhiều mặt, có khả năng tổ chức tốt và các giáo viên trong trương có nhiệm vụ tiếp nhận, thống kê và tổ chức thi, chấm thi và tuyển sinh. • Ban đào tạo: Gồm các giáo viên trực tiếp tham gia giảng dậy. • Ban quản lý tài chính: Bao gồm một thủ quỹ và hai nhân viên. chịu trách nhiệm toàn bộ về thu chi, cơ sở vật chất trong trường, về khen thưởng, lương bộc….. • Ban quản lý thư viện: Bao gồm một quản lý, chức năng giám sát và cập nhật, báo cáo tình hình lên cấp trên, có quyền quyết định mọi việc trong thư viện nội bộ sau khi thông qua Ban giám hiệu, một nhân viên bộ phận tiếp nhận, một nhân viên bộ phận mượn-trả và hai nhân viên bộ phận kho: nhập và sắp xếp, vệ sinh kho sách. Quản lý trường phổ thông_Nguyễn Thị Thắm 8 Giáo viên hướng dẫn: Cô Nguyễn Hoài Anh • Giáo viên chủ nhiệm Có nhiệp vụ trực tiếp giám sát tình hình học tập và tu dưỡng của học sinh lớp mình, trực tiếp tác động đến học sinh khi cần thiế. Phối hợp với giáo viên bộ môn để biết rõ tình hình học tập vã có thể góp ý với GV bộ môn thực hiện một số phương pháp tốt hơn nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Giải pháp quản lý gồm các chức năng sau: • Quản lý học sinh (Ban đào tạo) + Quản lý điểm - Cập nhật điểm từng môn của từng học sinh theo kỳ học. - Xử lý điểm, tính điểm phẩy, xét học lực, hạnh kiểm... - Lập bảng điểm - Tra cứu danh sách điểm theo tên, mã học sinh, theo lớp... - Liệt kê bảng điểm gửi cho BGH - Gửi kết quả cho gia đình. + Cập nhật,chỉnh sửa hồ sơ học sinh và thông tin liên quan. + Thống kê danh sách học sinh theo khoá. + Tra cứu danh dách học sinh theo lớp, theo học lực.... + Tìm kiếm thông tin học sinh theo yêu cầu. + In báo cáo • Bộ phận quản lý GV&CBCNV + Cập nhật, chỉnh sửa lý lịch GV&CBCNV. + Cập nhật danh sách đăng ký giảng dậy, làm việc. + Lên lich làm việc cho từng cán bộ. + Tra cứu theo tên, quê quán, trình độ, chức vụ .... + Thống kê danh sách. + Quản lý việc xếp thời khoá biểu - Cập nhật trình độ cán bộ, những yêu cầu cá nhân nếu có. - Cập nhật, chỉnh sửa nhu cầu, tổng số lớp... khối trong trường Quản lý trường phổ thông_Nguyễn Thị Thắm 9 Giáo viên hướng dẫn: Cô Nguyễn Hoài Anh - Đưa ra danh sách phân công giảng dậy cụ thể. - In thời khoá biểu cho từng lớp. • Bộ phận quản lý tài chính + Cập nhật, chỉnh sửa danh sách thu (học phí, ....) + Cập nhật danh sách chi (trả lương, cơ sở hạ tầng phải thay thế hoặc mua mới, khuyến học, nhập sách vào thư viện....) + Lập danh sách tổng hợp thu chi vào cuối tuần (tháng). + Tra cứu tình hình theo ngày, theo khoản thu – chi. + In báo cáo. + Quản lý lương GV&CBCNV. - Cập nhật việc theo dõi giảng dậy, làm việc, mức thưỏng, phụ cấp, tạm ứng........ - Lập bảng lương từng tháng. - Gứi danh sách lên BGH - Xử lý thắc mắc, phản hồi. - In báo cáo. • Bộ phận quản lý thư viện + Cập nhật số đầu sách, tên sách, tác giả, nhà xuất bản, trạng thái.... + Cập nhật thông tin độc giả đã đăng ký làm thẻ. + Lập phiếu mượn. + Hoá đơn nhập - xuất. + Lập danh sách sách mượn, sách trả, sách nhập hàng ngày. + Lập báo cáo hàng tháng gửi cho BGH. + Báo cáo tình hinh cuối tháng. 3. Quy trình xử lý và các dữ liệu xử lý: • Khi nhập trường học sinh có nhiệm vụ cung cấp toàn bộ hồ sơ, lý lịch có liên quan cho nhà trường. Bộ phận Quản lý học sinh (Ban đào tạo) có nhiệm vụ cập nhật hồ sơ vào CSDL. Ban đào tạo đảm nhiệm việc xếp lớp và cung cấp thông tin về lớp thầy cô và thời khoá biểu, những thông tin này đã được cập nhật trong hồ sơ Quản lý trường phổ thông_Nguyễn Thị Thắm 10 Giáo viên hướng dẫn: Cô Nguyễn Hoài Anh học sinh. Trong quá trình học tập Ban đào tạo phải thường xuyên cập nhật, theo dõi điểm cũng như các hoạt động khác của học sinh để kịp thời xử lý. Điểm sau khi cập nhật sẽ được hệ thống xử lý, xét điểm, đánh giá và lập bảng điểm cho từng lớp đồng thời gửi kết quả này đến gia đình. Các GV&CBCNV trong trường được theo dõi bởi bộ phận quản lý GV&CBNV, hệ thống cập nhật hố sơ, thông tin liên quan của từng người vào hồ sơ GV&CBCNV, theo dõi xét và cấp lương, xếp lịch làm việc, giảng dậy hàng ngay (tuần). Còn về nhu cầu mượn, đọc sách trên thư viên được quản lý bởi bộ phận quản lý thư viện. Học sinh, giáo viên,... khi có nhu cầu mượn hay đọc sách tại Thư viện phải đăng ký làm thẻ lúc này các thông tin về độc giả cùng với số thẻ được cập nhật vào CSDL phục vụ cho việc kiểm tra và đối chiếu mỗi khi đến thư viện. Khi mươn sách độc giả trình thẻ và thông tin về nhu cầu mượn - trả, hệ thống sẽ đối chiếu với thông tin trong CSDL và chứng thực thì tiếp tục làm thủ tục mươn sách cho độc giả - lập phiếu mượn đồng thời cập nhật thông tin mới (sách mượn) vào CSDL. Bộ phận này còn phải tổng hợp lượng sách mượn, sách nhập hàng tháng và gửi cho bộ phận tài chính ký kêt thu - chi cho hợp lý. Đó là khái quat chu trình xử lý của chương trình. 4. Một số mẫu biểu 1. Danh sách học sinh theo lớp DANH SÁCH HỌC SINH LỚP Mã lớp: GVCN: Mã HS Sĩ số: Họ và tên Ngày sinh Quê quán Số ĐT Quản lý trường phổ thông_Nguyễn Thị Thắm Ghi chú 11 Giáo viên hướng dẫn: Cô Nguyễn Hoài Anh 2. Bản lý lịch học sinh. LÝ LICH HỌC SINH Mã HS:............................................... Họ và tên:......................................... Ngày sinh:........................................ Quê quán:......................................... Họ và tên bố:.................................... Tuổi:.... Nghề nghiệp:.................................... Họ và tên mẹ:................................... Tuổi:.... Nghề nghiệp:.................................... Anh (chị), em:.................................. Số ĐT:.............................................. Khen thưởng, kỷ luật ............................................................................ Ngày vào đoàn:................................ 3. Danh sách GV&CBCNV: DANH SÁCH GV&CBCNV Mã GV&CBNV Họ tên và Ngày sinh Quê quán Số ĐT Quản lý trường phổ thông_Nguyễn Thị Thắm Chức vụ Ghi chú 12 Giáo viên hướng dẫn: Cô Nguyễn Hoài Anh Sơ yếu lý lịch của GV&CBCNV để theo dõi : Sơ yếu lý lịch của GV&CBCNV Họ và tên :……………………………………… Ngày sinh:……………………………………… ảnh 3x4 Giới tính :………………………………………. Năm sinh:………………………………………….. Dân tộc :…………………………………………. Tôn giáo:………………………………………….. Quê quán :……………………………………….. Chỗ ở hiện nay:…………………………………….. Số CMND:…………………………………………… Đơn vị :……………………………………………… Chuyên môn:……………………………………….. Chức vụ:…………………………………………… Mức lương:…………………………………………. Ngày vào trường:……………………………… Mức lương:…………………………………………. Quản lý trường phổ thông_Nguyễn Thị Thắm 13 Giáo viên hướng dẫn: Cô Nguyễn Hoài Anh 4. Phiếu điểm của từng học sinh PHIẾU ĐIỂM HỌC KỲ .... Họ và tên:………………. Lớp:.............. Môn Toán Môn hoá Môn văn Môn Anh Môn lý Môn L Môn sử GDCD Môn Tdục Môn Địa Rèn luyện Tổng điểm:………. Hạnh kiểm : ……….. GVCN (Ký tên) ………….. 5. Phiếu đăng ký giảng dậy: DANH SÁCH GV&CBCNV ĐĂNG KÝ GIẢNG DẬY VÀ LÀM VIỆC Họ và tên GV&CBCNV Khả năng và yêu cầu công việc Quản lý trường phổ thông_Nguyễn Thị Thắm 14 Giáo viên hướng dẫn: Cô Nguyễn Hoài Anh 6. Thời khoá biểu: THỜI KHOÁ BIỂU Học kỳ: Mã Lớp Niên khoá: Thứ 2 Mã môn Thứ 3 Thứ 4 Tên môn Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7 Giáo viên phụ trách 7. Thẻ Thư viện của độc giả Thẻ thư viện: Họ và tên:....................... Ngày làm thẻ:........................... Số thẻ:.................................................... 8. Nhập thông tin độc giả mượn sách vào máy tính Ngày mượn Mã số Tên sách Người mượn Quản lý trường phổ thông_Nguyễn Thị Thắm Người xác nhận 15 Giáo viên hướng dẫn: Cô Nguyễn Hoài Anh 9. In ra phiếu mượn và hạn trả cho độc giả Phiếu mượn Họ tên :........................... Tên sách :......................... ............................ ............................ ............................ Hạn trả :............................ Giá tiền :........................ Ký nhận : 10. Đơn đặt hàng Đơn đặt hàng Ngày :… Nhà xuất bản :……. MDSP Địa chỉ :……. Số hiệu :……. MSP Tên SP Số lượng 11. Báo cáo tồn kho Tồn thực tế Stt Tồn trên sổ sách Thừa Thiếu Tên hàng S.lg Tiền S.lg Tiền Quản lý trường phổ thông_Nguyễn Thị Thắm S.lg Tiền S.lg Tiền 16 Giáo viên hướng dẫn: Cô Nguyễn Hoài Anh 12. Phiếu xuất Phiếu xuất Số :………. Bộ phận :……. Tên sách Ngày:………… Số lượng Người nhận: Đơn giá Qlý thư viện: 13. Phiếu nhập hàng PHIẾU NHẬP Số : Ngày tháng năm…. Nhập vào: (bộ phận)…………………………. Ngày tháng năm Kế toán: Người giao Quản lý trường phổ thông_Nguyễn Thị Thắm Qlý thư viện: 17 Giáo viên hướng dẫn: Cô Nguyễn Hoài Anh 14. Báo cáo tài chính định kỳ: BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ngày …….tháng……năm……. Tổng kết tình hình thu chi trong tháng(quý)……..năm…………. STT Khoản thu Mục đích thu Khoản chi Mục đích chi Tổng thu:…………………………..(viết bằng số) Viết bằng chữ……………………………………………… Tổng chi:……………………………(viết bằng số) Viết bằng chữ………………………………………………. Người lập…………………………………………………… Thủ quỹ …………………. 5. Mô hình tiến trình nghiệp vụ của hệ thống. Định nghĩa các đối tượng sử dụng trong chương trình Tên bộ phận Tên tác nhân ngoài -chức năng 1 -chức năng 2 Luồng dữ liệu Quản lý trường phổ thông_Nguyễn Thị Thắm 18 Giáo viên hướng dẫn: Cô Nguyễn Hoài Anh Quản lý trường phổ thông_Nguyễn Thị Thắm 19 Giáo viên hướng dẫn: Cô Nguyễn Hoài Anh 2. Hồ sơ xác lập dự án: 1. Phạm vi, khả năng, mục tiêu của dự án: • Phạm vi Dự án được áp dụng chung cho toàn bộ hệ thống quản lý trong trường, mở rộng ra các trường lân cận và tiến tới ứng dụng trong toàn tỉnh, toàn bộ hệ thống giáo dục ở Việt Nam. Bởi các trường thường có mô hình và quy mô đào tạo tương tự nhau. Trường phổ thông sẽ dùng phần mềm này để quản lý cũng như cung cấp thông tin một cách nhanh và tiện nhất, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục góp phần hạn chế tối đa những công việc thủ công. Hệ thống có phần phân quyền nên mọi thông tin, tài nguyên mật của trường sẽ không bị tiết lộ nếu không có sự công khai hiển thị của chủ nhân. Tính năng bảo mật được đánh giá cao tránh những ý đồ không tốt khi truy nhập vào website của trường. Toàn bộ GV&CBCNV, học sinh, phụ huynh học sinh có thể đăng ký và truy cập vào website để xem hoặc cập nhật thông tin nằm trong quyền hạn được phép sử dụng của mình. Toàn bộ hoạt động trong trường, mục đích hoạt động không chỉ dừng lại ở mức Quản lý học sinh (Ban đào tạo) mà còn rất nhiều vấn đề lien quan xoay quanh việc đao tạo trong nhà trường. • Khả năng của dự án : - Dự án quản lý được mọi hồ sơ về thông tin học sinh, lý lich và quá trình công tác, giảng dậy của GV&CBCNV, thông tin sách – thư viện, thông tin tài chính… - Xử lý các giao dịch và ghi lại dữ liệu cho từng chức năng đặc thù. - Dữ liệu được thường xuyên cập nhật (cả dữ liệu định kỳ gồm các tài liệu hoạt động và các báo cáo)….Tránh được khả năng tranh chấp người dùng khi có nhiều người cùng thay đổi một nội dung của cùng một đối tượng - Giảm thiểu được rất nhiều về việc lưu thông tin giấy tờ, sổ sách, tiết kiệm thời gian cũng như nhân lực cho việc thống kê dữ liệu hay tìm kiếm đối tượng theo yêu cầu. • Mục tiêu : Mọi nhu cầu, mọi công việc con người đặt ra hay yêu cầu đều có những mục tiêu nhất định có điều mụcc tiêu đặt ra chỉ có tính tương đối. Cụ thể ở dự án xây dựng chương trình quản lý trường phổ thông này- mục tiêu chung nhất là để ứng dụng tối đa thành quả khoa học công nghệ vào giáo dục phần nào giảm thiểu được những công việc thủ công mà con người đã làm và đang làm. Quản lý trường phổ thông_Nguyễn Thị Thắm 19 Giáo viên hướng dẫn: Cô Nguyễn Hoài Anh Nhằm tin học hoá phần nào hệ thống giáo dục ở nước ta. Việc nhiều trường đã đưa các chương trình quản lý vào hệ thống làm việc bước đầu đã cho những kết quả rất khả quan .Nhưng vấn đề ở đây là để giảm bớt những phiền hà mang lại do vẫn một phần công việc phaỉ áp dụng phương pháp thủ công truyền thống để thực hiện, ta sẽ thực hiện triển khai hệ thống hoạt động qua mạng internet . Điều đó sẽ mang đến một hiệu quả rất tích cực và không những tiết kiệm chi phí cho trường, mà nó còn tạo cho việc quản lý dễ dàng và thuận tiện hơn rất nhiều khi mà việc sử dụng mạng internet đã trở thành phổ biến trên thế giới. Bên cạnh đó việc xử lý những mảng thông tin chỉ biến động một phần đặc trưng của các chương trình quản lý là một công việc nhàm chán và rất vất vả với người phụ trách, nhưng với hệ thống quản lý hiện đại bằng máy tính thì những việc đó sẽ trở lên dễ dàng hơn rất nhiều .Người dùng chỉ cần đưa ra các yêu cầu dưới dạng thực hiện các thao tác đã được lập trình sẵn thì ngay lập tức máy sẽ đưa ra kết quả. Đặc biệt trong việc lưu trữ và tìm kiếm thông tin thì kết quả trực quan cho thấy luôn là một điều rất quan trọng. Và việc quản lý thuận tiện cùng với sự xử lý chính xác, nhanh chóng. Phục vụ tốt nhất cho quả trình giảng dậy, đào tạo ở trường. Dự án sau khi hoàn thành có thể hỗ trợ tốt nhất cho việc quản lý mọi thông tin liên quan đến hoạt động của trường. - Tăng khả năng xử lý, đáp ứng nhu cầu nghiệp vụ một cách đáng tin cậy, chính xác, an toàn cao. - Giảm biên chế về nhân lực, giảm chi phí hoạt động của bộ máy quản lý. - Khắc phục những hạn chế của hệ thống hiện tại, hỗ trợ phát triển lâu dài, đáp ứng các ưu tiên, các ràng buộc đã đặt ra. - Trút bớt gánh nặng về quản lý điều hành các hoạt động tài chính, hoá đơn. - Giảm thao tác xử lý thủ công như lập các chứng từ sổ sách bằng tay. - Tra cứu nhanh, chính xác hỗ trợ ra quyết định kịp thời. - Hệ thống đáp ứng đa năng các yêu cầu người sử dụng như là việc in ấn, thống kê theo nhiều phương diện. - Hệ thống có giao diện thân thiện, dễ sử dụng và thực sự không bị những lỗi dò nhỏ. - Hệ thống có độ an toàn, bảo mật cao. 2. Phác hoạ giải pháp và cân nhắc tính khả thi: Quản lý trường phổ thông_Nguyễn Thị Thắm 20 Giáo viên hướng dẫn: Cô Nguyễn Hoài Anh Phác hoạ giải pháp là đưa ra những phương pháp, những hướng dự tính để cuối cùng lựa chọn phương pháp tối ưu nhất và trong suốt quá trình xây dựng và thực thi dự án sẽ làm theo các bước trong phương pháp đã chọn. Ta sẽ xây dựng hệ thống để đổi mới phương cách làm việc dựa trên hiện đại hoá các công đoạn và giảm bớt những phương cách cũ trong từng công đoạn của công việc quản lý. Chẳng hạn như những giá sổ sách, những tủ chứng từ sẽ được thay thế bằng những chiếc máy tính làm việc. Những công việc kiểm tra đối chiếu mất rất nhiều thời gian và con người để thực hiện nay không còn nữa, mà thay vào đó là công việc tìm kiếm và thống kê máy tính sẽ đưa ra. Việc tính điểm phẩy hay xét học lực, hạnh kiểm sẽ không cần đến chiếc máy tính cá nhân và mất nhiều thời gian để tổng kết cho học sinh. Hệ thống sẽ bao gồm những modul riêng và gắn với từng chức năng của các bộ phận quản lý .Chẳng hạn như chức năng quản lý nhân viên, ta hoàn toàn có thể xây dựng như một modul riêng biệt như là một hệ quản lý nhân sự, hoặc là chức năng quản lý tài chính. • Phác hoạ giải pháp : 1. Xây dựng hệ thống gồm các hệ con như quản lý nhân viên, quản lý tài chính,Quản lý học sinh (Ban đào tạo), …..như là các modul riêng biệt. Những máy của các đơn vị sẽ cài đặt các hệ thống con độc lập (cài đặt riêng lẻ tuỳ vào chức năng) 2. Xây dựng hệ thống bao gồm các modul thành phần như hệ quản lý cán bộ,quản lý khách,quản lý phòng… theo một hệ thống hoàn thiện Hệ thống chạy trên một mạng cục bộ (Lan) của trường, người dùng sẽ được cấp phát quyền truy cập, sử dụng theo từng chức năng của mỗi người. • Cân nhắc tính khả thi và lựu chọn dự án: Tính khả thi được xác định dựa vào kết quả phận tích cá rủi ro, chi phí và các vấn đề về kinh tế, kỹ thuật cũng như tổ chức. Từ đó nếu xác định được giải pháp khả thi rồi thì đi sâu khai thác dự án theo giải pháp đó từ ý tưởng phần mềm, triển khai đến bàn giao dử dụng, xet xem để sử dụng hiệu quả hơn cần có những hỗ trợ gì về mặt kỹ thuật, tổ chức. Giải pháp 1 Mỗi phòng (ban) thiết đặt những máy tính (PC) riêng lẻ không kết nối với nhau, trong khi giữa các phòng luôn luôn có sự trao đổi thông tin, hai nữa việc in ấn phòng nào, bộ phận nào cũng có nhu cầu. Vậy phải làm sao??? Hay mỗi phòng lắp đặt một máy in Quản lý trường phổ thông_Nguyễn Thị Thắm 21 Giáo viên hướng dẫn: Cô Nguyễn Hoài Anh (lãng phí), hay chỉ đặt máy in tại một phòng nào đó có nhu cầu nhiều nhất rồi khi cần in ấn các phòng khac copy bài sang phòng náy thực hiện in (thủ công). Cả hai đều bất cập.Mới chỉ xử lý được một phần nhỏ các công việc trong công tác quản lý. Là điển hình cho việc quản lý cũ kỹ thô sơ, tốn nhiều tài nguyên cho việc tổ chức, quản lý, lưu trữ dữ liệu. Hệ thống sẽ không thể là một chu trình khép kín vì các modul riêng lẻ . Thông tin liên lạc giữa các phòng ban, bộ phận, khu vực chưa có tính hệ thống và thiếu sự liên tục. Việc chia sẽ thông tin gặp rất nhiều khó khăn Nếu có sự đối chiếu hay so sánh xảy ra thì sẽ mất rất nhiều thời gian và dễ gây nhầm lẫn vì phải thực hiện hoàn toàn thủ công, khi cần thống kê dừ liệu sẽ khó khăn vì hệ thống độc lập, các dữ liệu chưa được khớp với nhau chặt chẽ, có khi đối tượng thiếu thì vẫn cứ thiếu mà thừa thì vẫn thừa sẽ rất khó để có một thống kê, báo cáo chung cho các bộ phận. Giải pháp 2 Việc thiết đặt một hệ thống mạng LAN giữa các phòng ban là tương đối đơn giản chỉ cần hệ thống các PC, một Switch 48 cổng, hệ thống dây Cab, 1 đến 2 máy in đặt tại ban đào tạo, 1 máy Fax (nếu có thể). Chẳng hạn khi có nhu cầu trao đổi thông tin giữa Ban đào tạo và Ban giám hiệu chỉ cần thông qua mạng LAN. Hay tại Ban tuyển sinh có nhu cầu in ấn chỉ cần thực hiện in bình thường, mặc dù máy không trực tiếp kết nối với máy in nhưng đã được cấp quyền truy cập, quyền sử dụng máy thông qua máy chủ và mạng LAN. Năng lực của mạng máy tính hơn hẳn tổng năng lực của các máy đơn lẻ do tính tổ chức của mạng. Có thể tận dụng được tối đa lợi ích của hệ thống có thể tạo ra, giảm bớt nhiều chi phí sử dụng cho cán bộ quản lý. Với giải pháp này cho hệ thống thì việc phân quyền và quản trị là rất quan trọng .Một ưu điểm nữa của nó là việc hỗ trợ rất nhiều cho việc ra quyết định như việc hỗ trợ quyết định chọn và phân phòng, đây là chức năng rất quan trọng của hệ thống. tránh được sự tranh chấp người dùng khi sử dụng. Xây dựng được hệ thống quản lý thật sự có hiệu quả, dễ sử dụng. Hệ thống phải dễ sử dụng,có tính khả thi, đầy đủ thông tin, tránh được sự dư thừa dữ liệu. Cung cấp thông tin tổng hợp, kịp thời, chính xác, đáp ứng được yêu cầu quản lý đặt ra. Giải pháp này vừa tiện dụng vừa tiết kiệm vậy ta lựa chọn giải pháp này cho dự án Quản lý trường phổ thông_Nguyễn Thị Thắm 22 Giáo viên hướng dẫn: Cô Nguyễn Hoài Anh 3. Dự trù và kế hoạch triển khai dự án theo giải pháp khả thi : • Hồ sơ điều tra và xác lập dự án: Để có thể tổng hợp và nắm bắt được toàn bộ thông tin về cơ chế hoạt động của trường ta phải tiến hành việc điều tra tổng thể ở tất cả các phòng ban, bộ phận trong trường. Để đạt được hiệu quả (sự xác thực về thông tin, đầy đủ, …) việc điều tra phải tuân theo phương pháp hiệu quả nhất: tiến hành điều tra vào các thời điểm khác nhau, điều tra không có sự báo trước (khách quan) và điều tra trên nhiều đối tượng khác nhau. Qua điều tra hoạt động tại trường Phổ thông trung học Mê Linh và một số trường cấp III khac cho thấy hầu hết tại các trường phổ thông vẫn sử dụng các phương pháp thủ công. Thông tin về hồ sơ, lý lịch, điểm… vẫn dùng giấy tờ sổ sách để lưu trữ, toàn bộ các sổ được lưu vào một kho thông tin. Mỗi lần có nhu cầu tra cứu hay tìm tài liệu hoặc thông tin nào đó thì rất vất vả- phải lụcc tìm trong đống hồ sơ, sổ sách đầy ặc trong kho rất mất thời gian và tốn công sức mà có khi thông tin tìm được còn không chuẩn xác. Về việc xét điểm, tại mỗi kỳ học, cá thầy cô phải tổng hợp điểm vào sổ cái, khi đã đủ các đầu điểm thì tiến hành tính điểm phẩy ho từng học sinh bằng máy tính cá nhân cứ như vậy cho hàng nghìn học sinh, rất là vất vả, tốn thời gian, công sức, đã thể khả năng xảy ra sai sót, nhầm lẫn lại rất lớn. Việc đối chiếu thẻ, thông tin mượn-trả tại bộ phận quản lý thư viện lại càng bất cập mất thời gian do phải tìm và đói chiếu thông tin một cách thủ công. Từ đó thấy được cần phải có một hệ thống quản lý mới thay thế những công tác thủ công hiện nay vừa mất thời gian, công sức mà không hiệu quả. Yêu cầu về tốc độ xử lý Hệ thống có tốc độ xữ lý dữ liệu nhanh chóng, chính xác. việc truy xuất dữ liệu từ máy chủ vào kho dữ liệu là nhanh và chuẩn xác. Các cảnh báo kịp thời và chính xác, đồng thời tạo cho người dùng một thiện cảm. Yêu cầu sử dụng: Hệ thống phải đáp ứng đa năng các yêu cầu người sử dụng như là việc in ấn, thống kê theo nhiều phương diện. Hệ thống phải có giao diện thân thiện, dễ sử dụng và thực sự không bị những lỗi dò nhỏ. Hệ thống phải có độ an toàn, bảo mật cao. Quản lý trường phổ thông_Nguyễn Thị Thắm 23 Giáo viên hướng dẫn: Cô Nguyễn Hoài Anh Yêu cầu về bảo mật của hệ thống: Sự bảo mật của hệ thống chủ yếu thông qua các quyền truy cập tới các modul riêng biệt của hệ thống được cấp cho mổi user khi đang nhập với mật khẩu của người dùng đó. Để đạt được các mục tiêu cho một chương trình quản lý đặt ra đồng thời với việc lập kế hoạch triển khai phần mềm là dự trù về phần cứng phục vụ cho một mạng nội bộ tại trường. Yêu cầu về phần mềm Yêu cầu Mô tả chi tiết yêu cầu Giao diện Hệ thống phải có giao diện đẹp, Những yêu cầu này là phù hợp và dể sử dụng, hoàn hoàn toàn có thể đáp ứng toàn được viết bằng tiếng việt. được. Ngôn ngữ lập trình Ghi chú Hệ thống được viết trên ngôn ngữ Visual basic, Visual Foxpro hoặc là Visual Studio.Net sử dụng hệ window form Việc thiết kế trên ngôn ngữ visual basic.net là một thuận lợi và phù hợp với sự phát triển của CNTT Hệ thống chỉ làm việc trên một mạng nội bộ với nguồn dữ liệu tập trung, được xây dựngtrên hệ cơ sở dữ liệu SQL server 2000 Nguồn dữ liệu của hệ thống tuy phân tán cho từng chức năng cụ thể nhưng lại tập trung vào một kho dữ liệu chung cho cả hệ thống Môi trường mạng Bẩo mật Có modul nhập và kiểm tra User và password để phân cấp sử dụng Hiệu quả Quản lý và xử lý dữ liệu từ các máy trạm, lưu trử trong kho dữ liệu chung của hệ thống, dưa ra các báo cáo khi cần, kết nối các nguồn CSDL một cách chặt chẽ Quản lý trường phổ thông_Nguyễn Thị Thắm 24 Giáo viên hướng dẫn: Cô Nguyễn Hoài Anh Bàn phím Có các hệ thông phím nóng được hướng dẩn chu đáo cho người dung Phần trợ giúp Có phần giải thích các chức năng của hệ thống và chương trình trợ giúp người sử dụng chu đáo được soạn hoàn toàn bằng tiếng việt. Thông báo Ở mổi bước thao tác khi người dung thực hiện thao tác cần kiểm tra sự hợp lệ của dữ liệu cũng như thao tác nếu có sai sót hệ thống sẽ đưa ra các cảnh báo cần thiết cho họ Dự trù về thiết bị: Các phòng ban Yêu cầu cấu hình tối thiểu Ghi chú Ban Giám hiệu + 01 máy chủ:Pen IV 1.7GHZ Máy chủ để điều hành, khởi động hệ thống, 2 máy trạm để sử dụng. DDRAM 256 Ổ cứng 80GB Cùng các thiết bị mạng + 02 PC Pen III 1.3GHZ Ổ cứng 40GB RAM 128 MB Ban quản lý tài chính + 02 PC Pen III 1.3GHZ Ổ cứng 40GB RAM 128 MB Ban Đào tạo 03 PC cấu hình như trên Ban quản lý thư viện 01 PC Máy dành cho học sinh 30 PC cấu hình tương tự Quản lý trường phổ thông_Nguyễn Thị Thắm 25 Giáo viên hướng dẫn: Cô Nguyễn Hoài Anh 3-Com Switching HUB 10/100 48 Port (3C-16476) Switch + Sử dụng hệ điều hành WINDOW XP, CSDL là hệ SQL server 2000 + Các thiết bị mạng: Cáp nối, Switch Kế hoạch triển khai dự án: Chuẩn bị: Đặt hàng phần cứng và phần mềm hệ thống Đặt hàng phần cứng Đặt hàng phần mềm Khảo sát: Khảo sát quy trình hoạt động tại trường Khảo sát cơ cấu tổ chức. Khảo sát các chứng từ, sổ sách, các tài liệu tổng hợp. Tổng kết xây dựng tài liệu khảo sát Phân tích hệ thống: Dựa vào các chức năng đã được đề cập đối với hệ thống ở trên ta đi đến phân tích cụ thể: Phân tích thiết kế hệ thống quản lý Phân tích yêu cầu về hệ thống. Phân tích quy trình nghiệp vụ. Thiết kế: Thiết kế mô hình chi tiết hệ thống quản lý trường phổ thông. Các định nghĩa về thuật ngữ sử dụng trong chương trình, các chức năng, các mối quan hệ giữa chúng Định nghĩa chi tiết về nội dung và chức năng của các thành phần bao gồm đầu vào, đầu ra, hiển thị, các modul, các file. Xác định yếu tố thời gian cho hợp lý. Thiết kế CSDL, cấu trúc dữ liệu của hệ thống. Thiết kế giao diện chương trình hệ thống Quản lý trường phổ thông_Nguyễn Thị Thắm 26 Giáo viên hướng dẫn: Cô Nguyễn Hoài Anh Thiết kế mẫu các báo cáo Thiết kế tổ chức quản lý người sử dụng Thiết kế cáchệ thống con, các chương trình độc lập Thiết kế các modul chương trình, các thủ tục, chương trình con, các thuật toán được áp dụng trong chương trình và chức năng cụ thể của nó. Tổng kết xây dựng tài liệu phân tích thiết kế Xây dựng chương trình: Xây dựng chương trình Xây dựng hệ thống. Xây dựng hệ thống báo cáo. thống kê Giai đoạn kiểm: Kiểm tra xem đã đáp ứng được các yêu cầu đặt ra hay chưa, chương trình chạy đã tốt chưa, có còn xảy ra lỗi hệ thống khi sử dụng nữa không…. Kiểm tra về tính năng Kiểm tra về chất lượng Cài đặt, chạy thử và nghiệm thu hệ thống: Chạy thử và hiệu chỉnh chương trình Triển khai thử nghiệm. Cài đặt chương trình. Đào tạo sử dụng và quản trị hệ thống Sửa đổi hệ thống Triển khai tại cả hệ thống Nghiệm thu hệ thống Chạy thử và kiểm tra toàn hệ thống Tổ chức nghiệm thu hệ thống Thời gian triển khai hệ thống: Nhóm thực hiện Nội dung Thời gian bắt Thời gian kết Ghi chú đầu thúc Quản lý trường phổ thông_Nguyễn Thị Thắm 27 Giáo viên hướng dẫn: Cô Nguyễn Hoài Anh Quản trị dự án Dự án Lập trình Khảo sát hệ thống 12/06/07 20/06/07 Phân tích yêu cầu tổng thể phần mềm 21/06/07 30/06/07 Phân tích hệ thống về chức năng 01/07/07 15/07/07 Phân tích hệ thống về dữ liệu 16/07/07 22/07/07 Phân tích yêu cầu giao diện phần mềm 23/07/07 28/07/07 Phân quyền sử dụng hệ thống 29/07/07 1/08/07 + Thiết kế hệ thống dữ liệu 02/08/07 20/08/07 + Thiết kế các modul chức năng + Thiết kế các giải thuật yêu cầu + Thiết kế giao diện Kiểm thử + Kiểm thử về chức năng 21/08/07 24/08/07 Cài đặt 25/08/07 28/08/07 Bàn giao, đào tạo và hướng dẫn sử dụng 29/08/07 09/09/07 Đưa vào vận hành chính thức 10/08/07 13/09/07 Bảo hành, bảo trì Trong suốt quá trình sử dụng phần mềm + Kiểm thử giao diện Triển khai III. Tổng hợp kết quả thu được sau giai đoạn khảo sát Quản lý trường phổ thông_Nguyễn Thị Thắm 28 Giáo viên hướng dẫn: Cô Nguyễn Hoài Anh Thu thập được toàn bộ thông tin cần thiết xác định được đúng hiện trạng, yêu cầu người sử dụng và từ đó đưa ra giải pháp có tính khả thi, tiến hành triển khai hệ thống - định hướng các bước cần tiến hành và cụ thể từng buớc như thế nào. Quản lý trường phổ thông_Nguyễn Thị Thắm 29 Giáo viên hướng dẫn: Cô Nguyễn Hoài Anh Chương II. PHÂN TÍCH HỆ THỐNG VỀ CHỨC NĂNG I. Sơ đồ phân rã chức năng (BDF) Thực hiện theo cá bươc sau: • B1: Xác định các chức năng chi tiết. bằng cách in nghiêng các động từ, cụm có lien quan đến chức năng, công việc của hệ thống. Dữ liệu được cập nhật vào hệ thống, qua phân loại đưa đến chức năng phù hợp để xử lý, và đưa ra kết quả theo yêu cầu. - Quản lý học sinh (Ban đào tạo). Học sinh nhập học tại trường cần cung cấp đầy đủ hồ sơ giấy tờ có liên quan, để bộ phận quản lý cập nhật, chỉnh sửa danh sách học sinh trong suốt quá trình học tạp tại trường toàn bộ thông tin được lưu trong CSDL. Khi cần thiết có thể tìm kiếm, tra cứu thông tin theo yêu cầu. Mọi hoạt động cả về học tập và nhu cầu giải trí của học sinh được theo dõi quản lý chặt chẽ. Học sinh có thể yêu cầu, góp ý với nhà trường về việc giảng dậy hay tổ chức hoạt động nào đó, BGH nhà trường sẽ xem xét và giải quyết hợp lý, và gửi thông báo phản hồi đến học sinh. Điểm mỗi kỳ được cập nhật và xử lý bởi chương trình quản lý điểm. Chương trình kết hợp với hố sơ theo dõi của học sinh để xét hạnh kiểm đánh giá cuối kỳ hoặc cuối năm. Mỗi kỳ sẽ gửi thông báo về tình hình học tập đến gia đình để kịp thời tác động nhằm đạt kết quả tốt hơn ở kỳ sau. Gia đình có thể gửi thắc mắc, yêu cầu đến nhà trường, bộ phận quản lý giải quyết và hỏi ý kiến BGH, BGH xem xét và phê duyệt. Đồng thời gửi tin phản hồi giải đáp đền gia đình. - Quản lý GV&CBCNV Mỗi cán bộ sau khi được nhận vào làm viêc, giảng dậy tại trường cần hoàn tất thủ tục, hồ sơ cũng như nhu cầu công tác và làm việc của mình để Cập nhật vào CSDL phục vụ cho công tác tra cứu, tìm kiếm thông tin cá nhân và việc sắp xếp lịch làm việc, thời khoá biểu có cơ sở. Khi chính thức làm việc, công tác tại trường, mỗi cán bộ sẽ được cấp thẻ - Thẻ thông hành trên thẻ có ghi tên, chức vụ và ngành công tác của chủ thẻ. Thẻ có tác dụng xác minh là GV&CBCNV trong trường, khi vào cổng hay làm việc bắt buộc phải đeo thẻ. Có ý kiến, phê bình cá nhân gì về GV&BCNV có thể phản ánh trực tiếp lên BGH thông qua số thẻ và thông tin trên thẻ. Bộ phận quản lý việc xếp TKB sẽ lấy thông tin về nhu cầu công tác, trình độ cán bộ và thông tin toàn bộ lớp trong trường để sắp xếp công việc, lich làm việc và TKB cho học sinh và cán bộ trong trường. Mọi ý kiến thắc mắc có thể gửi đến Quản lý trường phổ thông_Nguyễn Thị Thắm 30 Giáo viên hướng dẫn: Cô Nguyễn Hoài Anh bộ phận quản lý GV&BCNV, bộ phận sẽ xem xet và xử lý thông tin đồng thời gửi thông báo phản hồi trở lại . TKB được gửi đến toàn bộ học sinh, GV&CBCNV. - Ban quản lý tài chính. Học sinh học tại trường sẽ nộp học phí cho phòng tài chính, bộ phận này sẽ lập biên lai chuyển lại cho học sinh đồng thời cập nhật vào CSDL. Bộ phận có nhiệm vụ thường xuyên giám sát công tác, hoạt động của GV&CBCNV trong trường, cập nhật tình hình phục vụ cho việc xét lương cho cán bộ ở bộ phận quản lý lương. GC&CBCNV nghỉ phép, dậy tang ca, làm thêm hay có bất kỳ sự thay đổi gì về công tác cần báo ngay cho bộ phận này để kịp thời cập nhật những sự thay đổi đó Bộ phận quản lý lương dựa vào bảng phận công công tác và những thông tin trong CSDL để xét lương cụ thể cho từng cán bộ. Lập bảng lương hàng tháng và gửi lên BGH. BGH ký duyệt, phòng tài chính cấp lương, đồng thời lưu vào CSDL. Hàng tuần phòng tài chính nhận một bản thông tin về tình hình nhập - xuât do bộ phận quản lý Thư viện gửi, bộ phận này ký xác nhận thu - chi và chi. Cuối tháng lập bảng thu – chi gửi lên BGH - Bộ phận quản lý Thư viện Những độc giả lần đầu tiên sử dụng dich vụ của thư viện trước hết sẽ được hướng dẫn cách thức có thể tham gia vào Thư viện đó là làm thẻ Thư viện tại bộ phận quản lý thẻ. Để làm thẻ Thư viện độc giả sẽ phải khai báo các thông tin cá nhân như tên, địa chỉ … nhân viên sẽ nhập và lưu các thông tin này vào máy tính. Bộ phận quản lý thẻ còn tiếp nhận và xử lý các vấn đề liên quan đến thẻ của độc giả như làm lại thẻ, mất thẻ, thẻ cũ mờ … Đến hết ngày, bộ phận này sẽ thống kê số lượt người làm thẻ, lập báo cáo và nhập các thông tin vào máy tính, xoá các bản ghi cũ. Khi đã có thẻ thư viện tại bộ phận phòng đọc - mượn trả độc giả có thể tra cứu thông tin trong các đầu sách, với độc giả muốn mượn sách thì nhân viên sẽ lấy những thông tin cần thiết từ thẻ Thư viện của độc giả, nhập vào máy tính cùng với yêu cầu mượn sách, bộ phận này ung cấp sách theo yêu cầu và chuyển cho độc giả một giấy hẹn trả sách, đồng thời xử lý các trường hợp sách đã quá hạn trả của độc giả. Khi có nhu cầu nhập sách bộ phận náy sẽ lập một hóa đơn yêu cầu, tiếp theo là việc chọn nhà xuất bản có thể đáp ứng và gửi hóa đơn yêu cầu này đến họ. Sau đó, nhà xuất bản sẽ chuyển các đầu sách đến Thư viện kèm theo một hoá đơn giao hàng. Thư viện sẽ tiến hành nhập các đầu sách vào thư viện phân loại và đặt chúng theo sự sắp xếp từ trước của ban quản lý thư viện sau đó Quản lý trường phổ thông_Nguyễn Thị Thắm 31 Giáo viên hướng dẫn: Cô Nguyễn Hoài Anh ban quản lý Thư viện sẽ tiến hành lập phiếu nhập hàng và báo cáo thông tin về các đầu sách nhập. ban quản lý Thư viện sẽ xác nhận, lưu các thông tin cần thiết vào máy tính và lập phiếu thanh toán gửi cho nhà xuất bản và thông qua phòng tài chính chi trả. Cuối tuần (tháng) lập một bản về tình hình nhập - xuất gửi cho bộ phận quản lý tài chính. Thống kê toàn bộ các chức năng: (1). cập nhật, chỉnh sửa danh sách học sinh (2). tìm kiếm, tra cứu thông tin theo yêu cầu (3). Theo dõi các hoạt động của học sinh (4). yêu cầu, góp ý với nhà trường (5). gửi thông báo phản hồi đến học sinh (6). cập nhật điểm mỗi kỳ (7). Lấy thông tin bảng điểm (8). xét hạnh kiểm (9). gửi thông báo về tình hình học tập (10). gửi thắc mắc, yêu cầu (11). giải quyết và hỏi ý kiến BGH (12). BGH xem xét và phê duyệt (13). gửi tin phản hồi giải đáp đền gia đình (14). Cập nhật lý lịch GV&CBCNV vào CSDL (15). tra cứu, tìm kiếm thông tin cá nhân (16). Làm thẻ thông hành (17). phê bình cá nhân gì về GV&BCNV có thể phản ánh trực tiếp lên BGH (18). lấy thông tin về nhu cầu công tác, trình độ cán bộ và thông tin toàn bộ lớp trong trường (19). sắp xếp công việc, lich làm việc và TKB (20). gửi đến bộ phận quản lý GV&BCNV (21). xem xet và xử lý thông tin Quản lý trường phổ thông_Nguyễn Thị Thắm 32 Giáo viên hướng dẫn: Cô Nguyễn Hoài Anh (22). gửi thông báo phản hồi trở lại (23). TKB được gửi đến toàn bộ học sinh, GV&CBCNV (24). nộp học phí (25). lập biên lai (26). cập nhật tình hình (27). cập nhật những sự thay đổi (28). xét lương cụ thể cho từng cán bộ (29). Lập bảng lương hàng tháng (30). gửi lên BGH (31). nhận một bản thông tin (32). lập bảng thu – chi gửi lên BGH (33). làm thẻ Thư viện (34). nhập và lưu các thông tin (35). nhận và xử lý các vấn đề liên quan đến thẻ (36). tính thống kê số lượt người làm thẻ, lập báo cáo và nhập các thông tin vào máy (37). xoá các bản ghi cũ (38). tra cứu thông tin trong các đầu sách (39). chuyển cho độc giả một giấy hẹn trả sách (40). lập một hóa đơn yêu cầu (41). lập phiếu nhập hàng và báo cáo thông tin (42). xác nhận, lưu các thông tin cần thiết vào máy tính (43). lập phiếu thanh toán (44). lập một bản chi tiết về tình hình nhập - xuất gửi cho bộ phận quản lý tài chính Tổng cộng có 44 chức năng • B2: Loại bỏ các chức năng trùng lặp B1 Loại bỏ chức năng (2) do trùng chức năng (15) Quản lý trường phổ thông_Nguyễn Thị Thắm 33 Giáo viên hướng dẫn: Cô Nguyễn Hoài Anh Loại bỏ chức năng (5), (13), (22) do trùng chức năng (9) vậy ta còn 40 chức năng (1). cập nhật, chỉnh sửa danh sách học sinh (2). Theo dõi các hoạt động của học sinh (3). yêu cầu, góp ý với nhà trường (4). gửi thông báo phản hồi đến học sinh (5). Lấy thông tin bảng điểm (6). xét hạnh kiểm (7). gửi thông báo về tình hình học tập (8). gửi thắc mắc, yêu cầu (9). giải quyết và hỏi ý kiến BGH (10). BGH xem xét và phê duyệt (11). gửi tin phản hồi giải đáp đền gia đình (12). Cập nhật lý lịch GV&CBCNV vào CSDL (13). Làm thẻ thông hành (14). phê bình cá nhân gì về GV&BCNV có thể phản ánh trực tiếp lên BGH (15). lấy thông tin về nhu cầu công tác, trình độ cán bộ và thông tin toàn bộ lớp trong trường (16). sắp xếp công việc, lich làm việc và TKB (17). gửi đến bộ phận quản lý GV&BCNV (18). xem xet và xử lý thông tin (19). TKB được gửi đến toàn bộ học sinh, GV&CBCNV (20). nộp học phí (21). lập biên lai (22). cập nhật tình hình (23). cập nhật những sự thay đổi (24). xét lương cụ thể cho từng cán bộ Quản lý trường phổ thông_Nguyễn Thị Thắm 34 Giáo viên hướng dẫn: Cô Nguyễn Hoài Anh (25). Lập bảng lương hàng tháng (26). gửi lên BGH (27). nhận một bản thông tin (28). lập bảng thu – chi gửi lên BGH (29). làm thẻ Thư viện (30). nhập và lưu các thông tin (31). nhận và xử lý các vấn đề liên quan đến thẻ (32). tính thống kê số lượt người làm thẻ, lập báo cáo và nhập các thông tin vào máy (33). xoá các bản ghi cũ (34). tra cứu thông tin trong các đầu sách (35). chuyển cho độc giả một giấy hẹn trả sách (36). lập một hóa đơn yêu cầu (37). lập phiếu nhập hàng và báo cáo thông tin (38). xác nhận, lưu các thông tin cần thiết vào máy tính (39). lập phiếu thanh toán (40). lập một bản chi tiết về tình hình nhập - xuất gửi cho bộ phận quản lý tài chính • B3: Gom nhóm những chức năng đơn giản do một người thực hiện Chức năng (4), (7), (11): cùng mang chức năng thông báo Vậy còn 38 chức năng • B4: Tìm và loại bỏ những chứ năng không có ý nghĩa đối với hệ thống. Loại bỏ (9), (14), (17) ta được 35 chức năng • B5: Sau khi thực hiện B4 còn lại ta tìm được các chức năng chi tiết gom nhóm tương ứng như sau: • Quản lý học sinh (Ban đào tạo) Quản lý trường phổ thông_Nguyễn Thị Thắm 35 Giáo viên hướng dẫn: Cô Nguyễn Hoài Anh 1. Cập nhật hồ sơ học sinh 2. Tìm kiếm, tra cứu thông tin học sinh theo yêu cầu 3. Theo dõi các hoạt động của học sinh 4. Gửi thông báo phản hồi đến học sinh • Quản lý điểm 1. Cập nhật điểm mỗi kỳ 2. Tính điểm phẩy, xét hạnh kiểm... 3. Gửi thông báo tình hình học tập đến gia đình • Quản lý GV&CBCNV 1. Cập nhật lý lịch GV&CBCNV 2. Cập nhật danh sách đăng ký giảng dậy và làm việc 3. Tra cứu, tìm kiếm thông tin cá nhân 4. Làm thẻ thông hành 5. Phân công công tác, giảng dậy 6. Lấy thông tin toàn bộ lớp trong trường 7. Lập thời khoá biểu 8. Gửi TKB đến học sinh 9. Lich công tác, làm việc đến GV&CBCNV 10. Gửi thông báo, phản hồi đến từng cá nhân • Quản lý tài chính 1. Thu học phí 2. Lập biên lai gửi cho học sinh 3. Cập nhật tình hình 4. Cập nhật thường xuyên về cơ sở hạ tầng trường, lớp 5. Xác nhận thu – chi các khoản trong trường. 6. Gửi danh sách thu – chi lên BGH • Quản lý lương Quản lý trường phổ thông_Nguyễn Thị Thắm 36 Giáo viên hướng dẫn: Cô Nguyễn Hoài Anh 1. Cập nhật tình hình làm việc, giảng dậy của từng cán bộ 2. Cập nhật những sự thay đổi hàng ngày (tuần) (nghỉ phép, dậy thêm giờ ...) 3. Xét lương 4. kết hợp thông tin từ bộ phận tài chính và xét lương • Quản lý thư viện 1. Làm thẻ Thư viện 2. Cập nhật thông tin độc giả và số thẻ 3. Thống kê lượt người làm thẻ hàng ngày, lập báo cáo 4. Cập nhật nhu cầu mượn sách và những thay đổi khác 5. Xoá các bản ghi cũ ko còn dùng đến 6. Tra cứu thông tin đầu sách 7. Lập hoá đơn nhập sách 8. Lập phiếu nhập sách 9. Lập báo cáo 10. Lưu thông tin sách nhập 11. Lập phiếu thanh toán 12. Lập bản chi tiết về tình hình nhập - xuất và gửi cho bộ phận quản lý tài chính Sơ đồ phân rã chức năng Quản lý trường phổ thông_Nguyễn Thị Thắm 37 Giáo viên hướng dẫn: Cô Nguyễn Hoài Anh Gửi thông báo phản hồi đến HS Thông báo tình hình học tập đến gia đình Qlý họ c sinh Theo dõi các hoạt động của HS Quản lý Điểm Tìm kiếm, tra cứu thông tin Tính điểm phẩy Cập nhật điểm từng kỳ Cập nhật hồ sơ Trả lời, giải đáp thắc mắc Qlý GV& CBCNV Q UẢN LÝ TRƯỜN G PHỔ THÔ NG Gửi TKB đến học sinh, GV&CBCNV Lập thời khoá biểu Phận công giảng dậy, làm việc Làm thẻ thông hành Tra cứu, tìm kiếm thông tin Cập nhậtCập lý lịch nhậtvàlýđăng lịch ký GD Tổng hợp thông tin và xét lương Lập báo cáo Qlý tài chính Xác nhận thu - chi Quản lý lương Cập nhật thu - chi Lập biên lai gửi cho học sinh Thu học phí Xét lương Cập nhật sự thay đổi hàng ngày (nghỉ phép, dậy..) Cập nhật tình hình làm viẹccủa từng cán bộ Qlý thư viện Lập báo cáo Lập hoá đơn nhập sáh Tra cứu thông tin đầu sách Thống kê lượt người làm thẻ Cập nhật thông tin Làm thẻ thư viện II. SƠ ĐỒ LUỒNG DỮ LIỆU (DFD) 1. Định nghĩa các đối tượng trong mô hình : Các chức năng : là một quá trình biến đổi dữ liệu, tên chức năng = động từ + bổ ngữ, được biểu diễn như sau : Quản lý trường phổ thông_Nguyễn Thị Thắm 38 Giáo viên hướng dẫn: Cô Nguyễn Hoài Anh Tên chức năng Các luồng dữ liệu : là dòng chuyển dời thông tin vào hoặc ra khỏi chức năng, tên của luồng = danh từ + tính từ, được biểu diễn : Tên luồng dữ liệu Kho dữ liệu : là một dữ liệu được lưu lại để có thể truy cập nhiều lần về sau, tên kho dữ liệu = danh từ + tính từ, được biểu diễn : Kho dữ liệu Tác nhân ngoài : là một thực thể ở bên ngoài hệ thống nhưng có mỗi liên hệ mật thiết với hệ thống, tên tác nhân ngoài = danh từ, được biểu diễn : Tên tác nhân ngoài Tác nhân trong : là một tiến trình (chức năng) bên trong hệ thống được mô tả ở một trang khác của sơ đồ, tên tác nhân trong = động từ + bổ ngữ, được biểu diễn : Tên tác nhân trong Quản lý trường phổ thông_Nguyễn Thị Thắm 39 Giáo viên hướng dẫn: Cô Nguyễn Hoài Anh Sơ đồ mức khung cảnh (mức 0) của hệ thống Danh sách thí sinh tham gia thi Thẻ dự thi Học sinh Ban giám hiệu Nội quy, yêu cầu Lịch làm việc, giảng dậy Báo cáo DS trúng tuyển Hồ sơ Xem xét, ký Ban tuyến sinh Hoàn thiện hồ sơ Ban đào tạo Nội quy + thông tin lớp + TKB TKB Hồ sơ HSHS Biên lai Hồ sơ, nguyện vọng GV&CBCNV Danh sách GV&CBNV, Lịch làm việc Nộp học phí Cấp lương GV&C BCNV Ban qlý tài chính Báo cáo tài chính, thắc mắc, xin ý kiến Xin ý kiến Hồ sơ Ban đào tạo Kết quả học tập Sách, Phiếu hẹn Báo cáo HSGV&C BCNV Thẻ, Yêu cầu mượn, trả Thắc mắc, y cầu Phụ huynh Học sinh Sách, Phiếu hẹn Thẻ, Yêu cầu mượn, trả Kho sách Phản hồi Hoá đơn+yêu cầu chi Xác nhận chi Quản lý trường phổ thông_Nguyễn Thị Thắm Ban qlý thư viện Nhâp Truy xuất 40 Giáo viên hướng dẫn: Cô Nguyễn Hoài Anh Sơ đồ luồng dữ liệu mức đỉnh cho chức năng Quản lý học sinh (Ban đào tạo): Học sinh Hồ sơ Lưu hồ sơ Ban giám hiệu Đối chiếu Cập nhật điểm Cập nhật GV&CBCNV Báo cáo Bảng điểm Ký duyệt Hồ sơ HS DS Học sinh Qlý điểm Bảng điểm Kết quả học tập Nội quy, TT lớp + TKB Điểm Phụ huynh Xử lý Nội quy + Yêu cầu Quản lý trường phổ thông_Nguyễn Thị Thắm 41 Giáo viên hướng dẫn: Cô Nguyễn Hoài Anh Sơ đồ mức đỉnh cho chức năng quản lý tài chính (Ban tài chính) Học sinh Nộp học phí Biên lai Ban Qlý thư viện Yêu cầu chi Ban giám hiệu Thông tin Thông tin chung Thông tin Tiếp nhận Xác nhận chi & chi Bảng theo dõi công tác Xử lý & Phân công Qlý GV&CBCNV Báo cáo & xin ý kiến Trả lời & Phê duyệt Cấp lương Thắc mắc, yêu cầu Giải đáp Quản lý trường phổ thông_Nguyễn Thị Thắm GV&CB CNV 42 Giáo viên hướng dẫn: Cô Nguyễn Hoài Anh Sơ đồ mức đỉnh cho chức năng quản lý thư viện Quản lý trường phổ thông_Nguyễn Thị Thắm 43 Giáo viên hướng dẫn: Cô Nguyễn Hoài Anh Sơ đồ mức 2 cho chức năng Quản lý GV&CBCNV Quản lý trường phổ thông_Nguyễn Thị Thắm 44 Giáo viên hướng dẫn: Cô Nguyễn Hoài Anh Sơ đồ mức 2 cho chức năng Quản lý điểm: Ban giám hiệu Giáo viên Học sinh Điểm quy chế điểm Cập nhật Chuyển điểm Quy tắc Nội quy, quy chế Bảng điểm Bảng điểm Tính và xét học lực Lưu điểm Thông tin điểm Phiếu điểm & tổng kết Quản lý trường phổ thông_Nguyễn Thị Thắm Thống kê 45 Giáo viên hướng dẫn: Cô Nguyễn Hoài Anh III. ĐẶC TẢ CÁC CHỨC NĂNG CHI TIẾT Trong chương này mục đích là diễn tả, phân rã một chức năng phức tạp thành các chức năng đơn giản. Nhằm bóc tách, đi sâu chi tiết để giải quyết vấn đề đơn giản hoá. Để cụ thể hoá từng chức năng – cái nhìn trực quan về hệ thống ta tiến hành đặc tả chi tiết các chức năng. Ta dùng sơ đồ khối để đặc tả. Chức năng Tiếp nhận Begin Tiếp nhận False Tiêu chuẩn đối chiếu True Tiếp nhận Quản lý trường phổ thông_Nguyễn Thị Thắm Xác nhận lưu 46 Giáo viên hướng dẫn: Cô Nguyễn Hoài Anh Chức năng Quản lý điểm Begin Chưa đủ đẩu đ’ Cập nhật điểm Đủ Tính điểm Xét Quy chế Tổng kết Quản lý trường phổ thông_Nguyễn Thị Thắm 47 Giáo viên hướng dẫn: Cô Nguyễn Hoài Anh Chức năng Quản lý GV&CBCNV Tiếp nhận False Xem xét True Cập nhật Yes Có thay đổi gì không No Chức năng Quản lý thư viện Tiếp nhận False Đối chiếu True Mượn- trả Sau các bước phân tích về chức năng ta có thể thấy được chương trình là tổng hợp của những chức năng cơ bản đã được phác hoạ. Kết quả mà ta thu được là một mô hình hệ thống hoàn chỉnh , thống nhất trong các chức năng. Ta có được cái nhìn tổng thể Quản lý trường phổ thông_Nguyễn Thị Thắm 48 Giáo viên hướng dẫn: Cô Nguyễn Hoài Anh Chương III: PHÂN TÍCH HỆ THỐNG VỀ DỮ LIỆU • Mục đích: Lập lược đồ khái quát về dữ liệu, làm căn cứ cho việc thiết kế CSDL của hệ thống sau này. Việc phận tích hệ thống về dữ liệu được tiến hành một cách hoàn toàn độc lập với việc phân tích hệ thống về chức năng. Phân tích cấu trúc thông tin nằm trong hệ thống hiện tại nhằm làm rõ các thành phần thông tin và mối quan hệ giữa các thành phần đó/ Xây dựng CSDL thống nhất cho toàn bộ hệ thống. Lược đồ về dữ liệu được thành lập theo mô hình thực thể liên kết E/A (Entity/ Association) – khá đơn giản và gần gũi với trực quan. Rồi được hoàn thiện theo mô hình quan hệ. I. Xây dựng ER mở rộng: a. Định nghĩa các ký hiệu trong ER mở rộng: Kiểu thực thể: Tên kiểu thực thể Khoá ID Danh sách các kiểu thuộc tính Tên kiểu thực thể thường là các danh từ. Các kiểu thuộc tính hợp thành khoá được gạch dưới Ki ểu liên kết: Biểu diễn bởi hình thoi: + Kiểu liên kết đệ quy: Liên kết giữa một kiểu thực thể với chính nó. + Nhiều kiểu liên kết giữa hai kiểu thực thể: phải vẽ riêng rẽ từng kiểu. + Kiểu kiên kết có thuộc tính: Ghi danh sách các thuộc tính bên cạnh hình thoi. + Kiểu liên kết nhiều ngôi. Kiểu liên kết: Quản lý trường phổ thông_Nguyễn Thị Thắm 49 Giáo viên hướng dẫn: Cô Nguyễn Hoài Anh max = n; min = 0 max = 1; min = 0 max = 1; min = 1 max = n; min = 1 2. Vẽ mô hình thực thể mở rộng: • Hồ sơ học sinh (MaHS, M·Líp, HäTªn, NgµySinh, §ÞaChØ, Sè§T, HäTªnBè, NghÒNghiÖp, HäTªnMÑ, NghÒNghiÖp) • B¶ng §iÓm (M·B§, MaHS, N¨mHäc, HäcK×, §iÓmTBM«n1, §iÓmTBM«n2, §iÓmTBM«n3, §iÓmTBM«n4, §iÓmTBM«n5) • Chi tiÕt ®iÓm (M·Sè, M·B§,M«nHäc, miÖng, 15phut, 1tiÕt, ThiHK) • Líp (M·Líp, TªnLíp, Gi¸oViªnChñNhiÖm, SÜSè GhiChó) • Gi¸oViªn & CBCNV (M·GV, HäTªn, NgµySinh, GiíiTÝnh, D©nTéc, T«nGi¸o, QuªQu¸n, ChçOHiÖnNay, SèCMND, §¬nVÞ, ChuyªnM«n, ChøcVô, MøcL¬ng, NgµyVµoTrêng) • Thêi Kho¸ BiÓu (M·TKB, M·Líp, HäcK×, NiªnKhãa, GiêHäc, ThøHai, ThøBa, ThøT, Thøn¨m, ThøS¸u) • Thẻ thư viện của độc giả (M·ThÎ, Họ và tên, Ngàysinh, Địachỉ, Sốđt, NgàyLàmThẻ, NgàyHếtHạn) • Sách (MãSách, Tên Sách, TácGiả, NXB, GiáTiền, SốĐầuSách, LoạiSách, NgônNgữ) • Phiếu mượn trả (M·PhiÕu, M·ThÎ, M·S¸ch, NgµyMîn, NgµyTr¶, NgµyHÑnTr¶) • B¶ng L¬ng (M·GV, Th¸ng, L¬ngcb, NgµylµmviÖc, NgµynghØ, T¹mõng, PhôCÊp, B¶oHiÓm, Thëng) • Ho¸ §¬n ( M·Ho¸§¬n, TªnNgêiLËp, Tªn§èiT¸c, Lo¹iHãa§¬n, Ngµy, M·Hµng, SèLîng, §¬nGi¸, ThµnhTiÒn) Quản lý trường phổ thông_Nguyễn Thị Thắm 50 Giáo viên hướng dẫn: Cô Nguyễn Hoài Anh • §¬nHµng (SH§¬nHµng, TªnNXB,Ngµy, M·Hµng, Lîng§Æt, §¬nGi¸, LîngNhËn, LîngTr¶TiÒn). ER më réng cã thÓ ®îc vÏ nh sau: Quản lý trường phổ thông_Nguyễn Thị Thắm 51 Giáo viên hướng dẫn: Cô Nguyễn Hoài Anh II. ChuyÓn ®æi tõ m« h×nh thùc thÓ më réng sang m« h×nh thùc thÓ kinh ®iÓn . Môc ®Ých cña viÖc x©y dùng m« h×nh thùc thÓ E/A kinh ®iÓn: C¸c hÖ qu¶n trÞ CSDL ngµy nay ®ßi hái gi¸ trÞ ®¬n cho c¸c kiÓu thuéc tÝnh vµ cÊm kh¸i niÖm kÕ thõa gi÷a c¸c quan hÖ. Do ®ã ®Ó thµnh lËp mét CSDL quan hÖ b¾t ®Çu tõ mét lîc ®å kh¸i niÖm theo m« h×nh ER më réng cÇn ph¶i ®a vÒ m« h×nh thùc thÓ kinh ®iÓn. Ap dông c¸c qui t¾c về chuyển đổi ta ®îc m« h×nh thùc thÓ kinh ®iÓn nh sau. VD: kiÓu thùc thÓ Thêi Kho¸ BiÓu; cã ThøHai... ThøB¶y lµ thuéc tÝnh ®a trÞ v× mçi ngµy trong tuÇn cã nhiÒu m«n häc vd: ThøHai cã c¸c tiÕt häc V¨n, V¨n, To¸n, Anh, Sinh ho¹t ... Nªn ta t¸ch c¸c thuéc tÝnh nµy nh sau: HoÆc thùc thÓ Ho¸ §¬n cã thÓ ®îc t¸ch nh sau: Quản lý trường phổ thông_Nguyễn Thị Thắm 52 Giáo viên hướng dẫn: Cô Nguyễn Hoài Anh Thực thể pjiếu mượn trả 2.2 VÏ m« h×nh thùc thÓ kinh ®iÓn: Quản lý trường phổ thông_Nguyễn Thị Thắm 53 Giáo viên hướng dẫn: Cô Nguyễn Hoài Anh Quản lý trường phổ thông_Nguyễn Thị Thắm 54 Giáo viên hướng dẫn: Cô Nguyễn Hoài Anh III. ChuyÓn ®æi tõ m« h×nh thùc thÓ kinh ®iÓn sang m« h×nh thùc thÓ h¹n chÕ: 1. Môc ®Ých x©y dùng m« h×nh thùc thÓ h¹n chÕ: Trong m« h×nh thùc thÓ h¹n chÕ mµ ®îc ®Ò cËp díi ®©y tuy bÞ h¹n chÕ vÒ c¸c h×nh thøc diÔn t¶ (khã vËn dông) nhng rÊt gÇn víi m« h×nh quan hÖ vµ do ®ã dÔ dµng chuyÓn sang cµi ®Æt víi 1 hÖ qu¶n trÞ c¬ së d÷ liÖu quan hÖ h¬n. 2. X©y dùng ER h¹n chÕ: 2.1 Ap dông c¸c quy t¾c vµo bµi tËp: 2.2 M« h×nh thùc thÓ h¹n chÕ: Quản lý trường phổ thông_Nguyễn Thị Thắm 55 Giáo viên hướng dẫn: Cô Nguyễn Hoài Anh Quản lý trường phổ thông_Nguyễn Thị Thắm 56 Giáo viên hướng dẫn: Cô Nguyễn Hoài Anh IV. ChuyÓn tõ m« h×nh thùc thÓ h¹n chÕ sang m« h×nh quan hÖ 1. T¹i sao ph¶i x©y dùng m« h×nh quan hÖ: M« h×nh quan hÖ cã c¸c u ®iÓm sau: • §¬n gi¶n: c¸c d÷ liÖu ®îc biÓu diÔn díi 1 d¹ng duy nhÊt, lµ quan hÖ , tøc lµ c¸c b¶ng gi¸ trÞ, kh¸ tù nhiªn, dÔ hiÓu ®èi víi ngêi dïng. • ChÆt chÏ: cÊc kh¸i niÖm ®îc h×nh thøc ho¸ cao, cho phÐp ¸p dông c¸c c«ng cô to¸n häc, c¸c thuËt to¸n. • Trõu tîng ho¸: m« h×nh chØ dõng ë møc quan niÖm, nghÜa lµ ®éc lËp víi møc vËt lý, víi sù cµi ®Æt, víi c¸c thiÕt bÞ.Nhê ®ã lµm cho tÝnh ®éc lËp gi÷a d÷ liÖu vµ ch¬ng tr×nh cao. • Cung cÊp c¸c ng«n ng÷ truy nhËp d÷ liÖu ë møc cao ( nh SQL…) , dÔ sö dông vµ trë thµnh chuÈn. 1. M« h×nh quan hÖ: Quản lý trường phổ thông_Nguyễn Thị Thắm 57 Giáo viên hướng dẫn: Cô Nguyễn Hoài Anh Quản lý trường phổ thông_Nguyễn Thị Thắm 58 Giáo viên hướng dẫn: Cô Nguyễn Hoài Anh Chi tiết các bảng dữ liệu (1). Bảng Hồ sơ học sinh STT Tên Trường Kiểu dữ liệu Kích cỡ MaHS Char 4 2 MaLop Char 4 3 Hoten Char 50 4 Ngaysinh Date time 8 5 Diachi Char 50 6 Sodt Numberic 9 7 Hotenbo Char 50 8 Nghenghiep Char 50 9 Hotenme Char 50 10 Nghenghiep Char 50 1 Khoa Giá trị NĐ Not null Mô tả Mã học sinh Mã lớp Họ tên Ngày sinh Địa chỉ Số điện thoạ Họ tên bố Nghề nghiệp bố Họ tên mẹ Nghề nghiệp mẹ (2). Bảng Điểm STT Tên trường Kiểu dl Kích cỡ Mabangdiem Char 10 2 MaHS Char 10 3 Namhoc Char 10 4 Hocky Char 4 5 DiemTBM 1 Numberic 2 6 DiemTBM 2 Numberic 2 7 DiemTBM 3 Numberic 1 Khoa Quản lý trường phổ thông_Nguyễn Thị Thắm 2 Gt ngầm định Not null Mô tả Mã bảng điểm Mã học sinh Năm học Học kỳ Điểm trung bình môn 1 Điểm trung bình môn 2 Điểm trung bình môn 3 59 Giáo viên hướng dẫn: Cô Nguyễn Hoài Anh 8 DiemTBM 4 Numberic 9 DiemTBM 5 Numberic 2 2 Điểm trung bình môn 4 Điểm trung bình môn 5 (3). Bảng Chi tiÕt ®iÓm STT Tên trường Kiểu dl Kích cỡ Maso Char 4 2 MaBD Char 4 3 Mon hoc Char 50 4 Mieng Numberic 2 0 5 15phut Numberic 2 0 6 1tiet Numberic 2 0 7 Hoc ky Numberic 2 0 Kiểu dl Kích cỡ 1 Khoa Gt ngầm định Not null Mô tả Mã Số Mã bảng điểm Môn học Miệng 15 phút 1 tiết Học kỳ (4). Bảng Lớp STT Tên trường Malop Char 4 2 Tenlop Char 20 3 GVCN Char 50 4 Siso Char 50 5 Chuy Char 100 1 Khoa Quản lý trường phổ thông_Nguyễn Thị Thắm Gt ngầm Not null định Mô tả Mã lớp Tên lớp Giáo viên chủ nhiệm Sĩ số chú ý 60 Giáo viên hướng dẫn: Cô Nguyễn Hoài Anh (5). Bản g Gi¸oViªn & CBCNV STT Tên trường Kiểu dl Kích cỡ MaGV Char 4 2 Hoten Char 50 3 Ngaysinh Date time 10 4 Gioitinh Char 3 5 Tongiao Char 10 6 Quequan Char 50 7 Choohiennay Char 50 8 Sochung minh ND Numberic 10 1 Khoá 9 Donvi Char 50 10 Chuyenmon Char 50 11 Chucvu Char 50 Date time 10 12 Ngayvao truong (6). Bảng Thời khoá biểu STT Tên trường Kiểu dl Kích cỡ Mathoi khoabieu Char 4 2 Malop Char 4 3 Hocky Char 4 4 Nienkhoa Char 9 5 Giohoc 6 Thuhai 1 Khoa Char Char 9 50 Quản lý trường phổ thông_Nguyễn Thị Thắm Gt ngầm định Not null Ngày sinh Giới tính Tôn giáo Quê quán Chỗ ở hiện nay Số chứng minh nhân dân Đơn Vị Chuyên môn Ch vụ Ngày vào trường Gt ngầm định Mã giáo viên Họ tên 0 Mô tả Not null Mô tả Mã thời khoá biểu Mã lớp Học kỳ Niên khoá Giờ học Thư hai 61 Giáo viên hướng dẫn: Cô Nguyễn Hoài Anh 7 Thuba Char 50 8 Thutu Char 50 9 Thunam Char 50 10 Thusau Char 50 Thứ ba Thứ Tư Thứ năm Thứ sáu (7). Bảng Thẻ thư viện của độc giả (có thể có) STT Tên trường Kiểu dl Kích cỡ Mathe Char 10 2 Hovaten Char 50 3 Ngaysinh Date time 8 4 Diachi Char 50 5 SoĐT Numberic 10 6 Ngaylamthe Date time 8 7 Ngayhethan Date time 8 1 Khoa Gt ngầm Not null định Mô tả Mã thẻ Họ và tên Ngày sinh Địa chỉ Số điện thoại Ngày làm thẻ Ngày hết hạn (8). Bảng Sách STT Tên trường Kiểu dl Kích cỡ Masach Char 10 2 Tensach Char 50 3 Tacgia Char 50 1 Khoa Quản lý trường phổ thông_Nguyễn Thị Thắm Gt ngầm định Not null Mô tả Mã sách Tên sách Tác giả 62 Giáo viên hướng dẫn: Cô Nguyễn Hoài Anh 4 NXB Char 50 5 Giatien Numberic 20 6 Sodausach Numberic 50 7 Loaisach Char 50 8 Ngonngu Char 50 Quản lý trường phổ thông_Nguyễn Thị Thắm Nhà xuất bản Giá tiền Số đầu sách Loại sách Ngôn ngữ 63 Giáo viên hướng dẫn: Cô Nguyễn Hoài Anh (9). Bảng Phiếu mượn trả STT 1 Khoa Tên trường Kiểu dl Kích cỡ Gt Not null ngầm định Maphieu Char 4 2 Mamuon Char 4 3 Masach Char 4 4 Ngaymuon Date time 8 5 Ngaytra Date time 8 6 Ngayhentra Date time 8 Tên trường Kiểu dl Kích cỡ MaGV Numberic 4 2 Thang Numberic 4 0 3 LuongCB Numberic 20 0 4 Numberic 20 0 5 Ngaylam viec Ngàynghi Numberic 20 0 6 Tamung Numberic 50 0 7 Phucap Numberic 20 0 8 Baohiem Numberic 20 0 9 Thuong numberic 20 0 Mô tả Mã phiếu Mã mượn Mã sách Ngày Mượn Ngày trả Ngày hẹn trả (10). Bảng Lương STT 1 Khoa Quản lý trường phổ thông_Nguyễn Thị Thắm Gt Not null ngầm định 0 Mô tả Mã giáo viên Tháng Lương cấp bậc Ngày làm việc Ngày nghỉ Tạm ứng Phụ cấp Bảo hiểm Thưởng 64 Giáo viên hướng dẫn: Cô Nguyễn Hoài Anh (11). Bảng Hoá đơn STT Tên trường Kiểu dl Kích cỡ Mahoadon Numberic 4 2 Tennguoilap Char 50 3 TenDoitac Char 50 4 Loaihoadon Char 20 5 Ngay Date time 8 6 Mahang Numberic 4 7 Soluong Numberic 50 8 Đongia Numberic 50 9 Thanhtien Numberic 50 1 Khoa Gt ngầm định Not null Mô tả Mã hoá đơn Tên người lập Tên đối tác Loại hoá đơn Ngày Mã hàng Số lượng Đơn giá Thành tiền (12). Bảng Đơn hàng STT Khoa Tên trường Kiểu dl Kích cỡ SHđonhang Char 50 2 TenNXB Char 50 3 Ngay Date time 8 4 Mahang Numberic 4 1 Quản lý trường phổ thông_Nguyễn Thị Thắm Gt ngầm định Not null Mô tả SH đơn hàng Tên nhà xuất bản Ngày Mã hàng 65 Giáo viên hướng dẫn: Cô Nguyễn Hoài Anh 5 Luonghang Numberic 50 6 Luongdat Numberic 50 7 Đongia Numberic 50 8 Luongnhan Numberic 50 Numberic 50 9 Luongtratien Quản lý trường phổ thông_Nguyễn Thị Thắm Lưọng hàng Lượng đặt Đơn giá Lượng đặt Lượng trả tiền 66 Giáo viên hướng dẫn: Cô Nguyễn Hoài Anh Chương IV: Thiết Thiết kế tổng thể: Báo cáo thường kỳ Ban tuyển sinh Ban giám hiệu Báo cáo, Xin ý kiến Hố sơ + Thông tin cá nhân DSTS trúng tuyển Thẻ dự thi Yêu cầu+lich LV DS Thí sinh tham gia thi Nộp hồ sơ Thí sinh Hồ sơ TS DS GV&CBCNC Lưu HS Nhận xét, phê duyệt Nộp học phí I. kế hệ thống Ban tài chính HS GV& CBCNV Cập nhật HS Thắc mắc, góp ý Cập nhật t.tin Thí sinh TT Ban đào tạo Hồ sơ HS thẻ+Ycầu m-trả CN sự thay đổi PHHS Ban QLTV Sách+phiếu hẹn GV&CBCNV Sách+phiếu hẹn Thẻ+ yêu cầu mượn trả sách Thu viện Các tác nhân ngoài: Kho lưu trữ: Các chức năng: Qua bước phân tích ,hệ thống đã được mô tả với nhiều chức năng ,và các kho dữ liệu . Để cho việc quản lý được đơn giản ,cách tốt nhất là hạn chế bớt các thao tác thủ công cũng như hoạt động dựa trên giấy tờ ,sổ sách ,mà thay vào đó là những thao tác do máy tính thực hiện .Nhưng không phải chức năng nào máy tính cũng có thể thực hiện thay cho hoạt động,thao tác thủ công của con người .Mà ở nhiều bộ phận,các chức năng vẫn được thực hiện một cách thủ công. Ở đây ta sẽ phân tách rõ ràng chức năng của hệ thống được thực hiện bằng máy tính và chức năng được thực hiện bởi con người Quản lý trường phổ thông_Nguyễn Thị Thắm 67 Giáo viên hướng dẫn: Cô Nguyễn Hoài Anh Tại ban tuyển sinh Việc phận định công việc giữa người và máy được cụ thể như sau: Con người + Khi thí sinh đăng ký thi tuyển, phải trực tiếp xem và thẩm định hồ sơ xem có thiếu giấy tờ, hay có sai sót gì trong nội dung ko… + Gửi thẻ dự thi và đầy đủ thông tin cần thiết đến thí sinh. + Tổ chức thi (phân công giám thị coi thi tại từng phòng, giám thị biên tại từng khu vực) + Tổ chức chấm thi (Lựa chọn giáo viên từng tổ, bộ môn tham gia chấm thi) + Đưa ra những yêu cầu đối với đối tượng trúng tuyển. + Thông báo điểm + Gửi danh sách thí sinh trúng tuyển cho Ban Đào tạo đê tiện đối chiếu khi học sinh nhập học Hồ sơ+đơn Thí sinh Máy tính + Lưu trữ thông tin + Xác định số báo danh của từng thí sinh thông qua tên. + Sắp xếp phòng thi theo số báo danh + In thẻ dự thi + Cập nhật và tính tổng điểm cho từng thí sinh. + Dựa vào những yêu cầu đặt ra để xét tuyển + Lọc ra danh sách những đối tượng trúng tuyển. Danh sách thí sinh Đăng Ký Tổ chức thi Bài thi Thẻ + Nội quy Tổ chức chấm ĐIểm Mức điểm đạt Bảng điểm Đối chiếu Phía trên đường kẻ Tính tổng điểm Bảng điểm là các chức năng do con nguời thực hiện. Quản lý trường phổ thông_Nguyễn Thị Thắm 68 Giáo viên hướng dẫn: Cô Nguyễn Hoài Anh Phía dưới là các chức năng do máy thực hiện. Việc phân định người - máy còn chưa rõ ràng ở nhiều bước. ở Ban tuyển sinh do hệ thống thi cử của ta còn sử dụng bài viết là chủ yếu, chưa áp dụng thi trắc nghiêm trên máy phổ biến nên ở khâu này còn phải làm thủ công rất nhiều. Tại Ban Đào Tạo Con người + Tiếp nhận hồ sơ đầy đủ của học sinh khi tham gia học tại trường. Xem xét hồ sơ đặc biệt chú ý đến đối tượng chính sách qua hồ sơ, giấy tờ. + Khớp với thông tin thí sinh trúng tuyển. + Xếp lớp, phân công giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn cho từng lớp. + Theo dõi các hoạt động và tình hình học tạp của học sinh. và cập nhật thông tin (điểm, mức độ tham gia các phong trào tại trường, lớp. + Giảng dậy và đánh giá lực học của học sinh thông qua điểm phẩy và ý thức. + Gửi phiếu điểm về gia đình và bảng điểm đến Ban giám hiệu Máy tính + Lưu trữ hồ sơ học sinh. + Thông qua điểm thi đầu vào lọc ra những học sinh có triển vọng ở từng môn (môn chính) để phân lớp chuyên. + In danh sách lớp + Xếp lịch, thời khoá biểu cho học tập và rèn luyện một cách hợp lý. + Lưu điểm, tính điểm phẩy, đánh giá học lực, hạnh kiểm. + In phiếu điểm của từng HS cuối mỗi kỳ. + In bảng điểm Quản lý trường phổ thông_Nguyễn Thị Thắm 69 Giáo viên hướng dẫn: Cô Nguyễn Hoài Anh Học sinh Hoàn thiện hồ sơ Tiếp nhận HSHS và điểm đầu vào Đối chiếu kiểm tra Lưu HS TS trúng tuyển Lọc theo ycầu HS học sinh Phân lớp Thời khoá biểu Danh sách lớp Xếp TKB Thời khoá biểu+ DSlớp cập nhật tình hình học tập Xếp lớp Bảng điểm + tình hình ht Nhận xét Ban giám hiệu Lưu Lưu bảng điểm Tình hình học tập Danh sách lớp Điểm Cập nhật điểm Quản lý trường phổ thông_Nguyễn Thị Thắm 70 Giáo viên hướng dẫn: Cô Nguyễn Hoài Anh Ban tài chính GV&CBCNV : Giáo viên và cán bộ công nhân viên Con người + Tiếp nhận và xử lý sơ hồ sơ GV&CBCNV + Thu, kiểm kê học phí. + Kiểm kê hạ tầng cơ sở, để kịp thời sửa chữa, thay mới. + Nhân yêu cầu từ các phòng ban khác, xin ý kiến Ban giám hiệu và xác nhận đáp ứng hay không. + Tiếp nhận sự thay đổi về công tác, về nhân sự từ Ban giám hiệu. + Cấp lương cho GV&CBCNV theo tháng. + Gửi danh sách GV&CBCNV lên Ban giám hiệu. + Gửi báo cáo thu chi lên Ban giám hiệu Máy tính + Lưu hồ sơ GV&CBCNV + Lưu thông tin về học phí + lưu mục đích chi và lượng chi + Lưu lượng thu và nguồn thu + Lưu các yêu cầu thi chi từ các phòng ban khác + Lưu các thay đổi về phân công công tác, về nhân sự. + Xét lương, tính tổng thực lĩnh cho GV&CBCNV. + In danh sách các thông tin liên quan đến GV&CBCNV. + In báo cáo thu-chi cụ thể theo tháng Nộp học phí Quản lý trường phổ thông_Nguyễn Thị Thắm Hồ sơ, nhu cầu 71 Giáo viên hướng dẫn: Cô Nguyễn Hoài Anh Học sinh GV&CBCNV Tiếp nhận và xử lý Biên lai Thu học phí Thông báo hiện trạng Kiểm kê CSHT Thông tin Cấp lương Cập nhật Lưu Lưu thông tin Bảng thu-chi Truy xuất thông tin In báo cáo Ban gáim hiệu Xét lương Bảng lương Quản lý trường phổ thông_Nguyễn Thị Thắm Báo cáo 72 Giáo viên hướng dẫn: Cô Nguyễn Hoài Anh Ban quản lý thư viện. Con người + Sàng lọc để quyết định nhập những loại sách nào vào kho sách. + Khi độc giả có nhu cầu thì tiếp nhận thông tin yêu cầu và cập nhật vào CSDL. + Đối chiếu để xác minh thông tin trên thẻ (vì có thể ở đây dùng trực tiếp thẻ HS, thẻ GV để mượn sách) + Xác nhận gửi cho độc giả phiếu hẹn và sách. + Gửi yêu cầu nhập sách đến Ban tài chính yêu cầu chi. + Chuyển hoá đơn chi tiết đến Ban tài chính. + Lập báo cáo gửi lên Ban giám hiệu. Máy tính + Lưu các thông tin liên quan đến sách trong kho (loại sách, số đầu sách…). + Lưu chi tiết thông tin mượn trả của độc giả. + Tìm kiếm thông tin về độc giả thông qua thông tin trên thẻ, trên phiếu đã cập nhật. + Thông báo lượng sách tồn và sách đã hết để kịp thời nhập. + Lưu trữ thông tin nhà cung cấp, loại sách, giá sách. + Tổng hợp thông tin loại sách, và số lượng cùng với nhà cung cấp. + Lưu hoá đơn chi tiết + In báo cáo tình hình thường kỳ Quản lý trường phổ thông_Nguyễn Thị Thắm 73 Giáo viên hướng dẫn: Cô Nguyễn Hoài Anh Ycầu cung cấp sách cho dg có mã này Thông báo nhập Sách + phiếu hẹn Độc giả Thông tin Mượn-trả Lựa chọn sách Sách Kiểm kê Tiếp nhận Kho sách Sách Thanh toán Lập hoá đơn Ban tài chính Đối chiếu BGH Nhà cung cấp Lưu Lập hoá đơn Cập nhật Thông tin Quản lý trường phổ thông_Nguyễn Thị Thắm In báo cáo Báo cáo 74 Giáo viên hướng dẫn: Cô Nguyễn Hoài Anh Ban giám hiệu. Con nguời + Tiếp nhận nội quy, quy chế của bộ, sở + Nhận báo cáo từ các phòng ban xem xét và phê duyệt. + Lập báo cáo tổng thể gửi lên bộ, sở. + Cập nhật kịp thời tình hình học tập của học sinh, công tác của GV&CBCNV thông qua các bản báo cáo hoặc cũng có thể phải xác minh trực tiếp để kịp thời điều chỉnh. + Phân công công tác, giảng dậy. + Giám sát chặt chẽ công tác giảng dậy của giáo viên. + Quyết định mọi việc của nhà trường. II. Máy tính + Lưu thông tin về quy chế, nội quy. + Lưu báo cáo thường kỳ. + In báo cáo Thiết kế giao diện Thiết kế giao diện chính của hệ thống dựa trên biểu đồ phân cấp chức năng .Mỗi nhóm chức năng do các bộ phận thực hiện sẽ được tổ chức rõ ràng trên hệ thống các menu Hệ thống sẽ có các menu tương ứng với các chức năng riêng của nó ,mỗi menu sẽ kích hoạt một form hoặc các report tương ứng được thiết lập sẵn cho các bộ phận Đi kèm với các chức năng lớn là các chức năng nhỏ được phân rã dần dần , đảm bảo cho người dùng có một cái nhìn trực quan và đơn giản về hệ thống. Ở đây ,công việc quản lí khách hàng được gộp một phần với công việc quản lí phòng để giúp cho việc kết hợp quản lí mang lại hiệu quả tốt hơn .Khi đó tiến trình xử lí chọn phòng,phân phòng cho khách sao cho phù hợp cũng là điều cần thường xuyên sắp xếp và bố trí hợp lí giữa hai bộ phận này Quản lý trường phổ thông_Nguyễn Thị Thắm 75 Giáo viên hướng dẫn: Cô Nguyễn Hoài Anh Khi các tiến trình được kích hoạt ,các form tương ứng sẽ được gọi và thực hiện các nhiệm vụ tương ứng với các chức năng đó.Sau đây ta sẽ đi vào chi tiết mô tả các kết quả đầu ra của các giao diện Hệ thống : - Đăng nhập - Thoát Ở đây trong form đăng nhập ,có thể xây dựng thêm chức năng nhỏ nữa là thay đổi mật khẩu người dùng .Một khi đã truy nhập được vào hệ thống thì người dùng vì một lí do nào đấy có thể thay đổi lại khẩu .Người quản trị là người có quyền cao nhất đối với hệ thống .Việc phân quyền để sử dụng hệ thống cho phù hợp với chức năng của các bộ phận là do Người quản trị quyết định Khi click vào khẩu mới vào. rồi click vào một form cho phép nhập 2 lần mật khẩu cũ rồi nhập mật để hoàn tất quá trình đổi mật khẩu. Quản lý trường phổ thông_Nguyễn Thị Thắm 76 Giáo viên hướng dẫn: Cô Nguyễn Hoài Anh Form cập nhật hồ sơ học sinh: Đầu vào: Thực hiện các chức năng Thêm, Sửa, Xoá, hoăc xem thông tin về lý lịch cụ thể của học sinh. Toàn bộ thông tin về hồ sơ giấy tờ có liên quan của học sinh được hiển thị thông qua form này. Đầu ra: một cơ sở dũ liệu mới đã cập nhật những thay đổi từ dữ liệu đầu vào.và thông báo đã thực hiện chức năng trứơc đó đã thành công. Form cập nhật Lớp Quản lý trường phổ thông_Nguyễn Thị Thắm 77 Giáo viên hướng dẫn: Cô Nguyễn Hoài Anh Form cập nhật môn học. Form chi tiết điểm kỳ I: và chi tiết điểm kỳ II. Quản lý trường phổ thông_Nguyễn Thị Thắm 78 Giáo viên hướng dẫn: Cô Nguyễn Hoài Anh Form tính điểm TB, xét và in bảng điểm. Sau khi có điểm chi tiết từng học kỳ, chương trình sẽ tính điểm trung bình từng môn học của từng học sinh để từ đó tính điểm trung bình chung học kỳ và cả năm của học sinh. Form này đầu vào là hiển thị toàn bộ cơ sở dữ liệu. Đầu ra: là bảng điểm sau khi In hoặc lọc theo yêu cầu rồi in. Quản lý trường phổ thông_Nguyễn Thị Thắm 79 Giáo viên hướng dẫn: Cô Nguyễn Hoài Anh Form cập nhật hồ sơ giáo viên và cán bộ công nhân viên. Form đăng ký làm việc: Quản lý trường phổ thông_Nguyễn Thị Thắm 80 Giáo viên hướng dẫn: Cô Nguyễn Hoài Anh Form theo dõi các hoạt động của GV&CBCNV Form bảng lương Quản lý trường phổ thông_Nguyễn Thị Thắm 81 Giáo viên hướng dẫn: Cô Nguyễn Hoài Anh Form Thời khoá biểu. Để xếp thời khoá biểu trong chương trình này sử dụng các thông tin về lớp học, giờ lên lớp cũng như chuyên môn của giáo viên để xếp thời khoá biểu một cách hợp lý cho hơn 50 lớp và các tổ bộ môn với vài chục giáo viên. Lám sao cho không xảy ra sự chồng chéo Xếp lịch học cho từng lớp và công tác trực tiếp giảng dậy do tổ trưởng các bộ môn tự phân công bố trí. III. THIẾT KẾ KIỂM SOÁT 1. Xác nhận nhu cầu bảo mật của hệ thống • Mục đích: Để hệ thống hoạt động đúng đắn và hiệu quả cần bổ sung các kiểm soát nhằm tăng độ tin cậy của hệ thống phòng tránh các nguy cơ do ngẫu nhiên hay cố ý. • Thực tế: hệ thống có thể được truy nhập từ phía học sinh, phụ huynh học sinh đăng ký, đăng nhập vào hệ thống hoặc từ nhiều bộ phận khác nhau trong trường dẫn đến các nguy cơ về mất dữ liệu , sai lệch dữ liệu, …có thể dẫn đến những mối đe doạ sau: - Quyết định sai do thông tin không chính xác. - Thất thoát tài sản, thất thoát thông tin.( ví dụ sai lệch điểm, hoá đơn tính sai..) - Vi phạm quyền riêng tư (trường hợp này là quyền riêng tư của công ty, và của từng bộ phận).Dữ liệu bị truy nhập bởi người không có quyền. - Mất tính khả dụng: người có quyền không truy nhập được vào hệ thống. - Nguy cơ bị ăn cắp: do các hành vi phá hoại cố tình làm hư hỏng dữ liệu. • Do đó nhu cầu bảo mật của hệ thống là rất cần thiết. Nó đảm bảo sự hoạt động trôi chảy của hệ thống. cần thực hiện các kỹ thuật kiểm soát. 2. - Phân định các nhóm người dùng Hệ thống phân quyền cho 3 nhóm người dùng chính: + Nhóm 1: Ban giám hiệu (Hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng) người có quyền quyết định mọi hoạt đông của trường. + Nhóm 2: người đứng đầu chịu trách nhiệm đưa ra những lựa chọn đầu tiên của từng bộ phận. Quản lý trường phổ thông_Nguyễn Thị Thắm 82 Giáo viên hướng dẫn: Cô Nguyễn Hoài Anh + Nhóm 3: Giáo viên và cán bộ công nhân viên trong trường, và học sinh, hoặc phụ huynh học sinh. 3. Quy định quyền hạn cho các nhóm người dùng - Nhóm 1: Có quyền xem, thêm , sửa , xoá, cập nhật,… đối với dữ liệu của hệ thống, thêm menu, thêm trường, thuộc tính,…Có quyền uỷ quyền, tức là trao quyền truy cập cho người khác. - Nhóm 2: Có quyền xem mọi dữ liệu của hệ thống. Nhưng chỉ được quyền thêm, sửa, xoá, cập nhật.. những dữ liệu liên quan trực tiếp đến nhiệm vụ của mình sau khi có sự phê duyệt của nhóm 1. và khi công việc kết thúc có sự kiểm soát của nhóm 1. - Nhóm 3: Chỉ được xem dữ liệu không có quyền thêm, sửa, xoá. Mọi ý kiển có thê được đề suất lên nhóm 2 để xem xét quyết định. + Các nhóm được phân quyền sử dụng và có mật khẩu riêng để truy cập.Vào menu Open để đăng nhập hệ thống. IV. Thiết kế file CSDL 1. Xác định và bổ sung các thuộc tính tình huống và các bảng dữ liệu liên quan đến kiểm soát hệ thống Cơ sở dữ liệu là nơi lưu giữ lâu dài các dữ liệu của hệ thống ở bộ nhớ ngoài. Các dữ liệu này phải được tổ chưứctốt theo hai tiêu chí: hợp lý, nghĩa là phải đủ dùng và không dư thừa; truy nhập thuận lợi, nghĩa laàtìm kiếm, cập nhật, bổ sung và loại bỏ các thông tin sao cho nhanh chóng và tiện dùng. Để có điểm trung bình từng môn của từng học sinh ta cần xậy dựng một bảng tình huống gồm các thuộc tính tình huống là điểm trung bình chung của môn học. Các đầu điểm: hệ số 1 (Điểm miệng, điểm 15 phút), hệ số 2 (Điểm 1tiết) được truy xuất từ bảng ChitietdiemI và chitietdiemII. - Điểm trung bình kiểm tra của từng môn (ĐTBKT) ĐTBKT=((Tổng điểm hệ số 1)+(Tổng điểm hệ số 2)*2)/(số điểm kiểm tra hệ số 1+(số điểm kiểm tra hệ số 2)*2) - Điểm trung bình môn học kỳ (ĐTBMHK) ĐTBMHK=((ĐTBMKT)+ (điểm thi học kỳ)*2))/3 Quản lý trường phổ thông_Nguyễn Thị Thắm 83 Giáo viên hướng dẫn: Cô Nguyễn Hoài Anh - Điểm trung bình học kỳ (ĐTBHK) ĐTBHK=((ĐTBMHKToan+ ĐTBMHKVăn)*2+ Tổng ĐTBMHKCác môn khác) / (Tổng số môn học +2) - Điểm trung bình cả năm (ĐTBCN): ĐTBCN=(( Điểm trung bình học kỳ I)+ (Điểm trung bình học kỳ I)*2)/3 Bảng Điểm trung bình học kỳ I DTBHKI(DTBtoan, DTBhoa, DTBly, DTBvan…., ĐTBHKI) Bảng Điểm trung bình học kỳ II DTBHKII(DTBtoan, DTBhoa, DTBly, DTBvan…., ĐTBHKII) Nếu ĐTBcanam>=8.0 và ĐTBMHK>=6.5 thì xếp loại giỏi, học lực tốt Nếu 6.5[...]... thống: Dựa vào các chức năng đã được đề cập đối với hệ thống ở trên ta đi đến phân tích cụ thể: Phân tích thiết kế hệ thống quản lý Phân tích yêu cầu về hệ thống Phân tích quy trình nghiệp vụ Thiết kế: Thiết kế mô hình chi tiết hệ thống quản lý trường phổ thông Các định nghĩa về thuật ngữ sử dụng trong chương trình, các chức năng, các mối quan hệ giữa chúng Định nghĩa chi tiết về nội dung và chức... modul, các file Xác định yếu tố thời gian cho hợp lý Thiết kế CSDL, cấu trúc dữ liệu của hệ thống Thiết kế giao diện chương trình hệ thống Quản lý trường phổ thông_ Nguyễn Thị Thắm 26 Giáo viên hướng dẫn: Cô Nguyễn Hoài Anh Thiết kế mẫu các báo cáo Thiết kế tổ chức quản lý người sử dụng Thiết kế cáchệ thống con, các chương trình độc lập Thiết kế các modul chương trình, các thủ tục, chương trình... 12/06/07 20/06/07 Phân tích yêu cầu tổng thể phần mềm 21/06/07 30/06/07 Phân tích hệ thống về chức năng 01/07/07 15/07/07 Phân tích hệ thống về dữ liệu 16/07/07 22/07/07 Phân tích yêu cầu giao diện phần mềm 23/07/07 28/07/07 Phân quyền sử dụng hệ thống 29/07/07 1/08/07 + Thiết kế hệ thống dữ liệu 02/08/07 20/08/07 + Thiết kế các modul chức năng + Thiết kế các giải thuật yêu cầu + Thiết kế giao diện Kiểm... thống gồm các hệ con như quản lý nhân viên, quản lý tài chính ,Quản lý học sinh (Ban đào tạo), … như là các modul riêng biệt Những máy của các đơn vị sẽ cài đặt các hệ thống con độc lập (cài đặt riêng lẻ tuỳ vào chức năng) 2 Xây dựng hệ thống bao gồm các modul thành phần như hệ quản lý cán bộ ,quản lý khách ,quản lý phòng… theo một hệ thống hoàn thiện Hệ thống chạy trên một mạng cục bộ (Lan) của trường, người... sử dụng và quản trị hệ thống Sửa đổi hệ thống Triển khai tại cả hệ thống Nghiệm thu hệ thống Chạy thử và kiểm tra toàn hệ thống Tổ chức nghiệm thu hệ thống Thời gian triển khai hệ thống: Nhóm thực hiện Nội dung Thời gian bắt Thời gian kết Ghi chú đầu thúc Quản lý trường phổ thông_ Nguyễn Thị Thắm 27 Giáo viên hướng dẫn: Cô Nguyễn Hoài Anh Quản trị dự án Dự án Lập trình Khảo sát hệ thống 12/06/07... lich làm việc và TKB cho học sinh và cán bộ trong trường Mọi ý kiến thắc mắc có thể gửi đến Quản lý trường phổ thông_ Nguyễn Thị Thắm 30 Giáo viên hướng dẫn: Cô Nguyễn Hoài Anh bộ phận quản lý GV&BCNV, bộ phận sẽ xem xet và xử lý thông tin đồng thời gửi thông báo phản hồi trở lại TKB được gửi đến toàn bộ học sinh, GV&CBCNV - Ban quản lý tài chính Học sinh học tại trường sẽ nộp học phí cho phòng tài chính,... Chương II PHÂN TÍCH HỆ THỐNG VỀ CHỨC NĂNG I Sơ đồ phân rã chức năng (BDF) Thực hiện theo cá bươc sau: • B1: Xác định các chức năng chi tiết bằng cách in nghiêng các động từ, cụm có lien quan đến chức năng, công việc của hệ thống Dữ liệu được cập nhật vào hệ thống, qua phân loại đưa đến chức năng phù hợp để xử lý, và đưa ra kết quả theo yêu cầu - Quản lý học sinh (Ban đào tạo) Học sinh nhập học tại trường. .. để bộ phận quản lý cập nhật, chỉnh sửa danh sách học sinh trong suốt quá trình học tạp tại trường toàn bộ thông tin được lưu trong CSDL Khi cần thiết có thể tìm kiếm, tra cứu thông tin theo yêu cầu Mọi hoạt động cả về học tập và nhu cầu giải trí của học sinh được theo dõi quản lý chặt chẽ Học sinh có thể yêu cầu, góp ý với nhà trường về việc giảng dậy hay tổ chức hoạt động nào đó, BGH nhà trường sẽ... thư viện phân loại và đặt chúng theo sự sắp xếp từ trước của ban quản lý thư viện sau đó Quản lý trường phổ thông_ Nguyễn Thị Thắm 31 Giáo viên hướng dẫn: Cô Nguyễn Hoài Anh ban quản lý Thư viện sẽ tiến hành lập phiếu nhập hàng và báo cáo thông tin về các đầu sách nhập ban quản lý Thư viện sẽ xác nhận, lưu các thông tin cần thiết vào máy tính và lập phiếu thanh toán gửi cho nhà xuất bản và thông qua... xét học lực, hạnh kiểm sẽ không cần đến chiếc máy tính cá nhân và mất nhiều thời gian để tổng kết cho học sinh Hệ thống sẽ bao gồm những modul riêng và gắn với từng chức năng của các bộ phận quản lý Chẳng hạn như chức năng quản lý nhân viên, ta hoàn toàn có thể xây dựng như một modul riêng biệt như là một hệ quản lý nhân sự, hoặc là chức năng quản lý tài chính • Phác hoạ giải pháp : 1 Xây dựng hệ thống ... trỡnh ng ký thi u vo n thi ht cp ca hc sinh Chng trỡnh lp danh sỏch thớ sinh tham gia thi, xp phũng thi, lich thi, sau ú x lý kt qu thi Nhng thớ sinh trỳng tuyn c sp xp lp, thụng bỏo thi khoỏ biu... ging dy kt hp ụn thi cho hc sinh, cú thi khúa biu riờng cho lp cui cp u tiờn phc v tt cho k thi tt nghip v hn th na l kỡ thi u vo i hc t chc tt kỡ thi tt nghip cỏc trng h thng thi ghộp cn phi... sinh tham gia thi, xp phũng thi, t chc cỏn b coi thi cho tng phũng, lp phiu d thi Thụng tin trờn phiu bao gm: Mó phiu d thi, s bỏo danh, h v tờn, ngy sinh quờ quỏn Sau t thi ban tuyn sinh t chc chm,