Câu 82. “…Nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới hiện đại là đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp rộng lớn, quyết liệt giữa một bên là chủ nghĩa đế quốc hiếu chiến xâm lược và các thế lực phản động khác với một bên là các nước xã hội chủ nghĩa, các dân tộc bị áp bức giai cấp công nhân và nhân dân các nước nhằm bốn mục tiêu lớn của thời đại…” Bốn mục tiêu lớn của thời đại là gì ? Qua những sự kiện đã diễn ra trên thế giới từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1991, anh/chị hãy chứng minh nhận định trên và cho biết vai trò của Liên Xô trong cuộc đấu tranh giành bốn mục tiêu của thời đại. (Đề thi HSG cấp THPT, TP.HCM, năm 1998) Hướng dẫn làm bài Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, đã diễn ra một cuộc đấu tranh gay gắt, quyết liệt giữa một bên là đế quốc hiếu chiến, thế lực phản động với một bên là các nước xã hội chủ nghĩa, các dân tộc bị áp bức giai cấp công nhân và nhân dân các nước nhằm bốn mục tiêu lớn của thời đại là độc lập dân tộc, dân chủ, hoà bình và tiến bộ xã hội. Đây là một trong hai nội dung chủ yếu của quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai. 1) Cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của các dân tộc Á, Phi, Mĩ Latinh : Là một trào lưu cách mạng rộng lớn và sôi sục nhất, từng bước phá vỡ hệ thống thuộc địa, trật tự hai cực Ianta, đưa các quốc gia độc lập ở Á, Phi, Mĩ Latinh bước lên vũ đài quốc tế, góp phần giải quyết những công việc trọng đại của cục diện thế giới… 2) Phong trào “Không liên k ết” : – Năm 1961, phong trào “Không liên kết” ra đời đã giữ một vị trí quan trọng. – Mục tiêu của phong trào này là cổ vũ và tăng cường cuộc đấu tranh kiên cường của các dân tộc chống chủ nghĩa đế quốc nhằm hoàn thành độc lập về chính trị, kinh tế, văn hoá, xây dựng một cuộc sống mới thật sự tự do, bảo vệ hoà bình và an ninh của các dân tộc. – Đến 1995, phong trào “Không liên kết” bao gồm 113 nước (Việt Nam là thành viên của phong trào này từ 1976). 3. Cuộc đấu tranh bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh hạt nhận trở thành nhiệm vụ bức thiết hàng đầu : – Trong nhiệm vụ này, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa đứng ở vị trí tiên phong. – Trong những năm 1972 – 1991, Liên Xô và Mĩ đã kí những hiệp ước, hiệp định hạn chế về vũ khí hạt nhân… – Năm 1950, Hội đồng Hoà bình thế giới thành lập ở Vácsava đã tập họp các lực lượng hoà bình trên thế giới, khởi xướng và các tổ chức các đấu tranh bảo vệ hoà bình, chống chạy đua vũ trang. – Nhìn chung, các cuộc đấu tranh này đã thu được những thắng lợi to lớn, góp phần quyết định vào việc thúc đẩy sự phát triển tốt đẹp của quan hệ quốc tế. 4. Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội : Chủ nghĩa xã hội từ phạm vi một nước đã được mở rộng ra nhiều nước trên thế giới, trở thành chỗ dựa của cách mạng thế giới, thúc đẩy giải quyết các mối quan hệ quốc tế theo chiều hướng có lợi cho nhân dân thế giới… **. Vai trò của Liên Xô trong cuộc đấu tranh giành 4 mục tiêu trên.** – Liên Xô luôn luôn thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình và tích cực ủng hộ phong trào cách mạng thế giới : Giúp đỡ các nước xã xã hội chủ nghĩa về vật chất và tinh thần trong sự nghiệp đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, đặc biệt đối với các nước Á, Phi, Mĩ Latinh. Đi đầu và đấu tranh không mệt mỏi cho nền hoà bình và an ninh thế giới. Kiên quyết chống chính sách gây chiến, xâm lược của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động quốc tế. Tóm lại, Liên Xô đã trở thành thành trì của hoà bình thế giới và chỗ dựa của phong trào cách mạng thế giới.
Câu 82. “…Nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới hiện đại là đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp rộng lớn, quyết liệt giữa một bên là chủ nghĩa đế quốc hiếu chiến xâm lược và các thế lực phản động khác với một bên là các nước xã hội chủ nghĩa, các dân tộc bị áp bức giai cấp công nhân và nhân dân các nước nhằm bốn mục tiêu lớn của thời đại…” Bốn mục tiêu lớn của thời đại là gì ? Qua những sự kiện đã diễn ra trên thế giới từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1991, anh/chị hãy chứng minh nhận định trên và cho biết vai trò của Liên Xô trong cuộc đấu tranh giành bốn mục tiêu của thời đại. (Đề thi HSG cấp THPT, TP.HCM, năm 1998) Hướng dẫn làm bài Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, đã diễn ra một cuộc đấu tranh gay gắt, quyết liệt giữa một bên là đế quốc hiếu chiến, thế lực phản động với một bên là các nước xã hội chủ nghĩa, các dân tộc bị áp bức giai cấp công nhân và nhân dân các nước nhằm bốn mục tiêu lớn của thời đại là độc lập dân tộc, dân chủ, hoà bình và tiến bộ xã hội. Đây là một trong hai nội dung chủ yếu của quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai. 1) Cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của các dân tộc Á, Phi, Mĩ Latinh : Là một trào lưu cách mạng rộng lớn và sôi sục nhất, từng bước phá vỡ hệ thống thuộc địa, trật tự hai cực Ianta, đưa các quốc gia độc lập ở Á, Phi, Mĩ Latinh bước lên vũ đài quốc tế, góp phần giải quyết những công việc trọng đại của cục diện thế giới… 2) Phong trào “Không liên k ết” : – Năm 1961, phong trào “Không liên kết” ra đời đã giữ một vị trí quan trọng. – Mục tiêu của phong trào này là cổ vũ và tăng cường cuộc đấu tranh kiên cường của các dân tộc chống chủ nghĩa đế quốc nhằm hoàn thành độc lập về chính trị, kinh tế, văn hoá, xây dựng một cuộc sống mới thật sự tự do, bảo vệ hoà bình và an ninh của các dân tộc. – Đến 1995, phong trào “Không liên kết” bao gồm 113 nước (Việt Nam là thành viên của phong trào này từ 1976). 3. Cuộc đấu tranh bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh hạt nhận trở thành nhiệm vụ bức thiết hàng đầu : – Trong nhiệm vụ này, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa đứng ở vị trí tiên phong. – Trong những năm 1972 – 1991, Liên Xô và Mĩ đã kí những hiệp ước, hiệp định hạn chế về vũ khí hạt nhân… – Năm 1950, Hội đồng Hoà bình thế giới thành lập ở Vácsava đã tập họp các lực lượng hoà bình trên thế giới, khởi xướng và các tổ chức các đấu tranh bảo vệ hoà bình, chống chạy đua vũ trang. – Nhìn chung, các cuộc đấu tranh này đã thu được những thắng lợi to lớn, góp phần quyết định vào việc thúc đẩy sự phát triển tốt đẹp của quan hệ quốc tế. 4. Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội : Chủ nghĩa xã hội từ phạm vi một nước đã được mở rộng ra nhiều nước trên thế giới, trở thành chỗ dựa của cách mạng thế giới, thúc đẩy giải quyết các mối quan hệ quốc tế theo chiều hướng có lợi cho nhân dân thế giới… **. Vai trò của Liên Xô trong cuộc đấu tranh giành 4 mục tiêu trên.** – Liên Xô luôn luôn thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình và tích cực ủng hộ phong trào cách mạng thế giới : Giúp đỡ các nước xã xã hội chủ nghĩa về vật chất và tinh thần trong sự nghiệp đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, đặc biệt đối với các nước Á, Phi, Mĩ Latinh. Đi đầu và đấu tranh không mệt mỏi cho nền hoà bình và an ninh thế giới. Kiên quyết chống chính sách gây chiến, xâm lược của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động quốc tế. Tóm lại, Liên Xô đã trở thành thành trì của hoà bình thế giới và chỗ dựa của phong trào cách mạng thế giới.