"Không nênđặtmụctiêuđứngđầulớpchocon em"(22/10/2009) Trước sự mệt mỏi vì học nhiều của một học sinh tiểu học, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, các bậc phụ huynh khôngnên tạo áp lực luôn phải là số một chocon em mình, đi học quan trọng nhất là có tiến bộ. 8h tối 24/9, trường quay chương trình "Đối thoại trẻ" tháng 9 của Đài truyền hình VN khôngcòn một chỗ trống. Nhiều bạn trẻ đã đến từ rất sớm, chờ đón sự xuất hiện của vị khách mời đặc biệt: Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Giáo dục Nguyễn Thiện Nhân. Xuất hiện giản dị với chiếc áo sơ mi sáng màu và nụ cười thường trực, trong suốt gần 2 giờ đồng hồ, Phó thủ tướng đã thẳng thắn trao đổi với khán giả trong, ngoài trường quay về hàng loạt vấn đề "nóng". Đặc biệt, với vai trò là chủ nhân của cuộc đối thoại, giảng viên trẻ Nguyễn Thu Giang gần như không để cho người đứngđầu ngành giáo dục được nghỉ ngơi khi liên tiếp đặt ra những câu hỏi, tình huống khá hóc búa. Là khán giả đầu tiên được nối máy đến chương trình, em Thảo (trường tiểu học Kim Liên, Hà Nội) bày tỏ sự mệt mỏi khi phải học quá nhiều ở ngay bậc học đầu tiên, khôngcòn thời gian để nghỉ ngơi. "Bác có cách nào để bọn cháu học đỡ vất vả không ạ?", em đặt câu hỏi với Phó thủ tướng. Hoan nghênh ý kiến của Thảo, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân khẳng định, bản thân khung chương trình tiểu học không quá căng thẳng. Sự mệt mỏi các em phải chịu đựng là do học thêm quá nhiều và việc đặt kỳ vọng "luôn là người đứng đầu" của cha mẹ đối với con cái. Ông Nhân cho rằng, các cháu nên cùng trao đổi với cha mẹ nếu cảm thấy mệt mỏi. Nhà trường và các bậc cha mẹ cũng nên lắng nghe các em để có phương án giúp học sinh lứa tiểu học thoải mái và thích thú với việc học. "Không nhất thiết lúc nào cũng phải là người đứng đầu, khôngnên đặt mụctiêucho các cháu như vậy. Quan trọng là có tiến bộ, như vậy là được", Phó thủ tướng chia sẻ. Tán đồng quan điểm của người đứngđầu ngành giáo dục, với tư cách một người mẹ, giảng viên Nguyễn Thu Giang cho biết, cô không bao giờ đặtmụctiêucon mình phải là người tốt nhất. Thay vào đó hãy hướng bọn trẻ đến mụctiêu tiến bộ hơn. "Giả sử con bạn là người tàn tật, thì việc vươn lên vị trí số một là quá xa xỉ. Tuy nhiên, nếu hôm qua cháu còn phải lết, hôm nay đã đứng lên được, đó mới là điều tuyệt vời nhất với bản thân cháu và gia đình", cô Giang nói. Trước đó, với chủ đề "Học để làm gì?", nhiều bạn trẻ thể hiện rõ sự mất phương hướng. Sinh viên học năm thứ 2, thứ 3 băn khoăn không biết mụctiêu sự học của mình là gì và sắp tới sẽ ra sao. Hệ quả, hàng ngàn học sinh, sinh viên ra trường đi làm mới nhận ra mình học nhầm nghề . Thừa nhận khiếm khuyết của ngành giáo dục khi không hướng học sinh tìm được câu trả lời xác đáng, ông Nhân cho rằng, học là sự nghiệp cả đời. Mụctiêu của việc học cũng thay đổi theo quá trình trưởng thành của từng người. Song, điều quan trọng hơn là phải làm sao giúp các em xác định được "sống để làm gì". "Trả lời được câu hỏi mình sống để làm gì trước khi kết thúc bậc học phổ thông, các em mới có thể tìm được cho mình động lực thực sự của việc học", ông Nhân nói. Bằng lối nói chuyện khá dí dỏm, người đứngđầu ngành giáo dục chia sẻ quá trình học tập từ thuở bé của mình. Như hầu hết mọi người, ông đi học trước hết là do bố mẹ bảo đi. Lớn lên trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, ông xác định phải học giỏi để sau này góp sức đánh giặc hiệu quả. Khi được cử đi học ở nước ngoài, mang trong mình kỳ vọng của cả một thế hệ, ông tâm niệm phải học sao cho tốt, tận dụng mọi cơ hội để bồi đắp thêm kiến thức, ngoại ngữ . "Mục tiêu của việc học đối với tôi thay đổi nhiều theo từng thời kỳ. Tôi giác ngộ việc học để phục vụ đất nước từ khá sớm, nhưng tận mãi sau này mới thấm thía điều đó", Phó thủ tướng chia sẻ. Cũng theo ông Nhân, ngoài mụctiêu làm được điều có ích cho Tổ quốc, mỗi người cũng không thể xem nhẹ vế còn lại, luôn cố gắng học để làm sao gia đình mình được hạnh phúc hơn. Trước câu hỏi của một bạn trẻ ở Thanh Hóa rằng có nên tiếp tục tìm cách trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết khi đã phải nghỉ học từ cấp 2, Phó thủ tướng khẳng định, dù không đỗ vào các bậc học cao hơn cũng khôngnên ngừng học hỏi. "Em ở nông thôn, vậy thì nên học các chuyên đề ngắn để trang bị kiến thức tăng gia sản xuất. Ngoài ra, nên tìm hiểu để chuẩn bị cho cuộc sống gia đình, chăm sóc tốt chồng con", ông Nhân dí dỏm nói. Nhân câu hỏi của bạn Nguyễn Hữu Tỉnh (TP HCM) về chất lượng giáo dục, giảng viên Nguyễn Thu Giang cũng bày tỏ hoài nghi về tính khả thi cũng như chất lượng của đề án "20.000 tiến sĩ" mà ngành giáo dục đang triển khai. Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân thừa nhận, thời gian qua, việc đào tạo tiến sĩ ở nước ta khôngđạt chất lượng như mong muốn. Thậm chí, có người đứngđầu một cơ sở đào tạo còn thừa nhận, nhiều luận văn tiến sĩ dù không có gì mới vẫn được công nhận. "Đây là điều khiến tôi rất đau lòng", ông Nhân nói. Để hiện thực hóa mụctiêu 20.000 tiến sĩ trong điều kiện phải nâng cao chất lượng đào tạo, theo ông Nhân, Bộ Giáo dục Đào tạo đã có quy chế mới. Theo đó, để được xét cấp bằng, luận văn tiến sĩ buộc phải có yếu tố "cái mới". Nghiên cứu sinh cũng phải có các công trình khoa học đăng trên những tạp chí uy tín. Các luận văn tiến sĩ cũng sẽ được Bộ thẩm định ngẫu nhiên. Ngoài ra, với con số 20.000 tiến sĩ từ nay tới năm 2020, một nửa sẽ được đào tạo ở nước ngoài. "Tôi tin không chỉ số lượng mà cả chất lượng vì thế cũng sẽ được nâng lên", ông Nhân nói. Cũng trong buổi đối thoại trực tiếp trên truyền hình, cả hai vị khách của chương trình đã đối thoại rất sôi nổi về nhân cách, đạo đức học sinh bên cạnh việc cung cấp kiến thức, kỹ năng. Theo Phó thủ tướng, để hình thành nhân cách cho học sinh, một mình ngành giáo dục là không đủ. Chính vì vậy, Bộ Giáo dục vừa thống nhất với hàng loạt cơ quan liên quan như Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch, Đoàn Thanh niên . tăng cường yếu tố thực hành cũng như các hoạt động vui chơi lành mạnh trong nhà trường. "Nhiều người không hài lòng với đạo đức của một bộ phận học sinh, song không phải do hệ thống giáo dục mà do chúng ta chưa làm đúng cách. Để giáo dục nhân cách cho các em, cả xã hội cần phải vào cuộc", ông Nhân nói. Kết thúc buổi đối thoại tối 24/9, khi được "đổi chỗ" trong vòng 10 phút với ông Nguyễn Thiện Nhân, trên cương vị Bộ trưởng Giáo dục, giảng viên Nguyễn Thu Giang đã bày tỏ mong muốn ở mỗi trường trung học sẽ có một sân vận động, hiện thực hóa định hướng nghề cho học sinh từ bậc trung học. Với đề án ĐH mang đẳng cấp quốc tế Bộ Giáo dục đang triển khai, cô hy vọng trường sẽ có một thư viện đủ tiêu chuẩn quốc tế để không chỉ người học mà người dạy có điều kiện để nâng cao kiến thức cho mình. "Ở bậc tiểu học, thay vì câu hỏi "Học để làm gì?" dành cho các em khi còn quá nhỏ, tôi sẽ đặt vấn đề chúng ta "Dạy để làm gì?". Giáo viên phải nằm lòng điều đó để dạy cho học sinh chứ với lứa tuổi của mình, thậm chí đến bậc đại học, các em cũng làm sao trả lời được", cô Giang chia sẻ. Nguyễn Hưng - Trang Lê . " ;Không nên đặt mục tiêu đứng đầu lớp cho con em& quot;(22/10/2009) Trước sự mệt mỏi vì học nhiều của. mái và thích thú với việc học. " ;Không nhất thiết lúc nào cũng phải là người đứng đầu, không nên đặt mục tiêu cho các cháu như vậy. Quan trọng là có