1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lí nhân sự tại công ty Điện lực

37 842 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 349,89 KB

Nội dung

Ngành điện lực Việt Nam thành lập ngày 15-08-1945 , công ty tiền thân là cục điện lực thuộc bộ công nghiệp nặng

Trang 1

Lời mở đầu

Kể từ khi Đảng và Nhà nước thực hiện đường lối đổi mới đến nay, tình

hình kinh tế, chính trị, xã hội đã ổn định và có những tiến bộ vượt bậc Sau một

thời gian dài trì trệ trong nền kinh tế tự cung tự cấp, đến nay nền kinh tế nước ta

đã thoát khỏi thời kỳ khó khăn và đã đạt được mức tăng trưởng khá cao Các

doanh nghiệp (quốc doanh và ngoài quốc doanh) đã có những sự thay đổi mạnh

mẽ để tồn tại và phát triển có được những điều này là do Đảng và Nhà nước ta

không ngừng đưa ra những chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các

doanh nghiệp hoạt động và phát triển

Một quốc gia, một tổ chức hay một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát

triển cần phải có một đội ngũ lao động có đủ trình độ, năng lực, tay nghề để tiếp

thu được khoa học công nghệ tiên tiến trên thế giới khi mà nước ta đang gia nhập

WTO, AFTA…thì điều này càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết vì đội ngũ lao

động này là những nhân tố quyết định đưa nền kinh tế nước nhà sớm hội nhập

với nền kinh tế khu vực và trên thế giới Tuy nhiên, đội ngũ lao động nước ta

nhìn chung còn tỏ ra khá yếu kém về nhiều mặt như: tay nghề kém, trình độ tiếp

thu và làm chủ khoa học công nghệ còn hạn chế, năng suất lao động thấp…Hoạt

động quản lý nhân lực ở các doanh nghiệp thường chỉ mang tính hình thức thụ

động Lý do là do các doanh nghiệp chưa đánh giá đúng mức tầm quan trọng của

công tác quản lý nhân sự Kết quả tất yếu là hiệu quả hoạt động sản xuất kinh

doanh chưa cao do năng lực cán bộ công nhân viên chưa được khai thác một

cách hợp lý, triệt để

Xuất phát từ những lý do trên và qua thực tế thực tập tại Công ty Điện lực

1 kết hợp với quá trình học tập tại trường, đặc biệt được sự hướng dẫn tận tình

của thầy giáo Trịnh Bá Minh tôi đã chọn đề tài luận văn : “ Thực trạng và một số

giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhân sự tại Công ty Điện lực 1”

Đây cũng là vấn đề mà Ban Giám đốc Công ty quan tâm hàng đầu

Trang 2

Chương I

Qúa trình hình thành và phát triển Công ty

Điện lực 1 Thực trạng quản lý nguồn nhân lực

ở Công ty Điện lực 1

1.Qúa trình hình thành và phát triển Công ty Điện lực 1

Ngành Điện lực Việt Nam thành lập ngày 15/08/1945, Công ty có tiền

thân là Cục điện lực thuộc Bộ Công nghiệp nặng, đến năm 1969 đổi tên thành

Công ty Điện lực 1 với nhiệm vụ kinh doanh phân phối điện năng trên địa bàn 25

tỉnh miền Bắc và Bắc Trung bộ với diện tích 145,244 km2 và dân số 30,856,100

người (2001) chiếm 43% diện tích và 39% dân số Việt Nam

Công ty Điện lực 1 được thành lập lại theo quyết định số 146/TTg ngày

7/4/1993 của Thủ tướng Chính phủ là một trong bẩy công ty phân phối điện,

hạch toán độc lập trực thuộc Tổng công ty Điện lực Việt Nam có con dấu riêng,

có quyền và nghĩa vụ theo luật doanh nghiệp và điều lệ của Tổng công ty

Trụ sở đóng tại: 20 Trần Nguyên Hãn- Quận Hoàn Kiếm- Hà Nội

Lấy tên giao dịch: Power Company No 1

1.1.Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Điện lực 1

Công ty Điện lực 1 có 25 đơn vị Điện lực Tỉnh, Thành phố trực thuộc, 9

đơn vị phụ trợ sản xuất kinh doanh với tổng số cán bộ công nhân viên 19,946

người

Lĩnh vực hoạt động của Công ty bao gồm:

- Kinh doanh điện năng

- Thiết kế, xây dựng, quản lý, khai thác và quy hoạch hệ thống lưới điện

phân phối

Trang 3

- Sản xuất chế tạo, sửa chữa các thiết bị vật tư ngành điện

- Thí nghiệm điện, đo lường điện các trạm thiết bị, trạm điện có điện áp

500 kw

-Vận chuyển các loại thiết bị hàng hóa siêu trường, siêu trọng chuyên dụng

-Đào tạo, nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên chuyên ngành điện

-Tư vấn xây dựng chuyên ngành điện

-Kinh doanh khách sạn

Công ty Điện lực 1 quản lý và vận hành toàn bộ lưới điện phân phối bao

gồm các đường dây và trạm biến áp từ cấp điện áp 110kV trở xuống, bán điện

trực tiếp tới các khách hàng sử dụng điện sinh hoạt, dịch vụ, công nghiệp và

nông nghiệp

1.2.Cơ cấu tổ chức của Công ty Điện lực 1

Gồm 15 phòng được phối hợp thường xuyên chặt chẽ với nhau nhằm đảm

bảo hoàn thành các mục tiêu kế hoạch chung của công ty, đảm bảo cho công tác

điều hành quản lý của công ty được đồng bộ thông suốt và có hiệu quả

(Xem sơ đồ 01)

Trang 4

Sơ đồ 1 : Tổ chức của Công ty Điện lực

PGĐ

Kinh doanh

Thanh tra bảo vệ

Thi đua tuyên truyền

Trang 5

1.3.Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng

1.3.1.Giám đốc

Là người lãnh đạo do Tổng công ty điện lực Việt Nam bổ nhiệm, là người

ra quyết định tổ chức, quản lý, chỉ đạo và thực hiện mọi hoạt động của Công ty

Chịu trách nhiệm trước Tổng công ty về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

của Công ty

1.3.2.Văn phòng công ty

Chức năng: Tham mưu giúp Giám đốc Công ty quản lý công tác hành

chính, văn thư, lưu trữ tài liệu văn bản của Công ty và quản trị cơ quan của Công

ty

Nhiệm vụ:

-Lập lịch công tác hàng tuần, tháng, quý, năm của lãnh đạo Công ty

-Theo dõi, tổng hợp tình hình hoạt động chung của Công ty theo yêu cầu

của Ban Giám đốc

-Ghi chép biên bản, ra thông báo về nội dung, kết luận của các cuộc họp,

hội nghị chung và các cuộc làm việc, tiếp xúc của lãnh đạo công ty với các đối

tác

1.3.3.Phòng kế hoạch sản xuất và đầu tư xây dựng

Chức năng: Tham mưu giúp Giám đốc Công ty quản lý công tác kế hoạch

sản xuất kinh doanh và đầu tư xây dựng toàn Công ty

Nhiệm vụ:

-Làm đầu mối tổng hợp, nghiên cứu, xây dựng, lập và trình duyệt phương

hướng mục tiêu, chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn, trung hạn và trong từng

thời kỳ của toàn Công ty Xây dựng và quản lý: kế hoạch quỹ đầu tư và phát

triển, kế hoạch đầu tư và xây dựng, kế hoạch sản xuất kinh doanh điện, kế hoạch

cải tạo nâng cấp và phát triển lưới điện phân phối

-Làm đầu mối lập kế hoạch, phân bổ, theo dõi việc thực hiện vốn khấu hao

cơ bản và những nguồn vốn khác được sử dụng cho công tác đầu tư xây dựng;

làm đầu mối cân đối, điều hoà, phân bổ kế hoạch vốn; theo dõi, kiểm tra, giám

Trang 6

sát việc thực hiện kế hoạch vốn và công tác giải ngân đầu tư xây dựng của các

đơn vị trong toàn Công ty

-Làm đầu mối quản lý năng lực sản xuất kinh doanh điện của Công ty;

lầm đầu mối lập kế hoạch và thực hiện phân bổ tài sản của Công ty; làm đầu mối

phê duyệt tiếp nhận, bàn giao, điều chuyển tài sản, thiết bị theo quy chế phân cấp

quản lý

-Làm đầu mối trình duyệt các phương án đầu tư, danh mục kế hoạch đầu

tư xây dựng (cả sản xuất kinh doanh điện và sản xuất kinh doanh khác)

1.3.4.Phòng tổ chức cán bộ

Chức năng: Tham mưu giúp Giám đốc về công tác tổ chức bộ máy; công

tác cán bộ, công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong công ty, quản lý cán

bộ nhân viên cơ quan Công ty

Nhiệm vụ:

-Nghiên cứu, đề xuất, xây dựng, triển khai, thực hiện và quản lý mô hình

tổ chức quản lý, cơ cấu tổ chức bộ máy, cơ chế quản lý toàn Công ty theo phân

cấp quản lý; làm đầu mối xây dựng kế hoạch và quản lý việc chuyển đổi mô hình

tổ chức, đổi mới cơ chế quản lý, xếp hạng doanh nghiệp trong Công ty

-Nghiên cứu, xây dựng điều lệ tổ chức hoạt hoạt động của Công ty Quản

lý và hướng dẫn các đơn vị trực thuộc xây dựng điều lệ

-Xây dựng sơ đồ các chức danh quản lý, tiêu chuẩn cán bộ và nghiên cứu

xây dựng các quy chế quản lý và các quy định về quản lý cán bộ

-Nghiên cứu , xây dựng kế hoạch, quy chế và các quy định về đào tạo phát

triển nguồn nhân lực trong Công ty

1.3.5.Phòng kỹ thuật

Chức năng: Tham mưu giúp Giám đốc Công ty quản lý công tác kỹ thuật

toàn Công ty

Nhiệm vụ:

-Lập kế hoạch công tác quản lý kỹ thuật lưới điện, đường dây, trạm biến

áp, nguồn diezel và thuỷ điện

Trang 7

-Biên soạn và Quản lý các quy trình, định mức, tiêu chuẩn kỹ thuật; quy

trình vận hành lưới điện, thiết bị, thao tác, giải quyết các sự cố; quản lý các tiêu

chuẩn kỹ thuật về nhà máy điện, lưới điện và hệ thống điện

-Làm đầu mối lập và hướng dẫn lập danh mục, duyệt phương án kỹ thuật,

báo cáo kỹ thuật, thiết kế kỹ thuật, thẩm tra và duyệt dự toán các hạng mục công

trình sửa chữa lớn theo quy chế cấp quản lý; theo dõi tiến độ, chất lượng, khối

lượng công việc, kiểm tra đôn đốc thực hiện các hạng mục, tham gia công tác

nghiệm thu các công trình sửa chữa lớn

1.3.6.Phòng tài chính kế toán

Chức năng: Tham mưu giúp Giám đốc và kế toán trưởng Công ty quản lý

công tác kinh tế tài chính, hạch toán toàn Công ty và quản lý công tác tài chính

kế toán cơ quan công ty

Nhiệm vụ:

-Làm đầu mối lập và trình duyệt kế hoạch tài chính- tín dụng toàn Công

ty; giao kế hoạch tài chính cho các đơn vị thực hiện sau khi duyệt; quản lý và

kiểm tra thực hiện

-Quản lý các nguồn quỹ và vốn toàn Công ty

-Tổ chức công tác hạch toán, lập báo cáo tài chính trong toàn Công ty; làm

đầu mối thẩm tra báo cáo tài chính năm của các đơn vị trựuc thuộc trình Tổng

Công ty phê duyệt

1.3.7.Phòng vật tư và xuất nhập khẩu

Chức năng: Tham mưu giúp Giám đốc Công ty quản lý vật tư và xuất nhập

khẩu toàn Công ty

Nhiệm vụ:

-Xây dựng kế hoạch vật tư hàng quý, năm; lập đơn hàng chung của Công ty

-Làm đầu mối chuẩn bị hồ sơ và thự hiện mời thầu,đấu thầu và lập hợp

đồng kinh tế mua sắmvật tư thiết bị phục vụ công tác sửa chữa lớn và vật tư dự

phòng

Trang 8

-Quản lý hoặc trực tiếp thực hiện tiếp nhận và cung ứng vật tư, thiết bị

thuộc diện Công ty quản lý; làm đầu mối quản lý, điều phối vật tư thiết bị trong

nội bộ Công ty

1.3.8.Phòng lao động tiền lương

Chức năng: Tham mưu giúp Giám đốc Công ty quản lý công tác lao động,

tiền lương, chế độ, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, đời sống xã hội của Công ty

Nhiệm vụ:

-Nghiên cứu, xây dựng cac hình thức và phương pháp tổ chức lao động

khoa học trong Công ty ; các hình thức và phương pháp trả lương, thưởng và các

hình thức khuyến khích vật chất kích thích tăng năng suất lao động

-Lập kế hoạch hàng năm và dài hạn về nhu cầu lao động, xây dựng các

định mức lao động, đơn giá tiền lương của Công ty

-Lập kế hoạch cải hàng năm kiểm tra việc thực hiện công tác cải thiện đời

sống, nâng cao phúc lợi tập thể , phát triển xã hội toàn Công ty bao gồm việc đi

lại, ăn ở, vui chơi giải trí…

1.3.9.Phòng quản lý xây dựng

Chức năng: Tham mưu giúp Giám đốc thực hiện các chức năng chủ đầu tư

và quản lý công tác xây dựng toàn Công ty

Nhiệm vụ:

-Hướng dẫn theo dõi, quản lý và giám sát công tác thực hiện đầu tư xây

dựng thuộc sản xuất kinh doanh điện trong toàn Công ty theo quy chế phân cấp

quản lý

-Làm đầu mối kiểm tra công tác đầu tư xây dựng toàn Công ty,theo dõi

đôn đốc tiến độ và chất lượng các dự án đầu tư xây dựng của Công ty, nghiệm

thu các công trình lưới điện đưa vào vận hành, giải quyết các việc có liên quan

đến công tác quy hoạch điện

-Làm đầu mối thẩm tra, thẩm định, trình duyệt các đề cương khảo sát, lập

báo cáo nghiên cứu khả thi và đề cương khảo sát thiết kế các dự án đầu tư xây

dựng

Trang 9

1.3.10.Phòng kinh doanh

Chức năng: Tham mưu giúp Giám đốc Công ty quản lý công tác kinhd

oanh điện năng, dịch vụ khách hàng điện và quản lý công tác điện năng nông

thôn

Nhiệm vụ:

-Lập kế hoạch ngắn hạn, dài hạn về điện thương phẩm, phát triển khách

hàng điện, giá bán điện bình quân, giá mua điện đầu nguồn của Tổng Công ty,

doanh thu tiền điện, thu nộp tiền điện và tổn thất điện năng để trình Tổng Công

ty phê duyệt Tổ chức theo dõi , kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện

-Tính toán , quản lý sản lượng điện năng mua, giao, nhận giữa Công ty với

Tổng Công ty với các Điện lực, với các Công ty truyền tải điện và với các đơn vị

bán điện ngoài Công ty

1.3.11.Phòng thanh tra an toàn

Chức năng: Tham mưu giúp Giám đốc Công ty quản lý công tác an toàn

lao động trong Công ty

Nhiệm vụ:

-Công tác an toàn bảo hộ lao động, vệ sinh lao động, phòng chống cháy

nổ, phòng chống lụt bão và môi trường làm việc,

1.3.12.Phòng thanh tra bảo vệ

Chức năng: Tham mưu giúp Giam đốc Công ty quản lý công tác thạnh tra

Bảo vệ và pháp chế trong toàn công ty

Nhiệm vụ:

-Xây dựng kế hoạch và tổ chưc thực hiện thanh tra định kỳ hoặc đột xuất

trong Công ty việc thực hiện các chính sách, pháp luật của Nhà nươc, quy chế

phân cấp quản lý, quy định của Côngt y

-Làm đầu mối quản lý, chỉ đạo và kiểm tra cac đơn vị trực thuộc về công

tác bảo vệ an toàn sản xuất, bảo vệ tài sản và an ninh trật tự

-Tư vấn pháp lý và phổ biến pháp luật, triển khai đôn đôc kiểm tra việc

thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định, hướng dẫn của các Bộ,

ngành liên quan

Trang 10

1.3.13.Phòng kinh tế đối ngoại

Chức năng: Tham mưu giúp Giám đốc quản lý công tác đối ngoại, hợp tác

quan hệ kinh tế với nước ngoài

Nhiệm vụ:

-Nghiên cứu, đề xuất cac chủ trương, phưong hướng, khả năng hợp tác

quốc tế và hoạ động đối ngoại của Công ty

-Nghiên cứu thăm dò thị trường, giá cả quốc tế , tìm hiểu đối tác , khả

năng hợp tác, liên doanh, các nhà sản xuất cung cấp đè xuất việc hợp tác, liên

doanh và đấu thầu các dự án có vốn vây nước ngoài

1.3.14.Phòng phát triển kinh doanh

Chức năng: Tham mưu giúp Giám đốc đầu tư phát triển kinh doanh đa

ngành nghề

Nhiệm vụ

-Lập kế hoạch các dự án đầu tư, phát triển đa ngành nghề, xây dựng nhà

máy thuỷ điện vừa và nhỏ, kinh doanh bất động sản, viễn thông

-Nghiên cứu đề xuất các dự án kinh doanh khả thi, khai thác quản lý vận

hành các nhà máy tuỷ điện vừa và nhỏ, các dự án sản xuất vật liệu điện

1.3.15.Phòng thi đua tuyên truyền

Chức năng: Tham mưu giúp Giám đốc quản lý công tác thi đua, khen

thưởng và công tác tuyên truyền, công tác truyền thống trong Công ty

Nhiệm vụ:

-Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch hàng năm và dài hạn về công tác

thi đu khen thưởng và tuyên truyền quản cáo; sưu tầm , thu thập, tổ chức lưu giữ

bảo quản các tư liệu hiện vật liên quan đến lịch sử, truyền thống của Công ty

-Làm đầu mối xây dựng các quy chế, quy định và các tiêu chuẩn về thi

đua khen thưởng Tổng hợp và thẩm tra hồ sơ của các tập thể, cá nhân có thành

tích do các đơn vị đề nghị theo quy chế phân cấp quản lý trình Hội đồng thi đua

Công ty xét duyệt

Trang 11

3.1.16.Phòng quản lý đấu thầu

Chức năng: Tham mưu giúp Giám đốc chỉ đạo thực hiện công tác đấu thầu

trong toàn Công ty

Nhiệm vụ:

-Thẩm tra trình duyệt kế hoạch đấu thầu, moìư thầu, tiêu chuẩn xét thầu ,

kết quả xét thầu các gói thầu

-Tham gia tổ chuyên gia xét thầu, trình kết quả xét thầu đối với các dự án

thuộc thẩm quyền phê duyệt của Tổng Công ty

-Tổ chức biên soạn các quy định, các tài liệu hướng dẫn thực hiện công tác

đấu thầu trong Công ty

2.Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở Công ty

Điện lực 1

2.1.Các hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu

Công ty Điện lực 1 là DNNN, hạch toán độc lập, trực thuộc Tổng công ty

điện lực Việt Nam có nhiệm vụ phân phối kinh doanh điện năng trên địa bàn 25

tỉnh miền Bắc và Bắc Trung bộ Công ty Điện lực 1 chuyên sản xuất và kinh

doanh điện năng Công ty luôn phấn đấu không ngừng, nâng cao năng suất lao

động Trong những năm gần đây, không chỉ dừng lại ở việc kinh doanh điện

năng mà Công ty còn kinh doanh thêm loại hình du lịch khách sạn và tương lai

sẽ kinh doanh thêm mạng điện thoại dành cho ngành điện Do không ngừng cải

tiến công nghệ sản xuất điện, giữ uy tín với khách hàng nên hàng năm Công ty

có rất nhiều hợp đồng bán điện giá trị sản lượng điện nhờ đó không ngừng tăng

lên giúp Công ty ngày càng phát triển đời sống CBCNV được ổn định

2.2.Tình hình sử dụng vốn của Công ty

Nhìn vào bảng dưới đây ta thấy nguồn vốn của Công ty không ổn định

giữa các năm Tổng vốn năm 2002 là 1.105.130 triệu đồng nhưng sang năm

2003 đã tăng lên 1.456,30 triệu đồng tăng khoảng 1,3% so với năm 2002 trong

đó vốn lưu động tăng 1,25% , vốn cố định tăng 1,37% so với năm 2002 Năm

Trang 12

2004 tổng nguồn vốn 1.875.927 triệu đồng tăng 1,17% so với 2003 vốn lưu động

Vốn lưu động 1.423.850 2.230.112 2.978.424 125 117

Vốn cố định 2.084.746 2.120.188 2.295.496 137 138

2.3.Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

Nhìn vào bảng 3 ta thấy giá trị sản lượng năm 2003 tăng so với năm 2002

và doanh thu tiêu thụ tăng Năm 2004 giá trị tổng sản lượng là 10.086 tr kwh

tăng so với năm 2003 và doanh thu tiền điện tăng

Trang 13

Bang ngang

Trang 14

2.3.1.Chỉ tiêu lợi nhuận trên doanh thu

Chỉ tiêu này phản ánh Côngty thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận trên một

đồng doanh thu Chỉ tiêu này càng cao hiệu quả kinh tế càng tăng

Năm 2002 cứ một đồng doanh thu thì Công ty thu được 0,037 đồng lợi nhuận

Năm 2003 cứ một đồng doanh thu Công ty thu được 0,036 đồng lợi nhuận giảm

0,001 đồng so với năm 2002 Năm 2004 thu được 0,037 đồng lợi nhuận trên một

đồng doanh thu tăng 1,02% so với năm 2003

2.3.2.Chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn kinh doanh

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn bỏ ra trong một năm thì Công ty được

bao nhiêu lợi nhuận Năm 2002 cứ một đồng vốn bỏ ra Công ty thu được 0,16

đồng lợi nhuận Năm 2003 một đồng vốn thu được 0,14 đồng lợi nhuận giảm 0,22

đ so với năm 2002 Năm 2004 Công ty thu được 0,13 đồng lợi nhuận giảm 0,01 đ

so với năm 2003

2.3.4.Chỉ tiêu tổng doanh thu trên vốn lưu động

Chỉ tiêu này cho biết vốn lưu động quay được bao nhiêu vòng trong kỳ:

-Năm 2002 vốn lưu động quay được 0,346 vòng

-Năm 2003 vốn lưu động quay được 0,312 vòng

-Năm 2004 vốn lưu động quay được 0,312 vòng

Qua một số chỉ tiêu phân tích trên ta thấy trong những năm vừa qua Công ty

đã có những kết quả đáng mừng đó là doanh thu tăng, thu nhập người lao động cũng

tăng, đời sống CBCNV trong Công ty ngày càng ổn định

Mục tiêu của công ty trong những năm tới đây là nâng cao hiệu quả kinh

doanh, tăng tính cạnh tranh của Công ty trong một môi trường thay đổi, thoả

mãn nhu cầu điện năng của khách hàng với chất lượng và độ tin cậy ngày càng

cao hơn, thực hiện tốt các chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước đối với việc

cung cấp điện cho nông thôn và miền núi Để thực hiện mục tiêu này công ty đã

và đang triển khai nhiều dự án cải tạo mạng lưới điện các thành phố từ các nguồn

vốn đầu tư nước ngoài(ADB,WB,ODA,Thuỵ Điển, Pháp) và vốn huy động trong

nước như: Hải Phòng, Nam Định, Thái Nguyên….Các dự án này nhằm hoàn

thiện và hợp đồng hoá hệ thống SCADA trung tâm điều độ hệ thống điện miền Bắc

Trang 15

-Nâng cấp thiết bị cho trung tâm đào tạo Quốc gia

-Điện khí hoá nông thôn theo số liệu 10/2003 có 243/245 số

Do đặc thù của Công ty là sản xuất và kinh doanh điện năng nên số lao

động nam chiếm tỷ lệ cao hơn lao động nữ, lao động nữ chủ yếu phục vụ cho khối

văn phòng

Năm 2002 số lao động của công ty là 19039 người, số lao động nam là

12.050 người chiếm 63,29% trong tổng số lao động, số lao động nữ là 6989 người

chiếm 36,71%

Năm 2003 tăng thêm 750 người trong tổng số lao động, nâng số lao động lên

là 19789 người trong đó số lao động nam là 14.441 người tương ứng với 72,97%, lao

động nữ là 5.348 người chiếm 27,03%

Năm 2004 tổng số lao động toàn công ty là 20.573 người tăng thêm 784

người so với 2003, trong số đó lao động nam là 16.070 người chiếm 78,11% và số

lao động nữ là 4503 người chiếm 21,89%

Trang 16

Căn cứ vào bảng trên ta thấy trình độ lao động của Công ty tăng tương đối ổn

định và đồng đều qua các năm

-Trình độ đại học và trên đại học: Số nhân viên có trình độ đại học và trên đại

học làm việc chủ yếu ở các phòng ban và các đơn vị trực thuộc ngày càng tăng lên

Cụ thể năm 2002 số nhân viên làm việc ở khối phòng ban là 6050 người và tăng lên

6400 người vào năm 2003 chiếm 32,34% số lao động toàn công ty Năm 2004 tăng

thêm 373 người nâng số nhân viên có trình độ đại học và trên đại học là 6773 người

chiếm 32,92% số lao động toàn công ty

-Trình độ cao đẳng và trung cấp: Đây là số lao động chiêm phần lớn trong số

lao động toàn công ty tập trung chủ yếu ở các nhà máy, xí nghiệp điện Lượng lao

động này được công ty đào tạo và tuyển thêm qua các năm do đây là sự cần thiết để

đáp ứng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nên lượng lao động này được

tuyển chọn một cách khắt khe ngoài việc họ phải giỏi chuyên môn và tay nghề cao

họ còn phải có kiến thức hiểu biết sâu rộng về cách phòng tránh những sự cố có thể

xảy ra trong quá trình làm việc Năm 2002 số lao động có trình độ cao đẳng và trung

cấp là 10.175 người chiếm 53,44% số lao động toàn công ty Năm 2003 số lao động

này là 10.655 người tăng 480 người so với năm 2002 tương đương với 53,84% số lao

động toàn công ty Năm 2004 tăng thêm 366 người nâng số lao động này lên là

11.021 người chiếm 53,57% số lao động toàn công ty

Trang 17

- Lao động phổ thông: Năm 2002 số lao động phổ thông là 2.814 người

chiếm 14,79% số lao động toàn công ty Năm 2003 số lao động này giảm 80

người còn 2.734 người chiếm 13,82 % số lao động toàn công ty lý do là Khách

sạn Điện lực do công ty quản lý tạm thời không hoạt động để xây lại nên số lao

động này buộc phải thôi việc Năm 2004 tăng thêm 45 người so với năm 2003 do

có một số phòng trong khách sạn đã xây song nên công ty tuyển thêm một số lao

động mới ở ngoài còn một số khác thì là lao động cũ đã từng làm ở khách sạn về

làm tiếp, nâng số lao động này lên 2779 người chiếm 13,51% số lao động toàn

công ty

3.1.3 Phân bổ theo độ tuổi

Phân bổ theo độ tuổi trong Công ty cũng là một trong những yếu tố rất

quan trọng vì ngoài trình độ chuyên môn ra thì người lao động khi làm việc phải

có sự phù hợp giữa công việc được giao với độ tuổi của mình

Biểu 6: cơ cấu lao động theo độ tuổi

-Lao động trẻ tuổi đời từ 20-35: Do công ty là doanh nghiệp sản xuất và kinh

doanh nên số lao động trẻ chiếm tỷ trọng cao và tăng đều qua các năm Đây là

một yếu tố thuận lợi cho công ty trong việc đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình

độ cho lớp trẻ này Cụ thể năm 2002 là 9689 người chiếm 50,9% só lao động

toàn công ty Năm 2003 là 10.335 người chiếm 52,22% số lao động toàn công

ty Và năm 2004 tăng thêm 526 người so với năm 2003 nâng tổng số lao động ở

độ tuổi này lên là 10.861 người chiếm 52,79% số lao động toàn công ty

Trang 18

-Lao động trung niên độ tuổi từ 36-50: Phần lớn lao động ở tuổi này họ đã có

kinh nghiệm về cả tuổi đời lẫn tuổi nghề Lao động này cũng dần tăng nhẹ qua

các năm cụ thể năm 2002 là 8249 người sang năm 2003 là 8504 người tăng thêm

255 so với năm trước Năm 2004 tổng số lao động là 8862 người tăng thêm 238

người so với năm 2003 và chiếm 43,07% loa động toàn công ty

-Lao động già độ tuổi từ 51-65: Lượng lao động ở độ tuổi này có xu hướng giảm

dần qua các năm do có người về hưu, có người xin về sớm trước thời hạn, ốm

đau, bệnh tật… năm 2002 số lao động này là Tuy nhiên đây lại là lớp lao động

có rất nhiều kinh nghiệm trong công việc vì vậy Ban lãnh đạo công ty đang có kế

hoạch nhờ họ đào tạo truyền đạt lại kinh nghiệm cho lớp trẻ mới vào Đó sẽ là

một yếu tố rất thuận lợi cho Công ty trên đà phát triển

3.2.Phân tích tình hình quản lý nhân sự tại Công ty Điện lực 1

Một trong những vấn đề bức xúc nhất đối với các DNVN hiện nay đó là

vấn đề về nhân sự Nói đến công tác quản lý nhân sự người ta nghĩ ngay đến

việc: hoạch định tài nguyên nhân sự, tuyển dụng lao động, đào tạo và phát triển,

quản lý lương thưởng hệ thống đãi ngộ, công tác an toàn lao động…Trong khuôn

khổ bài viết em xin trình bày một số vấn đề sau:

3.2.1.Công tác hoạch định tài nguyên nhân sự

Giống như ở một số doanh nghiệp khác ở Việt Nam, với Công ty Điện lực

1 việc hoạch định chiến lược kinh doanh trung và dài hạn còn chưa được chú ý

lắm Đến nay Công ty hầu như chỉ xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, trong

đó kế hoạch về nhân sự trong một năm Do vậy công tác hoạch định nguồn nhân

sự thường được xác định vào cuối năm, khi tổng kết cho năm vừa qua và lập kế

hoạch cho năm tới Để dự báo nhu cầu nhân lực, Công ty thường dựa vào kế

hoạch sản xuất của năm tới trên cơ sở đó cân đối lại lực lượng lao động sãn có,

xác định xem thừa thiếu bao nhiêu để điều chỉnh cho phù hợp với hoạt động của

Công ty

Thông thường, số lượng nhân viên làm việc ở các phòng ban ít có sự thay

đổi Do đó Công ty ít chú ý đến việc xác định nhu cầu cho bộ phận này chỉ khi

Ngày đăng: 19/04/2013, 21:40

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1 : Tổ chức của Công ty Điện lực - Thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lí nhân sự tại công ty Điện lực
Sơ đồ 1 Tổ chức của Công ty Điện lực (Trang 4)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w