Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào Tình mẹ tha thiết như dòng suối hiền ngọt ngào… Âm vang lời hát ca ngợi vẻ đẹp từ tấm lòng của người mẹ đối với con cái mà chúng ta vừa được thưởng thức qua giọng hát của cô Thùy Trâm, thật thiết tha, sâu lắng …như nhắc nhở đạo hiếu của kẻ làm con đối với bậc sinh thành của mình. Có thể nói, hình ảnh người mẹ – đặc biệt là vẻ đẹp của tình mẹ đối với con cái …là một trong những đề tài trung tâm trong văn học Việt Nam từ xưa đến nay.Vẻ đẹp ấy ,đã được các nhà thơ – nhà văn khai thác và thể hiện một cách sâu sắc và sinh động. Trước hết ,đến với thơ ca dân gian, hơn một lần chúng ta được nghe những lời ngợi ca về vẻ đẹp của tình mẫu tử.Với mẹ, con là tất cả – là hạnh phúc – là báu vật mà thượng đế đã ban tặng. Được nghe con nói bi bô và nhìn con với những bước đi chập chững đầu tiên trong đời, đó là niềm hạnh phúc lớn lao nhất của mỗi người mẹ : “Có vàng vàng chẳng hay phô Có con , con nói trầm trồ mẹ nghe…” Để rồi từ đó, mẹ sẵn sàng hy sinh tất cả, chăm sóc, nuôi dưỡng, dạy dỗ những đứa con yêu thương của mình với một mong muốn duy nhất : là thấy con nên người và trở thành người hữu dụng. “Nuôi con cho được vuông tròn Mẹ già dầu dãi, xương mòn, gối lay…” Thật sung sướng biết bao, khi tuổi thơ của mỗi chúng ta được sống trong vòng tay vỗ về,yêu thương của mẹ.Có thể nói, tình thương con của người mẹ Việt Nam thật thuần phác, nhân hậu.Tình thương ấy được người bình dân gửi gắm qua những câu hát ru, những câu truyện cổ thật nhẹ nhàng, sâu lắng…Thật ra, khi người mẹ nghiêng xuống vành nôi cho con bú bằng những dòng sữa ngọt ngào, nuôi dưỡng con nên vóc – nên hình, hát ru con bằng cái nhịp điệu êm ềm đưa con vào giấc ngủ ngoan lành “Gio mùa thu mẹ ru con ngủ…năm canh chầy…thức đủ vừa năm…”, thì cũng là cách để mẹ tự nói với lòng mình, tự tiếp thêm cho mình một sức mạnh vượt lên trên những sóng gió của cuộc đời, để che chở, bao dung, bảo bọc cho con. Chúng ta đã từng nghe câu chuyện “Sự tích cây vú sữa” – một câu chuyện thật giản dị. Nó không chỉ là lời ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng mà còn gửi gắm nhiều suy ngẫm về cuộc sống.Ở đây, tình mẫu tử cao quý đã hòa vào thiên nhiên và cuộc sống xung quanh .Nó hiện hữu ở mọi nơi trên thế gian để khẳng định tình yêu thương luôn có một sức mạnh cảm hóa, giáo dục con người. Nếu như, tình yêu thương của mẹ giành cho con trong văn học dân gian mang vẻ nhẫn nhịn, chịu dựng theo kiểu “Tam tòng tứ đức” , “Phu tử tòng tử”; thì đến với văn học hiện đại , hình ảnh của người mẹ lại được nâng lên cao hơn trong sự gắn bó giữa tình thương con với tình yêu quê hương đất nước – yêu cách mạng. Từ một chị Dậu trong “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố, đã vì cảnh khốn cùng bởi sưu cao, thuế nặng của bọn thực dân pk…mà phải đem đứa con rứt ruột đẻ ra bán cho Nghị Quế trong đau thương thắt lòng;đến hình bóng người mẹ trong “Thời thơ ấu”; và tiểu thuyết “Cửa biển” của nhà văn Nguyên Hồng dù đã khuất nhưng vẫn luôn là chỗ dựa tinh thần, sưởi ấm cho những đứa con yêu thương khi lâm nạn. Và đó còn là hình ảnh bà cụ Tứ trong vợ nhặt của Kim Lân – một người mẹ nghèo khổ, giàu lòng nhân hậu, giàu lòng tin yêu vào cuộc sống…đã mừng mừng…tủi, tủi…và chấp nhận cho con trai mình giữa ngày đói nhặt một người phụ nữ rách rưới , nghèo khổ về làm vợ; hình ảnh người đàn bà trong “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu : đã chấp nhận những trận đòn roi tàn bạo của người chồng vũ phu và tuyệt đối không chịu ly hôn cũng chỉ vì cuộc sống của những đứa con …Tất cả những người mẹ ấy dù ở hoàn cảnh nào cũng đều hy sinh vì con.Chính vì thế , chúng ta có thể khẳng định rằng : Tình mẹ giành cho con luôn là chỗ dựa ấm áp nhất, vững chắc nhất của con người. Nó là ngọn lửa khơi ngưồn sáng tạo, làm thăng hoa vẻ đẹp tinh thần muôn đời bất diệt của nhân loại. Nếu ai đã từng đọc thơ Xuân Quỳnh – một nhà thơ nữ tiêu biểu của thơ ca Việt Nam hiện đại, chắc hẳn không khỏi xúc động trước những vần thơ nhuần nhụy, mộc mạc mà chan chứa tình yêu thương, trìu mến của chị khi viết cho con qua bài thơ “Lời ru” hay “Khi con ra đời”; “Chuyện cổ tích về loài người”… Thương con, mẹ lại nhớ Căn hầm hẹp trước kia Nước ngập và gió se Lạnh thấm vào giấc ngủ… Hay đến với Nguyễn Khoa Điềm qua “Khúc hát ru những em bé trên lưng mẹ” , nhà thơ đã ghi lại thật sinh động hình ảnh của người mẹ dân tộc địu con lên rẫy vừa làm, vừa hát ru con: Ngủ ngon Akay ơi… Ngủ ngon Akay ời… Mẹ thương AKay …mẹ thương làng đói Con mơ cho mẹ hạt thóc trên đồi… Đoạn thơ thật xúc động khi ghi lại tấm lòng bao la,tình thương sâu nặng của những người mẹ nghèo,cần cù vất vả giàu tình thương con, giàu lòng thương nước. Tạm khép lại những vần thơ, những trang văn viết về tình mẹ .Chắc hẳn, trong mỗi chúng ta sẽ không khỏi xốn sang những lời tự nhủ – tự răn về đạo làm con của mình đối với cha mẹ – đặc biệt là đối với mẹ. Điều quan trọng , là chúng ta phải có nhận thức đúng về tấm lòng yêu thương và bao dung của mẹ ,và phải biết biến những tình cảm của người làm con đối mẹ mình thành hành động cụ thể trong học tập và trong cuộc sống. Và tất cả chúng ta hãy nhớ rằng “ Trong vũ trụ có rất nhiều kỳ quan- nhưng kỳ quan đẹp nhất là Trái tim của người mẹ”!.
Trang 1Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào
Tình mẹ tha thiết như dòng suối hiền ngọt ngào…
Âm vang lời hát ca ngợi vẻ đẹp từ tấm lòng của người mẹ đối với con cái mà chúng ta vừa được thưởng thức qua giọng hát của cô Thùy Trâm, thật thiết tha, sâu lắng …như nhắc nhở đạo hiếu của kẻ làm con đối với bậc sinh thành của mình
Có thể nói, hình ảnh người mẹ – đặc biệt là vẻ đẹp của tình mẹ đối với con cái …là một trong những đề tài trung tâm trong văn học Việt Nam từ xưa đến nay.Vẻ đẹp ấy ,đã được các nhà thơ – nhà văn khai thác và thể hiện một cách sâu sắc
và sinh động
Trước hết ,đến với thơ ca dân gian, hơn một lần chúng ta được nghe những lời ngợi ca về vẻ đẹp của tình mẫu tử.Với
mẹ, con là tất cả – là hạnh phúc – là báu vật mà thượng đế đã ban tặng Được nghe con nói bi bô và nhìn con với những bước đi chập chững đầu tiên trong đời, đó là niềm hạnh phúc lớn lao nhất của mỗi người mẹ :
“Có vàng vàng chẳng hay phô
Có con , con nói trầm trồ mẹ nghe…”
Để rồi từ đó, mẹ sẵn sàng hy sinh tất cả, chăm sóc, nuôi dưỡng, dạy dỗ những đứa con yêu thương của mình với một mong muốn duy nhất : là thấy con nên người và trở thành người hữu dụng
“Nuôi con cho được vuông tròn
Mẹ già dầu dãi, xương mòn, gối lay…”
Thật sung sướng biết bao, khi tuổi thơ của mỗi chúng ta được sống trong vòng tay vỗ về,yêu thương của mẹ.Có thể nói, tình thương con của người mẹ Việt Nam thật thuần phác, nhân hậu.Tình thương ấy được người bình dân gửi gắm qua những câu hát ru, những câu truyện cổ thật nhẹ nhàng, sâu lắng…Thật ra, khi người mẹ nghiêng xuống vành nôi cho con
bú bằng những dòng sữa ngọt ngào, nuôi dưỡng con nên vóc – nên hình, hát ru con bằng cái nhịp điệu êm ềm đưa con
vào giấc ngủ ngoan lành “Gio mùa thu mẹ ru con ngủ…năm canh chầy…thức đủ vừa năm…”, thì cũng là cách để mẹ tự
nói với lòng mình, tự tiếp thêm cho mình một sức mạnh vượt lên trên những sóng gió của cuộc đời, để che chở, bao dung, bảo bọc cho con
Chúng ta đã từng nghe câu chuyện “Sự tích cây vú sữa” – một câu chuyện thật giản dị Nó không chỉ là lời ca ngợi tình
mẫu tử thiêng liêng mà còn gửi gắm nhiều suy ngẫm về cuộc sống.Ở đây, tình mẫu tử cao quý đã hòa vào thiên nhiên và cuộc sống xung quanh Nó hiện hữu ở mọi nơi trên thế gian để khẳng định tình yêu thương luôn có một sức mạnh cảm hóa, giáo dục con người
Nếu như, tình yêu thương của mẹ giành cho con trong văn học dân gian mang vẻ nhẫn nhịn, chịu dựng theo kiểu “Tam
tòng tứ đức” , “Phu tử tòng tử”; thì đến với văn học hiện đại , hình ảnh của người mẹ lại được nâng lên cao hơn trong sự
gắn bó giữa tình thương con với tình yêu quê hương đất nước – yêu cách mạng
Từ một chị Dậu trong “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố, đã vì cảnh khốn cùng bởi sưu cao, thuế nặng của bọn thực dân pk…mà phải đem đứa con rứt ruột đẻ ra bán cho Nghị Quế trong đau thương thắt lòng;đến hình bóng người mẹ trong “Thời thơ
ấu”; và tiểu thuyết “Cửa biển” của nhà văn Nguyên Hồng dù đã khuất nhưng vẫn luôn là chỗ dựa tinh thần, sưởi ấm cho
những đứa con yêu thương khi lâm nạn Và đó còn là hình ảnh bà cụ Tứ trong vợ nhặt của Kim Lân – một người mẹ nghèo khổ, giàu lòng nhân hậu, giàu lòng tin yêu vào cuộc sống…đã mừng mừng…tủi, tủi…và chấp nhận cho con trai mình giữa ngày đói nhặt một người phụ nữ rách rưới , nghèo khổ về làm vợ; hình ảnh người đàn bà trong “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu : đã chấp nhận những trận đòn roi tàn bạo của người chồng vũ phu và tuyệt đối không chịu ly hôn cũng chỉ vì cuộc sống của những đứa con …Tất cả những người mẹ ấy dù ở hoàn cảnh nào cũng đều hy sinh
vì con.Chính vì thế , chúng ta có thể khẳng định rằng : Tình mẹ giành cho con luôn là chỗ dựa ấm áp nhất, vững chắc nhất của con người Nó là ngọn lửa khơi ngưồn sáng tạo, làm thăng hoa vẻ đẹp tinh thần muôn đời bất diệt của nhân loại
Trang 2Nếu ai đã từng đọc thơ Xuân Quỳnh – một nhà thơ nữ tiêu biểu của thơ ca Việt Nam hiện đại, chắc hẳn không khỏi xúc động trước những vần thơ nhuần nhụy, mộc mạc mà chan chứa tình yêu thương, trìu mến của chị khi viết cho con qua
bài thơ “Lời ru” hay “Khi con ra đời”; “Chuyện cổ tích về loài người”…
Thương con, mẹ lại nhớ
Căn hầm hẹp trước kia Nước ngập và gió se Lạnh thấm vào giấc ngủ…
Hay đến với Nguyễn Khoa Điềm qua “Khúc hát ru những em bé trên lưng mẹ” , nhà thơ đã ghi lại thật sinh động hình
ảnh của người mẹ dân tộc địu con lên rẫy vừa làm, vừa hát ru con:
Ngủ ngon Akay ơi… Ngủ ngon Akay ời…
Mẹ thương AKay …mẹ thương làng đói Con mơ cho mẹ hạt thóc trên đồi…
Đoạn thơ thật xúc động khi ghi lại tấm lòng bao la,tình thương sâu nặng của những người mẹ nghèo,cần cù vất vả giàu tình thương con, giàu lòng thương nước
Tạm khép lại những vần thơ, những trang văn viết về tình mẹ Chắc hẳn, trong mỗi chúng ta sẽ không khỏi xốn sang những lời tự nhủ – tự răn về đạo làm con của mình đối với cha mẹ – đặc biệt là đối với mẹ Điều quan trọng , là chúng ta phải có nhận thức đúng về tấm lòng yêu thương và bao dung của mẹ ,và phải biết biến những tình cảm của người làm con đối mẹ mình thành hành động cụ thể trong học tập và trong cuộc sống
Và tất cả chúng ta hãy nhớ rằng “ Trong vũ trụ có rất nhiều kỳ quan- nhưng kỳ quan đẹp nhất là Trái tim của người
mẹ”!