1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập nahf máy đường nước trong tây ninh

46 778 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 360,57 KB

Nội dung

Đồng thời sử dụng đường làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp khácnhư: bánh kẹo, đồ hộp, nước giải khát, dược phẩm… Bên cạnh đó, các phụ phẩm của ngành đường cũng có giá trị trong cá

Trang 1

Mục lục

Danh mục bảng i

Danh mục hình ii

Danh từ và thuật ngữ áp dụng iii

46

Trang 2

DANH MỤC BẢNG

Bảng 4.1 – Thành phần và tính chất nước thải 14 Bảng 4 2: Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp: TCVN 5945 – 1995 14

Trang 3

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Nhà máy đường Nước Trong – Tây Ninh 2

Hình 1 2 Sơ đồ mặt bằng nhà máy 4

Hình 1.3 Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty 5

Hình 2.1 Giống mía VN84-4137 9

Hình 2.2: Sản phẩm chính của công ty 11

Hình 4.1: Quy trình xử lý nước thải 16

Hình 4.2 – Sơ đồ khối quy trình xử lý nước thải 17

Hình 5.1 : Quy trình công nghệ 20

Hình 5.2 Sơ đồ thẩm thấu 22

Hình 5.3 Sơ đồ nấu đường 3 hệ 26

Hình 7.1 Sơ đồ cụm ly tâm – thành phẩm 34

Hình 8.1: Bản vẽ kỹ thuật trống sấy 45

Trang 4

DANH TỪ VÀ THUẬT NGỮ ÁP DỤNG

1 Nguyên liệu mía: là toàn bộ mía đổ xuống băng tải đưa vào xử lý sơ bộ và ép,

bao gồm: cây mía, lá mía, rễ mía

2 Thành phần sơ: là thành phần chất khô không hòa tan trong nước mía, tính

theo phần trăm thể tích

3 Nồng độ chất khô hòa tan: là tổng thành phần các chất hòa tan có trong dung

dịch được biểu diễn bằng phần trăm khối lượng so với khối lượng dung dịch Kíhiệu là Bx = % (đối với dung dịch đường thì 1độ Brix =1%)

4 Chất khô toàn phần: là lượng chất khô thu được sau khi tách nước.

5 Chất khô hòa tan (chất khô chiết quang kế): được đo bằng máy, đó là chỉ số

Bx

6 Pol: là thành phần đường tổng (%) được xác định qua phân cực kế Trong thực

tế, ta tính pol là tổng nồng độ đường saccharose có trong dung dịch (%)

7 AT =Pol/Bx: là tỉ số giữa nồng độ đường saccharose và nồng độ chất tan trong

dung dịch

8 Chất không đường: Bx(%) – pol(%), chất hòa tan không phải đường

saccharose

9 Đường non: là dung dịch đường có độ Bx >90%, bao gồm tinh thể đường

saccharose và dung dịch đường quá bão hòa

10 Mật: là dung dịch được tách ra từ đường non trong ly tâm.

11 Đường trắng RS (Refinded sugar): đường tinh luyện chuẩn.

12 Chè trong (nước mía trong): là thành phần nước mía thu được sau khi lắng

trong

13 Bùn nước: là phần dung dịch lấy ra từ đáy bồn lắng.

14 Chè lọc: là phần nước mía được lấy ở trống lọc quay chân không.

15 Bã bùn: là hỗn hợp bùn ướt, bã nhuyễn lấy ra sau trống lọc chân không.

16 Chữ đường(ccs): là tỉ lệ phần trăm đường tinh khiết có thể thu được từ 100

phần nguyên liệu tính theo trọng lượng mía:

17 Ccs = pol(%) – [z(%) tạp chất/2]

18 Nước mía hỗn hợp: là nước mía thu được từ bộ che ép 1,2 sau khi đi qua lược

parabol

19 Magma: là lượng dung dịch đường gồm đường và nước nóng hoặc chè trong.

20 Siro: là bán thành phẩm của giai đoạn bốc hơi, có độ Bx = 50-60%, Ap =

57-84%

21

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

Từ lâu, con người đã biết sử dụng nguồn đường để phục vụ nhu cầu dinh dưỡngcủa mình Đồng thời sử dụng đường làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp khácnhư: bánh kẹo, đồ hộp, nước giải khát, dược phẩm…

Bên cạnh đó, các phụ phẩm của ngành đường cũng có giá trị trong các ngànhkhác như: bã mĩa dùng làm nguyên liệu cung cấp năng lượng cho nhà máy, mật rỉdùng để sản xuất cồn, bột ngọt

Trong công cuộc hiện đại hóa đất nước thì ngành công nghiệp mía đường gópphần vào sự phát triển nền kinh tế Cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học

kỹ thuật thì đời sống của con người ngày càng được cải thiện và nâng cao, theo đó nhucầu sử dụng đường cũng tăng theo Vì vậy, cải thiện quy mô sản xuất và chất lượngsản phẩm là vô cùng quan trọng

Với nhiều yếu tố thuận lợi, ngành trồng mía và sản xuất đường ở Việt Nam bắtđầu hình thành từ những năm 1990

Năm 1994, nhà nước chỉ có 9 nhà máy đường và 2 nhà máy tinh luyện đườngcông suất nhỏ, thiết bị công nghệ lạc hậu, nên hàng năm phải nhập khẩu lượng đườnglớn Cho đến năm 1995 thì những vùng nguyên liệu lớn bắt đầu xuất hiện những nhàmáy sản xuất đường cỡ lớn Trong năm năm từ 1995-2000 đã có bước đột phá lớn với

sự hình thành của 46 nhà máy đường và 2 nhà máy tinh luyện

Trong hơn 20 năm hình thành và phát triển của mình, với sự hỗ trợ hiệu quả bởicác chính sách của nhà nước, ngành mía – đường Việt Nam đã góp phần vào sự tăngtrưởng của nên kinh tế quốc dân Về mặt xã hội, nó đã giúp giải quyết được việc làmcho nông dân trồng mía , người lao động thời vụ, công nhân nhà máy Góp phần ổnđịnh nền kinh tế, tạo nên các vùng sản xuất hàng hóa lớn, bộ mặt nông thôn các vùngtrồng mía đều có sự thay đổi rõ rệt Ngành công nghiệp mía- đường ngày càng có vaitrò quan trọng trong đời sống, kinh tế, xã hội ở nước ta

Trang 7

Phần 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG NƯỚC TRONG

Chương 1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

CỦA NHÀ MÁY

1.1 TÊN VÀ ĐỊA CHỈ

1.1.1 Tên gọi

- Tên Tiếng Việt: Công ty Cổ phần Đường Nước Trong

- Tên Tiếng Anh: Nuoc Trong Joint Stock Company

- Tên viết tắt: NUTROJSCO

1.1.2 Địa chỉ và thông tin liên hệ

- Địa chỉ: ấp Hội An, xã Tân Hội, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh

- Ấp Hội An, xã Tân Hội, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh

- Phía Bắc cách trung tâm huyện Tân Châu 13km

- Phía Tây Bắc cách thành phố Tây Ninh 44km

- Phía Đông giáp tỉnh lộ 4 Tây Ninh

- Phía Nam giáp xã Tân Hiệp, Tân Châu, Tây Ninh

Trang 8

Nhà máy Đường Nước Trong được xây dựng ở xã Tân Hội, huyện Tân Châu,tỉnh Tây Ninh, cách thị xã Tây Ninh 44 km về hướng Tây Bắc.

Nhà máy được khởi công xây dựng vào năm 1988 với thiết kế của chuyên gianhà máy đường Cuba Thiết bị được mua ở các nước Tây Ban Nha, Đức, Liên Xô,Trung Quốc và một số được chế tạo trong nước Nhà máy chính thức hoạt động và cho

ra sản phẩm vào đầu tháng 4/1992, nhà máy làm lễ khánh thành vào ngày 30/04/1992.Nhà máy Đường Nước Trong sản xuất đường trắng trực tiếp từ mía theo phươngpháp sulfit hóa acid tinh với công suất 500 tấn mía/ngày Với sự giúp đỡ kỹ thuật củacác chuyên gia Cuba và đội ngũ công nhân được đào tạo có kỹ thuật chuyên môn,được sự lãnh đạo đúng đắn của Ban giám đốc nhà máy nên nhà máy hoạt động ổn định

và đạt hiệu quả ngay từ ban đầu Để giải quyết phần nào sản lượng mía trung bình nêntháng 05/1995 nà máy bắt đầu nâng công suất từ 500 tấn mía/ngày lên 1000 tấnmía/ngày Qua 6 tháng làm việc kiên trì, vượt khó của tập thể công nhân nhà máy, đếntháng 11/1995 nhà máy hoạt động với năng suất 1000 tấn mía/ngày Đến tháng03/1996, nhà máy đường Nước Trong sát nhập với nông trường mía Nước Trongthành xí nghiệp đường Nước trong và trực thuộc Công ty mía đường Tây Ninh, do đóchủ động phần nào nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất sau này Đến tháng 11/1996,chất lượng sản phẩm của nhà máy đã sánh cùng với các nhà máy Bình Dương, HiệpHòa Từ tháng 10/2005 đến nay, công ty chuyển thành Công ty Cổ phần Đường NướcTrong với công suất 1000 tấn mía/ngày Công ty có vốn đầu tư trong nước là 51%.Công ty Cổ phần Đường Nước Trong được thành lập theo quyết định số 2999/QĐ– CT ngày 07/05/2005 của UBND tỉnh Tây Ninh trên cơ sở đã chuyển đổi từ bộ phậnNhà máy Đường Nước Trong thuộc Công ty TNHH một thành viên mía Đường TâyNinh Tại Đại hội cổ đông thành lập ngày 10/10/2005, Công ty Cổ phần Đường NướcTrong chính thức đi vào hoạt động độc lập

1.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH VÀ SƠ ĐỒ MẶT BẰNG

1.3.1 Sơ đồ mặt bằng tổng thể

Trang 9

Sơ đồ mặt bằng

Trang 10

1.3.2 Cơ cấu tổ chức hành chính

Hình 1.3 – Sơ đồ bộ máy tổ chức công ty

 NHIỆM VỤ TỪNG BỘ PHẬN

- Đại hội đồng cổ đông:

+ Là những người nắm giữ cổ đông của công ty, những người có cổ phần sẽchịu ảnh hưởng tới công ty

+ Có quyền đưa ra ý kiến nếu lợi ích của họ bị ảnh hưởng

+ Xem xét những báo cáo về tài chính lời lỗ của công ty mà đưa ra ý kiếncủa mình mà từ dó hội đồng quản trị sẽ thông qua và đưa ra quyết địnhđúng đắn

Phòngnguyên liệu

Bankhuyếnnông

PhòngKT-TV

Xưởngsản xuất

Phòng

KT-VT-CL

Trang 11

+ Trực tiếp điều hành công ty, do HĐQT bổ nhiệm đại diện trong mọi hoạtđộng kinh doanh bảo vệ quyền lợi công ty.

- Ban kiểm soát:

+ Quyết định phương hướng kế hoạch, dự án sản xuất kinh doanh và các chủtrương lớn của công ty

+ Quyết định các vấn đề về tổ chức bộ máy điều hành để đảm bảo hiệu quảquản lý sản xuất kinh doanh cao

+ Quyết định về quyền cũng như các vấn đề liên quan đến thu nhập của các

- Phòng tổ chức – hành chính:

+ Giúp giám đốc tổ chức bộ máy khoa học hợp lý, xây dựng nội dung vàthực hiện đầy đủ chính sách của nhà nước ban hành về tiền lương, tiềnthưởng, bảo hiểm xã hội, các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định củapháp luật và điều lệ của công ty

- PGĐ nông nghiệp:

+ Giúp giám đốc chỉ đạo các hoạt động trong công tác nguyên liệu đầy đủkịp thời đúng tiến độ số lượng, chất lượng cây mía; xây dựng và mở rộngvùng nguyên liệu đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh; các quyền vànhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và điều lệ của công ty

- Phòng nguyên liệu:

+ đảm bảo đủ khối lượng và vật tư chất lượng mía cao kịp thời phục vụcho chế biến của nhà máy, nghiên cứu các ứng dụng về khoa học kỹthuật canh tác mía, các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của phápluật và điều lệ của công ty

- Ban khuyến nông:

+ giúp giám đốc việc thực hiện hợp đồng do phòng nguyên liệu ký kết, kếthợp với phòng nguyên liệu áp dụng các vấn đề cơ giới hóa phục vụ sảnxuất tăng năng suất mía cho công ty

- Phòng kỹ thuật – vật tư – chất lượng:

+ xây dựng và quản lý vận hành các quy trình máy móc – thiết bị chế biếnđường và các sản phẩm khác; quản lý chất lượng hệ thống theo tiêuchuẩn ISO 2001:2008, xây dựng kế hoạch bảo dưỡng định mức kỹ thuậtđảm bảo về chất lượng và số lượng vật tư hàng hóa phục vụ cho sản xuất

và sửa chữa, các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật vàđiều lệ của công ty

Trang 12

- Xưởng sản xuất:

+ quản lý, bảo quản, khai thác sử dụng các tài sản được giao, áp dụngnhững quy trình công nghệ tiên tiến và sản xuất, tổ chức sản xuất hợp lý,các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và điều lệ củacông ty

1.3.3 Những thuận lợi và khó khăn của nhà máy

1.3.3.1 Thuận lợi:

- Nhà máy nằm trong vùng nguyên liệu mới

- Địa hình có suối thiên nhiên rộng lớn cung cấp nước đủ cho sản xuất

- Có đội ngũ cán bộ, công nhân được đào tạo về chuyên môn

- Có sự chỉ đạo sáng suốt của ban lãnh đạo và áp dụng được một số tiến bộ kỹthuật ngành đường trong nước và thế giới

1.4 NGUỒN CUNG CẤP NHIÊN LIỆU

Nhiên liệu rất quan trọng trong mọi hoạt động của nhà máy Nước trong Nguồnnhiên liệu này chủ yếu là bã mía lấy từ dây chuyền sau công đoạn ép, dùng để đốt lò.Ngoài ra, nhà máy còn sử dụng củi để khởi động lò (thời gian đốt củi khởi động lòkhảng 12 giờ)

1.5 NGUỒN CUNG CẤP ĐIỆN

Điện dùng trong nhà máy với nhiều mục đích khác nhau, các thiết bị hoạt độngchiếu sáng trong sản xuất, sinh hoạt Hiệu điện thế nhà máy sử dụng là 220V/380V.Nguồn điện chủ yếu lấy từ trạm điện turbine hơi của nhà máy khi sản xuất với côngsuất 1500kW Ngoài ra, nhà máy còn sử dụng nguồn điện quốc gia và hai máy phátđiện dự phòng để đảm bảo nhà máy hoạt động liên tục

1.6 NGUỒN CUNG CẤP HƠI

Nguồn hơi được lấy từ lò hơi của nhà máy để cung cấp nhiệt cho quá trình đunnóng, bốc hơi, sấy Trong quá trình sản xuất, ta vận dụng hơi thứ của thiết bị bốc hơi

để đưa vào sử dụng trong quá trình gia nhiệt, nấu nhằm tiết kiệm nhiên liệu cho nhàmáy, giảm kinh phí đầu tư, và thu lợi nhuận cao hơn

Trang 13

1.7 NGUỒN CUNG CẤP NƯỚC

Nước là một nguyên liệu không thể thiếu trong các hoạt động như cung cấp cho

lò hơi, làm nguội máy móc, thiết bị, sinh hoạt… Nguồn nước cung cấp cho nhà máyđược lấy từ suối Nước Trong nên trước khi sử dụng cần qua hệ thống xử lý của nhàmáy Ngoài ra, nhà máy còn tái sử dụng nguồn nước thải đã qua xử lý

1.8 NGUỒN LỰC LAO ĐỘNG

Nhà máy có nguồn lao động ổn định, có khoảng hơn 50 lao động nữ và 380 laođộng nam đến từ nhiều tỉnh thành khác nhau Cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật củanhà máy có trình độ chuyên môn nhất định được đào tạo tại các trường đại học, caođẳng và trung cấp Cơ cấu tổ chức nhân sự trong nhà máy đucợ phân bố hợp lý

Trang 14

Chương 2 TỔNG QUAN VỀ NGUYÊN LIỆU VÀ SẢN PHẨM

2.1 GIỚI THIỆU VỀ NGUYÊN LIỆU MÍA

 Nguồn gốc và phân bốMía là nguyên liệu chính để sản xuất đường saccharose của Việt Nam và cácnước vùng nhiệt đới Cây mía có nguồn gốc từ Ấn Độ, được trồng nhiều ở châu Á,châu Mỹ, như các nước Cuba, Braxin, Ấn Độ, Trung Quốc Ở nước ta, mía được trồngtrên cả nước và tập trung phần lớn ở ven các con sông chính

Cây mía thuộc họ Hòa thảo(Poaceae), giống Saccharum

 Hình thái cây mía:

+ Thân mía hình trụ dài 2-3 m,phân làm nhiều lóng, nối vớinhau bằng mắt mía, xung quanhmắt mía có một rãnh lõm chứamầm Mía được trồng bằngngọn chứa hai mắt mía

+ Lá mía dài, thuôn, dẹp và bén Hình 2.1 Giống mía VN84-4137+ Rễ: rễ cùm, hút nước và chất dinh dưỡng nuôi cây

+ Phần gốc mía chứa nhiều đường hơn phần ngọn

 Thành phần của cây mía

+ Đường saccharose, glucose, fructose chiếm 12%

+ Nước, các hợp chất không đường, chất béo và hợp chất Nitơ

+ Tạp chất không tan: rễ, lá, cát, đất

 Phân loại

Nhà máy sử dụng 3 giống mía (giống chín sớm và chịu hạn trung bình; giống chíntrung bình và chịu hạn kém; giống chín muộn và chịu hạn tốt) để đảm bảo hoạt độngmột cách liên tục trong sản xuất

+ Giống mía chín sớm và chịu hạn trung bình: VN84-4137, KK2, LK92-11, 219

K93-+ Giống mía chín trung bình và chịu hạn kém: K84-200, K95-156, K95-84

+ Giống mía chín muộn và chịu hạn tốt: K88-65, K88-2000

 Yêu cầu kỹ thuật

Mía chín là lúc hàm lượng đường trong mía đạt tối đa, hàm lượng đường khử cònlại ít nhất Mía chín sau khi trồng khoảng 10-12 tháng Thu hoạch mía tốt nhất là khicây mía đạt độ chín kỹ thuật có hàm lượng đường ở phần gốc và phần ngọn tươngđương nhau và đảm bảo các chỉ tiêu Bx>20%, Pol>19%, RS<0.5%, AP>87%,CCS>11

Trang 15

 Nguồn cung cấp

Nguyên liệu chính mà công ty dùng đó là mía của nông dân đã ký hợp đồng vớicông ty Nguồn nguyên liệu mía nhập về công ty theo ngày, mỗi ngày công ty nhậpmía về khoảng 1000-3000 tấn mía Nguyên liệu mía nhập vào cần phải có chữ đườngđạt yêu cầu kỹ thuật cũng như các tạp chất bám trên cây mía Mía sau thu hoạch không

để quá 2 giờ ngoài nắng và lưu kho 24 – 48 giờ để tránh hiện tượng chuyển hóa đườnghay kết tinh đường gặp khó khăn

Nơi cung cấp nguyên liệu là nông dân tại huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh

2.2 NGUYÊN LIỆU PHỤ

Để đảm bảo sản phẩm đường cát trắng sau khi đưa ra thị trường được tốt và đạt chất lượng thì công ty đã sử dụng một số loại phụ gia như:

- Magnafloc LT27 là hợp chất cao phân tử nhằm mục đích trợ lắng trong

- Pracstol 2530: dùng cho lắng nổi

- Antiformin DMT: chất diệt khuẩn tại che ép

- Lưu huỳnh: dùng cho sulfit 1 và sulfit 2

- CaO 75% min: thực hiện tại khâu gia vôi

- Intrasol FKL hoặc Bupan: giảm độ nhớt đường non

- Thuốc tẩy Na2S2O4 90% min: tẩy màu của đường

- Đường giống RE: làm giống tinh thể 600

- Hợp chất acid phosphorine thực phẩm H3PO4 85%, bổ sung P2O5 vào hỗn hợp

- Defospum He: chất phá bọt

Trang 16

2.3 GIỚI THIỆU VỀ SẢN PHẨM

Nhà máy Đường Nước Trong chỉ sản xuất một loại đường RS – đường tinh luyện, hay còn gọi là đường kính trắng, đóng thành bao 50kg Sản phẩm đạt tiêu chuẩnISO 9001 – 2008, TCVN 6959 – 2001

Trang 17

Chương 3 AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG

3.1 AN TOÀN LAO ĐỘNG

An toàn lao động là chỉ tiêu rất quan trọng trong sản xuất Đảm bảo an toàn laođộng là đảm bảo sản xuất được ổn định, nâng cao hiệu quả sản xuất An toàn lao độngbao gồm an toàn cho người và an toàn thiết bị

Để thực hiện an toàn cho công nhân, công ty đề ra nội quy an toàn lao động, yêucầu tất cả mọi người tuân thủ chặt chẽ, trang bị cho công nhân các dụng cụ bảo hộ

An toàn cho thiết bị nhằm đảm bảo cho sản xuất được ổn định, nâng cao tuổi thọthiết bị, phát huy tối đa hiệu năng hoạt động của thiết bị Để làm tốt công tác này đòihỏi người công nhân phải có ý thức cao trong việc thực hiện đúng quy trình vận hànhthiết bị thực hiện tốt công tác duy trì và bảo dưỡng

3.2 NHỮNG YÊU CẦU CỤ THỂ TRONG NHÀ MÁY

Điều kiện môi trường nhà máy

- Thông gió: sự thông gió trong phân xưởng sản xuất cần được vận dụng mộtcách tối đa, bằng cách xây dựng các cửa sổ và các cửa trời trên mái đảm bảo sựchênh lệch nhiệt độ trong phân xưởng và ngoài môi trường từ 3-5oC Các bộphận sinh nhiệt như: gia nhiệt, nấu đường, ly tâm, lò hơi phải đặt ở cuối hướnggió, đều có lớp cách nhiệt và bố trí quạt gió để tăng cường sự phân tán nhiệt

- Chiếu sáng: trong các xí nghiệp sản xuất việc chiếu sáng rất quan trọng.Thường người ta vận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên: cửa sổ, cửa chính để chiếusáng vừa tiết kiệm năng lượng điện vừa an toàn, phù hợp sức khỏe người sảnxuất Bên cạnh đó, người ta còn bố trí thêm các đèn chiếu sáng để đảm bảo đầy

đủ ánh sáng cho vận hành và làm việc

3.3 AN TOÀN VỀ ĐIỆN

Nhà máy sử dụng điện rất lớn nên việc an toàn điện cần đặc biệt quan tâm Dâydẫn điện đều được cách điện an toàn và bố trí dọc tường hay đi ngầm theo mương dướimặt đất Các mô-tơ điện, hộp điện đều được che chắn cẩn thận và ghi chú rõ ràng, phải

có dây trung tính nối đất Phải có phương tiện bảo vệ cá nhân, biện pháp cấp cứuphòng khi có sự cố xảy ra

3.4 AN TOÀN VỀ HƠI VÀ THIẾT BỊ TRAO ĐỔI NHIỆT

Trong quá trình sản xuất thường sử dụng lượng nhiệt và áp lực rất lớn nên rất nguy hiểm đối với người vận hành Do đó, các thiết bị sản xuất hơi, nhiệt như lò, turbine, thiết bị đun nóng,… cần phải có lớp cách nhiệt, vỏ bảo vệ chắc chắn, cần có khoảng cách an toàn khi làm việc, kiểm tra định kỳ và bảo dưỡng

Trang 18

3.5 PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ

- Luôn đề cao công tác phòng cháy thông qua các biện pháp:

+ Giáo dục ý thức cảnh giác cao trong phòng và chữa cháy

+ Trang bị hệ thống chữa cháy như: bình CO2, vòi nước…

+ Vật liệu dễ cháy được bố trí ở nơi xa nguồn nhiệt

+ Bố trí quạt hút trong phân xưởng để giảm bụi vì nồng độ cao sẽ dễ cháy khi có ngọn lửa

3.6 VỆ SINH MÔI TRƯỜNG

Vấn đề vệ sinh môi trường ngày càng được quan tâm hơn nhất là trong tình hình công nghiệp phát triển mạnh như hiện nay

Theo phân tích cho thấy, ô nhiễm nhà máy được gây ra bởi nước thải, tiếng ồn, bụi, khí thải… gây hại cho môi trường và sức khỏe người lao động

Trang 19

Chương 4 HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI

Trong quá trình sản xuất của nhà máy có phát sinh một lượng nước thải sản xuất với lưu lượng khoảng 200 m3/ngày và tải lượng ô nhiễm cao, nếu không được xử lý tốt sẽ gây ra ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến nguồn nước trong khu vực Để bảo

vệ môi trường, Công ty Cổ phần Đường Nước Trong hợp tác với Công ty TNHH

TM-DV Công Nghệ Xanh tiến hành thiết kế và thi công lắp đặt hệ thống xử lý nước thải cho nhà máy của Công ty Cổ phần Đường Nước Trong

4.1 THÀNH PHẦN VÀ TÍNH CHẤT NƯỚC THẢI

Bảng 4.1 – Thành phần và tính chất nước thải

(Nguồn cấp từ Công ty Cổ phần Đường Nước Trong)

Dãy giá trị GT toàn phần

4.2 TIÊU CHUẨN NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP: TCVN 5945 – 1995

TT Thông số Đơn vị Giá trị giới hạn

Trang 21

Quy trình xử lý nước thải

1

Trang 23

4.4 THUYẾT MINH QUY TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI

Nước thải từ xưởng sản xuất theo hệ thống thoát nước riêng được dẫn đến bể tiếpnhận Tại hầm bơm bố trí 2 bơm nước thải có công suất 20 m3/h có nhiệm vụ bơmnước thải vào bể lắng

+ Hầm chứa nước thải chia làm 4 ngăn, có tác dụng chứa và ổn định nướcthải, nước từ 4 ngăn sẽ được bơm vào bể lắng

+ Tại bể lắng sẽ có cánh khuấy hoạt động rất chậm để bổ trợ loại bỏ các tạpchất rắn mà các chất này có thể gây hiện tượng bùn lắng trong nguồn tiếpnhận, tách dầu, mỡ hoặc các chất nổi khác, giảm tải trọng hữu cơ cho côngtrình xử lý sinh học phía sau Toàn bộ lượng bùn sẽ được thu gom ở đáy bểvào bơm đến sân phơi bùn

+ Nước thải được thu gom ở máng thu nước tại bể lắng sau đó tự chảy vào bểđiều hòa Bể điều hòa có tác dụng điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thảigiúp hệ thống xử lý làm việc ổn định đồng thời làm giảm kích thước cáccông trình xử lý phía sau Tại bể điều hòa bố trí bơm nước thải có công suất

20 m3/h, có nhiệm vụ bơm nước thải vào bể xử lý sinh học kỵ khí

+ Trong bể sinh học kỵ khí, vi sinh vật sẽ chuyển hóa polysaccharide, protein,lipid thành các phức đơn giản hơn hoặc các chất hòa tan như đường, acidbéo, amino acid… Quá trình xảy ra chậm do tốc độ thủy phân phụ thuộcvào pH, kích thước hạt và đặc tính của cơ chất, ở đây xảy ra quá trình acidhóa và methan hóa

+ Nước thải sau xử lý kỵ khí sẽ được bơm vào bể tuần hoàn giúp điều hòalượng nước thải đi vào hồ sinh học Nước thải sau đó sẽ đi qua bể chảy tràn

để tách bùn hoạt tính ra khỏi nước

+ Bùn trong hồ sinh học thường lớn hơn 180 mL/L, nếu bùn hoạt tính lớn hơn

200 mL/L thì sẽ chuyển về bể sân phơi

+ Nước thải sau khi đi qua bể chảy tràn sẽ đi vào bồn PC có bổ sungpolyaluminium chloride, Javen giúp lắng các chất bẩn còn sót lại trongnước Sau khi qua quá trình xử lý thì nước đạt loại A (theo tiêu chuẩnTCVN 5945 – 1995) sẽ đi vào quy trình xử lý cấp nước để sử dụng cho sảnxuất, bùn ở sân phơi bùn sẽ được thu gom làm phân bón

Ngày đăng: 21/10/2015, 02:09

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Nguyễn Ngộ (chủ biên), Kỹ thuật sản xuất đường mía, NXB Khoa học và kỹ thuật, 1984 Khác
[2] Phạm Văn Bôn, Quá trình và thiết bị công nghệ hóa học và thực phẩm, Tập 5, Quá trình và thiết bị truyền nhiệt, NXB ĐH Quốc gia, 2006 Khác
[3] Nhà máy đường( dịch) , NXB Nông nghiệp, 2001 [4] Giáo trình Vẽ kỹ thuật, NXB Giáo dục Khác
[5] Vũ Bá Minh( Chủ biên)- Vũ Văn Bang, Quá trình và thiết bị công nghệ hóa học và thực phẩm, Tập 3, Quá trình và thiết bị truyền khối, NXB ĐH Quốc gia, 2006 Khác
[6] Giáo trình Lý thuyết và thực hành vẽ trên máy tính, ThS Nguyễn Lê Châu Thành ( Chủ biên), NXB Thông tin và truyền thông Khác
[7] Giáo trình Autocad , Trường Đại học Tôn Đức Thắng Khác
[8] Bài tập vẽ kỹ thuật, Trường Đại học Tôn Đức Thắng Khác
[9] Giáo trình công nghệ sản xuất đường- bánh- kẹo, TS Trương Thị Minh Hạnh ( Biên soạn) Khác
[10] Các quá trình thiết bị trong công nghệ hóa chất và thực phẩm, GS. TSKh Nguyễn Bin Khác
[11] Công nghệ đường mía, PGS Nguyễn Ngộ, 2011 Khác
[12] Sổ tay quá trình và thiết bị , tập 1-2 Khác
[13] E. Hugat, Nhà máy đường mía, NXB Nông nghiệp Tp.HCM, 2001 Khác
[14] Trần Mạnh Hùng (chủ biên), Giáo trình công nghệ sản xuất đường mía Khác
[15] Lê Việt Liên, Làm sạch nước mía bằng sulfit hóa, NXB Nông nghiệp Hà Nội, 1996 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w