I. LỜI NÓI ĐẦU Kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển và càng ngày càng có nhiều loại hình hoạt động kinh doanh mới đa dạng và tiềm năng xuất hiện. Không nằm ngoài xu thế hội nhập và phát triển, ở nước ta từ những năm cuối cùng của thế kỉ XX bán hàng đa cấp cũng đã bắt đầu xuất hiện . Hơn hết hiện nay ngày càng nhiều các bạn sinh viên tham gia bán hàng đa cấp nhưng lại chưa thực sự tìm hiểu kĩ về nó. Đứng trước hai luồng dư luận một bên cho là xấu một bên cho là tốt thì việc tìm hiểu và quyết định có tham gia kinh doanh đa cấp hay không lại càng trở nên khó khăn. Loại hình kinh doanh này có thực sự giúp nền kinh tế Việt Nam phát triển hay không khi nó đang là một trong những nguồn thu hút nhân lực lớn nhất?.
Đề tài: Thực trạng và hướng hoàn thiện kinh doanh đa cấp ở Việt Nam I. LỜI NÓI ĐẦU Kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển và càng ngày càng có nhiều loại hình hoạt động kinh doanh mới đa dạng và tiềm năng xuất hiện. Không nằm ngoài xu thế hội nhập và phát triển, ở nước ta từ những năm cuối cùng của thế kỉ XX bán hàng đa cấp cũng đã bắt đầu xuất hiện . Hơn hết hiện nay ngày càng nhiều các bạn sinh viên tham gia bán hàng đa cấp nhưng lại chưa thực sự tìm hiểu kĩ về nó. Đứng trước hai luồng dư luận một bên cho là xấu một bên cho là tốt thì việc tìm hiểu và quyết định có tham gia kinh doanh đa cấp hay không lại càng trở nên khó khăn. Loại hình kinh doanh này có thực sự giúp nền kinh tế Việt Nam phát triển hay không khi nó đang là một trong những nguồn thu hút nhân lực lớn nhất?. Nhận thấy đây là một đề tài thiết thực và hữu ích nên em chọn tìm hiểu và nghiên cứu. Mục đích: - Khái quát về hoạt động bán hàng đa cấp nhằm cung cấp cái nhìn khoa học về hình thức kinh doanh này - Đánh giá thực trạng hoạt động bán hàng đa cấp tại Việt Nam qua đó rút ra các ưu nhược điểm - Xác định bản chất của hình thức kinh doanh này từ đó đề xuất hướng đi mới và phương thức quản lý cho hình thức kinh doanh này tại Việt Nam. II. NỘI DUNG A.Tổng quan về kinh doanh đa cấp 1. Định nghĩa: Kinh doanh đa cấp ( multi- level marketing ) hay còn gọi bán hàng đa cấp là thuật ngữ chung dùng để chỉ một phương thức tiếp thị sản phẩm. Kinh doanh đa cấp đòi hỏi sự khôn khéo của người tham gia để có thể liên tục mời thêm nhiều người.Đây là hoạt động kinh doanh/ bán hàng trực tiếp đến tay người tiêu dùng, họ có thể trực tiếp đến mua hàng tại công ty ( hoặc qua một nhà phân phối duy nhất) mà không phải thông qua các đại lý hay cửa hàng bán lẻ. Nhờ vậy , hình thức này tiết kiệm rất nhiều chi phí từ tiền sân bãi, kho chứa, vận chuyển hàng hóa, khuyến mại, quảng cáo và các chương trình tiếp thị khác. Số tiền này thay vào đó , được dùng để trả thưởng cho nhà phân phối và nâng cấp, cải tiến sản phẩm. Đây là phương thức tiếp thị tận dụng chính thói quen của người tiêu dùng : khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ tốt thường chia sẻ cho người thân, bạn bè và những người xung quanh. Nhà phân phối có vai trò như những đại lý. Họ dùng những kết quả sử dụng của bản thân và những người quen biết để thu hút khách hàng. Qua việc làm đó họ đem về lượng khách hàng cho công ty và bản thân họ. Ngoài ra họ còn tìm kiếm các đối tác khác để có thể trở thành nhà phân phối cùng làm việc với mình. Việc phân phối sản phẩm trong kinh doanh đa cấp được thực hiện bởi một đội ngũ các nhà phân phối (NPP) theo hình mạng lưới và được quản lý bằng mã số. Khi đó , mã số của một nhà phân phối được kết nối với mã số của nhà bảo trợ ( sponsor-sps) của anh ta. Theo nguyên tắc thì quá trình phân phối sản phẩm và dịch vụ diễn ra ở nhiều bậc và cho hai khả năng thu nhập: • Từ việc tiêu thụ hàng hóa thông qua người quen và người thân. • Từ việc xây dựng mạng lưới các nhà phân phối. Hệ thống mạng lưới này cho phép công ty tăng liên tục nhu cầu đặt hàng và khả năng đầu tư nhiều hơn cho nhà sản xuất, nhà phân phối thu được lợi nhuận ổn định, tự do cá nhân và có cơ hội phát triển sự sáng tạo. Trong "Nghị định về quản lí hoạt động bán hàng đa cấp" do Chính phủ Việt nam ban hành, tại Điều 2 đã định nghĩa: "Bán hàng đa cấp là một phương thức tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp thông qua nhiều cấp khác nhau, trong đó người tham gia sẽ được hưởng tiền hoa hồng, tiền thưởng hoặc lợi ích kinh tế khác từ kết quả bán hàng hóa của mình và của người khác trong mạng lưới do người đó tổ chức ra và được doanh nghiệp kinh doanh đa cấp chấp thuận". 2. Các mô hình của kinh doanh đa cấp: Có 3 mô hình cơ bản: Mô hình bậc thang thoát ly: Là mô hình tiên tiến nhất hiện nay. Nó cho phép nhà phân phối được tuyển tuyến dưới với số lượng tùy thích. Nhà phân phối bên lãnh đạo trong tầng một tuyển được 3 phân phối viên cấp 1 và mỗi phân phối viên này có quyền tuyển thêm phân phối viên ở dưới quyền của mình. Ở đây, phân phối viên cấp 1 quản lý tách nhóm và tuyển được 2 phân phối viên khác ở tầng 2 và mỗi phân phối viên này được tuyển thêm 3 phân phối viên khác. Tương tự như vậy, ở tầng 3, phân phối viên quản lý cấp 2 tách nhóm cũng được tuyển 3 phân phối viên khác và mỗi phân phối viên này thì cũng được tuyển 3 phân phối viên khác ở tầng dưới của mình. Ngoài hệ thống thế hệ, mô hình bậc thang thoát kinh tế còn tạo ra một hệ thống cấp bậc.. Ở mỗi cấp bậc, nhà phân phối được hưởng hoa hồng cá nhân khác nhau, và hoa hồng đội nhóm cũng khác nhau tùy vào cấp bậc của nhà phân phối tuyến dưới. Đặc trưng của mô hình bậc thang thoát kinh tế là quản lý theo hệ thống cấp bậc, tức là phần trăm hoa hồng sẽ được chia theo hệ thống cấp bậc. Mỗi cấp bậc sẽ có mức hoa hồng riêng và hoa hồng khối lượng ( giá trị thặng dư) sẽ được tính trên số dư từ phần trăm hoa hồng cao trừ đi phần trăm hoa hồng thấp hơn. Như vậy hệ thống luôn đảm bảo rằng nó tồn tại và công bằng. Khi các nhà phân phối trong mạng lưới tầng dưới của bạn đạt được trạng thái vượt cấp nhất định thì họ sẽ bứt ra khỏi nhóm cũ. Khi đó bạn sẽ không được nhận hoa hồng từ họ hay mạng lưới của họ nữa. Tuy nhiên bạn vẫn sẽ nhận được một khoản lợi tức hoa hồng nhỏ từ khối lượng của nhóm các nhà phân phối đã tách ra và từ mạng lưới của họ. Mô hình nhị phân Mô hình này cho phép mỗi phân phối viên chỉ được tuyển thêm hai phân phối viên ở tầng 1 và bắt buộc hai nhánh của mình phải phát triển đồng đều ( nếu không thực hiện được điều này thì nhà phân phối sẽ không được chi trả hoa hồng hoặc chỉ được hưởng ở nhánh yếu hơn). Và mỗi phân phối viên ở tầng 1 chỉ được tuyển thêm 2 phân phối viên ở tầng 2 và tương tự như vậy mỗi phân phối viên ở tầng dưới được phép tuyển 2 phân phối viên ở tầng khác. Mô hình này không giới hạn chiều sâu của mạng lưới và cho phép phân phối viên hưởng hoa hồng gián tiếp từ doanh số của tất cả thành viên trong mạng lưới phía dưới của mình Mô hình ma trận Mô hình này được nâng cấp từ mô hình nhị phân , nhà phân phối sẽ được tuyển nhiều hơn 2 người. Nó quy định số lượng người tối đa trong tuyến dưới trực tiếp của nhà phân phối đồng thời nó cũng quy định số tầng tối đa mà mỗi nhà phân phối có thể được hưởng hoa hồng. Như vậy mô hình này quy định kích thước tối đa của một mạng lưới phân phối của một nhà phân phối. 3. Ưu điểm của kinh doanh đa cấp: Trước hết, khi so sánh về kinh doanh đa cấp và kinh doanh truyền thống ta có: Tiêu chí KD truyền thống KD đa cấp Vốn Rất lớn Rất thấp Ngành nghề Cần có bằng cấp hoặc nghiệp Không đòi hỏi bằng cấp vụ Mặt hàng Đa dạng và dễ bão hòa Độc đáo, chất lượng tốt, dễ sử dụng Lợi nhuận Bình thường Rất cao Thời gian Gò bó Tự do Cạnh tranh trong Khắc nghiệt công việc Rất ít Rủi ro ít Lớn o Ngoài ra kinh doanh đa cấp đúng đắn còn có nhưng ưu điểm nổi trội sau • Đối với người tiêu dùng: - Có nhiều lựa chọn và cơ hội được sử dụng hàng hóa chất lượng cao với giá cả phải chăng. Hàng hóa được chuyển trực tiếp từ nhà sản xuất tới nhà phân phối nên tránh được hàng giả , hàng nhái, hàng kém chất lượng.Ngoài ra do tiết kiệm được chi phí trả cho các khâu trung gian , tiết kiệm cho phí cho việc quảng cáo , khuyến mãi nên giá cả thấp hơn. - Có thêm quyền kinh doanh và ngành nghề làm thêm không tốn thời gian • Đối với xã hội - Huy động được sức lao động và nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân đồng thời giải quyết được công ăn việc làm cho người lao động (Theo thống kê của WFDSA (Liên đoàn Bán hàng trực tiếp thế giới) năm 2010 thì tổng số người tham gia trong ngành KDĐC trên thế giới đã lên tới hơn 75 triệu người.) - Kích thích tiêu dùng, tăng thị phần kinh doanh, góp phần nâng cao thu nhập, mặt bằng sống , cải thiện chất lượng cuộc sống - Tăng khoản thu cho ngân sách nhà nước, tăng phúc lợi xã hội. • Đối với các Công ty kinh doanh đa cấp: - Loại bỏ các khâu trung gian, tiết kiệm chi phí quảng cáo khổng lồ - Chi phí tập trung cho việc nghiên cứu nâng cao chất lượng sản phẩm nên sản phảm mang tính ưu việt cao : độc đáo, độc quyền, chất lượng. - Chống được hiện tượng hàng kém chất lượng, hàng nhái, hàng giả - Tạo ra 1 lực lượng tiếp thị, tư vấn , đội ngũ bán hàng khổng lồ rộng khắp mọi nơi trên thế giới một cách nhanh chóng và ổn định bền lâu. Chính vì những ưu điểm trên nhiều chuyên gia và quốc gia trên thế giới coi bán hàng đa cấp là ngành kinh doanh triển vọng nhất thế kỷ XXI. 4. Phân biệt kinh doanh đa cấp và hình tháp ảo Bán hàng đa cấp bất chính hay hình tháp ảo là một hiện tượng biến tướng của kinh doanh đa cấp, trong đó lợi nhuận không thực sự được xuất phát từ giới thiệu sản phẩm và từ việc tuyển mộ các thành viên mới. Đối tượng làm việc của kinh doanh đa cấp là sản phẩm còn với hình tháp ảo là tiền, dù nó thường được quy đổi thành sản phẩm, hay dịch vụ nhất định thì nó vẫn là hình tháp ảo khi số lượng sản phẩm tiêu thụ được sẽ luôn tương xứng với số người tham gia. Khi đó, các công ty hình tháp ảo , sử dụng thuật ngữ “ đa cấp” ám chỉ việc những người khởi xướng và phát động hệ thống lợi dụng và bóc lột những thành viên bên dưới. Bảng phân biệt kinh doanh đa cấp và hình tháp ảo: Cách thức Kinh doanh đa cấp Hình tháp ảo Hợp pháp Bất hợp pháp Tự nguyện Có tính chất lôi kéo, ép buộc tham gia Người tham gia bán sản phẩm cho những người ngoài mạng lưới (theo giá lẻ) và tuyển Không có bán hàng, chỉ mộ người khác vào mạng lưới (bán sản phẩm mời người vào mạng lưới theo giá sỉ) Không quan trọng là bạn tham gia khi nào, ở Tốt nhất là tham gia từ lúc vị trí nào. ban đầu, càng vào sau cơ Phụ thuộc vào cách thức bạn làm việc hội của bạn càng thấp Phí tham gia Không lớn, là chi phí làm thủ tục và cung cấp Chính là tiền mua sản tài liệu. phẩm, dùng để phân chia Chi phí này không được tính vào tiền hoa hoa hồng hồng Đối tượng Sản phẩm làm việc Hoa hồng Tiền (từ người mới) Phát sinh khi hàng hóa được bán Được nhận khi có thêm người vào mạng lưới. Phụ thuộc vào cấp bậc và hệ thống Phụ thuộc chủ yếu vào vị trí trong mạng lưới là cao hay thấp, trên đỉnh hay nằm ở đáy Rõ ràng, minh bạch, thống nhất Mập mờ, không rõ ràng Quy định đầy đủ các vấn đề là dự án hoàn chỉnh: ở đó quy định các chính sách từ khi Dự án sơ sài, thiếu sót mới tham gia đến từng bước thành công và cả việc thừa kế và hôn nhân Công bằng, không phụ thuộc vào việc tham gia trước hay sau, sớm hay muộn. Đã có rất Chính sách không công Chính nhiều nhà phân phối tham gia vào một công bằng: Người vào sau luôn ty, khi nó đã được hình thành 10 năm, 20 năm sách nằm ở đáy và không thể hoặc hơn thế nữa nhưng lại thành công hơn tất thoát ra độc lập cả những người tham gia trước anh ta, kể cả những người thuộc tuyến trên Không bắt ép mua sản phẩm Bắt buộc đóng góp một khoản tiền lớn để được tham gia hoặc bắt người tham gia mua một lượng sản phẩm nhất định Mua sản Vì có nhu cầu phẩm Vì được tham gia mạng lưới để có lợi ích kinh tế hay lợi ích khác, không có nhu cầu sử dụng Chất lượng tốt Chất lượng bình thường hoặc kém chất lượng, được nâng giá cao gấp nhiều lần để chi trả hoa hồng Được tiêu thụ cả bên trong và ngoài mạng lưới Chỉ được tiêu thụ bên trong hình tháp Sản phẩm Được hướng dẫn về sản phẩm trước khi chia Không được hướng dẫn sẻ hoặc hướng dẫn qua loa Nhà phân phối am hiểu và đam mê sản phẩm Nhà phân phối không chú trọng đến sản phẩm, thường rất mập mờ về tính năng và công dụng sản phẩm Bán ra thị trường cao hơn giá mua Không thể bán ra thị trường hoặc bán ra với giá thấp hơn giá mua sỉ Không cam kết hoặc cố tình Cam kết nhận lại sản phẩm và trả lại ít nhất trì hoãn thực hiện nhận lại 90% giá trị sản phẩm Nhà phân phối Được đào tạo để trở thành chuyên gia Chỉ phát triển rất ít kỹ năng B. Hoạt động kinh doanh đa cấp – thực trạng tại Việt Nam và hướng hoàn thiện. 1. Sự hình thành và phát triển kinh doanh đa cấp ở Việt Nam Từ những năm 1998-1999 Kinh doanh đa cấp bắt đầu du nhập vào Việt Nam với một vài công ty hoạt động với quy mô nhỏ, lẻ và đạt doanh thu tốt trong 2-3 năm đầu với tốc độ tăng trưởng 20-30%. Đầu tiên Bán hàng đa cấp xuất hiện ở TP. Hồ Chí Minh năm 1998, do một nhóm người từ Đài Loan sang liên doanh với Công Ty Incomex. KDĐC phát triển quá mạnh mẽ khiến cho lợi nhuận quảng cáo của các báo đài, truyền hình có thể bị ảnh hưởng, cộng thêm nhiều công ty lừa đảo núp bóng kinh doanh đa cấp và một bộ phận không nhỏ nhà phân phối sai trái đã làm cho dư luận bắt đầu lên tiếng phản đối KDĐC. Để hòa nhập với thế giới cũng như đáp ứng tình hình thực tế tại Việt Nam, hành lang pháp lý về KDĐC đã dần được hình thành. Cụ thể là : - 1/7/2005: Luật cạnh tranh có hiệu lực thi hành trong đó có điều khoản quy định về KDĐC - 24/8/2005 Nghị định 110/2005/NĐ-CP về kinh doanh đa cấp của thủ tướng chính phủ được ban hành đã tạo ra một hành lang pháp lý để bảo vệ các công ty và nhà phân phối chính - 8/11/2005 Bộ Thương Mại ban hành thông tư hướng dẫn một số nội dung tại nghị định 110/2005/NĐ-CP về quản lý bán hàng đa cấp - Năm 2009 hiệp hội bán hàng đa cấp của Việt Nam được thành lập và bổ nhiệm bà Trương Thị Nhi ( giám đốc công ty TNHH Lô Hội, nhà đại diện tại Việt Nam của tập đoàn Forever Living Products) là chủ tịch nhiệm kì 2009-2014 - 31/3/2010 Hiệp hội bán hàng đa ấp tại Việt Nam, MLMA chính thức ra mắt tại Hà Nội. Năm 2004, ở Việt Nam có khoảng 20 công ty KDĐC chủ yếu về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và làm đẹp Năm 2008, cả nước có 31 công ty bán hàng đa cấp với 450.000 nhà phân phối, doanh thu năm 2008 đạt 1.200 tỷ đồng, đóng góp 500 tỷ đồng thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân Tính đết hết năm 2009, có 32 công ty bán hàng đa cấp đang còn hoạt động đã thu hút gần 700.000 nhà phân phối, mang lại doanh thu hàng năm hơn 2.100 tỷ đồng (tăng 150% so với năm 2008), đóng góp gần 660 tỷ đồng thuế thu nhập DN và thuế thu nhập cá nhân vào ngân sách nhà nước và trên 5 tỷ đồng cho các hoạt động xã hội, từ thiện. Các sản phẩm được đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp tính đến thời điểm hiện tại khoảng 1.000 mặt hàng, chủ yếu là thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, đồ dùng cá nhân và đồ dùng gia đình. Theo báo cáo của các Sở Công Thương, tính đến tháng 6-2011, trên toàn quốc đã có 63 doanh nghiệp được cấp giấy đăng ký Kinh doanh đa cấp tại các địa phương. Đối với các Doanh nghiệp nước ngoài, những công ty có lịch sử lâu đời về Kinh doanh đa cấp trên thế giới như Amway, Avon, Oriflame… đều đã tham gia thị trường Việt Nam. Theo Bộ Công Thương, tổng doanh thu Kinh doanh đa cấp đạt từ 614 tỷ đồng năm 2006 đã vươn lên con số 2.799 tỷ đồng nă 2010. Số lượng người tham gia Kinh doanh đa cấp tăng từ 235.783 năm 2006 lên 874.281 người năm 2010. Theo báo cáo tổng số thuế các doanh nghiệp này nộp vào Ngân Sách Nhà Nước đạt trên 1.200 tỉ đồng và số thuế thu nhập cá nhân nộp trên 170 tỉ đồng. 2. Tiềm năng phát triển Kinh doanh đa cấp ở Việt Nam • Việt Nam có nguồn nhân lực dồi dào với số dân cả nước gần 86 triệu người , là nước đông dân thứ 13 thế giới và thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á. Trong đó số người trong độ tuổi lao động tăng nhanh và chiếm một tỉ lệ cao khoảng 67% dân số cả nước. Rõ ràng Việt Nam đang có thế mạnh lớn về nguồn lực lao động • Hiện nay số lượng giai cấp công nhân Việt Nam có khoảng 5 triệu người , chiếm 6% dân số cả nước. Tỷ lệ công nhân có tay nghề cao lại chiếm tỷ lệ thấp so với đội ngũ công nhân nói chung. Chính vì trình độ văn hóa tay nghề thấp nên đa số công nhân không đáp ứng tốt yêu cầu công việc. Điều này dẫn đến sự mất cân đối về lao động ở các Doanh nghiệp. Vì vậy nên có một lượng lao động nhàn rỗi trong xã hội và có thể tham gia bán hàng đa cấp, vì ngành nghề này không đòi hỏi trình độ cao. • Việt Nam những năm gần đây có đội ngũ trí thức tăng nhanh. Nhưng thực tế vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề, hàng năm số sinh viên ra trường lớn nhưng số sinh viên có việc làm lại ít. Theo thống kê có đến 63% sinh viên ra trường không có việc làm, số có việc làm thì cũng có người làm việc trái ngành được học. Đây cũng là một thị trường lao động đầy tiềm năng để giúp phát triển ngành kinh doanh đa cấp. 3. Đặc trưng cơ bản về cách thức hoạt động, tổ chức và quản lý kinh doanh đa cấp ở Việt Nam Đặc trưng cơ bản các công ty đa cấp ở VN là hệ thống phân phối theo cấp bậc Hầu hết , các công ty tiêu thụ sẽ thiết lập một mạng lưới thành viên tham gia và các thành viên hoạt động dựa trên phần thù lao mà công ty trả cho họ nếu giới thiệu thêm được thành viên mới hoặc bán được hàng. Các công ty bán hàng đa cấp Việt Nam không có các hệ thống nhà máy sản xuất mà chủ yếu là tiến hành nhập khẩu sản phẩm đặc biệt từ nước ngoài, do đó yếu tốt về giá là không khách quan. Hình thức bán hàng chủ yếu dựa trên sự lan truyền của các thành viên đăng kí của công ty chứ không thông qua đại lú như bán hàng truyền thống. Mô hình kinh doanh đa cấp Việt Nam không có sự khác biệt so với bản gốc mà chỉ khác về hệ thống hoa hồng và cấp bậc khác nhau do từng công ty tự đưa ra. 4. Đánh giá về thực trạng Kinh doanh đa cấp ở Việt Nam a, Thuận lợi Đây là một hình thức kinh doanh khá mới mẻ tại Việt Nam. Lợi nhuận không ngờ từ việc tham gia bán hàng đa cấp đã khiến nhiều người ngờ vực. Kinh doanh đa cấp và hình thức phân phối trực tiếp truyền miệng nên không cần đến quảng cáo, chính vì vậy các báo đài lên tiếng phản đối vì sợ ảnh hưởng đến lợi nhuận của họ vốn chủ yếu sinh ra từ quảng cáo. b, Khó khăn Một số công ty đa cấp biến tướng phát triển ồ ạt với những hình thức lôi kéo, ép buộc người dân tham gia đã tạo ra ảnh hưởng không nhỏ cho các công ty chân chính. Một lượng không nhỏ những nhà phân phối (kể cả những công ty chân chính) đã quảng bá quá mức về công dụng của sản phẩm cũng như cơ hội về nghề nghiệp. Tầm nhìn của người dân còn hạn chế. Động thái của chính quyền quá chậm so với sự phát triển của ngành nghề. 5. Nhận định, ý kiến của bản thân Rào cản lớn nhất mà các Doanh nghiệp bán hàng đa cấp phải đối mặt là cái nhìn không mấy thiện cảm từ cộng đồng. Hiện nay tại Việt Nam vẫn còn một số công ty KDĐC chưa tuân thủ qui định của pháp luật cũng như xuất hiện nhiều công ty KDĐC biến tướng, lừa đảo, gây thiệt hại đến người tiêu dùng cũng như ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của các công ty hợp pháp khác và toàn ngành KDĐC nói chung. Để giải quyết vấn đề này chúng ta sẽ phải làm những gì? - Đầu tiên Hàng hóa kinh doanh theo phương thức đa cấp phải đáp ứng những điều kiện: đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn thực phẩm; đảm bảo nguồn gốc và xuất xứ hợp pháp và phải có nhãn hàng hóa. Sản phẩm ở đây đánh giá sự tồn tại lâu dài của một công ty kinh doanh thương mại (KDTM) vì vậy sản phẩm trong kinh doanh đa cấp phải có chất lượng tốt (do sản phẩm được lan truyền từ người này đến người khác, nên nếu chất lượng không tốt thì sẽ không có sức lan truyền), cần thiết cho hầu hết người tiêu dùng và được sử dụng thường xuyên. - Tiếp theo, phải nhanh chóng xây dựng một bộ luật đạo đức nghề nghiệp của người bán hàng. Đó là những nguyên tắc xử sự đối với người tham gia, nếu không làm đúng sẽ bị cắt hợp đồng và xử lý theo pháp luật. Chẳng hạn khi giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng phải rõ ràng, minh bạch, người tiêu dùng phải được quyền biết đầy đủ thông tin về sản phẩm đó... - Nhằm bảo vệ quyền lợi cho những cá nhân tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp, doanh nghiệp tổ chức mô hình kinh doanh này phải xây dựng và công bố công khai quy tắc hoạt động. Đồng thời, phải cung cấp đầy đủ tài liệu cho người có dự định tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp của doanh nghiệp về các nội dung như cách thức trả thưởng, hợp đồng mẫu mà hai bên sẽ ký với nhau, các thoả thuận khác về quyền và nghĩa vụ của người tham gia. - Doanh nghiệp phải thực hiện chi trả đầy đủ các khoản hoa hồng, tiền thưởng hay các lợi ích kinh tế khác mà người tham gia có quyền hưởng. Với những trường hợp có thu nhập cá nhân tới mức chịu thuế, doanh nghiệp kinh doanh đa cấp phải khấu trừ tiền thuế của người tham gia để nộp vào ngân sách nhà nước trước khi chi trả hoa hồng, tiền thưởng hoặc lợi ích kinh tế khác cho người tham gia. …. Tuy nhiên thực tế nói thì dễ làm mới khó. Để cho người dân nhìn nhận đúng đắn về hoạt động kinh doanh đa cấp thực sự là một vấn đề khó. Hơn hết vẫn còn tồn tại nhiều công ty lợi dụng danh nghĩa đa cấp rồi hoạt động phi pháp lừa đảo làm mất niềm tin của người tiêu dùng vào loại hình kinh doanh này. Làm thế nào có thể loại bỏ các công ty lừa đảo này và giúp người dân có nhìn nhận chính xác giữa công ty đa cấp chân chính và các công ty lừa đảo đồng thời tạo dựng niềm tin và thiện cảm cho người tiêu dùng về loại hình kinh doanh này là một vấn đề nan giải và cấp thiết?. Vậy nhà nước và các doanh nghiệp bán hàng đa cấp phải hành động thực tế như thế nào để đạt được những điều trên? Đó vẫn đang là một bài toán chưa thực sự được giải quyết! III. KẾT LUẬN Trong thời đại của kinh tế thị trường, khi ra các quyết định kinh doanh và quản lý người ta không thể thiếu tri thức về thị trường - khách hàng và nhu cầu của họ, cũng như phương thức tiếp cận với khách hàng và làm thỏa mãn nhu cầu đó. Dù làm bất cứ ngành nghề nào thì cũng cần phải cố gắng và nỗ lực thì mới đạt được thành công.. Hình thức kinh doanh đa cấp là một hình thức kinh doanh tốt khi nó được thực hiện theo đúng nghĩa. Là sinh viên khi tham gia nên tìm hiểu kĩ càng để có thể học hỏi mở mang tầm nhìn một cách đúng đắn. Bán hàng đa cấp thực sự là môi trường tuyệt vời để sinh viên chúng ta trải nghiệm cuộc sống, tích lũy kinh nghiệm và hướng đến thành công. Đừng bỏ lỡ nhưng cũng hãy cẩn thận khi tiếp xúc với nó khi bạn chưa thực sự hiểu đúng về nó. [...]... động kinh doanh đa cấp thực sự là một vấn đề khó Hơn hết vẫn còn tồn tại nhiều công ty lợi dụng danh nghĩa đa cấp rồi hoạt động phi pháp lừa đảo làm mất niềm tin của người tiêu dùng vào loại hình kinh doanh này Làm thế nào có thể loại bỏ các công ty lừa đảo này và giúp người dân có nhìn nhận chính xác giữa công ty đa cấp chân chính và các công ty lừa đảo đồng thời tạo dựng niềm tin và thiện cảm cho người... nhất mà các Doanh nghiệp bán hàng đa cấp phải đối mặt là cái nhìn không mấy thiện cảm từ cộng đồng Hiện nay tại Việt Nam vẫn còn một số công ty KDĐC chưa tuân thủ qui định của pháp luật cũng như xuất hiện nhiều công ty KDĐC biến tướng, lừa đảo, gây thiệt hại đến người tiêu dùng cũng như ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của các công ty hợp pháp khác và toàn ngành KDĐC nói chung Để giải... bán hàng đa cấp, doanh nghiệp tổ chức mô hình kinh doanh này phải xây dựng và công bố công khai quy tắc hoạt động Đồng thời, phải cung cấp đầy đủ tài liệu cho người có dự định tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp của doanh nghiệp về các nội dung như cách thức trả thưởng, hợp đồng mẫu mà hai bên sẽ ký với nhau, các thoả thuận khác về quyền và nghĩa vụ của người tham gia - Doanh nghiệp phải thực hiện chi... doanh này là một vấn đề nan giải và cấp thiết? Vậy nhà nước và các doanh nghiệp bán hàng đa cấp phải hành động thực tế như thế nào để đạt được những điều trên? Đó vẫn đang là một bài toán chưa thực sự được giải quyết! III KẾT LUẬN Trong thời đại của kinh tế thị trường, khi ra các quyết định kinh doanh và quản lý người ta không thể thiếu tri thức về thị trường - khách hàng và nhu cầu của họ, cũng như phương... phương thức tiếp cận với khách hàng và làm thỏa mãn nhu cầu đó Dù làm bất cứ ngành nghề nào thì cũng cần phải cố gắng và nỗ lực thì mới đạt được thành công Hình thức kinh doanh đa cấp là một hình thức kinh doanh tốt khi nó được thực hiện theo đúng nghĩa Là sinh viên khi tham gia nên tìm hiểu kĩ càng để có thể học hỏi mở mang tầm nhìn một cách đúng đắn Bán hàng đa cấp thực sự là môi trường tuyệt vời để... phải làm những gì? - Đầu tiên Hàng hóa kinh doanh theo phương thức đa cấp phải đáp ứng những điều kiện: đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn thực phẩm; đảm bảo nguồn gốc và xuất xứ hợp pháp và phải có nhãn hàng hóa Sản phẩm ở đây đánh giá sự tồn tại lâu dài của một công ty kinh doanh thương mại (KDTM) vì vậy sản phẩm trong kinh doanh đa cấp phải có chất lượng tốt (do sản phẩm được lan truyền từ người... trả đầy đủ các khoản hoa hồng, tiền thưởng hay các lợi ích kinh tế khác mà người tham gia có quyền hưởng Với những trường hợp có thu nhập cá nhân tới mức chịu thuế, doanh nghiệp kinh doanh đa cấp phải khấu trừ tiền thuế của người tham gia để nộp vào ngân sách nhà nước trước khi chi trả hoa hồng, tiền thưởng hoặc lợi ích kinh tế khác cho người tham gia … Tuy nhiên thực tế nói thì dễ làm mới khó Để cho... học hỏi mở mang tầm nhìn một cách đúng đắn Bán hàng đa cấp thực sự là môi trường tuyệt vời để sinh viên chúng ta trải nghiệm cuộc sống, tích lũy kinh nghiệm và hướng đến thành công Đừng bỏ lỡ nhưng cũng hãy cẩn thận khi tiếp xúc với nó khi bạn chưa thực sự hiểu đúng về nó ... nếu chất lượng không tốt thì sẽ không có sức lan truyền), cần thiết cho hầu hết người tiêu dùng và được sử dụng thường xuyên - Tiếp theo, phải nhanh chóng xây dựng một bộ luật đạo đức nghề nghiệp của người bán hàng Đó là những nguyên tắc xử sự đối với người tham gia, nếu không làm đúng sẽ bị cắt hợp đồng và xử lý theo pháp luật Chẳng hạn khi giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng phải rõ ràng, minh ... doanh đa cấp Việt Nam khác biệt so với gốc mà khác hệ thống hoa hồng cấp bậc khác công ty tự đưa Đánh giá thực trạng Kinh doanh đa cấp Việt Nam a, Thuận lợi Đây hình thức kinh doanh mẻ Việt Nam. .. lại trì hoãn thực nhận lại 90% giá trị sản phẩm Nhà phân phối Được đào tạo để trở thành chuyên gia Chỉ phát triển kỹ B Hoạt động kinh doanh đa cấp – thực trạng Việt Nam hướng hoàn thiện Sự hình... kinh doanh đa cấp Việt Nam Từ năm 1998-1999 Kinh doanh đa cấp bắt đầu du nhập vào Việt Nam với vài công ty hoạt động với quy mô nhỏ, lẻ đạt doanh thu tốt 2-3 năm đầu với tốc độ tăng trưởng 20-30%