1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thực trạng kinh doanh đa cấp ở việt nam hiện nay vấn đề quản lý bán hàng đa cấp của nhà nước

48 1K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 762,44 KB

Nội dung

Đơn vị: Sản phẩmNguồn: Tổng hợp từ báo cáo của các Sở Công Thương Do tính chất đa công dụng của sản phẩm, thực phẩm chức năng là mặt hàng có số lượngdoanh nghiệp tham gia kinh doanh nhiề

Trang 1

DANH SÁCH SINH VIÊN THỰC HIỆN

Nhóm 2 Lớp Quản lý công 54/ Khu vực công & Quản lý công

1 Nguồn gốc của hình thức kinh doanh đa cấp

Nguồn gốc của phương thức BHĐC hay còn gọi là kinh doanh theo mạng (Multi LevelMarketing – MLM) gắn liền với tên tuổi của nhà hóa học người Mỹ có tên là KarlRenborg (1887-1973) Ông là người đầu tiên đưa tư tưởng kinh doanh theo mạng vàocuộc sống, tạo ra một phương thức kinh doanh mới được đánh giá là có nhiều triển vọngtrong thế kỷ 21 Năm 1927, Renborg bắt đầu công việc kinh doanh của mình bằng việcchế biến những sản phẩm bổ sung dinh dưỡng Trong giai đoạn khởi đầu kinh doanh, đểgiải quyết khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm, Renborg đưa ra một ý tưởng mà có thểnói là nguyên lý cơ bản cho ngành kinh doanh theo mạng sau này Renborg đề nghị bạn

bè của mình truyền bá thông tin về chất bổ sung dinh dưỡng cho người quen của họ vànếu người quen của họ mua sản phẩm thì ông sẽ trả một khoản hoa hồng cho người giớithiệu Không chỉ dừng ở đó, ông còn quyết định là sẽ trả hoa hồng cho những người quencủa bạn mình nếu những người này tiếp tục truyền bá về sản phẩm trong các mối quan hệcủa họ Nhờ có phương pháp này thông tin về chất bổ sung dinh dưỡng được truyền bárộng rãi, doanh thu bán hàng của công ty tăng vượt sức tưởng tượng Đây chính là thờiđiểm đánh dấu sự ra đời của phương thức BHĐC Năm 1934, Karl Renborg thành lậpcông ty “Vitamins California” Trong phương thức bán hàng kiểu mới này, người tiêudùng cũng đồng thời là người truyền bá sản phẩm (hay gọi là nhà phân phối độc lập –Distributor)

Theo các chuyên gia về kinh doanh theo mạng trên thế giới thì lịch sử phát triển củaphương thức này có thể được phân chia thành những thời kỳ lớn như sau:

Trang 2

 Thời kỳ thứ nhất (1940 - 1979): là thời kỳ bắt đầu hình thành ngành kinh doanhtheo mạng với khoảng 30 công ty ra đời tại Mỹ

 Thời kỳ thứ hai (1979 - 1990): là thời kỳ bùng nổ của kinh doanh theo mạng.Trong giai đoạn này có hàng trăm công ty đăng ký thành lập sau mỗi ngày với đủloại mặt hàng và sơ đồ kinh doanh Đây cũng là thời kỳ phát triển và chọn lọc tựnhiên

 Thời kỳ thứ ba (từ năm 1990 trở đi): nhờ có sự phát triển của khoa học công nghệtrong lĩnh vực truyền thông nên kinh doanh theo mạng đã mang một màu sắc mới.Các nhà phân phối độc lập có thể đơn giản hóa công việc của mình nhờ vào hộithảo vô tuyến, internet và những phương tiện truyền thông tiên tiến khác Khácvới thời kỳ thứ hai, những nhà phân phối độc lập phải là những nhà hùng biện và

họ phải đi lại như con thoi giữa các mạng lưới, trong thời kỳ thứ ba bất cứ ai cũng

có thể sử dụng thời gian nhàn rỗi của mình để tham gia vào phương thức kinhdoanh này

b) Đặc trưng

BHĐC là một hình thức phát triển của bán hàng trực tiếp Bán hàng trực tiếp là phươngthức phân phối hàng hoá không qua bất kỳ một cấp trung gian nào Mọi hoạt động sảnxuất, phân phối hàng hoá đến tay người tiêu dùng đều do nhà sản xuất/nhà phân phối đảmnhiệm thông qua mạng lưới những người bán hàng trực tiếp

Trong BHĐC, khi một nhà phân phối độc lập tạo dựng được mạng lưới của riêng mìnhthì thu nhập của họ có thể tăng trưởng thêm tùy vào mức độ mà họ xây dựng cho hệthống BHĐC sử dụng kết hợp cả nguyên lý chia sẻ và nguyên lý phát triển theo cấp sốnhân để làm cơ sở phát triển cho hệ thống phân phối của mình

Nguyên lý chia sẻ hay quảng cáo truyền miệng là hình thức quảng cáo, truyền bá sảnphẩm dựa vào tâm lý của con người Đó là khi chúng ta biết đến, sử dụng một sản phẩmhay dịch vụ nào đó tốt mà chúng ta cảm thấy hài lòng chúng ta thường có thói quen chia

sẻ nó với những người thân, bạn bè, đồng nghiệp

Để thấy được sức mạnh của câp số nhân ta có thể lấy một ví dụ như sau :

Trang 3

Đặc trưng của BHĐC là sao chép Trong mạng lưới, nhà phân phối độc lập đến trướcphải sao chép lại chính mình cho những người đến sau, và nhà phân phối đó sẽ trở thànhngười đỡ đầu hay người bảo trợ Có nghĩa là nhà phân phối độc lập phải truyền lại chonhững người thuộc mạng lưới của mình một niềm đam mê vào công viêc, những kiếnthức và kinh nghiệm về sản phẩm cũng như công việc, và họ luôn mong muốn người đisau giỏi hơn mình.

BHĐC không phải là một công việc đơn giản Qua nhiều năm kinh nghiệm của hàngchục triệu người trên thế giới đã chứng minh rằng kiếm tiền trong mạng lưới BHĐC đòihỏi một sự đầu tư thời gian lớn cũng như những kỹ năng cá nhân và sự kiên trì Ngoài sựchăm chỉ và tài năng ra, công việc này chiếm phần lớn thời gian của mỗi người Trongmạng lưới BHĐC, ai cũng có triển vọng và bất cứ thời điểm nào cũng là thời điểm tiềmnăng cho marketing Không có giới hạn về không gian, con người, thời gian hay việc bánhàng Do vậy không có thời gian rảnh rỗi hay nghỉ ngơi nào một khi tham gia vào mạnglưới BHĐC BHĐC không phải là trò may rủi, nó đòi hỏi sự cần cù lao động, người thamgia bán hàng không thể thành công với BHĐC nếu họ không có lòng đam mê và không

có lòng kiên trì cao độ

3 So sánh phương thức BHĐC và phương thức kinh doanh truyền thống.

 Trong nền kinh tế thương mại nói chung hiện nay đang tồn tại những mô hìnhphân phối hàng hoá và dịch vụ như sau:

Trang 4

Kênh 1là mô hình phân phối trực tiếp, sản phẩm đi trực tiếp từnhà sản xuất tới người tiêu

dùng không qua một cấp trung gian nào cả

Kênh 2:hàng hoá được lưu thông qua một cấp trung gian là nhà bán lẻ

Kênh 3:có thêm một cấp trung gian là đại lý bán buôn.

Kênh 4:gồm ba cấp trung gian là nhà bán buôn, trung gian, và nhà bán lẻ.

Trên thực tế còn nhiều cấp trung gian hơn nữa, và càng nhiều cấp trung gian thì việckiểm soát càng trở nên khó khăn Ở kênh 1 mặc dù hàng hoá được bán trực tiếp đếnngười tiêu dùng, nhưng công ty phải quản lý một đội ngũ nhân viên bán hàng rất lớn,điều này là rất khó khăn

 Trong BHĐC, đội ngũ nhân viên đó được thế bằng đội ngũ các nhà phân phối độclập và công ty không phải quản lý họ BHĐC sử dụng hai kênh phân phối sau:

Như vậy, ta có thể dễ dàng so sánh hai hình thức phân phối này dựa vào mô hình phânphối của chúng

Ở phương thức bán hàng truyền thống, Chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại và chi phícho các khâu trung gian chiếm 50% - 80% giá bán sản phẩm Trong hình thức phân phốitruyền thống, thông thường các sản phẩm sau khi được sản xuất ra tại nhà máy sẽ đượcphân phối đến các đại lý khu vực, đại lý bán sỉ, đại lý bán lẻ, rồi sau đó mới đến tay

Trang 5

người tiêu dùng Trong trường hợp nếu sản phẩm đó là nhập khẩu thì sẽ thêm một khâutrung gian nữa đó chính là nhà nhập khẩu sản phẩm Để kiếm được lợi nhuận thì các nhàkinh doanh thường phải tăng giá ở các khâu trung gian Phần tăng thêm này chính là hoahồng trả cho các khâu trung gian Thông thường các khâu này chiếm từ 30% - 40% giábán ra của một sản phẩm Bên cạnh đó người tiêu dùng còn phải chịu một khoản chi phíkhác nữa, đó là chi phí dành cho quảng cáo, tiếp thị, tuyên truyền và khuyến mãi Khoảnchi phí này thường chiếm khoảng 40% giá bán ra của một sản phẩm.

Còn ở hình thức BHĐC, sản phẩm sau khi được sản xuất ra tại nhà máy sẽ được phânphối bởi một công ty tiêu thụ hay nhập khẩu Từ đây sản phẩm được đưa trực tiếp đếnngười tiêu dùng Khi đó giá bán của sản phẩm sẽ rẻ hơn nhiều, vì vậy đương nhiên ngườitiêu dùng sẽ được hưởng lợi Và do tiết kiệm được những chi phí trung gian mà mứcphần trăm thưởng cho các nhà phân phối sẽ khá cao, ngoài ra công ty còn có lợi nhuậncao hơn để đầu tư nghiên cứu và phát triển sản phẩm Do vậy, các công ty BHĐC chânchính đều có những sản phẩm độc đáo, chất lượng tốt và luôn được nâng cao, đồng thờisản phẩm được bảo vệ độc quyền

Sản phẩm chỉ đến được tay người tiêu dùng khi đi qua một nhà phân phối, nghĩa là bạnkhông thể mua hàng trong công ty nếu không có một mã số (ID) của một nhà phân phốinào đó Bất cứ một nhà nhân phối nào cũng phải lấy hàng trực tiếp từ công ty thì mớiđược công ty trả hoa hồng Nhà phân phối cấp một sẽ được nhận thêm phần trăm hoahồng nếu nhà phân phối cấp hai (người được mình giới thiệu, đỡ đầu) bán được sản phẩmtới tay khách hàng Cứ như vậy, càng nhiều các nhà phân phân phối phía dưới làm việchiệu quả thì nhà phân phối cấp một sẽ được hưởng một lượng hoa hồng tích lũy lớn

4 Ưu điểm và nhược điểm của Kinh doanh đa cấp

 Ưu điểm:

- Đối với doanh nghiệp

Tiết kiệm chi phí (không cần bỏ ra 1 khoản tiền lớn cho quảng cáo và chi phí cho nhiềukhâu trung gian là các đại lý và cửa hàng bán lẻ, chi phí vận chuyển như trong mô hìnhkinh doanh truyền thống

Tập trung nghiên cứu, phát triển sản phẩm

Tạo ra một đội ngũ tiếp thị tư vấn bán hàng khổng lồ khắp mọi nơi trên thế giới một cáchnhanh chóng và ổn định bền lâu

- Đối với người tham gia

Không yêu cầu cố định thời gian, tham gia bán thời gian và có thể mang lại thu nhập lớn.Được tăng cường kĩ năng khi tham gia, mở rộng mối quan hệ, không yêu cầu kinhnghiệm

- Đối với xã hội

Trang 6

Tăng khả năng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, thúc đẩy nền kinh tế Quốc dân

Kích thích tiêu dùng, tạo nhiều việc làm cho xã hội, nâng cao thu nhập, chất lượng cuộcsống

 Nhược điểm

- Đối với doanh nghiệp

Do có số nhà phân phối lớn, nên rất khó kiểm soát hành vi của những nhà phân phối Vìthế uy tín của công ty có thể bị ảnh hưởng

- Đối với người tham gia

Không có thu nhập ổn định, không được đảm bảo là sẽ có thu nhập

Cạnh tranh khá mạnh

Dễ bị mang tiếng là lừa đảo

- Đối với xã hội

Mô hình dễ bị lợi dụng, biến tướng thành mô hình kim tự tháp, gây bức xúc dư luận

Trang 7

Chương II: THỰC TRẠNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP BHĐC TẠI

VIỆT NAM

I THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BHĐC TẠI VIỆT NAM

1.1 Số lượng doanh nghiệp đăng ký tổ chức BHĐC

Theo tổng hợp báo cáo của các Sở Công Thương, tính đến hết ngày 31/12/2011, trên toànquốc đã có 88 doanh nghiệp được cấp Giấy đăng ký tổ chức BHĐC, có 07 Sở CôngThương địa phương đã cấp giấy đăng ký tổ chức BHĐC cho các doanh nghiệp bao gồm

Hà Nội: 42 doanh nghiệp, TP Hồ Chí Minh: 40 doanh nghiệp, Bình Dương: 01 doanhnghiệp, Đồng Nai: 02 doanh nghiệp, Hải Dương: 01 doanh nghiệp, Quảng Ninh: 01doanh nghiệp và Hải Phòng: 01 doanh nghiệp

Bảng 1: Số lượng doanh nghiệp hoạt động BHĐC

Nguồn: Tổng hợp báo cáo từ các Sở Công Thương

Trong số 88 doanh nghiệp đã được cấp giấy đăng ký, có 25 doanh nghiệp đã tạm ngừng,chấm dứt tổ chức BHĐC và có 2 doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép BHĐC

Nếu như năm 2006, số doanh nghiệp BHĐC hoạt động tại Việt Nam mới chỉ có 13 doanhnghiệp thì đến hết tháng 5 năm 2013, Sở Công Thương các tỉnh đã cấp phép cho 88doanh nghiệp BHĐC Số lượng doanh nghiệp tăng đều qua các năm Tuy nhiên, số lượngdoanh nghiệp tập trung chủ yếu tại hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ ChíMinh Hiện nay, phần lớn các doanh nghiệp BHĐC đều có hoạt động tại các tỉnh nơidoanh nghiệp không đặt trụ sở chính, hơn nữa, các văn bản pháp luật về BHĐC hiện naychưa điều chỉnh hết các hoạt động của doanh nghiệp BHĐC Điều này dẫn đến chồng

Trang 8

chéo trong công tác giám sát và quản lý hoạt động BHĐC giữ các cơ quan quản lý nhànước và giữ cơ quan quản lý nhà nước với doanh nghiệp.

Năm 2013, có thêm hai Sở Công Thương cấp Giấy đăng ký tổ chức BHĐC cho doanhnghiệp hoạt động trên địa bàn (Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh và Sở Công Thươngthành phố Hải Phòng) Điều này cho thấy xu hướng các doanh nghiệp không còn tậptrung tại hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh nữa mà tập trung khaicác thị trường tiềm năng khác

Tuy nhiên, hiện nay, quá trình cấp Giấy đăng ký tổ chức BHĐC tại các tỉnh thiếu sự đồngnhất Cũng với một bộ hồ sơ xin cấp Giấy đăng ký tổ chức BHĐC, nếu nộp tại Sở CôngThương thành phố Hồ Chí Minh thì doanh nghiệp không được cấp phép, nhưng nếu nộptại Sở Công Thương Hà Nội thì doanh nghiệp lại đượ cấp phép Điều này chứng tỏ cầnphải có một cơ quan quản lý ngành chịu trách nhiệm việc cấp Giấy đăng ký tổ chứcBHĐC tránh tình trạng mỗi nơi làm một cách và không thống nhất dẫn đến gây phiền hàcho doanh nghiệp

Biểu đồ 1: Số lượng doanh nghiệp BHĐC từ năm 2006 đến nay

Đơn vị: Số Doanh nghiệp

Nguồn: Tổng hợp báo cáo từ các Sở Công Thương

1.2 Kết quả hoạt động của các doanh nghiệp

 Tốc độ tăng trưởng về số lượng người tham gia BHĐC

Sau 8 năm hoạt động số lượng người tham gia BHĐC đã tăng khoảng 4,6 lần từ 235nghìn người năm 2006 lên khoảng 1 triệu người năm 2011 và vẫn duy trì khoảng 1 triệungười năm 2012

Trang 9

Những năm gần đây, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, số lượng doanh nghiệp phá sản rấtlớn, tỉ lệ người mất việc làm cũng tăng đáng kể gây nhiều gánh nặng cho xã hội Tuynhiên, ngành BHĐC vẫn duy trì được sử ổn định Với chỉ khoảng 60 doanh nghiệp hoạtđộng nhưng đã tạo công ăn việc làm cho khoảng 1 triệu người lao động Tuy còn nhiềuvấn đề cần giải quyết nhưng về khía cạnh tạo công ăn việc làm cho người lao động, đây

là một đóng góp to lớn cho toàn xã hội của ngành công nghiệp BHĐC tại Việt Nam.Tốc độ tăng trưởng về số lượng người tham gia BHĐC thể hiện rõ hơn tại biểu đồ dướiđây

Biểu đồ 2: Số lượng người tham gia BHĐC tại Việt Nam

Đơn vị: Số người

Nguồn: Tổng hợp báo cáo từ các doanh nghiệp

Theo đó, 5 doanh nghiệp có số lượng người tham gia BHĐC nhiều nhất là Công ty Lô Hội, Amway Việt Nam, Mỹ phẩm Thường Xuân, AVO Việt Nam và Herbalife Việt Nam Trong số này, đáng chú ý là công ty TNHH Amway Việt Nam có tới hơn 269

nghìn người tham gia BHĐC, chiếm hơn ¼ lượng người BHĐC tại Việt Nam

 Tốc độ tăng trưởng doanh số bán hàng

Thị trường BHĐC tại Việt Nam tăng trưởng không ngừng từ năm 2006 đến nay và ngàycàng trở thành thị trường tiềm năng cho các doanh nghiệp BHĐC trong nước và quốc tế.Nếu như năm 2005 doanh số bán hàng của ngành BHĐC chỉ đạt khoảng 600 tỷ đồng thìđến năm 2012, doanh số bán hàng đã tăng lên gấp 5,5 lần, đạt con số 4.060 tỷ đồng

Trang 10

Biểu đồ 3: Tăng trưởng doanh thu của các doanh nghiệp BHĐC

Đơn vị: VNĐ

 Đóng góp vào ngân sách nhà nước của các doanh nghiệp BHĐC

Tổng số thuế các doanh nghiệp đã nộp vào ngân sách nhà nước trong giai đoạn từ năm

2005 đến hết năm 2012 đạt khoảng 2.300 tỷ đồng

Biểu đồ 4: Số thuế doanh nghiệp BHĐC nộp NSNN giai đoạn 2005-2012

Trang 11

Đơn vị: VNĐ

Nguồn: Tổng hợp báo cáo từ các doanh nghiệp

Ngoài ra, tổng số tiền các doanh nghiệp BHĐC tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động

từ thiện trong giao đoạn 2005-2012 đạt khoảng 25 tỷ đồng

1.3 Về sản phẩm của các doanh nghiệp tổ chức BHĐC

 Các sản phẩm phổ biến

Biểu đồ 5: Số lượng sản phẩm đăng ký BHĐC từ năm 2005 đến nay

Trang 12

Đơn vị: Sản phẩm

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của các Sở Công Thương

Do tính chất đa công dụng của sản phẩm, thực phẩm chức năng là mặt hàng có số lượngdoanh nghiệp tham gia kinh doanh nhiều nhất, với trên 90% số doanh nghiệp hoạt độngtrong lĩnh vực này có kinh doanh sản phẩm thực phẩm chức năng Ngoài ra, các doanhnghiệp BHĐC còn kinh doanh các mặt hàng mỹ phẩm, dụng cụ trang điểm, quần áo,hàng thời trang, đồ gia dụng

 Nguồn gốc sản phẩm

 Sản xuất trong nước

Công ty TNHH Amway Việt Nam, Công ty Avon Việt Nam, Công ty TNHH Thiên SưViệt Nam là những công ty nước ngoài đầu tiên đầu tư xây dựng nhà máy tại Việt Nam

để sản xuất hàng hóa phân phối trong mạng lưới BHĐC

Công ty Cổ phẩn Quốc tế Việt Am, BHĐC sản phẩm “Máy Cân bằng Ion” do nhà máy Z

755 Bộ Quốc Phòng sản xuất

Công ty Cổ phần Tập đoàn Liên kết Việt Nam BHĐC các sản phẩm Thực phẩm chứcnăng do Công ty TNHH Tư vấn Y tế dược Quốc tế (IMC), Hà Nội, sản xuất

 Nhập khẩu từ nước ngoài

Đa số các công ty tổ chức BHĐC nhập khẩu các sản phẩm được sản xuất ở nước ngoài vềphân phối tại Việt Nam

 Vừa nhập khẩu từ nước ngoài, vừa sản xuất trong nước

Trang 13

Từ năm 2008 đã có rất nhiều công ty có xu hướng vừa nhập khẩu một số sản phẩm đangkinh doanh truyền thống của công ty từ nước ngoài, đồng thời tìm kiếm những sản phẩmđược sản xuất, đóng gói ngay tại Việt Nam để tổ chức BHĐC thông qua mạng lưới phânphối của mình tại Việt Nam.

2 Sự xuất hiện hình thức KDĐC bất hợp pháp/ Kim tự tháp

KDĐC đã rất phát triển tại Mỹ và Châu Âu, do những đặc thù riêng nên khi xâm nhậpvào các nước Châu Á như Trung Quốc hay Việt Nam, phương thức bán hàng này đã biếntướng dưới nhiều hình thức khác nhau Để có thể phân biệt rõ hơn về KDĐC hợp pháp vàKDĐC bất hợp pháp/ kim tự tháp, chúng ta sẽ phân biệt sự khác nhau giữa 2 hình thứcnày:

 Thu nhập của người tham gia sau có thể cao hơn người tham gia trước, tùy thuộcvào khả năng bán hàng của họ

Một số đặc điểm để nhận biết một công ty là KDĐC bất chính:

Hình thức

- Hoạt động bất hợp pháp: Điều này thể hiện ở việc công ty được thành lập nhưngkhông có tư cách pháp nhân, hoặc đăng ký kinh doanh một đằng thực hiện tổ chứckinh doanh một nẻo

- Có tính chất lôi kéo, ép buộc tham gia: Đưa ra những thông tin hấp dẫn về mứcthu nhập để lôi kéo người khác tham gia và những thông tin này là những thôngtin sai thực tế Nếu vào mạng lưới mà không tham gia nữa thì bị gây sức ép, bắtbuộc hoặc dọa nạt

- Bắt buộc đóng góp một khoản tiền lớn để được tham gia hoặc bắt người tham giamua một lượng sản phẩm nhất định

Sản phẩm

- Chất lượng, giá trị sản phẩm không tương xứng với giá tiền bỏ ra

Trang 14

- Sản phẩm chỉ được tiêu thụ bên trong hình tháp: Không có sản phẩm thực, không

tổ chức bán hàng thực, chỉ mời người vào mạng lưới và sử dụng tiền phí nộp thamgia của người này chuyển sang hoa hồng của người khác nhằm tạo ra thu nhập ảo

để lôi kéo người tham gia

- Sản phẩm mua tại công ty không thể bán ra thị trường hoặc bán ra với giá thấphơn giá mua sỉ

- Không cam kết nhận lại sản phẩm và trả lại tiền

Chính sách

 Người vào sau luôn bằng hoặc nhỏ hơn cấp bậc người đi trước

 Số tiền hoa hồng người vào sau được hưởng không bao giờ có thể nhiều hơnngười vào trước: Chỉ những người tham gia từ lúc ban đầu mới có nhiều lợi ích,càng vào sau cơ hội có lợi ích càng thấp Hoa hồng được nhận khi có thêm ngườivào mạng lưới Phụ thuộc chủ yếu vào vị trí trong mạng lưới là cao hay thấp, trênđỉnh hay nằm ở đáy

Ngoài ra, một doanh nghiệp BHĐC bất chính sẽ không minh bạch về địa điểm đặt trụ sởchính, không có con dấu và không đăng ký hoạt động kinh doanh với các cơ quan cótrách nhiệmhoặc có đăng ký cho trụ sở chính nhưng không đăng ký kinh doanh cho cácchi nhánh mới mở

Ở Việt Nam nhiều công ty BHĐC chuyển địa bàn hoạt động sang các tỉnh vùng sâu, vùng

xa, nơi người dân , chủ yếu là nông dân, ít có dịp tiếp cận với các thông tin mới và dễ bịlôi kéo tham gia vào mạng lưới bán hàng

Các công ty BHĐC cũng thường xuyên tổ chức các buổi tuyên truyền, quảng bá sảnphẩm thu hút một lượng đông người đến xem dễ gây mất ỏn định trật tự xã hội Chuyênphát tờ rơi, tờ quảng cáo của các công ty này cũng không đóng dấu cty

Việc chi trả tiền hoa hồng cho các thành viên cũng không kèm theo hóa đơn, chứng từhợp lệ

Doanh nghiệp

Môi trường cạnh tranh nội bộ ngành không trong sạch Thể hiện sự mất cân bằng giữacác doanh nghiệp Việt và doanh nghiệp nước ngoài, số lượng doanh nghiệp nước ngoàichiếm đa số và lượng lớn thị phần Mặt khác là sự cạnh tranh không lành mạnh, không ítdoanh nghiệp để kéo người doanh nghiệp khác đã nói xấu lẫn nhau gây ra sự hoài nghicho người trong và ngoài BHĐC

Hệ thống chính sách của doanh nghiệp như: chi trả hoa hồng, sản phẩm, đào tạo, cơ hộiphát triển là những nhân tố quan trọng trong thu hút người tham gia vào BHĐC Tuynhiên, các hệ thống này của doanh nghiệp Việt Nam còn chưa hoàn chỉnh, tập trung

Trang 15

nhiều vào thu hút người tham gia chứ không phải là sản phẩm và lâu dài khiến cho thực

tế là số người tham gia vào hoạt động BHĐC tăng lên nhưng cũng gia tăng số người từbỏ

Chính sách quản lí nhất là quản lí nhân sự của các doanh nghiệp BHĐC ở Việt Nam hầunhư không đầy đủ, thống nhất khiến việc quản lí khó khăn không thể nắm giữ tốt nhấtkhách hàng và nhà phân phối

Năng lực lực quản lí là yếu tố quan trọng cho công ti có thể hoạt động không chệch quỹđạo sang tháp “ảo” và sự bền vững của một mạng lưới trong BHĐC Tuy nhiên, ở cácdoanh nghiệp nhìn chung là còn kém từ quản lí của các công ti đa cấp tới những ngườidẫn đầu kiêm lãnh đạo mạng lưới của mình

Bản thân xuất phát điểm của nước ta là thấp Thấp về mặt kinh nghiệm, vốn và công nghêsản xuất, đây là nguyên nhân gây ra sự yếu kém trong cạnh tranh của các doanh nghiệp

và sản phẩm Việt Nam, vì bản thân hình thức BHĐC yêu cầu doanh nghiệp và sản phẩmkhông như các hình thức kinh doanh khác, nó đòi hỏi có kình nghiệm cao để quản lí tốt,trình độ và công nghệ sản xuất chế tạo ra các sản phẩm khác biệt, chất lượng yêu cầu caohơn, cải biến nhiều hơn để tiến hành kinh doanh

Sản phẩm thường được nhập khẩu từ các công ti nước ngoài, các sản phẩm của doanhnghiệp Việt Nam còn yếu, chưa có nhiều và thiếu sức cạnh tranh Các sản phẩm phânphối bởi BHĐC tuy độc đáo nhưng giá thành thường cao hơn các sản phẩm cùng loại,điều này gây ra sự khó khăn trong tiếp cận của một số người thật sự có nhu cầu

Mặt khác, hàng hóa trong BHĐC vẫn còn tồn tại các sản phẩm kém chất lượng, không đủtiêu chuẩn, không tuân theo quy định của nhà nước Thêm vào đó là việc thông tin mập

mờ không đầy đủ về lợi ích,tính năng của sản phẩm là chuyện khá phổ biến

Nhà nước

Hệ thống pháp luật của nước ta còn thiếu và yếu nên đã gây khó khăn trong thực thi luậtnhư: hướng dẫn đăng kí kinh doanh, mặt hàng, hình thức và mô hình kinh doanh với cáccông ti đa cấp Sự thiếu đồng bộ còn dẫn tới khó khăn trong quản lý thực tiễn với hoạtđộng các doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp đó Ngoài ra, nó còn là kẽ hở để

kẻ gian có thể tiến hành các hành vi trái pháp luật, thực hiện lừa đảo Cụ thể, các quyđinh của Luật Cạnh tranh, Nghị định 110 chỉ áp dụng đối với các hoạt động bán hàng hóatheo phương thứ đa cấp mà không điều chỉnh đối với các hoạt động cung ứng dịch vụtheo phương thức đa cấp Vì vậy, các doanh nghiệp khi tổ chức kinh doanh cung ứngdịch vụ đa cấp như bán gói du lịch, bán gian hàng điện tử, sim thẻ điện thoại hay huyđộng tài chính theo phương thức đa cấp, đã không phải thực hiện việc xin cấp Giấyphép đăng kí tổ chức BHĐC từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền do pháp luật không điềuchỉnh hoạt động cung ứng dịch vụ đa cấp Cùng với đó là một loạt các quy định liên quanđến hoạt đông cúng ứng BHĐC đều chưa có chế tài cụ thể như quy điịnh về hành vi bịcấm trong hoạt động cung ứng dịch vụ đa cấp hay việc xử lí đói với các hành vi vi phạmcủa doanh nghiệp thực hiện hoạt động cung ứng dịch vụ đa cấp…

Trang 16

Sự lúng túng trong yếu kém chung trong hệ thống quản lí nhà nước Một phần là hệthống pháp luật chưa đầy đủ nhưng phần nhiều hơn là do sự yếu kém trong quản lí Thậmchí chính bản thân các nhà quản lí cũng chưa chắc nắm rõ về hình thức kinh doanh này.

Sự lúng túng này thấy rõ ngay trong công tác giám định mô hình kinh doanh nào củaBHĐC là đúng và nên áp dụng, trong khi sở công thương TP.HCM tiến hành cấm môhình đa cấp nhị phân vì cho rằng nó là không hợp lệ nhưng các sở công thương khác hoặckhông đồng ý hoặc không ý kiến Hay các vụ công ti BHĐC trá hình vẫn còn tồn tại, việcquản lí BHĐC còn lỏng lẻo, chờ sự việc xảy ra rồi mới giải quyết

Hệ thống thông tin chính thức về BHĐC của chính phủ còn ít, chưa đầy đủ và khó tiếpcận, trong khi các phương tiện thông tin khác có vô vàn các thông tin khác nhau vềBHĐC khiến người dân không có định hướng cụ thể Hệ thống tin này có thể tạo điềukiện cho các doanh nghiệp BHĐC bất chính có thể thổi phồng về họ, sản phẩm của họhay hình thức kinh doanh này mà không có bất kỳ hệ quy chiếu nào đối chứng Hiện chỉ

có các sở công thương, cục quản lí cạnh tranh chịu trách nhiệm chính về vấn đề này

Người dân

Trình độ dân trí nước ta còn thấp, nhận thức của đông đảo quần chúng nhân dân về hìnhthức mới mẻ này còn chưa đầy đủ khiến cho họ dễ bị kẻ xấu lợi dụng và khiến cho hìnhthức kinh doanh này bị biến tướng mà khó bị phát hiện Minh chứng rõ nét cho điều này

là trong giai đoạn 2000 – 2004 hàng loạt công ti bất chính bị rút giấy phép nhưng trước

đó nó đã lôi kéo, lừa đảo được hàng chục nghìn người tham gia Và vẫn tiếp tục cho tớingày nay

Làn sóng dư luận và các thông tin nhiều chiều về BHĐC ở nước ta đã ảnh hưởng trựctiếp tới tâm lí khách hàng khi sử dụng sản phẩm của BHĐC và do dự trong tham giaBHĐC của người mới

Nhận thức của bản thân người tham gia BHĐC Người tham gia cần hiểu rõ bản chấtchủa hình thức kinh doanh và có nhận thức rõ ràng về năng lực và hiểu rằng muốn thànhcông trong kinh doanh theo mạng không dễ như người khác vẫn nói Tránh khi tham gia

và gặp khó khăn liền bỏ cuộc rồi đưa ra những đánh giá chủ quan Tuy vậy, ở Việt Nambản thân người tham gia BHĐC còn thiếu nhận thức về hình thức này nhưng với tâm líchạy theo mời người để kiếm hoa hồng, họ lôi kéo người khác tham gia Tuy nhiên dothiếu hiểu biết, ảo tưởng nên sau khi tham gia họ thất bại, chán nản, bỏ cuộc, và đưa racác bình luận chủ quan khiến các luồng thông tin về BHĐC ngày càng nhiều chiều, khónhận biết đúng – sai Mặt khác, bản thân những người này nếu thiếu nhận thức nhưng vẫn

cố tình chạy theo lợi nhuận, lôi kéo người khác tham gia khiến BHĐC trở thành hìnhtháp ảo

Người tham gia bán hàng đa cấp

Một hoạt động gây ra sự khác biệt giữa kinh doanh đa cấp ở nước ta và các nước khác làhoạt động đầu cơ trục lợi, người tham gia đầu cơ tích trữ hàng hóa nhằm lên vị trí cao

Trang 17

hơn, nhận được nhiều lợi ích hơn Hoạt động đầu cơ này đã làm biến dạng BHĐC, dễdàng cho kẻ xấu kiếm lợi lớn từ hoạt động đầu cơ này, kích thích người tham gia đầu cơtích trữ sau đó doanh nghiệp bỏ chạy

Người tham gia BHĐC cố tình làm, kể sai sự thật về hình thức BHĐC miễn sao có thể lôikéo người khác tham gia

II QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BHĐC

1.Khái niệm quản lý Nhà nước về BHĐC

Quản lý nhà nước về BHĐC có thể hiểu là quá trình nhà nước sử dụng các công cụ quản

lý của mình để tác động lên hoạt động KDĐC nhằm đạt được các mục tiêu phát triểnBHĐC đã đặt ra

Chủ thể quản lý trực tiếp là Bộ công thương, và giúp đỡ cho Bộ là cục quản lý cạnh

tranh thuộc Bộ công thương, ủy ban nhân dân, sở các tỉnh thành phố…

Đối tượng quản lý: QLNN về KDĐC không chỉ là sự quản lý về những hoạt động mua

bán , hoạt động trên nền sản xuất Cung – Cầu, mà đó còn là sự quản lý những chủ thểtham gia vào nền TMĐT, vào những hoạt động mua bán ấy: là người mua, người bán,người cung cấp những cá nhân tham gia kể cả đối tượng trung gian

2.Mục tiêu quản lý Nhà nước về BHĐC

Phát triển KDĐC theo hướng tiên tiến, hiện đại theo kịp các xu hướng phát triển trên thếgiới, góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

3.Chức năng quản lý Nhà nước về BHĐC

Giống như các hoạt động khác, quản lý NN về KDĐC

Theo quy trình có 3 chức năng cơ bản

 Chức năng hoạch định: xây dựng hệ thống pháp luật, ban hành các chính sách, các

kế hoạch sao cho phù hợp với nền kinh tế trong nước,định hướng sự phát triển lâudài cho BHĐC

 Chức năng tổ chức thực hiện: xây dựng bộ máy quản lý và hệ thống doanh nghiệpbán hàng đa cấp; vận hành bộ máy…

 Chức năng kiểm soát: theo dõi và đánh giá quá trình thực hiện cùng việc chấphành các chủ trương, chính sách và pháp luật về KDĐC của các đối tượng thamgia KDĐC trong nền kinh tế

Theo lĩnh vực có 4 chức năng cơ bản

 Chức năng định hướng: Xác lập các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn sao cho phùhợp với nền kinh tế trong nước,định hướng sự phát triển lâu dài cho KDĐC

Trang 18

 Chức năng tạo lập môi trường: các yếu tố môi trường nhà nước cần tạo lập là: môitrường kinh tế - xã hội; môi trường công nghệ; môi trường pháp luật để phục vụcho sự phát triển KDĐC 1 cách tốt nhất.

 Chức năng điều tiết: điều chỉnh mối quan hệ giữa các đối tượng tham gia KDĐCcùng việc điều tiết việc phân bổ nguồn lực tài chính thực hiện các chương trình,

dự án phát triển KDĐC tránh sự thất thoát,tham ô lãng phí…

 Chức năng kiểm soát: theo dõi và đánh giá quá trình thực hiện cùng việc chấphành các chủ trương, chính sách và pháp luật về KDĐC của các đối tượng thamgia KDĐC trong nền kinh tế

4.Nội dung quản lý Nhà nước về BHĐC

Theo hướng tiếp cận từ quy trình quản lý, QLNN về BHĐC bao gồm các nội dung:Hoạchđịnh, tổ chức thực hiện, kiểm soát BHĐC

và KDĐC

Pháp luật về BHĐC là hệ thống các quy tắc có tính chất bắt buộc chung, thể hiện ý chícủa các cơ quan QLNN về kinh tế nói chung, về BHĐC nói riêng, do Nhà nước đặt ra,thực thi và bảo vệ nhằm phát triển BHĐC theo những mục tiêu đã định

Hệ thống pháp luật về BHĐC có vai trò vô cùng quan trọng đối với QLNN về BHĐC,vai trò này được thể hiện ở các điểm sau:

 Tạo tiền đề pháp lý vững chắc để điều chỉnh các quan hệ kinh tế trong KDĐC,đảm bảo sự phát triển bền vững của BHĐC, tạo cơ sở để thực hiện các mục tiêuQLNN về BHĐC Hệ thống pháp luậttạo cơ chế pháp lý hiện hữu để thực hiện sựbình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các chủ thể kinh tế tham gia BHĐC nhằmnâng cao hiệu quả kinh tế quốc dân

 Hệ thống pháp luật về BHĐC tạo cơ sở pháp lý cần thiết để kết hợp hài hòa pháttriển BHĐC với sự phát triển chung của nền kinh tế

Tổng quan các quy định Pháp luật điều chỉnh hoạt động BHĐC tại Việt Nam(Vănbản kèm theo)

Hiện nay, có thể nói Việt Nam đã có một hành lang pháp lý thừa nhận BHĐC là mộtkênh tiếp thị trực tuyến để đưa hàng hóa đến Người tiêu dùng Tuy chưa chặt chẽnhưng sẽ là những quy định đưa BHĐC vào nề nếp

Trang 19

 Quy định về BHĐC của Luật Cạnh Tranh.

 Ngoài ra, một số luật liên quan đến BHĐC như:Luật bảo vệ người tiêu dùng; Luật

an toàn thực phẩm; Luật thuế…

BHĐC là một phương thức mua bán hàng hóa trong thương mại, là sản phẩm của nềnkinh tế thị trường Ở nhiều nước trên thế giới, nó đã phát triển hàng chục năm, thậm chí

có những nước hàng trăm năm Còn ở nước ta, khi BHĐC được đưa vào, chúng ta chưa

có khung pháp lý, chính vì thế, trong quá trình thực hiện bộc lộ nhiều nhược điểm

Cụ thể, chúng ta có Luật Cạnh Tranh, trong đó tại Khoản 11 Điều 3 quy định Thế nào làhành vi BHĐC Chúng ta có quy định của Chính phủ làNĐ 110 về Quản lý KDĐC; cácthông tư, ví dụ thông tư 19, thông tư 35 của Bộ Thương Mại trước đây và Bộ CôngThương ngày nay quy định về thủ tục cấp phép và quản lý đối với hoạt động BHĐC.Trong đó, doanh nghiệp tham gia BHĐC phải công bố quy tắc hoạt động, về chươngtrình bán hàng, loại hàng gì, tại những thời điểm nào DN BHĐC cần phải nộp Giấy đăng

ký tổ chức BHĐC tại Sở Thương Mại tỉnh, thành phố và ký quỹ 5% vốn điều lệ nhưngkhông thấp hơn 1 tỷ đồng (trong nghị định 110/2005/ NĐ- CP) 5 tỷ đồng (trong NĐ42/2014/NĐ- CP) tại Ngân hàng Thương mại hoạt động tại Việt Nam; có trách nhiệmbáo cáo định kỳ 6 tháng/ lần vs Sở Thương mại nơi doanh nghiệp đăng ký kinh doanhcác hoạt động của mình

Ngoài ra, để hạn chế người nước ngoài và Việt Kiều đứng ra tổ chức hoạt động BHĐCbất hợp pháp, NĐ quy định các đối tượng này cần có giấy phép lao động do Bộ LaoĐộng Thương Binh Xã Hội cấp

Đặc biệt, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 42 về quản lý hoạt động BHĐC vớinhiều quy định mới nhằm nâng cao hiệu quả quản lý giám sát của cơ quan quản lý Nhànước đối với hoạt động của BHĐC đồng thời bảo vệ người tham gia BHĐC trước cáchành vi lừa đảo, chuộc lợi

Theo đó,

Doanh nghiệp BHĐC

 Không được yêu cầu người muốn tham gia BHĐC phải đặt cọc hoặc đóng mộtkhoản tiền nhất định dưới bất kỳ hình thức nào;

Trang 20

 Không được yêu cầu người muốn tham gia BHĐC phải mua một số lượng hànghóa dưới bất kỳ hình thức nào;

 Không được kinh doanh theo mô hình kim tự tháp…

Về phía người tham gia BHĐC

 Không được cung cấp thông tin sai lệch về tính chất, công dụng của hàng hóa,hoạt động của doanh nghiệp BHĐC để dụ dỗ người khác tham gia BHĐC

Ngoài ra doanh nghiệp BHĐC

 Chính sách bảo vệ người tiêu dùng:

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (NTD) là một trong những nhiệm vụ của quản lý nhànước và là trách nhiệm của các đơn vị sản xuất, kinh doanh Thực tiễn cho thấy, khi nềnkinh tế thị trường càng phát triển, mức độ tự do hóa thương mại càng gia tăng thì càngnảy sinh nhiều vấn đề gây ảnh hưởng đến quyền lợi NTD

Chính phủ đã ban hành luật bảo về người tiêu dùng 59/2010/QH12 để bảo vệ nhữngquyền lợi co bản của người tiêu dùng, tập trung điều chỉnh các vấn đề về trách nhiệm của

tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đối với người tiêu dùng; trách nhiệm quản

lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; trách nhiệm của các tổ chức xã hộitrong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; cơ chế giải quyết tranh chấp giữa người tiêudùng với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ; quyền và nghĩa vụ của ngườitiêu dùng

Tong BHĐC, lợi ich người tiêu dùng chi phối bởi thông tin và chất lượng sản phẩm, quấyrối người tiêu dùng thông qua tiếp thị hàng hoá, dịch vụ trái với ý muốn của người tiêudùng ; bị ép mua sản phẩm…

Do đó, các quy định pháp luạt bảo vệ người tiêu dùng trong BHĐC dựa trên các nguyêntắc:

DN BHĐC phải tuân thủ quy định pháp luật chung về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùngnhư ccung cấp thông tin chính xác về sản phẩm, đảm bảo chất lượng sản phẩm, không cócác hành vi ép mua sản phẩm, tiếp thị sai…

Các quy định về các hành vi bị cấm trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; vấn

đề kiểm soát hợp đồng mẫu, điều kiện giao dịch chung; trách nhiệm của bên thứ ba đốivới người tiêu dùng; trách nhiệm bảo hành và thu hồi hàng hoá có khuyết tật; quyền khởi

Trang 21

kiện của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; các phương thức giảiquyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịchvụ,…

 Chính sách thuế trong BHĐC:

Doanh nghiệp tổ chức BHĐC, cũng giống như các doanh nghiệp khác, phải tuân thủ cácquy định của pháp luật liên quan đến chế độ thuế của doanh nghiệp như thuế giá trị giatăng, thuế môn bài, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu và các loại thuế liênquan khác

Tuy nhiên, hoạt động BHĐC trong thực tế thời gian vừa qua đã cho thấy có một số bấtcập trong hệ thống pháp luật về thuế của Việt Nam, chưa phù hợp với hoạt động củadoanh nghiệp BHĐC, cụ thể, về việc hoạch toán chi phí hoa hồng là chi phí hợp lý hợp lệđược khấu trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)

Theo quy định tại điểm g khoản 2 điều 9 Nghị định 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008(thay thế Nghị định số 24/2007/NĐ-CP ngày 14/02/2007) của Chính phủ quy định chi tiếtthi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, các khoản chi không được trừ khi xác địnhthu nhập chịu thuế thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Luật Thuế thu nhập doanhnghiệp bao gồm cả “Phần chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới (khôngbao gồm hoa hồng môi giới bảo hiểm theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảohiểm, hoa hồng đại lý bán hàng đúng giá); chi tiếp tân, khánh tiết, hội nghị; chi hỗ trợtiếp thị, chi hỗ trợ chi phí, chiết khấu thanh toán; chi báo biếu, báo tặng của cơ quan báochí liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh vượt quá 10% tổng số chiđược trừ Đối với doanh nghiệp mới thành lập từ ngày 01 tháng 01 năm 2009 là phần chivượt quá 15% trong ba năm đầu, kể từ khi được thành lập Đối với hoạt động thương mạikhông bao gồm giá mua hàng hoá bán ra”

Tại Thông tư của Bộ tài chính số 130/2008/TT-BTC ngày 26 tháng 12 năm 2008 hướngdẫn thi hành một số điều của Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 vàhướng dẫn thi hành Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 củaChính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật thuế thu nhập doanh nghiệp, chitiết hoá nội dung này: các khoản chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới

bị khống chế nêu trên không bao gồm hoa hồng môi giới bảo hiểm theo quy định củapháp luật về kinh doanh bảo hiểm; hoa hồng trả cho các đại lý bán hàng đúng giá; cáckhoản chi sau phát sinh trong nước hoặc ngoài nước (nếu có): Chi phí nghiên cứu thịtrường: thăm dò, khảo sát, phỏng vấn, thu thập, phân tích và đánh giá thông tin; chi phíphát triển và hỗ trợ nghiên cứu thị trường; chi phí thuê tư vấn thực hiện công việc nghiêncứu, phát triển và hỗ trợ nghiên cứu thị trường; Chi phí trưng bày, giới thiệu sản phẩm và

tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại: chi phí mở phòng hoặc gian hàng trưng bày, giớithiệu sản phẩm; chi phí thuê không gian để trưng bày, giới thiệu sản phẩm; chi phí vậtliệu, công cụ hỗ trợ trưng bày, giới thiệu sản phẩm; chi phí vận chuyển sản phẩm trưngbày, giới thiệu Mức giới hạn 15% trong 3 năm đầu chỉ áp dụng đối với doanh nghiệpmới thành lập được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh kể từ ngày 01/01/2009,

Trang 22

không áp dụng đối với doanh nghiệp được thành lập mới do hợp nhất, chia, tách, sápnhập, chuyển đổi hình thức doanh nghiệp, chuyển đổi sở hữu.

Ví dụ: Công ty A thành lập năm 2008, trong năm 2009 lập báo cáo quyết toán thuếTNDN có số liệu về chi phí được ghi nhận như sau :

 Phần chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới; chi tiếp tân, khánhtiết, hội nghị; chi hỗ trợ tiếp thị, chi hỗ trợ chi phí, chiết khấu thanh toán; chi báobiếu, báo tặng của cơ quan báo chí liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinhdoanh có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp : 250 triệu đồng

 Tổng các khoản chi phí được trừ vào chi phí (không bao gồm: phần chi quảng cáo,tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới; chi tiếp tân, khánh tiết, hội nghị; chi hỗtrợ tiếp thị, chi hỗ trợ chi phí, chiết khấu thanh toán; chi báo biếu, báo tặng của cơquan báo chí liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh): 2 tỷ đồng Vậy phần chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới; chi tiếp tân, khánh tiết,hội nghị; chi hỗ trợ tiếp thị, chi hỗ trợ chi phí, chiết khấu thanh toán; chi báo biếu, báotặng của cơ quan báo chí liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh được trừtính vào chi phí bị khống chế tối đa là :

kế toán, đồng thời cũng chưa được điều chỉnh trong các chuẩn mực về kế toán hiện hànhcủa Việt Nam Loại chi phí này có điểm tương tự như chi phí hoa hồng (chi phí môi giới)bảo hiểm (cùng là chi phí hoa hồng đặc thù), nhưng chi phí hoa hồng bảohiểm đã đượcquy đ ịnh trong Nghị định 124/2008/NĐ-CP và Thông tư 130/2008/TT-BTC, và không bịkhống chế theo mức 10% tổng chi phí, trong khi đó, chi phí hoa hồng đối với hoạt độngBHĐC chưa được quy định trong bất kỳ văn bản pháp luật nào

Chi phí đặc thù này đã tạo ra sự đặc thù của ngành kinh doanh đặc thù – BHĐC, giốngnhư quan điểm của một số doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam, đây có thể coi làmột yếu tố cấu thành trong giá vốn hàng bán, chi phí hoa hồng này là tiền lời ở các khâutrung gian, cứ qua mỗi khâu trung gian thì tiền lời này lại trở thành giá vốn hàng bán củakhâu trung gian kế tiếp (cấp tiếp theo) Lợi nhuận bán lẻ và hoa hồng nhà phân phối làcác khoản bù đắp cho họ trong việc giới thiệu, hướng dẫn sử dụng sản phẩm và giao hàngđến tận nơi người tiêu dùng

Về quan hệ giữa Công ty với người tham gia BHĐC: Công ty bán hàng trực tiếp chonhững nhà phân phối này và sau đó chính nhà phân phối nhân danh chính họ bán hàngcho người tiêu dùng Do vậy, trong mối quan hệ với Công ty các nhà phân phối khôngđóng vai trò là người trung gian mà thay vào đó tất cả nhà phân phối đều là các bên muahàng trực tiếp của Công ty

Trang 23

Những bất cập trong hoạch định BHĐC:

Kẽ hở phát sinh từ quy định về hành vi bị cấm của doanh nghiệpBHĐC

Khoản 3 Điều 7 Nghị định 110/2005/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý hoạt động BHĐCquy định cấm doanh nghiệp BHĐC thực hiện hành vi: “Yêu cầu người muốn tham gia phải trả tiền hoặc trả bất kỳ khoản phí nào dưới hình thức khóa học, khóa đào tạo, hội thảo, hoạt động xã hội hay các hoạt động tương tự khác để được quyền tham gia mạng lưới BHĐC,trừ tiền mua tài liệu theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 Nghị địnhnày” Khoản

2 Điều 6 quy định vềcác tài liệu mà doanh nghiệpBHĐCcó trách nhiệmphải cung cấp chongười có dự định tham gia mạng lưới BHĐC của doanh nghiệp, đó là các tài liệu có chứacác nội dung:

[ Chương trình bán hàng bao gồm cách thức trả thưởng;

Hợp đồng mẫu mà doanh nghiệp sẽ ký với người tham gia và mọi thỏa thuận khác quy định về quyền và nghĩa vụ của người tham gia;

Thông tin về tiêu chuẩn chất lượng hoặc chứng chỉ chất lượng (nếu có), giá cả, công dụng và cách thức sử dụng hàng hóa được bán;

Quy định liên quan đến bảo hành, trả lại, mua hàng hóa được bán;

Chương trình đào tạo người tham gia, bao gồm nội dung đào tạo, thời gian đào tạo, trình tự, thủ tục cấp chứng chỉ đào tạo, thời gian và nội dung bồi dưỡng định kỳ cho người tham gia;

Trách nhiệm của người tham gia;

Lợi ích kinh tế mà người tham gia có thể có được bằng việc tiếp thị hay trực tiếp bán hàng hóa

và các điều kiện để có được lợi ích kinh tế đó;

Điều kiện chấm dứt hợp đồng của người tham gia và quyền, nghĩa vụ phát sinh từ việc chấm dứt hợp đồng này ]

Quy định về việc chấp nhận khoản tiền mua tài liệu này phát sinh kẽ hở trên thực tế giúpcác doanh nghiệp BHĐC lách hành vi bị cấm Thay vì yêu cầu người muốn tham gia phảiđặt cọc, mua một lượng hàng hóa ban đầu, trả tiền hoặc trả bất kỳ khoản phí nào đểđược tham gia vào mạng lưới BHĐC, doanh nghiệp yêu cầu người muốn tham gia phảimua tập tài liệu ban đầu với chi phí phát sinh lên tới 2-3 triệu đồng/1 bộ tài liệu; khoảnphí mua tài liệu này là hợp pháp, theo quy định tại Khoản 3 Điều 7 Nghị định 110

Đây là một vấn đề bất cập nhất thiết phải sửa đổi trong tương lai để tránh tình trạng lợidụng kẽ hở pháp luật nhằm thực hiện hành vi trái pháp luật bằng cách hợp thức hóa cáchành vi này

Bất cập phát sinh do chưa có quy định về hiệu lực của Giấy đăng ký tổ chức BHĐC

Trang 24

Trong các văn bản pháp luật hiện tại điều chỉnh hoạt động BHĐC chưa có quy định vềthời hạn có hiệu lực của giấy chứng nhận đăng ký tổ chức BHĐC Chính vì vậy, đã xuấthiện một số vấn đề trong thực tiễn quản lý hoạt động BHĐC như sau:

Thứ nhất, có nhiều doanh nghiệp xin cấp giấy chứng nhận đăng ký tổ chức BHĐC, sau

đó không hoạt động hoặc chỉ hoạt động cầm chừng để chờ bán lại giấy phép cho cácdoanh nghiệp mới gia nhập thị trường

Thứ hai, việc tồn tại các doanh nghiệp không hoạt động hoặc hoạt động không hiệu quảgây không ít khó khăn cho công tác quản lý hoạt động BHĐC Theo thống kê mới nhấtcủa Cục Quản lý cạnh tranh, hiện tại ở Việt Nam có 88 doanh nghiệp đã được cấp giấychứng nhận đăng ký tổ chức BHĐC Tuy nhiên, trong công tác báo cáo định kỳ hàngnăm, có tới 70 % doanh nghiệp không thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ của mình (bao gồmkhông báo cáo, báo cáo không đầy đủ hoặc báo cáo không đúng thời hạn), gây khó khăncho công tác thống kê và quản lý

Ngoài ra, tình trạng này còn hạn chế cơ hội tham gia thị trường của các doanh nghiệpmới thực sự có nguyện vọng tham gia vào thị trường bởi khi số lượng doanh nghiệp đăng

ký đạt một mức nhất định, cơ quan quản lý sẽ phải xem xét đánh giá về việc có nên cấpphép thêm cho các doanh nghiệp mới hay không nhằm đảm bảo tính hiệu quả

Bất cập phát sinh do chưa có quy định điều chỉnh hoạt động chuyển giao mạng lưới giữa các doanh nghiệp BHĐC trên thực tế

Hoạt động tiếp thị của mạng lưới người tham gia đóng vai trò quyết định đối với thànhcông của doanh nghiệp BHĐC Vì vậy, xuất hiện cạnh tranh không lành mạnh giữa cácdoanh nghiệp BHĐC thông qua lôi kéo mạng lưới người tham gia của doanh nghiệpkhác, đặc biệt là lôi kéo các nhà phân phối cấp cao để họ kéo toàn bộ hệ thống sangdoanh nghiệp của mình Hoạt động này gây mất ổn định trong hoạt động kinh doanh củangành, không đảm bảo quyền lợi của những người tham gia cấp dưới, đồng thời cũngkhông phù hợp với nguyên tắc tổ chức mạng lưới BHĐC theo quy định của pháp luật(khi tham gia mạng lưới mới, những người tham gia coi như bình đẳng, không còn giữcấp bậc) Do đó, cần có cơ chế quy định về hoạt động chuyển giao mạng lưới giữa cácdoanh nghiệp BHĐC với sự đồng thuận của cả 3 phía: doanh nghiệp chuyển giao mạnglưới, doanh nghiệp nhận mạng lưới và những người tham gia

Bất cập phát sinh do chưa có quy định quản lý cụ thể đối với mạng lưới BHĐC nước ngoài tại Việt Nam

Bên cạnh các doanh nghiệp đăng ký và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, các cơ quanquản lý cũng ghi nhận hiện tượng một sốdoanh nghiệp BHĐC nước ngoài tổ chức mạnglưới và bán hàng tại Việt Nam Những doanh nghiệp này tuyển dụng người tham gia vàcho đặt hàng thông qua website, sau đó chuyển hàng về Việt Nam qua đường bưu phẩm,quà tặng

Ngày đăng: 27/04/2015, 15:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w