DỰ BÁO NHU CẦU VỀ DỊCH VỤ TƯ VẤN, ĐÀO TẠO NĂNG SUẤT

Một phần của tài liệu H1044 (Trang 58 - 64)

CHẤT LƯỢNG TRONG THỜI GIAN TỚI

Trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu kinh tế quan trọng, từng bước hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Những thành công của Đổi mới đã đã thực sự làm thay đổi bộ mặt của đất nước theo hướng tích cực. Những năm đầu thế ký 21, kinh tế Việt Nam tiếp tục có những bước phát triển tốt, tạo đà cho nền kinh tế tăng trưởng vững vàng hơn.

Kinh tế tăng trưởng cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ là thành tựu nổi bật nhất, cơ bản nhất của nền kinh tế Việt Nam năm 2007. Tổng sản phẩm trong nước ước tăng 8,44%, đạt kế hoạch đề ra (8,0 - 8,5%), cao hơn năm 2006 (8,17%) và là mức cao nhất trong vòng 11 năm gần đây. Với tốc độ này, Việt Nam đứng vị trí thứ 3 về tốc độ tăng GDP năm 2007 của các nước châu Á sau Trung Quốc (11,3%) và Ấn Độ (khoảng 9%) và cao nhất trong các nước ASEAN (6,1%). Tốc độ tăng trưởng GDP cả 3 khu vực kinh tế chủ yếu đều đạt mức khá: Khu vực nông - lâm nghiệp và thủy sản ước tăng 3,0%/ so với mức 3,32% cùng kỳ 2006, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 10,33% (riêng công nghiệp tăng 10,32%)/ so với mức 10,4% và 10,32% cùng kỳ và khu vực dịch vụ tăng 8,5%/ so với mức 8,29% của năm 2006. (tính theo giá so sánh năm 1994).

Các thành phần kinh tế tiếp tục phát triển, kinh tế nhà nước tiếp tục được đổi mới, tuy còn chậm nhưng đã từng bước nâng cao hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Các hình thức đổi mới doanh nghiệp nhà nước cũng đã đa dạng hơn. Thành phần kinh tế tư nhân có bước phát triển mạnh mẽ và ngày càng mở rộng quy mô và ngành nghề. Các chuyên gia kinh tế cũng nhận định: Điều đáng chú ý là trong tốc độ tăng trưởng đã bao hàm yếu tố chất lượng tăng

trưởng, thể hiện trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Cụ thể là chúng ta đã phát triển nhiều ngành công nghiệp, dịch vụ chất lượng tương đối cao, trình độ công nghệ tiên tiến, điển hình như lĩnh vực viễn thông, dầu khí, xây dựng công nghiệp, mạng lưới các nhà máy điện, mạng lưới giao thông... Từ chỗ chỉ xuất khẩu nông sản, nay đã chuyển sang xuất khẩu hàng công nghiệp là chủ yếu, chiếm gần 80% kim ngạch xuất khẩu. Đặc biệt, năm 2007 đã có 10 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu 1 tỷ USD là dệt may, dầu khí, thủy sản, da giày, điện tử - linh kiện máy tính, đồ gỗ...Hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất là: dệt may đạt 7,8 tỉ USD, tăng 31% vượt qua dầu thô; dầu thô giảm bằng 97,7%, giày dép tăng 9,5%; thủy sản, tăng 11,9%; sản phẩm gỗ tăng 23,7%; điện tử, máy tính tăng 24,6%. Gạo xuất khẩu đạt 4,5 triệu tấn giảm 3, 4% nhưng kim ngạch là 1,5 tỉ USD tăng 14 % do giá xuất khẩu thế giới tăng. Cà phê tăng 52,3%, cao su tăng 5,3% so với năm 2006. Đến nay đất nước đã đạt trình độ phát triển tương đối cao, thu nhập quốc dân năm 2007 ước tính lên đến 47,7 tỷ USD. Thu nhập bình quân đầu người đạt 835 USD/người trong năm 2007.

Những thành tựu đạt được trong năm 2007 đã tạo đà thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam trong năm 2008 với mục tiêu tăng trưởng GDP 8,5% - 9% trở lên. Tuy vẫn cần có những chuyển biến tích cực trong một số lĩnh vực: đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu, gọn nhẹ thủ tục hành chính... nhưng những gì mà Việt Nam làm được trong những năm qua đã và đang tạo nền tảng vững chắc cho phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội, nâng cao mức sống người dân, tiếp tục phát triển bền vững".

Bên cạnh đó, nền kinh tế việt nam đang gặp một số những khó khăn như: Chất lượng tăng trưởng kinh tế chưa cao, chưa đều và chưa bền vững. Khuyết điểm này tồn tại đã nhiều năm nhưng vẫn tái diễn lại trong năm 2007. Trong công nghiệp, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất khá cao 17%, nhưng tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm vẫn thấp khoảng 10,2%. Khoảng cách chênh lệch giữa 2 tốc độ vẫn là gần 7%, chưa giảm, ngược lại cao hơn năm trước đó (17% và 10,34% của năm 2006). Nguyên nhân có nhiều, công nghiệp chế biến

phụ thuộc vào nguyên liệu, vật liệu phụ nhập khẩu với giá cả tăng cao, nhất là dệt may, sắt thép, thị trường chưa thật ổn định, sức cạnh tranh còn thấp. Chất lượng tăng trưởng xuất khẩu cũng chưa thật vững. Dệt may là thí dụ... Ngành dệt may Việt Nam tuy đạt 7,8 tỉ USD năm 2007 tăng 30% so năm 2006, song còn nhiều vấn đề còn tồn tại lớn. Sản xuất ngành này còn phụ thuộc quá nhiều vào nguyên liệu, phụ liệu nhập khẩu, chi phí cao, giá bán cao, nhiều doanh nghiệp chưa có thương hiệu. Thách thức lo ngại lớn nhất của hàng dệt may là sự cạnh tranh của hàng Trung Quốc, đặc biệt là hàng thời trang nữ. Sau 1 năm vào WTO, hàng dệt may Trung Quốc đang thống trị thị trường Việt Nam bằng mức giá siêu rẻ. Hàng chợ cũng trong tình cảnh tương tự. Quần áo Trung Quốc chiếm tới 70% lượng hàng tư thương dự trữ cho dịp lễ Noel và Tết dương lịch 2007 và cả tết Nguyên đán tới. Mẫu mã, mặt hàng Trung Quốc bắt mắt, giá cả cạnh tranh. Hàng xuất khẩu dệt may cũng đang gặp sự cạnh tranh gay gắt của hàng Trung Quốc nên kim ngạch xuất khẩu tăng chậm so với tiềm năng. Rào cản thương mại Hoa kỳ cũng là thách thức lớn. Năm 2007 hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ là 4,5 tỉ USD, nhưng sẽ còn cao hơn nếu không bị Hoa Kỳ đối xử thiếu công bằng bởi chương trình giám sát hàng nhập khẩu từ Việt Nam. Vấn đề lao động đình công cũng là thách thức lớn của các doanh nghiệp dệt may. Xuất khẩu gạo tuy đạt kế hoạch về số lượng và giá tăng cao nhưng bất cập vẫn còn lớn. Nguồn cung thiếu nên phải nhập lúa từ Cam-pu-chia hàng trăm nghìn tấn với giá cao (trên 3.100đ/ kg lúa mùa 2007) tại biên giới An Giang, Đồng Tháp về chế biến nên hiệu quả không cao. Và như vậy, liệu lợi nhuận từ xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp có đem lại lợi ích tương ứng cho người nông dân trồng lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long khi giá vật tư, phân bón lên cao và chi phí thu gom, vận chuyển, xay xát... qua nhiều khâu trung gian, giá cả chưa hợp lý. Cao su, cà phê tuy tăng giá xuất khẩu nhưng chủ yếu là xuất khẩu thô, chưa qua chế biến, chưa có thương hiệu đủ sức cạnh tranh.Tuy nhiên những hạn chế và bất cập trên đây là khó tránh khỏi trong bối cảnh có nhiều khó khăn khách quan, nhất là thiên tai, dịch bệnh và sự biến động thất

thường của thị trường thế giới, trong khi nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi và bước đầu hội nhập. Như vậy sau khi gia nhập WTO mặc dù có rất nhiều cơ hội cho Việt Nam nhưng cũng không ít những thách thức so với yêu cầu ngày càng cao của sản xuất, tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, chưa có nhiều doanh nghiệp, tổ chức Việt Nam thực sự đón đầu và tận dụng được các cơ hội. Việc tối ưu hoá các nguồn lực, đảm bảo sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao với cơ chế giá cả linh hoạt, cạnh tranh vẫn là bài toán mang tính chất sống còn đối với các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, mức dao động ngày một lớn của thị trường, các chính sách thuế và xuất nhập khẩu, các rào cản kĩ thuật trong quá trình hội nhập tiếp tục là những thách thức trong quá trình phát triển kinh tế. Do đó, bên cạnh các chính sách vĩ mô khác như việc tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, đổi mới cơ cấu hành chính và thuế..., việc coi trọng năng suất và đẩy nhanh phong trào năng suất quốc gia sẽ là con đường hiệu quả để sử dụng tối ưu các nguồn lực, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế đất nước, tạo lợi thế để thu hút nguồn lực bên ngoài. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam thì việc nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm hàng hóa là rất quan trọng để đứng vững trong cạnh tranh trên thị trường quốc tế góp phần giúp cho nền kinh tế tăng trưởng ổn định. Như thế đối với các doanh nghiệp việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng như ISO hay áp dụng những công cụ hỗ trợ nhằm nâng cao năng suất như 5S, Kaizen một cách hiệu là hết sức cần thiết. Hiện nay những doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa đang quan tâm nhiều đến việc áp dụng những hệ thống quản lý chất lượng như ISO 9000 còn những doanh nghiệp đã áp dụng ISO 9000 thì đang có nhu cầu về những công cụ quản lý mới. Bản thân doanh nghiệp có thể tự tìm hiểu và áp dụng những công cụ quản lý trên tuy nhiên sẽ gặp một số khó khăn trong quá trình tiến hành áp dụng vì thế khi áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng các doanh nghiệp thông thường nhờ tới sự tư vấn đào tạo của các chuyên gia. Mặt khác, Tháng 10/2005, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tiến hành tổng kết Thập niên chất lượng lần thứ nhất (1996-2005) và phát động thập niên chất lượng lần thứ 2 (giai đoạn 2006 – 2015) với chủ đề:

“Năng suất chất lượng – Chìa khóa phát triển và hội nhập”. Triển khai thập niên chất lượng lần thứ 2, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã giao cho VPC xây dựng thí điểm phong trào năng suất chất lượng tại 05 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc. Bên cạnh đó, Tổng cục đang tham mưu để Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị giao Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng “ đề án hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao năng suất – chất lượng phục vụ hội nhập và phát triển” cấp quốc gia. Triển khai tốt các hoạt động này, VPC sẽ khẳng định thêm vai trò là cơ quan hạt nhân của phong trào năng suất quốc gia. Các hoạt động này đồng thời sẽ thúc đẩy nhu cầu về các dịch vụ đào tạo, tư vấn về năng suất chất lượng. Và Quyết định 144/2006/QĐ-TTg về áp dụng ISO 9000 trong các cơ quan hành chính nhà nước: Ngày 20 tháng 6 năm 2006, Thủ tướng Phan Văn Khải đã ban hành quyết định về việc áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước. Theo yêu cầu của quyết định này, từ 2006 đến 2010, các cơ quan hành chính nhà nước gồm: Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, UBND quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải hoàn thành việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng.

VPC có những lợi thế nhất định trong thị trường này, vì vậy nếu khai thác tốt thì đây sẽ là cơ hội để tăng doanh thu, mở rộng quan hệ với các cơ quan nhà nước, tạo dựng nguồn lực để phát triển các lĩnh vực hoạt động khác của VPC. Như vậy dự báo trong thời gian tới nhu cầu về dịch vụ tư vấn, đào tạo hệ thống quản lý chất lượng ISO và sử dụng các công cụ hỗ trợ tăng năng suất đối với các doanh nghiệp sẽ tăng. Chính vì vậy, Trung tâm năng suất cần có các biện pháp để nâng cao chất lượng dịch vụ hiện có và cần có các biện pháp để đa dạng hóa loại hình dịch vụ.

Trong thời gian tới định hướng phát triển dịch vụ tư vấn, đào tạo của Trung tâm Năng suất Việt Nam như sau:

Đối với hoạt động đào tạo thì trong thời gian tới Trung tâm tiếp tục tập trung vào:

• Cải tiến, đổi mới các khóa đào tạo sẵn có;

• Phát triển Scheme đào tạo cho các mô hình quản lý, các công cụ được các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam quan tâm;

• Hoàn thiện khóa đào tạo Quality Manager theo mô hình khóa đào tạo của DGQ;

• Phát triển khóa đào tạo Lead Auditor ISO 9000 tiếng Việt thông qua sự hỗ trợ của APO hoặc các chương trình EU…; được RABQSA/IRCA hoặc cơ quan của Việt Nam công nhận.

• Tranh thủ sản phẩm sẵn có của bên ngoài (thông qua việc mời bên ngoài làm giảng viên khóa Public hoặc In-house) để đa dạng hóa hoạt động đào tạo ở một tỷ lệ hợp lý, đồng thời tạo điều kiện cho việc đào tạo cán bộ và phát triển sản phẩm đào tạo riêng của VPC;

• Thông qua sự hỗ trợ của APO và Chính phủ các NPOs, liên kết với các tổ chức nước ngoài đào tạo chuyên gia để có thể thay mặt các tổ chức này cung cấp các khóa đáo tạo tại Việt Nam.

Còn đối với hoạt động tư vấn thì :

• Phát triển Scheme tư vấn áp dụng các công cụ cải tiến năng suất chất lượng, quản lý sản xuất, tư vấn nguồn nhân lực, tư vấn chiến lược;

• Nghiên cứu, phát triển để đưa ra thị trường Scheme tư vấn cho các mô hình quản lý mới Vd: ISO 27000; ISO 26000 …

• Tiến tục hoàn thiện để cung cấp cho khách hàng dịch vụ đánh giá 5S

• Giảm tổng số ngày công tư vấn; giảm số lần đến làm việc tại khách hàng đối với trường hợp khách hàng ở xa; đảm bảo hợp đồng tư vấn được thực hiện trong một khoảng thời gian hợp lý (xu hướng càng ngắn càng tốt);

• Tập trung nâng cao giá trị thực cho khách hàng ở mỗi hợp đồng tư vấn, Vd: hướng dẫn áp dụng 5S để sắp xếp hồ sơ, cải thiện môi trường làm việc; cải tiến việc kiểm soát quá trình …

Nghiên cứu và cung cấp cho khách hàng các gói dịch vụ gia tăng giá trị trong quá trình tư vấn, đồng thời tạo sự khác biệt về dịch vụ của VPC.

Như vậy, trong thời gian tới Trung tâm Năng suất Việt Nam tiếp tục cải thiện, nâng cao chất lượng hiện có, tiếp tục nghiên cứu để đưa ra những sản phẩm mới thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

Một phần của tài liệu H1044 (Trang 58 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w