Việt Nam là Quốc gia đa dân tộc, đa ngôn ngữ, trong đó có 54 dân tộc cư trú đan xen nhau và phân bố rải rác ở các vùng miền của đất nước.Có thể nhận thấy mỗi dân tộc là một bức tranh đầy màu sắc, đa dạng không chỉ về ngôn ngữ mà còn cả những nét đặc trưng về truyền thống văn hóa, lịch sử hình thành phát triển,…
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành báo cáo thực tập này, chúng em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ vô cùng tận tình và chu đáo của Thầy Hứa Ngọc Tân. Chúng em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô trong khoa Ngôn ngữ học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tổ chức cho chúng em đi thực tập tại xã Phúc Sen, Quảng Uyên, Cao Bằng. Chúng em xin chân thành cảm ơn ! Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 DẪN NHẬP Việt Nam là Quốc gia đa dân tộc, đa ngôn ngữ, trong đó có 54 dân tộc cư trú đan xen nhau và phân bố rải rác ở các vùng miền của đất nước.Có thể nhận thấy mỗi dân tộc là một bức tranh đầy màu sắc, đa dạng không chỉ về ngôn ngữ mà còn cả những nét đặc trưng về truyền thống văn hóa, lịch sử hình thành phát triển,… “Dân tộc là một tập đoàn người ổn định hoặc các tập đoàn người tương đối ổn định dựa trên mối liên hệ chung về địa vực cư trú, tiếng nói, sinh hoạt kinh tế, các đặc điểm sinh hoạt văn hoá. Trên cơ sở những mối liên hệ đó,mỗi dân tộc còn có một ý thức về thành phần dân tộc và tên gọi riêng của mình” (Viện Văn hóa Dân tộc, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội & Nhân văn) PHẦN I NHỮNG NÉT CHUNG VỀ NGƯỜI NÙNG Dân tộc Nùng (tên gọi khác là Xuồng, Giang, Nùng An, Nùng Lài, Phần Sinh, Nùng Cháo, Nùng Inh, Quý Rịn, Nùng Dín, Khen Lài) thuộc nhóm ngôn ngữ Tày- Thái của hệ ngôn ngữ Thái- Kađai. Người Nùng sinh sống tập trung ở các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, Hà Giang, Bắc Kạn, Bắc Giang, Tuyên Quang, Quảng Ninh, ngoài ra còn ở Thành phố Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Đắc Lắc. Người Nùng có quan hệ gần gũi với người Tày và người Choang sống dọc biên giới Trung Quốc. Riêng đối với địa bàn Trung Quốc, người Nùng và người Tày được xếp vào dân tộc Choang.Vì vậy mà thủ lĩnh Nùng Trí Cao của người Nùng cũng được coi là thủ lĩnh của người Choang. Tuy không phải là dân tộc chiếm số lượng đông nhất trong 53 dân tộc thiểu số nhưng dân số người Nùng ngày càng gia tăng đáng kể ( Năm 1989 có 705.709 người, đến năm 2003 là 914.400 người). Điều đó cho thấy sự xuất hiện của dân tộc này đóng một vai trò quan trọng trong tiến trình Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 phát triển chung của toàn dân tộc. Vì vậy, việc nghiên cứu một số nét đặc trưng về văn hoá của họ sẽ có ý nghĩa to lớn đối với việc tìm hiểu sự ra đời, phát triển và biến đổi ngôn ngữ- yếu tố đầu tiên nhằm tạo nên văn hoá tộc người. I. Giới thiệu khái quát về xã Phúc Sen - Phúc Sen là một xã nằm ở phía tây thuộc huyện Quảng Uyên - tỉnh Cao Bằng có diện tích 1280 ha. Trong đó diện tích canh tác là 217 ha, dân số 2014 người và có 413 hộ gia đình, được phân bố trong 10 xóm. Hoạt động sản xuất chủ yếu của xã là nông nghiệp, sản xuất nhỏ lẻ, không tập trung. Người dân trong xã cần cù lao động và nhờ sự giúp đỡ, hướng dẫn của cán bộ nông nghiệp, người dân đã áp dụng nhiều kĩ thuật tiên tiến vào trong nông nghiệp, nhờ đó sản lượng lương thực tăng từ 35 tạ/ha trong năm 2003 , 2004 đến 2007 bình quân lương thực trên đầu người đã đạt trên 650kg/ người/ năm. Về hoạt động Lâm nghiệp: Người dân đã có ý thức bảo vệ rừng, phủ xanh được nhiều diện tích đất trống, đồi núi trọc. Xã đã có chủ trương giao rừng cho từng hộ gia đình và hàng năm vận động người dân trồng tiếp, trồng xen những chỗ còn thưa, đưa những cây cong, cành nhánh về làm củi, khai thác làm công trình phúc lợi. Tiểu thủ công nghiệp: Có một nghề rèn truyền thống (có 6 xóm cùng làm ). Nghề rèn phục vụ cho sản xuất nông nghiệp của xã, ngoài ra còn bán ra các tỉnh Bắc Kạn, Tuyên Quang, Hà Giang và một số tỉnh miền Nam. Hiện nay nhờ hệ thống giao thông thuận lợi, có đường quốc lộ 3 chạy qua nên việc bán hàng sang Trung Quốc cũng thuận tiện hơn. Một số xóm còn lại trồng bông, dệt vải. Tuy nhiên tất cả họat động kinh tế của xã chủ yếu là tự cung, tự cấp, tự tiêu thụ vì không có đường nào thu mua, nếu có bán ra ngoài thì thường bị ép giá cho nên vẫn còn 120 hộ nghèo. Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 1. Về xã hội - Có 10/10 xóm có điện lưới quốc gia, xã có 1 trường cấp I, một trường cấp II, 1 trạm y tế xã, 1 nhà sinh hoạt cộng đồng, 1 nhà tưởng niệm liệt sĩ, 1 bưu điện văn hoá, 1 sân vận động phục vụ cho việc vui chơi giải trí của học sinh và đoàn viên thanh niên trong xã, 1 Uỷ ban Nhân dân có 5 ngành: Hội cựu chiến binh, đoàn thanh niên, hội phụ nữ, mặt trận Tổ Quốc, đoàn thể . Có 353/413 hộ văn hoá và 3 làng văn hoá, hàng năm xã có tổ chức viếng thăm các liệt sĩ vào ngày 27/7. 2. Về an ninh Tuy có đường quốc lộ III , lượng người lưu thông đông nhưng do có sự quản lý tốt về nhân khẩu cho nên từ năm 1999 đến nay không có tệ nạn xã hội . II. Mục đích nghiên cứu Trong điều kiện thời gian hạn hẹp, mục đích của chúng tôi là bước đầu tìm hiểu được một số đặc trưng văn hoá ẩm thực và nhà ở của đồng bào dân tộc Nùng An ( Phúc Sen). III. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp điền dã: (Ghi âm, nói chuyện với một số người dân ở trong xã để tìm hiểu văn hoá của họ) IV. Khái quát các thuật ngữ liên quan Có nhiều định nghĩa về văn hoá: V. Những vấn đề liên quan đến báo cáo 1. Khái niệm Văn hóa là một khái niệm rộng. Hiện nay có hơn 1000 định nghĩa về văn hóa. Sau đây là một số định nghĩa: 1.1. “Văn hóa = way (S) of life” Được dịch là: Văn hóa là phương thức sống. - Văn hóa là lối sống. Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 - Văn hóa là cách sống. 1.2. Văn hóa là sự lựa chọn 1.3. “Con người là cái có sau tự nhiên. Văn hóa là cái có sau rốt” 2. Định nghĩa: (Nguyễn Từ Tri) - Trần Ngọc Thêm trrong “Cơ sở văn hóa Việt Nam” có định nghĩa “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội”. - “Văn hóa hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định trách nhiệm của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng. Văn hóa đem lại cho con người khả năng suy xét về bản thân. Chính văn hóa làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lí tính, có óc phê phán và dẫn thân một cách đạo lý. Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là một phương án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết mệt mỏi ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những công trình vượt trội lên bản thân.” (Định nghĩa của Unesco). Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 PHẦN NỘI DUNG I. Nhà ở Nhà ở là công trình văn hoá, đồng thời là nơi hội tụ của gia đình và đồng thời là nơi hội tụ của văn hoá dân tộc. Vấn đề đầu tiên của đồng bào dân tộc quan tâm khi làm nhà là xem tuổi làm nhà. Tuổi được làm nhà tốt nhất là tuổi của chồng hoặc trong những đứa con của chủ nhà, thì cũng có thể làm nhà được. Người được tuổi làm nhà phải đứng tên và có mặt trong thủ tục cần thiết và liên quan đến việc làm nhà và những khâu quan trọng trong quá trình làm nhà như động thổ ( san nền ), đặt móng (dựng cột ), đổ trần ( đặt thương lượng, lợp nhà ); Nếu vợ hoặc chồng không được tuổi làm nhà thì những giờ động thổ, đặt móng và đổ trần, người đó cần lánh mặt, đi làm việc khác. Vấn đề chọn hướng nhà là vấn đề được quan tâm sau khi chọn được tuổi làm nhà. Đồng bào có câu: “Đảy kin dòm mồ mả”, nghĩa là được ăn là nhờ mồ mả, được yên ổn là nhờ đất làm nhà. Khi chọn hướng nhà, đồng bào thường đặt thế nhà đó trong toàn cảnh thế đất và cảnh xung quanh, bao gồm hướng phía trước nhà và thế đất ở hai bên sườn nhà, “điểm tựa” phía sau nhà. Hướng nhà tốt là phải nhìn được xa ,phải có một đỉnh núi cao ở tầm xa làm đích. Ngôi nhà truyền thống tiêu biểu cho dân tộc là ngôi nhà sàn, lợp ngói máng, dưới gầm sàn là chuồng gia cầm, thậm chí có cả gia súc. Nguyên liệu để làm nhà là gỗ, tre,ngói, là những thứ mà có sẵn tại chỗ. Trong ngôi nhà là cột, xà, kèo, hoành, cầu phong ly tô, đều là gỗ bị mọt ăn. Cột, kèo, xà được làm bằng nhóm một. Phổ biến nhất là gỗ nghiến ,gỗ đinh .Bộ khung này được coi là “vĩnh cửu”- không mối, không mọt, không mục, không ải. Hoành, cầu phong ly tô .Nếu được gỗ nhóm một là lý tưởng nhất, nhưng nhiều khi cũng phải chấp nhận gỗ nhóm ba, nhóm bốn, thậm chí Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 đến nhóm sáu, miễn là chúng không bị mối, mọt ăn.Tre làm nhà là tre già, đảm bảo độ bền hàng chục năm. Đồng bào Nùng không chỉ chú ý chọn gỗ, mà còn chọn thời điểm chặt gỗ dể làm nhà. Theo quy luật sinh học, vào mùa thu, đông, tiết trời khô, các loại cây đều có nhịp độ phát triển chậm, thân cây chứa ít nước, cây gỗ có độ cứng tốt, độ dẻo cao. Hạ cây gỗ, tre vào mùa khô sẽ tránh được rất nhiều các hiện tượng mối mọt .Do tri thức được quy luật sinh học này đồng bào thường hạ cây làm nhà vào mùa thu đông. Cần nói thêm rằng ,đây cũng là mùa nông nhàn, mùa khô ráo, tiện cho việc đi rừng, không ảnh hưởng đến sản xuất. Những cây gỗ to, hạ bằng búa, rìu,cưa to (“mạc tuồn”) , đôi khi dùng cả lửa đốt cháy gốc. Sau khi hạ được một năm trở lên ,tức là đủ thời gian cho cây khô nước, cho gỗ ổn định, chủ nhân mới tiến hành gia công thành cột ,xà hay kèo .Những thành phẩm này được chuyển về nhà bằng xe trâu kéo .Những cây gỗ nhỏ hơn có thể dùng người khiêng vác hoặc mang về nhà. Ngói được đồng bào sản xuất tại chỗ . Kỹ thuật làm nhà của đồng bào Nùng là kỹ thuật thủ công, thông qua các phương pháp cưa cắt, bào, đục lỗ, ghép mộng, chốt đinh gỗ và cột nhà kê trên đá tảng.Dụng cụ để thi công là búa, rùi, dao cưa, đục, tràng, bào, khoan. Về thiết kế mặt bằng, nhà đồng bào Nùng có chiều sâu lớn hơn chiều rộng, theo công thức thông thường là 4x3 (tức là 4 sâu, 3 rộng). Về giá trị sử dụng, nhà sàn người Nùng có 3 tầng sử dụng : Tầng 1- Gầm sàn dành cho gia cầm, công cụ sản xuất, gia súc . Tầng 2- Sàn dành cho người ở cùng các đồ dùng sinh hoạt . Tầng 3- Gác, làm kho chứa lương thực và các thứ khác cần được bảo quản nơi khô ráo . Tầng1 là mặt đất,dưới gầm sàn người ở. Ở đây có chuồng gà, vịt, ngan, ngỗng, có chuồng lợn và có thể có cả trâu bò ngựa. Có một số vùng, chuồng gia súc và chuồng lợn được ở ngoài gầm sàn, cạnh nhà ở. Ngoài ra, tầng 1 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 cũng là nơi để các công cụ sản xuất như cày, bừa, cuốc, xẻng, thuổng, “xoỏng” . Tầng 2 là sàn người ở. Sàn ở có thể được lát bằng ván tốt đối với nhà khá giả, hoặc nát bằng tre đối với nhà nghèo. Nhà bình thường có 4 gian, có hai cửa ra vào, cửa chính ở phía trước, cửa phụ ở phía sau, mở ở một góc nhà. Cũng từ vị trí mở, nên đồng bào quen gọi là cửa trước, cửa sau. Trên sàn nhà ở được chia thành những khu vực sinh hoạt khác nhau : Ngăn 1/4 hai gian giữa ở phía bếp sau làm bếp nấu ăn và bếp nấu cám lợn . Một gian bên cạnh để thông suốt từ phía trước đến phía sau. Cửa sau được mở ở gian này.Tính từ phía trước nhà đến phía sau nhà, gian này thường có giường ngủ của chủ nhà, giường ngủ của con trai, tiếp nữa là cối xay, cối giã gạo, cầu thang lên xuống gầm sàn và có thể để ít củi đun hàng ngày . Gian bên cạnh kia, cũng từ phía trước đến ngang với liếp làm ngăn bếp. Ở gian giữa thường được bố trí như sau: Buồng đầu tiên là buồng để bàn thờ, buồng thứ hai là buồng ngủ của vợ chủ nhà, buồng thứ ba là buồng ngủ của con gái. Còn một khoảng trống ngang liếp ngăn bếp đến vách sau của gian này là các thứ dụng cụ của nhà bếp . Khu vực này liếp ngăn bếp đến cửa trước là nơi sinh hoạt chung của gia đình, nơi tiếp khách, gia đình ăn cơm .Vào những ngày mùa khẩn trương, đây là nơi tập kết thóc, ngô, hồi . để chở đem phơi khô sau đó đưa lên bảo quản ở trên gác ( tầng 3) . Tầng 3 là gác để lương thực thức ăn cả năm, để đỗ, lạc, đường phèn . Ngay trên gác bếp nấu ăn và bếp nấu cám lợn, đồng bào treo một gác nhỏ bằng nan tre với diện tích khoảng 2m2. Trên gác bếp, đồng bào để các thứ dùng hàng ngày và một số thứ cần hong khô thường xuyên như bao diêm, đóm, măng khô, mộc nhĩ . Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Phía trước nhà ở là sàn để phơi. Sàn phơi thấp hơn sàn ở một chút và được làm bên ngoài giọt gianh của mái nhà. Sàn ở được nối với sàn phơi bằng một cầu rộng khoảng 2m . Sàn phơi được nối bằng một thang rộng . Người vào nhà đi cửa trước, phải lên thang sàn phơi rồi mới vào nhà . Sàn phơi được sử dụng để phơi thóc, ngô, hồi, các loại đậu, đỗ . Những buổi chiều sàn là nơi nghỉ ngơi, hóng mát. Những ngày nắng mùa đông, sàn là nơi chị em ngồi sưởi nắng ấm, tập may vá. Phía sau nhà liền với cửa ra vào, là sàn để nước. Người nhà, khách quen đi lên nhà thường đi cửa sau, qua sàn nước để còn rửa sạch chân trước khi bước vào nhà . Một vấn đề rất có ý nghĩa liên quan đến nhà ở là tập quán vào nhà mới của đồng bào Nùng. Theo tập quán, vật được mang vào nhà đầu tiên là ngọn lửa. Đến khi vào nhà mới, chủ nhà (người được tuổi làm nhà ) cầm cây củi than và bước lên cầu thang nhà, đi thẳng vào bếp, chụm củi, đốt lửa cháy to thành ngọn . Tiếp đó chủ nhà đặt ấm nước lên nồi rồi đem hai bát hương đặt lên bàn thờ . Nước sôi, pha chè , thắp hương lên rồi khấn: “Vằn nảy vằn đay, khảu lườn mấu, lục lan mùng pảu pú pảo hử mọi cần mì lèng, hét lên thú đảy, vảy lăng tú pìn .”. Nghĩa là, hôm nay ngày lành tháng tốt, con cháu vào nhà mới. Con cháu cầu mong các cụ phù hộ, mọi người được mạnh khoẻ, làm gì cũng được, ước gì cũng thấy . Một tràng pháo nổ ran lên báo hiệu với dân làng, với tổ tiên về sự việc rất vui mừng này. Ngọn lửa được chủ nhà đốt lên sưởi ấm cả ngôi nhà, là tượng trưng cho ấm no, ngọn lửa đó sẽ tham gia chuẩn bị cho mâm cỗ ngày hôm đó . Trong quá trình chuẩn bị gỗ, ngói . và cả quá trình làm nhà, anh em trong họ nội ngoại góp công, góp sức, cho vay rượu, gạo, gỗ, ngói .Đến lúc Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 vào nhà mới họ có mặt cùng chung vui, cùng chăm lo cho việc tổ chức ăn uống, tiếp khách cho chu đáo. Khách mừng nhà mới có thể chia thành hai loại : Con, cháu gái đã đi lấy chồng và bên ngoại nói chung, theo tục lệ có con lợn quay đến mừng . Khách có quà đến mừng thường đốt một bánh pháo khi mới đến cổng nhà. Tiếng pháo thay cho tiếng chào đầu tiên. Chủ nhà nghe tiếng pháo, cũng đốt một tràng pháo đáp lễ , thay lời mời người khách vào nhà . Khách tới dự cơm thân mật cùng gia đình thường có phong bì cho chủ, tuỳ lòng hảo tâm . Sau những lời khách chào chủ, chủ cảm ơn khách trước khi ra về, một tràng pháo cáo từ của khách lại nổi lên và tràng pháo của chủ đáp lại, thay cho mọi lời chúc tụng cuối cùng . Ngay sát ngôi nhà của dân tộc Nùng thường có một mảnh vườn. Tuỳ điều kiện thế đất, vườn có thể rộng hẹp khác nhau. Trong vườn thường có các loại rau xảnh theo mùa và các loại cây ăn quả và các loại cây đặc sản của địa phương như mận, đào, lê, hồng, vải . Trong vườn luôn có vài khóm chuối xanh tươi quanh năm. II. Thức ăn, uống, hút Nghề nghiệp chính của đồng bào Nùng là trồng lúa, ngô, khoai, sắn . Do nguồn lương thực chính của họ là gạo tẻ, gạo nếp. Ngoài ra, những lúc đói kém, ngày ba, tháng tám, đồng bào dùng ngô thay cho gạo. Thực phẩm chính của đồng bào là các loại rau xanh trồng trong vườn cạnh nhà, trên nương, hái trong rừng và các loại thịt cá, trứng . Cách chế biến lương thực và thực phẩm thật đa dạng : Để chế biến từ thóc thành gạo, đồng bào phải tiến hành khâu xay, sau đó là khâu giã. Xay thóc thực hiện bằng cối xay tay. Xay được đóng bằng gỗ [...]... Tel : 0918.775.368 chung của đất nước Đồng bào Nùng với những nét đặc trưng về văn hoá đã tạo thành bản sắc vốn có của dân tộc, hoà mình trong tổng thể nền văn hoá Việt Nam Từ những nét khái quát trên đây, chúng ta có thể đi sâu vào nghiên cứu một trong những mảng quan trọng, cấu thành nên yếu tố văn hoá dân tộc Nùng PHẦN II NHỮNG NÉT ĐẶC TRƯNG VỀ TRANG PHỤC NGƯỜI NÙNG AN I Đôi nét về xã Phúc Sen, huyện... Nhờ có những kiến thức nhất định trong hoạt động sản xuất, mức thu nhập kinh tế của người Nùng An cũng ngày một tăng II Trang phục người Nùng An 1 Những nhận định chung Có thể nói trang phục các dân tộc thiểu số Việt Nam là một bức tranh đa dạng về màu sắc Nếu như những chàng trai cô gái người Mông, Dao nổi bật trong các trang phục rực rỡ về màu sắc, cầu kì về chi tiết thì trang phục của người Nùng An... hay những nhà nghiên cứu văn hóa dân tộc… Vào những lúc rảnh rỗi hay có nắng nhẹ, những người già vẫn thường mang các tấm vải ra phơi lại để tránh ẩm mốc và cũng như để nhắc nhở cho con cháu luôn nhớ về một trong những truyên thống tốt đẹp về văn hóa dân tộc mình 3 Cảm nhận của người viết Trong suy nghĩ của chúng tôi khi chưa từng đặt chân đến Cao Bằng và chưa có những hiểu biết nhất định về văn hóa người. .. khi đi làm Những ngày đi học hay lên chợ huyện, mọi người thường mặc trang phục giống người Kinh Khi nhóm chúng tôi có dịp tiếp xúc với người dân trong bản thì được nghe mọi người kể lại rằng: Hiện nay, do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan mà hầu như nhiều người Nùng không còn thường xuyên mặc những bộ trang phục truyền thống như trước kia nữa Đặc biệt là những thanh niên, học sinh hay những trẻ nhỏ... dân gian, người Nùng dùng chữ Hán hay chữ Nôm Nùng để lưu giữ Hiện nay, phần lớn người Nùng đều không biết viết chữ của dân tộc mình mà chỉ nói được tiếng Nùng Đối với đồng bào Nùng cũng như nhiều dân tộc ít người khác, việc học tiếng Việt trở thành điều tất yếu để tham gia phát triển kinh tết, văn hoá, giáo dục, xã hội của chính dân tộc mình IX Nhận xét chung Việt Nam có 54 dân tộc cùng chung sống... Khi đứa trẻ được một, hai tuổi người ta cắt quần áo đơn giản theo một kiểu chung không phân biệt nam hay nữ Đến lúc chúng lên 9-10 tuổi, người mẹ bắt đầu cắt may quần áo nhằm phân biệt nam nữ cho con Độ tuổi này các bé gái bắt đầu mặc quần áo và quấn đầu đội khăn như người lớn Một nét không thể thiếu trong trang phục người Nùng An là đồ trang sức Trang sức của người Nùng An chủ yếu bằng bạc trắng,... nhất định về văn hóa người Nùng An, hầu như mọi người đều nghĩ rằng nơi đây còn chậm phát triển về kinh tế cũng như về nhận thức…Đặc biệt là, chúng tôi luôn tưởng tượng về trang phục của họ sẽ là những bộ váy xòe đầy màu sắc đối với phụ nữ, những bộ quần áo rườm rà, cầu kì với nam giới, trên thực tế thì mọi thứ đều trái ngược hẳn so với những dự đoán ban đầu Cuộc sống của người dân nơi đây đã thực sự... chất của người Nùng An ở Phúc Sen, điều đáng lưu ý là sự giữ gìn, bảo lưu bộ trang phục dân tộc truyền thống Giống như trang phục của người Tày, trang phục của người Nùng An rất giản dị, được cắt may từ loại vải chàm do tự tay họ làm nên Điều đáng nói là hiện nay người dân Phya Chang không thường xuyên mặc những bộ trang phục truyền thống của dân tộc mình Họ chỉ mặc trang phục truyền thống trong những. .. không quá nhạt Những người già ở đây cho biết, sở dĩ người Nùng chọn màu chàm làm màu áo cho trang phục truyền thống dân tộc mình vì như thế khi đi làm sẽ thuận tiện hơn rất nhiều, không bị bẩn Khi phơi vải, không nên để vào lúc nắng quá to, vì như thế dễ làm cho màu vải bị phai Cuối cùng, họ tự may thành những bộ quần áo sao cho vừa vặn với người mặc Toàn bộ những công đoạn này đều do người phụ nữ thực... nữ Người Nùng có tục lệ, sau ngày cưới, cô dâu chưa ở hẳn nhà chồng mà vẫn ở nhà bố mẹ đẻ, chỉ khi nào bên nhà chồng có công việc bận rộn, lễ Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 tết thì cho người sang đón nàng dâu về giúp việc gia đình Đến khi người phụ nữ chuẩn bị có con thì mới về ở hẳn nhà chồng và xem như hoàn toàn phụ thuộc vào nhà chồng Nếu ly dị, đi lấy người