Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 26 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
26
Dung lượng
453,7 KB
Nội dung
1 MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu công trình nghiên cứu Mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trong nước cũng như nước ngoài với những phương pháp nghiên cứu khác nhau. Kết quả đạt được rất đa dạng: Tác động dương của FDI đến tăng trưởng kinh tế (Chien et al., 2012; Elsadig, 2012); Tăng trưởng kinh tế tác động đến FDI (Chirstian và C. Richard, 2012; Cuong et al., 2013); Mối tương quan hai chiều giữa FDI và tăng trưởng (Sajid Anwar và Lan Phi Nguyen, 2010; Chien và Linh, 2013); Tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế cần có những điều kiện (Basu et al., 2003). Bên cạnh đó, FDI không có tác động đến tăng trưởng kinh tế (Carkovic và Levine, 2002; Dilek và Aytac, 2013). Từ thực tế trên, dựa vào: (i) Mô hình lý thuyết của Cobb-Douglas (1928), Slolow (1956, 1957) và các lý thuyết đánh giá tác động của FDI đối với nước nhận đầu tư như MacDougall (1960), Hymer (1960) và các đóng góp khác được thực hiện bởi Buckley và Casson (1976), Caves (1971), Dunning (1973), Kindleberger (1969) và Vernon (1966); (ii) Dựa trên các nghiên cứu về mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế theo phương pháp định lượng (Caves, 1996; Zhang, 2000; Nguyễn Thị Tuệ Anh và cộng sự, 2006; Le Thanh Thuy, 2007; Sajid và Nguyen, 2011; Elsadig, 2012; Dilek và Aytac, 2013, …); (iii) Khai thác và sử dụng phương pháp GMM (Difference Generalized Method of Moments) của Arellano-Bond (1991) và phương pháp PMG (Pooled Mean Group) của Pesaran, Shin và Smith (1999) với dữ liệu bảng được thu thập từ năm 1997 đến năm 2012 ở các tỉnh thành Việt Nam từ Tổng Cục Thống kê. Đề tài nghiên cứu Đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế ở các vùng của Việt Nam được thực hiện. 2. Lý do chọn đề tài Vấn đề đặt ra, mối quan hệ FDI-tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam như thế nào là điều cần được nghiên cứu chuyên sâu và chi tiết. Mặc dù có vài nghiên cứu đã được thực hiện để giải quyết vấn đề, nhưng kỹ thuật, phương pháp thực hiện cũng như phạm vi không gian, thời gian nghiên cứu mang tính so sánh cấp vùng, liên kết vùng và tổng thể vùng cần được quan tâm cập nhật và hoàn thiện. Thực tế đó, đòi hỏi cần thực hiện nghiên cứu Đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế ở các vùng của Việt Nam. 3. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá tác động của dòng vốn FDI đến tăng trưởng kinh tế ở tổng thể vùng của Việt Nam. Đồng thời, kiểm định tác động của dòng vốn FDI đối với tăng trưởng trong trường hợp nghiên cứu riêng vùng và liên kết vùng ở Việt Nam; 2 Ngoài ra, để hỗ trợ trong việc đề xuất chính sách thu hút dòng vốn FDI phục vụ tăng trưởng kinh tế, đề tài luận án nghiên cứu các yếu tố quyết định thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam; Dựa vào kết quả nghiên cứu, luận án góp phần hoàn thiện lý thuyết về quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế, đặc biệt nghiên cứu ở góc độ vùng. Về mặt thực tiễn, luận án đưa ra các khuyến nghị để hoàn thiện chính sách nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vùng và gợi ý chính sách thu hút FDI góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Các mục tiêu nghiên cứu hướng vào trả lời các câu hỏi nghiên cứu: (i) Liệu dòng vốn FDI có tác động đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam xét ở không gian tổng thể và không gian vùng; (ii) Các yếu tố nào quyết định thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam trong thời gian qua. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là mối quan hệ tác động giữa FDI và tăng trưởng kinh tế cùng với tập hợp các biến kiểm soát liên quan. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Không gian nghiên cứu: tổng thể 63 tỉnh/thành ở các vùng của Việt Nam. Trường hợp nghiên cứu vùng: đề tài luận án tiến hành nghiên cứu thực nghiệm vùng đối với: Đồng bằng sông Hồng, Trung du miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ-Duyên hải miền Trung. Vì số liệu các vùng này đáp ứng được xử lý theo kinh tế lượng. Trường hợp nghiên cứu liên kết vùng: miền Bắc (gồm Đồng bằng sông Hồng và Trung du miền núi phía Bắc); miền Trung-Tây Nguyên (gồm Bắc Trung Bộ-Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên) và miền Nam (gồm Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long). Không gian nghiên cứu được sử dụng cho mô hình thực nghiệm là 43 tỉnh/thành phân bổ bao phủ và đại diện ở các vùng Việt Nam vì dữ liệu về FDI, tăng trưởng kinh tế và các biến kiểm soát trong mô hình nghiên cứu được thu thập đầy đủ và liên tục. Thời gian: dữ liệu về các biến chính (FDI, tăng trưởng kinh tế) và các biến kiểm soát trong mô hình nghiên cứu thực nghiệm về quan hệ giữa FDI-tăng trưởng kinh tế được tập hợp chủ yếu từ Tổng cục Thống kê Việt Nam trong khoảng thời gian 1997-2012. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Đánh giá tác động của dòng vốn FDI đến tăng trưởng kinh tế ở các không gian của Việt Nam; Xác định các yếu tố khẳng định thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam; - Đóng góp lý thuyết về tác động của dòng vốn FDI đến tăng trưởng kinh tế vùng cũng như tổng thể quốc gia; - Đóng góp lý thuyết về các yếu tố khẳng định dòng vốn FDI; - Gợi ý chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam từ kết quả thực nghiệm của đề tài về FDI và tăng trưởng kinh tế. 3 6. Các công trình nghiên cứu về FDI và tăng trưởng kinh tế 6.1. Những công trình nghiên cứu trong nước về FDI và tăng trưởng kinh tế Kết quả nghiên cứu của các tác giả trong nước cho thấy tồn tại mối quan hệ dương giữa FDI và tăng trưởng kinh tế với những mức độ khác nhau (Nguyễn Mại, 2003; Nguyễn Thị Phương Hoa, 2004; Nguyễn Thị Tuệ Anh, 2006; Le Thanh Thuy, 2007; Anh và Thắng, 2007). Bên cạnh đó, các tác giả cũng quan tâm đến mối quan hệ giữa FDI với cơ cấu kinh tế (Đỗ Thị Thủy, 2001; Nguyễn Tiến Long, 2010); FDI với thương mại (Sajid Anwara, Lan Phi Nguyen, 2011); FDI và môi trường đầu tư (Dương Thị Bình Minh, 2009); FDI và thể chế (Dang Duc Anh, 2013). 6.2. Những công trình nghiên cứu ở nước ngoài về FDI và tăng trưởng kinh tế Ba phân tích đầu tiên về tác động của FDI đến nước nhận đầu tư có Caves (1974), Globerman (1979), Blomstrom và Persson (1983), các tác giả này đã ước tính sự tồn tại của tác động lan tỏa bằng cách kiểm tra liệu FDI có tác động đến năng suất lao động địa phương ở các công ty Australia, Canada và Mexico. Kết quả của tất cả những nghiên cứu này, được báo cáo là FDI có tác động quan trọng và tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Gần đây, một số học giả cũng nhận định giữa dòng vốn FDI và tăng trưởng kinh tế có tác động tích cực hai chiều (Zhang, 2001; Liu, Burridge và Sinclair, 2002; Choe, 2003; Hansen và Rand, 2006; Abdus Samad, 2009). Các nghiên cứu khác tìm thấy mối quan hệ tiêu cực giữa FDI và tăng trưởng kinh tế đối với nước nhận đầu tư như Aitken và Harrison (1999), Barry et al. (2001), Damijan et al. (2001), Djankov và Hoekman (1998) và Konings (2001). Đối với nghiên cứu về các yếu tố thu hút dòng vốn FDI: Ab Quyoom Khachoo, Mohd Imran Khan (2012); Fayyaz Hussain, Constance Kabibi Kimuli (2012). 7. Phương pháp nghiên cứu Tiến hành kiểm định mối quan hệ nhân quả Granger giữa FDI với các biến có quan hệ với tăng trưởng kinh tế để đánh giá tác động lan tỏa của dòng vốn FDI đến tăng trưởng kinh tế. Sau đó tiến hành ước lượng GMM sai phân của Arellano-Bond (1991). Phương pháp ước lượng PMG của của Pesaran, Shin và Smith (1999) được sử dụng để đánh giá đặc tính năng động ngắn hạn cũng như đồng liên kết dài hạn. Phương pháp nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở các bước tiến hành: Trước tiên, lược khảo tài liệu; Thứ hai, xác định mô hình nghiên cứu lý thuyết; Thứ ba, xây dựng mô hình và phương pháp thực nghiệm; Thứ tư, thu thập dữ liệu phục vụ mô hình thực nghiệm; Thứ năm, sử dụng phần mềm Stata để xử lý với kiểm định quan hệ nhân quả Granger, hồi quy theo phương pháp GMM Arellan-Bond và phương pháp PMG cho dữ liệu bảng; Thứ sáu, kiểm tra mô hình, đảm bảo độ tin cậy của dữ liệu cũng như tính hợp lý của mô hình được sử dụng; Thứ bảy, thảo luận kết quả từ ước lượng; Và cuối cùng, gợi ý chích sách, nhận dạng hạn chế và xác định hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài và kết luận đề tài. 8. Kết cấu đề tài: Bao gồm 7 chương chính và phần mở đầu, kết luận. 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN FDI VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 1.1. Giới thiệu 1.2. Tác động của dòng vốn FDI lên tăng trưởng kinh tế 1.2.1. Lý thuyết tác động của FDI lên tăng trưởng kinh tế Lý thuyết tăng trưởng ngoại sinh: cho rằng FDI làm gia tăng vốn ở nước sở tại và sau đó thúc đẩy kinh tế tăng trưởng hướng tới trạng thái ổn định mới bằng cách tích tụ vốn. Theo lý thuyết tăng trưởng ngoại sinh thì FDI tác động đến tăng trưởng kinh tế thông qua tác động đến đầu tư trong nước (Herzer et al., 2008). Lý thuyết tăng trưởng nội sinh: xác định tăng trưởng kinh tế bằng việc giới thiệu quy trình sản xuất công nghệ mới ở nước sở tại và FDI được giả định là hiệu quả hơn đầu tư trong nước (De Mello, 1999; Herzer et al., 2008). Do đó, FDI tăng cường tăng trưởng kinh tế thông qua sự lan tỏa công nghệ, dịch chuyển lao động, đào tạo kỹ năng quản lý và sắp xếp tổ chức (Romer, 1990; Barro và Sala-I-Martin, 1995; De Jager, 2004). Kết quả là, đầu tư nước ngoài có thể làm tăng năng suất nền kinh tế chủ nhà và sau đó FDI có thể được coi như là chất xúc tác của đầu tư trong nước và tiến bộ công nghệ. 1.2.2. Đánh giá các nghiên cứu thực nghiệm tác động của dòng vốn FDI lên tăng trưởng kinh tế 1.2.2.1. Các nghiên cứu thực nghiệm với dữ liệu chuỗi thời gian Các nghiên cứu thực nghiệm tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế với dữ liệu chuỗi thời gian đã cho kết quả đa dạng: FDI tác động cùng chiều đến tăng trưởng kinh tế (Nguyễn Thị Tuệ Anh và cộng sự, 2006; Le Thanh Thuy, 2007); FDI tác động cùng chiều đến tăng trưởng kinh tế với những điều kiện nhất định (Liu et al., 2002; De Mello, 1997; Lipsey, 1999; Bouoiyour, 2003); FDI không tác động đến tăng trưởng kinh tế (Colen et al., 2008; Dilek và Aytac, 2013). 1.2.2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm với dữ liệu chéo hoặc bảng Các nghiên cứu thực nghiệm dạng dữ liệu chéo hoặc bảng được quan tâm ở góc độ quốc gia và vùng trong quốc gia. Theo đó, Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế ở không gian vùng trong quốc gia được thực hiện chủ yếu ở các vùng của Trung Quốc, Nga và một số thực nghiệm ở các vùng của Việt Nam: Kui-yin Cheung, Ping Lin (2004) kiểm định hiệu ứng lan tỏa của FDI đối với sự đổi mới ở Trung Quốc: Bằng chứng từ số liệu cấp tỉnh giai đoạn 1995-2000, với phương pháp ước lượng FE và RE, cho thấy tác động tích cực của FDI vào công nghệ trong nước các vùng ở Trung Quốc. Svetlana Ledyaeva và Mikael Linden (2006) sử dụng mô hình Solow-Swan (1956), số liệu trong giai đoạn 1996 -2003, phương pháp ước lượng GMM sai phân. Kết quả cho thấy không có mối liên kết giữa FDI và tăng trưởng kinh tế ở cấp độ khu vực tại Nga. 5 Wei (2008) nghiên cứu về FDI và tăng trưởng kinh tế ở các vùng của Trung Quốc giai đoạn 1979-2003, phương pháp ước lượng OLS, GMM. Kết quả cho thấy: (i) tăng trưởng kinh tế nhanh chóng ở Trung Quốc đã được sự giúp đỡ của dòng vốn lớn FDI; (ii) FDI đã giúp doanh nghiệp trong nước cải thiện cạnh tranh và năng suất; (iii) FDI không phải là lý do của sự gia tăng bất bình đẳng trong khu vực ở Trung Quốc. Jiang (2011) dùng dữ liệu từ 91 địa phương của tỉnh Giang Tây, giai đoạn 2002-2009. Kết quả cho thấy tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế ở các địa phương tỉnh Giang Tây và FDI có thể được giải thích phần lớn bởi yếu tố đầu vào của lao động. Ở Việt Nam, nghiên cứu tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế vùng có Sajid Anwar và Lan Phi Nguyen (2010) cho thấy mối liên kết hai chiều giữa FDI và tăng trưởng kinh tế vùng. Chien et al. (2012) chỉ ra FDI tác động dương lên tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2000-2010. Theo đó, tác động này ở các tỉnh thành có các điều kiện kinh tế xã hội tốt mạnh hơn các tỉnh thành có điều kiện kinh tế xã hội thấp hơn. Chien và Linh (2013) sử dụng dữ liệu bảng của 64 tỉnh thành giai đoạn 2000-2010 và áp dụng phương pháp ước lượng FE, phát hiện có mối quan hệ dương hai chiều giữa FDI và GDP bình quân. Nghiên cứu ở không gian vùng trong quốc gia có nhiều ưu điểm, thể hiện rõ mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế, khắc phục những tồn tại khi nghiên cứu không gian quốc gia cũng như nghiên cứu dữ liệu chuỗi thời gian. Vấn đề có thể là tồn tại đối với nghiên cứu không gian vùng đó là chuyển hóa dữ liệu phù hợp đối với vùng cũng như phương pháp ước lượng phải đảm bảo tin cậy. 1.3. Các yếu tố thu hút dòng vốn FDI 1.3.1. Lý thuyết các yếu tố tác động đến dòng vốn FDI Những nỗ lực đầu tiên để giải thích lý do tại sao FDI tồn tại và gia tăng trong những năm 1960. Trước thời điểm này, FDI như là mô hình hóa một phần của lý thuyết tân cổ điển, như Dunning (1981) và có hai vấn đề chính khi xem xét FDI theo lý thuyết này. Đầu tiên, FDI gia tăng là do sự chuyển nhượng vốn và quan trọng nhất là nó liên quan đến việc chuyển giao công nghệ, kỹ năng tổ chức và quản lý. Thứ hai, các nguồn lực được chuyển giao trong công ty chứ không phải là giữa hai bên độc lập trên thị trường, như trường hợp đối với vốn. 1.3.2. Đánh giá nghiên cứu thực nghiệm các yếu tố thu hút dòng vốn FDI Những nghiên cứu thực nghiệm gần đây về các yếu tố tác động đến FDI, phải kể đến Jiang (2004); Ab Quyoom Khachoo và Mohd Imran Khan (2012); Fayyaz Hussain và Constance Kabibi Kimuli (2012). Các nghiên cứu ở không gian Việt Nam được thực hiện theo phương pháp định lượng như Chirstian và C. Richard (2012); Cuong et al. (2013); Cao Thị Hồng Vinh (2013); Nguyễn Thị Tường Anh, Nguyễn Hữu Tâm (2013). 6 Nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu để xác định các yếu tố thu hút dòng vốn FDI. Tuy nhiên, các biến được xác định là yếu tố quyết định FDI có sự khác nhau giữa các nghiên cứu và các quốc gia. Vì vậy, rất khó để thống nhất các yếu tố quyết định FDI, đặc biệt là một số biến giải thích đã đạt được nhưng bị giảm tầm quan trọng theo thời gian. Các nghiên cứu đã cố gắng trả lời câu hỏi tại sao một vài quốc gia thu hút nhiều FDI hơn các quốc gia khác. Đó là những vấn đề đặt ra và đang được các học giả quan tâm giải quyết. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG FDI VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở CÁC VÙNG CỦA VIỆT NAM 2.1. Giới thiệu 2.2. Đặc điểm các vùng kinh tế-xã hội Việt Nam Căn cứ vào lịch sử phát triển của đất nước và quy định của chính phủ, Việt Nam hình thành sáu vùng kinh tế xã hội: Đồng bằng sông Hồng, Trung du miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long và ba liên kết vùng thuộc miền Bắc, miền Trung và miền Nam. 2.3. Thực trạng thu hút FDI và tăng trưởng kinh tế vùng ở Việt Nam Mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế các vùng ở Việt Nam được nghiên cứu ở hai khía cạnh chủ yếu: (i) so sánh tỷ lệ tăng trưởng kinh tế với tỷ lệ tăng trưởng FDI. Kết quả cho thấy mức độ hài hòa thể hiện ở vùng Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng, chênh lệch đáng kể là vùng Đồng bằng sông Cửu Long; (ii) so sánh tỷ lệ FDI/GDP các vùng. Kết quả cho thấy tầm quan trọng của FDI đối với tăng trưởng kinh tế ở các vùng đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung. Bên cạnh đó, tỷ lệ FDI/GDP đạt thấp ở vùng Trung du và miền núi Phía Bắc, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long. 2.4. Đóng góp của dòng vốn FDI đối với kinh tế Việt Nam Những dự án FDI ở Việt Nam đã có những đóng góp đáng kể đến phát triển kinh tế xã hội, thể hiện ở các mặt: chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, bổ sung vốn cho phát triển, xuất khẩu, phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, tạo việc làm, đóng góp vào ngân sách, … . Tuy nhiên, một số dự án FDI cũng có những tác động tiêu cực đến kinh tế xã hội Việt Nam: ô nhiễm môi trường, khai thác kiệt quệ tài nguyên thiên nhiên, chuyển giá để gian lận thuế, cạnh tranh không lành mạnh, … . 2.5. Đánh giá lợi thế so sánh của các vùng ở Việt Nam Xuất phát từ những nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan, các vùng ở Việt Nam có thế mạnh khác nhau trong tăng trưởng kinh tế cũng như thu hút FDI. Những vùng có điều kiện thuận lợi: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh; các vùng còn khó khăn: Tây Nguyên, Trung Du miền núi phía Bắc. 7 CHƯƠNG 3 MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP 3.1. Giới thiệu 3.2. Mô hình kinh tế lượng 3.2.1. Mô hình tác động của dòng vốn FDI đến tăng trưởng kinh tế 3.2.1.1. Khung phân tích Dựa vào mô hình Cobb-Douglas, đề tài xác định khung phân tích để khẳng định dòng vốn FDI trở thành yếu tố trong mô hình tăng trưởng kinh tế, vừa thể hiện tác động đẩy vừa tác động dịch chuyển đối với tăng trưởng kinh tế ở nước tiếp nhận đầu tư, làm cho đường khả năng sản xuất của nước tiếp nhận đầu tư (nước công nghiệp mới) có thể tiệm cận với đường khả năng sản xuất của nước đi đầu tư (nước phát triển). 3.2.1.2. Mô hình thực nghiệm Từ khung phân tích, dựa vào các mô hình nghiên cứu thực nghiệm (Wei K., 2008; Elboiashi, Hosein Ali, 2011; Sajid A., Lan N. P, 2011; Chien et al., 2012; …), đề tài nghiên cứu tác động của dòng vốn FDI lên tăng trưởng kinh tế vùng Việt Nam dạng mô hình động như sau: (3.4) 0 1 1 2 3 Y Y X CONTROL e it it it it it Trong đó: i là các tỉnh/thành phố: 43 tỉnh/thành Việt Nam được chọn lọc từ 63 tỉnh thành cả nước; t là thời gian, giai đoạn 1997-2012; Y: Tăng trưởng kinh tế, được dẫn xuất bằng GDP bình quân giá thực tế của tỉnh/thành. X it : các biến trong mô hình Cobb-Douglas, gồm: FDI, đầu tư tư nhân, nguồn nhân lực. CONTROL it : Tập hợp các biến kiểm soát: (i) Các biến tài khóa Thu thuế: Hongxu Wei (2010) nghiên cứu FDI và phát triển kinh tế ở Trung Quốc và Đông Á đã sử dụng nhân tố thuế để đánh giá tác động đến tăng trưởng kinh tế và cho thấy thuế tác động nghịch chiều với tăng trưởng. Đầu tư công: các tác giả cho thấy chi tiêu công tác động cùng chiều đến tăng trưởng kinh tế (Nguyễn Phú Tụ và Huỳnh Công Minh, 2010; Chien et al., 2012); Tác động nghịch chiều đến tăng trưởng (Elboiashi Hosein Ali, 2011) và chi tiêu công không có ý nghĩa thống kê để giải thích tác động đến tăng trưởng (Sajid và Nguyen, 2010). Chi thường xuyên: Bose et al. (2007) thì giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường và chăm sóc y tế là chìa khóa quan trọng cho sự thịnh vượng kinh tế trong tương lai. (ii) Các biến thể hiện đặc tính địa phương Đặc tính địa lý của địa phương: đề tài luận án căn cứ vào đặc tính đô thị để dẫn xuất cho việc đánh giá đặc tính địa lý của địa phương. Theo đó, các loại đô thị của địa phương 8 gồm loại đặc biệt, thành phố trực thuộc TW, các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm và các trường hợp còn lại. Trình độ phát triển và sự giàu có của địa phương: căn cứ vào tỷ lệ điều tiết nguồn thu của địa phương chuyển về ngân sách TW, để đo lường trình độ phát triển và giàu có của địa phương. Với các biến đặc tính của địa phương, đề tài sẽ khai thác các khía cạnh vùng của dòng vốn FDI ở Việt Nam. (iii) Các biến kiểm soát khác Cơ sở hạ tầng: Elboiashi Hosein Ali (2011) trong nghiên cứu về hiệu quả của FDI đối với tăng trưởng và đầu tư ở các nước đang phát triển sử dụng số điện thoại cố định trên 1.000 dân để dẫn xuất cho cơ sở hạ tầng và cho thấy tác động cùng chiều. Độ mở thương mại: đề tài luận án sử dụng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu so với GDP như là dẫn xuất cho độ mở thương mại trong đánh giá tác động đến tăng trưởng kinh tế. Quan điểm này được Dukhabandhu (2004), Mahnaz và Zohreh (2012) ủng hộ. Chi số giá tiêu dùng: các nghiên cứu thực nghiệm về FDI và tăng trưởng kinh tế, cho thấy chỉ số giá tiêu dùng tác động nghịch chiều đến tăng trưởng kinh tế (Adeolu, 2007; Wu Jyun-Yi, Hsu Chih-Chiang, 2008). Khoảng cách công nghệ: được tính bằng tỷ lệ khoảng cách giữa thu nhập bình quân đầu người của đối tượng nghiên cứu với GDP bình quân đầu người đối tượng tham chiếu (Elboiashi, Hosein Ali, 2011). Bảng 3.1 Các biến trong mô hình thực nghiệm tăng trưởng kinh tế và kỳ vọng dấu Các biến độc lập trong mô hình thực nghiệm tăng trưởng kinh tế Kỳ vọng dấu I. Các biến trong mô hình Cobb-Douglas 1. Đầu tư tư nhân (Le và Terukazu, 2005, Nicholas Apergis, 2008) + 2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Kevin Williams, 2010; Chien, 2012) + 3. Nguồn nhân lực (Aleksynska, 2003; Wei, 2008; Mahnaz, 2012) + II. Các biến tài khóa 1. Thu thuế (Barro, 1990; Hongxu Wei, 2010) +/- 2. Đầu tư công (Elboiashi, 2011; Sajid và Nguyen, 2010; Chien, 2012) +/- 3. Chi thường xuyên (Bose, 2007) +/- III. Các biến kiểm soát 1. Cơ sở hạ tầng (Kevin N. Lumbila, 2005; Elboiashi, 2011) + 2. Độ mở thương mại (Makki và Somwaru, 2004; Mahnaz, 2012) + 3. Chỉ số giá tiêu dùng (Adeolu, 2007; Wu, 2008) +/- 4. Khoảng cách công nghệ (Sjoholm, 1999; Elboiashi, 2011) + IV. Các biến đặc tính địa phương 1. Đặc tính địa lý của địa phương (Wei, 2008; Chien, 2012) + 2. Trình độ phát triển và sự giàu có của địa phương (Svetlana, 2010) + Nguồn: Tác giả tổng hợp 9 3.2.2. Các yếu tố quyết định đến thu hút dòng vốn FDI Từ khung lý thuyết cũng như đánh giá nghiên cứu thực nghiệm các yếu tố thu hút dòng vốn FDI, đề tài luận án đề xuất mô hình thực nghiệm theo phương trình: (3.5) 0 1 1 2 Y Y X e it it it it Trong đó i là các tỉnh/thành phố, t là thời gian ; Y: Dòng vốn FDI ; X it : Tập hợp các biến giải thích. Gồm: Quy mô thị trường : một số nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra rằng sự gia tăng GDP bình quân đầu người có liên quan tới dòng vốn FDI vào nước sở tại, tăng mức thu nhập là một tín hiệu của sự gia tăng quy mô thị trường và sức mua. Từ thực tiễn trên, đề tài luận án sử dụng GDP bình quân như là dẫn xuất cho biến quy mô thị trường trong đánh giá các yếu tố thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam, phù hợp với Nguyen (2006), Yiyang Liu (2012). Nguồn nhân lực: các nghiên cứu thực nghiệm đã khẳng định mối quan hệ giữa nguồn nhân lực và FDI như Moore và Lucas (1993), Brainard (1997) và Biswas (2002). Gần đây Hongxu Wei (2010), Yiyang liu (2012) cũng khẳng định vai trò của nguồn nhân lực trong hoạt động thu hút FDI. Độ mở thương mại: nhiều nghiên cứu thực nghiệm dựa trên tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và các dịch vụ cộng với tổng số nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ chia GDP để đo lường độ mở thương mại. Cách tính này được ủng hộ bởi Dukhabandhu Sahoo (2004), Hongxu Wei (2010), Elboiashi, Hosein Ali (2011), Yiyang Liu (2012), Ab Quyoom Khachu và Mohd Imran Khan (2012). Cơ sở hạ tầng: đề tài luận án sử dụng số thuê bao điện thoại cố định và di động trả sau để dẫn xuất cho biến cơ sở hạ tầng trong đánh giá thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam. Điều này cũng phù hợp với Asiedu (2002), Ancharaz (2003), Lumbila (2005) và gần đây Sajid A., Lan Phi Nguyen (2010). Lao động có kỹ năng: đề tài luận án sử dụng số sinh viên cao đẳng, đại học để đại diện cho kỹ năng lao động. Điều này cũng cùng quan điểm với Aleksynska et al. (2003), Kevin Williams (2010) và gần đây là Yiyang liu (2012). Chính sách kinh tế vĩ mô: biến chính sách kinh tế vĩ mô được dẫn xuất bởi thâm hụt hụt ngân sách như là biến kiểm soát mô hình. Quan điểm này được sự ủng hộ của Buckley et al. (2007), Fayyaz Hussain, Constance Kabibi Kimuli (2012). Ổn định kinh tế vĩ mô: đề tài luận án sử dụng chỉ số giá tiêu dùng như là đại diện cho ổn định kinh tế vĩ mô Việt Nam, điều này phù hợp với Mercereau (2005), Recep Kok (2009), Elboiashi, Hosein Ali (2011), Cuong et al. (2013). Biến ổn định kinh tế vĩ mô được quan tâm trong mô hình ước lượng với mong muốn ổn định kinh tế sẽ tạo điều kiện thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam. Các biến được sử dụng trong mô hình được tập hợp và kỳ vọng về dấu tác động đến tăng trưởng kinh tế được thể hiện ở bảng 3.2. 10 Bảng 3.2 Các biến trong mô hình thực nghiệm thu hút FDI và kỳ vọng dấu Các biến độc lập trong mô hình thực nghiệm thu hút dòng vốn FDI Kỳ vọng dấu 1. Quy mô thị trường (Nguyen, 2006; Yiyang Liu, 2012; Cuong, 2013) + 2. Nguồn nhân lực (Brainard, 1997; Biswas, 2002; Hongxu Wei, 2010) + 3. Độ mở thương mại (Dukhabandhu, 2004; Hosein, 2011; Ab Quyoom, 2012) + 4. Cơ sở hạ tầng (Ancharaz, 2003; Lumbila, 2005; Nguyễn Phú Tụ, 2010) + 5. Lao động có kỹ năng (Broadman, 1997; Coughlin, 2000; Kevin, 2010) + 6. Chính sách kinh tế vĩ mô (Buckley, 2007; Fayyaz, 2012) + 7. Ổn định kinh tế vĩ mô (Mercereau, 2005; Recep, 2009; Elboiashi, 2011) +/- Nguồn: Tác giả tổng hợp 3.3. Phương pháp ước lượng 3.3.1. Phương pháp ước lượng GMM Arellano – Bond và PMG Phương pháp GMM sai phân của Arellano-Bond được thiết kế thích hợp cho dữ liệu bảng với T nhỏ và N lớn (Judson et al., 1996; Roodman, 2006). Phương pháp cho dữ liệu bảng năng động sử dụng các độ trễ thích hợp của các biến được công cụ (instrumented variables) để tạo nên các biến công cụ (instruments). Ngoài ra, GMM còn khai thác dữ liệu gộp của bảng và ràng buộc độ dài chuỗi dữ liệu thời gian của các đơn vị bảng trong bảng dữ liệu. Từ đó, cho phép sử dụng một cấu trúc trễ thích hợp để khai thác đặc tính năng động của dữ liệu. Tuy nhiên, phương pháp GMM cũng có những hạn chế: (i) các hệ số góc thay đổi theo từng đơn vị bảng. Pesaran et al. (1999) cho rằng sự đồng nhất của các hệ số góc không phù hợp khi độ dài của chuỗi dữ liệu bảng không ngắn. (ii) không thể hiện các đặc tính năng động ngắn hạn và đồng liên kết dài hạn. Để khắc phục những tồn tại trên, phương pháp ước lượng PMG (Pooled Mean Group) được sử dụng, để: (i) ước lượng các hệ số co giãn dài hạn; (ii) xác định tốc độ hiệu chỉnh để trở về cân bằng trong dài hạn và (iii) kiểm tra tính bền của ước lượng GMM. 3.3.2. Các bước tiến hành Bước 1: Đề tài kiểm tra hệ số tương quan của các biến dữ liệu trong mô hình. Kết quả kiểm tra giúp đánh giá độ tin cậy của dữ liệu. Bước 2: Kiểm định quan hệ nhân quả Granger Test. Kết quả kiểm định giúp đánh giá tác động lan tỏa của FDI đến các yếu tố trong tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Bước 3: Hồi qui theo phương pháp Panel GMM sai phân của Arellano – Bond. Kết quả hồi quy giúp đánh giá tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế trên cơ sở xử lý các vấn đề nội sinh, tự tương quan. Bước 4: Thực hiện mô hình vector đồng liên kết PMG: để xác định tính năng động ngắn hạn và đồng liên kết dài hạn của tác động FDI lên tăng trưởng kinh tế Việt Nam. [...]... cơ sở hạ tầng, khoảng cách công nghệ và đầu tư tư nhân 7.3 Gợi ý chính sách 7.3.1 Gợi ý chính sách đối với tổng thể vùng ở Việt Nam 7.3.1.1 Gợi ý chính sách để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế (i) Tăng cường thu hút FDI để góp phần tác động đến tăng trưởng kinh tế ở tổng thể vùng Việt Nam; (ii) Tăng đầu tư tư nhân thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở tổng thể vùng Việt Nam; (iii) Khai thác điều kiện dân số vàng... của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế; Chi thường xuyên trong những điều kiện nhất định (hướng đến kinh tế, giáo dục, khoa học công nghệ) sẽ có tác động dương đến tăng trưởng kinh tế Thứ hai, Tác động của dòng vốn FDI đến tăng trưởng kinh tế trường hợp riêng vùng trong quốc gia FDI vừa là yếu tố hội tụ vừa là yếu tố phân kỳ đặc thù của vùng tác động đến tăng trưởng kinh tế; Hội tụ trong tăng trưởng. .. giữa tăng trưởng kinh tế với các biến kiểm soát với mức ý nghĩa cao (1%) và đều có tác động dương, cho thấy hội tụ mạnh ở vùng này trong tăng trưởng dài hạn Liên kết vùng miền Nam, tính liên kết trong tăng trưởng được thể hiện giữa tăng trưởng kinh tế với các biến độc lập ở mô hình thực nghiệm, với mức ý nghĩa cao (1%): tác động dương có đầu tư tư nhận, dòng vốn FDI, khoảng cách công nghệ và đầu tư công... ĐỘNG CỦA FDI ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở TỔNG THỂ VÙNG CỦA VIỆT NAM 4.1 Giới thiệu 4.2 Dữ liệu và kiểm tra thuộc tính dữ liệu 4.2.1 Dữ liệu nghiên cứu Từ phương trình thực nghiệm 3.4, đề tài luận án sử dụng dữ liệu bảng của 43 tỉnh/thành ở Việt Nam trong giai đoạn 1997 – 2012 Bảng 4.1 Mô tả cách tính và diễn giải các biến trong mô hình tăng trưởng kinh tế Tên biến Tăng trưởng kinh tế Ký hiệu Cách tính và. .. trưởng kinh tế vùng mạnh nhất là nguồn nhân lực; Đầu tư công có thể tác động hiệu quả đến tăng trưởng kinh tế ở những vùng có điều kiện khó khăn trong việc thu hút các nguồn lực đầu tư khác Thứ ba, Tác động của dòng vốn FDI đến tăng trưởng kinh tế trong điều kiện nghiên cứu liên kết vùng trong một quốc gia 22 Vai trò của FDI thể hiện tác động dương đối với tăng trưởng kinh tế ở các liên kết vùng miền... dương đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam Kết quả cũng cho thấy, đầu tư công chưa mang lại tác động tích cực đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam, mức ý nghĩa 5% Thực nghiệm về các yếu tố thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam để phục vụ tăng trưởng kinh tế cho thấy quy mô thị trường tác động cùng chiều đến thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam với mức ý nghĩa thấp nhất 5% (ở phương pháp GMM Arellano-Bond) và cao... kết vùng trong tăng trưởng: FDI tăng 1% tác động dương đến tăng trưởng 0,03%, ý nghĩa 1% Các biến khác có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế liên vùng miền Nam phải kể đến đầu tư tư nhân, nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng và khoảng cách công nghệ Đồng thời bóp méo của thuế tác động âm đến tăng trưởng với mức độ 0,23%, ý nghĩa 5% 5.4.2 Thảo luận về tính hội tụ (liên kết) trong tăng trưởng kinh tế. .. tác động dương của đầu tư tư nhân đối với tăng trưởng kinh tế được thể hiện ở mô hình nghiên cứu lý thuyết Cobb – Douglas, cũng như các nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến FDI và tăng trưởng kinh tế cũng khẳng định tác động cùng chiều của đầu tư tư nhân đến tăng trưởng (Manh Vu Le và Terukazu Suruga, 2005; Nicholas Apergis et al., 2008) (4) Nguồn nhân lực tác động đến tăng trưởng kinh tế Kết quả thực... dòng vốn FDI ở Việt Nam đối với các nhân tố cơ bản như: nguồn nhân lực, đầu tư tư nhân, độ mở thương mại và cơ sở hạ tầng 7.1.2 Tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế: lựa chọn vùng ở Việt Nam Kết quả ước lượng thể hiện ở chương 5 cho thấy các vùng và liên kết vùng đều tồn tại tính liên kết cũng như đặc thù trong tăng trưởng với những mức độ khác nhau Trong đó, tính liên kết mạnh thể hiện ở vùng Bắc... dự án đầu tư công, hướng đến hiệu quả và phục vụ tăng trưởng kinh tế, những khoảng chi thường xuyên cần được tiếp tục tiết kiệm và hướng đến những khoảng chi thường xuyên có tác động đến tăng trưởng: kinh tế, giáo dục, khoa học, môi trường và y tế 7.3.3 Gợi ý chính sách đối với liên kết vùng ở Việt Nam Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mang tính liên kết các vùng, cần phát huy những khoảng đầu tư mang . vùng và tổng thể vùng cần được quan tâm cập nhật và hoàn thiện. Thực tế đó, đòi hỏi cần thực hiện nghiên cứu Đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế ở các vùng của Việt Nam. 3. Mục. tăng trưởng kinh tế các vùng ở Việt Nam được nghiên cứu ở hai khía cạnh chủ yếu: (i) so sánh tỷ lệ tăng trưởng kinh tế với tỷ lệ tăng trưởng FDI. Kết quả cho thấy mức độ hài hòa thể hiện ở vùng. với tăng trưởng kinh tế ở nước tiếp nhận đầu tư, làm cho đường khả năng sản xuất của nước tiếp nhận đầu tư (nước công nghiệp mới) có thể tiệm cận với đường khả năng sản xuất của nước đi đầu tư