1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Cải bắp - thuốc trị loét dạ dày hiệu quả

1 218 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 1
Dung lượng 7,32 KB

Nội dung

window.onload = function () {resizeNewsImage("news-image", 500);} Cải bắp có nhiều loại: cải bắp trắng, cải bắp đỏ, su hào, cải hoa… Đây là loại rau rẻ tiền, dễ mua, dễ kiếm, thường được chế biến thành các món luộc, xào, nấu canh, trộn gỏi, muối dưa… và còn là vị thuốc chữa được nhiều bệnh trong y học cổ truyền. Giá trị dinh dưỡng và dược tính Cải bắp, bắp cải hay sú, tên khoa học là Brassica oleracea L.var.capitata L, thuộc họ cải (Brassicaceae), là loại rau ôn đới được nhập vào trồng ở nước ta từ lâu tại một số tỉnh phía Bắc – Đà Lạt, các huyện ngoại thành TP.HCM và vùng đồng bằng sông Cửu Long… Người ta đã xác định trong cải bắp tươi có: 90g% nước, 1,8g% protid, 5,4g% glucid, 1,6g% cellulose, 1,2g% chất trơ. Cải bắp cũng giàu về muối khoáng, nhất là canxi (48mg%), phốtpho (31mg%). Lượng vitamin C trong cải bắp chỉ thua cà chua, nhưng nhiều gấp 4,5 lần càrốt; 3,6 lần khoai tây, hành tây! Cải bắp được dùng làm thuốc ở châu Âu từ thời thượng cổ. Ngày nay người ta biết nhiều hơn về tác dụng chữa bệnh của loại rau này như: có thể dùng làm thuốc trị giun; đắp ngoài làm thuốc tẩy uế và làm liền sẹo các vết thương, mụn nhọt, các vết thương ác tính, đồng thời là loại thuốc trị sâu bọ tốt (ong, nhện…) Nó còn được dùng làm thuốc giảm đau trong bệnh thấp khớp, thống phong, đau thần kinh hông (lấy lá cải bắp ủi cho mềm, sau đó đắp lên các phần bị đau); giúp làm sạch đường hô hấp bằng cách dùng đắp (trị viêm họng khàn tiếng), hoặc uống trong (chữa ho, viêm sưng phổi). Cải bắp cũng là thuốc chống hoại huyết, trị lỵ và là nguồn cung cấp lưu huỳnh cho cơ thể. Nước sắc bắp cải dùng để lọc máu. Đặc biệt cải bắp còn là vị thuốc chống kích thích thần kinh và chứng mất ngủ rất tốt. Những người hay lo âu, học sinh sắp đi thi, người bị suy nhược thần kinh, mệt mỏi liên miên nên dùng cải bắp thường xuyên.   Nếu dùng tươi, vitamin U trong cải bắp có tác dụng chữa loét dạ dày. Nước cải bắp giúp khoẻ dạ dày Người ta còn sử dụng cải bắp để chữa đau dạ dày, xuất phát từ thông tin vào năm 1948, các nhà khoa học đã phát hiện trong cải bắp có một chất chống loét gọi là vitamin U, giúp chữa loét dạ dày – tá tràng, viêm dạ dày – ruột, viêm đại tràng. Do vitamin U bị huỷ ở nhiệt độ cao, nên dùng nước ép cải bắp tươi nếu muốn phát huy tác dụng này. Một ký lá cải bắp tươi sẽ cho 500 – 700ml nước ép, nếu giã tươi lấy nước cốt thì được 350 – 500ml. Dùng nước ép hoặc nước cốt cải bắp uống trong ngày với liều 1.000ml, chia làm 4 - 5 lần (có thể pha thêm đường hay muối, dùng nóng hay lạnh). Điều trị liền trong vòng 2 tháng, sẽ có kết quả rõ rệt đối với bệnh nhân có ổ loét chưa sâu lắm. Các loại cải khác như cải rổ (var.viridis L), cải bẹ dúng (var.sabauda.), súp lơ, cải hoa (var.botrytis L)… đều có tác dụng chữa bệnh như cải bắp. Theo GS.TS Võ Văn Chi, Chuyên gia cây thuốc Việt Nam, nguyên giảng viên đại học Y dược TP.HCM.

Cải bắp có nhiều loại: cải bắp trắng, cải bắp đỏ, su hào, cải hoa… Đây là loại rau rẻ tiền, dễ mua, dễ kiếm, thường được chế biến thành các món luộc, xào, nấu canh, trộn gỏi, muối dưa… và còn là vị thuốc chữa được nhiều bệnh trong y học cổ truyền. Giá trị dinh dưỡng và dược tính Cải bắp, bắp cải hay sú, tên khoa học là Brassica oleracea L.var.capitata L, thuộc họ cải (Brassicaceae), là loại rau ôn đới được nhập vào trồng ở nước ta từ lâu tại một số tỉnh phía Bắc – Đà Lạt, các huyện ngoại thành TP.HCM và vùng đồng bằng sông Cửu Long… Người ta đã xác định trong cải bắp tươi có: 90g% nước, 1,8g% protid, 5,4g% glucid, 1,6g% cellulose, 1,2g% chất trơ. Cải bắp cũng giàu về muối khoáng, nhất là canxi (48mg%), phốtpho (31mg%). Lượng vitamin C trong cải bắp chỉ thua cà chua, nhưng nhiều gấp 4,5 lần càrốt; 3,6 lần khoai tây, hành tây! Cải bắp được dùng làm thuốc ở châu Âu từ thời thượng cổ. Ngày nay người ta biết nhiều hơn về tác dụng chữa bệnh của loại rau này như: có thể dùng làm thuốc trị giun; đắp ngoài làm thuốc tẩy uế và làm liền sẹo các vết thương, mụn nhọt, các vết thương ác tính, đồng thời là loại thuốc trị sâu bọ tốt (ong, nhện…) Nó còn được dùng làm thuốc giảm đau trong bệnh thấp khớp, thống phong, đau thần kinh hông (lấy lá cải bắp ủi cho mềm, sau đó đắp lên các phần bị đau); giúp làm sạch đường hô hấp bằng cách dùng đắp (trị viêm họng khàn tiếng), hoặc uống trong (chữa ho, viêm sưng phổi). Cải bắp cũng là thuốc chống hoại huyết, trị lỵ và là nguồn cung cấp lưu huỳnh cho cơ thể. Nước sắc bắp cải dùng để lọc máu. Đặc biệt cải bắp còn là vị thuốc chống kích thích thần kinh và chứng mất ngủ rất tốt. Những người hay lo âu, học sinh sắp đi thi, người bị suy nhược thần kinh, mệt mỏi liên miên nên dùng cải bắp thường xuyên. Nếu dùng tươi, vitamin U trong cải bắp có tác dụng chữa loét dạ dày. Nước cải bắp giúp khoẻ dạ dày Người ta còn sử dụng cải bắp để chữa đau dạ dày, xuất phát từ thông tin vào năm 1948, các nhà khoa học đã phát hiện trong cải bắp có một chất chống loét gọi là vitamin U, giúp chữa loét dạ dày – tá tràng, viêm dạ dày – ruột, viêm đại tràng. Do vitamin U bị huỷ ở nhiệt độ cao, nên dùng nước ép cải bắp tươi nếu muốn phát huy tác dụng này. Một ký lá cải bắp tươi sẽ cho 500 – 700ml nước ép, nếu giã tươi lấy nước cốt thì được 350 – 500ml. Dùng nước ép hoặc nước cốt cải bắp uống trong ngày với liều 1.000ml, chia làm 4 - 5 lần (có thể pha thêm đường hay muối, dùng nóng hay lạnh). Điều trị liền trong vòng 2 tháng, sẽ có kết quả rõ rệt đối với bệnh nhân có ổ loét chưa sâu lắm. Các loại cải khác như cải rổ (var.viridis L), cải bẹ dúng (var.sabauda.), súp lơ, cải hoa (var.botrytis L)… đều có tác dụng chữa bệnh như cải bắp. Theo GS.TS Võ Văn Chi, Chuyên gia cây thuốc Việt Nam, nguyên giảng viên đại học Y dược TP.HCM.

Ngày đăng: 20/10/2015, 03:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w