1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Đóng góp, hạn chế trong đề tài nông thôn, trí thức của Nam Cao

16 3,3K 15

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 75,7 KB

Nội dung

Thường xuyên hơn cả, ta bắt gặp trong sáng tác của Nam Cao cái làng Vũ Đại chính là làng Đại Hoàng quê hương của ông, một cái làng đầu tỉnh cuối huyện vừa hẻo lánh vừa xơ xác, một mảnh đ

Trang 1

Đóng góp và hạn chế trong sáng tác của Nam Cao ở đề tài nông thôn và trí thức

I Đóng góp, hạn chế về nội dung trong sáng tác của Nam Cao

1 Trong đề tài nông thôn

1.1 Không gian, khung cảnh nông thôn

_Không gian nông thôn trong tác phẩm của Nam Cao khá đặc biệt, ở đây không phải không có những cảnh đẹp thơ mộng, đẹp đẽ: dòng sông trong mát, những vường chuối vườn trầu trên vùng đất bãi, những đêm trăng, gió thổi rười rượi…Nhưng các cảnh ấy không có nhiều, xuất hiện với mật độ không cao Trong các tiểu thuyết của nhóm Tự Lực Văn Ðoàn đã mở đầu việc đưa thiên nhiên tươi mát của đất nước vào văn học Các nhà văn Tự Lực Văn Ðoàn miêu tả thiên nhiên với tất cả chi tiết màu sắc, đường nét Thiên nhiên trong tiểu thuyết Tự Lực Văn Ðoàn có hương vị Chúng ta thường gặp đây đó những cảnh vật quen thuộc của quê hương đất nước với hương vị ngọt ngào, đậm đà, những đồi cọ thoai thoải miền Trung du những cánh đồng lúa chín chạy dài đến tận chân trời, những ngôi chùa, quán nước, bến đò, cây đa, hoa cau, hoa khế đây là sắc và hương nơi thôn dã:

"cao vút trên từng không, những cây cau thân thẳng và mảnh toả từng buồng hoa vàng xuống một mùi thơm đậm đà, mộc mạc xen lẫn trong mùi thơm phản phất thanh thanh của hoa chè: hai hương vị đặc biệt nơi thôn dã" (Gia đình) Cũng từng sống ở thôn quê, Nhất Linh tả tiếng động: "ở ngoài vườn tiếng ếch, nhái ran lên từng loạt, thỉnh thoảng có tiếng chẫu chuộc nghe lõm bõm như tiếng chân rút mạnh của một người lội trong bùn" (Bướm trắng)… Với Tự Lực Văn Đoàn, khung

cảnh nông thôn hiện lên thật bình dị, gắn liền với cuộc sống hằng ngày

_Không gian trong sáng tác của Nam Cao trước hết là vùng nông thôn, những căn nhà nơi thôn dã, những con đường làng với không khí xơ xác, hoang vắng và nghèo đói đến rợn người Thường xuyên hơn cả, ta bắt gặp trong sáng tác của Nam Cao cái làng Vũ Đại (chính là làng Đại Hoàng quê hương của ông), một

cái làng đầu tỉnh cuối huyện vừa hẻo lánh vừa xơ xác, một mảnh đất “quần ngư tranh thực” với biết bao nhũng nhiễu, bất công, là không gian sinh tồn của những

người nông dân sống thân phận của con sâu con kiến Đó là nơi có cái trường tư Thứ dạy thuê để kiếm sống (Sống mòn), là xóm Bài Thơ (Truyện người hàng xóm)

với “những mái lá xác xơ trông tiều tụy như những cái nón rách trên gáy những người ăn mày ngồi xúm xít với nhau, ngủ gục cho đỡ lạnh”; là không gian làng quê

Trang 2

với “nhà cửa lưa thưa Toàn những nhà tre úp súp giữa những khu vườn rộng nhưng xấu lắm: mía đốt như lau hoặc khẳng khiu như chân gà, chuối lè tè như những cây rau diếp ngồng, dĩ chỉ đến cây khoai, cây ráy cũng không lên được”

(Quái dị),…

Ở nhiều tác phẩm của Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, cuộc sống nông thôn khá náo động, om sòm Các nhà văn hay tả những âm thanh hoặc dần dập đe dọa,

dữ dằn hoặc kêu than thảm thiết Khác với cái làng Đông Xá huyên náo, dồn dập tiếng trống, tiếng mõ thúc sưu trong “Tắt đèn”, nông thôn trong tác phẩm của Nam

Cao có cái vẻ vắng lặng, hoang vu “Một cái làng quê u tịch đôi khi chết lặng vì cái trưa nắng gắt của mùa hè, xao xác của những ngày thu, tả tơi vào mùa mưa bão, quạnh vắng vào những đêm trăng” (Phong Lê, Nam Cao – Văn và Đời, Lời giới

thiệu Tuyển tập Nam Cao, tập I, nxb Văn Học, H…, 1997, tr.27-28) Không gian ở

đây “yên tĩnh quá” đến nỗi người ta có thể nghe thấy “tiếng thở ra u ám” của những “giậu tre rậm như rừng”, thậm chí có thể nghe thấy cả những “tiếng kêu rền rĩ” của những thớ gỗ trong cái kèo cái cột “hình như chúng tê mỏi mà vươn mình hay sốt ruột mà rên lên” (Nửa đêm) Cái không gian vắng lặng ấy đôi khi

cũng bị vấy lên bởi những tiếng động lớn, sau đó, cả làng quê lại như chìm, như lặng đi Nếu có sự ồn ào thì đó chỉ là trong chốc lát – cái ồn của những vụ rạch mặt

ăn vạ, đâm chém và la làng Chính trên cái nền cảnh tĩnh lặng này càng nổi lên tiếng chửi tức tối của Chí Phèo cô độc hay giọng hờ con của những người đàn bà góa Không gian trong sáng tác của Nam Cao chủ yếu là không gian riêng tư cá nhân, đó là những căn buồng, ngôi nhà chật chội, tù túng, hay không gian sinh tồn của mỗi làng quê cổ hủ Trong cái không gian tù hãm như bị vây bọc bởi những lũy tre xanh biết bao nhân vật của Nam Cao bị cầm tù, bị đày ải, chịu nhẫn nại trong đắng cay, nếu không chết vì đói, vì bệnh tật thì cũng chết trong khốn khổ (vì bả chó hay bội thực vì một bữa no quá hiếm hoi).Những nhân vật của Nam Cao, dù đi đâu,

dù làm gì, cuối cùng cũng trở về với ngôi nhà, với căn phòng, với không gian riêng

tư của mình Ông để cho nhân vật của mình ra đi, đi khỏi chấn thôn quê đến với thị thành để thỏa cái ước mong của mình Nhưng rồi, nhân vật của ông lại quay về nơi

ban đầu họ ra đi Ở đấy, họ mới tìm lại được điểm tựa sau cuôc phiêu lưu dài kia:

"Chốn thôn quê yên tĩnh này sẽ làm cái tổ ấm áp của con chim bấy lâu bay mỏi ở những rừng xa, xứ lạ, vẩn vơ tìm cái hạnh phúc nó vẫn đợi sẵn ở đây"

Nếu như không gian trong sáng tác của Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng chủ yếu là không gian hướng ngoại thi không gian nghệ thuật của

Nam Cao là không gian hướng nội Tạo dựng không gian không phải là cứu cánh

Trang 3

của nhà văn Nam Cao tạo không gian để xây dựng tâm tư của nhân vật, làm thức dậy những tình cảm, cảm xúc mơ hồ của nhân vật Nó đánh thức những tâm lí sâu thẳm, phong phú, phức tạp, đầy bí ẩn theo chiều hướng hoặc là phù hợp, hoặc là đối lập với tâm trạng của con người Từ không gian trung tâm là căn buồng, ngôi nhà, không gian nghệ thuật của Nam Cao còn được mở rộng biên độ, không gian của những tâm tưởng Trong các tác phẩm cua mình, Nam Cao xây dựng một không gian yên ắng, tĩnh lặng ban đầu như dự báo cho một sự bùng nổ, phản kháng về sau Đây cũng xem là một nét hấp dẫn mới

1.2 Người nông dân

1.2.1 Đóng góp

1.2.1.1 Số phận bất hạnh bế tắc của người nông dân

a) Nhân vật trong sáng tác của Nam Cao hầu hết đều cô đơn, mất mát

và nghèo đói

Trong lịch sử văn chương Việt Nam từng xuất hiện không ít nhân vật khổ đau, cô độc Thế nhưng khi Chí Phèo ngật ngưỡng bước ra từ trang sách , ta ngỡ ngàng nhận ra đây mới là hiện thân đầy đủ cho nỗi cùng cực, bất hạnh của kiếp người Chí Phèo sinh ra trong đói nghèo, tủi nhục, cô độc, tồn tại trong sự ghê sợ , ghẻ lạnh của người đời rồi chết đi cũng trong đói nghèo, tủi nhục, cô độc Trong

làng Vũ Đại , Chí Phèo là “thằng cùng hơn cả dân cùng”, không cha , không mẹ,

không họ hàng thân thích , không nhà không cửa, không thước đất cắm dùi Cả đời

Chí Phèo “chưa bao giờ được chăm sóc bởi một bàn tay đàn bà” Chí Phèo ước

mơ sống với một người phụ nữ xấu đến ma chê quỷ hờn cũng không được Chí Phèo sống cược sống tối tăm của một con vật và chết cái chết thê thảm của một kẻ

cô độc cùng đường Đặc biệt qua tiếng chửi càng sâu, càng đau của Chí Phèo, ta thấy hiện lên là một kẻ cô đơn đến tuyệt đối

Trong khung cảnh của một nông thôn nghèo đói, xơ xác, người nông dân xuất hiện với cược sống hằng ngày với số phận hết sức bi thảm Ngòi bút Nam cao không hay bao quát bức tranh hiện thực nông thôn trên bình diện rộng , cũng ít khi

đi vào những xung đột giai cấp gay gắt như một số nhà văn khác cùng trào lưu

Ông chủ yếu miêu tả những cảnh đời cụ thể, gần gũi , khai thác “ cái hằng ngày”.

Những chuyện cuh thể ấy mang bản chất của đời sống, có tính khái quát sâu sắc

Trang 4

Những gia đình nông dân, không nhà nào yên ấm; nhà nào cũng tan tác , chia lìa Sự nghèo đói đã làm tan tác những gia đình Người phải lên rừng kiếm ăn( Một đám cưới) , kẻ phải bỏ quê hương vào làm phu ở Nam Kì( Lão Hạc), chạy đến cùng trời cũng không sao thoát khỏi cái nghèo, cái đói và cái chết Biết bao người chết vì cái đói, vì ốm đau không có thuốc thang

Vì đói mà bà cái Tí phải chết tức tưởi vì một bữa ăn quá no( Một bữa no) cái chết no ấy thật ra cũng là kiểu chết đói vừa đáng trách vừa đáng thương

Anh đĩ Chuột trong truyện ngắn “Nghèo” buộc phải thắt cổ tự tử để đỡ gánh

nợ cho vợ con

Phúc trong “ Điếu văn” ốm đau nằm”chết khô, chết nỏ” trên giường, trong

khi hai đứa con anh “ẻo lả như một cái lá lúa và buồn như một tiếng thở dài ngồi ủ

rũ nhìn anh bằng đôi mắt dại đi vì đói quá”

Lang Rận trong truyện ngắn cùng tên sống trong sự khinh khi và chết trong

tủi nhục Vất vưởng sống trong đói nghèo , rách rưới bên cạnh những kẻ “ chỉ tơ tuốt suốt ngày , nói đùa bỡn suốt ngày, cười hi hí , và phát lưng nhau đồm độp”, Lang Rận phải nhẫn nhục trong sự “khinh bỉ, lườm nguýt, phỉ nhổ, nhạo cười , chế giễu , đủ trăm hình , trăm cấp” Không thể sống trong nhục nhã, anh đã tìm đến cái chết thật thê thảm : “Ông thắt cổ bằng cái ruột tượng gốc của mụ Lợi.”

Cuộc đời Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên cũng thật buồn tủi , mòn mỏi trong cô đơn và nghèo đói Đến cả con chó Vàng mà lão quý mến như con như cháu lão cũng không sao nuôi nổi Không muốn ăn tiêu vào tài sản của con, lại không thể tìm việc làm để có thể sống lương thiện, lão Hạc buộc phải kết liễu đời mình bằng một cái chết thật thảm khốc Lão Hạc đã chọn cái chết để dành phần sống cho con , chết để tạo sự sống cho một cuộc đời khác

Trước Cách mạng, không một nhà văn nào lại kết thúc cuộc đời nhân vật bằng nhiều cái chết thê thảm, dữ dội, khốc liệt như Nam Cao Những cái chết đó phản ánh sự ngột ngạt của một cuộc sống nghẹt thở đã đến mức tận cùng của bế tắc

b) Quá trình bần cùng hóa của người nông dân

Đi vào số phận người nông dân dưới đáy cùng xã hội ở thời kì ngột ngạt, đen tối , nhiều tác phẩm của Nam Cao đã phản ánh sinh động quá trình bần cùng hóa

Trang 5

của họ Đặc biệt, quá trình bần cùng hóa này thường được Nam Cao gắn với đe dọa lưu manh hóa Hoàn cảnh xã hội đảo điên có sức tàn phá thật khốc liệt con người

bị đẩy vào bước đường cùng , bị chà đạp cả về thể xác lẫn nhân phẩm

Viết về người nông dân, Nam Cao tập trung viết về tình trạng con người luôn luôn bị lăng nhục, bị xúc phạm về nhân phẩm, bị đẩy vào tình trạng tha hóa, lưu manh hóa Nói cách khác đó là những người nông dân bị dồn đến đường cùng nhưng họ không chịu nhịn nhục Họ vùng vẫy tìm lối thoát cho mình Đa số là lối thoát tiêu cực: rượu chè, cờ bạc, trộm cướp, lưu manh Đó cũng là một quy luật nghiệt ngã của xã hội Từ đó bộc lộ tấm lòng đau đớn của mình trước số phận của những người nông dân

Trong “tư cách mõ”, anh Lộ vốn được sinh ra trong gia đình quan viên tử tế.

Anh sống rất tử tế, hiền lành, không cờ bạc rượu chè nên được mọi người yêu

mến Anh cu Lộ hiền như đất Cờ bạc không, rượu chè không, anh chỉ chăm chắm, chui chúi làm để nuôi vợ, nuôi con Chỉ vì nghèo cùng với sự hiền lành đến khờ

khạo của mình nên bị người khác lừa gạt gán ghép cho việc làm mà hầu hết mọi người đều né tránh vì cho là hèn hạ Sự rẻ rúng, miệt thị của mọi người dần làm

cho tâm hồn anh chay san, tha hóa, cuộc đời làm mõ của anh trở nên “tiến bộ hơn”, “thành công hơn”.

Viết về quá trình người nông dân bị tha hóa, lưu manh hóa, Chí Phèo là tác phẩm xuất sắc nhất của Nam Cao Đây là nhân vật tổng hợp những hư hỏng của người nông dân (Tuy rằng trước Chí Phèo đã có Năm Thọ, Binh Chức) Vì vậy, Chí Phèo là nhân vật điển hình, có ý nghĩa khái quát xã hội rộng lớn, là một nhân vật tha hóa với đầy đủ ý nghĩa sâu sắc, chính xác của khái niệm này Tha hóa ở đây được hiểu là sự biến chất của con người, là tình trạng con người trở thành cái đối địch với bản chất của nó Cũng như tất cả các nhân vật khác, Chí Phèo bước vào cái tuổi hai mươi của đời mình với phẩm chất lương thiện : hiền lành, siêng năng, có ước mơ, giàu tự trọng… Nhưng vì một lý do không đâu, Chí Phèo bị đi tù Ở tù ra, hắn trở thành lưu manh, một kẻ khác hẳn với bản chất vốn có của mình: hay uống

rượu, chửi bới, rạch mặt ăn vạ, giết người.“Hắn về lớp này trông khác hẳn, mới đầu chẳng ai biết hắn là ai Trông đặc như thằng sắng cá Cái đầu thì trọc lóc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết! Hắn mặc quần áo đen với cái áo tây vàng Cái ngực thì phanh, đầy những nét chạm trổ rồng, phượng với một ông tướng cầm chùy, cả hai cánh tay cũng thế, trông gớm chết!” Gặp Thị Nở, Chí Phèo muốn hoàn lương, nhưng xã hội

Trang 6

không chấp nhận Cuối cùng Chí Phèo phải chết trên ngưỡng cửa của sự tìm về với đồng loại và treo ở đó một khát vọng tha thiết muốn làm người lương thiện

1.2.2 Hạn chế trong đề tài viết về người nông dân của nhà văn Nam Cao _Tác phẩm của Nam Cao còn thiếu tính chiến đấu trực tiếp, thiếu vẻ đẹp của những “chân dung lạc quan”

Trong tác phẩm của mình tác giả thường hướng tới sự cam chịu, bi quan, bế tắc làm cho nhân vật như mất phương hướng thường tìm tới cái chết như là sự giải thoát cho số phận mình: anh đĩ Chuột( Nghèo), Lão Hạc( Lão Hạc), Chí Phèo( Chí Phèo)…

Nguyên nhân của những hạn chế đó là:

_Cảm quan hiện thực của nhà văn vô cùng nhạy bén và ông hướng tới số phận đói khổ, bế tắc, bần cùng hóa của nhân vật hơn là tô điểm vẻ bề ngoài cho nhân vật

_Do quan điểm nghệ thuật của nhà văn là phản ánh chân thực hiện thực đời

sống : “ nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia , thoát ra từ những kiếp lầm than”( Giăng sáng).

_Chưa tiếp nhận sâu sắc tư tưởng Cách mạng nên chưa tìm ra lối thoát tích cực hơn cho nhân vật của mình

2 Đề tài người trí thức

2.1 Đề tài người trí thức tiểu tư sản trong truyện ngắn của Nam Cao

_Với Nam Cao, thế giới nhân vật trong truyện ngắn của ông trước 1945 là hình ảnh thu nhỏ xã hội nông thôn Việt Nam Nam Cao đã tạo được cho mình một thế giới nhân vật riêng, có 2 loại nhân vật chủ yếu trong tác phẩm của Nam Cao là người nông dân và người trí thức tiểu tư sản

_Bên cạnh việc thấu hiểu sâu sắc nỗi khổ của số phận bấp bênh của những người nông dân nghèo, Nam Cao đặc biệt dành nhiều suy nghĩ và thiện cảm cho những người trí thức nghèo

Trang 7

_Trong truyện ngắn Nam Cao, người trí thức được miêu tả là những là những ông giáo trường tư, những nhà văn tâm huyết với nghề nghiệp nhưng luôn luôn cô đơn và nghèo túng Học vấn và hiểu biết càng làm cho họ ý thức sâu sắc hơn về bi kịch của cuộc đời mình Bi kịch của những người muốn sống một cuộc sống xứng đáng, có ích, xây dựng một sự nghiệp nào đó Cuộc sống của họ kéo dài tẻ nhạt vô

vị, không có tương lai mà “sẽ mốc lên, sẽ rỉ đi, sẽ mục ruỗng ra” và họ “sẽ chết

mà chưa làm được gì cả, sẽ chết mà chưa được sống” Đó là bi kịch “sống mòn”

_Tập trung vào mảng đề tài người tri thức tiểu tư sản, Nam Cao đã chọn cho mình một hướng viết mới , đi vào cái bình thường, cái đời thường của sự nghèo túng, qua đó phản ánh tố cáo một cách âm thầm, gay gắt, quyết liệt

Với đề tài người trí thức tiểu tư sản, chúng ta thấy Nam Cao là người thành công khi viết về đề tài này Viết về người trí thức tiểu tư sản, chính là ông viết về mình, những người bạn của mình Nam Cao đã suy nghĩ trăn trở rất nhiều về cuộc đời Những trăn trở đó đã bật lên thành tiếng nói riêng của mình cũng là đại diện cho một tầng lớp người trong xã hội

2.2 Những đóng góp của Nam Cao về đề tài trí thức tiểu tư sản

2.2.1 Đề tài trí thức tiểu tư sản là đề tài nổi bật, sâu sắc

_Mác nói: “con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội” Đến với những

sáng tác viết về đề tài người tri thức tiểu tư sản, ta thấy rõ các nhân vật tri thức tiểu

tư sản của Nam Cao mỗi người có một số phận khác nhau, hoàn cảnh sống khác nhau, nhưng tựu chung lại cho thấy đa số các nhân vật đều là một mảnh hồn của nhà văn, nhiều nhân vật là hiện thân của nhà văn Những nhân vật này trong một chừng mực nhất định, là những hình ảnh của chính tác giả Đó là những học sinh

thất nghiệp, những anh “giáo khổ trường tư”, những nhà văn nghèo không thành đạt, cuộc đời mòn mỏi với những lo toan căng thẳng vì miếng cơm manh áo: “Đọc truyện Nam Cao cứ ngỡ như chính tác giả đang nhập hồn mà vật vã, mà giày vò, trò chuyện trước mặt chúng ta” Thật thế, ta thấy nhà văn giàu tài năng này, “con người cả nghĩ này đã tự biến mình thành cái khuôn chả trong chính tay mình, cứ đem mình ra mà quạt dưới than hồng cuộc sống, cho đến khi cả làng cả nước dậy lên không biết bao nhiêu mùi vị của chính tâm hồn mình, của chính nhân cách nhà văn của mình”

Trang 8

Về phía mình, Nam Cao trước Cách mạng là một nhà văn nghèo khổ Trong cuộc mưu sinh, ông đã từng phiêu lưu từ Bắc vào Nam, từ Nam ra ngoài Bắc, từ nông thôn ra chốn thị thành rồi lại từ thị thành về thôn quê, sống nhiều nơi làm nhiều nghề Nam Cao luôn luôn bị dằn vặt về bổn phận, cũng luôn phải chiêm nghiệm, nếm trải suy tư về lẽ sống, nếp sống Đôi lúc đáp lại sự gắng gỏi bằng một thành công nhỏ nhoi, cố mở ra một chút hi vọng mỏng manh, một niềm vui giản dị, một mơ ước không kém phần bay bổng, lãng mạn Nhưng những cái đó chỉ là những khoảnh khắc thoáng qua, những rợn ngợp trước ảo ảnh diễm lệ huy hoàng, hoặc những hiện hữu trong tâm tưởng ông Thực tế, ông phải đối mặt với một cuộc sống bề ngoài có vẻ như nhờ nhờ, bình thường nhưng bên trong có phần lam lũ và hết sức nặng nề Ít có lúc ông thư thả và luôn thấp thoáng những lo âu, hi vọng rồi thất vọng Ông luôn tự băn khoăn, luôn luôn nghiền ngẫm trước những gì phơi bày

ra trước mặt Chính tâm hồn nặng trĩu những lo toan, nặng trĩu những tâm sự u uất,

bi phẫn như vậy đã chuyển vào văn Nam Cao

Ta có thể tìm thấy hình ảnh của ông trong nhiều truyện, tiêu biểu là các

truyện: Giăng sáng, Đời thừa, Cái mặt không chơi được Một Nam Cao – ông

giáo khổ trường tư kiêm nhà văn quèn thời ấy – đời sống và đời viết của ông luôn

bị hai mặc cảm hành hạ cho đến chết: Sống chưa được tốt với xung quanh và viết không ra gì Ông tự thấy mình đáng khinh quá Đáng khinh nhất là cái lần nghe tin ông bạn ốm sắp chết, anh giáo thoáng một nỗi vui thầm kín có thể mình được thế chân làm hiệu trưởng Với gia đình, anh “giáo khổ trường tư” kiêm nhà văn ấy nhiều khi đối sử với vợ con cũng chẳng ra gì, tự thấy mình là kẻ ăn bám, vô tích sự,

có khi thô lỗ, cục xúc với vợ con, uống rượu, nát rượu đã có lúc đánh vợ, chửi rủa con Nhiều đêm không tài nào ngủ được, vật vã mình trên chiếc giường ọp ẹp mà trăn trở, nghĩ ngợi, mà tự khinh bỉ mình, mà tìm ra phương cách gột rửa cái “dòng sông tinh thần ngầu vần của cái thằng mình mà đặng sống cho gần người hơn ”

2.2.2 Khái quát về đời sống và tư tưởng, quan điểm nghệ thuật của Nam Cao qua truyện ngắn ngắn viết về người trí thức tiểu tư sản

Quyết định lấy chuyện của mình ra mà viết, Nam Cao đã phơi trần ra cái bể suy tư, suy cảm, cái cách sống, cách nghĩ của chính mình hằng ngày lên trên mặt giấy Toàn là những “truyện không muốn viết” Ngòi bút của ông vẽ lên những gương mặt, tâm hồn của chính mình, cuối cùng Nam Cao cũng đã tạo được một sức hấp dẫn riêng cho mình, khẳng định được chỗ đứng cho mình là cả một quá trình tự phấn đấu, vật lộn với nghèo đói, tù túng mà Nam Cao phải trải qua Đồng thời là sự

Trang 9

minh chứng của một phương châm sống và sáng tác miệt mài tìm tòi, khám phá, không bao giờ chấp nhận sự sáo mòn, chạy theo thói thời thượng, a dua “thấy người ta ăn khoai cũng vác mai đi đào” (Những truyện không muốn viết) của một

số cây bút đương thời Nam Cao từng lên án gay gắt sự vội vàng trong sáng tác:

“Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là bất lương rồi, sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện” (Đời thừa) Nhà văn Hộ trong Đời thừa đã từng coi đói

rét không có nghĩa lý gì với ước mơ hoài bão lớn Đã từng nghĩ đến một tác phẩm

“sẽ làm mờ hết các tác phẩm ra cùng thời” Nhưng rồi cái thực tại “áo cơm ghì sát đất” đã khiến Hộ cay đắng nhận ra mình “chỉ là một kẻ vô ích, một người thừa” và

“chẳng đem đến một cái gì cho văn chương cả” Nam Cao đã chỉ ra bản chất của việc sáng tạo nghệ thuật: “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có”(Đời thừa) Quan điểm nghệ thuật này đã trở thành một phương châm phấn đấu

trong suốt quá trình sáng tác của Nam Cao

Người trí thức tiểu tư sản trong các truyện của Nam Cao dù mang trong mình

nhiều mộng tưởng về một “tác phẩm đạt giải Nôben”, “vượt lên bên trên tất cả các bờ cõi và giới hạn Nó phải là một tác phẩm chung cho cả loài người” Nhưng

cuối cùng đều tan vỡ Nam Cao cũng đã chỉ ra nguyên nhân dẫn đến thất bại của họ: sự non yếu về năng lực cá nhân và những khó khăn của hoàn cảnh Các nhân vật của Nam Cao đã nhận ra tính chất khắc nghiệt của hoàn cảnh, những khó khăn vật chật và tinh thần, hữu hình và vô hình, kìm hãm, chất chồng bao vây con người Viết về người trí thức tiểu tư sản nghèo,Nam Cao đã mạnh dạn phân tích và mổ

xẻ tất cả Không né tránh như Thạch Lam,không cực đoan phiến diện như Vũ Trọng Phụng, cũng không thi vị hóa như Nhất Linh, Khái Hưng,ngòi bút của Nam Cao luôn tỉnh táo ,đúng mực Ông đã đi đến mọi ngóc ngách trong tâm hồn và suy nghĩ của một lớp người,và qua đó thể hiện sự cùng quẫn,bế tắc của một xã hội Trước Nam Cao, trong tiểu thuyết "Lều chõng", Ngô Tất Tố đã phê phán,lên án những mặt tiêu cực của giai cấp mình một cách triệt để.Đối với ngòi bút hiện thực sắc sảo Nam Cao đã xé toang lớp vỏ hào nhoáng bên ngoài của lớp ng tiếu tư sản

để đi vào vấn đề thực chất bên trong Ông không rơi vào lối tô vẽ ,thi vị hóa họ như một số nhà văn đương thời Đọc truyện ngắn và tiểu thuyết của Nam Cao ,người đọc thấy hiện lên một cuộc sống đen tối,ngột ngạt trong đó lớp người trí thức cũng không thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn quanh việc miếng cơm,manh áo

Trang 10

2.3 Đóng góp về vị trí vai trò của nhân vật trí thức tiểu tư sản trong các tác phẩm của Nam Cao

2.3.1 Nhân vật trí thức như một điểm nhìn nghệ thuật, một quan điểm về đời sống trong tác phẩm của Nam Cao

Sáng tác của Nam Cao trước Cách Mạng gồm có hơn 50 tác phẩm trong đó

có cả 2 tiểu thuyết “Sống mòn” và “Truyện người hàng xóm”, truyện ngắn viết về người trí thức tiểu tư sản của Nam Cao có đến 26 truyện với những nhân vật đặt trong hoàn cảnh điển hình, thông qua xây dựng nhân vật để thể hiện điểm nhìn cũng như quan điểm nghệ thuật, quan điểm đời sống của mình Như đã nêu trong phần 2.2

Thông qua nhân vật của mình Nam Cao đã khắc họa được bức chân dung toàn diện về hình ảnh của một lớp người tiểu tư sản trí thức nghèo trong xã hội cũ – những con người có cả điều tốt đẹp và những mặt xấu xa, những mâu thuẫn nội tâm diễn ra liên tục, lúc âm thầm, lúc dai dẳng quyết liệt trong tâm hồn con người bình thường, và điều đáng quý nhất ở họ là sự vươn dậy, chống đỡ tuy yếu ớt nhưng dù sao cũng đáng trân trọng

2.3.2 Nhân vật trí thức – những điển hình của một trạng thái tâm lí xã hội, của những khát vọng và bi kịch của con người

Nhân vật của Nam Cao không có gì mới mẻ đối với tiểu thuyết Việt Nam những năm 1920 trở đi ( đại đa số tầng lớp tư sản nghèo và nông dân nghèo), đặc biệt đến đến giai đoạn 1930-1945 hai loại nhân vật này càng phổ biến Tuy nhiên đến Nam Cao, hiện thực ấy mới được thể hiện một cách thật chính xác, nghiêm ngặt Thâm nhập vào đời sống nội tâm nhân vật, Nam Cao không cho phép mình

nhìn đời nhìn người một cách sơ lược: “Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố mà tìm hiểu họ, ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa,

bỉ ổi toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn, không bao giờ ta thấy học là người đáng thương, không bao giờ ta thương” (Lão Hạc), sau này trong tác phẩm “Đôi mắt”, Nam Cao đã phê phán cách nhìn đời nhìn người “một phía”: “Vẫn giữ đôi mắt ấy,

để nhìn đời thì càng đi nhiều càng quan sát lắm, người ta chỉ càng thêm chua chát

và chán nản” Nam Cao chú trọng phát triển câu chuyện bằng các hành động; sự

kiện mà chủ yếu là phát triển những dòng tâm lí

Ngày đăng: 20/10/2015, 02:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w