1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHONG TRÀO ĐỌC SÁCH TRONG THƯ VIỆN

12 1,8K 39

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 111 KB

Nội dung

1 I. TÊN ĐỀ TÀI: "MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHONG TRÀO ĐỌC SÁCH TRONG THƯ VIỆN" II. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tầm quan trọng của đề tài: “...Thư viện góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về khoa học thư viện và xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, tạo cơ sở từng bước thay đổi phương pháp dạy và học. Đồng thời, thư viện tham gia tích cực vào việc bồi dưỡng tư tưởng chính trị và xây dựng nếp sống văn hóa mới cho các thành viên nhà trường.”... Nhiệm vụ của thư viện trường học là phục vụ cho việc giảng dạy và học tập góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng giáo dục. Để việc giảng dạy và học tập được tốt công tác phục vụ bạn đọc trong thư viện trường học phải được thường xưyên, liên tục, phải luôn luôn thay đổi cách phục vụ để thu hút bạn đến với thư viện ngày càng nhiều. Qua bốn năm phấn đấu liên tục sau khi thư viện đạt chuẩn Quốc gia, đến nay thư viện trường THCS Lý Tự Trọng đã đạt thư viện Tiên tiến theo Quyết định 01 của Bộ giáo dục và đào tạo. Sự thành công đó là nhờ vào sự nổ lực hết mình của cán bộ thư viện, sự quan tâm giúp đỡ của các cấp lãnh đạo, Chi bộ đảng nhà trường, các ban ngành đoàn thể và sự hổ trợ tích cực của toàn thể cán bộ công chức trong nhà trường. Những ngày đầu thành lập, thư viện còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, vốn tài liệu nghèo nàn; nội dung sách đơn điệu, chưa phù hợp với mục tiêu đào tạo của nhà trường. Giờ đây, thư viện trường THCS Lý Tự Trọng có một phòng riêng cũng khá đẹp và khang trang, với diện tích 90 m2. Được chia ra 03 phòng: Phòng kho chiếm 42 m2, phòng đọc dành cho giáo viên: 24m2 và phòng đọc học sinh: 24m2. Cơ sở vật chất được trang bị đầy đủ. Các phòng đều được bố trí ngăn nắp, sạch sẽ, thoáng mát và đầy đủ ánh sáng. Tổng số sách trong thư viện là: 9234 bản với hơn 2500 tên sách, cùng loại báo, tạp chí … Hàng năm, vốn tài liệu được bổ sung bằng nhiều nguồn quỹ khác nhau nên ngày càng phát triển phong phú về chủng loại và chất lượng. Nhằm khai thác triệt để giá trị kho 2 sách, phục vụ tốt cho bạn đọc, thư viện đã tiến hành nhiều biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động thư viện, đáp ứng thỏa mãn nhu cầu bạn đọc. 2. Lí do chọn đề tài: Nguồn sách được Phòng giáo dục cấp về và do nhà trường tự mua sắm , đồng thời nhờ sự ủng hộ của các nhà tài trợ nguồn sách trong thư viện rất đa dạng, phong phú. Nhưng thư viện chưa phát huy được tối đa hiệu quả của nguồn tài sản vô giá đó. Số lượt giáo viên và học sinh đến mượn sách chưa cao. Đặc biệt là học sinh của nhà trường đa số là con em gia đình lao động nghèo, ít được sự quan tâm của cha mẹ, phần lớn các em chưa thích đọc sách. Đồng thời sự phát triển như vũ bảo của công nghệ thông tin, nào là games, chat..., với nhiều trò chơi ngày càng da dạng, phong phú, hấp dẫn đã lôi cuốn giới trẻ vào tham gia rất nhiều. Vì vậy việc ham mê đọc sách đọc, báo của các em ngày càng hạn chế. Trong nhiều năm qua, thư viện trường THCS Lý Tự Trọng đã luôn đổi mới công tác phục vụ bạn đọc nhằm mục đích lôi cuốn bạn đọc đến với thư viện ngày càng đông hơn, song việc ham muôn đọc sách của bạn đọc vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Để khắc phục khó khăn trên, thư viện nhà trường thực hiện đề tài "Một số biện pháp nâng cao hiệu quả phong trào đọc sách trong thư viện". Nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác thư viện và đây cũng là vấn đề thiết thực gắn với nhiệm vụ được phân công. 3. Phạm vi nghiên cứu: * Phạm vi: Áp dụng trong các thư viện TH,THCS, PTTH. * Đối tượng nghiên cứu: Học sinh khối TH,THCS, PTTH. III. CƠ SỞ LÍ LUẬN: 1. Một số khái niệm: “ Phải đọc sách báo để thu thập từ trong đó kiến thức loài người đã tích luỹ được ”(M. GOR-KI) “ Đọc sách là cách học tốt nhất ” (APUSKIN) Điều đó đã khẳng định: Công tác thư viện đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của nhà trường. Đặc biệt là trong những năm gần đây, nhằm đáp ứng được chương trình dạy học mới và đổi mới phương pháp dạy học, thì chương 3 trình sách giáo khoa, sách tham khảo đã có một sự thay đổi lớn, đó là chất lượng và số lượng sách của mỗi thư viện nhà trường đều không ngừng tăng lên. Bạn đọc là một bộ phận không thể thiếu trong các yếu tố tạo thành thư viện. Vốn tài liệu chỉ thực sự phát huy được giá trị khi nó được bạn đọc sử dụng. Phục vụ bạn đọc là mục tiêu cuối cùng của bất bật kỳ một hư viện nào. Hoạt động của thư viện nhằm thu hút, tuyên truyền giới thiệu và đưa ra phục vụ các dạng tài liệu, giúp đỡ người tới thư viện trong việc lựa chọn và sử dụng tài liệu một cách thích hợp. Công tác này được tiến hành bởi sự kết hợp các quá trình liên quan chặt chẽ với nhau của việc phục vụ đọc, mượn tài liệu, phục vụ thông tin tra cứu. Phát huy tối đa nguồn tài sản của thư viện, số lượng sách trong thư viện được luân chuyển thường xuyên, liên tục. Từ đó giáo dục cho các em ý thức bảo quản, giữ gìn và quí trọng sách vở. 2. Vị trí: * Thư viện là chiếc cầu nối. * Thư viện là nơi tập trung đầy đủ sách, có khả năng và phương tiện để phục vụ tốt nhất, tiết kiệm nhất những yêu cầu, những thắc mắc của giáo viên, học sinh trong việc dạy và học. Để nâng cao chất lượng giảng dạy thầy phải học, đọc. Để nâng cao chất lượng học và bổ sung kiến thức trò phải đọc. * Vì vậy công tác tuyên truyền nâng cao phòng trào đọc sách, báo phải gắn liền với việc dạy và học. Phải lấy mục tiêu đào tạo và nhiệm vụ năm học của nhà trường làm mục tiêu và nhiệm vụ của thư viện nhà trường 3. Tầm quan trọng: * Thư viện là trung tâm, là chiếc cầu nối của mọi ngời. Vì vậy mỗi thư viện phải dùng mọi, biện pháp, hình thức nhanh chóng luân chuyển để thỏa mãn nhu cầu đọc của giáo viên và học sinh. * Là công tác khác trong thư viện như: bổ sung, đăng ký, phân loại… đều có mục đích cuối cùng là phục vụ bạn đọc. * Phong trào đọc sách, báo tại thư viện còn là công tác để đánh giá hoạt động của thư viện. Để đánh giá đúng phải xem xét bạn đọc được phục vụ như thế nào, sách báo để mượn đọc có dễ dàng và đúng yêu cầu hay không. Đặc biệt là xem thư viện đã có tác dụng như thế nào đến việc nâng cao chất lượng dạy học, đã góp phần vào việc giáo dục và gây thói quen đọc sách ra sao. 4 Để phat huy tốt phong trào đọc sách, báo trong thư viện cần đảm bảo các nội dung công tác phục vụ bạn đọc: Cán bộ thư viện quan tâm, tìm hiểu nhu cầu đọc sách của bạn đọc, giúp bạn đọc chọn sách, đọc sách có hệ thống, biết cách tra cứu mục lục nhằm sử dụng triệt để kho sách. Với vốn tài liệu dồi dào, phong phú, thư viện đã góp phần quyết định chất lượng và nâng cao năng lực giảng dạy của giáo viên, mở rộng kiến thức và xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu cho học sinh; đồng thời tham gia tích cực vào việc bồi dưỡng tư tưởng chính trị và xây dựng nếp sống văn hóa mới trong nhà trường. Thư viện còn giúp các em xây dựng phương pháp học tập và phong cách làm việc khoa học; bồi dưỡng hứng thú, thói quen và phương pháp tự học; biết cách nghiên cứu sách báo, thảo luận, ghi chép tư liệu, sử dụng hệ thống mục lục để tra tìm và lựa chọn tài liệu, biết sử dụng kho sách … Cán bộ thư viện phải tận tâm với công việc, đồng thời cũng phải có thái độ hòa nhã, chân tình, cởi mở, yêu thương, hết lòng phục vụ cho bạn đọc. Tạo được sự thỏa mái thì số lượng bạn đọc đến thư viện ngày một đông hơn. IV. CƠ SỞ THỰC TIỄN Những nét khái quát về trường THCS Lý Tự Trọng. - Trường được thành lập từ năm 1997. - Thư viện có phòng đọc cho giáo viên, phòng đọc học sinh, phòng kho - Thư viện trường đạt chuẩn Quốc gia năm 2007 - Thư viện đạt Tiên tiến năm 2011 Thực trạng phong trào đọc sách, báo ở trường THCS Lý Trọng Thuận lợi: - Cán bộ thư viện nhiệt tình, năng nổ, hòa nhã, vui vẽ, thường xuyên quan tâm đến công tác bạn đọc. Luôn đổi mới hành thức phục vụ vì vậy bạn đọc rất ham muốn đến thư viện. - Ban giám hiệu luôn chú trọng đầu tư vào việc xây dựng cơ sở vật chất. Tích cực tham mưu các nhà hão tâm hỗ trợ sách cho thư viện. Luôn quan tâm đến công tác tổ chức tuyên truyền giới thiệu sách, báo, công tác phục vụ bạn đọc. Hạn chế : 5 - Do điều kiện kinh phí còn hạn chế nên việc bổ sung vốn tài liệu hằng năm ít, vì vậy ảnh hưởng không nhỏ đến việc bạn đọc tới thư viện. V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU : "Một số biện pháp nâng cao hiệu quả phong trào đọc sách trong thư viện". * Biện pháp 1: Nghiên cứu nhu cầu hứng thú đọc cho học sinh để xây dựng vốn tài liệu và tổ chức phục vụ học sinh trong nhà trường. Ngay từ đầu năm học, thư viện trường THCS Lý Tự Trọng đã phát phiếu nhu cầu đọc cho học sinh nắm bắt được nhu cầu đọc của học sinh, từ đó cán bộ thư viện đã phân loại hiệu quả và đáp ứng được kịp thời nhu cầu đọc cho học sinh. Không chỉ có vậy cán bộ thư viện còn luôn theo dõi sát sao các hoạt động của Đội cũng như căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý của các em học sinh. Kết quả : Thể loại truyện Số lượng Tỷ lệ Cổ tích 365 75,9% Truyện vui bốn phương 420 90% Truyện Bác Hồ 232 50% Truyện cô tiên xanh 320 68,2% * Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch đọc sách cho học sinh - Kế hoạch đọc sách phải nằm trong kế hoạch của nhà trường. Kế hoạch phải nêu lên được từng chủ điểm đọc, các sách tương ứng với chủ điểm, thời gian đọc. - Chúng tôi đã xây dựng kế hoạch đọc sách trên cơ sở nghiên cứu chương trình học của từng lớp và nhu cầu đọc của học sinh. - Đến trước thi học kỳ chừng một tháng tôi tiến hành giới thiệu cho các em mượn các loại sách như: Giải bài tập, câu hỏi ôn tập, một số đề kiểm tra...Vì vậy việc đọc sách theo kế hoạch đã giúp học sinh mở rộng vốn kiến thức từ đó các em biết vận dụng vào việc học tập của mình và đạt kết quả cao trong các kỳ thi. Tóm lại: Xây dựng kế hoạch đọc sách là một biện pháp rất tốt để học sinh mở rộng kiến thức đạt hiệu quả cao. Kế hoạch này phải được triển khai từ trước năm học. * Biện pháp 3: Đổi mới và mở rộng các hình thức phục vụ bạn đọc nhằm phát huy tác dụng của sách báo đối với chất lượng giáo dục của nhà trường là phát triển vòng quay của sách. 6 Bên cạnh các hình thức phục vụ truyền thống thư viện sáng tạo ra nhiều hình thức phục vụ bạn đọc hiệu quả: - Tổ chức phục vụ cho các em đọc sách báo tại thư viện trong những buổi học thể dục, học tin, học phụ đạo hay các em đi lao động, tập huấn Đội...Trong những lần đọc sách như thế nầy cán bộ thư viện dàn xếp thời gian tổ chức ra những câu đố vui cho các em giải với mục đích tạo cho các em có thêm khả năng tư duy. - Cứ vào đầu tuần cán bộ thư viện đưa xuống từng lớp cho các em mượn về nhà và như thế sách được luôn hồi từ lớp nầy sang lớp khác để các em có thời gian đọc thêm. Ví dụ: Sáng thứ hai, tuần I của tháng cán bộ thư viện cho cộng tác viên lớp 6/1, 6/2 lên phòng thư viện nhận sách về phát cho lớp. Hết tuần, hai lớp nộp lại, qua tuần II sách của lớp 6/1 chuyển qua lớp 6/2 và ngược lại. * Biện pháp 4: Sáng tạo nhiều hình thức trong công tác tuyên truyền giới thiệu sách báo tài liệu. - Trước đây, thư viện chỉ giới thiệu sách trên bảng. Nay đã giới thiệu trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, giới thiệu dưới cờ, thông qua chương trình phát thanh măng non của nhà trường... Nhờ thay đổi hình thức này mà thư viện đã thu hút được rất nhiều giáo viên, học sinh đến mượn sách, báo. Cán bộ thư viện đã gợi mở, hướng dẫn bạn đọc tìm sách, phân tích nội dung từng cuốn sách, nói rõ tác dụng nghệ thuật cũng như tác dụng đạo đức nhằm gây hứng thú trong độc giả, khơi dậy sự tò mò cho người đọc, để giáo viên tích cực tìm tài liệu đọc sách báo ở thư viện nhà trường. - Thư viện thường xuyên tổ chức giới thiệu cho học sinh những cuốn sách có nội dung về các ngày lễ kỉ niệm lớn như: 20/10, 20/11, 22/12, 09/1, 3/2, 26/3…, để các em tìm hiểu. Đồng thời qua đó giáo dục cho các em hiểu biết thêm về truyền thống của dân tộc ta qua các ngày lễ. * Biện pháp 5: Thực hiện tốt công tác trưng bày, giới thiệu sách. - Thực hiện tốt việc giới thiệu sách mới đến giáo viên và học sinh. Điểm sách theo chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi ở các môn Ngữ văn, Toán, Hóa, Lí, Anh văn, Sử, Địa, … giúp các em dễ tìm những tên sách mình cần. Vì vậy, lượt vòng quay của tài liệu đã tăng lên đáng kể. 7 Công tác tuyên truyền trực quan như trưng bày giới thiệu sách theo chủ đề, tủ sách giáo dục đạo đức và tủ sách tự chọn cũng được thay đổi sách mới thường xuyên. Với những hình thức trên đều nhằm mục đích quảng bá và thu hút bạn đọc tiếp cận với tài liệu trong thư viện. Ngoài các biện pháp trên, cuối năm cán bộ thư viện tham mưu nhà trường khen thưởng cho các cá nhân hoặc tập thể lớp có nhiều đóng góp cho thư viện. Từ đó khích lệ tinh thần đọc sách cho các em. VI. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: Từ khi áp dụng sáng kiến trên hiệu quả công tác bạn đọc đến với thư viện của trường THCS Lý Tự Trọng trong hai năm học gần đây được nâng cao rõ rệt. Bạn đọc Tỉ lệ bạn đọc đến thư viện Năm học 2010-2011 95% 73% 80% Tỉ lệ bạn đọc đến thư viện Năm học 2011-2012 100% 88% 100% GV HS CB, CNV VII. KẾT LUẬN: Qua nghiên cứu lý luận và thực hiện công tác phát huy phong trào đọc sách, báo ở trường THCS Lý Tự Trọng cho thấy: Công tác phát triển phong trào bạn đọc sách báo đến với thư viện là một công tác quan trọng trong hoạt động của thư viện, nhằm phục vụ yêu cầu giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh góp phần nâng cao chất lượng toàn diện từ đó xây dựng thói quen đọc sách cho bạn đọc. Từ khi áp dụng các biện pháp nâng cao chất lượng phục vụ bạn đọc thì tỷ lệ bạn đọc đến thư viện ngày càng cao, chất lượng hoạt động thư viện được đẩy mạnh rõ rệt. VIII. ĐỀ NGHỊ: Để nâng cao chất lượng phục vụ bạn đọc, đồng thời phát huy tốt phong trào đọc sách trong thư viện trường THCS Lý Tự Trọng có hiệu quả, tôi có một số kiến nghị như sau: - Đầu tư kinh phí cho hoạt động thư viện. - Cho cán bộ thư viện trường học được hưởng chế độ độc hại - Thường xuyên mở lớp tập huấn về nghiệp vụ thư viện cho cán bộ phụ trách thư viện để các cán bộ thư viện có điều kiện giao lưu, học hỏi troa đổi kinh nghiệm. IX. PHẦN PHỤ LỤC: 8 PHIẾU ĐIỀU TRA NHU CẦU HỨNG THÚ ĐỌC CỦA HỌC SINH Em hãy đánh dấu x vào ô trống các thể loại truyện mà em thích        Cổ tích Truyện tranh Truyện Bác Hồ Truyện danh nhân Truyện lịch sử Truyện KHTN Truyện văn học Em hãy giải thích vì sao em thích các truyện đó ? ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... 9 X. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ trường phổ thông - Vũ Bá Hòa (Chủ biên) 2. Bảng phân loại Tác giả: Đỗ Hưu Dư 10 XI. MỤC LỤC: TT I II III IV V VI VII VIII IX X XI TÊN ĐỀ TÀI Tên đề tài Đặt vấn đề Cơ sở lí luận Cơ sở thực tiễn Nội dung nghiên cứu Kết quả nghiên cứu Kết luận Đề nghị Phần phụ lục Tài liệu tham khảo Mục lục Phiếu đánh giá xếp loại SKKN TRANG 1 1 2 4 5 7 7 7 8 9 10 11, 12 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 11 PHIỀU ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC: 2011 -2012 I. Đánh giá xếp loại của HĐKH trường 1. Tên đề tài:............................................................................................................ 2. Họ tên tác giả:...................................................................................................... 3. Chức vụ:.............................................................................................................. 4. Nhận xét của Chủ Tịch HĐKH về đề tài a. Ưu điểm: ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. b. Hanh chế: ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. 5. Đánh giá xếp loại: Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên HĐKH Trường THCS Lý Tự Trọng thống nhất xếp loại:................................................................................................. Những người thẩm định Chủ tịch HĐKH ( Ký ghi rõ họ tên ) ( Ký ghi rõ họ tên ) ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. II. Đánh giá xếp loại của HĐKH Phòng GD&ĐT : Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên HĐKH Trường THCS Lý Tự Trọng thống nhất xếp loại:................................................................................................. Những người thẩm định Chủ tịch HĐKH 12 ( Ký ghi rõ họ tên ) ( Ký ghi rõ họ tên ) ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ... hiệu cao Để khắc phục khó khăn trên, thư viện nhà trường thư c hiện đề tài "Một số biện pháp nâng cao hiệu quả phong trào đọc sách thư viện" Nhằm góp phần nâng cao hiệu quả. .. ít, ảnh hưởng không nhỏ đến việc bạn đọc tới thư viện V NỘI DUNG NGHIÊN CỨU : "Một số biện pháp nâng cao hiệu quả phong trào đọc sách thư viện" * Biện pháp 1: Nghiên cứu nhu cầu hứng... của thư viện, số lượng sách thư viện được luân chuyển thư ̀ng xuyên, liên tục Từ đó giáo dục cho các em ý thư c bảo quản, giữ gìn và quí trọng sách vở Vị trí: * Thư viện

Ngày đăng: 19/10/2015, 21:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w