Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 64 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
64
Dung lượng
542,5 KB
Nội dung
25 Sáng kiến kinh nghiệm MN – Võ Hồng Linh sưu tầm
MỤC LỤC
I. Một số biện pháp truyền thông giáo dục dinh dưỡng và sức
khỏe cho các bậc cha mẹ.........................................................3
II. Biện pháp phát triển khả năng sáng tạo của trẻ thông qua
việc sử dụng các nguyên vật liệu mở. ....................................5
III. Chuẩn bị cho trẻ vào Trường phổ thông...........................6
IV. Một số biện pháp rèn phát âm chữ L – N cho trẻ 5 tuổi...8
V. Biện pháp tạo hứng thú cho trẻ khám phá khoa học........13
VI. Làm thế nào để góc Âm nhạc lôi cuốn và hấp dẫn trẻ?..15
VII. Yêu cầu chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi sẵn sàng
vào lớp 1................................................................................16
VIII. Một số thí nghiệm khoa học phục vụ môn MTXQ......20
IX. Xây dựng những cuốn sách biết nói cho góc thư viện . .30
X. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các bài đồng dao 32
XI. Quan sát và ghi chép hoạt động làm quen với Toán của
trẻ Mẫu giáo...........................................................................36
XII. Giúp trẻ 5 – 6 tuổi cảm thụ truyện kể thông qua hệ thống
câu hỏi....................................................................................38
XIII. Một vài kinh nghiệm phát triển kỹ năng giao tiếp của
trẻ Mầm Non..........................................................................39
XIV. Giúp trẻ phát triển toàn diện qua bộ môn Âm nhạc.....41
XV. Một số biện pháp gợi ý tưởng cho trẻ trong hoạt động
phòng thể dục........................................................................44
XVI. Một số kinh nghiệm trong việc phối hợp tạo kinh phí tổ
chức tham quan cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân
viên........................................................................................45
XVII. Những trò chơi đơn giản với trẻ mầm non.................46
XVIII. Một số biện pháp bước đầu cho trẻ 3 – 4 tuổi làm
quen với chữ viết...................................................................48
1
25 Sáng kiến kinh nghiệm MN – Võ Hồng Linh sưu tầm
XIX. Một số kinh nghiệm giúp cháu sớm thích nghi với
trường, lớp mầm non.............................................................50
XX. Giúp trẻ phát triển trí tuệ thông qua giáo dục Âm nhạc.
...............................................................................................52
XXI. Làm thế nào giúp trẻ 1 – 2 tuổi phát triển ngôn ngữ
được tốt?................................................................................54
XXII. Sáng tạo một số đồ chơi cho trẻ từ các loại ống nhựa,
ống nước................................................................................55
XXIII. Tạo môi trường cho trẻ làm quen văn học - chữ viết
thông qua phòng thư viện đồ chơi – góc sách Ở TRƯỜNG
MẦM NON 2 THÀNH PHỐ HUẾ.......................................56
XXIV. Góc xây dựng trong hoạt động vui chơi....................58
XXV. Biện pháp tạo hừng thú cho trẻ khám phá khoa học. .60
2
25 Sáng kiến kinh nghiệm MN – Võ Hồng Linh sưu tầm
I. Một số biện pháp truyền thông giáo dục dinh dưỡng và sức
khỏe cho các bậc cha mẹ
Phòng Mầm Non TP.HCM
1. Xây dựng mạng lưới tuyên truyền viên:
Mở các lớp về bồi dưỡng và kỹ năng tuyên truyền cho các đối tượng như ban giáo hiệu, giáo
viên, nhân viên nấu ăn nhằm huấn luyện đội ngũ thành những tuyên truyền viên tốt có được
phong cách trình bày, ngôn ngữ mạch lạc, dễ hiểu truyền đạt thông tin đến đối tượng; biết lắng
nghe tóm tắt nhanh những câu hỏi, các ý kiến thắc mắc để trả lời, giải thích tư vấn cho phụ
huynh; biết sử dụng một số phương tiện nghe, nhìn, các đò dùng học cụ hỗ trợ cho các bước tiếp
xúc với cha mẹ trẻ thêm phong nhú, ấn tượng.
2. Củng cố và nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ:
Mở nhiều lớp về dinh dưỡng, vệ sinh, phòng bệnh, cách chăm sóc trẻ… cho đội ngũ tuyên truyền
viên; cung cấp tài liệu cho học viên giúp người học nắm chắc củng cố kiến thức và nâng thêm
trình độ chuyên môn; cập nhất các kiến thức mới, các vấn đề thời sự đang diễn ra trong cuộc
sống, xã hội. Nhờ luyện tập đội ngũ tuyên truyền viên có được sự tự tin của bản thân; tạo được uy
tín, niềm tin đối với các bậc cha mẹ; đã thống nhất được với phụ huynh cách nuôi dạy con với
từng gia đình, từng trường lớp.
3. Lập kế họach tuyên truyền hàng tháng cho cả năm học.
Các chủ điểm, đề tài tuyên truyền được xây dựng, sắp xếp vào mỗi tháng xoay quanh các yêu cầu
như:
Lượng thông tin bao gồm các vấn đề liên quan đến dinh dưỡng, vệ sinh, phòng bệnh. Các họat
động hưởng ứng các phong trào giáo dục sức khỏe của nhà trường.
Nội dung được chọn đề tuyên truyền cần căn cứ vào các yếu tố liên quan như:
Tình hình sức khỏe của học sinh có những vấn đề nào phải can thiệp.
Tình hình bệnh tật của trẻ có thể phát sinh do thời tiết, khí hậu, môi trường cần được nhắc nhở đề
phòng bệnh, xử lý kịp thời.
Tình hình hiểu biết về nuôi con của cha mẹ.
Thời điểm chọn nội dung tuyên truyền được gắn kết cùng thời điểm với các nội dung truyền
thông của thế giới, trong nước của thành phố trên các phương tiện thông tin đại chúng.
3
25 Sáng kiến kinh nghiệm MN – Võ Hồng Linh sưu tầm
Ví dụ: Tháng 3 hàng năm ủy ban nhân dân thành phố tuyên truyền tháng hành động về chất
lượng vệ sinh an tòan thực phẩm thì tại các trường MN cũng có bandroll tuyên truyền hưởng ứng
tháng hành động này đồng thời trên các bảng tuyên truyền của nhóm, lớp phổ biến các tin như:
lực chon thực phẩm an tòan; cách chế biến hợp vệ sinh, cách ăn uống hợp vệ sinh; dạy trẻ rửa tay
trước khi ăn; Cách bảo quản thức ăn; Giới thiệu họat động hội thi tay nghề cấp dưỡng đang diễn
ra trong trường…
4. Học tập trao đổi khinh nghiệm:
Mở các hội nghị học tập rút kinh nghiệm tại cơ sở từ cấp thành phố đến quận, huyện để cùng
nhau bàn bạc, thảo luận. Nhiều cách làm thuận lợi, tranh thụ được sự giúp đỡ hợp tác từ nhiều
phía giúp các trường làm tốt công tác tuyên truyền đã được giới thiệu trong các hội nghị như:
- Tổ chức sinh họat câu lạc bộ tuyên truyền viên trong quận, huyện. Các tuyên truyền viên ngòai
việc trao đổi kinh nghiệm, cách giải quyết các tình huống khi tiếp xúc với phụ huynh còn được
cung cấp các thông tin tài liệu từ ngành. Cùng với các tư liệu tự sưu tầm, đội ngũ tuyên truyền
viên đã biên soạn nhiều bài viết có nội dung phong phú phục vụ cho các vấn đề cần tuyên truyền
trong tháng. Sau đó lại cùng nhau biên tập, trình bày, photo, ép nhực gửi về các trường tham khảo
hoặc sử dụng để phổ biến trên các góc tuyên truyền của trường, của lớp. Đây là một cách làm
giúp giáo viên luôn tự tin, tăng thêm hiểu biết và đỡ vất vả trong công tác tuyên truyền.
- Quan tâm đầu tư cho các góc tuyên truyền của trường và lớp. Kết hợp với bản tin là hình ảnh
được thay đổi nhiều lần trong tháng đã thu hút được sự quan tâm chú ý của phụ huynh. Nhiều
phụ huynh quan tâm đã xin nhà trường tài liệu về đọc. Vì thế, các tài liệu đã được nhà trường
photo; các tờ rơi, sách bỏ túi, bài hát, bài thơ… đã được các nhà tài trợ giúp sức cho nhà trường
gửi đến phụ huynh.
- Mỗi trường đều tổ chức lưu giữ các tài liệu để kho thông tin tuyên truyền thêm phong phú, đa
dạng.
- Tăng cường các buổi trò chuyện giữa giáo viên và phụ huynh. Ban giám hiệu dành thời gian
nhất định trong tuần để tiếp phụ huynh. Nhà trường còn tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm; ngòai
các tuyên truyền viên của trường còn có các chuyên gia, các thầy thuốc gặp gỡ, đối thọai trực
tiếp, giải đáp thắc mắc các vấn đề liên quan đến chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, lôi cuốn phụ huynh
tham dự đông đảo.
- Kết hợp với Hội, Cha mẹ học sinh, các doanh nghiệp tổ chức các hội thi có thưởng trong chủ
điểm Dinh dưỡng sức khỏe dành cho phục huynh và học sinh. Các hình thức thi trắc nghiệm, hỏi
đáp, thi nấu ăn, bé tập làm nội trợ… hoặc thông qua các trò chơi, các tiết mục văn nghệ đã phản
ánh được kiến thức khả năng thực hành của cha mẹ và trẻ. Hội thi tạo được bầu không khí cùng
nhau tích cực tìm hiểu, học tập và áp dụng khoa học vào cuộc sống sinh họat hàng ngày của mỗi
gia đình đồng thời nhà trường cũng tự đánh giá được kết quả tuyên truyền của chính đơn vị.
4
25 Sáng kiến kinh nghiệm MN – Võ Hồng Linh sưu tầm
II. Biện pháp phát triển khả năng sáng tạo của trẻ thông qua
việc sử dụng các nguyên vật liệu mở.
Giáo viên: Hồ Thu Thảo
Lớp:Chồi 4
A.Đặt vấn đề:
Hiện nay khi thực hiện chương trình đổi mới điều khó khăn nhất đối với chúng ta
Là làm thế nào để hoạt động thật đơn giản, nhưng lại đạt hiệu quả cao. Một trong những yếu
tố để làm được điều đó là biết tận dụng các nguyên vật liệu để tổ chức cho trẻ hoạt động. Và đó
chính là lý do tôi muốn giới thiệu đến các bạn: “Biện pháp phát triển khả năng sáng tạo của trẻ
thông qua việc sử dụng các nguyên vật liệu mở”. Ý tưởng này nảy sinh từ việc tổ chức hoạt động
của lớp.
B. Giải quyết vấn đế:
Có thể nói việc sử dụng nguyên vật liệu mở trong việc tổ chức các hoạt động không có gì mới
đối với GV chúng ta. Nhưng làm thế nào cho hiệu quả, phát huy hết khả năng sáng tạo và tưởng
tượng ở trẻ mới là điều cần quan tâm. Trước tiên ta cần lưu ý những vấn đề sau:
Nguyên vật liệu phải thật đơn giản (rẻ tiền, dễ tìm, an toàn...)
Nguyên vật liệu dễ thực hiện (cô và cháu có thể cùng làm)
Cuối cùng nó phải được sử dụng thật hiệu quả ( sử dụng xuyên suốt được qua nhiều hoạt động
khác nhau)
Khó khăn cần giải quyết ở đây: Là khi có đầy đủ các nguyên vật liệu rồi ta sẽ làm cách nào để
phát triển tưởng tượng cho trẻ và giúp trẻ hoạt động sáng tạo theo sự tưởng tượng đó.
Hướng giải quyết như sau:
Bước 1: Sưu tầm các nguyên vật liệu cần cho hoạt động
Bước 2: Làm các vật liệu rời
Bước 3: Tổ chức hoạt động.
Cụ thể như giờ hoạt động LQVH truyện “ Ông cây già”
Bước 1: Sưu tầm các NVL như cành khô, ống hút, những đồ chơi nhỏ nhẹ, vải vụn, bao xốp...
Bước 2: Làm vật liệu rời từ các nguyên vật liệu sưu tầm
Ghép các cành khô tạo thành các cây với các tư thế khác nhau
Thắt nơ từ ống hút, vải vụn, xỏ dây cho đồ chơi cắt hoa từ giấy, bao xốp..
Bước 3: Tổ chức hoạt động
Dùng những cây khô để tạo thành mô hình để kể chuyện : “Ông cây già”
Gợi ý để trẻ phát triển tưởng tượng như làm thế nào để cây già có thể biến thành cây có sức sống
kỳ diệu (như trò chuyện với cây, tưới nước, nhảy múa, vuốt ve cây, làm đẹp, trang trí cây...)
Hoạt động sáng tạo theo sự tưởng tượng: Trẻ sẽ chọn những nguyên vật liệu rời đã chuẩn bị để
làm đẹp cho cây, sau đó có thể chơi với cây tùy theo sự tưởng tượng và sáng tạo của từng nhóm
trẻ.
Cách giải quyết trên đây cũng là những gì tôi đã thực hiện trên trẻ và cho kết quả rất tốt.
Kết quả đạt được:
_ Với nguyên vật liệu đơn giản nhưng lại tổ chức được nhiều hoạt động khác nhau và xuyên
suốt.
_Từ đó MĐYC chính đạt được hiệu quả cao, trẻ được hoạt động sáng tạo và phát triển tưởng
tượng tốt, thêm một cái mới nữa là cảm xúc của trẻ phát triển tốt, trẻ còn biết giao lưu tình cảm
với đồ vật, cây cỏ rất hồn nhiên và dễ thương.
_ Qua đó ta có thể giáo dục trẻ về các mối quan hệ giao lưu tình cảm khác.
C. Kết thúc vấn đề:
5
25 Sáng kiến kinh nghiệm MN – Võ Hồng Linh sưu tầm
Từ việc sử dụng NVL là những cành cây khô cho các hoạt động rất có hiệu quả, tiếp tục với
các nguyên vật liệu với giấy và nước, tôi và các bé sẽ làm ra những quả bầu quả bí đơn giản, sử
dụng nó để kể chuyện rối trang trí những nét ngộ nghĩnh, cũng trò chuyện với chúng và sử dụng
trong các hoạt động khác khiến trẻ rất tích thú.
Nguyên vật liệu mở là nguồn nguyên liệu vô cùng đa dạng và phong phú có thể giúp ta tổ chức
các hoạt động cho trẻ, hãy tận dụng tối đa những gì có xung quanh ta bạn nhé! thật đơn giản vì dễ
tìm và dễ làm... nhưng lại cho hiệu quả cao trong việc phát triển tưởng tượng, sáng tạo và cảm
xúc ở trẻ.
III. Chuẩn bị cho trẻ vào Trường phổ thông
Người viết: Võ Thị Tường Vy
Trường MGTH TW3`
Vì sao phải chuẩn bị cho trẻ vào học phổ thông ?
Nếu như chúng ta trả lời câu hỏi này một cách sâu sắc, thấu đáo và khoa học thì chúng ta sẽ hiểu
được đối với trẻ em, việc đến trường phổ thông được coi như là một bước ngoặt quan trọng trong
cuộc đời,là một bước chuyển biến mang tính nhảy vọt vì trẻ có sự biến đổi giữa lớp mầm non lên
tiểu học. Đó là việc trẻ được chuyển qua một lối sống mới với những hoạt động mới, một vị trí xã
hội mới với những mối quan hệ mới của một người học sinh thực thụ.
Chính vì thế là một giáo viên đang dạy ở lớp lá .Bạn đã chuẩn bị được gì cho trẻ của bạn bước
vào trường phổ thông mà trẻ không bị hẫng hụt về tâm ly, cũng như có đầy đủ những tố chất sẵn
sàng cho việc học phổ thông.
Chúng ta đừng nghĩ, chuẩn bị cho trẻ vào trường phổ thông là dạy cho trẻ biết đọc, biết viết,làm
các bài toán ở sách lớp 1.Quan điểm này thật là sai lầm và hiện nay cũng có một số phụ huynh và
giáo viên đã mắc phải và làm ảnh hưởng không ít đến trẻ, có một số trẻ đã mắc phải một số bệnh
khi trẻ lên lớp 1 như : bệnh chủ quan, bệnh sợ học, bệnh lơ là trong giờ học ( vì trẻ đã biết trước)
…., vô tình ta đã làm cho trẻ không cần phải tư duy,ghi nhớ trong giờ học, làm mai một đi khả
năng tiếp cận tri thức,sáng tạo của trẻ.
Chuẩn bị cho trẻ vào trường phổ thông là chuẩn bị toàn diện về mọi mặt không thiên về khía cạnh
nào, và tuỳ theo lứa tuổi và đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mà ta áp dụng các bài tập, giờ học, giờ
chơi, sinh hoạt cho phù hợp.
* Sau đây là những chuẩn bị của tôi ở lớp:
Ngay từ khi nhận trẻ ở lớp chồi lên, buổi đầu tiên tôi và trẻ cùng trò chuyện với nhau, tôi chú ý
nhìn vào tên của trẻ và trò chuyện để tạo mối quan hệ thân thiện với trẻ.Mục đích của tôi trong
giờ trò chuyện này cho trẻ hiểu sau một năm học, lớn thêm một tuổi, học giỏi là được lên lớp
mới, được làm anh chị các em lớp chồi, mầm. Trẻ rất thích được làm người lớn và khi đó trẻ ý
thức được vai trò mới của mình, và hiểu được quy luật “lên lớp khác”.
Chuẩn bị về thể lực cho trẻ là một việc làm hết sức quan trọng đòi hỏi tất cả chúng ta có sự quan
tâm sâu sắc.Một cơ thể khoẻ mạnh là tiền đề vật chất giúp cho trẻ phát triển năng lực hoạt động
trí tuệ ở trường phổ thông. Qua các giờ học thể dục của lứa tuổi : đi chạy, leo trèo, ném…….,các
vận động trong các giờ học khác, tôi còn cho trẻ rèn luyện vận động tinh, sự khéo léo của đôi
bàn tay, của các giác quan: như trẻ tự xỏ quai giày, tự cài nút áo, trong giờ ăn, giờ chơi tôi tập
cho trẻ sử dụng các đồ dùng sinh hoạt một cách khéo léo gọn gàng. Và những vận động bằng tay
của trẻ càng khéo léo càng phong phú bao nhiêu thì càng dễ hình thành các thao tác trí tuệ bấy
nhiêu.
6
25 Sáng kiến kinh nghiệm MN – Võ Hồng Linh sưu tầm
Ơ lớp tôi dạy cho trẻ thói quen,khả năng tự phục vụ bản thân như trẻ tự xách cặp vở của mình, tự
đút ăn, tự rửa tay, lau mặt, đánh răng, tự thay quần áo…, các thói quen này rất có ích cho trẻ,
hình thành ở trẻ tính độc lập, không phụ thuộc ỷ lại người khác.
Trẻ được phân công trực nhật làm việc vì tập thể, ( xếp tô đĩa cho bạn… phơi khăn ra giá khăn,…
thông qua hành động này trẻ còn học được một số quy luật trong phép đếm , 1:1, 1 bạn 1
tô,1muỗng,1 khăn….Hoạt động lao động tập thể cũng góp phần cho trẻ làm quen đến những ảnh
hưởng của cá nhân với tập thể. Tính tập thể rất cần thiết khi lên lớp 1.
Qua các giờ học, tôi hình thành cho trẻ tư duy hình ảnh, trí tưởng tượng, óc sáng tạo,cơ sở của tư
duy ngôn ngữ lôgic, sự lĩnh hội các phương thức hoạt động nhận thức, kỹ năng phân loại,khát
quát hoá, mô hình hoá, lĩnh hội tiếng mẹ đẻ, các hình thức cơ bản của ngôn ngữ thông qua các
môn học : Làm quen văn học, làm quen với toán, tạo hình,làm quen chữ viết……Cụ thể như qua
giờ Văn học : tôi kể truyện cho trẻ nghe truyện, cho trẻ kể lại truyện, kể chuyện sáng tạo, đóng
kịch ,dùng ngôn ngữ để diễn đạt, phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ,phát triển trí tưởng
tượng,phát triển thính giác âm vị ,sự khác nhau của các âm thanh.
Hay trong giờ toán, tôi cho trẻ làm quen với các thuật ngữ toán học như “nhiều hơn, ít hơn, bằng
nhau” tuy nhiên những thuật ngữ này được trả lời trong ngữ cảnh và trọn câu khi cô đặt câu hỏi:
“số cà rốt như thế nào so với số cà chua” Tại sao con biết? Làm thế nào để biết được số cà rốt
nhiều hơn hoặc ít hơn số cà chua? Trẻ phải dùng ngôn ngữ để diễn đạt, và trẻ ở lứa tuổi này vừa
học vừa chơi nên ta không cứng nhắc là dạy trẻ học mà thông qua chơi ,mối tương quan giữa
nhiệm vụ chơi và nhiệm vụ sẽ thay đổi dần. Số lượng nhiệm vụ giao cho trẻ dưới hình thức trò
chơi ở đầu năm học sẽ được thay đổi dần bằng nhiệm giao dưới hình thức học tập ở cuối năm.
Làm quen chữ viết là một phần việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. Hướng đứa trẻ làm quen với chữ
viết bằng hình thức bắt chước, nhập tâm kết hợp với trò chơi đố vui, trò chơi với chữ cái… tạo
cho trẻ môi trường tự khám phá, nuôi dưỡng sự hứng thu cho trẻ, tạo cơ sở cho tre học tốt ở phổ
thông,ở lớp tôi tạo môi trường chữ cho trẻ có nghĩa là tôi viết tên ở các đồ dùng, đồ chơi, mặc dù
trẻ không đọc được nhưng trẻ biết chữ đó ghi là gì.ghi tên trẻ ở các hồ sơ cá nhân, trên dép, trên
các bảng biểu như: bảng phân công trực nhật bàn ăn, bảng phân công trẻ tưới cây….Mặc khác
khi cho trẻ vui chơi, tôi cũng chuẩn bị giấy viết ở mỗi góc chơi,góc bác sĩ trẻ dùng viết ghi tên
bệnh nhân, góc bán hàng dùng viết ghi tên các mặt hàng, góc khoa học ghi lại các kết quả nghiên
cứu …., đối với trẻ có thể chỉ là vẽ một vài nét nguệch ngoạc trên giấy hoặc viết một hai từ . Tuy
nhiên tôi thấy rằng nhiều trẻ bị cuốn hút bởi giấy, viết và kỹ năng viết trước khi trẻ biết đọc, trẻ
viết tên bệnh nhân ra sau đó mới gọi bệnh nhân vào khám bệnh.Hình thành ở trẻ tính hiếu kỳ đối
với ngôn ngữ viết là hứng thú với những nét nguệch ngoạc hoặc vẽ gì đó.
Chính từ đây phát triển hứng thú sao chép các đối tượng hoặc chữ cái.
Làm quen trẻ với kỹ năng đọc cụ thể thông qua việc đọc truyện cho trẻ nghe, tôi áp dụng biện
pháp đọc cho trẻ nghe truyện tới đoạn truyện hấp dẫn tôi dừng lại cho trẻ tưởng tượng chuyện gì
sẽ xảy ra sau đó, trẻ sẽ kể tiếp cho cô và trẻ khác nghe, sau cùng tôi mới đọc tiếp đoạn cuối, qua
việc trẻ ồ lên đoạn cuối của câu chuyện khác với tưởng tượng của các bạn,hoặc có khi tôi dừng
lại để ngày mai mới đọc, có một số trẻ đến nơi để truyện của tôi và tự đọc theo ý mà trẻ suy nghĩ
ra, trẻ có nhu cầu học chữ để có thể tự đọc truyện mà không cần người khác .
Thông qua các ngày hội lễ, tôi cho trẻ làm các tấm thiệp và ghi vào đấy lời chúc mừng của mình,
gởi đến cho các bạn,hoặc khi bạn bị ốm trẻ viết lời chúc bạn mau bình phục….những nét chữ
nguệch ngoạc trẻ viết vào thể hiện sự quan tâm chăm sóc nhau giữa trẻ với nhau.Hoặc khi trẻ trả
lời những câu hỏi của cô hoặc những thắc mắc của trẻ tôi đều ghi lại và treo lên bảng, tạo môi
trường khuyến khích đứa trẻ quan tâm đến chữ viết.
Trong khi đi tham quan dã ngoại là nơi cho trẻ hiểu được thế giới xung quanh và cũng là nơi mà
tôi khơi gợi ở trẻ lòng ham muốn đọc chữ. Đến nơi xem thú, tôi đọc cho trẻ nghe những cái bảng
7
25 Sáng kiến kinh nghiệm MN – Võ Hồng Linh sưu tầm
quy định cho mọi người vào công viên như: không dẫm lên cỏ, khu vực cấm tới gần ở những nơi
có điện, giúp trẻ hiểu rằng việc đọc được chữ là rất bổ ích.Hoặc khi tới các chuồng động vật tôi
đọc cho trẻ nghe tên con vật, môi trường sống, thức ăn, sinh sản của các con vật…trẻ lớp tôi đã
phát biểu: ”cô Vy hay quá con vật nào cô cũng biết” , tôi chưa trẻ lời thì có trẻ khác nói chen vào
“ Vì cô Vy biết đọc nên cô đọc ở bảng treo” dần dần trẻ cũng hiểu việc biết đọc là có lợi như thế
nào đối với trẻ.
Ngay trong sinh hoạt ăn ngủ, đi vệ sinh, tôi cũng hình thành thói quen đúng giờ giấc, có nề nếp
nhằm hình thành ở trẻ khả năng tự kiềm chế,thói quen tốt…
Ơ mọi lúc mọi nơi khi trẻ làm tốt tôi đều động viên khen trẻ bằng những câu nói ”con giỏi lắm,
con lớn rồi đấy,giỏi nên sắp được lên lớp 1 rồi, giúp trẻ hiểu được mình đã lớn. Và có tâm thế
chuẩn bị lên lớp 1.
Khi được nhà trường tổ chức dẫn trẻ đi thăm trường Tiểu Học, tôi tạo bầu không khí hứng thú
cho trẻ,khi vào trường giải thích cho trẻ biết các phòng ban ,bàn ghế đồ dùng, sân chơi, các bảng
biểu của trường tiểu học….
Tuyên truyền cho phụ huynh là vấn đề mà tôi quan tâm vì chính phụ huynh là trợ thủ đắc lực
giúp tôi trong vấn đề phối hợp chăm sóc giáo dục các cháu. Tôi thường xuyên trao đổi với phụ
huynh về tình hình học tập của trẻ, vấn đề về ngôn ngữ của trẻ, trẻ đã làm được gì ở lớp, những gì
mà trẻ quan tâm…. Tôi trao đổi cho phụ huynh hiểu và ủng hộ những gì mà tôi đã chuẩn bị cho
trẻ khi vào lớp 1.
Nói tóm lại
Chuẩn bị cho trẻ vào học phổ thông được đặt ra một cách nghiêm túc và khoa học đối với mỗi
giáo viên Mầm Non,và trong tất cả mọi hoạt động sinh hoạt của trẻ trong trường Mẫu Giáo đều
có thể là bước chuẩn bị cho trẻ vào học phổ thông. Nhưng chuẩn bị như thế nào để đạt được hiệu
quả cao nhất? Đó là vấn đề quan trọng mà bất cứ ai làm công tác giáo dục đều phải chú ý tới.
Tôi mong muốn các giáo và các bạn góp ý cho “kế hoạch chuẩn bị cho trẻ học phổ thông của
tôi” để bài sáng kiến này có thể là một kinh nghiệm nhỏ cho sinh viên tham khảo.
IV. Một số biện pháp rèn phát âm chữ L – N cho trẻ 5 tuổi
ĐỖ THỊ LƯƠNG HUỆ
Trường Mầm non Đằng Hải – Quận Hải An – Hải Phòng
Trong khi dạy trẻ 5 tuổi phát âm đúng, chúng tôi đã gặp nhiều khó
khăn. Nguyên nhân chính lá do bộ máy phát âm của trẻ ở độ tuổi này chưa
hoàn thiện. bên cạnh còn có cả nguyên nhân do người lớn phát âm sai nên trẻ
bắt trước theo. đặc biệt khi dạy trẻ phát âm hai phụ âm L – N, tôi nhận thấy
trẻ rất khó nhận biết, hay lẫn lộn nên phát âm thường sai. Để khắc phục
những khó khăn trên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu “Rèn phát âm
chữ cái L – N cho trẻ 5 tuổi” và đã tìm ra một số biện pháp cụ thể như sau:
Biện pháp 1: Tự rèn luyện phát âm chuẩn xác phụ âm L – N
8
25 Sáng kiến kinh nghiệm MN – Võ Hồng Linh sưu tầm
Muốn cho trẻ phát âm đúng, trước tên cô giáo phải là người phát âm
chuẩn xác. Do ảnh hưởng của Thổ ngữ tôi đã phát âm không chuẩn phụ âm L
– N nên đã tự rèn luyện phát âm cho mình như sau:
Tôi đã nghiên cứu tài liệu hướng dẫn cách phát âm 2 phụ âm đầu L – N
biết được cấu tạo đặc điểm và cơ chế phát âm của 2 phụ âm L – N, sau đó tôi
tập phát âm hàng ngày vào những thời gian rảnh rỗi bằng cách đọc đi đọc lại
nhiều lần những bài thơ, câu chuyện, bài đồng dao, ca dao… có nhiều phụ âm
L – N.
Bên cạnh đó tôi làm những bài tập trắc nghiệm điền các phụ âm L – N,
các từ, câu có chứa phụ âm L – N từ dễ đến khó hoặc tự tìm ra những ví dụ
khác để làm phong phú nội dung luyện tập phát âm L - N cho mình.
Khi giao tiếp với mọi người, tôi luôn tự ý thức đến cách phát âm L – N
để sửa sai. để kiểm nghiệm và thiết thực cho việc rèn phát âm của mình tôi
tham gia gia tích cực cuộc thi “Nói và viết đúng tiếng Việt” do nhà trường tổ
chức.
Sau 1 thời gian luyện tập tích cực tôi đã phát âm chuẩn xác, rõ ràng, có
âm điệu làm tăng hiệu quả bài giảng và tự tin, mạch lạc trong giao tiếp với
mọi người cũng như khi giao tiếp với trẻ.
Biện pháp 2: Sửa sai lỗi phát âm phụ âm L – N thông qua hoạt động chung
cho trẻ làm quen với chữ cái,
Hoạt động chung là hoạt động giáo viên chuẩn hóa, chính xác hóa kiến
thức cho trẻ thu nhận từ nhiều nguồn tin khác nhau. Với hoạt động “với hoạt
động làm quen với chữ cái L – N”, tôi chuẩn bị rất kỹ và xác định đây là hoạt
động chính giúp trẻ nhận thức đúng về cách phát âm. Tôi hướng dẫn luyện
cách phát âm cho trẻ như sau:
Khi đọc mẫu tôi cố gắng đọc to, rõ ràng âm thật chuẩn để trẻ nghe rõ
cách đọc, đồng thời tôi nêu rõ cách phát âm chữ L – N cho trẻ hiểu.
- L: Đọc cong lưỡi, đầu lưỡi uốn vào trong và đưa sát vào lợi trên.
- N: Đọc thẳng lưỡi, lưỡi sát với lưỡi dưới.
Song nếu cô chỉ nêu và phát âm thì trẻ chưa thể hình dung được mà mà
tôi cho trẻ luyện đọc nhiều lần từng phụ âm với nhiều cách khác nhau. Trước
tiên tôi cho trẻ cùng đọc đồng thanh vài lần, sau đó gọi cá nhân trẻ đọc. Để dễ
theo dõi cách phát âm và kịp thời sửa ngay cho trẻ tôi đứng đối diện với trẻ
yêu cầu trẻ nhìn khuôn miệng và nghe tôi phát âm sau đó phát âm lại nhiều
lần.
Ví dụ: Cháu Đạt, Tiến, Toàn, Duy, Hải Anh… được cô gọi thường
xuyên, cô đọc trước trẻ đọc sau, đọc đi, đọc lại, cô sửa để trẻ nhớ về và biết
cách đọc.
9
25 Sáng kiến kinh nghiệm MN – Võ Hồng Linh sưu tầm
Qua hoạt đồng với từng cá nhân, có một số trẻ phát âm đúng ngay, song
còn một số trẻ đọc sai tôi tiếp tục rèn luyện cho trẻ. Để trẻ phát âm một cách
tự nhiên, đọc chữ nhiều lần không thấy chán nản và mệt mỏi tôi tổ chức cho
trẻ tham gia các trò chơi hoạt động.
Trò chơi: Ai đúng
Cho trẻ đọc bài thơ có nhiều chữ L – N do tôi sáng tác, chọn đúng chữ
cái để đọc nhiều lần:
Là lá la la
Chúng ta cùng đếm
Bạn cố nhanh lên
Tìm ngay chữ này
Yêu cầu trẻ khi nghe cô phát âm “L” hoặc “N” trẻ chọn đúng giơ lên, đọc to,
các cháu ngồi cạnh phát hiện, kiểm tra lẫn nhau và tự sửa sai. Với trò chơi này
trẻ vừa nhận biết và phát âm đúng chữ L – N, đồng thời phát âm chuẩn các từ
có chứa chữ cái L – N trong bài thơ.
Trò chơi: Tìm chữ
Tôi chuẩn bị những bài thơ do tôi sáng tác hoặc sưu tầm viết chữ to có nhiều
từ chứa chữ cái L – N. Tôi yêu cầu trẻ đọc thuộc bài thơ theo cô và gạch chân
những chữ cái vừa học.
Là lá la la
Em là bé giỏi
Em là bé ngoan
Ngày giúp mẹ chăm làm
Lau nhà, múc nước
Tưới vườn na xanh
Hoặc:
Mẹ đi làm về
Thấy đầu chum nước
Hoa na thơm nức
Quả na non xanh
Lủng lẳng trên cành
Mẹ cười vui vẻ
Nhà lau sạch sẽ
Con đến là ngoan
Ngoài ra tôi còn tổ chức các trò chơi khác như trò chơi tìm nhà đọc chữ,
thả bóng đọc chữ, đá bóng đọc chữ, quà tặng cho bạn có tên phụ âm đầu là L –
N (tặng cái làn cho bạn Lan, tặng quả táo cho bạn Nam …) hoặc trò chơi hát
đối, đọc chữ … tùy thuộc vào mức độ hứng thú hoạt động của trẻ.
10
25 Sáng kiến kinh nghiệm MN – Võ Hồng Linh sưu tầm
Với những trò chơi như vậy, tôi thấy trẻ học rất vui, thoải mái, nhẹ
nhàng và được khắc sâu cách phát âm đúng chữ cái L – N.
Chính vì vậy, trong hoạt động làm quen chữ L – N, số trẻ phát âm đúng
đã tăng, song để trẻ nhớ lâu, phát âm không sai khi 2 phụ âm nằm trong các
từ tôi tiếp tục rèn trẻ ở các hoạt động khác.
Biện pháp 3: Rèn trẻ phát âm chữ cái L – N thông qua các hoạt động khác
Hoạt động chung
Như chúng ta đã biết trẻ dễ nhớ nhưng cũng mau quên, vì vậy cô giáo
phải luôn luôn tạo ra những tình huống hợp lý nhằm giúp trẻ ôn luyện thường
xuyên. Một trong những tình huống cô có thể tạo ra một cách tự nhiên và đạt
hiệu quả là lồng ghép chữ L – N vào trong các hoạt động chung khác.
- Ở hoạt động giáo dục âm nhạc:
Tôi không chỉ dạy trẻ hát đúng nhạc rõ lời mà rất chú ý dạy trẻ hát
chuẩn các từ. Khi trẻ hát, có những lúc tôi cho trẻ hát không có nhạc đệm để
sửa cao độ, trường độ của bài hát, đồng thời sửa lỗi phát âm cho trẻ, đặc biệt
với những bài hát có nhiều câu, từ có phụ âm đầu L – N.
Ví dụ: Bái “ Thật lá hay” có câu: “li lí li, lí lì li…”
Bài “Mùa xuân đến rồi” có câu: “Sáng hôm nay trời đã nắng lên rồi”
Bài “Bác đưa thư vui tính” có đoạn “… cầm lá thư, nói cảm ơn này em
bé ngoan cầm ngay lá thư…”.
Bài “Vườn trường mùa thu” câu: “là la la, lá la la…”.
Trong hoạt động cho trẻ làm quen với văn học, tôi quan tâm đến giọng
đọc, giọng kể của trẻ, phát hiện cách phát âm sai của trẻ để sửa, tôi thường
chú ý tới những bài thơ có nhiều phụ âm L – N như:
“Đàn lợn đã được ăn
Cơm nước nấu tinh tươm
“Rồi hôm lấy nàng tiên
Không cho chui vào nữa
“Này chú gà nâu
Này chú vịt bầu…”
- Ở hoạt động thể dục vận động:
Tôi sửa cách phát âm cho trẻ bằng cách dán chữ cái L – N cho trẻ phát
âm kết hợp vận động qua các bài tập vận động với bóng như: chuyền bóng
bên phải, bên trái, lăn bóng theo đường dích dắc, tung bóng, bắt bóng…
Hay bài tập bật nhảy: bật qua 4 – 5 vòng, bật tách chân tôi viết chữ vào
các ô để trẻ vừa bật nhảy vừa kết hợp đọc chữ.
Ngoài ra tôi còn tập trung nhiều cơ hội sửa lỗi phát âm 2 phụ âm L – N
cho trẻ vào các hoạt động khác như: hoạt động tạo hình, hoạt động với
MTXQ, làm quen với một số biểu tượng về toán.
11
25 Sáng kiến kinh nghiệm MN – Võ Hồng Linh sưu tầm
Tuy nhiên để sửa “ngọng” cho trẻ không chỉ chú ý đến hoạt động học
tập khác trong này, trẻ luôn cần có sự quan tâm của cô.
Hoạt động ở mọi lúc mọi nơi
Trong hoạt động ngoài trời khi quan sát những sự vật hiện tượng xung
quanh, trẻ có những cảm nhận rất tự nhiên về đặc điểm, màu sắc của sự vật
hiện tượng (cái lá này màu nâu, hoặc nụ hoa này chưa nở…) trẻ nói những
nhận xét và cảm nhận của mình. Thông qua sự bộc lộ ngôn ngữ này tôi sửa
ngay cho trẻ nếu trẻ nói chưa đúng.
Hoặc giao tiếp giữa các cháu với nhau, khi trẻ gọi tên bạn hay nói
chuyện với bạn tôi chú ý lắng nghe trẻ nói, nếu sai tôi yêu cầu trẻ nhắc lại câu
trẻ vừa nói và chậm rãi nói lại từng từ, khuyến khích trẻ nói theo.
Càng gần gũi với trẻ thì việc luyện phát âm cho trẻ càng thuận lợi hơn,
ngay trong giờ đón trẻ hay trả trẻ tôi thường tổ chức chơi trò chơi dân gian có
lời như: Nhảy lò cò, nu na nu nống, thả đỉa ba ba, kiếm chúa na… trong thời
gian ngắn giữa các hoạt động tôi thường dạy trẻ đọc một số bài ca dao, đồng
giao hoặc một số bài thơ do tôi sưu tầm và sáng tác có chứa phụ âm L – N.
Kết hợp với phụ huynh sửa lỗi cho trẻ
Ngay từ đầu năm học tôi đã có kế hoạch cùng bàn bạc và thảo luận với
phụ huynh nêu ra cách đọc một số chữ khó, đặc biệt là chữ L – N để phụ
huynh nắm bắt được, từ đó tạo điều kiện rèn luyện phát âm cho trẻ khi ở nhà.
Với một số trẻ các biệt về phát âm, tôi gặp trực tiếp phụ huynh trao đổi và
động viên họ nên chọn mua những quyển truyện tranh trong có lời đối thoại
nhiều phụ âm L – N và dành thời gian đọc, kể cho trẻ nghe, dạy trẻ kể lại
chuyện. Động viên phụ hynh mua những băng, đĩa hát của nhà văn hóa thiếu
nhi Hà Nội hay của Vụ giáo dục Mầm non cho trẻ nghe và hát theo. Ngoài ra
tôi còn nhắc nhở phụ huynh thường xuyên chú ý tới lời nói, cách phát âm của
mọi người trong gia đình , giải thích cho phụ huynh hiểu chính lời nói của
người thân trong gia đình là môi trường giáo dục trẻ khi ở nhà. Như vậy việc
phối hợp giữa gia đình và nhà trường đều tạo môi trường phát âm chuẩn mực
giúp trẻ ngấm dần một cách tự nhiên khi đọc phát âm đúng phụ âm L – N.
Biện pháp 4: Khuyến khích trẻ tự phát hiện và sửa lỗi phát âm cho nhau:
Để hình thành thói quen này,tôi luôn gần gũi, giao tiếp với trẻ, yêu cầu
trẻ chú ý lắng nghe, phát hiện chính bản thân và các bạn, tôi kịp thời động
viên các những cháu có ý thức phát âm đúng, đồng thời khích lệ các cháu phát
hiện lỗi phát âm của các bạn khác, nhắc nhở bạn sửa ngay.
Ví dụ: Cho trẻ đọc bài thơ “Giữa vòng gió thơm” có câu
“Này chú gà nâu…
Này chị vịt bầu…”
Khi phát hiện có 1 số trẻ đọc sai phụ âm L – N tôi yêu cầu trẻ đọc lại và
hỏi trẻ đọc như thế đã đúng chưa. Tại sao chưa đúng? Đọc như thế nào là
12
25 Sáng kiến kinh nghiệm MN – Võ Hồng Linh sưu tầm
đúng? Tôi cho trẻ đọc chuẩn đọc lại và cho các bạn nhận xét cách phát âm của
bạn mình. Với nhiều lần làm như vậy tôi đã giúp trẻ có thể tự phát hiện lỗi
phát âm của mình và các bạn trong lớp.
Qua một thời gian thực hiện và theo dõi tôi nhận thấy những biện pháp
trên rất có hiệu quả, học sinh lớp tôi có chuyển biến rõ rệt, đặc biệt số cháu đã
phát âm chuẩn và biết pháp hiện các bạn torng lớp pháp âm chưa đúng tăng
lên. Qua khảo sát kết quả đạt được như sau: (xem bảng thống kết qua khảo
sát).
Kết quả khảo sát
Trước khi
Sau khi thực
Nội dung
thực hiện các hiện các biện
So sánh
biện pháp
pháp
Số
Tỉ lệ
Số
Tỉ lệ
trẻ
trẻ
Số trẻ phát âm nhầm 5/35 14,29% 2/35 5,72%
Giảm
lẫn 2 phụ âm L - N
8,57%
Số trẻ phát âm sai phụ 6/35/ 17,14
3/35 8,57%
Giảm
âm N
%
8,57%
Số trẻ phát âm sai phụ 20/3
57,14
3/35 8,57%
Giảm
âm L
5
%
48,57%
Số trẻ phát âm đúng 2 4/35
11,43 27/35 77,14%
Giảm
phụ âm L - N
%
65,71%
Bài học kinh nghiệm
1. Cô giáo luôn có ý thức rèn luyện, thường xuyên tham khảo các tài liệu
chuyên sau, các giáo trình “ngôn ngữ tiếng Việt” luôn chú trọng tới lời nói khi
giao tiếp với trẻ, với mọi người, ở mọi lúc mọi nơi.
2. Cô giáo phải gần gũi với trẻ, nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lý của
trẻ, quan tâm chú trọng tới lời nói của trẻ trong các hoạt động cũng như khi
giao tiếp với bạn, với cô và với mọi người đèn rèn luyện uốn nắm trẻ kịp thời.
3. Cô linh hoạt sáng tạo và biết tận dụng mọi cơ hội tìm ra những biện
pháp hữu hiệu nhất để sửa ngọng cho trẻ, giúp trẻ dễ nhớ.
4. Biết kết hợp chặt chẽ với phụ huynh, tuyên truyền vận động phụ huynh tham gia rèn
luyện cách phát âm cho trẻ có kết quả tốt.
V. Biện pháp tạo hứng thú cho trẻ khám phá khoa học
Sở Giáo Dục và Đào Tạo Thành Phố Hồ Chí Minh
Trường Mầm Non BCTH 19/5 – Quận 1
Giáo viên: Hoàng Thị Ngọc Trâm
Lớp: Chồi 2
13
25 Sáng kiến kinh nghiệm MN – Võ Hồng Linh sưu tầm
ĐẶT VẤN ĐỀ:
Khi nghe nói đến “ Trẻ mầm non Khám Phá Khoa Học”, mọi người đều rất ngạc nhiên và tự
hỏi: “ Trẻ mầm non chứ có phải là cấp II, cấp III hay Đại học đâu mà Khám phá khoa học? ” Bản
thân tôi lúc đầu cũng nghĩ như vậy nhưng sau khi tham khảo một số tài liệu nói về “ Khám phá
khoa học” và dự giờ một vài hoạt động khoa học của khối Lá, tôi tự đặt câu hỏi: “ Tại sao mình
không lấy những thí nghiệm từ các tài liệu nhưng phải tìm hiểu kỹ xem đề tài nào phù hợp với trẻ
và những kỹ năng, thao tác thử nghiệm nào phù hợp với trẻ lớp mình và tạo thành các hoạt động
khám phá khoa học cho trẻ Mẫu Giáo?”
Những suy nghĩ, câu hỏi đó còn làm tôi trăn trở và cuối cùng tôi đã tìm ra một số hoạt động để
tôi và các cháu cùng tham gia thí nghiệm, cùng chơi, cũng trải nghiệm và kết quả là các cháu
thích học, tiết học vô cùng sinh động và đặc biệt các cháu tự tìm ra. Tự khám phá ra kết quả mà
các cháu vừa được thí nghiệm. Qua sự thành công này đối với lớp, tôi xin trình bày một số biện
pháp, biện pháp khi tổ chức cho trẻ khám phá khoa học để các bạn đồng nghiệp cùng tham khảo.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
Được trực tiếp làm thí nghiệm với các vật mà mình đang học quả là một điều thích thú đối với
trẻ. Thật vậy, cứ để cho cháu được hoạt động, được trải nghiệm, được thử - sai và cuối cùng cháu
tìm ra một kết quả nào đó sẽ là một điều lý thú đối với trẻ.
Thí nghiệm 1: Dạy về không khí
Đầu tiên cô cho trẻ chơi các trò chơi nhỏ:
Trò chơi 1: “ Bịt mũi”
Cho trẻ bịt mũi, hỏi trẻ có thở được không? → không thở được
Vậy làm thế nào để thở được? → thả tay ra, thở được
Cho cháu đứng vào chổ cô quy định, hỏi cháu: THỞ ĐƯỢC KHÔNG?
Cho cháu đứng góc khác cùng vài bạn nữa, hỏi cháu: THỞ ĐƯỢC KHÔNG?
Cho cháu đứng tự do trong lớp, hỏi cháu: THỞ ĐƯỢC KHÔNG?
Lúc này tôi mới đặt vấn đề: Chúng ta thở được là nhờ có không khí, vậy KHÔNG KHÍ CÓ Ở
ĐÂU? → Không khí ở xung quanh chúng ta.
Tôi kết luận: NHƯ VẬY KHÔNG KHÍ CÓ Ở XUNG QUANH CHÚNG TA.
Tôi tiếp tục đặt tình huống: THẾ KHÔNG KHÍ CÓ BẮT ĐƯỢC KHÔNG? → Có cháu nói
được có cháu nói không.
Tôi hỏi tiếp: LÀM CÁCH NÀO ĐỂ BẮT ĐƯỢC KHÔNG KHÍ? → Lúc này các cháu đưa ra
rất nhiều ý kiến: lấy ly, lấy chai, lấy lon, lấy hộp,… để bắt không khí.
Tôi phát cho mỗi cháu một cái túi nilon và yêu cầu: “ Hãy lấy và bắt không khí vào túi” → mỗi
cháu đã thực hiện một cách khác nhau: nắm bắt không khí xung quanh bỏ vào túi, với không khí
cho vào túi…. Nhưng các cháu vẫn chưa thấy gì trong túi.
Tôi tiếp tục gợi ý: “ Các con hãy làm cách nào để túi phồng to lên đi ” → Cháu phát hiện là
mình phải thổi hơi vào túi và muốn giữ hơi trong túi thì phải xoắn hay cột túi lại.
Sau đó tôi giải thích: : KHÔNG KHÍ ĐANG Ở TRONG TÚI CỦA CÁC CON ĐẤY”.
Tiếp theo tôi cho các cháu chơi với túi không khí….
Ví dụ: Lấy kéo cắt túi để thấy không khí xì ra, lấy cây nhọn đâm nhẹ sẽ thấy hơi thoát → đó là
không khí.
Tiết học sôi động và vui hẳn lên, các cháu biết thêm là: Không khí luôn luôn ở bên cạnh con
người, con người phải có không khí thì mới sống, mới thở được….
Thí nghiệm : Trứng chìm – Trứng nổi
Tôi cho cháu làm thí nghiệm: đổ muối vào hai ly nước, lượng nước hai ly bằng nhau, riêng
lượng muối thì khác nhau, khuấy đều sẽ thấy trứng có quả sẽ nổi, quả chìm…
Trẻ thực hiện: bỏ trứng vào hai ly nước
14
25 Sáng kiến kinh nghiệm MN – Võ Hồng Linh sưu tầm
Ly A trứng nổi, ly B trứng chìm
→ Cho cháu tìm ra nguyên nhân. Thử ly nước A sao thấy mặn quá, thử ly nước B không mặn
bằng hoặc bạn đổ vào ly A bao nhiêu muỗng muối, đổ vào ly B bao nhiêu muỗng muối….
Từ đó cháu suy ra: vì ly B ít muối nên trứng không thể nổi lên được. Muốn trứng nổi lên phải
làm gì? (Cháu thỏa thuận với nhóm là phải thêm muối vào ly B…)
→ Vậy trứng ở trong nước muối có nổi được không? Trứng còn nổi được ở đâu nữa không?
→ Mở rộng: nước đường, dầu ăn….→ tiếp tục cho trẻ khám phá.
Mỗi khi cháu khám phá ra điều gì, ta cho cháu ghi kết quả bằng kí hiệu mà cô và cháu đã thỏa
thuận để dễ kiểm tra. Khi thí nghiệm thành công, tôi thấy trên khuôn mặt các cháu lộ rõ vẻ thích
thú, phấn khởi vô cùng và có những nhóm đã reo hò ầm ĩ. Với tiết học này tôi thấy vui và các
cháu thực sự chủ động khi làm công việc thí nghiệm. Lại thêm một lần nữa tôi đã tác động vào
các cháu tính tự tin, tự lập, tự suy nghĩ, tự tìm ra kết quả nhanh nhất để hoàn thành công việc
mình đang làm.
Đối với tôi, tôi đã áp dụng nhiều vào tiết học của cháu về những đề tài khám phá khoa học và
tất cả đều được sự hưởng ứng nhiệt tình, say mê của cách cháu. Tôi đã tự tin hơn khi tìm các đề
tài cho trẻ sau này như:
Nhanh chậm
Thấm mau
Đổi màu
Đã được tôi đưa vào dạy và đạt kết quả cao, phụ huynh cũng đã đến kể cho tôi nghe về những
thành quả cháu đã thí nghiệm ở nhà như: hoa đổi màu, nhuộm quả…
Tôi thật sự phấn khởi với những phương pháp, biện pháp khi cho chúa thí nghiệm và điều tôi
thích nhất là các cháu mang về nhà làm thí nghiệm cho bố mẹ xem
KẾT THÚC VẤN ĐỀ:
Thông qua một số hoạt động khoa học đó, tôi đã tạo cho trẻ:
Sự hứng thú, tò mò, thích khám phá các sự vật hiện tượng xung quanh.
Hình thành cho trẻ 1 số kỹ năng, thao tác thử nghiệm trong góc khoa học.
Trẻ ngày càng có kỹ năng quan sát tốt, biết suy đoán, phán đoán nhằm tìm ra một kết quả chính
xác.
Không chỉ khám phá trong góc khoa học hoặc trong các hoạt động khoa học mà cháu còn khám
phá, áp dụng và phát hiện được rất nhiều điều qua các môn học khác.
Đây là những phương pháp, biện pháp mà tôi đã dạy trẻ khi lên chuyên đề “ Khám phá khoa
học” và ngày hôm tôi xin mạn phép đưa ra những kinh nghiệm dạy trẻ về đề tài “ Biện pháp tạo
hứng thú cho trẻ khám phá khoa học” để các bạn cùng tham khảo và có những phương pháp, biện
pháp dạy cháu hay hơn và đạt hiệu quả tốt.
VI. Làm thế nào để góc Âm nhạc lôi cuốn và hấp dẫn trẻ?
Lê Thị Hoàng Trang
Việc thực hiện chương trình đổi mới , tạo điều kiện cho giáo viên linh hoạt, sáng tạo trong việc xác
định, lựa chọn và tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ. Bên cạnh đó còn khuyến khích giáo viên lựa
chọn, vận dụng các phương pháp khác nhau một cách sáng tạo nhằm phát huy tính tích cực của trẻ, tạo
điều kiện cho trẻ thể hiện những ý tưởng của mình. Việc đổi mới hình thức và phương pháp dạy học liên
quan đến các tổ chức các góc hoạt động trong đó có góc âm nhạc nhằm tạo điều kiện cho trẻ được học
và chơi theo ý thích, thúc đẩy hoạt động của các nhân hay nhóm trẻ.
Góc âm nhạc là nơi trẻ có điều kiện để thể hiện khả năng âm nhạc của mình, trẻ có thể làm quen, ôn
luyện , củng cố và vận dụng phát triển những kỹ năng âm nhạc qua các trò chơi, các họat động sáng tạo
làm phát triển khả năng sáng tạo của trẻ. Tại đây, trẻ tự hát hay tự vận động theo nhạc, biểu diễn một
15
25 Sáng kiến kinh nghiệm MN – Võ Hồng Linh sưu tầm
mình hay một nhóm trẻ một cách thích thú và sáng tạo. Vì thế góc âm nhạc sẽ làm phát triển một số kỹ
năng như: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thể hiện cảm xúc, kỹ năng thẩm mỹ, kỹ năng nhận thức, đồng thời
giúp trẻ bước đầu làm quen với nền văn hóa dân tộc thông qua các nhạc cụ như: đàn T’rưng, đàn tranh...
Ngoài ra góc âm nhạc góp phần làm cho chế độ sinh hoạt trong ngày linh hoạt, mềm dẻo, trẻ bớt căng
thẳng vì trẻ có thể chơi, nghe nhạc... và thể hiện những ý thích của mình. Cũng nên chú ý rằng tại góc
này giáo viên có thể luyện tập riêng cho một số trẻ có năng khiếu các tiết mục minh họa để làm mẫu ở
hoạt động chung hay chuẩn bị cho các chương trình biểu diễn văn nghệ của lớp , trường.
Góc âm nhạc có ý nghĩ quan trọng như vậy,làm thế nào nơi đây thật sự lôi cuốn và hấp dẫn trẻ?
Tốt nhất góc âm nhạc không nên cố định, các kệ đóng sao cho vừa tầm trẻ khi sử dụng, nên có bánh
xe đẩy, để vào những ngày đẹp trời, trẻ có thể đẩy ra sân rộng, thoáng mát, trẻ có thể sử dụng những
mảnh vải, dây thừng giấy...sáng tạo làm ra một khoảng không gian riêng theo ý trẻ để sinh hoạt: vui chơi,
biểu diễn văn nghệ....Ngoài những dụng cụ mua sắm như hoa vải, hoa nhựa, phách tre, trống lắc...Giáo
viên cần cung cấp nhiều nguồn âm thanh: các loại lon, thùng thiếc, thùng giấy chứa đậu, hột hạt, gạo, các
loại đá, các dụng cụ nhà bếp, khối gỗ, chén bằng sành. Có thể để giấy báo hay những loại giây phế liệu
có kích cỡ lớn, tạo điều kiện cho trẻ sáng tạo ra các kiểu áo váy... theo ý tưởng các nhân, phục vụ chơi vũ
hội hóa trang, nhảy múa tự do. Giáo viên cần sưu tầm thể hiện phong phú các thể loại băng nhạc thiếu
nhi, mầm non, dân ca, nhạc cổ điển... các loại nhạc cụ dân tộc. Nếu có điều kiện dùng đàn thật hay có thể
sử dụng mô hình, tranh cho trẻ quan sát. Ngoài ra cần có một số đồ dùng khuyến khích trẻ sáng tạo trong
vận động theo nhạc như: khăn choàng, cờ đuôi nheo, vòng đeo tay, chân, những con búp bê bằng vải
hay thú nhồi bông làm bạn nhảy cùng trẻ. Tất cả những đồ dùng, đồ chơi trên đều phải ở trạng thái mở,
trẻ dễ dàng lấy và sử dụng.
Khi bố trí góc âm nhạc cần chú ý sao cho ở nơi đó tiếng ồn ào trẻ tạo ra tại góc không ảnh hưởng, làm
phiền đến những hoạt động yên tĩnh ở góc khác.
Để kích thích tính tò mò, ham hiểu biết lôi cuốn trẻ vào góc chơi âm nhạc, giáo viên phải chú ý thay đổi
chất liệu, những thiết bị tạo âm thanh khác nhau định kỳ, tạo điều kiện cho trẻ sử dụng tối đa.
Ví dụ: Cái nắp xoong, úp xuống ta sẽ đánh âm thanh khác so với khi ta ngửa ra, hay đánh trên đỉnh âm
thanh khác với khi ta đánh để ngửa nắp.
Khi trẻ khai thác hết, chơi liên tục, trẻ cảm thấy chán, giáo viên phải thay đổi ngay. Dùng lời kích thích
trẻ : “Hôm nay góc âm nhạc có đồ dùng đồ chơi mới, các con hãy đến thử xem”. Mỗi lần nên thay đổi 3-4
đồ dùng, đồ chơi. Giáo viên khuyến khích trẻ trải nghiệm, tìm tòi, khám phá những đồ dùng đồ chơi mới.
Ví dụ như dưới sự giúp đỡ của cô trong quá trình trẻ chơi, trẻ tự phát hiện ra âm thanh của chén sành
chén sứ khi chứa lượng nước khác nhau,thì các chén tạo ra âm thanh khác nhau. Giáo viên gợi ý cho trẻ
biết phối hợp những đồ dùng đồ chơi cũ với đồ dùng đồ chơi mới, gây hứng thú cho trẻ.
Ví dụ: Để gõ đệm cho một bài hát, gợi ý trẻ sử dụng trống lắc, phách trẻ kết hợp với việc sử dụng đũa gõ
những ly thủy tinh có lượng nước khác nhau tạo ra một tổ hợp âm thanh hài hòa, rất hay. Trong quá trình
trẻ chơi tại góc âm nhạc, giáo viên có thể tận dụng để giới thiệu cho một số đàn dân tộc trẻ biết. Ví dụ về
đàn tranh, sau khi cô giới thiệu chọn tiếng đàn tranh trong đàn organ, cô đàn cho trẻ nghe một bài hát
quen thuộc giúp trẻ dễ cảm thụ. Nếu giáo viên dùng đàn tranh đàn cho trẻ nghe thì hiệu quả càng cao.
Tại góc âm nhạc, giáo viên cũng nên chú ý tạo điều kiện cho trẻ thể hiện những ý tưởng, mong muốn
của trẻ, đặc biệt phát huy tác dụng của trẻ hỗ trợ nhau, liên kết với nhau tổ chức các hoạt động mang tính
nghệ thuật. Khuyến khích trẻ tự làm hay gió viên cùng trẻ trang trí một số đồ dùng đồ chơi để vỗ hay gõ
đệm bài hát nhằm gây hứng thú cho trẻ khi sử dụng. Có thể cho trẻ phối hợp chơi với nhóm tạo hình
trang trí váy áo làm mặt nạ hóa trang....Trẻ vô cùng sung sướng khi được sử dụng đồ dùng do chính trẻ
tạo ra, để thực hiện các hoạt động âm nhạc.
Hy vọng rằng một số biện pháp gợi ý nêu trên sẽ giúp giáo viên mầm non xây dựng được những góc
âm nhạc có sức lôi cuốn hấp dẫn trẻ.
( KHGDMN)
VII. Yêu cầu chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi sẵn sàng
vào lớp 1
Qua khảo sát học sinh đầu vào lớp 1 ở Long An
Theo Luật Giáo dục, Giáo dục mầm non có mục tiêu hình thành những yếu tố đầu tiên của
nhân cách cho trẻ mầm non và chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. Kết quả chăm sóc, giáo dục của trường
16
25 Sáng kiến kinh nghiệm MN – Võ Hồng Linh sưu tầm
mẫu giáo sẽ được phản ánh khi trẻ vào lớp 1 tiểu học và rõ nét nhất ở giai đoạn đầu lớp 1. Nghiên
cứu phân tích, đánh giá khả năng của học sinh đầu lớp 1 qua các lĩnh vực: phát triển nhận thức,
phát triển ngôn ngữ, phát triển tình cảm xã hội sẽ giúp chúng ta có cơ sở đề xuất những biện pháp
tác động đến 3 môi trường giáo dục (nhà trường, gia đình, xã hội) nhằm nâng cao hơn nữa kết
quả chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi vào lớp 1; đáp ứng tốt mục tiêu giáo dục tiểu học mới
theo tinh thần Nghị quyết 40/QH của Quốc hội về đổi mới chương trình GD phổ thông; đồng thời
góp thần làm rõ mối quan hệ liên thông giữa mục tiêu GD mầm non với mục tiêu GD tiểu học
cũng như vai trò của GD mầm non với GD tiểu học theo tinh thần Luật Giáo dục 2005
Với mục đích, ý nghĩa nói trên, đầu năm học 2004 – 2005, chúng tôi đã tiến hành cuộc
khảo sát học sinh đầu vào lớp 1. Cuộc khảo sát được thiện trên 350 học sinh đầu lớp 1, được chọn
ngẫu nhiên ở 7 trường tiểu học thuộc các vùng miền khác nhau trong tỉnh Long An. (bảng 1)
Tại các trường tiểu học tham gia đợt khảo sát, 350 học sinh được chọn trả lờ phỏng vấn
10 câu hỏi chính thức (một số câu hỏi có kết hợp với quan sát tranh) và một số câu hỏi phụ (bảng
2)
Kết quả khảo sát như sau:
Bảng 1: Thống kê kết quả chung
Kết quả
Chưa đạt yêu cầu
(đứng dưới 50%)
Số lượng
33
29
26
30
31
26
30
205
Trường TH
TH Khánh Hậu
TH Võ Thị Sáu
TH Tân Phước Tây
TH Lạ Tấn
TH Nhị Thành A
TH Mai Thị Non
TH TT Tân Hạnh
Cộng
Tỉ lệ
66
58
52
60
62
52
60
58,6
Nhận xét (bảng 1)
- Có đến 58,6% học sinh chưa đạt yêu cầu, chỉ có 41,4% học sinh đạt yêu cầu
Nhận xét từng trường tiểu học
- Cá trường TH Khánh hậu (vùng ven Thị Xã), Thị trấn Tâm Thạnh (Thị trấn của huyện vùng
sâu), TH Nhị Thành, TH Lạn Tấn (vùng nông thôn) có tỉ lệ học sinh chưa đạt yêu cầu từ 60% đến
66% (TH Khánh hậu cao nhất là 66%)
- TH Mai Thị Non và TH Tân Phước Tây có số học sinh chưa đạt ít nhất (52%) nhưng cũng còn ở
mức cao (trên 50%)
- Trường TH Võ Thị Sáu tuy là trường ở trung tâm Thị xã tân An nhưng cũng có số học sinh
chưa đạt yêu cầu ở mức cao (58%)
Bảng 2: Thống kê số lượt trả lời đúng theo nhóm khả năng
TH
Khánh
Hậu
17
TH
Võ
Thị
Sáu
TH Tân TH
Phước Lạ
Tây
Tấn
TH
Nhị
Thành
TH
Mai
Thị
Non
TH TT Cộng
Tân
Hạnh
25 Sáng kiến kinh nghiệm MN – Võ Hồng Linh sưu tầm
1. Khả năng quan sát, so
sánh, phán đoán
2. Khả năng diễn đạt ý
muốn, cảm xúc, ý nghĩa
bằng lời nói
3.Quan tâm, giúp đỡ, chi
sẻ, hợp tác
4. Nghe hiểu lời nói
trong giao tiếp (*)
(qua tất cả các câu hỏi)
5.Mạnh dạn, hồn hniên,
tự tin, lễ phép (**)
(qua tất cả các câu hỏi)
31
(31%)
32
(32%)
49
(49%)
34
(34%)
30
(30%)
46
(46%)
45
(45%)
55
(55%)
53
(53%)
32
(32%)
33
(33%)
32
(32%)
30
(30%)
54
(54%)
54
(54%)
30
(30%)
31
(31%)
280
(40%)
278
(39,7%)
34
(34%)
52
(52%)
50
(50%)
45
(45%)
31
(50%)
33
(33%)
32
(32%)
44
(44%)
35
(35%)
53
(53%)
48
(48%)
43
(43%)
279
(39,9)
304
(43,4%)
32
(32%)
43
(43%)
41
(41%)
53
(53%)
41
(41%)
52
(52%)
292
(41,7%)
Nhận xét (bảng 2)
Ở từng nhóm nội dung, tỉ lệ học sinh đạt yêu cầu từ 39,7% đến 43,4%
Tỉ lệ học sinh “nghe hiểu lời nói trong giao tiếp” đạt 43%,4% và “mạnh dạn, hồn nhiên,
tự tin, lễ phép” chỉ đạt 41,7%. Khả năng “quan sát, so sánh, phán đoán” cũng chỉ có 40% học
sinh được khảo sát đạt yêu cầu.
Nhận xét từng trường tiểu học
Các trường TH Khánh Hậu (TXTA), tiểu học Nhị Thành ( Thủa Thừa) có ít học sinh phát
triển tốt khả năng quan sát, so sánh, phán đoán, TH Tân Phước tây (Tân Trụ), Mai Thị Non (Bến
Lức) có nhiều học sinh phát triển tốt khả năng này
Các trường TH Khánh Hậu, Nhị Thành, tân Thạnh có ít học sinh phát triển tốt khả năng
diễn đạt ý muốn, cảm xúc, ý nghĩa bằng lời nói. Các trường TH Mai Thị Non (Bến Lức) có nhiều
học sinh phát triển tốt khả năng này
Các trường Võ Thị Sáu, Mai Thị Non có1 ít học sinh thể hiện sự quan tâm, chia sẽ, hợp
tác với người thân. Trường TH Tân Thạnh, TH Khánh Hậu, TH Tân Phước Tây có nhiều học
sinh thể hiện sực quan tâm, chia sẻ, hợp tác với người thân
Các trường TH Khánh Hậu và Lạc Tấn có ít học sinh phát triển tốt khả năng nghe hiểu lời
nói trong giao tiếp. Các trường Võ Thị Sáu, Mai Thị Non có nhiều học sinh phát triển tốt khả
năng này
Các trường Võ Thị Sáu, Khánh Hậu có ít học sinh thể hiện sự mạnh dạn, hồn nhiên, tự tin,
lễ phép. Các trường THTT Tân Thạnh, Nhị Thành có nhiều học sinh bộc lộ rõ các phẩm chất tốt
đẹp này
Nhận xét – đánh giá chung
Tỷ lệ học sinh đạt yêu cầu chung là 41,4%, tỷ lệ đạt từng nhóm nội dung từ 39,7 – 43,4%. Điều
này cảnh báo việc chuẩn bị cho trẻ sẵn sàng vào lớp 1 ở Long An còn chưa tốt.
Các trường tiểu học ở nông thôn, đa số phụ huynh là nông dân có tỷ lệ sai khá cao. Ngược lại, ở
các vùng thị xã, thị trấn, với đa số phụ huynh là công chức, buôn bán, nghề tự do, có kinh tế ổn
định, quan tâm đến việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp một có tỷ lệ trả lời sai thấp hơn. Ví dụ: Trường
TH Mai Thị Non và Võ Thị Sáu có tỷ lệ trả lời sai dưới 60%, trường TH Khánh Hậu, vùng nông
thôn ven thị xã Tân An, có tỷ lệ trẻ chưa đạt cao nhất, đến 66%. Như vậy, yếu tố phụ huynh có
tác động lớn đến đến kết quả chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. Học sinh các trường tiểu học đạt chuẩn
quốc gia có kết quả tốt hơn các trường còn lại.
18
25 Sáng kiến kinh nghiệm MN – Võ Hồng Linh sưu tầm
Thời gian trẻ được chăm sóc, giáo dục ở trẻ mầm non càng dài thì kết quả cho trẻ 5 đến 6 tuổi sẵn
sàng đi học lớp một càng cao.
Giai đọan đầu lớp 1, giáo viên tiểu học phải có phương pháp giảng dạy, giáo dục thích hợp, giúp
trẻ thích nghi với môi trường giáo dục mới – môi trường mà trong đó hoạt động học tập phải là
chính (thay vì vui chơi là chính khi trẻ còn học mẫu giáo). Qua khảo sát cho thấy những lớp 1
trong giai đọan đầu người giáo viên không quá đặt nặng vấn đề học chữ mà quan tâm đến việc
rèn luyện nề nếp học tập, giúp trẻ thích nghi với môi trường học tập mới thì trẻ nơi đó hồn nhiên,
lễ phép, tự tin và phát triển trí tuệ tốt. Ngược lại, ở những lớp mà giáo viên quan tâm đến việc
dạy chữ, thì trẻ trở nên nhút nhát, thiếu hồn nhiên.
Nhận xét – đánh giá theo các mặt
Nhiều trẻ vào lớp 1 nhưng chưa có thói quen chào hỏi, nói lời cảm ơn trong giao tiếp.
Nhiều trẻ chưa mạnh dạn, hồn nhiên, tự tin trong giao tiếp.
Nhiều trẻ chưa có khả năng diễn đạt ý muốn, cảm xúc, ý nghĩ bằng lời nói. Đa số trả lời cụt ngủn,
nghèo ý, thiếu lịch sự. Một bộ phận trả lời máy móc, không biểu lộ cảm xúc.
Trẻ vùng nông thôn hồn nhiên, lễ phép biểu lộ tình cảm, quan tâm đến người thân nhung ít mạnh
dạn trong giao tiếp.
Trẻ vùng thị xã, vùng thuận lợi có khả năng quan sát, so sánh, phán đoán tốt nhưng không thể
hiện rõ tình cảm, sự quan tâm đến người thân; thiếu suy nghĩ độc lập, có khuynh hướng chông
chờ vào người lớn, khả năng hợp tác kém.
Trường tiểu học có nhiều học sinh qua mẫu giáo 3 năm (TH Võ Thị Sáu, TH Mai Thị Non, TH
Tân Phước Tây) có số học sinh đạt yêu cầu khá hơn .
Ở những lớp mà giáo viên quá nghiêm khắc, hay rầy la, trách phạt trẻ trở nên thụ động, mất tự
tin.
Những trẻ là con cán bộ công chức được chăm lo quá kỹ, cho học trước chương trình lớp 1 có
khuynh hướng không hứng thú trong giờ học (vì đã biết rồi!), tụ động chông chờ vào người khác
(TH Võ Thị Sáu).
Kết luận chung
Kết quả khảo sát cho thấy việc chuẩn bị sẵn sàng đi học cho trẻ 5 – 6 tuổi vào lớo 1 là
quan trọng, chuẩn bị tốt về mặt xã hội sẽ hình thành cho trẻ những yếu tố đầu tiên của nhân cách,
phát triển trí tuệ, thẩm mỹ và trí tuệ ở tiểu học. Việc chuẩn bị về mặt xã hội cho trẻ chịu ảnh
hưởng của các yếu tố; đặc điểm vùng miền, nghề nghiệp của cha mẹ, hoàn cảnh gia đình, và kết
quả giáo dục, chăm sóc trẻ ở mẫu giáo. Nghiên cứu phát huy những yếu tố tích cực, hạn chế
những yếu tố tiêu cực sẽ giúp cho trẻ 5 – 6 tuổi ở tất cả vùng miền, kể cả vùng khó khăn, có kinh
tế chậm phát triển được chuẩn bị tốt về mặt xã hội, tiếp thu tốt chương trình lớp 1 mới.
Bài học kinh nghiệm
Trên cơ sở kết quả khảo sát, chúng tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:
Ở mẫu giáo phải xác địng rõ mức độ dạy “chữ” với dạy ”người”. Không biến các chuyên đề “làm
quen chữ cái”, “làm quen với toán”… thậm chí còn xem đó là tiệu chí để đánh giá giáo viên, học
sinh mẫu giáo.
Nên đặt vấn đề giáo dục tình cảm cho trẻ. Nội dung giáo dục nên phù hợp với đặc điểm vùng
miền.
Có chương trình MG phù hợp cho trẻ có điều kiện chỉ học 1 năm, 2 năm hoặc 10 tuần. Các
chương trình này phải “độc lập và hòan chỉnh” (tương đối) theo hường chuẩn bị tốt nhất về mặt
xã hội cho trẻ vào lớp 1 (ở bất cứ lọai hình mẫu giáo nào: 1 năm, 2năm, 3 năm hoặc 10 tuần). Các
chưong trình cần quy định cụ thể những nội dung cần kết hợp với gia đình trong việc chuẩn bị
cho trẻ vào lớp 1.
19
25 Sáng kiến kinh nghiệm MN – Võ Hồng Linh sưu tầm
Giáo dục tiểu học: giai đọan lớp 1, đặc biệt ở giai đoạn đầu lớp 1 không quá đặt nặng vấn đề dạy
“chữ” mà vẫn xem trọng vấn đề giáo dục “đạo đức”, từng bước nâng dần mức độ, yêu cầu dạy
“chữ”.
Về quản lý: Xem trong đặc điểm vùng miền (lưu ý vùng nào cũng có những thuận lợi cũng như
khó khăn riêng), kết hợp tốt 3 môi trường giáo dục trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc,
giáo dục ở mẫu giáo, lưu ý việc chuẩn bị khả năng thích ứng xã hội cho trẻ.
Về giáo viên: Mục tiêu giáo dục, phương pháp giáo dục phải phù hợp từng đối tượng học sinh,
không quá chú trọng đến việc giảng dạy môn Tiếng việt, Toán ở lớp mẫu giáo và đầu lớp 1 mà
phải chú trong đến việc giáo dục tình cảm, đạo đức cho học sinh. Không quá nghiêm khắc làm trẻ
mất đi sự hồn nhiên, mạnh dạn, tự tin.
Về phụ huynh: Không quá chăm sóc làm trẻ có thói quen ỷ lại vào người khác, không có tình
cảm, không biết chia sẻ với người thân, dễ trở thành người vô cảm; nhưng cũng tránh tình trạng
bỏ bê, không quan tâm đến việc học của trẻ ngay từ khi còn ở tuổi mẫu giáo, làm trẻ phát triển
không tốt, đáp ứng được mục tiêu giáo dục mới.
VIII. Một số thí nghiệm khoa học phục vụ môn MTXQ
GV: PHẠM THỊ THANH BÌNH
( Trường MG TH TW3 )
KHÁM PHÁ VỀ NƯỚC:
CÁC LỚP CHẤT LỎNG
NÚI LỬA DƯỚI NƯỚC
KHÁM VỀ KHÔNG KHÍ:
ĐÈN CẦY CHÁY NHỜ KHÍ GÌ?
KHÁM PHÁ VỀ ÁNH SÁNG
THẢ CÁ VÀO CHẬU
LÀM MỘT CẦU VỒNG
KHÁM PHÁ VỀ SỰ CHUYỂN ĐỘNG
TRÒ ĐỐ QUẢ TRỨNG QUAY
20
25 Sáng kiến kinh nghiệm MN – Võ Hồng Linh sưu tầm
*KHÁM PHÁ VỀ NƯỚC:
1.CÁC LỚP CHẤT LỎNG
* MỤC ĐÍCH:
Trẻ biết phân biệt lớp chất lỏng khác nhau : dầu, nước,
siro
Nhận biết lớp siro nặng hơn nước nên chìm xuống
dưới. Lớp dầu nhẹ hơn nước và siro nên nổi lên trên cùng.
Còn lớp nước ở giữa
Nhận biết một số chất liệu: nhựa, gỗ, kim sắt, cao su…
nổi ở lớp chất lỏng nào : nước, siro, dầu để rút ra kết
luận
* CHUẨN BỊ:
1 chai dầu ăn, 1 chai nước, 1 chai siro dâu
3 ly thuỷ tinh, khay
các vật liệu:cao su, sỏi, đồ nhựa, sắt…
các thẻ màu đỏ ,trắng, vàng
* TIẾN HÀNH:
BƯỚC 1:
Cho trẻ quan sát và gọi tên 3 chai chất lỏng: dầu,
nước,siro
Mỗi chất lỏng cô dùng 1 miếng nhựa màu tương ứng với
màu chất lỏng: miếng nhựa đỏ, vàng, trắng
BƯỚC 2:
21
25 Sáng kiến kinh nghiệm MN – Võ Hồng Linh sưu tầm
Cho trẻ chọn chất lỏng thứ 1 nào đổ vào ly trước. Và
chọn miếng nhựa có màu tương ứng gắn lên bảng
Cô cho trẻ chọn chất lỏng thứ 2 và đổ vào ly. Và trẻ tự
đoán nó sẽ đứng ở chỗ nào trong cái ly. Chọn thẻ nhựa có
màu tương ứng gắn tiếp lên bảng. Cô cho trẻ quan sát lớp
chất lỏng thứ 2 nó đứng ở vị trí nào trong cái ly có đúng
như dự đoán của trẻ không
Làm tương tự với chất lỏng thứ 3
Cho trẻ quan sát vị trí các lớp chất lỏng ở trong ly để rút
ra kết luận: (lớp siro nặng hơn nứơc nên chìm xuống
dưới cùng. Lớp nứơc nhẹ hơn siro nhưng nặng hơn dầu
nên ở giữa. Lớp trên cùng là lớp dầu vì nhẹ hơn lớp nước
và lớp siro)
BƯỚC 3:
Cho trẻ chia làm 2 nhóm, mỗi nhóm tự chọn vị trí xếp
thẻ nhựa khác với lúc đầu. Rồi mỗi nhóm sẽ đổ thứ tự các
lớp chất lỏng theo như đã chọn và mang ly chất lỏng
vừa đổ lên cùng quan sát xem các lớp chất lỏng có đứng ở
đúng vị trí đó không?
Trẻ tự rút ra kết luận :dù đổ chất lỏng dù đổ loại nào
trước thì nó vẫn đứng theo thứ tự siro, nước, dầu. Và
trẻ lên gắn lại thứ tự thẻ nhựa theo đúng vị trí các chất
lỏng trong ly
22
25 Sáng kiến kinh nghiệm MN – Võ Hồng Linh sưu tầm
*MỞ RỘNG:
Cho trẻ thả một số vật: cao su, nhựa, sỏi, gỗ, sắt… và
quan sát xem nó nổi hoặc chìm ở lớp chất lỏng nào và tự
rút ra kết luận
NÚI LỬA DƯỚI NƯỚC
* MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Trẻ biết phân biệt nước nóng và lạnh
Nước nóng nhẹ hơn nước lạnh
* CHUẨN BỊ:
2 chai nhỏ trong, 2 sợi dây
1 vại trong lớn đầy nước, 2 lọ màu thực phẩm
* TIẾN HÀNH:
BƯỚC 1:
Cho trẻ quan sát và gọi tên các dụng cụ. Và có thể đoán xem
cô sẽ làm gì với những dụng cụ này
BƯỚC 2:
Cho trẻ quan sát nứơc nóng và nước lạnh trong 2 ca
nhựa. Cho trẻ phân biệt 2 loại nước trên ( bằng cách: sờ
thành ca hoặc quan sát hơi nước từ ca nước nóng bốc lên,
hoặc đậy nắp 2 ca nhựa khi mở nắp ra, ca nước nóng
sẽ đọng hơi nước trên nắp ca..)
BƯỚC 3:
Cô cho trẻ quan sát cô làm:
23
25 Sáng kiến kinh nghiệm MN – Võ Hồng Linh sưu tầm
Cột sợi dây quanh cổ chai nhỏ. Hỏi trẻ cô cột như thế
để làm gì?
Cô đổ nước lạnh vào đầy cái vại trong lớn
Cô đổ đầy nước lạnh vào cái chai nhỏ và nhỏ vào vài giọt
màu thực phẩm
Cho trẻ đoán cô sẽ làm gì tiếp
Cô cẩn thận thả chai nhỏ vào cái vại lớn. Cho trẻ quan
sát chuyện gì xảy ra( nước màu trong cái lọ không tan ra
ngoài)
BƯỚC 4:
Cô làm tương tự cô đổ đầy vào lọ nhỏ thứ 2 nứơc nóng và
nhỏ vài giọt màu thực phẩm
Và cũng thả từ t từ vào vại nước , trẻ sẽ quan sát hiện
tượng gì xảy ra
( nước màu trong cái vại nhỏ từ từ dâng lên như 1 núi lửa)
và trẻ đoán xem nó giống hiện tượng gì trong tự nhiên(núi
lửa)
Hỏi trẻ tại sao nước lạnh trong lọ đầu không dâng lên mà
lọ nước nóng nước màu lại dâng lên?
* giải thích: nước nóng nhẹ hơn nước lạnh, vì vậy nó
dâng lên và nổi trên mặt vại
Trẻ quan sát tiếp:một lát sau, nước trong 2 vại đều đồng
màu với nhau
24
25 Sáng kiến kinh nghiệm MN – Võ Hồng Linh sưu tầm
*
Giải thích:nước nóng nguội xuống trộn đều với
nước lạnh nên màu hoà lẫn vào nhau
LƯU Ý: Thí nghiệm trên cô chỉ làm cho trẻ quan sát, vì
nước nóng nên đảm bảo an toàn cho trẻ
*KHÁM PHÁ VỀ KHÔNG KHÍ:
ĐÈN CẦY CHÁY NHỜ KHÍ GÌ?
* MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Cần cho trẻ nhận biết không khí xung quanh
Trẻ nhận biết đèn cầy cháy nhờ có khí ôxi. Khi khí ôxi
hết thì đèn sẽ bị tắt
* CHUẨN BỊ:
Đèn cầy, hộp quẹt
Đất sét dẻo
Chậu nước
Vại thuỷ tinh lớn và nhỏ
* TIẾN HÀNH:
BƯỚC 1:
Cho trẻ quan sát và gọi tên các đồ dùng của cô đã chuẩn bị
Hỏi trẻ: gắn đèn cầy lên dĩa bằng cách nào?
Sau khi gắn xong đặt dĩa đèn cầy vào 1 cái chậu thuỷ tinh
BƯỚC 2:
25
25 Sáng kiến kinh nghiệm MN – Võ Hồng Linh sưu tầm
Cô đổ nước vào trong chậu thuỷ tinh. Đèn cầy phải cao
hơn so với mặt nước. Hỏi trẻ: vì sao cây đèn cầy phải
cao hơn mặt nước?( để khi đốt đèn cầy lên, đèn cầy
không bị nước làm tắt)
Cô lấy vại thuỷ tinh nhỏ ( cao hơn cây đèn cầy). Gắn vào
đầu mép lọ 2 cục đất sét to
Hỏi trẻ: cô sẽ làm gì tiếp?
BƯỚC 3:
Cô thắp đèn cầy lên
Cô đặt lọ úp lọ thuỷ tinh lên cây đèn cầy. Dùng bút lông đánh
dấu mặt nước dâng lên trong lọ thuỷ tinh
Hỏi trẻ: vì sao phải gắn đất sét vào miệng lọ thuỷ tinh?(
để nước tràn vào lọ)
Cho trẻ quan sát hiện tượng xảy ra: cây đèn cầy cháy một
lúc rồi sẽ tắt. Và nước trong lọ sẽ dâng cao lên trong lọ
thuỷ tinh
* Giải thích:khi đèn cầy cháy,nó chỉ lấy khí oxi trong lọ.
Khi khí oxi cháy hết thì đèn cầy tắt, nước bị khí áp bên
ngoài đẩy lên trong lọ
Cho trẻ thí nghiệm tương tự với lọ thuỷ tinh nhỏ hơn
và to hơn. Quan sát và rút ra kết luận
* KHÁM PHÁ VỀ ÁNH SÁNG
THẢ CÁ VÀO CHẬU
26
25 Sáng kiến kinh nghiệm MN – Võ Hồng Linh sưu tầm
* MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Trẻ nhận biết với tốc độ nhanh, ánh sáng có thể làm ta
không nhận rõ được các vật
* CHUẨN BỊ:
Vẽ hình 1 con cá và 1 cái chậu lên 2 mặt bìa hình tròn bằng
nhau
1 cây que, băng keo
* TIẾN HÀNH:
BƯỚC 1:
Dùng băng keo dán dính 2 miếng bìa con cá và cái chậu ,
kẹp cây que ở giữa
BƯỚC 2:
Kẹp cây que vào lòng bàn tay. Xoay que chạy tới chạy lui
thật nhanh. Bạn sẽ thấy con cá xuất hiện trong cái chậu
Có thể cho trẻ làm nhiều hình khác nhau: con chim và cái
lồng, con khỉ và cành cây..
LÀM MỘT CẦU VỒNG
*MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Ánh sáng đi xuyên qua nước( chất trong suốt)
* CHUẨN BỊ:
Một cái chậu
Kính soi
Kính lúp
1 miếng bìa trắng
27
25 Sáng kiến kinh nghiệm MN – Võ Hồng Linh sưu tầm
* TIẾN HÀNH:
BƯỚC 1:
Chọn 1 ngày trời nắng, đổ nước đầy vào trong 1 cái chậu
Để cái gương vào trong chậu nước. Để làm sao cho ánh
sáng mặt trời rọi vào trong gương
BƯỚC 2:
Đưa miếng bìa trắng ra trước cái gương và di chuyển nó
cho đến khi cầu vồng xuất hiện trên tấm bìa( hoặc bạn
điều chỉnh vị trí gương cho đúng). Khi gương và tấm bìa
đã đúng vị trí , ta có thể dùng đất sét gắn chặt cái gương lại.
Hỏi trẻ: các bạn thấy hình gì trên tấm bìa?
Khi nào thì mới có cầu vồng?
* Giải thích:lớp nước giữa cái gương làm việc như 1
thấu kính và mặt nước tách ánh sáng ra cho nên ta thấy
được các màu
BƯỚC 3:
Thử thêm: để 1 kính lúp vào giữa gương và tấm bìa.
Cho trẻ quan sát hiện tượng: cầu vồng biến mất
* Giải thích: do thấu kính uốn cong ánh sáng nên các màu
cùng đi ngược lại nên cầu vồng biến mất. Chứng tỏ 7 màu
cầu vồng nhập lại thành ánh sáng trắng
* KHÁM PHÁ VỀ SỰ CHUYỂN ĐỘNG
28
25 Sáng kiến kinh nghiệm MN – Võ Hồng Linh sưu tầm
TRÒ ĐỐ QUẢ TRỨNG QUAY
* MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Trẻ nhận biết khi một vật đứng yên rồi bất ngờ chuyển
động sẽ ngã về phía sau. Hoặc khi đang chạy dừng lại
đột ngột thì sẽ bị chúi về phía trước( quán tính)
* CHUẨN BỊ:
1 quả trứng luộc và 1 quả trứng sống
2 cái dĩa
*TIẾN HÀNH:
BƯỚC 1:
Cho trẻ quay tròn cùng lúc 2 cái trứng sống và luộc
Cho trẻ quan sát và đoán xem là quả trứng sống hay quả
trứng luộc quả nào quay lâu hơn ( quả trứng quay lâu
hơn là quả trứng luộc)
* Giải thích: lòng đỏ ( trứng sống) có nhiều quán tính
hơn lòng đặc ( trứng luộc). Sự kiện này làm chậm quả
trứng sống lại nên nó ngừng quay trước quả trứng luộc.
BƯỚC 2:
Cho trẻ quay cùng lúc 2 quả trứng rồi dùng tay giữ chúng
lại rồi thả ngay ra
cho trẻ quan sát và đoán xem quả trứng nào quay lâu hơn
( quả trứng sống quay lâu hơn, quả trứng luộc thì đứng
yên)
29
25 Sáng kiến kinh nghiệm MN – Võ Hồng Linh sưu tầm
* Giải thích: khi chận 2 quả trứng lại và thả ra thì chất
lỏng trong quả trứng sống vẫn còn chuyển động. Sự
vận chuyển này khởi động cho quả trứng quay lại
* MỞ RỘNG:
Khi đi xe, nếu xe khởi động đột ngột. Sức quán tính
của bạn kéo bạn giật ngược lại đằng sau( bạn chưa
chuyển động và thân thể bạn muốn ở yên). Nếu người lái
xe dừng lại đột ngột, bạn sẽ bị chúi người về phía trước
( vì quán tính của bạn cưỡng lại sự dừng, thân thể bạn
không muốn dừng chuyển động). Nịt ghế giúp giữ cho
bạn vượt qua sức quán tính của bản thân và giữ chặt bạn
với ghế ngồi
IX. Xây dựng những cuốn sách biết nói cho góc thư viện
Họ và tên: Cao Thụy Ngọc My - Trường Mầm Non Tuổi Thơ 7
Chức vụ: Giáo viên Dạy lớp: Mẫu giáo 3tuổi
I.Mục tiêu:
- Đối với trẻ mầm non việc tiếp xúc với sách giúp cho trẻ nhận biết với thế giới xung quanh ,hiểu
được một số quan hệ nhân qủa trong môi trường gần gũi, hình thành một số kiến thức kỹ năng
cần thiết cho việc học tập. Việc đọc sách và kể chuyện cho trẻ nghe,ngoài mục đích phát triển
tưởng tượng cho trẻ mà còn nhằm xây dựng ước mơ,tình cảm của trẻ đối với nhân vật ,vẻ đẹp
tình người,vẻ đẹp của thiên nhiên ,của những hình tượng thẩm mỹ,mở rộng hiểu biết của trẻ về
những quan hệ con người và xác định thái độ đúng đắn của trẻ đối với thế giới xung quanh và
ngoài ra cần phải cung cấp nhiều vốn từ cho trẻ .
- Với trẻ lớp mầm kỹ năng ,kiến thức và vốn từ chưa nhiều .Nên việc tiếp xúc với sách ,các tranh
ảnh ,câu chuyện ở góc thư viện còn gặp khó khăn vì trẻ chỉ nhìn hình ,trẻ muốn được nghe kể về
các hình ảnh,nội dung chuyện …,giáo viên thì không thể giải thích hết các nội dung .Lý do đó tôi
sử dụng một số bài hát ,hình ảnh ,câu chuyện, tiếng nói của cô và trẻ để tạo thành những cuốn
sách biết nói bằng CD. Loại sách này vừa có hình ảnh có âm thanh ,có thể phân biệt được một số
hình ảnh,tiếng kêu con vật,trẻ hiểu được tiếng tượng thanh như”tiếng suối chảy,tiếng mưa rơi”…
- Qua cuốn sách biết nói giáo viên có thể giúp trẻ phát âm đúng,trẻ thuộc thơ,biết nhiều truyện
,hiểu từ chính xác hơn.Trẻ có thể học hát bằng hình ảnh, có thể chọn các bài hát theo chủ đề có
sẳn trong sách trẻ có thể hoạt động theo nhóm,cá nhân.Trẻ có thể xem một số phim ,hình ảnh
hoạt động của trẻ ,cô và bạn trong trường lớp qua lễ hội.
30
25 Sáng kiến kinh nghiệm MN – Võ Hồng Linh sưu tầm
-Thực hiện năm phát huy và đẩy mạnh công tác ứng dụng công nghệ thông tin vào tổ chức các
họat động vui chơi cho trẻ và cùng với những lí do trên tôi đã cố gắng bằng nhiều cách để cung
cấp thêm cho trẻ nhiều vốn từ ,kiến thức và kỹ năng cho trẻ đặc biệt là thực hiện xây dựng sách
biết nói cho góc thư viện.
II.Phương tiện:
-Sưu tập và chọn lựa các câu chuyện phù hợp lứa tuổi mầm non
-Thực hiện băng đĩa qua chương trình proshowgold ,chương trình wondershare PPT2DVD
-Tivi, đầu đĩa, đĩa DVD,Headphone (Hội cha mẹ học sinh thực hiện)
III.Giải pháp:
-Tôi trao đổi với PHT về nội dung kinh nghiệm, được sự hướng dẫn tôi bắt đầu thử nghiệm và
trong quá trình đó tôi luôn luôn trao đổi với BGH và đồng nghiệp để thực hiện ý tưởng nội dung
thực hiện những cuốn sách nói cho trẻ nhỏ chưa biết đọc.
-Trước tiên để xác định làm loại sách như thế nào? tôi phân loại các nội dung theo các các chủ
đề như: bản thân,gia đình ,động vật,thực vật,phương tiện giao thông ,nghề nghiệp,thiên nhiên ...
Trong các chủ đề có nhiều nội dung khác nhau :Truyện, thơ ,âm nhạc,dinh dưỡng sức khỏe…
Ví dụ:Để cho trẻ học về gia đình của mình (cô có thể chụp hình trực tiếp từ ảnh người thân trong
gia đình hoặc bằng các hình vẽ hoặc có sẳn trong sách) và có thể sử dụng tiếng nói của trẻ,cô hay
bài hát giới thiệu về gia đình .Khi bài hát ,hát về Bà thì hình bà đó sẽ hiện lên để cho trẻ tiếp thu
hình ảnh và âm thanh. Sử dụng các câu chuyện có hình và lời nói Scan lại vào máy và tạo
thành sách CD có giọng kể của cô hoặc của trẻ .
-Muốn tạo ra một câu chuyện thì cần phải có hình ảnh giọng nói ,âm thanh-->từ những nội dung
trên kết hợp lại tạo thành một câu chuyện, nhưng đòi hỏi khi kết nối phải thật khớp giữa âm thanh
và hình ảnh bằng chương trình phần mềm của PROSHOWGOLD, ngòai ra tôi còn có thể sử dụng
một số phần mềm của Powerpoint để thực hiện.
-Bước đầu tôi còn lúng túng trong tổ chức cho trẻ họat động, tôi được cô PHT giới thiệu phần
mềm Wondershare PPT2DVD để thuận tiện hơn vì chưa có Computer.
-BGH phối hợp với hội cha mẹ học sinh trang bị cho 5 headphone cho trẻ nghe mà không ảnh
hưởng đến góc chơi khác trong lớp.
-Tổ chức cho trẻ họat động luân phiên vào các thời điểm như đầu giờ, giờ vui chơi, giờ chiều...
-BGH đề nghị triển khai cho hội đồng chuyên môn được tham khảo và vận dụng vào lớp bạn để
lấy ý kiến bổ sung cho kinh nghiệm của tôi
IV. Kết quả bước đầu:
Sau gần một học kỳ thử nghiệm tôi thấy việc ứng dụng công nghệ thông tin vào tổ chức các họat
động cụ thể ở họat động góc thư viện mà tôi đang nghiên cứu, tìm tòi các giải pháp và đã có
những mặt tích cực rõ nét như sau:
-Trẻ rất hứng thú khi được nghe chuyên, thơ, bài hát kết hợp trẻ được đọc, hát theo hoặc bắt
chước những tiếng động, tiếng nói có hình ảnh minh họa qua màn hình
-Việc đeo headphone khi nghe không ảnh hưởng đến các góc chơi khác
-Vận dụng phối hợp các chương trình Powerpoint, Proshowergod, Wondershare để thiết kế các
nội dung họat động có thể hỗ trợ lẫn nhau rất tốt trong việc cho trẻ quan sát những hình ảnh minh
họa hứng thú hơn được vận dụng mở rộng qua giờ học, khám phá...
-Hiện nay đa số các nhóm lớp đều thực hiện các phần mềm trên để thiết kế nội dung bổ sung cho
phương tiện tổ chức họat động
-Tôi đã chia sẻ các băng hình cho các đồng nghiệp khối MG3t tổ chức cho trẻ vui chơi ở góc đọc
sách...
31
25 Sáng kiến kinh nghiệm MN – Võ Hồng Linh sưu tầm
Tôi sẽ tiếp tục thử nghiệm cũng như trưng cầu ý kiến của BGH cũng như của đồng nghiệp để
hoàn thiện kinh nghiệm trong năm học 2008-2009 và cố gắng mở thêm nhiều hướng họat động
khác trong học kỳ 2.
X. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các bài đồng dao
Giáo viên: Trần Thị Diễm Châu
Trường MGTH TW3
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay , phát triển ngôn ngữ cho trẻ em là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong
công tác chăm sóc giáo dục và nuôi dạy trẻ của các trường mầm non . Đặc biệt đó chính là vai trò
của người giáo viên hướng dẫn trẻ như thế nào để ngôn ngữ của trẻ phát triển tốt ?
Ta thấy trẻ nhỏ thường phát âm không chính xác ( chẳng hạn như : lá – ná , cá rô – cá gô ,
…. ) . Việc trẻ phát âm không đúng của trẻ chủ yếu là do cơ quan phát âm của trẻ chưa linh hoạt ,
chưa nhạy cảm và chưa chính xác , trẻ chưa biết cách điều chỉnh hơi thở ngôn ngữ và giọng nói
cho phù hợp với nội dung nói .
Vì vậy , để trẻ phát âm đúng cần phải được luyện tập thường xuyên , mọi lúc mọi nơi , và
thời gian lâu dài . Trong quá trình công tác chăm sóc nuôi dạy trẻ , sau một thời gian cho trẻ làm
quen với các bài đồng dao, em thấy việc cho trẻ đọc các bài đồng dao kết hợp với các trò chơi
đơn giản có tác dụng rất tốt cho việc phát triển ngôn ngữ ở trẻ . Bởi vì nó có tính chất thi đua , bắt
chước để kích thích trẻ luyện tập tốt .
Sau đây , em xin giới thiệu một số bài đồng dao được viết lời mới và một số trò chơi kèm
theo mỗi bài đồng dao .
CÁC BÀI ĐỒNG DAO
CHI CHI CHÀNH CHÀNH
Chi chi chành chành
Nhớ rút cho nhanh
Tay xoè ngón đặt
Miệng đặt mắt nhìn
Đi trốn đi tìm
Ú tim oà ập !
CHI CHI CHÀNH CHÀNH
Chi chi chành chành
Chim oanh học nói
Khỉ già múa rối
Chó sói đuổi bò
Rùa nhảy khỏi hồ
Bắt cò ăn thịt
Sáo nằm gốc mít
Khóc mẹ hu hu !
CÁCH CHƠI :
32
25 Sáng kiến kinh nghiệm MN – Võ Hồng Linh sưu tầm
Một trẻ xoè tay ra , các bạn giơ một ngón tay trỏ ra đặt vào lòng bàn tay đó , tất cả cùng
đọc bài “chi chi chành chành” . Đến chữ “hu hu”, “ập” trẻ nắm tay lại thật nhanh , còn các bạn thì
rút tay thật nhanh , ai rút không kịp thì phai xoè tay cho người khác chơi .
BỊT MẮT BẮT DÊ
Một bầy trẻ nhỏ
Bịt mắt bắt dê
Dê vấp bờ hè
Ngã kềnh bốn vó
Mọi người cười rộ
Cố đuổi vòng quanh
Dê chạy thật nhanh
Túm ngay một chú .
CÁCH CHƠI :
Mời 2 trẻ lên chơi “ oẳn tù tì” , người thua sẽ bị bịt mắt đi tìm dê , người thắng làm dê .
Các bạn đứng bên ngoài cổ vũ , người bị bịt mắt sẽ đi theo tiếng trống lắc của người làm
dê để bắt bạn . Cả hai không được chạy ra khỏi vòng tròn . Có thể cùng một lúc cho nhiều trẻ làm
dê con và 1 trẻ bị bịt mắt .
CẶP KÈ
Cặp kè
An muối mè
Ngồi xuống đất
Ăn rau muống
Đứng lên
CÁCH CHƠI :
Các cháu vừa đi vừa đọc bài đồng dao , và thực hiện theo lời bài đồng dao . Có thể phân
từng nhóm cho trẻ chơi , đây là một trò chơi rất thu hút trẻ .
DUNG DĂNG DUNG DẺ
Dung dăng dung dẻ
Dắt trẻ đi chơi
Đến hỏi ông trời
Xin vài cái bánh
Gặp xe thì tránh
Đội mũ trên đầu
Đi chậm đi mau
Lâu lâu lại ngồi !
CÁCH CHƠI :
Các cháu cùng nắm tay , vừa đi vừa đung đưa theo nhịp bài đồng dao . Đến câu “ lâu lâu lại
ngồi” thì tất cả cùng ngồi xổm một lát , rồi lại đứng dậy vừa đi vừa đọc tiếp bài đồng dao .
DUNG DĂNG DUNG DẺ
Dung dăng dung dẻ
Dắt trẻ đi chơi
Đến chỗ mát trời
Chớ nên bỏ phí
Thở làn không khí
Vừa sạch vừa trong
Em thấy mát lòng
33
25 Sáng kiến kinh nghiệm MN – Võ Hồng Linh sưu tầm
Thân càng mạnh mẽ .
Dung dăng dung dẻ
Dắt trẻ đi chơi
Đến chỗ đông người
Nếu không nhìn kỹ
Người ta vô ý
Chân dẫm phải chân
Đau đớn vô cùng
Còn chi vui vẻ !
Dung dăng dung dẻ
Dắt trẻ đi chơi
Những buổi đẹp trời
Tìm nơi râm mát
Cùng nhau ca hát
Cất tiếng cười vang
Nhảy múa nhịp nhàng
Cho lòng tươi trẻ .
NU NA NU NỐNG
Nu na nu nống
Một hồ nước trong
Sao không rửa chân
Cho trắng cho xinh
Đi thi chân đẹp
Chân ai sạch sẽ
Gót đỏ hồng hào
Được vào đánh trống
Tùng tùng tùng tùng !
CÁCH CHƠI :
Tất cả trẻ ngồi vòng tròn , đưa 2 chân ra phía trước vừa đọc bài đồng dao vừa nhịp chân
theo lời bài đồng dao . đến chữ ‘ tùng tùng …” thì trẻ giả bộ lấy 2 tay làm dùi đánh vào chân .
RỒNG RẮN
Rồng rắn đi chơi
Vừa hát vừa cười
Đến thăm thầy thuốc
Đếm chân mà bước
Thong thả mà đi
Tay chống chân quỳ
Hỏi cho thật lớn :
Thầy thuốc có nhà không ?
CÁCH CHƠI :
Một trẻ làm chủ nhà , tất cả trẻ còn lại nắm lấy đuôi nhau đi thành vòng tròn đến nhà thầy thuốc .
Đến câu : “ thầy thuốc có nhà không ?” thì chủ nhà trả lời theo ý của mình “có” hoặc “ không” ,
nếu “không” thì đi tiếp , nếu “có” thì hỏi chủ nhà muốn lấy khúc nào “đuôi”, “giữa” hay “cuối”,
tất cả trẻ phải bảo vệ bạn ở nơi mà thầy thuốc muốn bắt . Trẻ nào bị bắt được thì lên làm thầy
thuốc và chơi tiếp .
34
25 Sáng kiến kinh nghiệm MN – Võ Hồng Linh sưu tầm
TẬP TẦM VÔNG
Tập tầm vông
Tay đàng đông
Tay đàng tây
Tay nào mây
Tay nào gió
Tập tầm vó !
Tay nào có
Tay nào không
Tay nào phồng
Tay nào đẹp ?
CÁCH CHƠI :
Trẻ vừa đọc bài đồng dao vừa đưa tay theo nhịp bài đồng dao . Trò chơi này cũng có tác
dụng rèn cơ tay cho trẻ . GV có thể sử dụng nhiều hình thức khác nhau như : thay đổi bằng chân ,
làm nhiều kiểu tay , ….
THẢ ĐỈA
Thả đải ba ba
Làm ngỗng , làm gà
Làm voi , làm gấu
Làm anh cá sấu
Làm chị ễnh ương
Làm bác linh dương
Cùng chạy bốn phương .
CÁCH CHƠI :
Một trẻ đi giữa vòng tròn làm đỉa , các bạn khác nắm tay thành vòng tròn . Tất cả cùng
đọc bài đồng dao , tới câu “ cùng chạy bốn phương” trẻ chỉ vao bạn nào thì bạn đó chạy đuổi bắt
bạn . Cứ thế tiếp tục thay đổi trẻ khác được chơi .
KÉO CƯA LỪA XẺ
Kéo cưa lừa xẻ
Bé ngoan bé khoẻ
Nhớ chăm học hành
Học nhanh học giỏi
Sẽ giành điểm mười .
CÁCH CHƠI :
Đây là một trò chơi nhẹ , có mục đích giải trí . Hai trẻ ngồi đối diện nhau , cả 2 duỗi chân
ra và đạp 2 bàn chân vào nhau , 2 tay nắm lấy nhau , đẩy qua đẩy lại rồi cùng đọc bài đồng dao .
CÂU ẾCH
Ếch ở dưới ao
Vừa ngớt mưa rào
Nhảy ra bì bọp
Ếch kêu – ộp ộp
Ếch kêu –ạp ạp
Thấy bác đi câu
Rủ nhau trốn mau
35
25 Sáng kiến kinh nghiệm MN – Võ Hồng Linh sưu tầm
Ếch kêu –ộp ộp
Ếch kêu – ạp ạp
CÁCH CHƠI :
Vẽ một vòng tròn lớn ở giữa sân , một trẻ làm người đi câu , tất cả các bạn còn lại đứng trong
vòng tròn làm ếch . Ếch ở trong vòng tròn nhảy ra ngoài , vừa nhảy vừa đọc bài đồng dao , người
đi câu đuổi theo hễ đụng vào bạn nào thì bạn đó phải thay làm người đi câu .
XI. Quan sát và ghi chép hoạt động làm quen với Toán của trẻ
Mẫu giáo.
GV: Nguyễn Thị Lộc
Trường Mầm Non Hoa Mai
Quận 3- Tp Hồ Chí Minh.
Quan sát, ghi chép hoạt động của trẻ là điều rất cần thiết đối với giáo viên và cán bộ quản lý mầm
non. Có theo dõi và ghi chép được những trao đổi, thao tác của trẻ trong hoạt động học- chơi mới
thấy được khả năng của từng trẻ và những tiến bộ rõ rệt của từng cá nhân để từ đó có phương
pháp giáo dục trẻ thích hợp.
Trong quá trình tổ chức hoạt động làm quen với Toán ở lớp mẫu giáo 5 tuổi, giáo viên thường
tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi nhằm đạt một số kỹ năng theo yêu cầu bài học. Trong khi dạy
trẻ, các cô thường chú ý đến kết quả dạy trẻ (làm được hay chưa làm được) để nhận xét, đánh giá
mà chưa chú ý đến quá trình hoạt động, cách giải quyết bài tập để qua đó cô có những biện pháp
tác động tích cực đối với trẻ.
Ví dụ: Khi cho trẻ thực hiện bài tập toán, cô giáo nói:” Con hãy điền số vào ô trống, sau đó cộng
hai số lại và viết kết quả vào ô cuối cùng.
Nếu quan sát kỹ 3 trẻ ta sẽ thấy các bé có cách giải quyết bài tập không giống nhau, phần quan
sát và ghi chép dưới đây là một hoạt động tại lớp Lá – Trường Mầm Non 5, Quận 3 –Tp Hồ Chí
Minh
Bé A:
Đếm các quyển sách trên kệ thuộc nhóm thứ nhất- ghi số vào ô trống.
Đếm các quyển sách trên kệ thuộc nhóm thứ hai- ghi số vào ô trống
Đếm tất cả các sách trên kệ (cả 2 nhóm) ghi vào ô trống cuối cùng.
Kỹ năng: Đếm dãy số tự nhiên từ 1 đến 8. Kết quả : 8
Bé B
1)Đếm các quyển sách trên kệ thuộc nhóm thứ nhất – ghi số vào ô trống
2) Đếm quyển sách trên kệ thuộc nhóm thứ 2 – ghi số vào ô trống
3) Dùng kết quả của nhóm thứ nhất, đếm tiếp nhóm thứ hai- ghi kết quả.
Kỹ năng: Đếm tiếp từ một kết quả của nhóm thứ nhất đến hết phần tử của nhóm thứ hai. Kết quả:
B
Bé C:
Đếm các quyển sách trên kệ thuộc nhóm thứ nhất- ghi số vào ô trống.
Dùng các ngón tay thay thế cho các phần tử của nhóm thứ hai (3 ngón)
Đọc số của nhóm thứ nhất (5), đếm tiếp trên ngón tay (6,7,8)- ghi kết quả
36
25 Sáng kiến kinh nghiệm MN – Võ Hồng Linh sưu tầm
Kỹ năng: Đếm tiếp bằng vật thay thế (ngón tay),. Kết quả: 8
Trong 3 cách trên đều cho kết quả bằng 8. Nhưng rõ ràng trẻ đã có hoạt động giải bài tập khác
nhau. Đếm dãy số tự nhiên là kỹ năng quan trọng, cơ bản khi làm quen với toán. Trẻ thường đã
biết gọi tên dãy số tự nhiên từ khi mới tập nói, dãy số từ 1 đến 10, đếm không thiếu một số nào,
đếm đúng vị trí các số,biết số đứng liền trước, số liền sau của dãy số.Nhưng đối với trẻ MG 5
tuổi, kỹ năng này quá dễ so với trình độ hiểu biết của trẻ. Do đó cùng với hiểu biết về khái niệm
lập số, trẻ phải hiểu được con số, trẻ phải hiểu được con số là biểu tượng của 1 tập hợp có các
phần tử tương ứng. Từ hiểu biết đó giáo viên dạy trẻ kỹ năng đếm tiếp.
Đếm tiếp trực tiếp: Dùng số hạng nhóm thứ nhất- đếm tiếp phần tử của nhóm thứ hai. (giống
cách đếm của bé B)
Đếm tiếp bằng biện pháp sử dụng vật thay thế : Dùng ngón tay, dùng que tính, chấm tròn…kỹ
năng đếm tiếp của trẻ tìm ra đáp số chính xác hơn cho bài tập của mình, tuy nhiên chúng ta không
chỉ dừng ở đó.Trẻ phải được tiến tới kỹ năng cao hơn: nắm vững tổng của hai số hạng.
Cách giải quyết của bé C sẽ cho ra kết quả nhanh nhất và chính xác. Kỹ năng này có thể được
vận dụng trong nhiều trường hợp, trong thực tế sinh hoạt thường ngày của trẻ. Vậy giáo viên cần
chú ý dạy trẻ cách giải bài tập nhanh và chính xác nhất đó là cách giải thứ 3. Trong 3 trẻ, trẻ C có
sự phát triển tư duy toán tốt hơn trẻ A và trẻ B. tuy nhiên , đích nhắm của chúng ta dạy trẻ MG
thêm bớt là nhìn vào hai số hạng biếat ngay được số tổng. Kỹ năng này có thể thực hiện được,
với điều kiện trẻ phải được làm quen với nhiều bài tập, trò chơi toán, cũng như được hoạt động
thường xuyên với toán và tất nhiên phải có sự hoạt động tích cực từ giáo viên.
Trong quá trình suy nghĩ, sáng tạo ra các trò chơi phục vụ hoạt động MG, các GV đã có nhiều
hình thức trò chơi giúp trẻ làm quen với toán rất tốt. Tuy nhiên cần lưu ý có rất nhiều trò chơi thật
sự chưa mang lại hiệu quả về mục đích tăng cường kỹ năng, kiến thức, ngôn ngữ toán mà chỉ làm
quen với hình thức toán mà thôi.
Ví dụ: Giáo viên cho trẻ chơi một bộ tách trà làm bằng giấy bìa, mỗi chiếc tách, ấm trà đều được
cắt ra bằng hình dzích dzắc khác nhau, trên mỗi một mảnh rời có 1 số hạng để khi cộng 2 số hạng
lại được tổng là 9. Khi chơi, trẻ không chú ý đến các số hạng đươc ghi trên 2 mảnh rời nhau của
chiếc tách mà chỉ chú ý ráp các đường dzich dzắc cho vừa khớp với nhau mà thôi. Trẻ ráp rất
nhanh và rất thành thạo. Nếu chỉ đứng xa và quan sát, ta có thể nghĩ: trẻ có kỹ năng toán rất tốt vì
kỹ năng ráp hình bộ ấm trà rất nhanh. Nhưng nếu ngồi lâu hơn, nghe trẻ trao đổi với nhau, giáo
viên sẽ giật mình vì trẻ chỉ trao đổi với nhau về hình dạng của chiếc tách trà mà hoàn toàn không
để ý đến con số mà cô đã ghi trên thẻ rời.
Tại sao trò chơi trên lại không đạt yêu cầu về kỹ năng hoạt động toán? Vì khi thực hiện bộ trò
chơi này trước tiên giáo viên vẽ tách, ấm trà đặt bài toán (Có tổng bằng 9), sau đó mới cắt đôi ra.
Như vậy trẻ chỉ việc tìm hai mảnh khớp răng với nhau là xong, nên không quan tâm tới các con
số.
Với trò chơi này có thể có các giải pháp như sau:
_Tạo nhiều mảnh rời có đường cắt tương tự 1 trong 2 mảnh ghép. Chỉ sai 1 chi tiết nhỏ cũng
khó phát hiện.
_Các con số trên mảnh giấy giống nhau là khác nhau.
_Tạo thêm nhiều mảnh ghép có đường cắt giống nhaưnh 1 trong 2 mảnh đã cắt. Trên đó viết
những con số để khi ghép đúng khớp sẽ không được kết quả bằng 9, trẻ phải sử dụng kiến thức
toán, chú ý hình dạng của đường cắt dzich dzăc vừa cộng 2 số hạng có tổng bằng 9 khi chơi trò
chơi này và phải biết sắp xếp, trang trí bộ trà cho đẹp mắt, có vị trí hợp lý.
37
25 Sáng kiến kinh nghiệm MN – Võ Hồng Linh sưu tầm
XII. Giúp trẻ 5 – 6 tuổi cảm thụ truyện kể thông qua hệ thống
câu hỏi.
Nguyễn Thị Tuyết Sương
Trường mầm non Thanh An- Thị xã Vĩnh Long.
Khi dạy trẻ 5-6 tuổi kể chuyện , ngòai việc chuẩn bị đầy đủ tranh ảnh minh họa , đồ dùng dạy học
, cô giáo kể diễn cảm …gây hấp dẫn cho trẻ. Do trình độ các cháu ở lớp không đồng đều, nên các
câu hỏi đưa ra cần có sự chuẩn bị cẩn thận để phù hợp với khả năng của từng trẻ nhằ phát huy
tính tích cực của trẻ . Từ việc khảo xát chất lượng học sinh đầu năm , tôi nắm được khả năng lớp
tôi phụ trách ( khỏang 40 % trả lời được câu hỏi tái tạo, 25 % trả lời được câu hỏi nâng cao và 35
% trẻ nhút nhát ). Nên tôi đã suy nghĩ và tự sọan được 1 số dạng câu hỏi cụ thể trong truyện “Ba
cô gái”, với chủ đề gia đình, các loại câu hỏi nhu sau:
Dạng câu hỏi nhận biết:
Giúp trẻ tái tạo nội dung tuyện ,nhớ lại cách có hệ thống các việc diễn ra . Loại cau này dùng cho
những trẻ yếu , trung bình trong lớp.
Các con vừa nghe cô kể chuyện gì?
Trong câu chuyện cô vừa kể , bà mẹ sinh ra được bao nhiêu cô con gái ?
Bà mẹ thương các cô nhu thế nào?
Khi bà mẹ bị ốm, bà nhờ ai mang thư đến cho các con của bà?
Ngoài ra , tôi còn dùng dạng câu hỏi / nhận biết / nâng cao để buột trẻ phải suy nghĩ
Vì sao chị Hai em bị sóc biến thành nhện ?
Vì sao chị Cả bị sóc biến thành rùa?
Khi nghe sóc báo tin mẹ ố, chị út làm gì?
Dạng câu hỏi vận dụng kinh nghiệm
Trẻ vận dụng khả năng hiểu biết của mình để trả lời nhằm giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng,
sáng tạo. Loại câu hỏi này dành cho những trẻ khá hơn trong lớp:
Bà mẹ nhờ sóc mang thư , theo con có cách nào khác báo cho các con cùa bà không?
Khi bà ốm thì bà mong muốn điều gì ?
Con thử tưởng tượng xem chị cả trả lời như thế nào mà sóc giận dữ biến chị thành con rùa ?
Bên cạnh đó tôi dùng dạng câu hỏi vận dụng kinh nghiêm nâng cao để giúp trẻ phát triển ngôn
ngữ, kíck thích tư duy trẻ phát triển:
So với chị Cả, chị Hai và chị Út có đức tính gì nổi bậc?
Nếu cả 3 chị đều về thăm mẹ sẽ nhu thế nào ?
Con sẽ làm gì nếu mẹ mình bị ốm?
Dạng câu hỏi giải thích và phỏng đóan suy luận
Đây là loại câu hỏi đòi hỏi trẻ phải dụng nhiều mẫu câu để trả lời . Dạng câu nàu giúp trẻ tăng
vốn từ, phát triển trí tưởng tượng phong phú, kích thích tư duy phát triển. Lọai câu hỏi này
thường dùng cho những cháu giỏi trong lớp.
Hành động nào con biết chị Út thật lòng thương mẹ?
Nếu chị Út không về thăm mẹ thì chuyện gì sẽ xảy ra ?
Chị út thương hai chi mình, theo con chị ut se làm gì khi thấy hai chị biến thành rùa, nhện?
Ngoài ra tôi dùng câu hỏi giải thích và phỏng đóan suy luận nâng cao.
Đây là những câu hỏi khó có tính thu hút trẻ:
Trong ba người con, con thích chị nào nhất?
Theo con , thế nào là người con hiếu thảo?
Con có thể thay đọan kêt câu chuyện nhu thế nào?
38
25 Sáng kiến kinh nghiệm MN – Võ Hồng Linh sưu tầm
Con có thể đặt tên khác cho câu chuyện là gì?
Qua việc sử dụng hệ thống câu hỏi từ đơn giản đến phức tạp , từ thấp đến nâng cao, tôi nhận
thấy:
Tất cả trẻ trong lớp đều tham gia tích cực, sôi nổi, khi tôi vừa đặt câu hỏi, các cháu trong lớp đều
mạnh dạng giơ tay phát biểu(100%)
Những cháu khá giỏi trả lời câu hỏi nâng cao sẽ giúp cho các cháu yếu hơn học hỏi, đây chính là
cách cho trẻ học qua bạn , dần dần trẻ bắt chước bạn chịu suy nghĩ trả lời , làm cho những cháu
yếu ngày càng phat triển ngôn ngữ, mở mang kiến thức hơn, mạnh dạn hơn, và ngày càng tự tin
hơn
Và chính qua hệ thống câu hỏi vùa nêu trên , trẻ 5-6 tuổi cảm thụ truyện kể tích cực hơn, sâu sắc
hơn, trẻ nhờ nội dung caau chuyện lâu hơn và khi cho trẻ đóng kịch trẻ sẽ tái tạo tính cách nhân
vật tự tin hơn, chân thật hơn
Ngoài ra trong giờ học kể chuyện , tôi luôn tạo bầu không khí vui tươi giúp trẻ có tâm trạng thoải
mái, từ đó trẻ tích cực trả lời câu hỏi tôi đưa ra.
Khi trẻ trả lời câu hỏi, tôi không bao giờ áp đặt trẻ mà tôi để trẻ tự trả lời theo ý trẻ, để trẻ tự diễn
đạt theo ý của mình, tạo cho trẻ tự tin, mạnh dạn khi diễn đạt, sau đó giáo viên hướng trẻ vào nội
cung nhất định
Nếu trình độ các cháu trong lớp không đồng đều , khi đưa ra hệ thống câu hỏi, tỗie đua ra cả 3
dạng câu hỏi, từ câu hỏi nhận biết, đến câu hỏi vận dụng kinh nghiệm, rồi đến câu hỏi giả thích
và phỏng đóan suy luận, làm sao cho tất cả trẻ trong lớp đều trả lời câu hỏi theo khả năng của trẻ.
Nếu các cháu trong lớp đều khá, tôi sẽ chọn những câu hỏi khó có tính chất suy luận và nâng cao,
bên cạnh đó tôi còn tổ chức cho trẻ kể chuyện sáng tạo, có thể cho trẻ kể đọan truyện nào mà trẻ
thích, trẻ có thể nói về nhân vật mà trẻ thích.
XIII. Một vài kinh nghiệm phát triển kỹ năng giao tiếp của trẻ
Mầm Non.
GVMN:Nguyễn Thị Thanh Cảnh.
Trường:MGTN-CĐMGTƯ 3
Hầu hết mọi người đều đồng ý rằng những năm đầu đời của trẻ là những năm quan trọng nhất cho
sự phát triển toàn diện của đứa trẻ và ngôn ngữ cũng là một quá trình tâm lý diễn ra rất mạnh ở
trẻ.Ở giai đoạn này trẻ học và nắm được tiếng mẹ đẻ của mình, do vậy mà phát triển kỹ năng giao
tiếp cho trẻ là rất quan trọng vì nó sẽ ảnh hưởng đến tư duy và quá trình học sau này.
Ví dụ: Ở lớp Mầm C, có cháu đã 4 tuổi mà không nói được 1 câu ngắn, không diễn đạt được ý
câu trả lời khi được hỏi.
Vậy tại sao lại có trẻ nói được, trẻ nói không được?Ta có thể xét tới một số yếu tố ảnh
hưởng sau:
*Sự khiếm khuyết về thể chất và tinh thần.
Ví dụ: Câm, đàn độn cũng làm cho ngôn ngữ của trẻ hạn chế
*Môi trường gia đình: Thô lỗ, không gần gũi trẻ.
Ví dụ: Một đứa trẻ bị gia đình luôn mắng chửi, không quan tâm sẽ làm cho trẻ có cảm giác
không ai gần gũi, không trao đổi với người thân được, do đó mà ngôn ngữ không phát triển.
*Trẻ được đáp ứng quá đầy đủ về nhu cầu mà trẻ cần.
Ví dụ: Trẻ chỉ cần nhìn vào một đồ dùng, đồ vật nào là được đáp ứng ngay mà không phải dùng
lời để yêu cầu hoặc xin phép.Đây cũng là một trong những nguyên nhân của trẻ chậm phát triển.
39
25 Sáng kiến kinh nghiệm MN – Võ Hồng Linh sưu tầm
*Các trẻ sinh đôi thường hay có những cách giao tiếp không dùng lời với nhau do đó mà ngôn
ngữ cũng chậm phát triển.
Ví dụ: Trong lớp có một cặp sinh đôi, khi cần bạn Cẩm đưa cho cái gì, Kim chỉ cần lấy tay khều
vào Cẩm, rồi chỉ vào vật đó,Cẩm liền biết ngay là Kim cần gì.
*Môi trường sống cũng rất quan trọng trong việc phát triển khả năng giao tiếp.
Ví dụ : Cháu được sống trong môi trường thoải mái, được người lớn quan tâm trò chuyện sẽ giúp
trẻ nói rất tốt và ngược lại.
Để khắc phục những hạn chế về giao tiếp cũng như giúp trẻ giao tiếp được, ta có thể nói
chuyện với từng trẻ để kích thích chúng diễn đạt ý tưởng và cảm xúc, muốn vậy ta nên chs ý tới
những yếu tố sau:
1.Tạo môi trường giao tiếp và giúp cho trẻ có cảm giác thoải mái, có nhu cầu giao tiếp bằng
lời.Có nghĩa là trong tất cả mọi hoạt động của trẻ, mỗi giáo viên MN luôn phải dùng nhiều trò
chơi, câu đố để kích thích trẻ tham gia, qua đó giúp trẻ được tự nhiên hơn.
Ví dụ: Trong lớp, Hoa là trẻ rất ít nói, nhút nhát.Vì thế mà tôi thường cho bé chơi cùng một
nhóm trẻ mạnh dạn hơn.Trong giờ chơi, tôi cho bé chơi trò chơi “Đoán tên bạn”.Ví dụ: Cô đang
nghĩ về một bạn mặc quần xanh dương,áo thun đen có in hình con cọp” và nói với trẻ: “Hoa ơi!cô
đang nghĩ về bạn nào vậy?Tại sao con biết?” Trẻ sẽ nói ngay tên bạn đó và vì sao trẻ lại đoán
được.
2.Ngôn ngữ là cái riêng của mỗi người, và nó được phát triển rất tự nhiên, do đó mà trẻ khi
giao tiếp sẽ có lúc nói sai, chúng ta không nên sửa sai hoặc la rầy, vì sẽ tạo cho trẻ cảm giác
không tự tin, sợ nói.
Muốn giúp trẻ sửa lỗi khi nói thì ta nên thông qua trò chơi sắm vai để dạy trẻ như:Trò chơi bán
hang, bác sĩ và gia đình…Qua đó sẽ giúp trẻ nói theo mẫu của cô và của bạn.
3.Để cho trẻ có cảm giác thoải mái tự nhiên, chúng ta không nên dùng ngôn ngữ sai khiến sẽ
làm cho trẻ cảm giác bị bắt buộc, mà ta chỉ dùng ngôn ngữ đề nghị, vỗ về trẻ.
Ví dụ: “Cô muốn các con cất đồ chơi lên kệ rồi ta ra ngoài cùng chơi.” Không nên dùng câu:
“Cất hết đồ chơi đi”
4.Để cho trẻ có cảm xúc mạnh, có nhu cầu về giao tiếp thì việc dùng rối là cần thiết, vì trẻ ở
lứa tuổi này rất thích được nói chuyện với những con rối và đặc biệt là những con vật rất gần gũi
với trẻ.
Ví dụ: Trong lớp có bé Hằng rất ít nói, nhưng khi cô đưa ra rối ra để hỏi: “Hằng đang làm gì vậy?
Nhà bạn có ai?Nói cho thỏ bông nghe đi!”Thì bé Hằng đã trả lời ngay.
*Tóm lại: Qua thực tế tôi thấy việc tạo ra một không khí thoải mái, đàm ấm và việc đưa các trò
chơi, tạo các tình huống, cũng như dùng rối trong việc giao tiếp với trẻ là cách giúp trẻ giao tiếp
tích cực nhất.
*Qua đây tôi cũng có một số ý kiến đề xuất để các đồng nghiệp cùng tham khảo:
_Dùng sách , truyện để thúc đẩy quá trình nghe nói , đọc bập bẹ của trẻ.
Vào cuối thập niên 80 và đầu 90 các nhà giáo dục đã đặt câu hỏi tại sao ngày càng nhiều trẻ biết
đọc trước khi vào lớp Một?có phải là trẻ được dạy trước hay trẻ học trên truyền hình?Nhưng các
nhà nghiên cứu đã tìm ra một điều hòan tòan khác.
Một số trẻ trước tuổi đi học đã có khả năng tự tập đọc, quá trình này gọi là quá trình tự tập đọc
của trẻ.Nhưng từ đâu mà trẻ lại có quá trình này?Đó là quá trình được bắt nguồn từ việc người
lớn đọc, nói cho trẻ nghe thông qua các sách truyện, bảng hiệu, ấn phẩm…
Ví dụ: Khi đi ngang qua một bảng hiệu Lan hỏi Mẹ: “Cái gì trên đó vậy Mẹ?” Mẹ nói đó là bảng
“Hiệu uốn tóc”.Hôm sau đi đến đó Lan chỉ vào bảnh hiệu và nói: “ Hiệu uốn tóc”.
Từ đây ta có thể nhận thấy rằng việc học giao tiếp là quá trình gồm: nghe, nói, đọc ,viết là một
thể không tách rời và được bắt đầu từ khi trẻ mới sinh ra.Do đó mà việc sử dụng tranh ảnh, sách,
40
25 Sáng kiến kinh nghiệm MN – Võ Hồng Linh sưu tầm
truyện, bảng hiệu , ấn phẩm…cũng có ý nghĩa lớn đối với việc phát triển kỹ năng giao tiếp ở
trẻ.Khi trẻ được cô, cha mẹ đọc cho nghe, trẻ bắt đầu lĩnh hội ý tưởng rằng đọc sách là một điều
quan trọng mà mọi người xung quanh thích làm, từ đó kích thích sự háo hức, tò mò nơi trẻ.Khi
trẻ được người lớn, cô giáo đọc, cho xem tranh, giải thích từ, trẻ sẽ thấm được ngôn ngữ các nhân
vật trong truyện:nói như thế nào?hành động ra sao?Trẻ sẽ bắt chước, vì tuổi của trẻ là tuổi bắt
chước rất nhanh.
Tuy nhiên không phải loại sách nào cũng nên cho trẻ xem, đọc cho trẻ nghe được,mà phải có
sự chọn.
Ví dụ: Sách dùng cho trẻ phải có hình ảnh, chữ to, màu săc sặc sỡ, sinh động, ngôn ngữ thể hiện
sự việc gần gũi với trẻ.
Ngoài ra để cho việc dùng sách truyện có tác dụng phát triển tốt khả năng giao tiếp của trẻ, mỗi
người giáo viên phải thu hút đựoc sự chú ý của trẻ bằng giọng kể, đọc sinh động, hấp dẫn, thể
hiện được các giọng khác nhau của các nhân vật.Trẻ sẽ thích thú hơn nếu chúng cũng đựoc tham
gia vào câu chuyện.
Ví dụ: Đóng vai nhân vật, nhắc lời thoại, vẽ tranh minh họa cho nhân vật cô vừa kể, đọc.
Phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ thật cần thiết, nhưng đòi hỏi cô giáo mầm non phải luôn
gần gũi trẻ, hiểu trẻ, tạo mọi cơ hội để trẻ được nói thật thoải mái ở mọi nơi, vì chỉ khi nào trẻ sử
dụng ngôn ngữ mẹ đẻ lưu loát thì trẻ mới có cơ hội phát triển toàn diện.
XIV. Giúp trẻ phát triển toàn diện qua bộ môn Âm nhạc.
Nhận thức:
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trẻ được nghe nhạc cổ điển từ trong bào thai sẽ kích
thích sóng điện não giúp não phát triển nên tăng trí thông minh sau này. Và đối với trẻ ở lứa tuổi
mầm non Âm nhạc là môn học giúp trẻ phát triển toàn diện nhất. Vì thông qua Âm nhạc trẻ sẽ
linh họat, mạnh dạn, thông minh qua việc sáng tạo các động tác minh họa kết hợp khi hát và rèn
luyện cho trẻ, khi vận động theo nhạc sẽ thúc đấy sự vận động cơ thể, sự nhanh nhẹn khéo léo,
bền bỉ và dẻo dai qua các động tác.
Ngoài ra Âm nhạc còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, phát triển tai nghe và cảm xúc cho trẻ.
Vậy làm thế nào để giúp trẻ học tốt bộ môn Âm nhạc là điều tôi không ngừng suy nghĩ và sáng
tạo trong quá trình của bộ môn này.
Biện pháp:
Tạo môi trường học tập, rèn luyện cho trẻ:
_ Tôi luôn tận dụng diện tích phòng học, phòng Âm nhạc và chú ý bố trí sắp xếp các học cụ, đội
hình để tạo môi trường học và thoải mái cho trẻ.
Ví dụ: Khi thực hiện các hoạt động Âm nhạc mà trọng tâm là dạy múa minh họa thì tôi luôn tổ
chức ở phòng Âm nhạc để trẻ có thể tự mình soi gương và chỉnh sửa các động tác, kích thích trẻ
hoạt động tích cực hơn.
_ Chú ý đến khả năng phát âm của trẻ để có sự điều chỉnh và sửa sai rèn luyện cho trẻ.
_ Bản thân tôi trước khi tổ chức hoạt động cũng phải tự luyện đàn, giọng hát và nghe hát…để
giúp trẻ cảm thụ âm nhạc một cách chính xác.
Tổ chức tiết học nhẹ nhàng, linh hoạt:
_ Tôi vào bài một cách sinh động để thu hút sự chú ý của trẻ.
Ví dụ: chủ điểm “Thế giới Động Vật” khi dạy với đề tài: “Chú chuột nhắt”, tôi hóa trang và đóng
vai chú chuột nhắt để gây sự hứng thú cho trẻ
_ Tổ chức các hoạt động đa dạng dựa vào hoạt động trọng tâm.
41
25 Sáng kiến kinh nghiệm MN – Võ Hồng Linh sưu tầm
Ví dụ: Khi trọng tâm là dạy hát thì tôi tổ chức cho trẻ hát to hay hát nhỏ, hát nối đuôi… dựa theo
các hình thức khác nhau.
Sử dụng các loại nhac cụ - Học cụ thu hút sự chú ý của trẻ:
_ Tôi sử dụng các nguyên vật liệu mở như: muỗng gỗ, thanh tre,ly nhựa, nắp thiếc, hộp sữa…để
làm các nhạc cụ cho ghế đệm. Chú ý sử dụng đa dạng các loại nguyên vật liệu tạo ra âm thanh, để
trẻ có thể cảm nhận tốt tiếng gõ đệm khác với nắp chiếc vá khác với tiếng của nhựa.
Ví dụ: Nắp sữa làm trống lắc, chia ly nhựa bỏ hạt – hột vào, muỗng gõ.. và chú ý trang trí đa
dạng màu sắc để thu hút trẻ.
_ Để làm trang phục cho trẻ tôi dùng các ống hút, mút bittis, giấy, lá cây tạo nhiều kiểu trang
phục lạ mắt.
Chú ý rèn nề nếp, rèn kỹ năng và kích thích sự sáng tạo cho trẻ:
_ Trẻ biết thực hiện theo hiệu lệnh, khẩu lệnh, biết chia nhóm, biết về hang và tạo cho trẻ có cảm
giác tự tin, mạnh dạn, nhanh nhẹ và linh hoạt qua việc trẻ lên biểu diễn.
_ Rèn thêm cho trẻ một số động tác múa như: nhún ký chân, cuộn tay, lắc mông… nhịp nhàng
theo lời bài hát.
_ Tạo điều kiện cho trẻ tự thỏa thuận và tự chọn các vận động theo ý thích và sự sáng tạo của trẻ.
Cô có thể dùng lời để khuyến khích, động viên trẻ thực hiện các hoạt động sáng tạo khác nhau
mà không trùng với vận động của bạn.
Âm nhạc kết hợp với các bộ môn khác:
_ Theo phương pháp dạy tích hợp các bộ môn âm nhạc có thể lồng ghép, kết hợp với tất cả các
bộ môn khác và còn giúp cho các bộ môn khác trở nên sinh động hơn.
Ví dụ: Môn Văn học:
Đề tài: “ Chú thỏ tinh khôn” cô có thể tổ chức cho trẻ vận động theo bài: “ Trời nắng - Trời
mưa”
Đề tài: “ Ba cô bạn bướm”, cho bé vận động theo bài: “Kìa con bướm vàng”
Môn MTXQ
Đề tài: Động vật nuôi trong gia đình, có các bài hát “Một con vịt”, “Con chó, con mèo”, “Con
gà trống”.
Môn Toán
Đề tài: “Cao hơn – thấp hơn” có bài hát “Năm ngón tay ngoan”
Tổ chức ôn luyện mọi lúc mọi nơi và ôn luyện thông qua lễ hội:
_ Ôn luyện mọi lúc mọi nơi cũng là một biện pháp giúp ổn định trẻ.
_ Thông qua các hoạt động tổ chức lễ hội tôi tổ chức hoạt động âm nhạc theo một chương trình
biểu diễn văn nghệ mà 100% trẻ được tham gia nhằm giúp trẻ hứng thú với bộ môn âm nhạc cho
trẻ.
Ví dụ: Lễ hội 20/11, Noel, tết Dương lịch, mừng ngày 8/3 và Lễ Tổng kết.
Thực hiện tốt công tác tuyên truyền với phụ huynh:
Lên bảng tin về chương trình dạy theo chủ điểm và thay tin hàng tuần để phụ huynh biết và phối
hợp với giáo viên rèn luyện thêm cho trẻ.
Vận động phụ huynh hổ trợ vật liệu mở: thùng giấy,lon sửa, bóng, chai nhựa , quần áo cũ,
dụng cụ hóa trang….
III. KẾT QUẢ:
_Qua các biện pháp trên giờ học âm nhạc trở nên sinh động, thoải mái, trẻ học hứng thú và tích
cực hơn. Cô và trẻ gần gũi nhau hơn, trẻ mạnh dạn, linh hoạt và nhanh nhẹn hơn.
_ Việc giúp trẻ học tốt và hứng thú môn âm nhạc là điều mà giáo viên nào cũng mong đạt
được. Vì vậy cần tận dụng các phương pháp, biện pháp, lồng ghép các bộ môn khác sao cho phù
hợp và gây được hứng thú với trẻ.
42
25 Sáng kiến kinh nghiệm MN – Võ Hồng Linh sưu tầm
_ Cần cố gắng trao đổi, học hỏi thêm kinh nghiệm của đồng nghiệp cũng như của người đi
trước và không ngừng luyện tập các bộ môn âm nhạc.
_ Giáo viên cần gần gũi để phát hiện sự sáng tạo của trẻ, khen ngợi , động viên sửa sai kịp thời
và tạo môi trường học tốt cho trẻ.
_ Lắng nghe ý kiến đóng góp xây dựng, biết sửa chữa khuyết điểm và phát huy ưu điểm của
bản thân. Bản thân cũng tự rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt động để giúp trẻ phát triển tốt hơn.
_ Đồng thời thực hiện tốt công tác tuyên truyền với phụ huynh.
Người viết báo cáo
Nguyễn Thụy Tường Vân
43
25 Sáng kiến kinh nghiệm MN – Võ Hồng Linh sưu tầm
XV. Một số biện pháp gợi ý tưởng cho trẻ trong hoạt động
phòng thể dục
Người thực hiện: Lê Thị Bích Vân
Chức vụ: Giáo viên lớp Lá 3
Đơn vị công tác: Trường MNTH 19-5
Cá nhân liên quan: Nguyễn Thị Uyên Phương
Thời gian thực hiện: Niên học: 2006 -2007
Không gian thực hiện: Lớp Lá 3
Đặt vấn đề:
_ Hoạt động giáo dục thể chất là một trong những hoạt động mang tính tích hợp. Trẻ không chỉ
được vận động một cách thoải mái, tích cực để phát triển thể lực và thể chất mà qua hoạt động
giáo dục thể chất trẻ còn học được tính kỷ luật, biết hợp tác chia sẻ cùng bạn và quan trọng hơn
nữa là giúp trẻ nghĩ ra các trò chơi để chơi cùng nhau..
_ Đó cũng là một trong những khó khăn cho giáo viên khi tổ chức hoạt động phòng thể dục.
_ Vậy làm sao để gợi ý tưởng chơi ở trẻ trong hoạt động thể dục mà vẫn mang tính sáng tạo và
tích cực ở trẻ...??
_Trong thời gian qua khi công tác lớp Lá và đối tượng chính là học sinh lớp Lá, tôi đã mạnh dạn
thực hiện từng bước gợi ý tưởng cho trẻ như sau:
Giải quyết vấn đế:
Bước 1: Gợi ý tưởng cho trẻ bằng cách đặt tên trò chơi.
Cô đặt sẵn đồ chơi, các dụng cụ ở 4 góc phòng. Sau đó cô đặt tên trò chơi qua các thẻ từ ở 4 góc.
Trẻ thích chơi trò chơi góc nào thì sẽ vào góc ấy.
Ví dụ: Góc 1
Hái quả
Góc 2
Chuyển quả
Góc 3
Bưng quả qua cầu
Góc 4
Mâm quả khổng lồ
Chính tên trò chơi sẽ gợi ý các hành động chơi của trẻ. Nhiệm vụ của từng nhóm là sắp xếp dụng
cụ và chỉ ra các hành động chơi tương ứng với tên trò chơi, lúc này cô đi quan sát các góc chơi,
cô có thể gợi ý với trẻ ( tiết học đầu tiên)
Cô dùng tiếng chuông rung để trẻ đổi góc chơi nếu trẻ thích.
Bước 2: Gợi ý tưởng cho trẻ bằng cách: Trẻ cùng cô cùng bạn đặt tiếp cho hoàn chỉnh trò chơi.
Ví dụ:
Ếch.......lá sen
Ếch ngồi lá sen
Khỉ.......cây để hái....
Khỉ leo cây để hái quả
Hoặc
.......ngồi lá sen
Ếch ngồi lá sen
........leo cây để....
Khỉ leo cây để hái quả
Cũng với cách sắp xếp dụng cụ ở 4 góc như bước 1. nhưng lần này cô cắm các thẻ từ có ghi tên
trò chơi nhưng chưa đầy đủ từ (từ ở đây có khi là thêm động từ hoặc danh từ vào chổ trống đó)
cho đầy đủ nghĩa của tên trò chơi. Sau đó trẻ cũng chọn các góc chơi như ở bước 1.
Bước 3: Trẻ tự sáng tạo trò chơi
Cô dùng cờ cắm vào góc phòng (4, 5 hoặc 6 cờ tương ứng với 4 , 5 hoặc nhóm tùy thích) sau đó
tương ứng với mỗi cây cờ là một chiếc lon bí mật.
Cô yêu cầu trẻ:
44
25 Sáng kiến kinh nghiệm MN – Võ Hồng Linh sưu tầm
Trẻ tự chia nhóm (theo số lượng cờ có trong nhóm.
Bằng mọi cách trẻ phải tự mở được nắp lon để lấy dụng cụ trong lon ra.
Mỗi nhóm tự nghĩ ra trò chơi với dụng cụ đó và đặt tên trò chơi cho nhóm của mình.
Nhóm nào rung chuông nói tên trò chơi trước nhóm đó sẽ thắng với điều kiện không được bắt
chước trò chơi của nhau.
Tuy nhiên qua trò chơi của ba bước này tôi nhận thấy các cháu biết bàn bạc, tranh luận và cuối
cùng thống nhất đưa ra một trò chơi cho nhóm mình.
Các trò chơi mới này của các nhóm, các cháu cũng tích lũy kinh nghiệm các trò chơi khác mà
trẻ đã được chơi. Do vậy, 5/6 nhóm nghĩ ra trò chơi tự chơi, còn một nhóm cô gợi ý tưởng chơi
cho trẻ.
Ví dụ: Nhóm 1 – bỏ “còn” lên chân và lò cò về phía trước, rớt “còn” không tính điểm.
Nhóm 2 Thảy “còn” và bắt “còn” bằng hai tay
Nhóm 3 Bỏ “còn” lên mu bàn tay lò cò qua vòng
Nhóm 4 Ném “còn” vào đích trước mặt
Nhóm 5 Bịt mắt “tìm” “còn”
Nhóm 6 Rượt đuổi bạn có “còn” trong tay để bắt.
Qua cách tổc chức hoạt động như vậy tôi nhận thấy có sự tiến bộ rõ rệt ở các cháu
Về phía trẻ:
_ Nội dung các trò chơi phong phú, đa dạng với chỉ một trái “còn”, cả lớp đã bày ra được 6 trò
chơi để chơi – trẻ tích lũy được nhiều kinh nghiệm khi tham gia vào các trò chơi.
_ Trẻ được làm quen chữ viết qua tên trò chơi. Trẻ được rèn luyện các kỹ năng khái quát hóa
những đặc điểm, luật chơi bằng cách đặt tên trò chơi.
_ Trẻ được phối hợp nhiều vận động một cách tự nhiên và thoái mái.
_ Hình thành một số kỹ năng họat động nhóm, biết bàn bạc, hợp tác và sáng tạo các trò chơi
để chơi cùng nhau.
Về phía cô:
Cô không giải thích nhiều bằng lời.
Có thời gian để quan sát, gợi ý tưởng chơi hoặc bổ sung luật chơi cho trẻ chặt chẽ và lôgíc hơn.
Trên đây là một trong những sáng kiến nhỏ trong hoạt động phòng thể dục mà tôi đã được thực
hiện trong niên học qua với một giáo viên cùng lớp. Tôi mong rằng với sự đóng thêm ý kiến của
phòng chuyên môn và các bạn, sáng kiến trên của tôi sẽ được chấp nhận và áp dụng trong thời
gian tới.
Người ghi
XVI. Một số kinh nghiệm trong việc phối hợp tạo kinh phí tổ
chức tham quan cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân
viên.
Đặt vấn đề:
Tổ chức cho đội ngũ CB – GV – CNV được tham quan học tập hàng năm là một trong những
nhiệm vụ của ban quản lý. Ngoài việc để đội ngũ được mở mang thêm kiến thức, nghỉ ngơi giải
trí sau một năm làm việc vất vả thì còn nhằm tạo mối gắn bó đoàn kết, để mọi người có điều kiện
hiểu nhau, thông cảm với nhau hơn. Mỗi năm học, từ nguồn quỹ của cơ quan và quỹ hội phụ
huynh, nhà trường thường tổ chức cho CB – GV –CNV tham quan du lịch trong dịp hè. Thế
nhưng chỉ dựa vào những nguồn kinh phí ấy thì không thể tổ chức đi chơi xa, nhất là tham quan
du lịch nước ngoài… hơn nữa tôi nhận thấy, với những chuyến tham quan mà phải đóng thêm
tiền thì rất ít người tham gia mặc dù nguyện vọng rất muốn đi. Chính vì vậy để tổ chức tham
45
25 Sáng kiến kinh nghiệm MN – Võ Hồng Linh sưu tầm
quan du lịch nước ngoài như Singapore, Malaysia… là cả vấn đề khó khăn và đó cũng là vấn đề
tôi luôn băn khoăn, trăn trở và tìm cách khắc phục: Làm thế nào để tập thể tuy phải đóng góp
nhưng vẫn chấp nhận được? Tôi đã thực hiện một số biện pháp sau:
Giải quyết vấn đề:
Vận động anh chị em tiết kiệm nguồn tiền ăn sáng để tạo nguồn quỹ đi chơi: Mỗi tháng, nhà
trường bồi dưỡng cho CB – GV –CNV từ nguồn phục vụ ăn sáng 100.000đ/người. Để có kinh
phí đi tham quan ở xa tôi đề nghị anh chị em cùng tiết kiệm khoản tiền này bằng cách không lãnh
mà gửi lại quỹ số tiền đó trong 4 năm để tạo thành quỹ đi chơi. Với cách tiết kiệm như vậy, mỗi
năm trường sẽ có 1 khoản tiền từ 80 -85 triệu đồng để tổ chức tham quan. Nguồn quỹ này chủ
yếu để tổ chức cho tham quan du lịch Singapore + Malaysia, số lượng người đi ít,luân chuyển 4
năm sẽ đủ để tổ chức. Quỹ này thường được sử dụng như sau:
Mỗi năm sẽ tổ chức cho 1 nhóm trên dưới 15 người được tham quan du lịch Singapore +
Malaysia bằng số tiền có trong quỹ này. Nhóm người này sau khi đi chơi về sẽ vẫn lại tiếp tục
đóng góp tiết kiệm trong 4 năm. Những ai chưa đi sẽ tiếp tục đi trong những năm tiếp theo.
Trong 4 năm ai không đi hoặc nghỉ việc sẽ lãnh số tiền bằng số tiền mình đã đóng.
Như vậy đối với những người không đi chơi, họ cũng coi đây như là một cách để dành. Sau 4
năm sẽ tiết kiệm được một khoản tiền để mua một thứ gì đó. Còn đối với những người đi chơi thì
rất phấn khởi vì dù mới đóng góp được một ít nhưng vẫn đi chơi được do có tiền của tập thể bù
vào.
Cho trả góp từ từ hàng tháng:
Với những chuyến đi chơi xa hay đi du lịch nước ngoài, mỗi cá nhân đều phải đóng góp them
một khoản tiền nữa mới đủ. Khoản tiền này nhà trường cho phép họ trả từ từ trong năm học sau
bằng cách trừ dần vào lương.
Tất cả cách làm nêu trên đây đều được thông qua hội nghị Cán bộ công chức, được đội ngũ nhất
trí cao và được thực hiện nghiêm túc dưới sự giám sát của Công đoàn trường.
Kết quả:
Với những biện pháp mạnh đạn như trên nhà trường đã tổ chức được 2 chuyến đi Singapore –
Malaysia cho 28 CB –GV –CNV. Ngoài ra, với biện pháp cho trả góp, nhà trường cũng đã tổ
chức cho Chi bộ cùng nhóm trung kiên về thăm quê Bác, thăm nghĩa trang Trường Sơn, tham
quan Phú Quốc, Côn Đảo… Mỗi mùa hè, CB –CNV – GV được đi nghỉ mát một nơi khác nhau
với số lượng người tham gia có đông người tham dự đã tạo tình cảm gắn bó của anh chị với tập
thể nhà trường. Mặt khác sau mỗi lần đi chơi, mọi người đều phấn khởi, tầm hiểu biết được nâng
cao, cùng cố gắng hỗ trợ nhau để công việc đạt hiệu quả hơn và lại háo hức để chờ mùa hè tới
cùng nhua khám phá một điểm du lịch mới.
Tp Hồ Chí Minh
Người viết sáng kiến kinh nghiệm
Nguyễn Thị Kim Dung
XVII. Những trò chơi đơn giản với trẻ mầm non
TÁC GIẢ : TẠ THỊ THÙY PHƯƠNG
TRƯỜNG MẦM NON 15 QUẬN 4
Hiện nay , khi thực hiện chương trình mới , điều khó khăn nhất đối với chúng ta là “Làm thế nào
để hoạt động thật đơn giản nhưng lại đạt được hiệu quả cao”. Một trong những yếu tố để làm
được điều đó là khả năng xây dựng ý tưởng kết hợp với các nguyên vật liệu mở đa dạng và phong
phú
46
25 Sáng kiến kinh nghiệm MN – Võ Hồng Linh sưu tầm
Đầu năm học , được sự chỉ đạo của cấp trên , trường tôi đã phát động phong trào thi đua
“Sử dụng hiệu quả đồ chơi đơn giản và tổ chức những trò chơi đơn giản” vào trong mục tiêu thực
hiện chương trình. Nghe chỉ đạo của cấp trên , chưa nắm bắt hết ý nghĩa của chuyên đề này, tôi
cùng các giáo viên trong nhóm đã tích cực tìm hiểu từ chuyên môn , từ sách vở , tìm kiếm thông
tin trên mạng để giúp mình có thêm kiến thức thực hiện tốt chuyên đề được giao.
Trò chơi đơn giản là gì ?
Theo tôi , đó là những trò chơi được giáo viên sáng tác , cải biên lại sao cho phù hợp với nội
dung của đề tài , hỗ trợ tốt cho hoạt động của người giáo viên mà lại không tốn nhiều thời gian ,
công sức và đồ dùng. Quan trọng đòi hỏi người giáo viên phải có ý tưởng , mà ý tưởng đó xuất
phát chính từ trong quá trình chăm sóc giáo dục, hiểu được những nhu cầu và sở thích của trẻ để
suy nghĩ tìm tòi giúp đáp ứng những mong muốn của trẻ. Trong tôi , lúc nào cũng nhất quán với
suy nghĩ “Nếu biết cách tìm tòi những vấn đề xuất phát từ chính sự quan tâm , hứng thú của trẻ
thì việc tổ chức hoạt động cho trẻ sẽ đạt hiệu quả cao hơn”
Yêu cầu đối với việc tổ chức cho trẻ chơi những trò chơi đơn giản đầu tiên là phải hấp dẫn đối
với trẻ , phải có những hình tượng , động tác lôi cuốn trẻ và phải được tất cả trẻ hào hứng tham
gia. Chúng ta có thể linh hoạt trong việc tổ chức , tùy theo mục đích của trò chơi có thể tổ chức
trong lớp , ngoài sân , những buổi dạo chơi , tham quan …đều được cả.
Sau đây là một số kinh nghiệm mà tôi đã đút kết được trong quá trình thực hiện chuyên đề . Đó là
:
Trò chơi đơn giản có thể đáp ứng được ngay nhu cầu chơi cho trẻ.
Nó thu hút được trẻ tham gia bằng những hình tượng động tác đơn giản.
Luật chơi đơn giản , dễ chơi
Khi tham gia chơi , trẻ được mở rộng thêm những hiểu biết về thế giới xung quanh , tiếp nhận
thêm những kiến thức gần gũi mà không phải qua những tiết học cung cấp kiến thức nặng nề.
Trò chơi đó còn giáo dục được trẻ các mối quan hệ trong khi chơi như biết phối hợp nhau trong
trò chơi , biết nhường nhịn lẫn nhau , không chen lấn xô đẩy nhau…, xây dựng những tình cảm
xã hội , trẻ được giao lưu với nhau một cách tự nhiên và thoải mái. Bữa ăn đến với trẻ nhẹ nhàng
thoải mái và ngon miệng hơn.
Chẳng hạn :
Trò chơi “Vua thủy tề ”:
- Cô làm vua thủy tề
- Trẻ tự làm con vật trẻ thích
(Cua bò ngang , cá bơi , tôm nhảy bún chân…)
- Khi vua thủy tề xuất hiện :
+ “Hô biến” , “Biến tất cả thành cá”
Tất cả trẻ đều phải làm động tác bơi của cá
+ “Hô biến” , “Biến tất cả thành cua” Tương tự
+ “Hô biến” , “Biến tất cả đứng im” , “Biến mất”
Trẻ trốn đi hết
+ “Hô biến” , “Biến tất cả thành các bạn nhỏ”
Trò chơi được kết thúc tùy theo yêu cầu của cô để đưa trẻ vào một hoạt động nối tiếp.
Trò chơi sử dụng cho chủ đề “Những con vật sống dưới nước” Rất hấp dẫn , các bạn hãy áp
dụng thử xem !!!
Trò chơi này tôi học tập được từ chuyên môn , chỉ cần một chiếc mũ vua thủy tề và một cây
phất trần , chúng ta giúp bé :
47
25 Sáng kiến kinh nghiệm MN – Võ Hồng Linh sưu tầm
Thích , hứng thú chơi cùng bạn
Bé biết : cá , tôm , cua , rùa… sống dưới nước
Vận động theo các con vật :
+ Cá : 2 tay khoát nước bơi
+ Tôm : Nhảy bún chân về phía trước
+ Cua : Bò ngang
+ Rùa : Bò chậm chạp , từ từ
Vận động theo tín hiệu.
Trò chơi này khi tổ chức đã thực sự đáp ứng được nhu cầu chơi cho trẻ : Dựa vào những kiến
thức mà bé đã biết về vận động của một số con vật sống dưới nước , giáo viên đã đưa trẻ vào
“Vương quốc biển xanh” có vua thủy tề, có những con vật , đó là những hình tượng mà bé vô
cùng thích thú nên bé tham gia chơi rất tích cực. Trò chơi rất dễ chơi : Chỉ cần lắng nghe xem
vua thủy tề hô biến thành những con vật nào thì bé phải hoá thân thành con vật đó (vận động của
con vật : cá bơi , tôm nhảy , của cua bò ngang , rùa bò…)
Trò chơi đã giúp bé củng cố và khắc sâu hơn kiến thức về một số con vật sống dưới nước , cũng
như tên và cách vận động của chúng.
Trẻ thích chơi cùng cô cùng bạn, bé đỡ bạn lên, biết xin lỗi khi giẫm phải chân bạn . Cô đã thành
công trong việc giáo dục tình cảm thiết lập mối quan hệ giữa trẻ với cô, các bạn.
Trong quá trình thực hiện , tôi đã nhận thấy được , chuyên đề giải phóng được sức lao động cho
người giáo viên rất nhiều. Chúng ta không cần phải mất nhiều thời gian , tiền của để làm học cụ .
Nó giúp giảm áp lực cho người giáo viên , không bị gò ép trong chương trình cũ , để từ đó ,
người giáo viên sẽ có nhiều thời gian hơn trong việc xây dựng ý tưởng , lập kế hoạch để đạt hiệu
quả cao hơn.
Mặt khác , các bé lớp tôi rất hứng thú khi tham gia vào hoạt động , các bé hoạt động rất tự nhiên,
hào hứng và tích cực. Bé tiếp thu trò chơi rất nhanh , qua đó vốn kiến thức mà bé học được cũng
khắc sâu hơn. Thực vậy , qua một năm học , tôi thấy các bé lớp mình đều “Lớn lên” , bé ngày
càng nhanh nhẹn , khỏe mạnh , hồn nhiên, vui tươi và quan trọng là các bé rất ham học hỏi. Tôi
rất vui vì điều đó , tôi cảm thấy yêu nghề hơn , yêu trẻ hơn , đó cũng là động lực giúp tôi đứng
vững trong ngành học khi trước mặt vẫn lắm gian lao.
XVIII. Một số biện pháp bước đầu cho trẻ 3 – 4 tuổi làm quen
với chữ viết.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Lệ Phú
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Lớp Mầm 5
Cá nhân liên quan: Ban giám Hiệu và Phòng chuyên môn
A.Đặt vấn đề:
Để dạy và chăm sóc trẻ ở một lứa tuổi nào đó, chắc chắn người giáo viên phải luôn hiểu rõ về khả
năng tâm sinh lý về trẻ ở lứa tuổi đó. Năm 2006 -2007 vừa qua, được sự phân công xuống lớp
Mầm công tác tôi đã phải học hỏi và tìm hiểu về lứa tuổi này rất nhiều từ mọi vấn đề ở các bạn
đồng nghiệp, Ban Giám Hiệu…tôi nhận thấy ở trẻ 3-4 tuổi có:
Khả năng quan sát và ghi nhớ hình ảnh rất tốt.
Khả năng khái quát bằng biểu tượng và ký hiệu, trong đó có dạng hiệu bằng chữ viết , bắt đầu
hình thành và có thể phát triển.
48
25 Sáng kiến kinh nghiệm MN – Võ Hồng Linh sưu tầm
Từ đó tôi luôn suy nghĩ về vấn đề này và muốn thử nghiệm ngay trên trên trẻ lớp mình.
B. giải quyết vấn đề:
Giai đoạn 1: Nhận biết tên đệm, tên gọi bằng chữ viết.
Đối với trẻ 3 – 4 tuổi thường thì các Giáo viên hay sử dụng các ký hiệu hình ảnh như động vật,
thực vật,… hay hình chụp của trẻ để giúp để giúp trẻ nhận ra đồ dùng vật dụng của mình. Qua hai
tháng hè ở lớp Mầm, tôi nhận thấy trẻ lớp tôi có thể nhận biết rõ các tín hiệu hình ảnh nên tôi đã
kết hợp cả ký hiệu chữ viết. ( Tên của trẻ) trên đồ dùng vật dụng để giúp trẻ nhận biết. Vì tôi nghĩ
“Con chữ cũng chính là ký hiệu nhưng đó là một dạng ký hiệu đặc biệt “. Nhưng để giúp trẻ lớp
Mầm có thể chú ý và nhận biết ký hiệu con chữ, phải bắt đầu như thế nào?
Trước hết tôi viết tên trẻ (tên đệm, tên gọi) ngay cạnh ký hiệu hình ảnh, đặc biệt tôi sử dụng
loại chữ viết in hoa và không đánh máy. Sử dụng biện pháp nhắc nhở, hướng dẫn trẻ mọi lúc mọi
nơi để giúp trẻ ghi nhớ ký hiệu tên mình. Thường xuyên chỉ vào tên trẻ trên đồ dùng vận dụng và
hỏi: “Tên của ai vật nè? ”, “ Tên của ai trên dép này mà dễ thương quá vậy? ”
Giai đoạn 2: Phân biệt tên đệm, tên gọi
Để trẻ nhận biết tên mình rõ ràng hơn, tôi sử dụng biện pháp cho trẻ đọc các thẻ từ có viết âm
đệm, tên gọi của trẻ trên đó:
Ví dụ: BẢO HÂN, đọc theo cách từ trái sang phải. Sau đó cho trẻ tự sắp xếp và dạy cho trẻ tự
đọc đi đọc lại, trẻ có thể xếp ngược tên gọi và tên đệm rồi đọc chúng, ví dụ hai chữ HÂN BẢO.
Từ đó , trẻ phát hiện ra cách sắp xếp như trên sẽ không đúng với tên gọi của mình. Cứ như thế
trẻ sẽ dần dần xác định rõ tên của mình thông qua việc trẻ nhận biết tên đệm, tên gọi.
Ở hai giai đoạn trên, tôi luôn kết hợp và trao đổi với phụ huynh về việc tạo cơ hội để giúp trẻ
nhận biết tên mình. Khi đưa đón trẻ, phụ huynh thường chỉ vào tên của trẻ và hỏi (hoặc bạn
khác).
Ví dụ: Tên của con ở ngăn tủ nào? Chỉ mẹ xem với!
Tên của bạn nào giống tên của con?...
Trên mỗi đồ dùng, vật dụng của trẻ, phụ hynh thường ghi hoặc thêu tên của trẻ vào, chỉ cho trẻ
xem và dạy cho trẻ đọc. Tất cả các cơ hội trên tạo cho trẻ những cảm xúc khám phá, phấn khởi và
ham thích. Tạo cho trẻ cảm giác là thấy mình đã lớn: Mình biết đọc chữ như người lớn.
Sau một thời gian ngắn tôi tháo bỏ dần các ký hiệu hình ảnh, chỉ để lại tên trẻ trên đồ dùng vật
dụng.
Giai đoạn 3: Phân biệt tên mình và tên bạn
Khi đã qua giai đoạn 2, trẻ đã có thể nhận biết vị trí tên đệm, tên gọi và ngay cả tên của mình
thì tôi dạy trẻ phân biệt tên mình và tên bạn có trùng tên đệm hay tên gọi. Tôi tạo cho trẻ tình
huống phân biệt tên bằng cách quan sát và nhận xét sự giống nhau hay khác nhau ở tên đệm hay
tên gọi.
Ví dụ:
Thảo Hân - ----- Bảo Hân
Hai bạn này giống nhau ở tên gọi nhưng khác nhau ở tên đệm
Ví dụ:
Quang Thắng ------- Quang Ngọc
Hai bạn này có tên đệm giống nhau nhưng lại khác nhau ở tên gọi
Giai đoạn 4: Áp dụng vào các giai đoạn chơi và học
Từ việc nhận biết các ký hiệu như trên, tôi đã áp dụng một số hoạt động chơi và học dựa trên
những sự việc mà trẻ đang nhận biết.
Ví dụ: Khi dạy về chủ đề nước, dạy trẻ phân biệt nước sạch, nước bẩn. Tôi để hai lọ nước sạch và
nước bẩn cạnh nhau, mỗi lọ có hai thẻ từ để giúp trẻ phân biệt rõ hơn.
**** Một số tác động đến trẻ chậm hơn:
_ Sử dụng trò chơi “loại trừ” : Cho trẻ lựa chọn các loại thẻ từ có tên gọi giống nhau, ví dụ:
Dương Minh, Hải Minh , Cao Minh…. Và sau đó dạy trẻ loại trừ bằng tên đệm.
49
25 Sáng kiến kinh nghiệm MN – Võ Hồng Linh sưu tầm
_ Luôn kết hợp nhiều tình huống để nhắc nhở, để lập lại….nhằm tạo giúp trẻ ghi nhớ.
_ Không tháo quá sớm các ký hiệu hình ảnh.
**** Qua thử nghiệm trên, tôi nhận có một số hiệu quả nhất định:
Đối với trẻ: Khả năng tư duy logic và tính trật tự của trẻ phát triển đáng kể. Nó sẽ là nền tảng
vững chắc cho các hoạt động nhận thức sau này.
_ Việc này cho trẻ 3-4 tuổi nhận biết ký hiệu chữ viết như một loại ký hiệu đặc biệt
nhằm giúp trẻ bước đầu hiểu được ý nghĩa chữ viết.
Đối với Giáo viên: Việc trang bị các loại ký hiệu trên đồ dùng đồ vật suốt năm sẽ đơn giản hơn,
hiệu quả hơn và tạo được nhiều cơ hội để trẻ suy luận, ghi nhớ tốt hơn.
C. Kết thúc vấn đề:
Đây là một thử nghiệm mà tôi rất tâm đắc khi thực hiện trên trẻ 3-4 tuổi trong năm học vừa
qua, rất mong các bạn đồng nghiệp tham khảo và đóng góp ý kiến để vấn đề này được áp dụng tốt
hơn trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ.
XIX. Một số kinh nghiệm giúp cháu sớm thích nghi với
trường, lớp mầm non.
Người thực hiện: Dương Bảo Anh
Đặt vấn đề:
Trong năm học 2006 -2007 tôi được khối tín nhiệm bầu làm khối trưởng khối Cơm Thường và
nhóm trưởng lớp Cơm Thường 1. Lớp của tôi có 58 cháu, trong đó có 25 bé đi học lần đầu tiên
còn lại là chuyển từ nhóm dưới lên. Chính vì việc giúp các cháu sớm thích nghi với trường lớp,
với các cô là một vấn đề vô cùng quan trọng. Mặc dù đã được bồi dưỡng lý thuyết về các biện
pháp giúp trẻ sớm thích nghi với trường mầm non và bản thân tôi cũng đã trải qua nhiều năm đón
cháu mới nhưng đây vẫn là điều trăn trở của tôi khi nhận cháu mới. Mỗi năm đối tượng các cháu
khác nhau và cách làm quen cũng phải khác nhau. Phụ huynh thì thường hay so sánh giữa lớp
nhỏ và lớp lớn, giữa cháu cũ, cháu mới và lo lắng không biết cô đối xử với các con có tốt không?
giảm tiếng khóc khi phải rời xa ba mẹ đến môi trường mới? Làm sao để phụ huynh yên tâm, vui
vẻ khi trao đứa con bé bỏng cho các cô? Tôi đã suy nghĩ thống nhất với các bạn và thực hiện một
số biện pháp sau:
Giải quyết vấn đề.
Tận dụng môi trường thiên nhiên, đồ chơi ngoài sân trường: Trường MNBC Thực Hành 19/5 tuy
không lớn lắm nhưng cũng có một sân trường tương đối rộng để các cháu chơi đùa, đi dạo…
Năm nào BGH cũng cho cải tạo và sắp xếp lại, trang bị thêm nhiều cây xanh đồ chơi ngoài
trời…. tạo được một sân chơi thoáng mát, sạch , đẹp thu hút sự hứng thú của trẻ và phụ huynh.
Đầu năm một số giáo viên sợ cháu khóc thường cho các cháu ở trong lớp, đóng cửa lại không cho
các cháu ra chơi ngoài sân vì sợ các cháu gặp người quen sẽ khóc. Nhưng tôi thiết nghĩ : trong
lớp mới ngột ngạt, các cháu sẽ bị ức chế, nỗi sợ hãi càng tăng. Tại sao mình không cho các bé ra
sân trường đi dạo dưới những tán cây để hít thở không khí trong lành? Chính không khí này sẽ
giúp bé thoải mái, tâm lý vui vẻ. Khi được ra sân các cháu thơ thẩn đi theo tôi ngắm nhìn xung
quanh hoặc chạy nhảy vui đùa. Đối với những cháu còn lạ, ngơ ngác và khóc thì tôi thường dẫn
cháu đi bên cạnh, vỗ về âu yếm vuốt ve để các cháu cảm thấy bớt cô đơn. Dần dần các cháu bị
tiếng nói, tiếng hát, đọc thơ và kể chuyện của tôi thu hút. Các cháu không khóc nữa mà hòa cùng
vào các bạn tham gia các trò chơi “Thổi bóng” “Bắt bướm”… thậm chí “quên” cả mẹ đang đi ở
phía sau.
Phối hợp chặt chẽ với Phụ huynh và các giáo viên nhóm dưới:
50
25 Sáng kiến kinh nghiệm MN – Võ Hồng Linh sưu tầm
Trẻ ở lớp tôi có cháu mới đi học lần đầu nhưng cũng có bé từ lớp dưới chuyển lên. Đối với các
cháu đã đi học, ngay từ ngày đầu nhận danh sách lớp tôi thường trao đổi ngay với giáo viên cũ
của trẻ để nắm được thói quen, đặc điểm sinh lý, sức khỏe, sức khỏe của trẻ để có biện pháp tác
động phù hợp. Những ngày đầu mới chuyển lớp thường có các giáo viên cũ đi theo, lúc đó cô
giáo cũ sẽ là người tổ chức các hoạt động cho trẻ, quản trẻ, còn tôi sẽ ở vai “phụ”, lo chăm sóc vệ
sinh, làm trò… và quan sát trẻ. Khi trẻ bắt đầu bị tôi thu hút thì tôi sẽ làm quen, trò chuyện với trẻ
trong vai trò cô giáo chính. Việc làm quen diễn ra một cách tự nhiên, dần dần các cháu không
cảm thấy đột ngột. Chính các cháu này sẽ là những nhân tố tích cực lôi kéo những cháu này sẽ là
những nhân tố tích cực lôi kéo những cháu mới hưởng ứng theo cô sau này.
_ Đối với các cháu lần đầu tiên đi học, trong tuần lễ được ở lại làm quen, ngoài việc trao đổi với
phụ huynh về trẻ, tôi cũng đã sinh hoạt với các anh chị phụ huynh về nội quy của nhóm lớp như:
cho bé đi học đều, đúng giờ, đồng thời đề nghị phụ huynh kết hợp với Cô trong việc rèn nề nếp
và thói quen lễ phép. Cô và ba mẹ phải là tấm gương cho trẻ noi theo. Ví dụ:
Khi bé mới vào lớp tôi đã khoanh tay chào ba mẹ, chào bé: phụ huynh cũng khoanh tay chào lại
tôi, những hình ảnh này dễ làm cho các cháu bắt chước cử chỉ đẹp của người lớn và cháu phải
làm theo.
Khi tôi tập thể dục hay đọc thơ, hát múa, làm trò Phụ huynh cùng hưởng ứng cho trẻ cùng lớp.
Hay những lúc sinh hoạt tập thể ngồi vòng tròn, Phụ huynh cũng ngồi, trẻ ngồi cùng mẹ chơi trò
“Đoán tên”. Phụ huynh cùng giúp bé nói tên con của mình.
Khi cháu cùng chơi xong, phụ huynh cùng bé cất dọn đồ chơi vào các góc.
Khi tôi đưa một món đồ chơi mà trẻ thích, tôi thường nói: “ Bảo Anh cho bé nè”, trẻ nhìn tôi với
ánh mắt dò xét và được mẹ tiếp thêm: “ Ồ! Con cảm ơn Cô đi, Cô thương con quá!” những lời
của mẹ và hành động của Cô đã làm cho bé hết sức an tâm và thoải mái tinh thần trong những
ngày đầu bé mới tinh thần trong những ngày đầu bé mới đến trường.
Tuyệt đối không được la mắng trẻ trước mặt cô cũng như không đem cô ra để dọa trẻ.
Tôi thường quan sát xem cách Phụ huynh cho bé ăn , ngủ, ngồi bô… như thế nào để
biết cách chăm sóc bé sau này. Đồng thời cũng trao đổi để cùng tìm biện pháp tốt nhất chăm sóc
cho bé. Ví dụ đối với việc cho bé ăn:
Có phụ huynh vừa cho bé ăn vừa cho uống nước vừa thổi cho nguội mới đút cho bé, cháu ăn hết
suất lại lấy thêm nên cháu ói ra… Tôi cũng mạnh dạn góp ý những cách cho ăn không đúng để
giúp Phụ huynh hiểu bé thêm, không phải ăn nhiều là tốt, ăn ít là không đủ mà phải hiểu cách ăn
ngon vừa phải, tuyệt đối không để trẻ bị nôn thức ăn mới như vậy cháu sẽ sợ thức ăn của Trường
Mầm Non.
Trong quá trình trẻ ăn, nhất là với cháu mới, phải quan sát cách ăn của trẻ, khi trẻ có những biểu
hiện hơi khác thì phải ngưng ngay, cho trẻ nghỉ ăn, không nên dồn ép trẻ, trẻ dễ bị nôn ói. Sau đó
bù ăn cho trẻ bằng cách uống thêm cốc sữa. Cần tạo không khí thèm ăn cho trẻ, đừng vô tình để
trẻ sợ ăn.
Tôi đã có nhiều kinh nghiệm khi đón cháu mới ăn cơm không được tôi cho ăn cháo, không ăn
cháo được tôi cho ăn bột. Sau đó uống thêm sữa và báo Phụ huynh khi rước cháu về nhà cho cháu
ăn nhiều hơn ngày thường một chút.
_ Khi cháu đã quen dần môi trường Mầm Non, Cô cho gì bé cũng ăn nhanh gọn và ăn hết suất.
Có nhiều giáo viên vì nóng vội mà ép cháu ăn đã làm cho bé sợ và thấy ăn là một cực hình, đây là
điều đáng tiếc dễ xảy ra trong thời gian đầu.
Cô giáo phải là người bạn đáng tin cậy của trẻ: Khi mẹ đưa bé đến lớp những ngày đầu tiên, bé
thường ôm chặt lấy mẹ không muốn rời và nhìn xung quanh dò xét. Nếu lúc đó cô giáo đến ôm
chầm và bế bé ra khỏi tay mẹ thì bé sẽ rất ghét và đâm ra sợ cô. Chính vì vậy, tôi chỉ tiến lại chào
hỏi phụ huynh và mỉm cười với cháu bé, có thể hỏi chuyện bé, nói chuyện với mẹ nhưng không
51
25 Sáng kiến kinh nghiệm MN – Võ Hồng Linh sưu tầm
bế trẻ. Sau đó tôi bày đồ chơi hoặc tổ chức trò chơi với các cháu cũ để gây sự chú ý của trẻ đồng
thời quan sát biểu hiện của trẻ. Có những cháu thì tham gia ngay cùng cô, nhưng cũng có bé chỉ
ngồi trong lòng mẹ quan sát cô và các bạn, khi cô đưa đồ chơi thì ngồi chơi cùng mẹ….Đối với
những trẻ này, tôi phải lại gần, trò chuyện với phụ huynh và chơi với cháu nhiều hơn. Khi trẻ
thấy cô và mẹ “thân nhau”, hay nói chuyện vui vẻ với nhau trẻ sẽ cảm thấy cô gần gũi hơn, thân
thiết hơn. Từ từ trẻ sẽ chơi với cô và theo cô.
_ Khi trò chuyện hoặc chơi cùng với trẻ, tôi thường xưng tên chứ không xưng “cô” và trẻ thuộc
tên tôi rất nhanh. Khi về đến nhà, trẻ luôn miệng nhắc” Bảo Anh bảo phải ăn thế này”…” Ăn
nhanh Bảo Anh thương”…Chính những điều này làm phụ huynh tin tưởng ở tôi nhiều hơn và các
cháu cũng thân thiết với tôi hơn.
_ Trong thời gian đầu tùy theo cá tính của từng trẻ tôi luôn chiều trẻ để trẻ cảm thấy an tâm trong
môi trường mới. Tôi có thể đáp ứng những thói quen không đẹp của trẻ như ăn sai chế độ, tiêu
tiểu không gọi cô, trước khi ngủ phải ngậm ti, ôm gối ghiền, bắt cô ẵm bồng…Rồi từ từ sau đó,
khi bé quen rồi tôi sẽ cho bé thực hiện các nề nếp ăn, ngủ, vệ sinh, xếp hàng, thu dọn đồ chơi…
dưới hình thức tập, thông qua câu chuyện, làm mẫu của cô… thường thì trong dịp hè, các cháu
lớp tôi đã có một số thói quen nề nếp tốt.
Phân giáo viên phụ trách theo sự lựa chọn của trẻ: Các cháu khi đến lớp thườnh tự nhiên thích và
theo một cô nào đó trong lớp hơn cô khác. Hễ đến lớp mà thấy cô đó thì yên tâm đi vào và không
khóc. Chính vì vậy khi chia các cháu về từng nhóm cho các cô phụ trách, ngoài việc chọn các
cháu khó ăn, các cháu ‘đặc biệt” vào nhóm mình, những ngày đầu nhận cháu, thường để ý xem
chúa nào “hợp” và chọn cô nào thì sẽ phân công cô ấy dạy bé luôn. Nếu bé yêu và tin tưởng cô
thì việc làm quen, chăm sóc, dạy dỗ những ngày đầu sẽ dễ dàng hơn.
Mỗi ngày ở trường phải là những ngày hội: Trong những ngày đầu bé mới đến trường, tôi nghĩ
trường lớp phải thật đẹp, thật hấp dẫn và thu hút trẻ. Vì vậy để chuẩn bị đón trẻ, tôi cùng các bạn
trong lớp sắp xếp các góc chơi với đầy đủ các loại đồ chơi khác nhau. Nhất là các loại đồ chơi
chuyển động( xe ô tô, máy bay nhiều loại…), tạo ra âm thanh (như con chút chit, kèn, xúc sắc…)
đồ chơi phát triển trí tuệ (đồ chơi lắp ghép, xếp hình…) và một số thú bông, búp bê, các loại
bong. Đồ chơi phải đủ để mỗi cháu có ít nhất một món, không tranh dành nhau.
_ Trong lớp cô thường treo bông, trang trí dây xúc xích, một số cờ và các dây ngộ nghĩnh, cô cắt
dán rồi treo ngang tầm của trẻ. Các cháu có thể với xuống chơi một cách thoải mái.
_ Cùng với các cô khác, chúng tôi có thể mặc đồ rối lùn, múa lân , bày trò cho trẻ chơi vui vẻ.Các
cháu bị nhiều thứ lạ, đẹp hấp dẫn xung quanh thu hút nên quên cả khóc và chóng quen cô với các
bạn khác hơn.
Kết thúc vấn đề:
Trên đây là một số biện pháp mà tôi và các bạn trong lớp đã sử dụng trong những năm qua.
Tôi đã trải qua nhiều năm đón cháu mới, đã tạo nhiềm vui cho rất nhiều Phụ huynh khi trao con
trẻ cho tôi. Các cháu ở lớp tôi thường nhanh vào nề nếp, ít khóc, yêu thích đến trường. Các cháu
ăn giỏi nói nhiều, hát múa giỏi, tự tin vào khả năng tự phục vụ rất cao. Cuối năm khâu tổ chức
quản lý của nhóm tôi được đánh giá rất tốt. Sáng kiến kinh nghiệm của tôi được chọn báo cáo
toàn trường.
Tp Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 6 năm 2007
Người viết
Dương Bảo Anh
XX. Giúp trẻ phát triển trí tuệ thông qua giáo dục Âm nhạc.
Phòng Giáo Dục Quận 10
52
25 Sáng kiến kinh nghiệm MN – Võ Hồng Linh sưu tầm
Trường Mầm Non Phường 1.
Giáo viên: Bùi Sơn Thảo
Nhóm lớp: 25 -36 tháng
NHÂN THỨC:
Giáo dục Âm nhạc là hoạt động nghệ thuật có tác dụng giáo dục thẩm mỹ ngoài ra nó còn giúp
trẻ phát triển trí tuệ, trẻ có khả năng trải nghiệm những cảm xúc trong quá trình cảm thụ và thể
hiện Âm nhạc: Khi nghe nhạc, trẻ cảm nhận được tính chất, tình cảm của Âm nhạc, ảnh hưởng
những trạng thái cảm xúc có trong tác phẩm. Đồng thời Âm nhạc cũng dẫn dắt trẻ đến với những
hiện tượng sống động của đời sống, giúp trẻ hình thành sự liên tưởng. Nhịp điệu rắn rỏi của bản
hành khúc gợi cho trẻ niềm vui, hào hứng phấn khởi... Bài hát êm dịu đưa trẻ đến tình cảm nhẹc
nhàng.....
Ví dụ: Nghe bản nhạc vui vẻ trẻ lắc lư, đập tay vào đùi, vỗ tay, nhảy; nhạc buồn trẻ lắng đọng,
ngồi đung đưa nhè nhẹ...Trên cơ sở đó, trẻ dần nảy sinh tình cảm với âm nhạc, hứng thú và nhu
cầu hoạt động với Âm nhạc.
Khả năng nắm kinh nghiệm Hoạt động Âm nhạc như chăm chú lắng nghe, biết so sánh và đánh
giá những khái niệm Âm nhạc đơn giản và dễ hiểu nhất. (Như phân biệt những phương tiện diễn
tả cơ bản của Âm nhạc: như âm thanh cao – thấp, to- nhỏ, âm sắc của các giọng hát, nhạc cụ,
phân biệt tính biểu cảm của các hình tượng Âm nhạc khác nhau, tính êm dịu ngân nga của đường
nét, giai điệu, tính sôi nổi linh hoạt của các nhịp điệu... nhận biết được cấu trúc âm nhạc đơn giản
nhất.
Việc tích lũy những khái niệm đơn giản và riêng lẻ về Âm nhạc, cũng như số lượng tác phẩm
mà trẻ nghe được, học thuộc lòng bài hát sẽ đặt cơ sở đầu tiên của quá trình tiếp nhận tri thức
mới.
Khả năng thể hiện nhạc một cách độc lập và sáng tạo như: Trẻ tự biểu diễn, tự tổ chức chơi ở
góc Âm nhạc, giáo dục ý chí: Trẻ tự sáng tác, ứng tác một bài hát, tự sáng tạo vận động theo các
bài hát. Cho nên để trẻ tự do sáng tạo vận động cho trẻ, tạo điều kiện cho trẻ thể hiện ý thích của
mình, thể hiện cảm nhận của bản thân.
BIỆN PHÁP:
Nên tổ chức giờ học nhẹ nhàng để trẻ cảm thấy thoải mái và tham gia giờ học tích cực hơn.
Trong giờ học rèn tính tập thể: cả lớp, nhóm, tính tập trung chú ý, tính tự tập độc lập. Khi trẻ
biểu diễn các bài hát điệu múa, tính chất giá trị của các trò chơi Âm nhạc giúp trẻ nhút nhát, thiếu
tự tin sẽ trở nên mạnh dạn, hồn nhiên hơn trong hoạt động, hòa nhập tốt hơn trong cộng đồng...
Sự thay đổi luân phiên các hoạt động Âm nhạc trong tiết học hát, nghe hát, vận động theo
nhạc, trò chơi Âm nhạc còn đòi hỏi trẻ sự chú ý, độ nhanh nhạy, tính tổ chức, giáo dục ở trẻ biết
kềm chế, biết điều khiển vận động sao cho phù hợp với Âm nhạc, giáo dục ý chí: trẻ vượt qua cái
tôi của bản thân( cố gắng thực hiện yêu cầu của cô, có lúc hát được những bài hát mà trẻ không
thích do đó trẻ phải vượt qua sở thích cá nhân để thực hiện cùng các bạn....)
- Cần lựa chọn những bài hát ngắn, vừa phải, dễ thuộc
Những động tác mua, minh họa đơn giản để dạy trẻ.
Cho trẻ có những ấn tượng, làm quen với các tác phẩm Âm nhạc đa dạng qua nghe trẻ hát, xem
những điệu múa...
Phát triển cảm xúc Âm nhạc, khả năng và tai nghe, cảm giác tiết tấu, hình thành giọng hát và
những động tác biểu cảm.
Âm nhạc vẫn được xem là một phần quan trọng trong chương trình giáo dục mầm non.Giáo dục
Âm nhạc là hoạt động nghệ thuật có tác dụng giáo dục thẩm mỹ, tạo ra đời sống văn hóa lành
53
25 Sáng kiến kinh nghiệm MN – Võ Hồng Linh sưu tầm
mạnh, góp phần phát triển trí tuệ và thể chất cho trẻ. Giáo dục âm nhạc được thực hiện với mục
đích nâng cao khả năng thực hành, giúp trẻ cảm thụ nghệ thụât thông qua các tác phẩm âm nhạc.
Sự an toàn về tâm lý cho trẻ:
Chấp nhận tấc cả những vận động mà trẻ thực hiện không xét tới điều kiện đẹp hay chưa đẹp, thể
hiện đầy đủ thừa hay thiếu... chủ yếu là trẻ được thể hiện ý tưởng của mình. Giáo viên phải tôn
trọng trẻ, mọi hành động của trẻ luôn được đề cao và đặt sự tin tưởng ở trẻ, từ đó đặt tâm trạng an
toàn, tâm trạng này được củng cố và phát triển cao, nó có thể trở thành sự nhận thức, tự giác và
tự tin, thúc đẩy sự phát triển ý tưởng.
Sự hiểu biết sâu rộng kết hợp với những điều kiện đã nêu trên tạo nền tảng cho sự phát triển an
toàn tâm lý cho trẻ. Trẻ thích thú sáng tạo cởi mở hơn và thể hiện tình cảm của mình từ chính
những điều mà trẻ cảm nhận.
Trẻ có thể sáng tạo ra một bài hát đồng thời nghĩ những động tác thân thể và giọng nói để diễn tả
cảm giác của mình và làm tăng sự hứng thú....
Giáo viên cho trẻ hoàn toàn tự do, diễn đạt biểu tượng, trẻ tự do nghĩ, cảm nhận và thể hiện ý
tưởng của mình. Phát triển khả năng hứng thú với đời sống từ đó lôi cuốn trẻ sáng tạo.
Trẻ có thể tự làm ra những nhạc cụ âm nhạc như đàn, bộ gõ... và phát âm: o-o-o hay ưm-ưm- ưm
hay tùng –tùng- tùng.
Bùi Sơn Thảo.
XXI. Làm thế nào giúp trẻ 1 – 2 tuổi phát triển ngôn ngữ được
tốt?
Người thực hiện: Phùng Thị Thanh
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường MNBC Thực Hành 19/5
Không gian thực hiện: Lớp Cơm Nát
Đặt vấn đề:
Ai cũng biết ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người.
Ngôn ngữ đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành và phát triển tâm lý của trẻ.
Đối với nhóm trẻ từ 1 đến 2 tuổi qua quan sát những giờ hoạt động chung và giờ hoạt động vui
chơi, tôi thấy các cháu rất thích được giao tiếp, thích được trò chuyện và thích được nói, nhưng vì
ngôn ngữ của trẻ còn hạn chế , các cháu còn sử dụng ngôn ngữ thụ động nhiều, nên tôi thấy mình
cần phải tìm nhiều biện pháp tác động để kích thích ngôn ngữ của trẻ phát triển, trong năm tôi đã
thực hiện một số biện pháp như sau:
Giải quyết vấn đề:
Biện pháp: Dùng tranh di động trên kiếng.
Trong giờ hoạt động chung; trên tiết phát triển ngôn ngữ: “con chó, con mèo” tôi dùng tranh di
động trên kiếng, những con vật như con chó, con mèo di chuyển rất sinh động, vừa xuất hiện
nhân vật đã thu hút và gây hứng thú cho trẻ, trẻ rất thích và rất chú ý, các cháu được nhìn, được
chỉ, được gọi, được chạy đuổi bắt khi tôi di chuyển các nhân vật.
Với biện pháp này, rất thuận lợi cho tôi trong việc di chuyển vì được cách bởi tấm kiếng, nên
tôi có thể di chuyển theo ý muốn và cung cấp kiến thức cho trẻ một cách đầy đủ nhất, mà không
bị trẻ làm gián đoạn. Các cháu muốn sờ vào nhân vật cũng không sờ được nên lại làm tăng thêm
kích thích ở trẻ.
54
25 Sáng kiến kinh nghiệm MN – Võ Hồng Linh sưu tầm
Biện pháp 2: Giao lưu trực tiếp với nhân vật.
Tôi đã sử dụng thùng gỗ (thùng carton) khoét một lỗ tròn (lớn, nhỏ) để tôi cho trẻ đoán, tìm,
sờ, tôi cho trẻ từng bộ phận của nhân vật, có khi tôi cho xuất hiện lỗ này cái đầu, lỗ kia cái chân.
Tôi cho những nhân vật xuất hiện ở những lỗ khác nhau để kích thích trẻ gọi tên ví dụ như : đuôi
chó, đuôi con chó… Sau đó tôi cho các nhân xuất hiện để trẻ được ôm ấp, vuốt ve, ôm hôn, trò
chuyện…
Ở dạng hoạt động này, tôi cung cấp cho trẻ từng bộ phận của nhân vật, tôi còn tạo được cảm
xúc giao lưu cho trẻ và qua đó dạy trẻ kỹ năng bộc lộ cảm xúc trong giờ chơi.
Biện pháp 3: Phát triển ngôn ngữ thông qua tình huống trò chơi.
Trong giờ hoạt động vui chơi, tôi luôn quan sát các cháu chơi và tùy vào tình huống mà tôi tác
động theo.
Ví dụ : Bé Bi đang đẩy xe đi chơi, xe bị lật, em bé ngã. Tôi thấy bé Bi bế em lên và miệng lẩm
bẩm, tôi liền đến bên và hỏi: “ Em con bị làm sao?” Bé trả lời: “Em bị té u đầu” “ Thế phải làm
sao bây giờ?” “Xức dầu cho em”….
Biện pháp 4: Xem tranh, xem sách tôi đã đưa giờ xem tranh xem sách lồng vào trong giờ hoạt
động vui chơi một cách tự nhiên nhẹ nhàng không gò bó nhưng đạt hiệu quả rất cao. Thông qua
xem sách, xem cách cháu tự nói rất nhiều theo sự hiểu biết của mình như : về tên đồ dùng vật
dụng của đồ chơi, đồ dùng và đặc trưng của các con vật, và ở đây tôi đã phát triển cho trẻ kỹ
nanưg xem sách và lật sách.
Kết thúc vấn đề:
Qua những biện pháp trên, tôi đã ứng dụng trong năm học và nhận thấy rằng các cháu ở lớp tôi
về ngôn ngữ phát triển rất tốt, các cháu nói được rất nhiều, mạnh dạn và tự tin trong giao tiếp.
Một vài biện pháp đưa ra, mời các bạn cùng tham khảo.
XXII. Sáng tạo một số đồ chơi cho trẻ từ các loại ống nhựa,
ống nước
Sở Giáo Dục và Đào Tạo Thành Phố Hồ Chí Minh
Trường Mầm Non BCTH 19/5 – Quận 1
Giáo viên: Đinh Thị Kim Tuyến
ĐẶT VẤN ĐỀ:
Như chúng ta đã biết, trò chơi là nhu cầu tự nhiên không thể thiếu đối với cuộc sống của trẻ.
Nếu như đứa trẻ thỏa mãn với nhu cầu tìm hiểu và khám phá ra những đồ dùng, đồ chơi thì trẻ sẽ
biết cách sử dụng đồ dùng, đồ chơi đó một cách phù hợp, sáng tạo. Từ đó tôi nảy sinh ra ý tưởng
dùng ống nhựa, ống nước cũ dư thừa của gia đình lắp ghép lại để tạo ra đồ chơi cho trẻ chơi và
qua đó giúp trẻ khám phá ra nhiều trò chơi dùng ống nhựa, ống nước này.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
Giai đoạn đầu năm học trong tiết dạy, trong tiết dạy hoạt động với đồ vật “ Vật cứng- Vật mềm”
thì tôi lại phát hiện ra từ những ống nhựa này trẻ khám phá ra được rất nhiều trò chơi: Lăn, xoay,
gõ, dựng đứng, xỏ vào ngón tay, lồng vào nhau. Lồng vào nhau, làm micro, làm kèn, làm ống
nhòm, ống nghe…
Từ đó tôi nảy sinh, lấy ống nước to lắp ghép lại tạo ra những đoạn ống dài khác nhau cho trẻ
chơi.
Ở 1- 2 tháng đầu tôi lắp ghép đơn giản: 1 ống cong ghép với 1 ống thẳng (ống này tôi gắn lên
một cái kệ cũ, phế thải), tôi cho trẻ khám phá trò chơi: “ Thả bóng vào ống”. Qua quan sát trẻ
chơi, tôi thấy trẻ rất thích thú, trẻ như có vẻ tò mò: Tại sao bỏ bóng ở trên mà bóng lại chạy
55
25 Sáng kiến kinh nghiệm MN – Võ Hồng Linh sưu tầm
xuống phía dưới? Có trẻ thì bỏ chén, muỗng vào ống và đợi chờ nhưng sao lại không thấy nó
chạy ra? Tại sao bóng to lại không lọt vào ống?...
Từ những tìm tòi khám phá đó mà trẻ đã rút ra cho mình được những kinh nghiệm: Chỉ có
những vật tròn và nhỏ hơn ống nước thì khi bỏ vào ống, vật đó mới chạy ra được….
Ở những tháng sau, tôi nâng dần yêu cầu lên: Lúc đầu ghép 3-4 ống nước lại với nhau; sau đó
ghép đến 4-5 ống và bên cạnh đó tôi cũng đặt một ống to hơn để trẻ khám phá bóng to thì sẽ bỏ
vào ống to (thử và sai)
Ngoài những trò chơi trên, từ ống nhựa nhỏ trẻ còn chơi được với các trò chơi khác: Xâu ống
vào trụ, xâu ống vào dây kéo đi chơi, chơi xếp cạnh, xếp chồng, lắp ghép, làm ống nghe khám
bệnh cho búp bê….
Tôi nhận thấy, khi trẻ chơi với đồ chơi này giúp cho trẻ phát triển rất nhiều mặt:
Phát triển các giác quan: Trẻ biết cầm, nắm, lăn xoay; biết phối hợp tay và mắt: xâu, xếp, lắp
ghép…
Phát triển trí tuệ: Trẻ phân biệt được kích thước to – nhỏ, dài- ngắn, tính chất cứng – mềm…
Phát triển ngôn ngữ: Trẻ nói được rất nhiều và phát triển hơn so với yêu cầu thực: Ống nhựa, xâu
vào, làm micro,…. Cái ống này tròn, bỏ bóng vào ống, bóng đang lăn, bóng rớt ra kìa, ống này
làm kèn thổi….
Phát triển cảm xúc, tình cảm: Trẻ vui, tò mò, thích thú, thoải mái cười nói..
Với sáng kiến làm đồ chơi từ ống nhựa, ống nước của tôi, thì các bạn ở khối Cơm thường cung
đã nhân rộng ra banừg cách cái tiến thêm: cưa những ống nước theo chiều ngang để tạo những
ống máng cho trẻ chơi.
Tôi nhận thấy đồ chơi này rất dễ chơi và rất dễ hoạt động. Cách thức chơi cũng sẽ được thay
đổi theo sự phát triển của trẻ và càng có nhiều cách chơi với một đồ chơi thì trẻ sẽ học hỏi được
càng nhiều. Trong năm học tới, tôi sẽ cố gắng nghĩ ra nhiều cách chơi hơn nữa từ những ống
nhựa, ống nước này và tìm ra những nguyên phế liệu khác để tạo thêm nhiều đồ chơi cho trẻ.
KẾT THÚC VẤN ĐỀ:
Qua một năm thử nghiệm làm đồ chơi từ ống nhựa, ống nước, tôi đã rút cho mình được hai
điều: Tận dụng những đồ vật phế thải ở xung quanh và luôn tạo điều kiện cho trẻ được học, được
chơi một cách hứng thú; thỏa mãn ở trẻ nhu cầu được hoạt động tìm tòi, khám phá….Có như vậy
thì kỹ năng, tư duy của trẻ mới được phát triển tốt.
XXIII. Tạo môi trường cho trẻ làm quen văn học - chữ viết
thông qua phòng thư viện đồ chơi – góc sách Ở TRƯỜNG
MẦM NON 2 THÀNH PHỐ HUẾ
Thư viện đồ chơi trường mầm non 2 Thành phố Huế được hình thành từ năm 2000. Ngoài những
giờ học, hoạt động trên lớp, trẻ được luân phiên đến thư viện chơi, tập… bởi nơi đây vó nhiều
loại sách, đồ dùng, đồ chơi phong phú, đa dạng. Thư viện đồ chơi có nhiều góc chơi giúp trẻ học
bằng chơi, chơi mà học rất có kết quả. Trong những năm qua, nhà trường đầu tư ở góc sách trong
thư viện đồ chơi nhiều loại sách từ nhà trẻ đến lớp mẫu giáo theo chủ đề, chủ điểm phục vụ nội
dung chương trình giáo dục của ngành mầm non.
Từ năm thứ nhất thực hiện chuyên đề “Làm quen văn học - chữ viết”, nhà trường đã có suy nghĩ
cần phải phát huy, khai thác hiệu quả phòng thư viện đồ chơi, nhằm tạo điều kiện để trẻ được
thực nghiệm. Đây là môi trường phong phú giúp trẻ làm quen với việc “đọc sách” từ tuổi mầm
non. Bước đầu hình thành cho trẻ có một số kỹ năng “đọc viết” chuẩn bị điều kiện để trẻ vào học
phổ thông.
56
25 Sáng kiến kinh nghiệm MN – Võ Hồng Linh sưu tầm
Đến nay nhà trường đã có các loại sách: Những bộ tranh nhà trẻ, truyện tranh chữ to, thơ chữ to,
tạp chí, hoạ báo đều có hình ảnh minh hoạ. Về truyện thì có truyện cổ tích kể theo tranh, truyện
dân gian Việt Nam, truyện kể sáng tạo. Những bài thơ, ca dao, đồng dao cùng các nguồn tài liệu
được chọn lựa phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ và các nội dung sách có liên quan đặc thù
văn hoá địa phương. Sách là một phần trong đồ dùng đồ chơi cho trẻ: sách giúp trẻ làm quen môi
trường chung quanh, làm quen với tạo hình, với toán, với chữ viết…
Ngoài ra, còn có sách cho giáo viên tham khảo những nội dung văn hoá Huế, chăm sóc sức khoẻ,
sách truyện tranh của nước ngoài… đối với trẻ đồ chơi cũng là một loại sách đặc biệt sinh động.
Trẻ không những xem tranh, ngắm nhìn tranh trong sách mà trẻ còn hoạt động với đồ vật, đồ
chơi, và tự kể theo ngôn ngữ của trẻ. Giáo viên giúp trẻ sửa những từ trẻ dùng không đúng và
giúp trẻ phát triển từ mới. Trẻ có thể tự làm sách truyện từ tranh ảnh do trẻ tự vẽ hoặc sưu tầm để
rèn luyện khéo tay. Trẻ chơi ghép tranh có từ dưới tranh, trẻ chỉ các “chữ cái” hoặc “từ” trẻ đã
làm quen. Trẻ kể chuyện theo tranh về các loại thực phẩm, món ăn cách chế biến. Bộ tranh lô tô
giúp trẻ kể chuyện những vật nuôi trong gia đình, con vật sống trong rừng… trên cùng một bức
tranh, nhiều trẻ kể theo nhiều cách khác nhau. Ngoài ra với đồ chơi nước, trẻ tưởng tượng thuyền,
đò trôi trên sông, đồ chơi cát trẻ nghĩ ra cách chơi đắp núi, xây cầu vừa chơi vừa đọc thơ, ca dao,
đồng dao…
Trong thư viện đồ chơi có bàn xoay, có tranh rời trẻ tự sắp thành câu chuyện, có sân khấu rối với
đủ loại rối… để trẻ diễn tập, tạo nhiều hứng thú. Trẻ giới thiệu nhân vật trong truyện và thơ, trẻ
có thể thể hiện các nhân vật trong vai Thánh Gióng, Tấm Cám, Cấy khế… làm tái hiện tâm trạng,
hành động, ngôn ngữ của các nhân vật trong câu chuyện, trẻ cũng tự chơi với nhân vật rối và còn
dùng rối để kể, nói chuyện một cách tự nhiên.
Đồ chơi vốn có nhiều chủng loại trong đó đồ chơi bằng điện tử mang tính giáo dục hiện đại. Loại
đồ chơi này vừa hình ảnh vừa có âm thanh, trẻ phân biệt tiếng kêu của nhân vật, phân biệt các
phương tiện giao thông. Trẻ chơi chuyển động các hình ảnh trên màn hình thật say sưa hấp dẫn.
Trẻ hiểu tiếng tượng thanh như “suối chảy róc rách”, “chim hót líu lo” tiếng tượng hình “mây trôi
lững lờ”, em bé được “nâng niu”.
Giáo viên hướng dẫn giúp trẻ phát âm chuẩn, trẻ thuộc nhiều thơ, biết nhiều truyện, nắm vốn từ
phong phú phân biệt từ láy như “lung linh, lấp lánh…” hiểu từ chính xác hơn như “run cầm cập,
kêu ầm ĩ”… bước đầu cảm nhận từ văn học “đẹp như trăng rằm, đẹp như tơ nhuộm”… trẻ nói trôi
chảy khi diễn đạt ý muốn và cảm xúc tình cảm của mình; và có thể sử dùng các từ này vào đời
sống của trẻ.
Ở phòng thư viện đồ chơi còn trang bị phương tiện nghe, nhìn đầy đủ với băng tiếng, băng hình
như Tích Chu, Cô bé quàng khăn đỏ… trẻ nghe mãi, thích xem phim, hiểu rõ nội dung câu
chuyện, kể lại cho ông bà cha mẹ và bạn bè nghe. Trường đã chỉ đạo giáo viên ở lớp và giáo viên
phụ trách phải nắm chương trình giảng dạy, và cùng hợp tác rất chặt chẽ nên việc thực hiện
chuyên đề đã đạt kết quả rất cao.
Để có được đồ chơi đáp ứng yêu cầu của trẻ, trong quá trình thực hiện chuyên đề trường đã đầu
tư kinh phí 25.400.000đ, tân dụng nguyên vật liệu, và vận động phụ huynh hỗ trợ sách cho trẻ
nên góc sách số lượng ngày càng nhiều và phong phú. Đến nay thư viện đồ chơi của trường đã có
số sách và đồ chơi như sau:
Thơ nhà trẻ: 12 cuốn
Truyện nhà trẻ: 17 cuốn
Truyện cổ tích:374 cuốn
truyện sáng tạo: 450 cuốn
Truyện tranh nước ngoài: 384 cuốn
Sách cho trẻ thực hành: 680 cuốn
57
25 Sáng kiến kinh nghiệm MN – Võ Hồng Linh sưu tầm
Sách tham khảo của giáo viên: 120 cuốn
Đồ chơi, tranh tự vẽ, lô tô, rối đủ loại: 260 bộ
Việc trang trí góc sách, đồ dùng đồ chơi phải phù hợp đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Tăng cường
các điều kiện cho trẻ được hoạt động cá nhân và theo nhóm nhỏ. Trẻ được rèn luyện khả năng
quan sát, cảm thụ, giúp trẻ yêu thích văn học, phát triển năng khiếu. Trong các buổi biểu diễn văn
nghệ trước quần chúng, trước các bậc phụ huynh, các buổi liên hoan văn nghệ, không chỉ có trẻ
năng khiếu tham gia mà lần lượt các trẻ trong trường đều được trình diễn kể chuyện, đọc thơ gây
được nhiều niềm tin, cảm tình.
Nhờ có sự đầu tư trên nên đã phát huy tối đa khả năng hoạt động của trẻ, kích thích sự khám phá
bằng các giác quan, phát triển trí tò mò ham hiểu biết của trẻ. Trong những năm qua, nhà trường
đã đạt nhiều giải nhất, nhì trong các Hội thi kể chuyện sách, cấp Thành và cấp Tỉnh. Đó cũng là
hiệu quả phấn khởi của việc đầu tư thích đáng vào hoạt động đồ chơi, sách, tranh truyện của nhà
trường.
Góc sách, thư viện đồ chơi đã giúp trường MN thành phố Huế nâng cao chất lượng giáo dục toàn
diện. Sự phong phú, đa dạng của sách, đồ chơi phù hợp sẽ giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm,
giàu trí tưởng tượng. Đó chính là những trang sách giúp trẻ bước đầu học làm người, trẻ làm quen
với việc học, đọc một cách tự nhiên và hứng thú. Trẻ sẽ yêu sách, biết bảo quản sách, được hoạt
động với đồ vật đồ chơi sẽ giúp trẻ hình thành và phát triển toàn diện. Để làm tốt vấn đề này,
ngoài sự nỗ lực phấn đấu của nhà trường còn rất cần đến sự đồng tình, ủng hộ cả tinh thần và vật
chất của phụ huynh và toàn xã hội.
XXIV. Góc xây dựng trong hoạt động vui chơi
Giáo viên: Chu Thị Kiều Dung
Trường MGTH TW3
Ý NGHĨA TRÒ CHƠI XÂY DỰNG ĐỐI VỚI TRẺ
Trò chơi xây dựng (tcxd) là loại trò chơi biểu hiện khả năng tạo hình của trẻ, từ
những khối gỗ, khối nhựa, hộp giấy… với những hình dạng kích thước khác nhau,
trẻ có thể lắp ghép xd nên những công trình như : công viên, lăng tẩm.. Hoăc từ
những vật liệu thiên nhiên như vỏ sò, hến, ốc, đá, sỏi… trẻ xây nên những vừơn
trường , vườn cây. Trong những công trình đó, sáng kiến của trẻ được bộc lộ rõ nét,
tùy theo hoàn cảnh sống, vốn sống và khả năng tưởng tượng, mỗi trẻ đều có những
khả năng riêng biệt và được biểu hiện trong các công trình của mình. Qua trò chơi
trẻ thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu về đặc điểm, tính chất của thế giới xung quanh đặc
biệt là đồ vật xung quanh trẻ
Thông qua trò chơi trẻ rèn luyện khả năng lắp ghép xây dựng, đồng thời phát triển trí tưởng
tượng, ý thức tình cảm, tính tò mò, tính ham hiểu biết và đó cũng là những phẩm chất cần thiết
của con người trong thời đại phát triển.
NHỮNG HẠN CHẾ TRONG TRÒ CHƠI XÂY DỰNG
Theo su hướng từ trước đến nay góc xd ở một số trường hợp hoàn toàn không sử dụng cho trò
chơi, nhưng là một phần cần thiết cho khung cảnh chơi. Nhưng cũng có trường hợp công trình xd
mà trong đó nội dung chỉ đơn thuần là thực hiện một công trình không có mối liên hệ gì với các
58
25 Sáng kiến kinh nghiệm MN – Võ Hồng Linh sưu tầm
góc khác. Hình thức đó nếu được lập đi lập lại thường xuyên thì trẻ sẽ nhàm chán và không phát
triển tính sáng tạo cuả trẻ
BIÊN PHÁP KHẮC PHỤC
Luôn luôn làm phong phú các mối quan hệ xã hội bằng cách liên kết các góc chơi theo chủ đề
thành một xã hội thu nhỏ, trong đó có nhiều ngành nghề khác nhau như Kmác đã nói: sự phong
phú của nhân cách phụ thuộc vào sự phong phú của các mối quan hệ xã hội “. Góc xd ở MG phải
có mối quan hệ qua lại giữa các góc khác khi đó trẻ không những biết đặt mối quan hệ trong cùng
một nhóm mà còn biết nhân rộng mối quan hệ với các nhóm khác:
Khi chơi xd ngoài tạo ra một khuân viên nhất định cô còn có thể gợi ý
cho tre mở rộng liên kết với các góc khác bằng những con đường nối từ góc này
sang góc kia từ khu chợ tới góc gia đình, từ khu vui chơi tới cửa hàng lúc này góc
xd làm nhiệm vụ trung tâm nối các góc khác lại với nhau muốn đi chợ phải đi trên
con đường băng qua góc xd muốn đi đến ga cũng có con đường đi đến ga
Tuy nhiên ở trường hợp naỳ các cô có thể gặp khó khăn vì không đủ gạch xd. Để khác phục điều
đó các cô có thể lấy những thùng giấy, hộp sữa, long.. đẻ làm hàng hào đường đi
Ngoài ra để làm phong phú thêm góc chơi, cô có thẻ dùng thùng giấy để làm đường hầm cho trẻ
chui qua ,hoạc phủ một tấm vaỉ lên hai cổng cũng tạo ra một đường hầm cho trẻ đi qua khi muốn
tới một nơi nào đó (h1)
Đôi khi công trình xd còn phục vụ cho sự khởi đầu cuả trò chơi đóng vai : vd xây nhà hát bắt đầu
cho trò chơi đóng kịch hoạc diễn rối , xây bến xe bắt đầu cho góc bán vé và đi chơi ..lúc đó trẻ xẽ
được chơi ngay trong góc xd bạn mới xây (h2)
Góc xd còn là chỗ trưng bày sản phẩm của góc tạo hình sau khi trẻ làm song
những sản phẩm từ đó trẻ có thể kể về một câu chuyện mà các nhân vật do chính
trẻ tạo ra (h3)
59
25 Sáng kiến kinh nghiệm MN – Võ Hồng Linh sưu tầm
H1
H2
H3
KẾT LUẬN
Sau 3 năm thực hiện em thấy có những hạn chế như: khoảng trống trong lớp không đủ
Ưu điểm : các góc chơi theo kiểu cuốn chiếu không bày la liệt ra cùng một lúc
Trẻ phát triển tính sáng tạo và tự lập rất nhiều
Trẻ rất hứng thú và chơi rất tích cực
Hạn chế sự chạy nhảy sô đẩy nhau vì ai cũng phải tự bảo vệ công trình của bạn
Tận dụng được những nguyên vật liệu phế thải và với nhiều nguyên liệu sẽ khơi gợi tính sáng tạo
của trẻ
Với ít ỏi kinh nghiệm nên em chỉ nêu được một số sáng kiến nho nhỏ, sáng kiến này còn rất
nhiều thiếu sót, vì thế mong các cô giúp em hoàn thiện hơn nữa để tiếp tục phục vụ tốt cho các bé
và nâng cao tay nghề
XXV. Biện pháp tạo hừng thú cho trẻ khám phá khoa học
Sở Giáo Dục và Đào Tạo Thành Phố Hồ Chí Minh
Trường Mầm Non BCTH 19/5 – Quận 1
Giáo viên: Hoàng Thị Ngọc Trâm
Lớp: Chồi 2
ĐẶT VẤN ĐỀ:
Khi nghe nói đến “ Trẻ mầm non Khám Phá Khoa Học”, mọi người đều rất ngạc nhiên và tự
hỏi: “ Trẻ mầm non chứ có phải là cấp II, cấp III hay Đại học đâu mà Khám phá khoa học? ” Bản
thân tôi lúc đầu cũng nghĩ như vậy nhưng sau khi tham khảo một số tài liệu nói về “ Khám phá
khoa học” và dự giờ một vài hoạt động khoa học của khối Lá, tôi tự đặt câu hỏi: “ Tại sao mình
không lấy những thí nghiệm từ các tài liệu nhưng phải tìm hiểu kỹ xem đề tài nào phù hợp với trẻ
và những kỹ năng, thao tác thử nghiệm nào phù hợp với trẻ lớp mình và tạo thành các hoạt động
khám phá khoa học cho trẻ Mẫu Giáo?”
Những suy nghĩ, câu hỏi đó còn làm tôi trăn trở và cuối cùng tôi đã tìm ra một số hoạt động để
tôi và các cháu cùng tham gia thí nghiệm, cùng chơi, cũng trải nghiệm và kết quả là các cháu
thích học, tiết học vô cùng sinh động và đặc biệt các cháu tự tìm ra. Tự khám phá ra kết quả mà
các cháu vừa được thí nghiệm. Qua sự thành công này đối với lớp, tôi xin trình bày một số biện
pháp, biện pháp khi tổ chức cho trẻ khám phá khoa học để các bạn đồng nghiệp cùng tham khảo.
60
25 Sáng kiến kinh nghiệm MN – Võ Hồng Linh sưu tầm
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
Được trực tiếp làm thí nghiệm với các vật mà mình đang học quả là một điều thích thú đối với
trẻ. Thật vậy, cứ để cho cháu được hoạt động, được trải nghiệm, được thử - sai và cuối cùng cháu
tìm ra một kết quả nào đó sẽ là một điều lý thú đối với trẻ.
Thí nghiệm 1: Dạy về không khí
Đầu tiên cô cho trẻ chơi các trò chơi nhỏ:
Trò chơi 1: “ Bịt mũi”
Cho trẻ bịt mũi, hỏi trẻ có thở được không? → không thở được
Vậy làm thế nào để thở được? → thả tay ra, thở được
Cho cháu đứng vào chổ cô quy định, hỏi cháu: THỞ ĐƯỢC KHÔNG?
Cho cháu đứng góc khác cùng vài bạn nữa, hỏi cháu: THỞ ĐƯỢC KHÔNG?
Cho cháu đứng tự do trong lớp, hỏi cháu: THỞ ĐƯỢC KHÔNG?
Lúc này tôi mới đặt vấn đề: Chúng ta thở được là nhờ có không khí, vậy KHÔNG KHÍ CÓ Ở
ĐÂU? → Không khí ở xung quanh chúng ta.
Tôi kết luận: NHƯ VẬY KHÔNG KHÍ CÓ Ở XUNG QUANH CHÚNG TA.
Tôi tiếp tục đặt tình huống: THẾ KHÔNG KHÍ CÓ BẮT ĐƯỢC KHÔNG? → Có cháu nói
được có cháu nói không.
Tôi hỏi tiếp: LÀM CÁCH NÀO ĐỂ BẮT ĐƯỢC KHÔNG KHÍ? → Lúc này các cháu đưa ra
rất nhiều ý kiến: lấy ly, lấy chai, lấy lon, lấy hộp,… để bắt không khí.
Tôi phát cho mỗi cháu một cái túi nilon và yêu cầu: “ Hãy lấy và bắt không khí vào túi” → mỗi
cháu đã thực hiện một cách khác nhau: nắm bắt không khí xung quanh bỏ vào túi, với không khí
cho vào túi…. Nhưng các cháu vẫn chưa thấy gì trong túi.
Tôi tiếp tục gợi ý: “ Các con hãy làm cách nào để túi phồng to lên đi ” → Cháu phát hiện là
mình phải thổi hơi vào túi và muốn giữ hơi trong túi thì phải xoắn hay cột túi lại.
Sau đó tôi giải thích: : KHÔNG KHÍ ĐANG Ở TRONG TÚI CỦA CÁC CON ĐẤY”.
Tiếp theo tôi cho các cháu chơi với túi không khí….
Ví dụ: Lấy kéo cắt túi để thấy không khí xì ra, lấy cây nhọn đâm nhẹ sẽ thấy hơi thoát → đó là
không khí.
Tiết học sôi động và vui hẳn lên, các cháu biết thêm là: Không khí luôn luôn ở bên cạnh con
người, con người phải có không khí thì mới sống, mới thở được….
Thí nghiệm : Trứng chìm – Trứng nổi
Tôi cho cháu làm thí nghiệm: đổ muối vào hai ly nước, lượng nước hai ly bằng nhau, riêng
lượng muối thì khác nhau, khuấy đều sẽ thấy trứng có quả sẽ nổi, quả chìm…
Trẻ thực hiện: bỏ trứng vào hai ly nước
Ly A trứng nổi, ly B trứng chìm
→ Cho cháu tìm ra nguyên nhân. Thử ly nước A sao thấy mặn quá, thử ly nước B không mặn
bằng hoặc bạn đổ vào ly A bao nhiêu muỗng muối, đổ vào ly B bao nhiêu muỗng muối….
Từ đó cháu suy ra: vì ly B ít muối nên trứng không thể nổi lên được. Muốn trứng nổi lên phải
làm gì? (Cháu thỏa thuận với nhóm là phải thêm muối vào ly B…)
→ Vậy trứng ở trong nước muối có nổi được không? Trứng còn nổi được ở đâu nữa không?
→ Mở rộng: nước đường, dầu ăn….→ tiếp tục cho trẻ khám phá.
Mỗi khi cháu khám phá ra điều gì, ta cho cháu ghi kết quả bằng kí hiệu mà cô và cháu đã thỏa
thuận để dễ kiểm tra. Khi thí nghiệm thành công, tôi thấy trên khuôn mặt các cháu lộ rõ vẻ thích
thú, phấn khởi vô cùng và có những nhóm đã reo hò ầm ĩ. Với tiết học này tôi thấy vui và các
cháu thực sự chủ động khi làm công việc thí nghiệm. Lại thêm một lần nữa tôi đã tác động vào
các cháu tính tự tin, tự lập, tự suy nghĩ, tự tìm ra kết quả nhanh nhất để hoàn thành công việc
mình đang làm.
61
25 Sáng kiến kinh nghiệm MN – Võ Hồng Linh sưu tầm
Đối với tôi, tôi đã áp dụng nhiều vào tiết học của cháu về những đề tài khám phá khoa học và
tất cả đều được sự hưởng ứng nhiệt tình, say mê của cách cháu. Tôi đã tự tin hơn khi tìm các đề
tài cho trẻ sau này như:
Nhanh chậm
Thấm mau
Đổi màu
Đã được tôi đưa vào dạy và đạt kết quả cao, phụ huynh cũng đã đến kể cho tôi nghe về những
thành quả cháu đã thí nghiệm ở nhà như: hoa đổi màu, nhuộm quả…
Tôi thật sự phấn khởi với những phương pháp, biện pháp khi cho chúa thí nghiệm và điều tôi
thích nhất là các cháu mang về nhà làm thí nghiệm cho bố mẹ xem
KẾT THÚC VẤN ĐỀ:
Thông qua một số hoạt động khoa học đó, tôi đã tạo cho trẻ:
Sự hứng thú, tò mò, thích khám phá các sự vật hiện tượng xung quanh.
Hình thành cho trẻ 1 số kỹ năng, thao tác thử nghiệm trong góc khoa học.
Trẻ ngày càng có kỹ năng quan sát tốt, biết suy đoán, phán đoán nhằm tìm ra một kết quả chính
xác.
Không chỉ khám phá trong góc khoa học hoặc trong các hoạt động khoa học mà cháu còn khám
phá, áp dụng và phát hiện được rất nhiều điều qua các môn học khác.
Đây là những phương pháp, biện pháp mà tôi đã dạy trẻ khi lên chuyên đề “ Khám phá khoa
học” và ngày hôm tôi xin mạn phép đưa ra những kinh nghiệm dạy trẻ về đề tài “ Biện pháp tạo
hứng thú cho trẻ khám phá khoa học” để các bạn cùng tham khảo và có những phương pháp, biện
pháp dạy cháu hay hơn và đạt hiệu quả tốt.
MỤC LỤC
I. Một số biện pháp truyền thông giáo dục dinh dưỡng và sức
khỏe cho các bậc cha mẹ.........................................................3
II. Biện pháp phát triển khả năng sáng tạo của trẻ thông qua
việc sử dụng các nguyên vật liệu mở. ....................................5
III. Chuẩn bị cho trẻ vào Trường phổ thông...........................6
IV. Một số biện pháp rèn phát âm chữ L – N cho trẻ 5 tuổi...8
V. Biện pháp tạo hứng thú cho trẻ khám phá khoa học........13
VI. Làm thế nào để góc Âm nhạc lôi cuốn và hấp dẫn trẻ?..15
VII. Yêu cầu chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi sẵn sàng
vào lớp 1................................................................................16
62
25 Sáng kiến kinh nghiệm MN – Võ Hồng Linh sưu tầm
VIII. Một số thí nghiệm khoa học phục vụ môn MTXQ......20
IX. Xây dựng những cuốn sách biết nói cho góc thư viện . .30
X. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các bài đồng dao 32
XI. Quan sát và ghi chép hoạt động làm quen với Toán của
trẻ Mẫu giáo...........................................................................36
XII. Giúp trẻ 5 – 6 tuổi cảm thụ truyện kể thông qua hệ thống
câu hỏi....................................................................................38
XIII. Một vài kinh nghiệm phát triển kỹ năng giao tiếp của
trẻ Mầm Non..........................................................................39
XIV. Giúp trẻ phát triển toàn diện qua bộ môn Âm nhạc.....41
XV. Một số biện pháp gợi ý tưởng cho trẻ trong hoạt động
phòng thể dục........................................................................44
XVI. Một số kinh nghiệm trong việc phối hợp tạo kinh phí tổ
chức tham quan cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân
viên........................................................................................45
XVII. Những trò chơi đơn giản với trẻ mầm non.................46
XVIII. Một số biện pháp bước đầu cho trẻ 3 – 4 tuổi làm
quen với chữ viết...................................................................48
XIX. Một số kinh nghiệm giúp cháu sớm thích nghi với
trường, lớp mầm non.............................................................50
XX. Giúp trẻ phát triển trí tuệ thông qua giáo dục Âm nhạc.
...............................................................................................52
XXI. Làm thế nào giúp trẻ 1 – 2 tuổi phát triển ngôn ngữ
được tốt?................................................................................54
XXII. Sáng tạo một số đồ chơi cho trẻ từ các loại ống nhựa,
ống nước................................................................................55
XXIII. Tạo môi trường cho trẻ làm quen văn học - chữ viết
thông qua phòng thư viện đồ chơi – góc sách Ở TRƯỜNG
MẦM NON 2 THÀNH PHỐ HUẾ.......................................56
63
25 Sáng kiến kinh nghiệm MN – Võ Hồng Linh sưu tầm
XXIV. Góc xây dựng trong hoạt động vui chơi....................58
XXV. Biện pháp tạo hừng thú cho trẻ khám phá khoa học. .60
64
[...]... tổ chức họat động -Tôi đã chia sẻ các băng hình cho các đồng nghiệp khối MG3t tổ chức cho trẻ vui chơi ở góc đọc sách 31 25 Sáng kiến kinh nghiệm MN – Võ Hồng Linh sưu tầm Tôi sẽ tiếp tục thử nghiệm cũng như trưng cầu ý kiến của BGH cũng như của đồng nghiệp để hoàn thiện kinh nghiệm trong năm học 2008-2009 và cố gắng mở thêm nhiều hướng họat động khác trong học kỳ 2 X Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông... cả trẻ phải bảo vệ bạn ở nơi mà thầy thuốc muốn bắt Trẻ nào bị bắt được thì lên làm thầy thuốc và chơi tiếp 34 25 Sáng kiến kinh nghiệm MN – Võ Hồng Linh sưu tầm TẬP TẦM VÔNG Tập tầm vông Tay đàng đông Tay đàng tây Tay nào mây Tay nào gió Tập tầm vó ! Tay nào có Tay nào không Tay nào phồng Tay nào đẹp ? CÁCH CHƠI : Trẻ vừa đọc bài đồng dao vừa đưa tay theo nhịp bài đồng dao Trò chơi này cũng có... vào nhau , 2 tay nắm lấy nhau , đẩy qua đẩy lại rồi cùng đọc bài đồng dao CÂU ẾCH Ếch ở dưới ao Vừa ngớt mưa rào Nhảy ra bì bọp Ếch kêu – ộp ộp Ếch kêu – p ạp Thấy bác đi câu Rủ nhau trốn mau 35 25 Sáng kiến kinh nghiệm MN – Võ Hồng Linh sưu tầm Ếch kêu – p ộp Ếch kêu – ạp ạp CÁCH CHƠI : Vẽ một vòng tròn lớn ở giữa sân , một trẻ làm người đi câu , tất cả các bạn còn lại đứng trong vòng tròn làm ếch ... con người phải có không khí thì mới sống, mới thở được… Thí nghiệm : Trứng chìm – Trứng nổi Tôi cho cháu làm thí nghiệm: đổ muối vào hai ly nước, lượng nước hai ly bằng nhau, riêng lượng muối thì khác nhau, khuấy đều sẽ thấy trứng có quả sẽ nổi, quả chìm… Trẻ thực hiện: bỏ trứng vào hai ly nước 14 25 Sáng kiến kinh nghiệm MN – Võ Hồng Linh sưu tầm Ly A trứng nổi, ly B trứng chìm → Cho cháu tìm ra nguyên... khí oxi cháy hết thì đèn cầy tắt, nước bị khí áp bên ngoài đẩy lên trong lọ Cho trẻ thí nghiệm tương tự với lọ thuỷ tinh nhỏ hơn và to hơn Quan sát và rút ra kết luận * KHÁM PHÁ VỀ ÁNH SÁNG THẢ CÁ VÀO CHẬU 26 25 Sáng kiến kinh nghiệm MN – Võ Hồng Linh sưu tầm * MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Trẻ nhận biết với tốc độ nhanh, ánh sáng có thể làm ta không nhận rõ được các vật * CHUẨN BỊ: Vẽ hình 1 con cá và 1 cái chậu... nước tách ánh sáng ra cho nên ta thấy được các màu BƯỚC 3: Thử thêm: để 1 kính lúp vào giữa gương và tấm bìa Cho trẻ quan sát hiện tượng: cầu vồng biến mất * Giải thích: do thấu kính uốn cong ánh sáng nên các màu cùng đi ngược lại nên cầu vồng biến mất Chứng tỏ 7 màu cầu vồng nhập lại thành ánh sáng trắng * KHÁM PHÁ VỀ SỰ CHUYỂN ĐỘNG 28 25 Sáng kiến kinh nghiệm MN – Võ Hồng Linh sưu tầm TRÒ ĐỐ QUẢ... bắt bóng… Hay bài tập bật nhảy: bật qua 4 – 5 vòng, bật tách chân tôi viết chữ vào các ô để trẻ vừa bật nhảy vừa kết hợp đọc chữ Ngoài ra tôi còn tập trung nhiều cơ hội sửa lỗi phát âm 2 phụ âm L – N cho trẻ vào các hoạt động khác như: hoạt động tạo hình, hoạt động với MTXQ, làm quen với một số biểu tượng về toán 11 25 Sáng kiến kinh nghiệm MN – Võ Hồng Linh sưu tầm Tuy nhiên để sửa “ngọng” cho trẻ không... con khỉ và cành cây LÀM MỘT CẦU VỒNG *MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Ánh sáng đi xuyên qua nước( chất trong suốt) * CHUẨN BỊ: Một cái chậu Kính soi Kính lúp 1 miếng bìa trắng 27 25 Sáng kiến kinh nghiệm MN – Võ Hồng Linh sưu tầm * TIẾN HÀNH: BƯỚC 1: Chọn 1 ngày trời nắng, đổ nước đầy vào trong 1 cái chậu Để cái gương vào trong chậu nước Để làm sao cho ánh sáng mặt trời rọi vào trong gương BƯỚC 2: Đưa miếng bìa trắng.. .25 Sáng kiến kinh nghiệm MN – Võ Hồng Linh sưu tầm Với những trò chơi như vậy, tôi thấy trẻ học rất vui, thoải mái, nhẹ nhàng và được khắc sâu cách phát âm đúng chữ cái L – N Chính vì vậy, trong hoạt động làm quen chữ L – N, số trẻ phát âm đúng đã tăng, song để trẻ nhớ lâu, phát âm không sai khi 2 phụ âm nằm trong... qua lễ hội 30 25 Sáng kiến kinh nghiệm MN – Võ Hồng Linh sưu tầm -Thực hiện năm phát huy và đẩy mạnh công tác ứng dụng công nghệ thông tin vào tổ chức các họat động vui chơi cho trẻ và cùng với những lí do trên tôi đã cố gắng bằng nhiều cách để cung cấp thêm cho trẻ nhiều vốn từ ,kiến thức và kỹ năng cho trẻ đặc biệt là thực hiện xây dựng sách biết nói cho góc thư viện II.Phương tiện: -Sưu tập và chọn ...25 Sáng kiến kinh nghiệm MN – Võ Hồng Linh sưu tầm XIX Một số kinh nghiệm giúp cháu sớm thích nghi với trường, lớp mầm non 50 XX Giúp trẻ phát triển trí... Chí Minh Trường Mầm Non BCTH 19/5 – Quận Giáo viên: Hoàng Thị Ngọc Trâm Lớp: Chồi 13 25 Sáng kiến kinh nghiệm MN – Võ Hồng Linh sưu tầm ĐẶT VẤN ĐỀ: Khi nghe nói đến “ Trẻ mầm non Khám Phá Khoa... Theo Luật Giáo dục, Giáo dục mầm non có mục tiêu hình thành yếu tố nhân cách cho trẻ mầm non chuẩn bị cho trẻ vào lớp Kết chăm sóc, giáo dục trường 16 25 Sáng kiến kinh nghiệm MN – Võ Hồng Linh