1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Mẹ vất vả nằm viện từ 14 tuần để giữ con

2 322 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 10,37 KB

Nội dung

window.onload = function () {resizeNewsImage("news-image", 500);} Lần đầu sinh non khi mới mang thai được 29 tuần, tới lần thứ hai này, chị Lê Thị Thùy Vân (22 tuổi - Vân Đình, Ứng Hòa, Hà Nội) đã vô cùng lo lắng. Giống như những mẹ có tiền sử dọa sinh non khác, chị Vân phải nằm viện để theo dõi và truyền thuốc để giảm các cơn co tử cung, bảo vệ cho em bé an toàn trong bụng. Run rẩy lo cho con Thai 14 tuần, chị Vân phải nhập viện ngay để được khâu chiết eo tử cung và theo dõi như lời bác sĩ dặn từ lần sinh trước. Chị kể: "Lần đầu đã sinh non rồi, nên lần này mình lo lắm! Mẹ nào rơi vào tình trạng như mình thì mới hiểu cảm giác mang con trong bụng mà không thể giữ an toàn tuyệt đối cho bé như thế nào. Sợ hãi lắm! Không biết bao nhiêu lần, mình cứ cầu Trời khấn phật để con được an toàn". Hơn hai tháng nằm viện, chị Vân đã quen với những lần tiêm, truyền, uống thuốc để giảm cơn co. Tuy nhiên, cảm giác sợ hãi mỗi lần bị đau bụng, ra máu phải cấp cứu không bao giờ chị có thể quen được. Chị bảo: "Mỗi lần như thế, mình sợ đến run rẩy mà không dám khóc. Có những lúc hoang mang đến cực độ, mình phải cố gắng lắm để không nghĩ tới những tình huống xấu có thể xảy ra. Cũng may là ở đây các bác sĩ, điều dưỡng không chỉ có chuyên môn mà còn rất có tâm, nên mình được động viên tinh thần nhiều. Nếu không chắc mình chẳng chịu nổi đến bây giờ mất". Hiện tại, 2 mẹ con chị đã vượt qua được ngưỡng khó khăn nhất của thai kì, và đang đợi đến ngày sinh. Tuy nhiên, chị Vân bảo, chỉ khi nào bé đủ ngày đủ tháng, được ôm con vào lòng thì mới yên tâm được. Nằm viện nhiều hơn ở nhà Tình trạng thai kì của chị Vân khá nặng nề, vì thế chị phải hạn chế vận động, đi lại... và nhất là phải nằm viện đến tận lúc sinh con; bởi những cơn co tử cung dọa sinh non có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Nếu không được tiêm, truyền thuốc kịp thời sẽ nguy hiểm cho cả mẹ và em bé. Thời gian nằm viện dài như vậy nên chị Vân được các mẹ khác trong phòng bầu làm... trưởng phòng. Chị cười buồn: "Đúng là từ khi có thai, mình toàn nằm viện suốt chứ có được ở nhà đâu. Mình cũng như các mẹ khác, ai chẳng mong muốn được ở nhà để có chồng, có bố mẹ và anh em bên cạnh. Tiếc là mình không được may mắn có thai kì khỏe mạnh vì tử cung mình rộng, lại thêm tiền sử dọa sinh non nên ở nhà không thể đảm bảo an toàn được".   Chị Thùy Vân hiện đang điều trị ở bệnh viện Phụ sản Hà Nội Chị Vân kể thêm, vì thời gian nằm viện dài nên khi nào mọi người bận quá thì chị ở viện có một mình; cơm nước thì nhờ các bác, các cô - những người thân của các mẹ khác trong phòng - mua giúp. Chị bảo, tính ra mình còn may mắn hơn nhiều mẹ khác vì không phải nằm liệt giường mà vẫn có thể đi lại được, dù bị hạn chế. Thế nên dù ở một mình cũng không gặp vấn đề gì, chỉ có tâm trạng là hơi buồn một chút và lo lắng cho con nhiều thôi. Chị cười và nói thêm: "Mình và các mẹ ở đây coi bác sĩ, điều dưỡng như người nhà luôn rồi. Được cái nằm trong khoa này ai cũng được chăm sóc tận tình và quan tâm nhiều lắm. Trước mình cứ nghĩ đi viện là thấy... sợ! Nhưng nằm ở đây rồi, nhiều khi mình rất xúc động vì những sự quan tâm như vậy". Điều dưỡng Liên - Điều dưỡng trưởng khoa A4 - bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho biết: "Chị Vân có tiền sử dọa sinh non, tử cung rộng nên phải khâu chiết eo tử cung và nhập viện để được theo dõi chặt chẽ. Vì thời gian nằm viện dài nên chúng tôi luôn động viên các thai phụ giữ tinh thần tốt, hợp tác điều trị với các bác sĩ để có được kết quả tốt nhất. Hiện tại, bệnh nhân cũng đã vượt qua giai đoạn diễn biến phức tạp của thai kì, chuẩn bị được tháo chỉ và sinh con". Chỉ mong con đủ ngày đủ tháng Mang thai vất vả là thế, nhưng chị Vân bảo, dù có mệt mỏi hơn nữa thì cũng chịu được, chỉ mong sao con được đủ ngày đủ tháng và ra đời mạnh khỏe. "Giờ bác sĩ có cho về mình cũng chẳng dám về vì lo cho con lắm. Ở đây tuy vất vả, mệt mỏi, buồn bã một chút cũng chẳng thấm gì so với niềm hạnh phúc khi thấy con khỏe mạnh. Đó là niềm mong ước lớn nhất của mình" - chị Vân chia sẻ. Chị cũng muốn nhắn nhủ đến những mẹ có hoàn cảnh giống mình: "Bệnh tật là điều chẳng ai mong muốn, nhất là những vấn đề gặp phải khi mang thai vì bản thân mình khổ đã đành, mà con cũng bị ảnh hưởng nữa. Nhưng các mẹ đừng bao giờ mất tinh thần nhé! Vì những ngày đầu mới nằm viện mình cũng thấy bi quan lắm! Nhưng rồi mình nhận ra một điều, càng như vậy thì sẽ càng không tốt cho con chút nào. Rồi mình cứ tự động viên tinh thần, kết hợp ăn uống, nghỉ ngơi đầy đủ, nên giờ mẹ con mình đã sắp đi tới đích rồi, mình chỉ đợi đến ngày để gặp con yêu thôi".

Lần đầu sinh non khi mới mang thai được 29 tuần, tới lần thứ hai này, chị Lê Thị Thùy Vân (22 tuổi Vân Đình, Ứng Hòa, Hà Nội) đã vô cùng lo lắng. Giống như những mẹ có tiền sử dọa sinh non khác, chị Vân phải nằm viện để theo dõi và truyền thuốc để giảm các cơn co tử cung, bảo vệ cho em bé an toàn trong bụng. Run rẩy lo cho con Thai 14 tuần, chị Vân phải nhập viện ngay để được khâu chiết eo tử cung và theo dõi như lời bác sĩ dặn tư lần sinh trước. Chị kể: "Lần đầu đã sinh non rồi, nên lần này mình lo lắm! Mẹ nào rơi vào tình trạng như mình thì mới hiểu cảm giác mang con trong bụng mà không thể giữ an toàn tuyệt đối cho bé như thế nào. Sợ hãi lắm! Không biết bao nhiêu lần, mình cứ cầu Trời khấn phật để con được an toàn". Hơn hai tháng nằm viện, chị Vân đã quen với những lần tiêm, truyền, uống thuốc để giảm cơn co. Tuy nhiên, cảm giác sợ hãi mỗi lần bị đau bụng, ra máu phải cấp cứu không bao giờ chị có thể quen được. Chị bảo: "Mỗi lần như thế, mình sợ đến run rẩy mà không dám khóc. Có những lúc hoang mang đến cực độ, mình phải cố gắng lắm để không nghĩ tới những tình huống xấu có thể xảy ra. Cũng may là ở đây các bác sĩ, điều dưỡng không chỉ có chuyên môn mà còn rất có tâm, nên mình được động viên tinh thần nhiều. Nếu không chắc mình chẳng chịu nổi đến bây giờ mất". Hiện tại, 2 mẹ con chị đã vượt qua được ngưỡng khó khăn nhất của thai kì, và đang đợi đến ngày sinh. Tuy nhiên, chị Vân bảo, chỉ khi nào bé đủ ngày đủ tháng, được ôm con vào lòng thì mới yên tâm được. Nằm viện nhiều hơn ở nha Tình trạng thai kì của chị Vân khá nặng nề, vì thế chị phải hạn chế vận động, đi lại... và nhất là phải nằm viện đến tận lúc sinh con; bởi những cơn co tử cung dọa sinh non có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Nếu không được tiêm, truyền thuốc kịp thời sẽ nguy hiểm cho cả mẹ và em bé. Thời gian nằm viện dài như vậy nên chị Vân được các mẹ khác trong phòng bầu làm... trưởng phòng. Chị cười buồn: "Đúng là từ khi có thai, mình toàn nằm viện suốt chứ có được ở nhà đâu. Mình cũng như các mẹ khác, ai chẳng mong muốn được ở nhà để có chồng, có bố mẹ và anh em bên cạnh. Tiếc là mình không được may mắn có thai kì khỏe mạnh vì tử cung mình rộng, lại thêm tiền sử dọa sinh non nên ở nhà không thể đảm bảo an toàn được". Chị Thùy Vân hiện đang điều trị ở bệnh viện Phụ sản Hà Nội Chị Vân kể thêm, vì thời gian nằm viện dài nên khi nào mọi người bận quá thì chị ở viện có một mình; cơm nước thì nhờ các bác, các cô - những người thân của các mẹ khác trong phòng - mua giúp. Chị bảo, tính ra mình còn may mắn hơn nhiều mẹ khác vì không phải nằm liệt giường mà vẫn có thể đi lại được, dù bị hạn chế. Thế nên dù ở một mình cũng không gặp vấn đề gì, chỉ có tâm trạng là hơi buồn một chút và lo lắng cho con nhiều thôi. Chị cười và nói thêm: "Mình và các mẹ ở đây coi bác sĩ, điều dưỡng như người nhà luôn rồi. Được cái nằm trong khoa này ai cũng được chăm sóc tận tình và quan tâm nhiều lắm. Trước mình cứ nghĩ đi viện là thấy... sợ! Nhưng nằm ở đây rồi, nhiều khi mình rất xúc động vì những sự quan tâm như vậy". Điều dưỡng Liên - Điều dưỡng trưởng khoa A4 - bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho biết: "Chị Vân có tiền sử dọa sinh non, tử cung rộng nên phải khâu chiết eo tử cung và nhập viện để được theo dõi chặt chẽ. Vì thời gian nằm viện dài nên chúng tôi luôn động viên các thai phụ giữ tinh thần tốt, hợp tác điều trị với các bác sĩ để có được kết quả tốt nhất. Hiện tại, bệnh nhân cũng đã vượt qua giai đoạn diễn biến phức tạp của thai kì, chuẩn bị được tháo chỉ và sinh con". Chỉ mong con đủ ngay đủ tháng Mang thai vất vả là thế, nhưng chị Vân bảo, dù có mệt mỏi hơn nữa thì cũng chịu được, chỉ mong sao con được đủ ngày đủ tháng và ra đời mạnh khỏe. "Giờ bác sĩ có cho về mình cũng chẳng dám về vì lo cho con lắm. Ở đây tuy vất vả, mệt mỏi, buồn bã một chút cũng chẳng thấm gì so với niềm hạnh phúc khi thấy con khỏe mạnh. Đó là niềm mong ước lớn nhất của mình" - chị Vân chia sẻ. Chị cũng muốn nhắn nhủ đến những mẹ có hoàn cảnh giống mình: "Bệnh tật là điều chẳng ai mong muốn, nhất là những vấn đề gặp phải khi mang thai vì bản thân mình khổ đã đành, mà con cũng bị ảnh hưởng nữa. Nhưng các mẹ đừng bao giờ mất tinh thần nhé! Vì những ngày đầu mới nằm viện mình cũng thấy bi quan lắm! Nhưng rồi mình nhận ra một điều, càng như vậy thì sẽ càng không tốt cho con chút nào. Rồi mình cứ tự động viên tinh thần, kết hợp ăn uống, nghỉ ngơi đầy đủ, nên giờ mẹ con mình đã sắp đi tới đích rồi, mình chỉ đợi đến ngày để gặp con yêu thôi". ... vượt qua giai đoạn diễn biến phức tạp của thai kì, chuẩn bị được tháo chỉ và sinh con" Chỉ mong đủ đủ tháng Mang thai vất vả là thế, chị Vân bảo, dù có mệt mỏi nữa

Ngày đăng: 19/10/2015, 11:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w