window.onload = function () {resizeNewsImage("news-image", 500);} Có mặt tại Bệnh viện Phụ sản Trung Ương vào giữa buổi trưa hè oi nóng, chúng tôi càng cảm nhận rõ nét hơn về nỗi vất vả của những sản phụ đang nằm điều trị bệnh ở đây. Ngoài trời, nhiệt độ trung bình khoảng 36-37 độ C, nằm trong phòng bệnh không có điều hòa, một giường lại có hai mẹ bầu nằm quay đầu vào nhau nên các mẹ càng cảm thấy mệt mỏi hơn. Tuy nhiên, dường như cái nóng nực, sự khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất không dập tắt được ước mơ làm mẹ, niềm tin vào tương lai tốt đẹp của các bà mẹ nơi đây. Qua sự giới thiệu của bác sĩ, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện ngắn với mẹ bầu Nguyễn Hồng Nhung (Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội). Chị Nhung là bệnh nhân khá đặc biệt ở đây vì chị đã nằm viện hơn một tháng và chị sẽ còn tiếp tục điều trị tại bệnh viện cho đến ngày con chào đời. Vì đã điều trị lâu ngày nên hầu hết các bác sĩ, y tá của khoa Sản bệnh lý của Bệnh viện Phụ sản Trung Ương đều biết đến chị. Một điều đặc biệt khiến các bác sĩ, y tá nơi đây có ấn tượng với sản phụ Nhung là bởi chị có được anh chồng vô cùng tâm lý và hết lòng chăm sóc vợ chu đáo. Chị Hồng Nhung và chồng tại Bệnh viện Phụ sản Trung Ương Dù phải trò chuyện trong tư thế rất khó khăn khi mà chị không thể ngồi dậy được, chân còn phải gác lên chiếc gối cao nhưng chúng tôi vẫn vô cùng xúc động với câu chuyện mang bầu và giữ con của đôi vợ chồng trẻ này. 25 tuần tử cung đã mở 3 phân Theo chia sẻ của chị Nhung, hiện tại chị đang mang bầu tuần thứ 31. Chị đã nhập viện được hơn một tháng vì cổ tử cung mở sớm, dọa sinh non. Chị Nhung phát hiện những bất thường ở thai kỳ vào tuần thứ 25, ngay sau đó gia đình đã đưa chị vào bệnh viện Phụ sản Trung ương để khám. Thật không ngờ khi đó cổ tử cung của chị đã mở 3 phân. Chị được chỉ định nhập viện và nằm liệt giường để truyền thuốc kể từ ngày đó. Không chỉ nằm liệt giường, chị Nhung còn phải kê gối cao ở dưới chân, người lúc nào cũng như nằm ngược, rất khó chịu. “Khi đó, mình không hề thấy ra máu mà chỉ đau bụng nhẹ. Đến bệnh viện khám thì cổ tử cung đã mở 3 phân. Mình vô cùng lo lắng cho sự an toàn của con.”, chị Nhung nói. Thời gian đầu nằm viện, chị Nhung buồn lắm bởi vừa lo lắng cho con vừa phải nằm liệt một chỗ, đau nhức cơ thể. Thế nhưng nằm riết cũng thành quen và nghĩ về con nên cố gắng vượt qua từng ngày. Hiện tại chị đã trải qua được 6 tuần nằm viện và bác sĩ chỉ định chị sẽ phải nằm cho đến ngày đẻ. Chia sẻ về khó khăn này, chị Nhung nói: “Mình chẳng ngại nằm viện đâu, chỉ mong con yêu khỏe mạnh đến ngày chào đời.” Do bị tử cung mở sớm, dọa sinh non nên vợ chồng chị Nhung rất lo lắng. Cho tới thời điểm này, dù đã mang bầu 31 tuần nhưng chị Nhung mới tăng được 5kg. Thật may mắn vì dù phải nằm liệt giường nhưng chị Nhung không phải kiêng khem đồ ăn gì. Chị ăn được tất cả mọi thứ nên gia đình cũng dễ dàng chăm sóc chị hơn. Vì nhà cũng không quá xa bệnh viện nên mẹ chồng và mẹ đẻ chị thay nhau đưa cơm đến cho hai vợ chồng. Dù được gia đình chăm sóc tận tình nhưng chị Nhung không khỏi có lúc cảm thấy buồn và mong được về nhà: “Nói thật là em chỉ mong nhanh nhanh đến 37 tuần thai để con em chào đời và em được về nhà. Nằm viện mới hơn 1 tháng mà nhiều khi em thấy chán quá rồi.” Nói xong, khóe mắt chị đỏ hoe. Chúng tôi cảm nhận được sự hy sinh lớn lao trong hành trình được lên chức mẹ của sản phụ này. Tuy nhiên, khi đã rơi vào hoàn cảnh này thì mỗi chúng ta đều phải cố gắng để vượt qua, để giành giật lấy sự sống cho con. Đi vệ sinh cũng phải nhờ chồng Bước vào khoa Sản bệnh của bệnh viện, hỏi các bác sĩ, y tá về chị Hồng Nhung ở Ba Đình, chắc chắn là ai cũng biết. Không chỉ do chị đã nằm viện khá lâu mà chị còn có một người chồng tuyệt vời, hết lòng yêu thương vợ con và khéo léo trong việc chăm sóc vợ nữa. Trong suốt buổi trò chuyện với đôi vợ chồng trẻ, anh hầu như không rời tay vợ. Anh kể, ở nhà anh có rất nhiều việc phải làm tuy nhiên anh gác hết lại, hoặc nhờ người nhà làm còn ưu tiên việc chăm sóc vợ lên đầu tiên. Mỗi ngày anh dành 20 tiếng ở bên vợ từ 6 giờ tối đến 1-2 giờ chiều hôm sau. Khi được hỏi: “Chăm sóc vợ bầu ở viện anh có cảm thấy khó khăn, mệt mỏi không?” Anh cười tươi trả lời: “Không!” Có lẽ niềm vui được ở bên vợ, niềm hạnh phúc sắp được lên chức bố đã xóa tan mọi mệt mỏi ở ông bố trẻ này. Do phải nằm liệt giường nên chồng phải bón cho chị từng miếng cơm, ngụm nước. Tất cả mọi sinh hoạt cá nhân chị Nhung đều phải nhờ đến chồng. Vì phải nằm liệt giường nên mọi sinh hoạt của chị Nhung đều đến tay anh từ việc ăn uống đến thay quần áo, đi vệ sinh… Kể về chồng mình, ánh mắt chị Nhung sáng lên đầy tự hào: “Anh ấy đảm đang lắm, lại khéo chăm vợ nữa. Em nằm liệt thế này, tay thì bị cắm dây truyền suốt ngày nên chẳng tự làm được gì. Tất cả mọi việc đều nhờ đến chồng. Anh phải bón cho em từng miếng cơm, ngụm nước. Thậm chí trong đêm khi đang ngủ mà em buồn đi vệ sinh anh ấy cũng phải dậy. Thương chồng lắm nhưng biết làm sao được.” Khi được hỏi về mong ước dành cho vợ bầu, anh nói: “Tôi chỉ mong vợ khỏe mạnh, con đủ 37 tuần chào đời là tôi mừng lắm rồi. Có vất vả thế nào cũng chịu đựng được.” Cùng chúc cho chị Hồng Nhung được khỏe mạnh và giữ được con yêu trong bụng cho đủ ngày đủ tháng.
Có mặt tại Bệnh viện Phụ sản Trung Ương vào giữa buổi trưa hè oi nóng, chúng tôi càng cảm nhận rõ nét hơn về nỗi vất vả của những sản phụ đang nằm điều trị bệnh ở đây. Ngoài trời, nhiệt độ trung bình khoảng 36-37 độ C, nằm trong phòng bệnh không có điều hòa, một giường lại có hai mẹ bầu nằm quay đầu vào nhau nên các mẹ càng cảm thấy mệt mỏi hơn. Tuy nhiên, dường như cái nóng nực, sự khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất không dập tắt được ước mơ làm mẹ, niềm tin vào tương lai tốt đẹp của các bà mẹ nơi đây. Qua sự giới thiệu của bác sĩ, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện ngắn với mẹ bầu Nguyễn Hồng Nhung (Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội). Chị Nhung là bệnh nhân khá đặc biệt ở đây vì chị đã nằm viện hơn một tháng và chị sẽ còn tiếp tục điều trị tại bệnh viện cho đến ngày con chào đời. Vì đã điều trị lâu ngày nên hầu hết các bác sĩ, y tá của khoa Sản bệnh lý của Bệnh viện Phụ sản Trung Ương đều biết đến chị. Một điều đặc biệt khiến các bác sĩ, y tá nơi đây có ấn tượng với sản phụ Nhung là bởi chị có được anh chồng vô cùng tâm lý và hết lòng chăm sóc vợ chu đáo. Chị Hồng Nhung và chồng tại Bệnh viện Phụ sản Trung Ương Dù phải trò chuyện trong tư thế rất khó khăn khi mà chị không thể ngồi dậy được, chân còn phải gác lên chiếc gối cao nhưng chúng tôi vẫn vô cùng xúc động với câu chuyện mang bầu và giữ con của đôi vợ chồng trẻ này. 25 tuần tử cung đã mở 3 phân Theo chia sẻ của chị Nhung, hiện tại chị đang mang bầu tuần thứ 31. Chị đã nhập viện được hơn một tháng vì cổ tử cung mở sớm, dọa sinh non. Chị Nhung phát hiện những bất thường ở thai kỳ vào tuần thứ 25, ngay sau đó gia đình đã đưa chị vào bệnh viện Phụ sản Trung ương để khám. Thật không ngờ khi đó cổ tử cung của chị đã mở 3 phân. Chị được chỉ định nhập viện và nằm liệt giường để truyền thuốc kể từ ngày đó. Không chỉ nằm liệt giường, chị Nhung còn phải kê gối cao ở dưới chân, người lúc nào cũng như nằm ngược, rất khó chịu. “Khi đó, mình không hề thấy ra máu mà chỉ đau bụng nhẹ. Đến bệnh viện khám thì cổ tử cung đã mở 3 phân. Mình vô cùng lo lắng cho sự an toàn của con.”, chị Nhung nói. Thời gian đầu nằm viện, chị Nhung buồn lắm bởi vừa lo lắng cho con vừa phải nằm liệt một chỗ, đau nhức cơ thể. Thế nhưng nằm riết cũng thành quen và nghĩ về con nên cố gắng vượt qua từng ngày. Hiện tại chị đã trải qua được 6 tuần nằm viện và bác sĩ chỉ định chị sẽ phải nằm cho đến ngày đẻ. Chia sẻ về khó khăn này, chị Nhung nói: “Mình chẳng ngại nằm viện đâu, chỉ mong con yêu khỏe mạnh đến ngày chào đời.” Do bị tử cung mở sớm, dọa sinh non nên vợ chồng chị Nhung rất lo lắng. Cho tới thời điểm này, dù đã mang bầu 31 tuần nhưng chị Nhung mới tăng được 5kg. Thật may mắn vì dù phải nằm liệt giường nhưng chị Nhung không phải kiêng khem đồ ăn gì. Chị ăn được tất cả mọi thứ nên gia đình cũng dễ dàng chăm sóc chị hơn. Vì nhà cũng không quá xa bệnh viện nên mẹ chồng và mẹ đẻ chị thay nhau đưa cơm đến cho hai vợ chồng. Dù được gia đình chăm sóc tận tình nhưng chị Nhung không khỏi có lúc cảm thấy buồn và mong được về nhà: “Nói thật là em chỉ mong nhanh nhanh đến 37 tuần thai để con em chào đời và em được về nhà. Nằm viện mới hơn 1 tháng mà nhiều khi em thấy chán quá rồi.” Nói xong, khóe mắt chị đỏ hoe. Chúng tôi cảm nhận được sự hy sinh lớn lao trong hành trình được lên chức mẹ của sản phụ này. Tuy nhiên, khi đã rơi vào hoàn cảnh này thì mỗi chúng ta đều phải cố gắng để vượt qua, để giành giật lấy sự sống cho con. Đi vệ sinh cũng phải nhờ chồng Bước vào khoa Sản bệnh của bệnh viện, hỏi các bác sĩ, y tá về chị Hồng Nhung ở Ba Đình, chắc chắn là ai cũng biết. Không chỉ do chị đã nằm viện khá lâu mà chị còn có một người chồng tuyệt vời, hết lòng yêu thương vợ con và khéo léo trong việc chăm sóc vợ nữa. Trong suốt buổi trò chuyện với đôi vợ chồng trẻ, anh hầu như không rời tay vợ. Anh kể, ở nhà anh có rất nhiều việc phải làm tuy nhiên anh gác hết lại, hoặc nhờ người nhà làm còn ưu tiên việc chăm sóc vợ lên đầu tiên. Mỗi ngày anh dành 20 tiếng ở bên vợ từ 6 giờ tối đến 1-2 giờ chiều hôm sau. Khi được hỏi: “Chăm sóc vợ bầu ở viện anh có cảm thấy khó khăn, mệt mỏi không?” Anh cười tươi trả lời: “Không!” Có lẽ niềm vui được ở bên vợ, niềm hạnh phúc sắp được lên chức bố đã xóa tan mọi mệt mỏi ở ông bố trẻ này. Do phải nằm liệt giường nên chồng phải bón cho chị từng miếng cơm, ngụm nước. Tất cả mọi sinh hoạt cá nhân chị Nhung đều phải nhờ đến chồng. Vì phải nằm liệt giường nên mọi sinh hoạt của chị Nhung đều đến tay anh từ việc ăn uống đến thay quần áo, đi vệ sinh… Kể về chồng mình, ánh mắt chị Nhung sáng lên đầy tự hào: “Anh ấy đảm đang lắm, lại khéo chăm vợ nữa. Em nằm liệt thế này, tay thì bị cắm dây truyền suốt ngày nên chẳng tự làm được gì. Tất cả mọi việc đều nhờ đến chồng. Anh phải bón cho em từng miếng cơm, ngụm nước. Thậm chí trong đêm khi đang ngủ mà em buồn đi vệ sinh anh ấy cũng phải dậy. Thương chồng lắm nhưng biết làm sao được.” Khi được hỏi về mong ước dành cho vợ bầu, anh nói: “Tôi chỉ mong vợ khỏe mạnh, con đủ 37 tuần chào đời là tôi mừng lắm rồi. Có vất vả thế nào cũng chịu đựng được.” Cùng chúc cho chị Hồng Nhung được khỏe mạnh và giữ được con yêu trong bụng cho đủ ngày đủ tháng. ... tan mệt mỏi ông bố trẻ Do phải nằm liệt giường nên chồng phải bón cho chị miếng cơm, ngụm nước Tất sinh hoạt cá nhân chị Nhung phải nhờ đến chồng Vì phải nằm liệt giường nên sinh hoạt chị Nhung... bệnh viện, hỏi bác sĩ, y tá chị Hồng Nhung Ba Đình, chắn biết Không chị nằm viện lâu mà chị có người chồng tuyệt vời, hết lòng yêu thương vợ khéo léo việc chăm sóc vợ Trong suốt buổi trò chuyện với... sinh… Kể chồng mình, ánh mắt chị Nhung sáng lên đầy tự hào: “Anh đảm lắm, lại khéo chăm vợ Em nằm liệt này, tay bị cắm dây truyền suốt ngày nên chẳng tự làm Tất việc nhờ đến chồng Anh phải bón