Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 156 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
156
Dung lượng
3,11 MB
Nội dung
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
VIỆN HOÁ HỌC
------------
MAI THỊ THANH THÙY
NGHIÊN CỨU BIẾN TÍNH VẬT LIỆU PbO2
ỨNG DỤNG LÀM SEN SƠ ĐIỆN HÓA
LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC
Hà Nội, 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
VIỆN HOÁ HỌC
------------
MAI THỊ THANH THÙY
NGHIÊN CỨU BIẾN TÍNH VẬT LIỆU PbO2
ỨNG DỤNG LÀM SEN SƠ ĐIỆN HÓA
CHUYÊN NGÀNH: Hóa lý thuyết và Hóa lý
Mã số: 62.44.01.19
LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. Phan Thị Bình
2. TS. Vũ Đức Lợi
Hà Nội, 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi
dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS. Phan Thị Bình và TS. Vũ Đức
Lợi. Luận án không trùng lặp với bất kỳ công trình khoa học nào khác. Các
kết quả và số liệu trong luận án là trung thực và chưa được công bố trên tạp
chí nào ngoài những công trình của tác giả.
Tác giả luận án
Mai Thị Thanh Thùy
I
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc, sự cảm phục và kính trọng tới
PGS. TS. Phan Thị Bình và TS. Vũ Đức Lợi – những người Thầy đã tận tâm
hướng dẫn khoa học, định hướng nghiên cứu để luận án được hoàn thành, đã
động viên khích lệ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình
thực hiện luận án.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo Viện Hóa học – Viện Hàn lâm
khoa học và công nghệ Việt Nam cùng các cán bộ trong Viện đã quan tâm
giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên
cứu thực hiện luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp trong phòng Điện hóa ứng
dụng, Viện Hóa học đã luôn giúp đỡ, ủng hộ và tạo điều kiện về thời gian
cũng như những đóng góp về chuyên môn cho tôi trong suốt quá trình thực
hiện và bảo vệ luận án.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất đến gia đình, người
thân và bạn bè đã luôn quan tâm, khích lệ, động viên và tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian thực hiện luận án này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận án
Mai Thị Thanh Thùy
II
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. I
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................II
MỤC LỤC.......................................................................................................... III
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT..............................................................VII
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU........................................................................... IX
DANH MỤC BẢNG .......................................................................................... XI
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ................................................................. XIII
MỞ ĐẦU ...............................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN ....................................................................................6
1.1. Giới thiệu chung về chì đioxit, bạc (II) oxit và polyanilin.........................6
1.1.1. Chì đioxit (PbO2)..........................................................................................6
1.1.1.1.Tính chất lý hóa..........................................................................................6
1.1.1.2. Các phương pháp tổng hợp chì điôxit.......................................................9
1.1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc và tính chất của vật liệu PbO2 ......10
1.1.1.4. Ứng dụng PbO2 làm vật liệu anôt ...........................................................12
1.1.2. Bạc (II) oxit AgO .......................................................................................12
1.1.2.1. Tính chất lý hóa.......................................................................................12
1.1.2.2. Phương pháp tổng hợp............................................................................13
1.1.2.3. Ứng dụng của AgO..................................................................................14
1.1.3. Polyanilin (PANi).......................................................................................14
1.1.3.1. Cấu trúc của polyanilin...........................................................................14
1.1.3.2. Các phương pháp tổng hợp.....................................................................16
1.1.3.3. Tính chất của PANi .................................................................................19
1.1.3.4. Ứng dụng của PANi ................................................................................23
1.2. Vật liệu compozit trên cơ sở PbO2 và AgO, PANi ...................................25
1.2.1. Compozit PbO2 với một số oxit vô cơ .......................................................25
1.2.1.1. Tổng hợp compozit PbO2 - AgO..............................................................25
1.2.1.2. Khả năng xúc tác của điện cực compozit PbO2 - AgO ...........................26
III
1.2.2. Compozit oxit vô cơ - polyme dẫn.............................................................26
1.2.2.1. Tổng hợp compozit PbO2 - PANi.............................................................27
1.2.2.2. Ứng dụng của compozit PbO2 - PANi.....................................................27
1.3. Một số khái niệm về xúc tác điện hóa và xúc tác điện hóa trên điện cực
compozit ..............................................................................................................28
1.3.1.Nguyên lý của xúc tác điện hóa ..................................................................28
1.3.2. Một số phản ứng xúc tác điện hóa trên điện cực compozit PbO2 - AgO...29
1.3.3. Oxi hóa metanol trên điện cực compozit PbO2 - PANi..............................29
1.4. Sen sơ điện hóa ............................................................................................30
1.4.1. Sen sơ đo dòng ...........................................................................................32
1.4.2. Sen sơ quét thế động ..................................................................................32
1.4.3. Sen sơ điện thế ...........................................................................................33
1.4.3.1. Điện cực đo pH dựa trên cơ sở các oxit kim loại. ..................................34
1.4.3.2. Điện cực đo pH dựa trên cơ sở các polyme dẫn.....................................35
Chương 2: THỰC NGHIỆM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........37
2.1. Thực nghiệm ................................................................................................37
2.1.1. Hóa chất, dụng cụ và thiết bị thí nghiệm ...................................................37
2.1.1.1.Hóa chất ...................................................................................................37
2.1.1.2.Thiết bị thí nghiệm ...................................................................................37
2.1.2. Tổng hợp vật liệu compozit trên điện cực thép không rỉ ...........................38
2.1.2.1. Xử lý điện cực thép không rỉ ...................................................................38
2.1.2.2. Tổng hợp compozit PbO2 – AgO và PbO2 ..............................................38
2.1.2.3. Tổng hợp compozit PbO2 – PANi và PbO2 ............................................38
2.1.3. Nghiên cứu cấu trúc hình thái học của vật liệu..........................................39
2.1.4. Nghiên cứu tính chất điện hóa ...................................................................40
2.1.5. Nghiên cứu khả năng xúc tác của compozit PbO2 - AgO .........................40
2.1.6. Nghiên cứu khả năng xúc tác của compozit PbO2 - PANi.........................41
2.1.7. Nghiên cứu sự phụ thuộc điện thế của điện cực PbO2 và compozit PbO2 PANi theo pH .......................................................................................................41
2.2. Các phương pháp nghiên cứu ....................................................................42
IV
2.2.1. Các phương pháp điện hóa.........................................................................42
2.2.1.1. Phương pháp quét thế tuần hoàn (CV) ...................................................42
2.2.1.2. Phương pháp đo đường cong phân cực ..................................................43
2.2.1.3. Phương pháp đo tổng trở ........................................................................44
2.2.1.4. Phương pháp dòng tĩnh...........................................................................45
2.2.1.5. Phương pháp xung dòng .........................................................................46
2.2.1.6. Phương pháp thế điện động ....................................................................46
2.2.1.7. Phương pháp xác định mật độ dòng oxi hóa metanol ............................47
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu cấu trúc, hình thái học.......................................47
2.2.2.1. Kính hiển vi điện tử quét (SEM)..............................................................47
2.2.2.2. Kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM) ...................................................48
2.2.2.3. Phương pháp EDX ..................................................................................48
2.2.2.4. Phương pháp nhiễu xạ tia X (XRD) ........................................................49
2.2.2.5. Phương pháp đo phổ hồng ngoại (IR) ....................................................49
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................51
3.1. Nghiên cứu tính chất của vật liệu compozit PbO2 - AgO ........................51
3.1.1. Nghiên cứu cấu trúc hình thái học .............................................................51
3.1.1.1. Phân tích giản đồ nhiễu xạ tia X.............................................................51
3.1.1.2. Nghiên cứu phổ EDX ..............................................................................52
3.1.1.3. Phân tích ảnh SEM và TEM....................................................................53
3.1.2. Nghiên cứu tính chất điện hóa ...................................................................54
3.1.2.1. Xác định độ bền điện hóa........................................................................54
3.1.2.2. Khảo sát phổ quét thế tuần hoàn CV ......................................................56
3.1.2.3. Nghiên cứu phổ tổng trở .........................................................................59
3.2. So sánh hoạt tính xúc tác điện hóa của compozit PbO2 - AgO với PbO2
định hướng ứng dụng trong phân tích môi trường.........................................62
3.2.1. Nghiên cứu khả năng xúc tác đối với quá trình oxi hóa nitrit ...................62
3.2.2. Nghiên cứu khả năng xúc tác đối với quá trình oxi hóa Asen (III) ...........66
3.2.3. Nghiên cứu khả năng xúc tác đối với quá trình oxi hóa xyanua................69
3.3. Nghiên cứu biến tính PbO2 bằng PANi.....................................................73
V
3.3.1. Nghiên cứu cấu trúc vật liệu ......................................................................73
3.3.1.1. Phân tích ảnh SEM..................................................................................73
3.3.1.2. Phân tích ảnh TEM .................................................................................79
3.3.1.3. Phân tích giản đồ nhiễu xạ tia X.............................................................80
3.3.1.4. Phân tích phổ hồng ngoại IR ..................................................................84
3.3.2. Nghiên cứu tính chất điện hóa của compozit PbO2 - PANi .......................89
3.3.2.1. Xác định độ bền điện hóa........................................................................89
3.3.2.2. Nghiên cứu phổ CV .................................................................................92
3.3.2.3. Nghiên cứu phổ tổng trở .........................................................................94
3.4. Nghiên cứu định hướng ứng dụng của vật liệu lai ghép PbO2 - PANi .101
3.4.1. Nghiên cứu khả năng xúc tác cho quá trình oxi hóa metanol ..................102
3.4.1.1. Khả năng xúc tác điện hóa của compozit tổng hợp bằng phương pháp
điện hóa ..............................................................................................................102
3.4.1.2. Khả năng xúc tác điện hóa của compozit tổng hợp bằng phương pháp
kết hợp điện hóa với hóa học .............................................................................107
3.4.1.3. So sánh khả năng xúc tác cho quá trình oxi hóa metanol của các
compozit PbO2 - PANi........................................................................................114
3.4.2. Nghiên cứu khả năng xác định pH trong môi trường nước .....................115
3.4.2.1.Khảo sát sự phụ thuộc điện thế của điện cực PbO2 theo pH .................115
3.4.2.2. Khảo sát sự phụ thuộc điện thế của điện cực compozit PbO2 -PANi theo
pH .......................................................................................................................116
3.4.2.3. Thử nghiệm thực tế................................................................................118
KẾT LUẬN .......................................................................................................120
DANH SÁCH CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ...............121
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................123
VI
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu
Tiếng Anh
Tiếng Việt
CE
Counter Electrode
Điện cực đối
CV
Cyclic Voltammetry
Quét thế tuần hoàn
DBSA
Dodecyl Benzene Sulfonic
acid
DMF
N,N’- dimethylformamide
DMSO
Dimethyl Sulfoxide
EB
Emeradine Base
EDX
Energy Dispersive X-ray
Spectroscopy
Dạng Emeradin
Phổ tán xạ năng lượng tia X
ES
Emeradine Salt
Dạng muối Emeradin
HCSA
10- camphorsulfonic acid
IR
Infrared Spectroscopy
Phổ hồng ngoại
LB
Leucoemeradine Base
Dạng Leucoemeradin
NMP
N-methyl 2- pyrolidone
PANi
Polyaniline
Polyanilin
PB
Pernigraniline Base
Dạng Perniganilin
PS
Pernigraniline Salt
Dạng muối Perniganilin
PPy
Polypyrrole
Polypyrol
RE
Reference Electrode
Điện cực so sánh
VII
SEM
TEM
Scanning Electron
Microscope
Kính hiển vi điện tử quét
Transmission Electron
Kính hiển vi điện tử truyền
Microscope
qua
THF
Tetrahydrofuran
UV-vis
Ultraviolet - Visible
Phổ tử ngoại khả kiến
XRD
X- ray Diffraction
Giản đồ nhiễu xạ tia X
WE
Working Electrode
Điện cực nghiên cứu
VIII
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU
Ký
hiệu
Ý nghĩa
Ký
hiệu
Ý nghĩa
E
Điện thế của điện cực
R
Hằng số khí
E0
Điện thế chuẩn của điện cực
F
Hằng số Faraday
Ecorr
Điện thế ăn mòn
n
Số electron trao đổi
icorr
Mật độ dòng ăn mòn
aox
Hoạt độ của chất oxi hóa
I
Cường độ dòng điện
ared
Hoạt độ của chất khử
Ip
Cường độ dòng pic
t
Thời gian
ia
Mật độ dòng anôt
T
Nhiệt độ K
ic
Mật độ dòng catôt
K
Hằng số Raidles – Cevick
σ
Hằng số Warburg
D
Hệ số khuếch tán
C
Nồng độ chất
v
Tốc độ quét thế
i
inền
∆i
∆ip
Mật độ dòng điện trong dung
dịch chứa metanol
Mật độ dòng điện trong dung
dịch nền
Mật độ dòng oxi hóa
metanol
Mật độ dòng pic oxi hóa
metanol
If
Dòng Faraday
W
Rs, RΩ
Điện trở dung dịch
Rct
Cd
Điện dung
Zf
Điện trở khuếch tán
Warburg
Điện trở chuyển điện tích
Tổng trở của quá trình
Faraday
IX
q
Điện lượng
A
Diện tích điện cực
CCPE
Thành phần pha không đổi
ν
Số sóng
θ
Góc phản xạ
λ
Bước sóng
n
Bậc phản xạ
Chất oxi hóa
d
Khoảng cách giữa các mặt
nguyên tử phản xạ
R
Chất khử
O
Rdd
Chất khử trong dung dịch
R*
Odd
Chất oxi hóa trong dung dịch
O*
ηa
Quá thế anôt
ηc
Quá thế catôt
tx
Thời gian phát xung
tn
Thời gian nghỉ
Chất khử trên bề mặt điện
cực
Chất oxi hóa trên bề mặt
điện cực
X
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Một số tính chất hoá lý của α- và β-PbO2 ........................................... 7
Bảng 1.2: Một số tính chất hoá lý của AgO . ..................................................... 13
Bảng 1.3: Điện thế oxi hóa khử của một số chất oxi hóa .................................. 17
Bảng 1.4: Độ dẫn điện của PANi trong một số môi trường axít ....................... 21
Bảng 1.5: Một số sen sơ điện hóa thông dụng .................................................. 31
Bảng 3.1: Các thông số động học thu được từ đường cong phân cực vòng của
các compozit PbO2 - AgO................................................................................... 55
Bảng 3.2: Bảng giá trị các thành phần trong sơ đồ tương đương cuả điện cực
PbO2 và các compozit PbO2 - AgO.... ................................................................ 61
Bảng 3.3: Sự phụ thuộc của chiều cao pic oxi hóa và diện tích pic vào nồng độ
nitrit trên điện cực PbO2………………………………………………………...63
Bảng 3.4: Sự phụ thuộc của chiều cao pic oxi hóa và diện tích pic vào nồng độ
nitrit trên điện cực compozit PbO2 - AgO……………………………..……….65
Bảng 3.5: Sự phụ thuộc của chiều cao pic oxi hóa và diện tích pic vào nồng độ
As(III) trên điện cực PbO2……………………………………………….……..67
Bảng 3.6: Sự phụ thuộc của chiều cao pic oxi hóa và diện tích pic vào nồng độ
As(III) trên điện cực compozit PbO2 - AgO……………………………..……..68
Bảng 3.7: Sự phụ thuộc của chiều cao pic oxi hóa và diện tích pic vào nồng độ
xyanua trên điện cực PbO2...................................................................................71
Bảng 3.8: Sự phụ thuộc của chiều cao pic oxi hóa và diện tích pic vào nồng độ
xyanua trên điện cực compozit PbO2 - AgO........................................................72
Bảng 3.9: Kết quả phân tích phổ hồng ngoại của compozit PbO2 - PANi tổng
hợp bằng phương pháp CV và CV kết hợp với hóa học........................………..86
Bảng 3.10: Kết quả phân tích phổ hồng ngoại của compozit PbO2 - PANi tổng
hợp bằng phương pháp xung dòng và xung dòng kết hợp với hóa học ............. 88
Bảng 3.11: Các thông số động học thu được từ đường cong phân cực vòng của
các compozit PbO2 - PANi tổng hợp bằng phương pháp CV ...………………. 90
Bảng 3.12: Giá trị của thành phần Rct trong sơ đồ tương đương hình 3.43…....96
XI
Bảng 3.13: Giá trị của thành phần CCPE trong sơ đồ tương đương hình 3.43 .....97
Bảng 3.14: Giá trị của thành phần σ trong sơ đồ tương đương hình 3.43...........97
Bảng 3.15: Giá trị của thành phần CCPE trong sơ đồ tương đương hình 3.46 ...100
Bảng 3.16: Giá trị của thành phần Rct trong sơ đồ tương đương hình 3.46. ….100
Bảng 3.17: Giá trị của thành phần σ trong sơ đồ tương đương hình 3.46…100
Bảng 3.18: Sự phụ thuộc của điện thế pic và mật độ dòng pic oxi hóa metanol
∆ip vào nồng độ metanol trên điện cực compozit PbO2 - PANi…………... ….103
Bảng 3.19: Sự phụ thuộc của điện thế pic và mật độ dòng pic oxi hóa metanol
∆ip vào nồng độ metanol trên điện cực PbO2………………………………….104
Bảng 3.20: Sự phụ thuộc của điện thế pic và mật độ dòng pic oxi hóa metanol
∆ip vào nồng độ metanol ................... …………………………………………108
Bảng 3.21: Sự phụ thuộc của điện thế pic và mật độ dòng pic oxi hóa metanol
∆ip vào nồng độ metanol ................... .............................................................. 110
Bảng 3.22: Sự phụ thuộc của điện thế pic và mật độ dòng pic oxi hóa metanol
∆ip vào nồng độ metanol của compozit nhúng 2 lần . .................. .....................112
Bảng 3.23: Sự phụ thuộc của điện thế pic và mật độ dòng pic oxi hóa metanol
∆ip vào nồng độ metanol của compozit nhúng 5 lần... .................. ....................113
Bảng 3.24: So sánh giá trị Δip của các compozit tổng hợp bằng các phương pháp
khác nhau tại các nồng độ metanol ............. ......................................................114
Bảng 3.25: Mức độ tuyến tính của dòng oxi hóa metanol ∆ip với các nồng độ
metanol thay đổi trên các điện cực compozit khác nhau ... .............................115
Bảng 3.26: Sự phụ thuộc điện thế của điện cực PbO2 theo pH .... ...................115
Bảng 3.27: Sự phụ thuộc điện thế của điện cực compozit ở vùng pH cao.... ...117
Bảng 3.28: Sự phụ thuộc điện thế của điện cực compozit ở vùng pH thấp ... ..117
Bảng 3.29: Kết quả đo mẫu thực trên điện cực PbO2…....................................118
Bảng 3.30: Kết quả đo mẫu thực trên điện cực PbO2 - PANi ...... ....................119
XII
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1: Cấu trúc tinh thể α-PbO2 ………………………………………….6
Hình 1.2: Cấu trúc tinh thể β-PbO2 ………………………………………….7
Hình 1.3: Cấu trúc tinh thể AgO…………………………………………… 13
Hình 1.4: Sơ đồ chuyển đổi giữa các trạng thái của PANi ……………….. 15
Hình 1.5: Sơ đồ chuyển hóa giữa Emeradin và muối Emeradin ………….. 16
Hình 1.6: Sơ đồ tổng hợp điện hóa PANi …………………………………..18
Hình 1.7: Sơ đồ sự phụ thuộc độ dẫn điện của PANi theo pH…………….. 20
Hình 1.8: Phổ UV- Vis của PANi trong dung môi NMP ………………….. 22
Hình 1.9: Sơ đồ nguyên lý của quá trình xúc tác điện hóa trên anôt ..……..28
Hình 1.10: Mô phỏng phản ứng oxi hóa asen (III) trên bề mặt anôt (compozit
PbO2 - AgO) ............ ………………………………………………………. 30
Hình 1.11: Bước khử hiđrô của metanol tạo thành CO…...……………… 30
Hình 1.12: Bước khử hiđrô từ nước tạo thành O ...……………………….30
Hình 1.13: Cấu tạo của sen sơ điện hóa ba điện cực ...…………………….31
Hình 1.14: Quan hệ giữa dòng – điện thế trong quét thế điện động ……….32
Hình 1.15: Quá trình proton hóa và đề proton của polyanilin …………….35
Hình 2.1: Thiết bị đo tổng trở & điện hóa IM6……………………………..37
Hình 2.2: Quan hệ giữa dòng điện – điện thế trong quét thế tuần hoàn……42
Hình 2.3: Đường cong phân cực dưới dạng lgi …………………………….43
Hình 2.4: Mạch điện tương đương của một bình điện phân ………………..44
Hình 2.5: Phổ Nyquist (trái) và phổ Bode (phải) của một hệ điện hóa không
xảy ra khuếch tán. ...........................................................................................45
Hình 2.6: Quan hệ I-t và đáp ứng E-t trong phương pháp dòng tĩnh …….. 45
Hình 2.7: Quan hệ I-t (a) và đáp ứng E-t (b) trong phương pháp xung
dòng.................................................................................................................46
Hình 2.8: Quan hệ giữa dòng – điện thế trong quét thế điện động…………46
XIII
Hình 2.8: (a) Đường cong quét thế điện động (b) Mật độ dòng oxi hóa
metanol Δi ......................................................................................... 47
Hình 3.1: Giản đồ nhiễu xạ tia X của PbO 2 (a) và compozit PbO 2 AgO (b) ..................…………………………………………………. 51
Hình 3.2: Phổ tán sắc năng lượng tia X của compozit PbO2 - AgO ………. 52
Hình 3.3: Ảnh SEM của PbO2 và compozit PbO2 - AgO tổng hợp bằng phương
pháp dòng không đổi (a) PbO2 6 mA/cm2, (b, c) PbO2 – AgO 6 mA/cm2,(d) PbO2
– AgO 5 mA/cm2, (e) PbO2 - AgO 7 mA/cm2 ........................................................ 53
Hình 3.4: Ảnh TEM của compozit PbO2 - AgO .……………………………54
Hình 3.5: Đường cong phân cực vòng của compozit PbO2 - AgO trong
dung dịch H2SO4 0,5 M, tốc độ quét 5 mV/s....................................................54
Hình 3.6: Đường cong phân cực vòng của compozit PbO2 - AgO và của điện
cực PbO2 trong dung dịch H2SO4 0,5 M, tốc độ quét 5 mV/s .........................56
Hình 3.7: Phổ CV của điện cực compozit PbO2 - AgO được tổng hợp tại các
mật độ dòng khác nhau: (a): 5 mA/cm2, (b): 6 mA/cm2, (c): 7 mA/cm2 và (d)
điện cực PbO2 được tổng hợp tại 6 mA/cm2 trong dung dịch H2SO4 0,5 M, tốc
độ quét thế 100 mV/s .......................................................................................57
Hình 3.8: Chu kỳ 1 trong phổ CV của các compozit PbO2 - AgO và PbO2 đo
trong dung dịch H2SO4 0,5 M với tốc độ quét 100 mV/s ............................... 58
Hình 3.9: Chu kỳ 30 trong phổ CV của các compozit PbO2 - AgO và PbO2 đo
trong dung dịch H2SO4 0,5 M với tốc độ quét 100 mV/s.. ..............................59
Hình 3.10: (a) Phổ Nyquist của PbO2 và các compozit PbO2 - AgO trong môi
trường axit H2SO4 0,5 M, khoảng tần số 10 mHz ÷ 100 kHz, biên độ 5 mV.
( đường nét liền là đường mô phỏng, các ký hiệu là các điểm đo thực)
(b) Sơ đồ tương đương của các phổ Nyquist……………………….……… 60
Hình 3.11: Đường cong thế điện động của của điện cực PbO2 (a), điện cực
compozit PbO2 - AgO (b) đo trong dung dịch KCl 0,1 M với các nồng độ nitrit
khác nhau. Tốc độ quét thế 100 mV/s………………………………………..62
XIV
Hình 3.12: Sự phụ thuộc của chiều cao pic oxi hóa và diện tích pic vào nồng
độ ion nitrit tại khoảng nồng độ (0,5 ÷ 6 mg/l) trong dung dịch KCl 0,1 M
trên điện cực PbO2. Tốc độ quét thế 100 mV/s……………………………...64
Hình 3.13: Sự phụ thuộc của diện tích pic và chiều cao pic oxi hóa vào nồng
độ ion nitrit tại hai khoảng nồng độ 0,01÷1 mg/l (a); 1÷6 mg/l (b) trong
dung dịch KCl 0,1 M trên điện cực compozit PbO2 - AgO . Tốc độ quét thế
100 mV/s ..........................……………………………………………………65
Hình 3.14: Đường cong thế điện độngcủa điện cực PbO2 (a), của điện cực
compozit PbO2 – AgO (b) đo trong dung dịch KCl 0,1 M với các nồng độ
As(III) khác nhau. Tốc độ quét thế 100 mV/s............................................... 66
Hình 3.15: Sự phụ thuộc của chiều cao pic oxi hóa và diện tích pic vào nồng
độ ion asen (0,3 ÷ 1 mg/l) trên điện cực PbO2 trong dung dịch KCl 0, 1M.
Tốc độ quét thế 100 mV/s ...............................................................................67
Hình 3.16: Sự phụ thuộc của chiều cao pic oxi hóa và diện tích pic vào nồng
độ ion asen (0,01 ÷ 1 mg/l) trên điện cực PbO2 - AgO trong dung dịch KCl
0,1 M. Tốc độ quét thế 100 mV/s...................................................................69
Hình 3.17: Đường cong thế điện động của điện cực PbO2 (a) và PbO2 - AgO
(b) đo trong dung dịch NaOH 0,1 M và các nồng độ CN- khác nhau (từ 0,01
÷ 1 mg/l). Tốc độ quét thế 100 mV/s. ..............................................................69
Hình 3.18: Đường cong thế điện động của điện cực PbO2 (a), PbO2 - AgO
(b) trong dung dịch NaOH 0,1 M và các nồng độ CN- khác nhau (từ 1 ÷ 8
mg/l). Tốc độ quét thế 100 mV/s ....................................................................70
Hình 3.19: Sự phụ thuộc của chiều cao pic oxi hóa và diện tích pic vào nồng
độ ion CN- trong dung dịch NaOH 0,1 M trên điện cực PbO2 – AgO (a),
PbO2 (b). Tốc độ quét thế 100 mV/s..............................................................71
Hình 3.20: Ảnh SEM của compozit PbO2 - PANi tổng hợp bằng phương
pháp CV tại tốc độ quét 100 mV/s với số chu kỳ khác nhau ...........................74
Hình 3.21: Ảnh SEM compozit PbO2 - PANi tổng hợp bằng phương pháp CV,
XV
300 chu kỳ tại các tốc độ quét khác nhau :(a) 50 mV/s, (b) 100 mV/s, (c) 150
mV/s và của PbO2 tại tốc độ 100 mV/s (d)............ ………………………….75
Hình 3.22: Ảnh SEM của các vật liệu tổng hợp bằng phương pháp xung
dòng (i = 30 mA/cm2, chiều rộng xung là 3 s, thời gian nghỉ là 5 s) a :PbO2
(100 xung), b: PbO2 – PANi (50 xung), c : PbO2 – PANi (100 xung), d :
PbO2 – PANi (150 xung). ................................................................................76
Hình 3.23: Ảnh SEM của vật liệu tổng hợp bằng phương pháp CV (a: PbO2,
b: PbO2 - PANi) và compozit PbO2 - PANi được tổng hợp bằng phương pháp
CV kết hợp với hóa học (c: PbO2 tổng hợp bằng phương pháp CV, sau đó
nhúng trong dung dịch anilin; d: PbO2 - PANi tổng hợp bằng phương pháp
CV, sau đó nhúng trong dung dịch anilin)………………………………….. 77
Hình 3.24: Ảnh SEM của điện cực PbO2 tổng hợp bằng phương pháp xung
dòng (a) và compozit PbO2 – PANi (b) : PbO2 nhúng trong dung dịch anilin
2 lần, (c) : PbO2 nhúng trong dung dịch anilin 5 lần.....................................78
Hình 3.25: Ảnh TEM của compozit PbO2 - PANi tổng hợp bằng phương
pháp CV, 300 chu kỳ, tốc độ 100 mV/s… ..………………………………….79
Hình 3.26: Ảnh TEM của compozit PbO2 - PANi được tổng hợp bằng các
phương pháp CV kết hợp với hóa học: (a) PbO2 và (b) PbO2 - PANi tổng hợp
bằng phương pháp CV sau đó nhúng trong dung dịch anilin. ………………79
Hình 3.27: Ảnh TEM của compozit PbO2 - PANi tổng hợp bằng phương pháp
xung dòng với 100 xung ........ ………………………………………………..80
Hình 3.28: Ảnh TEM của compozit PbO2 - PANi tổng hợp bằng phương pháp
xung dòng kết hợp với hóa học (a) nhúng 2 lần, (b) nhúng 5 lần trong dung
dịch chứa anilin…………………………………………………………….. 80
Hình 3.29: Giản đồ XRD của PbO2 và compozit PbO2 - PANi được tổng hợp
bằng phương pháp CV (300 chu kỳ) tại các tốc độ quét khác nhau..……….81
Hình 3.30 : Giản đồ nhiễu xạ tia X của PANi (a), compozit PbO2 – PANi tổng
hợp bằng phương pháp xung dòng (b) 50 xung, (c) 100 xung, (d) 150 xung
và (e) PbO2 100 xung ………………………………………………………..82
XVI
Hình 3.31: Giản đồ XRD của vật liệu tổng hợp bằng phương pháp CV
(a: PbO2, b: PbO2 - PANi) và vật liệu PbO2 - PANi kết hợp CV với hóa học
(c: PbO2 và d: PbO2 - PANi kết tủa bằng phương pháp CV, sau đó nhúng
trong dung dịch anilin)…………………………………………………. …..83
Hình 3.32: Các giản đồ XRD của PbO2 tổng hợp bằng phương pháp xung
dòng (a) và compozit PbO2 - PANi tổng hợp bằng phương pháp xung dòng
kết hợp với phương pháp nhúng: (b) nhúng hai lần, (c) nhúng 5 lần trong
dung dịch chứa anilin ………………………………………………………..84
Hình 3.33: Phổ hồng ngoại của compozit PbO2- PANi tổng hợp bằng phương
pháp CV, 300 chu kỳ, tốc độ 100 mV/s .....................……………………… 85
Hình 3.34: Phổ IR của compozit PbO2 - PANi được tổng hợp bằng phương
pháp CV kết hợp hóa học (PbO2 nhúng trong dung dịch anilin)……………85
Hình 3.35: Phổ IR của compozit PbO2 - PANi được tổng hợp bằng phương
pháp CV kết hợp hóa học (PbO2 - PANi nhúng trong dung dịch anilin)…...86
Hình 3.36: Phổ hồng ngoại của compozit PbO2 – PANi tổng hợp bằng
phương pháp xung dòng ……………………………………………………..87
Hình 3.37: Phổ hồng ngoại của compozit PbO2 – PANi tổng hợp bằng
phương pháp xung dòng kết hợp với phương pháp hóa học ………………..88
Hình 3.38: Đường cong phân cực vòng của các compozit PbO2 - PANi trong
dung dịch H2SO4 0,5 M, tốc độ quét 5 mV/s ......... …………………………. 89
Hình 3.39: Đường cong phân cực vòng của PbO2 và compozit PbO2 – PANi
được tổng hợp ở tốc độ 100 mV/s trong dung dịch H2SO4 0,5 M,
tốc độ quét 5 mV/s. … ……………………………………………………….91
Hình 3.40: Phổ CV của các compozit PbO2 - PANi và PbO2 đo trong dung
dịch H2SO4 0,5 M với tốc độ quét 100 mV/s. Các compozit được tổng hợp
bằng phương pháp CV với 300 chu kỳ ở các tốc độ quét khác nhau:
(a) 50 mV/s, (b) 100 mV/s, (c) 150 mV/s và (d) PbO2 được tổng hợp tại
tốc độ 100 mV/s………………………………………………………………92
XVII
Hình 3.41: Chu kỳ 30 trong phổ CV của các compozit PbO2 - PANi và PbO2
đo trong dung dịch H2SO4 0,5 M với tốc độ quét 100 mV/s .………………. 93
Hình 3.42: Phổ Nyquist của các mẫu compozit PbO2 - PANi trong dung dịch
H2SO4 0,5 M, ở dải điện thế từ 1,5 V ÷ 1,8 V. (Khoảng tần số 100 kHz ÷ 10
mHz, biên độ 5 mV). Các compozit được tổng hợp bằng phương pháp CV, 300
chu kỳ tại các tốc độ: (a) 50 mV/s, (b) 100 mV/s, (c) 150mV/s ......................95
Hình 3.43: Mô phỏng sơ đồ tương đương của các phổ Nyquist trên hình 3.42
Tại điện thế 1,5 V và 1,6 V (a), tại điện thế 1,7 V và 1,8 V (b). ......................96
Hình 3.44: Sự phụ thuộc của hằng số khuếch tán vào tốc độ của quá trình
tổng hợp compozit PbO2 - PANi. ...…………………………………………98
Hình 3.45: Phổ Nyquist của các mẫu compozit PbO2 - PANi trong dung dịch
H2SO4 0,5 M ở dải điện thế từ 1,4 V ÷ 1,0 V. (Khoảng tần số 100 kHz ÷ 10
mHz, biên độ 5 mV). Các compozit được tổng hợp bằng phương pháp CV,
300 chu kỳ tại các tốc độ: (a) 50 mV/s, (b) 100 mV/s, (c) 150 mV/s ………...99
Hình 3.46: Sơ đồ tương đương mô phỏng các phổ Nyquist trên hình 3.45 ở
dải điện thế 1,4 V ÷ 1,0 V ...........................................................................…99
Hình 3.47: Đường cong quét thế điện động (a, c) và sự phụ của dòng oxi hóa
metanol Δi vào điện thế (b, d) trong dung dịch H2SO4 0,5 M chứa các nồng độ
metanol khác nhau. (a, b: điện cực compozit PbO2 - PANi và c, d: điện cực
PbO2) .................... ………………………………………………………….. 102
Hình 3.48: Ảnh hưởng của nồng độ metanol đến khả năng xúc tác điện hóa
của compozit PbO2 -PANi và PbO2 tổng hợp bằng phương pháp CV……..104
Hình 3.49: Đường cong quét thế điện động (a’, b’) và sự phụ giữa dòng oxi
hóa Δi metanol với điện thế (a, b) trong dung dịch H2SO4 0,5 M chứa các nồng
độ metanol khác nhau. (a, a’: điện cực PbO2 tổng hợp 100 xung và b, b’: điện
cực compozit tổng hợp 100 xung)… ................………………………………105
Hình 3.50: Đường cong quét thế điện động của điện cực compozit tổng hợp
bằng phương pháp xung dòng (a) 50 xung, (b) 100 xung, (c)150 xung……106
XVIII
Hình 3.51: Quan hệ giữa dòng oxi hóa Δi metanol với điện thế trong dung dịch
H2SO4 0,5 M + metanol 0,5 M của các điện cực compozit tổng hợp với số xung
khác nhau ............................................................................................................ 107
Hình 3.52: Đường cong quét thế điện động của vật liệu compozit PbO2 PANi (tổng hợp PbO2 bằng phương pháp CV kết hợp với hóa học) (a) và
quan hệ giữa dòng oxi hóa Δi metanol với điện thế (b). Dung dịch đo H2SO4
0,5M chứa các nồng độ metanol khác nhau. ............................................... 108
Hình 3.53: Ảnh hưởng của nồng độ metanol đến khả năng xúc tác điện hóa
của compozit PbO2 - PANi (PbO2 được tổng hợp bằng phương pháp CV, sau
đó nhúng trong dung dịch anilin)..................................................................109
Hình 3.54: Đường cong quét thế điện động của vật liệu compozit PbO2 - PANi
(compozit tổng hợp bằng phương pháp CV kết hợp với hóa học) (a) và quan hệ
giữa dòng oxi hóa Δi metanol với điện thế (b). Dung dịch đo H2SO4 0,5 M
chứa các nồng độ metanol khác nhau...........................................................110
Hình 3.55: Ảnh hưởng của nồng độ metanol đến khả năng xúc tác điện hóa
của compozit PbO2 - PANi … ……………………………………………111
Hình 3.56: Đường cong quét thế điện động của điện cực compozit PbO2 PANi tổng hợp bằng phương pháp xung dòng kết hợp với nhúng anilin trong
dung dịch anilin (a): nhúng 2 lần, (b): nhúng 5 lần………………………. 111
Hình 3.57: Quan hệ giữa dòng oxi hóa Δi metanol với điện thế trong dung dịch
H2SO4 0,5 M chứa các nồng độ metanol khác nhau của điện cực compozit PbO2
- PANi (a): nhúng 2 lần, (b): nhúng 5 lần ....................................................112
Hình 3.58: Ảnh hưởng của nồng độ metanol đến khả năng xúc tác điện hóa
của compozit PbO2 – PANi tổng hợp bằng phương pháp xung dòng kết hợp
với phương pháp nhúng.................................................................................113
Hình 3.59: Điện thế đáp ứng của điện cực PbO2 theo pH... ........................116
Hình 3.60: Điện thế đáp ứng của điện cực compozit PbO2 - PANi theo pH....... 118
XIX
MỞ ĐẦU
Ngày nay với tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá khá nhanh cũng
như sự gia tăng dân số đã gây áp lực ngày càng nặng nề đối với tài nguyên
nước trong vùng lãnh thổ. Môi trường nước ở nhiều đô thị, khu công nghiệp
và làng nghề ngày càng bị ô nhiễm. Vì vậy vấn đề phân tích đánh giá chất
lượng nước và xử lý ô nhiễm môi trường đang được quan tâm rất nhiều. Có
rất nhiều phương pháp phân tích đánh giá chất lượng nước từ phương pháp
đơn giản như so màu, chuẩn độ,... đến các phương pháp hiện đại như sắc ký,
quang phổ hấp thụ nguyên tử,…. phương pháp sử dụng sen sơ để phân tích
hàm lượng các chất trong môi trường ngày càng được sử dụng rộng rãi vì tính
tiện dụng và độ nhạy cao của nó. Có rất nhiều loại sen sơ như sen sơ hóa học,
sen sơ sinh học,… đặc biệt sen sơ điện hóa [1] đang được rất nhiều nhà khoa
học trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Sen sơ điện hóa được chế tạo
dựa trên các biến đổi dòng điện (sen sơ đo oxi) [2], biến đổi điện thế (sen sơ
đo pH) hoặc sự biến đổi dòng điện dựa vào quét thế điện động (sen sơ đo
nitrit, xyanua) [1].... Các vật liệu thường được sử dụng để chế tạo sen sơ là
các vật liệu trơ như Au, Pt, PbO2,… Độ nhạy của các sen sơ điện hóa phụ
thuộc rất nhiều vào bản chất và cấu trúc vật liệu điện cực. Vì vậy việc nghiên
cứu biến tính vật liệu để tăng độ nhạy là rất quan trọng và cần thiết.
PbO2 là vật liệu có giá thành rẻ, có độ dẫn điện tốt như kim loại và bền
trong các môi trường có các chất oxi hoá và axit mạnh, đồng thời có quá thế
thoát oxi cao và có hoạt tính xúc tác điện hoá cao. Vì vậy PbO2 được ứng
dụng làm sen sơ xác định phenol, nitrit, xyanua [3, 4],... Biến tính PbO2 bằng
cách pha tạp thêm một số kim loại hoặc oxit kim loại để tạo ra các compozit
có nhiều tính năng ưu việt hơn PbO2 đang là một lĩnh vực được nhiều nhà
khoa học quan tâm như compozit PbO2- Bi [5], PbO2 - Fe [6], PbO2 – Co [7,
8], PbO2 – CeO2 [9], PbO2 – TiO2[10], PbO2 – CeO2 – TiO2 [11], PbO2 –
1
ZrO2 [12]… . Để tăng cường khả năng làm việc của PbO2 năm 2003 một số
nhà khoa học thuộc trường đại học Thượng Hải (Trung Quốc) đã sử dụng
PbO2 biến tính để chế tạo sen sơ điện hóa nhằm xác định COD, phenol,
anilin,… [13, 14], năm 2007 các nhà khoa học tại đây cũng biến tính vật liệu
bằng cách pha tạp tạo ra compozit PbO2 - AgO trên đế Pt. Điện cực biến tính
này có khả năng phát hiện được E.coli [13] và các chất độc hại như xyanua,
tetramin, đã tạo ra một cơ hội mới để đánh giá chất độc một cách nhanh
chóng và đơn giản với độ nhạy cao [15]. So với phương pháp phân tích truyền
thống thì sen sơ pha tạp TiO2 - PbO2 có khả năng xúc tác quang điện hóa rất
tốt, có thể áp dụng để xác định COD trong môi trường [16]. Biljana Sljukic
và các đồng nghiệp cũng đã nghiên cứu tổng hợp các điện cực compozit PbO2
- graphit ứng dụng để làm sen sơ cho quá trình phân tích amoni, nitrit và
phenol [17]. Nhóm S. Abaci [18] đã chế tạo màng mỏng PbO2 để phân tích
phenol và thấy rằng hiệu ứng xúc tác điện hóa phụ thuộc vào dạng cấu trúc
của PbO2. Biến tính PbO2 bằng cách pha tạp thêm polyme dẫn cũng là một
hướng nghiên cứu được các nhà khoa học quan tâm. D. Velayutham, M. Noel
đã tổng hợp compozit PbO2 - polypyrol và ứng dụng cho quá trình phân tích
điện hoá, cụ thể là Mn2+, DMSO [19].
Ở nước ta, các nhà khoa học đã nghiên cứu tổng hợp vật liệu PbO2 và
ứng dụng của nó từ lâu, tuy nhiên PbO2 chủ yếu được ứng dụng làm vật liệu
catôt cho nguồn điện ac quy axit [20]. Ngoài ra PbO2 còn được sử dụng làm
điện cực anôt để thay thế điện cực Pt đắt tiền trong quá trình công nghệ điện
hoá [21, 22], ứng dụng lớp phủ PbO2 trên nền thép không rỉ 304 làm anôt trơ
cho quá trình bảo vệ catôt sử dụng dòng ngoài trong môi trường đất [23]… Lê
Tự Hải và đồng nghiệp cũng bước đầu nghiên cứu quá trình xử lý phenol
trong nước bằng phương pháp oxi hoá điện hoá trên điện cực PbO2 [24]. Chu
Thị Thu Hiền đã chế tạo anôt trên cơ sở titan được phủ hỗn hợp oxit SnO2,
Sb2O3 sau đó phủ lớp PbO2, hệ anôt này có độ bền ăn mòn cao, xúc tác điện
hóa tốt, có khả năng xử lý phenol trong dung dịch [25]. Nhiều nhóm tác giả
2
cũng đã nghiên cứu tổng hợp PbO2 trên các nền kim loại khác nhau như Titan,
thép không rỉ,… và nghiên cứu cấu trúc, tính chất điện hoá của vật liệu [26 29]. Đinh Thị Mai Thanh và cộng sự đã nghiên cứu biến tính PbO2 bằng cách
đưa thêm Co vào để tăng độ bền và quá thế thoát oxi của điện cực [7]. Các
công trình đã công bố theo hướng nghiên cứu biến tính PbO2 bằng các oxit
kim loại hay polyme dẫn còn rất hạn chế.
Bạc (II) oxit (AgO hay Ag4O4) là chất bán dẫn, nghịch từ. Trong một
phân tử Ag4O4 có hai ion Ag+ và hai ion Ag3+, liên kết trong phân tử được
hình thành do sự lai hóa dsp2 giữa 4 ion bạc và 4 nguyên tử oxi. Vì vậy ngoài
khả năng kháng khuẩn, khi biến tính PbO2 bằng AgO có thể hình thành nên
các mầm tinh thể không đồng nhất và đã cản trở sự phát triển của các hạt
trong quá trình kết tinh do đó đã làm thay đổi cấu trúc hình thái học của PbO2
[13, 15]. Như vậy PbO2 được biến tính bằng AgO có thể làm thay đổi hoạt
tính xúc tác điện hóa của điện cực PbO2. Dựa trên tính chất này mà compozit
PbO2 - AgO cũng được định hướng nghiên cứu làm vật liệu chế tạo sen sơ
điện hóa .
Polyanilin (PANi) là một polyme dẫn điện điển hình, có khả năng dẫn
điện như kim loại, có thể chuyển hóa giữa dạng dẫn điện/cách điện, có khả
năng hấp thụ năng lượng sóng ở vùng vi ba (microwave), tia hồng ngoại, ánh
sáng nhìn thấy, tia tử ngoại và có tính chất của nối đôi liên hợp... Đặc biệt
điện cực PANi còn có khả năng xúc tác điện hóa [30]. Tương tự như [19]
biến tính PbO2 bằng polyme dẫn điện (polypyrol) đã làm thay đổi cấu trúc
hình thái học cũng như hoạt tính xúc tác điện hóa của điện cực PbO2. Trong
luận án này PbO2 được biến tính bằng PANi và nghiên cứu sự thay đổi cấu
trúc hình thái học cũng như khả năng xúc tác điện hóa của điện cực của PbO2
từ đó có thể định hướng nghiên cứu sử dụng compozit PbO2 - PANi để chế
tạo sen sơ điện hóa.
3
Trên cơ sở các nghiên cứu trong và ngoài nước, luận án “Nghiên cứu
biến tính vật liệu PbO2 ứng dụng làm sen sơ điện hóa” hướng tới các mục
tiêu sau:
9 Biến tính PbO2 bằng AgO và PANi để tạo ra compozit PbO2 - AgO
và PbO2 - PANi.
9 Nghiên cứu tính chất của vật liệu compozit PbO2 - AgO và PbO2 PANi.
9 Định hướng nghiên cứu các compozit PbO2 - AgO và PbO2 - PANi
để chế tạo sen sơ điện hóa.
Để thực hiện các mục tiêu đã đề ra, luận án cần tập trung vào các nội
dung nghiên cứu như sau:
9 Biến tính vật liệu PbO2 bằng cách pha tạp thêm AgO và PANi theo
các phương pháp khác nhau để tạo ra compozit PbO2 - AgO và PbO2
– PANi.
9 Nghiên cứu tính chất của các vật liệu compozit PbO2 - AgO và PbO2
- PANi (cấu trúc hình thái học và tính chất điện hóa).
9 Nghiên cứu khả năng xúc tác điện hóa của vật liệu compozit PbO2 AgO đối với quá trình oxi hóa nitrit, xyanua, asen (III) so với PbO2
→ khả năng ứng dụng làm sen sơ xác định nitrit, xyanua, asen (III).
9 Nghiên cứu khả năng xúc tác điện hóa của vật liệu compozit PbO2 PANi so với PbO2 đối với quá trình oxi hóa metanol.
9 Nghiên cứu khả năng ứng dụng vật liệu compozit PbO2 - PANi làm
sen sơ đo pH.
Điểm mới của luận án
9 Đã tổng hợp thành công compozit PbO2 - AgO bằng phương pháp
dòng không đổi và compozit PbO2 - PANi bằng phương pháp quét
thế tuần hoàn. Vật liệu compozit PbO2 - PANi đạt cấu trúc nano.
4
9 Khảo sát và chứng tỏ được vật liệu compozit PbO2 - AgO có khả
năng ứng dụng để xác định nitrit, xyanua và asen (III) bằng phương
pháp quét thế điện động.
9 Khảo sát và chứng tỏ được vật liệu compozit PbO2 - PANi có khả
năng xúc tác cho quá trình oxi hóa metanol bằng phương pháp quét
thế điện động cũng như có thể ứng dụng để xác định pH trong dung
dịch với hai khoảng tuyến tính ở hai vùng axit và bazơ.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
Sen sơ điện hóa đặc biệt là các sen sơ được chế tạo trên cơ sở các vật
liệu trơ, rẻ tiền trong đó có PbO2 đang ngày càng được ứng dụng rộng rãi. Vì
bản chất và cấu trúc bề mặt của vật liệu chế tạo sen sơ điện hóa có ảnh hưởng
quan trọng tới độ nhạy của chúng nên việc nghiên cứu nâng cao độ nhạy của
sen sơ loại này bằng các phương pháp khác nhau trong đó có phương pháp
biến tính vật liệu để chế tạo sen sơ là vấn đề đang được nhiều nhà khoa học
trên thế giới cũng như ở Việt Nam quan tâm. Vì vậy luận án có ý nghĩa thời
sự và thực tiễn.
Luận án là công trình độc lập nghiên cứu về biến tính PbO2 bằng AgO
và PANi để tạo nên compozit PbO2 - AgO và PbO2 - PANi bằng các phương
pháp điện hóa khác nhau. Các khảo sát về tính chất của vật liệu bao gồm cấu
trúc hình thái học và tính chất điện hóa đã được thực hiện để tìm ra được điều
kiện tổng hợp tối ưu. Các compozit được tổng hợp tại các điều kiện tối ưu
được sử dụng để nghiên cứu khả năng xúc tác điện hóa đối với một số quá
trình oxi hóa như oxi hóa nitrit, xyanua, asen (III), metanol,.. cũng như sử
dụng điện cực để xác định pH dung dịch. Từ các nghiên cứu này có thể định
hướng để ứng dụng các compozit PbO2 - AgO và PbO2 - PANi chế tạo các sen
sơ điện hóa.
5
Chương 1: TỔNG QUAN
1.1. Giới thiệu chung về chì đioxit, bạc (II) oxit và polyanilin
1.1.1. Chì đioxit (PbO2)
1.1.1.1.Tính chất lý hóa
Chì đioxit là chất rắn có màu nâu đen, tồn tại ở hai dạng vô định hình
và tinh thể. Dạng vô định hình trong suốt, kém bền, dễ tan trong axit nên
không được chú ý nhiều. Dạng tinh thể gồm hai dạng thù hình α-PbO2 và βPbO2 [31]. Cấu trúc α-PbO2 đặc khít hơn cấu trúc dạng β-PbO2 do đó độ bám
dính vào chất nền cũng tốt hơn β-PbO2. Tuy nhiên do sự đặc khít này mà quá
trình khử α-PbO2 thành PbSO4 khó khăn hơn so với khử β-PbO2. Vì vậy khả
năng hoạt động điện hóa như độ dẫn điện, độ thuận nghịch điện hóa của dạng
β cao hơn dạng α-PbO2.
Hình 1.1: Cấu trúc tinh thể α-PbO2 [32]
Dạng α-PbO2 (Hình 1.1) có cấu trúc tinh thể hệ trực thoi
(orthorhombic). Các nguyên tử Pb trên cùng một hàng trong khối bát diện với
6 nguyên tử oxi. Cấu trúc của α-PbO2 bao gồm các khối đa diện kiểu MO6
được sắp xếp thành các chuỗi ziczăc. Mỗi khối đa diện này có chung 2 cạnh
với khối đa diện khác trong chuỗi [32]. Ở điều kiện thường dạng này kém bền
về tính chất hoá lý và khả năng dẫn điện kém nên hoạt tính điện hoá thấp.
Dạng này có thể điều chế bằng phương pháp hoá học khi cho chì axetat tác
6
dụng với amonipersunfat trong môi trường dung dịch amoniac hoặc bằng
cách nấu chảy PbO vàng với hỗn hợp NaClO3 và NaNO3 [21].
Hình 1.2: Cấu trúc tinh thể β-PbO2 [32]
Bảng 1.1: Một số tính chất hoá lý của α- và β- PbO2 [32]
Các thông số
Dạng α- PbO2
Dạng β- PbO2
Dạng tinh thể
Hình trực thoi
Hình tứ diện (tetragonal)
(orthorhombic)
hay cấu trúc kiểu rutin
a
4,98
4,945
b
5,969
4,955
c
5,486
3,377
Tỷ trọng (g/cm3)
9,75
9,56
Điện trở suất (Ω.cm)
4,0. 10-3
1,0. 10-3
Mật độ điện tử (e/cm3)
1,4. 1021
0,7. 1021
Nồng độ oxi (%)
0,48
0,63
∆Hs(kJ/mol)
-265,95
-276,83
∆G (kJ/mol)
-217,46
-219,14
Thông số mạng
Dạng β-PbO2 (Hình 1.2) có cấu trúc tinh thể kiểu rutin (tứ diện), nghĩa
là mỗi cation Pb+4 được bao quanh bởi sáu anion O2- theo kiểu bát diện và mỗi
anion O2- được bao quanh bởi ba cation Pb4+ theo kiểu tam giác với các hằng
7
0
0
số mạng, bán kính các ion là, rPb4+= 0,74 Α , rO2 = 1,41 Α . Ở dạng này PbO2 có
các tính chất lý hoá bền hơn dạng α-PbO2. Nó có khả năng dẫn điện tốt hơn
dạng α-PbO2 và là chất dẫn điện loại n. Về cơ chế dẫn điện của nó rất phức
tạp, bao gồm do sự thay thế cation Pb4+ bằng các cation khác có điện tích thấp
hơn hoặc sự lệch mạng xảy ra trong tinh thể.
Ở điều kiện bình thường β-PbO2 bền hơn, nhưng ở áp suất cao trên
8500 bar thì dạng β có thể chuyển thành α-PbO2 [31].
Về tính chất hoá học, phần lớn các hợp chất của chì có hoá trị IV đều
không bền và có tính oxi hoá rất mạnh. Trong số các hợp chất của Pb4+, chì
đioxit bền hơn rất nhiều [33].
Ở điều kiện thường PbO2 rất bền với nước, dung dịch axit, dung dịch
kiềm và PbO2 có tính lưỡng tính nhưng thể hiện tính axit nhiều hơn. PbO2 dễ
dàng tan trong kiềm đặc, nóng:
PbO2 + 2NaOH + 2H2O
Na2Pb(OH)6
(1.1)
Khi nấu chảy với kiềm hay oxit tương ứng, PbO2 tạo nên những hợp
chất có thành phần là M2PbO3 và M4PbO4 (ở đây M là kim loại hoá trị một)
PbO2 + 2CaO
Ca2PbO4
(1.2)
PbO2 có thể bị khử dễ dàng bởi C, CO, H2 đến kim loại.
Khi ở nhiệt độ cao, nó phản ứng như một tác nhân oxi hoá mạnh.Ví dụ :
2PbO2 + S
2Pb + SO2
(1.3)
Những chất dễ cháy như S, P khi nghiền với bột PbO2 sẽ bốc cháy.
PbO2 phản ứng với các dung dịch axit tạo muối Pb2+ và giải phóng O2
hoặc các sản phẩm khử khác:
PbO2 + H2SO4
PbSO4 + H2O + ½ O2
(1.4)
PbO2 + 4HCl
PbCl2 + 2H2O + Cl2
(1.5)
PbO2 + 2HNO3
Pb(NO3)2 + H2O + ½ O2
(1.6)
Trong môi trường axit đậm đặc, PbO2 oxi hoá Mn (II) thành Mn (VII)
và trong môi trường kiềm mạnh thì oxi hoá Cr (III) thành Cr (VI):
8
5PbO2 + 2MnSO4 + 6HNO3
3PbO2 + 2Cr(OH)3 +10KOH
2HMnO4 + 3Pb(NO3)2 + 2PbSO4 + 2H2O (1.7)
2K2CrO4 + 3K2[Pb(OH)4] +2H2O
(1.8)
1.1.1.2. Các phương pháp tổng hợp chì điôxit
Có hai phương pháp chính để tiến hành tổng hợp điện cực chì điôxit:
phương pháp hoá học và phương pháp điện hoá
Phương pháp hóa học:
- Phương pháp nhiệt: muối chì được quét lên nền kim loại hoặc phi kim
sau đó gia nhiệt trong môi trường giàu oxi để oxi hóa thành PbO2. Phương
pháp này cho phép chế tạo điện cực có độ xốp cao, bám chắc vào nền song lại
thu được hàm lượng PbO2 thấp, độ bền hoá học và độ dẫn điện kém.
- Phương pháp oxi hóa: PbO2 có thể được tổng hợp bằng cách dùng
amoni pesunfat để oxi hóa Pb(NO3)2 trong môi trường kiềm. Cơ chế phản ứng
xảy ra như sau [34]:
Pb2+ + 3OH- → Pb(OH)3-
(1.9)
Pb(OH)3- + OH- → PbO2 + 2e- + 2H2O
(1.10)
S2O82- + 2e- → 2SO42-
(1.11)
Phản ứng tổng quát:
Pb2+ + S2O82- + 4OH- → PbO2 + 2SO42- + 2H2O
(1.12)
Phương pháp thủy phân: Thủy phân chì (IV) axetat kết quả cho PbO2
có kích thước nhỏ cỡ nanomet [35].
Ngày nay có rất nhiều nhà khoa học tập trung nghiên cứu tổng hợp
PbO2 có kích thước nano. Theo [36] chì đioxit kích thước nano đã được tổng
hợp theo phương pháp hóa học bằng cách chiếu sóng siêu âm dung dịch phân
tán β–PbO có chứa chất oxi hóa amoni pesunfat. Tốc độ phản ứng tăng khi ta
tăng nhiệt độ phản ứng và tăng nồng độ chất ôxi hóa. Tại 60 oC ta thu được
β-PbO2 có đường kính 50 ÷ 100 nm. Guangcheng Xi và các cộng sự [37] đã
tổng hợp chì đioxit có kích thước nano dạng hình cầu rỗng có đường kính 200
÷ 400 nm và độ dày là 30 ÷ 50 nm bằng cách sử dụng (NH4)2S2O8 để oxi hóa
9
Pb(NO3)2 với sự có mặt của poly(vinyl pyrrolidone) như là một tác nhân để
kiểm soát cấu trúc.
Phương pháp điện hoá:
PbO2 đã được tổng hợp điện hoá theo nhiều cách khác nhau như:
phương pháp thế tĩnh (potentiostatic) [38, 39], dòng tĩnh (galvanostatic) [7,
27, 38, 40], xung dòng [41, 42], phương pháp quét thế vòng (cyclic
voltammetry)…. trên các nền khác nhau như: chì [38] và hợp kim chì [41],
thép không rỉ [20, 29], đồng [39], nhôm [40, 43], titan [ 27, 28], graphit, than
thủy tinh, Pt, Au [44],...
PbO2 được phủ lên vật liệu nền bằng phương pháp anôt hoá. Dùng năng
lượng điện để oxi hoá Pb, Pb2+ thành PbO2 trong dung dịch điện ly.
Sự tạo thành PbO2 từ Pb: Đây là quá trình anôt hóa có thể qua các giai
đoạn: Pb0 → Pb2+ → Pb4+ → PbO2, nghĩa là lớp PbO2 phát triển dần từ bề mặt
chì kim loại. Theo [38] PbO2 được kết tủa trên điện cực Pb bằng phương pháp
dòng không đổi với mật độ 10 mA/cm2 và bằng phương pháp thế không đổi
với điện thế 1,85 V so với điện cực calomen bão hòa (SCE) trong dung dịch
H2SO4.
Sự tạo thành PbO2 từ Pb2+: Đây là quá trình anôt hoá tạo thành lớp
PbO2 bám trên bề mặt điện cực có độ dày về nguyên tắc là tuỳ ý. Cơ chế hình
thành lên lớp PbO2 bằng phương pháp điện hóa xảy ra như sau [45]:
H2O → OHad + H+ + e-
(1.13)
Pb2+ + OHad → Pb(OH)2+
(1.14)
Pb(OH)2+ + H2O → PbO2 + 3H+ + e-
(1.15)
1.1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc và tính chất của vật liệu
PbO2
Cấu trúc, độ bền và đặc tính điện hóa của PbO2 phụ thuộc vào nhiều
yếu tố đặc biệt là phương pháp tổng hợp, ngoài ra còn có các yếu tố khác
như: vật liệu nền, dung dịch tổng hợp, pH, nhiệt độ, phụ gia,...
10
PbO2 tổng hợp bằng phương pháp điện hóa có những ưu điểm so với
phương pháp hóa học: lớp kết tủa đặc khít, có độ dày tuỳ ý, hàm lượng PbO2
cao và ổn định, có cấu trúc tinh thể xác định tuỳ vào môi trường và chế độ
tổng hợp, có độ dẫn điện tốt, bền hoá học. Trong phương pháp điện hóa có rất
nhiều chế độ tổng hợp khác nhau, theo các tác giả [38] PbO2 tổng hợp bằng
phương pháp dòng tĩnh có cấu trúc đặc khít hơn và dung lượng phóng điện
cao hơn so với phương pháp điện thế tĩnh. Tính chất và cấu trúc của PbO2
cũng bị ảnh hưởng bởi mật độ dòng tổng hợp. Theo [21] khi tổng hợp PbO2
bằng phương pháp điện hóa ở chế độ dòng không đổi thì dạng α-PbO2 hình
thành ở mật độ dòng thấp còn dạng β-PbO2 hình thành ở mật độ dòng cao.
PbO2 có cấu trúc nano được tổng hợp trực tiếp bằng phương pháp xung dòng
trên điện cực chì trong dung dịch H2SO4 4,8 M [41].
Thành phần của dung dịch điện ly ảnh hưởng đến hiệu suất tổng hợp
cũng như cấu trúc của PbO2 [28]. Trong môi trường axit thì sản phẩm thu
được dạng β-PbO2 chiếm ưu thế, ngược lại trong môi trường kiềm dạng αPbO2 sẽ chiếm ưu thế. Theo nhóm tác giả [24] đưa thêm Cu2+ vào dung dịch
tổng hợp sẽ làm tăng lượng kết tủa PbO2 vì sự có mặt của Cu2+ sẽ hạn chế quá
trình khử Pb2+ → Pb, trong quá trình điện phân bề mặt catôt sẽ hình thành lớp
màng mỏng Cu do quá trình khử của Cu2+. Chất hoạt động bề mặt ví dụ
giêlatin cũng ảnh hưởng tới sản phẩm của lớp kết tủa PbO2, với một lượng
vừa đủ giêtatin có tác dụng làm tăng độ bám dính của PbO2 với nền, bề mặt
sản phẩm kết tủa đồng đều và chặt khít hơn [24].
Nhiệt độ cũng ảnh hưởng đến thành phần pha của sản phẩm PbO2. Tại
nhiệt độ phòng ta thu được hỗn hợp cả dạng α và β- PbO2. Khi nhiệt độ tăng
lên 55 oC và 80 oC thì sản phẩm chủ yếu ở dạng β- PbO2 [39].
PbO2 tổng hợp bằng phương pháp điện hóa được cài thêm các cation
như Fe3+, Co2+, Ni2+ hoặc anion F- đã tăng được độ bền cũng như hoạt tính
điện hóa của PbO2 trong các quá trình xảy ra ở vùng điện thế cao như quá
trình tạo ra perclorat, peoxisunfat, ozon,...[46].
11
PbO2 có thể được tổng hợp trên các vật liệu nền khác nhau như: platin,
titan [27, 28], thép không rỉ [20, 29], đồng [39], nhôm [40, 43], chì và hợp
kim chì [40, 41]….Tùy theo tính chất của từng loại vật liệu nền mà điện cực
PbO2 được sử dụng cho các quá trình điện phân khác nhau. Trong một số
nghiên cứu đã chỉ ra rằng tổng hợp PbO2 trên nền thép không rỉ sử dụng làm
điện cực anôt có giá thành hợp lý, có độ dẫn tốt và quá thế thoát oxi cao, phù
hợp làm anôt trong công nghiệp điện hóa.
1.1.1.4. Ứng dụng PbO2 làm vật liệu anôt
Điện cực PbO2 có độ dẫn điện tốt, rất bền trong môi trường axit hay
môi trường chứa chất oxi hóa và có quá thế thoát oxi cao tương tự điện cực
Pt, do đó nó được sử dụng làm vật liệu anôt để thay thế các điện cực anôt đắt
tiền như Pt, Au.
Chì đioxit được sử dụng làm điện cực anôt cho quá trình oxi hóa các
hợp chất hữu cơ chứa vòng thơm, hiđrô cacbon không no, amin, phenol,…[3,
47], PbO2 còn được dùng để thay thế điện cực Pt đắt tiền trong quá trình công
nghệ điện hoá như sản xuất amoni persunfat (NH4)2S2O8 [22], ứng dụng làm
điện cực anôt cho quá trình oxi hóa metanol trong pin nhiên liệu, oxi hóa nitrit
[4, 48] và oxi hóa một số hợp chất hữu cơ gây ô nhiễm môi trường bằng
phương pháp điện hoá [49, 50].
1.1.2. Bạc (II) oxit AgO
1.1.2.1. Tính chất lý hóa
Bạc (II) oxit (AgO hoặc Ag4O4) là một chất bột màu đen xám, thực tế
là hỗn hợp của 2 oxit Ag (I) và Ag (III) : Ag2O.Ag2O3 và nó còn được gọi là
bạc peoxit mặc dù không chứa anion peoxit (O22-) [51].
Bạc (II) oxit là chất bán dẫn, nghịch từ. Trong một phân tử Ag4O4 có
hai ion Ag+ và hai ion Ag3+, liên kết trong phân tử được hình thành do sự lai
hóa dsp2 giữa 4 ion bạc và 4 nguyên tử oxi. Khoảng cách giữa Ag(III)-O, Ag
12
0
0
(I)-O là 2,1 Α , khoảng cách giữa Ag (III)-Ag (III) = Ag (I)-Ag (I) = 3,28 Α và
0
Ag (I)-Ag (III) là 3,39 Α [52].
Hình 1.3: Cấu trúc tinh thể AgO [51]
Bảng 1.2: Một số tính chất hoá lý của AgO [51]
Các thông số
Khối lượng phân tử (g/mol)
Tính chất
Tỷ trọng (g/cm3)
AgO
123,87
Bán dẫn, nghịch từ
7,48
Nhiệt độ nóng chảy
> 100 oC
Độ tan trong nước
0,0027 g/ 100 ml nước
Tính tan
Trong môi trường kiềm
1.1.2.2. Phương pháp tổng hợp
Phương pháp hóa học:
Sử dụng kali peroxi đisunfat để oxi hóa bạc nitrat trong môi trường
kiềm, tại nhiệt độ 90 oC. Phản ứng xảy ra theo phương trình sau [52]:
4AgNO3 + 2K2S2O8 + 8NaOH → Ag4O4 + 3Na2SO4 + 2NaNO3 + 2KNO3 +
K2SO4 + 4H2O
(1.16)
13
Phương pháp điện hóa:
Tổng hợp AgO bằng phương pháp dòng không đổi trong dung dịch
AgNO3 với khoảng thời gian nhất định, tại nhiệt độ 85 oC [13]. Theo nhóm
tác giả [53], AgO được tổng hợp bằng cách oxi hóa tấm Ag trong dung dịch
KOH 31% tại nhiệt độ phòng và tại các nhiệt độ 70 – 110 oC. Kết quả cho
thấy AgO tổng hợp tại nhiệt độ phòng sẽ có nhiệt độ phân hủy thấp hơn AgO
được tổng hợp tại các nhiệt độ cao.
1.1.2.3. Ứng dụng của AgO
Một trong các ứng dụng rất quan trọng của AgO là nó có khả năng
kháng khuẩn, kháng nấm, kháng virut và kháng tảo. Các tính chất này của
AgO được giải thích là do phân tử bạc (II) oxit là chất bán dẫn, nghịch từ, mỗi
phân tử chứa 2 ion Ag+ và 2 ion Ag3+, khi các phân tử này bị hoạt hóa bởi một
chất oxi hóa thì nó sẽ giải phóng các electron tương ứng với năng lượng 6,4.
10-19 W/phân tử . Năng lượng giải phóng ra sẽ giúp tiêu diệt các mầm bệnh.
Mặt khác, chỉ dưới một nồng độ rất thấp cỡ 0,3 ppm bạc (II) oxit đã có khả
năng kháng khuẩn vì thế nó có thể dùng để bảo quản mỹ phẩm hoặc dược
phẩm [52].
Bạc (II) oxit còn được ứng dụng trong dược phẩm để chế tạo các chế
phẩm thuốc chữa bệnh như: chữa bệnh ung thư, chữa các bệnh về da, …
Bạc (II) oxit còn được sử dụng để diệt khuẩn trong bể bơi, bình nước
nóng, …
1.1.3. Polyanilin (PANi)
1.1.3.1. Cấu trúc của polyanilin
PANi có dạng cấu trúc dạng tổng quát như sau:
H
N
H
N
N=
a
=N
b
14
Trong đó: a, b = 0, 1, 2, 3,…
Khi a = 0, PANi tồn tại ở trạng thái oxi hóa hoàn toàn gọi là dạng
Pernigranilin Base (PB) có mầu xanh thẫm.
Khi b = 0, PANi tồn tại ở trạng thái khử hoàn toàn gọi là dạng
Leucoemeradin Base (LB) có mầu vàng.
Khi a = b, PANi tồn tại ở trạng thái oxi hóa một nửa gọi là dạng
Emeraldin Base (EB) có mầu xanh lá cây.
Như vậy PANi có ba trạng thái oxi hóa khử cơ bản và các trạng thái
này có thể chuyển hóa lẫn nhau theo sơ đồ sau:
Hình 1.4: Sơ đồ chuyển đổi giữa các trạng thái của PANi [54]
Trong môi trường axit do độ hoạt hóa cao của nhóm (-NH- ) và (=N-)
thì Emeradin thường tạo muối với các axit để tạo thành muối Emeradin (ES)
có tính dẫn điện tốt [55, 56]. Ngược lại trong môi trường kiềm thì muối
Emeradin chuyển thành Emeradin theo sơ đồ sau:
15
Hình 1.5: Sơ đồ chuyển hóa giữa Emeradin và muối Emeradin [54].
1.1.3.2. Các phương pháp tổng hợp
Polyanilin là một polyme dẫn điện được tổng hợp rất dễ dàng bằng 2
phương pháp hóa học và phương pháp điện hóa.
Phương pháp hóa học:
Để tổng hợp polyanilin với một lượng lớn người ta thường sử dụng
phương pháp hóa học. Trong phương pháp này polyanilin được tổng hợp bằng
cách sử dụng các chất oxi hóa để oxi hóa anilin trong môi trường axit. Chất
oxi hóa thường dùng là amonipesunfat (NH4)2S2O8 và phản ứng xảy ra theo
phương trình sau [57]:
(1.17 )
Ngoài ra người ta còn sử dụng các chất oxi hóa khác như H2O2 [58],
FeCl3, K2Cr2O7 [59] , MnO2 [60, 61], NH4VO3 [61]… Điện thế oxi hóa khử
của các chất này được thể hiện trong bảng 1.3. FeCl3 có điện thế oxi hóa khử
16
thấp nhất tuy nhiên nó là chất oxi hóa phù hợp để tạo ra PANi có khối lượng
phân tử 200 000 [62]. Trong các môi trường axit khác nhau với các nồng độ
khác nhau thì sản phẩm PANi thu được có độ tan, độ dẫn điện và độ bền rất
khác nhau [63].
Bảng 1.3: Điện thế oxi hóa khử của một số chất oxi hóa [62]
Chất oxi hóa
E0 (V)
(NH4)2S2O8
1,94
H2O2
1,78
Ce(SO4)2
1,72
K2Cr2O7
1,23
FeCl3
0,77
Nhiệt độ của quá trình tổng hợp polyanilin cũng ảnh hưởng đến khối
lượng phân tử trung bình cũng như sự phân bố của các chuỗi polyme. Theo
nghiên cứu của Kwangsun- Ryu và các đồng nghiệp, PANi tổng hợp tại nhiệt
độ phòng có khối lượng phân tử thấp hơn PANi được tổng hợp tại 0oC, PANi
có khối lượng phân tử thấp có khả năng hòa tan cao hơn và có độ dẫn điện
thấp hơn [64]. Tương tự theo [57] độ dẫn điện của PANi tổng hợp trong môi
trường HCl ở 0 oC là 7,58 S/cm, còn ở 20 oC là 4,37 S/cm.
PANi có cấu trúc sợi nano có thể được tổng hợp bằng phương pháp
trùng hợp bề mặt (interfacial polymerization). Trong phương pháp này anilin
được hòa tan trong clorophom, chất oxi hóa amoni pesunfat được hòa tan
trong dung dịch axit HCl. Khi cho 2 dung dịch phản ứng với nhau thì PANi sẽ
được hình thành trên bề mặt tiếp xúc giữa hai pha dung môi hữu cơ và nước,
tiếp theo PANi có cấu trúc sợi nano sẽ hòa tan vào nước. Tùy theo tỷ lệ
monome / chất oxi hóa ta sẽ thu được sợi PANi có hình thái và sự đồng đều
khác nhau [65].
17
Phương pháp điện hóa:
Trong phương pháp điện hóa các phân tử monome trong dung dịch điện
ly sẽ được oxi hóa trên bề mặt điện cực dưới tác dụng của dòng điện.
Hình 1.6: Sơ đồ tổng hợp điện hóa PANi [66]
Các giai đoạn phản ứng xảy ra như sau [54]:
+ Khuếch tán và hấp phụ monome trên bề mặt điện cực
+ Oxi hóa monome tạo ra các cation và radical oligome hòa tan
+ Phản ứng đime hóa và tạo ra các oligome hòa tan có trọng lượng
phân tử lớn hơn
+ Phản ứng điện hóa phát triển mạch polyme trên bề mặt điện cực
+ Ổn định màng polyme
18
Các phương pháp điện hóa thường dùng để tổng hợp polyanilin là:
phương pháp dòng tĩnh (galvanostatic) [67], thế tĩnh (potentiostatic), quét thế
tuần hoàn (cyclic voltammetry) [68, 69], phương pháp xung dòng (pulse
galvanostatic) [67], xung thế (pulse potentiostatic)…
Sản phẩm polyanilin được tổng hợp bằng phương pháp điện hóa thu
được ở anôt của hệ 2 hoặc 3 điện cực. PANi có thể được tổng hợp trên các
điện cực Pt, Au, Al [68], Cu, thép không rỉ [69], than thủy tinh, graphit,…
Bằng phương pháp điện hóa ta có thể thu được màng mỏng PANi có
khả năng bám dính tốt trên bề mặt của các điện cực và ta có thể thay đổi chiều
dày của màng tùy thuộc vào chế độ tổng hợp. PANi cũng có thể tổng hợp ở
dạng bột bằng phương pháp điện hóa.
1.1.3.3. Tính chất của PANi
Tính dẫn điện:
Có hai đặc trưng cơ bản đã tạo nên tính dẫn điện của polyme. Thứ nhất
là polyme dẫn được tạo nên bởi các hiđrocacbon liên hợp (-C=C-C=C-) đây là
sự nối tiếp của các kết đơn C- C và liên kết đôi C=C. Trong chuỗi polyme có
hệ liên kết π liên hợp nằm dọc theo chuỗi polyme đã tạo nên đám mây
electron π linh động có thể dịch chuyển từ đầu chuỗi đến cuối chuỗi polyme
một cách dễ dàng. Tuy nhiên sự dịch chuyển điện tử từ chuỗi này sang chuỗi
khác gặp khó khăn do vậy các polyme đơn thuần có độ dẫn điện không lớn.
Vì vậy người ta cần phải đưa thêm (doping) các chất vào polyme nên đặc
trưng thứ hai của polyme dẫn điện là do sự hiện diện của các chất pha tạp,
chất pha tạp có thể là vô cơ hoặc hữu cơ hoặc dạng nguyên tử như Cl, I….
Những chất này có thể nhận electron để tạo ra các ion âm để kết hợp với
mạch hyđrocacbon liên hợp của polyme. Do vậy nếu như trong kim loại sự
dẫn điện là do sự chuyển dịch của electron hóa trị trong vùng dẫn thì trong
polyme dẫn điện sự dẫn điện có được là do các phần tử tải điện polaron và
bipolaron [70].
19
PANi tồn tại ở nhiều trạng thái oxi hóa khử khác nhau tuy nhiên chỉ ở
trạng thái muối emeraldin thì PANi mới có khả năng dẫn điện. Độ dẫn điện
của PANi tùy thuộc vào pH theo sơ đồ hình 1.7.
Hình1.7: Sơ đồ sự phụ thuộc độ dẫn điện của PANi theo pH [71]
Trong các môi trường axit khác nhau thì độ dẫn điện của PANi cũng
khác nhau được thể hiện trong bảng 1.4.
Để làm tăng độ dẫn điện của PANi hiện nay người ta thường sử dụng
phương pháp đưa các phân tử có kích thước nanomet của kim loại hay oxit
kim loại chuyển tiếp hoặc ống nano cacbon [72] vào màng polyme để tạo ra
vật liệu có độ dẫn vượt trội. Nó có vai trò như là cầu nối để dẫn electron từ
20
chuỗi polyme này sang chuỗi polyme khác. Ví dụ như chế tạo các compozit
PANi - Pt [73], PANi - In2O3 [74], PANi – MnO2 [75], PANi- V2O5 [76],…
Bảng 1.4: Độ dẫn điện của PANi trong một số môi trường axit [77]
Axit
Độ dẫn điện
(S/cm) * 10-2
Axit
Độ dẫn điện
(S/cm) * 10-2
H2SO4
9,72
H3PO4
8,44
HCl
9,14
HClO4
8,22
HNO3
8,63
H2C2O4
7,19
Tính điện sắc:
PANi có màu sắc thay đổi tùy vào từng trạng thái oxi hóa khử của nó vì
vậy nên PANi có tính điện sắc. Người ta đã chứng minh PANi thể hiện được
rất nhiều màu sắc: từ màu vàng nhạt đến màu xanh lá cây, xanh thẫm và tím
đen.
Quan sát màu sắc của PANi trên điện cực Pt tại các điện thế khác nhau
(so với điện cực calomen bão hòa) ta thấy rằng tại -0,2 V thì PANi có màu
vàng, tại 0,0 V có màu xanh nhạt, màu xanh thẫm tại điện thế 0,65 V, các màu
sắc này tương ứng với các trạng thái oxi hóa khác nhau của PANi [78]. Khi
pha tạp thêm các chất khác nhau thì sự thay đổi màu sắc của PANi sẽ thay đổi
ví dụ PANi được pha tạp Cl- thì ở trạng thái khử (0 V) có màu vàng, ở trạng
oxi hóa (0,6 V so với điện cực calomen bão hòa) có màu xanh lá cây.
Compozit của PANi với poly(p-phenylene terephthalamide) có màu sắc thay
đổi theo điện thế như sau: màu cam (-0,4 V), xanh lá cây (+0,4 V) và màu tím
(1,2 V) [78].
Tính chất quang học:
Sử dụng phổ tử ngoại khả kiến gần vùng hồng ngoại UV- Vis-NIR
(Ultraviolet – visible – near infrared) có thể xác định được các trạng thái oxi
hóa của PANi. Trên phổ UV-Vis của Leucoemeradine Base (LB) sẽ xuất hiện
21
duy nhất một pic tại bước sóng 320 nm do sự chuyển dời electron π - π* từ
vùng hóa trị lên vùng dẫn của polyme. Emeradine Base (EB) sẽ xuất hiện hai
pic trên phổ UV-Vis, một pic tại bước sóng 320 nm tương tự LB và một pic
tại bước sóng 600 nm do sự chuyển điện tích trong các vòng quinoid.
Perniganiline Base (PB) sẽ thể hiện một pic tại bước sóng 320 nm do sự
chuyển dời electron π - π* và một pic tại 530 nm. PB bị proton hóa trong môi
trường axit tạo nên polyme có màu xanh dương Perniganiline Salt (PS). Phổ
UV- Vis của PS sẽ mất đi pic hấp thụ tại 530 nm và xuất hiện pic hấp thụ tại
bước sóng 700 nm. Emeradine Salt (ES) có 3 pic hấp thụ cực đại tại bước
sóng 320 nm do sự chuyển dời electron π - π*, một pic hấp thụ tại bước sóng
430 nm do sự chuyển dời electron π – polaron và một pic tại 800 nm do sự
chuyển electron từ polaron - π*[56, 70].
Hình 1.8: Phổ UV- Vis của PANi trong dung môi NMP [56]
Tính tan của PANi:
PANi hầu như không tan trong nước và các dung môi hữu cơ thông
thường. Green and Woodhead đã cho biết PANi có khả năng hòa tan trong
axit axetic 80%, axit fomic 60% và pyridin. Emeradine Base có khả năng tan
một phần trong các dung môi NMP, DMF, THF, benzen và clorophom. Tuy
22
nhiên ES được pha tạp axit vô cơ thì không bị hòa tan trong các dung môi
trên. Năm 1993 Heeger và các cộng sự đã tìm cách pha tạp PANi với một số
axit hữu cơ cũng là các chất hoạt động bề mặt như HCSA và Dodecyl benzen
sulfonic acid (DBSA) tạo ra các ES có khả năng hòa tan trong m-crezol,
NMP, DMSO và xylen [70].
1.1.3.4. Ứng dụng của PANi
Hiện nay PANi được ứng dụng rất rộng rãi ở các lĩnh vực khác nhau
như: chế tạo các linh kiện và thiết bị điện tử, thiết bị điện sắc, sen sơ điện hóa,
chắn sóng điện từ, chống ăn mòn kim loại, xử lý môi trường, vật liệu trong
nguồn điện, …
Nhờ tính bán dẫn mà người ta có thể sử dụng PANi vào việc chế tạo
các thiết bị điện, điện tử: điốt, tranzito, linh kiện bộ nhớ, tế bào vi điện
tử,…[78]. Ngoài ra polyme dẫn còn khả năng tích trữ năng lượng nên có thể
sử dụng làm hai bản điện cực trong tụ điện hoặc siêu tụ [78].
Màng PANi có thể tồn tại ở các trạng thái oxi hóa khử khác nhau tương
ứng với các màu sắc khác nhau tùy thuộc vào pH của dung dịch điện ly và
điện thế đặt vào… Nhờ tính chất này màng PANi phủ lên vật liệu vô cơ như:
Al, Fe, Pt,… để tạo ra linh kiện hiển thị điện sắc gồm hai điện cực [77].
PANi có thể sử dụng để chế tạo sen sơ khí dựa trên nguyên lý sự thay
đổi điện trở của màng polyme qua quá trình hấp phụ khí trên bề mặt điện cực,
ví dụ sen sơ amoniac [79-81]. Tại các giá trị pH khác nhau thì PANi tồn tại ở
các trạng thái khác nhau tương ứng với các điện thế khác nhau. Dựa vào tính
chất này có thể ứng dụng PANi làm sen sơ đo pH [82, 83]. Ngoài ra PANi
được pha tạp thêm một số chất khác để ứng dụng làm các loại sen sơ khác
nhau như sen sơ chọn lọc ion, sen sơ xác định metanol, etanol ở trạng thái
hơi, sen sơ độ ẩm,…[82].
PANi còn có ứng dụng rộng rãi trong việc bảo vệ chống ăn mòn kim
loại. Do khả năng bám dính cao, có điện thế dương nên màng PANi có khả
năng chống ăn mòn cao, có triển vọng thay thế một số màng phủ gây độc hại,
23
ô nhiễm môi trường. PANi bảo vệ kim loại chủ yếu theo cơ chế bảo vệ anôt,
cơ chế che chắn, cơ chế ức chế. Bằng thực nghiệm, các nghiên cứu gần đây đã
cho thấy dạng pernigranilin màu xanh thẫm – trạng thái oxi hóa cao nhất của
PANi có khả năng ngăn chặn sự tấn công của axit hay môi trường ăn mòn
[69, 84, 85].
Một ứng dụng nữa của PANi là chắn sóng điện từ, compozit của PANi
với polyvinylclorua có khả năng chắn được sóng điện từ trong khoảng 1 MHz
÷ 3 GHz. PANi hòa tan trong N-metyl-2-pyrrolidone (NMP) được doping
HCl thì PANi sẽ ở dạng muối ES, hỗn hợp các ES này với bột Ag, hoặc
graphit,…có khả năng chắn được sóng điện từ trong khoảng 10 MHz ÷ 1 GHz
[86].
Ngoài ra do PANi có khả năng hấp phụ kim loại nặng nên người ta có
thể sử dụng nó để hấp phụ các kim loại nặng có trong nước thải công nghiệp
cũng như nước thải dân dụng. Để tăng dung lượng hấp phụ của PANi và làm
giảm giá thành sản phẩm người ta đã tổng hợp các compozit của PANi với
các chất mang là các phụ phẩm nông nghiệp như: mùn cưa, vỏ lạc, vỏ đỗ, vỏ
trứng, ….Các compozit này có khả năng hấp phụ rất tốt đối với Pb2+, Cd2+,
Cr6+… [87- 90].
Một trong các ứng dụng quan trọng khác của PANi là làm vật liệu cho
nguồn điện. PANi ngoài khả năng dẫn điện nó còn có khả năng tích trữ năng
lượng cao do vậy người ta sử dụng làm vật liệu chế tạo nguồn điện. PANi có
thể thay thế MnO2 trong pin con thỏ do MnO2 là chất độc hại với môi trường
hoặc chế tạo acquy Zn-PANi có khả năng phóng nạp nhiều lần sử dụng điện
ly xitrat-clorua [91]. Ắc quy polyme thường có năng lượng, chu kỳ phóng nạp
cao. Nó rất bền nhiệt, bền môi trường, hoạt động điện hóa rất thuận nghịch và
đặc biệt trong quá trình oxi hóa không bị hòa tan ra, cũng như trong quá trình
khử (phóng điện) không tạo ra sản phẩm kết tủa trên bề mặt [92, 93].
24
1.2. Vật liệu compozit trên cơ sở PbO2 và AgO, PANi
1.2.1. Compozit PbO2 với một số oxit vô cơ
Biến tính PbO2 bằng các oxit kim loại đang là một lĩnh vực được rất
nhiều các nhà khoa học trong nước và trên thế giới quan tâm. Theo [9] Yuehai
Song và các đồng nghiệp đã nghiên cứu tổng hợp compozit PbO2 – CeO2
bằng phương pháp điện hóa trên nền thép không rỉ với mục đích ứng dụng
compozit này để xử lý nước thải. Compozit PbO2 – CeO2 có độ bền điện hóa
cao và có hoạt tính xúc tác điện hóa tốt, giá thành thấp nên nó là một trong
các vật liệu anôt trơ đáng quan tâm. Compozit PbO2 – TiO2 được tổng hợp
bằng phương pháp điện hóa từ dung dịch chì (II) nitrat có chứa các hạt nano
TiO2 [10]. Tương tự theo [94] compozit PbO2 – Co3O4 cũng được tổng hợp
bằng phương pháp điện hóa trong dung dịch Pb2+ có chứa các hạt nano Co3O4.
Điện cực compozit này đã cải thiện được quá thế thoát oxi so với điện cực
PbO2. Ngoài ra còn có nhiều công bố tổng hợp các compozit của PbO2 với các
oxit đất hiếm [95], PbO2 – CeO2 – TiO2 [11], PbO2 – ZrO2 [12], …
Theo các nghiên cứu trong công trình [13, 15] đã biến tính PbO2 bằng
AgO để tạo thành điện cực compozit PbO2 – AgO có khả năng phát hiện được
E.coli và các chất độc hại như xyanua, tetramin,… Từ các công trình công bố
trong và ngoài nước, luận án này sẽ tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của AgO
đến cấu trúc hình thái học và tính chất điện hóa của điện cực PbO2 cũng như
khả năng xúc tác điện hóa của điện cực compozit cho quá trình oxi hóa nitrit,
xyanua, asen(III), ...
1.2.1.1. Tổng hợp compozit PbO2 - AgO
Phương pháp hóa học:
Sử dụng amoni pesunfat để oxi hóa dung dịch chứa chì (II) nitrat và bạc
nitrat trong môi trường kiềm. Phản ứng xảy ra theo phương trình sau:
Pb(NO3)2 + (NH4)2S2O8 + 4KOH → PbO2 + (NH4)2SO4 + K2SO4 +2KNO3 +
2H2O
(1.18)
25
2AgNO3 + (NH4)2S2O8 + 4KOH → 2AgO + (NH4)2SO4 + K2SO4 +2KNO3 +
2H2O
(1.19)
Phương pháp điện hóa:
Compozit PbO2 - AgO được tổng hợp trên điện cực Pt bằng phương
pháp dòng không đổi trong dung dịch chứa chì (II) nitrat, bạc nitrat và natri
florua, tại nhiệt độ 80 oC, trong thời gian 30 phút [13].
Ngoài ra compozit PbO2 - AgO còn được tổng hợp bằng phương pháp
dòng không đổi trên các điện cực khác như thép không rỉ, titan, …
1.2.1.2. Khả năng xúc tác của điện cực compozit PbO2 - AgO
Để nâng cao khả năng xúc tác điện hóa của PbO2 người ta đã tiến hành
biến tính vật liệu PbO2 bằng cách tổng hợp các compozit của PbO2 với một số
oxit như TiO2 hoặc AgO,…. Điện cực biến tính PbO2 - AgO có khả năng phát
hiện được vi khuẩn E.coli [13], đã mở ra một phương pháp mới để xác định
nhanh E. coli trong nước. Ngoài ra vật liệu compozit PbO2 - AgO còn được
ứng dụng làm sen sơ điện hóa để xác định độc tính của xyanua, tetramin.
Phương pháp này rất đơn giản và có độ nhạy cao [15].
Compozit PbO2 - AgO còn được nghiên cứu các ứng dụng để làm sen
sơ xác định hàm lượng nitrit, xyanua, asen (III) trong nước.
1.2.2. Compozit oxit vô cơ - polyme dẫn
Xu thế ngày nay nhiều nhà khoa học tập trung vào nghiên cứu tổng hợp
các vật liệu lai ghép mới giữa polyme dẫn và các oxit kim loại như PANi TiO2 [96-98], PANi – In2O3 [74], PANi - V2O5 [76], PANi - MnO2 [75], PANi
– Fe2O3 [99], PANi – CoO [99],…. Theo [19] nhóm tác giả Velayutham D đã
nghiên cứu tổng hợp compozit mới PbO2 – PPy bằng phương pháp thế không
đổi trên điện cực than thủy tinh và ứng dụng để phân tích điện hóa. Dựa trên
tổng quan các tài liệu về compozit của PANi với các oxit kim loại, trong luận
án này sẽ nghiên cứu tổng hợp vật liệu compozit PbO2 - PANi. Đây là vật
liệu mới nên hầu như chưa có tài liệu nào liên quan được công bố. Vì vậy sau
26
khi nghiên cứu tổng hợp compozit PbO2 - PANi, luận án sẽ nghiên cứu các
tính chất và khả năng ứng dụng của vật liệu compzit này làm sen sơ điện hóa.
1.2.2.1. Tổng hợp compozit PbO2 - PANi
Bằng phương pháp điện hóa:
Compozit PbO2 - PANi là một vật liệu mới nên hầu như không có tài
liệu về vật liệu này. Dựa trên các tài liệu tổng hợp PbO2 và các kết quả đã
nghiên cứu thực hiện. Compozit PbO2 - PANi đã được nghiên cứu tổng hợp
bằng phương pháp xung dòng và phương pháp CV trên nền thép không rỉ
trong dung dịch chứa HNO3, Pb(NO3)2, Cu(NO3)2, anilin và chất hoạt động
bề mặt. PANi trong compozit có ảnh hưởng đến tỷ lệ giữa hai dạng thù hình
α và β-PbO2 cũng như các tính chất điện hóa, cấu trúc và khả năng xúc tác
điện hóa của điện cực.
Bằng phương pháp hóa học:
Sử dụng chất oxi hóa như amoni pesunfat để oxi hóa dung dịch chứa Pb2+
và anilin trong môi trường axit. Ngoài ra có thể tổng hợp PbO2 bằng phương
pháp điện hóa sau đó đem nhúng PbO2 trong dung dịch chứa anilin, PbO2 sẽ
đóng vai trò là chất oxi hóa sẽ oxi hóa anilin trong môi trường axit để tạo ra
PANi còn Pb4+ bị khử về Pb2+ và hòa tan vào dung dịch cuối cùng ta sẽ thu
được compozit PANi - PbO2 .
1.2.2.2. Ứng dụng của compozit PbO2 - PANi
Tương tự như chì đioxit compozit PbO2 - PANi cũng được ứng dụng
làm vật liệu anôt xúc tác cho một số quá trình oxi hóa metanol hoặc một số
hợp chất hữu cơ như phenol, amin,.... Luận án này sẽ nghiên cứu khả năng xúc
tác của compozit PbO2 - PANi cho quá trình oxi hóa metanol và nghiên cứu sự
phụ thuộc điện thế của điện cực compozit PbO2 - PANi vào pH của môi
trường. Sau khi xây dựng giản đồ sự phụ thuộc thế điện cực theo pH ta có
thể sử dụng điện cực compozit PbO2 - PANi làm sen sơ để xác định pH trong
môi trường nước.
27
1.3. Một số khái niệm về xúc tác điện hóa và xúc tác điện hóa trên điện
cực compozit
1.3.1.Nguyên lý của xúc tác điện hóa
Quá trình xúc tác điện hóa là quá trình oxi hóa khử xảy ra trên bề mặt
điện cực dưới tác dụng của dòng điện. Chất khử Rdd từ trong lòng dung dịch
được chuyển đến hấp phụ lên bề mặt điện cực (R*) để thực hiện phản ứng
điện hóa (nhường electron) trở thành chất oxy hóa O*, sau đó được giải hấp
và chuyển vào trong lòng dung dịch (Odd). Điện cực không tham gia vào quá
trình oxi hóa khử mà chỉ làm nhiệm vụ dẫn e lectron.
R*
Rdd
ne+
O*
Odd
Anôt
Lòng dung dịch
Hình1.9: Sơ đồ nguyên lý của quá trình xúc tác điện hóa trên anôt.
Quá trình xúc tác điện hóa bao gồm 3 bước sau:
- Quá trình hấp phụ của các chất phản ứng lên bề mặt của điện cực.
- Quá trình trao đổi electron của chất phản ứng với điện cực (quá trình
chuyển điện tích).
- Quá trình giải hấp phụ của sản phẩm phản ứng.
Cả ba quá trình trên đều bị ảnh hưởng bởi điện thế của điện cực và cấu
trúc của lớp điện tích kép trên bề mặt điện cực cũng như nồng độ và môi
trường dung dịch nghiên cứu. Trong đó cấu trúc điện tử và hình thái học của
vật liệu điện cực là hai yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng lớn đến quá trình
xúc tác điện hóa của điện cực [47].
28
1.3.2. Một số phản ứng xúc tác điện hóa trên điện cực compozit PbO2 AgO
Vật liệu PbO2 - AgO được sử dụng làm vật liệu chế tạo sen sơ điện hóa
xác định
nhu cầu
oxi hóa điện hóa (ECOD: electrochemical oxidation
demand) trong phân tích môi trường, ví dụ quá trình oxi hóa nitrit, xyanua và
asen (III).
Anốt
Pha dung dịch
As(III)
2e+
As(V)
Hình 1.10: Mô phỏng phản ứng oxi hóa asen (III) trên
bề mặt anôt (compozit PbO2 - AgO)
Dưới tác dụng của điện trường, các chất khử (nitrit, xyanua và asen
(III)) từ trong lòng dung dịch sẽ khuếch tán đến bề mặt điện cực compozit
PbO2 – AgO để thực hiện phản ứng oxi hóa tại đây (hình 1.10). Quá trình oxi
hóa nitrit, xyanua và asen (III) có thể xảy ra trên bề mặt anôt oxit kim loại
(MOx) theo cơ chế như sau [100]:
• Quá trình hấp phụ vật lý của gốc hydroxyl tự do lên bề mặt anôt
MOx + H2O → MOx(•OH) + H+ + e-
(1.20)
• Quá trình oxi hóa trên bề mặt anôt
NO2- + MOx(•OH) → NO3- + MOx + H+ + e- (1.21)
CN- + MOx(•OH) → CNO- + MOx + H+ + e-
(1.22)
As3+ + MOx(•OH) → As5+ + MOx+1 + H+ + 2e- (1.23)
MOx+1 → MOx + 1/2 O2
(1.24)
1.3.3. Oxi hóa metanol trên điện cực compozit PbO2 - PANi
Phản ứng oxi hóa metanol xảy ra theo phương trình sau [101]:
CH3OH + H2O → CO2 + 6H+ + 6e-
(1.25)
29
Quá trình trên xảy ra trên bề mặt điện cực có thể theo 3 bước chính sau:
9 Bước đầu tiên là bước khử hiđrô của metanol để tạo thành CO
Hình1.11: Bước khử hiđrô của metanol tạo thành CO
CH3OH trong dung dịch di chuyển từ dung dịch vào bề mặt anôt. Tại
đó CH3OH tách ra 4H+ và tạo thành liên kết C=O gắn vào bề mặt điện cực.
9 Bước tiếp theo là bước khử hiđrô từ nước để tạo thành O
Hình1.12: Bước khử hiđrô từ nước tạo thành O
H2O trong dung dịch cũng di chuyển vào bề mặt điện cực và tại đó H2O
tách ra thành 2H+ và O gắn vào điện cực.
9 Bước cuối cùng là sự kết hợp của CO và O vừa tạo ra từ hai quá
trình trên để tạo thành CO2 theo phản ứng
CO + O → CO2
(1.26)
1.4. Sen sơ điện hóa
Ngày nay sen sơ điện hóa đã được sử dụng rất rộng rãi trong rất nhiều
lĩnh vực như trong đánh giá ăn mòn, y sinh học, phân tích môi trường, đánh
giá chất lượng sản phẩm, trong sản xuất nông nghiệp cũng như nuôi trồng
thủy sản.... Có rất nhiều loại sen sơ điện hóa được chế tạo dựa trên các
nguyên tắc và vật liệu khác nhau, có khả năng phân tích các chất khác nhau
được thể hiện trong bảng 1.5.
Sen sơ điện hóa (điện ly lỏng): Dựa vào cấu tạo sen sơ thì sen sơ điện
hóa có hai loại là sen sơ ba điện cực gồm điện cực làm việc, điện cực đối và
điện cực so sánh (hình 1.13), sen sơ hai điện cực gồm điện cực làm việc và
điện cực đối.
30
Bảng 1.5: Một số sen sơ điện hóa thông dụng [2]
Loại sen sơ
Nguyên tắc Vật liệu điện cực
Xác định các chất
hoạt động
Sen sơ oxit bán Đo độ dẫn,
SnO2, TiO2, ZnO2, H2, O2, CO, SOx,
dẫn
WO3, polyme
đo điện trở
NOx, HCx, alcohol,
H2S, NH3
Sen sơ điện hóa Đo dòng
Compozit Pt, Au
(điện ly lỏng)
H2, O2, O3, CO, NH3,
SO2, NOx, glucozo,
hydrazin
Điện cực chọn Đo điện thế
Thủy tinh, CaF2, pH, K+, Na+, Cl-,
lọc ion (ISE)
LaF3
Ca2+, Mg2+, F-, Ag+
Sen sơ điện ly rắn Đo dòng,
YZS, β-Al, Nafion
H2, O2, CO, SOx, Cl2,
đo điện thế
Hình 1.13: Cấu tạo của sen sơ điện hóa ba điện cực [2]
Sen sơ điện hóa sử dụng điện ly lỏng được hoạt động dựa trên nguyên
tắc đo dòng và đo thế. Dựa vào nguyên tắc đo tín hiệu phân chia sen sơ thành
ba loại là sen sơ đo dòng, sen sơ điện thế và sen sơ quét thế vòng [1].
31
1.4.1. Sen sơ đo dòng
Sen sơ điện hóa đo dòng đầu tiên là sen sơ đo oxi dựa theo Clark, để
xác định hàm lượng oxi trong máu [2]. Ngày nay do sự phát triển của kỹ thuật
cơ khí chính xác và công nghệ bán dẫn sen sơ đo oxi đã được phát triển và
ứng dụng rộng rãi.
Trong sen sơ điện hóa hoạt động dựa trên nguyên tắc đo dòng thì ta áp
vào hệ điện hóa một điện thế không đổi, ta đo được tín hiệu dòng tương ứng.
Tại điện thế áp vào sẽ xảy ra phản ứng oxi hóa hoặc khử trên bề mặt điện cực
làm việc và dòng điện đo được sẽ phụ thuộc vào nồng độ chất cần phân tích
theo định luật Faraday và định luật chuyển khối lượng.
Sen sơ đo dòng ngày nay được sử dụng để phân tích đánh giá hàm
lượng O2, CO, NH3, SO2, NOx, glucozơ, hydrazin. Sen sơ đo dòng có ưu
điểm hơn các loại sen sơ khác là nó có kích thước nhỏ, tiêu thụ năng lượng ít,
độ nhạy cao, giá thành rẻ [2].
1.4.2. Sen sơ quét thế động
I (mA)
R Æ O + neIpa
Epa
E1
E2
E (V)
Hình 1.14: Quan hệ giữa dòng – điện thế trong quét thế điện động
Nguyên lý của sen sơ quét thế động dựa trên mối quan hệ giữa dòng và
điện thế của hệ điện hóa. Khi điện thế biến thiên tuyến tính trong một khoảng
E1 đến E2 ta đo được dòng đáp ứng tương ứng. Sen sơ quét thế động phát
hiện được sự thay đổi nồng độ của các chất dựa vào sự thay đổi của quan hệ
dòng điện và điện thế khi xảy ra phản ứng oxi hóa hoặc khử liên quan. Đường
32
cong thế điện động thể hiện mối quan hệ giữa dòng điện và điện thế sẽ xuất
hiện pic oxi hóa hoặc khử tại điện thế xảy ra phản ứng oxi hóa hoặc khử [1].
Chiều cao của pic thể hiện tốc độ oxi hóa hoặc khử, thiết diện của pic
phản ánh lượng chất được oxi hóa hoặc khử. Dựa vào chiều cao hoặc thiết
diện của pic mà ta có thể định lượng được nồng độ của chất phản ứng.
Vật liệu điện cực được sử dụng chế tạo sen sơ quét thế động phải là vật
liệu có khả năng xúc tác điện hóa (như ở phần 1.3 trang 28). Compozit PbO2AgO và PbO2 - PANi là hai vật liệu có khả năng xúc tác tốt cho quá trình
anôt, vì vậy có thể sử dụng để làm sen sơ quét thế động.
1.4.3. Sen sơ điện thế
Tại bề mặt của điện cực làm việc xảy ra phản ứng oxi hóa khử
O+ne→R
(1.27)
Điện thế của điện cực sẽ thay đổi theo nồng độ của chất oxi hóa và khử theo
phương trình Nernst:
E = E0 +
a
RT
ln ox (1.28)
nF ared
Trong đó: E: là điện thế của điện cực
E0: là điện thế chuẩn của điện cực
R: là hằng số khí lý tưởng
F: là hằng số Faraday
n: là số electron trao đổi
aox, ared : là hoạt độ của chất oxi hóa và chất khử
T : nhiệt độ K
Theo phương trình (1.28) thì có sự biến thiên tuyến tính của điện thế
điện cực theo nồng độ của chất oxi hóa hoặc khử. Như vậy ta có thể xây dựng
giản đồ sự phụ thuộc điện thế vào nồng độ các chất oxi hóa hoặc khử. Sau đó
có thể sử dụng thiết bị đo điện thế để xác định nồng độ của chất oxi hóa, khử.
Đây chính là nguyên lý của sen sơ điện thế [1].
33
Một sen sơ điện thế điển hình chính là sen sơ đo pH và trong nhiều
thập kỷ qua điện cực thủy tinh đã được sử dụng rộng rãi để đo pH, nó có độ
chính xác cao và tuyến tính rộng trong cả vùng axit và kiềm. Tuy nhiên trong
một số trường hợp, điện cực thủy tinh dễ bị vỡ khi va đập hoặc môi trường
đo có quá nhiều huyền phù thì điện cực thủy tinh không còn phù hợp. Vì vậy
đã có rất nhiều nghiên cứu tập trung vào phát triển điện cực đo pH mới dựa
trên các vật liệu khác. Có rất nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực này và hầu hết
các nghiên cứu đều dựa trên hai loại vật liệu là oxit kim loại và polyme dẫn.
1.4.3.1. Điện cực đo pH dựa trên cơ sở các oxit kim loại.
Ngày nay có rất nhiều nghiên cứu sử dụng các oxit kim loại để ứng
dụng làm sen sơ đo pH như các oxit SnO2, MnO2, RuO2, ZnO, MoO3, Co3O4,
PbO2 ,…[102]. Trong đó PbO2 đã được nghiên cứu sử dụng để làm sen sơ pH
từ những năm 1970. PbO2 có tương tác với ion H+ theo phương trình sau
[103]:
PbO2 + H+ + e- → PbOOH
(1.29)
Vì PbO2 và PbOOH là chất rắn nên theo phương trình Nerst, tại 25 oC ta có
quan hệ giữa điện thế E và pH như sau :
E = E0 - 0,0592 pH
(1.30)
Như vậy thế điện cực E phụ thuộc vào pH theo phương trình (1.30).
Điện thế E của điện cực PbO2 sẽ biến đổi tuyến tính theo pH với hệ số góc là
59,2 mV/pH ở điều kiện chuẩn. Dựa vào tính chất này ta có thể nghiên cứu sử
dụng điện cực PbO2 làm sen sơ điện hóa xác định pH trong các môi trường.
Theo [104] màng PbO2 - parafin phủ trên graphit được sử dụng làm sen sơ pH
có độ nhạy cao trong môi trường pH từ 1,2 ÷ 7,5, có hệ số góc -112 mV/ pH.
Điện cực PbO2 - graphit - epoxi cũng đã được tổng hợp để khảo sát khả năng
xác định pH, khoảng pH xác định được là 1÷ 11 với hệ số góc là -58,7
mV/pH [105]. Nhóm tác giả Ali Eftekhavi cũng đã tổng hợp PbO2 dạng α và
34
β trực tiếp lên trên nền nhôm và ứng dụng làm sen sơ xác định pH trong
khoảng 1÷ 12 [103].
1.4.3.2. Điện cực đo pH dựa trên cơ sở các polyme dẫn.
Polyanilin là một trong các polyme dẫn được sử dụng nhiều nhất trong
nghiên cứu ứng dụng làm sen sơ đo pH. Tại một điện thế xác định độ dẫn điện
của PANi giảm rất nhanh nếu tăng pH. Mặt khác tại một giá trị pH xác định
thì độ dẫn điện của PANi lại thay đổi theo điện thế áp đặt vào [82]. PANi tồn
tại ở 3 trạng thái oxi hóa khử khác nhau là Leucoemeradin (LB – dạng khử
hoàn toàn) , Emeraldin Base (EB- dạng oxi hóa một nửa), Pernigranilin (PBdạng oxi hóa hoàn toàn)
và 1 trạng thái ở dạng muối Emeradin (ES), các
trạng thái này đều có thể chuyển hóa thuận nghịch lẫn nhau. Tuy nhiên PANi
chỉ có một trạng thái dẫn điện là ES. EB nhận thêm proton (H+) để tạo thành
ES do sự có mặt của các nhóm amin và imin trong cấu trúc của polyme. Quá
trình proton hóa là thuận nghịch vì vậy PANi có thể phù hợp làm màng trao
đổi proton trong sen sơ pH [83].
Hình 1.15: Quá trình proton hóa và đề proton của polyanilin [83].
Theo công bố trên công trình [83] điện cực PANi có khả năng xác định
pH trong khoảng từ 2 ÷ 9. Nếu pH < 2 thì đáp ứng điện thế theo pH theo
phương trình Nernst là rất khó vì khi pH = 2 thì PANi đã chuyển hoàn toàn
sang dạng muối ES. Khi pH > 9 thì quá trình đề proton hóa xảy ra hoàn toàn
và PANi chuyển hẳn về dạng EB.
35
Kết luận: Từ các tài liệu mà tác giả thu thập được về tình hình nghiên
cứu trong và ngoài nước cho thấy:
- Chưa có công trình công bố trong nước về nghiên cứu biến tính PbO2
bằng AgO để tạo thành compozit PbO2 - AgO. Trên thế giới [13, 15] đã
công bố tổng hợp compozit PbO2 - AgO và điện cực biến tính này có
khả năng phát hiện được vi khuẩn E.coli, xyanua, tetramin... Luận án
sẽ nghiên cứu khả năng xúc tác điện hóa của điện cực compozit PbO2 AgO đối với quá trình oxi hóa nitrit, xyanua, asen (III). Do đó có thể
khai thác các nghiên cứu này để làm điểm mới của luận án.
- Compozit PbO2 - PANi là một vật liệu mới, có rất ít công trình công bố
về vật liệu này. Vì vậy luận án sẽ tập trung nghiên cứu tổng hợp
compozit PbO2 - PANi bằng các phương pháp khác nhau và sẽ nghiên
cứu tính chất của vật liệu để tìm ra điều kiện tổng hợp tối ưu.
- Từ các tài liệu về khả năng xúc tác điện hóa của PbO2 và PANi, luận
án sẽ nghiên cứu khả năng xúc tác điện hóa của compozit PbO2 - PANi,
cụ thể là khả năng xúc tác điện hóa cho quá trình oxi hóa metanol. Đây
chính là điểm mới của luận án.
- Dựa vào các nghiên cứu về điện cực đo pH trên cơ sở PbO2 và polyme
dẫn điện (PANi), luận án sẽ nghiên cứu khả năng sử dụng compozit
PbO2 - PANi để làm điện cực đo pH trong dung dịch.
36
Chương 2: THỰC NGHIỆM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thực nghiệm
2.1.1. Hóa chất, dụng cụ và thiết bị thí nghiệm
2.1.1.1.Hóa chất
Axit sunfuric (96,5%), HNO3, NaOH, Pb(NO3)2, AgNO3, Cu(NO3)2,
NaF, KCN, metanol của Trung Quốc, Etylenglycol (Nhật), AsO2-, anilin
(Merk), HCl, KCl, Na2HPO4, NaH2PO4, axit xitric, Borac (Trung Quốc).
2.1.1.2.Thiết bị thí nghiệm
Thiết bị điện hóa IM6 của hãng Zahner Elektrik - Đức (Viện Hóa học-VAST)
ỉ.
Hình 2.1: Thiết bị đo tổng trở & điện hoá IM6
Thiết bị nghiên cứu cấu trúc:
- Thiết bị chụp ảnh SEM Hitachi S - 4800 của Nhật với các thông số:
Độ phóng đại M = x25 – 800.000, độ phân giải δ = 1nm, điện áp gia
tốc U = 0,5 – 30 kV (Viện Khoa học Vật liệu - VAST).
- Thiết bị chụp TEM : JEM 1010 với các thông số: Độ phân giải δ =
0
3 Α , độ phóng đại M = x50 – x 600.000, điện áp gia tốc U = 40 – 100
kV (Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương).
- Thiết bị chụp EDX Jeol JSM – 6490 & JED 2300 của Nhật Bản
(Viện Khoa học Vật liệu).
37
- Thiết bị chụp X – ray: D 5000 của hãng Siemens - Đức (Viện Khoa
học Vật liệu).
- Thiết bị đo hồng ngoại FTIR – IMPACT 410 - Đức (Viện Hóa học).
2.1.2. Tổng hợp vật liệu compozit trên điện cực thép không rỉ
2.1.2.1. Xử lý điện cực thép không rỉ
Điện cực thép không rỉ có đường kính d = 6 mm (diện tích S = 0,283
cm2), được đánh bóng cơ học bằng giấy nhám có độ mịn từ thấp đến cao (từ
400 đến 2000) sau đó được tẩy rửa bằng dung dịch K2Cr2O7 + H2SO4 đặc và
rửa sạch bằng nước cất. Tiếp theo điện cực thép không rỉ được đánh bóng
điện hóa trong dung dịch NaOH 60 g/l bằng phương pháp quét thế tuần hoàn
CV trong khoảng điện thế -700 ÷ 500 mV , tốc độ quét 200 mV/s, 5 chu kỳ.
Sau khi được đánh bóng điện hóa điện cực thép không rỉ sẽ được sử dụng trực
tiếp để tạo lớp PbO2 cũng như các compozit PbO2 - AgO và PbO2 - PANi
trong các dung dịch tổng hợp tương ứng.
2.1.2.2. Tổng hợp compozit PbO2 – AgO và PbO2
Sử dụng hệ điện hóa 3 điện cực để tổng hợp PbO2 và compozit PbO2 AgO. Trong đó điện cực so sánh (RE) là Ag/AgCl , điện cực đối (CE) là lưới
Pt và điện cực nghiên cứu (WE) là điện cực thép không rỉ (d = 6 mm, S =
0,283 cm2) được sử dụng để tạo lớp phủ PbO2 và compozit PbO2 - AgO.
Dung dịch tổng hợp PbO2 là hỗn hợp HNO3 0,1 M + Pb(NO3)2 0,5 M +
+ Cu(NO3)2 0,05 M + NaF 0,04 M + Etylenglicol 0,1 M. Khi tổng hợp
compozit PbO2 – AgO thì bổ sung thêm AgNO3 0,064 M.
Chế độ tổng hợp vật liệu theo phương pháp dòng tĩnh [13]. Mật độ dòng
được lựa chọn đối với compozit là 5, 6 và 7 mA/cm2, đối với PbO2 là 6
mA/cm2.
2.1.2.3. Tổng hợp compozit PbO2 – PANi và PbO2
Sử dụng hệ điện hóa 3 điện cực để tổng hợp PbO2 và PbO2 –PANi,
trong đó điện cực so sánh (RE) là Ag/AgCl, điện cực đối (CE) là lưới Pt và
38
điện cực nghiên cứu (WE) là điện cực thép không rỉ (d = 6 mm, S = 0,283
cm2) được sử dụng để tạo lớp phủ PbO2 và compozit PbO2 –PANi.
Dung dịch tổng hợp PbO2 là hỗn hợp HNO3 0,1 M + Pb(NO3)2 0,5 M
+ Cu(NO3)2 0,05 M + Etylenglicol 0,1 M. Khi tổng hợp compozit PbO2 PANi thì bổ sung thêm anilin 0,005 M.
Chế độ tổng hợp vật liệu theo 3 phương pháp khác nhau:
9 Phương pháp quét thế tuần hoàn trong khoảng điện thế 1,2 ÷ 1,7 V (tốc độ
thay đổi từ 50 ÷ 150 mV/s, số chu kỳ quét thay đổi từ 100 ÷ 500) để tạo
lớp phủ trên nền điện cực thép không rỉ (d = 6 mm, S = 0,283 cm2). Sau
khi tổng hợp xong, điện cực được rửa bằng nước cất và tráng axeton để
loại bỏ monome. Sau đó điện cực được sử dụng để khảo sát các tính chất
vật liệu.
9 Phương pháp xung dòng (chiều cao xung i = 30 mA/cm2, chiều rộng xung
là 3 s, thời gian nghỉ là 5 s) với số xung thay đổi từ 50 đến 150. Sau khi
tổng hợp xong, điện cực được rửa bằng nước cất và tráng axeton để loại
bỏ monome. Sau đó điện cực được sử dụng để khảo sát các tính chất vật
liệu.
9 Kết hợp điện hóa với hóa học: Chọn điện cực PbO2, PbO2-PANi đã tổng
hợp bằng quét thế tuần hoàn ở chế độ 300 chu kỳ và tốc độ quét 100 mV/s
và điện cực PbO2 bằng phương pháp xung dòng với chiều cao xung i = 30
mA/cm2, chiều rộng xung là 3 s, thời gian nghỉ là 5 s, và số xung là 100 để
nhúng tiếp vào dung dịch chứa HNO3 0,1 M + anilin 0,1 M từ 2 đến 5 lần
(thời gian mỗi lần nhúng là 60 s, khoảng cách mỗi lần nhúng là 60 s) để
hình thành nên compozit PbO2 - PANi, tiếp theo điện cực được rửa nước
cất và tráng axeton để loại bỏ monome. Sau đó điện cực được sử dụng để
khảo sát các tính chất vật liệu.
2.1.3. Nghiên cứu cấu trúc hình thái học của vật liệu
Các vật liệu compozit PbO2 - AgO, PbO2 - PANi và PbO2 được tổng
hợp tại các điều kiện và chế độ khác nhau trên nền điện cực thép không rỉ.
39
Sau khi tổng hợp, mẫu được xử lý bằng nước cất, tráng axeton để loại bỏ
monome và để khô tự nhiên. Mẫu được gắn lên băng dính kim loại (bằng
cacbon) để chụp XRD, EDX, SEM, TEM.
2.1.4. Nghiên cứu tính chất điện hóa
Sử dụng hệ điện hóa dạng 3 điện cực để nghiên cứu tính chất điện hóa.
Trong đó điện cực so sánh (RE) là Ag/AgCl , điện cực đối (CE) là lưới Pt và
điện cực nghiên cứu (WE) là điện cực PbO2, compozit PbO2 – AgO và
compozit PbO2 – PANi.
Các điện cực được khảo sát tính chất điện hóa trên thiết bị IM6 trong
dung dịch H2SO4 0,5 M sử dụng các phương pháp dưới đây:
- Đo đường cong phân cực vòng, tốc độ 5 mV/s trong khoảng điện
thế ± 150 mV so với E0.
- Quét thế tuần hoàn với tốc độ 100 mV/s, 30 chu kỳ trong khoảng
điện thế 0,7 V ÷ 1,8 V.
- Đo phổ tổng trở trong dải tần số 10 mHz ÷ 100 kHz, biên độ 5 mV
tại E0 và các điện thế ở 2 vùng anôt và catôt.
2.1.5. Nghiên cứu khả năng xúc tác của compozit PbO2 - AgO
Nghiên cứu khả năng xúc tác của compozit bằng phương pháp quét thế
điện động. Sử dụng hệ điện hóa 3 điện cực, trong đó điện cực so sánh (RE) là
Ag/AgCl , điện cực đối (CE) là lưới Pt và điện cực nghiên cứu (WE) là điện
cực PbO2 và compozit PbO2 – AgO. Thể tích dung dịch 30 ml.
9 Đối với NO2- khảo sát theo các nồng độ khác nhau từ 10 μg/l đến 6
mg/l trong môi trường KCl 0,1 M. Trong khoảng điện thế từ 0,7 ÷ 1,2
V, với tốc độ quét thế là 100 mV/s.
9 Đối với AsO2- khảo sát theo các nồng độ khác nhau từ 10 μg/l đến 1
mg/l trong môi trường KCl 0,1 M. Trong khoảng điện thế từ 0,7 ÷ 1,2
V, với tốc độ quét thế là 100 mV/s.
40
9 Đối với CN- khảo sát theo các nồng độ khác nhau từ 10 μg/l đến 8 mg/l
trong môi trường NaOH 0,1 M. Trong khoảng điện thế từ 0,4 ÷ 0,66 V,
với tốc độ quét thế là 100 mV/s.
2.1.6. Nghiên cứu khả năng xúc tác của compozit PbO2 - PANi
Sử dụng hệ điện hóa 3 điện cực trong đó điện cực so sánh (RE) là
Ag/AgCl , điện cực đối (CE) là lưới Pt và điện cực nghiên cứu (WE) là điện
cực PbO2 và compozit PbO2 – PANi.
Phương pháp thế điện động (tốc độ quét 100 mV/s, khoảng thế quét 1,4
÷ 2,2 V) được sử dụng để nghiên cứu khả năng xúc tác của các vật liệu đối
với quá trình oxi hóa metanol trong dung dịch axit H2SO4 0,5 M chứa metanol
với các nồng độ 0,5 M; 1,0 M và 2,0 M.
2.1.7. Nghiên cứu sự phụ thuộc điện thế của điện cực PbO2 và compozit
PbO2 - PANi theo pH
Sử dụng hệ điện hóa dạng 2 điện cực trong đó điện cực so sánh (RE) là
Ag/AgCl và điện cực nghiên cứu (WE) là điện cực PbO2 và compozit PbO2 –
PANi (được tổng hợp bằng phương pháp quét thế tuần hoàn).
Các dung dịch đệm có pH thay đổi từ 2 ÷ 12 được chuẩn bị theo
TCVN: 4320-86 [106]. Trước tiên sử dụng điện cực thủy tinh để đo pH thực
của các dung dịch đệm đã được chuẩn bị. Sau đó dùng các dung dịch đệm để
khảo sát sự phụ thuộc điện thế của điện cực PbO2 và compozit PbO2 - PANi
vào pH và xây dựng đường chuẩn.
Sử dụng các điện cực PbO2 và compozit PbO2 - PANi để xác định pH
trong một số mẫu nước ngọt tương tự trong tài liệu [103, 104].
41
2.2. Các phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Các phương pháp điện hóa
2.2.1.1. Phương pháp quét thế tuần hoàn (CV)
Nguyên lý: áp vào điện cực nghiên cứu một tín hiệu điện thế biến thiên
tuyến tính theo thời gian từ E1 đến E2 và ngược lại. Đo dòng đáp ứng theo
điện thế tương ứng sẽ cho ta đồ thị CV biểu diễn mối quan hệ dòng điện điện thế (hình 2.2 ) [101]. Tốc độ quét có thể thay đổi tùy theo từng đối tượng
nghiên cứu.
Sự xuất hiện các pic oxi hóa khử cho phép đánh giá về hoạt tính điện
hóa của vật liệu như độ thuận nghịch hay bất thuận nghịch (sự tương quan của
chiều cao pic, vị trí xuất hiện pic, hình dáng của pic).
I (mA)
R Æ O + neIpa
Epa
Epc
E (V)
Ipc
O + ne- Æ R
Hình 2.2: Quan hệ giữa dòng điện – điện thế trong quét thế tuần hoàn [107]
Dòng pic Ip xuất hiện được tính theo công thức:
Ip = K.n3/2 AD1/2Cv1/2
Trong đó:
(2.1)
K: hằng số Raidles – Cevick
A: diện tích điện cực (cm2)
n: số electron tham gia phản ứng điện cực
D: hệ số khuếch tán (cm2/s)
C: nồng độ chất trong dung dịch (mol/l)
v: tốc độ quét thế (mV/s)
Phương pháp quét thế tuần hoàn vòng được sử dụng trong luận án để:
42
- Tổng hợp compozit PbO2 - PANi tại các tốc độ khác nhau.
- Khảo sát hoạt tính điện hóa của các vật liệu trong môi trường H2SO4
0,5M với tốc độ quét 100 mV/s.
2.2.1.2. Phương pháp đo đường cong phân cực
Nguyên lý: áp vào điện cực nghiên cứu một tín hiệu điện thế biến thiên
tuyến tính với tốc độ đủ chậm (5 ÷ 10 mV/s) và đo dòng đáp ứng theo thời
gian.
Ngoại suy Tafel xác định dòng ăn mòn [107]
Đường thẳng Tafel là đoạn thẳng có giá trị cỡ 50 ÷ 100 mV. Vì vậy
không ngoại suy đường thẳng Tafel trong vùng sát E0 hoặc trong vùng có quá
thế quá lớn sẽ bị ảnh hưởng bởi quá trình khuếch tán và sẽ dẫn đến sai số.
lgi
Nhánh anot
Nhánh catot
lgio
E (V)
Eo
Hình 2.3: Đường cong phân cực dưới dạng lgi [107]
Phương trình đường thẳng Tafel:
9 Nhánh anôt: lg ia = lg io +
(1 − α ) zF
ηa
2,303RT
9 Nhánh catôt: lg ic = lg io −
αzF
2,303RT
ηc
(2.2)
(2.3)
Trong đó: F là hằng số Faraday, R là hằng số khí, T là nhiệt độ tuyệt
đối (K)
43
Từ phương trình đường thẳng Tafel người ta có thể xác định được các
thông số động học io, α, z và độ dốc Tafel. io còn gọi là mật độ dòng ăn mòn
hay mật độ dòng trao đổi.
Trong luận án đã khảo sát đường cong phân cực vòng với tốc độ quét 5
mV/s. Vì vậy ngoài ngoại suy Tafel để xác định dòng ăn mòn và điện thế ăn
mòn có thể dựa vào hình dạng của nhánh anôt khi quét đi và quét về để đánh
giá khả năng ăn mòn điểm của vật liệu.
2.2.1.3. Phương pháp đo tổng trở
Nguyên lý: Áp đặt một dao động nhỏ của điện thế hoặc dòng điện lên
hệ thống được nghiên cứu, tín hiệu đáp ứng thu được có dạng hình sin và lệch
pha so với dao động áp đặt. Đo sự lệch pha và tổng trở của hệ điện hóa cho
phép phân tích quá trình điện cực như: sự tham gia khuếch tán, động học, lớp
kép hoặc lý giải về bề mặt phát triển của điện cực [108].
Một bình điện hóa có thể coi như mạch điện bao gồm những thành phần
chủ yếu sau:
- Điện dung của lớp điện kép coi như một tụ điện Cd
- Tổng trở của quá trình Faraday Zf
- Điện trở chưa được bù RΩ, đó là điện trở dung dịch giữa điện cực so
sánh và điện cực nghiên cứu.
IC
Cd
R
IF + IC
Zf
IF
Hình 2.4: Mạch điện tương đương của một bình điện phân
Kết quả đo phổ tổng trở có thể biểu diễn dưới dạng phổ Nyquist hoặc
phổ Bode.
44
Z”
log│Z│
logφ
(RΩ + Rct)
ωmax = (Rct.Cd)-1
ω→ ∞
RΩ
RΩ
ω →0
(RΩ + Rct)
Z’
logf
Hình 2.5: Phổ Nyquist (trái) và phổ Bode (phải) của
một hệ điện hóa không xảy ra khuếch tán [108].
Phương pháp này được sử dụng để nghiên cứu tính chất điện hóa của
các vật liệu compozit PbO2 - AgO, PbO2 - PANi và PbO2 trong môi trường
H2SO4 0,5M.
2.2.1.4. Phương pháp dòng tĩnh
Nguyên lý: áp vào điện cực nghiên cứu một tín hiệu dòng điện không
đổi trong một khoảng thời gian t, ta đo đáp ứng của điện thế tương ứng với
thời gian [109].
E (V)
I (mA)
t (s)
t (s)
Hình 2.6: Quan hệ I-t và đáp ứng E-t trong phương pháp dòng tĩnh
Phương pháp này được sử dụng để tổng hợp compozit PbO2 - AgO và
PbO2 trên nền thép không rỉ tại các mật độ dòng thay đổi 5, 6 và 7 mA/cm2
với các thời gian khác nhau, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo điện lượng q = I. t
(2.4) là không đổi.
45
2.2.1.5. Phương pháp xung dòng
Nguyên lý: áp vào điện cực nghiên cứu một tín hiệu dòng điện không
đổi I (I ≠ 0) trong một khoảng thời gian tx, sau đó chuyển về I = 0 trong thời
gian tn (hình 2.7a), ta đo đáp ứng của điện thế theo thời gian (hình 2.7b).
E (V)
I (mA)
(b)
(a)
tx
I=0
tn
t (s)
t (s)
Hình 2.7: Quan hệ I-t (a) và đáp ứng E-t (b) trong phương pháp xung dòng
Trong luận án, mật độ dòng xung được lựa chọn có giá trị dương vì quá
trình tổng hợp vật liệu là quá trình oxy hóa.
Compozit PbO2 – PANi được tổng hợp bằng phương pháp xung dòng
trên nền thép không rỉ với số xung thay đổi khác nhau, chiều cao xung là i =
30 mA/cm2, thời gian phát xung tx = 3 s, thời gian nghỉ tn = 5 s.
2.2.1.6. Phương pháp thế điện động
Nguyên lý: áp vào điện cực nghiên cứu một tín hiệu điện thế biến thiên
tuyến tính theo thời gian từ E1 đến E2 với tốc độ không đổi. Đo đáp ứng dòng
tương ứng theo điện thế. Chiều cao của pic thể hiện tốc độ oxi hóa.
I (mA)
R Æ O + neIp
Epa
E1
E2
E (V)
Hình 2.8: Quan hệ giữa dòng – điện thế trong quét thế điện động.
46
Phương pháp này sử dụng để nghiên cứu khả năng oxi hóa của các anion
NO2-, AsO2- và CN- trên điện cực PbO2 và compozit PbO2 - AgO trong các
môi trường và khoảng điện thế khác nhau, với tốc độ 100 mV/s.
2.2.1.7. Phương pháp xác định mật độ dòng oxi hóa metanol
Mật độ dòng oxi hóa metanol chính là hiệu số mật độ dòng điện Δi
(hình 2.9b) giữa 2 đường cong quét thế điện động của điện cực (hình 2.9a) khi
dung dịch đo H2SO4 có và không có chứa metanol.
Δi = i – inền
(2.5)
Trong đó: i là mật độ dòng đáp ứng được đo trong dung dịch axit sunfuric có
mặt metanol và inền là mật độ dòng đo trong dung dịch nền.
Chiều cao của pic thể hiện tốc độ oxi hóa metanol.
i (mA/cm2)
(a)
Δi (mA/cm2)
Metanol
nền
Δi (mA/cm2)
ΔiΔip p
(a)
(b)
EAgAgCl (V)
EAgAgCl (V)
Hình 2.9: (a) Đường cong quét thế điện động
(b) Mật độ dòng oxi hóa metanol Δi
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu cấu trúc, hình thái học
2.2.2.1. Kính hiển vi điện tử quét (SEM)
Kính hiển vi điện tử quét SEM (Scanning Electron Microscope) được
dùng để khảo sát hình thái bề mặt và cấu trúc lớp mỏng dưới bề mặt.
Nguyên lý: Dùng một chùm điện tử hẹp quét trên bề mặt mẫu vật
nghiên cứu, sẽ có các bức xạ thứ cấp phát ra gồm: điện tử thứ cấp, điện tử tán
xạ ngược, điện tử Auger, tia X,... Thu thập và phục hồi hình ảnh của các bức
xạ ngược này ta sẽ có được hình ảnh bề mặt của vật liệu cần nghiên cứu.
47
Nguyên lý về độ phóng đại của SEM là muốn có độ phóng đại lớn thì
diện tích quét của tia điện tử càng hẹp. Ưu điểm của phương pháp SEM là xử
lý đơn giản, không phải phá hủy mẫu [110].
2.2.2.2. Kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM)
Kính hiển vi điện tử truyền qua (Transmission Electron Microscope) là
một thiết bị nghiên cứu vi cấu trúc vật rắn, sử dụng chùm điện tử có năng
lượng cao chiếu xuyên qua mẫu vật rắn mỏng và sử dụng các thấu kính từ để
tạo ảnh với độ phóng đại lớn (có thể lên đến hàng triệu lần), ảnh tạo ra trên
màng huỳnh quang hay trên phim quang học hoặc thiết bị kỹ thuật số.
Về mặt cấu tạo TEM là một thiết bị hình trụ cao khoảng 2 m, có một
nguồn phát xạ điện tử trên đỉnh (súng điện tử) để phát ra chùm điện tử. Chùm
này được tăng tốc trong môi trường chân không cao, sau khi đi qua các tụ
kính chùm điện tử tác động lên mẫu mỏng. Tùy thuộc vào từng vị trí và loại
mẫu mà chùm điện tử tán xạ ít hoặc nhiều. Mật độ điện tử truyền qua ngay
dưới mặt mẫu phản ánh lại tính trạng của mẫu, hình ảnh được phóng đại qua
một loạt các thấu kính trung gian và cuối cùng thu được trên màn huỳnh
quang. Do vậy ảnh của kính hiển vi điện tử truyền qua là hình ảnh bề mặt
dưới của mẫu thu được bởi chùm điện tử truyền qua mẫu [111].
2.2.2.3. Phương pháp EDX
Nguyên lý của phương pháp là dựa vào một tính năng quan trọng khác
của SEM để phân tích thành phần vật liệu. Như ta đã biết một chùm điện tử
có năng lượng cao khi bắn vào mẫu sẽ có tương tác với các lớp điện tử bên
trong các nguyên tử của mẫu và phát ra các tia X đặc trưng cho từng nguyên
tố. Dựa vào việc phân tích các tia X đặc trưng này ta sẽ phát hiện ra các
nguyên tố bên trong mẫu vật và có thể tính được tỷ phần từng nguyên tố. Đây
gọi là phép phân tích phổ tán sắc năng lượng EDS (Energy Dispersive
Spectroscopy) hay phổ tán sắc năng lượng tia X (EDX) [110].
48
2.2.2.4. Phương pháp nhiễu xạ tia X (XRD)
Phương pháp nhiễu xạ Rơnghen (X – Ray Diffraction) là phương pháp
phân tích vật lý hiện đại được ứng dụng rất phổ biến để nghiên cứu cấu trúc
tinh thể của các vật liệu. Khi chiếu tia X vào nguyên tử thì các điện tử sẽ dao
động quanh vị trí trung bình của chúng. Khi điện tử bị hãm (mất năng lượng)
nó sẽ phát xạ tia X. Quá trình hấp phụ và tái phát bức xạ điện tử này được gọi
là tán xạ. Nhiễu xạ là sự giao thoa tăng cường của nhiều hơn một sóng tán xạ.
Khi chiếu tia X vào vật rắn tinh thể ta thấy xuất hiện các tia nhiễu xạ với
cường độ và hướng khác nhau.
Điều kiện nhiễu xạ (điều kiện Bragg): 2dsinθ = nλ
(2.6)
Trong đó:
d : khoảng cách giữa các mặt nguyên tử phản xạ,
θ : góc phản xạ,
λ : bước sóng của tia X,
n = 1, 2, 3, …. được gọi là bậc phản xạ.
Tập hợp các cực đại nhiễu xạ Bragg dưới các góc 2θ khác nhau có thể ghi
nhận được bằng cách sử dụng đêtêctơ.
Căn cứ vào các cực đại nhiễu xạ trên giản đồ XRD tìm được 2θ. Từ đó
suy ra d theo điều kiện Bragg. So sánh giá trị d tính được với giá trị d chuẩn
sẽ xác định được thành phần cấu trúc tinh thể của vật chất. Ngoài ra, phương
pháp nhiễu xạ tia X cho phép xác định kích thước tinh thể dựa trên phương
pháp phân tích hình dáng và đặc điểm của đường phân bố cường độ nhiễu xạ
dọc theo trục góc 2θ [112].
2.2.2.5. Phương pháp đo phổ hồng ngoại (IR)
Phân tích phổ hồng ngoại IR (Infrared Spectroscopy) giúp ta xác định
được các loại dao động đặc trưng của các liên kết hay các nhóm chức có trong
phân tử. Mỗi loại dao động trong phân tử hấp thụ ở một tần số xác định được
thể hiện bởi những vân phổ mà đỉnh phổ ứng với tần số đó. Từ phổ hồng
49
ngoại ta xác định được vị trí (tần số) của vân phổ và cường độ, hình dạng của
vân phổ. Phổ hồng ngoại thường được ghi dưới dạng đường cong, sự phụ
thuộc của phần trăm truyền qua (100 I0/I) vào số sóng (ν = λ-1).
Phương pháp phổ hồng ngoại ngoài tác dụng phân tích định tính, định
lượng còn có vai trò hết sức quan trọng trong việc phân tích cấu trúc phân tử.
Dựa theo tần số cường độ để xác định sự tồn tại của các nhóm liên kết cạnh
tranh trong phân tử [113].
50
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Nghiên cứu tính chất của vật liệu compozit PbO2 - AgO
Biến tính PbO2 bằng AgO là một trong hai nội dung nghiên cứu quan
trọng của luận án. Luận án lựa chọn phương pháp dòng tĩnh để tổng hợp vật
liệu. Tính chất của vật liệu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến định hướng ứng dụng
của nó trong thực tế, vì vậy sau khi tổng hợp vật liệu đã được đánh giá cấu
trúc cũng như tính chất điện hóa.
3.1.1. Nghiên cứu cấu trúc hình thái học
3.1.1.1. Phân tích giản đồ nhiễu xạ tia X
Hình 3.1: Giản đồ nhiễu xạ tia X của PbO2 (a) và compozit PbO2 - AgO (b).
51
Hình 3.1 phản ánh giản đồ nhiễu xạ tia X của PbO2 (a) và compozit
PbO2 - AgO (b) cho thấy cả hai trường hợp đều xuất hiện các pic đặc trưng
cho cấu trúc β-PbO2 ở góc 2θ gần 32,0o; 62,4o và 66,5o. Không tìm thấy pic
đại diện cho cấu trúc α-PbO2. Các pic rất nhỏ tại vị trí góc 2θ gần 30,5o; 32,2o
và 64,5o trên hình 3.1b phản ánh sự có mặt của AgO [114]. Sự có mặt của
AgO trong compozit đã làm tăng chiều rộng các pic của PbO2 và các chân pic
được mở rộng hơn (pic của PbO2 tại 62,4o có chiều rộng chân pic 0,0465 rad,
còn trong compozit có chiều rộng 0,0649 rad). Như vậy AgO đã làm tăng
khuyết tật trong cấu trúc tinh thể của PbO2 và tồn tại cùng PbO2 trong cấu
trúc của compozit tương tự như công bố ở công trình [13].
3.1.1.2. Nghiên cứu phổ EDX
Phổ tán sắc năng lượng tia X (EDX) được tiến hành đo để góp phần
làm rõ hơn kết quả phân tích giản đồ nhiễu xạ Rơn-Ghen ở trên. Kết quả cho
thấy sự xuất hiện của 3 nguyên tố Pb, O và Ag với tỉ lệ khối lượng tương ứng
là 92,69%, 6,43% và 0,85% (hình 3.2). Kết quả này phù hợp với phổ nhiễu xạ
tia X và là minh chứng cho sự có mặt của AgO đồng kết tủa cùng PbO2 để tạo
nên compozit.
2100
1200
900
600
PbM z
1500
O K a A gM g
C o u n ts
1800
PbLl
2400
PbM b
A gLl
A g L a P b MA rg L b
A gLb2 A gLr
A g L r3
PbM a
2700
300
0
004
0.00 1.00 2.00 3.00 4.00 5.00 6.00 7.00 8.00 9.00 10.00
ZAF Method Standardless Quantitative Analysis
Fitting Coefficient : 0.2919
Element
(keV)
Mass% Error%
Atom% Compound
O K
0.525
6.43
0.09
46.90
Ag L
2.983
0.85
0.23
0.94
Pb M
2.342
92.69
0.23
52.16
Total
100.00
100.00
keV
Mass%
Cation
K
7.0261
0.5881
92.3858
Hình 3.2: Phổ tán sắc năng lượng tia X của compozit PbO2 - AgO
52
3.1.1.3. Phân tích ảnh SEM và TEM
Hình 3.3 là ảnh SEM của PbO2 và compozit PbO2 – AgO được tổng hợp
bằng phương pháp dòng không đổi tại các mật độ dòng khác nhau. Quan sát
ảnh SEM trên hình 3.3a cho thấy xuất hiện các tinh thể hình tứ diện lớn của
cấu trúc β-PbO2 đan xen với các tinh thể nhỏ hơn của cấu trúc α – PbO2 [28].
Đặc biệt các ảnh trên hình 3.3 từ b đến e của các compozit PbO2 - AgO xuất
hiện các vệt thẫm hình thoi ở đỉnh hình tứ diện là do sự có mặt của AgO trong
compozit. Đây là điểm khác biệt giữa compozit PbO2 - AgO với điện cực chỉ
có PbO2. Compozit tổng hợp tại mật độ dòng 6 mA/cm2 có kích thước hạt nhỏ
hơn và đồng đều hơn các compozit tổng hợp tại các mật độ dòng khác.
(b)
(a)
(d)
(c)
(e)
Hình 3.3: Ảnh SEM của PbO2 và compozit PbO2 - AgO tổng hợp bằng
phương pháp dòng không đổi
(a) PbO2 6 mA/cm2, (b, c) PbO2 – AgO 6 mA/cm2
(d) PbO2 – AgO 5 mA/cm2, (e) PbO2 – AgO 7 mA/cm2
Trên hình 3.4 là ảnh TEM của compozit PbO2 – AgO. Quan sát trên
hình cho thấy có hai màu sáng và tối rõ nét của PbO2 và AgO. Như vậy
compozit PbO2 – AgO đã được tổng hợp thành công.
53
Hình 3.4: Ảnh TEM của compozit PbO2 - AgO
3.1.2. Nghiên cứu tính chất điện hóa
3.1.2.1. Xác định độ bền điện hóa
log i (mA/cm2)
1,E+00
1,E-01
1,E-02
1,E-03
E01
1,E-04
Ecorr
1,E-05
1
1,1
1,2
1,3
compozit 5mA/cm2
compozit 6mA/cm2
compozit 7mA/cm2
1,4
1,5
1,6
EAg/AgCl (V)
Hình 3.5: Đường cong phân cực vòng của compozit PbO2 – AgO trong dung
dịch H2SO4 0,5 M, tốc độ quét 5 mV/s.
Hình 3.5 thể hiện các đường cong phân cực vòng của các compozit
PbO2 - AgO trên điện cực thép không rỉ được tổng hợp bằng phương pháp
dòng không đổi tại các mật độ dòng khác nhau (5 mA/cm2, 6 mA/cm2, 7
mA/cm2) ở dạng logarit trong dung dịch H2SO4 0,5 M với tốc độ quét 5 mV/s.
Tương tự như [115] lớp phủ PbO2 đã bảo vệ ăn mòn cho nền thép không rỉ,
trong luận án này compozit PbO2-AgO sẽ được nghiên cứu khả năng bảo vệ
ăn mòn cho lớp nền. Từ các đường cong phân cực vòng trên hình 3.5 có thể
54
xác định điện thế ăn mòn Ecorr và dòng ăn mòn icorr bằng phương pháp ngoại
suy Tafel và kết quả được thể hiện trong bảng 3.1
Bảng 3.1: Các thông số động học thu được từ đường cong phân cực vòng
của các compozit PbO2 - AgO
Mẫu compozit tổng
icorr
hợp tại mật độ dòng
(μA/cm2)
5 mA/cm2
Ecorr (V)
E01 (V)
∆E0 (mV)
8,2
1,242
1,441
199
6 mA/cm2
1,75
1,232
1,408
176
7 mA/cm2
11,63
1,246
1,441
195
Từ kết quả trên bảng 3.1 cho thấy các giá trị điện thế ăn mòn Ecorr và
dòng ăn mòn icorr phụ thuộc vào mật độ dòng tổng hợp compozit PbO2 - AgO.
Compozit tổng hợp tại mật độ dòng i = 6 mA/cm2 có điện thế ăn mòn Ecorr
âm hơn các mẫu khác không đáng kể (10 ÷ 12 mV) nhưng có mật độ dòng ăn
mòn nhỏ hơn rất nhiều (1,75 μA/cm2) và cũng có giá trị ∆E0 nhỏ nhất trong
các compozit (176 mV). Như vậy compozit tổng hợp tại mật độ dòng 6
mA/cm2 có khả năng bị ăn mòn sớm hơn một chút, nhưng tốc độ ăn mòn
giảm mạnh (4,5÷7,5 lần). Nguyên nhân có thể do cấu trúc hình thái học bề
mặt trong trường hợp này vừa đồng đều, vừa chặt sít hơn (hình 3.3).
Để nghiên cứu ảnh hưởng của AgO đến độ bền điện hóa của điện cực
compozit PbO2 – AgO, điện cực PbO2 được tổng hợp ở cùng chế độ dòng
không đổi (6 mA/cm2) và khảo sát đường cong phân cực để so sánh (hình
3.6). Sau khi tiến hành ngoại suy Tafel đã xác định được điện thế ăn mòn Ecorr
= 1,225 V, dòng ăn mòn icorr = 7,8 μA/cm2, và E01 = 1,408 V, ∆E0 = 183 mV.
Như vậy so với compozit thì điện cực PbO2 có điện thế ăn mòn âm 7 mV, tức
là bị ăn mòn sớm hơn và mật độ dòng ăn mòn cũng lớn hơn gần 4,5 lần, tức là
tốc độ bị ăn mòn nhanh hơn 4,5 lần. Như vậy biến tính thêm AgO đã làm tăng
độ bền điện hóa của vật liệu.
55
Xu thế bị ăn mòn điểm không chỉ phụ thuộc vào điện thế ăn mòn điểm
mà còn phụ thuộc vào hình dạng của vòng trễ khi quét ngược lại. Tại điện thế
mà vòng trễ kết thúc càng dương thì khả năng ăn mòn điểm càng ít [116].
Dựa vào hình 3.5 và hình 3.6 thấy rằng các mẫu compozit và PbO2 đều
không xuất hiện ăn mòn điểm vì không thấy xuất hiện điểm cắt giữa 2 nhánh
anôt khi quét đi và quét về.
log i (mA/cm2)
1,E+00
1,E-01
1,E-02
1,E-03
1,E-04
E01
Ecorr
1,E-05
PbO2 6mA/cm2
compozit 6mA/cm2
1,E-06
1
1,1
1,2
1,3
1,4
1,5
1,6
EAg/AgCl (V)
Hình 3.6: Đường cong phân cực vòng của compozit PbO2 – AgO và của điện
cực PbO2 trong dung dịch H2SO4 0,5 M, tốc độ quét 5 mV/s.
3.1.2.2. Khảo sát phổ quét thế tuần hoàn CV
Phổ quét thế tuần hoàn CV của các điện cực compozit PbO2 - AgO
được tổng hợp bằng phương pháp dòng không đổi với các mật độ dòng khác
nhau (5 mA/cm2, 6 mA/cm2, 7 mA/cm2) và của điện cực PbO2 tổng hợp tại
mật độ dòng 6 mA/cm2 trong dung dịch H2SO4 0,5 M với tốc độ 100 mV/s
được thể hiện trên hình 3.7. Quan sát chu kỳ đầu tiên của tất cả các mẫu đo
đều không thấy xuất hiện pic anôt mà xuất hiện rõ hai pic catôt tại vị trí điện
thế 1,1 V và 1,24 V tương ứng quá trình khử của PbO2 ở hai dạng α và β về
PbSO4, trong đó dạng α chiếm ưu thế hơn dạng β vì chiều cao pic khử lớn
hơn. Phản ứng điện hóa xảy ra theo phương trình sau:
56
α − PbO2 + HSO4− + 2e + 3H + → PbSO4 + 2 H 2 O (3.1)
β − PbO2 + HSO4− + 2e + 3H + → PbSO4 + 2H 2 O (3.2)
i (mA/cm2)
i (mA/cm2)
40
(a)
20
α
80
β
(b)
α
30
β
0
-20
-20
α
-40
β
-60
α
ck1
ck2
ck5
ck10
ck20
ck30
-70
β
-120
-80
0,7
1,0
1,3
1,6
1,9
E Ag/AgCl (V)
i (mA/cm2)
ck1
ck2
ck5
ck10
ck20
ck30
0.7
1.0
1.6
1.3
i (mA/cm2)
40
60
(c)
α
1.9
E Ag/AgCl (V)
β
β
(d)
20
20
α
0
-20
-20
ck30
ck20
ck10
ck5
ck2
ck1
α
-60
β
1,0
β
-40
-60
-100
0,7
ck1
ck2
ck5
ck10
ck20
ck30
α
1,3
1,6
E Ag/AgCl (V)
1,9
0.7
1.0
1.3
1.6
1.9
E Ag/AgCl (V)
Hình 3.7: Phổ CV của điện cực compozit PbO2 - AgO được tổng hợp tại các
mật độ dòng khác nhau: (a): 5 mA/cm2, (b): 6 mA/cm2, (c): 7 mA/cm2 và
(d) điện cực PbO2 được tổng hợp tại 6 mA/cm2
trong dung dịch H2SO4 0,5 M, tốc độ quét thế 100 mV/s.
Quan sát hình 3.7 còn thấy ở chu kỳ 2 pic khử dạng α biến mất và sau
đó xuất hiện trở lại ở dạng vai pic, trong khi pic khử dạng β giảm và sau đó
lại tăng dần theo số chu kỳ quét. Sau khi khử về PbSO4 ở chu kỳ thứ 1, thì chỉ
một phần rất nhỏ PbSO4 được oxi hóa trở lại thành PbO2 nên chỉ quan sát thấy
pic dạng β và cho tới chu kỳ 10 dạng α mới xuất hiện. Nguyên nhân là do
57
PbSO4 là vật liệu không dẫn điện và không cùng thể tích tinh thể với PbO2
nên quá trình oxi hóa ở những chu kỳ đầu còn gặp khó khăn. Tuy nhiên khi
chu kỳ quét càng tăng lên thì chiều cao pic oxi hóa và khử cũng tăng dần,
chứng tỏ quá trình biến đổi cấu trúc đã làm tăng hoạt tính điện hóa của PbO2.
Như vậy hai dạng cấu trúc tinh thể α và β đều tồn tại trong PbO2 và
compozit PbO2 – AgO, trong đó dạng α chiếm ưu thế hơn (hình 3.8). So với
điện cực PbO2, 2 pic khử của compozit đều cao hơn nhờ sự có mặt của AgO
đã làm tăng hoạt tính điện hóa của điện cực, trong đó compozit tổng hợp tại
mật độ dòng 6 mA/cm2 có có hoạt tính điện hóa tốt nhất vì chiều cao pic khử
là lớn nhất.
i (mA/cm2)
30
20
10
0
-10
-20
-30
β
-40
compozit 5mA/cm2
compozit 6mA/cm2
compozit 7mA/cm2
PbO2 6mA/cm2
α
-50
0,7
0,9
1,1
1,3
1,5
1,7
1,9
E Ag/AgCl (V)
Hình 3.8. Chu kỳ 1 trong phổ CV của các compozit PbO2 – AgO và PbO2
đo trong dung dịch H2SO4 0,5 M với tốc độ quét 100 mV/s.
Tương tự ta cũng so sánh chu kỳ 30 của các điện cực compozit và điện
cực PbO2 (hình 3.9) thấy rằng xuất hiện rất rõ hai pic anôt hình thành nên
dạng α và β- PbO2 tại điện thế 1,64 V và 1,75 V tương ứng với phản ứng điện
hóa (3.3), (3.4) và một pic khử của β- PbO2 về PbSO4 .
PbSO4 + 2 H 2 O − 2e → α − PbO2 + HSO4− + 3H + (3.3)
58
α − PbO2 → β − PbO2
(3.4)
Vị trí pic khử của các compozit hầu như không thay đổi tuy nhiên vị trí pic
khử của PbO2 đã lệch về phía âm hơn so với pic khử của các compozit (vị trí
của β- PbO2). Chiều cao của các pic oxi hóa và khử của các compozit đều
cao hơn so với điện cực PbO2, trong đó compozit tổng hợp tại mật độ dòng 6
mA/cm2 có chiều cao pic oxi hóa và khử là lớn nhất. Điều này một lần nữa
khẳng định ảnh hưởng của AgO đến hoạt tính điện hóa của PbO2 và compozit
tổng hợp tại mật độ dòng 6 mA/cm2 có hoạt tính điện hóa tốt nhất.
i (mA/cm2)
60
β
α
30
0
-30
-60
compozit 5mA/cm2
compozit 6mA/cm2
compozit 7mA/cm2
PbO2 6mA/cm2
-90
β
-120
0,7
0,9
1,1
1,3
1,5
1,7
1,9
E Ag/AgCl (V)
Hình 3.9. Chu kỳ 30 trong phổ CV của các compozit PbO2 - AgO và PbO2
đo trong dung dịch H2SO4 0,5 M với tốc độ quét 100 mV/s.
3.1.2.3. Nghiên cứu phổ tổng trở
Hình 3.10a biểu diễn phổ tổng trở dạng Nyquist trong dung dịch axit
H2SO4 0,5 M, khoảng tần số 10 mHz ÷ 100 kHz, biên độ 5 mV của điện cực
PbO2 và các compozit PbO2 - AgO được tổng hợp bằng phương pháp dòng
không đổi tại các mật độ dòng khác nhau. Quan sát hình 3.10a thấy rằng dạng
phổ Nyquist của hai vật liệu PbO2 và compozit PbO2 – AgO rất khác nhau. Để
nghiên cứu sâu hơn, các kết quả đo tổng trở được tiến hành mô phỏng bằng
phần mềm Thales (trên máy điện hóa IM6) cho kết quả là sơ đồ mạch điện
59
tương đương ở hình 3.10b và các giá trị từng thành phần trong sơ đồ tương
đương được thể hiện trong bảng 3.2.
1,6
Do - compozit 5mA/cm2
Mo phong - compozit 5mA/cm2
Do - compozit 6mA/cm2
- Z” (kΩ)
mo phong - compozit 6mA/cm2
1,2
Do - Compozit 7mA/cm2
Mo phong - compozit 7mA/cm2
Do - PbO2 6mA/cm2
Mo phong - PbO2 6mA/cm2
0,8
0,4
(a)
0
0,0
0,4
0,8
1,2
1,6
Z’ (kΩ)
Rdd
CCPE1
CCPE2
CCPE3
(b)
Rct1
Rct2
Hình 3.10: (a) Phổ Nyquist của PbO2 và các compozit PbO2 – AgO trong môi
trường axit H2SO4 0,5 M, khoảng tần số 10 mHz ÷ 100 kHz, biên độ 5 mV.
( đường nét liền là đường mô phỏng, các ký hiệu là các điểm đo thực)
(b) Sơ đồ tương đương của các phổ Nyquist
Trong đó:
Rdd: Điện trở dung dịch
CCPE1: Thành phần pha không đổi của lớp màng điện cực
điện cực
Rct1: Điện trở chuyển điện tích của các quá trình xảy ra trên bề mặt
CCPE2: Thành phần pha không đổi trong lỗ xốp
Rct2: Điện trở chuyển điện tích của các quá trình xảy ra trong lỗ xốp
60
CCPE3: Thành phần pha không đổi của sản phẩm ăn mòn trên lớp
nền.
Bảng 3.2: Bảng giá trị các thành phần trong sơ đồ tương đương của
điện cực PbO2 và các compozit PbO2 - AgO
Mẫu
Rdd
Ohm
Compozit 3,016
CCPE1
Rct1
CCPE2
Rct2
CCPE3
µF
Số mũ
Ohm
µF
Số mũ
Kohm
F
Số mũ
167,2
0,6857
62,96
109,7
0,609
3,123
0,3108 0,011
198,8
0,629
37,85
140,9
0,611
1,699
21,830 0,0079
127,2
0,6972
42,31
107,3
0,6257
9,190
0,5867 0,016
120,8
0,6165
88,86
83,33
0,4388
0,1827 0,0021 0,1338
2
5mA/cm
Compozit 2,557
6mA/cm2
Compozit 2,481
7mA/cm2
PbO2
3,413
6mA/cm2
Từ kết quả trên bảng 3.2 cho thấy các giá trị thành phần pha không đổi
của các compozit PbO2 - AgO đều lớn hơn so với PbO2, đặc biệt là CCPE3 đã
được cải thiện rất nhiều có vai trò bảo vệ điện cực khỏi bị ăn mòn. Điện trở
chuyển điện tích Rct1 của các lớp màng compozit đều nhỏ hơn điện trở
chuyển điện tích của lớp màng PbO2 (88,86 Ω) cho nên phản ứng điện hóa
xảy ra trên bề mặt compozit dễ dàng hơn bề mặt chì đioxit. Mặt khác Rct1 của
compozit tổng hợp tại mật độ dòng 6 mA/cm2 có giá trị nhỏ nhất (37,85 Ω)
nên phản ứng điện hóa xảy ra trên bề mặt điện cực là dễ nhất hay khả năng
xúc tác điện hóa của điện cực là tốt nhất. Như vậy điện cực compozit có hoạt
tính điện hóa tốt hơn điện cực PbO2 và kết quả này phù hợp với các kết quả
đo CV ở trên.
Xét về các quá trình trong lỗ xốp thấy rằng thành phần pha không đổi
CCPE2 của các lớp màng compozit có điện dung và số mũ lớn hơn so với lớp
màng PbO2. Điện trở chuyển điện tích Rct2 trong lỗ xốp của lớp màng
61
compozit rất lớn gấp 9 ÷ 54 lần so với lớp màng PbO2. Điều này chứng tỏ
phản ứng điện hóa rất khó xảy ra trên ranh giới giữa nền thép không rỉ và lớp
compozit PbO2 - AgO, như vậy việc bảo vệ ăn mòn điện cực được tốt hơn.
3.2. So sánh hoạt tính xúc tác điện hóa của compozit PbO2 - AgO với
PbO2 định hướng ứng dụng trong phân tích môi trường
Một vật liệu có hoạt tính xúc tác điện hóa cao sẽ được ứng dụng vào
nhiều quá trình điện hóa trong thực tế như chế tạo sen sơ điện hóa, xử lý ô
nhiễm nước thải hay tổng hợp điện hóa. Trong luận án này sẽ nghiên cứu
đánh giá vai trò xúc tác điện hóa đối với một số ion như nitrit, asen (III) và
xyanua của compozit PbO2 - AgO nhằm hướng tới sử dụng vật liệu này để
chế tạo sen sơ phát hiện các ion trên trong môi trường nước.
3.2.1. Nghiên cứu khả năng xúc tác đối với quá trình oxi hóa nitrit
i (μA/cm2)
i (μA/cm2)
210
145
80
150
6.00mg
4.00mg
2.00mg
1.00mg
0.50mg
0.10mg
0.01mg
nền KCl
6.00mg
4.00mg
2.00mg
1.00mg
0.50mg
0.10mg
0.01mg
nen KCl
100
50
15
4
(b)
(a)
(b)
(a)
0
-50
0.6
0.8
1.0
1.2
1.4
E (V/Ag/AgCl)
0.6
0.8
1.0
1.2
1.4
E(V/Ag/AgCl)
Hình 3.11: Đường cong thế điện động của của điện cực PbO2 (a), điện cực compozit
PbO2 - AgO (b) đo trong dung dịch KCl 0,1 M với các nồng độ nitrit khác nhau.
Tốc độ quét thế 100 mV/s.
Hình 3.11 thể hiện đường cong thế điện động của điện cực PbO2 (a) và
compozit PbO2 – AgO (b) trong dung dịch KCl 0,1 M có chứa nồng độ nitrit
thay đổi từ 0,01 ÷ 6 mg/l, tốc độ quét thế 100 mV/s. Pic oxi hóa xuất hiện rõ
tại vị trí điện thế 0,97 V so với điện cực so sánh bạc/bạc clorua, đây là điện
62
thế oxi hóa của nitrit tương tự như trong tài liệu [4, 17] đã công bố. Phản ứng
điện hóa xảy ra theo phương trình sau:
NO 2− + H 2 O − 2e → NO 3− + 2 H + (3.5)
Từ kết quả trên hình 3.11a thấy rằng trong khoảng nồng độ nitrit thấp
từ 0,0 ÷ 0,1 mg/l thì các đường cong thế điện động gần như trùng nhau và
không quan sát được pic oxi hóa của nitrit, đến khi nồng độ nitrit là 0,5 mg/l
thì bắt đầu xuất hiện pic oxi hóa của nitrit. Trong khoảng nồng độ từ 0,5 ÷ 6
mg/l các pic oxi hóa của nitrit rất rõ ràng, chiều cao và diện tích pic oxi hóa
phụ thuộc theo nồng độ nitrit được thể hiện trong bảng 3.3.
Bảng 3.3: Sự phụ thuộc của chiều cao pic oxi hóa và diện tích pic
vào nồng độ nitrit trên điện cực PbO2
Cnitrit (mg/l)
i pic (μA/cm2)
q (μC/cm2)
0,5
73,14
10,74
1,0
92,60
25,72
2,0
117,79
51,80
4,0
151,48
77,77
6,0
176,77
105,16
Từ kết quả trên bảng 3.3 thấy rằng có sự phụ thuộc tuyến tính của chiều
cao pic oxi hóa vào nồng độ nitrit theo phương trình y = 18,245x + 73,096
(3.6) (R2 = 0,97) và sự phụ thuộc của diện tích pic vào nồng độ nitrit theo
phương trình y = 16,564x + 9,5159 (3.7) (R2 = 0,9741) (hình 3.12). Như vậy
chiều cao pic oxi hóa và diện tích pic oxi hóa trên điện cực PbO2 phụ thuộc
tuyến tính vào nồng độ nitrit trong khoảng nồng độ 0,5 ÷ 6 mg/l nên có thể áp
dụng các phương trình tuyến tính thu được để phân tích nồng độ nitrit trong
nước. Nồng độ nitrit thấp nhất trong khoảng tuyến tính trên điện cực PbO2 là
0,5 mg/l.
63
q (μC/cm2)
i (μA/cm2)
210
150
y = 18.245x + 73.096
2
R = 0.97
140
100
y = 16.564x + 9.5159
2
R = 0.9741
70
50
Mật độ dòng (μA/cm2)
Điện lượng (μC/cm2)
Linear (điện lượng (μC/cm2))
Linear (mật độ dòng (μA/cm2))
0
0
0
2
4
6
8
Cnitrit(mg/l)
Hình 3.12: Sự phụ thuộc của chiều cao pic oxi hóa và diện tích pic vào nồng
độ ion nitrit tại khoảng nồng độ (0,5 ÷ 6 mg/l) trong dung dịch KCl 0,1 M
trên điện cực PbO2. Tốc độ quét thế 100 mV/s.
Tương tự từ các đường cong thế điện động của điện cực compozit PbO2
- AgO trên hình 3.11b cho thấy các pic oxi hóa của nitrit rất rõ ràng, chiều
cao và diện tích pic oxi hóa phụ thuộc theo nồng độ nitrit được thể hiện trong
bảng 3.4. Từ các kết quả trong bảng 3.4 ta tìm được hai khoảng nồng độ tuyến
tính, khoảng nồng độ thấp từ 0,01 ÷1 mg/l và khoảng nồng độ cao từ 1÷ 6
mg/l. Trong khoảng nồng độ thấp có sự phụ thuộc tuyến tính của chiều cao
pic oxi hóa vào nồng độ nitrit theo phương trình y = 30,038x + 39,217 (3.8)
(R2 = 0,9733) và sự phụ thuộc của diện tích pic vào nồng độ nitrit theo
phương trình y = 19,404x + 4,706 (R2 = 0,9962) (3.9) (hình 3.13a). Trong
khoảng nồng độ nitrit cao từ 1 ÷ 6 mg/l có sự phụ thuộc tuyến tính của chiều
cao pic oxi hóa vào nồng độ nitrit theo phương trình y = 12,576x + 57,227
(3.10) (R2 = 0,9944) và sự phụ thuộc của diện tích pic vào nồng độ nitrit theo
phương trình y = 6,835x + 15,885 (3.11) (R2 = 0,9932) (hình 3.13b).
64
Bảng 3.4: Sự phụ thuộc của chiều cao pic oxi hóa và diện tích pic
vào nồng độ nitrit trên điện cực compozit PbO2 - AgO
Cnitrit (mg/l)
i pic (μA/cm2)
q (μC/cm2)
0,01
37,07
4,54
0,1
43,60
7,32
0,5
56,60
15,16
1,0
67,96
24,10
2,0
83,40
28,16
4,0
110,00
42,58
6,0
131,00
57,56
i (μA/cm2)
q (μC/cm2)
i (μA/cm2)
30
75
q (μC/cm2)
140
80
y = 30.038x + 39.217
y = 12.576x + 57.227
2
R = 0.9733
105
60
2
R = 0.9944
20
50
y = 19.404x + 4.9706
2
25
10
Mật độ dòng (μA/cm2 )
Điện lượng (μC/cm2 )
Linear (điện lượng (μC/cm2 ))
(a)
Mật độ dòng (μA/cm2)
35
Linear (mật độ dòng (μA/cm2 ))
0
0.4
0.8
1.2
CC
(mg/l)
(mg/l)
nitrit
asen(III)
40
2
R = 0.9932
(b)
0
0.0
y = 6.835x + 15.885
70
R = 0.9962
20
Điện lượng (μC/cm2)
Linear (Mật độ dòng (μA/cm2))
Linear (điện lượng (μC/cm2))
0
0
0
2
4
6
C
nitrit(mg/l)
Casen(III)
(mg/l)
8
Hình 3.13: Sự phụ thuộc của diện tích pic và chiều cao pic oxi hóa vào nồng
độ ion nitrit tại hai khoảng nồng độ 0,01÷1 mg/l (a); 1÷6 mg/l (b)
trong dung dịch KCl 0,1 M trên điện cực compozit PbO2 - AgO .
Tốc độ quét thế 100 mV/s.
Như vậy chiều cao pic oxi hóa và diện tích pic oxi hóa trên điện cực
compozit PbO2 – AgO đều phụ thuộc vào nồng độ nitrit theo hai dải nồng độ
0,01 ÷ 1 mg/l, 1 ÷ 6 mg/l và có độ tuyến tính cao nên có thể áp dụng các
65
phương trình tuyến tính thu được để phân tích nồng độ nitrit trong nước.
Nhận xét: Điện cực PbO2 sau khi được biến tính thêm AgO có khả năng xúc
tác cho quá trình oxi hóa nitrit tốt hơn rất nhiều và nồng độ nitrit thấp nhất
trong khoảng tuyến tính có thể phát hiện trên điện cực compozit PbO2 - AgO
là 10 μg/l, trong khi trên điện cực PbO2 là 0,5 mg/l.
3.2.2. Nghiên cứu khả năng xúc tác đối với quá trình oxi hóa Asen (III)
i (μA/cm2)
i (μA/cm2)
90
120
1.00mg
0.70mg
0.50mg
0.30mg
0.10mg
0.01mg
nền
60
30
1.00 mg
0.70 mg
0.50 mg
0.30 mg
80
0.10 mg
0.01 mg
nền
40
0
(b)
(a)
(b)
(a)
0
-30
4
0.6
0.8
1.0
1.2
E (V/Ag/AgCl)
1.4
-
0.6
0.8
1.0
1.2
1.4
E (V/Ag/AgCl)
Hình 3.14: Đường cong thế điện độngcủa điện cực PbO2 (a), của điện cực
compozit PbO2 – AgO (b) đo trong dung dịch KCl 0,1 M với các nồng độ
As(III) khác nhau. Tốc độ quét thế 100 mV/s.
Hình 3.14 trình bày kết quả khảo sát đường cong thế điện động của
điện cực PbO2 (a) và compozit PbO2 - AgO (b) đo trong dung dịch KCl 0,1 M
có chứa asen(III) có nồng độ thay đổi từ 0,01 đến 1 mg/l với tốc độ quét thế
100 mV/s. Quan sát hình 3.14 thấy rằng xuất hiện pic oxi hóa ứng với quá
trình oxi hóa asen (III) theo phương trình: As3+ - 2e → As5+ (3.12).
Kết quả thu được từ các đường cong thế điện động của điện cực PbO2
trên hình 3.14a cho thấy ở khoảng nồng độ asen thấp không xuất hiện pic oxi
hóa, khi nồng độ asen là 0,3 mg/l mới bắt đầu xuất hiện pic. Chiều cao pic oxi
hóa và diện tích pic tại các nồng độ khác nhau được thể hiện trong bảng 3.5.
66
Bảng 3.5: Sự phụ thuộc của chiều cao pic oxi hóa và diện tích pic
vào nồng độ As(III) trên điện cực PbO2
Casen(III) (mg/l)
i pic (μA/cm2)
q (μC/cm2)
0,3
38,84
2,34
0,5
41,84
2,89
0,7
47,51
4,84
1,0
49,71
5,96
i (μA/cm2)
q (μC/cm2)
60
9
y = 16.268x + 34.306
2
R = 0.9397
40
6
y = 5.5219x + 0.555
2
R = 0.9546
20
3
Mật độ dòng (μA/cm2)
Điện lượng (μC/cm2)
Linear (điện lượng (μC/cm2))
Linear (mật độ dòng (μA/cm2))
0
0
0.0
0.4
0.8
1.2
Casen (mg/l)
Hình 3.15: Sự phụ thuộc của chiều cao pic oxi hóa và diện tích pic vào
nồng độ ion asen (0,3 ÷ 1 mg/l) trên điện cực PbO2 trong dung dịch
KCl 0, 1M. Tốc độ quét thế 100 mV/s.
Từ kết quả trên bảng 3.5 ta sẽ tìm được sự phụ thuộc tuyến tính của
chiều cao pic oxi hóa vào nồng độ asen theo phương trình y = 16,268x +
34,306 (3.13) ( R2 = 0,9758) và diện tích pic oxi hóa vào nồng độ asen theo
phương trình y = 5,5219x + 0,555 (3.14) (R2 = 0,9546) như trên hình 3.15.
Như vậy trong khoảng nồng độ asen (III) từ 0,3 ÷ 1 mg/l có thể áp
dụng các phương trình tuyến tính thu được để phân tích nồng độ asen(III)
67
trong nước trên điện cực PbO2 và nồng độ asen(III) thấp nhất trong khoảng
tuyến tính là 0,3 mg/l.
Hình 3.14b cho thấy vị trí pic oxi hóa của asen(III) trên điện cực
compozit bị thay đổi lệch về phía dương (khoảng 160 mV) khi tăng nồng độ
asen (III). Chiều cao pic oxi hóa và diện tích pic tại các nồng độ khác nhau
trên điện cực compozit PbO2 - AgO được thể hiện trong bảng 3.6. Kết quả
trong bảng 3.6 và hình 3.16 cho thấy có sự phụ thuộc tuyến tính của chiều cao
pic oxi hóa vào nồng độ asen (III) theo phương trình y = 41,045x + 54,962
(3.15) với độ tuyến tính R2 = 0,9758 và diện tích pic oxi hóa vào nồng độ asen
theo phương trình y = 16,28x + 4,3922 (3.16) (R2 = 0,9509).
Bảng 3.6: Sự phụ thuộc của chiều cao pic oxi hóa và diện tích pic
vào nồng độ As(III) trên điện cực compozit PbO2 - AgO
Casen(III) (mg/l)
i pic (μA/cm2)
q (μC/cm2)
0,01
52,8
3,07
0,1
61,6
7,89
0,3
65,2
9,69
0,5
78,2
12,56
0,7
84,9
14,07
1,0
94,2
21,57
Như vậy trong khoảng nồng độ Asen (III) từ 10 μg đến 1 mg/l có sự
phụ thuộc tuyến tính của nồng độ asen theo chiều cao và diện tích pic oxi hóa
với độ tuyến tính cao, nên có thể áp dụng các phương trình tuyến tính thu
được để phân tích nồng độ asen (III) trong nước trên điện cực compozit PbO2
- AgO với nồng độ thấp nhất trong khoảng tuyến tính là 10 μg/l.
68
q (μC/cm2)
i (µA/cm2)
30
120
y = 41.045x + 54.962
80
20
2
R = 0.9758
y = 16.28x + 4.3922
2
R = 0.9509
10
40
mật độ dòng (μA/cm2)
điện lượng (μC/cm2)
Linear (mật độ dòng (μA/cm2) )
Linear (điện lượng (μC/cm2))
0
0
0.0
0.3
0.6
0.9
1.2
Casen(mg/l)
Hình 3.16: Sự phụ thuộc của chiều cao pic oxi hóa và diện tích pic vào
nồng độ ion asen (0,01 ÷ 1 mg/l) trên điện cực PbO2 - AgO trong
dung dịch KCl 0,1 M. Tốc độ quét thế 100 mV/s.
Nhận xét: Điện cực compozit PbO2 - AgO có khả năng xúc tác cho quá trình
oxi hóa asen (III) tốt hơn điện cực PbO2. Nồng độ asen (III) thấp nhất trong
khoảng tuyến tính trên điện cực compozit là 10 μg/l.
3.2.3. Nghiên cứu khả năng xúc tác đối với quá trình oxi hóa xyanua
i (μA/cm2)
i (μA/cm2)
220
300
1.00mg
0.70mg
0.50mg
0.30mg
0.10mg
0.01mg
nền
160
100
1.00mg
0.70mg
0.50mg
0.30mg
0.10mg
0.01mg
nền
200
100
40
(a)
(b)
(a)
(b)
0
-20
0.3
0.4
0.5
0.6
0.7
0.8
E(V/Ag/AgCl)
0.3
0.4
0.5
0.6
0.7
0.8
E(V/Ag/AgCl)
Hình 3.17: Đường cong thế điện động của điện cực PbO2 (a) và PbO2 – AgO (b) đo
trong dung dịch NaOH 0,1 M và các nồng độ CN- khác nhau (từ 0,01 ÷ 1 mg/l).
Tốc độ quét thế 100 mV/s.
69
i (μA/cm2)
i (μA/cm2)
600
430
8.00mg
6.00mg
4.00mg
2.00mg
1.00mg
nền
280
400
8.00mg
6.00mg
4.00mg
2.00mg
1.00mg
nền
200
130
(a)
(b)
(b)
(a)
0
-20
0.3
0.4
0.5
0.6
0.7
0.8
0.3
0.4
0.5
E (V/Ag/AgCl)
0.6
0.7
0.8
E (V/Ag/AgCl)
Hình 3.18: Đường cong thế điện động của điện cực PbO2 (a), PbO2 – AgO (b)
trong dung dịch NaOH 0,1 M và các nồng độ CN- khác nhau (từ 1 ÷ 8 mg/l).
Tốc độ quét thế 100 mV/s.
Đường cong thế điện động của điện cực compozit PbO2 - AgO và điện
cực PbO2 trong dung dịch NaOH 0,1 M với các nồng độ CN- khác nhau, tốc
độ quét thế 100 mV/s được trình bày trên hai hình 3.17 và 3.18. Từ các hình
3.17 và 3.18 thấy rằng pic oxi hóa của CN- xuất hiện rõ tại vị trí điện thế
0,588 V tương ứng với quá trình oxi hóa của CN- như sau:
CN- + 2OH- - 2e → CNO- + H2O
(3.17)
Khi tăng nồng độ CN- lên thì chiều cao pic oxi hóa cũng tăng lên. Tuy
nhiên tại cùng một nồng độ xyanua thì chiều cao pic oxi hóa trên điện cực
PbO2 (hình 3.17a và 3.18a) thấp hơn so với trên điện cực compozit (hình
3.17b và 3.18b). Như vậy khả năng phát hiện xyanua trên điện cực compozit
là dễ dàng hơn. Bảng 3.7 và bảng 3.8 thể hiện các giá trị chiều cao pic oxi hóa
và diện tích pic tại các nồng độ xyanua khác nhau trên điện cực PbO2 và
compozit PbO2 - AgO.
70
Bảng 3.7: Sự phụ thuộc của chiều cao pic oxi hóa và diện tích pic
vào nồng độ xyanua trên điện cực PbO2
Cxyanua (mg/l)
i pic (μA/cm2)
q (μC/cm2)
0,3
85,25
1,58
0,5
99,15
2,68
0,7
107,74
4,61
1,0
118,05
7,50
2,0
146,03
14,30
4,0
218,58
34,61
6,0
302,69
56,82
8,0
388,73
76,25
i (μA/cm2)
2
2
Q (μA/cm
q (μC/cm
) )
600
100
2 2
q (μC/cm
) )
Q (μA/cm
i (μA/cm2)
90
420
(a)
(b)
450
75
280
y = 49.683x + 113.66
2
R = 0.9969
2
R = 0.9961
300
y = 7.6763x - 0.1257
2
R = 0.9963
2
150
Mật độ dòng (μA/cm )
Điện lượng (μC/cm2 )
Linear (điện lượng (μC/cm2 ))
Linear (mật độ dòng (μA/cm2 ))
0
2.5
5.0
7.5
y = 9.7807x - 2.7132
2
R = 0.9976
50
30
140
Mật độ dòng (μA/cm2)
Điên lượng (μC/cm2)
Linear (điện lượng (μC/cm2))
Linear (mật độ dòng (μA/cm2))
25
0
0.0
60
y = 38.211x + 75.806
10.0
0
0
3
-
CCN (mg/l)
0
9
6
CCN-(mg/l)
Hình 3.19: Sự phụ thuộc của chiều cao pic oxi hóa và diện tích pic vào nồng
độ ion CN- trong dung dịch NaOH 0,1 M trên điện cực PbO2 - AgO (a),
PbO2 (b). Tốc độ quét thế 100 mV/s.
71
Bảng 3.8: Sự phụ thuộc của chiều cao pic oxi hóa và diện tích pic
vào nồng độ xyanua trên điện cực compozit PbO2 - AgO
Cxyanua (mg/l)
i pic (μA/cm2)
q (μC/cm2)
0,01
93,99
1,55
0,1
113,07
2,24
0,3
131,80
2,56
0,5
147,70
3,24
0,7
156,23
4,31
1,0
172,09
6,01
2,0
213,77
13,04
4,0
308,62
31,93
6,0
413,53
45,18
8,0
509,12
61,24
Từ các kết quả trên bảng 3.7 và bảng 3.8 sẽ tìm được sự phụ thuộc
tuyến tính của chiều cao pic oxi hóa và diện tích pic oxi hóa vào nồng độ
xyanua trên hai hình 3.19 a và b theo các phương trình lần lượt là:
Trên điện cực PbO2:
và
y = 38,211x + 75,806 (R2 = 0,9969)
(3.18)
y = 9,7807x – 2,7132 (R2 = 0,9976)
(3.19)
Trên điện cực compozit PbO2 – AgO:
y = 49,683x + 113,66 (R2 = 0,9961)
và
y = 7,6763x – 0,1257
(R2 = 0,9963).
(3.20)
(3.21)
Nồng độ xyanua thấp nhất trong khoảng tuyến tính trên điện cực PbO2
là 0,3 mg/l và trên điện cực compozit là 10 μg/l. Như vậy trong khoảng nồng
độ xyanua 0,3 ÷ 8 mg/l có thể áp dụng các phương trình tuyến tính (3.18),
(3.19) để xác định hàm lượng xyanua trong nước đối với điện cực PbO2 và
72
trong khoảng nồng độ từ 10 μg/l ÷ 8 mg/l có thể áp dụng các phương trình
tuyến tính (3.20), (3.21) để xác định hàm lượng xyanua trong nước đối với
điện cực compozit PbO2 - AgO.
Nhận xét: Điện cực compozit PbO2 - AgO có khả năng xúc tác cho quá trình
oxi hóa xyanua tốt hơn điện cực PbO2. Nồng độ xyanua thấp nhất trong
khoảng tuyến tính trên điện cực compozit là 10 μg/l.
Qua các kết quả đã thu được cho thấy PbO2 biến tính bằng AgO đã làm
thay đổi cấu trúc hình thái học của vật liệu dẫn đến làm tăng khả năng xúc tác
điện hóa của điện cực. Nhờ việc cải thiện này mà khả năng ứng dụng làm vật
liệu chế tạo sen sơ điện hóa của compozit PbO2 - AgO sẽ tốt hơn so với
PbO2.
3.3. Nghiên cứu biến tính PbO2 bằng PANi
Trong phần này luận án sẽ nghiên cứu biến tính PbO2 bằng cách đưa
thêm polyanilin, một polyme dẫn điện để cải thiện tính chất của vật liệu về
mặt cấu trúc và điện hóa nhằm định hướng ứng dụng vật liệu trong việc xác
định nồng độ metanol cũng như xác định pH trong môi trường. Vật liệu
compozit PbO2 - PANi là một vật liệu mới được nghiên cứu tổng hợp bằng
nhiều cách khác nhau như bằng phương pháp điện hóa (CV, xung dòng) cũng
như kết hợp giữa điện hóa và hóa học (nhúng trong dung dịch anilin) nhằm
tìm ra được phương pháp tổng hợp tối ưu để tạo ra compozit PbO2- PANi có
cấu trúc hình thái học đồng đều, bền điện hóa, có độ dẫn điện tốt,…
3.3.1. Nghiên cứu cấu trúc vật liệu
3.3.1.1. Phân tích ảnh SEM
Compozit PbO2 – PANi tổng hợp bằng phương pháp CV
Trước hết luận án sẽ lựa chọn tốc độ tổng hợp compozit PbO2 - PANi
cố định (100 mV/s) để khảo sát sự thay đổi hình thái của bề mặt điện cực theo
số chu kỳ tổng hợp (hình 3.20). Khi tăng số chu kỳ tổng hợp từ 100 chu kỳ
lên 500 chu kỳ thì bề dày của lớp compozit tăng lên và kích thước hạt cũng
73
tăng lên. Compozit đạt kích thước nano với số chu kỳ tổng hợp từ 100 đến
300 chu kỳ. Tuy nhiên với số chu kỳ tổng hợp là 100 thì bề dày lớp màng
compozit rất mỏng và không đồng đều. Compozit tổng hợp tại 300 chu kỳ có
bề mặt đồng đều và đặc khít nhất. Compozit tổng hợp với 400 và 500 chu kỳ
có kích thước hạt to, xốp, không đồng đều.
Như vậy compozit tổng hợp bằng phương pháp CV tại tốc độ quét
100mV/s và với số chu kỳ tổng hợp là 300 là compozit có cấu trúc bề mặt
chặt sít và tương đối đồng đều nhất.
Hình 3.20. Ảnh SEM của compozit PbO2 - PANi tổng hợp bằng phương pháp
CV tại tốc độ quét 100 mV/s với số chu kỳ khác nhau.
Hình 3.21 so sánh ảnh SEM của PbO2 và compozit PbO2 - PANi tổng
hợp bằng phương pháp CV (300 chu kỳ) với các tốc độ khác nhau trên nền
thép không rỉ cho thấy rằng có sự khác nhau rõ rệt về hình thái học của PbO2
74
và compozit. Lớp kết tủa PbO2 gồm những tinh thể hình tứ diện của cấu trúc
β-PbO2 được sắp xếp đặc khít và có các kích thước hạt khác nhau (hình d)
trong khi quan sát hình a, b và c thì thấy có sự đan xen của sợi PANi và tinh
thể PbO2 do đó không quan sát được cấu trúc tinh thể của PbO2 dạng trực thoi
(dạng α) hay tứ diện (dạng β). Ngoài ra hình thái học bề mặt của compozit
đồng đều hơn và kích thước các hạt đạt kích thước trong vùng nanomet. So
sánh các mẫu compozit với nhau thấy rằng tổng hợp vật liệu với tốc độ 100
mV/s cho bề mặt đồng đều nhất.
Nhận xét : Hình thái học bề mặt của compozit PbO2 - PANi đạt được cấu trúc
nanomet, chặt sít và đồng đều nhất khi lựa chọn điều kiện tổng hợp là 300 chu
kỳ quét với tốc độ 100 mV/s.
a
b
c
d
Hình 3.21: Ảnh SEM của compozit PbO2 - PANi tổng hợp bằng phương pháp
CV, 300 chu kỳ tại các tốc độ quét khác nhau (a) 50 mV/s, (b) 100 mV/s,
(c) 150 mV/s và của PbO2 tại tốc độ 100 mV/s (d).
Compozit PbO2 - PANi tổng hợp bằng phương pháp xung dòng
Hình 3.22 là ảnh SEM của PbO2 và compozit PbO2 - PANi tổng hợp
bằng phương pháp xung dòng, trong đó PbO2 xuất hiện các tinh thể hình tứ
75
diện của cấu trúc β-PbO2 đan xen với các tinh thể nhỏ hơn của cấu trúc αPbO2, tuy nhiên cấu trúc β-PbO2 là chủ yếu và kích thước hạt trung bình đạt
cỡ 1μm (hình 3.22a). Các hình từ b đến d là ảnh SEM của các compozit tổng
hợp với số xung khác nhau. Quan sát hình cho thấy xuất hiện các búi sợi
PANi đan xen giữa các tinh thể PbO2. Khi số xung tổng hợp càng tăng lên thì
kích thước hạt của PbO2 cũng tăng từ 1 μm (50 xung) lên 2 μm (150 xung) và
sự phân bố búi sợi PANi lại giảm đi.
PANi
(a)
(b)
PbO2
PbO2
PbO2
(c)
PANi
PANi
(d)
Hình 3.22 : Ảnh SEM của các vật liệu tổng hợp bằng phương pháp xung dòng
(i = 30 mA/cm2, chiều rộng xung là 3 s, thời gian nghỉ là 5 s)
a :PbO2 (100 xung), b : PbO2 - PANi (50 xung),
c : PbO2 - PANi (100 xung), d : PbO2 - PANi (150 xung).
Compozit PbO2 - PANi tổng hợp bằng phương pháp CV kết hợp với hóa
học
Ảnh SEM của PbO2 (hình 3.23a) cho thấy chì đioxit tồn tại ở dạng hình
tứ diện (β-PbO2) là chủ yếu. Tuy nhiên, sau khi PbO2 được nhúng vào trong
dung dịch anilin trong môi trường axit để tạo thành compozit PbO2 - PANi
(hình 3.23c) thì bề mặt điện cực đã hoàn toàn thay đổi do tạo thành các sợi
PANi có kích thước nano theo phản ứng oxi hóa [117].
76
Pb4+ + 2C6H5NH2
→
Pb2+ + 2C6H5NH2+.
(3.22)
Như vậy anilin đã chuyển hóa thành các gốc cation radical anilinume. Các gốc
này sẽ bắt đầu phản ứng polyme hóa để tạo thành sợi PANi trên bề mặt và các
ion Pb2+ trong mạng lưới PANi sẽ bị hòa tan trong dung dịch. Quan sát hình
3.23b thấy rằng PbO2 - PANi được tổng hợp bằng phương pháp CV có cấu trúc
đặc khít, mịn, đồng nhất, trong khi đó ảnh c và d có cấu trúc xốp tạo ra các lỗ
trống đan xen giữa các búi sợi PANi. Compozit PbO2 - PANi hình thành bằng
phương pháp kết hợp giữa CV với hóa học từ lớp PbO2 (hình c) có khoảng
trống nhiều hơn so với từ lớp PbO2 - PANi (hình d).
Hình 3.23 : Ảnh SEM của vật liệu tổng hợp bằng phương pháp CV (a : PbO2,
b : PbO2 - PANi) và compozit PbO2 - PANi được tổng hợp bằng phương
pháp CV kết hợp với hóa học (c : PbO2 tổng hợp bằng phương pháp CV, sau
đó nhúng trong dung dịch anilin ; d : PbO2 - PANi tổng hợp bằng phương
pháp CV, sau đó nhúng trong dung dịch anilin).
77
Compozit PbO2 – PANi tổng hợp bằng phương pháp xung dòng kết hợp với
hóa học
Hình 3.24 là ảnh SEM của điện cực PbO2 được tổng hợp bằng phương
pháp xung dòng trước khi nhúng (a) và sau khi nhúng vào dung dịch chứa
anilin (b và c). Quan sát trên hình 3.24 a nhận thấy xuất hiện các tinh thể hình
tứ diện của cấu trúc β-PbO2 có kích thước không đồng đều đan xen với các
tinh thể nhỏ hơn của cấu trúc α-PbO2. Điện cực PbO2 sau khi nhúng vào dung
dịch anilin đã có sự thay đổi hình thái học hoàn toàn do tạo thành các sợi
PANi có cấu trúc nano bao phủ lên bề mặt điện cực theo phản ứng oxi hóa
(3.22). Bề mặt compozit trong hình 3.24b đặc khít hơn compozit trên hình
3.24c. Như vậy khi tăng số lần nhúng vào dung dịch anilin lên thì hàm lượng
PANi hình thành nhiều hơn và tạo thành điện cực xốp hơn.
Hình 3.24 : Ảnh SEM của điện cực PbO2 tổng hợp bằng phương pháp xung
dòng (a) và compozit PbO2 – PANi (b) : PbO2 nhúng trong dung dịch anilin
2 lần, (c) : PbO2 nhúng trong dung dịch anilin 5 lần.
78
3.3.1.2. Phân tích ảnh TEM
PbO2-PANi-010
Print Mag: 208000x @ 51 mm
4:31:25 p 04/20/010
TEM Mode: Imaging
Microscopist: Tran Quang Huy
20 nm
HV=80.0kV
Direct Mag: 100000x
EMLab-NIHE
Hình 3.25 : Ảnh TEM của compozit PbO2 - PANi tổng hợp bằng phương
pháp CV, 300 chu kỳ, tốc độ 100 mV/s.
Hình 3.26 : Ảnh TEM của compozit PbO2 - PANi được tổng hợp bằng các
phương pháp CV kết hợp với hóa học : (a) PbO2 và (b) PbO2 - PANi tổng
hợp bằng phương pháp CV sau đó nhúng trong dung dịch anilin.
Ảnh TEM của các compozit PbO2 - PANi tổng hợp bằng các phương
pháp khác nhau được thể hiện trong các hình 3.25 đến hình 3.28 đều cho thấy
có hai màu sắc khác nhau rõ ràng, trong đó màu sáng là của PANi và màu tối
thuộc về PbO2. Điều này chứng tỏ rằng vật liệu compozit đã được tổng hợp
thành công và đều đạt kích thước nanomet.
Ngoài ra còn thấy rằng compozit tổng hợp bằng phương pháp CV cho
kích thước hạt nhỏ hơn so với phương pháp xung dòng.
79
Hình 3.27 : Ảnh TEM của compozit PbO2 - PANi tổng hợp bằng phương
pháp xung dòng với 100 xung.
Hình 3.28 : Ảnh TEM của compozit PbO2 - PANi tổng hợp bằng phương
pháp xung dòng kết hợp với hóa học
(a) nhúng 2 lần, (b) nhúng 5 lần trong dung dịch chứa anilin.
3.3.1.3. Phân tích giản đồ nhiễu xạ tia X
Compozit PbO2 - PANi tổng hợp bằng phương pháp CV
Hình 3.29 là các giản đồ nhiễu xạ tia X của compozit PbO2 - PANi
được tổng hợp bằng phương pháp CV với 300 chu kỳ tại các tốc độ tổng hợp
khác nhau : tốc độ 50 mV/s (a), 100 mV/s (b), 150 mV/s (c) và giản đồ (d) là
của vật liệu PbO2 được tổng hợp bằng phương pháp CV, 300 chu kỳ với tốc
độ 100 mV/s. Từ hình 3.29 nhận thấy giản đồ XRD của các compozit PbO2 PANi (a, b, c) xuất hiện pic tại góc 20 gần 30o đặc trưng cho cấu trúc của α80
PbO2 và pic thứ hai tại góc 2θ gần 62,4o đặc trưng cho cấu trúc của β-PbO2
tương tự như trong công bố ở công trình [118]. Trên giản đồ XRD (d) xuất
hiện 3 pic tại các góc 2θ gần 32o ; 49,2o và 62,4o tương ứng với các pic đặc
trưng cho cấu trúc β-PbO2. Không quan sát được các pic đặc trưng cho cấu
trúc α-PbO2 trên giản đồ (d). Mặt khác trên giản đồ XRD, pic tại góc 2θ gần
64,2o của compozit (a, b, c) có cường độ lớn hơn rất nhiều so với PbO2 (d).
Như vậy trong compozit PbO2 tồn tại ở cả hai dạng α và β còn trong vật
liệu PbO2 thì chỉ tồn tại ở dạng β. Sự có mặt của PANi trong compozit đã ảnh
hưởng đến cấu trúc của PbO2.
Cps
1600.00
Z-Theta – Scale
SIEMENS D5000, X-Ray Lab., Hanoi 25-Mar-2010 14 :28
β-PbO2
α-PbO2
a
(PbO2-PANi
50mV/s)
b
(PbO2-PANi
100mV/s)
c
(PbO2-PANi
150mV/s)
0.00
β-PbO2
d
25
30
35
(PbO2
100mV/s)
40
45
β-PbO2
50
55
60
65
70
2θ degree
Hình 3.29 : Giản đồ XRD của PbO2 và compozit PbO2 - PANi được tổng hợp
bằng phương pháp CV (300 chu kỳ) tại các tốc độ quét khác nhau.
Compozit PbO2 - PANi tổng hợp bằng phương pháp xung dòng
Hình 3.30 là các giản đồ nhiễu xạ tia X của PANi (a), compozit PbO2 PANi (b, c, d) và PbO2 (e). Trên giản đồ a xuất hiện pic đặc trưng cho PANi
tại vị trí góc 2θ tại 25,3o. Trên các giản đồ b, c, d xuất hiện các pic tại vị trí
góc 2θ = 30o ; 32o ; 36,2o; 49,2o ; 59o và 62,5o đại diện cho cấu trúc của βPbO2 [118]. Trên các giản đồ b, c và d xuất hiện một pic tại vị trí góc 2θ =
34,5o với cường độ yếu của cấu trúc α-PbO2. Giản đồ XRD của điện cực PbO2
chế tạo ở 100 xung chỉ xuất hiện 2 pic tại vị trí 30o và 62,5o của cấu trúc β81
PbO2. Như vậy sự có mặt của PANi trong compozit đã ảnh hưởng đến cấu
trúc của PbO2. PbO2 trong compozit tồn tại ở cả hai dạng α và β, trong vật liệu
PbO2 chỉ tồn tại ở dạng β.
250.00
2-Theta – Scale
SIEMEN D5000, X-Ray Lab., Hanoi 31-Oct-2011 16:18
PANi
β-PbO2
(a)
β-PbO2
Cps
(b)
β-PbO2
β-PbO2
(c)
β-PbO2
β-PbO2
β-PbO2
(d)
α-PbO2
0.00
(e)
20
25
30
35
40
45
50
55
60
65
70
Góc 2θ
Hình 3.30 : Giản đồ nhiễu xạ tia X của PANi (a), compozit PbO2 - PANi tổng
hợp bằng phương pháp xung dòng (b) 50 xung, (c) 100 xung, (d) 150 xung
và (e) PbO2 100 xung.
Compozit PbO2 - PANi tổng hợp bằng phương pháp CV kết hợp với hóa
học
Tương tự như các compozit PbO2 - PANi được tổng hợp bằng các
phương pháp khác giản đồ XRD cũng được sử dụng để xác định cấu trúc của
vật liệu nghiên cứu. Hình 3.31 là giản đồ XRD của PbO2 tổng hợp bằng
phương pháp CV (a) có 3 pic nhỏ tại góc 2θ gần 30o, 32o, 49o và một pic với
cường độ lớn ở góc trên 62o đặc trưng cho cấu trúc của β-PbO2. Trên giản đồ
b và c của compozit tổng hợp bằng phương pháp CV và kết hợp với phương
pháp hóa học cũng xuất hiện một pic đầu tiên ở góc 2θ bằng 30o và pic thứ hai
với cường độ lớn ở góc 2θ trên 62o, điều này chứng minh sự tồn tại của βPbO2 tương tự như trong tài liệu [118]. Quan sát trên giản đồ (d) thấy 2 pic
xuất hiện tại góc 2θ lớn hơn 32o và 49o cũng thuộc về cấu trúc β-PbO2. Như
vậy chỉ có cấu trúc β-PbO2 tồn tại trong compozit đã tổng hợp được. Đây là
82
bằng chứng chứng minh chỉ một phần PbO2 trên bề mặt bị khử thành Pb2+,
sau đó Pb2+ có thể di chuyển vào dung dịch và phần còn lại của PbO2 được giữ
2000.00
lại trong mạng lưới compozit.
(a)
Cps
(b)
(c)
0.00
(d)
30
35
40
45
50
55
60
65
70
2θ-degree
Hình 3.31: Giản đồ XRD của vật liệu tổng hợp bằng phương pháp CV
(a: PbO2, b: PbO2 - PANi) và vật liệu PbO2 - PANi kết hợp CV với hóa học
(c: PbO2 và d: PbO2 - PANi kết tủa bằng phương pháp CV, sau đó nhúng
trong dung dịch anilin)
Compozit PbO2 - PANi tổng hợp bằng phương pháp xung dòng kết hợp với
hóa học
Giản đồ nhiễu xạ tia X của điện cực PbO2 được tổng hợp bằng phương
pháp xung dòng trước và sau khi nhúng vào dung dịch chứa anilin được thể
hiện trong hình 3.32 . Sau khi nhúng vào dung dịch anilin thì PbO2 sẽ oxi hóa
anilin để tạo thành polyanilin hình thành nên compozit PbO2 - PANi. Quan sát
các giản đồ nhiễu xạ tia X (a, b, c) trên hình 3.32 thấy xuất hiện pic tại vị trí
góc 2θ = 30o và pic thứ hai có cường độ rất mạnh tại vị trí 62o đây là các pic
đặc trưng cho cấu trúc của β-PbO2. Như vậy chứng tỏ trong compozit PbO2
83
tồn tại ở dạng β-PbO2 và chỉ một phần PbO2 bị khử thành Pb2+ đi vào dung
dịch.
Hình 3.32 : Các giản đồ XRD của PbO2 tổng hợp bằng phương pháp xung
dòng (a) và compozit PbO2 – PANi tổng hợp bằng phương pháp xung dòng
kết hợp với phương pháp nhúng : (b) nhúng hai lần, (c) nhúng 5 lần trong
dung dịch chứa anilin.
Nhận xét: Như vậy qua phân tích giản đồ nhiễu xạ tia X của các compozit
PbO2 - PANi tổng hợp bằng các phương pháp khác nhau đều chứng tỏ sự tồn
tại của PbO2 trong các compozit này. Compozit tổng hợp bằng phương pháp
xung dòng và phương pháp quét thế tuần hoàn CV thì PbO2 tồn tại ở cả hai
dạng α và β. Compozit tổng hợp bằng phương pháp xung dòng kết hợp với
phương pháp hóa học và compozit tổng hợp bằng phương pháp CV kết hợp
với phương pháp hóa học thì PbO2 tồn tại chủ yếu ở dạng β- PbO2.
3.3.1.4. Phân tích phổ hồng ngoại IR
Compozit PbO2 - PANi tổng hợp bằng phương pháp CV và CV kết hợp hóa
học
84
0.050
(a)
3460.22
A 0.040
b
s
o 0.030
b
a
n 0.020
c
e
0.010
537.68
1626.36
1082.26
1037.32 577.37
1515.81
1417.99
1370.41
2934.6
3112,20
808.68
804.68
868.13
0.000
4000
3500
3000
2500
2000
1500
1000
500
-
Wavenumber (cm-1)
Hình 3.33 : Phổ hồng ngoại của compozit PbO2 - PANi tổng hợp
bằng phương pháp CV, 300 chu kỳ, tốc độ 100 mV/s.
Từ các phổ hồng ngoại của các compozit PbO2 - PANi được tổng hợp
bằng phương pháp quét thế tuần hoàn CV và kết hợp giữa phương pháp CV
với phương pháp hóa học trên các hình 3.33, hình 3.34 và hình 3.35 ta thu
được kết quả trong bảng 3.9. Như vậy các kết quả đã chứng minh các dao
động đặc trưng của các liên kết trong nhóm benzoid, quinoid, -N=quinoid=N, N-H,…hay đã chứng minh sự tồn tại của PANi trong các compozit tương tự
như các công bố trong các tài liệu [119 – 121].
0.6
A
b
s
o
b
a
n
c
e
(b)
0.4
3330.72
1088.97
2910.63
0.2
824.70
1592.79
0.0
4000
3500
3000
2500
2000
1500
1000
500
Wavenumber (cm-1)
Hình 3.34: Phổ IR của compozit PbO2 - PANi được tổng hợp bằng phương
pháp CV kết hợp hóa học (PbO2 nhúng trong dung dịch anilin)
85
0,18
2951,45
2859,35
A
b
s 0,12
o
b
a
n
c 0,06
e
(c)
521,89
3008,13
1146,78
1088,3
1519,4
785,30
1648,37 1398,4 931,01
1572,71
1673,59
1238,45
0,00
4000
3500
3000
2500
2000
1500
1000
500
Wavenumber (cm-1)
Hình 3.35: Phổ IR của compozit PbO2 - PANi được tổng hợp bằng phương
pháp CV kết hợp hóa học (PbO2 - PANi nhúng trong dung dịch anilin)
Bảng 3.9: Kết quả phân tích phổ hồng ngoại của compozit PbO2 - PANi tổng
hợp bằng phương pháp CV và CV kết hợp với hóa học.
Số sóng ν (cm-1)
Tổng hợp bằng
pp CV
PbO2 nhúng
Dao động đặc trưng
Compozit
của các liên kết
trong dd anilin nhúng trong dd
anilin
3460; 3112
3330
3100
νΝ−Η
2934
2910
3008 ÷ 2859
νC−Η aromatic
1370
1400
1358
-N=quinoid=N-
1626
1650
1648
Benzoid
1515
1592
1572
Quinoid
1082
1088
1146
C-N+
868; 808
824
931; 785
N-H
577; 537
600; 535
600 ÷ 521
Hấp phụ NO3-
86
Compozit PbO2 - PANi tổng hợp bằng phương pháp xung dòng và xung
dòng kết hợp hóa học
Qua phân tích các phổ hồng ngoại trên hình 3.36, hình 3.37 và kết quả
phân tích phổ hổng ngoại trên bảng 3.10 đã chứng minh sự có mặt của PANi
trong các mẫu compozit được tổng hợp bằng phương pháp xung dòng và kết
hợp giữa phương pháp xung dòng với phương pháp hóa học nhờ các tín hiệu
hồng ngoại phản ánh sự tồn tại của các nhóm benzoid, quinoid,
-
N=quinoid=N-, N-H, cũng như một số nhóm chức chính của nó tương tự như
trong các tài liệu đã được công bố [119 – 121]. Kết quả phân tích này cũng
chứng minh rằng PANi xuất hiện trong compozit tồn tại ở dạng muối
Emeraldine.
Hình 3.36 : Phổ hồng ngoại của compozit PbO2 - PANi tổng hợp bằng
phương pháp xung dòng.
87
Hình 3.37: Phổ hồng ngoại của compozit PbO2 - PANi tổng hợp bằng
phương pháp xung dòng kết hợp với phương pháp hóa học.
Bảng 3.10: Kết quả phân tích phổ hồng ngoại của các compozit PbO2 - PANi
tổng hợp bằng phương pháp xung dòng và xung dòng kết hợp hóa học.
Số sóng ν (cm-1)
Dao động đặc trưng của
Phương pháp
Phương pháp xung
xung dòng
dòng kết hợp hóa học
các liên kết
3447 ÷ 3206
νN-H
3043 ÷ 2916
νC-H vòng thơm
1652
benzoid
1533
quinoid
1441÷ 1357
1447 ÷ 1353
-N=quinoid=N-
1168
1182, 1096
C-N+
917
905, 825
δN-H
597,81
650, 592
Hấp phụ NO3-
3001 ÷ 2845
88
Nhận xét : Bằng các phương pháp nghiên cứu cấu trúc hình thái học như
SEM, TEM, X-ray, IR đã chứng minh compozit PbO2 - PANi được tổng hợp
thành công bằng các phương pháp quét thế tuần hoàn, xung dòng và kết hợp
giữa phương pháp CV với phương pháp hóa học, phương pháp xung dòng
với phương pháp hóa học. Với mục đích sử dụng compozit làm vật liệu anôt
xúc tác cho quá trình oxi hóa metanol thì cấu trúc hình thái học của điện cực
rất quan trọng. Qua các nghiên cứu cấu trúc hình thái học nhận thấy compozit
PbO2 - PANi tổng hợp bằng phương pháp CV có bề mặt đồng đều và đặc khít
nhất, đạt kích thước nano. Vì vậy compozit này được lựa chọn để nghiên cứu
tính chất điện hóa. Đối với một điện cực xốp như compozit PbO2 - PANi để
làm vật liệu anôt thì tính chất điện hóa là rất quan trọng để nghiên cứu cơ chế
các quá trình xảy ra trên điện cực, độ bền điện hóa, bền ăn mòn,…
3.3.2. Nghiên cứu tính chất điện hóa của compozit PbO2 - PANi
3.3.2.1. Xác định độ bền điện hóa
lgi (mA/cm2)
1.E+01
1.E+00
1.E-01
50 mv/s
1.E-02
E
Ecorr
corr
1.E-03
1.1
1.2
100 mV/s
E01
1.3
150 mV/s
1.4
1.5
E Ag/AgCl (V)
Hình 3.38: Đường cong phân cực vòng của các compozit PbO2 - PANi
tổng hợp bằng phương pháp CV tại các tốc độ khác nhau,
trong dung dịch H2SO4 0,5 M, tốc độ quét 5 mV/s.
89
Theo [115] lớp phủ PbO2 có khả năng bảo vệ ăn mòn cho nền thép
không rỉ, trong luận án này compozit PbO2 - PANi sẽ được nghiên cứu khả
năng bảo vệ ăn mòn cho lớp nền bằng phương pháp đo đường cong phân cực
vòng. Hình 3.38 trình bày các đường cong phân cực vòng của các compozit
PbO2 - PANi trên nền thép không rỉ dưới dạng logarit trong dung dịch H2SO4
0,5 M với tốc độ quét thế 5 mV/s. Từ các đường cong phân cực vòng bằng
phương pháp ngoại suy Tafel có thể xác định được điện thế ăn mòn Ecorr và
dòng ăn mòn icorr (bảng 3.11). Giá trị điện thế ăn mòn có thể đánh giá được xu
thế ăn mòn của vật liệu trong các môi trường, điện thế Ecorr càng dương thì
khả năng bị ăn mòn càng giảm, tức là vật liệu càng được bảo vệ tốt hơn. Mặt
khác từ đường cong phân cực vòng ta cũng xác định được điện thế E01 và giá
trị ∆E0 = E01 – Ecorr, ∆E0 càng nhỏ thì khả năng bị ăn mòn của vật liệu càng ít
[116].
Bảng 3.11 : Các thông số động học thu được từ đường cong phân cực vòng
của các compozit PbO2 - PANi tổng hợp bằng phương pháp CV
Mẫu tổng hợp tại
icorr
tốc độ (mV/s)
(μA/cm2)
50
Ecorr (V)
E01 (V)
∆E0 (mV)
25,90
1,241
1,371
130
100
25,08
1,255
1,375
120
150
27,63
1,233
1,373
140
Từ kết quả trên bảng 3.11 thấy rằng các giá trị điện thế ăn mòn Ecorr và
dòng ăn mòn icorr phụ thuộc vào tốc độ quét trong quá trình tổng hợp compozit
PbO2 - PANi, tuy nhiên không lớn lắm, trong đó compozit tại tốc độ 100
mV/s có mật độ dòng ăn mòn nhỏ nhất (25,08 μA/cm2), Ecorr dương nhất
(1,375 V) cũng như giá trị ∆E0 nhỏ nhất (120 mV). Điều này khẳng định
90
compozit tổng hợp tại 100 mV/s là vật liệu bền ăn mòn nhất nhờ cấu trúc hình
thái học bề mặt vừa đồng đều, vừa chặt sít (hình 3.21b).
lgi (mA/cm2)
1,E+01
PbO2 - 100 mV/s
compozit – 100 mV/s
1,E+00
1,E-01
1,E-02
E01
Ecorr
1,E-03
1,1
1,2
1,3
1,4
1,5
EAg/AgCl (V)
Hình 3.39: Đường cong phân cực vòng của PbO2 và compozit PbO2 - PANi
được tổng hợp ở tốc độ 100 mV/s trong dung dịch H2SO4 0,5 M,
tốc độ quét 5 mV/s.
Để nghiên cứu ảnh hưởng của PANi đến độ bền điện hóa của điện cực
PbO2, đường cong phân cực vòng của điện cực PbO2 đã được nghiên cứu để
so sánh với điện cực compozit PbO2 - PANi cùng được tổng hợp bằng
phương pháp CV ở tốc độ 100 mV/s (hình 3.39). Sau khi tiến hành ngoại suy
Tafel đã xác định được điện thế ăn mòn Ecorr = 1,233 V, dòng ăn mòn icorr =
48,95 μA/cm2, và E01 = 1,363 V, ∆E0 = 130 mV của điện cực PbO2. So sánh
với điện cực compozit thì điện cực PbO2 có thế ăn mòn âm hơn tức ăn mòn
sớm hơn, có dòng ăn mòn lớn gần gấp đôi và giá trị ∆E0 lớn hơn. Như vậy sự
có mặt của PANi đã làm tăng độ bền điện hóa của vật liệu.
Xu thế bị ăn mòn điểm không chỉ phụ thuộc vào điện thế ăn mòn điểm
mà còn phụ thuộc vào hình dạng của vòng trễ khi quét ngược lại. Tại điện thế
mà vòng trễ kết thúc càng dương thì khả năng ăn mòn điểm càng ít [116].
Dựa vào hình 3.38 và hình 3.39 ta thấy rằng các mẫu compozit và PbO2 được
91
tổng hợp bằng phương pháp CV đều không xuất hiện ăn mòn điểm vì không
thấy xuất hiện điểm cắt giữa 2 nhánh anôt khi quét đi và quét về.
3.3.2.2. Nghiên cứu phổ CV
i(mA/cm2)
i(mA/cm2)
100
100
(a)
(b)
β
50
β
50
α
α
0
0
-50
Chu
The kỳ
1st 1cycle
Chu
The kỳ
2ndth2cycle
Chu
The kỳ
10 10cycle
Chu
kỳ
20cycle
The 20th
Chu
kỳ
The 30th30cycle
-100
β
-150
0.6
α
-50
α
1.0
1.4
1.8
Chu
The kỳ
1st 1cycle
Chu
The kỳ
2nd2cycle
Chu
kỳ
10cycle
The 10th
Chu
20cycle
The kỳ
20th
Chu
The kỳ
30th30cycle
-100
β
-150
0.6
1.0
1.4
1.8
EAg/AgCl (V)
EAg/AgCl (V)
i (mA/cm)2
i(mA/cm2)
100
100
(c)
(d)
β
α
50
β
50
α
0
0
α
-50
α
st
kỳ
Chu1 cycle
1
The
nd 2
Chu
The 2kỳ
cycle
Chu
kỳt h10
The 10
cycle
Chu
kỳt h20
The 20
cycle
t
h
Chu
kỳ 30
The 30
cycle
-100
β
-150
β
-100
0.6
1.0
1.4
1.8
Chu ky 1
chu ky 2
Chu ky 10
Chu ky 20
Chu ky 30
-50
0.6
1
EAg/AgCl (V)
1.4
1.8
EAg/AgCl (V)
Hình 3.40: Phổ CV của các compozit PbO2 - PANi và PbO2 đo trong dung
dịch H2SO4 0,5 M với tốc độ quét 100 mV/s.
Các compozit được tổng hợp bằng phương pháp CV với 300 chu kỳ ở các tốc
độ quét khác nhau: (a) 50 mV/s, (b) 100 mV/s, (c) 150 mV/s và (d) PbO2 được
tổng hợp tại tốc độ 100 mV/s.
Hình 3.40 trình bày các phổ CV đo trong dung dịch H2SO4 0,5 M với
tốc độ quét 100 mV/s của các compozit PbO2 - PANi được tổng hợp bằng
92
phương pháp CV tại các tốc độ khác nhau (50 mV/s, 100 mV/s và 150 mV/s)
và của điện cực PbO2 tổng hợp tại tốc độ 100 mV/s. Phổ CV của tất cả các
mẫu tại chu kỳ 1 đều không xuất hiện pic anôt nhưng xuất hiện hai pic catôt
tại vị trí điện thế 1,1 V và 1,2 V tương ứng với quá trình khử về PbSO4 của
hai dạng α và β-PbO2 và chiều cao pic khử của dạng α-PbO2 lớn hơn dạng βPbO2. Điều này chứng tỏ lúc đầu vật liệu tồn tại ở cả 2 dạng cấu trúc α và β,
trong đó chủ yếu là α-PbO2. Tuy nhiên pic khử của dạng α giảm nhanh ở chu
kỳ 2 và biến mất hoàn toàn ở các chu kỳ tiếp theo. Ngược lại pic khử của
dạng β-PbO2 trong các compozit tăng nhanh khi tăng số chu kỳ quét thế và vị
trí của pic hầu như không thay đổi còn pic khử của dạng β-PbO2 trong điện
cực PbO2 cũng tăng theo số chu kỳ quét thế nhưng vị trí pic thay đổi lệch về
phía âm khoảng 18 mV. Khi tăng số chu kỳ quét thì pic oxi hóa cũng tăng
dần và đặc biệt từ chu kỳ 10 đã xuất hiện 2 pic oxi hóa hình thành nên 2 dạng
α và β-PbO2 rất rõ ràng tại các điện thế 1,64 V và 1,76 V. Như vậy ta thấy
hoạt tính điện hóa của vật liệu tăng theo số chu kỳ quét CV.
Hình 3.41: Chu kỳ 30 trong phổ CV của các compozit PbO2 - PANi và PbO2
đo trong dung dịch H2SO4 0,5 M với tốc độ quét 100 mV/s.
93
So sánh chu kỳ 30 trên các phổ CV của PbO2 với các compozit PbO2 –
PANi (Hình 3.41) nhận thấy chiều cao pic oxi hóa khử của điện cực PbO2
thấp hơn nhiều so với các pic oxi hóa khử của các compozit được tổng hợp tại
các tốc độ khác nhau. Như vậy sự có mặt của PANi trong compozit đã làm
tăng hoạt tính điện hóa của PbO2.
3.3.2.3. Nghiên cứu phổ tổng trở
Từ phổ CV trên hình 3.40 cho thấy khi quét thế về phía anôt trong
khoảng điện thế từ 1,5 V ÷ 1,8 V sẽ xảy ra quá trình oxi hóa tạo ra 2 dạng α
và β-PbO2. Khi quét về phía catôt trong khoảng điện thế từ 1,4 V ÷ 1,0 V sẽ
xảy ra quá trình khử từ PbO2 về PbSO4. Luận án sẽ nghiên cứu phổ tổng trở
trong hai khoảng điện thế này để nghiên cứu cơ chế các quá trình xảy ra trên
điện cực.
Phổ tổng trở của quá trình anôt
Hình 3.42 là các phổ tổng trở dạng Nyquist của các mẫu compozit
PbO2 - PANi được tổng hợp bằng phương pháp CV trên nền thép không rỉ
trong dung dịch H2SO4 0,5 M với các tốc độ quét khác nhau từ 50 mV/s đến
150 mV/s trong dải điện thế 1,5 V ÷ 1,8 V. Quan sát hình 3.42 thấy rằng các
phổ Nyquist của các mẫu compozit PbO2 - PANi phụ thuộc rất nhiều vào tốc
độ quét khi tổng hợp bằng phương pháp CV. Mặt khác tại các khoảng điện thế
khác nhau thì dạng của phổ Nyquist cũng khác nhau.
Từ các số liệu thực nghiệm tiến hành mô phỏng và kết quả thu được hai
sơ đồ tương đương như trên hình 3.43. Trong khoảng điện thế 1,5 V ÷ 1,6 V
hình thành nên dạng α- PbO2 có sơ đồ mạch điện tương đương ở hình 3.43a.
Trong khoảng điện thế 1,7 V ÷ 1,8 V hình thành nên dạng β-PbO2 có sơ đồ
mạch điện tương đương ở hình 3.43b. Nghiên cứu sơ đồ tương đương trên
hình 3.43 có thể thấy được cơ chế của quá trình oxi hóa hình thành nên các
dạng α-PbO2 và β-PbO2. So sánh sơ đồ tương đương trên hình 3.43 thấy rằng
ở sơ đồ (a) có thêm thành phần là điện trở khuếch tán Warburg như vậy có sự
khuếch tán của các ion đến bề mặt điện cực và sẽ có sự hao hụt nồng độ của
94
ion do quá trình oxi hóa ion Pb2+ thành Pb4+ để hình thành lên dạng α-PbO2
trong khoảng điện thế 1,5 V ÷ 1,6 V. Tiếp theo ở khoảng điện thế 1,7 V ÷ 1,8
V thì dạng α-PbO2 sẽ chuyển thành dạng β-PbO2 mà không có sự thay đổi về
hóa trị. Cơ chế hình thành nên dạng α-PbO2 và β-PbO2 phù hợp với tất cả các
mẫu compozit được tổng hợp bằng phương pháp CV tại các tốc độ khác nhau.
-Z” (Ω
-Z” (Ω)
250
200
1.5V-measured
1,5V - đo
1,5V
- đo
1.5V-measured
1,5Vmô phỏng
1.5V-simulated
1,6V
- đo
1.6V-measured
(a)
1,5V- mô phỏng
1.5V-simulated
200
1,6V - đo
1.6V-measured
1,6Vmô phỏng
1.6V-simulated
1,7V
- đo
1.7V-measured
1,6Vmô phỏng
1.6V-simulated
1,7V - đo
1.7V-measured
150
1,7Vmô phỏng
1.7V-simulated
1,8V - đo
1.8V-measured
1,7Vmô phỏng
1.7V-simulated
1,8V
- đo
1.8V-measured
1,8Vmô phỏng
1.8V-simulated
150
1,8Vmô phỏng
1.8V-simulated
100
(b)
100
50
50
0
0
0
50
100
150
0
200
50
100
150
200
250
Z’ (Ω)
Z’ (Ω)
-Z” (Ω
200
1.5V-measured
1,5V
- đo
1,5Vmô phỏng
1.5V-simulated
1,6V
- đo
1.6V-measured
1,6Vmô phỏng
1.6V-simulated
1,7V
- đo
1.7V-measured
150
(c)
1.7V-simulated
1,7Vmô phỏng
1,8V
- đo
1.8V-measured
1,8Vmô phỏng
1.8V-simulated
100
50
0
0
50
100
150
200
Z’ (Ω)
Hình 3.42: Phổ Nyquist của các mẫu compozit PbO2 - PANi trong dung dịch
H2SO4 0,5 M, ở dải điện thế từ 1,5 V ÷ 1,8 V. (Khoảng tần số 100 kHz ÷ 10
mHz, biên độ 5 mV). Các compozit được tổng hợp bằng phương pháp CV,
300 chu kỳ tại các tốc độ: (a) 50 mV/s, (b) 100 mV/s, (c) 150 mV/s.
95
(d)
(a)
C C PE
Rs: điện
dung dịch
R trở
resistance
: Solution
(e)
(b)
s:
W
phase
element
phần pha
không
đổi
CCPE:CThành
CPE : C onstant
CC PE
R
Charge transfer resistance
ct : trở
chuyển điện tích
Rct: Điện
Rct
W
Rct
: Warburg diffusion element
W: Điện trở khuếch tán Warburg
Rs
Rs
Hình 3.43: Mô phỏng sơ đồ tương đương của các phổ Nyquist trên hình 3.42
Tại điện thế 1,5 V và 1,6 V (a), tại điện thế 1,7 V và 1,8 V (b).
Giá trị các thành phần trong sơ đồ tương đương hình 3.43 được thể hiện
trong các bảng 3.12 đến 3.14. Từ kết quả trên bảng 3.12 nhận thấy trong
khoảng điện thế 1,5 V ÷ 1,6 V giá trị Rct của compozit PbO2 - PANi tổng hợp
ở tốc độ 100 mV/s nhỏ hơn so với tại điện thế 1,7 V. Chứng tỏ sự hình thành
dạng α-PbO2 trong khoảng điện thế 1,5 V ÷ 1,6 V thuận lợi hơn dạng β-PbO2
ở khoảng điện thế 1,7 V ÷ 1,8 V.
Bảng 3.12: Giá trị của thành phần Rct trong sơ đồ tương đương hình 3.43
Thành
phần
Rct (kΩ)
Tốc độ tổng
hợp mẫu
(mV/s)
1,5
1,6
1,7
1,8
50
2,799
1,987
0,262
0,045
100
0,074
0,066
0,398
0,065
150
0,125
0,140
0,065
0,144
Điện thế (V)
So sánh giá trị Rct của các mẫu compozit tại điện thế 1,5 V và 1,6 V
cũng có thể đánh giá là compozit tổng hợp tại tốc độ 100 mV/s có sự hình
thành lên dạng α-PbO2 dễ dàng hơn các compozit tổng hợp tại các tốc độ khác
vì có giá trị Rct nhỏ nhất (66 - 74 Ω) so với Rct của compozit tổng hợp tại 50
mV/s (1987 – 2799 Ω) cũng như tại 150 mV/s (125 – 140 Ω). Mặt khác cũng
nhận thấy rằng tại khoảng điện thế 1,5 ÷ 1,6 V giá trị của thành phần CCPE
96
trên bảng 3.13 của mẫu tổng hợp tại tốc độ 100 mV/s cao hơn các mẫu khác
chứng tỏ phản ứng chuyển điện tích xảy ra dễ dàng hơn phù hợp với các phân
tích về Rct ở trên.
Bảng 3.13: Giá trị của thành phần CCPE trong sơ đồ tương đương hình 3.43
Điện thế (V)
Tốc độ tổng
hợp mẫu
Thành
phần
(mV/s)
1,5
μF
CCPE
1,6
Exp
μF
1,7
Exp
μF
1,8
Exp
μF
Exp
50
188,2 0,44 126,8 0,42 135,7 0,44 166,5 0,53
100
186,2 0,57 185,6 0,57 150,7 0,50 148,2 0,59
150
129,7 0,61 131,7 0,58 114,0 0,54 125,6 0,64
Hệ số khuếch tán được tính theo phương trình sau [122]:
2 R 2T 2
D= 4 4 2 2 2
n F A C σ
(3.23)
Trong đó σ là hằng số Warburg (Ω/s1/2), A là diện tích bề mặt điện cực (cm2),
n là số electron trao đổi, T là nhiệt độ tuyệt đối (K), R là hằng số khí Bolzman
(8,314 J/mol.K), F là hằng số Faraday (96 500 C/mol), C là nồng độ chất oxi
hóa/khử trên điện cực (C =1 mol/cm3).
Bảng 3.14: Giá trị của thành phần σ trong sơ đồ tương đương hình 3.43
Thành
Tốc độ tổng
phần
hợp mẫu
1,5
1,6
1,7
1,8
50
16,57
17,51
-
-
100
106,70
76,89
-
-
150
166,10
129,10
-
-
(mV/s)
σ (Ω/s1/2)
Điện thế (V)
97
D ( 10 -16 cm 2/s)
50
40
30
20
10
1.5V
1.6V
0
0
50
100
150
200
Scan rate (mV/s)
Hình 3.44: Sự phụ thuộc của hằng số khuếch tán vào tốc độ của quá trình
tổng hợp compozit PbO2 - PANi.
Từ kết quả trên bảng 3.14 và áp dụng công thức (3.23) tính được hệ số
Warburg của các mẫu compozit được tổng hợp ở các tốc độ khác nhau tại các
điện thế 1,5 V và 1,6 V. Kết quả được trình bày trên hình 3.44 cho thấy khi
tăng tốc độ trong quá trình tổng hợp compozit thì vật liệu thu được có hệ số
khuếch tán D giảm mạnh. Tuy nhiên, hệ số khuếch tán tại điện thế 1,5 V cao
hơn so với tại 1,6 V khi sử dụng tốc độ tổng hợp chậm (50 mV/s), nhưng lại
thấp hơn khi sử dụng tốc độ tổng hợp nhanh hơn (100 và 150 mV/s).
Phổ tổng trở của quá trình catôt
Hình 3.45 là các phổ tổng trở dạng Nyquist của các mẫu compozit PbO2 PANi được tổng hợp bằng phương pháp CV trên nền thép không rỉ trong
dung dịch H2SO4 0,5 M với các tốc độ quét khác nhau từ 50 mV/s đến 150
mV/s trong dải điện thế 1,4 V ÷ 1,0 V. Từ các kết quả này tiến hành mô
phỏng và thu được một sơ đồ tương đương (hình 3.46) phù hợp với các
compozit tổng hợp ở các tốc độ khác nhau. Sơ đồ tương đương bao gồm 4
thành phần là điện trở dung dịch (Rs), thành phần pha không đổi (CCPE), điện
trở chuyển điện tích (Rct) và tổng trở khuếch tán Warburg (W). Giá trị của các
thành phần trong sơ đồ tương đương của các compozit tổng hợp tại các tốc độ
khác nhau và tại các điện thế khác nhau sau khi mô phỏng đã được trình bày
trong các bảng 3.15 đến bảng 3.17.
98
30
1.4V-measured
1.4V-simulated
80
5
4
1.3V-measured
1.3V-simulated
3
60
1.2V-measured
1.2Vsimulated
2
-Z” (kΩ)
20
-Z” (kΩ)
1.1V-measured
1.1V-simulated
1.0V.measured
1.0V-simulated
1
0
0
1
2
3
4
5
1.4V-measured
1.4V-simulated
1.3V-measured
1.3V-simulated
1.2V-measured
1.2V-simulated
1.1V-measured
1.1V-simulated
1.0V-measured
1.0V-simulated
40
4
3
2
1
0
5
0
1
2
3
4
5
10
20
(a)
(b)
0
0
10
20
0
30
0
Z’ (kΩ)
40
60
80
Z’ (kΩ)
140
1.4V-Measured
1.4V-Simulated
1.3V-Measured
1.3V-Simulated
1.2V-Measured
1.2V-Simulated
1.1V-Measured
1.1V-Simulated
1.0V-Measured
1.0V-Simulated
105
-Z” (kΩ)
20
5
4
3
2
1
70
0
0
1
2
3
4
5
35
(c)
0
0
35
70
105
140
Z’ (kΩ)
Hình 3.45: Phổ Nyquist của các mẫu compozit PbO2 - PANi trong dung dịch
H2SO4 0,5 M ở dải điện thế từ 1,4 V ÷ 1,0 V. (Khoảng tần số 100 kHz ÷ 10
mHz, biên độ 5 mV). Các compozit được tổng hợp bằng phương pháp CV,
300 chu kỳ tại các tốc độ: (a) 50 mV/s, (b) 100 mV/s, (c) 150 mV/s.
Rs: điện trở dung dịch
W
CCPE
CCPE: Thành phần pha không đổi
Rct
Rct: Điện trở chuyển điện tích
W: Điện trở khuếch tán Warburg
Rs
Hình 3.46: Sơ đồ tương đương mô phỏng các phổ Nyquist trên hình 3.45
ở dải điện thế 1,4 V ÷ 1,0 V.
99
Bảng 3.15: Giá trị của thành phần CCPE trong sơ đồ tương đương hình 3.46
Thành
phần
CCPE
(μF)
Điện thế (V)
Tốc độ quét
thế khi tổng
hợp (mV/s)
1,4
1,3
1,2
1,1
1,0
50
143,00
88,20
1,57
1,38
1,32
100
60,30
14,90
1,20
1,06
1,02
150
103,00
70,40
1,48
1,36
1,35
Từ kết quả trên bảng 3.15 thấy rằng giá trị điện dung CCPE giảm rất
mạnh khi quét thế từ 1,4 V xuống 1,2 V, đặc biệt compozit tổng hợp tại tốc độ
50 mV/s có giá trị điện dung lớn nhất. Trong khoảng điện thế từ 1,2 V ÷ 1,0 V
thì giá trị điện dung CCPE là rất nhỏ và không sai khác nhau nhiều. Có thể giải
thích điều này do trong khoảng điện thế từ 1,4 V ÷ 1,2 V thì PbO2 bắt đầu khử
về PbSO4, đến điện thế 1,2 V ÷ 1,0 V thì PbO2 đã chuyển hết về PbSO4.
Bảng 3.16: Giá trị của thành phần Rct trong sơ đồ tương đương hình 3.46
Thành Tốc độ quét thế
khi tổng hợp
phần
(mV/s)
Điện thế (V)
1,4
1,3
1,2
1,1
1,0
50
0,52
0,14
0,37
2,86
3,51
Rct
100
0,68
0,01
0,40
6,73
12,2
(kΩ)
150
0,70
0,09
0,94
8,64
17,1
Các giá trị điện trở chuyển điện tích Rct được trình bày trong bảng 3.16.
Trái ngược với CCPE giá trị điện trở chuyển điện tích trong khoảng điện thế
1,4 V÷ 1,2 V rất nhỏ và không phụ thuộc nhiều vào tốc độ tổng hợp compozit.
Trong khoảng điện thế từ 1,2 V ÷ 1,0 V thì điện trở chuyển điện tích tăng lên
rất nhiều. Lý giải điều này do trong khoảng điện thế 1,2 V ÷ 1,0 V hình thành
nên lớp PbSO4 không dẫn điện nên làm tăng giá trị Rct. Trong các compozit
100
PbO2 - PANi thì compozit tổng hợp tại tốc độ 50 mV/s có giá trị Rct nhỏ nhất
có thể là do ảnh hưởng của PANi trong thành phần compozit.
Bảng 3.17: Giá trị của thành phần σ trong sơ đồ tương đương hình 3.46
Thành
phần
Tốc độ quét
thế khi tổng
hợp (mV/s)
1,4
1,3
1,2
1,1
1,0
σ
50
0,22
0,27
0,56
0,91
1,64
( kΩ/s1/2)
100
0,13
0,30
1,06
1,78
3,12
150
4,18
9,18
1,57
5,26
8,24
Điện thế (V)
Hằng số Warburg σ được trình bày trong bảng 3.17 cũng có sự thay
đổi trong khoảng điện thế từ 1,4 V ÷ 1,2 V và 1,2 V ÷ 1,0 V tương tự như Rct.
Compozit tổng hợp tại tốc độ 50 mV/s có giá trị σ nhỏ nhất.
Nhận xét: Qua các phổ quét thế tuần hoàn CV đã chứng minh được trong
compozit PbO2 - PANi thì PbO2 tồn tại ở cả hai dạng α và β và sự có mặt
của PANi trong compozit đã làm tăng hoạt tính điện hóa của PbO2.
Từ các phổ tổng trở dạng Nyquist của các mẫu compozit PbO2 - PANi
trong dung dịch H2SO4 ở quá trình anôt, quá trình catôt và tiến hành mô
phỏng bằng các sơ đồ mạch điện tương đương có thể thấy được cơ chế động
học của quá trình oxi hóa hình thành nên các dạng α-PbO2 và β-PbO2 cũng
như quá trình khử của các dạng α-PbO2 và β-PbO2 về PbSO4.
Từ các đường cong phân cực vòng của các mẫu compozit được tổng
hợp bằng phương pháp CV tại các tốc độ khác nhau thấy rằng mẫu tổng hợp
tại tốc độ 100 mV/s bền ăn mòn nhất do có mật độ dòng ăn mòn nhỏ nhất
(25,08 μA/cm2), Ecorr dương nhất (1,375 V). Tất cả các mẫu đều không bị ăn
mòn điểm. Sự có mặt của PANi trong compozit đã làm giảm tốc độ ăn mòn
của vật liệu.
3.4. Nghiên cứu định hướng ứng dụng của vật liệu lai ghép PbO2 - PANi
101
3.4.1. Nghiên cứu khả năng xúc tác cho quá trình oxi hóa metanol
Luận án sẽ nghiên cứu khả năng xúc tác cho quá trình oxi hóa metanol
của điện cực compozit PbO2 - PANi và so sánh với điện cực PbO2 để từ đó
định hướng ứng dụng vật liệu lai ghép này làm sen sơ xác định metanol trong
pin nhiên liệu.
3.4.1.1. Khả năng xúc tác điện hóa của compozit tổng hợp bằng phương
pháp điện hóa
Trên compozit tổng hợp bằng phương pháp CV
100
2.0 M
1.0 M
0.5 M
base line
200
(a)
(c)
100
2.0 M
1.0 M
0.5 M
b
li
80
Δi (mA/cm2)
i (mA/cm2)
300
60
(b)
(c)
40
20
0
0
1.4
1.6
1.8
2.0
EAgAgCl (V)
1.4
2.0
60
180
i (mA/cm2
150
Δi (mA/cm2
Nền
0.5 M
1.0 M
2.0 M
120
(c)
90
1.6
1.8
2.0
EAg/AgCl (V)
2.2
0.5 M
1.0 M
2.0 M
40
(d)
20
60
30
0
0
1.4
1.6
1.8
2.0
EAg/AgCl (V)
2.2
1.4
1.6
1.8
2.0
2.2
EAg/AgCl (V)
Hình 3.47: Đường cong quét thế điện động (a, c) và sự phụ của dòng oxi hóa
metanol Δi vào điện thế (b, d) trong dung dịch H2SO4 0,5 M chứa các nồng độ
metanol khác nhau. (a, b: điện cực compozit PbO2 - PANi và
c, d: điện cực PbO2)
102
Hình 3.47a và c là các đường cong thế điện động của điện cực
compozit PbO2 - PANi và PbO2 cùng được tổng hợp bằng phương pháp CV
với tốc độ quét 100 mV/s. Từ các đường cong thế điện động này ta tính được
mật độ dòng oxi hóa metanol theo công thức (2.5) (trang 47) và thu được hình
3.47b và d mô tả quan hệ giữa dòng oxi hóa metanol Δi với điện thế E so với
điện cực Ag/AgCl. Kết quả cho thấy rằng chỉ có một pic oxi hóa của metanol
xuất hiện trong khoảng điện thế 2,059 V ÷ 2,123 V so với điện cực so sánh
Ag/AgCl, KClbão hòa. Chiều cao pic oxi hóa metanol tương ứng với các nồng
độ metanol trên điện cực compozit và điện cực PbO2 được thể hiện trong bảng
3.18 và bảng 3.19.
Bảng 3.18: Sự phụ thuộc của điện thế pic và mật độ dòng pic oxi hóa metanol
∆ip vào nồng độ metanol trên điện cực compozit PbO2 - PANi
Nồng độ
Điện thế E
Chiều cao pic ∆ip
(M)
(V)
(mA/cm2)
0,5
2,059
20,64
1,0
2,091
49,33
2,0
2,123
85,87
Từ kết quả trên bảng 3.18 thấy rằng khi tăng nồng độ metanol từ 0,5 M
lên 2,0 M thì vị trí pic oxi hóa metanol trên điện cực compozit đã dịch
chuyển từ 2,059 V lên 2,123 V tức là khoảng 64 mV về phía anôt và chiều
cao pic oxi hóa metanol tăng tuyến tính theo nồng độ metanol theo phương
trình y = 42,494 x + 2,3675 (3.24) với R2 = 0,9855 (hình 3.48).
Tương tự các kết quả trên bảng 3.19 cho thấy khi tăng nồng độ metanol
từ 0,5 M lên 2,0 M thì vị trí pic oxi hóa metanol trên điện cực PbO2 đã dịch
chuyển từ 2,092 V lên 2,115 V tức là khoảng 23 mV về phía anôt và chiều
103
cao pic oxi hóa metanol tăng tuyến tính theo nồng độ metanol theo phương
trình y = 24,582 x + 4,5605 (3.25) với R2 = 0,9917 (hình 3.48).
Bảng 3.19: Sự phụ thuộc của điện thế pic và mật độ dòng pic oxi hóa
metanol ∆ip vào nồng độ metanol trên điện cực PbO2.
Nồng độ
Điện thế E
Chiều cao pic ∆ip
(M)
(V)
(mA/cm2)
0,5
2,092
15,55
1,0
2,092
31,095
2,0
2,115
53,074
100
y = 42,494x + 2,3675
2
R = 0,9855
∆ip (mA/cm2)
80
60
40
y = 24,582x + 4,5605
2
R = 0,9917
PbO2
compozit
Linear (compozit )
Linear (PbO2)
20
0
0.0
0.5
1.0
1.5
2.0
2.5
CMeOH
Hình 3.48: Ảnh hưởng của nồng độ metanol đến khả năng xúc tác điện
hóa của compozit PbO2 - PANi và PbO2 tổng hợp bằng phương pháp CV.
Như vậy compozit PbO2 - PANi và PbO2 tổng hợp bằng phương pháp
quét thế tuần hoàn đều có khả năng xúc tác cho quá trình oxi hóa metanol, pic
oxi hóa metanol tăng tuyến tính theo nồng độ metanol (từ 0,5 M đến 2,0 M).
Dựa vào ∆ip để đánh giá khả năng xúc tác cho quá trình oxi hóa metanol thì
104
compozit tổng hợp bằng phương pháp CV tốt hơn PbO2 vì có giá trị ∆ip tại
các nồng độ metanol cao hơn. Cấu trúc bề mặt của vật liệu anôt ảnh hưởng
lớn đến khả năng xúc tác của vật liệu điện cực. Sự có mặt của PANi trong
compozit đã thay đổi hình thái học bề mặt của vật liệu (Hình 3.21). Compozit
có cấu trúc nanomet, chặt sít và đồng đều hơn so với điện cực PbO2. Vì vậy
khả năng xúc tác điện hóa cho quá trình oxi hóa metanol của compozit cao
hơn so với PbO2.
Trên compozit tổng hợp bằng phương pháp xung dòng
2
Δi
Δi (mA/cm2))
i (mA/cm2)
M
2.0 M
M
1.0 M
M
0.5 M
2.0M
1.0M
4
0.5M
nền
22
2
11
(a)
(a’)
0
1.4
1.6
1.8
2.0
EAg/AgCl (V)
i (mA/cm2)
00
Δi (mA/cm2)
15
EEAg/AgCl
(V)
Ag/AgCl (V)
1.81.8
2.0 2.0
1.8
2.0
2.0 M
1.0 M
0.5 M
2.0M
1.0M
6
0.5M
nền
10
1.6
1.6
1.4
1.4
4
5
2
(b’)
(b)
0
0
1.4
1.6
1.8
EAg/AgCl (V)
2.0
1.4
1.6
EAg/AgCl (V)
Hình 3.49: Đường cong quét thế điện động (a’, b’) và sự phụ thuộc giữa dòng
oxi hóa Δi metanol với điện thế (a, b) trong dung dịch H2SO4 0,5 M chứa các
nồng độ metanol khác nhau. (a, a’: điện cực PbO2 tổng hợp 100 xung và
b, b’: điện cực compozit tổng hợp 100 xung).
Khả năng xúc tác cho quá trình oxi hóa metanol của compozit PbO2 PANi và PbO2 tổng hợp bằng phương pháp xung dòng được xác định bằng
105
phương pháp quét thế điện động với khoảng điện thế 1,4 ÷ 1,9 V, tốc độ quét
100 mV/s, môi trường H2SO4 0,5 M chứa metanol. Từ kết quả trên hình 3.49
(a, b) sẽ tìm được mối quan hệ giữa dòng oxi hóa Δi với điện thế (a’, b’). Trên
hình a’ không xuất hiện pic chứng tỏ không xảy ra quá trình oxi hóa metanol
trên điện cực PbO2 và quá trình thoát oxi sẽ xảy ra sớm hơn khi có mặt metanol
trong dung dịch. Đồ thị trên hình b’ xuất hiện pic oxi hóa tại điện thế 1,87 ÷
1,89 V so với điện cực so sánh Ag/AgCl bão hòa. Như vậy đã xảy ra phản ứng
oxi hóa metanol trên điện cực compozit tại điện thế trên. Pic oxi hóa điện hóa
metanol phụ thuộc vào nồng độ metanol ban đầu. Ở nồng độ metanol 0,5 M và
1,0 M thì khả năng xúc tác điện hóa của điện cực gần tương đương nhau vì có
∆ip gần bằng nhau (∆i = 3,92 và 4,34 mA/cm2). Khi nồng độ metanol tăng lên 2
M thì pic này tăng lên khoảng 79% (∆i = 7,035 mA/cm2). Không có sự phụ
thuộc tuyến tính của chiều cao pic ∆ip theo nồng độ metanol.
i (mA/cm2)
i (mA/cm2)
12
12
10
i (mA/cm2)
10
0.5M - 100 xung
Nền -100 xung
0.5M - 50 xung
Nền - 50 xung
0.5M - 150 xung
Nền - 150 xung
8
8
8
6
6
4
4
4
(b)
(a)
2
2
0
0
1.4
1.6
1.8
EAg/AgCl (V)
2.0
1.4
1.6
1.8
2.0
EAg/AgCl (V)
0
1.4
(c)
1.6
1.8
2.0
EAg/AgCl (V)
Hình 3.50: Đường cong quét thế điện động của điện cực compozit tổng hợp
bằng phương pháp xung dòng
(a) 50 xung, (b) 100 xung, (c) 150 xung.
Sự ảnh hưởng của số xung sử dụng khi tổng hợp vật liệu đến khả năng
xúc tác điện hóa cho quá trình oxi hóa metanol đã được nghiên cứu trong
dung dịch axit H2SO4 chứa metanol 0,5 M.
106
Δi (mA/cm2)
150 xung
100 xung
50 xung
4
3
2
1
0
(c)
1.4
1.6
1.8
2.0
EAg/AgCl (V)
Hình 3.51: Quan hệ giữa dòng oxi hóa Δi metanol với điện thế trong
dung dịch H2SO4 0,5 M + metanol 0,5 M của các điện cực compozit
tổng hợp với số xung khác nhau
Từ các đường cong thế điện động trên hình 3.50 sẽ thu được mối quan
hệ giữa dòng oxi hóa Δi metanol với điện thế trên hình 3.51. Quan sát hình 3.51
thấy pic oxi hóa của metanol trên điện cực compozit chế tạo ở 50 xung là cao
nhất so với 2 compozit còn lại. Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt này là do
khả năng xúc tác cho quá trình oxi hóa metanol có thể phụ thuộc cấu trúc hình
thái học của bề mặt điện cực. Thật vậy, khi tổng hợp vật liệu với 50 xung thì
compozit đạt kích thước hạt vừa nhỏ vừa đồng đều hơn cũng như sự phân bố
sợi PANi nhiều hơn hai trường hợp còn lại.
3.4.1.2. Khả năng xúc tác điện hóa của compozit tổng hợp bằng phương
pháp kết hợp điện hóa với hóa học
Phương pháp CV kết hợp với hóa học
Trong phần này luận án muốn trình bày 2 khả năng chế tạo compozit:
thứ nhất là tổng hợp PbO2 bằng CV, sau đó nhúng vào dung dịch chứa anilin;
thứ hai là tổng hợp PbO2 - PANi bằng CV, sau đó nhúng vào dung dịch chứa
anilin.
107
250
2.0 M
1.0 M
0.5 M
base line
80
Δi (mA/cm2)
i (mA/cm2)
200
150
(a)
100
2.0 M
1.0 M
0.5 M
b
li
60
40
(b)
(a)
20
50
0
0
1.4
1.6
1.8
2.0
2.2
1.4
1.6
1.8
2.0
2.2
EAgAgCl (V)
EAgAgCl (V)
Hình 3.52. Đường cong quét thế điện động của vật liệu compozit PbO2 -PANi
(tổng hợp PbO2 bằng phương pháp CV kết hợp với hóa học) (a) và quan hệ
giữa dòng oxi hóa Δi metanol với điện thế (b). Dung dịch đo H2SO4 0,5M
chứa các nồng độ metanol khác nhau.
Hình 3.52a là các đường cong quét thế điện động của điện cực
compozit PbO2 – PANi (PbO2 được tổng hợp bằng phương pháp CV, sau đó
nhúng trong dung dịch anilin). Kết quả thu được trên hình 3.52b cho thấy chỉ
có một pic oxi hóa của metanol xuất hiện trong khoảng điện thế 2,05 ÷ 2,15 V
so với điện cực so sánh Ag/AgCl ; KClbão hòa. Chiều cao píc oxi hóa metanol
tương ứng với các nồng độ metanol được trình bày trên bảng 3.20.
Bảng 3.20: Sự phụ thuộc của điện thế pic và mật độ dòng pic oxi hóa metanol
∆ip vào nồng độ metanol
Nồng độ
Điện thế E
Chiều cao pic ∆ip
(M)
(V)
(mA/cm2)
0,5
2,095
14,70
1,0
2,143
40,00
2,0
2,143
69,36
108
Δip (mA/cm2)
80
y = 35.429x + 0.02
40
R2= 0.9785
0
0.0
0.5
1.0
1.5
2.0
2.5
3 .0
C Methanol (M)
Hình 3.53. Ảnh hưởng của nồng độ metanol đến khả năng xúc tác điện hóa
của compozit PbO2 - PANi (PbO2 được tổng hợp bằng phương pháp CV, sau
đó nhúng trong dung dịch anilin)
Từ hình 3.53 và kết quả trên bảng 3.20 thấy rằng chiều cao pic oxi hóa
metanol tăng tuyến tính theo nồng độ theo phương trình y = 35,429 x + 0,02
(3.26) với R2 = 0,9785. Kết quả ∆ip này thấp hơn so với phương pháp CV đã
nghiên cứu ở trên.
Tiếp theo là trường hợp compozit PbO2 - PANi được tổng hợp bằng
phương pháp CV sau đó nhúng tiếp vào dung dịch chứa anilin. Bằng các
nghiên cứu tương tự cho kết quả trên hình 3.54. Từ kết quả khảo sát cho thấy
chỉ xuất hiện một pic oxi hóa của metanol trong khoảng điện thế 2,05 ÷ 2,15
V so với điện cực so Ag/AgCl ; KCl
bão hòa.
Chiều cao píc oxi hóa metanol
tương ứng với các nồng độ metanol thay đổi được trình bày trong bảng 3.21
và cho thấy chiều cao pic oxi hóa tăng tuyến tính theo nồng độ metanol theo
phương trình y = 31,839 x – 2,235 (3.27) với R2 = 0,9991 (hình 3.55). Như
vậy ∆ip ở đây thấp hơn so với trường hợp PbO2 nhúng vào dung dịch anilin,
tuy nhiên độ tuyến tính thì tốt hơn rất nhiều.
109
100
2.0 M
1.0 M
0.5 M
base line
2.0 M
1.0 M
0.5 M
b li
60
Δi (m A /cm 2 )
i (m A /cm 2 )
200
(a)
(b)
0
40
(b)
20
0
1.4
1.6
1.8
1.4
2.2
2.0
1.6 1.8 2.0 2.2
EAg/AgCl (V)
Hình 3.54. Đường cong quét thế điện động của vật liệu compozit PbO2 –
PANi (compozit tổng hợp bằng phương pháp CV kết hợp với hóa học) (a)
và quan hệ giữa dòng oxi hóa Δi metanol với điện thế (b).
Dung dịch đo H2SO4 0,5 M chứa các nồng độ metanol khác nhau.
Bảng 3.21. Sự phụ thuộc của điện thế pic và mật độ dòng pic oxi hóa metanol
∆ip vào nồng độ metanol
Nồng độ
Điện thế E
Chiều cao pic ∆ip
(M)
(V)
(mA/cm2)
0,5
2,063
13,45
1,0
2,095
30,42
2,0
2,128
61,17
110
Δip (mA/cm2)
80
40
Y = 31.839x – 2,235
R2 = 0,9991
0
0.0
0.5
1.0
1.5
2.0
2.5
3 .0
C Methanol
Hình 3.55. Ảnh hưởng của nồng độ metanol đến khả năng xúc tác điện hóa
của compozit PbO2 - PANi
Hình 3.56 là các đường cong thế điện động của điện cực compozit tổng
hợp bằng phương pháp xung dòng kết hợp với phương pháp nhúng trong
dung dịch H2SO4 0,5 M chứa các nồng độ metanol thay đổi khác nhau trong
khoảng điện thế 1,4 V ÷ 2,2 V với tốc độ quét thế 100 mV/s.
Phương pháp xung dòng kết hợp với hóa học
Hình 3.56: Đường cong quét thế điện động của điện cực compozit PbO2 PANi tổng hợp bằng phương pháp xung dòng kết hợp với nhúng anilin trong
dung dịch anilin (a): nhúng 2 lần, (b): nhúng 5 lần.
111
Hình 3.57: Quan hệ giữa dòng oxi hóa Δi metanol với điện thế trong dung dịch
H2SO4 0,5 M chứa các nồng độ metanol khác nhau của điện cực
compozit PbO2 - PANi (a): nhúng 2 lần, (b): nhúng 5 lần
Từ kết quả trên hình 3.56 ta thu được mối quan hệ giữa dòng oxi hóa Δi
với điện thế và được thể hiện trên hình 3.57. Quan sát hình 3.57 thấy rằng xuất
hiện pic oxi hóa tại khoảng điện thế 2,05 ÷ 2,1 V đối với điện cực so sánh
Ag/AgCl. Mặt khác khi tăng nồng độ metanol lên thì chiều cao pic ∆ip tăng.
Compozit PbO2 – PANi tổng hợp bằng phương pháp xung dòng kết hợp với
phương pháp nhúng 2 lần có sự phụ thuộc của ∆ip theo nồng độ metanol theo
phương trình y = 13,301 x + 2,655 (3.28) và compozit PbO2 – PANi tổng hợp
bằng phương pháp xung dòng kết hợp với phương pháp nhúng 5 lần có sự phụ
thuộc của ∆ip theo nồng độ metanol theo phương trình y = 12,413 x – 0,065
(3.29) (hình 3.58).
Bảng 3.22. Sự phụ thuộc của điện thế pic và mật độ dòng pic oxi hóa metanol
∆ip vào nồng độ metanol của compozit nhúng 2 lần
Nồng độ
Điện thế E
Chiều cao pic ∆ip
(M)
(V)
(mA/cm2)
0,5
2,109
7,54
1,0
2,065
14,68
2,0
2,076
25,66
112
Bảng 3.23. Sự phụ thuộc của điện thế pic và mật độ dòng pic oxi hóa metanol
∆ip vào nồng độ metanol của compozit nhúng 5 lần
Nồng độ
Điện thế E
Chiều cao pic ∆ip
(M)
(V)
(mA/cm2)
0,5
2,097
8,77
1,0
2,109
16,76
2,0
2,109
28,99
Từ các kết quả trên bảng 3.22, bảng 3.23 và hình 3.58 cho thấy vật liệu
tổng hợp bằng phương pháp xung dòng kết hợp với hóa học (nhúng 5 lần) ( giá
trị ∆ip = 28,99 mA/cm2) có khả năng xúc tác cho quá trình oxi hóa metanol tốt
hơn so với nhúng 2 lần (∆ip = 25,66 mA/cm2) và tốt hơn nhiều so với compozit
tổng hợp bằng phương pháp xung dòng (∆ip = 7 mA/cm2) đã nghiên cứu ở phần
trên (các giá trị ∆ip tại nồng độ metanol 2 M).
Nhúng năm lần
Nhúng hai lần
Hình 3.58: Ảnh hưởng của nồng độ metanol đến khả năng xúc tác điện
hóa của compozit PbO2 - PANi tổng hợp bằng phương pháp xung dòng
kết hợp với phương pháp nhúng.
113
3.4.1.3. So sánh khả năng xúc tác cho quá trình oxi hóa metanol của các
compozit PbO2 - PANi
Từ các nghiên cứu ở trên luận án muốn đưa ra sự so sánh khả năng xúc
tác điện hóa đối với metanol giữa các điện cực compozit chế tạo bằng các
cách khác nhau. Như đã biết giá trị Δip thể hiện mật độ dòng oxi hóa metanol,
giá trị này càng lớn thì metanol bị oxi hóa càng nhiều. Chính vì vậy Δip cũng
là cơ sở để đánh giá khả năng xúc tác điện hóa của vật liệu điện cực.
Bảng 3.24: So sánh giá trị Δip của các compozit tổng hợp bằng các
phương pháp khác nhau tại các nồng độ metanol
Δip (mA/cm2)
Phương pháp tổng hợp compozit
PbO2 - PANi
0,5 M
1,0 M
2,0 M
Xung dòng
3,92
4,34
7,035
Xung dòng kết hợp nhúng 2 lần
7,54
14,68
25,66
8,77
16,76
28,99
Phương pháp CV
20,64
49,33
85,87
CV (PbO2) kết hợp với hóa học
14,70
40,00
69,36
CV(PbO2-PANi) kết hợp với hóa học
13,45
30,42
61,17
với hóa học
nhúng 5 lần
Như vậy từ các kết quả trên các bảng 3.24 và bảng 3.25 thấy rằng
compozit tổng hợp bằng phương pháp xung dòng có khả năng xúc tác cho quá
trình oxi hóa metanol là kém nhất vì ∆ip nhỏ nhất, trong khi compozit tổng
hợp bằng phương pháp CV có khả năng xúc tác tốt nhất vì ∆ip lớn nhất nhờ
có cấu trúc đồng đều và đặc khít nhất. Kết quả thu được cho thấy sự phù hợp
giữa kết quả phân tích cấu trúc hình thái học với khả năng xúc tác metanol
của vật liệu. Xét dưới góc độ ứng dụng vật liệu để chế tạo sen sơ điện hóa
phục vụ phân tích nồng độ metanol thì vật liệu chế tạo từ sản phẩm PbO2 114
PANi (bằng CV) kết hợp nhúng trong dung dịch anilin là thích hợp nhất vì
phương trình đường thẳng có độ tuyến tính cao nhất (0,9991).
Bảng 3.25: Mức độ tuyến tính của dòng oxi hóa metanol ∆ip với các nồng độ
metanol thay đổi trên các điện cực compozit khác nhau.
Phương trình tuyến tính
R2
Không tuyến tính
-
y = 12,413x – 0,065
0,9728
y = 13,301x + 2,655
0,9952
y = 42,494x + 2,3675
0,9855
CV (PbO2) kết hợp với hóa học
y = 35,429x + 0,02
0,9785
CV (PbO2 – PANi) kết hợp với hóa học
y = 31,839x – 2,235
0,9991
Phương pháp tổng hợp compozit
PbO2 - PANi
Xung dòng
Xung dòng kết nhúng 2 lần
hợp với hóa học
nhúng 5 lần
Phương pháp CV
3.4.2. Nghiên cứu khả năng xác định pH trong môi trường nước
3.4.2.1.Khảo sát sự phụ thuộc điện thế của điện cực PbO2 theo pH
Điện cực PbO2 sau khi được tổng hợp bằng phương pháp CV trên nền
thép không rỉ được sử dụng để đo điện thế tĩnh trong các dung dịch có pH
thay đổi từ 12,47 đến 1,40 trên hệ 02 điện cực, trong đó sử dụng điện cực so
sánh là Ag/AgCl bão hòa. Kết quả được thể hiện trên bảng 3.26.
Bảng 3.26: Sự phụ thuộc điện thế của điện cực PbO2 theo pH
pH
12,47 10,94 10,26 9,20
8,16
7,20
6,04
4,99
3,77
2,59
1,40
E(V) 0,651 0,714 0,745 0,791 0,844 0,890 0,942 0,997 1,054 1,115 1,177
Hình 3.59 là giản đồ biểu diễn sự thay đổi điện thế của điện cực PbO2
theo pH của môi trường. Ta nhận thấy trong khoảng pH khảo sát có sự phụ
thuộc tuyến tính của thế điện cực E vào pH theo phương trình:
115
y = - 0,0427 x + 1,1511 (3.30)
với độ tuyến tính R2 = 0,9985.
Như vậy hệ số góc phương trình tuyến tính thu được là – 42,7 mV/pH.
Đây là hệ số góc thực nghiệm có sai khác so với phương trình Nernst theo lý
thuyết (-59,2 mV/pH). Sai số xảy ra có thể là do sai số thực nghiệm và do
yếu tố nhiệt độ vì thí nghiệm được tiến hành ở nhiệt độ phòng. Theo [103] sự
ảnh hưởng của các ion như K+, Na+, Cl-, phôtphat, citrat … có mặt trong dung
dịch đến pH là không đáng kể. Độ tuyến tính của phương trình phụ thuộc giữa
điện thế E và pH là rất cao (0,9985). Như vậy đáp ứng điện thế theo pH là
tuyến tính và bước đầu có thể kết luận được khả năng xác định pH của điện
cực PbO2 trong môi trường nước.
1,2
EAg/AgCl (V)
1,0
y = -0,0427x + 1,1511
R2 = 0,9985
0,8
0,6
0,4
0,2
0,0
0
2
4
6
8
10
12
14
pH
Hình 3.59: Điện thế đáp ứng của điện cực PbO2 theo pH
3.4.2.2. Khảo sát sự phụ thuộc điện thế của điện cực compozit PbO2 PANi theo pH
Điện thế E của điện cực compozit PbO2 - PANi so với điện cực so sánh
Ag/AgCl bão hòa được đo trong các dung dịch có pH thay đổi từ 12,47 đến
1,40. Hình 3.60 biểu diễn sự phụ thuộc điện thế của điện cực compozit PbO2
116
- PANi theo pH từ kết quả trên bảng 3.27 và 3.28. Ta thấy có hai khoảng
tuyến tính xuất hiện, khoảng thứ nhất pH = 2 ÷ 7 ứng với phương trình:
y = - 0,0829 x + 1,2482
(3.31)
với độ tuyến tính R2= 0,9984, khoảng thứ hai pH = 7 ÷ 12 ứng với phương
trình:
y = - 0,0257 x + 0,8347
(3.32)
với độ tuyến tính R2 = 0,9835.
Bảng 3.27: Sự phụ thuộc điện thế của điện cực compozit ở vùng pH cao
pH
12,47
10,94
10,26
9,20
8,16
7,20
E (V)
0,527
0,553
0,569
0,583
0,623
0,657
Bảng 3.28: Sự phụ thuộc điện thế của điện cực compozit ở vùng pH thấp
pH
6,04
4,99
3,77
2,59
1,40
E (V)
0,731
0,826
0,919
1,008
1,121
Như vậy sự có mặt của PANi trong cấu trúc của compozit không chỉ
ảnh hưởng đến cấu trúc hình thái học của PbO2 và hoạt tính điện hóa của
PbO2 mà còn ảnh hưởng đến khả năng xác định pH trong môi trường nước
của chính điện cực compozit PbO2 - PANi. Điện cực PbO2 có điện thế phụ
thuộc pH theo một phương trình tuyến tính duy nhất (3.30) và có hệ số góc là
– 42,7 mV/pH, trong khi điện cực compozit có điện thế phụ thuộc pH theo
hai phương trình tuyến tính khác nhau là phương trình (3.31) ở vùng pH thấp
có hệ số góc là -82,9 mV/pH và ở vùng pH cao (3.32) hệ số góc là -25,7
mV/pH. Điều này có thể giải thích được là do ở vùng pH thấp thì PANi ở
dạng EB sẽ nhận H+ để chuyển về dạng ES, còn ở vùng pH cao thì có sự tách
H+ của ES về EB theo sơ đồ ở hình 1.15 (trang 35). Hệ số góc ở đây khác với
các công trình đã công bố [103, 104] (– 57,96 mV/pH cho dạng α-PbO2 và
117
-57,8 mV/pH cho dạng β-PbO2, -112 mV/ pH cho dạng PbO2 – parafin) có thể
do sự có mặt của PANi gây ra.
1,2
y = -0,0829x + 1,2482
1,0
2
R = 0,9984
EAg/AgCl (V)
0,8
0,6
y = -0,0257x + 0,8347
0,4
2
R = 0,9835
0,2
0,0
0
2
4
6
pH
8
10
12
14
Hình 3.60: Điện thế đáp ứng của điện cực compozit PbO2 - PANi theo pH
3.4.2.3. Thử nghiệm thực tế
Để thử nghiệm sử dụng điện cực PbO2 và compozit PbO2 – PANi đo
pH trong một số mẫu thực theo tài liệu đã công bố [103, 104] và đối chứng
kết quả với điện cực thủy tinh (bảng 3.29 và 3.30).
Bảng 3.29: Kết quả đo mẫu thực trên điện cực PbO2
pH
Mẫu
Lần 1
Lần 2
Lần 3
pH
pH điện
trung
cực thủy
bình
tinh
∆ pH
Coca – cola
2,30
2,21
2,36
2,29
2,24
0,05
Pepsi
2,10
1,99
1,97
2,02
2,18
-0,16
7 up
3,05
2,93
3,08
3,02
2,98
0,04
118
Bảng 3.30: Kết quả đo mẫu thực trên điện cực PbO2 - PANi
pH
Mẫu
Lần 1
Lần 2
Lần 3
pH
pH điện
trung
cực thủy
bình
tinh
∆ pH
Coca – cola
2,35
2,27
2,25
2,29
2,24
0,05
Pepsi
2,28
2,41
2,24
2,31
2,18
0,13
7 up
2,98
3,14
3,09
3,07
2,98
0,09
Nhận xét: Như vậy qua đo pH của các mẫu nước giải khát ta thấy bước đầu
có thể sử dụng điện cực PbO2 và compozit PbO2 – PANi để xác định pH. Độ
sai lệch ∆pH của các mẫu Coca cola, Pepsi và 7 up trên điện cực PbO2 cũng
như compozit PbO2 – PANi là nhỏ tương tự như trong tài liệu [104].
119
KẾT LUẬN
1. Đã tổng hợp thành công compozit PbO2 - AgO trên điện cực thép không rỉ
bằng phương pháp dòng tĩnh, trong đó tại mật độ dòng 6 mA/cm2
compozit có cấu trúc hình thái học bề mặt tương đối đồng đều nhất, kích
thước hạt đạt cỡ 2 μm có độ bền và hoạt tính điện hóa tốt nhất.
2. Đã sử dụng phương pháp quét thế điện động để nghiên cứu hoạt tính xúc
tác điện hóa đối với quá trình oxi hóa nitrit, xyanua, asen (III) trên điện
cực compozit PbO2 - AgO so với PbO2. Điện cực compozit PbO2 - AgO có
khả năng xúc tác điện hóa tốt hơn so với PbO2.
3. Đã tìm được chế độ tổng hợp tối ưu đối với compozit PbO2 - PANi bằng
phương pháp CV: 300 chu kỳ trong khoảng điện thế 1,2 ÷ 1,7 V với tốc độ
quét 100 mV/s, dung dịch tổng hợp chứa HNO3 0,1 M, Pb(NO3)2 0,5 M,
Cu(NO3)2 0,05 M, Etylenglicol 0,1 M, anilin 0,005 M. Compozit PbO2 PANi có bề mặt đồng đều và đặc khít nhất, đạt kích thước hạt nano và bền
ăn mòn điện hóa nhất (icorr = 25,08 μA/cm2; Ecorr = 1,375 V).
4. Bằng phương pháp CV đã chứng minh được sự tồn tại của PbO2 trong
compozit PbO2 - PANi ở cả hai dạng α và β. Sự có mặt của PANi trong
compozit đã làm tăng hoạt tính điện hóa cũng như làm giảm tốc độ ăn mòn
của điện cực.
5. PbO2 được biến tính bằng PANi đã có khả năng xúc tác điện hóa đối với
quá trình oxi hóa metanol, trong đó compozit PbO2 - PANi được tổng hợp
bằng phương pháp CV có khả năng xúc tác tốt nhất (∆ip = 85,87 mA/cm2).
6. Compozit PbO2 - PANi có thể ứng dụng làm vật liệu chế tạo sen sơ đo pH
trong dung dịch với hai khoảng tuyến tính ở hai vùng axit và bazơ theo các
phương trình y = - 0,0829 x + 1,2482 (3.31) và y = - 0,0257 x + 0,8347
(3.32). Đã sử dụng điện cực compozit để khảo sát pH trong một số mẫu
thực có sự sai lệch ∆pH tương đối thấp (Δ = 0,05 ÷ 0,16) so với điện cực
thủy tinh.
120
DANH SÁCH CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
1.
Phan Thi Binh, Mai Thi Thanh Thuy, Tran Hai Yen, Impedance study of
PANi – PbO2 composite during its reduction process in 0.5M H2SO4, J. of
Chemistry, 2011, Vol. 49 (2ABC), p. 37 – 41.
2.
Phan Thi Binh, Mai Thi Thanh Thuy, Nguyen Văn Toàn, Duong Thi
Doan, Cyanide detection ability of the PbO2 electrode synthesized by
pulsed current method, Viet Nam Journal of Chemitry, 2011, Vol. 49(2),
260 – 263.
3.
Phan Thi Binh, Mai Thi Thanh Thuy, Tran Hai Yen, Influence of cycle
number during material synthesis by cyclic voltammetry on morphology
of PbO2 – PANi composite, J. of Chemistry, 2011, Vol. 49 (2ABC), p. 42
– 45.
4.
Phan Thi Binh, Mai Thi Thanh Thuy, Nguyen Xuan Truong, Tran Hai
Yen, Synthesis of hybrid nanocomposite based on PbO2 and polyaniline
coated onto stainless steel by cyclic voltammetry, Asian Journal of
Chemistry, 2011, Vol. 23, No. 8 , 3445 – 3448.
5.
Mai Thi Thanh Thuy, Phan Thi Binh and Vu Duc Loi, Synthesis and
characterization of
PbO2-AgO composite by galvanostatic method,
Journal of Chemistry, Vol. 49 (2ABC) (2011) 32-36
6.
Phan Thi Binh, Mai Thi Thanh Thuy, Tran Hai Yen and Pham Thi Tot.
Electrochemical characterization of nanostructured polyaniline – PbO2
composite prepared by cyclic voltammetry, Asian Journal of Chemistry,
2012, Vol 24, No 11, 4907-4910.
7.
Mai Thị Thanh Thùy, Phạm Thị Tốt, Phan Thị Bình, Trần Văn Quang.
Khả năng phân tích asen (III) trên điện cực compozit PbO2- AgO tổng hợp
bằng phương pháp dòng tĩnh, Tạp chí Hóa học, 2012, T.50, S. 4B, 167170.
121
8.
Phan Thị Bình, Phạm Thị Tốt, Mai Thị Thanh Thùy. Tổng hợp và
nghiên cứu hoạt tính xúc tác điện hóa của PbO2- PANi trong quá trình oxi
hóa metanol, 2012, Tạp chí Hóa học, T.50, S. 4B, 131-135.
9.
Thi Binh Phan, Thi Tot Pham and Thi Thanh Thuy Mai.
Characterization of nanostructured PbO2-PANi composite materials
synthesized by combining electrochemical and chemical methods.
Advances in Natural Sciences: Nanoscience and Nanotechnology vol.4
No1 (2013) 5pp.
10. Thi Thanh Thuy Mai, Thi Binh Phan, Thi Tot Pham, Huu Hieu Vu.
Nanostructured PbO2-PANi composite materials for electrocatalytic
oxidation of methanol in acidic sulfuric medium, Adv. Nat. Sci. :Nanosci.
Nanotechnol. 5(2014), 025004 (5pp).
11. Mai Thị Thanh Thùy, Phan Thị Bình, Vũ Đức Lợi, Nghiên cứu khả năng
xác định pH trong môi trường nước của điện cực PbO2 và compozit PbO2
– PANi, 2014, Tạp chí Hóa học, T.52, S.6A, 224-227.
122
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Chung- Chiun Liu, Electrochemical sensors, The biomedical Engineering
Handbook: Second Edition, 2000, Ed. Joseph D. Bronzino, Boca Raton: CRC
press LLC
2.
Joseph R. Stetter, William R. Penrose, Shen Yao, Sensors, chemical sensors,
electrochemical sensors and ECS, Journal of The Electrochemical Society,
2003, 150 (2), S11-S16.
3.
Serda Abaci, Attila Yildiz, The effect of electrocatalytic activity and crystal
structure of PbO2 surface on polyphenylene oxide (PPO) production in
acetonitrile, Turk J. Chem., 2009, 33, 215-222.
4.
Phan Thị Binh, Nguyen Xuan Truong, Mai Thị Thanh Thuy, Detection ability
of nitrite on the PbO2 electrode synthesized by electrochemical method, Tạp
chí Hoá học, 2009, 47 (6B), 131-136.
5.
O. Smychkova, T. Luk’yanenko, A. Velichenko, Bismuth doped PbO2
coatings: Morphology and electrocatalytic properties, Universal Journal of
Chemistry, 2013, 1 (2), 30-37.
6.
A.B. Velichenko, R. Amadelli, G.L.Zucchini, D.V. Girenko, F.I. Danilov,
Electrosynthesis and physicochemical properties of Fe-doped lead dioxide
electrocatalyst, Electrochimica Acta , 2000, 45, 4341- 4350.
7.
Đinh Thị Mai Thanh, Mai Xuân Hướng, Đặng Vũ Minh, Nghiên cứu quá
trình tổng hợp điện hóa và tính chất hóa lý của điện cực xúc tác Co-PbO2, Tạp
chí Khoa học và công nghệ, 2006, 44 (5), 77-82.
8.
A.B. Velichenko, R. Amadelli, E.A. Baranova, D.V. Girenko, F.I. Danilov,
Electrodeposition of Co – doped lead dioxide and its physicochemical
properties, J. of Electroanalytical Chemistry, 2002, 527, 56-64.
9.
Yuehai Song, Gang Wei, Rongchun Xiong, Structure and properties of PbO2CeO2 anodes on stainless steel, Electrochimica Acta, 2007, 52, 7022-7027.
10.
R. Amadelli, L. Samiolo, A.B. Velichenko, , V.A. Knysh, T.V. Lukyanenko,
123
F.I. Danilov, Composite PbO2-TiO2 materials deposited from colloidal
electrolyte: Electrosynthesis, and physicochemical properties , Electrochimica
Acta, 2009, 54 (22), 5239 – 5245.
11.
Bu-ming Chen, Zhong-cheng Guo, Rui-dong Xu, Electrosynthesis and
physicochemical properties of α- PbO2 – CeO2- TiO2 composite electrodes,
Trans. Nonferrous Met. Soc. China, 2013, 23, 1191-1198.
12.
Yingwu Yao, Manman Zhao, Chunmei Zhao, Haijun Zhang, Preparation and
properties of PbO2-ZrO2 nanocomposite electrodes by pulse electrodeposition,
Electrochimica Acta , 2014, 117, 453-459.
13.
Jing Gu, Wen Zhang, Yu Feng Yang, Lei Zheng, Zi Rong Wu, Li Tong Jin,
Preparation of Ag2O2- PbO2 modified electrode and its applilcation towards
Escherichia Coli fast counting in water, Chinese Chemical letters, 2005, 16
(5), 635-638.
14.
Shiyun Ai, Mengnan Gao, Yu Yang, Jiaqing Li, Litong Jin, Electrocatalytic
sensor for the determination of chemical oxigen demand using a lead dioxide
modified electrode, Electroanalysis, 2004, 16 (5), 404-409.
15.
Liu Wei, Jiang Jin- Gang, Shi. Guo-Yue, He. Yan, Liu Ye, Jin. Li-Tong,
Toxicity assessment of cyanide and tetramethylene disulfotetramine
(tetramine) using luminescent bacteria vibrio-qinghaiensis and PbO2
electrochemical sensor, Chinese Journal of Chemistry, 2007, 25, 203-207.
16.
Jiaqing Li, Lei Zheng, Luoping Li, Guoyue Shi, Yuezhong Xian, Litong Jin,
Photoelectro-synergistic catalysis at Ti/TiO2/PbO2 electrode and its
application on determination of chemical oxigen demand, Electroanalysis,
2006, 18 (22), 2251-2256.
17.
Biljana Sljukic, Craig E. Banks, Alison Crossley, Richard G. Compton, Lead
(IV) oxide – graphite composite electrodes: Application to sensing of
ammonia, nitrite and phenols, Analytica chimica Acta, 2007, 587, 240-246.
18.
Serdar Abaci, Ugur Tamer, Kadir Pekmez and Attila Yildiz, Performance of
124
different crystal structures of PbO2 on electrochemical degradation of phenol
in aqueous solution, Applied Surface Science, 2005, 240 (1- 4), 112-119.
19.
D. Velayutham, M. Noel, Preparation of a polypyrrole – lead dioxide
composite electrode for electroanalytical applications, Talanta, 1992, 39 (5),
481- 486.
20.
Bui Hai Ninh, Phan Thi Binh, Mai Thi Thanh Thuy, Vu Huu Hieu, Study on
structure and discharge ability of lead dioxide synthesized on the stainless
steel by the pulse galvanostatic method, VAST-Proceeding International
scientific conference on “Chemistry for development and intergration”,
Hanoi, 2008, 1049-1055.
21.
Phạm Quang Định, Nghiên cứu quá trình hình thành anot từ dung dịch nitrat
làm điện cực trơ và chất oxi hóa, Luận văn phó tiến sĩ khoa học hoá học, Viện
kỹ thuật quân sự - Bộ quốc phòng, 1994, Hà Nội.
22.
Trương Ngọc Liên, Tổng hợp (NH4)2S2O4 bằng phương pháp điện hoá trên
anot PbO2, Tạp chí hoá học, 1992, 30 (2), 56 – 57.
23.
Nguyễn Thu Phương, Phạm Thị Năm, Đinh Thị Mai Thanh, Ứng dụng lớp
phủ PbO2 trên nền thép không rỉ 304 làm anôt trơ cho quá trình bảo vệ catôt
sử dụng dòng ngoài trong môi trường đất, Tạp chí khoa học và công nghệ,
2012, 50 (3), 385 – 395.
24.
Lê Tự Hải, Nguyễn Đăng Đàn, Nghiên cứu quá trình xử lý phenol trong nước
bằng phương pháp oxi hoá điện hoá trên điện cực PbO2, Báo cáo khoa họcĐại Học Đà Nẵng, 2013.
25.
Chu Thị Thu Hiền, Nghiên cứu chế tạo, khảo sát đặc tính điện hóa của điện
cực Ti/SnO2- Sb2O3/PbO2 trong dung dịch có chứa hợp chất hữu cơ, Luận án
tiến sĩ hóa học, Viện Hóa học, 2014, Hà Nội.
26.
Trương Công Đức, Lê Tự Hải, Trần Văn Thắm, Nghiên cứu quá trình điện kết
tinh PbO2 trên nền graphit bằng phương pháp oxi hóa anot Pb2+ trong dung dịch
Pb(NO3)2, Tạp chí khoa học công nghệ, Đại Học Đà Nẵng, 2008, 5 (28), 69-75.
125
27.
Trịnh Xuân Sén, Trương Thị Hạnh, Nguyễn Thị Bích Lộc, Trần Quốc Tuỳ,
Nghiên cứu chế tạo điện cực PbO2/Ti và tính chất điện hoá của chúng trong
môi trường chất điện ly, Tạp chí hoá học, 2007, 45 (5), 575 – 579.
28.
Đinh Thị Mai Thanh, Nguyễn Thị Lê Hiền, Nghiên cứu cấu trúc lớp PbO2 kết
tủa điện hóa trên nền titan, Tạp chí khoa học công nghệ, 2006, 44 (2), 38 – 43.
29.
Đinh Thị Mai Thanh và cộng sự, Ảnh hưởng của thành phần dung dịch đến
quá trình tổng hợp PbO2 trên thép không rỉ, Tạp chí hoá học, 2006, 44 (6),
676-680.
30.
Albertas Malinauskas, Electrocatalysis at conducting polymers, Synthetic
Metals, 1999, 107, 75-83.
31.
Bessenhard Jürgen O. (Ed.), Handbook of battery materials, Wiley – VCH
Verlag GmbH, 1998, Germany.
32.
J. P. Carr, N. A. Hampson, The lead dioxide electrode, Chemical Reviews,
1972, 72 (6), 679 – 702.
33.
Hoàng Nhâm, Hóa học Vô cơ, Tập 2, Nhà xuất bản Giáo dục, 2006.
34.
M. Bervas, M.Perrin, S. Genies, F.Mattera, Low-cost synthesis and utilization in
mini-tubular electrodes of nano PbO2, J. of Power Sources, 2007, 173, 570-577.
35.
Morales Julian, Petkova Galia, Cruz Manuel, Caballero Alvaro, Synthesis and
characterization of lead dioxide active material for lead-acid batteries, J.
Power Sources, 2006, 158, 831 – 836.
36.
Ghasemi S, Mousavi MF, Shamsipur M, Karami H., Sonochemical-assisted
synthesis of nano-structured lead dioxide. Ultrason. Sonochem., 2008, 15, 448
– 455.
37.
Xi G, Peng Y, Xu L, Zhang M, Yu W, Qian Y., Selected-control synthesis of
PbO2 submicrometer-sized hollow spheres and Pb3O4 microtubes. Inorg.
Chem. Commun., 2004, 7, 607-610.
38.
Donglan Zhou, Lijun Gao, Effect of electrochemical preparation methods on
structure and properties of PbO2 anodic layer, Electrochimica Acta, 2007, 53,
2060 – 2064.
126
39.
T. Mahalingam, S. Velumani, M. Raja, S. Thanikaikarasan, J.P. Chu, S.F.
Wang, Y.D. Kim, Electrosynthesis and characterization of lead oxide thin
films, Materials Characterization, 2007, 58, 817-822.
40.
Chen Bu-ming, Guo Zhong-cheng, Yang Xian-Wan, Cao Yuan-dong,
Morphology of alpha-lead dioxide electrodeposited on aluminum substrate
electrode, Trans. Nonferrous Met. Soc. China, 2010, 20, 97-103.
41.
Hassan Karami, Mahboobeh Alipour, Synthesis of lead dioxide nanoparticles
by the pulsed current electrochemical method, Int. J. Electrochem. Sci., 2009,
4, 1511 – 1527.
42.
Shahram Ghasemi, Mir Fazllolah Mousavi, Hassan Karami, Mojtaba
Shamsipur, S.H. Kazemi, Energy storage capacity investigation of pulsed
current formed nano structured lead dioxide, Electrochimica Acta, 2006, 52,
1596-1602.
43.
Buming Chen, Zhongchen Guo, Hui Huang, X. Yang, Y. Cao, Effect of
current density on electrodepositing alpha- lead dioxide coating on aluminum
substrate, Acta metal. Sin.(Engl. Lett.), 2009, 22 (5), 373-382.
44.
Phillip N. Bartlett, Tim Dunford and Mohamed A.Ghanem, Templated
electrochemical deposition of nanostructured macroporous PbO2, J. Mater.
Chem., 2002, 12, 3130-3135.
45.
A.B. Velichenko, D.V. Girenko, F.I. Danilov, Mechanism of lead dioxide
electrodeposition, J. Electroanal. Chem., 2002, 405, 127-132.
46.
Rossano Amadelli, A. B Velichenko, Lead dioxide electrodes for high
potential anodic processes, J.Serb. Chem. Soc., 2001, 66 (11-12), 835-845.
47.
Norman L. Weinberg, Technique of electroorganic synthesis, vol.V, part I, a
Wiley- Interscience publication, 1974, USA.
48.
Meissam Noroozifar, Mozhgan Khorasani-Motlagh, Abooza Taheri, Marjan
Homayoonfard, Indirect determination of nitrite by flame atomic absoption
spectrometry using a lead (IV) dioxide oxidant microcolumn, Bull. Korean
127
Chem. Soc., 2006, 27 (6), 875-880.
49.
Samet Y., Elaoud S. Chaabane, Ammar S., Abdelhedi R., “Electrochemical
degradation of 4 – chloroguaiacol for wasterwater treatment using PbO2
anodes”, J. of Hazardous Materials, 2006, B138, 614 – 619.
50.
Shao – Ping Tong, Chun – An Ma, Hui Feng, A novel PbO2 electrode
preparation and its application in organic degradation, Electrochimica Acta,
2008, 53, 3002 – 3006.
51.
N. N. Greenwood, A. Earnshaw, Chemistry of the Elements (2nd ed.), Oxford:
Butterworth-Heinemann, 1997, p. 1181.
52.
Marvin S. Antelman, Molecular Crystal Device for Pharmaceuticals , US
Patent # 5,336,499, 1994, USA.
53.
Daniel R. Glen et al, Electrochemical preparation of silver oxide electrodes
having high thermal stability, USA Patent 4,892,629, 1990.
54.
V.Sreejith, Structure and properties of processible conductive polyaniline
blends, Doctor of philosophy in Chemistry, 2004, University of Pune (India).
55.
Yuvraj Singht Negi
and Adhyapak P.V., Development in polyaniline
conducting polymers, J. Macromol. SCI. – Polymer Reviews, 2002, 42 (1),
35-53.
56.
Gordon G. Wallace, Geoffrey M. Spinks, Leon A.P Kane-Maguire, Peter R.
Teasdale, Conductive electroactive polymers, Intelligent materials systems,
CRC press LLC, 2003, USA.
57.
J. Stejskal, R. G. Gilbert, Polyaniline: Preparation of a conducting polymer,
Pure Appl. Chem., 2002, 74 (5), 857-867.
58.
Zhi Chen, Cristina Della Pina, Ermelinda Falletta, Michele Rossy, A green
route to conducting polyaniline by copper catalysis, J. of Catalysis, 2009,
267, 93-96.
59.
J. Vivekanandan, V. Ponnusamy, A. Mahudeswaran, P.S. Vijayanand,
Synthesis, characterization and conductivity study of polyaniline prepared by
128
chemical oxidative and electrochemical methods, Archives of Applied Science
reseach, 2011, 3 (6), 147-153.
60.
Yu Sheng, Jian-ding Chen, De-qin Zhu, Christian Carrot, Jacques Juliet,
Synthesis of conductive polyaniline via oxidation by MnO2, Chinese Journal
of Polymer Science, 2004, 22 (3), 269-277.
61.
Nirmalya Ballav, High-conducting polyaniline via oxidative polymerization
of aniline by MnO2, PbO2 and NH4VO3, Materials Letters, 2004, 58, 32573260.
62.
Kerileng M. Mopelo, Peter
M. Ndangili, Rachel F. Ajayi, Gcineka
Mbambisa, Stephen M. Mailu, Njagi Njomo, Milua Masikini, Priscilla Baker,
Emmanuen I. Iwuoha, Electronics of Conjugated Polymers (I): Polyaniline,
Int. J. Electrochem. Sci., 2012, 7, 11 859-11 875.
63.
D.C. Trivedi, Hanbook of organic conductive molecules and Polymers, H.S.
Nalwa (Edi), 1997, 2, 505-572, Wiley, Chichester.
64.
Kwang Sun Ryu, Soon Ho Chang, Seung Gu Chang, Eung Ju Oh, Chul Hyun
Yo, Physicochemical and electrical characterization of polyaniline included
by crosslinking, stretching and doping, Bull. Korean Chem. Soc., 1999, 20
(3), 333-336.
65.
Ahmad Abdolahi, Esah Hamzah, Zaharah Ibrahim, Shahrir Hashim, Synthesis
of uniform polyaniline nanofibers through interfacial polymerization,
Materials, 2012, 5, 1487-1494.
66.
A.M. Pharhad Hussain, A. Kumar, Electrochemical synthesis and
characterization of chloride doped polyaniline, Bull. Mater. Sci, 2003, 6 (3),
329-334.
67.
G.A. Rimbu, I. Stamatin, C.L Jackson, K. Scott, The morphology control of
polyaniline as conducting polymer in fuel cell technology, Journal of
Optoelectronics and Advanced Materials, 2006, 8 (2), 670-674.
68.
Gouri
Smitha
Akundy,
Ramakrishnan Rajagopalan, Jude O. Iroh,
129
Electrochemical deposition of polyaniline- Polypyrrole composite coatings on
aluminum, Journal of Applied polymer Science, 2002, 83, 1970-1977.
69.
A.T. Özyilmaz, M.Erbil, B.Yazici, Investigation of corrosion behaviour of
stainless steel
coated with polyaniine via electrochemical impedance
spectroscopy, Progress in organic coatings, 2004, 51, 47-54.
70.
David Andrew Reece, Development of conducting polymes for separations,
PhD thesis, 2003, Department of Chemistry, University of Wollongong.
71.
Martti Kaempge, Transparent and flexible pH sensor, max-planck institute for
solid state research, Stuttgart, Germany, 2006.
72.
Abou-Elhagag A. Hermas, Mohamed Abdel Salam, Salih S. Al-Juaid, In situ
electrochemical preparation of multi- walled carbon nanotubes/polyaniline
composite on the stainless steel, Progress in organic coatings, 2013, 76,
1810-1813.
73.
Ipek Becerik, Fehmi Ficicioglu, Figen Kadirgan, Effect of temperature on the
electrooxidation of some organic molecules on Pt doped conducting polymer
coated electrodes, Turk.J Chem, 1999, 23, 353-359.
74.
Shankarananda, Arunkumar Lagashetty, Sangshetty Kalyani, Chemical
oxidation method for synthesis of Polyaniline – In2O3 composites, Inter. J. of
Engineering and Science, 2012, 1 (10), 59-64.
75.
Ke-Qiang Ding, Cyclic voltammetrically prepared MnO2-polyaniline
composite and its electrocatalysis for oxigen reduction reaction (ORR), J. of
the Chinese Chemical Society, 2009, 56, 891-897.
76.
Rajesh, K.
Ravindranathan
Thampi,
J.-M.
Bonard, N.
Xanthapolous,
H.J.Mathieu, B. Viswanathan, Pt supported on polyaniline – V2O5
nanocomposite as the electrode material for methanol oxidation ,
Electrochem. Solid-State Lett., 2002, 5 (12), E71-E74.
77.
D. D.Borole, U. R.Kapadi, P. P.Kumbhar , D. G.Hundiwale, Influence of
inorganic and organic supporting electrolytes on the electrochemical synthesis
130
of polyaniline, poly (o-toluidine) and their copolymer thin films, Materials
Letters , 2002, 56, 685-691.
78.
K.Gurunathan,
Electrochemically
A.Vadivel
synthesized
Murugan,
conducting
R.Marimuthu,
polymeric
U.P.Mulik.
materials
for
applications towards technology in electronics, optoelectronics and energy
storage devices, Materials Chemistry and Physics, 1999, 61, 173- 191.
79.
Mao Chen-Liu, Ching-Liang Dai, Chih-Hua Chan, Chyan-Chyi Wu,
Manufacture of a polyaniline nanofiber ammonia sensor integrated with a
readout circuit using the CMOS-MEMS technique, Sensors, 2009, 9, 869-880.
80.
Huling Tai, Yadong Jiang, Guangzhong Xie, Junsheng Yu, Preparation,
characterization and comparative NH3- sensing characteristic studies of
PANi/inorganic oxides nanocomposite thin films, J. Mater. Sci. Technol.,
2010, 26 (7), 605-613.
81.
N.G. Deshpande, Y.G. Gudage, Ramphal Sharma, J.C. Vyas, J.B Kim, Y.P.
Lee, Studies on tin oxide – interclated polyaniline nanocomposite for
ammonia gas sensing applications, Sensors and Actuators, 2009, B138, 76-84.
82.
Neetika Gupta, Shalini Sharma, Irfan Ahmad Mir, D Kumar, Advances in
sensors based on conducting polymers, Journal of Scientific & Industrial
Research, 2006, 65, 549-557.
83.
Tom Lindfords, Ari Ivaska, pH sensitivity of polyaniline and its substituded
derivatives, J. of Electroanalytical Chemistry, 2002, 531, 43-52.
84.
M. Khanmohammadi, F. Mizani, M. Barzegar Khaleghi, A. Bagheri
Gamarudi, Optimal synthesis of polyaniline – TiO2 composites for corrosion
protection of carbon steel using design of experiment (DOE), Protection of
metal and Physical chemistry of Surfaces, 2013, 49 (6), 662-668.
85.
A.H. El-Shazly, H.A. Al-Turaif, Improving the corrosion resistance of buried
steel by using polyaniline coating, Int. J. Electrochem. Sci., 2012, 7, 211 – 221
86.
Victor Erokhin, Manoj Kumar Ram and Ozlem Yavuz, The New Frontiers of
Organic and Composite Nanotechnology, Chapter 9- Electromagnetic
131
applications of conducting and nanocomposite materials, Elsevier Linacre
House, Jordan Hill, Oxford OX2 8DP, 2008, UK.
87.
R. Ansari and F. Raofie, Removal of lead ion from aqueous solutions using
sawdust coated by polyaniline, E-Journal of Chemistry, 2006, 3 (10), 49-59.
88.
Deli Liu, Dezhi Sun, Yangqing Li, Removal of Cu(II) and Cd(II) from
aqueous solutions by polyaniline on sawdust, Separation Science and
Technology, 2011, 46 (2), 321 – 329.
89.
Thi Binh Phan, Ngoc Que Do and Thi Thanh Thuy Mai, The adsorption
ability of Cr(VI) on sawdust–polyaniline nanocomposite, Adv. Nat. Sci.:
Nanosci. Nanotechnol., 2010, 1 (3), 06p.
90.
M. Ghorbani, H. Eisazadeh and A.A. Ghoreyshi, Removal of zinc ions from
aqueous solution using polyaniline nanocomposite coated on rice husk,
Iranica Journal of Energy & Environment, 2012, 3 (1), 66-71.
91.
B.G.Jucovic, T.Lj. Trisovic, J.S. Stevanovic, M.M. Grovdenovic, B.N. Grgur,
Citrated based zinc- polyaniline secondary cell: part I: Optimization of the
citrate/ chloride electrolyte, J. App. Electrochem., 2009, 39, 2521-2528.
92.
Hassan Karami, Mir Fazlollah Mousavi, Mojtaba Shamsipur, A new design
for dry polyaniline rechargeable batteries, Journal of Power Sources, 2003,
117 (1–2), 255–259.
93.
Wang C., Mottaghitalab V., Too C. O., Spinks, G. Maxwell. And Wallace G.
G., Polyaniline and polyaniline-carbon nanotube composite fibres as battery
materials in ionic liquid electrolyte, Journal of Power Sources, 2007, 163 (2)
1105-1109.
94.
Yuanyuan Dan, Haiyan Lu, Xiaolei Liu, Haibo Lin, Jingzhe Zhao, Ti/PbO2 +
nano- Co3O4 composite electrode material for electrocatalysis of O2 evolution
in alkaline solution, International Journal of hydrogen energy, 2011, 36, 1949
– 1954.
95.
Jiangtao Kong, Shaoyuan Shi, Lingcai Kong, Xiuping Zhu, Jinren Ni,
132
Preparation and characterization of PbO2 electrodes doped with different rare
earth oxides, Electrochimica Acta, 2007, 53, 2058 – 2054.
96.
Irena
Mickova,
Abdurauf
Prusi,
Toma
Grcev,
Ljubomir
Arsov,
Electrochemical polymerization of aniline in presence of TiO2 nanoparticles,
Bull. Chem. Technol. Macedonia, 2006, 25, 1, 45-50.
97.
Mohammad Reza Nabid, Maryam Golbabaee, Abdolmajid Bayandori
Moghaddam,
Rassoul
Dinarvand,
Roya
Sedghi,
Polyaniline/TiO2
nanocomposite: Enzymatic synthesis and electrochemical properties, Int. J.
Electrochem. Sci., 2008, 3, 1117-1126.
98.
Akash Katoch, Markus Burkhart, Taejin Hwang, Sang Sub Kim, Synthesis of
polyaniline/TiO2 hybrid nanoplates via a sol-gel chemical method, Chemical
Engineering Journal, 2012, 192, 262-268.
99.
Hossein Eisazadeh, Hamid Reza Khoshidi, Production of polyaniline
composite containing Fe2O3 and CoO with nanometer size using
hydroxipropylcellulose as a surfactant, J. of Engineering Science and
Technology, 2008, 3 (2), 146-152.
100. Agnieszka Kapalka, György Fóti, Christos Comninellis, Kinetic modelling of
the electrochemical mineralization of organic pollutants for wastewater
treatment, Jounal of Applied Electrochemistry, 2008, 38 (1), 7-16.
101. Lê Quốc Hùng, Phan Thị Bình, Vũ Thị Thu Hà, Phạm Hồng Phong, Điện hóa
học nâng cao, Viện Hóa học, 2012.
102. Peter Kurzweil, Metal oxides and ion- exchanging surfaces as pH sensors in
liquids: State-of –the – art and outlook, Sensors, 2009, 9, 4955-4985.
103. Ali Eftekhari, pH sensor base on deposited film of lead dioxide on aluminum
substrate electrode, Sensors and Actuators, 2003, B (88), 234-238.
104. Alexandre Correa Lima, Adriana Aparecida Jesus, Mario Albertto Tenan,
Astrea F. de Souza Silva, Andre Fernando Oliveira, Evaluation of a high
sensitivity PbO2 pH – sensor, Tanlanta, 2005, 66, 225-228.
133
105. Teixeira M.FS., Ramos L.A., Fatibello- Filho O., Cavalheiro E.T.G., PbO2
based graphite – epoxi electrode for potentiometric determination of acids and
bases in aqueous and aqueous ethanolic media, Fresenius Journal of
Analytical Chemistry, 2001, 370 (4), 383-386.
106. Phương pháp chuẩn bị các dung dịch đệm, TCVN: 4320-86.
107. Phan Thị Bình, Điện hóa ứng dụng, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật,
2006, Hà Nội.
108. Trương Ngọc Liên, Điện hoá lý thuyết, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật,
2000, Hà Nội.
109. Trịnh Xuân Sén, Điện hóa học, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, 2004, Hà
Nội.
110. Lê Văn Vũ, Giáo trình cấu trúc và phân tích cấu trúc vật liệu, Trường đại học
KHTN, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004.
111. Nguyễn Kim Giao, Hiển vi điện tử truyền qua, NXB Đại học Quốc gia Hà
Nội, 2004.
112. Vũ Đăng Độ, Các phương pháp vật lý trong hóa học, NXB Đại học Quốc Gia
Hà Nội, 2006, 130 – 149.
113. Nguyễn Đình Triệu, Các phương pháp vật lý hiện đại ứng dụng trong hóa
học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012.
114. Feng Hong – Liang, Gao Xiao – Yong, Zhang Zeng – Yuan and Ma Jiao –
Min, Study on the crystalline structure and the thermal stability of silveroxide films deposited by using direct-current reactive magnetron sputtering
methods, Journal of the Korean Physical Society, 2010, 56 (4), 1176 – 1179.
115. N. Mohammadi, M. Yari, S.R. Allahkaram, Characterization of PbO2 coating
electrodeposited onto stainless steel 316L substrate for using as PEMFC’s
bipolar plates, Surface & Coating Technology, 2013, 236, 341-346.
116. ASTM Designation: G61 – 86, Standard test method for conducting cyclic
134
potentiodynamic
polarization
measurements
for
localized
corrosion
susceptibility of iron-, nikel-, or cobalt- based alloys, Annual book of ASTM
standard, Reapproved, 1998, 240 - 244.
117. Bahram Cheraghi, Ali Reza Fakhari, Shahin Borhani, Ali Akbar Entezami.
Chemical and electrochemical deposition of conducting polyaniline on lead,
Journal of Electroanalytical Chemistry, 2009, 626, 116 - 122
118. D.Devilliers,
M.T.
Dinh
Thi,
E.
Mahe,
V.Dauriac,
N.
Lequeux,
Electroanalytical investigations on electrodeposited lead dioxide, J. of
Electroanalytical Chemistry, 2004, 573, 227 – 239.
119. A.K. Tomar, Suman Mahendia and Shyam Kumar, Structural characterization
of PMMA blended with chemically synthesized PANi, Advances in Apply
Science Research, 2011, 2 (3), 327 – 333.
120. Raju Khan, Puja Khare, Bimala Prasad Baruah, Ajit Kumar Hazarika,
Nibaran Chandra Dye, Spectroscopy, kinetic studies of polyaniline – flyash
composite, Advances in Chemical Engineering and Science, 2011, 1, 37 – 44.
121. Miroslave Trchova and Joroslav Stejskal, Polyaniline: the infrared
spectroscopy of conducting polymer nanotubes (IUPAC Technical Report),
Pure Appl. Chem., 2001, 83 (10), 1803 -1817.
122. Zahner Messysteme, Thales Software package for electrochemical
Workstations user manual, 2007, Germany.
135
[...]... PbO2 được biến tính bằng PANi và nghiên cứu sự thay đổi cấu trúc hình thái học cũng như khả năng xúc tác điện hóa của điện cực của PbO2 từ đó có thể định hướng nghiên cứu sử dụng compozit PbO2 - PANi để chế tạo sen sơ điện hóa 3 Trên cơ sở các nghiên cứu trong và ngoài nước, luận án Nghiên cứu biến tính vật liệu PbO2 ứng dụng làm sen sơ điện hóa hướng tới các mục tiêu sau: 9 Biến tính PbO2 bằng AgO... và PbO2 – PANi 9 Nghiên cứu tính chất của các vật liệu compozit PbO2 - AgO và PbO2 - PANi (cấu trúc hình thái học và tính chất điện hóa) 9 Nghiên cứu khả năng xúc tác điện hóa của vật liệu compozit PbO2 AgO đối với quá trình oxi hóa nitrit, xyanua, asen (III) so với PbO2 → khả năng ứng dụng làm sen sơ xác định nitrit, xyanua, asen (III) 9 Nghiên cứu khả năng xúc tác điện hóa của vật liệu compozit PbO2. .. sử dụng sen sơ để phân tích hàm lượng các chất trong môi trường ngày càng được sử dụng rộng rãi vì tính tiện dụng và độ nhạy cao của nó Có rất nhiều loại sen sơ như sen sơ hóa học, sen sơ sinh học,… đặc biệt sen sơ điện hóa [1] đang được rất nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu Sen sơ điện hóa được chế tạo dựa trên các biến đổi dòng điện (sen sơ đo oxi) [2], biến đổi điện thế (sen. .. điện thế (sen sơ đo pH) hoặc sự biến đổi dòng điện dựa vào quét thế điện động (sen sơ đo nitrit, xyanua) [1] Các vật liệu thường được sử dụng để chế tạo sen sơ là các vật liệu trơ như Au, Pt, PbO2, … Độ nhạy của các sen sơ điện hóa phụ thuộc rất nhiều vào bản chất và cấu trúc vật liệu điện cực Vì vậy việc nghiên cứu biến tính vật liệu để tăng độ nhạy là rất quan trọng và cần thiết PbO2 là vật liệu có giá... PbO2 - polypyrol và ứng dụng cho quá trình phân tích điện hoá, cụ thể là Mn2+, DMSO [19] Ở nước ta, các nhà khoa học đã nghiên cứu tổng hợp vật liệu PbO2 và ứng dụng của nó từ lâu, tuy nhiên PbO2 chủ yếu được ứng dụng làm vật liệu catôt cho nguồn điện ac quy axit [20] Ngoài ra PbO2 còn được sử dụng làm điện cực anôt để thay thế điện cực Pt đắt tiền trong quá trình công nghệ điện hoá [21, 22], ứng dụng. .. đó đã làm thay đổi cấu trúc hình thái học của PbO2 [13, 15] Như vậy PbO2 được biến tính bằng AgO có thể làm thay đổi hoạt tính xúc tác điện hóa của điện cực PbO2 Dựa trên tính chất này mà compozit PbO2 - AgO cũng được định hướng nghiên cứu làm vật liệu chế tạo sen sơ điện hóa Polyanilin (PANi) là một polyme dẫn điện điển hình, có khả năng dẫn điện như kim loại, có thể chuyển hóa giữa dạng dẫn điện/ cách... compozit PbO2 - AgO và PbO2 - PANi 9 Nghiên cứu tính chất của vật liệu compozit PbO2 - AgO và PbO2 PANi 9 Định hướng nghiên cứu các compozit PbO2 - AgO và PbO2 - PANi để chế tạo sen sơ điện hóa Để thực hiện các mục tiêu đã đề ra, luận án cần tập trung vào các nội dung nghiên cứu như sau: 9 Biến tính vật liệu PbO2 bằng cách pha tạp thêm AgO và PANi theo các phương pháp khác nhau để tạo ra compozit PbO2. .. với PbO2 đối với quá trình oxi hóa metanol 9 Nghiên cứu khả năng ứng dụng vật liệu compozit PbO2 - PANi làm sen sơ đo pH Điểm mới của luận án 9 Đã tổng hợp thành công compozit PbO2 - AgO bằng phương pháp dòng không đổi và compozit PbO2 - PANi bằng phương pháp quét thế tuần hoàn Vật liệu compozit PbO2 - PANi đạt cấu trúc nano 4 9 Khảo sát và chứng tỏ được vật liệu compozit PbO2 - AgO có khả năng ứng dụng. .. compozit PbO2- Bi [5], PbO2 - Fe [6], PbO2 – Co [7, 8], PbO2 – CeO2 [9], PbO2 – TiO2[10], PbO2 – CeO2 – TiO2 [11], PbO2 – 1 ZrO2 [12]… Để tăng cường khả năng làm việc của PbO2 năm 2003 một số nhà khoa học thuộc trường đại học Thượng Hải (Trung Quốc) đã sử dụng PbO2 biến tính để chế tạo sen sơ điện hóa nhằm xác định COD, phenol, anilin,… [13, 14], năm 2007 các nhà khoa học tại đây cũng biến tính vật liệu. .. sen sơ được chế tạo trên cơ sở các vật liệu trơ, rẻ tiền trong đó có PbO2 đang ngày càng được ứng dụng rộng rãi Vì bản chất và cấu trúc bề mặt của vật liệu chế tạo sen sơ điện hóa có ảnh hưởng quan trọng tới độ nhạy của chúng nên việc nghiên cứu nâng cao độ nhạy của sen sơ loại này bằng các phương pháp khác nhau trong đó có phương pháp biến tính vật liệu để chế tạo sen sơ là vấn đề đang được nhiều nhà ... nghiên cứu nước, luận án Nghiên cứu biến tính vật liệu PbO2 ứng dụng làm sen sơ điện hóa hướng tới mục tiêu sau: Biến tính PbO2 AgO PANi để tạo compozit PbO2 - AgO PbO2 - PANi Nghiên cứu tính. .. tác điện hóa điện cực [47] 28 1.3.2 Một số phản ứng xúc tác điện hóa điện cực compozit PbO2 AgO Vật liệu PbO2 - AgO sử dụng làm vật liệu chế tạo sen sơ điện hóa xác định nhu cầu oxi hóa điện hóa. .. tâm nghiên cứu Sen sơ điện hóa chế tạo dựa biến đổi dòng điện (sen sơ đo oxi) [2], biến đổi điện (sen sơ đo pH) biến đổi dòng điện dựa vào quét điện động (sen sơ đo nitrit, xyanua) [1] Các vật liệu