window.onload = function () {resizeNewsImage("news-image", 500);} Tác giả của nghiên cứu, Tiến sĩ Honglei Chen thuộc Viện Nghiên cứu Sức khỏe Quốc gia ở Research Triangle Park, bang North Carolina (Mỹ), cho biết cuộc nghiên cứu thực hiện trên 264.000 người tuổi từ 50-71 có uống soda, trà, nước trái cây và cà phê trong khoảng thời gian từ năm 1995-1996. Khoảng 10 năm sau đó, Tiến sĩ Chen và các cộng sự đã hỏi các đối tượng nghiên cứu rằng liệu họ có bị chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm hay không kể từ năm 2000. Tổng cộng, đã có 11.311 ca chẩn đoán trầm cảm, ông Chen nói. Những người uống hơn bốn lon hoặc tách soda mỗi ngày có nguy cơ bị trầm cảm cao hơn 30% so với những người không uống, trong khi những người uống bốn lon nước trái cây mỗi ngày có nguy cơ bị trầm cảm cao hơn 38% so với những người không uống các loại nước có đường. Các chuyên gia nghiên cứu Mỹ nói rằng soda có đường hoặc soda cho người ăn kiêng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm, nhưng uống cà phê giúp giảm nhẹ nguy cơ này (Ảnh minh họa) Những người uống bốn tách cà phê mỗi ngày có nguy cơ bị trầm cảm thấp hơn khoảng 10% so với những người không uống. Nguy cơ có vẻ lớn hơn đối với những người uống soda dành cho người ăn kiêng so với soda thường, nước trái cây dành cho người ăn kiêng so với nước trái cây bình thường, và trà đá dành cho người ăn kiêng so với trà đá bình thường. “Cuộc nghiên cứu cho thấy việc loại bỏ hoặc cắt giảm nước uống dành cho người ăn kiêng có đường và thay chúng bằng cà phê không đường có thể giúp giảm nguy cơ trầm cảm. Cần tiến hành nghiên cứu thêm để xác nhận điều này, và những người bị trầm cảm nên tiếp tục uống thuốc do các bác sĩ kê đơn”, Tiến sĩ Chen nói.
Tác giả của nghiên cứu, Tiến sĩ Honglei Chen thuộc Viện Nghiên cứu Sức khỏe Quốc gia ở Research Triangle Park, bang North Carolina (Mỹ), cho biết cuộc nghiên cứu thực hiện trên 264.000 người tuổi từ 50-71 có uống soda, trà, nước trái cây và cà phê trong khoảng thời gian từ năm 1995-1996. Khoảng 10 năm sau đó, Tiến sĩ Chen và các cộng sự đã hỏi các đối tượng nghiên cứu rằng liệu họ có bị chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm hay không kể từ năm 2000. Tổng cộng, đã có 11.311 ca chẩn đoán trầm cảm, ông Chen nói. Những người uống hơn bốn lon hoặc tách soda mỗi ngày có nguy cơ bị trầm cảm cao hơn 30% so với những người không uống, trong khi những người uống bốn lon nước trái cây mỗi ngày có nguy cơ bị trầm cảm cao hơn 38% so với những người không uống các loại nước có đường. Các chuyên gia nghiên cứu Mỹ nói rằng soda có đường hoặc soda cho người ăn kiêng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm, nhưng uống cà phê giúp giảm nhẹ nguy cơ này (Ảnh minh họa) Những người uống bốn tách cà phê mỗi ngày có nguy cơ bị trầm cảm thấp hơn khoảng 10% so với những người không uống. Nguy cơ có vẻ lớn hơn đối với những người uống soda dành cho người ăn kiêng so với soda thường, nước trái cây dành cho người ăn kiêng so với nước trái cây bình thường, và trà đá dành cho người ăn kiêng so với trà đá bình thường. “Cuộc nghiên cứu cho thấy việc loại bỏ hoặc cắt giảm nước uống dành cho người ăn kiêng có đường và thay chúng bằng cà phê không đường có thể giúp giảm nguy cơ trầm cảm. Cần tiến hành nghiên cứu thêm để xác nhận điều này, và những người bị trầm cảm nên tiếp tục uống thuốc do các bác sĩ kê đơn”, Tiến sĩ Chen nói.