1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

TP.HCM: Nắng nóng, trẻ ùn ùn nhập viện

1 109 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 1
Dung lượng 8,31 KB

Nội dung

window.onload = function () {resizeNewsImage("news-image", 500);} Ngoài các bệnh về đường hô hấp, hiện thêm các chứng bệnh đầu hè như quai bị, sởi, sốt xuất huyết, tiêu hóa,... Trung bình mỗi ngày, BV Nhi Ðồng 1 tiếp nhận khoảng 4.500 -  5.000 trẻ đến khám, trong đó có khoảng 1.000 trẻ phải nằm điều trị. Lượng bệnh nhi đến khám đông dẫn đến các phòng khám gần như quá tải, bệnh nhi nằm tràn hành lang.   Bệnh tay chân miệng đang bùng phát trở lại với mức độ nguy hiểm hơn. Trong ảnh, bệnh nhi bị bệnh tay chân miệng điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng 1. Tình cảnh cũng diễn ra tương tự tại BV Nhi Ðồng 2. Theo thống kê của phòng Kế hoạch tổng hộp BV Nhi Đồng 2, từ cuối tháng 2 đến nay, số lượng trẻ em đến khám và điều trị tại BV cũng đã tăng nhanh, trung bình mỗi ngày có khoảng 4.000 bệnh nhi đến khám, thậm chí có ngày lên đến 4.500. Số lượng bệnh nhân tới khám bệnh trong những ngày tháng 3 cũng cao hơn tháng 2 khoảng 100 - 200 bệnh nhân/ngày, so với cùng kỳ và thời điểm trước Tết thì lượng bệnh nhân nhập viện đã tăng gần gấp đôi. Theo đánh giá của các bệnh viện, lượng bệnh nhi tăng nhanh từ sau Tết đến nay là do thời tiết nắng nóng kéo dài. Cảnh báo của các bác sĩ, nếu thời tiết nắng nóng tiếp tục kéo dài như hiện nay, số lượng bệnh nhi mắc các bệnh về hô hấp, tiêu hóa sẽ tiếp tục gia tăng. Bởi trong mùa nắng nóng sức đề kháng của trẻ em rất yếu nên rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, tiêu chảy, tay chân miệng..., nhất là trẻ sinh non tháng, suy dinh dưỡng.   Nắng nóng kéo dài, bệnh nhi gia tăng khiến các bệnh viện quá tải, bệnh nhi phải nằm tràn hành lang. Ðể phòng tránh những bệnh mùa nắng nóng, phụ huynh nên giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, không nên đưa trẻ đến những nơi đông người, tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột, cung cấp đầy đủ nước và chất dinh dưỡng cho trẻ nhằm tăng cường sức đề kháng. Bên cạnh đó, mùa nắng nóng, đồ ăn rất dễ bị ôi thiu nên cha mẹ tránh cho trẻ ăn ở các quán hàng rong, vỉa hè; đồng thời thực hiện ăn chín, uống sôi. Trong những tuần qua, dịch bệnh tay chân miệng (TCM) tại TP.HCM cũng đã bùng phát trở lại. Bắt đầu từ tháng 3, số bệnh nhi mắc TCM gia tăng, một số nơi bệnh diễn tiến theo chiều hướng đặc biệt nguy hiểm. Tại bệnh viện (BV) Bệnh Nhiệt Đới, trong số hơn 50 ca đang nằm viện có tới 10 ca bệnh nặng từ độ IIB trở lên. Ghi nhận tại BV Nhi Đồng 1 cho thấy, hiện có hơn 30 ca TCM, trong đó có 1 ca độ 3. Tại BV Nhi Đồng 2, có 48 ca, trong đó có 1 ca nặng độ IIB. Tại BV Bệnh Nhiệt Đới số ca bệnh TCM nặng tăng đột biến theo chiều hướng nguy hiểm. Trong số 10 ca bệnh nặng có 6 ca mắc bệnh độ IIB; 3 ca độ III và 1 ca độ IV phải thở máy, lọc máu trong tình trạng nguy kịch...

Ngoài các bệnh về đường hô hấp, hiện thêm các chứng bệnh đầu hè như quai bị, sởi, sốt xuất huyết, tiêu hóa,... Trung bình mỗi ngày, BV Nhi Ðồng 1 tiếp nhận khoảng 4.500 - 5.000 trẻ đến khám, trong đó có khoảng 1.000 trẻ phải nằm điều trị. Lượng bệnh nhi đến khám đông dẫn đến các phòng khám gần như quá tải, bệnh nhi nằm tràn hành lang. Bệnh tay chân miệng đang bùng phát trở lại với mức độ nguy hiểm hơn. Trong ảnh, bệnh nhi bị bệnh tay chân miệng điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng 1. Tình cảnh cũng diễn ra tương tự tại BV Nhi Ðồng 2. Theo thống kê của phòng Kế hoạch tổng hộp BV Nhi Đồng 2, từ cuối tháng 2 đến nay, số lượng trẻ em đến khám và điều trị tại BV cũng đã tăng nhanh, trung bình mỗi ngày có khoảng 4.000 bệnh nhi đến khám, thậm chí có ngày lên đến 4.500. Số lượng bệnh nhân tới khám bệnh trong những ngày tháng 3 cũng cao hơn tháng 2 khoảng 100 - 200 bệnh nhân/ngày, so với cùng kỳ và thời điểm trước Tết thì lượng bệnh nhân nhập viện đã tăng gần gấp đôi. Theo đánh giá của các bệnh viện, lượng bệnh nhi tăng nhanh từ sau Tết đến nay là do thời tiết nắng nóng kéo dài. Cảnh báo của các bác sĩ, nếu thời tiết nắng nóng tiếp tục kéo dài như hiện nay, số lượng bệnh nhi mắc các bệnh về hô hấp, tiêu hóa sẽ tiếp tục gia tăng. Bởi trong mùa nắng nóng sức đề kháng của trẻ em rất yếu nên rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, tiêu chảy, tay chân miệng..., nhất là trẻ sinh non tháng, suy dinh dưỡng. Nắng nóng kéo dài, bệnh nhi gia tăng khiến các bệnh viện quá tải, bệnh nhi phải nằm tràn hành lang. Ðể phòng tránh những bệnh mùa nắng nóng, phụ huynh nên giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, không nên đưa trẻ đến những nơi đông người, tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột, cung cấp đầy đủ nước và chất dinh dưỡng cho trẻ nhằm tăng cường sức đề kháng. Bên cạnh đó, mùa nắng nóng, đồ ăn rất dễ bị ôi thiu nên cha mẹ tránh cho trẻ ăn ở các quán hàng rong, vỉa hè; đồng thời thực hiện ăn chín, uống sôi. Trong những tuần qua, dịch bệnh tay chân miệng (TCM) tại TP.HCM cũng đã bùng phát trở lại. Bắt đầu từ tháng 3, số bệnh nhi mắc TCM gia tăng, một số nơi bệnh diễn tiến theo chiều hướng đặc biệt nguy hiểm. Tại bệnh viện (BV) Bệnh Nhiệt Đới, trong số hơn 50 ca đang nằm viện có tới 10 ca bệnh nặng từ độ IIB trở lên. Ghi nhận tại BV Nhi Đồng 1 cho thấy, hiện có hơn 30 ca TCM, trong đó có 1 ca độ 3. Tại BV Nhi Đồng 2, có 48 ca, trong đó có 1 ca nặng độ IIB. Tại BV Bệnh Nhiệt Đới số ca bệnh TCM nặng tăng đột biến theo chiều hướng nguy hiểm. Trong số 10 ca bệnh nặng có 6 ca mắc bệnh độ IIB; 3 ca độ III và 1 ca độ IV phải thở máy, lọc máu trong tình trạng nguy kịch...

Ngày đăng: 19/10/2015, 00:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w