1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Thời tiết thay đổi, trẻ ồ ạt nhập viện vì bệnh hô hấp

2 148 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 10,59 KB

Nội dung

window.onload = function () {resizeNewsImage("news-image", 500);} Cả khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) có 60 giường nhưng có đến 136 trẻ nhập viện, trong đó đến 60% là các bệnh đường hô hấp. Tương tự, tại Bệnh viện Nhi Trung ương, phòng khám ngoại trú chuyên khoa hô hấp cũng tiếp nhận 70-100 bệnh nhân nhiễm khuẩn hô hấp mỗi ngày, trong đó một nửa là trẻ bị viêm tiểu phế quản hoặc viêm tiểu phế quản có kèm bội nhiễm. PGS-TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết, các tỉnh miền Bắc đang bước vào giai đoạn chuyển mùa từ thu sang đông; thời tiết trong ngày thay đổi thất thường - ngày nóng, khô đến đêm và sáng sớm lại se se lạnh. Sự thay đổi này tác động đến 2 yếu tố: nồng độ virus, vi khuẩn trong môi trường tăng lên và sức đề kháng của trẻ giảm xuống; điều này khiến số trẻ mắc các bệnh đường hô hấp có xu hướng tăng lên khoảng 20-30%.   Giường nằm ghép 2,3; nhiều cha mẹ tranh thủ buổi trưa đưa con ra ngoài hành lang nằm cho thoáng. Ảnh: Hà Linh. Tháng 9, 10 theo ông là mùa đỉnh điểm của các bệnh đường hô hấp như viêm phổi, viêm tiểu phế quản phổi, hen... Trẻ ho, sốt vào viện khám rất nhiều. Thậm chí có bé 15 tháng tuổi vừa nằm điều trị viêm phổi 1 tuần đang chuẩn bị xuất viện thì sốt lại, khám thì đã viêm tiểu phế quản phỏi. Đặc biệt, buổi tối nhiều khi các cha mẹ phải xếp hàng để khám cho con. Nếu trẻ mắc các bệnh đường hô hấp trên, chỉ ho, sốt do virus, cảm cúm thông thường thì cha mẹ không cần quá lo lắng, không nên tự ý dùng kháng sinh. Tuy nhiên nếu trẻ kèm theo biểu hiện thở nhanh, rút lõm lồng ngực, mệt mỏi, suy hô hấp, biến chứng phổi thì cần đến bệnh viện khám và điều trị kịp thời.  Phó giáo sư khuyến cáo, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý với trẻ dưới 6 tháng tuổi. Do sức đề kháng yếu nếu không được điều trị kịp thời trẻ sẽ rất nhanh diễn biến nặng sang viêm phổi. Việc phát hiện bệnh khó nên cha mẹ cần lưu ý 3 dấu hiệu là: bú, ngủ và cách thở. Nếu thấy con bú ít hơn ngày thường, quấy khóc hoặc thấy bé thở nhanh, ngực lõm hơn bình thường, đầu gật gù thì cha mẹ cần đưa con đi khám sớm vì có thể bệnh đã diễn biến nặng. Ngay cả khi trẻ ngủ nhiều hơn bình thường, cũng có thể do bị bệnh. Ở trẻ sơ sinh, sốt và ho không phải là những dấu hiệu quan trọng. Để phòng bệnh, các gia đình cần giữ cho môi trường sống trong nhà sạch sẽ, thoáng mát, thông khí tốt. Trẻ con không phải là người lớn thu nhỏ, vì thế khi thấy mình lạnh người lớn không nên nghĩ rằng con cũng lạnh. Vào gần sáng và đêm lạnh nên cho con mặc quần áo ấm, trưa nóng có thể cởi bớt ra. Đồng thời chú ý tăng cường dinh dưỡng, đặc biệt là các vitamin để tăng cường sức đề kháng; giữ vệ sinh nhà cửa sạch sẽ...   Trẻ nhập viện điều trị chủ yếu dưới 2 tuổi. Ảnh: Hà Linh. Phó giáo sư Dũng đặc biệt khuyến cáo cảnh giác khi con sốt cao. Trẻ sốt virus thường khỏi bệnh trong vòng 7 ngày. Triệu chứng ban đầu cũng khá giống với sốt xuất huyết, viêm não… Do vậy, thấy trẻ sốt cao đột ngột và kéo dài phải đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán, điều trị kịp thời. Đồng thời chú ý đến việc ăn uống nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Đồng thời, cha mẹ không nên tự ý dùng thuốc cho trẻ, đặc biệt là kháng sinh; không phải cứ ho một chút là dùng kháng sinh. Việc xịt mũi cũng cần đúng cách, có thể xịt vào trước bữa ăn, trước khi đi ngủ giúp mũi thông thoáng để trẻ ngủ tốt hơn; chú ý xịt xong nên hút hết chất nhầy trong mũi. Với các trẻ bị hen, để tránh khởi phát cần hen cần tránh tiếp xúc các yếu tố kích thích như:: phấn hoa, bụi, khói, lông thú động vật... Tránh để trẻ bị nhiễm lạnh, chú ý đề phòng và chữa sớm những nhiễm khuẩn hô hấp như: viêm phế quản, viêm phổi, viêm mũi họng... Những bệnh nhiễm khuẩn này thường làm cơn hen tái phát. Ngoài ra, cần cho trẻ tránh xa khói thuốc lá. Nếu người lớn hút thuốc trong nhà sẽ khiến tình trạng hen của trẻ nghiêm trọng hơn, tránh dùng các loại thuốc xịt như nước hoa xịt phòng, thuốc xịt muỗi, côn trùng… Phòng ngủ của trẻ cần được dọn dẹp sạch sẽ, ngăn nắp, không nên trải thảm; không nên cho trẻ chơi thú nhồi bông cũng như không cho thú vật vào nơi trẻ ngủ. Đặc biệt, cha mẹ cũng cần dự phòng hen cho trẻ, cụ thể đăng ký kiểm soát hen lâu dài cho bé tại một một cơ sở chuyên khoa (ít nhất là 18 tháng).

Cả khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) có 60 giường nhưng có đến 136 trẻ nhập viện, trong đó đến 60% là các bệnh đường hô hấp. Tương tự, tại Bệnh viện Nhi Trung ương, phòng khám ngoại trú chuyên khoa hô hấp cũng tiếp nhận 70-100 bệnh nhân nhiễm khuẩn hô hấp mỗi ngày, trong đó một nửa là trẻ bị viêm tiểu phế quản hoặc viêm tiểu phế quản có kèm bội nhiễm. PGS-TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết, các tỉnh miền Bắc đang bước vào giai đoạn chuyển mùa từ thu sang đông; thời tiết trong ngày thay đổi thất thường - ngày nóng, khô đến đêm và sáng sớm lại se se lạnh. Sự thay đổi này tác động đến 2 yếu tố: nồng độ virus, vi khuẩn trong môi trường tăng lên và sức đề kháng của trẻ giảm xuống; điều này khiến số trẻ mắc các bệnh đường hô hấp có xu hướng tăng lên khoảng 20-30%. Giường nằm ghép 2,3; nhiều cha mẹ tranh thủ buổi trưa đưa con ra ngoài hành lang nằm cho thoáng. Ảnh: Hà Linh. Tháng 9, 10 theo ông là mùa đỉnh điểm của các bệnh đường hô hấp như viêm phổi, viêm tiểu phế quản phổi, hen... Trẻ ho, sốt vào viện khám rất nhiều. Thậm chí có bé 15 tháng tuổi vừa nằm điều trị viêm phổi 1 tuần đang chuẩn bị xuất viện thì sốt lại, khám thì đã viêm tiểu phế quản phỏi. Đặc biệt, buổi tối nhiều khi các cha mẹ phải xếp hàng để khám cho con. Nếu trẻ mắc các bệnh đường hô hấp trên, chỉ ho, sốt do virus, cảm cúm thông thường thì cha mẹ không cần quá lo lắng, không nên tự ý dùng kháng sinh. Tuy nhiên nếu trẻ kèm theo biểu hiện thở nhanh, rút lõm lồng ngực, mệt mỏi, suy hô hấp, biến chứng phổi thì cần đến bệnh viện khám và điều trị kịp thời. Phó giáo sư khuyến cáo, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý với trẻ dưới 6 tháng tuổi. Do sức đề kháng yếu nếu không được điều trị kịp thời trẻ sẽ rất nhanh diễn biến nặng sang viêm phổi. Việc phát hiện bệnh khó nên cha mẹ cần lưu ý 3 dấu hiệu là: bú, ngủ và cách thở. Nếu thấy con bú ít hơn ngày thường, quấy khóc hoặc thấy bé thở nhanh, ngực lõm hơn bình thường, đầu gật gù thì cha mẹ cần đưa con đi khám sớm vì có thể bệnh đã diễn biến nặng. Ngay cả khi trẻ ngủ nhiều hơn bình thường, cũng có thể do bị bệnh. Ở trẻ sơ sinh, sốt và ho không phải là những dấu hiệu quan trọng. Để phòng bệnh, các gia đình cần giữ cho môi trường sống trong nhà sạch sẽ, thoáng mát, thông khí tốt. Trẻ con không phải là người lớn thu nhỏ, vì thế khi thấy mình lạnh người lớn không nên nghĩ rằng con cũng lạnh. Vào gần sáng và đêm lạnh nên cho con mặc quần áo ấm, trưa nóng có thể cởi bớt ra. Đồng thời chú ý tăng cường dinh dưỡng, đặc biệt là các vitamin để tăng cường sức đề kháng; giữ vệ sinh nhà cửa sạch sẽ... Trẻ nhập viện điều trị chủ yếu dưới 2 tuổi. Ảnh: Hà Linh. Phó giáo sư Dũng đặc biệt khuyến cáo cảnh giác khi con sốt cao. Trẻ sốt virus thường khỏi bệnh trong vòng 7 ngày. Triệu chứng ban đầu cũng khá giống với sốt xuất huyết, viêm não… Do vậy, thấy trẻ sốt cao đột ngột và kéo dài phải đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán, điều trị kịp thời. Đồng thời chú ý đến việc ăn uống nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Đồng thời, cha mẹ không nên tự ý dùng thuốc cho trẻ, đặc biệt là kháng sinh; không phải cứ ho một chút là dùng kháng sinh. Việc xịt mũi cũng cần đúng cách, có thể xịt vào trước bữa ăn, trước khi đi ngủ giúp mũi thông thoáng để trẻ ngủ tốt hơn; chú ý xịt xong nên hút hết chất nhầy trong mũi. Với các trẻ bị hen, để tránh khởi phát cần hen cần tránh tiếp xúc các yếu tố kích thích như:: phấn hoa, bụi, khói, lông thú động vật... Tránh để trẻ bị nhiễm lạnh, chú ý đề phòng và chữa sớm những nhiễm khuẩn hô hấp như: viêm phế quản, viêm phổi, viêm mũi họng... Những bệnh nhiễm khuẩn này thường làm cơn hen tái phát. Ngoài ra, cần cho trẻ tránh xa khói thuốc lá. Nếu người lớn hút thuốc trong nhà sẽ khiến tình trạng hen của trẻ nghiêm trọng hơn, tránh dùng các loại thuốc xịt như nước hoa xịt phòng, thuốc xịt muỗi, côn trùng… Phòng ngủ của trẻ cần được dọn dẹp sạch sẽ, ngăn nắp, không nên trải thảm; không nên cho trẻ chơi thú nhồi bông cũng như không cho thú vật vào nơi trẻ ngủ. Đặc biệt, cha mẹ cũng cần dự phòng hen cho trẻ, cụ thể đăng ký kiểm soát hen lâu dài cho bé tại một một cơ sở chuyên khoa (ít nhất là 18 tháng). ... đến sở y tế để chẩn đoán, điều trị kịp thời Đồng thời ý đến việc ăn uống nâng cao sức đề kháng cho trẻ Đồng thời, cha mẹ không nên tự ý dùng thuốc cho trẻ, đặc biệt kháng sinh; ho chút dùng kháng... hen trẻ nghiêm trọng hơn, tránh dùng loại thuốc xịt nước hoa xịt phòng, thuốc xịt muỗi, côn trùng… Phòng ngủ trẻ cần dọn dẹp sẽ, ngăn nắp, không nên trải thảm; không nên cho trẻ chơi thú nhồi không... vật Tránh để trẻ bị nhiễm lạnh, ý đề phòng chữa sớm nhiễm khuẩn hô hấp như: viêm phế quản, viêm phổi, viêm mũi họng Những bệnh nhiễm khuẩn thường làm hen tái phát Ngoài ra, cần cho trẻ tránh xa

Ngày đăng: 18/10/2015, 18:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w