window.onload = function () {resizeNewsImage("news-image", 500);} Khảo sát của nhóm nghiên cứu người Anh tại ĐH Liverpool ghi nhận những tác dụng phụ về mặt tâm lý của thuốc chống trầm cảm mà trên thực tế cho thấy nghiêm trọng hơn người ta vẫn tưởng. Nhiều tác dụng không mong muốn về mặt tâm lý xảy ra ở người dùng thuốc chống trầm cảm (Ảnh minh họa) Trang tin Science Daily dẫn lời trưởng nhóm nghiên cứu, GS John Leed: “Tác dụng phụ về sinh học của thuốc chống trầm cảm như tăng cân, buồn nôn đã được ghi nhận nhưng ảnh hưởng về tâm lý và giao tiếp chưa được nhận biết rõ. Chúng tôi thấy những ảnh hưởng đó phổ biến một cách đáng báo động”. Các nhà khoa học đã khảo sát trên 1.829 người uống thuốc chống trầm cảm theo toa của bác sĩ. Bệnh nhân được yêu cầu điền vào để trả lời bảng câu hỏi về 20 tác dụng không mong muốn có thể xảy ra. Kết quả cho thấy hơn một nửa cho biết họ có ý định tự sát. Tỉ lệ người cảm thấy trở ngại trong sinh hoạt tình dục là 62%, tê liệt về cảm xúc là 60%, cảm giác không giống như chính mình là 52%, giảm cảm giác tích cực là 42% và ít quan tâm chăm sóc người khác là 39%. Khảo sát cũng cho thấy bệnh nhân ít khai báo những điều nêu trên với thầy thuốc. Nhóm nghiên cứu khuyến cáo các bác sĩ nên cân nhắc khi ra toa thuốc chống trầm cảm, đồng thời khuyến khích nghiên cứu thêm về lợi ích và khả năng tác hại do có đến 82% người trong số này cho rằng chứng trầm cảm của họ thuyên giảm nhờ dùng thuốc.
Khảo sát của nhóm nghiên cứu người Anh tại ĐH Liverpool ghi nhận những tác dụng phụ về mặt tâm lý của thuốc chống trầm cảm mà trên thực tế cho thấy nghiêm trọng hơn người ta vẫn tưởng. Nhiều tác dụng không mong muốn về mặt tâm lý xảy ra ở người dùng thuốc chống trầm cảm (Ảnh minh họa) Trang tin Science Daily dẫn lời trưởng nhóm nghiên cứu, GS John Leed: “Tác dụng phụ về sinh học của thuốc chống trầm cảm như tăng cân, buồn nôn đã được ghi nhận nhưng ảnh hưởng về tâm lý và giao tiếp chưa được nhận biết rõ. Chúng tôi thấy những ảnh hưởng đó phổ biến một cách đáng báo động”. Các nhà khoa học đã khảo sát trên 1.829 người uống thuốc chống trầm cảm theo toa của bác sĩ. Bệnh nhân được yêu cầu điền vào để trả lời bảng câu hỏi về 20 tác dụng không mong muốn có thể xảy ra. Kết quả cho thấy hơn một nửa cho biết họ có ý định tự sát. Tỉ lệ người cảm thấy trở ngại trong sinh hoạt tình dục là 62%, tê liệt về cảm xúc là 60%, cảm giác không giống như chính mình là 52%, giảm cảm giác tích cực là 42% và ít quan tâm chăm sóc người khác là 39%. Khảo sát cũng cho thấy bệnh nhân ít khai báo những điều nêu trên với thầy thuốc. Nhóm nghiên cứu khuyến cáo các bác sĩ nên cân nhắc khi ra toa thuốc chống trầm cảm, đồng thời khuyến khích nghiên cứu thêm về lợi ích và khả năng tác hại do có đến 82% người trong số này cho rằng chứng trầm cảm của họ thuyên giảm nhờ dùng thuốc.