1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm

1 302 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 1
Dung lượng 7,1 KB

Nội dung

window.onload = function () {resizeNewsImage("news-image", 500);} Trước tiên, cần hiểu ngộ độc do độc tố của vi sinh vật (tức vi khuẩn) là do nội độc tố và ngoại độc tố của chúng. Nội độc tố là độc tố có trong màng tế bào, ít độc, chống lại với nhiệt, nghĩa là không bị phá hủy bởi nhiệt độ cao. Khi vi khuẩn chết, độc tố thoát ra và gây bệnh. Còn ngoại độc tố là chất độc do vi khuẩn tiết ra trong khi còn sống, rất độc nhưng dễ bị nhiệt hủy hoại. Cơ chế gây ngộ độc là gây viêm dạ dày ruột do vi khuẩn hay độc tố vi khuẩn. Độc tố này có thể được hình thành trong thực phẩm trước khi ăn do kỹ thuật chế biến, tồn trữ trong điều kiện kém vệ sinh, thiếu cẩn thận hoặc độc tố cũng có thể sinh ra khi vi khuẩn đã được ăn vào đường ruột. Liều lượng gây ngộ độc thay đổi tùy theo loại vi khuẩn mạnh, yếu, nồng độ độc tố trong thực phẩm và sức đề kháng của cá nhân người bệnh. Một vài loại độc tố vi khuẩn như độc tố của vi khuẩn Staphylococ không bị hủy hoại bởi nhiệt độ cao nên dù nấu chín vẫn bị ngộ độc khi ăn.   Một việc làm hết sức đơn giản nhưng cũng rất hữu hiệu để phòng tránh ngộ độc thực phẩm mà ta hay quên là loại bỏ thói quen đưa vi khuẩn từ người vào thực phẩm. (Ảnh minh họa) Nhiều kết quả nghiên cứu mới đây cho thấy ngộ độc thực phẩm là một bệnh hết sức đa dạng, do nhiều vi khuẩn khác nhau. Đến nay, đã xác định rõ thủ phạm gây ra các trường hợp ngộ độc thức ăn như E.coli, Campylobacter jejuni, Listeria monocytogenes, Staphylococcus aureus, Clostridium perfringens... Một việc làm hết sức đơn giản nhưng cũng rất hữu hiệu để phòng tránh ngộ độc thực phẩm mà ta hay quên là loại bỏ thói quen đưa vi khuẩn từ người vào thực phẩm. Trước hết, mọi người cần rửa tay với xà phòng trước khi đụng vào thực phẩm, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh, thay tã cho con, đưa tay lên miệng, mũi, tóc. Thực phẩm cần được rửa bằng nước sạch. Tránh để lẫn lộn các loại thực phẩm như thịt, cá sống và rau, trái cây với nhau. Nấu chín thịt, cá, gà vịt, trứng. Nhớ đừng nếm thức ăn với một cái muỗng đã dùng rồi. Cất thực phẩm chưa nấu ở tủ lạnh nhiệt độ dưới 4ºđộ C (40ºđộ F), là nhiệt độ mà vi khuẩn không tăng sinh được. Không tiêu thụ thực phẩm quá hạn, bao bì thực phẩm bị rách, đồ hộp phồng lên hoặc bẹp lõm. Không tiêu thụ thực phẩm có mùi vị bất thường. Khi đi du lịch, chỉ ăn thực phẩm tươi, mới nấu chín, uống nước đã đun sôi. Không ăn rau sống hoặc trái cây khi không biết nguồn gốc. Nếu chẳng may bị ngộ độc thực phẩm với triệu chứng nóng sốt, có máu trong phân, ói kéo dài; có dấu hiệu cơ thể khô nước như giảm tiểu tiện, khô miệng, chóng mặt khi đứng lên, tiêu chảy quá 3 ngày thì cần đi bác sĩ để được khám nghiệm, điều trị kịp thời.

Trước tiên, cần hiểu ngộ độc do độc tố của vi sinh vật (tức vi khuẩn) là do nội độc tố và ngoại độc tố của chúng. Nội độc tố là độc tố có trong màng tế bào, ít độc, chống lại với nhiệt, nghĩa là không bị phá hủy bởi nhiệt độ cao. Khi vi khuẩn chết, độc tố thoát ra và gây bệnh. Còn ngoại độc tố là chất độc do vi khuẩn tiết ra trong khi còn sống, rất độc nhưng dễ bị nhiệt hủy hoại. Cơ chế gây ngộ độc là gây viêm dạ dày ruột do vi khuẩn hay độc tố vi khuẩn. Độc tố này có thể được hình thành trong thực phẩm trước khi ăn do kỹ thuật chế biến, tồn trữ trong điều kiện kém vệ sinh, thiếu cẩn thận hoặc độc tố cũng có thể sinh ra khi vi khuẩn đã được ăn vào đường ruột. Liều lượng gây ngộ độc thay đổi tùy theo loại vi khuẩn mạnh, yếu, nồng độ độc tố trong thực phẩm và sức đề kháng của cá nhân người bệnh. Một vài loại độc tố vi khuẩn như độc tố của vi khuẩn Staphylococ không bị hủy hoại bởi nhiệt độ cao nên dù nấu chín vẫn bị ngộ độc khi ăn. Một việc làm hết sức đơn giản nhưng cũng rất hữu hiệu để phòng tránh ngộ độc thực phẩm mà ta hay quên là loại bỏ thói quen đưa vi khuẩn từ người vào thực phẩm. (Ảnh minh họa) Nhiều kết quả nghiên cứu mới đây cho thấy ngộ độc thực phẩm là một bệnh hết sức đa dạng, do nhiều vi khuẩn khác nhau. Đến nay, đã xác định rõ thủ phạm gây ra các trường hợp ngộ độc thức ăn như E.coli, Campylobacter jejuni, Listeria monocytogenes, Staphylococcus aureus, Clostridium perfringens... Một việc làm hết sức đơn giản nhưng cũng rất hữu hiệu để phòng tránh ngộ độc thực phẩm mà ta hay quên là loại bỏ thói quen đưa vi khuẩn từ người vào thực phẩm. Trước hết, mọi người cần rửa tay với xà phòng trước khi đụng vào thực phẩm, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh, thay tã cho con, đưa tay lên miệng, mũi, tóc. Thực phẩm cần được rửa bằng nước sạch. Tránh để lẫn lộn các loại thực phẩm như thịt, cá sống và rau, trái cây với nhau. Nấu chín thịt, cá, gà vịt, trứng. Nhớ đừng nếm thức ăn với một cái muỗng đã dùng rồi. Cất thực phẩm chưa nấu ở tủ lạnh nhiệt độ dưới 4ºđộ C (40ºđộ F), là nhiệt độ mà vi khuẩn không tăng sinh được. Không tiêu thụ thực phẩm quá hạn, bao bì thực phẩm bị rách, đồ hộp phồng lên hoặc bẹp lõm. Không tiêu thụ thực phẩm có mùi vị bất thường. Khi đi du lịch, chỉ ăn thực phẩm tươi, mới nấu chín, uống nước đã đun sôi. Không ăn rau sống hoặc trái cây khi không biết nguồn gốc. Nếu chẳng may bị ngộ độc thực phẩm với triệu chứng nóng sốt, có máu trong phân, ói kéo dài; có dấu hiệu cơ thể khô nước như giảm tiểu tiện, khô miệng, chóng mặt khi đứng lên, tiêu chảy quá 3 ngày thì cần đi bác sĩ để được khám nghiệm, điều trị kịp thời.

Ngày đăng: 18/10/2015, 19:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w