Bạn hãy phân tích chiến lược của viettel và đánh giá triển vọng của chiến lược đó đồng thời, đưa ra các đề xuất bổ sung mà bạn cho là thích hợp để hoàn thiện chiến lược của viettel
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM
- -MÔN: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC TOÀN CẦU
Đề tài:
“Bạn hãy phân tích chiến lược của Viettel
và đánh giá triển vọng của chiến lược đó
Đồng thời, đưa ra các đề xuất bổ sung
mà bạn cho là thích hợp
để hoàn thiện chiến lược của Viettel”
Lớp: KDCL1 GVHD: TS Nguyễn Văn Sơn
TPHCM, 8/10/2014
Trang 2MỤC LỤC
I Giới thiệu 3
1 Vài nét về Viettel 3
2 Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi 4
a Tầm nhìn 4
b Sứ mệnh 5
c Giá trị cốt lõi 6
II Phân tích môi trường kinh doanh 6
1 Môi trường bên ngoài 6
a Môi trường vĩ mô 6
b Môi trường vi mô 8
2 Môi trường nội bộ 11
3 Phân tích SWOT 13
III Chiến lược kinh doanh của Viettel 15
1 Chiến lược cấp công ty 15
a Chiến lược tăng trưởng tập trung 15
b Chiến lược tăng trưởng hội nhập 16
2 Chiến lược cấp SBU – Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm 17
3 Chiến lược cấp chức năng 18
a Chiến lược nguồn nhân lực 18
b Chiến lược marketing 19
c Chiến lược nghiên cứu và phát triển kỹ thuật 20
4 Chiến lược thâm nhập thị trường nước ngoài 20
a Xu hướng chọn thị trường quốc tế của Viettel 20
b Các thị trường Viettel đã đầu tư 20
c Đầu tư ở Mozambique 23
IV Đánh giá chiến lược, triển vọng chiến lược 24
V Đề xuất bổ sung 25
Trang 3I Giới thiệu
1 Vài nét về Viettel
Viettel - Tập đoàn Viễn thông Quân đội là doanh nghiệp kinh tế quốc phòng 100% vốn nhà nước với số vốn điều lệ 50.000 tỷ đồng, có tư cách pháp nhân, có con dấu, biểu tượng và điều lệ tổ chức riêng
Những hoạt động kinh doanh Viettel tham gia bao gồm:
- Cung cấp dịch vụ viễn thông
- Truyền dẫn
- Bưu chính
- Phân phối thiết bị đầu cuối
- Đầu tư tài chính;
- Truyền thông;
- Đầu tư Bất động sản;
- Xuất nhập khẩu;
- Đầu tư nước ngoài
Chặng đường phát triển 25 năm qua của Viettel:
- 1/6/1989, Hội đồng Bộ trưởng ra Nghị định số 58/HDBT quyết định thành lập Tổng công ty Điện tử thiết bị thông tin, có tên giao dịch quốc tế là Tổng công ty Sigelco, làđơn vị sản xuất kinh doanh tổng hợp, hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế độc lậptrực thuộc Bộ tư lệnh Thông tin liên lạc
- 1990, Tổng Công ty gồm 10 người đã hoàn thành xây dựng tuyến Vi ba Hà Nội – Vinh cho Tổng cục Bưu điện, mang lại doanh thu 1 tỷ 461 triệu đồng, lợi nhuận đạt
- 1997 – 1999, Viettel được giao nhiệm vụ thực hiện dự án đường trục cáp quang quân
sự Bắc – Nam Viettel hình thành Chi nhánh phía Nam tổ chức hoạt động dịch vụ và kinh doanh điện tử viễn thông tại địa bàn các tỉnh phía Nam Đồng thời thành lập Trung tâm Bưu chính Viettel – Dịch vụ đầu tiên đem lại những kinh nghiệm kinh doanh cho người Viettel
- 2000, Viettel chính thức tham gia thị trường viễn thông phá thế độc quyền, đánh dấu bước ngoặt lịch sử của Viettel, chính thức kinh doanh dịch vụ viễn thông đầu tiên sau
5 năm được cấp phép
- 2003, Thực hiện chủ trương đầu tư vào những dịch vụ viễn thông cơ bản, Viettel đã
tổ chức lắp đặt tổng đài đưa dịch vụ điện thoại cố định vào hoạt động kinh doanh trên
Trang 4thị trường Viettel cũng thực hiện phổ cập điện thoại cố định tới tất cả các vùng miền trong cả nước với chất lượng phục vụ ngày càng cao
- 2004, khai trương dịch vụ điện thoại di động
- 2005, quyết định thành lập Tổng Công ty Viễn thông Quân đội trực thuộc Bộ Quốc phòng
- 2007, thành lập Viettel Telecom – Công ty công nghệ Viettel
- 2009, Viettel chính thức khai trương kinh doanh mạng Metfone tại Campuchia
- 2010, Chính thức trở thành Tập đoàn Viễn thông Quân đội
- 2011, Viettel đưa vào vận hành chính thức dây chuyền sản xuất thiết bị viễn thông hiện đại nhất khu vực Đông Nam Á
- 2012, Viettel trở thành doanh nghiệp viễn thông doanh thu lớn nhất Việt Nam Đồng thời Viettel cũng khai trương thị trường thứ 4 tại Mozambique – Movitel
- 2013, Doanh thu từ đầu tư nước ngoài của Viettel cán mốc 1 tỷ USD, nhận danh hiệuDoanh nghiệp đóng thuế thu nhập nhiều nhất Việt Nam do Vietnam Report và Tổng cục Thuế trao tặng
- 2014, Viettel đạt danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân
2 Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi
a Tầm nhìn
Viettel đặt mục tiêu "Trở thành công ty phân phối sản phẩm công nghệ kiểu mới hàng đầu tại Việt Nam trong đó lấy sản phẩm công nghệ thông tin và dịch vụ tin học, viễn thông làm chủ lực ,hướng tới sự phát triển bền vững"
Theo định hướng phát triển đến năm 2015:
Viettel không chỉ muốn khẳng định vị thế chủ đạo quốc gia về viễn thông và công nghệ thông tin, mà còn có khát vọng trở thành tập đoàn đa quốc gia Doanh thu đến năm 2015
là khoảng 200.000-250.000 tỷ đồng Tốc độ tăng trưởng bình quân từ 15-17%/năm Hướng vào 3 lĩnh vực chính là: Viễn thông (thị trường cả trong và ngoài nước) chiếm 70%; sản xuất thiết bị điện tử, viễn thông; đầu tư bất động sản, Viettel muốn trở thành Tổng công ty sản xuất thiết bị hàng đầu khu vực châu Á về điện tử viễn thông, CNTT, tự động điều khiển
Đồng thời, sản phẩm do Viettel sản xuất phải làm chủ từ A đến Z, từ linh kiện cho đến module, phần mềm, hệ thống
b Sứ mệnh:
Triết lý thương hiệu: " Hãy nói theo cách của bạn”
Để thấu hiểu khách hàng như những cá thể riêng biệt, VIETTEL mong muốn được lắng nghe tiếng nói của khách hàng, và để được như vậy, khách hàng được khuyến khích nói bằng tiếng nói của chính mình
- Luôn đột phá, đi đầu, tiên phong
- Công nghệ mới, đa sản phẩm, dịch vụ chất lượng tốt
- Liên tục cải tiến
Trang 5- Quan tâm đến khách hàng như những cá thể riêng biệt.
- Làm việc và tư duy có tình cảm, hoạt động có trách nhiệm xã hội
- Trung thực với khách hàng, chân thành với đồng nghiệp
Triết lý kinh doanh: “Gắn kinh doanh với trách nhiệm xã hội”:
Viettel luôn thực hiện cam kết về trách nhiệm xã hội ở các thị trường hoạt động của mình
c Giá trị cốt lõi
Thực tiễn là tiêu chuẩn ĐỂ KIỂM NGHIỆM CHÂN LÝ
“Chúng ta tiếp cận chân lý thông qua thực tiễn hoạt động”
Trưởng thành qua những THÁCH THỨC VÀ THẤT BẠI
“Chúng ta không sợ mắc sai lầm.Chúng ta chỉ sợ không dám nhìn thẳng vào sai lầm để tìm cách sửa.Sai lầm là không thể tránh khỏi trong quá trình tiến tới mỗi thành công Sailầm tạo ra cơ hội cho sự phát triển tiếp theo”
Thích ứng nhanh là SỨC MẠNH CẠNH TRANH
“Cái duy nhất không thay đổi đó là sự thay đổi.Trong môi trường cạnh tranh sự thay đổidiễn ra từng ngày, từng giờ.Nếu nhận thức được sự tất yếu của thay đổi thì chúng ta sẽ chấp nhận thay đổi một cách dễ dàng hơn”
Sáng tạo là SỨC SỐNG
“Sáng tạo tạo ra sự khác biệt.Không có sự khác biệt tức là chết Chúng ta thực hiện hoá những ý tưởng sáng tạo không chỉ của riêng chúng ta mà của cả khách hàng Chúng ta xây dựng một môi trường khuyến khích sáng tạo để mỗi người Viettel hàng ngày có thể sáng tạo”
Kết hợp ĐÔNG TÂY
“Có hai nền văn hoá, hai cách tư duy, hai cách hành động lớn nhất của văn minh nhân loại Mỗi cái có cái hay riêng có thể phát huy hiệu quả cao trong từng tình huống cụ thể.Vậy tại sao chúng ta không vận dụng cả hai cách đó?”
Truyền thống và CÁCH LÀM NGƯỜI LÍNH
“Viettel có cội nguồn từ Quân đội Chúng ta tự hào với cội nguồn đó”
Với truyền thống: Kỷ luật, Đoàn kết, Chấp nhận gian khổ, Quyết tâm vượt khó khăn, Gắn
bó máu thịt, Viettel đề cao cách làm việc: Quyết đoán, Nhanh, Triệt để
Trang 6II Phân tích môi trường kinh doanh
1 Môi trường bên ngoài
a Môi trường vĩ mô
Kinh tế
GDP Tỷ VNĐ 2,779,880 3,245,419 3,584,261GNI Tỷ VNĐ 2,660,076 3,115,227 3,433,515GDP bình quân Nghìn đồng 31,547 36,459 39,854GNI bình quân Nghìn đồng 30,183 34,849 39,854
Tình hình kinh tế vĩ mô hiện nay và xu hướng trong tương lai đem lại những cơ hội,thuận lợi cho một số lĩnh vực hoạt động của Viettel - nhu cầu về dịch vụ viễn thông diđộng gia tăng, nhưng cũng gây ra không ít khó khăn, đòi hỏi phải tìm cách thay đổi côngnghệ, phương pháp quản lý để giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, sự chăm sóc kháchhàng, sự canh tranh gay gắt trên thị trường Tuy nhiên, với về bức tranh dài hạn thì ViệtNam vẫn được đánh giá là một trong những thị trường dịch vụ viễn thông đầy tiềm năng,
có khả năng phát triển mạnh trong tương lai
Xã hội
Trong công tác quản trị chiến lược kinh doanh thì các yếu tố văn hóa - xã hội là nhạycảm, hay thay đổi nhất Lối sống của dân cư tự thay đổi nhanh chóng theo xu hướng dunhập những lối sống mới dẫn đến thái độ tiêu dùng thay đổi Khi trình độ dân trí cao hơnthì nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của người tiêu dùng về chất lượng, phong phú vềchủng loại sản phẩm sẽ cao hơn
Ngày nay, hầu hết mỗi người từ các nhà doanh nghiệp, công nhân, nông dân, sinh viên,công chức cho đến học sinh đều có nhu cầu về thông tin liên lạc và có những nhu cầudịch vụ giải trí khác… Năm 2013, dân số: 89.71 triệu người, mật độ dận số: 271người/km2, tốc độ tăng dân số 1.05% Tỷ lệ người trong độ tuổi lao động và người giàtăng nhanh Hiện có khoảng 40 triệu người trong độ tuổi 15 – 49 có nhu cầu dịch vụ liênlạc, đã và đang tạo ra một thị trường rộng lớn, là cơ hội cho Viettel mở rộng hoạt động vàtiếp tục chiếm lĩnh thị trường giàu tiềm năng này
Cùng với sự phát triển của xã hội trong những năm gần đây, trình độ dân trí của ngườiViệt Nam ngày một được nâng cao, điều này sẽ góp phần tạo điều kiện cho công ty cónguồn lao động có trình độ quản lý, kỹ thuật, có đội ngũ nhân viên lành nghề có trình độcao
Tự nhiên:
Yếu tố tự nhiên bao gồm: vị trí địa lý, khí hậu, thời tiết… Yếu tố này ảnh hưởng đếnchất lượng dịch vụ, sự đầu tư vào cơ sở hạ tầng viễn thông
Trang 7Viettel cũng như những hãng khác tại Việt Nam đều đi sau và mua lại các công nghệ
đã có trên thế giới Do đó có điều kiện lựa chọn được công nghệ mới mà không mất thờigian, chi phí nghiên cứu phát triển Đây là thế mạnh của các nước đi sau Tuy nhiên lại bịphụ thuộc vào nhà cung cấp công nghệ, khả năng mở rộng phát triển bị hạn chế Côngnghệ di động hiện tại có hai chuẩn chính là CDMA và GSM thực tế tại Việt Nam côngnghệ CDMA không phát triển được Cả 3 hãng lớn tại VN đều dùng công nghệ GSM và
đã ứng dụng thành công thế hệ 3G đang từng bước thử nghiệm 4G là thế hệ mới nhất.Công nghệ sản xuất thiết bị đầu cuối của Việt Nam cũng gần như không có, hầu hết thiết
bị nhập khẩu hoặc có sản xuất thì cũng mua công nghệ và linh kiện của nước ngoài
Hơn thế nữa, luật pháp Việt nam hiện nay có chiều hướng được cải thiện, luật kinhdoanh ngày càng được hoàn thiện Luật doanh nghiệp sau nhiều lần sửa đổi đã có nhữngtiến bộ rõ rệt tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp Luậtthương mại, chống bán phá giá, chống độc quyền, bảo hộ sở hữu trí tuệ… đã bước đầuphát huy hiệu quả trên thị trường
Trang 8b Môi trường vi mô
Môi trường ngành - Mô hình 5 lực cạnh tranh của Michael Porter:
Sự cạnh tranh của các đối thủ hiện hữu trong ngành:
Chỉ trong một thời gian ngắn, thị trường viễn thông di động Việt Nam đã trải qua nhiềucung bậc thăng trầm Tại Việt Nam, từ 2005, 3 nhà đầu tư nước ngoài lớn đã phải rút
Trang 9khỏi thị trường: Comvik (Thụy Điển), SK Telecom (Hàn Quốc) và VimpelCom (Nga) Beeline.
Năm 2013, Viettel vẫn chiếm thị phần cao nhất về dịch vụ điện thoại di động(40.05%), MobiFone giữ vị trí số 2 với 21.4%, theo sát là VinaPhone với 19.88% Trong
số các nhà mạng còn lại, Vietnamobile chiếm 10.74% thị phần, GMobile 3.93%, SFone0.01%
Năm 2013, Viettel tiếp tục nắm giữ vị trí số 1 về doanh thu và số lượng thuê bao điệnthoại duy trì trên mạng lưới Tổng doanh thu của Viettel năm 2013 vượt VNPT hơn43.886 tỷ đồng, số thuê bao duy trì trên mạng vượt VNPT hơn 13,8 triệu thuê bao Đây là
năm thứ hai liên tiếp Viettel "qua mặt" VNPT về doanh thu.
Hiện nay, các doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong phát triển thuê bao mới, các nhàmạng buộc phải thực hiện nhiều chương trình ưu đãi và dịch vụ giá trị gia tăng mới, tăngcường dịch vụ chăm sóc khách hàng, giới thiệu hình thức khuyến mãi mới hấp dẫn
Đặc biệt khi Viettel thực hiện đầu tư ra thị trường nước ngoài, càng cần phải có chiếnlược phù hợp để có thể cạnh tranh với các nhà mạng khác
Nguy cơ từ các đối thủ sẽ gia nhập ngành:
Theo Bộ Thông tin & Truyền thông, Công ty CP Viễn thông Đông Dương Telecom(Indochina Telecom) và Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện VTC đã được cấpphép và đang tiến hành hoàn thiện mạng thông tin di động trên cơ sở dùng nhờ mạng lướicác trạm BTS và tần số viễn thông của nhà mạng khác
Tổng Công ty Điện lực TP Hà Nội (EVN Hanoi) và Công ty Cổ phần Viễn thông ĐôngDương Telecom (Indochina Telecom) đã ký kết Hợp đồng hợp tác phát triển và sử dụngchung cơ sở hạ tầng viễn thông trên địa bàn Hà Nội Sự kiện này đánh dấu sự hợp tácchiến lược và toàn diện giữa một doanh nghiệp viễn thông (Indochina Telecom) đi đầutrong lĩnh vực ứng dụng công nghệ tiên tiến thế giới 4G và Tổng công ty Điện lực TP HàNội, là đơn vị sở hữu hạ tầng truyền dẫn cáp quang và hệ thống nhà trạm phát sóng mạnhtrên 29 quận huyện của Thành phố Hà Nội
Tuy nhiên, đầu tư cho viễn thông với mạng lưới rộng khắp trên toàn quốc như Viettelthuộc diện có quy mô rất lớn đó chính là rào cản gia nhập cho các đối thủ khác Thực tếrất nhiều đơn vị cũng có tiềm lực và lợi thế như EVN gia nhập cũng không phát triểnđược và đang phải bán lại doanh nghiệp, hoặc nhiều đơn vị được cấp phép hoạt độngnhưng chưa thể triển khai được do nếu đầu từ ít thì không thể thành công nếu đầu tư lớnthì quy mô quá sức không đủ nguồn lực và thời gian thực hiện
Mặt khác chính sách của Chính phủ cũng giới hạn không cho mở thêm các nhà cungcấp dịch vụ viễn thông để đảm bảo sự quản lý nhà nước và bảo vệ lợi ích người tiêudùng
Trang 10Khả năng thương lượng của người mua:
Thị trường thông tin di dộng trong nước hiện nay hội tụ nhiều nhà cung cấp dịch vụthông tin di động: Vinaphone, Mobifone, Viettel, GMobile, S-fone, Vietnam mobile.Người mua có nhiều sự lựa chọn về nhà mạng nên có khả năng thương lượng cao
Viettel hiện là doanh nghiệp phát triển nhanh nhất, có số lượng thuê bao di động lớn nhất,
có vùng phủ sóng rộng nhất, có giá cước cạnh tranh nhất và có những chính sách về sảnphẩm và khách hàng hấp dẫn nhất
Khách hàng của Viettel là khách hàng mới vì Viettel ra đời sau do đó khách hàng có sựlựa chọn nhiều hơn và đa số thuộc độ tuổi lao động và học sinh sinh viên, được chia làm
3 đối tượng khách hàng chính:
- Loại thuê bao trả sau, khách hàng trung thành từ 12 tháng trở lên ít áp lực về giá vìkhông muốn thay đổi số điện thoại trong giao dịch; Đối tượng này cần duy trì chămsóc khách hàng bằng các dịch vụ giá trị gia tăng khác như sinh nhật, thành lập công
ty, tặng quà, tặng cước 3G…
- Loại thuê bao ở vùng sâu, vùng xa, hay khách hàng phải thường xuyên đi đến vùngsâu, vùng xa buộc phải dùng Viettel vì vùng phủ sóng rộng khắp Đối tượng kháchhàng này cũng ít có áp lực với Viettel Viettel cần tiếp tục duy trì mở rộng và nângcao chất lượng phủ sóng trên toàn quốc để giữ lợi thế này
- Loại trả trước (chủ yếu là học sinh, sinh viên và thu nhập thấp) thay đổi dễ dàng,các hãng khác liên tục cạnh tranh nên sẵn sàng từ bỏ dùng số khác để hưởng lợi.Đối tượng này có áp lực mạnh đối với Viettel Cần nhanh nhạy phản ứng với đối thukhi họ có các chương trình khuyến mại, giảm giá…
Khả năng thương lượng của nhà cung cấp:
Các nhà cung cấp tài chính lớn nhất cho Tập đoàn Viettel bao gồm: Ngân hàng Đầu tư
& Phát triển Việt Nam - BIDV, Ngân Hàng Quân đội - MHB, Tổng Công ty Xuất Nhậpkhẩu Xây dựng Việt Nam- Vinaconex, Tập đoàn Điện lực Việt Nam - EVN Ít áp lực vớiViettel vì Viettel có tiềm lực tài chính mạnh, thị trường tài chính cũng có sự cạch tranhmạnh nên Viettel có quyền lựa chọn
Bên cạnh các nhà cung ứng tài chính trên, Viettel còn hợp tác với các nhà cung ứngthiết bị đầu cuối nổi tiếng trên thế giới như: BlackBerry, Nokia, Apple Viettel cũng nhưnhững hãng viễn thông khác chịu áp lực của nhà cung cấp vì họ là những hãng lớnthương hiệu quốc tế có công nghệ cao, tiềm lực lớn kể cả độc quyền Tuy nhiên doViettel đang cùng một lúc phân phối cho nhiều hãng nên cũng không bị chịu nhiều áp lực
từ một nhà cung cấp nào cả
Nhà cung cấp hệ thống truyền dẫn, công nghệ như: Tổng đài, cáp quang, trạm BTS,phần mềm Huewei, ZTE, Acatel, Nokia, Siemens Networks, AT&T (Hoa Kỳ) … cũngkhông áp lực nhiều vì có nhiều nhà cung cấp, trong khi tài chính của Viettel tốt Đặc biệt
Trang 11cung cấp trạm BTS thì Viettel có áp lực ảnh hưởng đến nhà cung cấp rất lớn (Viettel yêucầu nhà cung cấp đầu tư còn mình thuê lại);
Nguy cơ từ các sản phẩm thay thế:
Dịch vụ viễn thông hiện nay đang phát triển và rộng mở rất nhanh, vì vậy trong tươnglai gần sẽ có những sản phẩm thay thế sẽ giúp khách hàng ngày càng thỏa mãn nhu cầucủa mình như: Các loại hình dịch vụ thông tin qua mạng Internet, qua vệ tinh và sóngradio
Những sản phẩm như chat, voice chat, skype, các ứng dụng chat dành cho điện thoại
đã làm ảnh hưởng đến doanh thu của các hãng viễn thông
2 Môi trường nội bộ
Nhân lực
Do tính chất đặc thù của ngành viễn thông là hoạt động trên địa bàn trải rộng khắp cảnước, mọi tỉnh thành, nên thu hút một số lượng lớn lao động làm việc cho Viettel, baogồm nhiều thành phần lao động khác nhau
Tính đến 12/2010, toàn bộ lao động làm việc cho Viettel trên cả nước là 24,500 người,tăng gần gấp 2 lần so với 2008 và gấp 3 lần 2007, chủ yếu tập trung tại các Trung tâmdịch vụ và chăm sóc khách hàng tại các tỉnh thành để đảm bảo phục vụ tốt nhất nhu cầucủa khách hàng Trên 85% lao động trong Viettel có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, tỉ
lệ đại học và sau đại học chiếm 80% và ngày càng trẻ hóa Hầu hết người lao động định
kỳ, hàng năm đều được tham dự các khóa đào tạo tập huấn nâng cao trình độ
Do là đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng, nên nguồn nhân lực của Viettel được đánh giá
là rất bài bản, chuyên nghiệp, đoàn kết, ý thức kỷ luật và có tính gắn bó cao
Tài sản hữu hình
Tài chính: Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel doanh thu ước thực hiện 162.886 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch, tăng 15,2% so với năm 2012 Lợi nhuận trước thuế ước đạt 35.086 tỷ đồng, đạt 101% kế hoạch, tăng 27.5% Lợi nhuận sau thuế ước đạt 26.413 tỷ đồng, đạt 99% kế hoạch năm 2013, tăng 25.2% Nộp ngân sách Nhà nước ước thực hiện 13.586 tỷ đồng, đạt 106% kế hoạch, tăng 19.4%
Tổ chức: Cấu trúc quản trị điều hành, mô hình điều phối, kiểm soát hệ thống thông tin
báo cáo nội bộ đã được xây dựng đồng bộ và không ngừng hoàn thiện; Cơ cấu tổ chứctheo mô hình tập đoàn với các Công ty con hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau
Cơ sở vật chất: Mạng lưới rộng khắp toàn quốc gồm 761 cửa hàng (Chi nhánh)
và 2.949 đại lý tại các vị trí giao dịch thuận tiện, được trang bị cơ sở vật chất tốt, đáp ứngtốt nhu cầu phục vụ khách hàng và nhu cầu làm việc của nhân viên; Tất cả hệ thống cửahàng, đại lý đều được kết nối online trong nghiệp vụ tác nghiệp và công tác quản lý
Tài sản vô hình
Công nghệ: Do đi sau nên Viettel có điều kiện lựa chọn công nghệ mới tiến bộ hơn và
phù hợp với trình độ công nghệ thế giới cũng như sự phát triển mới của công nghệ
Trang 12- Là hãng triển khai sớm nhất công nghệ 3G tại Việt Nam đến nay đã phủ sóng trêntoàn quốc.
- Viettel là hãng viễn thông duy nhất có hệ thống nhà máy sản xuất thiết bị đầu cuối,truyền dẫn
- Đã chế tạo và thử nghiệm tiếp các sản phẩm khác như sản phẩm điện thoại chuyêndụng dành cho ngư dân đánh bắt cá xa bờ SeaPhone 6810, thiết bị USB Dcom 3G,HomeGateway 3G - modem kết nối cho ngành giáo dục…
- Viettel đã phủ sóng điện thoại ở hơn 3,000km vùng bờ Việt Nam, với vùng phủ sóng
ở các ngư trường lơn lên tới hơn 200km Ngư dân xa bờ có thể sử dụng điện thoại đểliên lạc với người thân, người dung có thể truy cập Internet ngay giữa biển khơi Với lợi thế này, Viettel là mạng di động duy nhất có thể phủ sóng tới mọi vùng miền
Tổ quốc, đảm bảo phục vụ người dân và công tác tuần tra bảo vệ, phòng chống bão lụt vàtìm kiếm cứu nạn trên biển
Giải thưởng:
- Thương hiệu mạnh nhất Việt Nam ngành Bưu chính Viễn thông - Tin học do ngườitiêu dùng bình chọn các năm 2008-2010;
- Mạng di động đứng đầu Việt Nam với việc cung cấp dịch vụ GPRS trên toàn quốc,
và là một trong những mạng di động có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới (tạp chíWireless Intelligence bình chọn) ;
- Nhà cung cấp dịch vụ của năm tại thị trường mới nổi trong hệ thống Giải thưởngFrost&Sullivan Asia Pacific ICT Awards; Giải thưởng WCA
Trang 133 Phân tích SWOT
SWOT
Opotunity - CƠ HỘI
- Dịch vụ OTT đang có điều kiện phát triển tốt
ở Việt Nam và rất được
ưa chuộng
- Nhiều tiềm năng ở các thị trường đang phát triển (ở Châu Phi, Mỹ La-tin, Đông Nam Á)
- Chính trị ổn định, pháp luật về viễn thông, truyền thông, cạnh tranh dần hoàn thiện
- Thị trường hoạt động rộng lớn
- Chính phủ Việt Nam cómối quan hệ tốt với các nước đang phát triển
Threat – NGUY CƠ
- Môi trường cạnh tranh giữa các công
ty viễn thông (cả trong và ngoài nước) ngày càng khốc liệt
- Nguy cơ thua lỗ khi định giá thấp ở thị trường nước ngoài
để cạnh tranh
- Tốc độ phát triển thịtrường viễn thông diđộng đang bị chậm lại ở Việt Nam
- Nhu cầu về dịch vụ
và chất lượng ngày càng cao
- Khác biệt về văn hóa, phong tục tập quán, pháp luật cũngnhư chế độ chính trị khi đầu tư ra nước ngoài
- Sự cạnh tranh của OTT
- Đứng đầu trong hoạt
động viễn thông ở Việt
Nam trong một số lĩnh
- Tiếp tục đi tìm và mở rộng ra các thị trường mới trên thế giới
- Khai thác tiềm năng OTT
- Đầu tư xây dựng hạ tầng viễn thông ngày càng hiện đại, vững chắc
- Tự sản xuất thiết bị để giảm chi phí
- Phát huy lợi thế phát
- Giữ vững thị phần, tăng cường
Marketing
- Phát triển công nghệmới, công nghệ nội dung các dịch vụ Internet và giải trí mạng trên điện thoại, Ipad và máy tính…
- Chính sách sản phẩm, giá phù hợp
Trang 14- Rút được nhiều kinh
nghiệm khi kinh doanh
ở nước ngoài
triển thuê bao ngoài thành thị
để giữ và thu hút khách hàng;
- Đầu tư ra nước ngoài để duy trì tăngtrưởng và phát triển bền vững
- Nâng cao chất lượngsản phẩm, dịch vụ
- Liên kết hoặc mua lại công ty OTT
- Đẩy mạnh quảng bá thương hiệu tăng sức cạnh tranh
Weak – điểm yếu
tác động bởi nhiều yếu
tố không vì kinh doanh
- Nâng cao chất lượng dịch
vụ thông qua đào tạo nhân viên và hoàn thiện cơ sở hạtầng kỹ thuật;
- Sử dụng nguồn lao động hợp lý, cần thiết; xây dựng chính sách nhân sự giữ người, thu hút người tài;
- Chính sách đặc biệt cho các khách hàng thuê bao trảsau, thuê bao trả trước chuyển sang trả sau;
- Học hỏi kinh nghiệm kinhdoanh của các công ty liên doanh ở nước ngoài
- Tăng cường công tácgiám sát, quản lý, cải tổđiều hành nhằm phản ứngnhanh với thị trường;
- Tăng cường đào tạo nângcao chất lượng dịch vụ hạnchế việc mất khách do dịchvụ;
- Tiếp tục chiến lược giáthấp để cạnh tranh về giá
- Tập trung chăm sóc kháchhàng trung thành và phát triển khách hàng trung thành từ khách hàng hiện tại;