1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CHUYÊN đề PHÂN bào

35 1,2K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 3,55 MB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH PHÚ THỌ TRƯỜNG THPT CHUYÊN HÙNG VƯƠNG CHUYÊN ĐỀ: PHÂN BÀO Tác giả: Nguyễn Thị Kim Ngọc ân bào là một mảng kiến thức không dễ tiếp thu và không ít học sinh khó tiếp cận được với chuyên đề này, mà ngay cả giáo viên nếu không có nhiều năm tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp thì cũng thật “vất vả” khi tìm hiểu về vấn đề này . Đã có rất nhiều tài liệu được đưa ra để cho giáo viên và học sinh chọn lựa một cách tốt nhất phù hợp với năng lực cũng như nhu cầu của mình. Tuy nhiên, các thầy cô mới đưa ra kiến thức một cách tổng quát hay chỉ chú trọng vào một phần nào đó trong phân bào. Nhằm mục đích giúp các em học sinh có kiến thức chuyên sâu hơn về phần này, qua đó các em có nền tảng tốt để theo học các lớp năng khiếu, đội tuyển, ôn thi đại học, cao đẳng. Do đó, qua kinh nghiệm giảng dạy, tôi mạnh dạn đưa ra một chuyên đề cho mảng kiến thức về phân bào một cách chi tiết, cơ bản, tổng hợp và cả chuyên sâu, cùng một số dạng bài tập và câu hỏi mà các em sẽ gặp phải khi làm đề thi các cấp, giúp các em tự ôn tập và thực hành. Tôi cũng hi vọng đây sẽ là một tài liệu để cho thầy cô và các em học sinh tham khảo, góp phần trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp. Phần I. LÝ THUYẾT CƠ BẢN A - CHU KÌ TẾ BÀO I. Khái niệm về chu kì tế bào Là những trình tự nhất định mà tế bào phải trải qua và lặp lại giữa các lần nguyên phân liên tiếp mang tính chu kì. Thời gian của chu kì tế bào được tính từ khi tế bào vừa mới được hình thành sau nguyên phân cho đến khi tế bào đó nguyên phân xong. Chu kì TB gồm 2 giai đoạn chính là kì trung gian và nguyên phân ( pha M). II. Hệ thống điều chỉnh chu kì tế bào Hệ thống này gồm các phức hệ sinh hóa tác động theo chu kì, đó là các phức hệ prôtêin hoạt động tương tác theo kiểu kích thích và ức chế, phối hợp với các quá trình tiền thân cần thiết cho sự nhân đôi ADN và phân li của ADN. Trong chu kì tế bào, hệ thống điều chỉnh lại được kiểm tra bởi các "phanh" có tác động phanh hãm chu kì ở các điểm chốt đặc biệt gọi là điểm kiểm soát với cả tín hiệu bên trong lẫn bên ngoài. Trong chu kì tế bào, có 3 điểm chốt để điều khiển quá trình phân bào. Những tế bào nào không qua được điểm chốt sẽ bị dừng lại. Muốn đi qua mỗi điểm chốt, trong tế bào chất của tế bào cần sự có xúc tác của Cdk ( Cdk - gọi tắt là kinaza) tương ứng. Nhưng Cdk thường là bất hoạt khi không được liên kết với Cyclin nên trong tế bào chất cần có các phức hợp Cdk-Cyclin tương ứng. Khi dung hợp tế bào ở G 1 với S, trong tế bào chất của S đã có phức hợp Cdk-Cyclin tương ứng cho việc vượt qua điểm chốt cuối G 1 để vào S nên tế bào ở G1 vào pha S. Khi dung hợp tế bào ở G1 với M, trong tế bào chất của M đã có phức hợp Cdk-Cyclin tương ứng cho việc vượt qua điểm chốt đầu M để vào M nên tế bào ở G1 vào pha M. Các kinaza phụ thuộc cylin có tác dụng phát động các quá trình tiền thân bằng cách gây photphoryl hoá nhiều protein đặc trưng tại gốc serin và treonin. Các cyclin (xuất hiện theo chu kì tế bào): đóng vai trò kiểm tra hoạt tính photphoryl hoá của Cdk với protein đích. -> Khi Cyclin liên kết với Cdk thành 1 phức hệ thì Cdk ở trạng thái hoạt tính Khi Cyclin tách khỏi Cdk thì Cdk mất hoạt tính. -> Tế bào điều chỉnh chu kì phân bào bằng cơ chế tổng hợp và phân giải procyclin cùng với cơ chế tạo phức hệ và giải phức hệ cyclin - Cdk. *Mất kiểm soát chu kỳ tế bào trong các tế bào ung thư. Các tế bào ung thư không phản ứng với các tín hiệu bình thường điều khiển chu kỳ tế bào. Chúng phân chia quá mạnh và xâm lấn các mô khác, kể cả khi thiếu các nhân tố tăng trưởng. Nếu không kiềm chế, chúng có thể giết chết cơ thể. Một giả thuyết logic cho rằng các tế bào ung thư không cần các yếu tố tăng trưởng để tăng trưởng và phân chia. Chúng có thể tự sản xuất các yếu tố tăng trưởng hoặc có con đường truyền tín hiệu sai lệch truyền tín hiệu tăng trưởng cho chu kỳ tế bào cả khi không có các yếu tố này hoặc hệ thống kiểm soát chu kỳ tế bào cũng không bình thường. Tế bào ung thư có chu kỳ tế bào bị rối loạn, tế bào ung thư dừng phân bào ở các điểm ngẫu nhiên trong chu kỳ chứ không ở các điểm kiểm soát bình thường. Hơn thế, tế bào ung thư có thể phân chia vô hạn trong nuôi cấy nếu được cung cấp liên tục chất dinh dưỡng, có nghĩa, chúng "bất tử" 2. Kì trung gian: Tùy theo đặc điểm chức năng người ta chia kì trung gian ra làm 3 giai đoạn hay pha liên tiếp nhau: pha G1, pha S và pha G2. Thời gian của kì trung gian phụ thuộc vào thời gian của 3 pha G 1 + S + G2, đặc biệt là pha G1 vì ở các loại tế bào khác nhau thì thời gian G1 là rất khác nhau, còn pha S và pha G2 thì tương đối ổn định. a. Pha G1: được tiếp ngay sau phân bào khi tế bào con được hình thành. -Thời gian của G1: Kéo dài ngay sau khi tế bào được tạo thành do phân bào, cho đến khi bắt đầu pha S là pha tổng hợp ADN. Thời gian của G 1 tùy thuộc vào chức năng sinh lí của tế bào. VD: thời gian G 1 của tế bào phôi là 30 phút - 1 giờ, với tế bào gan của động vật có vú G1 = 1 năm, với tế bào nơron thần kinh G1 có thể kéo dài suốt đời,.... Người ta còn phân biệt pha Go là pha trong đó tế bào đi vào trạng thái biệt hóa lâu dài hoặc vĩnh viễn hoặc thoái hóa. Khi kết thúc G1, tế bào có đi vào pha S và G 2 để vào kì phân bào hay không là tùy thuộc vào các điều kiện môi trường. Vào cuối pha G 1 có một thời điểm được gọi là điểm chốt (check point) là điểm R. Pha G1 là pha sinh trưởng của tế bào vì trong pha này xảy ra sự tổng hợp các ARN và prôtêin. Đối với các tế bào biệt hóa thì tế bào không vượt qua điểm R mà đi vào quá trình biệt hóa tế bào để tạo dòng tế bào sinh dưỡng khác nhau có chức năng khác nhau. Tổng hợp các chất trong pha G1: Trong pha G1, số lượng NST chứa hàm lượng ADN là ổn định (ví dụ ở người là 2n = 46 NST chứa hàm lượng ADN là 6 x 109 cặp nuclêôtit). Mỗi một NST chứa một phân tử ADN liên kết với histôn và ở pha G1 các sợi NST ở trạng thái hoạt động, nghĩa là tổng hợp các ARN (phiên mã) và tổng hợp prôtêin (dịch mã). Cũng vì vậy người ta xem pha G 1 là pha sinh trưởng của tế bào và thực hiện hoạt động sinh lí khác nhau. Các tế bào phôi sớm thường có chu kì tế bào ngắn chỉ khoảng 30 phút đến 1 giờ vì chúng không có pha G 1. Các nhân tố của G1 cần thiết cho sự nhân đôi ADN ở pha S đã được chuẩn bị trước và có sẵn trong tế bào chất của trứng. Trong quá trình phát triển của phôi thai, ở pha G 1 các gen trong hệ gen hoạt hóa khác nhau và sẽ tổng hợp nên các prôtêin đặc thù và từ đó tạo nên các dòng tế bào soma biệt hóa trong các mô và cơ quan khác nhau của cơ thể. Trong cơ thể trưởng thành, trong các mô vẫn tồn tại các tế bào gốc (stem cell) là những tế bào vẫn giữ được khả năng sinh trưởng, phân bào và sản sinh ra các tế bào biệt hóa của mô. VD: trong tủy xương có dòng tế bào gốc máu có tiềm năng phân bào và cho ra các tế bào máu như hồng cầu, bạch cầu các loại. * Pha G1 tổng hợp và tích lũy chất hữu cơ giúp tế bào sinh trưởng, hình thành thêm các bào quan. b. Pha S: Pha S là pha tiếp theo pha G1 nếu tế bào vượt qua được điểm hạn định R. Trong pha G1, tế bào đã chuẩn bị điều kiện cho pha S, vào cuối pha G1 tế bào tổng hợp một loại prôtêin đặc trưng là cyclin A và được tích lũy trong nhân tế bào. Prôtêin cyclin A cùng với kinaza sẽ xúc tiến sự nhân đôi ADN. Được gọi là pha S vì trong pha này chủ yếu xảy ra sự tổng hợp ADN và nhân đôi NST. Trung tử nhân đôi Prôtêin cyclin A (nhân tố hoạt hóa tổng hợp ADN) tác động cho tới khi sự tổng hợp ADN hoàn tất thì biến mất. Thời gian kéo dài của pha S tương đối ổn định (ví dụ đối với động vật có vú kéo dài 6 - 8 giờ). Sự tổng hợp ADN mới có cấu trúc và đặc tính giống với ADN cũ nên được gọi là sự nhân đôi ADN. Sau pha S, hàm lượng ADN và số lượng NST đã được nhân đôi. VD: với tế bào người sẽ có 46 x 2 NST chứa hàm lượng ADN là 12 x 109 cặp nuclêôtit. Pha S có biến đổi nhiều nhất về mặt sinh hóa. Tự nhân đôi của ADN làm cơ sở cho sự tự nhân của NST, trung thể tử nhân đôi để hình thành thoi phân bào c. Pha G2: Tiếp theo pha S là pha G 2, thời gian của G2 ngắn, 4 - 5 giờ (đối với động vật có vú). Trong pha G2 các ARN và prôtêin được tổng hợp chuẩn bị cho phân bào. Cuối pha G2 một prôtêin được tổng hợp là cyclin B và được tích lũy trong nhân cho đến kì đầu phân bào. Cyclin B hoạt hóa enzyme kinase và đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện quá trình phân bào, như sự tạo thành các vi ống tubulin để tạo thành thoi phân bào. Pha G2: Tổng hợp thêm các chất như Enzim, histon… để chuẩn bị bước vào pha M. B - CÁC HÌNH THỨC PHÂN CHIA TẾ BÀO *Trực phân: Là hình thức phân bào không có tơ hay không có thoi phân bào *Gián phân: Là hình phân bào có tơ hay có thoi phân bào. Gián phân gồm 2 hình thức là gián phân nguyên nhiễm (nguyên phân) và gián phâm giảm nhiễm (giảm phân). I. Phân bào ở tế bào nhân sơ Tế bào nhân sơ phân bào theo hình thức trực phân. *Các diễn biến cơ bản: - Trước hết NST của tế bào được sao chép thành hai, gắn vào màng sinh chất. Chất tế bào cũng tách thành hai phần riêng biệt. - Tế bào dài ra, sự phân chia tiến hành ở giữa hai vị trí gắn, đẩy NST cùng chất tế bào ra 2 bên. - Tế bào hình thành vách ngăn do tạo màng và thành tế bào mới ở giữa 2 phần. - Thành tế bào và màng sinh chất nằm giữa 2 tế bào dài ra và dần thắt lại đưa mỗi phân tử ADN về 1 tế bào con. II. Phân bào ở tế bào nhân thực - Tế bào nhân thực phân bào theo hình thức gián phân gồm nguyên phân và giảm phân. - Nguyên phân là hình thức phân bào từ 1 tế bào mẹ cho 2 tế bào con có bộ NST giống nhau và giống tế bào mẹ. - Giảm phân là hình thức phân bào từ 1 tế bào mẹ cho 4 tế bào con có bộ NST giảm đi một nửa so với tế bào mẹ. 1. Nguyên phân Nguyên phân hay còn gọi là phân bào nguyên nhiễm hoặc phân bào có tơ, là dạng phân bào phổ biến cho tất cả các dạng tế bào nhân thực: - kết quả của phân bào hình thành 2 tế bào con có chứa số lượng NST giữ nguyên như tế bào mẹ. - Xuất hiện NST và phân chia NST về 2 tế bào con. - Xuất hiện trong tế bào chất bộ máy phân bào tức thoi phân bào có vai trò hướng dẫn các NST con di chuyển về 2 cực tế bào. - Trong tiến trình phân bào màng nhân và nhân con biến mất và lại được tái tạo ở tế bào con. *** Những diễn biến cơ bản trong nguyên phân: Quá trình phân bào cơ bản diễn ra theo 5 kì liên tiếp, chia làm 2 giai đoạn (phân chia nhân và phân chia tế bào chất) bắt đầu thời gian tiếp theo của kì trung gian và kết thúc khi hình thành 2 tế bào con. Cụ thể gồm: G2 của pha trung gian, kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối và sự chia tế bào chất. a. Pha G2 của kì trung gian: - Màng nhân bao quanh nhân. - Nhân chứa một hoặc hai nhân con. - Hai trung thể hình thành qua nhân đôi từ một trung thể đơn. - Trong tế bào động vật, mỗi trung thể có hai trung tử. - Các NST, nhân đôi trong pha S, không trông thấy riêng rẽ vì chưa đóng xoắn. b. Kì đầu: - Các sợi nhiễm sắc trở nên xoắn chặt hơn, đóng xoắn lại thành các NST riêng rẽ nhìn thấy được dưới kính hiển vi quang học. - Các hạch nhân biến mất. - Mỗi NST đã nhân đôi thấy gồm 2 nhiễm sắc tử gắn với nhau tại trung tiết (tâm động), và dọc theo NST nhờ các prôtêin cohesin (sự bám dính các nhiễm sắc tử). - Thoi nguyên phân (có hình cái thoi) bắt đầu hình thành. Thoi gồm có các trung thể và các vi ống phát dài ra từ chúng. Các tia phóng xạ cấu tạo từ các vi ống ngắn phát ra từ trung thể được gọi là sao (ánh sao). - Các trung thể dời xa nhau, có lẽ do các vi ống giữa chúng dài ra. c. Kì giữa: - Là kì dài nhất của nguyên phân, thường kéo dài khoảng 20 phút. - Các trung thể nay đã ở hai cực đối lập của tế bào. Các NST tập trung trên phiến giữa, một mặt phẳng giả định nằm giữa hai cực của thoi. Các tâm động của các NST nằm trên phiến giữa. - Với mỗi NST, thể động của các nhiễm sắc tử bám với các vi ống thể động đi từ hai cực đối lập. d. Kì sau: - Là kì ngắn nhất của nguyên phân, chỉ tiếp diễn vài phút. - Kì sau bắt đầu khi các prôtêin cohesin tách nhau ra. Sự kiện đó cho phép các nhiễm sắc tử chị em của mỗi cặp đột ngột tách ra. Mỗi nhiếm sắc tử trở thành một NST đầy đủ. - Hai NST con đã tách nhau ra đầu di chuyển về hai cực đối lập của tế bào khi các vi ống thể động ngắn lại. Do các vi ống này gắn vào vùng tâm động, vùng tâm động sẽ di chuyển trước tiên với tốc độ khoảng 1 micrômet/phút. - Tế bào dài ra khi các vi ống không thể động dài ra. - Vào cuối kì sau, hai cực của tế bào có hai bộ NST hoàn chỉnh và tương đương nhau. e. Kì cuối: - Trong tế bào hình thành hai nhân. - Màng nhân hình thành từ các mảnh của màng nhân cũ và các bộ phận khác của hệ thống màng nội bào. - Xuất hiện nhân con. - Các NST trở nên ít cô đặc hơn. - Sự chia nhân, chia một nhân thành hai nhân giống hệt nhau về di truyền kết thúc. g. Chia tế bào chất: -Sự chia tế bào chất thường xảy ra ở cuối kì cuối, và hai tế bào con xuất hiện ngay sau khi chia nhân. - Trong tế bào động vật, sự chia tế bào chất bao gồm sự hình thành rãnh phân cắt, rãnh lõm sâu và chia đôi tế bào. ***Chi tiết hơn về nguyên phân (CAMPBELL) hoi phân bào. Nhiều sự kiện của nguyên phân phụ thuộc vào thoi phân bào. Thoi bắt đầu hình thành trong tế bào chất trong kì đầu. Cấu trúc này bào gồm các sợi từ vi ống và các prôtêin liên quan. Khi thoi nguyên phân hình thành thì các vi ống khác của bộ khung tế bào lại tan rã để tạo nguyên liệu xây dựng cho thoi. Các vi ống của thoi dài ra bằng cách trùng hợp thêm các tiểu đơn vị prôtêin tubulin và ngắn đi bằng cách giải trùng các tiểu đơn vị đó. Trong tế bào động vật, các vi ống bắt đầu lắp ráp từ trung thể - một bào quan chứa nguyên liệu hoạt động trong suốt chu kì tế bào để xếp đặt vi ống. Một cặp trung tử nằm ở trung tâm trung thể, không có vai trò quyết định đến phân bào. Nếu phá hủy trung tử bằng tia lazer, thoi vẫn được hình thành trong nguyên phân. Trên thực tế, trung tử thậm chí không có mặt trong các tế bào thực vật, nhưng chúng vẫn hình thành được thoi. Mỗi trong số hai nhiễm sắc tử chị em của NST đã nhân đôi có một thể động. Hai thể động của NST quay về hai hướng đối lập nhau. Trong kì trước giữa, một số vi ống của thoi bám vào thể động, đó gọi là các vi ống thể động. Khi một trong các thể động "bị tóm" bởi các vi ống, NST bắt đầu di chuyển về hai cực, nơi mà các vi ống kéo dài tới. Tuy nhiên, sự chuyển động này được kiểm soát ngay khi các vi ống từ cực đối lập bám vào thể động kia. Sau đó, NST chuyển động khi thì về phía này, khi thì về phía kia, tiến và lui, và cuối cùng nằm ở giữa hai đầu tế bào. Ở kì giữa, các tâm động của tất cả các NST đã nhân đôi nằm trên một mặt phẳng chính giữa cách đều hai cực của thoi. Mặt phẳng giả định này được gọi là phiến giữa của tế bào. Đồng thời, các vi ống không thể động kéo dài ra và vào kì giữa chúng cài răng lược và tương tác với các vi ống thể động từ các cực đối lập của thoi. Vào kì giữa, các vi ống và sao cũng tăng trưởng và tiếp xúc với màng sinh chất. Đến lúc này, thoi đã hoàn chỉnh. Các vi ống thể động có tác động trong sự di chuyển định hướng của các NST về 2 cực của tế bào. Có 2 cơ chế về sự hoạt động của vi ống thể động. Cơ chế thứ nhất giả định rằng các prôtêin động cơ đã "cõng" các NST bước đi dọc theo các vi ống và đầu thể động của các vi ống giải trùng khi các prôtêin đi qua. Cơ chế thứ hai giả định rằng các NST bị "guồng" bởi các prôtêin động cơ tại các cực của thoi và các vi ống phân rã sau khi đi qua các prôtêin động cơ. Kết luận chung hiện nay là tỷ lệ đóng góp của hai cơ chế có thể thay đổi tùy theo loại tế bào. Còn các vi ống không thể động lại chịu trách nhiệm vè sự dài ra của cả tế bào trong kì sau. Các vi ống không thể động phát sinh từ các cực đối lập, lồng mạnh vào nhau trong kì giữa. Trong kì sau, các đoạn lồng vào nhau ngắn đi khi các prôtêin động cơ bám vi ống đẩy chúng xa nhau nhờ năng lượng ATP. Khi các vi ống đẩy nhau, các cực của thoi cũng bị đẩy xa nhau và làm tế bào dài ra. Đồng thời, các vi ống dài ra do trùng hợp thêm các tiểu đơn vị tubulin vào các đầu chồng nhau của chúng. Kết quả là các vi ống tiếp tục lồng vào nhau. Và vào cuối kì sau, khi sự phân chia nhân đã hoàn tất, sự chia tế bào chất nói chung bắt đầu từ kì sau hoặc kì cuối, và thoi phân rã. hân chia tế bào chất: Ở động vật: Trong tế bào động vật, sự chia tế bào chất xảy ra theo một quá trình gọi là sự phân cắt tế bào. Dấu hiệu bắt đầu của sự phân cắt là xuất hiện rãnh phân cắt - một khe nông trên bề mặt tế bào gần với phiến giữa cũ. Ở phía tế bào chất của rãnh có một vòng các vi sợi actin liên kết với các phân tử của prôtêin myosin. Các vi sợi actin tướng tác với các phân tử myosin làm cho vòng co lại. Sự co vòng vi sợi của tế bào phân chia cũng giống như khi ta kéo cái dải rút. Rãnh phân cắt ăn sâu xuống cho tới khi tế bào thân sinh cắt ra làm 2, tạo ra hai tế bào riêng rẽ, mỗi tế bào có nhân riêng và chia nhau dịch bào, các bào quan và các cấu trúc dưới tế bào khác. Ở thực vật: Sự chia tế bào chất trong tế bào thực vật, loại tế bào có thành ngoài, có khác biệt nhiều. Ở đây không có rãnh. Thay vào đó, trong kì cuối, các túi tải xuất xứ từ thể Golgi di chuyển dọc theo các vi ống đi tới vùng trung tâm tế bào, ở đây chúng liên kết lại và tạo nên tấm ngăn tế bào. Các nguyên liệu của thành tế bào trong các túi tải tập hợp khi tấm ngăn lớn lên. Tấm ngăn lan rộng cho tới khi chúng dung hợp với màng tế bào dọc theo chu vi tế bào. Kết quả hai tế bào con tạo nên, mỗi tế bào đều có màng riêng rẽ. Đồng thời, thành tế bào mới cũng hình thành giữa các tế bào con từ chất chứa của tấm ngăn. *** Ý nghĩa của nguyên phân: * Ý nghĩa sinh học: - Đối với sinh vật đơn bào nhân thực: Nguyên phân vừa là phương thức sinh sản, vừa là phương thức duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ. - Đối với sinh vật đa bào, nguyên phân có ý nghĩa: + Làm tăng số lượng các tế bào giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển hoặc tái sinh các mô, cơ quan bị tổn thương. + Là cơ chế duy trì ổn định bộ NST đặc trưng cho loài qua các thế hệ tế bào trong suốt quá trình phát sinh, phát triển các thể. + Là cơ chế duy trì ổn định bộ NST đặc trưng cho loài qua các thế hệ cơ thể ở những loài sinh sản sinh dưỡng. * Ý nghĩa thực tiễn: Nguyên phân là cơ sở của các phương pháp: - Giâm, chiết, ghép cành, duy trì ổn định các đặc tính quý của giống. - Nuôi cấy mô, tế bào thực vật để nhân giống nhanh các giống tốt, giống "sạch" virut, giống có khả năng chống sâu bệnh và cho năng suất cao. 2. Giảm phân Trong sinh sản hữu tính xảy ra sự xen kẽ thế hệ đơn bội và lưỡng bội. Giảm phân đảm bảo cho sự hình thành thế hệ tế bào đơn bội (hợp tử) và qua thụ tinh, 2 tế bào đơn bội hợp với nhau tạo thành hợp tử lưỡng bội và đối với cơ thể đa bào, hợp tử lưỡng bội này phát triển thành cơ thể. Phương thức sinh sản hữu tính đơn giản xuất hiện ở một số vi khuẩn, động vật đơn bào, tảo,.. Ở động vật bậc cao, hình thức sinh sản hữu tính phức tạp hơn nhiều và đòi hỏi sự phân hóa giới tính ở bố mẹ, có cơ quan sinh sản chứa các tế bào sinh dục. Thông qua giảm phân tạo thành các giao tử đực và cái. Ở các loài khác nhau, chu kì sinh sản diễn ra khác nhau nhưng cơ chế và bản chất của giảm phân diễn ra giống nhau theo một sơ đồ chung. ***Diến biến của giảm phân: Giảm phân gồm 2lần phân bào liên tiếp nhau, được gọi là giảm phân I và giảm phân II. Hai lần phân bào này tạo ra 4 tế bào con và mỗi tế bào con chỉ có một nửa số NST ở tế bào mẹ. Giảm phân I và giảm phân II, về cơ bản đều có các kì tương ứng giống như ở nguyên phân là kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối và sự chia tế bào chất. a. Giảm phân I: * Kì đầu I: - Các NST bắt đầu co xoắn lại. Các NST tương đồng bắt đôi với nhau suốt hiều dài, gene nọ nằm cạnh gene kia. - Trao đổi chéo (trao đổi các đoạn ADN tương ứng bởi các nhiễm sắc tử không chị em) được hoàn tất trong khi các NST tương đồng vẫn tiếp hợp, được giữ chặt với nhau nhờ các prôtêin suốt dọc chiều dài của chúng. - Tiếp hợp kết thúc ở kì giữa đầu, và NST trong từng cặp tách ra như trước. - Mỗi cặp NST tương đồng có một hoặc nhiều hơn số lần bắt chéo, điểm xảy ra trao đổi chéo và các NST tương đồng vẫn còn liên kết với nhau nhờ lực cố kết giữa các nhiễm sắc tử chị em. - Trung thể di chuyển, thoi phân bào hình thành, màng nhân bị phân hủy như ở nguyên phân. - Cuối kì đầu I, vi ống từ các cực gắn vào 2 thể động - cấu trúc prôtêin nằm ở tâm động của các NST. Cặp NST tương đồng sau đó di chuyển về phiến giữa (mặt phẳng xích đạo). * Kì giữa I: - Các cặp NST tương đồng sắp xếp ở phiến giữa, mỗi NST trong cặp tương đồng hướng về một cực của tế bào. - Cả hai nhiễm sắc tử của một NST tương đồng gắn với vi ống thể động từ một cực, còn các NST tương đồng kia gần với vi ống từ cực đối lập. * Kì sau I: - Các prôtêin gắn kết các nhiễm sắc tử chị em bị phân hủy làm cho các NST tương đồng tách nhau ra. - Mỗi NST trong cặp tương đồng di chuyển về một cực đối lập nhờ sự hướng dẫn của bộ thoi phân bào. - Lực cố kết giữa các nhiễm sắc tử chị em vẫn duy trì ở tâm động, làm cho các nhiễm sắc tử di chuyển như một đơn vị hướng về cùng một cực. * Kì cuối I và sự phân chia tế bào chất: - Đầu kì cuối I, mỗi nửa tế bào có một bộ NST đơn bội oàn chỉnh với các NST đã được nhân đôi. Mỗi NST gồm 2 nhiễm sắc tử chị em, một hoặc cả hai nhiễm sắc tử có vùng DNA của nhiễm sắc tử không chị em. - Phân chia tế bào chất thường xảy ra đồng thời với kì cuối I, hình thành nên hai tế bào con đơn bội. - Trong các tế bào động vật, rãnh phân cắt (ở thực vật là phiến tế bào) được hình thành. - Ở một số loài, các NST dãn xoắn và màng nhân tái hình thành. - Giữa hai lần giảm phân I và II không có nhân đôi NST. b. Giảm phân II: *Kì đầu II: - Bộ máy thoi phân bào hình thành. - Ở cuối kì đầu II, các NST - mỗi cái vẫn còn hai nhiễm sắc tử dính vào nhau ở tâm động, di chuyển về phiến giữa (mặt phẳng xích đạo). * Kì giữa II: - Các NST sắp xếp ở phiến giữa như trong nguyên phân. - Vì trao đổi chéo có thể xảy ra trong giảm phân I nên hai nhiễm sắc tử chị em không giống nhau về mặt di truyền. - Các thể động của các nhiễm sắc tử chị em gắn với các vi ống từ các cực đối lập. *Kì sau II: - Phân hủy các prôtêin gắn kết các nhiễm sắc tử chị em vơi nhau ở tâm động làm cho các nhiễm sắc tử tách nhau ra. Các nhiễm sắc tử di chuyển về các cực đối lập như những NST riêng biệt. * Kì cuối II và sự phân chia tế bào chất: - Nhân con hình thành, các NST bắt đầu dãn xoắn và bắt đầu phân chia tế bào chất. - Một tế bào mẹ giảm phân tạo ra bốn tế bào con đơn bội, mỗi tế bào chứa một bộ NST (chưa nhân đôi) đơn bội. - Mỗi một trong số 4 tế bào con khác biệt nhau về mặt di truyền và khác với tế bào mẹ. ***Chi tiết hơn về giảm phân (CAMPBELL) ự trao đổi chéo. Do kết quả của sự phân ly độc lập của các NST trong quá trình giảm phân, nên mỗi chúng tạo ra được một tập hợp các giao tử khác biệt rất nhiều về tổ hợp các NST mà chúng ta được thừa hưởng từ bố mẹ. Quả thực điều này là không đúng vì trao đổi chéo tạo ra các NST tái tổ hợp, một NST đơn lẻ mang các gene có nguồn gốc cả bố lẫn mẹ. Trong giảm phân ở người, tùy thuộc vào chiều dài của NSt và vào vị trí của các tâm động của chúng. Trao đổi chéo bắt đầu rất sớm ở kì đầu I, khi các NST tương đồng bắt đôi lỏng lẻo với nhau suốt dọc chiều dài của chúng. Mỗi gene trên một NST tương đồng bắt cặp chính xác với gene tương ứng trên NST tương đồng kia. Trong trao đổi chéo đơn, các prôtêin đặc biệt điều phối sự trao đổi các đoạn tương ứng của các NST với các tổ hợp mới các allele của bố và các allele của mẹ. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã cho thấy, trao đổi chéo còn giữ một vai trò quan trọng trong việc xếp hàng của các NST trong kì giữa I. Một bắt chéo hình thành là kết quả của sự trao đổi chéo xảy ra trong khi sự gắn kết nhiễm sắc tử chị em vẫn còn tồn tại dọc theo chiều dài của các vai. Các bắt chéo giữ các NST tương đồng lại với nhau khi thoi phân bào hình thành trong giảm phân I. Trong kì sau I, việc giải tỏa lực cố kết dọc các vai của nhiễm sắc tử chị em cho phép các NST tương đồng tách nhau ra. Trong kì sau II, sự giải phóng lực cố kết nhiễm sắc tử chị em ở tâm động cho phép các nhiễm sắc tử chị em tách rời nhau. Cuối cùng, việc trao đổi chéo - sự kết hợp ADN thừa hưởng từ bố mẹ trong một NST, là nguồn biến dị di truyền quan trọng trong vòng đời sinh sản hữu tính. ự phân ly độc lập. Thêm một lí do nữa làm phát sinh biến dị di truyền là sự định hướng ngẫu nhiên của các cặp NST tương đồng ở kì giữa I. Tại kì giữa I, các NST tương đồng, mỗi cặp có một NST từ bố, một NST từ mẹ, được định vị tại tuyến giữa. Mỗi cặp được định hướng để hoặc một NSt tương đồng từ bố hoặc từ mẹ hướng về một cực - sự định hướng này là ngẫu nhiên. Bởi vậy , 50% cơ hội để một tế bào con nhất định của giảm phân I sẽ nhận NST có nguồn gốc từ mẹ và 50% cơ hội sẽ nhận được NST có nguồn gốc từ bố. Vì mỗi cặp NST tương đồng được định hướng một cách độc lập nhau trong kì giữa I, nên các NSt tương đồng của bố và mẹ ở mỗi cặp sẽ phân li độc lập nhau về các tế bào con trong giảm phân I. Tuy nhiên, một tế bào lưỡng bội giảm phân chỉ cho ra hai trong số bốn tổ hợp của các tế bào con vì một tế bào mẹ chỉ có thể có một trong hai cách sắp xếp NST ở kì giữa I chứ không phải cả hai. Nhưng một quần thể các tế bào con được hình thành qua giảm phân của một số lượng lớn các tế bào lưỡng bội sẽ chứa tất cả bốn loại với số lượng xấp xỉ như nhau. Một cách tổng quát, số lượng các tổ hợp có thể có của các NST phân li độc lập trong quá trình giảm phân là 2n, với n là số đơn bội của sinh vật. *Ý nghĩa của giảm phân: - Nhờ giảm phân tạo ra các giao tử đơn bội, qua thụ tinh sẽ khôi phục lại bộ NST đặc trưng của loài. - Sự trao đổi chéo, phân li độc lập, tổ hợp tự do của các NST tương đồng trong giảm phân tạo ra nhiều loại giao tử khác nhau về nguồn gốc, cấu trúc NST. Sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử khác nhau về nguồn gốc trong thụ tinh đã tạo ra nhiều tổ hợp NST khác nhau -> Tạo ra nhiều biến dị tổ hợp, là nguyên nhân tạo ra sự đa dạng của sinh vật và là nguồn nguyên liệu phong phú cho tiến hóa và chọn giống. Vì vậy, người ta thường dùng phương pháp lai hữu tính để tạo ra các biến dị tổ hợp nhằm phục vụ cho công tác chọn giống. - Giảm phân chỉ có ở sinh sản hữu tính -. sinh sản hữu tính có nhiều ưu thế so với sinh sản vô tính. Đây chính là sự tiến hóa về sinh sản của sinh giới. Phần II. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP (Trích dẫn câu hỏi và bài tập trong đề thi HSG các cấp) Câu 1: a.Vai trò của tubulin và actin trong phân bào ở tế bào tế bào động vật có gì khác với với vai trò của prôtêin giống tubulin và prôtêin giống actin trong phân đôi ở vi khuẩn. b. Giảm phân là quá trình phân bào được biệt hóa cao gồm nhiều sự kiện diễn ra theo một trình tự chặt chẽ. Hãy sắp xếp các sự kiện dưới đây của giảm phân theo trình tự thời gian. 1. Phân giải cohesin ở vị trí tâm động 2. Bắt cặp giữa các nhiễm sắc tử 3. Nhiễm sắc thể kết đặc và co ngắn 4. Phân giải cohesin giữa các vai của các nhiễm sắc thể 5. Bắt cặp giữa các nhiễm sắc thể tương đồng 6. Nhiễm sắc thể xếp thẳng hàng trên tấm pha giữa 7. Nhiễm sắc thể được nhân đôi. Trả lời: a. Sự khác nhau - Trong phân bào ở sinh vật nhân thực: tubulin tham gia hình thành thoi phân bào di chuyển nhiễm sắc thể; actin có chức năng liên kết với prôtêin myosin trong quá trình phân chia tế bào chất. - Trong sự phân đôi của vi khuẩn: prôtêin giống actin của tế bào nhân thực tham gia vào quá trình di chuyển của NST trong phân bào; prôtêin giống tubulin giúp tách riêng hai tế bào vi khuẩn con. b. Thứ tự: 7 --> 2 --> 5 --> 3 -->6 --> 4 --> 1 Câu 2: a. Nhiễm sắc thể cuộn xoắn và tháo xoắn trong quá trình phân bào theo cơ chế nào? b. Giải thích sự xuất hiện và biến mất của nhân con trong quá trình phân bào là tất yếu bằng lý luận và thực tiễn. Trả lời: a. - Phân tử ADN quấn quanh protein histon tạo ra đơn vị cấu trúc của chất nhiễm sắc là nucleoxom. Vùng đầu N của mỗi phân tử histon (đuôi histon) trong mỗi nucleoxom thường thò ra ngoài nucleoxom. - Phần đuôi này có thể được tiếp cận và bị biến đổi bởi một số enzim đặc biệt, xúc tác cho việc bổ sung hoặc loại bỏ một số gốc hóa học đặc thù. - Các cơ chế: + Axetyl hóa: Gốc axetyl được gắn vào lysine ở phần đuôi histon, điện tích dương của lysine bị trung hòa, làm cho đuôi histon không còn liên kết chặt vào các nucleoxom ở gần nữa, chất nhiễm sắc có cấu trúc nới lỏng (tháo xoắn). + Khử axetyl: Loại bỏ gốc axetyl thì ngược lại → co xoắn. + Metyl hóa: Bổ sung gốc metyl vào đuôi histon → co xoắn. + Phosphoryl hóa: Bổ sung gốc photphat vào một axit amin bị metyl hóa → tháo xoắn. b. - Lý luận: + Nhân con được tạo nên từ các cuộn ADN từ nhiều NST góp chung lại. Khi phân bào, chất nhiễm sắc bị biến đổi, chúng xoắn và co ngắn lại, tách ra nên làm cho nhân con biến mất. + Ở kì trung gian, các NST tháo xoắn, ADN vùng NOR được tách ra hoạt động phiên mã tạo rARN, kết hợp protein tạo nhân hạch nhân. - Thực tiễn: Sự xuất hiện nhân con vào kỳ cuối là cần thiết cho sự phân chia tế bào chất. Dùng tia tử ngoại, tia Rơnghen phá huỷ hạch nhân thì sự phân chia tế bào chất bị ức chế. Nếu dùng các tia trên chiếu vào chỗ không có hạch nhân thì sự phân chia của tế bào chất không bị ức chế. ’ Câu 3: Nêu các nhân tố có tác động điều chỉnh chu kì tế bào? Trả lời: * Hệ thống điều chỉnh chu kì tế bào : Gồm 2 họ protein - các kinaza phụ thuộc cylin ( Cdk - gọi tắt là kinaza) có tác dụng phát động các quá trình tiền thân bằng cách gây photphoryl hoá nhiều protein đặc trưng tại gốc serin và treonin. - Các cyclin ( xuất hiện theo chu kì tê bào) : đóng vai trò kiểm tra hoạt tính photphoryl hoá của Cdk với protein đích. -> Khi Cyclin liên kết với Cdk thành 1 phức hệ thì Cdk ở trạng thái hoạt tính Khi Cyclin tách khỏi Cdk thì Cdk mất hoạt tính. -> tế bào điều chỉnh chu kì phân bào bằng cơ chế tổng hợp và phân giải pro cyclin cùng với cơ chế tạo phức hệ và giải phức hệ cyclin - Cdk. * Các nhân tố sinh trưởng : gây hoạt hoá các gen chủ yếu là các gen mã hoá cho cyclin và Cdk. * Nhân tố ức chế : ức chế hoạt tính của phức hệ Cyclin- cdk . Câu 4: a. Từ sự hiểu biết về những diễn biến trong các pha của kì trung gian (thuộc chu kì tế bào), hãy đề xuất thời điểm dùng tác nhân gây đột biến gen và đột biến NST để có hiệu quả nhất. b. Những tính chất đặc trưng của bộ NST thuộc mỗi loài được thể hiện ở những thời điểm nào trong chu kì nguyên phân? c. Có giả định cho rằng một số nhân thực đơn bào đang tồn tại hiện nay có cơ chế phân chia tế bào mà có lẽ là trung gian giữa phân đôi ở vi khuẩn và nguyên phân ở đa số nhân thực, hãy chứng minh giả định trên. Trả lời: a. Thời điểm xử lí đột biến (loại trừ các yếu tố như: loại tác nhân gây đột biến, cường độ, liều lượng, loại TB) thì: - Tác động vào pha S dễ gây đột biến gen. - Tác động vào pha G2 dễ gây đột biến số lượng NST. - Riêng đột biến cấu trúc NST dù tác động vào pha nào cũng dễ gây đột biến. b. Tính đặc trưng của bộ NST biểu hiện ở kì giữa của nguyên phân (lúc NST co ngắn đóng xoắn cực đại và xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào). c. - Ở protist đơn bào hai roi, NST bám vào màng nhân và màng nhân giữ nguyên trong phân bào. Các vi ống đi qua nhân trong một ống ngầm tế bào chất xuyên qua nhân và định hướng trong không gian cho nhân, nhân phân chia theo kiểu cổ xưa như phân đôi ở vi khuẩn. - Tảo silic và nấm men: màng nhân giữ nguyên trong phân bào, các vi ống hình thành thoi ở trong nhân. Các vi ống phân li nhiễm sắc thể và nhân tách thành hai nhân con. Câu 5: a. Trong chu kì tế bào, pha nào có biến động nhiều nhất về sinh hóa và pha nào có biến động nhiều nhất về hình thái ? Hai pha này có mối quan hệ với nhau như thế nào và có thuận nghịch không ? b. Có sự khác nhau như thế nào giữa chu kì tế bào của tế bào phôi, tế bào gan, tế bào thần kinh. c. Apoptosis là gì ? Vai trò của hiện tượng này? Trả lời: a. - Pha biến động nhiều nhất về sinh hóa : pha S - pha biến động nhiều nhất về hình thái : pha M - Hai pha này có mối qua hệ một chiều , pha S có sự nhân đôi AND -> nhân đôi NST -> là tiền đề cho pha M-> không thuận nghịch b. - Tế bào phôi có chu kì tế bào rất ngắn, không có pha G1 - Tế bào gan : chu kì tế bào dài, rất ít phân chia, thường dừng lại ở pha nghỉ G0. Tế bào chỉ phân chia khi có tín hiệu phân chia ngoại bào. - Tế bào thần kinh : không bao giờ phân chia. c. - Apoptosis là sự chết theo chương trình của tế bào - Vai trò : loại bỏ các tế bào không mong muốn + Kiến tạo trong biến đổi hình thái + Điều chỉnh số lượng tế bào + Kiểm soát chất lượng tế bào: loại bỏ các TB không bình thường, sai chỗ…. Câu 6: Năm 1970, Potu Rao và Robert Johnson đã làm thí nghiệm: - Cho lai tế bào ở pha G1 với tế bào ở pha S, nhân G1 ngay lập tức tổng hợp ADN. - Cho lai tế bào ở pha G2 với tế bào ở pha S, nhân G2 không thể bắt đầu tổng hợp ADN ngay cả khi có tế bào chất của tế bào pha S. a. Có thể rút ra kết luận gì từ thí nghiệm này? b. Điều gì sẽ xảy ra nếu ở kì đầu của nguyên phân thoi phân bào bị phá huỷ? Trả lời: * Nhân G1 ngay lập tức tổng hợp ADN chứng tỏ tế bào chất của tế bào pha S chứa các yếu tố khởi động quá trình nhân đôi của ADN trong nhân G1. - Nhân G2 không tổng hợp được ADN do ADN đã nhân đôi, tế bào có cơ chế kiểm soát ngăn cản việc bắt đầu một pha S mới trước khi diễn ra nguyên phân. Cơ chế kiểm soát này không cho tế bào ở pha G2 quay lại pha S và chặn ADN nhân đôi khi chưa qua nguyên phân. * Ở kì đầu của nguyên phân nếu thoi phân bào bị phá huỷ thì các NST sẽ không di chuyển về các tế bào con và tạo ra tế bào tứ bội do NST đã nhân đôi. Câu 7: a. Nêu ý nghĩa của các pha trong kỳ trung gian của chu kỳ tế bào nhân thực. b. Vì sao có loại tế bào biệt hóa (như tế bào thần kinh) lại không có khả năng phân chia? c. Nêu điểm khác nhau cơ bản trong phân chia tế bào chất ở tế bào thực vật và tế bào động vật? Tại sao lại có sự khác nhau đó? d. 1 tế bào của 1 loài có bộ NST kí hiệu là AaBbddXYgiảm phân hình thành giao tử. Có thể có bao nhiêu cách sắp xếp của bộ NST trên mặt phẳng xích đạo ở kì giữa của giảm phân I? Có mấy loại giao tử được tạo thành khi kết thúc giảm phân? Trả lời: a. Nêu ý nghĩa của các pha trong kỳ trung gian của chu kỳ TB nhân thực. Ý nghĩa của các pha trong kỳ trung gian: + Pha G1: Tổng hợp và tích luỹ chất hữu cơ giúp tế bào sinh trưởng, hình thành thêm các bào quan. + Pha S: Tự nhân đôi của AND, làm cơ sở cho tự nhân đôi của nhiễm sắc thể, trung thể tự nhân đôi để hình thành thoi phân bào. + Pha G2: Tổng hợp thêm các chất cần thiết như enzim, histôn... để chuẩn bị bước vào pha M. b.Vì sao có loại tế bào biệt hóa (như tế bào thần kinh) lại không có khả năng phân chia? Tế bào biệt hoá không có khả năng phân chia vì: Điểm giới hạn (R) ở cuối pha G1 quyết định khả năng phân chia. Nếu vượt qua điểm R thì chuyển sang pha S tiếp tục hoàn thành chu kỳ phân bào. Tế bào biệt hoá như tế bào thần kinh thì không vượt qua điểm R, tế bào duy trì ở trạng thái của pha G1 . c. Nêu điểm khác nhau cơ bản trong phân chia tế bào chất ở tế bào thực vật và tế bào động vật? Tại sao lại có sự khác nhau đó? - Điểm khác nhau cơ bản trong sự phân chia tế bào chất ở tế bào thực vật là sự hình thành vách ngăn từ trung tâm đi ra ngoài (vách tế bào), còn ở tế bào động vật là sự hình thành eo thắt ở vùng xích đạo của tế bào bắt đầu co thắt từ ngoài (màng sinh chất) vào trung tâm. - Có sự khác nhau đó là do tế bào thực vật có thành tế bào bằng xenlulôzơ, làm cho tế bào không vận động và không co thắt được. d. 1 tế bào của 1 loài có bộ NST kí hiệu là AaBbddXYgiảm phân hình thành giao tử. Có thể có bao nhiêu cách sắp xếp của bộ NST trên mặt phẳng xích đạo ở kì giữa của giảm phân I? Có mấy loại giao tử được tạo thành khi kết thúc giảm phân? - Có 22 = 4 cách sắp xếp của bộ NST trên mặt phẳng xích đạo ở kì giữa của giảm phân I. - Số loại giao tử tạo ra là 2 loại. Câu 8: Ruồi giấm có bộ NST 2n = 8. Một nhóm tế bào sinh dục của ruồi giấm mang 128 NST kép. Nhóm tế bào này đang ở kì nào và có số lượng bao nhiêu? Biết rằng mọi diễn biến trong nhóm tế bào như nhau. Trả lời - NST kép có thể ở 1 trong các kì sau: Kì trung gian lần phân bào I sau khi đã nhân đôi, kì đầu I, kì giữa I, kì sau I, kì cuối I, kì đầu II, kì giữa II + Số lượng tế bào ở kì trung gian lần phân bào I sau khi đã nhân đôi, kì đầu I, kì giữa I, kì sau I: 128 : 8 = 16 tế bào. + Số lượng tế bào ở kì cuối I, kì đầu II, kì giữa II: 128 : 4 = 32 tế bào Câu 9: Một loài có 2n=20. Có 10 tế bào sinh dục sơ khai đực nguyên phân liên tiếp 4 đợt. Tất cả tế bào con đều trải qua giảm phân tạo giao tử. a. Có bao nhiêu giao tử đực được sinh ra? b. Số NST đơn môi trường cung cấp cho quá trình nguyên phân? c. Nếu không xảy ra đột biến và trao đổi đoạn, loài có thể cho tối đa bao nhiêu loại giao tử? d. Khi xảy ra trao đổi đoạn 1 điểm ở 2 trong số các cặp NST tương đồng có cấu trúc khác nhau. Tính số loại giao tử của loài. Trả lời: a. Có bao nhiêu giao tử đực được sinh ra? Số tế bào sinh tinh là: 10 x 24=160 số giao tử đực được sinh ra là: 160x4=640. b. Số NST đơn môi trường cung cấp cho quá trình nguyên phân? 10 x (24-1) x 2n = 3000 NST c. Nếu không xảy ra đột biến và trao đổi đoạn, loài có thể cho tối đa bao nhiêu loại giao tử? 210 loại. d. Khi xảy ra trao đổi đoạn 1 điểm ở 2 trong số các cặp NST tương đồng có cấu trúc khác nhau. Tính số loại giao tử của loài. 2n-k x 4k = 2n+k loại = 210+2=212 loại. Câu 10: a. Chỉ ra các đặc điểm cơ bản của tế bào ung thư ác tính? b. Ứng dụng của các tế bào ung thư trong công nghệ sản xuất kháng thể đơn dòng thể hiện như thế nào? Trả lời: a. - Vượt qua các cơ chế kiểm soát phân bào, dẫn đến sự phân chia không giới hạn - Khả năng tự tổng hợp các yếu tố sinh trưởng của riêng mình, không phụ thuộc các nguồn khác. - Vượt qua cơ chế ức chế phân chia bởi mật độ. - Mất khả năng phụ thuộc neo bám, dẫn đến sự di chuyển tự do trong cơ thể. b. - Tế bào ung thư được ứng dụng trong việc sản xuất kháng thể đơn dòng thông qua kỹ thuật dung hợp tế bào lympho B sản xuất kháng thể đơn dòng có đời sống ngắn ngủi với tế bào ung thư có đời sống rất dài tạo ra một dạng tế bào lai vừa sản xuất kháng thể vừa kéo dài thời gian sống Câu11: Ba hợp tử A, B, C cùng loài đều tham gia qúa trình nguyên phân trong 2 giờ. Hợp tử A có chu kì nguyên phân gấp đôi so với chu kì nguyên phân của hợp tử B. Hợp tử B có tốc độ nguyên phân bằng 2/3 so với tốc độ nguyên phân của hợp tử C. Quá trình cần môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu tương đương với 648 NST đơn đã sinh ra 84 tế bào con. Xác định: a. Số lần nguyên phân của mỗi hợp tử trên. b. Bộ NST lưỡng bội của loài. c. Chu kì nguyên phân của mỗi hợp tử. Trả lời: a. Số lần nguyên phân: Trong cùng một thời gian, chu kì nguyên phân càng lớn, số lần nguyên phân càng bé và tốc độ nguyên phân càng chậm. - Gọi k: Số lần nguyên phân của hợp tử A. 2k: Số lần nguyên phân của hợp tử B. 3k: Số lần nguyên phân của hợp tử C. (k € z +) Ta có: 2k + 22k + 23k = 84. 2 k(l + 2k + 22k) = 84 = 22 . 21. => 2k = 22 => k = 2; 2k = 4; 3k = 6. Vậy: hợp tử A nguyên phân 2 lần; B nguyên phân 4 lần; C nguyên phân 6 lần. b. Bộ lưỡng bội: Gọi 2n là bộ NST lưỡng bội (n € z +). Ta có: (22 - 1) . 2n + (2 4 - 1) . 2n + (2 6 - 1) . 2n = 648. => 2n = 648 : (3 + 15 + 63) = 8. c. Chu kì nguyên phân: Chu kì nguyên phân của hợp tử A: (120 : 2) = 60 phút. Chu kì nguyên phân của hợp tử B: (120 : 4) = 30 phút. Chu kì nguyên phân của hợp tử C: (120 : 6) = 20 phút. Câu 12: a. Trong quá trình phân bào, sự nhân đôi của ADN diễn ra ở bộ phận nào của tế bào? Điểm khác nhau trong quá trình phân bào của tế bào động vật và tế bào thực vật. b. Một nhóm TB của ruồi giấm có 256 NST đơn đang phân li về hai cực TB. Nhóm tế bào này đang ở kì nào của quá trình phân bào? Số lượng tế bào của nhóm? Biết rằng mọi diễn biến trong các tế bào như nhau và không có đột biến. Trả lời: a. Phân bào: - Ở sinh vật nhân sơ: ADN đính vào màng sinh chất và tiến hành nhân đôi ở tế bào chất. - Ở sinh vật nhân thực: ADN nhân đôi ở trong nhân tế bào tại các NST, trong các bào quan trong tế bào chất. - Phân bào của tế bào thực vật khác với tế bào động vật là : + Tế bào động vật phân bào có sao, có sự tham gia của trung thể trong hình thành thoi phân bào, tế bào chất phân chia nhờ sự co thắt của màng sinh chất. + Tế bào thực vật phân bào không có sao, không có sự tham gia của trung thể, tế bào chất phân chia nhờ sự hình thành vách ngăn. b. Ruồi giấm: - Nhóm tế bào đang ở kì sau của quá trình nguyên phân hoặc kì sau II của quá trình giảm phân - Số lượng tế bào trong nhóm: + Ở kì sau của nguyên phân: 256/16=16 (tế bào) + Ở kì sau II của giảm phân: 256/8 = 32 (tế bào) Câu 13: a. Trong chu kì tế bào, pha nào có sự biến đổi nhiều nhất về sinh hóa, pha nào có sự biến đổi lớn nhất về hình thái ? b. Trong giảm phân các NST giới tính X và Y có bắt cặp với nhau không ? Nếu có thì tại sao chúng lại bắt cặp với nhau được ? c. Những năm 1970, các nhà khoa học đã làm 1 thí nghiệm: - Cho dung hợp tế bào đang ở pha G1 với tế bào đang ở pha S, thấy nhân của tế bào ở pha G1 bước ngay vào pha S. - Cho dung hợp tế bào đang ở pha G1 với tế bào đang ở pha M, thấy tế bào đang ở pha G1 bước ngay vào pha M. Có thể rút ra kết luận gì từ thí nghiệm này? Giải thích kết quả ? Trả lời: a. - Pha S có biến đổi nhiều nhất về sinh hóa. - Pha M có biến đổi nhiều nhất về hình thái. b. - Các NST giới tính X và Y vẫn bắt cặp với nhau bình thường sau đó lại tách ra nhưng vẫn xếp đôi như các NST khác. - Trên các NST X và Y vẫn có các đoạn tương đồng nên chúng vẫn có thể bắt cặp với nhau bình thường. c. - Cho dung hợp tế bào ở G1 với tế bào ở S thấy cả 2 đều ở pha S, dung hợp tế bào ở pha G1 với tế bào ở M thấy cả 2 đều ở M. Điều đó chứng tỏ, việc chuyển tiếp giữa các giai đoạn của quá trình phân bào không phụ thuộc vào trạng thái của NST mà phụ thuộc vào các chất xúc tác có trong tế bào chất. - Các chất có trong tế bào chất xúc tác quá trình chuyển tiếp giữa các giai đoạn của quá trình phân bào là các Cyclin và các enzim Kinaza phụ thuộc Cyclin (Cdk). - Trong chu kì tế bào, có 3 điểm chốt để điều khiển quá trình phân bào. Những tế bào nào không qua được điểm chốt sẽ bị dừng lại. Muốn đi qua mỗi điểm chốt, trong tế bào chất của tế bào cần sự có xúc tác của Cdk tương ứng. Nhưng Cdk thường là bất hoạt khi ko được liên kết với Cyclin nên trong tế bào chất cần có các phức hợp Cdk-Cyclin tương ứng. - Khi dung hợp tế bào ở G1 với S, trong tế bào chất của S đã có phức hợp CdkCyclin tương ứng cho việc vượt qua điểm chốt cuối G1 để vào S nên tế bào ở G1 vào pha S. - Khi dung hợp tế bào ở G1 với M, trong tế bào chất của M đã có phức hợp CdkCyclin tương ứng cho việc vượt qua điểm chốt đầu M để vào M nên tế bào ở G1 vào pha M. Câu 14: a. Xét hai tế bào sinh dục sơ khai A và B của cùng một loài trong đó A là tế bào sinh dục đực, B là tế bào sinh dục cái. Cả hai tế bào này đều trải qua vùng sinh trưởng, vùng sinh sản và vùng chín (giảm phân tạo giao tử). Biết tại vùng sinh sản tổng số lần nhân đôi của A và B là 9 lần, số giao tử tạo ra do tế bào A gấp 8 lần số giao tử do tế bào B tạo ra. - Xác định số lần nhân đôi của mỗi tế bào? - Biết hiệu suất thụ tinh của giao tử đực là 6,25% và có 50% số hợp tử tạo thành phát triển thành cá thể con, tính số cá thể con sinh ra? b. Ở Chuột có 2n = 40. Quan sát 2 nhóm tế bào đang ở vùng chín của ống dẫn sinh dục của một con chuột đực. Ta nhận thấy: - Nhóm 1: 1100 nhiễm sắc thể kép xếp trên mặt phẳng xích đạo, trong đó số nhiễm sắc thể kép xếp hai hàng nhiều hơn số nhiễm sắc thể xếp một hàng là 500 nhiễm sắc thể. - Nhóm 2: Có 1200 nhiễm sắc thể đang phân li về hai cực của tế bào, trong đó số nhiễm sắc kép đang phân li ít hơn số nhiễm sắc thể đơn đang phân li là 240 nhiễm sắc thể Hãy xác định các tế bào của mỗi nhóm, số tế bào của mỗi kì đã xác định ở trên? Câu 15: a.Vì sao quá trình giảm phân diễn ra bình thường (không có đột biến) lại có thể tạo ra nhiều loại giao tử khác nhau? b.Bộ nhiễm sắc thể của trâu là 2n= 50. Một tế bào sinh dục sơ khai đực và một tế bào sinh dục sơ khai cái nguyên phân một số lần ở vùng sinh sản. Tất cả các tế bào con tạo ra đều trở thành tế bào sinh giao tử và giảm phân bình thường. Tổng số tế bào sinh giao tử đực và tế bào sinh giao tử cái là 96. Số NST trong các giao tử đực nhiều hơn số NST trong các giao tử cái là 5600. Các giao tử được tạo ra đều tham gia vào quá trình thụ tinh với hiệu suất thụ tinh của giao tử cái là 12,5%. Xác định: - Số tế bào sinh giao tử thuộc mỗi loại? - Số hợp tử được hình thành và hiệu suất thụ tinh của giao tử đực? - Số lần nguyên phân của tế bào sinh dục sơ khai đực và số lần nguyên phân của tế bào sinh dục sơ khai cái? Trả lời: a.- Sự trao đổi chéo của các cromatit trong cặp tương đồng ở kì đầu giảm phân I dẫn đến hình thành các NST có sự tổ hợp mới của các alen ở nhiều gen. - Ở kì sau giảm phân I, sự phân li độc lập của các NST kép trong cặp NST tương đồng & sự tổ hợp tự do của các NST kép có nguồn gốc từ mẹ và từ bố tạo nên sự đa dạng về nguồn gốc NST ở tế bào con. - Ở kì sau giảm phân II sự phân li của các nhiễm sắc thể đơn cùng với sự trao đổi chéo tạo nên sự đa dạng của giao tử nhiều hơn 2n b. Gọi số lần nguyên phân của tế bào sinh dục sơ khai đực là x, số lần nguyên phân của tế bào sinh dục sơ khai cái là y, theo bài ra ta có hệ phương trình: 2x + 2y = 96 2x x 4 x 25 - 2y x 25 = 5600 Giải hệ phương trình trên ta được: x= 6, y= 5 - Số tế bào sinh giao tử đực là 26 = 64 - Số tế bào sinh giao tử cái là 25 = 32. - Số hợp tử được hình thành: 32 x 12,5% = 4 ( hợp tử). - Hiệu suất thụ tinh của giao tử đực: 4 : ( 64 x 4) x 100%= 64 % Câu 16: Loài Ong mật(Apis cerana) có hiện tượng trinh sản: trứng thụ tinh được nở thành ong thợ, trứng không thụ tinh nở thành ong đực. Bộ NST lưỡng bội của loài này 2n= 32. Một ong chúa đẻ 1000 trứng nở thành 1000 ong con, tổng số NST đơn môi trường cung cấp từ nguyên liệu hoàn toàn mới để trứng hoặc hợp tử trở thành ong con là 6502400 NST. - Tìm số ong đực và ong thợ trong đàn ong con (Biết trứng hoặc hợp tử muốn nở thành ong con phải qua 8 lần nguyên phân liên tiếp) - Nếu mỗi ong con nhận một kiểu giao tử của mẹ thì tỷ lệ những kiểu giao tử còn lại chưa xuất hiện trong đàn ong này là bao nhiêu(giả sử không có trao đổi chéo) Tìm số tinh trùng tham gia thụ tinh, biết tỷ lệ thụ tinh của tinh trùng đạt 75% Trả lời: * Xác đinh số ong từng loại: Gọi số ong thợ và ong đực của đàn ong con lần lượt là x, y( đk x, y N*) Theo bài ra ta có: - Số NST đơn mới hoàn toàn cung cấp cho mỗi ong thợ là: 32.(28 - 2) => Nên Số NST đơn mới hoàn toàn cung cấp cho đàn ong thợ là: 32x .(28 - 2) - Số NST đơn mới hoàn toàn cung cấp cho mỗi ong đực là: 16.(28 - 2) => nên Số NST đơn mới hoàn toàn cung cấp cho đàn ong đực là: 16y .(28 - 2) Ta có hệ PT: 32x .(28 - 2) + 16y .(28 - 2) = 6502400 x + y = 1000 Giải ra ta có x= 600, y = 400. => vậy số ong thợ là 600. số ong đực là 400. *Tỷ lệ số kiểu giao tử chưa xuất hiện Tổng số kiểu giao tử của mẹ là: 216 = 65536. Có 1000 ong con, mỗi con nhận một kiểu giao tử của mẹ. vậy số kiểu giao tử đã xuất hiện là 1000 kiểu. => - Số kiểu giao tử chưa xuất hiện là: 65536 – 1000 = 64536 (kiểu) - Tỷ lệ giao tử chưa xuất hiện là: (64536: 65536). 100% = 98,47% Số tinh trùng tham gia thụ tinh(0,5 điểm) Có 600 ong thợ cần 600 tinh trùng, tỷ lệ thụ tinh là 75% nên số tinh trùng tham gia thụ tinh là: (100: 75).600 = 800(tinh trùng) Câu 17: Một nhóm tế bào sinh dục sơ khai chứa 360 NST đơn. Các tế bào này phân chia liên tiếp 1 số lần bằng nhau, số lần nguyên phân nhiều hơn bộ nhiễm sắc thể đơn bội là 1. Tất cả các tế bào tạo ra đều trở thành tế bào sinh tinh trùng và giảm phân cho các tinh trùng. Hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 10%. Khi giao phối với cá thể cái đã tạo nên các hợp tử với số nhiễm sắc thể đơn là 4608. Hiệu suất thụ tinh của trứng là 50%, 1 trứng thụ tinh với 1 tinh trùng tạo thành 1 hợp tử. a. Tìm bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài? Số crômatit của mỗi hợp tử ở kỳ giữa nguyên phân? b. Tìm số lượng tế bào sinh dục sơ khai đực và số tế bào sinh tinh? c. Để hoàn tất quá trình thụ tinh cần có bao nhiêu tế bào sinh trứng? Có thể có bao nhiêu tế bào sinh dục sơ khai cái chưa bước vào vùng chín? Trả lời: a. Gọi a là số TBSDSK đực ban đầu. Gọi bộ NST là 2n - Ta có: Số TB sinh dục sơ khai là: a.2n+1 - Số tinh trùng sinh ra là: 4 a.2n+1 - Số hợp tử là: 10%.4 a.2n+1 - Số NST trong các hợp tử là: 2n. 10%.4 a.2n+1 = 4608 Mà a.2n = 360 suy ra 0,4. 2n+1= 4608 : 360 = 12,8 2n+1 = 12,8 : 0,4 = 32 = 25 => Vậy n = 4 -> 2n = 8 đó là ruồi giấm. - Số cromatit ở kỳ giữa của nguyên phân: 16 b. Số TB sinh dục sơ khai đực là : 360 : 8 = 45. - Số TB sinh tinh là :45. 25 = 1440. c. - Số hợp tử = số trứng được thụ tinh là: 4608 : 8 = 576 Số trứng sinh ra = số tế bào sinh trứng là: 576.100:50 = 1152 - Gọi b là số tế bào sinh dục sơ khai cái có thể có chưa bước vào vùng chín Gọi k là số lần nguyên phân liên tiếp của nhóm TB đó (k nguyên, dương) ta có: b.2k = 1152 => b có thể là: 576, 288, 144, 72, 36, 18, 9 Câu 18: Một loài có số lượng NST trong bộ lưỡng bội 2n = 20. Khi quan sát tiêu bản TB sinh dưỡng dưới kính hiển vi sẽ đếm được bao nhiêu NST ở: Thể ba nhiễm ; thể ba nhiễm kép ; thể một nhiễm ; thể một nhiểm kép; thể bốn nhiễm; thể khuyết nhiễm. Loại nào thường gặp hơn trong các loại trên ? Tại sao? Trả lời: a. Vì 2n = 20 suy ra n = 10 . Ta có số lượng NST trong: - Thể ba nhiễm ( 2n + 1 ) = 21 NST. - Thể ba nhiễm kép ( 2n + 1 + 1) = 22 NST. - Thể một nhiễm ( 2n - 1 ) = 19 NST. - Thể một nhiễm kép ( 2n – 1 - 1 ) = 18 NST. - Thể bốn nhiễm ( 2n + 2 ) = 22 NST. - Thể khuyết nhiễm ( 2n - 2 ) = 18 NST. b. Trong các loại trên thường gặp loại thể ba nhiễm ( 2n + 1) và thể một nhiễm ( 2n – 1 ), Vì: - Tần số đột biến đối với mỗi cặp NST tương đồng thấp , do vậy thường chỉ xảy ra rối loại cơ chế phân li ở 1 cặp NST tương đồng hơn là nhiều cặp. Câu 19: Khi lai hai cây cùng loài với nhau được một hợp tử F 1. Hợp tử F1 này nguyên phân liên tiếp 5 đợt tạo ra các tế bào mới với tổng là 768 NST đơn ở trạng thái chưa nhân đôi. biết rằng khi giảm phân cây dùng làm mẹ có thể tạo ra tối đa 28 loại giao tử ( không có trao đổi chéo và đột biến xảy ra) . Xác định bộ NST lưỡng bội 2n của loài. Giải thích bằng sơ đồ cơ chế TB học hình thành F1. Trả lời: Gọi x là số NST có trong hợp tử => x = 768/32 = 24 Cây làm mẹ cho tối đa 28 giao tử => bộ NST của loài 2n = 16 (n=8) F1 là thể tam bội 3n Cơ chế hình thành F1: P: 2n x GP: 2n F1 2n n 3n Câu 20: Một hợp tử khi phân bào bình thường liên tiếp 3 đợt đã lấy từ môi trường tế bào nguyên liệu tạo ra tương đương với 329 NST đơn. Gen A nằm trên NST trong hợp tử dài 0,51Mm và có A=30% số lượng Nuclêotit của gen. Môi trường tế bào đã cung cấp 63000 nuclêotit cho quá trình tự sao của gen đó trong ba đợt phân bào của hợp tử nói trên. a. Xác định tổng số NST đơn ở trạng thái chưa nhân đôi trong toàn bộ số tế bào được hình thành sau 3 đợt phân bào của hợp tử? b. Gen A thuộc NST nào của hợp tử? c. Nếu một tế bào được hình thành từ hợp tử nói trên phân bào liên tíêp 4 đợt thì môi trường tế bào phải cung cấp bao nhiêu nuclêôtit từng loại cho quá trình tổng hợp gen A? Trả lời: a. Xác định tổng số NST trong các tế bào được tạo ra từ hợp tử: - Số NST trong một tế bào là: 329:( 23 -1) = 47 ( NST) Hiện tượng dị bội xảy ra ngay từ hợp tử được tạo thành, hợp tử chứa bộ NST: 2n + 1 = 46 + 1 - Tổng số NST trong toàn bộ số tế bào mới được tạo thành do phân bào của hợp tử là: 47 x 23 = 376 ( NST) b. Xác định vị trí của gen A: - Tổng số Nu của gen A là: 0,5 x 104 x (2x3,4) = 3000 (Nu) - Số lượng Nu trong một tế bào là: 63 000 : ( 23 -1 ) = 9000 (Nu) - Số lượng gen A trong 1 tế bào là: 9000 : 3000 = 3 ( gen) -> Vậy gen A nằm trên NST ở thể ba. c. Xác định số Nu từng loại do môi trường cung cấp: - Số Nu từng loại của gen A: A = T = 3000 x ( 30:100) = 900 ( Nu ) G = X = ( 3000:2) – 900 = 600 ( Nu ) - Số Nu từng loại do môi trường TB cung cấp khi một tế bào phân bào liên tiếp 4 đợt: A = T= ( 24 – 1) x 3 x 900 = 40500 ( Nu ) G =X = ( 24 – 1) x 3 x 600 = 27000 ( Nu ) [...]... tiến hành nhân đôi ở tế bào chất - Ở sinh vật nhân thực: ADN nhân đôi ở trong nhân tế bào tại các NST, trong các bào quan trong tế bào chất - Phân bào của tế bào thực vật khác với tế bào động vật là : + Tế bào động vật phân bào có sao, có sự tham gia của trung thể trong hình thành thoi phân bào, tế bào chất phân chia nhờ sự co thắt của màng sinh chất + Tế bào thực vật phân bào không có sao, không có... quá trình phân bào, sự nhân đôi của ADN diễn ra ở bộ phận nào của tế bào? Điểm khác nhau trong quá trình phân bào của tế bào động vật và tế bào thực vật b Một nhóm TB của ruồi giấm có 256 NST đơn đang phân li về hai cực TB Nhóm tế bào này đang ở kì nào của quá trình phân bào? Số lượng tế bào của nhóm? Biết rằng mọi diễn biến trong các tế bào như nhau và không có đột biến Trả lời: a Phân bào: - Ở sinh... ***Diến biến của giảm phân: Giảm phân gồm 2lần phân bào liên tiếp nhau, được gọi là giảm phân I và giảm phân II Hai lần phân bào này tạo ra 4 tế bào con và mỗi tế bào con chỉ có một nửa số NST ở tế bào mẹ Giảm phân I và giảm phân II, về cơ bản đều có các kì tương ứng giống như ở nguyên phân là kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối và sự chia tế bào chất a Giảm phân I: * Kì đầu I: - Các NST bắt đầu co xoắn lại... nhân đôi NST -> là tiền đề cho pha M-> không thuận nghịch b - Tế bào phôi có chu kì tế bào rất ngắn, không có pha G1 - Tế bào gan : chu kì tế bào dài, rất ít phân chia, thường dừng lại ở pha nghỉ G0 Tế bào chỉ phân chia khi có tín hiệu phân chia ngoại bào - Tế bào thần kinh : không bao giờ phân chia c - Apoptosis là sự chết theo chương trình của tế bào - Vai trò : loại bỏ các tế bào không mong muốn +... qua nguyên phân * Ở kì đầu của nguyên phân nếu thoi phân bào bị phá huỷ thì các NST sẽ không di chuyển về các tế bào con và tạo ra tế bào tứ bội do NST đã nhân đôi Câu 7: a Nêu ý nghĩa của các pha trong kỳ trung gian của chu kỳ tế bào nhân thực b Vì sao có loại tế bào biệt hóa (như tế bào thần kinh) lại không có khả năng phân chia? c Nêu điểm khác nhau cơ bản trong phân chia tế bào chất ở tế bào thực... định khả năng phân chia Nếu vượt qua điểm R thì chuyển sang pha S tiếp tục hoàn thành chu kỳ phân bào Tế bào biệt hoá như tế bào thần kinh thì không vượt qua điểm R, tế bào duy trì ở trạng thái của pha G1 c Nêu điểm khác nhau cơ bản trong phân chia tế bào chất ở tế bào thực vật và tế bào động vật? Tại sao lại có sự khác nhau đó? - Điểm khác nhau cơ bản trong sự phân chia tế bào chất ở tế bào thực vật... cuối II và sự phân chia tế bào chất: - Nhân con hình thành, các NST bắt đầu dãn xoắn và bắt đầu phân chia tế bào chất - Một tế bào mẹ giảm phân tạo ra bốn tế bào con đơn bội, mỗi tế bào chứa một bộ NST (chưa nhân đôi) đơn bội - Mỗi một trong số 4 tế bào con khác biệt nhau về mặt di truyền và khác với tế bào mẹ ***Chi tiết hơn về giảm phân (CAMPBELL) ự trao đổi chéo Do kết quả của sự phân ly độc lập... lần phân bào I sau khi đã nhân đôi, kì đầu I, kì giữa I, kì sau I, kì cuối I, kì đầu II, kì giữa II + Số lượng tế bào ở kì trung gian lần phân bào I sau khi đã nhân đôi, kì đầu I, kì giữa I, kì sau I: 128 : 8 = 16 tế bào + Số lượng tế bào ở kì cuối I, kì đầu II, kì giữa II: 128 : 4 = 32 tế bào Câu 9: Một loài có 2n=20 Có 10 tế bào sinh dục sơ khai đực nguyên phân liên tiếp 4 đợt Tất cả tế bào con đều... với các phân tử của prôtêin myosin Các vi sợi actin tướng tác với các phân tử myosin làm cho vòng co lại Sự co vòng vi sợi của tế bào phân chia cũng giống như khi ta kéo cái dải rút Rãnh phân cắt ăn sâu xuống cho tới khi tế bào thân sinh cắt ra làm 2, tạo ra hai tế bào riêng rẽ, mỗi tế bào có nhân riêng và chia nhau dịch bào, các bào quan và các cấu trúc dưới tế bào khác Ở thực vật: Sự chia tế bào chất... cuối kì sau, khi sự phân chia nhân đã hoàn tất, sự chia tế bào chất nói chung bắt đầu từ kì sau hoặc kì cuối, và thoi phân rã hân chia tế bào chất: Ở động vật: Trong tế bào động vật, sự chia tế bào chất xảy ra theo một quá trình gọi là sự phân cắt tế bào Dấu hiệu bắt đầu của sự phân cắt là xuất hiện rãnh phân cắt - một khe nông trên bề mặt tế bào gần với phiến giữa cũ Ở phía tế bào chất của rãnh có ... lại đưa phân tử ADN tế bào II Phân bào tế bào nhân thực - Tế bào nhân thực phân bào theo hình thức gián phân gồm nguyên phân giảm phân - Nguyên phân hình thức phân bào từ tế bào mẹ cho tế bào có... giống tế bào mẹ - Giảm phân hình thức phân bào từ tế bào mẹ cho tế bào có NST giảm nửa so với tế bào mẹ Nguyên phân Nguyên phân hay gọi phân bào nguyên nhiễm phân bào có tơ, dạng phân bào phổ... THỨC PHÂN CHIA TẾ BÀO *Trực phân: Là hình thức phân bào tơ hay thoi phân bào *Gián phân: Là hình phân bào có tơ hay có thoi phân bào Gián phân gồm hình thức gián phân nguyên nhiễm (nguyên phân)

Ngày đăng: 17/10/2015, 08:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w