I – KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Về tác giả, xem bài Thái sư Trần Thủ Độ. 2. Vua hỏi Hưng Đạo Đại Vương về kế sách giữ nước; Hưng Đạo Đại Vương nhấn mạnh “trên dưới một dạ, lòng dân không lìa”, “khoan thư sức dân làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách”. Mặc dù cha muốn Quốc Tuấn lấy được thiên hạ nhưng đến khi vận nước ở trong tay, quyền quân quyền nước đều do ở mình, ông kính cẩn giữ tiết làm tôi, cảm phục trước Dã Tượng, Yết Kiêu khi hai người can nên trung hiếu, hài lòng khi con ông là Hưng Vũ Vương cho rằng không nên tranh giành, nổi giận định trừng trị khi người con thứ Hưng Nhượng Vương Quốc Tảng khuyên “thừa cơ dấy vận” hòng chiếm lấy thiên hạ; được phong là Thượng quốc công có quyền phong tước song chưa bao giờ phong tước cho một người nào. Khi sắp mất, Quốc Tuấn dặn lại con sau khi ông qua đời phải hoả táng, bí mật chôn trong vườn để người đời không biết ở chỗ nào, lại làm sao cho mau mục. Quốc Tuấn tiến cử người tài giỏi cho đất nước. Quốc Tuấn có tài mưu lược, anh hùng, lại một lòng giữ gìn trung nghĩa, danh tiếng vang dội; đến nay mỗi khi đất nước có giặc, đến lễ ở đền ông, hễ tráp đựng kiếm có tiếng kêu thì thế nào cũng thắng lớn. Quốc Tuấn soạn sách Binh gia diệu lí yếu lược, Vạn Kiếp tông bí truyền thư. 3. Với nghệ thuật lựa chọn sự kiện, tình tiết đặc sắc, kết hợp giữa lối viết sử biên niên và tái hiện chân dung nhân cách nhân vật lịch sử, đoạn trích khắc hoạ đậm nét hình ảnh Trần Quốc Tuấn, một nhân cách vĩ đại, bất tử trong lòng dân tộc. II – RÈN LUYỆN KĨ NĂNG 1. Tìm hiểu xuất xứ Gợi ý: Bài Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn được trích từ sách Đại Việt sử kí toàn thư, quyển VI, phần Bản kỉ, Kỉ nhà Trần. 2. Tìm hiểu bố cục đoạn trích Gợi ý: Có thể chia đoạn trích thành bốn đoạn nhỏ: - Đoạn một (từ đầu cho đến …đó là thượng sách giữ nước vậy.): Quốc Tuấn trả lời vua về kế sách giữ nước. - Đoạn hai (từ Quốc Tuấn là con An Sinh Vương,… cho đến …ông kính cẩn giữ tiết làm tôi như vậy đấy.): Quốc Tuấn giữ tiết làm tôi. - Đoạn ba (từ Quốc Tuấn lại từng soạn sách khích lệ… cho đến Ông lo nghĩ đến việc sau khi mất như thế đấy.): Quốc Tuấn dặn con sau khi mất. - Đoạn bốn (phần còn lại): Quốc Tuấn tiến cử người tài giỏi giúp nước và uy lực của ông sau khi chết. 3. Nghệ thuật kết hợp giữa lối viết sử biên niên, ghi chép các sự việc theo diễn tiến thời gian với việc dựng chân dung nhân cách nhân vật lịch sử bằng những sự kiện, chi tiết, việc làm, lời nói cụ thể. Tác giả đưa ra hai mốc thời gian: Tháng 6, ngày 24, sao sa – thời điểm Quốc Tuấn ốm và Mùa thu, tháng 8, ngày 20 – ngày Quốc Tuấn mất. Tuy nhiên, các sự kiện, chi tiết, việc làm hay lời nói của nhân vật lại được tái hiện không theo trình tự thời gian mà xuất hiện linh hoạt, tuỳ theo dụng ý khắc hoạ chân dung nhân cách nhân vật lịch sử của sử gia. 4. Nhận xét về nghệ thuật lựa chọn chi tiết, sự việc. Gợi ý: Sử gia đã rất khéo léo khi lựa chọn chi tiết, sự việc để làm nổi bật đặc điểm nhân cách của nhân vật. Ví dụ: - Để chứng tỏ Quốc Tuấn là một người mưu lược, tinh thông thời thế, có tư tưởng đúng đắn, sáng suốt, sử gia đã tái hiện kĩ lưỡng lời nói của ông khi trả lời vua về kế sách giữ nước. - Để chứng tỏ Quốc Tuấn một lòng trung nghĩa, sử gia thuật lại lời căn dặn của An Sinh Vương và việc Quốc Tuấn đem lời cha dặn ra hỏi ý kiến hai người gia nô cùng hai người con và nhất là miêu tả những phản ứng của ông khi nghe câu trả lời của họ; trong đó đặc biệt là thái độ, hành động, lời nói của ông trước câu trả lời của con thứ Hưng Nhượng Vương Quốc Tảng (Quốc Tuấn rút gươm kể tội…; Định giết Quốc Tảng,…). - Để nhấn mạnh lòng cảm phục và ngưỡng mộ của nhân dân sâu sắc đến mức thần thánh hoá Hưng Đạo Vương, sử gia đã đưa vào chi tiết về lòng tin của dân chúng vào sự hiển linh của ông, nhất là chi tiết “tráp đựng kiếm có tiếng kêu”. … 5. Các dữ liệu lịch sử tiêu biểu nào được ghi lại trong đoạn trích? Gợi ý: - An Sinh Vương hiềm khích với Trần Thái Tông, trước lúc mất dặn con phải lấy được thiên hạ; Quốc Tuấn ghi nhớ lời dặn của cha nhưng không cho là phải, một lòng kính cẩn giữ tiết làm tôi. - Quốc Tuấn soạn sách Binh gia diệu lí yếu lược để dạy các tướng, sưu tập binh pháp các nhà làm thành Bát quái cưu cung đồ, đặt tên là Vạn Kiếp tông bí truyền thư. - Quốc Tuấn giữ Lạng Giang, người Nguyên hai lần vào cướp, ông liên tiếp đánh bại chúng. - Quốc Tuấn được Thánh Tông cho phép được phong quyền phong tước cho người khác, từ Minh tự trở xuống, chỉ có tước Hầu thì phong trước rồi râu sau; nhưng ông chưa bao giờ phong tước cho một người nào. - Ngày 24, tháng 6, năm 1300, Hưng Đạo Đại Vương ốm, vua ngự tới thăm và hỏi về kế sách giữ nước. - Ngày 20, tháng 8, năm 1300, Hưng Đạo Đại Vương mất ở phủ đệ Vạn Kiếp, được tặng Thái sư Thượng phụ Thượng quốc công Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương. 6. Bình luận về nhân cách Hưng Đạo Đại Vương được thể hiện trong đoạn trích. Gợi ý: Đoạn trích ngợi ca công đức và nhân cách của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn: hai lần tham gia đánh bại quân Nguyên – Mông; có kế sách giữ nước “khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc”; kính cẩn giữ tiết làm tôi trung, không tranh giành quyền lực, không lạm dụng quyền bính; khéo léo tiến cử người tài giỏi cho đất nước; có tài mưu lược, anh hùng, lại một lòng giữ gìn trung nghĩa,… Đặt nhân vật trong các mối quan hệ với vua, với nước, với cha, với con, với bề dưới,… sử gia khẳng định lòng cảm phục và ngưỡng mộ đối với Hưng Đạo Vương với đủ các đức nhân, trí, nghĩa, dũng. Đoạn trích phản ánh được thái độ của nhân dân với anh hùng dân tộc, cho thấy tư tưởng và khí phách của Hưng Đạo Vương đã trở thành bất tử trong lòng người.
Trang 1HƯNG ĐẠO ĐẠI VƯƠNG TRẦN QUỐC TUẤN (Trích Đại Việt sử kí toàn thư) Ngô Sĩ Liên B- GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI, BÀI TẬP
I-Hướng dẫn học bài:
Bài tập 1 Anh (chị) rút ra được điều gì qua lời trình bày của Trần Quốc Tuấn với vua về kế sách giữ nước.
Gợi ý:
Lời trình bày của Trần Quốc Tuấn với vua có nội dung:
- Nên tuỳ thời thế mà có sách lược phù hợp, binh pháp cần vận dụng linh hoạt, không có khuôn mẫu nhất định
- Điều kiện quan trọng nhất để thắng giặc là toàn dân đoàn kết một lòng
- Do đó phải giảm thuế khoá, bớt hình phạt, không phiền nhiễu dân, chăm lo cho dân có đời sống sung túc , đó chính là "thượng sách giữ nước
Qua nội dung lời trình bày, người đọc nhận thấy Trần Quốc Tuấn không những là vị tướng tài năng, mưu lược, có lòng trung quân mà còn biết thương dân, trọng dân và biết lo cho dân
Bài tập 2 Chi tiết Trần Quốc Tuấn đem lời cha dặn ra hỏi ý kiến hai người gia nô cùng hai người con và
những phản ứng của ông khi nghe câu trả lời của họ có ý nghĩa như thế nào?
Gợi ý:
Trần Quốc Tuấn đã có suy nghĩ của riêng mình đối với lời cha dặn: "Để điều đó trong lòng nhưng không cho
là phải” Nhưng ông vẫn hỏi ý kiến hai người gia nô và hai người con để thử lòng
- Trước lời nói của Yết Kiêu và Dã Tượng, ông "cảm phục đến phát khóc, khen ngợi hai người
- Trước lời nói của Hưng Vũ Vương, ông "ngầm cho là phải”
- Trước lời nói của Hưng Nhượng Vương Quốc Tảng, ông nổi giận rút gươm định trị tội và thậm chí sau này không muốn Quốc Tảng nhìn mặt ông lần cuối
Qua những biểu hiện trên đây, ta có thể thấy Trần Quốc Tuấn là một người hết lòng trung nghĩa với vua, với nước, không mảy may tự tư tự lợi Ông cũng là một người có tình cảm chân thành, nồng nhiệt, thẳng thắn, rất nghiêm trong việc giáo dục con cái
Bài tập 3 Qua đoạn trích có thể thấy nổi bật những đặc điểm gì về nhân cách của Trần Quốc Tuấn? Chỉ ra
sự khéo léo của tác giả trong nghệ thuật khắc hoạ chân dung nhân vật (nhân vật được đặt trong những mối quan hệ và những tình huống như thế nào?)
Gợi ý:
Trang 2Để thấy được toàn bộ chân dung Trần Quốc Tuấn, ngoài các chi tiết trên, cần chú ý tới nhiều chi tiết khác như: lời phân tích của ông với nhà vua về cách đánh giặc, cách giữ nước khi ông lâm bệnh; mối hiềm khích giữa cha ông và Trần Thái Tông và lời dặn dò của cha;
Phẩm chất nổi bật ở Trần Quốc Tuấn được khắc hoạ là trung quân ái quốc Lòng trung với vua của Trần Quốc Tuấn thể hiện ở tinh thần yêu nước sâu sắc và ý thức trách nhiệm công dân đối với đất nước Ông hết lòng lo tính kế sách giúp vua giữ nước an dân Lòng trung của ông được đặt trong hoàn cảnh có thử thách, bản thân ông cũng bị đặt trong mối mâu thuẫn giữa "hiếu" và "trung” Trần Quốc Tuấn đã đặt "trung” lên trên "hiếu”, nợ nước trên tình nhà
Bên cạnh phẩm chất trung quân ái quốc, Trần Quốc Tuấn còn là một vị tướng anh hùng đầy tài năng, mưu lược đồng thời là con người có đức độ lớn lao
Những phẩm chất trên đây của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn được tác giả sử kí khéo léo khắc hoạ trong nhiều mối quan hệ và đặt vào những tình huống có tính chất thử thách Từ quan hệ với nước (câu nói nổi tiếng "Bệ hạ chém đầu tôi trước rồi hãy hàng”), với vua đến quan hệ với dân (khi sống nhắc nhở vua
"khoan sức dân", khi chết hiển linh phò trợ dân), với tướng sĩ dưới quyền (tận tâm dạy bảo, tiến cử người tài), từ quan hệ đối với con cái (nghiêm khắc giáo dục) đến quan hệ đối với bản thân (khiêm tốn, giữ đạo trung nghĩa), Dù trong bất kì hoàn cảnh nào, bất kì quan hệ nào, Trần Quốc Tuấn vẫn là một mẫu mực của một vị tướng toàn đức, toàn tài Ông không những được nhân dân ngưỡng mộ mà cả quân giặc cũng phải kính phục
Bài tập 4 Anh (chị) có nhận xét gì về nghệ thuật kể chuyện trong đoạn trích?
Gợi ý:
Ghi chép lịch sử là ghi chép theo trình tự thời gian nhưng cần chú ý là trong Đại Việt sử kí toàn thư, cách kể chuyện về các nhân vật lịch sử không đơn điệu theo trình tự thời gian
Mở đầu đoạn trích là sự xuất hiện một sự kiện tạo nên một mốc đáng chú ý: "Tháng 6, ngày 24, sao sa” Theo quan niệm của người xưa, sao sa là điềm xấu Điểm này báo hiệu Hưng Đạo Vương ốm nặng và sẽ qua đời
Từ sự việc trên, nhà viết sử ngược dòng thời gian kể chuyện về Trần Quốc Tuấn Tiếp đó, tác giả lại trở về với dòng sự kiện đang xảy ra: "Mùa thu, tháng 8, ngày 20, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn mất Sau thông tin này, tác giả nhắc lại những công lao và đức độ của Trần Quốc Tuấn để gián tiếp giải thích cho những danh hiệu tôn quý mà Trần Quốc Tuấn được vua phong tặng Đây không hoàn toàn là việc ôn lại một cách khô khan mà tất cả những công lao, đức độ của người quá cố được thể hiện trong những câu chuyện sinh động
Nhà viết sử không chỉ kể chuyện một cách phức hợp, với nhiều chiều thời gian, mà còn khéo léo lồng vào câu chuyện những nhận xét sâu sắc nhằm định hướng cho người đọc có được những nhận xét, đánh giá thoả đáng
Cách kể chuyện trong đoạn trích vừa mạch lạc, khúc chiết vừa giải quyết được những vấn đề then chốt về nhân vật đồng thời vẫn giữ được mạch chuyện tiếp nối lô-gíc Chuyện vì thế trở nên sinh động, hấp dẫn Nhân vật lịch sử cũng vì thế mà được nổi bật chân dung
Bài tập 5 Chi tiết về lòng tin của dân chúng vào sự hiến linh của Hưng Đạo Vương, đặc biệt là hình ảnh
"tráp đựng kiếm có tiếng kêu ” có ý nghĩa gì? Anh (chị) hãy lựa chọn một trong các ý sau (SGK)
Gợi ý:
Câu hỏi này là câu hỏi tình huống, đặt HS vào một sự lựa chọn để qua đó rèn luyện khả năng cảm thụ nhạy bén và khả năng liên tưởng phong phú ý (a): "cho thấy tín ngưỡng và những tập tục thờ cúng của nhân dân
ta thời xưa” là không đúng Cả hai ý (b), (c): "cho thấy lòng cảm phục và ngưỡng mộ của nhân dân đối với Hưng Đạo Vương sâu sắc đến mức họ đã thần thánh hoá ông, cho rằng ông đã trở thành thần linh để giúp dân, giúp nước ” và "Chỉ là những truyền thuyết để làm nổi bật tấm lòng thương dân, yêu nước và khí phách anh hùng của ông - những nét đẹp đã trở thành bất tử trong lòng người ” đều đúng Vì vậy, cần chọn ý (d):
"ý kiến khác" để đưa ra những nhận xét tổng hợp và những ý kiến mang tính sáng tạo của bản thân, có thể
Trang 3liên hệ tới việc nhiều nơi hiện nay có đền thờ Hưng Đạo Vương, nhân dân tôn kính gọi Trần Quốc Tuấn là
"Đức Thánh Trần
II- Luyện tập:
Bài tập 1 Từ những chi tiết trong đoạn trích, anh (chị) hãy tóm tắt lại câu chuyện về Trần Quốc Tuấn
(không quá 20 dòng)
Gợi ý:
HS tự tóm tắt Yêu cầu: ngoài việc nắm vững những chi tiết, sự việc chính còn phải thể hiện đầy đủ những khía cạnh trong phẩm chất, nhân cách của ông, đồng thời phải thể hiện được những cảm nhận của bản thân
về nhân vật lịch sử này
Bài tập 2 Sưu tầm những câu chuyện có liên quan đến Trần Quốc Tuấn hoặc những bài thơ viết về ông.
Gợi ý:
HS cần dựa vào các tư liệu lịch sử, các tài liệu văn học, các giai thoại trong dân gian