Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng dự án tuyến đường vành đai phía bắc thành phố hạ long đoạn vũ oai quảng hanh tại thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh
Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 85 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
85
Dung lượng
1,15 MB
Nội dung
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
PHẠM THỊ THU HÀ
ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG GIẢI PHÓNG
MẶT BẰNG DỰ ÁN TUYẾN ĐƯỜNG VÀNH ĐAI PHÍA BẮC
THÀNH PHỐ HẠ LONG ĐOẠN VŨ OAI - QUANG HANH
TẠI THÀNH PHỐ CẨM PHẢ, TỈNH QUẢNG NINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
THÁI NGUYÊN - 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
PHẠM THỊ THU HÀ
ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG GIẢI PHÓNG
MẶT BẰNG DỰ ÁN TUYẾN ĐƯỜNG VÀNH ĐAI PHÍA BẮC
THÀNH PHỐ HẠ LONG ĐOẠN VŨ OAI - QUANG HANH
TẠI THÀNH PHỐ CẨM PHẢ, TỈNH QUẢNG NINH
Ngành: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
Mã số: 60 85 01 03
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. DƢ NGỌC THÀNH
THÁI NGUYÊN - 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng những số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận
văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ ở một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều đã được chỉ
rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2014
Tác giả luận văn
Phạm Thị Thu Hà
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài, tôi đã nhận được sự quan
tâm giúp đỡ nhiệt tình, sự đóng góp quý báu của nhiều cá nhân và tập thể, đã
tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn Thạc sĩ này.
Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Dư Ngọc Thành - Khoa Tài
nguyên và Môi trường, Trường Đại học Nông Lâm người đã trực tiếp hướng
dẫn tôi trong suốt thời gian tôi nghiên cứu thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Trung tâm Phát triển quỹ đất,
Phòng Tài nguyên và Môi trường, UBND thành phố Cẩm Phả đã tạo điều
kiện giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu thực hiện đề tài trên địa bàn.
Tôi xin cảm ơn sự góp ý chân thành của các cán bộ, đồng nghiệp và
bạn bè đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, bố mẹ, anh chị em đã động viên, tạo
điều kiện về vật chất cũng như tinh thần trong suốt quá trình tôi thực hiện đề
tài này.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn và cảm tạ!
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2014
Tác giả luận văn
Phạm Thị Thu Hà
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu của đề tài ........................................................................................ 2
3. Yêu cầu của đề tài ......................................................................................... 3
4. Ý nghĩa của đề tài .......................................................................................... 3
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4
1.1.1. Cơ sở lý luận của đề tài ........................................................................... 4
1.1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ........................................................................ 5
1.1.3. Cơ sở pháp lý của đề tài .......................................................................... 5
1.2. Khái quát về công tác bồi thường giải phóng mặt bằng ............................ 8
1.2.1. Khái niệm về bồi thường giải phóng mặt bằng ....................................... 8
1.2.2. Đặc điểm của quá trình bồi thường giải phóng mặt bằng ....................... 8
1.3. Thực trạng về công tác bồi thường giải phóng mặt bằng trên thế
giới, tỉnh thành trong nước .............................................................................. 10
1.3.1. Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng trên thế giới ....................... 10
1.3.2. Tình hình thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng ở Việt Nam .......... 12
1.4. Tình hình bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh ..................................................................................................... 17
iv
1.4.1. Quy trình của công tác bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa
bàn tỉnh Quảng Ninh ....................................................................................... 17
1.4.2. Bồi thường về đất .................................................................................. 20
1.4.3. Bồi thường về cây cối, hoa màu, vật nuôi............................................. 21
1.4.4. Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm ................................... 22
Chƣơng 2: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 24
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 24
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 24
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 24
2.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 24
2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 24
2.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 25
2.4.1. Điều tra số liệu thứ cấp ......................................................................... 25
2.4.2. Điều tra số liệu sơ cấp ........................................................................... 25
2.4.3. Phương pháp tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu ................................ 25
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 26
3.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của thành phố Cẩm Phả ................. 26
3.1.1. Vị trí địa lí ............................................................................................. 26
3.1.2. Địa hình, địa mạo .................................................................................. 27
3.1.3. Khí hậu .................................................................................................. 27
3.1.4. Thuỷ văn và nguồn nước ....................................................................... 28
3.1.5. Thực trạng phát triển kinh tế ................................................................. 28
3.1.6. Tình hình dân số giai đoạn 2011 - 2013 ............................................... 29
3.1.7. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng....................................................... 30
3.1.8. Thực trạng sử dụng đất giai đoạn 2011 - 2013 ..................................... 32
3.2. Khái quát về dự án và đánh giá kết quả công tác bồi thường giải
phóng mặt bằng của dự án “Tuyến đường vành đai”...................................... 33
v
3.2.1. Khái quát về dự án “Tuyến đường vành đai” ....................................... 33
3.2.2. Đối tượng và điều kiện được bồi thường .............................................. 34
3.2.3. Đánh giá kết quả công tác bồi thường giải phóng mặt bằng của
dự án “Tuyến đường vành đai” ....................................................................... 40
3.3. Kết quả điều tra, phỏng vấn các hộ dân về tình hình thu hồi đất,
bồi thường và hỗ trợ của “Dự án Tuyến đường vành đai”.............................. 54
....................................... 54
3.3.2. Tình hình việc làm của người dân sau khi thu hồi đất .......................... 55
3.3.3. Tác động đến thu nhập .......................................................................... 57
3.3.4. Tổng hợp kết quả từ phiếu điều tra của hộ gia đình, cá nhân ............... 58
3.3.5. Ảnh hưởng của công tác bồi thường GPMB đến các hộ dân
liên quan .......................................................................................................... 60
3.3.6. Đánh giá chung kết quả đạt được của “Dự án Đường vành đai” .......... 61
3.3.7. Tồn tại và hạn chế ................................................................................. 62
3.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bồi
thường GPMB “Dự án Tuyến đường vành đai” ............................................. 64
3.4.1. Các giải pháp chung .............................................................................. 64
3.4.2. Các giải pháp cụ thể .............................................................................. 66
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 68
1. Kết luận ....................................................................................................... 68
2. Kiến nghị ..................................................................................................... 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 70
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 72
vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu
Chú giải
NĐ
Nghị định
CP
Chính phủ
TW
Trung ương
UBND
Uỷ ban nhân dân
QĐ-UBND
Quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh
TNMT
Tài nguyên môi trường
GPMB
Giải phóng mặt bằng
TĐC
Tái định cư
GCN QSDĐ
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Dân số thành phố Cẩm Phả giai đoạn 2011 - 2013 ........................ 29
Bảng 3.2: Tổng hợp diện tích các loại đất của thành phố Cẩm Phả giai
đoạn 2011 - 2013 ........................................................................... 32
Bảng 3.3: Kết quả về đối tượng và điều kiện được bồi thường ...................... 39
Bảng 3.4: Kết quả bồi thường về đất ở ........................................................... 40
Bảng 3.5: Chênh lệch giữa giá bồi thường đất ở với giá chuyển nhượng
thực tế trên thị trường .................................................................... 41
Bảng 3.6: Kết quả bồi thư
......................... 43
Bảng 3.7: Tổng hợp đơn giá bồi thường tài sản, vật kiến trúc và cây cối,
hoa màu .......................................................................................... 44
Bảng 3.8: Kết quả hỗ trợ di chuyển mồ mả .................................................... 47
Bảng 3.9: Tổng hợp kinh phí hỗ trợ GPMB ................................................... 51
Bảng 3.10: Tổng hợp kinh phí tái định cư ...................................................... 52
Bảng 3.11: Bảng tổng hợp kinh phí bồi thường GPMB của dự án................. 53
Bảng 3.12: Phương thức sử dụng tiền bồi thường hỗ trợ của các hộ dân ....... 54
Bảng 3.13: Trình độ văn hoá, chuyên môn của số người trong độ tuổi
lao động.......................................................................................... 56
Bảng 3.14: Tình hình lao động và việc làm của các hộ dân bị thu hồi đất ..... 57
Bảng 3.15: Thu nhập bình quân của người dân trước, sau thu hồi 1 năm ...... 58
Bảng 3.16: Kết quả điều tra về công tác bồi thường và chính sách hỗ trợ ..... 59
viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Ninh ............................................... 26
Hình 3.2. Bản đồ quy hoạch tuyến đường vành đai ........................................ 34
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài sản quốc gia có giá trị lớn, có vị trí đặc biệt quan trọng
đối với đời sống của từng hộ gia đình, cá nhân; là tư liệu sản xuất đặc biệt; là
điều kiện tối thiểu đảm bảo cho quá trình tái sản xuất giúp xã hội không
ngừng phát triển. Trong quá trình đổi mới nền kinh tế - xã hội ở nước ta, cơ
chế kinh tế thị trường đã từng bước được hình thành, các thành phần kinh tế
phát triển mạnh mẽ và một xu hướng tất yếu về nguồn lực đầu vào cho sản
xuất và sản phẩm đầu ra đều phải trở thành hàng hoá, trong đó đất đai cũng
không phải là ngoại lệ.
Nước ta đang trong thời kỳ thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước, nhiều dự án như các khu công nghiệp, các nhà máy, các khu đô thị mới,
các khu dân cư... đang được triển khai xây dựng một cách mạnh mẽ. Để thực
hiện được các nhiệm vụ trên và mang tính khả thi thì mặt bằng đất đai là một
trong những nhân tố quan trọng, nó quyết định đến hiệu quả trong công tác
đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước cũng như ảnh hưởng đến cả
tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước.
Thực hiện đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng, trong các năm
gần đây kinh tế tiếp tục tăng trưởng với tốc độ ổn định, các lĩnh vực văn hoá,
giáo dục, khoa học, xã hội... ngày càng được cải thiện. Sự phát triển chung
của hệ thống kinh tế - xã hội cũng như của đất nước trước hết đặt ra phải xây
dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hệ thống giao thông đường bộ, hệ
thống thuỷ lợi, hệ thống lưới điện quốc gia... đây chính là điều kiện rất cơ bản
để phát triển nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, dịch vụ và du lịch. Để
xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng, phát triển các ngành kinh tế, công
nghiệp, giao thông, xây dựng, thương mại dịch vụ, giáo dục, y tế... Nhà nước
phải thu hồi đất của người sử dụng đất và phải bồi thường cho người bị thu
hồi. Việc thực hiện bồi thường giữ vị trí hết sức quan trọng, là yếu tố có tính
2
quyết định trong toàn bộ quá trình bồi thường GPMB. Trong những năm vừa
qua công tác bồi thường GPMB gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá
trình triển khai và thực hiện (Giá đất biến động, tiêu cực, ý thức của người
dân chưa cao...). Và để khắc phục những tồn tại đó, Nhà nước đã từng bước
hoàn thiện hệ thống pháp luật về đất đai và ban hành các văn bản pháp lý
hướng dẫn thực hiện công tác bồi thường GPMB một cách có hiệu quả.
Cùng với sự phát triển của cả nước nói chung và thành phố Cẩm Phả
nói riêng, trong những năm gần đây trên địa bàn đã có nhiều dự án, công trình
được triển khai nhằm mục đích thúc đẩy nền kinh tế, nâng cao chất lượng
cuộc sống của người dân thành phố, góp phần không nhỏ vào sự nghiệp phát
triển chung của cả nước. Trong những dự án đó, có những dự án đã được đưa
vào sử dụng song bên cạnh đó vẫn còn nhiều dự án "treo" do công tác bồi
thường GPMB còn gặp nhiều khó khăn. Nhiều đơn thư, khiếu nại được gửi
tới cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đề nghị giải quyết các vấn đề liên quan
đến bồi thường GPMB.
Xuất phát từ thực tế đó, được sự đồng ý của Ban giám hiệu trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên; Ban chủ nhiệm Khoa sau đại học - Trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo - TS.
Dư Ngọc Thành, tôi thực hiện nghiên cứu đề tài “Đánh giá công tác bồi
thường giải phóng mặt bằng Dự án Tuyến đường vành đai phía Bắc thành
phố Hạ Long đoạn Vũ Oai - Quang Hanh tại thành phố Cẩm Phả, tỉnh
Quảng Ninh”.
2. Mục tiêu của đề tài
- Mục tiêu tổng quát: Đánh giá công tác bồi thường GPMB của dự án
Tuyến đường vành đai phía Bắc thành phố Hạ Long đoạn Vũ Oai - Quang
Hanh tại thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.
- Mục tiêu cụ thể: Đánh giá được những ảnh hưởng của công tác bồi
thường GPMB đến đời sống của người dân trong khu vực GPMB. Tìm ra
những thuận lợi, khó khăn trong công tác bồi thường GPMB của dự án. Từ đó
3
đề xuất các giải pháp có tính khả thi cho công tác bồi thường GPMB của địa
phương trong thời gian tới.
3. Yêu cầu của đề tài
- Nắm vững Luật Đất đai hiện hành, các Nghị định, Thông tư có liên
quan đến công tác thu hồi đất, bồi thường GPMB, hỗ trợ và tái định cư cho
người dân sau khi GPMB.
- Nắm vững các Quyết định và các Văn bản khác có liên quan đến công
tác bồi thường GPMB của Nhà nước và của địa phương.
- Các số liệu điều tra, thu thập phải đảm bảo đầy đủ, chính xác, trung
thực, khách quan.
- Phải biết phân tích, đánh giá các số liệu điều tra, thu thập.
- Đề xuất các giải pháp cụ thể mang tính khả thi cao dựa trên các kết
quả nghiên cứu.
4. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu: Bổ sung những kiến thức đã học
trên lớp; học hỏi, tiếp cận những kiến thức, kinh nghiệm thực tế nhằm hiểu rõ
hơn về công tác Quản lý Nhà nước về đất đai, cụ thể là công tác bồi thường,
hỗ trợ và tái định cư.
- Ý nghĩa trong thực tiễn: Từ quá trình nghiên cứu đề tài giúp tìm ra
được những thuận lợi, khó khăn trong công tác bồi thường GPMB của dự án
để từ đó rút ra những giải pháp khắc phục, góp phần đẩy nhanh tiến độ của dự
án ở hiện tại và trong tương lai.
4
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Cơ sở lý luận của đề tài
Giải phóng mặt bằng là quá trình đa dạng và phức tạp nó thể hiện khác
nhau đối với mỗi dự án, nó liên quan trực tiếp đến lợi ích của các bên tham
gia và lợi ích của toàn xã hội.
- Tính đa dạng thể hiện: mỗi dự án được tiến hành trên một vùng đất
khác nhau với điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội và trình độ dân trí nhất định.
Đối với khu vực nội thành mức độ tập chung dân cư cao, ngành nghề của dân
cư đa dạng, giá trị đất và tài sản trên đất lớn dẫn đến quá trình GPMB có đặc
trưng nhất định. Đối với khu vực nội thành mức độ tập trung dân cư khá cao,
ngành nghề dân cư phức tạp, hoạt động sản xuất đa dạng: công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp, thương mại, buôn bán nhỏ....quá trình GPMB cũng có những
đặc trưng riêng của nó. Đối với khu vực ngoại thành hoạt động sản xuất chủ
yếu của dân cư là sản xuất nông nghiệp. Do đó GPMB cũng được tiến hành
với những đặc điểm riêng biệt.
- Tính phức tạp thể hiện: Đất đai là tài sản có giá trị cao, có vai trò quan
trọng trong đời sống kinh tế - xã hội đối với mọi người dân. Ở khu vực nông
thôn dân cư sống chủ yếu nhờ vào hoạt động sản xuất nông nghiệp, mà đất đai
lại là tư liệu sản xuất trong khi trình độ sản xuất của nông dân thấp, khả năng
chuyển đổi nghề nghiệp khó khăn, do đó tâm lý dân cư vùng này là giữ được
đất để sản xuất, thậm chí họ cho thuê đất còn thu được lợi nhuận cao hơn là
sản xuất nhưng họ vẫn không cho thuê. Trước tình hình đó, dẫn đến công tác
tuyên truyền vận động dân cư tham gia di chuyển là rất khó khăn. Việc hỗ trợ
chuyển đổi nghề nghiệp là điều cần thiết đảm bảo đời sống dân cư sau này.
Mặt khác, cây trồng vật nuôi trên vùng đất đó cũng rất đa dạng không tập
chung một loại cây trồng, vật nuôi nhất định nên gây khó khăn cho công tác
định giá bồi thường.
5
1.1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
- Trong điều kiện hiện nay ở các địa phương nói chung và nói riêng là
thành phố Cẩm Phả. Công tác bồi thường GPMB được xác định là một trong
những nhiệm vụ quan trọng để góp phần đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước; góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu và phát triển
kinh tế, xã hội cũng như sự tăng trưởng GDP của địa phương. Tuy nhiên, đây
là vấn đề lớn, phức tạp, liên quan trực tiếp đến đại bộ phận nhân dân, dễ gây
mất ổn định trật tự xã hội.
- Công tác bồi thường GPMB mang tính quyết định vì tiến độ của các
dự án, là khâu đầu tiên trong thực hiện dự án. Có thể nói: “GPMB nhanh là
một nửa dự án”. Việc làm này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của
Nhà nước, của chủ đầu tư, mà còn ảnh hưởng đến đời sống vật chất cũng như
tinh thần của những người bị thu hồi đất.
- Công tác bồi thường GPMB được triển khai thực hiện đúng tiến độ,
đúng kế hoạch đề ra sẽ tiết kiệm được thời gian và việc thực hiện dự án có
hiệu quả. Ngược lại công tác bồi thường GPMB chậm, kéo dài gây ảnh hưởng
đến tiến độ thi công các công trình cũng như chi phí cho dự án, có khi gây ra
thiệt hại không nhỏ trong đầu tư xây dựng.
- Mặt khác, nếu công tác bồi thường GPMB ở các địa phương không
được thực hiện tốt sẽ xảy ra hiện tượng “dự án treo” làm cho chất lượng công
trình bị giảm, các mục tiêu ban đầu không thực hiện được, từ đó gây lãng phí
rất lớn cho ngân sách Nhà nước. Ngoài ra, khi Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư giải quyết không thoả đáng quyền, lợi ích hợp pháp của người có
đất bị thu hồi sẽ dễ dàng nổ ra những vụ khiếu kiện, đặc biệt là những khiếu
kiện tập thể, làm cho tình hình chính trị - xã hội ở địa phương mất ổn định.
1.1.3. Cơ sở pháp lý của đề tài
1.1.3.1. Những văn bản của Chính phủ và cơ quan Trung ương
- Hiến pháp năm 1992;
6
- Luật Đất đai 2003;
- Bộ Luật Dân sự 2005;
- Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi
hành Luật đất đai 2003;
- Nghị định 188/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về
giá đất;
- Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
- Nghị định 123/2007/NĐ-CP ngày 27/07/2007 của Chính phủ về sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004
về phương pháp xác định giá và khung giá các loại đất;
- Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 của Chính phủ quy định
bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực
hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi
Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai;
- Thông tư 116/2004/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn
thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
- Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/08/2009 của Chính phủ Quy
định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư;
- Thông tư 14/2009/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy
định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự, thủ tục thu hồi đất,
giao đất, cho thuê đất.
1.1.3.2. Những văn bản của tỉnh Quảng Ninh
- Quyết định 4505/2007/QĐ-UBND ngày 5/12/2007 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Quảng Ninh về quy định hạn mức giao đất ở, hạn mức công nhận đất
ở cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh;
7
- Quyết định 499/2010/QĐ-UBND ngày 11/02/2010 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Quảng Ninh về ban hành quy định về việc bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh;
- Quyết định 1748/2010/QĐ-UBND ngày 11/6/2010 về sửa đổi, bổ
sung Khoản 2 Điều 17 quy định kèm theo Quyết định 499/2010;
- Quyết định 2580/2010/QĐ/UBND ngày 26/8/2010 quy định biểu mẫu
để lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư áp dụng thống nhất trên địa
bàn tỉnh Quảng Ninh;
- Quyết định số 4166/2011/QĐ-UBND ngày 26/12/2011 của UBND
tỉnh Quảng Ninh về quy định giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
năm 2012;
- Quyết định số 398/2012/QĐ-UBND ngày 27/02/2012 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Quảng Ninh về bộ đơn giá bồi thường tài sản đã đầu tư vào đất
khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh;
- Quyết định số 1586/QĐ-UBND ngày 31/5/2010 của Uỷ ban nhân dân
tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình: Tuyến
đường vành đai phía bắc thành phố Hạ Long đoạn Vũ Oai - Quang Hanh;
- Quyết định số 87/QĐ-UBND ngày 10/01/2011 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt mặt bằng hướng tuyến vành đai phía Bắc
thành phố Hạ Long đoạn Vũ Oai - Quang Hanh tỷ lệ 1/1000 thuộc Huyện
Hoành Bồ và thị xã Cẩm Phả;
- Quyết định số 825/QĐ-UBND ngày 18/4/2012 của Uỷ ban nhân dân
tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt phương án tổng thể bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất thực hiện dự án Tuyến đường vành đai
phía bắc thành phố Hạ Long đoạn Vũ Oai - Quang Hanh và đường nhánh nối
với đường 326;
- Quyết định số 1806/QĐ-UBND ngày 20/7/2012 của Uỷ ban nhân dân
tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt giá đất ở để thực hiện bồi thường GPMB
8
dự án Tuyến đường vành đai phía bắc thành phố Hạ Long đoạn Vũ Oai Quang Hanh (từ km 11 + 976,26 đến km 13 + 054,55).
1.2. Khái quát về công tác bồi thƣờng giải phóng mặt bằng
1.2.1. Khái niệm về bồi thường giải phóng mặt bằng
- Công tác bồi thường GPMB là việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi
ích công cộng, mục đích phát triển kinh tế;
- Thu hồi đất là việc Nhà nước ra quyết định hành chính để thu lại
quyền sử dụng đất đã được giao cho tổ chức, UBND xã, phường, thị trấn quản
lý theo quy định của Luật Đất đai 2003 (Quy định tại Khoản 5 Điều 4 Luật
Đất đai 2003)[7];
- Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trả lại giá trị
quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị thu hồi cho người bị thu hồi đất
(Quy định tại Khoản 6 Điều 4 Luật Đất đai 2003) [7];
- Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước giúp đỡ người bị
thu hồi đất thông qua đào tạo nghề mới, bố trí việc làm mới, cấp kinh phí di
dời đến địa điểm mới (Quy định tại Khoản 7 Điều 4 Luật Đất đai 2003) [7];
- Tái định cư:
+ Theo từ điển Tiếng Việt: Tái nghĩa là "hai lần hoặc lần thứ hai, lại
một lần nữa". Định cư nghĩa là "ở một nơi nhất định để sinh sống, làm ăn".
+ Theo Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB): Tái định cư là xây dựng
khu dân cư mới, có đất để sản xuất và cơ sở hạ tầng công cộng tại một địa
điểm khác.
+ Các hình thức tái định cư: Tái định cư tập trung, tái định cư tại chỗ,
tái định cư xen ghép (phân tán).
1.2.2. Đặc điểm của quá trình bồi thường giải phóng mặt bằng
Như chúng ta đã biết, để thực hiện được dự án theo đúng tiến độ thì
trước hết các chủ đầu tư cần phải giải phóng được mặt bằng. Công việc này
9
mang tính chất phức tạp, tốn kém nhiều thời gian, công sức và tiền của. Ngày
nay, công việc này ngày càng trở nên khó khăn hơn do đất đai ngày càng có
giá trị và khan hiếm. Bên cạnh đó công tác bồi thường GPMB liên quan đến
lợi ích của nhiều cá nhân, tập thể và của toàn xã hội. Ở các địa phương khác
nhau thì công tác bồi thường GPMB cũng có nhiều đặc điểm khác nhau.
Chính vì vậy, công tác bồi thường GPMB mang tính đa dạng và phức tạp:
- Tính đa dạng: Mỗi dự án được tiến hành trên một vùng đất khác nhau
với điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội và trình độ dân trí nhất định. Đối với
khu vực nội thành, khu vực ven đô, khu vực ngoại thành,... mật độ dân cư
khác nhau, ngành nghề đa dạng và đều hoạt động sản xuất theo đặc trưng
riêng của vùng đó. Do đó, công tác bồi thường GPMB cũng được tiến hành
với những đặc điểm riêng biệt.
- Tính phức tạp: Đất đai là tài sản có giá trị cao, có vai trò quan trọng
trong đời sống kinh tế - xã hội đối với mọi người dân. Ở khu vực nông thôn,
dân cư chủ yếu sống nhờ vào hoạt động sản xuất nông nghiệp mà đất đai lại là
tư liệu sản xuất quan trọng trong khi trình độ sản xuất của nông dân thấp, khả
năng chuyển đổi nghề nghiệp khó khăn. Do đó, tâm lý người dân khu vực này
là phải giữ được đất để sản xuất. Mặt khác, cây trồng vật nuôi trên vùng đó
cũng đa dạng, không được tập trung một loại nhất định nên gây khó khăn cho
công tác định giá bồi thường.
Đối với đất ở lại càng phức tạp hơn do những nguyên nhân sau:
+ Đất ở là tài sản có giá trị lớn, gắn bó trực tiếp với đời sống và sinh
hoạt của người dân mà tâm lý, tập quán là ngại di chuyển chỗ ở.
+ Do yếu tố lịch sử để lại nên nguồn gốc sử dụng đất phức tạp và do cơ
chế chính sách chưa đáp ứng được với nhu cầu thực tế sử dụng đất nên chưa
giải quyết được các vướng mắc tồn tại cũ.
+ Việc quản lý đất đai chưa chặt chẽ dẫn đến các hiện tượng lấn chiếm,
xây dựng nhà trái phép nhưng lại không được chính quyền địa phương xử lý
10
dẫn đến việc phân tích hồ sơ đất đai và áp giá phương án bồi thường gặp rất
nhiều khó khăn.
+ Thiếu quỹ đất dành cho xây dựng khu tái định cư cũng như chất
lượng khu tái định cư thấp, chưa đảm bảo được yêu cầu.
+ Việc áp dụng giá đất ở để tính bồi thường giữa thực tế và quy định
của nhà nước có những khoảng cách khá xa cho nên việc triển khai thực hiện
cũng không được sự đồng thuận của những người dân.
1.3. Thực trạng về công tác bồi thƣờng giải phóng mặt bằng trên thế giới,
tỉnh thành trong nƣớc
1.3.1. Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng trên thế giới
1.3.1.1. Trung Quốc
Ở Trung Quốc, đất đai thuộc chế độ công hữu, gồm sở hữu toàn dân và
sở hữu tập thể. Đất đai ở khu vực thành thị và đất xây dựng thuộc sở hữu Nhà
nước. Đất ở khu vực nông thôn và đất nông nghiệp thuộc sở hữu tập thể nông
dân lao động. Theo quy định của Luật Đất đai Trung Quốc năm 1998, đất đai
thuộc sở hữu nhà nước được giao cho các tổ chức, cá nhân sử dụng theo các
hình thức giao đất không thu tiền sử dụng (cấp đất), giao đất có thu tiền sử
dụng đất (xuất nhượng đất) và cho thuê đất.
Vấn đề bồi thường cho người có đất bị thu hồi được pháp luật đất đai
Trung Quốc quy định như sau:
Về thẩm quyền thu hồi đất: Chỉ có Chính phủ (Quốc vụ viện) và
chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương mới có thẩm quyền thu
hồi đất. Quốc vụ viện có thẩm quyền thu hồi đất nông nghiệp từ 35 ha trở
lên và 70 ha trở lên đối với các loại đất khác. Dưới hạn mức này thì do
chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ra quyết định thu hồi.
Đất nông nghiệp sau khi thu hồi sẽ chuyển từ đất thuộc sở hữu tập thể
thành đất thuộc sở hữu nhà nước.
11
Về trách nhiệm bồi thường: Pháp luật Trung Quốc quy định, người nào
sử dụng đất thì người đó có trách nhiệm bồi thường. Tiền bồi thường bao gồm
các khoản như lệ phí sử dụng đất phải nộp cho Nhà nước và các khoản tiền trả
cho người có đất bị thu hồi. Ngoài ra, pháp luật đất đai Trung Quốc còn quy
định mức nộp lệ phí trợ cấp đời sống cho người bị thu hồi đất là nông dân cao
tuổi không thể chuyển đổi sang ngành nghề mới khi bị mất đất nông nghiệp,
khoảng 442.000 - 2.175.000 nhân dân tệ/ha.
Về phương thức đền bù thiệt hại, Nhà nước thông báo cho người sử
dụng đất biết trước việc họ sẽ thu hồi đất trong thời hạn một năm, người dân
có quyền lựa chọn các hình thức đền bù thiệt hại bằng tiền hoặc bằng nhà tại
khu ở mới. Tại Thủ đô Bắc Kinh và Thành phố Thượng Hải, người dân
thường lựa chọn đền bù thiệt hại bằng tiền và tự tìm chỗ ở mới phù hợp với
nơi làm việc của mình.
Về giá đền bù thiệt hại, tiêu chuẩn và giá thị trường. Mức giá này cũng
được Nhà nước quy định cho từng khu vực và chất lượng nhà, đồng thời được
điều chỉnh rất linh hoạt cho phù hợp với thực tế, vừa được coi là Nhà nước tác
động điều chỉnh lại thị trường đó. Đối với đất nông nghiệp, đền bù thiệt hại
theo tính chất của đất và loại đất (tốt, xấu).
Về tái định cư, các khu tái định cư và các khu nhà ở được xây dựng
đồng bộ và kịp thời, thường xuyên đáp ứng nhu cầu nhiều loại căn hộ với nhu
cầu sử dụng khác nhau. Các chủ sử dụng phải di chuyển đều được chính
quyền chú ý điều kiện về làm việc, đối với các đối tượng chính sách xã hội
được Nhà nước có chính sách riêng.
1.3.1.2. Australia
Theo Hiến pháp Úc, chính quyền liên bang (Chính phủ) “có quyền ban
hành các luật từ việc thu hồi bất động sản theo những điều khoản chính đáng
từ bất kỳ bang hoặc cá nhân nào mà Quốc hội có quyền ban hành luật”.
Cơ quan chức trách có thể thu hồi lại đất đai bằng hai cách: thoả thuận
tự nguyện và cưỡng bức (bắt buộc).
12
Về bồi thường, luật quy định chủ sở hữu sẽ được bồi thường thiệt hại
do việc thu hồi đất.
Nguyên tắc bồi thường bao gồm:
1- Giá thị trường mảnh đất của chủ sở hữu
2- Giá trị đặc biệt dành cho chủ sở hữu cao hơn hoặc trên giá trị thị
trường của mảnh đất.
3- Những thiệt hại gây ra khi thu hồi đất.
4- Thiệt hại về việc gây phiền hà.
5- Các khoản chi phí về luật pháp và thẩm định giá.
Bất cứ người nào có quyền lợi trên mảnh đất đó đều có thể khiếu nại về
bồi thường.
Quy định mức bồi thường: Khi tính toán mức bồi thường cần xem xét 6
yếu tố sau:
1- Giá trị thị trường của mảnh đất.
2- Sự chia cắt đất đai.
3- Những phiền nhiễu.
4- Các khoản chi phí về chuyên môn hoặc pháp lý hợp lý.
5- Người đi thuê, có thể khiếu nại mức bồi thường cho bất cứ tài sản
nào bị ảnh hưởng mà ban quản lý theo hợp đồng cho thuê.
6- Tiền bồi thường về mặt tinh thần.
1.3.2. Tình hình thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng ở Việt Nam
1.3.2.1. Thời kỳ 1993 đến 2003
Trên cơ sở Hiến pháp 1992, Luật Đất đai 1993 được Quốc hội thông
qua và có hiệu lực từ ngày 15 tháng 10 năm 1993. Những quy định về bồi
thường, GPMB của Luật Đất đai năm 1993 đã thu được những thành tựu quan
trọng trong giai đoạn đầu thực hiện, nhưng càng về sau, do sự chuyển biến
mau lẹ của tình hình kinh tế - xã hội, nó đã dần mất đi vai trò làm động lực
thúc đẩy phát triển. Để tạo điều kiện đẩy nhanh tốc độ GPMB, đẩy nhanh tiến
13
độ thi công công trình, đồng thời bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người sử
dụng đất, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai đã được thông
qua ngày 29 tháng 6 năm 2001.
Để cụ thể hoá các quy định của Luật Đất đai năm 1993 và Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm 2001, nhiều văn bản quy định về
chính sách bồi thường, GPMB đã được ban hành, bao gồm:
- Nghị định số 90/CP ngày 17 tháng 9 năm 1994 của Chính phủ quy
định về việc bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào
mục đích an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.
- Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 1998 của Chính
phủ về việc bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục
đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, thay thế Nghị
định số 90/CP nói trên.
- Thông tư 145/1998/TT-BTC ngày 04/11/1998 của Bộ Tài chính
hướng dẫn thi hành Nghị định số 22/1998/ NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 1998
của Chính phủ.
* Chính sách bồi thường, GPMB theo quy định của Chính phủ:
Nghị định số 22/1998/NĐ-CP và Thông tư số 145/1998/TT-BTC đã
quy định rõ phạm vi áp dụng bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất,
đối tượng phải bồi thường thiệt hại, đối tượng được bồi thường thiệt hại,
phạm vi bồi thường thiệt hại và các chính sách cụ thể về bồi thường thiệt
hại về đất, tài sản gắn liền với đất, việc lập khu TĐC cũng như việc tổ chức
thực hiện.
Về phạm vi áp dụng: Chính sách bồi thường GPMB theo quy định của
Nghị định số 22/1998/NĐ-CP và Thông tư số 145/1998/TT-BTC áp dụng
chung cho mọi trường hợp bị Nhà nước thu hồi đất. Đây là một điểm khác so
với Nghị định số 90/CP.
14
Đối tượng phải bồi thường thiệt hại: Người sử dụng đất được Nhà
nước giao đất hoặc cho thuê đất có trách nhiệm bồi thường thiệt hại về đất và
tài sản cho người có đất bị thu hồi để giao hoặc cho mình thuê.
Đối tượng được bồi thường thiệt hại: Phải là người có quyền sử dụng
đất, người sở hữu tài sản hợp pháp theo quy định của Pháp luật.
Phạm vi bồi thường thiệt hại, gồm:
- Bồi thường thiệt hại về đất cho toàn bộ diện tích đất bị thu hồi.
- Bồi thường thiệt hại về tài sản hiện có.
- Trợ cấp đời sống và sản xuất cho những người phải di chuyển chỗ ở,
di chuyển địa điểm sản xuất kinh doanh.
- Trả chi phí chuyển đổi nghề nghiệp cho người có đất bị thu hồi.
- Trả các chi phí phục vụ trực tiếp cho việc tổ chức thực hiện bồi
thường, di chuyển, GPMB.
Về nguyên tắc bồi thường thiệt hại về đất: Khi Nhà nước thu hồi đất thì
tuỳ từng trường hợp cụ thể mà người có đất bị thu hồi được bồi thường bằng
tiền, nhà ở hoặc bằng đất.
Về giá đất để tính bồi thường thiệt hại: Giá đất để tính bồi thường
thiệt hại được xác định trên cơ sở giá đất của địa phương ban hành theo
quy định của Chính phủ nhân với hệ số K, để đảm bảo giá đất tính bồi
thường phù hợp với khả năng sinh lợi và giá chuyển nhượng quyền sử dụng
đất ở địa phương.
Về chính sách hỗ trợ:
- Hỗ trợ để ổn định sản xuất và đời sống, chi phí đào tạo chuyển nghề.
- Trợ cấp ngừng việc cho cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp
trong thời gian ngừng sản xuất kinh doanh đến lúc sản xuất kinh doanh trở lại
hoạt động bình thường.
- Trợ cấp chi phí di chuyển, hỗ trợ tạo lập chỗ ở mới đối với người
đang sử dụng nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước, thưởng tiến độ.
- Hỗ trợ cho các đối tượng chính sách.
15
Về tái định cư: Chính sách tái định cư được đề cập đầy đủ hơn so với
các Nghị định trước đó, việc Nhà nước chuẩn bị đủ điều kiện để lập khu tái
định cư (bao gồm quỹ đất, quỹ nhà ở và quỹ tiền mặt) là một phần đảm bảo
cho công tác GPMB thực hiện nhanh chóng.
1.3.2.2. Từ khi có Luật Đất đai 2003
Luật Đất đai năm 2003 được Quốc hội khoá IX kỳ họp thứ 4 thông qua
ngày 26 tháng 11 năm 2003 là luật có phạm vi điều chỉnh bao quát nhất so với
các Luật Đất đai đã ban hành trước đó. Luật Đất đai 2003 có nhiều nội dung
mới, trong đó tập chung vào các vấn đề đặt ra trong quản lý sử dụng đất đai sau:
1. Làm rõ nội dung quyền sở hữu toàn dân về đất đai với những quyền
định đoạt, quyền hưởng lợi cụ thể và vai trò của Nhà nước với tư cách là
người đại diện chủ sở hữu.
2. Hoàn chỉnh chính sách đất đai đối với khu vực nông nghiệp phù hợp
với nền kinh tế thị trường và tạo điều kiện đẩy nhanh tiến trình công nghiệp
hóa - hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn.
3. Coi trọng chính sách đất đai đối với khu vực công nghiệp và dịch vụ
tạo ra sự chủ động về chuyển đổi cơ cấu sử dụng quỹ đất đáp ứng nhu cầu
phát triển công nghiệp và dịch vụ trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại
hóa đất nước.
4. Thiết lập sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, xoá bỏ cơ bản sự
khác biệt giữa người trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài và
thu hẹp đáng kể sự phân biệt giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước
ngoài trong việc tiếp cận đất đai, thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử
dụng đất.
5. Xoá bỏ bao cấp về đất đai trên cơ sở coi đất là nguồn vốn, nguồn nội
lực to lớn của đất nước cần phải được định giá theo đúng quy luật của kinh tế
thị trường và phải được đối xử như một loại hàng hoá có tính đặc thù trong
quá trình giao dịch trên thị trường bất động sản.
16
6. Khuyến khích phát triển các giao dịch dân sự về quyền sử dụng đất
trên cơ sở coi quyền sử dụng đất là tài sản của người sử dụng đất, hạn chế sự
can thiệp về hành chính không cần thiết trong thực hiện các quyền chuyển
đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho quyền sử dụng đất và tài
sản gắn liền với đất, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất và
tài sản gắn liền với đất.
7. Khắc phục về cơ bản những bất cập trong chính sách pháp luật về
bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc
phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế thông
qua cơ chế giá đất bồi thường, chính sách tái định cư và hạn chế phạm vi dự
án phải thu hồi đất.
8. Đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai bằng
việc phân cấp toàn bộ các quyền quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển
mục đích sử dụng đất cho chính quyền địa phương, quy định cụ thể thủ tục và
trình tự thực hiện các thủ tục hành chính về quản lý và sử dụng đất.
9. Đổi mới công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai theo
hướng phát huy vai trò của toà án trong giải quyết các tranh chấp dân sự và
các khiếu nại hành chính về đất đai, khắc phục tình trạng đùn đẩy tránh nhiệm
dẫn tới khiếu kiện kéo dài, khiếu kiện vượt cấp.
Sau khi Luật Đất đai 2003 được ban hành, Nhà nước đã ban hành nhiều
các văn bản dưới Luật như Nghị định, Thông tư cụ thể hoá các điều luật về
giá đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư bao gồm:
Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 về phương
pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.
Thông tư số 114/2004/TT- BTC ngày 26 tháng 11 năm 2004 của Bộ
Tài chính về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 188/2004/NĐ-CP.
Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính
phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất....
17
Gần đây nhất là Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/08/2009 của Chính
phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư.
1.4. Tình hình bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh
1.4.1. Quy trình của công tác bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa bàn
tỉnh Quảng Ninh [10]
Ngay sau khi UBND tỉnh giới thiệu địa điểm, chấp thuận chủ trương
đầu tư hoặc dự án đầu tư được phê duyệt thì tiến hành đồng thời các công
việc sau:
- UBND cấp huyện thông báo thu hồi đất, trường hợp thu hồi đất theo
quy hoạch thì thực hiện thông báo sau khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
hoặc quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn
đã được xét duyệt và công bố.
- Khi đã có thông báo thu hồi đất của cấp có thẩm quyền, tổ chức, hộ
gia đình, cá nhân có nhà, đất nằm trong diện phải GPMB (kể cả khu vực
không bị thu hồi đất nhưng thuộc phạm vi ảnh hưởng) phải giữ nguyên hiện
trạng nhà, đất.
Bƣớc 1: Thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Tổ chức
hội nghị với người dân có đất bị thu hồi để thông báo công khai phạm vi thu
hồi đất, tiến độ thực hiện dự án và các văn bản pháp luật về bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Phát tờ khai và hướng dẫn người bị
thu hồi đất tự kê khai; thời gian không quá 5 ngày làm việc (đối với hộ gia
đình, cá nhân), không quá 10 ngày làm việc (đối với tổ chức).
Bƣớc 2: Người bị thu hồi đất tự kê khai trong thời hạn trên, kèm theo
các giấy tờ có liên quan đến quyền sử dụng đất, tài sản trên đất bị thu hồi và
nộp cho Tổ công tác. Quá thời hạn trên, tổ công tác phối hợp với UBND cấp
xã, phường, Chủ đầu tư lập biên bản và lưu hồ sơ GPMB.
18
Bƣớc 3: Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tổ chức lập biên
bản điều tra, xác minh về đất, tài sản gắn liền với đất và cây cối hoa màu trên
đất thu hồi theo biểu mẫu kê khai và lập biên bản kiểm kê đất đai, tài sản, cây
cối hoa màu của từng người bị thu hồi đất theo kế hoạch chi tiết về tiến độ
GPMB của dự án.
Bƣớc 4: Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tiến hành lập, niêm
yết và lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Phương án
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được niêm yết tại địa điểm sinh hoạt khu dân
cư và trụ sở UBND cấp xã, phường nơi có đất bị thu hồi, việc niêm yết được
lập thành biên bản có xác nhận của UBND cấp xã, phường; đại diện Uỷ ban
Mặt trận tổ quốc xã, phường. Thời gian niêm yết và tiếp nhận ý kiến đóng góp
ý kiến là 20 ngày, kể từ ngày đưa ra niêm yết.
Bƣớc 5: Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư lập, hoàn chỉnh
phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; sau khi kết thúc niêm yết, tổng
hợp ý kiến đóng góp bằng văn bản, trong đó nêu rõ số lượng ý kiến đồng ý, số
lượng ý kiến không đồng ý và ý kiến khác đối với phương án, trường hợp còn
nhiều ý kiến không tán thành phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thì
Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, GPMB cần giải thích rõ hoặc xem xét,
điều chỉnh trước khi chuyển cơ quan tài nguyên và môi trường thẩm định.
Hoàn chỉnh phương án và gửi phương án đến cơ quan Tài nguyên và
Môi trường để thẩm định.
Thời gian thẩm định không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ
hồ sơ hợp lệ theo quy định, đối với dự án lớn và phức tạp thì thời gian thẩm
định có thể kéo dài hơn nhưng không quá 30 ngày làm việc.
Biên bản thẩm định phải có đầy đủ chữ ký của Chủ tịch Hội đồng và
các thành viên của Hội đồng, hỗ trợ và tái định cư và được lưu trữ trong hồ sơ
GPMB theo quy định của pháp luật tại cơ quan chủ trì thẩm định.
19
Bƣớc 6: Quyết định thu hồi đất, giao đất và cho thuê đất.
Trường hợp thu hồi đất và giao đất hoặc cho thuê đất thuộc thẩm quyền
của một cấp thì việc thu hồi đất và giao đất hoặc cho thuê đất được thực hiện
trong cùng một quyết định.
Trường hợp khu đất thu hồi có cả tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng
đất thì UBND cấp huyện quyết định thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân,
cộng đồng dân cư, trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày
nhận được quyết định thu hồi đất của UBND cấp huyện, Sở Tài nguyên và
Môi trường trình UBND tỉnh quyết định thu hồi đất đối với tổ chức, người
Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài và giao đất, cho
thuê đất theo dự án cho chủ đầu tư trong cùng một quyết định.
Bƣớc 7: Quyết định phê duyệt phương án dự toán bồi thường và thực
hiện phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định
thu hồi đất, giao đất hoặc cho thuê đất, cơ quan Tài nguyên và Môi trường
trình UBND cùng cấp phê duyệt và công bố công khai phương án bồi thường,
hỗ trợ và tái định cư theo quy định sau:
- Sở Tài nguyên và Môi trường trình UBND cấp tỉnh phê duyệt phương
án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với trường hợp thu hồi đất liên quan
từ hai huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trở lên.
- Phòng Tài nguyên và Môi trường trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện
phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với trường hợp
không thuộc quy định ở trên.
Bƣớc 8: Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phổ biến và niêm
yết công khai quyết định phê duyệt phương án bồi thường tại trụ sở UBND
cấp xã và địa điểm sinh hoạt khu dân cư nơi có đất thu hồi gửi quyết định bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư cho người có đất bị thu hồi trong thời gian
không quá 03 ngày, trong đó nêu rõ về mức bồi thường, hỗ trợ về bố trí nhà
20
hoặc đất tái định cư (nếu có), thời gian, địa điểm chi trả tiền bồi thường, hỗ
trợ và thời gian bàn giao đất đã bị thu hồi cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi
thường GPMB.
Bƣớc 9: Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thực hiện chi trả bồi
thường, hỗ trợ, bố trí tái định cư.
Bƣớc 10: Trong thời hạn hai mươi (20) ngày, kể từ ngày tổ chức làm
nhiệm vụ bồi thường GPMB thanh toán xong tiền bồi thường, hỗ trợ cho
người bị thu hồi đất theo phương án đã được xét duyệt thì người có đất bị thu
hồi phải bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường GPMB.
Bƣớc 11: Giải quyết những tồn tại, vướng mắc liên quan đến công tác
bồi thường GPMB của dự án và những thiếu sót nếu có.
Sau khi có quyết định thu hồi đất và phương án dự toán bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt. Được
công bố công khai, có hiệu lực thi hành, người bị thu hồi đất phải chấp hành
quyết định thu hồi đất.
Trường hợp người bị thu hồi đất không chấp hành quyết định thu hồi
đất thì UBND cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất ra quyết định
cưỡng chế. Người bị cưỡng chế thu hồi đất phải chấp hành theo quyết định
cưỡng chế.
1.4.2. Bồi thường về đất
1.4.2.1. Nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ
1. Thực hiện theo Điều 14 Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009
của Chính phủ, Điều 4 Thông tư 14/2009/TT-BTNMT ngày 01/10/2009 của
Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2. Diện tích đất để bồi thường là diện tích trong GCN QSDĐ, hồ sơ địa
chính, các giấy tờ có liên quan khác hoặc xác định trên thực địa theo thực tế
đo đạc [5].
21
3. Người bị thu hồi đất nông nghiệp được bồi thường, hỗ trợ bằng tiền
(do Nhà nước không còn quỹ đất nông nghiệp để bồi thường bằng đất),
trường hợp chủ dự án và địa phương bố trí được quỹ đất nông nghiệp thì mới
được bồi thường bằng đất [5].
1.4.2.2. Điều kiện được bồi thường đất và không được bồi thường
1. Điều kiện được bồi thường.
a) Thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 7, 9, 10 và 11
Điều 8 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 và các
Điều 44, 45 và 46 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007
của Chính phủ, Điều 3 Thông tư 14/2009/TT-BTNMT ngày 01/10/2009 của
Bộ Tài nguyên và Môi trường.
b) Hộ gia đình cá nhân chưa được cấp GCN QSDĐ:
- Đủ điều kiện cấp GCN QSDĐ nhưng không phải nộp tiền sử dụng đất
thì bồi thường 100% theo quy định.
- Đủ điều kiện cấp GCN QSDĐ nhưng phải nộp tiền sử dụng đất thì
bồi thường theo quy định trừ đi số tiền sử dụng đất phải nộp và nghĩa vụ tài
chính khác chưa thực hiện. Tiền sử dụng đất phải nộp xác định thu Ngân
sách địa phương.
2. Điều kiện không được bồi thường: Thực hiện theo Điều 7 Nghị định
số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ và những
trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 14 của Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày
25/5/2007 của Chính phủ [3].
1.4.3. Bồi thường về cây cối, hoa màu, vật nuôi
1. Thực hiện theo Điều 24 Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày
03/12/2004 của Chính phủ, Điều 12 Thông tư 14/2009/TT-BTNMT ngày
01/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2. Chỉ bồi thường cho cây trồng, bao gồm cả cây giống và cây ươm trên
đất có trước khi thông báo thực hiện dự án của cấp có thẩm quyền; không bồi
thường, không hỗ trợ cây trồng phát sinh sau thời điểm có thông báo trên.
22
3. Giá bồi thường cây cối, hoa màu theo bảng giá hiện hành và hướng
dẫn của cơ quan chuyên ngành.
4. Giá bồi thường cây cối quy định tại khoản 3 Điều này xác định cho
cây trồng đúng quy trình, định mức kinh tế kỹ thuật, mật độ quy định và hệ số
xen canh cho phép của cấp có thẩm quyền. Đối với vườn ươm, cây giống phải
đảm bảo số lượng trên một đơn vị diện tích. Nếu cây trồng không đúng quy
trình, định mức kinh tế kỹ thuật, mật độ quy định thì khi tính bồi thường phải
chiết giảm theo hệ số tương ứng.
5. Cây cối nằm dọc mép đường giao thông do dự án cải tạo, nâng cấp
đường mở rộng vào không quá 3,0m. Cây cối dưới hành lang lưới điện theo
quy phạm không được tồn tại phải chặt hạ mà cây cối đó có trước khi thông
báo thực hiện dự án, không có hành vi lợi dụng chính sách để được bồi
thường thì tính bồi thường hệ số 1.
6. Đối với vật nuôi: Chỉ xác định bồi thường cho sản lượng nuôi trồng
thuỷ sản. Đối với thuỷ sản mà tại thời điểm thu hồi đất chưa đến kỳ thu
hoạch, tính bồi thường theo quy định. Không bồi thường, không hỗ trợ cho
thuỷ sản tại thời điểm thu hồi đất đã đến kỳ thu hoạch.
1.4.4. Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm
1. Thực hiện theo Điều 22 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày
13/8/2009 của Chính phủ, Điều 16 Thông tư 14/2009/TT-BTNMT ngày
01/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi Nhà nước thu
hồi đất nông nghiệp (không tính diện tích đất nông nghiệp đã được hỗ trợ theo
quy định tại Điều 20 của quy định này), mà không có đất để bồi thường thì ngoài
việc được bồi thường bằng tiền theo Điều 10 của quy định này, còn được hỗ trợ
chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm theo một trong các hình thức sau:
a) Hỗ trợ bằng tiền với mức 2,5 lần giá đất nông nghiệp đối với diện
tích đất nông nghiệp bị thu hồi; diện tích được hỗ trợ không vượt quá hạn
23
mức giao đất nông nghiệp theo quy định tại điều 70 Luật Đất đai, Điều 69
Nghị định 181/2004/NĐ-CP.
b) Hỗ trợ một lần bằng một suất đất ở (ô quy hoạch) hoặc một (01) suất
đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp. Việc áp dụng theo hình thức này
được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau:
- Hộ gia đình, cá nhân được hỗ trợ có nhu cầu nhận suất đất ở hoặc suất
đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp;
- Địa phương có điều kiện về quỹ đất ở, quỹ đất sản xuất, kinh doanh;
- Số tiền hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm quy định tại
điểm a khoản 2 Điều này phải bằng hoặc lớn hơn giá trị một (01) suất đất ở
hoặc giá trị một (01) suất đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp .
c) Trường hợp áp dụng hình thức hỗ trợ tại điểm b khoản này mà giá trị
hỗ trợ tính theo quy định tại điểm a khoản này lớn hơn giá trị một (01) suất
đất ở hoặc một (01) suất đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp thì phần
giá trị chênh lệch được hỗ trợ bằng tiền.
24
Chƣơng 2
NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Kết quả công tác bồi thường GPMB của Dự án Tuyến đường vành đai
phía Bắc thành phố Hạ Long đoạn Vũ Oai - Quang Hanh tại thành phố Cẩm
Phả, tỉnh Quảng Ninh.
- Những chính sách, văn bản của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
liên quan đến công tác bồi thường GPMB khi Nhà nước thu hồi đất.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu công tác bồi thường GPMB của Dự án Tuyến đường vành
đai phía Bắc thành phố Hạ Long đoạn Vũ Oai - Quang Hanh tại thành phố
Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.
2.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
- Địa điểm: Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố Cẩm Phả, tỉnh
Quảng Ninh.
- Thời gian: Từ tháng 5/2013 đến tháng 5/2014.
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Điều điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của thành phố Cẩm Phả.
- Khái quát về dự án và đánh giá kết quả thực hiện công tác bồi thường
GPMB của Dự án Tuyến đường vành đai phía Bắc thành phố Hạ Long đoạn
Vũ Oai - Quang Hanh tại thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.
- Đánh giá những ảnh hưởng của công tác bồi thường GPMB tới đời
sống của người dân khu vực GPMB. Kết quả điều tra ý kiến của các hộ dân về
công tác bồi thường GPMB.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác bồi
thường GPMB của địa phương trong thời gian tới.
25
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Điều tra số liệu thứ cấp
- Thu thập tài liệu từ cơ sở, phòng ban có liên quan đến công tác bồi
thường GPMB của Dự án Tuyến đường vành đai phía Bắc thành phố Hạ Long
đoạn Vũ Oai - Quang Hanh tại thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.
- Thu thập tài liệu từ các phương tiện truyền thông.
- Các văn bản pháp lý của Nhà nước hướng dẫn thực hiện công tác bồi
thường GPMB.
2.4.2. Điều tra số liệu sơ cấp
Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp và phiếu điều tra 120 hộ dân
ảnh hưởng bởi dự án để thu thập thông tin.
2.4.3. Phương pháp tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu
- Phương pháp thống kê: Thống kê các số liệu đã thu thập được về tổng
diện tích bị thu hồi, tổng số tiền bồi thường, hỗ trợ cũng như chi tiết từng
hạng mục, từng loại đất... và mức ảnh hưởng của dự án.
- Phương pháp so sánh: Từ số liệu đã điều tra và thống kê trong phạm
vi của dự án về diện tích bị thu hồi và số tiền bồi thường so sánh với giá thị
trường, khung giá của Chính phủ và bảng giá đất của thành phố Cẩm Phả.
- Phương pháp xử lý số liệu: Các số liệu điều tra thu thập được sử dụng
phần mềm Word, Excel để tổng hợp xử lý.
26
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của thành phố Cẩm Phả
3.1.1. Vị trí địa lí
Thành phố Cẩm Phả là một khu công nghiệp khai thác than lớn nhất
của tỉnh Quảng Ninh nằm ở phía Đông Bắc nước ta. Thành phố Cẩm Phả có
16 đơn vị hành chính xã, phường (13 phường, 03 xã) và vùng Biển đảo (Vịnh
Bái Tử Long), có tổng diện tích tự nhiên: 34.322,72 ha. Địa hình phân bố dân
cư của thành phố bám dọc theo Quốc lộ 18A và dọc theo bờ biển (với chiều
dài bờ biển là 35,4 km).
Hình 3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Ninh
27
Thành phố Cẩm Phả nằm trên toạ độ địa lý:
Từ 20053’57’’ đến 21013’25’’ Vĩ độ Bắc
Từ 107010’00’’ đến 107024’50’’ Kinh độ Đông
Có địa giới hành chính:
Phía Bắc giáp Huyện Ba Chẽ, Huyện Tiên Yên
Phía Nam giáp vịnh Bắc Bộ
Phía Đông giáp Huyện Vân Đồn
Phía Tây giáp thành phố Hạ Long, Huyện Hoành Bồ
3.1.2. Địa hình, địa mạo
Cẩm Phả là một thành phố vùng đồi núi, biển đảo có địa hình phức tạp.
Địa hình nghiêng dần từ phía Tây Bắc xuống Đông Nam. Toàn thành phố có
14 phường, xã có địa giới hành chính giáp biển (phường: Quang Hanh, Cẩm
Thạch, Cẩm Thuỷ, Cẩm Trung, Cẩm Thành, Cẩm Bình, Cẩm Đông, Cẩm Sơn,
Cẩm Phú, Cẩm Thịnh, Cửa Ông, Mông Dương; xã: Cộng Hòa, Cẩm Hải) và
02 phường, xã không có địa giới hành chính giáp biển (phường Cẩm Tây, xã
Dương Huy). Thành phố Cẩm Phả có 05 phường, xã có địa hình đồi núi phức
tạp mật độ dân cư thưa thớt (phường Quang Hanh, phường Mông Dương, xã
Cộng Hoà, xã Cẩm Hải, xã Dương Huy), 11 phường còn lại có địa hình tương
đối bằng phẳng và là nơi giao lưu kinh tế, văn hoá, xã hội của Thành phố.
3.1.3. Khí hậu
Thành phố Cẩm Phả là vùng thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa, đồng thời
chịu ảnh hưởng của biển nên nóng ẩm và mưa nhiều. Mùa nóng mưa nhiều từ
tháng 4 đến tháng 10. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, hanh rét kéo
dài vào các tháng 11,12,1,2.
Nhiệt độ trung bình trong năm là 230C. Nhiệt độ chênh lệch tháng nóng
nhất (tháng 7 là 390C) và tháng lạnh nhất (tháng 2 là 80C) là 310C. Biên độ
ngày đêm từ 60C đến 80C.
28
Lượng mưa trung bình trong năm là 2307 mm. Lượng mưa cao nhất
vào tháng 7 là 629,2 mm và thấp nhất vào tháng 1 là 0,83mm.
Tổng số giờ nắngtrong năm trung bình từ 1700 - 1800 giờ/năm.
Độ ẩm trung bình là 84,6%. Lượng nước bốc hơi trung bình là 97mm.
Cẩm Phả do gần biển nên biên độ nhiệt độ ngày đêm giao động thấp (từ
60C đến 80C). Có gió biển thổi nên không khí mát mẻ vào mùa hè, ấm áp vào
mùa đông và có độ ẩm cao (trung bình là 84,6%), thuận lợi cho du lịch, nghỉ
dưỡng và phát triển ngành nông lâm nghiệp.
3.1.4. Thuỷ văn và nguồn nước
Do địa hình thị xã nghiêng theo hướng Tây Bắc xuống Đông Nam, địa
hình nội thành phố dốc theo hướng Bắc Nam (hướng nước chảy ra biển),
lượng mưa hàng năm lớn đã hình thành lên một hệ thống kênh, suối dầy, lòng
suối hẹp và có độ dốc lớn.
Nguồn nước chính phục vụ sản suất và sinh hoạt là nguồn nước của đập
Cao Vân, nhà máy nước Diễn Vọng và nguồn nước ngầm.
3.1.5. Thực trạng phát triển kinh tế
a. Ngành công nghiệp
Cẩm Phả là một thành phố công nghiệp, trong đó công nghiệp khai thác
than chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế. Ngoài ra còn có khai thác đá, sản
xuất xi măng, ngành cơ khí, nhà máy nhiệt điện, công nghiệp khai thác nước
khoáng, công nghiệp cảng biển, công nghiệp đóng tàu biển, công nghiệp hoá
chất mỏ ...
b. Ngành thương mại - du lịch - dịch vụ
Vịnh Bái Tử Long với hàng trăm hòn đảo lớn nhỏ có nhiều danh lam
thắng cảnh đẹp. Ví dụ: Đảo Thẻ Vàng có bãi tắm ở trên đảo sạch và đẹp, trên
đảo đang xây dựng khu du lịch để đón khách nghỉ cuối tuần. Trong tương lai,
một hệ thống nhà nghỉ với các dịch vụ du lịch khép kín sẽ được xây dựng để
phục vụ du khách có nhu cầu nghỉ ngơi, thư giãn cuối tuần.
29
Trên địa bàn thành phố hệ thống chợ và trung tâm thương mại (22 chợ
và 06 trung tâm thương mại) đã đáp ứng được nhu cầu trao đổi hàng hoá của
người dân.
c. Ngành nông, lâm nghiệp
Đất nông nghiệp 22.613,57 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp 971,9
ha, đất có mặt nước có thể nuôi trồng thuỷ sản 442,07 ha; đất lâm nghiệp khá
rộng 21.197,6 ha.
3.1.6. Tình hình dân số giai đoạn 2011 - 2013
Theo số liệu thống kê tính đến ngày 31/12/2013 tổng dân số thành phố
Cẩm Phả là 176.046 người, trong đó:
- Số dân nội thành là 168.776 người chiếm 95,87%
- Số dân ngoại thành là: 7.270 người, chiếm 4,13%
- Số người trong độ tuổi lao động là: 118.596 người, chiếm 67,37%
- Mật độ dân số là: 513 người/km2
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là: 11,3%
- Tỷ lệ tăng dân số cơ học là: 3,51%
- Tốc độ tăng dân số: 7,79%
Dân số thành phố Cẩm Phả giai đoạn từ 2011 - 2013 được thể hiện qua
bảng 3.1.
Bảng 3.1: Dân số thành phố Cẩm Phả giai đoạn 2011 - 2013
STT
Chỉ tiêu
ĐVT
2011
2012
2013
1
Tổng dân số
Người
164.120
172.081 176.046
2
Số dân nội thành
Người
156.227
164.650 168.776
3
Số dân ngoại thành
Người
7.893
4
Số người trong độ tuổi lao động Người
115.528
5
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên
%
11,2
11,5
11,3
6
Tỷ lệ tăng dân số cơ học
%
1,79
4,5
3,51
7
Tốc độ tăng dân số
%
9,41
7,0
7,79
7.431
7.270
118.272 118.596
(Nguồn: Phòng thống kê thành phố Cẩm Phả, năm 2013)
30
3.1.7. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
a. Về giao thông
- Quốc lộ 18A chạy qua với tổng chiều dài 62km và chạy trong nội
thành 30km. Đường 326 (đường 18B cũ) từ xã Dương Huy đến phường Mông
Dương chạy ở phía tây dài 25 km chủ yếu dùng cho lâm nghiệp và vận tải mỏ.
100% các con đường trong khu dân cư nội thành phố được bê tông hoá hoặc
rải nhựa.
- Đường sắt dài 78km chuyên dùng để vận chuyển than từ các mỏ về
nhà máy Tuyển than Cửa Ông để sàng tuyển và xuất khẩu.
- Đường thuỷ: Với chiều dài bờ biển 35,4km nên giao thông đường
thuỷ rất phát triển. Trên địa bàn thành phố có 01 bến tàu chuyên phục vụ
khách du lịch và vận chuyển khách chạy tuyến Móng Cái - Cẩm Phả - Hạ
Long - Hải Phòng và các tuyến khác, có 09 cụm cảng biển có mực nước biển
sâu dùng để vận chuyển than tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.
b. Về xây dựng cơ bản
Cẩm Phả là một thành phố công nghiệp có tốc độ xây dựng phát triển
nhanh nên có một hệ thống có sở hạ tầng khá hoàn thiện, Từ năm 2011 đến
năm 2013 các công trình xây dựng cơ bản của thành phố Cẩm Phả:
- Các khu đô thị ven mới được hình thành: Khu đô thị N6, N7 phường
Cẩm Bình, khu dân cư phía Đông bãi tắm Bến Do phường Cẩm Bình, khu dân
cư N4, N5 phường Cẩm Thành, khu Đô thị phường Cẩm Trung với tổng diện
tích đất ở đô thị là 96,4 ha.
- Các dự án quy hoạch khu vui chơi giải trí, du lịch: Khu vui chơi thanh
thiếu nhi phường Cẩm Thuỷ, Quảng trường 12 - 11, vườn hoa phường Cẩm
Bình, khu vui chơi thanh thiếu niên nhi đồng Cẩm Phả… đã đáp ứng được
nhu cầu vui chơi giải trí, chỗ ở cho nhân dân trên địa bàn thành phố.
+ Nhà ở của nhân dân được xây dựng kiên cố, trong nội thành phố chủ
yếu là nhà cao tầng còn các xã miền núi 100% nhà dân đều lợp ngói.
31
+ Năm 2006, đường 326 (đường 18B cũ) từ xã Dương Huy đến phường
Mông Dương chạy ở phía tây dài 25km chủ yếu dùng cho lâm nghiệp và vận
tải mỏ đã được nâng cấp, cải tạo, mở rộng. Quốc lộ 18A, đoạn từ phường Cửa
Ông đến hết xã Cộng Hoà đang được nâng cấp mở rộng. Các con đường nối
giữa Quốc lộ 18A mới với Quốc lộ 18A cũ trong nội thành được mở rộng và
nâng cấp cải tạo lại, 100% các con đường trong khu dân cư nội thành phố
được bê tông hoá hoặc rải nhựa.
- Một số chợ được đầu tư xây mới: Chợ Cẩm Phú, Chợ Cẩm Đông, chợ
Cẩm Bình, chợ Cẩm Thuỷ được đầu tư xây mới lại. Hệ thống trường học
được xây mới và nâng cấp sửa chữa và nhiều công trình khác được đầu tư xây
mới và nâng cấp sửa chữa trên địa bàn thành phố Cẩm Phả.
c. Về phát triển công nghiệp
Cẩm Phả là một thành phố công nghiệp từ thời Pháp thuộc nên từ
năm 2011 đến năm 2013 có tốc độ phát triển các ngành công nghiệp đa
dạng và nhanh.
- Khu công nghiệp của tập đoàn than được san lấp và đang hoàn
thiện trên địa bàn từ phường Cẩm Thịnh đến phường Cẩm Phú, thành phố
Cẩm Phả.
+ Các nhà máy mới được xây dựng và đã đi vào hoạt động: Nhà máy
nhiệt điện Cẩm Phả với công suất 600 MW/h xây dựng trên địa bàn phường
Cẩm Thịnh, nhà máy Xi măng Cẩm Phả với công suất 2,3 triệu tấn/năm được
xây dựng trên địa bàn phường Cẩm Thạch.
- Nhà máy cơ khí Cẩm Phả được di dời ra khỏi nội thị thành phố. Các
nhà máy cơ khí, mỏ khai thác than, nhà máy may - da giầy Cẩm Sơn, nhà máy
Kính được đầu tư với lượng vốn lớn để nâng cao công nghệ sản xuất và tăng
sản lượng theo từng năm.
- Nhà máy công nghiệp tàu thủy thuộc tổng Công ty Đông Bắc được
thành lập và đi vào hoạt động đã đóng mới và sửa chữa được tàu có trọng
tải lớn.
32
- Nhà máy hoá chất và vật liệu nổ Quảng Ninh, nhà máy nhiệt điện
Mông Dương đang được xây dựng và đang hoàn thiện để trong thời gian tới
đưa vào hoạt động.
3.1.8. Thực trạng sử dụng đất giai đoạn 2011 - 2013
Quá trình đô thị hoá diễn ra trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh
Quảng Ninh từ năm 2011 đến năm 2013 đã làm chuyển dịch cơ cấu sử dụng
các loại đất trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, thể hiện qua bảng 3.2.
Bảng 3.2: Tổng hợp diện tích các loại đất của thành phố
Cẩm Phả giai đoạn 2011 - 2013
Loại đất theo
2011
2012
2013
2013/2011
mục đích sử dụng
(ha)
(ha)
(ha)
(%)
Tổng diện tích
34.011,00 34.322,72 34.322,72
100,92
I. Nhóm đất nông nghiệp
16.732,56 22.658,24 22.613,57
135,15
1. Đất sản xuất nông nghiệp
1.000,40
987,27
971,90
97,15
2. Đất lâm nghiệp
15.235,24 21.226,90 21.197,60
139,14
3. Đất nuôi trồng thuỷ sản
494,12
442,07
442,07
89,47
4. Đất làm muối
2,80
2,00
2,00
77,43
5. Đất nông nghiệp khác
0
0
0
0
II. Nhóm đất phi nông nghiệp 7.222,64 8.448,27 8.493,31
117,59
1. Đất ở
1.252,17 1.322,85 1.347,06
107,58
1.1. Đất ở nông thôn
118,13
134,37
134,37
113,75
1.2. Đất ở đô thị
1.134,04 1.188,48 1.212,69
106,94
2. Đất chuyên dùng
2.006,61 6.612,01 6.632,84
330,55
3. Đất tôn giáo tĩn ngưỡng
1,09
2,31
2,31
211,93
4. Đất nghĩa trang nghĩa địa
34,28
37,52
37,52
109,45
5. Sông suối và mặt nước CD
399,70
472,84
472,84
118,30
6. Đất phi nông nghiệp khác
8,98
0,74
0,74
8,24
III. Nhóm đất chưa sử dụng
10.055,80 3.216,21 3.215,84
31,98
1. Đất bằng chưa sử dụng
243,25
211,51
211,14
87,80
2. Đất đồi núi chưa sử dụng
7.508,12
578,85
578,85
7,7
3. Núi đá không có rừng cây
2.304,43 2.425,85 2.425,85
105,27
(Nguồn: Số liệu thống kê của Sở tài nguyên môi trường tỉnh Quảng Ninh)
Từ bảng 3.2 cho thấy: Tổng diện tích đất tự nhiên năm 2013 là
34.322,72 ha. Quá trình đô thị hóa dẫn tới biến động về các loại hình sử dụng
đất tại thành phố Cẩm phả qua các năm từ 2011đến 2013 như sau:
33
- Nhóm đất nông nghiệp năm 2013 tăng 135,15 % so với diện tích
nhóm đất nông nghiệp năm 2011, tương đương với 5.881,01 ha.
- Nhóm đất phi nông nghiệp năm 2013 tăng 117,59% so với diện tích
nhóm đất phi nông nghiệp năm 2011, tương đương với 1.270,67 ha.
- Nhóm đất chưa sử dụng năm 2013 giảm 68,02 % so với diện tích đất
chưa sử dụng năm 2011, tương đương với 6.839,96 ha.
3.2. Khái quát về dự án và đánh giá kết quả công tác bồi thƣờng giải
phóng mặt bằng của dự án “Tuyến đường vành đai”
3.2.1. Khái quát về dự án “Tuyến đường vành đai”
Thành phố Cẩm Phả được coi là một trọng điểm kinh tế của tỉnh Quảng
Ninh. Vì thế nơi đây nhận được quan tâm đầu tư phát triển mạnh về cơ sở hạ
tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ thu hút đầu tư và phát triển kinh tế - xã
hội. Công tác bồi thường GPMB được đặt ra là một nhiệm vụ quan trọng hàng
đầu làm tiền đề cho công tác xây dựng cơ bản của thành phố. Giai đoạn 2011
- 2013 thành phố Cẩm Phả đã thực hiện công tác bồi thường GPMB với một
khối công việc khá lớn, cơ bản đáp ứng được yêu cầu đề ra với tổng số dự án
là 27 trong đó đã có 20 dự án đã hoàn thành đạt 74,1%.
Dự án Tuyến đường vành đai phía Bắc thành phố Hạ Long đoạn Vũ
Oai - Quang Hanh tại thành phố Cẩm Phả do Sở giao thông vận tải tỉnh
Quảng Ninh làm chủ đầu tư. Dự án được thực hiện tại phường Quang Hanh,
thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh với mục đích: Phân luồng xe tải và
container tránh đi qua trung tâm thành phố Hạ Long để khắc phục tình trạng
quá tải và nguy cơ mất an toàn giao thông trên địa bàn thành phố; Giảm thiểu
các tác động tiêu cực đến môi trường đô thị du lịch thành phố Hạ Long do bụi
và khí thải do các xe tải, xe container gây ra. Tạo quỹ đất mở rộng không gian
đô thị. Thời gian triển khai công tác bồi thường GPMB: Từ tháng 01 năm
2011 đến tháng 9 năm 2012 thì bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư.
- Quy mô: Tổng chiều dài 5,3 km
34
- Tổng diện tích đất thu hồi để thực hiện dự án: 775.858,0 m2
- Tổng kinh phí bồi thường: 138,239 tỷ đồng
- Tổng số hộ được bồi thường, hỗ trợ: 128 hộ
Hiện nay công tác bồi thường GPMB đã hoàn thành, tuyến đường đã
được đưa vào sử dụng.
Hình 3.2. Bản đồ quy hoạch tuyến đường vành đai
3.2.2. Đối tượng và điều kiện được bồi thường
Tổ chức, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, hộ gia đình, cá nhân trong
nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài
đang sử dụng đất bị Nhà nước thu hồi đất (sau đây gọi chung là người bị thu
hồi đất) và có đủ điều kiện để được bồi thường đất, tài sản thì được bồi
thường theo quy định.
Đối tượng và điều kiện được bồi thường theo Nghị định số
197/2004/NĐ - CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ.
35
a. Đối tượng áp dụng
- Tổ chức, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, hộ gia đình, cá nhân trong
nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài
đang sử dụng đất bị Nhà nước thu hồi đất (sau đây gọi chung là người bị thu
hồi đất).
b. Điều kiện được bồi thường đất
Người bị Nhà nước thu hồi đất có một trong các điều kiện sau đây thì
được bồi thường:
- Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về
đất đai.
- Có quyết định giao đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy
định của pháp luật về đất đai.
- Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định, được Ủy ban nhân
dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) xác
nhận không có tranh chấp mà có một trong các loại giấy tờ sau đây:
+ Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất đai trước ngày
15/10/1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính
sách đất đai của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ Cách
mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và nhà nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam;
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính;
+ Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng, cho quyền sử dụng đất hoặc tài
sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa gắn liền với đất (giấy tờ
thừa kế theo quy định của pháp luật, giấy tờ tặng cho nhà đất có công
chứng xác nhận của UBND cấp xã tại thời điểm tặng, cho, giấy tờ giao nhà
tình nghĩa gắn liền với đất của cơ quan, tổ chức giao nhà và có xác nhận
của UBND cấp xã).
36
+ Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền
với đất ở trước ngày 15/10/1993, nay được UBND cấp xã xác nhận là đất sử
dụng trước ngày 15/10/1993.
- Cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có các công trình là đình, đền,
chùa, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ được UBND cấp xã nơi có đất xác nhận
là đất sử dụng chung cho cộng đồng và không có tranh chấp.
- Tổ chức sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:
+ Đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất
đã nộp không có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước.
+ Đất nhận chuyển nhượng của người sử dụng đất hợp pháp mà tiền trả
cho việc chuyển nhượng không có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước.
+ Đất sử dụng có nguồn gốc hợp pháp từ hộ gia đình, cá nhân.
c. Bồi thường nhà, công trình xây dựng trên đất
- Đối với nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân
được bồi thường bằng giá trị xây dựng mới của nhà, công trình có tiêu chuẩn
kỹ thuật tương đương do Bộ Xây dựng ban hành. Giá trị xây dựng mới của
nhà, công trình nhân với đơn giá xây dựng mới của nhà, công trình do Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh ban hành theo quy định của Chính phủ.
- Đối với nhà, công trình xây dựng khác không thuộc đối tượng quy
định tại khoản 1 Điều này được bồi thường theo mức sau:
Mức bồi thường
=
nhà, công trình
Giá trị hiện có của
nhà, công trình bị
thiệt hại
Một khoản tiền tính bằng tỷ
+ lệ phần trăm theo giá trị
hiện có của nhà, công trình
Giá trị hiện có của nhà, công trình bị thiệt hại được xác định bằng tỷ lệ
phần trăm chất lượng còn lại của nhà, công trình nhân với giá trị xây dựng của
nhà, công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương do Bộ xây dựng ban hành.
Một khoản tiền tính bằng tỷ lệ phần trăm theo giá trị hiện có của nhà,
công trình do UBND cấp tỉnh quy định, nhưng mức bồi thường tối đa không
37
lớn hơn 100% giá trị xây dựng mới của Nhà, công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật
tương đương với nhà, công trình bị thiệt hại.
Đối với công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật, mức bồi thường bằng
giá trị xây dựng mới của công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương
do Bộ Xây dựng ban hành; nếu công trình không còn sử dụng thì không
được bồi thường.
Việc phá dỡ nhà, công trình xây dựng làm ảnh hưởng đến công trình
khác và những công trình này không thể sử dụng được theo thiết kế, quy
hoạch xây dựng ban đầu hoặc phải phá dỡ thì được bồi thường. Việc xác
định tỷ lệ % chất lượng còn lại của nhà, công trình bị thiệt hại do cơ quan
được giao thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thực hiện với sự
tham gia của các cơ quan chuyên ngành. Tỷ lệ % chất lượng còn lại của
nhà, công trình được xác định theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng và các Bộ,
Ngành có liên quan. Đối với công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật mà không
còn sử dụng được hoặc thực tế không sử dụng thì khi Nhà nước thu hồi đất
không được bồi thường.
- Đối với nhà, công trình xây dựng khác bị tháo dỡ một phần, mà phần
còn lại không còn sử dụng được thì bồi thường cho toàn bộ nhà, công trình;
trường hợp nhà, công trình xây dựng khác phá vỡ một phần, nhưng vẫn tồn tại
và sử dụng được phần còn lại thì được bồi thường phần giá trị công trình bị
phá dỡ và chi phí để sửa chữa, hoàn thiện phần còn lại theo tiêu chuẩn kỹ
thuật tương đương của nhà, công trình trước khi bị phá dỡ.
- Tài sản gắn liền với đất thuộc một trong các trường hợp quy định
tại các khoản 4, 6, 7 và 10 Điều 38 Luật Đất đai năm 2003 thì không được
bồi thường.
- Tài sản gắn liền với đất thuộc một trong các trường hợp quy định tại
các khoản 2, 3, 5, 8, 9, 11 và 12 Điều 38 Luật Đất đai năm 2003 thì việc xử lý
38
tài sản theo quy định tại điều 35 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29
tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai.
* Bồi thường các tài sản khác:
- Đối với mồ mả: Đối với việc di chuyển mồ mả, mức bồi thường được
tính cho chi phí về đất đai, đào, bốc, di chuyển, xây dựng lại và các chi phí
hợp lý khác có liên quan trực tiếp.
- Đối với cây trồng, vật nuôi
+ Mức bồi thường đối với cây hàng năm được tính bằng giá trị sản
lượng thu hoạch của vụ thu hoạch đó. Giá trị sản lượng vụ thu hoạch được
tính theo năng suất của vụ cao nhất trong 3 năm trước liền kề của cây trồng
chính tại địa phương và giá trung bình tại thời điểm thu hồi đất.
+ Mức bồi thường đối với cây lâu năm:
Cây mới trồng = Chi phí đầu tư ban đầu + chi phí chăm sóc
Cây đang thu hoạch = (Số lượng từng loại cây * giá bán cây) - giá trị
thu hồi (nếu có)
+ Đối với cây trồng chưa thu hoạch nhưng có thể di chuyển đến địa
điểm khác thì được bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại thực tế do phải
di chuyển, phải trồng lại.
+ Cây rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, cây rừng tự
nhiên giao cho các tổ chức, hộ gia đình trồng, quản lý chăm sóc, bảo vệ thì
bồi thường theo giá trị thiệt hại thực tế của vườn cây; tiền bồi thường được
phân chia cho người quản lý, chăm sóc, bảo vệ theo quy định của pháp luật về
bảo vệ và phát triển rừng.
Đối với vật nuôi (thủy sản) được bồi thường theo quy định sau:
+ Đối với vật nuôi mà tại thời điểm thu hồi đất đã đến thời kỳ thu
hoạch thì không phải bồi thường;
+ Đối với vật nuôi mà tại thời điểm thu hồi đất chưa đến thời kỳ thu
hoạch thì được bồi thường thực tế do phải thu hoạch sớm; trường hợp có thể
di chuyển được thì bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại do di chuyển gây
39
ra; mức bồi thường cụ thể do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cho phù hợp
với thực tế.
d. Những trường hợp thu hồi đất mà không được bồi thường
- Người sử dụng đất không đủ điều kiện theo quy định tại Điều 8 của
Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ.
- Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, được
Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất có nguồn gốc
từ ngân sách nhà nước; được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng
năm; đất nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà tiền trả cho việc nhận
chuyển nhượng quyền sử dụng đất có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước.
- Đất bị thu hồi thuộc một trong các trường hợp quy định tại các khoản
2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 và 12 Điều 38 Luật Đất đai 2003.
Việc xử lý tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tài sản đã đầu tư trên đất đối
với đất bị thu hồi quy định tại khoản này được thực hiện theo quy định tại
khoản 3 Điều 34 và Điều 35 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10
năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai.
- Đất nông nghiệp do cộng đồng dân cư sử dụng.
- Đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường,
thị trấn.
- Người bị Nhà nước thu hồi đất có một trong các điều kiện quy định tại
Điều 8 của Nghị định này nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại
khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này.
Bảng 3.3: Kết quả về đối tƣợng và điều kiện đƣợc bồi thƣờng
Đối tƣợng
TT
1
2
3
4
Điều kiện bồi thƣờng
Số hộ bị thu hồi đất
Đủ điều kiện bồi thường
Không đủ điều kiện bồi thường
Số hộ không nhận tiền bồi thường
Hộ gia đình
Diện tích
Số hộ
(m2)
128
775.858,0
128
775.858,0
0
0
0
0
(Nguồn: Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố Cẩm Phả)
40
Qua bảng 3.3 cho thấy 128 hộ gia đình nằm trong khu vực GPMB của
dự án đều đủ điều kiện bồi thường.
3.2.3. Đánh giá kết quả công tác bồi thường giải phóng mặt bằng của dự án
“Tuyến đường vành đai”
3.2.3.1. Bồi thường đất ở
Đất đai ngày càng có giá trị cao nhất là ở các đô thị, các khu trung tâm,
đất bám các trục đường giao thông, vì vậy việc bồi thường thiệt hại khi Nhà
nước thu hồi đất là một vấn đề hết sức khó khăn và phức tạp. Không những
thế giá đất ngày càng có xu hướng tăng cao cũng như thị trường chuyển
nhượng diễn ra ngày càng sôi động. Vì vậy, giá đất bồi thường không thỏa
đáng sẽ gây ra nhiều khó khăn trong việc thu hồi GPMB để phục vụ cho tiến
độ dự án thực hiện theo đúng kế hoạch được đặt ra. Dự án Tuyến đường vành
đai có 128 hộ gia đình đã bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư trong đó có 25 hộ
phải di chuyển chỗ ở. Kết quả thể hiện ở bảng 3.4 như sau:
Bảng 3.4: Kết quả bồi thƣờng về đất ở
STT
1
2
Vị trí thửa đất
Các thửa đất bám mặt
đường quốc lộ 18A
Các thửa đất trong xóm
bám đường bê tông trên 3m
Diện tích Đơn giá
(m2)
(đồng/m2)
Thành tiền
(đồng)
962,0
8.000.000
7.696.000.000
1.704,0
1.500.000
2.556.000.000
(Nguồn: Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố Cẩm Phả)
Việc xác định diện tích, mục đích sử dụng, nguồn gốc đất của các hộ
gia đình trong khu vực thu hồi là rõ ràng, hợp pháp, đúng theo trình tự hướng
dẫn. Tất cả các thửa đất đều được Hội đồng bồi thường và chính quyền địa
phương xem xét, tính toán. Từ đó mới lập phương án bồi thường theo đúng
các văn bản quy định của Nhà nước, được niêm yết công khai tại trụ sở
UBND phường có đất bị thu hồi. Mặc dù đơn giá này vẫn còn nhiều chênh
lệch với giá thị trường trong khu vực tại cùng thời điểm.
41
Căn cứ Quyết định thu hồi đất của cấp có thẩm quyền và chỉ đạo của
Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và TĐC thành phố Cẩm Phả, Trung tâm Phát
triển quỹ đất thành phố Cẩm Phả đã tiến hành lập phương án bồi thường về
đất ở đối với các hộ ở hai khu vực bám quốc lộ 18A và các hộ trong xóm áp
theo giá đất tại Quyết định số 4166/2011/QĐ-UBND ngày 26/12/2011 của
UBND tỉnh Quảng Ninh về quy định giá đất các loại đất trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh năm 2012, các ô đất bám mặt đường quốc lộ 18A là
8.000.000đ/m2; các ô đất của các hộ trong xóm là 1.500.000đ/m2. Hiện nay
phương án bồi thường đã được phê duyệt. Theo phỏng vấn các hộ bị thu hồi
đất và một số hộ xung quanh thì mức giá quy định của Nhà nước và mức giá
thực tế chuyển nhượng chênh nhau khá nhiều. Cụ thể tại bảng sau:
Bảng 3.5: Chênh lệch giữa giá bồi thƣờng đất ở với giá chuyển nhƣợng
thực tế trên thị trƣờng
: đồng
TT
1
2
Vị trí thửa đất
Các thửa đất bám mặt đường
quốc lộ 18A
Các thửa đất trong xóm bám
đường bê tông trên 3m
Giá bồi
thƣờng
theo quy
định
Giá chuyển
nhƣợng
thực tế
Chênh lệch
8.000.000
18.400.000
10.400.000
1.500.000
6.500.000
4.000.000
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, phỏng vấn các hộ dân)
Đây chính là nguyên nhân chính dẫn đến việc người dân chậm chễ
trong việc bàn giao mặt bằng cho dự án, làm chậm tiến độ chung.
3.2.3.2. Bồi thường đất nông nghiệp
Theo quy định của Nghị định 69/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của
Chính phủ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp thì Nhà nước bồi thường
bằng đất có cùng mục đích sử dụng; nếu không có đất để bồi thường thì được
42
bồi thường bằng tiền tính theo giá đất cùng mục đích sử dụng tại thời điểm có
quyết định thu hồi của UBND tỉnh.
Theo Điều 1 Quyết định số 1748/2010/QĐ-UBND ngày 11/6/2010 của
UBND tỉnh Quảng Ninh thì việc hỗ trợ đất nông nghiệp trong khu dân cư và
đất vườn, ao không được công nhận là đất ở quy định như sau: “Hộ gia đình,
cá nhân bị thu hồi đất nông nghiệp trong địa giới hành chính phường, trong
khu dân cư thuộc thị trấn, khu dân cư nông thôn; thửa đất nông nghiệp tiếp
giáp với ranh giới phường, ranh giới khu dân cư có đủ điều kiện được bồi
thường thì ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp cùng mục
đích sử dụng còn được hỗ trợ theo quy định sau:
- Đối với đất rừng sản xuất là rừng trồng, đất bãi triều: Hỗ trợ bằng
20% giá đất ở trung bình các mức giá đất ở của các thửa đất ở trong ranh giới
khu đất bị thu hồi và các thửa đất ở liền kề ranh giới khu đất bị thu hồi;
- Đối với đất nông nghiệp còn lại: Hỗ trợ bằng 35% giá đất ở trung bình
các mức giá đất ở của các thửa đất ở trong ranh giới khu đất bị thu hồi và các
thửa đất ở liền kề ranh giới khu đất bị thu hồi;
- Diện tích được hỗ trợ theo diện tích đất thực tế bị thu hồi nhưng
không quá 05 lần hạn mức giao đất ở theo quy định của UBND tỉnh tại thời
điểm thu hồi đất. Trường hợp khu đất bị thu hồi có nhiều hạn mức giao đất ở
khác nhau, thì hạn mức giao đất ở để tính hỗ trợ là trung bình cộng các hạn
mức giao đất ở trong phạm vi phường xã có đất bị thu hồi.
Trong 128 hộ gia đình đã bồi thường thì có tới 58 hộ gia đình có đất
vườn ao liền kề chủ yếu là ở trong xóm với diện tích 7.250,0 m2. Kết quả
như sau:
43
Bảng 3.6
Loại đất
TT
I
Kết quả bồi thƣờng:
1
Đất trồng cây hàng năm
2
Đất trồng cây lâu năm
3
Đất rừng sản xuất
II
Kết quả hỗ trợ:
1
Đất trồng cây hàng năm
2
Đất trồng cây lâu năm
3
Đất rừng sản xuất
4
Đất vườn liền kề
Diện tích
(m2)
Đơn giá
(đồng/m2)
Thành tiền
(đồng)
9.605,0
42.000
403.410.000
51.380,0
38.000
1.952.440.000
707.623,0
3.000
2.122.869.000
9.605,0
105.000
1.030.050.000
51.380,0
76.000
3.904.880.000
707.623,0
6.000
4.228.548.000
7.250,0
2.450.000
17.762.500.000
Tổng:
31.404.697.000
(Nguồn: Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố Cẩm Phả)
Diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi là khá lớn, trong khi đó giá đất bồi
thường lại thấp (cao nhất chỉ 42.000 đồng/m2). Người dân chủ yếu sống dựa
vào sản xuất nông nghiệp, vấn đề mất việc làm do bị thu hồi đất gây tâm lý
cho hoang mang cho những hộ bị mất đất. Người dân luôn mong muốn sẽ
được bồi thường với mức giá cao hơn và được hỗ trợ, đào tạo nghề sau khi dự
án hoàn thành. Tổng cộng các khoản bồi thường và hỗ trợ đất nông nghiệp
cho 128 hộ gia đình là 31.404.697.000 đồng.
3.2.3.3. Bồi thường tài sản cây cối, hoa màu
Quá trình bồi thường các loại đất luôn liên quan tới các tài sản trên đất,
vì vậy khi Nhà nước thu hồi đất thì phải bồi thường những tài sản gắn liền
trên đất, đó là những cây cối, hoa màu mà người dân đã trồng để đem lại thu
nhập cho họ và những công trình trên đất.
- Giá bồi thường nhà cửa, vật kiến trúc, cây cối, hoa màu và vật nuôi
được áp dụng và thực hiện theo Quyết định số 398/2012/QĐ-UBND ngày
27/02/2012.
44
- Giá bồi thường nhà cửa, công trình trên đất được xác định trên cơ sở
phân cấp nhà và tính toán theo giá trị xây dựng nhà mới, công trình cùng cấp,
cùng hạng. Giá xây dựng mới chủ yếu được xác định theo giá thị trường thời
điểm đó.
Tương tự như vậy giá bồi thường về cây cối hoa màu cũng được xây
dựng trên cơ sở giá trị cùng thời điểm trên thị trường nên dễ dàng được người
dân đồng tình ủng hộ. Giá bồi thường về tài sản trên đất, quan điểm của người
có đất bị thu hồi trong việc xác định giá bồi thường đất và tài sản trên đất của
dự án được thể hiện ở bảng 3.7:
Bảng 3.7: Tổng hợp đơn giá bồi thƣờng tài sản, vật kiến trúc
và cây cối, hoa màu
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
Loại tài sản, cây cối, hoa màu
Nhà 2 tầng, không có gác xép, khung chịu lực,
tường 220, sơn bả
Nhà mái bằng 1 tầng, có gác xép, có cầu thang,
tường D220 sơn bả
Nhà mái bằng 1 tầng, không có gác xép, không có
cầu thang, tường D220 sơn bả
Nhà xây gạch chỉ d110, lợp mái ngói 22v/m2 cao
> 3,3m
Nhà xây gạch xỉ, lợp mái fibro xi măng cao > 3,3m
Bê tông nền
Làm trần bằng tấm thạch cao hoa văn 50x50 cm
Làm trần bằng tấm nhựa hoa văn 50x50 cm
Lát nền, sàn bằng gạch 200x300mm
Lát nền, sàn bằng gạch 300x300mm
Lát nền, sàn bằng gạch 400x400mm
Lát gạch đất nung 400x400 mm
Bể xây gạch chỉ D110, khối tích >10m3, có nắp
đan bê tông cốt thép
Xây móng đá hộc
Xây tường đá hộc
Xếp đá khan không chít mạch
ĐVT
Giá BT
(đồng)
đ/m2
3.787.400
đ/m2
3.334.119
đ/m2
2.920.000
đ/m2
2.012.897
đ/m2
đ/m3
đ/m2
đ/m2
đ/m2
đ/m2
đ/m2
đ/m2
1.680.299
1.270.680
1.201.178
406.140
180.504
194.892
205.859
147.946
đ/m3
1.024.933
đ/m3
đ/m3
đ/m3
1.073.036
1.142.392
584.898
45
STT
Loại tài sản, cây cối, hoa màu
ĐVT
17
18
19
20
Xây tường gạch chỉ 6,5x10,5x22, D110
Xây tường gạch chỉ 6,5x10,5x22, D220
Tháo dỡ kết cấu gỗ
Giếng xây gạch chỉ ≥ 220mm D > 1m, h > 4m
Hàng rào tre róc đan mắt cáo, khoảng cách đan ≤
15cm có cọc đỡ nẹp ngang, cao ≤ 1,2m
Bạch đàn, keo có đường kính thân đo ở vị trí 1.3m
so với mặt đất ≥ 10cm .
Bạch đàn, keo có chiều cao > 3m
Bạch đàn, keo có chiều cao > 2 - 3m
Ổi đường kính tán > 2 - 3m
Cam đường kính tán > 2 - 3m
Bưởi đường kính tán > 3 - 4m
Chanh đường kính tán > 1,5 - 2m
Vải đường kính tán > 5 - 6m
Nhãn đường kính tán > 5 - 6m
Mít đường thân 20 - 30cm
Hồng đường kính tán > 3 - 4m
Xoài đường kính tán > 2 - 3m
Me đường kính tán > 2 - 3m
Khế đường kính tán > 2 - 3m
Chiều cao lộ thân > 3 - 4m
Khoai lang
Khoai sọ
Bắp cải
Su hào
Rau muống, Cải xoong
Rau thơm các loại
Các loại bí, dưa
Cây rau ngót
Dọc mùng
Su su, bí xanh
Mồng tơi, rau đay, rau dền
Cà chua
đ/m3
đ/m3
đ/m3
đ/m3
Giá BT
(đồng)
1.684.419
1.503.210
524.052
2.394.000
đ/m
10.000
đ/m3
700.000
đ/cây
đ/cây
đ/cây
đ/cây
đ/cây
đ/cây
đ/cây
đ/cây
đ/cây
đ/cây
đ/cây
đ/cây
đ/cây
đ/cây
đ/m2
đ/m2
đ/m2
đ/m2
đ/m3
đ/m2
đ/m2
đ/m2
đ/m2
đ/m2
đ/m2
đ/m2
21.000
18.000
200.000
300.000
300.000
200.000
2.000.000
2.500.000
700.000
450.000
350.000
350.000
300.000
300.000
6.000
8.000
10.000
10.000
10.000
12.000
8.000
15.000
6.000
9.000
8.000
10.000
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
(Nguồn: Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố Cẩm Phả)
46
- Giá bồi thường về tài sản, vật kiến trúc, cây cối, hoa màu đã được quy
định tương đối phù hợp với giá thị trường tại thời điểm thu hồi đất.
- Tổ chức công khai theo đúng quy định; tiếp nhận và xử lý các ý kiến
thắc mắc về giá bồi thường tài sản kịp thời đã tạo sự đồng thuận trong nhân
dân. Việc thực hiện công tác bồi thường tài sản, vật kiến trúc, cây cối, hoa
màu nhìn chung đã được phần lớn người dân chấp thuận.
- Tuy nhiên việc quản lý tài sản, công trình trên đất trong khu vực
chuẩn bị thu hồi đất của chính quyền địa phương chưa được chặt chẽ.
Tóm lại: Qua phân tích dự án trên cho thấy Trung tâm Phát triển quỹ đất
thành phố Cẩm Phả đã tính toán áp dụng các đơn giá bồi thường, hỗ trợ về đất và
các tài sản trên đất một cách chính xác đúng các quy định được ban hành theo
các quyết định phê duyệt giá chuẩn của UBND tỉnh Quảng Ninh, ngoài ra còn
vận dụng linh hoạt các đơn giá không có trong mức giá chuẩn của UBND Tỉnh
quy định cho phù hợp với giá trị thực tế tại khu vực thực hiện dự án.
3.2.3.4. Bồi thường về di chuyển mồ mả
- Bồi thường 100% chi phí xây dựng lại mộ, lăng như quy mô ban đầu
theo đơn giá bồi thường.
- Chi phí về đất đai, đào bốc, di chuyển và các chi phí hợp lý khác có
liên quan:
+ Mộ chưa cải tiểu: 6.000.000đ/mộ
+ Mộ đã cải tiểu: 3.000.000đ/mộ
- Trường hợp di chuyển mồ mả vô chủ thì số tiền bồi thường, di
chuyển, quy tập vào nghĩa trang phù hợp quy hoạch chuyển cho tổ chức, cá
nhân được UBND cấp thành phố giao nhiệm vụ thực hiện.
47
Bảng 3.8: Kết quả hỗ trợ di chuyển mồ mả
STT
Loại hình
Số lƣợng
Mức hỗ trợ
Thành tiền
(đồng)
(đồng)
1
Ngôi mộ có chủ
23
7.550.000
173.650.000
2
Ngôi mộ vô chủ
08
6.000.000
48.000.000
Tổng
221.650.000
(Nguồn: Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố Cẩm Phả)
Đối với số ngôi mộ vô chủ, Hội đồng bồi thường thành phố Cẩm Phả
giao cho UBND phường Quang Hanh có trách nhiệm kê khai nhận kinh phí
và tổ chức di chuyển vào nghĩa trang tập trung của phường. Các ngôi mộ có
người nhận, sau khi nhận tiền bồi thường thì tùy theo nguyện vọng của gia
đình nếu di chuyển về nghĩa trang thì phường sẽ bố trí quỹ đất và không phải
đóng tiền lệ phí về đất, còn gia đình có nguyện vọng chuyển về địa điểm khác
thì phải tự bỏ kinh phí mua đất.
3.2.3.5. Chính sách hỗ trợ
a. Hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất
- Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi Nhà nước thu
hồi từ 30% đến 70% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng:
+ Trường hợp không phải di chuyển chỗ ở thì được hỗ trợ bằng 180kg
gạo/một nhân khẩu.
+ Trường hợp phải di chuyển chỗ ở mà chỗ ở mới không thuộc xã,
phường đặc biệt khó khăn thì được hỗ trợ bằng 360kg gạo/một nhân khẩu.
+ Trường hợp phải di chuyển chỗ ở, mà chỗ ở mới thuộc xã, phường
đặc biệt khó khăn thì được hỗ trợ bằng 720kg gạo/một nhân khẩu.
- Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi Nhà nước thu
hồi từ trên 70% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng:
+ Trường hợp không phải di chuyển chỗ ở thì được hỗ trợ bằng 360kg
gạo/một nhân khẩu.
48
+ Trường hợp phải di chuyển chỗ ở mà chỗ ở mới không thuộc xã,
phường đặc biệt khó khăn thì được hỗ trợ bằng 720kg gạo/một nhân khẩu.
+ Trường hợp phải di chuyển chỗ ở, mà chỗ ở mới thuộc xã, phường
đặc biệt khó khăn thì được hỗ trợ bằng 1.080kg/một nhân khẩu.
- Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân đang sản xuất kinh doanh
hoặc cho thuê địa điểm để sản xuất kinh doanh có đăng ký kinh doanh, có
thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước bị thu hồi toàn bộ (hoặc một
phần) nhà, đất đang sử dụng mà bị ngừng sản xuất kinh doanh thì được hỗ
trợ bằng 30% thu nhập sau thuế trong một năm theo mức thu nhập bình
quân của 03 năm liền kề trước đó được cơ quan Thuế xác nhận; Trường
hợp thời gian kinh doanh mới được từ 3 năm trở lại thì tính bình quân theo
thời gian thực tế kinh doanh.
- Hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi từ 30% diện tích đất nông nghiệp mà
được bồi thường bằng đất nông nghiệp thì được hỗ trợ ổn định sản xuất, bao
gồm hỗ trợ giống cây trồng, giống vật nuôi cho sản xuất nông nghiệp, các
dịch vụ khuyến nông, khuyến lâm, dịch vụ bảo vệ thực vật, thú y, kỹ thuật
trồng trọt chăn nuôi và kỹ thuật nghiệp vụ đối với sản xuất, kinh doanh dịch
vụ công thương nghiệp. Mức hỗ trợ như sau:
+ Thu hồi từ 30% đến 70% diện tích đất nông nghiệp: 5.000.000đ/hộ
chính chủ;
+ Thu hồi trên 70% diện tích đất nông nghiệp: 7.000.000đ/hộ
chính chủ.
b. Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm
- Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp mà không có
đất để bồi thường, thì ngoài việc được bồi thường bằng tiền theo quy định
thì còn được hỗ trợ chuyển đổi nghề và tạo việc làm theo một trong các
hình thức sau:
+ Đối với đất trồng cây hàng năm, đất làm muối: hỗ trợ bằng 2,5 lần
giá của loại đất đó.
49
+ Đối với các loại đất nông nghiệp còn lại: hỗ trợ bằng 2 lần giá của
các loại đất nông nghiệp đó.
Diện tích được hỗ trợ tối đa không quá hạn mức giao đất nông nghiệp
của địa phương.
Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi bị thu hồi 30%
diện tích đất sản xuất nông nghiệp thì được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp
cho người trong độ tuổi lao động; mức hỗ trợ và số lao động cụ thể được hỗ
trợ do UBND Tỉnh quy định cho phù hợp với thực tế ở địa phương.
Việc hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp được thực hiện chủ yếu
bằng hình thức cho đi học nghề tại các cơ sở dạy nghề.
c. Hỗ trợ di chuyển
- Di chuyển trong phạm vi nội tỉnh:
+ Di chuyển trong phạm vi thửa đất có nhà ở bị phá dỡ: 4.000.000đ/hộ
chính chủ.
+ Di chuyển ngoài phạm vi thửa đất nhưng trong phạm vi một huyện:
6.000.000đ/hộ chính chủ;
+ Di chuyển sang huyện khác: 8.000.000đ/hộ chính chủ.
- Di chuyển đi tỉnh khác: 10.000.000đ/hộ chính chủ.
- Hỗ trợ tiền thuê nhà ở cho hộ gia đình, cá nhân được bồi thường toàn
bộ nhà phải xây dựng nhà ở mới, được hỗ trợ tiền thuê nhà ở trong thời gian
xây nhà mới:
+ Hộ độc thân 01 người: 3.000.000đ/hộ chính chủ.
+ Hộ từ 02 đến 04 người: 7.000.0000đ/hộ chính chủ.
+ Hộ từ 05 người trở lên: 8.500.000đ/hộ chính chủ.
d. Hỗ trợ khác
* Thưởng tiến độ bàn giao mặt bằng
- Người sử dụng đất nông nghiệp khi bị thu hồi, nếu bàn giao đúng tiến
độ do Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thành phố Cẩm Phả quy định
thì được thưởng tiến độ bàn giao mặt bằng theo diện tích thực tế các loại đất
50
bị thu hồi nhân với (x) đơn giá thưởng của từng loại đất với giá trị thưởng tối
thiểu là 500.000 đồng và tối đa không quá 5.000.000 đồng/hộ chính chủ.
+ Đối với đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất làm muối
mức 5.000đ/m2.
+ Đối với đất rừng, đất nuôi trồng thủy sản mức 500đ/m2.
- Trường hợp bị phá toàn bộ nhà ở, công trình kiến trúc phục vụ nhà ở,
nhà sản xuất kinh doanh mà bàn giao mặt bằng phần đất bị thu hồi đúng quy
định thì được thưởng tối đa không quá 10.000.000đ/hộ chính chủ.
- Trường hợp bị phá dỡ một phần nhà ở, công trình kiến trúc phục vụ
nhà ở, nhà sản xuất kinh doanh mà bàn giao mặt bằng phần đất bị thu hồi
đúng quy định thì được thưởng tối đa không quá 5.000.000đ/hộ chính chủ.
* Hỗ trợ gia dình chính sách
- Hộ gia đình có người hoạt động cách mạng trước năm 1945, Anh
hùng lực lượng vũ trang, bà mẹ Việt Nam anh hùng, anh hùng lao động,
thương binh, bệnh binh, người tham gia lực lượng vũ trang bị nhiễm chất độc
hóa học và người được hưởng chính sách như thương bệnh binh bị mất sức
lao động từ 81% trở lên; thân nhân liệt sỹ đang hưởng tiền tuất nuôi dưỡng
hàng tháng được hỗ trợ 10.000.000 đ/hộ chính chủ sử dụng đất.
- Hộ gia đình có thương binh và người được hưởng chính sách như
thương binh bị mất sức lao động từ 61% đến 80% được hưởng hỗ trợ
8.000.000đ/hộ chính chủ sử dụng đất; từ 41% đến 60% được hưởng hỗ trợ
6.000.000đ/hộ chính chủ sử dụng đất; từ 21% đến 40% được hưởng hỗ trợ
4.000.000đ/hộ chính chủ sử dụng đất.
- Hộ gia đình có người đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội thường xuyên
khác của Nhà nước được hỗ trợ 2.000.000đ/hộ chính chủ sử dụng đất.
51
Bảng 3.9: Tổng hợp kinh phí hỗ trợ GPMB
STT
Loại hỗ trợ
Số hộ
Thành tiền
(đồng)
1
HT ổn định đời sống và sản xuất
44
205.920.000
2
HT chuyển đổi nghề và tạo việc làm
84
9.163.478.000
3
HT thuê nhà tạm
44
284.000.000
4
HT di chuyển
44
276.000.000
5
Thưởng bàn giao mặt bằng
39
39.000.000
Tổng
9.968.398.000
(Nguồn: Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố Cẩm Phả)
Việc áp dụng các chính sách hỗ trợ tại dự án thu hồi đất đã được Hội
đồng bồi thường, hỗ trợ và TĐC thành phố Cẩm Phả thực hiện, áp dụng đầy
đủ và thống nhất trên toàn dự án, theo đúng các chính sách về bồi thường, hỗ
trợ và TĐC được quy định trong Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày
03/12/2004 của Chính phủ, Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của
Chính phủ, cùng với Quyết định số 499/2010/QĐ-UBND ngày 11/02/2010
của UBND tỉnh Quảng Ninh. Đa phần người dân đã chấp thuận với chính
sách và phương án bồi thường GPMB của Hội đồng bồi thường.
Với các hộ có đất bị thu hồi 100% đất nông nghiệp; hiện nay không còn
diện tích đất nông nghiệp để canh tác thì được hỗ trợ học nghề và có chính
sách hỗ trợ, đào tạo dạy nghề.
3.2.3.6. Chính sách tái định cư
Việc bố trí TĐC cho người dân sau khi bị thu hồi đất là việc làm hết
sức quan trọng và cần thiết. Mỗi người dân đến nơi ở mới sẽ có một cuộc
sống mới, với những điều kiện sinh hoạt, điều kiện vật chất, tinh thần mới. Do
đó, nó ảnh hưởng đến tâm lý, đời sống của mỗi người dân. Việc bố trí tái định
cư không tốt sẽ làm cho người dân lo lắng, hoang mang ảnh hưởng đến niềm
tin của dân với Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương. Hộ gia đình, cá
nhân bị thu hồi đất đủ điều kiện được bố trí đất tái định cư được lựa chọn ba
52
hình thức: nhận đất ở tại khu tái định cư; các hộ có đất nông nghiệp phù hợp
với quy hoạch được chuyển mục đích sang đất ở; các hộ tự nguyện không vào
khu tái định cư đã bố trí, không có đất nông nghiệp phù hợp với quy hoạch để
chuyển mục đích sang đất ở, thì chủ dự án thực hiện hỗ trợ bằng tiền để các
hộ tự tìm nơi ở mới.
Tái định cư là nhiệm vụ được chính quyền các cấp và chủ dự án thường
xuyên quan tâm, đặc biệt là tái định cư cho các hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi
đất phải di chuyển chỗ ở.
Bảng 3.10: Tổng hợp kinh phí tái định cƣ
Tái định cƣ
STT
Số hộ
Đơn giá
Thành tiền
(đồng/hộ)
(đồng)
1
Tái định cư tại chỗ
19
45.000.000
855.000.000
2
Tự lo tái định cư
25
90.000.000
2.250.000.000
Tổng
3.105.000.000
(Nguồn: Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố Cẩm Phả)
Qua bảng 3.10 cho thấy tổng số hộ có đất bị thu hồi phải di chuyển đến
nơi ở mới là 25 hộ, trong đó số hộ đã được bố trí đất TĐC là 09 hộ (chiếm
36%), số hộ nhận tiền bồi thường và tự tìm nơi ở mới là 16 hộ (chiếm 64%).
Ƣu điểm:
- Trước khi thực hiện chính sách TĐC, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và
TĐC thành phố đã họp và kiểm tra, đánh giá hoàn cảnh, ý thức trách nhiệm
của từng hộ gia đình, mức độ ảnh hưởng của việc thu hồi đất tác động đến đời
sống kinh tế, việc làm của từng hộ gia đình, cá nhân trước khi thực hiện chính
sách TĐC.
- Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và TĐC thành phố và chủ dự án đã tích
cực tìm quỹ đất bố trí khu TĐC nhằm khuyến khích các hộ gia đình bị thu hồi
đất sớm bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư.
53
- Việc xác định các hộ đủ điều kiện TĐC của tổ nghiệp vụ làm công tác
bồi thường GPMB nhanh, chính xác, công bằng đã tạo sự đồng thuận cao của
người dân có đất bị thu hồi.
- Giá đất TĐC phù hợp với giá bồi thường, thậm chí còn thấp hơn giá
đất bồi thường đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ gia đình, cá nhân khi
chuyển đến khu tái định cư.
Nhƣợc điểm:
- Do khu TĐC hoàn thành muộn hơn so với dự án, vì vậy đến ngày
người dân bàn giao mặt bằng cho chủ dự án nhưng khu TĐC vẫn chưa được
hoàn thành như thiết kế, đặc biệt là hệ thống điện, nước, đường đi còn chưa
hoàn thành.
- Diện tích đất TĐC nhỏ hơn diện tích đất thu hồi, vì vậy khi chuyển
đến khu TĐC không phù hợp với điều kiện hoàn cảnh sống của một số hộ gia
đình đặc biệt đối với các hộ nông nghiệp và hộ gia đình có các ngành nghề
thủ công tại gia đình do thiếu diện tích đất so với nhu cầu sử dụng.
3.2.3.7. Tổng hợp kết quả bồi thường, hỗ trợ của dự án
Bảng 3.11: Bảng tổng hợp kinh phí bồi thƣờng GPMB của dự án
TT
Hạng mục bồi thƣờng
Số tiền (đồng)
1
Bồi thường về đất ở
14.752.343.000
2
Bồi thường, hỗ trợ đất nông nghiệp
31.404.697.000
3
Bồi thường về tài sản, vật kiến trúc
52.813.914.000
4
Bồi thường về cây cối, hoa màu
21.941.396.000
5
Hỗ trợ di chuyển mồ mả
6
Hỗ trợ khác và thưởng
Tổng
221.650.000
10.105.000.000
131.239.000.000
(Nguồn: Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố Cẩm Phả)
54
3.3. Kết quả điều tra, phỏng vấn các hộ dân về tình hình thu hồi đất, bồi
thƣờng và hỗ trợ của “Dự án Tuyến đƣờng vành đai”
3.3
, mua đất chỗ khác phục vụ canh tác,
sinh sống ...
Bảng 3.12: Phƣơng thức sử dụng tiền bồi thƣờng hỗ trợ của các hộ dân
Số hộ
Tổng
Tỷ lệ
số (hộ)
%
Tổng số
120
100
Đầu tư sản xuất kinh doanh dịch vụ phi NN, trong đó:
18
15,00
+ Sử dụng trên 70% số tiền bồi thường vào mục đích này
7
5,83
+ Sử dụng dưới 70% số tiền bồi thường vào mục đích này
11
9,17
Tín dụng (bao gồm tiết kiệm và cho vay)
49
40,83
+ Gửi tiết kiệm
38
31,67
+ Cho vay
11
9,17
3
Xây dựng, sửa chữa nhà cửa
85
70,83
4
Mua sắm đồ dùng
77
64,17
5
Học nghề
38
31,67
6
Đầu tư cho con học nghề
25
20,83
7
Mục đích khác
35
29,17
Chỉ tiêu
TT
1
2
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, phỏng vấn các hộ dân)
-
...
trong đó đa phần chỉ sử dụng dưới 70% số tiền bồi thường vào mục đích này;
có 38/120 hộ (31,67%) sử dụng tiền bồi thường đem gửi tiết kiệm (đa số là
55
những hộ mà lao động đã trên 50, 60 tuổi, già yếu), một số hộ mua đất canh
tác ổn định cuộc sống và một số mục đích khác. Số tiền bồi thường mà mỗi
hộ nhận được không nhiều lại chưa định hướng được công ăn việc làm, nên
ngoài việc sửa chữa nhà cửa, mua sắm đồ dùng là chủ yếu thì chỉ có rất ít hộ
đầu tư cho con cái học hành và học nghề (chiếm 20,83%) với số tiền cũng rất
khiêm tốn.
Qua bảng 3.12 cho thấy phương thức sử dụng tiền bồi thường rất đa dạng.
Tuy nhiên, mặc dù đa số các hộ bị thu hồi hết hoặc gần hết đất sản xuất, nhưng
việc sử dụng tiền bồi thường hỗ trợ của các hộ nhìn chung là chưa hợp lý.
Trong số những hộ nhận tiền bồi thường GPMB có không ít trường hợp
sử dụng tiền bồi thường để rượu chè, cờ bạc, gây ra các tệ nạn xã hội. Đặc
biệt một số gia đình nông dân bị thu hồi gần hết đất nông nghiệp mà không
tạo được công ăn việc làm mới thì chỉ sau một vài năm đã lâm vào hoàn cảnh
khó khăn.
3.3.2. Tình hình việc làm của người dân sau khi thu hồi đất
Do yêu cầu phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, việc xây
dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, khu khai thác chế biến ... nhằm đáp
ứng các nhu cầu phát triển của tỉnh Quảng Ninh là một thực tế khách quan.
Tuy nhiên, quá trình trên cũng đã và đang làm nảy sinh nhiều vấn đề kinh tế xã hội rất bức xúc ở địa phương.
Trước khi bị thu hồi đất, phần lớn người dân đều có cuộc sống ổn định
vì họ có đất sản xuất, có tư liệu sản xuất mà đất sản xuất, tư liệu sản xuất đó
được để thừa kế từ thế hệ này cho các thế hệ sau. Sau khi bị thu hồi đất, đặc
biệt là những hộ nông dân bị thu hồi gần hết đất sản xuất, điều kiện sống và
sản xuất của họ bị thay đổi hoàn toàn. Mặc dù nông dân được giải quyết bồi
thường bằng tiền, song họ vẫn chưa định hướng ngay được những ngành nghề
hợp lý để có thể ổn định được cuộc sống.
56
Lao động và việc làm là hai yếu tố quyết định đến thu nhập của người
dân. Như đã nói ở trên, do không còn đủ quỹ đất dự trữ để bồi thường, nên
khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án thì phương thức duy nhất
được thực hiện là bồi thường bằng tiền và việc hỗ trợ cũng như vậy. Cùng với
quá trình chuyển đổi đất đai sang phát triển công nghiệp, đô thị việc thực hiện
chính sách bồi thường, hỗ trợ cho người có đất bị thu hồi đã có những tác
động rất rõ rệt đến vấn đề lao động, việc làm của người dân.
Bảng 3.13: Trình độ văn hoá, chuyên môn của số ngƣời
trong độ tuổi lao động
Chỉ tiêu
Tổng số (ngƣời)
Tỷ lệ (%)
120
100
- Tiểu học
16
13,33
- Trung học cơ sở
56
46,67
- Phổ thông trung học
33
27,50
- Trên trung học
15
12,50
- Từ 15-35 tuổi
73
60,83
- Trên 35 tuổi
47
39,17
3. Số lao động chưa qua đào tạo
59
49,17
Số người được hỏi
1. Trình độ học vấn
2. Phân theo độ tuổi
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, phỏng vấn các hộ dân)
Thay vào làm nông nghiệp, hiện nay các lao động chính chuyển sang
làm việc trong các doanh nghiệp, buôn bán nhỏ, làm dịch vụ và các nghề khác
như chạy xe ôm, làm thuê ...
57
Bảng 3.14: Tình hình lao động và việc làm của các hộ dân bị thu hồi đất
Chỉ tiêu điều tra
1. Số hộ điều tra
Trƣớc khi
thu hồi đất
Tỷ lệ
Tổng số
(%)
120
Sau thu hồi đất
1 năm
Tổng
Tỷ lệ
số
(%)
120
2. Số nhân khẩu
373
3. Số người trong độ tuổi lao động
285
100
285
100
+ Làm nông nghiệp
61
21,41
30
10,53
+ Làm việc trong các doanh nghiệp
47
16,49
49
17,19
+ Buôn bán nhỏ, dịch vụ
28
9,83
43
15,09
+ Cán bộ, công chức
55
19,30
55
19,30
+ Làm nghề khác
28
9,82
31
10,88
+ Không có việc làm
39
13,68
53
18,60
+ Số người làm việc ở nơi khác
27
9,47
24
8,43
4. Số người ngoài độ tuổi lao động
88
373
88
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, phỏng vấn các hộ dân)
Sự gia tăng các cửa hàng buôn bán nhỏ, dịch vụ tăng lên. Tỷ lệ người
làm nông nghiệp giảm đi so với trước khi thu hồi đất (10,53%). Nguyên nhân
là do người dân không còn đất để sản xuất nông nghiệp. Điều này dẫn đến
hiệu quả tất yếu là số người thất nghiệp tăng lên và chuyển sang làm nghề tự
do ngày càng nhiều. Tỷ lệ lao động không có việc làm tăng từ 13,68% trước
khi thu hồi đất lên 18,60% sau khi thu hồi đất một năm.
3.3.3. Tác động đến thu nhập
Thu nhập đối với người nông dân rất quan trọng. Nó là chỉ số để đo mức
sống của người dân. Ở đây chúng tôi chỉ tính thu nhập bình quân theo các chỉ
số khác nhau như theo hộ/năm, theo đầu người/năm; và đầu người/ tháng.
Số liệu bảng 3.15 cho thấy nhìn chung thu nhập bình quân của người
dân ở đây sau thu hồi cao hơn trước thu hồi, nhưng mức tăng không đáng kể.
58
Bảng 3.15: Thu nhập bình quân của ngƣời dân trƣớc, sau thu hồi 1 năm
Thu nhập
Trƣớc khi thu
Sau khi thu
hồi đất (đồng)
hồi đất (đồng)
Thu nhập bình quân của hộ/năm
36.720.000
63.600.000
Thu nhập bình quân đầu người /năm
18.360.000
31.800.000
Thu nhập bình quân đầu người /tháng
1.530.000
2.650.000
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, phỏng vấn các hộ dân)
Theo kết quả điều tra tại Bảng 3.15 cho thấy mặc dù đã bị thu hồi nhiều
diện tích đất sản xuất, song có tới 60,09% số hộ dân có thu nhập cao hơn
trước khi thu hồi; 18,86 % số hộ cho rằng có thu nhập không đổi. Nhưng lại
có tới 21,05 % số hộ cho rằng có thu nhập kém đi so với trước khi thu hồi.
Nguyên nhân là do nhiều hộ dân không biết sử dụng tiền bồi thường một cách
hợp lý. Họ chỉ đầu tư vào mua sắm, sửa chữa nhà cửa là chủ yếu. Người nông
dân hiện vẫn làm các công việc mang tính chất thủ công và thời vụ. Những hộ
nào còn đất sản xuất thì đúng vụ công việc của họ là thuần nông, ngoài thời
vụ phần lớn họ chuyển sang các lao động phổ thông khác như tham gia vào
các nghề chuyên chở vật liệu xây dựng, đi phu hồ, buôn bán chợ búa, xe ôm...
Do tính chất công việc phổ thông, mang tính sự vụ nên thu nhập của họ
không cao và không ổn định. Mặt khác thu nhập có tăng lên trong khi thị
trường giá cả ngày một leo thang như hiện nay thì hoàn cảnh của họ càng khó
khăn hơn. Thực tế này tạo nên sự thiếu bền vững và tiềm ẩn những bất ổn về
việc làm với lực lượng lao động nông dân phường Quang Hanh nói riêng và
lao động nông thôn của thành phố Cẩm Phả nói chung.
3.3.4. Tổng hợp kết quả từ phiếu điều tra của hộ gia đình, cá nhân
Trong quá trình thực hiện công tác bồi thường, GPMB Dự án Tuyến
đường vành đai ngoài thời gian niêm yết phương án bồi thường, có những vấn
đề được giải thích tại chỗ cho người dân, Tổ công tác ghi nhận những ý kiến
của các hộ gia đình để điều tra, chỉnh sửa tài liệu cho đúng với thực tế (như
59
thay đổi chủ sử dụng, diện tích sử dụng,…) còn những ý kiến ngoài khả năng
giải quyết (như thu hồi diện tích các thửa đất ngoài chỉ giới,…) Tổ công tác
tiếp thu để báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Qua điều tra, phỏng vấn trực tiếp cùng với việc thu thập thông tin từ
mẫu phiếu điều tra của 120 hộ gia đình nằm trong diện có đất bị thu hồi. Đã
có rất nhiều ý kiến khác nhau từ phía người dân với những mong muốn và
nguyện vọng khác nhau. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.16.
Bảng 3.16: Kết quả điều tra về công tác bồi thƣờng và chính sách hỗ trợ
Mức BT
Hạng mục
TT
1
Bồi thường đất
Số
Tỷ lệ
phiếu
(%)
Thoả đáng
104
68,33
Chưa thoả đáng
16
31,67
97
80,80
Chưa thoả đáng
23
19,20
Thoả đáng
85
70,80
Chưa thoả đáng
35
29,20
120
100
Bồi thường tài Thoả đáng
2
sản, cây cối, hoa
màu trên đất
3
Các chính sách
hỗ trợ
Tổng
Nguyên nhân,
ý kiến
Mức giá thấp
Mức giá thấp
Mức hỗ trợ còn
thấp
(Nguồn: Tổng hợp kết quả từ phiếu điều tra các hộ gia đình )
Những hộ đồng ý và thấy thỏa đáng ở đây chủ yếu là hộ trong các xóm,
lao động chủ yếu là nông nghiệp, một phần nhỏ trong số đó là cán bộ công
chức nhà nước. Theo thực tế điều tra, giá đất trong phương án bồi thường là
chưa sát với giá thực tế của địa phương tại thời điểm thu hồi.
Còn những hộ chưa thấy thỏa đáng chủ yếu là các hộ bám quốc lộ 18A
và một số hộ trong xóm, nghề nghiệp chủ yếu là sản xuất kinh doanh, không
có đất sản xuất nông nghiệp.
60
3.3.5. Ảnh hưởng của công tác bồi thường GPMB đến các hộ dân liên quan
Qua nghiên cứu dự án thấy về cơ bản chính sách bồi thường của Trung
ương, Tỉnh đã đáp ứng được những vấn đề cần đặt ra trong công tác GPMB,
thu hồi đất. Các hộ dân thuộc diện bồi thường được đảm bảo quyền lợi cao
nhất. Sau khi bồi thường đa số hộ dân đều có một cuộc sống tốt hơn cuộc
sống hiện tại trước khi bồi thường.
Ngay từ khi bắt đầu thực hiện dự án từ UBND Tỉnh, Thành phố,
phường Quang Hanh đã xác định đây là dự án lớn có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng. Từ đó UBND Tỉnh xác định công tác bồi thường GPMB cần làm thật
tốt nên đã ban hành một chính sách riêng cho dự án. Chính sách được xây
dựng trên cơ sở đề xuất thực tiễn từ cơ sở, các sở ngành nghiên cứu kỹ tham
mưu cho UBND Tỉnh ban hành. Do đó quá trình bồi thường đã được thực thi
nhanh chóng, hiệu quả. Từ đó người dân được hưởng các quyền lợi như sau:
- Về chính sách: Các hộ dân được hưởng chính sách có lợi nhất từ trước
đến nay.
- Về đơn giá: Đơn giá đất được địa phương đề xuất UBND Tỉnh phê
duyệt sát với giá thị trường. Đơn giá kiến trúc, cơ sở hạ tầng, cây trồng, vật
nuôi được tính toán, phê duyệt theo hướng có lợi nhất cho các hộ.
- Về chính sách tái định cư: Dự án khu tái định cư tập trung khu người
có đất ở bị thu hồi có nhu cầu. Chất lượng khu tái định cư rất cao, hạ tầng kỹ
thuật đảm bảo, mỹ quan đô thị xứng tầm một khu đô thị mới, giá đất tái định
cư thấp rất thuận lợi cho người có đất bị thu hồi. Trường hợp hộ dân không
vào khu tái định cư tập trung được hưởng tiền hỗ trợ.
Tóm lại, sau khi dự án hoàn thành các hộ dân được bồi thường, hỗ trợ
thỏa đáng, đến nơi ở mới vui vẻ, phấn khởi, nhiều hộ dân sau khi được bồi
thường GPMB có tiền để thay đổi cuộc sống bằng cách chuyển đổi nghề
nghiệp, tạo công ăn việc làm phù hợp, đời sống được nâng cao, ổn định hơn
và không hộ dân nào khiếu kiện.
61
3.3.6. Đánh giá chung kết quả đạt được của “Dự án Đường vành đai”
Công tác GPMB được Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, chỉ đạo chặt chẽ từ tỉnh đến
Thành phố, phường, xã nên các ngành, các cấp đã nhận thức rõ vai trò trách
nhiệm trong nhiệm vụ GPMB, thực hiện tốt công tác tuyên truyền giải thích
các chế độ chính sách, chủ trương đường lối của Đảng, Nhà nước để mọi người
cảm thấy rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình đối với sự phát triển kinh tế xã hội
chung. Vì vậy đại đa số nhân dân thông hiểu chế độ chính sách của Đảng, Nhà
nước và ủng hộ chủ trương GPMB khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào
mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và mục đích
phát triển kinh tế. Các chính sách của Nhà nước đã được các cơ quan chuyên
môn tham mưu kịp thời như: giá đất trên địa bàn toàn tỉnh, giá bồi thường và
các chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư, chính sách về ưu đãi đầu tư,
chính sách đào tạo nghề và hỗ trợ việc làm mới cho người dân khi bị thu hồi
đất nông nghiệp... Do vậy các phương án bồi thường khi tính toán luôn đảm
bảo đúng chế độ chính sách của Nhà nước và các quy định của Pháp luật. Công
khai dân chủ, minh bạch đảm bảo quyền lợi cho các tổ chức, cá nhân có đất bị
thu hồi, góp phần đẩy nhanh tiến độ GPMB nên phần lớn diện tích bàn giao
cho các nhà đầu tư được kịp thời theo đúng tiến độ.
Qua quá trình đánh giá việc thu hồi đất của dự án chúng tôi nhận thấy:
Đây là dự án lớn có tầm quan trọng trong quá trình CNH - HĐH và đô
thị hoá của thành phố Cẩm Phả. Việc thực hiện các chính sách về bồi thường,
hỗ trợ GPMB khi Nhà nước thu hồi đất về cơ bản đã thực hiện đúng theo
Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ. Bên cạnh đó
thể chế các chủ trương chính sách, ý kiến chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HĐND,
UBND Tỉnh cùng thành phố Cẩm Phả đã có nhiều văn bản hướng dẫn chỉ
đạo mang tính quyết định trong quá trình xây dựng và phát triển các dự án
trên địa bàn Thành phố. Các văn bản được ban hành trong thời gian này thể
hiện sự đồng bộ, tập trung trong chỉ đạo và sát với thực tế nên đã tạo một
62
bước phát triển mới trong công tác quản lý Nhà nước về thu hồi và GPMB
của Tỉnh cũng như của Thành phố.
Qua quá trình thực hiện các chính sách bồi thường, hỗ trợ GPMB của
Trung tâm Phát triển quỹ đất cho thấy: quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đất
bị thu hồi được đảm bảo, quá trình thực hiện công tác bồi thường GPMB công
khai minh bạch, công bằng dân chủ, thống nhất ý chí trong chỉ đạo của Tỉnh cũng
như của Thành phố, đã làm hạn chế việc khiếu nại, tố cáo của nhân dân đồng thời
nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước trong lĩnh vực quản lý đất đai.
3.3.7. Tồn tại và hạn chế
Bên cạnh đó trong quá trình thực hiện bồi thường, hỗ trợ GPMB Trung
tâm Phát triển quỹ đất còn gặp một số khó khăn, vướng mắc như:
- Nhận thức, tư tưởng và ý thức chấp hành chính sách pháp luật của
người dân nói chung và người bị thu hồi đất nói riêng vẫn chưa cao. Nhiều
đối tượng khi đã được áp dụng đầy đủ các chính sách, đã được vận động
thuyết phục nhưng vẫn cố tình chống đối, không chấp hành việc thu hồi đất
cũng như phương án bồi thường thiệt hại. Mặt khác họ lại lôi kéo kích động
nhân dân không chấp hành chính sách của Nhà nước, làm ảnh hưởng tới tiến
độ bồi thường GPMB và thi công triển khai dự án.
- Trình độ nhận thức của một số cán bộ trong các cơ quan nhà nước ở
các cấp thực hiện công tác bồi thường GPMB còn nhiều điểm không thống
nhất, gây nhiều khó khăn cho việc thực hiện bồi thường GPMB. Đặc biệt
trong việc xác định các đối tượng và các điều kiện được bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư.
* Về đối tượng và điều kiện được bồi thường
Do việc quản lý của Chính quyền phường, xã còn lỏng lẻo, chưa
nghiêm cùng với ý thức thực hiện pháp luật của người dân chưa cao, dẫn đến
gặp nhiều khó khăn trong việc xác định chính xác, công bằng các đối tượng
được bồi thường và điều kiện được bồi thường thiệt hại.
63
* Về mức bồi thường thiệt hại
- Đối với đất ở: Mức giá quy định trong khung giá của tỉnh còn thấp và
còn nhiều bất cập, chưa tương xứng với giá thực tế. Việc quản lý thị trường
bất động sản còn lỏng lẻo nên người dân yêu cầu bồi thường thiệt hại với mức
giá rất cao, đồng thời tập trung khiếu kiện để gây sức ép với Nhà nước trong
quá trình thực hiện công tác bồi thường GPMB.
- Đối với đất nông nghiệp: Việc thu hồi đất hiện nay cho các dự án tập
trung chủ yếu là đất nông nghiệp, phần lớn người dân sinh sống, sản xuất chủ
yếu bằng nông nghiệp, không có ngành nghề hoặc thu nhập khác. Đa phần các
địa phương không còn quỹ đất nông nghiệp để giao bù lại diện tích bị thu hồi.
Vì vậy quá trình bồi thường GPMB cũng gặp rất nhiều khó khăn.
- Đối với vật kiến trúc, hoa màu, vật nuôi: Giá bồi thường thiệt hại đối
với các tài sản trên đất là giá tương ứng mức thiệt hại thực tế, nghĩa là bị thu
hồi đến đâu thì được bồi thường đến đó và được bồi thường hoàn toàn theo
giá trị xây mới.
* Các chính sách hỗ trợ và tái định cư
Một trong những hạn chế quan trọng của chính sách bồi thường thiệt
hại thu hồi đất GPMB hiện nay là chủ yếu tập trung vào bồi thường thiệt hại
về đất và tài sản trên đất mà chưa thực sự quan tâm đến việc ổn định đời sống
và TĐC của người dân bị thu hồi đất.
Nhiều dự án đầu tư không quan tâm đến việc hỗ trợ và khôi phục cuộc
sống cho người dân phải di chuyển nhà ở tới nơi ở mới, mà ở đó thu nhập của
người dân bị gặp nhiều khó khăn.
Đối với đất đô thị yếu tố giá đất bồi thường thiệt hại là nguyên nhân cơ
bản dẫn đến khiếu nại của công dân trong việc chấp hành phương án bồi
thường GPMB từ đó làm chậm tiến độ triển khai các công trình dự án còn đối
64
với đất nông nghiệp là tư liệu sản xuất của nông dân khi bị thu hồi đất với quy
mô lớn, người dân sẽ có rất nhiều những bức xúc như: Họ sẽ sống bằng gì,
tương lai con cháu họ sẽ sống ra sao khi mà đất nông nghiệp - nguồn thu nhập
chính nay không còn nữa. Bên cạnh đó các dự án thường có hình thức hỗ trợ,
thông qua hỗ trợ một khoản tiền nhất định, khoản tiền này phát huy tác dụng
khác nhau. Đối với người năng động thì nó phát huy tác dụng thông qua sự
đầu tư sinh lợi, còn với những người khác thì khoản tiền đó được tiêu dùng
trong một khoảng thời gian nhất định và sau đó dẫn đến thất nghiệp. Đây là
vấn đề rất bức xúc hiện nay bởi nó không chỉ ảnh hưởng tới cuộc sống gia
đình họ mà còn làm ảnh hưởng tới cả cộng đồng xã hội. Do vậy việc chuyển
đổi nghề nghiệp, tạo công ăn việc làm cho người dân sau khi bị thu hồi đất
dành cho đầu tư các dự án là trách nhiệm của Nhà nước và của chủ đầu tư.
Bên cạnh đó chính sách bồi thường thiệt hại của Nhà nước được áp
dụng ở mỗi thời điểm khác nhau, không nhất quán, đặc biệt là giá bồi thường.
Cụ thể là người được bồi thường sau thường được hưởng chế độ bồi thường
cao hơn người trước, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến người dân cố tình trì
hoãn, gây khó khăn trong công tác bồi thường GPMB.
3.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bồi
thƣờng GPMB “Dự án Tuyến đƣờng vành đai”
3.4.1. Các giải pháp chung
3.4.1.1. Chính sách bồi thường thiệt hại về đất
UBND Tỉnh cần nhất quán về chính sách tránh tình trạng các hộ dân
tập trung đông người khiếu kiện là lại được nới, mở chính sách. Hệ lụy sẽ ảnh
hưởng rất lớn đến các dự án khác đang triển khai hoặc đã xong công tác bồi
thường GPMB.
Cần thành lập cơ quan nghiên cứu và quản lý thị trường bất động sản,
việc quản lý thị trường này vừa thể hiện chức năng quản lý của Nhà nước vừa
sử dụng là công cụ để Nhà nước điều tiết lại chính thị trường đó theo các định
65
hướng chiến lược của Nhà nước. Trong công tác quản lý đất đai bồi thường
GPMB, việc quản lý thị trường bất động sản có tác dụng cực kỳ to lớn, đó là
xác định được chính xác giá trị tài sản đặc biệt là đất đai khi Nhà nước thực
hiện các quyền và nghĩa vụ của mình theo Luật Đất đai và các quy định của
bộ Luật dân sự (thu tiền sử dụng đất khi giao đất, tính các loại thuế thu từ đất,
bồi thường thiệt hại từ đất...).
3.4.1.2. Bồi thường thiệt hại về tài sản trên đất bị thu hồi
Về cơ bản chính sách bồi thường thiệt hại về tài sản như hiện nay đã
được phần lớn người dân khi bị thu hồi đất chấp nhận.
Kết quả điều tra cho thấy một điều là các ý kiến cho rằng giá bồi
thường vẫn còn thấp so với giá thị thường tại thời điểm thu hồi đất. Vì vậy
cần phải sớm hoàn thiện hơn công tác định giá tài sản trên đất.
Việc bồi thường thiệt hại về tài sản cần tính theo mức thiệt hại thực tế,
được xem xét bằng giá trị xây dựng mới. Cần thường xuyên xác định lại đơn
giá bồi thường tài sản trên đất bị thu hồi sao cho sát với giá thị trường.
3.4.1.3. Chính sách hỗ trợ và ổn định cuộc sống
Không chỉ dừng lại ở việc bố trí nơi ở mới, mà cần lưu ý các giải pháp
khôi phục cuộc sống cũng như tạo điều kiện cho người bị thu hồi đất có
nguồn thu nhập mới, đây là vấn đề cần được quan tâm. Điều này không chỉ là
trách nhiệm của chủ đầu tư dự án mà còn là trách nhiệm của cả chính quyền
địa phương.
Để ổn định đời sống và phát triển sản xuất cho người dân phải di
chuyển là một nhu cầu tất yếu khách quan. Đảm bảo cho người dân bị thu hồi
đất có một cuộc sống tốt hơn hoặc ít nhất cũng bằng trước lúc di chuyển, mặt
khác như là một biện pháp hữu hiệu nhằm ngăn ngừa những hậu quả xấu về
kinh tế, xã hội, môi trường mà quá trình tái định cư có thể đem lại. Vì vậy cần
có những chính sách, hỗ trợ cuộc sống cho họ như:
66
- Hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Phát triển các làng nghề truyền
thống, xây dựng các công trình dịch vụ nhỏ phục vụ cộng đồng dân cư.
- Hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề: Người dân có thể được hỗ trợ bằng
tiền hoặc bằng đào tạo trong các trường, trung tâm dạy nghề để được làm việc
trong các dự án thu hồi trên đất của họ.
3.4.2. Các giải pháp cụ thể
- Sự quan tâm thống nhất chỉ đạo sát sao của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND
Tỉnh, các ngành đoàn thể của Thành phố trong công tác bồi thường GPMB là
hết sức quan trọng, đặc biệt là việc tổ chức triển khai thực hiện của cấp xã,
phường. Đây là lực lượng gần gũi bám sát nhất đối với các đối tượng được
bồi thường GPMB, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
- Kiên trì giáo dục, thuyết phục nhân dân và vận động sự quan tâm hỗ
trợ chính đáng của doanh nghiệp với các hộ dân trong công tác bồi thường
GPMB là cần thiết, đặc biệt là việc quan tâm giải quyết việc làm cho người
lao động. Đối với những đối tượng đã bồi thường thoả đáng, đúng chính sách
và thuyết phục nhiều lần mà không được thì cũng phải có biện pháp xử lý
kiên quyết theo pháp luật (có thể dùng biện pháp cưỡng chế để thực hiện).
- Công tác bồi thường GPMB là một việc khó khăn, vì vậy khi trực
tiếp, tiếp xúc với nhân dân để tuyên truyền chủ trương chính sách, pháp luật
cần phải được cân nhắc kỹ càng, chính xác, thống nhất, điều gì đã hứa với
nhân dân thì phải thực hiện cho bằng được, để tạo niềm tin sự đồng tình ủng
hộ của nhân dân. Muốn thực hiện được việc này thuận lợi thì khâu chuẩn bị
phải luôn được cụ thể, chu đáo và công phu.
- Khi thực hiện việc phân cấp cho các thị xã và thành phố, các đơn vị
thành lập tổ công tác bao gồm có các thành phần Tỉnh và địa phương để thường
trực giải quyết mọi vướng mắc trong công tác bồi thường, đồng thời cũng giải
quyết kịp thời những tình huống phát sinh, tránh tình trạng một số doanh nghiệp
tự ý đi vào nhà dân để trả tiền bồi thường, gây mất trật tự khu vực.
67
- Vai trò của cán bộ, Đảng viên trong Chi bộ Đảng, các tổ chức quần
chúng chiếm vị trí quan trọng đến hiệu quả của công tác bồi thường GPMB.
Thực tế cho thấy nơi nào cán bộ, Đảng viên đoàn kết, thống nhất, có trách nhiệm
nhiệt tình, năng lực tốt thì nơi đó việc bồi thường GPMB đạt kết quả rất cao.
- Cần quan tâm, chỉ đạo quyết liệt hơn nữa việc giải quyết lao động
việc làm, xây dựng hạ tầng, khu đô thị - dịch vụ, vệ sinh môi trường, kinh phí
hỗ trợ xây dựng hạ tầng, công trình phúc lợi ở các xã, phường và thị trấn nơi
phải thu hồi nhiều đất.
- Công tác quy hoạch, tái định cư phải đi trước một bước. Có làm được
như vậy thì hiệu quả trong công tác bồi thường GPMB mới đạt kết quả cao.
68
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Từ kết quả điều tra và nghiên cứu dự án: Tuyến đường vành đai phía
Bắc thành phố Hạ Long đoạn Vũ Oai - Quang Hanh tại thành phố Cẩm Phả,
tỉnh Quảng Ninh rút ra một số kết luận sau:
* Tình hình quản lý, sử dụng đất tại thành phố Cẩm Phả
Công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố Cẩm Phả
được thực hiện tương đối tốt như: đo đạc xong bản đồ địa chính, cấp GCN
QSDĐ đạt kết quả khả quan, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo được giải
quyết triệt để... Đó là những thuận lợi cho công tác thường GPMB trên địa
bàn thành phố.
* Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng tại thành phố Cẩm Phả
Công tác thường, GPMB trên địa bàn thành phố trong thời gian qua
thực hiện đúng các quy định của pháp luật. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp
pháp của người bị thu hồi đất, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, xây dựng - nông lâm
nghiệp và dịch vụ.
* Kết quả bồi thường giải phóng mặt bằng của dự án
Dự án Tuyến đường vành đai phía Bắc thành phố Hạ Long đoạn Vũ
Oai - Quang Hanh tại thành phố Cẩm Phả là một dự án có quy mô lớn, thu hồi
nhiều loại đất của các hộ gia đình khác nhau. Tổng diện tích bồi thường để
thực hiện dự án là 775.858,0 m2; tổng kinh phí bồi thường là 138,239 tỷ đồng;
tổng số hộ được bồi thường, hỗ trợ là 128 hộ. Cho đến nay công tác bồi
thường GPMB đã hoàn thành, 100% số hộ được bồi thường, hỗ trợ. UBND
thành phố Cẩm Phả đã tổ chức bàn giao toàn bộ mặt bằng đã giải phóng để
chủ đầu tư thực hiện dự án từ năm 2012.
69
* Đời sống và việc làm của người dân
Nhìn chung đời sống người dân sau khi thu hồi đất để thực hiện dự án
trên có cuộc sống tốt hơn trước khi thu hồi đất. Các hộ dân được bồi thường,
hỗ trợ thỏa đáng, đến nơi ở mới vui vẻ, phấn khởi, được hưởng các chính sách
hỗ trợ chuyển đổi nghề và tạo việc làm tốt nhất.
2. Kiến nghị
Để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác bồi thường, giải
phóng mặt bằng chúng tôi xin đề nghị:
- Tăng cường hơn nữa trong công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục
chính sách, pháp luật đất đai đến các cấp ủy đảng, chính quyền và toàn thể
người dân, đặc biệt đối với các hộ có đất bị thu hồi.
- Hoàn thiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước
thu hồi đất theo hướng có lợi cho người dân. Trong đó chú trọng công tác hỗ
trợ ổn định đời sống, đào tạo nghề và tái định cư.
- Chỉ đạo UBND các xã, phường nâng cao hơn nữa vai trò công tác
quản lý đất đai, xây dựng trên địa bàn đặc biệt đối với những khu vực có dự
án, kiện toàn đội ngũ cán bộ địa chính xã, phường.
- Về chính sách kiến nghị với UBND Tỉnh Quảng Ninh xem xét điều
chỉnh chính sách bồi thường cho phù hợp.
- Chỉ đạo các cơ quan liên quan xây dựng giá đất bám sát giá chuyển
nhượng trên thị trường.
- Kịp thời điều chỉnh giá kiến trúc, cơ sở hạ tầng khi có biến động
thị trường.
70
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Bộ Tài Chính (2004), Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004
hướng dẫn thi hành Nghị định số 197/2004/NĐ-CP của Chính phủ.
2.
Bộ Tài nguyên - Môi trường (2009), Thông tư 14/2009/TT - BTNMT
ngày 01/10/2009 về việc quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định
cư và trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất.
3.
Chính phủ (2004), Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 về
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
4.
Chính phủ (1998), Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 về việc
đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc
phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.
5.
Chính phủ (2009), Nghị định 69 NĐ/CP ngày 13/8/2009 về việc Quy
định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường,
hỗ trợ và tái định cư.
6.
Hiến pháp 1992, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà nội 1992.
7.
Luật Đất đai 2003 - Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
8.
Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đất đai, Nhà xuất bản Chính
trị Quốc gia, Hà nội - 2001.
9.
UBND Tỉnh Quảng Ninh (2007), Quyết định 4505 QĐ/UB ngày
05/12/2007 quy định hạn mức đất ở trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
10. UBND Tỉnh Quảng Ninh (2010),
Quyết định 499 QĐ/UB ngày
11/02/2010 về việc ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
11. UBND Tỉnh Quảng Ninh (2010), Quyết định 1748/QĐ-UBND ngày
11/6/2010.
12. UBND Tỉnh Quảng Ninh (2010), Quyết định 2580 QĐ/UB ngày
26/8/2010 quy định biểu mẫu để lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư áp dụng thống nhất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
71
13. UBND Tỉnh Quảng Ninh (2011), Quyết định 4166/QĐ-UBND ngày
26/12/20011 quy định về đơn giá các loại đất trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh năm 2012.
14. UBND Tỉnh Quảng Ninh (2012), Quyết định 398/QĐ-UBND ngày
27/02/2012 về Bộ đơn giá tài sản đã đầu tư vào đất khi Nhà nước thu hồi
đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
72
PHỤ LỤC
PHIẾU ĐIỀU TRA
ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC BỒI THƢỜNG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG
Tên dự án: Tuyến đường vành đai phía Bắc thành phố Hạ Long
đoạn Vũ Oai - Quang Hanh tại thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh
Số phiếu: .............................................................................................................
Họ tên chủ hộ: ..................................................Tuổi: .........................................
Địa chỉ: Tổ ............, Khu ....................................................................................
Tổng số nhân khẩu trong gia đình: .....................................................................
Trình độ học vấn: ...............................................................................................
NỘI DUNG ĐIỀU TRA
I. Quá trình thu hồi đất
1. Theo ông (bà) cơ quan ra thông báo có đúng trình tự không? (Khoanh tròn
vào câu trả lời)
a. Có
b. Không
2. Sau khi được thông báo gia đình có được mời họp tham gia phổ biến chính
sách về đất đai không? (Khoanh tròn vào câu trả lời)
a. Có
b. Không
II. Đối tƣợng và điều kiện đƣợc bồi thƣờng
1. Trong việc xét duyệt đối tượng được bồi thường, gia đình ông (bà) có gặp
những khó khăn vướng mắc gì không? (Khoanh tròn vào câu trả lời)
a. Có
b. Không
2. Theo ông (bà) quy định về việc bồi thường, hỗ trợ đã hợp lý chưa?
(Khoanh tròn vào câu trả lời)
a. Hợp lý
b. Chưa hợp lý
73
III. Chính sách hỗ trợ và tái định cƣ
1. Gia đình ông bà có thuộc đối tượng ưu tiên không? (Khoanh tròn vào câu
trả lời)
a. Có
b. Không
2. Mức hỗ trợ đã đảm bảo cho gia đình ổn định đời sống sản xuất hay chưa?
(Khoanh tròn vào câu trả lời)
a. Đã đảm bảo
b. Chưa đảm bảo
3. Ngoài các khoản bồi thường như trên, nhà ông (bà) có được nhận thêm khoản
hỗ trợ thêm nào từ địa phương hay không? (Khoanh tròn vào câu trả lời)
a. Có
b. Không
4. Theo ông (bà) việc lập khu tái định cư, bố trí đất ở và cơ sở hạ tầng tái định
cư đã công bằng, phù hợp chưa? (Khoanh tròn vào câu trả lời)
a. Phù hợp
b. Chưa phù hợp
5. Ông (bà) có đơn thư gì về việc hỗ trợ và lập tái định cư không? (Khoanh
tròn vào câu trả lời)
a. Có
b. Không
IV. Tình hình đời sống của hộ gia đình sau khi bị thu hồi đất và nhận tiền
bồi thƣờng
1. Kể từ khi bị thu hồi đất và nhận tiền bồi thường cho đến nay, cuộc sống của
gia đình ông (bà) diễn ra như thế nào (đời sống, sinh hoạt, việc làm, thu nhập,
chi tiêu, giáo dục...)?
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
2. Gia đình ông (bà) đã nhận được tổng số tiền bồi thường là bao nhiêu? (đất
ở hay đất nông nghiệp)
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
3. Gia đình ông (bà) đã sử dụng số tiền bồi thường đó vào việc gì?
74
Mục đích sử dụng
STT
1
Xây dựng mới nhà cửa
2
Mua sắm tài sản
3
Cho, biếu, tặng
4
Gửi tiết kiệm
5
Đầu tư giáo dục
6
Đầu tư sản xuất
7
Chi tiêu sinh hoạt
8
Chi phí khác
Số tiền (đồng)
Ghi chú
4. Ý kiến của ông (bà) về tình hình đời sống sau khi bị thu hồi đất nông
nghiệp? (Khoanh tròn vào câu trả lời)
a. Tốt hơn
b. Không thay đổi
c. Kém đi
5. Tình hình tiếp cận cơ sở hạ tầng? (Khoanh tròn vào câu trả lời)
a. Tốt hơn
b. Không thay đổi
c. Kém đi
6. Quan hệ nội bộ gia đình? (Khoanh tròn vào câu trả lời)
a. Tốt hơn
b. Không thay đổi
c. Kém đi
7. An ninh trật tự xã hội tại nơi sinh sống? (Khoanh tròn vào câu trả lời)
a. Tốt hơn
b. Không thay đổi
c. Kém đi
V. Trình tự thực hiện và trách nhiệm của các cấp, các ngành
1. Trình tự thực hiện và trách nhiệm của Hội đồng bồi thường làm như thế đã
phù hợp chưa? (Khoanh tròn vào câu trả lời)
a. Phù hợp
b. Chưa phù hợp
2. Hội đồng bồi thường đã tuân thủ theo nguyên tắc: công bằng, dân chủ,
công khai đã phù hợp chưa? (Khoanh tròn vào câu trả lời)
a. Phù hợp
b. Chưa phù hợp
3. Ông (bà) có đơn thư gì về trình tự thực hiện và trách nhiệm của các cấp,
các ngành không? (Khoanh tròn vào câu trả lời)
a. Có
b. Không
75
VI. Ý kiến của hộ gia đình
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
Ngày ..... tháng ..... năm 2014
CÁN BỘ ĐIỀU TRA
(Ký, ghi rõ họ tên)
CHỦ HỘ/NGƢỜI TRẢ LỜI
(Ký, ghi rõ họ tên)
[...]... thầy giáo - TS Dư Ngọc Thành, tôi thực hiện nghiên cứu đề tài Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng Dự án Tuyến đường vành đai phía Bắc thành phố Hạ Long đoạn Vũ Oai - Quang Hanh tại thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh 2 Mục tiêu của đề tài - Mục tiêu tổng quát: Đánh giá công tác bồi thường GPMB của dự án Tuyến đường vành đai phía Bắc thành phố Hạ Long đoạn Vũ Oai - Quang Hanh tại thành phố. .. của thành phố Cẩm Phả - Khái quát về dự án và đánh giá kết quả thực hiện công tác bồi thường GPMB của Dự án Tuyến đường vành đai phía Bắc thành phố Hạ Long đoạn Vũ Oai - Quang Hanh tại thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh - Đánh giá những ảnh hưởng của công tác bồi thường GPMB tới đời sống của người dân khu vực GPMB Kết quả điều tra ý kiến của các hộ dân về công tác bồi thường GPMB - Đề xuất một số giải. .. bàn tỉnh Quảng Ninh; - Quyết định số 1586/QĐ-UBND ngày 31/5/2010 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình: Tuyến đường vành đai phía bắc thành phố Hạ Long đoạn Vũ Oai - Quang Hanh; - Quyết định số 87/QĐ-UBND ngày 10/01/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt mặt bằng hướng tuyến vành đai phía Bắc thành phố Hạ Long đoạn Vũ Oai - Quang Hanh. .. duyệt giá đất ở để thực hiện bồi thường GPMB 8 dự án Tuyến đường vành đai phía bắc thành phố Hạ Long đoạn Vũ Oai Quang Hanh (từ km 11 + 976,26 đến km 13 + 054,55) 1.2 Khái quát về công tác bồi thƣờng giải phóng mặt bằng 1.2.1 Khái niệm về bồi thường giải phóng mặt bằng - Công tác bồi thường GPMB là việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, ... thường GPMB khi Nhà nước thu hồi đất 2.1.2 Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu công tác bồi thường GPMB của Dự án Tuyến đường vành đai phía Bắc thành phố Hạ Long đoạn Vũ Oai - Quang Hanh tại thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh 2.2 Địa điểm và thời gian tiến hành - Địa điểm: Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh - Thời gian: Từ tháng 5/2013 đến tháng 5/2014 2.3 Nội dung nghiên cứu - Điều... lệch được hỗ trợ bằng tiền 24 Chƣơng 2 NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 2.1.1 Đối tượng nghiên cứu - Kết quả công tác bồi thường GPMB của Dự án Tuyến đường vành đai phía Bắc thành phố Hạ Long đoạn Vũ Oai - Quang Hanh tại thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh - Những chính sách, văn bản của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền liên quan đến công tác bồi thường GPMB khi... số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác bồi thường GPMB của địa phương trong thời gian tới 25 2.4 Phƣơng pháp nghiên cứu 2.4.1 Điều tra số liệu thứ cấp - Thu thập tài liệu từ cơ sở, phòng ban có liên quan đến công tác bồi thường GPMB của Dự án Tuyến đường vành đai phía Bắc thành phố Hạ Long đoạn Vũ Oai - Quang Hanh tại thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh - Thu thập tài liệu từ các phương tiện... và thị xã Cẩm Phả; - Quyết định số 825/QĐ-UBND ngày 18/4/2012 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt phương án tổng thể bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất thực hiện dự án Tuyến đường vành đai phía bắc thành phố Hạ Long đoạn Vũ Oai - Quang Hanh và đường nhánh nối với đường 326; - Quyết định số 1806/QĐ-UBND ngày 20/7/2012 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc... tại thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh - Mục tiêu cụ thể: Đánh giá được những ảnh hưởng của công tác bồi thường GPMB đến đời sống của người dân trong khu vực GPMB Tìm ra những thuận lợi, khó khăn trong công tác bồi thường GPMB của dự án Từ đó 3 đề xuất các giải pháp có tính khả thi cho công tác bồi thường GPMB của địa phương trong thời gian tới 3 Yêu cầu của đề tài - Nắm vững Luật Đất đai hiện hành,... hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư 1.4 Tình hình bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh 1.4.1 Quy trình của công tác bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh [10] Ngay sau khi UBND tỉnh giới thiệu địa điểm, chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc dự án đầu tư được phê duyệt thì tiến hành đồng thời các công việc sau: - UBND cấp huyện thông báo thu hồi đất, trường ... NÔNG LÂM PHẠM THỊ THU HÀ ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG DỰ ÁN TUYẾN ĐƯỜNG VÀNH ĐAI PHÍA BẮC THÀNH PHỐ HẠ LONG ĐOẠN VŨ OAI - QUANG HANH TẠI THÀNH PHỐ CẨM PHẢ, TỈNH QUẢNG NINH Ngành:... kết thực công tác bồi thường GPMB Dự án Tuyến đường vành đai phía Bắc thành phố Hạ Long đoạn Vũ Oai - Quang Hanh thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh - Đánh giá ảnh hưởng công tác bồi thường GPMB... thầy giáo - TS Dư Ngọc Thành, thực nghiên cứu đề tài Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt Dự án Tuyến đường vành đai phía Bắc thành phố Hạ Long đoạn Vũ Oai - Quang Hanh thành phố Cẩm Phả,