1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển công nghiệp hỗ trợ tại tỉnh bắc ninh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

93 423 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 2,6 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- TRẦN THỊ LAN ANH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TẠI TỈNH BẮC NINH TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ Hà Nội – 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- TRẦN THỊ LAN ANH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TẠI TỈNH BẮC NINH TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế Mã số: 60 31 01 06 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM HÙNG TIẾN XÁC NHẬN CỦA XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CÁN BỘ HƢỚNG DẪN CHẤM LUẬN VĂN Hà Nội – 2015 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................................... i DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................................ii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ........................................................................................... iii PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................... 2 3. Câu hỏi nghiên cứu........................................................................................... 3 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 3 5. Những đóng góp mới của luận văn .................................................................. 4 6. Bố cục của luận văn ......................................................................................... 4 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ ........................................................................... 5 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ...................................................................... 5 1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ............................................................ 5 1.1.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam ............................................................ 7 1.2. Cơ sở khoa học về phát triển công nghiệp hỗ trợ .......................................... 10 1.2.1. Khái niệm, vai trò và mô hình phát triển công nghiệp hỗ trợ ................ 10 1.2.2. Ảnh hưởng của hội nhập kinh tế quốc tế đến phát triển công nghiệp hỗ trợ .......................................................................................................................18 1.2.3. Những lý thuyết về công nghiệp hỗ trợ ................................................... 19 1.2.4. Kinh nghiệm của một số nước trong phát triển công nghiệp hỗ trợ và bài học kinh nghiệm cho tỉnh Bắc Ninh ......................................................................... 26 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KHUNG NGHIÊN CỨU ............... 38 2.1. Cách tiếp cận nghiên cứu ............................................................................... 38 2.1.1. Cách tiếp cận hệ thống ............................................................................ 38 2.1.2. Cách tiếp cận lịch sử................................................................................ 38 2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................... 38 2.2.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp ........................................................... 38 2.2.2. Phương pháp thống kê ............................................................................. 40 2.3. Khung nghiên cứu .......................................................................................... 41 CHƢƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG MGHIỆP HỖ TRỢ TẠI TỈNH BẮC NINH ............................................................................................................... 44 3.1. Các điều kiện phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ tại tỉnh Bắc Ninh ........... 44 3.1.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................... 44 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh ........................................................... 46 3.1.3. Hệ thống kết cấu hạ tầng ......................................................................... 48 3.2. Nhận dạng các ngành CNHT trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh .............................. 50 3.3. Tình hình phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ tỉnh Bắc Ninh ...................... 57 3.3.1. Tổng quan chung..................................................................................... 57 3.3.2. Thực trạng các ngành công nghiệp hỗ trợ tỉnh Bắc Ninh ...................... 61 3.4. Đánh giá kết quả, hạn chế và nguyên nhân của việc phát triển công nghiệp hỗ trợ tại tỉnh Bắc Ninh ................................................................................................ 68 3.4.1. Những kết quả đạt được .......................................................................... 68 3.4.2. Những tồn tại và hạn chế ........................................................................ 70 3.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế ............................................................ 71 CHƢƠNG 4: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TẠI TỈNH BẮC NINH TRONG THỜI GIAN TỚI .................................................................. 74 4.1. Định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030............ 74 4.1.1. Mục tiêu phát triển ................................................................................... 74 4.1.2. Định hướng các ngành, lĩnh vực.............................................................. 75 4.2. Giải pháp về phía Nhà nƣớc ........................................................................... 76 4.2.1. Hoàn thiện quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ. ............................ 76 4.2.2. Khuyến khích các nhà đầu tư trong tỉnh phát triển công nghiệp hỗ trợ 77 4.2.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp hỗ trợ ... 78 4.2.4. Tăng cường sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong quá trình phát triển công nghiệp hỗ trợ ................................................................................................... 78 4.3. Giải pháp về phía doanh nghiệp ..................................................................... 79 KẾT LUẬN ........................................................................................................................ 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................. 82 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 AFTA 2 ASEAN 3 CN 4 CNHT Công nghiệp hỗ trợ 5 CNLR Công nghiệp lắp ráp 6 DN 7 ĐTNN 8 FDI Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài 9 GDP Tổng sản phẩm quốc nội 10 GTSXCN 11 JETRO 12 KCN Khu công nghiệp 13 MNC Công ty đa quốc gia 14 NHTM 15 QG 16 SME 17 SXKD Sản xuất kinh doanh 18 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 19 VA Tỷ lệ giá trị gia tăng (VA) trong GTSXCN 20 VDF Diễn đàn phát triển Việt Nam Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Công nghiệp Doanh nghiệp Đầu tƣ nƣớc ngoài Giá trị sản xuất công nghiệp Tổ chức Xúc tiến Thƣơng mại Nhật Bản Ngân hàng Thƣơng mại Quốc gia Doanh nghiệp vừa và nhỏ i DANH MỤC BẢNG BIỂU STT Bảng 1 Bảng 3.1 Nội dung Kết quả hoạt động CNHT của các KCN Trang 60 Bắc Ninh 2 Bảng 3.2 Một số dự án ngành điện tử - tin học tại 61 Bắc Ninh 3 Bảng 3.3 Tình hình xuất khẩu hàng điện tử, máy 63 tính và phụ kiện từ 2009 – 2012 4 Bảng 3.4 Tình hình nhập khẩu hàng điện tử của Bắc 64 Ninh năm 2009 – 2012 5 Bảng 3.5 Tình hình xuất nhập khẩu hàng may mặc của Bắc Ninh ii 67 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ STT Hình Nội dung Trang 1 Hình 1.1 Khái niệm CNHT của Nhật Bản 11 2 Hình 1.2 Mô hình kim cƣơng của Michael Porter 22 3 Hình 3.1 GDP của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2000-2010 46 theo giá thực tế 4 Hình 3.2 Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế năm 2000 và 47 2010 5 Hình 3.3 Công nghê ̣ sản xuấ t, lắ p ráp ô tô xe máy 51 6 Hình 3.4 Phân vùng công nghệ chế tạo CNHT 52 7 Hình 3.5 Cơ cấu các ngành công nghiệp hỗ trợ tại Bắc 58 Ninh 8 Hình 3.6 Tăng trƣởng ngành công nghiệp hỗ trợ điện tử - 62 tin học trong khu công nghiệp Bắc Ninh từ 2005-2013 9 Hình 3.7 Tăng trƣởng các dự án CNHT ngành cơ khí từ 2005 – 2013 iii 65 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây, ngành CNHT ngày càng thể hiện đƣợc tầm quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của đất nƣớc, đặc biệt trong thời kì Việt Nam đang tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Bắc Ninh là tỉnh có những lợi thế về vị trí địa lý, chính sách cởi mở về thủ tục hành chính, cùng với kết cấu hạ tầng đồng bộ, Bắc Ninh đã thu hút đƣợc nhiều nhà đầu tƣ, các tập đoàn kinh tế đa quốc gia. Trong đó nổi trội là công nghiệp điện tử. Để công nghiệp điện tử phát bền vững cần có ngành công nghiệp hỗ trợ cung cấp linh phụ kiện và các dịch vụ đi kèm nhằm tăng giá trị gia tăng và nâng cao hàm lƣợng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến. Sau 17 năm tái lập, Bắc Ninh trở thành một trong 10 tỉnh phát triển công nghiệp đứng đầu cả nƣớc. Đến nay, tỉnh đã thu hút đƣợc 844 dự án đầu tƣ với tổng vốn đăng ký hơn 8,82 tỷ USD, riêng lĩnh vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài là 7,46 tỷ USD, chiếm 84,6% tổng vốn đầu tƣ vào các KCN. Trong đó có các tập đoàn lớn là Samsung (vốn đầu tƣ 3,5 tỷ USD), Canon (hơn 130 triệu USD), Microsoft (hơn 300 triệu USD), PepsiCo, Sumitomo… Nhƣng, đa số doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ có quy mô nhỏ và vừa. Khối doanh nghiệp trong nƣớc không đủ năng lực cạnh tranh với khối FDI nên khả năng phát triển thấp. Cơ bản đều phải nhập nguyên vật liệu để sản xuất, nguồn nguyên liệu trong nƣớc không đáp ứng yêu cầu. Riêng trong ngành điện tử, có khoảng 100 dự án sản xuất sản phẩm hỗ trợ, nhƣng gần nhƣ các doanh nghiệp hỗ trợ vẫn là FDI. Và ngay trong hệ thống các doanh nghiệp hỗ trợ (tạm gọi là hệ thống vệ tinh cấp I) vẫn chỉ là lắp ráp linh kiện. Các doanh nghiệp hỗ trợ FDI trong ngành cơ khí chế tạo hầu hết nguyên vật liệu đều đƣợc nhập khẩu từ nƣớc ngoài. Doanh nghiệp hoạt động hỗ trợ thuộc ngành dệt may và da giày của tỉnh còn quá ít, phát triển mang 1 tính tự phát, chƣa đƣợc quan tâm đầu tƣ hỗ trợ để khai thác nguồn nguyên phụ liệu trong nƣớc nên chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu. Việc thu hút đƣợc các tập đoàn công nghiệp toàn cầu đã tạo cơ hội lớn cho phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT), nhƣng thực tế việc phát triển CNHT chƣa tƣơng xứng với tiềm năng. Để phát huy đƣợc cơ hội sẵn có cần đẩy mạnh hơn nữa quá trình xúc tiến, thu hút đầu tƣ vào lĩnh vực phát triển CNHT nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao tỷ lệ nội địa hóa trong sản phẩm, góp phần tăng giá trị sản xuất công nghiệp, tạo kết nối giá trị giữa các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng thì việc phát triển công nghiệp hỗ trợ một cách bài bản, góp phần thúc đẩy tái cơ cấu nền kinh tế đất nƣớc là vấn đề hết sức quan trọng đối với ngành công nghiệp chính của tỉnh Bắc Ninh. Xuất phát từ lý do trên tác giả chọn chủ đề “Phát triển công nghiệp hỗ trợ tại tỉnh Bắc Ninh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” làm đề tài luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế Quốc tế. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu +/ Mục đích : Luận văn đặt mục tiêu phân tích thực trạng phát triển công nghiệp hỗ trợ của tỉnh Bắc Ninh trong trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế nhằm làm rõ những mặt còn hạn chế, cũng nhƣ tích cực mà công nghiệp hỗ trợ đã đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Ninh, trên cơ sở đó rút ra một số khuyến nghị cho việc phát triển công nghiệp hỗ trợ cho tỉnh Bắc Ninh nói riêng và thúc đẩy nền công nghiệp nƣớc nhà nói chung. + / Nhiệm vụ nghiên cứu : - Hệ thống hóa một số cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển công nghiệp hỗ trợ 2 - Phân tích và đánh giá thực trạng phát ngành công nghiệp hỗ trợ tại tỉnh Bắc Ninh. - Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ tỉnh Bắc Ninh nói riêng và công nghiệp hỗ trợ cả nƣớc nói chung. 3. Câu hỏi nghiên cứu Để thực hiện đƣợc nhiệm vụ nghiên cứu này, luận văn tập trung làm rõ câu hỏi nghiên cứu: 1./. CNHT là gì? Vì sao trong những thập kỷ gần đây, doanh nghiệp và Chính phủ lại đặc biệt quan tâm phát triển CNHT? 2./. Nội dung và các tiêu chí đánh giá sự phát triển CNHT dƣới góc độ một địa phƣơng và quốc gia là gì? 3./. CNHT trên thế giới phát triển nhƣ thế nào? Những bài học kinh nghiệm nào có thể rút ra từ thực tế phát triển CNHT? 4./. Thực trạng phát triển CNHT tại tỉnh Bắc Ninh nhƣ thế nào? Những vấn đề hạn chế là gì? Nguyên nhân? 5./. Cần làm gì để thúc đẩy phát triển CNHT nhanh, hiệu quả ở tỉnh Bắc Ninh? 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu tình hình phát triển công nghiệp hỗ trợ tại tỉnh Bắc Ninh - Phạm vi nghiên cứu: Đề tài sẽ nghiên cứu đánh giá hiện trạng phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ tại tỉnh Bắc Ninh và các chính sách, chiến lƣợc phát triển của Nhà nƣớc đối với tỉnh cũng nhƣ vai trò của thị trƣờng và doanh nghiệp sẽ đƣợc khảo cứu và đánh giá đối với sự phát triển của ngành này. Luận văn tập trung nghiên cứu ngành công nghiệp hỗ trợ tại tỉnh Bắc Ninh trong phạm vi từ năm 2004 đến năm 2013. 3 5. Những đóng góp mới của luận văn Đóng góp nổi bật của luận văn đƣợc thể hiện ở những nội dung cụ thể nhƣ sau: - Làm rõ cơ sở lý luận; các nội dung và nhân tố ảnh hƣởng cũng nhƣ hệ thống các chỉ tiêu đánh giá về sự phát triển công nghiệp hỗ trợ. - Tổng kết kinh nghiệm phát triển công nghiệp hỗ trợ tại một số quốc gia trên thế giới theo các nội dung đã đề xuất để rút ra những bài học kinh nghiệm có thể tham khảo cho tỉnh Bắc Ninh. - Thực hiện đƣợc những phân tích và đánh giá tƣơng đối toàn diện Thực trạng phát triển công nghiệp hỗ trợ tại tỉnh Bắc Ninh theo nội dung, chỉ tiêu đã đề xuất. Chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong phát triển công nghiệp hỗ trợ tại tỉnh Bắc Ninh. - Đề xuất đƣợc các giải pháp chủ yếu phát triển công nghiệp hỗ trợ tại tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới. 6. Bố cục của luận văn Bố cục của luận văn bao gồm có 4 chƣơng: Phần mở đầu Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở khoa học về phát triển công nghiệp hỗ trợ Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu và khung nghiên cứu Chƣơng 3 : Phân tích thực trạng phát triển công nghiệp hỗ trợ tại tỉnh Bắc Ninh Chƣơng 4: Đề xuất giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ tại tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới 4 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Trên thế giới, cũng đã có nhiều nghiên cứu về công nghiệp hỗ trợ ở các nƣớc, đặc biệt là các nƣớc đang phát triển. Có thể kể đến nghiên cứu kinh nghiệm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở châu Á của Tổ chức Năng suất châu Á (APO, 2002), nghiên cứu về liên kết và hợp tác giữa các doanh nghiệp của Rendon (2000). Cũng có một số các nghiên cứu về chính sách và thể chế phát triển công nghiệp ở các nƣớc nhƣ Thái Lan (Lauridsen, 2000). Uỷ Ban đầu tƣ Thái Lan (Thailand Board of Investment) cũng đã xây dựng cơ sở dữ liệu các ngành công nghiệp hỗ trợ các nƣớc Đông Nam Á (ASEAN) nhằm thu hút các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài vào khu vực này. Tuy nhiên, phần thông tin về Việt nam trên trang web này hầu nhƣ chƣa có gì. Do đó, có thể thấy rằng các nghiên cứu này không tập trung đi sâu phân tích công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam nên chƣa phản ánh đƣợc những nét đặt thù của nƣớc ta, chƣa có giá trị tham khảo. Các nghiên cứu về công nghiệp hỗ trợ có liên quan trực tiếp đến Việt Nam đƣợc kể đến là: Kenichi Ohno (editor), “Building supporting industies in Viet Nam”, VDF, 2007. Nghiên cứu đƣợc đăng tải trên diễn đàn phát triển Việt Nam (VDF), thể hiện mối quan tâm đặc biệt của các nhà đầu tƣ Nhật Bản đối với phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam. Bài nghiên cứu gồm 4 phần: phần 1 nêu đƣợc tổng quan CNHT của Việt Nam từ quan điểm của các công ty Nhật Bản và đƣa ra những chính sách tác động trực tiếp tới CNHT Việt Nam, nhấn mạnh vào ba yếu tố quyết định tới sự phát triển của CNHT (chất lƣợng, chi phí và sự phân phối); phần 2 đƣợc viết dƣới quan điểm của Nguyễn Thị Xuân Thủy, chủ yếu tập trung vào xem xét khái niệm khác nhau 5 của các nƣớc có ngành CNHT phát triển trong khu vực nhƣ Thái Lan, Nhật Bản... về "Ngành CNHT", sự phát triển của họ, và sau đó đƣa ra một định nghĩa cho Việt Nam; phần 3 phân tích định lƣợng của cơ cấu thu mua CNHT trong ASEAN 4, Hàn Quốc và Nhật Bản đƣợc viết bởi Toshiyuki Baba; phần 4 xây dựng một hệ thống thiết kế và Quản lý cơ sở dữ liệu CNHT - một hệ thống mà Việt Nam còn rất yếu kém trong việc quản lý. Kenichi Ohno – Nguyễn Văn Thƣởng, “Hoàn thiện chiến lƣợc phát triển công nghiệp Việt Nam”, NXB Lý luận chính trị, 2005. Đây là kết quả hợp tác giữa Đại học kinh tế quốc dân và Viện nghiên cứu chính sách Nhật Bản. Với mục tiêu phục vụ cho xây dựng chiến lƣợc công nghiệp, cuốn sách tập hợp nhiều nghiên cứu nhỏ chính sách công nghiệp và thực trạng một số ngành công nghiệp ở Việt Nam. Trong đó, đáng chú ý có nghiên cứu của Kyoshiro Ichikawa về xây dựng và tăng cƣờng ngành công nghiệp hỗ trợ. Nghiên cứu của Kyoshiro Ichikawa đã đƣa ra quan niệm căn bản về CNHT tại Việt Nam, với những nhấn mạnh cần nên hiểu thế nào là CNHT. Junichi Mori, “Development of Supporting Industries for Vietnam’s Industrialization: Increasing positive vertical externalities through collaborative training”. Đây là luận văn Thạc sĩ tại trƣờng Fletcher thuộc Đại học Tufts (Hoa Kỳ), nghiên cứu khá công phu trên ba khía cạnh có ý nghĩa đối với quá trình công nghiệp hóa ở Việt Nam: lý thuyết về CNHT, kinh nghiệm phát triển CNHT ở Malaysia, chiến lƣợc hợp tác đào tạo. Từ đó rút ra đƣợc những bài học kinh nghiệm quý giá cho Việt Nam đặc biệt trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực. Tuy nhiên, bài nghiên cứu cũng chỉ giới hạn trong một khía cạnh của toàn bộ hệ thống CNHT là nguồn nhân lực và khảo sát đến năm 2005, bên cạnh yếu tố đó còn nhiều yếu tố khác nhƣ vốn, chuyển giao công nghệ... tác giả không đề cập đến, đặc biệt ngành CNHT của công nghiệp ô tô và trải qua các năm ngành CNHT đều có sự thay đổi. 6 Hisami Mitarai (2005), Issues in electrical and electronic industries of ASEAN countries and experiences for Vietnam (Các vấn đề trong ngành công nghiệp điện và điện tử của các nƣớc ASEAN và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam), phân tích những vấn đề nảy sinh trong quá trình phát triển gần đây của ngành công nghiệp điện, điện tử của Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Philipine, cung cấp các bài học kinh nghiệm tham khảo cho Việt Nam trong quá trình hình thành và phát triển ngành công nghiệp điện tử. Trong các nghiên cứu trên phần thông tin về công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam gần nhƣ không có nên chƣa phản ánh đƣợc rõ nét đặc thù của Việt Nam. Mặc dù vậy, những tài liệu trên là nguồn tài liệu rất cần thiết để thực hiện luận văn này. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam Trong nghiên cứu chiến lƣợc phát triển công nghiệp Việt Nam, Nguyễn Kế Tuấn (2004) đã đề cập tới vai trò của ngành công nghiệp hỗ trợ đối với quốc gia đang phát triển nhƣ Việt Nam là hết sức quan trọng. Công nghiệp hỗ trợ là điều kiện quan trọng đảm bảo tính chủ động và nâng cao giá trị gia tăng của ngành sản xuất sản phẩm thuộc khu vực hạ nguồn, giảm xuất khẩu sản phẩm thô và nhập khẩu nguyên phụ liệu, mở rộng khả năng thu hút FDI, và góp phần tạo việc làm và thu nhập cho ngƣời lao động. Theo tác giả, để phát huy hiệu quả ngành công nghiệp hỗ trợ thì nhà nƣớc cần tập trung vào những ngành trọng điểm trong từng giai đoạn nhất định. Tập trung đầu tƣ phát triển loại công nghiệp hỗ trợ có nhu cầu lớn, trình độ công nghệ không cao chẳng hạn nhƣ may mặc, giày dép, thực phẩm,..Tiếp đến là tập trung đầu tƣ theo chiều sâu, đổi mới công nghệ theo hƣớng hiện đại hoá, trình độ công nghệ phức tạp và đòi hỏi lƣợng vốn đầu tƣ lớn, thời hạn xây dựng lâu dài nhƣ công nghiệp dệt sợi, sản xuất phôi thép, phụ tùng cho công nghiệp ôtô, xe máy,.. Đồng thời chuẩn bị những điều kiện cần thiết để đầu tƣ phát triển những 7 ngành công nghiệp hỗ trợ có nhu cầu lớn, trình độ công nghệ phức tạp và có thời hạn xây dựng dài hạn nhƣ phụ tùng, chi tiết linh kiện phức tạp của công nghiệp ôtô, xe máy, điện tử dân dụng, vải sợi cao cấp. Cũng trong nghiên cứu này, tác giả đã có những ngụ ý chính sách rằng, Nhà nƣớc cần định hƣớng trong dài hạn cần xác định loại nguyên liệu nào nhập khẩu từ bên ngoài theo “các quan hệ kinh tế”, loại nào cần và có thể đầu tƣ trong nƣớc. Chính vì vậy, tác giả đã đề xuất chính sách nội địa hoá phải đi kèm với chính sách hạn chế nhập khẩu sản phẩm hoàn chỉnh và các phụ tùng, phụ liệu trong diện nội địa hoá. Tuy nhiên, những chính sách này chỉ phù hợp với những “nền kinh tế đóng” chứ không phù hợp trong điều kiện hội nhập đòi hỏi cạnh tranh minh bạch. Nó chỉ phục vụ cho các doanh nghiệp bán trong thị trƣờng nội địa, thiếu động lực đổi mới đối với doanh nghiệp và không có tính chiến lƣợc phát triển về mặt dài hạn. Nghiên cứu điều tra của JETRO về ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam, Ichikawa K. (2004) cho thấy những ý kiến cho rằng ngành công nghiệp hỗ trợ không tồn tại ở Việt Nam là thiếu xác thực, trái lại nó đã có dấu hiệu thai nghén và bắt đầu phát triển. Có 3 dấu hiệu dẫn chứng cho điều này đó là: cải cách doanh nghiệp nhà nƣớc đang đƣợc tiến hành nhanh chóng, sự gia tăng nhanh các doanh nghiệp tƣ nhân, và luồng vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đang tăng mạnh. Theo kết quả điều tra phỏng vấn 19 Bộ và cơ quan của Chính phủ cùng 59 doanh nghiệp (bao gồm cả doanh nghiệp nhà nƣớc, tƣ nhân và FDI), nhóm nghiên cứu đã đƣa ra kết luận rằng ngành xe máy và điện tử gia dụng sẽ là ngành công nghiệp trụ cột và tiên phong trong việc thúc đẩy các ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam bởi đây là những ngành có qui mô sản xuất lớn, tỷ lệ nội địa hóa của những ngành này đạt khoảng 70 tới 80%. Từ việc nghiên cứu và giải quyết những vấn đề hạn chế từ hai ngành trên để từ đó thúc đẩy phát triển những ngành khác nhƣ thiết bị nghe nhìn tiêu dùng và sản xuất 8 ôtô. Bên cạnh việc tích cực đẩy mạnh cải cách doanh nghiệp nhà nƣớc, thúc đẩy và hỗ trợ doanh nghiệp tƣ nhân, tăng cƣờng đào tạo đội ngũ kỹ sƣ từ bậc trung cấp tới cao cấp, nghiên cứu cũng ngụ ý rằng để phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ không nên “ép buộc” công ty lắp ráp nâng cao tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm thông qua việc đánh thuế cao vào linh kiện nhập khẩu có thể có tác động tiêu cực tới sự tăng trƣởng của những ngành này, thay vì làm điều này, nhà nƣớc có thể sử dụng các công cụ khác để khuyến khích các doanh nghiệp nội địa có khả năng liên kết và đáp ứng đƣợc yêu cầu của các công ty lắp ráp. Trong một nghiên cứu khác về sự biến động của kinh tế Đông Á và con đƣờng công nghiệp hóa của Việt Nam, Trần Văn Thọ (2005) cho rằng, Việt Nam đang đứng trƣớc một thử thách lớn và phải tiến hành công nghiệp hóa trong điều kiện phải tự hóa thƣơng mại với các nƣớc trong khu vực và thế giới. Tuy nhiên, khả năng cạnh tranh của hàng công nghiệp Việt Nam còn yếu nhất là những ngành sản xuất các loại máy móc. Với những chính sách và cơ cấu công nghiệp hiện có, tác giả khẳng định rằng công nghiệp Việt Nam không thể thay đổi đƣợc tình hình trƣờng hợp tìm một mũi đột phá chiến lƣợc và dồn tất cả năng lực về chính sách cho mũi đột phá đó: đó chính là ngành công nghiệp hỗ trợ. Tại thời điểm này, công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam quá yếu, các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ của doanh nghiệp nhà nƣớc sản xuất phần lớn là sản phẩm có chất lƣợng thấp và giá thành cao (do công nghệ lạc hậu và quản lý kém,..) trong khi khu vực tƣ nhân và hộ gia đình cá thể lại hạn chế về vốn và công nghệ. Mặc dù các doanh nghiệp FDI muốn tăng tỷ lệ nội địa hóa đề giảm giá thành sản xuất nhƣng không tìm đƣợc nguồn cung cấp công nghiệp hỗ trợ đáng tin cậy nên họ vẫn chủ yếu vẫn phải nhập khẩu linh phụ kiện từ nƣớc ngoài hoặc tự sản xuất. Ví dụ, công ty xe máy Honda mặc dù có tỷ lệ nội địa hóa cao nhất (khoảng 66% năm 2002) song phân tích kỹ thì vai trò của doanh nghiệp nội địa của Việt Nam vẫn rất nhỏ và hầu nhƣ linh 9 kiện do tự họ sản xuất hoặc mua từ các doanh nghiệp FDI khác. Chính vì vậy, để phát triển ngành công nghiêp hỗ trợ, chính phủ cẩn tập trung ƣu tiên nguồn lực trong nƣớc và tận dụng hết nguồn lực bên ngoài. Nghiên cứu về ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam dƣới góc nhìn của các nhà sản xuất Nhật Bản do VDF (2006) tổ chức cho thấy, công nghiệp hỗ trợ hiện tại vẫn kém phát triển, bức tranh toàn cảnh là mức nội địa hóa còn thấp hơn mức mong đợi của các nhà sản xuất Nhật Bản. Việc tìm kiếm các nhà cung cấp linh phụ kiện điện tử, khuôn mẫu và gia công kim khí nhƣ cán, định hình, mạ còn gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt, các nhà lắp ráp các thiết bị gia dụng phản ánh rằng họ không thể tìm đƣợc các linh phụ kiện có giá trị cao ở thị trƣờng nội địa. Những điều này cho thấy, mặc dù tỷ lệ nội địa hóa đã tăng nhanh ở một số ngành và doanh nghiệp lắp ráp sản xuất nhƣ ngành xe máy (khoảng 75%), điện tử (từ 20-40% tùy thuộc vào từng nhà sản xuất),..nhƣng việc nội địa hóa mới chỉ tập trung ở những linh phụ kiện có giá trị thấp. Hồ Lê Nghĩa (2008), Liên kết sản xuất trong ngành công nghiệp điện tử Việt Nam- Một số vấn đề đặt ra, phân tích những vấn đề còn tồn tại trong quá trình liên kết sản xuất giữa các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp điện tử của Việt Nam, từ đó tìm ra nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại và đề xuất một số giải pháp tăng cƣờng liên kết hiệu quả giữa các doanh nghiệp sản xuất trong ngành. 1.2. Cơ sở khoa học về phát triển công nghiệp hỗ trợ 1.2.1. Khái niệm, vai trò và mô hình phát triển công nghiệp hỗ trợ 1.2.1.1. Khái niệm về công nghiệp hỗ trợ Khái niệm “công nghiệp hỗ trợ” hay còn gọi khác là “công nghiệp phụ trợ”; “công nghiệp bổ trợ”, xuất phát từ tên tiếng Anh “supporting industries”, xuất hiện ở Nhật Bản từ thập niên 60 của thế kỷ XX. Tuy vậy, phải đến giữa 10 thập niên 80 của thế kỷ XX, cùng với trào lƣu đầu tƣ trực tiếp (chủ yếu là hoạt động lắp ráp) của Nhật Bản vào các nƣớc nhƣ ASEAN nhƣ Thái Lan, Malaysia và Indonesia khái niệm này mới bắt đầu đƣợc biết đến ở Đông Á và đƣợc dùng phổ biến từ đầu thập kỷ 90. Mặc dù, thuật ngữ “công nghiệp hỗ trợ” đƣợc sử dụng khá rộng rãi, nhƣng định nghĩa về ngành này vẫn còn chƣa thống nhất. Mỗi nƣớc sử dụng thuật ngữ này với những mục đích khác nhau tùy thuộc vào điều kiện kinh tế và mục tiêu chính sách. Trong khuôn khổ luận văn này, để thống nhất về mặt ngôn từ, tác giả xin sử dụng thuật ngữ “công nghiệp hỗ trợ”. Ở Nhật Bản, định nghĩa CNHT chính thức đƣợc đƣa ra lần đầu tiên vào giữa những năm 1980 trong Chƣơng trình Phát triển công nghiệp hỗ trợ Châu Á, theo đó CNHT là các ngành công nghiệp cung cấp những gì cần thiết, như nguyên vật liệu thô, linh phụ kiện và hang hóa tư bản, cho các ngành công nghiệp lắp ráp. Hoặc, trong Sách trắng về hợp tác kinh tế 1985 của Bộ Công nghiệp và Thƣơng mại Nhật Bản (nay đã đổi tên thành Bộ Kinh tế, Thƣơng mại và Công nghiệp), thuật ngữ “công nghiệp hỗ trợ” đƣợc sử dụng để nói đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) có đóng góp cho việc tăng cƣờng cấu trúc công nghiệp ở các nƣớc Châu Á trong trung hạn và dài hạn. Các nhà lắp ráp có yêu cầu về linh kiện, phụ kiện tương tự nhau Công nghiệp hỗ trợ Nguồn: Ohno 2004 Hình 1.1: Khái niệm CNHT của Nhật Bản 11 Ở Thái Lan, CNHT là các doanh nghiệp sản xuất linh phụ kiện được sử dụng trong các công đoạn lắp ráp cuối cùng của các ngành công nghiệp sản xuất ô tô, máy móc, điện tử. Trong khi đó, Bộ Năng lƣợng Mỹ lại định nghĩa CNHT là những ngành công nghiệp cung cấp nguyên liệu và quy trình cần thiết để sản xuất ra sản phẩm trước khi chúng được đưa ra thị trường. Ở Việt Nam, khái niệm CNHT xuất hiện trong các chƣơng trình hợp tác kinh tế với Nhật Bản. Thuật ngữ CNHT đƣợc sử dụng chính thức từ năm 2004, chủ yếu trong các chỉ thị, công văn chỉ đạo của Thủ tƣớng Chính phủ. Nội dung phát triển CNHT đã đƣợc đề cập trong Quy hoạch tổng thể phát triển các ngành công nghiệp Việt Nam và kế hoạch tổng thể phát triển công nghiệp điện tử Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020. Trong đó, CNHT đƣợc định nghĩa: Công nghiệp hỗ trợ là các ngành công nghiệp sản xuất vật liệu, phụ tùng linh kiện, phụ kiện, bán thành phẩm để cung cấp cho ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp các sản phẩm hoàn chỉnh là tư liệu sản xuất hoặc sản phẩm tiêu dùng.. Trong Quy hoạch phát triển này, CNHT đƣợc phân chia thành hai phần chính, phần cứng liên quan đến sản xuất và phần mềm là hệ thống dịch vụ công nghiệp và marketing. Năm nhóm ngành đã đƣợc Chính phủ chỉ định ƣu tiên phát triển CNHT và đƣợc hoạch định kế hoạch phát triển cụ thể, đó là: cơ khí, điện tử, ô tô, dệt may, da – giầy. 1.2.1.2. Vai trò công nghiệp hỗ trợ Thứ nhất, CNHT tạo cơ sở cho việc tái cơ cấu nền công nghiệp theo hƣớng bền vững. Chúng ta đã vô hình chung buộc phải lựa chọn con đƣờng phát triển công nghiệp lắp ráp (CNLR) trƣớc để mở đƣờng cho CNHT phát triển sau. Tuy nhiên đến nay sau khi cái ngƣỡng của CNLR đã đến, chúng ta cần thúc đẩy CNHT phát triển nếu không muốn VA công nghiệp tiếp tục sụt giảm. 12 Mặt khác nếu không có một khu vực CNHT có tính liên kết cao thì các doanh nghiệp, nhất là các tập đoàn kinh tế lớn buộc phải tự phát triển hệ thống CNHT riêng cho mình và nhƣ vậy sẽ kéo theo một cuộc chạy đua đầu tƣ “khép kín” trong từng doanh nghiệp, lãng phí đầu tƣ, rủi ro rất cao, hiệu quả thấp. Chính hệ thống CNHT sẽ là cơ sở để tái cấu trúc lại nền công nghiệp với ý nghĩa là tái cơ cấu các ngành, cơ cấu quy mô, tái cơ cấu bản thân doanh nghiệp, đặc biệt là một quan hệ kinh doanh mới theo “nguyên tắc hợp đồng” sẽ dần hoàn thiện. Thứ hai, Nếu xét theo các khâu của chuỗi sáng tạo giá trị thì CNLR có tỷ trọng VA công nghiệp tăng thấp nhất trong khi phần lớn VA lại thuộc vào ba khâu chính là nghiên cứu và phát triển (R&D), CNHT, thƣơng mại. Trong điều kiện của nƣớc ta, khi các nghiên cứu sáng tạo chƣa có điều kiện phát triển thuận lợi, hoạt động thƣơng mại (nhất là thƣơng mại quốc tế) còn nhiều rào cản thì vai trò của CNHT càng trở nên quan trọng trong việc nâng cao tỷ trọng VA, tạo sự phát triển về chất của nền kinh tế nói chung, công nghiệp nói riêng. Thứ ba, CNHT là công cụ quan trọng quyết định mặt chất của nỗ lực giảm nhập siêu. Nếu định hƣớng nền công nghiệp vào xuất khẩu mà CNHT chƣa phát triển thì chúng ta phải nhập khẩu chi tiết linh kiện đầu vào, cùng đi với dòng hàng nhập khẩu đó là những chi phí cao của các nền kinh tế phát triển (thậm chí còn bị nâng cao một cách giả tạo) làm cho sức cạnh tranh của sản phẩm lắp ráp kém hấp dẫn, nhất là quy mô lắp ráp lại nhỏ bé. Điều đó kéo theo việc phải tiếp tục xuất khẩu tài nguyên hoặc tiếp tục “nhập để xuất” và chúng ta sẽ dễ bị kéo vào vòng xoáy nhập khẩu luôn cả các “căn bệnh” của các nền kinh tế khác nhƣ lạm phát, tỷ giá, các ràng buộc phi kinh tế khiến cho cùng nỗ lực xuất khẩu thì nhập siêu cũng càng lớn. Nhƣ vậy, về lâu dài, chính 13 CNHT mới là công cụ giải quyết cơ bản tình trạng nhập siêu vốn rất nặng nề hiện nay của nền kinh tế nƣớc ta. Thứ tƣ, CNHT là khu vực chuyển giao, tiếp nhận nhanh công nghệ mới, đồng thời là khu vực mà lao động thực sự đƣợc khuyến khích sáng tạo. Khác với CNLR với những động tác giản đơn đã đƣợc lập trình đến từng thao tác, dễ gây nhàm chán và ít có cơ hội nghề nghiệp khác thì khu vực CNHT lại là nơi thúc đẩy ngƣời lao động phải thành thạo nghề nghiệp, phải sáng tạo không ngừng để cạnh tranh, chen chân đƣợc vào chuỗi cung ứng cho các nhà lắp ráp. CNHT còn đƣợc gọi là khu vực lao động sáng tạo. Thứ năm, CNHT còn là một công cụ cho quá trình hội nhập về mặt chất của nền công nghiệp một quốc gia. Nếu phân chia một cách đơn giản quá trình hội nhập thành hai khu vực: Một là hội nhập trên thị trƣờng hàng hoá, mà cơ bản là việc chúng ta mang hàng hoá cùng chen chân, cạnh tranh trên thị trƣờng theo các định chế ràng buộc thì ở khu vực thứ hai, khu vực quan trọng hơn, quyết định hơn là hội nhập từ trong quá trình hợp tác sản xuất, nhất là sản xuất công nghiệp. Đây là sự hội nhập căn bản, nó quyết định đến sự hội nhập bền vững, vai trò quan trọng đó cũng chính là của CNHT. Thứ sáu, CNHT là khu vực sử dụng nhiều công nghệ, ít hao tốn tài nguyên và dễ sử dụng các giải pháp sản xuất thân thiện môi trƣờng. Nếu có định hƣớng đúng, CNHT đƣợc phát triển trong các khu công nghiệp (KCN) chuyên môn hoá, đƣợc tổ chức liên kết trong các cụm liên kết công nghiệp (Industrial cluster) thì các nguy cơ ô nhiễm sẽ dần đƣợc khắc phục. Do đó phát triển CNHT là một trong những chính sách ƣu tiên hàng đầu của Chính phủ và đƣợc kỳ vọng sẽ làm thay đổi bộ mặt của ngành công nghiệp Việt Nam. 14 1.2.1.3. Những điều kiện phát triển công nghiệp hỗ trợ Để phát triển CNHT, cần các điều kiện về hạ tầng công nghiệp, các điều kiện về nhu cầu thị trƣờng và cuối cùng là môi trƣờng và các thể chế hỗ trợ cho sự phát triển của các ngành này. Điều kiện hạ tầng nền công nghiệp: bao gồm cơ cấu công nghiệp; các hoạt động công nghiệp cơ bản; năng lực sản xuất và tham gia phân công lao động quốc tế. + Cơ cấu công nghiệp: Phải đƣợc hình thành theo hƣớng hiện đại với sự xuất hiện của các ngành công nghiệp then chốt. + Các hoạt động công nghiệp cơ bản: nhƣ luyện kim, khai thác cao su, hóa chất, nhựa, công nghiệp mạ, đúc … phải có nền tảng phát triển, vì những hoạt động này có ý nghĩa rất lớn trong việc hình thành và phát triển CNHT. Sự sẵn sàng về nguồn lực, công nghệ, nhân lực và vốn trong các khu vực này sẽ là điều kiện hết sức cần thiết để hình thành các ngành CNHT. + Năng lực sản xuất và tham gia phân công lao động quốc tế: Các quốc gia với nền công nghiệp có năng lực sản xuất dồi dào (vốn, công nghệ, nhân lực) và có điều kiện thuận lợi tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế sẽ có nhiều khả năng để phát triển các ngành CNHT. Điều kiện thị trường: Song song với các điều kiện về hạ tầng công nghiệp, sự hình thành một thị trƣờng “các hoạt động hỗ trợ” là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển của CNHT. Các điều kiện về thị trƣờng bao gồm nhu cầu thị trƣờng hàng hóa trung gian, khả năng liên kết của các doanh nghiệp trong nền kinh tế và các lợi thế thị trƣờng cho sự lựa chọn chiến lƣợc của các doanh nghiệp. + Nhu cầu thị trƣờng linh phụ kiện: Nhu cầu này đƣợc hình thành khi xuất hiện các doanh nghiệp lớn hoạt động trong khu vực hạ nguồn nhƣ các doanh nghiệp sản xuất chế tạo và lắp ráp. Khi các doanh nghiệp này (chủ yếu 15 là các doanh nghiệp ĐTNN) hợp lý hóa hoạt động SXKD bằng cách chọn các khu vực sản xuất có lợi thế nhất về chi phí hoặc công nghệ thì gần nhƣ tất yếu, họ muốn sử dụng các nguồn lực sẵn có và tại chỗ. Tuy nhiện, thị trƣờng các hàng hóa trung gian này phải đảm bảo một số yêu cầu cho sự phát triển CNHT, đó là yếu tố về quy mô, điều kiện công nghệ và tập quán kinh doanh. + Khả năng liên kết lâu dài giữa các DN lớn và các DN nhỏ: Những đặc điểm của các thị trƣờng mới nổi nhƣ sự chênh lệch khá lớn về công nghệ và khả năng quản lý, sự hạn chế về thông tin, pháp luật và cả các rào cản đến từ văn hóa và tập quán kinh doanh sẽ là những trở ngại cho việc thiết lập các quan hệ liên kết lâu dài. + Lợi thế so sánh: các lợi thế so sánh bao gồm lợi thế về chi phí và lợi thế về quy trình, công nghệ. Lợi thế về chi phí là yếu tố cơ bản nhất cho việc sử dụng các doanh nghiệp CNHT. Điều kiện về thể chế và môi trường: Ngoài các điều kiện trên thì điều kiện về thể chế và môi trƣờng cũng là điều kiện cần cho sự phát triển CNHT. + Pháp luật: Để phát triển CNHT, các quy định về pháp luật nhằm đảm bảo cần bằng lợi ích của các bên tham gia vào thị trƣờng các sản phẩm trung gian, khắc phục các thất bại của thị trƣờng là cực kỳ cần thiết. + Thông tin: cần phải có một hệ thống cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ và hiệu quả cho các doanh nghiệp, cả các doanh nghiệp hạ nguồn cũng nhƣ các doanh nghiệp CNHT. + Các ràng buộc và hỗ trợ: việc hình thành và phát triển CNHT một cách tự phát khó có thể tái diễn trong điều kiện kinh tế thế giới hiện tại. Các quốc gia đi sau phải sử dụng các chính sách tích cực hơn và can thiệp nhiều hơn vào quá trình công nghiệp hóa. Sự điều phối các nguồn lực, các chính sách ƣu đãi, những chƣơng trình hỗ trợ là cực kỳ cần thiết để các ngành CNHT có thể phát triển nhanh và đúng hƣớng. 16 Nguồn nhân lực: Cuối cùng, sự sẵn sàng của nguồn nhân lực chất lƣợng cao đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp lắp ráp cũng nhƣ các doanh nghiệp CNHT sẽ là một trong các điều kiện cơ bản cho sự phát triển của hai khối doanh nghiệp này. Khả năng hội nhập kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp: Đóng vai trò tích cực trong các mối liên kết khu vực và toàn cầu hiện nay chính là các Tập đoàn đa quốc gia. Với tiềm lực mạnh về tài chính, công nghệ và đặc biệt thƣơng hiệu mạnh, các tập đoàn này thiết lập mạng lƣới sản xuất và phân phối rộng khắp trên thế giới với chiến lƣợc và thƣơng hiệu thống nhất toàn cầu. Mỗi chi nhánh trong mạng lƣới đó sẽ đƣợc chuyên môn hóa hợp lý nhằm khai thác tối đa lợi thế so sánh của mỗi quốc gia và chi phối thị trƣờng theo khu vực. Theo đó, theo lợi thế so sánh, những bộ phận hay chi tiết nhất định đƣợc sản xuất ở 1 quốc gia để cung cấp cho chi nhánh ở các quốc gia khác. Việc sản xuất nhƣ vậy tạo điều kiện cho các chi nhánh, bộ phận phát huy tối đa lợi thế so sánh của mình, bổ trợ cho nhau, tập trung nguồn lực để có thể tạo ra những sản phẩm có giá thành cạnh tranh, chất lƣợng đảm bảo. + Ngày nay, không một Tập đoàn nào còn thực hiện sản xuất khép kín theo mô hình tích hợp dọc từ sử dụng nguyên liệu sơ chế để sản xuất các linh kiện, phụ tùng cho đến lắp ráp hoàn chỉnh. Các công đoạn khác nhau trong qui trình sản xuất đƣợc thực hiện tại các chi nhánh khác nhau trong của doanh nghiệp hoặc mua từ các doanh nghiệp hỗ trợ khác ngoài mạng lƣới. Do quá trình toàn cầu hóa, một sản phẩm hoàn chỉnh có xuất xứ từ 1 nƣớc nhƣng các chi tiết, phụ tùng của có thể xuất phát từ nhiều nƣớc khác nhau. Quá trình chuyên môn hóa này tạo điều kiện cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ phát triển, nhƣng lại tùy thuộc vào khả năng hội nhập quốc tế. Nhƣ vậy, để có thị trƣờng, theo xu hƣớng hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp khi sản xuất các loại linh kiện và phụ tùng không chỉ dựa vào nhu cầu của cá nhà lắp 17 ráp nội địa mà cần phải chủ động tìm hiểu, nắm bắt nhu cầu của các khách hàng nƣớc ngoài, từ đó tham gia vào mạng lƣới sản xuất của họ. 1.2.2. Ảnh hưởng của hội nhập kinh tế quốc tế đến phát triển công nghiệp hỗ trợ Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, khi các quan hệ hợp tác đƣợc thiết lập, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ sẽ là một bộ phận hiện hữu, không tách rời, cấu thành trong các sản phẩm của các tập đoàn công nghiệp đa quốc gia hàng đầu thế giới của Mỹ, Nhật Bản, châu Âu,... Công nghiệp hỗ trợ nhờ đó mà trở thành một bộ phận tham gia vào hệ thống sản xuất chuyên môn hóa quốc tế. Giá trị sản xuất của công nghiệp hỗ trợ sẽ đƣợc nằm trong chuỗi giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực cũng nhƣ toàn cầu. Hội nhập quốc tế quan trọng hơn là hội nhập ở thƣợng nguồn, tức là phối hợp với nhau trong quá trình tham gia sản xuất linh kiện, để tham gia vào chuỗi sản xuất toàn cầu. Công nghiệp hỗ trợ chính là mắt xích quan trọng trong chuỗi sản xuất toàn cầu chứ không phải công nghiệp lắp ráp. Công nghiệp lắp ráp lại thuộc khâu hạ nguồn, nó không mang tính sản xuất, chế tạo, thiếu yếu tố năng động, sáng tạo. Đối với việc tham gia vào chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu, nếu nhƣ công nghiệp hỗ trợ không phát triển sẽ làm cho các công ty lắp ráp và những công ty sản xuất thành phẩm cuối cùng khác sẽ phải phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu. Dù những sản phẩm này có thể đƣợc cung cấp với giá rẻ ở nƣớc ngoài nhƣng vì chúng loại quá nhiều, chi phí chuyên chở, bảo hiểm sẽ làm tăng phí tổn đầu vào. Công ty đa quốc gia sẽ gặp khó khăn trong việc quản lý dây chuyền cung cấp nếu phải nhập khẩu phần lớn linh kiện, bộ phận, và các sản phẩm công nghiệp phụ trợ khác. Các tập đoàn công nghiệp đa quốc gia hàng đầu trên thế giới ngày càng có vai trò chi phối, điều tiết và gần nhƣ quyết định với tầm ảnh hƣởng rất 18 rộng đến hệ thống kinh tế thế giới. Các nƣớc đang phát triển, đi sau, cũng chịu sự chi phối, điều tiết này và không thể một bƣớc phát triển vƣợt bậc, để đạt đƣợc sức mạnh ngang tầm mà cần phải có quá trình từng bƣớc tƣơng thích, hợp tác và hội nhập. 1.2.3. Những lý thuyết về công nghiệp hỗ trợ 1.2.3.1. Lý thuyết cụm công nghiệp Cụm liên kết công nghiệp là sự tập trung về vị trí địa lý của các ngành công nghiệp nhằm tận dụng các cơ hội kinh doanh thông qua liên kết địa lý. Các nhà khoa học, nhà nghiên cứu và chính phủ trên thế giới đang sử dụng ngày càng nhiều các mô hình cụm công nghiệp nhằm tìm kiếm các lợi thế cạnh tranh bên ngoài để hỗ trợ công nghiệp vùng và địa phƣơng trong phát triển kinh tế. Đƣợc phát triển bởi M. Porter (1990), lý thuyết cụm công nghiệp đƣợc sử dụng một các phổ biến trong việc hoạch định các chính sách công cộng và kinh tế. Trong mô hình kim cƣơng của Porter, bốn yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh công nghiệp đƣợc kết hợp một cách sáng tạo để gia tăng tính cạnh tranh cho sự định hình công nghiệp, bao gồm: các điều kiện nhà máy; nhu cầu trong nƣớc; các ngành công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp liên quan; chiến lƣợc công nghiệp, cơ cấu và khả năng cạnh tranh. Khả năng cạnh tranh của một quốc gia hay một vùng dựa trên khả năng của nền công nghiệp. Cụm công nghiệp đƣợc tạo thành khi các lợi thế cạnh tranh kéo theo sự gia tăng, sự bố trí lại, sự phát triển các ngành công nghiệp tƣơng tự vào trong một vùng. Đến lƣợt mình, các cụm công nghiệp sẽ tăng khả năng cạnh tranh bằng việc tăng năng suất, khuyến khích các công ty mới cải tiến, thậm chí giữa các đối thủ cạnh tranh, tạo ra những cơ hội cho các hoạt động kinh doanh. Cụm công nghiệp là sự tập trung về vị trí địa lý của các ngành công nghiệp nhằm tận dụng các cơ hội qua liên kết địa lý. Các công ty trong cụm 19 công nghiệp sẽ chia sẻ các yêu cầu và các mối quan hệ bên trong với nhà cung cấp và khách hàng. Các mối quan hệ bên trong công ty yêu c ầu các dịch vụ bổ sung từ các nhà tƣ vấn, đào tạo và huấn luyện, các tổ chức tài chính, các công ty chủ chốt. Cụm công nghiệp sẽ tạo ra lực lƣợng lao động, hàng hoá xuất khẩu và dịch vụ chất lƣợng cao, kết nối quan hệ giữa các cơ quan quản lý nhà nƣớc, các trƣờng đại học, viện nghiên cứu, các quỹ hỗ trợ và các bên hữu quan. Cụm công nghiệp đƣợc phân biệt theo 4 yếu tố: (1) Sự giới hạn về địa lý; (2) Số lƣợng các ngành công nghiệp; (3) Mối liên hệ; (4) Lợi thế cạnh tranh. Loại hình cụm công nghiệp quyết định sự giới hạn địa lý của cụm. Ban đầu, Porter cung cấp các nguyên lý cụm cho các cụm quốc gia và quốc tế nhƣng đã sớm nhận ra sự thích hợp cho các cụm vùng trong nội bộ quốc gia. Khoảng cách địa lý của các cụm có ảnh hƣởng đến khả năng chia sẻ thông tin, nguồn lực, sự hiểu biết và các công nghệ tiên tiến. Bán kính địa lý của cụm đƣợc xác định bởi thực trạng của dân cƣ và các nhu cầu đặc trƣng của cụm. Một cụm công nghiệp giống nhƣ chuỗi giá trị trong sản xuất hàng hoá-dịch vụ, trong đó các ngành công nghiệp đƣợc liên kết với nhau bởi dòng hàng hoá và dịch vụ, mạnh hơn dòng liên kết chúng với phần còn lại của nền kinh tế. Các quan hệ trong cụm công nghiệp đƣợc phân thành 3 loại: (1) quan hệ mua bán bởi sự tập trung và hội nhập dọc giữa quá trình sản xuất chính với các đầu vào và phân phối hàng hoá và dịch vụ; (2) quan hệ giữa các đối thủ cạnh tranh và các đối tác nhằm khai thác thông tin về sản phẩm và qui trình, mở rộng sự cải tiến và các liên kết chiến lƣợc; và (3) quan hệ giữa thị phần và nguồn tài nguyên bằng sự chia sẻ công nghệ, lực lƣợng lao động và thông tin. Hoạt động của các ngành công nghiệp hỗ trợ và sự sẵn có các dịch vụ liên ngành làm tăng khả năng sản xuất sản phẩm chủ yếu trong cụm. Và sự 20 sẵn có hay sự thiếu hụt của các ngành công nghiệp hỗ trợ này có thể tác động đáng kể đến việc mở rộng hay duy trì một cụm công nghiệp. Hơn nữa, phát triển của cụm công nghiệp chịu ảnh hƣởng rất lớn vào các chính sách công, đặc biệt trong việc tạo lập các yếu tố môi trƣờng kinh tế thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh. Quá trình xác định, phân tích và hỗ trợ các cụm công nghiệp cần phải có thời gian, nguồn lực và sự hợp tác giữa vùng, địa phƣơng và các bên liên quan. Phải mất nhiều năm để phát triển tiềm lực cạnh tranh của các ngành công nghiệp có mối quan hệ liên kết. Quá trình phát triển cụm công nghiệp rất dài và có thể chẳng bao giờ dừng. Một cụm công nghiệp đƣợc xem là có lợi thế so sánh nếu sản phẩm, năng suất và tốc độ tăng trƣởng cao hơn các cụm khác. 1.2.3.2. Lý thuyết lợi thế cạnh tranh của Michael Porter Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh QG do Michale Porter đƣa ra vào những năm 1990. Lý thuyết này lý giải tại sao 1 số quốc gia có đƣợc vị trí dẫn đầu trong việc sản xuất một số sản phẩm, tức là dựa trên cơ sở lập luận rằng khả năng cạnh tranh của một ngành CN đƣợc thể hiện ở khả năng sáng tạo và đổi mới của ngành đó, và rộng hơn là một quốc gia. Lý thuyết của Michale Porter đã kết hợp các cách giải thích khác nhau trong lý thuyết thƣơng mại quốc tế trƣớc đó và đồng thời đƣa ra một số khái niệm quan trọng là lợi thế cạnh tranh quốc gia. Theo đó, lợi thế cạnh tranh của 1 quốc gia đƣợc thể hiện ở sự liên kết của 4 nhóm nhân tố: điều kiện yếu tố sản xuất; điều kiện về cầu; các ngành CNHT và có liên quan; chiến lƣợc, cơ cấu và môi trƣờng cạnh tranh ngành. Các nhân tố này tác động qua lại lẫn nhau và hình thành nên khả năng cạnh tranh QG. Ngoài ra, còn 2 yếu tố khác là chính sách của chính phủ và cơ hội. Nhƣ vậy theo M.Porter, CNHT là một trong 4 yếu tố chính quyết định tới khả năng cạnh tranh của 1 quốc gia trong 1 ngành hay lĩnh vực nào đó. 21 Ông cũng khẳng định rằng, không nhất thiết 1 quốc gia phải mạnh trong tất cả 4 yếu tố trên, sự tác động của mỗi yếu tố có thể không đồng đều, một vài yếu tố có thể mạnh hơn để bù đắp cho yếu tố còn lại. Hình 1.2 Mô hình kim cƣơng của Michael Porter Các điều kiện nhân tố: Theo lý thuyết kinh tế tiêu chuẩn, các nhân tố sản xuất – lao động, đất đai, tài nguyên thiên nhiên, vốn, cơ sở hạ tầng - sẽ quyết định dòng giao dịch thƣơng mại. Một quốc gia sẽ xuất khẩu những hàng hóa sử dụng nhiều nhất các nhân tố mà quốc gia đó tƣơng đối dƣ thừa. Học thuyết này, có nguồn gốc xa xƣa từ Adam Smith và David Ricardo và đƣợc gắn chặt với kinh tế học cổ điển, là không đầy đủ, thậm chí không chính xác. Trong các ngành công nghiệp phức tạp, vốn là xƣơng sống cho bất kỳ nền kinh tế tiên tiến nào, một quốc gia không kế thừa mà thay vào đó phải tạo ra các nhân tố sản xuất quan trọng nhất – ví dụ nhƣ nguồn nhân lực có kỹ 22 năng hay các cơ sở khoa học. Hơn nữa, nguồn dự trữ các nhân tố mà một quốc gia có đƣợc ở một thời điểm cụ thể thì ít quan trọng hơn so với tốc độ và tính hiệu quả mà quốc gia đó tạo ra cũng nhƣ việc nâng cấp và sử dụng các nhân tố này trong những ngành cụ thể. Các nhân tố sản xuất quan trọng nhất là những nhân tố liên quan đến khoản đầu tƣ lớn, lâu dài và có tính chuyên môn hóa. Các nhân tố cơ bản, ví dụ nhƣ lực lƣợng lao động hay nguồn nguyên liệu tại địa phƣơng, không tạo ra một lợi thế trong các ngành thâm dụng tri thức. Các công ty có thể tiếp cận các nhân tố này một cách dễ dàng thông qua chiến lƣợc toàn cầu hay bỏ qua các nhân tố này thông qua công nghệ. Trái với sự hiểu biết thông thƣờng, việc chỉ đơn giản có đƣợc một lực lƣợng lao động nói chung là những ngƣời có trình độ trung học hay thậm chí đã tốt nghiệp đại học không tƣợng trƣng cho một lợi thế cạnh tranh trong sự cạnh tranh quốc tế hiện đại. Để hỗ trợ cho lợi thế cạnh tranh, một nhân tố phải đƣợc chuyên môn hoá cao độ cho các nhu cầu cụ thể của một ngành - một thể chế khoa học chuyên môn hóa về quang học, một nguồn vốn mạo hiểm nhằm tài trợ cho các công ty phần mềm. Những nhân tố này khan hiếm hơn, khó khăn hơn cho các đối thủ cạnh tranh nƣớc ngoài có thể mô phỏng – và để tạo ra chúng đòi hỏi một khoản đầu tƣ bền vững. Các điều kiện nhu cầu: Các điều kiện nhu cầu trong nƣớc giúp cho việc xây dựng lợi thế cạnh tranh khi một phân khúc ngành cụ thể là lớn hơn hay dễ nhận biết hơn tại thị trƣờng nội địa so với các thị trƣờng nƣớc ngoài. Các phân khúc thị trƣờng lớn hơn tại một quốc gia nhận đƣợc sự chú ý nhiều nhất từ các công ty tại quốc gia đó; các công ty chấp nhận các phân khúc nhỏ hơn và kém hấp dẫn hơn nhƣ là một ƣu tiên thấp hơn. Một ví dụ tốt là máy đào đất thủy lực, đại diện cho loại hình thiết bị xây dựng đƣợc sử dụng rộng rãi nhất tại thị trƣờng nội 23 địa Nhật Bản – nhƣng tạo ra một tỷ phần nhỏ hơn nhiều trong thị trƣờng này tại các quốc gia phát triển khác. Phân khúc này là một trong số ít các phân khúc mà ở đó có các công ty có năng lực cạnh tranh quốc tế hùng mạnh đến từ Nhật Bản và Caterpillar không nắm giữ một tỷ phần quan trọng trong thị trƣờng này trên toàn thế giới. Quan trọng hơn là sự phối hợp của bản thân các phân khúc là bản chất của ngƣời mua nội địa. Các công ty của một quốc gia giành đƣợc lợi thế cạnh tranh nếu những ngƣời mua trong nƣớc là những ngƣời mua có yêu cầu cao nhất và tinh tế, phức tạp nhất thế giới cho sản phẩm hay dịch vụ đó. Những ngƣời mua tinh tế và đòi hỏi cao cung cấp một sự hiểu biết về nhu cầu của khách hàng cao cấp; họ gây áp lực buộc các công ty phải đáp ứng các tiêu chuẩn cao; họ thúc đẩy các công ty phải cải thiện, đổi mới và nâng cấp thành các phân khúc cao cấp hơn. Cũng nhƣ với các điều kiện nhân tố, các điều kiện nhu cầu tạo ra các lợi thế qua việc buộc các công ty phải phản ứng với những thách thức khắc nghiệt. Các ngành hỗ trợ và có liên quan: Nhân tố quyết định lớn thứ ba của lợi thế quốc gia là sự hiện diện tại quốc gia đó các ngành hỗ trợ và có liên quan có năng lực cạnh tranh quốc tế. Các nhà cung ứng có năng lực cạnh tranh quốc tế tại nƣớc chủ nhà tại ra những lợi thế trong những ngành hạ nguồn theo nhiều cách thức khác nhau. Tuy nhiên, có tầm quan trọng hơn nhiều so với khả năng tiếp cận đơn thuần đến các hợp phần và máy móc là lợi thế mà các ngành hỗ trợ và có liên quan tại nƣớc chủ nhà tạo ra trong việc đổi mới và nâng cấp - một lợi thế dựa vào các mối quan hệ công việc chặt chẽ và gần gũi. Những nhà cung ứng và ngƣời sử dụng cuối cùng nằm gần nhau có thể tận dụng các tuyến liên lạc ngắn, dòng thông tin nhanh chóng và thƣờng xuyên, và sự trao đổi các ý tƣởng và sự đổi mới đang diễn ra. Các công ty có cơ hội gây ảnh hƣởng đến 24 các nỗ lực kỹ thuật của các nhà cung ứng của mình và có thể phục vụ nhƣ là các điểm thử nghiệm cho các công việc nghiên cứu và phát triển, qua đó đẩy nhanh nhịp độ đổi mới. Chiến lược, cơ cấu và sự cạnh tranh của công ty: Sự hiện diện của các đối thủ cạnh tranh trong nƣớc hùng mạnh là tác nhân kích thích cuối cùng và mạnh mẽ cho sự tạo ra và duy trì lợi thế cạnh tranh. sự cạnh tranh trong nƣớc là áp lực mà nó tạo ra cho sự nâng cấp không ngừng các nguồn của lợi thế cạnh tranh. Sự hiện diện của các đối thủ cạnh tranh nội địa hủy bỏ một cách tự động các loại hình lợi thế mà đơn giản đến từ việc thuộc về một quốc gia cụ thể - chi phí nhân tố, khả năng tiếp cận đến hay sự thiên vị tại thị trƣờng trong nƣớc, hay chi phí đối với các đối thủ cạnh tranh nƣớc ngoài nhập khẩu vào thị trƣờng. Các công ty bị buộc phải vƣợt qua những lợi thế này, và kết quả là giành đƣợc những lợi thế bền vững. Hơn nữa, các đối thủ trong nƣớc cạnh tranh nhau sẽ giúp cho mỗi bên có đƣợc sự chân thật trong việc giành đƣợc sự hỗ trợ của chính phủ. Thay vào đó, ngành đó sẽ tìm kiếm và hƣởng lợi từ các hình thức mang tính xây dựng của sự ủng hộ chính phủ, ví dụ nhƣ sự trợ giúp trong việc mở cửa các thị trƣờng nƣớc ngoài, cũng nhƣ là các khoản đầu tƣ vào các thể chế giáo dục tập trung hay những nhân tố chuyên môn hóa khác. Tuy nhiên, chính sự cạnh tranh trong nƣớc khốc liệt cuối cùng đã gây sức ép lên các công ty nội địa phải xem xét những thị trƣờng toàn cầu và mãi dũa cho các công ty này để trở nên thành công tại các thị trƣờng đó. Đặc biệt khi có sự hiệu quả nhờ quy mô thì các đối thủ cạnh tranh trong nƣớc buộc lẫn nhau phải nhìn ra bên ngoài đến các thị trƣờng nƣớc ngoài nhằm nắm bắt tính hiệu quả lớn hơn và khả năng sinh lợi cao hơn. Và khi đã đƣợc kiểm tra bởi sự cạnh tranh trong nƣớc khốc liệt, thì các công ty mạnh hơn đƣợc trang bị tốt để có thể chiến thắng ở nƣớc ngoài. 25 1.2.4. Kinh nghiệm của một số nước trong phát triển công nghiệp hỗ trợ và bài học kinh nghiệm cho tỉnh Bắc Ninh 1.2.4.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản Nhật Bản hiện là một trong những cƣờng quốc phát triển công nghiệp hàng đầu trên thế giới. Một trong những yếu tố quyết định để Nhật Bản có đƣợc kết quả nhƣ vậy là nhờ quốc gia này đã xây dựng và thực hiện đƣợc các chính sách công nghiệp hợp lý, nhờ đó, bắt kịp xu thế biến đổi của môi trƣờng kinh doanh quốc tế, kết nối và cân bằng đƣợc lợi ích giữa các doanh nghiệp nhỏ và vừa với các doanh nghiệp lớn. Từ những năm 1940, ngành công nghiệp cơ khí phát triển mạnh và nhu cầu về những sản phẩm này cao đã khiến các doanh nghiệp lớn phải ký hợp đồng với các doanh nghiệp nhỏ hơn cung cấp các linh phụ kiện. Để hợp thức hóa và đẩy mạnh mối quan hệ này, năm 1949 chính phủ Nhật Bản đã ban hành Luật về Hợp tác với các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) nhằm bảo vệ quyền đàm phán của các doanh nghiệp nhỏ cũng nhƣ tạo điều kiện để họ có thể tiếp cận với công nghệ mới và các nguồn vốn vay. Trong những năm 1960 và 1970, sự mở rộng nhanh chóng của ngành công nghiệp chế tạo làm tăng tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp này và một lần nữa, nhu cầu về các nhà thầu phụ nhằm giảm chí phí và tăng tính hiệu quả lại tăng cao. Để hỗ trợ vấn đề này, Nhật Bản đã ban hành Luật xúc tiến Doanh nghiệp thầu phụ nhỏ và vừa năm 1970. Trong khoảng thời gian từ những năm 1950 đến những năm 1970, quá trình công nghiệp hóa của Nhật Bản phát triển mạnh mẽ và những ngành thành công lại là những ngành không cần tới sự hỗ trợ chính thức nhƣ ngành điện dân dụng, máy ảnh, xe máy, máy tính, đồng hồ,... Một số ngành nhận đƣợc hỗ trợ chính thức đó là những ngành nhƣ than, luyện nhôm, máy vi tính cỡ lớn, ... Ví dụ, Bộ Thƣơng mại quốc tế và Công nghiệp đã cố gắng sát nhập 26 các doanh nghiệp sản xuất ô tô trƣớc tự do hóa thƣơng mại bởi số lƣợng các doanh nghiệp trong nƣớc rất lớn nhƣng qui mô lại nhỏ nên khó kinh doanh với các doanh nghiệp lớn của Mỹ. Tuy nhiên, ngành công nghiệp ô tô từ chối sáng kiến này và đã hoạt động tốt sau đó. Thay vì can thiệp trực tiếp kiểu này, Chính phủ Nhật Bản áp dụng các chính sách xúc tiến công nghiệp nhƣ hỗ trợ vốn vay lãi suất thấp, hỗ trợ R&D, xúc tiến doanh nghiệp nhỏ và vừa, phối hợp các sản phẩm đầu ra,... và đã thực hiện khá hiệu quả các chính sách này. Tất nhiên, Nhật Bản không thể hỗ trợ đƣợc tất cả các doanh nghiệp mà họ dựa trên hai tiêu chí đó là độ co giãn của thu nhập và năng suất để lựa chọn xúc tiến. Để lựa chọn những doanh nghiệp này, rất dễ dẫn tới sai lầm trong thực tế nếu chỉ dựa vào những công thức sẵn có hoặc các mô hình kinh tế lƣợng. Bộ Thƣơng mại quốc tế và Công nghiệp đã không làm vậy mà họ thành công là nhờ có sự liên lạc và trao đổi hàng ngày với khối tƣ nhân (Ohno, 2007). Quá trình hình thành ngành công nghiệp hỗ trợ Nhật Bản hoàn toàn do hệ thống doanh nghiệp tƣ nhân phát triển. Chính phủ chỉ có những chính sách hỗ trợ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động và phát huy năng lực. Trong bối cảnh của Nhật Bản, họ đã phát triển theo chiến lƣợc 100% thay thế nhập khẩu, không dùng đầu tƣ nƣớc ngoài mà chỉ mua công nghệ nƣớc ngoài. Bản thâu các doanh nghiệp lớn và nhỏ của Nhật Bản đều có sự lỗ lực và năng lực làm việc rất cao, những công nghệ mua về họ có thế đồng hóa, biến thành của mình với chất lƣợng mới hơn. Hay nói cách khác, tinh thần doanh nhân hay cá nhân của họ rất cao, đây chính là sự khác biệt và đã tạo ra sự thành công của các doanh nghiệp Nhật Bản. Các công ty của Nhật Bản liên kết với nhau theo mô hình gia đình nhƣ Nissan, Toyota… Các hãng này có các công ty con liên kết chuyên sản xuất các phụ liệu cần thiết cho công ty mẹ. Khi công ty mẹ yêu cầu một dòng sản phẩm nào đó, thâm chí trong ngày, các công ty con sẽ phải tập trung sản xuất 27 trong vòng 24 tiếng. Tuy nhiên gần đây, mô hình này không khép kín nữa. Các công ty sản xuất sản phẩm hỗ trợ ở Nhật có mức độ cạnh tranh rất cao. Bản thân việc sản xuất và lắp ráp các linh kiện cũng có thể chia thành nhiều cấp độ. Mô hình liên kết chuỗi theo kiểu “gia đình” nhƣ vậy có mối quan hệ rất chặt chẽ. Các công ty cung cấp cấp thấp phải đảm bảo chất lƣợng và thời gian giao hàng cho các công ty ở cấp cao hơn. Chính những đòi hỏi khắt khe của các công ty cấp cao làm cho các công ty con trở nên mạnh hơn và có năng lực cạnh tranh cao hơn. Ở Nhật Bản, các công ty con sản xuất hàng hỗ trợ phải cạnh tranh rất quyết liệt để đứng vững trong dây chuyền quan hệ này. Các ngành công nghiệp mũi nhọn ở Nhật nhƣ điện tử, ôtô, xe máy đã xây dựng mô hình này qua một quãng thời gian rất dài. Mối liên hệ giữa các cấp độ cung cấp sản phẩm hỗ trợ không chỉ đƣợc củng cố bằng quan hệ bạn hàng mà còn từ sự hỗ trợ về mặt kỹ thuật và đôi khi là tài chính của các công ty cấp cao hơn. Vì vậy, mối quan hệ giữa các doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp cung cấp linh phụ kiện nhỏ và vừa là khá chặt chẽ, cùng bổ sung cho nhau và cùng phát triển. 1.2.4.2. Kinh nghiệm Thái Lan Thái Lan cũng đã có nền công nghiệp hỗ trợ khá phát triển. Tuy là nƣớc đi sau so với những nƣớc nhƣ Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan cũng đã có những những chính sách và định hƣớng phát triển công nghiệp hỗ trợ khá sớm. Từ thập niên 60, Chính phủ nƣớc này đã có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp nhằm thay thế nhập khẩu. Cụ thể, Thái Lan đã giảm tới 50% thuế nhập khẩu và thuế doanh nghiệp cho các doanh nghiệp lắp ráp CKD xuống còn mức 30% cho linh kiện xe con, 20% cho xe khách, và 10% cho xe tải. Những ƣu đãi này sẽ giúp các doanh nghiệp sản xuất và 28 lắp ráp tăng năng lực cạnh tranh trong giai đoạn đầu và có điều kiện học hỏi kinh nghiệm từ nƣớc ngoài. Giai đoạn tiếp theo (từ 1971-1987), đây là giai đoạn Thái Lan yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp phải thực hiện tỷ lệ nội địa hóa đối với các sản phẩm cụ thể nhằm khuyến khích các doanh nghiệp nội địa tăng khả năng tham gia (đóng góp) vào giá trị các sản phẩm công nghiệp. Năm 1975, chính sách nội địa hóa yêu cầu tỷ lệ nội địa hóa 25% đối với xe con, 20% đối với xe thƣơng mại. Năm 1978, yêu cầu về tỷ lệ nội địa hóa tăng lên 35% đối với xe con và sau đó mỗi năm tăng thêm 5% hàng năm và phải đạt 50% vào năm 1983. Năm 1987, chính sách nội địa hóa yêu cầu tỷ lệ nội địa hóa tối thiểu 54% cho xe khách và 70% cho xe bán tải. Bên cạnh đó, Thái Lan cũng hƣớng các doanh nghiệp tính chuyên môn hóa cao nhằm đạt lợi thế theo qui mô với chính sách qui định mỗi doanh nghiệp sản xuất xe ô tô du lịch không đƣợc sản xuất lắp ráp quá 3 mẫu xe và xe thƣơng mại không quá 5 mẫu (những doanh nghiệp mới thành lập không đƣợc quá 3 mẫu). Sau thời gian khá dài bảo hộ và khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô xe máy trong nƣớc. Từ những năm 1990s, Thái Lan bắt đầu giảm dần chính sách bảo hộ và tăng tự do hóa cho các sản phẩm từ bên ngoài nhƣ năm 1991 bãi bỏ chính sách cấm nhập khẩu xe từ nƣớc ngoài. Năm 2000, Chính phủ cũng bãi bỏ chính sách nội địa hóa và giảm bảo hộ đối với các doanh nghiệp sản xuất trong nƣớc và khuyến khích sử dụng các linh phụ kiện từ các doanh nghiệp nội địa. Cụ thể, tăng thuế nhập CKD từ 20% đến 33% đối với mọi loại xe. Kề từ giai đoạn này, các sáng kiến thƣơng mại quốc tế và thiết lập chế độ ƣu đãi nhƣ nhau đối với các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc. Thái Lan cũng không có luật đòi hỏi chuyển giao công nghệ cũng nhƣ ít quan tâm tới quốc tịch của các công ty đang hoạt động tại Thái Lan, cho dù là Nhật Bản, Hoa Kỳ hay Thái Lan. Điều này là trái ngƣợc với chính sách và xu 29 hƣớng củng cố công nghiệp nội địa của các nƣớc đang phát triển hiện nay. Hơn nữa, họ cũng không quan tâm tới vấn đề công ty và sản phẩm sẽ cạnh tranh nhƣ thế nào mà điều này sẽ do thị trƣờng quyết định (Ohno, 2006). Tuy nhiên,Thái Lan có những chính sách cụ thể để khuyến khích phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ. Năm 1992, thành lập Cục Công nghiệp BUILD trực thuộc Cục đầu tƣ với mục đích phát triển các mối liên kết công nghiệp cụ thể là Chƣơng trình hỗ trợ liên kết công ty đa quốc gia mua linh phụ kiện của các công ty hỗ trợ trong nƣớc. Thái Lan cũng tạo sự liên kết giữa các công ty hỗ trợ thuộc khối ASEAN với quốc tế thông với cơ sở dữ liệu các ngành công nghiệp hỗ trợ của khối này trên trang web. Năm 1998, thành lập Cục phát triển công nghiệp hỗ trợ trực thuộc Vụ xúc tiến công nghiệp của Bộ Công nghiệp nhằm cung cấp các hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo cho các ngành công nghiệp hỗ trợ, thiết kế và phát triển các khuôn cho sản xuất các thiết bị điện tử gia công nhiệt, và xúc tiến phát triển các nhà thầu phụ. Bên cạnh đó, Thái Lan cũng có những Viện nghiên cứu độc lập hỗ trợ cho các ngành công nghiệp và ngành hỗ trợ cụ thể nhƣ Viện ô tô Thái Lan; Viện điện tử; Viện thực phẩm, Viện dệt may, Viện thép nhằm hỗ trợ nghiên cứu và phát triển các ngành này. Vấn đề then chốt trong chính sách công nghiệp của Thái Lan hiện nay đó là phát triển nguồn nhân lực và các ngành công nghiệp hỗ trợ, trong đó nhấn mạnh việc phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nhƣ thực tế cho thấy, trong quá trình phát triển công nghiệp, Thái Lan đặc biệt coi trọng các doanh nghiệp FDI, nhất là các doanh nghiệp chế tạo từ Nhật Bản. Việc thực hiện chính sách xuất xứ địa phƣơng trong sản phẩm đòi hỏi kết nối các doanh nghiệp chế tạo công nghiệp hỗ trợ địa phƣơng vào mạng sản xuất toàn cầu, tạo sức ép lên các doanh nghiệp địa phƣơng đáp ứng các yêu cầu tổ chức và kỹ thuật của mạng sản xuất toàn cầu. 30 Để giải quyết vấn đề, Thái Lan rất chú ý tới việc xây dựng thể chế liên kết hai thực thể vốn tồn tại biệt lập trƣớc đây là công ty đa quốc gia nƣớc ngoài và doanh nghiệp địa phƣơng. Ủy ban Đầu tƣ Thái Lan (Board of Investment in Thailand - BOI) đã thành lập Cơ quan Phát triển liên kết Công nghiệp (Unit for Industrial Linkage Development) để khuyến khích liên doanh giữa các công ty địa phƣơng với các công ty nƣớc ngoài trong công nghiệp hỗ trợ. Đồng thời, Bộ Công nghiệp Thái Lan, thông qua Ban khuyến khích Công nghiệp (Department of Industrial Promotion - DIP), cũng xây dựng Chƣơng trình Phát triển Các nhà Cung ứng Quốc gia - NSDP (National Suppliers Development Program) và bắt đầu thực hiện chƣơng trình này từ năm 1998. Tuy vậy, không phải tất cả đều suôn sẻ. Sức cạnh tranh quốc tế của ngành chế tạo máy còn yếu cản trở sự liên kết này. Một trong những nguyên nhân chính của tình trạng đó là công nghệ cơ bản, với tƣ cách là một nguồn tăng trƣởng và phát triển nền tảng công nghiệp hỗ trợ nội địa chậm đƣợc “nội sinh” hóa. Thailand nhận thức rằng cần đặc biệt tạo dựng mối liên kết giữa các nhà chế tạo trong nƣớc với nƣớc ngoài, tránh sự phụ thuộc vào nƣớc ngoài. Khảo cứu của JETRO cho thấy mức độ mua sắm nội địa Thái Lan của các công ty Nhật Bản giảm xuống trong thời kỳ 1987 và 1996. Điều đó chứng tỏ các nhà cung ứng địa phƣơng của Thailand không đáp ứng đƣợc yêu cầu của các nhà chế tạo Nhật Bản. Dƣờng nhƣ xu hƣớng giảm mua sắm của các nhà sản xuất Nhật Bản trong khu vực ASEAN, trọng điểm là Thailand, tiếp tục khi tiến bộ tự do hóa trong khu vực ASEAN tăng lên (Yamazaki - 2009). Bên cạnh các chính sách trực tiếp phát triển công nghiệp hỗ trợ, Thái Lan còn có các chính sách bổ trợ quan trọng. Đáng lƣu lý là chính sách phát triển các cụm công gnhiệp. Các nƣớc châu Á thƣờng phát triển các cụm công nghiệp ở các làng xã và thị trấn nhỏ. Ở Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc, Ấn Độ, tỷ lệ các cụm công nghiệp nằm ở nông thôn chiếm phần chi phối. Học tập 31 kinh nghiệm Nhật Bản, Thái Lan cũng đƣa ra chủ trƣơng phát triển “mỗi làng một sản phẩm”. Mục tiêu của chính sách này là thúc đẩy mỗi làng/xã phát triển một sản phẩm của mình, đặc biệt là sản phẩm truyền thống. Chính sách này đƣợc thực thi dựa trên các cơ chế khuyến khích về chính sách, hành chính, tạo dựng mạng lƣới và các chiến lƣợc marketing. Một mặt, Chính phủ khuyến khích các doanh nhân và thúc đẩy tinh thần kinh doanh, mặt khác hỗ trợ bằng các hoạt động tƣ vấn và thảo luận giữa cộng đồng địa phƣơng và chuyên gia về việc sử dụng lao động, cung ứng nguyên vật liệu, quá trình thiết kế và marketing. Trong số các sản phẩm của làng sản xuất, cần phải tìm ra một sản phẩm mạnh nhất, gọi là “sản phẩm làng vô địch”, sau đó lấy giấy chứng nhận của chính quyền về sản phẩm, trên cơ sở đó, có những xem xét và nghiên cứu để phản ứng với nhu cầu của thị trƣờng và tiêu chuẩn chất lƣợng một cách phù hợp (Dab Kehah, 2008). Về cơ bản các sản phẩm này đƣợc hƣớng đến các thị trƣờng thành phố và thị trƣờng nƣớc ngoài. Trong chiến lƣợc marketing, sản phẩm đƣợc đƣa lên giới thiệu theo nhiều kênh khác nhau nhƣ Hàng không Thái, các báo lớn, nhất là các báo tiêng Anh; giới thiệu sản phẩm ở các Siêu thị lớn. Ngoài ra, Thái Lan còn tổ chức các triển lãm, hội chợ sản phẩm hoặc mở các cửa hàng OTOP trên khắp đất nƣớc. Về phía chính sách trung ƣơng, Thái Lan đã đƣa ra một khuôn khổ chính sách quốc gia, thành lập phòng ban ở cấp trung ƣơng và các cấp địa phƣơng - tỉnh, huyện, thành phố và cấp làng (tambon). Chính phủ cũng đƣa ra các hỗ trợ tài chính ở các cấp - quốc gia, cấp tỉnh và khuyến khích các hỗ trợ từ phía tƣ nhân, các tổ chức cũng nhƣ quỹ của làng. Mặc dầu xuất xứ ban đầu của chính sách mỗi làng một sản phẩm gắn liền với các sản phẩm truyền thống, vốn thiên về các sản phẩm tiêu dùng cuối cùng, song hiện nay với các chiến lƣợc và công cụ marketing hiện đại, nhiều 32 làng đã phát triển các cụm công nghiệp hỗ trợ dựa trên lợi thế vốn có của mình, kết hợp với khả năng gia nhập vào các mạng cung ứng sản xuất nội địa và toàn cầu. 1.2.4.3. Kinh nghiệm Malaysia Mặc dù nỗ lực phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua Tổng Công ty Phát triển Công nghiệp vừa và nhỏ (SUMIDEC), song đến cuối năm 2004, Malaysia chỉ có một số ít các công ty trong nƣớc có thể trở thành nhà cung cấp (Suppliers) cho các công ty nƣớc ngoài cũng nhƣ xuất khẩu sản phẩm thông qua các nỗ lực marketing độc lập. Chƣơng trình phát triển Vendor (gọi là Vendor Development program) tập trung vào phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử bằng cách hỗ trợ các công ty trong nƣớc dƣới nhiều hình thức khác nhau để hợp tác với các công ty nƣớc ngoài, trong đó điển hình nhất là tập đoàn Matshushita của Nhật Bản là một trong những chính sách quan trọng phục vụ cho mục đích kể trên. Điểm chốt trong chính sách ở đây là chính phủ Malaysia thực hiện chƣơng trình phát triển Vandor nhƣ là chất xúc tác, đồng thời là cơ chế để tạo các liên kết sản xuất quốc tế giữa các doanh nghiệp trong nƣớc với các công ty nƣớc ngoài. Trong chƣơng trình này, các công ty lớn của nƣớc ngoài liên kết với một ngân hàng thƣơng mại và các công ty cung cấp linh kiện phụ tùng. Các công ty nƣớc ngoài này đƣợc yêu cầu tạo ra một hoặc hai đối tác là các công ty địa phƣơng hàng năm. Chƣơng trình này tìm kiếm các nhà cung cấp trong nƣớc mà có khả năng cạnh tranh để liên kết với các công ty nƣớc ngoài. Cũng nhƣ một số nƣớc khác, phát triển các liên kết, liên doanh là con đƣờng gập gềnh nhƣng hiệu quả nhất cho quá trình chuyển giao công nghiệp, tiến tới học tập & sáng tạo công nghệ. 33 Phát triển công nghiệp hỗ trợ là thật sự quan trọng, nó là một nhân tố chính trong việc thúc đẩy tính cạnh tranh và để hạn chế các công ty điện tử Nhân Bản chuyển nhà máy sang nƣớc khác. Bản thân các công ty nƣớc ngoài cũng đang nỗ lực rất lớn để hỗ trợ các doanh nghiệp trong nƣớc. Tuy nhiên, đối mặt với cạnh tranh toàn cầu, các công ty này không có đủ thời gian và nguồn nhân lực để hỗ trợ trên cơ sở từng doanh nghiệp trong nƣớc. Mặc dù chính phủ Malaysia, chính phủ Nhật và các công ty Nhật đã có hàng loạt những nỗ lực chung để phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, bao gồm cả chƣơng trình phát triển Vendor nhƣ đã đề cập ở trên, họ cũng không thành công một phần do ảnh hƣởng của chính sách ƣu đãi các doanh nghiệp nội địa. Cuối năm 2003, phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Nhật tại Malaysia (JACTIM) đã có một bản đề xuất mới gửi tới Thủ tƣớng Mahathir đề cập đến tầm quan trọng của sự phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ. Tháng 7 năm 2003, Phòng Thƣơng mại đã tổ chức buổi hội nghị chung với sự tham gia của MIDA, SUMIDEC và các quan chức chính phủ cũng nhƣ các doanh nghiệp lớn của Nhật. Hội nghị cũng đƣa ra kết luận tới chính phủ Malaysia rằng phát triển công nghiệp hỗ trợ là hết sức quan trọng đối với Malaysia nếu muốn tồn tại trong môi trƣờng biến động và cạnh tranh toàn cầu, đặc biệt là từ Trung Quốc và sự thực thi AFTA, và cũng để duy trì sức cạnh tranh của các ngành công nghiệp khác. Hội nghị này cũng đề xuất một chƣơng trình với mục đích thúc đẩy hơn nữa sự lớn mạnh của công nghiệp hỗ trợ, nhƣ là tăng cƣờng trình độ chuyên môn cho công nhân tạo khuôn, chế tạo nhựa, dập… băng sự hỗ trợ từ hệ thống bảo trợ của SUMIDEC. Đúc kết kinh nghiệm phát triển công nghiệp hỗ trợ của Malaysia, có thể rút ra bài học nổi bật nhất cho các nền kinh tế đi sau là nỗ lực “hội nhập ngƣợc vào mạng lƣới sản xuất toàn cầu”. Đây là bài học của quá trình phát triển ngành công nghiệp điện tử, đƣợc Chính phủ Malaysia xác định là ngành 34 chủ lực để Malaysia rút ngắn quá trình đuổi kịp các nền kinh tế đi trƣớc. Thực chất câu chuyện khá đơn giản: nguyên liệu đầu vào, mà trong ngành điện tử là các linh kiện, phụ kiện công nghệ cao, đƣợc nhập khẩu từ nƣớc ngoài hay nƣớc mẹ của MNC, đƣợc thực hiện gia tăng giá trị tại Malaysia, sau đó xuất khẩu ra thế giới. Đó là cách để Malaysia vƣơn lên thành “cƣờng quốc” công nghiệp điện tử trong một thời gian không dài. Việc chuyển các công đoạn sản xuất trong ngành công nghiệp điện tử từ các nƣớc công nghiệp mới sang các nƣớc đang phát triển đi sau đã thúc đẩy sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp - thƣơng mại khu vực, hình thành các “tam giác tăng trƣởng” khu vực và “đa giác” khu vực. Đây là cách đẩy nhanh quá trình hội nhập vào mạng sản xuất toàn cầu, biến nó thành một lực đẩy quan trọng cho sự thành công của một nƣớc đi sau trong việc tạo lập và phát triển ngành thành công một ngành công nghiệp hiện đại. Ở Malaysia, quá trình hội nhập này bắt đầu từ đầu thập niên 1970 với việc lắp ráp những con chíp điện tử cho các hãng bán dẫn của Mỹ. Giai đoạn tiếp theo, từ đầu thập niên 1980, các doanh nghiệp Malaysia tập trung kết nối với các nhà sản xuất điện tử Nhật Bản, khi các doanh nghiệp Nhật Bản bắt đầu đẩy mạnh quá trình chuyển các công đoạn sản xuất hàng điện tử tiêu dùng của họ tới Malaysia và những nƣớc Đông Nam Á khác trên cơ sở nhập khẩu các linh kiện từ chính các công ty Nhật Bản. Từ cuối thập niên 1980, Malaysia đã hội nhập vào các mạng lƣới sản xuất linh kiện máy tính của các nhà sản xuất Mỹ và các nhà thầu phụ Đài Loan. Giai đoạn phát triển công nghiệp hỗ trợ gần đây của Malaysia liên quan tới việc sản xuất các thiết bị mạng và truyền thông, đồng thời, tiến một bƣớc mạnh mẽ khi tiến hành mua lại những cơ sở sẵn có của các nhà chế tạo thiết bị gốc (OEMs) và của các nhà chế tạo hợp đồng toàn cầu (CMs). 35 Sự hội nhập thành công của Malaysia vào mạng sản xuất toàn cầu trong ngành điện tử chính là nhờ sự nổi lên của các khối chế tạo khu vực năng động trên nền tảng phát triển đúng cách ngành công nghiệp hỗ trợ. Chúng tôi gọi “phát triển đúng cách” không có gì khác hơn là biết tận dụng logic phát triển rút ngắn bằng cách “đảo logic”. Khu vực chế tạo năng động chính đã phát triển trong ngành điện tử của chính Malaysia, trong khi các công ty đa quốc gia nƣớc ngoài tại Malaysia vẫn tiếp tục mở rộng hoạt động sản xuất tại khu vực này. 1.2.4.4. Bài học rút ra cho Việt Nam nói chung và tỉnh Bắc Ninh nói riêng Nhìn vào thành công của Thái Lan chúng ta có thể thấy đƣợc vai trò to lớn của việc liên kết giữa tập đoàn đa quốc gia và các doanh nghiệp CNHT. Vì vậy để có đƣợc ngành CNHT phát triển thì tỉnh Bắc Ninh nên thiết lập các kênh trao đổi nhu cầu về sản phẩm hỗ trợ cho ngành công nghiệp chính giữa các tập đoàn đa quốc gia và các doanh nghiệp nội địa. Sự liên kết giữa các doanh nghiệp lắp ráp với các nhà cung ứng, đặc biệt là các nhà cung ứng trong nƣớc nên đƣợc thực hiện ngay từ những khâu đầu tiên (nghiên cứu, thiết kế sản phẩm). Sự liên kết này nên đƣợc thực hiện một cách chủ động từ hai phía nhằm tăng cƣờng khả năng khai thác và năng lực kỹ thuật, đa dạng hoá sản phẩm với các tính năng ngày càng vƣợt trội. Những hỗ trợ của tỉnh không phải là can thiệp trực tiếp vào mối quan hệ này, mà nên có những chính sách hỗ trợ gián tiếp nhƣ: xây dựng cơ sở dữ liệu về các nhà cung cấp trong nƣớc, hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp, tổ chức các hội chợ công nghiệp CNHT… 36 Kinh nghiệm từ các nƣớc khác cho thấy thành công trong việc thúc đẩy liên kết công nghiệp là nhờ sự phản ứng kịp thời của Chính phủ đối với những thay đổi trong môi trƣờng kinh doanh, có các doanh nghiệp đủ mạnh dẫn đầu và đƣợc Chính phủ hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính (Nhật Bản). Nguyên nhân dẫn đến thất bại hoặc chỉ đạt đƣợc thành công ở mức vừa phải trong việc thúc đẩy liên kết công nghiệp là do thiếu sự phối hợp giữa các bộ (Thái Lan). Chính sách của Chính phủ không đáp ứng đúng nhu cầu của doanh nghiệp (Thái Lan); có sự phân biệt đối xử giữa các loại hình doanh nghiệp (Malaysia) và thiếu sự nhiệt tình của doanh nghiệp (Malaysia). Chính phủ nên tận dụng lợi thế của công nghệ thông tin để thu hẹp khoảng cách thông tin và hiểu biết giữa các doanh nghiệp trong nƣớc với doanh nghiệp nƣớc ngoài. 37 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KHUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Cách tiếp cận nghiên cứu 2.1.1. Cách tiếp cận hệ thống Luận văn nghiên cứu thực trạng phát triển công nghiệp hỗ trợ tại tỉnh Bắc Ninh đặt trong bối cảnh, Bắc Ninh là một thành phần trong hệ thống 63 đơn vị tỉnh, thành trong cả nƣớc. Do đó, các chính sách và biện pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ của tỉnh Bắc Ninh phải phù hợp với đƣờng lối, chủ trƣơng và chính sách của Đảng và Chính phủ Việt Nam. 2.1.2. Cách tiếp cận lịch sử Luận văn nghiên cứu việc phát triển công nghiệp hỗ trợ theo cách tiếp cận từ việc phân tích thực trạng phát triển công nghiệp hỗ trợ của tỉnh Bắc Ninh trong thời gian qua, đối chiếu với hệ thống lý thuyết để rút ra kết luận về các nội dung cần phải thực hiện để phát triển công nghiệp hỗ trợ đảm bảo sử dụng hiệu quả các nguồn lực hiện có của tỉnh nhằm mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Ninh nói riêng và cả nƣớc nói chung, nâng cao đời sống nhân dân. 2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp Luận văn sử dụng phƣơng pháp phân tích nhƣ là một công cụ để phân tích các quan điểm lý thuyết về nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển cụm công nghiệp nhƣ: Lý thuyết lợi thế cạnh tranh của Michael Porter, Lý thuyết cụm công nghiệp… Qua đó làm cơ sở để phân tích thực trạng phát triển công nghiệp hỗ trợ tại tỉnh Bắc Ninh, đồng thời đánh giá kết quả, thành công, hạn chế và nguyên nhân của việc phát triển công nghiệp hỗ trợ tại tỉnh Bắc Ninh, từ đó đƣa ra một số đề xuất giải pháp. Luận văn sẽ luận giải và làm rõ: 38 - Phân tích cơ sở lý luận; các nội dung và nhân tố ảnh hƣởng cũng nhƣ hệ thống các chỉ tiêu đánh giá về sự phát triển công nghiệp hỗ trợ. - Phân tích thực trạng phát triển công nghiệp hỗ trợ tại tỉnh Bắc Ninh theo nội dung, chỉ tiêu đã đề xuất. - Phân tích những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong phát triển công nghiệp hỗ trợ tại tỉnh Bắc Ninh. Phƣơng pháp phân tích tổng hợp đƣợc thực hiện qua các bƣớc sau: Bước 1: xác định vấn đề cần phân tích: Vấn đề cần phân tích trong luận văn này là: - Các quan điểm lý thuyết về phát triển công nghiệp hỗ trợ - Sự cần thiết của việc phát triển công nghiệp hỗ trợ tại Bắc Ninh - Các điều kiện phát triển công nghiệp hỗ trợ tại Bắc Ninh - Tình hình phát triển công nghiệp hỗ trợ tại Bắc Ninh trong các năm qua Trên cơ sở đó, luận văn tiến hành phân tích vì sao cần phát triển công nghiệp hỗ trợ tại tỉnh Bắc Ninh? Những kết quả đạt đƣợc và những hạn chế trong việc phát triển công nghiệp hỗ trợ tại Bắc Ninh là gì? Bước 2: Thu thập các thông tin cần phân tích: Trên cơ sở xác định các vấn đề cần phân tích đó là công tác tổng hơp các số liệu về phát triển công nghiệp hỗ trợ tại tỉnh Bắc Ninh, tác giả đã thu thập các thông tin có liên quan đó là:  Các nguồn thông tin thứ cấp đƣợc lấy từ các sách tham khảo, sách chuyên khào, các bài báo khoa học, các tham luận hội thảo, hội nghị… cùng với các thông tin đƣợc đăng tải trên các trang web nhƣ báo đầu tƣ, cổng thông tin điện tử Bắc Ninh… Các tài liệu này đƣợc liệt kê trong danh mục các tài liệu tham khảo của luận văn. Trong quá trình tìm kiếm, nghiên cứu tài liệu, những thông tin liên quan đến vấn đề nghiên 39 cứu đều đƣợc đánh dấu lại để thuận tiện cho việc tra cứu, tham khảo trong quá trình thực hiện đề tài. Một số thông tin đã đƣợc sử dụng bằng cách trích dẫn trực tiếp, một số thông tin đã đƣợc tác giả tổng hợp, khái quát thành các luận cứ cho quá trình phân tích.  Ngoài ra, còn nghiên cứu các báo cáo tổng hợp tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh, báo cáo tình hình hoạt động các khu công nghiệp của Ban quản lý các khu công nghiệp Bắc Ninh, các số liệu thống kê của cơ quan Thống kê tỉnh, các báo cáo chuyên đề của Sở Kế hoạch và Đầu tƣ. Đây là các thông tin chính thức làm cơ sở và dẫn chứng để luận văn thực hiện các phân tích nhằm giải quyết vấn đề nghiên cứu. Bước 3: Phân tích dữ liệu và lý giải: Trên cơ sở các thông tin thu thập đƣợc về phát triển công nghiệp hỗ trợ, luận văn đã soi chiếu vào các số liệu, dữ liệu về phát triển công nghiệp hỗ trợ tại Bắc Ninh trong thời gian qua để làm rõ các vấn đề về phát triển công nghiệp hỗ trợ tại Bắc Ninh theo nhƣ các nội dung đã đề xuất. 2.2.2. Phương pháp thống kê Luận văn sử dụng phƣơng pháp này để : - Thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu, tính toán các đặc trƣng của đối tƣợng nghiên cứu là phát triển công nghiệp hỗ trợ tại tỉnh Bắc Ninh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và đề ra các quyết định về cơ chế, chính sách về phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Bắc Ninh trong thời gian tới. - Chỉ ra các đặc trƣng của tổng thể nghiên cứu, phân tích mối liên hệ giữa các hiện tƣợng nghiên cứu, dự đoán và đề xuất các giải pháp trên cơ sở 40 các số liệu phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh thu thập đƣợc. - Xem xét các mặt, các hoạt động, các quá trình nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ trong mối quan hệ biện chứng, nhân quả với công tác phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Luận văn thực hiện phương pháp này như sau : Bước 1: Thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán các đặc trƣng khác nhau của các nội dung nghiên cứu về phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Bước 2: Phân tích mối liên hệ giữa các số liệu thu thập đƣợc với các câu hỏi nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu về phát triển công nghiệp hỗ trợ tại tỉnh Bắc Ninh. Bước 3: Dự đoán và đƣa ra các kết luận trên cơ sở kết quả phân tích. Luận văn đƣợc hoàn thành chủ yếu là từ các thông tin Tổng cục thống kê, báo cáo hàng năm của các cơ quan quản lý cấp tỉnh …và các tài liệu tham khảo khác. Nhƣng việc thực hiện nghiên cứu luận văn còn những hạn chế nhất định trong quá trình thực hiện, nên luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp thiết thực để tạo cho luận văn này đƣợc hoàn thiện hơn. 2.3. Khung nghiên cứu Để phát triển công nghiệp hỗ trợ tại địa phƣơng, trƣớc hết, các doanh nghiệp trong nƣớc cần có điều kiện về cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, vốn, học hỏi bí quyết công nghệ, đào tạo đƣợc nguồn nhân lực có chất lƣợng cao để có thể trở thành các doanh nghiệp vệ tinh cho các doanh nghiệp FDI lớn đến từ các quốc gia nhƣ: hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan… Nhu cầu thị trƣờng linh phụ kiện đƣợc hình thành khi xuất hiện các doanh nghiệp lớn hoạt động trong khu vực hạ nguồn nhƣ các doanh nghiệp 41 sản xuất, chế tạo và lắp ráp. Quy mô của thị trƣờng linh phụ kiện phải đủ lớn và ổn định để lôi kéo các doanh nghiệp công nghiệp tham gia vào khu vực cung ứng trong việc phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ. Thông tin cần phải cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ và hiệu quả cho các doanh nghiệp, cả các doanh nghiệp hạ nguồn cũng nhƣ các doanh nghiệp CNHT. Các sản phẩm cần đảm bảo có chất lƣợng tốt, giá cả cạnh tranh. Các hoạt động công nghiệp cơ bản: nhƣ luyện kim, khai thác cao su, hóa chất, nhựa, công nghiệp mạ, đúc … có ý nghĩa rất lớn trong việc hình thành và phát triển CNHT. Chính sách hỗ trợ các ngành công nghiệp ƣu tiên phát triển nhƣ: quỹ hỗ trợ cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ. Quỹ này trƣớc hết sẽ đƣợc sử dụng để cho các doanh nghiệp khởi nghiệp vay ở giai đoạn ban đầu và có thể đứng ra tín chấp cho các doanh nghiệp vay trong trƣờng hợp vay để mở rộng sản xuất, hoặc để mua công nghệ mà tài sản thế chấp không đủ; những chính sách liên quan tới CNHT nhƣ thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế VAT cần đƣợc ƣu đãi ; thuế thu nhập cá nhân đối với các chuyên gia giúp đỡ, hỗ trợ phát triển CNHT cần đƣợc xem xét miễn giảm thỏa đáng. 42 Điều kiện về cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, vốn, công nghệ, nguồn nhân lực chất lƣợng cao Phát triển các hoạt động công nghiệp cơ bản: luyện kim, hóa chất, nhựa, công nghiệp mạ, đúc … Thu hút doanh nghiệp FDI Nhu cầu thị trƣờng linh phụ kiện Sản xuất Công nghiệp hỗ trợ lắp ráp Thông tin, sản phẩm Chính sách hỗ trợ các ngành công nghiệp ƣu tiên phát triển (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp) 43 CHƢƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG MGHIỆP HỖ TRỢ TẠI TỈNH BẮC NINH 3.1. Các điều kiện phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ tại tỉnh Bắc Ninh 3.1.1. Điều kiện tự nhiên  Vị trí địa lý: Tỉnh Bắc Ninh đƣợc tái lập ngày 01/01/1997, bao gồm thành phố Bắc Ninh, Thị xã Từ Sơn và 06 huyện (Gia Bình, Lƣơng Tài, Quế Võ, Yên Phong, Thuận Thành, Tiên Du). Tỉnh Bắc Ninh nằm trong tam giác kinh tế trọng điểm Hà NộiHải Phòng- Quảng Ninh và là cửa ngõ phía Đông Bắc của thủ đô Hà Nội. Tỉnh có địa giới hành chính tiếp giáp với các tỉnh: Bắc Giang ở phía Bắc, Hải Dƣơng ở phía Đông Nam, Hƣng Yên ở phía Nam và thủ đô Hà Nội ở phía Tây. Theo số liệu thống kê năm 2010 tỉnh Bắc Ninh có diện tích tự nhiên 822,71 km2 với tổng dân số 1.038.229 ngƣời. Bắc Ninh có hệ thống giao thông thuận lợi kết nối các tỉnh trong vùng nhƣ: Quốc lộ 1A, 1B mới nối Hà Nội – Bắc Ninh – Lạng Sơn, đƣờng cao tốc 18 nối sân bay Quốc tế Nội Bài – Bắc Ninh – Hạ Long, quốc lộ 38 nối Bắc Ninh – Hải Dƣơng – Hải Phòng, trục đƣờng sắt chạy qua Bắc Ninh đi Lạng Sơn và Trung Quốc; mạng lƣới đƣờng thủy rất thuận lợi nối với hệ thống cảng sông và cảng biển của vùng, tạo cho Bắc Ninh là địa bàn mở gắn với phát triển của thủ đô Hà Nội. Nhờ vị trí địa lý thuận lợi cùng với các cơ chế và giải pháp phát triển kinh tế hợp lý, Bắc Ninh có nhiều lợi thế cho sự phát triển kinh tế - xã hội và khai thác các tiềm năng hiện có của tỉnh để trở thành một trung tâm kinh tế- văn hóa hỗ trợ. Với những lợi thế về vị trí địa lý, cùng với kết cấu hạ tầng đồng bộ, Bắc Ninh đã thu hút đƣợc nhiều nhà đầu tƣ, các tập đoàn kinh tế đa quốc gia. Trong đó nổi trội là công nghiệp điện tử. Để công nghiệp điện tử phát bền vững cần có ngành công nghiệp hỗ trợ cung cấp linh phụ kiện và các dịch vụ đi kèm nhằm tăng giá trị gia tăng và nâng cao hàm lƣợng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến. Phát triển công nghiệp hỗ trợ có ý nghĩa quan trọng cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Việt Nam 44 nói chung, tỉnh Bắc Ninh nói riêng. Mặc dù vậy, phát triển công nghiệp hỗ trợ chƣa tƣơng xứng với tiềm năng.  Tài nguyên thiên nhiên Bắc Ninh có địa hình tƣơng đối bằng phẳng, có hƣớng dốc chủ yếu từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông, đƣợc thể hiện qua các dòng chảy mặt đổ về sông Đuống và sông Thái Bình. Mức độ chênh lệch địa hình không lớn, vùng đồng bằng thƣờng có độ cao phổ biến từ 3 - 7 m, địa hình trung du đồi núi có độ cao phổ biến 300 - 400 m. Diện tích đồi núi chiếm tỷ lệ rất nhỏ (0,53%) so với tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh, phân bố chủ yếu ở 2 huyện Quế Võ và Tiên Du. Ngoài ra còn một số khu vực thấp trũng ven đê thuộc các huyện Gia Bình, Lƣơng Tài, Quế Võ, Yên Phong. Nhìn chung, tài nguyên thiên nhiên của Bắc Ninh khá nghèo nàn không phong phú về chủng loại và trữ lƣợng bao gồm: Về tài nguyên khoáng sản: Bắc Ninh nghèo về tài nguyên khoáng sản, ít về chủng loại, chủ yếu chỉ có vật liệu xây dựng nhƣ: đất sét làm gạch, ngói, gốm, với trữ lƣợng khoảng 4 triệu tấn ở Quế Võ và Tiên Du, đất sét làm gạch chịu lửa ở thị xã Bắc Ninh, đá cát kết với trữ lƣợng khoảng 1 triệu tấn ở Thị Cầu - Bắc Ninh, đá sa thạch ở Vũ Ninh - Bắc Ninh có trữ lƣợng khoảng 300.000 m3. Ngoài ra còn có than bùn ở Yên Phong với trữ lƣợng 60.000 - 200.000 tấn. Về tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Bắc Ninh là 822,71 km2, trong đó đất nông nghiệp chiếm 53,12%, đất nuôi trồng thủy sản chiếm 6,16%, đất lâm nghiệp chiếm 0,75%, đất chuyên dùng và đất ở chiếm 39,2%, đất chƣa sử dụng còn 0,77%. Nhƣ vậy, với tài nguyên khoáng sản cũng nhƣ đất đai ở Bắc Ninh rất hạn chế, tỉnh đã sớm có quy hoạch nhằm phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển công nghiệp hỗ trợ của tỉnh. 45 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh  Về kinh tế: Tỉnh Bắc Ninh khi đƣợc tái lập năm 1997, kinh tế lúc đó chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, các cơ sở sản xuất công nghiệp hầu nhƣ không đáng kể. Tuy nhiên, sau 15 năm, kinh tế Bắc Ninh đã có sự tăng trƣởng nhanh, liên tục và bền vững với tốc độ tăng trƣởng luôn cao hơn so với mức trung bình của cá nƣớc, góp phần đƣa Bắc Ninh từ một thị xã nhỏ trở thành thành phố đô thị loại III. Cụ thể: GDP của tỉnh Bắc Ninh năm 2000 mới chỉ đạt 2.488,3 tỷ đồng nhƣng đến năm 2010 đã đạt 9.697,3 tỷ đồng gấp 3,9 lần so với năm 2000. Hình 3.1: GDP của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2000-2010 theo giá thực tế (Nguồn : số liệu tác giả tổng hợp từ Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh 2008, 2010) Tốc độ tăng trƣởng GDP giai đoạn 2001-2005 là 13,88% (nông nghiệp tăng 5,17%, công nghiệp tăng 20,06%, dịch vụ 15,26%) và giai đoạn 2006-2009 là 14,75% (nông nghiệp tăng 0,34%, công nghiệp tăng 18,02%, dịch vụ 19,49%). Bên cạnh việc duy trì tốc độ tăng trƣởng cao trong nhiều năm thì cơ cấu GDP của Bắc Ninh cũng chuyển dịch theo hƣớng công nghiệp : tỷ trọng công nghiệp, xây dựng cơ bản tăng nhanh từ 35,67% năm 2000 lên 66,11% năm 2010; tỷ trọng nông nghiệp giảm từ 37,96% năm 2000 xuống còn 10,45% năm 2010; tỷ trọng dịch vụ 46 tăng từ 26,37% năm 2000 lên 29.18% năm 2006, tuy nhiên từ năm 2007 đến nay có xu hƣớng giảm xuống tới mức 23,44% năm 2010. C Ơ CẤU GDP TỈNH BẮC NINH NĂM 2 000 26.37% 35.67% Công nghiệpXây dựng Nông, Lâm nghiệp-Thủy sản 37.96% Hình 3.2: Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế năm 2000 và 2010 (Nguồn : số liệu tác giả tổng hợp từ Cục thống kê tỉnh Bắc Ninh) Nhƣ vậy, có thể thấy trong cơ cấu GDP, tỷ trọng của khuc vực dịch vụ giảm liên tục qua các năm thể hiện cơ cấu kinh tế chƣa hợp lý là điểm hạn chế cần khắc phục của tỉnh Bắc Ninh.  Về văn hóa – xã hội: Tỉnh Bắc Ninh – Kinh Bắc xƣa là vùng đất phía Bắc của kinh thành Thăng Long – Đông Đô, là nơi gặp gỡ, giao lƣu của các mạch giao thông thủy, bộ, tạo cho xứ Bắc sớm trở thành trung tâm kinh tế - văn hóa có một vị trí đặc biệt trong lịch sử dân tộc và văn hóa Việt Nam. Đến nay, Bắc Ninh vẫn là tỉnh có nhiều ngành nghề và các làng nghề truyền thống với trên 100 làng nghề, trong đó có 62 làng nghề truyền thống, tiêu biểu là: làng tranh dân gian Đông Hồ (Thuận Thành), làng gốm Phù Lãng (Quế Võ), làng đúc đồng Đại Bái, làng nghề tre trúc Xuân Lai (Gia Bình), làng rèn Đa Hội, làng dệt Hồi Quan, sơn mài Đình Bảng, chạm khắc gỗ Kim Thiều, Phù Khê, đồ gỗ Đồng Kỵ (Từ Sơn), làng giấy Phong Khê (Yên Phong)… các làng nghề truyền thống đang đƣợc bảo tồn và phát huy, góp phần xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hiến Kinh Bắc. 47 Bên cạnh đó, Bắc Ninh có mật độ di tích lịch sử văn hóa dày đặc, là quê hƣơng của 2 di sản thế giới : Dân ca Quan họ và Ca trù. Bắc Ninh còn đƣợc đánh giá là địa phƣơng giàu tiềm năng về du lịch. Đây là lợi thế cho phát triển ngành dịch vụ du lịch bởi so với các hoạt động khác thì du lịch văn hóa, tâm linh vẫn đƣợc coi là tiềm năng và có sức hút đối với du khách, nhất là du khách quốc tế. Hoạt động này thƣờng gắn với các lễ hội, thƣờng thu hút khách vào mùa xuân khi tiếng trống hội rộn rã khắp các làng quê.  Nguồn nhân lực: Bắc Ninh là địa phƣơng có mật độ dân số cao nhƣng chất lƣợng nguồn nhân lực chƣa cao và đồng đều. Dân số Bắc Ninh năm 2012 là 1.116.117 ngƣời, mật độ dân số 1.356 ngƣời/km2. Mặc dù Bắc Ninh có mật độ dân số cao và nguồn nhân lực dồi dào, trong đó phổ biến là lực lƣợng lao động trẻ, nhƣng chất lƣợng nguồn nhân lực còn hạn chế, trình độ học vấn của nguồn nhân lực Bắc Ninh cao hơn so với mức trung bình cả nƣớc, nhƣng thấp hơn so với mức trung bình của đồng bằng sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Tại các khu công nghiệp tập trung của Bắc Ninh đang sử dụng hơn 3 vạn lao động, song các doanh nghiệp ở Bắc Ninh đang đứng trƣớc tình trạng thừa lao động phổ thông, thiếu lao động chất lƣợng, nhất là trong các doanh nghiệp trong ngành điện, điện tử và cơ khí chính xác… Đƣợc biết, tại các KCN tập trung hiện nay chỉ có hơn 20% lao động có trình độ chuyên môn cao về kỹ thuật, quản lý. Trong khi các doanh nghiệp đang thiếu lao động có tay nghề cao, có kỹ thuật và đƣợc đào tạo hệ thống, thì lực lƣợng lao động trong tỉnh lại quá yếu và thiếu về trình độ tay nghề chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của doanh nghiệp. Hiện tại thị trƣờng lao động có chất lƣợng đang mất cân đối về cung – cầu, đây là yếu tố làm hạn chế sự phát triển CNHT trong thời gian tới. 3.1.3. Hệ thống kết cấu hạ tầng Với mục tiêu cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hƣớng hiện đại, thành phố trực thuộc trung ƣơng vào năm 2020, Bắc Ninh đã chú trọng xây dựng hệ thống 48 kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế và thúc đẩy phát triển công nghiệp của tỉnh. Hạ tầng khu công nghiệp: Trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có 15 khu công nghiệp tập trung đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt với tổng diện tích 7.681 ha (đất KCN là 6.847 ha và Khu đô thị là 834 ha). Năm 2013, 10 KCN đã triển khai xây dựng hạ tầng và đi vào hoạt động với tỷ lệ lấp đầy trên diện tích quy hoạch đạt 53,00%; 28 cụm công nghiệp với tổng diện tích 863,9 ha; hiện nay, có 21/28 cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động. Hệ thống giao thông vận tải: Bắc Ninh có hệ thống giao thông vận tải đƣợc đầu tƣ khá đồng bộ và hiện đại : Đƣờng bộ: Bắc Ninh là tỉnh có hệ thống đƣờng bộ thuận tiện cho vận chuyển, giao lƣu kinh tế trong và ngoài tỉnh. Mạng lƣới giao thông đƣờng bộ toàn tỉnh hiện có 3807 km, mật độ đƣờng 4,74 km/km2 thuộc loại cao so với bình quân cả nƣớc, trong đó Quốc lộ có 4 tuyến gồm quốc lộ 1A cũ dài 20 km, quốc lộ 1A mới dài 20 km, quốc lộ 18 dài 26,2 km và quốc lộ 38 dài 23 km. Tỉnh lộ gồm 11 tuyến với tổng chiều dài 224,1 km. Đƣờng sông: Bắc Ninh có 3 con sông lớn chảy qua là sông Cầu dài 70 km, sông Đuống 42 km và sông Thái Bình 17 km. Cả 3 sông này đều có khả năng cho các phƣơng tiện thủy có tải trọng 200 – 250 tấn đi qua. Trên mạng lƣới đƣờng sông của Bắc Ninh hiện tại có 2 cảng lớn là Đáp Cầu và cảng chuyên dụng của nhà máy kính Đáp Cầu. Đƣờng Sắt: Bắc Ninh có tuyến đƣờng sắt Hà Nội – Lạng Sơn chạy qua dài gần 20 km với 4 ga. Hiện tại chất lƣợng đƣờng và ga đều đã xuống cấp, khả năng sử dụng khai thác hạn chế, các ga chủ yếu tiếp nhận một số hàng vật liệu xây dựng, phân bón và hàng tiêu dùng. Hệ thống hạ tầng Điện – Nước: nguồn điện chính cung cấp phục vụ sản xuất và tiêu dùng của Bắc Ninh từ lƣới điện quốc gia theo tuyến Đông Anh – Phả Lại, Đông Anh – Bắc Giang, đƣờng dây từ Hà Nội – Hải Dƣơng. Hiện nay toàn tỉnh có 49 120,04 km đƣờng dây 110 KV và 249,3 km đƣờng dây 35 KV. Bắc Ninh có nguồn nƣớc tƣơng đối dồi dào từ các sông và trong lòng đất, theo kết quả thăm dò địa chất cho thấy trữ lƣợng nƣớc ngầm của tỉnh là khá lớn, trung bình 400.000 m3/ngày, tầng chứa nƣớc cách mặt đất trung bình 3-5 m và có bề dày khoảng 40, chất lƣợng nƣớc tốt. Đã có nhiều nhà máy nƣớc đầu tƣ xây dựng và đi vào khai thác đảm bảo cho nhu cầu sinh hoạt cũng nhƣ sản xuất của doanh nghiệp. Hệ thống thông tin liên lạc: Những năm gần đây, các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh không ngừng đầu tƣ trang thiết bị, xây dựng hạ tầng viễn thông hiện đại, cung cấp dịch vụ đa dạng, tiện ích và chất lƣợng cao. Mạng truyền dẫn đƣợc cáp quang hóa đến 100% trung tâm các huyện, thị xã, thành phố. Với hạ tầng viễn thông đầu tƣ đồng bộ, hiện đại đáp ứng mọi yêu cầu phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân trong việc sử dụng các dịch vụ viễn thông – công nghệ thông tin. Hệ thống Ngân hàng – Tín dụng: Hệ thống mạng lƣới ngân hàng, tổ chức tín dụng không ngừng đƣợc mở rộng, đa dạng và phát triển mạnh mẽ cả về quy mô, loại hình và số lƣợng. Đến nay trên địa bàn tỉnh đã có: 23 chi nhánh NHTM cấp I, ngân hàng chính sách xã hội, Quỹ Tín dụng Trung ƣơng chi nhánh Bắc Ninh và 24 Quỹ Tín dụng nhân dân cơ sở, 78 phòng giao dịch, 87 máy ATM với cơ chế linh hoạt thích ứng với thị trƣờng, đẩy nhanh tốc độ tăng trƣởng cả về nguồn vốn huy động và dƣ nợ cho vay. Hệ thống các trường dạy nghề: Các trƣờng ĐH, CĐ, THCN tiếp tục mở rộng quy mô, loại hình đào tạo; hiện nay trên địa bàn tỉnh có 16 trƣờng (2 trƣờng Đại học, 6 trƣờng Cao đẳng, 8 trƣờng THCN và dạy nghề), gần 30 cơ sở và trung tâm dạy nghề đang hoạt động ở 8 huyện, thị xã, thành phố. 3.2. Nhận dạng các ngành CNHT trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh Dựa trên kinh nghiệm của các quốc gia khác về phát triển CNHT và dựa vào khái niệm trong Quyết định 12/2011/QĐ-TTg, trong bản quy hoạch này, các ngành CNHT đƣợc xem xét là hệ thống các doanh nghiệp chế tạo, cung cấp nguyên vật 50 liệu, phụ tùng, linh kiện cho các doanh nghiệp lắp ráp các sản phẩm nhƣ ô tô, xe máy, điện tử, thiết bị chính xác, máy công nghiệp, máy nông nghiệp (thƣờng đƣợc gọi là các ngành công nghiệp chế tạo hạ nguồn). 3.2.1. Công nghiê ̣p sản xuấ t, lắ p ráp ô tô, xe máy Công nghê ̣ sản xuấ t , lắ p ráp ô tô, xe máy bao gồ m : (1) Công nghệ nguyên vật liệu; (2) Công nghệ chế tạo linh kiện; (3) Công nghệ lắp ráp cụm; (4) Công nghệ hoàn thành sản phẩm. Trong đó , các bƣớc công nghệ (1),(2),(3) là lĩnh vực công nghê ̣ sản xuấ t của công nghiê ̣p phu ̣ trơ ̣ phục vụ cho ngành sản xuấ t , lắ p ráp ô tô xe máy. Bƣớc công nghê ̣ (4) là phần lắ p ráp sản phẩ m hoàn chin̉ h. Nếu theo các bƣớc công nghệ ở trên , công nghiệp hỗ trợ cho sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy của Bắc Ninh chủ yếu tập trung vào bƣớc công nghệ (2) Công nghệ chế tạo và (3) Lắp ráp tổng thành . Do đó, công nghiệp hỗ trợ sả n xuất, lắp ráp ô tô, xe máy mới dừng lại ở sản xuất một số linh kiện, phụ tùng mà nguyên liệu chủ yếu nhập khẩu. CNHT Công nghệ vật liệu - Thép và gang - Nhựa hoá học - Kính, đệm cao su - Sợi, gỗ, chất kết dính - Kim loa ̣i màu - Vải, cao su Công nghệ chế tạo - Đúc kim loại, nhựa, cao su, - Gia công áp lực, gia công chính xác , thuỷ lực - Chế tạo cắt gọt, - Kỹ thuật điện, điê ̣n tƣ̉,... - Vâ ̣t liê ̣u khác Lắ p cu ̣m tổ ng thành - Khung, vỏ, - Động cơ, ly hợp, hộp số - Trục truyền - Bánh xe - Điện, ghế đệm - Lái, phanh, treo, gƣơng kính - Nhựa Lắp ráp tổng thành Ô tô Hình 3.3: Công nghê ̣ sản xuấ t, lắ p ráp ô tô xe máy 51 Trong công nghệ chế tạo ở bƣớc (2) lại đƣợc phân chia thà nh 3 vùng công nghê ̣, gồ m: ( 1) Công nghê ̣ hỗ trơ ̣ bên ngoài ; (2) Công nghê ̣ hỗ trơ ̣ truyề n lƣ̣c ; (3) Công nghê ̣ hỗ trơ ̣ linh kiê ̣n, phụ kiện. CNHT Công nghệ hỗ trợ bên ngoài(Vùng I) - Khung Công nghệ hỗ trợ truyền lực(Vùng II) Công nghệ hỗ trợ phụ kiện (Vùng III) - Thùng hàng - Cụm truyền lực + Động cơ + Ly hợp, hộp số + Trục truyền, đăng + Cầu - Vỏ + Ca bin + Vỏ - Điện, ghế đệm - Lái - Gƣơng kính - Cơ cấu phanh - Treo - Sản phẩm nhựa - Bánh xe Lắp ráp tổng thành Ô tô Hình 3.4: Phân vùng công nghệ chế tạo CNHT Đối với Bắc Ninh, công nghiệp hỗ trợ ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy đã hình thành và phát triển. Tuy nhiên, công nghiệp hỗ trợ của Bắc Ninh mới chỉ dừng lại một số chi tiết, linh kiện đơn giản. 3.2.2. Công nghiệp cơ khí chế tạo Nếu không kể tới vai trò cung cấp nguyên vật liệu cơ bản của công nghiệp luyện kim, hoá chất thì nhìn chung có thể tạm sắp xếp cấu trúc cấp độ hỗ trợ cùng với công nghệ tƣơng ứng sản xuất sản phẩm cơ khí nhƣ mô hình sau: (6) Hoàn thiện bao gói, gắn với thƣơng hiệu (5) Lắp ráp tổng thành Thành phẩm Bán thành phẩm (4) Lắp ráp tổ hợp Các cụm chi tiết (3) Lắp ráp đơn giản Các phân cụm chi tiết 52 (2) Gia công, nhiệt luyện tạo bề mặt (1) Rèn, hàn.... tạo phôi (tuỳ loại) Chi tiết linh kiện, phụ kiện Phôi kim loại, phụ kiện thô khác Đối với các sản phẩm cơ khí phục vu ̣ nông nghiê ̣p của Bắc Ninh hiê ̣n nay chủ yế u hình thành nhiều xƣởng cơ khí nhỏ phục vụ nông nghiệp , công nghiệp và tiêu dùng. Tuy nhiên nhìn chung công nghiê ̣p hỗ trơ ̣ cho các sản phẩ m này còn rấ t ít , chủ yế u doanh nghiê ̣p sản xuấ t the o hình thƣ́c tích hơ ̣p (tƣ̀ khâu đầ u đế n khâu cuố i ). Công nghiê ̣p hỗ trơ ̣ cho các sản phẩ m này mới chỉ dƣ̀ng la ̣i mô ̣t số chi tiế t nhƣ đúc gang (dạng phôi), nhƣ̣a, cao su... 3.2.3. Công nghiê ̣p điê ̣n tử-tin học Điện tử - tin học - viễn thông là 3 lĩnh vực công nghiệp riêng biệt nhƣng lại có mối liên hệ hết sức chặt chẽ với nhau và thƣờng đƣợc nghiên cứu, đánh giá nhƣ một ngành công nghiệp chung là công nghiệp điện tử. Ở Việt Nam, ngành công nghiệp điện tử thƣờng đƣợc hiểu bao gồm các lĩnh vực: - Sản xuất thiết bị (điện tử dân dụng, điện tử công nghiệp và chuyên dụng, công nghệ thông tin và viễn thông); - Công nghiệp phần cứng; - Sản xuất linh kiện và vật liệu điện tử; - Công nghiệp phần mềm; - Dịch vụ. CNHT cho ngành công nghiệp điện tử tại Việt Nam có thể đƣợc hiểu là ngành công nghiệp sản xuất linh kiện, vật liệu điện tử (ngoài các sản phẩm của công nghiệp bán dẫn), các bộ phận linh kiện và các vật tƣ khác hỗ trợ cho công nghiệp lắp ráp đến sản phẩm cuối cùng. Trong quá trình tạo ra sản phẩm cuối cùng, các linh kiện có thể đƣợc lắp ráp thành cụm linh kiện. Do vậy có thể coi sản xuất cụm linh kiện là những công đoạn hỗ trợ thứ cấp (ở các mức khác nhau) so với công đoạn sản xuất linh kiện ban đầu-công đoạn sơ cấp. Đứng trên quan điểm dài hạn, Việt Nam cần phải thúc đẩy ngành CNHT cho công nghiệp điện tử. Thuật ngữ đƣợc sử dụng ở 53 đây chỉ các nhóm ngành cơ bản dựa trên công nghệ sản xuất các linh kiện phụ (linh kiện điện tử thụ động, cụm linh kiện, tấm đế bảng mạch, linh phụ kiện cơ, nhựa, cao su, chất dẻo, vỏ, giá đỡ, giắc nối, phích cắm, dây dẫn) liên quan đến công nghệ chế biến, hóa chất, gia công máy chính xác, đúc nhựa, đóng dấu, đổ khuôn, mạ và phủ, in ấn. Quy trin ̀ h công nghê ̣sản xuấ t sản phẩ m điêṇ tƣ̉ , tin học cũng gồ m có 3 bƣớc cơ bản nhƣ sau: CNHT Công nghệ vật liê ̣u - Kim loa ̣i - Nhựa, chấ t dẻo, - Kính, - Sợi, chất kết dính - Vải, cao su, - Vâ ̣t liê ̣u khác... Công nghệ chế tạo - Đúc kim loại, nhựa, cao su - Gia công áp lực, gia công chính xác - Chế tạo cắt gọt - Gia công kỹ thuâ ̣t điê ̣n, điê ̣n tƣ̉, - Sơn, mạ... Lắ p cu ̣m chi tiế t - Khung, vỏ, - Cụm chi tiết, - Cụm linh kiện tổ hợp... Lắp ráp hoàn chỉnh Tóm lại, hiê ̣n nay, công nghiê ̣p hỗ trơ ̣ ngành công nghiê ̣p điê ̣n tƣ̉ -tin học của Bắc Ninh đã có ở cả 3 bƣớc công nghê ̣, trong đó: (1) Công nghê ̣ vâ ̣t liê ̣u chủ yế u là các vật liệu cho sản xuất các thiế t bi ̣điê ̣n. (2) Công nghê ̣ chế ta ̣o cũng đã có sƣ̣ phát triể n nhấ t là sản xuấ t linh kiê ̣n điê ̣n tƣ̉ , chi tiế t nhƣ̣a . (3) Công nghê ̣ lắ p ráp cu ̣m chủ yế u là các khung vỏ sản phẩ m, bo ma ̣ch. 3.2.4. Công nghiệp dệt - may, da - giầy  Ngành dê ̣t – may: Ngành dệt-may là ngành đáp ứng các nhu cầu về sản phẩm tiêu dùng bao gồm các loại quần áo, mền mùng, gối đệm, các loại đồ dùng sinh hoạt trong gia đình nhƣ: rèm cửa, vải bọc đồ dùng, khăn các loại... Mặt khác, sản phẩm của ngành dệt may ngày càng đƣợc ứng dụng trong ngành kinh tế khác nhƣ vải kỹ thuật dùng để lót 54 đƣờng, thi công đê điều, các loại vải làm bọc đệm ôtô, làm vật liệu lọc, vật liệu chống thấm... Ngành dệt may của Bắc Ninh chủ yếu tập trung vào công đoạn sản xuất nhƣ : Cắ t may, gia công và tiêu thu ̣, sản xuất dựa trên lợi thế nguồn nhân công dồi dào với chi phí thấ p , quy mô sản xuấ t vƣ̀a phải , không đòi hỏi nhiề u vố n đầ u tƣ và triǹ h đô ̣ công nghê ̣. Mă ̣c dù ngành đã đóng góp đáng kể vào kim nga ̣c h xuấ t khẩ u của tin̉ h , tuy nhiên ngành có hàm lƣơ ̣ng giá tri ̣gia tăng thấ p. Quy trình sản xuất của ngành dệt- may có thể khái quát hóa thành từng bƣớc nhƣ sau: Trong quá trình sản xuất ra thành phẩm đối với ngành dệt - may, có thể chia thành 03 công đoạn và thiế t bi,̣ nguyên liê ̣u hỗ trơ ̣ nhƣ sau: Sản xuất xơ, sợi Sản xuất a) sợi Công xơ, Kéo sợi Dệt vải Nhuộm, in hoa mô ̣c Hoàn tất Cắt may đoạn kéo sợi và dệt vải: Có 03 nhóm thiết bị hỗ trơ ̣ chính sau: - Nhóm các thiết bị cơ khí: Gồm các thiết bị nhƣ bánh răng, trục truyền động, suốt sắt kéo dài, các chi tiết dẫn sợi, nồi, cọc, khuyên, khung go, xe vận chuyển... nhu cầu thay thế thƣờng xuyên và khá lớn. - Nhóm thiết bị không gia công cơ khí: Gồ m vòng kéo dãn, vỏ suốt cao su, các sản phẩm ống giấy, ống nhựa (các bô bin sợi cho máy kéo sợi con, máy se đánh ống)... - Nhóm các sản phẩm hóa chất: Gồ m các chất kết dính , chất chống tĩnh điện, chất giữ ẩm, chất ngấm, chất phân giải, sáp, các loa ̣i hóa chất dùng để hồ vải... b) Công đoạn nhuộm in hoa và hoàn tất: Các loại sản phẩm phụ trợ chủ yếu nhƣ sau: Các loại thuốc nhuộm; các loại chất trợ; các hóa chất cơ bản; các chế phẩm sinh học. c) Công đoạn may mặc và thời trang: Gồ m 3 nhóm sản phẩm hỗ trợ: - Nhóm phụ liệu may: Nhƣ chỉ may, chỉ thêu, các loại dây luồn; bông tấm theo các tiêu chuẩn dày mỏng khác nhau, bông tấm đã chần cùng vải lót với nhiều 55 kiểu chần khác nhau...; các loại nút đƣợc đính vào sản phẩm may mặc để cài có thể làm bằng nhựa, kim loại hoặc bằng các loại gỗ, vỏ sò, sừng (các loại nút dập, oze, đinh rive các loại một hoặc nhiều chi tiết đƣợc làm bằng kim loại hoặc nhựa...); nhãn mác (các loại nhãn mác, logo dệt, in...); mesh, xốp (các loại mesh dệt, không dệt và các loại xốp dựng có hoặc không keo dán...); khoá kéo các loại, các loại băng (Băng thun, băng dính gai, các loại dây đai dệt...). - Nhóm phụ kiện bao gói: Là các vật liệu, bao bì sử dụng cho quá trình đóng gói, hoàn tất sản phẩm bao gồm các nhóm: các loại túi PE (polyethylene), PP (polyprotylene) và các loại móc áo; các loại bìa lót áo, giấy chống ẩm, khoanh cổ, nơ cổ và thùng caton sóng nhiều lớp, các loại cài, kẹp nhựa... - Nhóm các loại gá lắp, phụ tùng: Bổ sung cho thiết bị may và bảo d ƣỡng phục vụ cho công nghệ may.  Ngành công nghiệp da - giầy: Ngành giầy - dép là ngành sản xuất ra nguyên phụ liệu và sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng bao gồm các loại giầy (giầy thể thao, giầy vải, giầy da...), các loại cặp và túi xách bằng vải và da, các sản phẩm thời trang nhƣ thắt lƣng và các loại da thuộc thành phẩm... Quy trình sản xuất của ngành giầy - dép có thể khái quát nhƣ sau: Thuộc da, giả da Pha cắt Tiền chế đế Lắp ráp Hoàn thiện Đóng gói, bao bì ca Trong quá trình sản xuất ra sản phẩm cuối cùng, nguyên vật liệu hỗ trợ bao gồm: - Nguyên liệu chính: Da thuộc, vải (sợi bông, sợi tổng hợp... theo cách dệt thoi, dệt kim, không dệt...); giả da (nền là vải tráng phủ PU); cao su (cao su lƣu hóa, TPR...); chất dẻo (PU, PE, PVC ); nhóm các vật liệu nhân tạo dạng tấm (có nguồn gốc từ xenlulô, vụn da ép...). 56 - Nguyên liệu phụ: Bao gồm keo dán (liên kết tạm thời, liên kết bền vững); Chỉ may (sợi bông, sợi tổng hợp với mục đích trang trí và lắp ráp mũ giày, đế giày); Phụ liệu trang trí gia cố làm từ vải dệt, kim loại hoặc các vật liệu khác nhƣ gỗ, đá, chất dẻo,... Ví dụ: nhãn mác, băng viền, oze, khóa cài, nơ trang trí... Nhóm các sản phẩm trang trí làm đẹp bằng giày nhƣ: sơn, xi, sáp, kem, dầu bóng… dùng trong khâu hoàn thiện nhƣ bán thành phẩm và thành phẩm. Mực in... (in số trên các chi tiết mũ giày, đế giày trong quá trình sản xuất, in trang trí…). - Công cụ, dụng cụ: Gồm phom (công cụ cơ bản để thiết kế và sản xuất giày đƣợc làm từ gỗ nhựa, hợp kim nhôm...); dao chặt hay còn gọi là khuôn cắt định hình dùng để cắt các chi tiết cấu tạo nên đế giầy, mũ giày; khuôn đúc đế, gót... phục vụ đúc sẵn các loại đế, gót giày từ chất dẻo hay cao su lƣu hóa... Kim may, cữ may, ống viền; đục trang trí; khuôn in gia nhiệt, khuôn in cao tần; các thiết bị để và vận chuyển nguyên phụ liệu , bán thành phẩm... nhƣ kệ, giá đỡ, xe vận chuyển; bàn ghế chuyên dùng phục vụ cho ngành sản xuất giầy-dép và các sản phẩm bằng da khác. 3.3. Tình hình phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ tỉnh Bắc Ninh 3.3.1. Tổng quan chung Bắc Ninh là một trong những địa phƣơng đi đầu cả nƣớc hình thành ngành CNHT với việc tiếp nhận dòng vốn đầu tiên trong lĩnh vực này vào năm 2004. Trong gần chục năm qua, Bắc Ninh luôn tập trung đầu tƣ đẩy mạnh phát triển ngành CNHT. Sau 16 năm tái lập tỉnh, Bắc Ninh trở thành một trong 10 tỉnh phát triển công nghiệp đứng đầu cả nƣớc. Đến nay, tỉnh đã thu hút đƣợc hơn 1.000 dự án đầu tƣ với tổng số vốn gần 10 tỷ USD. Cùng với việc thu hút đƣợc các tập đoàn đa quốc gia có thƣơng hiệu nổi tiếng toàn cầu đầu tƣ vào tỉnh. Đã có 126 doanh nghiệp đang hoạt động thuộc 4 nhóm ngành chính là: điện tử - tin học; cơ khí chế tạo; sản xuất và lắp ráp ô tô; dệt may và giầy - dép. Từ sau khi tập đoàn Samsung đầu tƣ nhà máy sản xuất điện thoại di động ở Bắc Ninh, rất nhiều nhà đầu tƣ vệ tinh đã tìm đến Việt Nam, theo ƣớc tính, có tới 200 doanh nghiệp theo chân Samsung, hình thành ngành công nghiệp phụ trợ Việt 57 Nam, tạo công ăn việc làm cho khoảng 60.000 lao động. Trong đó, riêng Bắc Ninh đã hơn 60 doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hỗ trợ cho Samsung nâng các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cho các ngành điện tử - tin học tăng cao và đóng vị trí hàng đầu trong phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ của Bắc Ninh. Hình 3.5: Cơ cấu các ngành công nghiệp hỗ trợ tại Bắc Ninh (Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Bắc Ninh) CNHT ngành điện tử - tin học chiếm đại đa số trong các ngành CNHT tại Bắc Ninh, lên tới gần 70%, cho thấy quá trình phát triển CNHT ngành điện tử - tin học của Bắc Ninh đang trên đà phát triển mạnh mẽ và là thế mạnh của Bắc Ninh. Tiếp theo là ngành CNHT cơ khí và ô tô – xe máy, nhƣng vẫn nắm một phần nhỏ trong cơ cấu các ngành CNHT của Bắc Ninh, chỉ chiếm 12 – 13% tổng các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm hỗ trợ. Tuy nhiên, công nghiệp hỗ trợ Bắc Ninh mới chỉ ở giai đoạn phát triển sơ khai nên còn nhiều tồn tại, hạn chế: Sản xuất còn manh mún, kém phát triển, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu; Các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ còn nghèo nàn về chủng loại, kiểu dáng, giá lại cao hơn nhiều sản phẩm cùng loại nhập khẩu… 58 Đến hết năm 2013, Ban quản lý các KCN Bắc Ninh đã cấp giấy chứng nhận đầu tƣ cho 179 doanh nghiệp CNHT trong các lĩnh vực công nghiệp điện tử, máy tính, ô tô, xe máy, cơ khí với tổng vốn đầu tƣ đăng ký trên 1,1 tỷ USD, cho thuê 219,64 ha đất và nhà xƣởng, quy mô vốn bình quân là 6,16 triệu USD/dự án, diện tích chiếm đất bình quân là 1,23 ha/dự án. Trong đó có 104 doanh nghiệp CNHT ngành điện tử, 20 doanh nghiệp CNHT ngành cơ khí, sản xuất và lắp ráp ô tô, xe máy đi vào hoạt động và một số doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực. Các doanh nghiệp này chủ yếu đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan… Đa số doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ có quy mô nhỏ, vừa. Khối doanh nghiệp trong nƣớc không đủ năng lực cạnh tranh với khối FDI nên khả năng phát triển thấp. Cơ bản đều phải nhập nguyên vật liệu để sản xuất, nguồn nguyên liệu trong nƣớc không đáp ứng yêu cầu. Riêng trong ngành điện tử, có khoảng 100 dự án sản xuất sản phẩm hỗ trợ, nhƣng gần nhƣ các doanh nghiệp hỗ trợ vẫn là FDI. Và ngay trong hệ thống các doanh nghiệp hỗ trợ (tạm gọi là hệ thống vệ tinh cấp I) vẫn chỉ là lắp ráp linh kiện. Các doanh nghiệp hỗ trợ FDI trong ngành cơ khí chế tạo hầu hết nguyên vật liệu đều đƣợc nhập khẩu từ nƣớc ngoài. Doanh nghiệp hoạt động hỗ trợ thuộc ngành dệt may và da giày của tỉnh còn quá ít, phát triển mang tính tự phát, chƣa đƣợc quan tâm đầu tƣ hỗ trợ để khai thác nguồn nguyên phụ liệu trong nƣớc nên chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu. Gần đây, các đối tác đầu tƣ đã có sự thay đổi theo hƣớng tích cực từ những dự án có quy mô vốn nhỏ sang những dự án có quy mô vốn lớn. Hiện có một số nhà đầu tƣ ngành CNHT có số vốn đầu tƣ lớn nhƣ: Samsung SDI Việt Nam (104,6 triệu đô la), Furning Precision Component (80 triệu đô la), Mitac Precision (60 triệu đô la), Flexcom Vietnam (60 triệu đô la), Intops Vietnam (54 triệu đô la), P& Tel Việt Nam (40 triệu đô la), VS Industry Việt Nam (35 triệu đô la), Hal Việt Nam (30 triệu đô la), Mobase Việt Nam (24 triệu đô la), Sumitomo Electric (23 triệu đô la)… Theo số liệu của Ban quản lý các KCN Bắc Ninh, các doanh nghiệp CNHT đã đóng góp đáng kể vào GTSXCN của các KCN. Năm 2013, GTSXCN của ngành 59 CNHT là 1,8 tỷ USD chiếm 7,65% GTSXCN của các KCN, cao hơn mức 3,79% của năm 2012. Bên cạnh đó, ngành CNHT còn đóng góp ngày càng tăng trong kim ngạch xuất nhập khẩu và nộp ngân sách của các KCN, đồng thời tạo cơ hội việc làm lớn cho lao động và tăng thu nhập cho ngƣời dân. Bảng 3.1: Kết quả hoạt động CNHT của các KCN Bắc Ninh Chỉ tiêu 1. GTSXCN Đơn vị CNHT CNHT/KCN (%) tính 2012 2013 2012 2013 Triệu 517,005 1.858 3,79 7,65 463,460 1.828 3,40 7,31 465,209 2.076,9 3,81 9,89 8,1575 82,86 4,09 38,67 31.554 28.609 27,08 19.48 USD 2. Kim ngạch xuất khẩu 3. Kim ngạch nhập khẩu 4. Nộp ngân sách Triệu USD Triệu USD Triệu USD 5. Tạo việc làm Ngƣời Nguồn: Ban quản lý các KCN Bắc Ninh Nhƣ vậy, các doanh nghiệp CNHT đã phát huy tốt hiệu quả đầu tƣ, góp phần phát triển ngành công nghiệp mũi nhọn của tỉnh (công nghệ điện tử, viễn thông), xây dựng Bắc Ninh trở thành trung tâm điện tử viễn thông của khu vực miền Bắc. CNHT còn thúc đẩy sự phát triển của các loại hình dịch vụ phục vụ sản xuất công nghiệp; tăng cƣờng mối liên kết kinh tế giữa các doanh nghiệp, tạo điều kiện tiếp cận nhanh công nghệ sản xuất, trình độ quản lý hiện đại và tạo động lực thu hút đầu tƣ. Các doanh nghiệp CNHT cũng đã bƣớc đầu tham gia vào chuỗi giá trị sản xuất, phân phối toàn cầu, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp chính, tăng tỷ lệ nội địa hóa, đẩy mạnh thu hút đầu tƣ vả thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế của tỉnh. 60 3.3.2. Thực trạng các ngành công nghiệp hỗ trợ tỉnh Bắc Ninh 3.3.2.1. Công nghiệp hỗ trợ ngành Điện tử - Tin học Công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử - tin học mới chỉ xuất hiện khi có các tập đoàn đa quốc gia đến đầu tƣ sản xuất tại Bắc Ninh nhƣ Canon, Samsung và hiện tại có thêm Nokia đến đầu tƣ, với quy mô lớn, vốn đầu tƣ liên tục tăng lên kéo theo các doanh nghiệp vệ tinh phát triển. Bảng 3.2: Một số dự án ngành điện tử - tin học tại Bắc Ninh Stt Tên 1 2 Vốn đầu tƣ Ngày cấp Địa điểm (USD) GCNĐT Công ty TNHH 60.000.000 24/03/2005 KCN Quế Võ Canon Việt Nam 70.000.000 06/03/2006 KCN Tiên Sơn Công ty TNHH 2.500.000.000 25/03/2008 KCN Yên Phong I 302.000.000 15/11/2011 KCN VSIP Samsung Electronics Việt Nam Nokia Corporation 3 (Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Bắc Ninh) Công ty TNHH Canon Việt Nam tại Quế Võ đƣợc thành lập năm 2006, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty liên tục đạt mức tăng trƣởng cao, doanh thu của công ty tăng cao từ khi thành lập đến nay, đến năm 2012 doanh thu tăng lên 13 lần. Và sau là nhà máy Canon tại KCN Tiên Sơn đƣợc thành lập với số vốn đầu tƣ giai đoạn I lên đến 70 triệu USD. Nhà máy đƣợc thành lập đã đem lại nhiều sự phát triển cho Bắc Ninh, sau khi vận hành, số lƣợng nhà cung cấp cho nhà máy tăng lên nhanh theo năm. Từ đó, không chỉ tạo điều kiện cho các nhà cung cấp phát triển, mà còn là cơ hội tiềm năng cho các nhà cung cấp mới, góp phần không nhỏ vào phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ tại Bắc Ninh nói riêng, của Việt Nam nói chung. 61 Đến năm 2008, công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam đầu tƣ vào Bắc Ninh, với quy mô ban đầu số vốn đầu tƣ hơn 600 triệu USD và đến nay số vốn đầu tƣ đã tăng lên 2,5 tỷ USD đã góp phần tăng trƣởng kinh tế và kéo theo nhiều doanh nghiệp vệ tinh của Samsung đến đầu tƣ tại Bắc Ninh. Nhà máy sản xuất thiết bị điện thoại di động Nokia Việt Nam đƣợc xây dựng tại Khu công nghiệp VSIP Bắc Ninh với diện tích 17ha, tổng mức đầu tƣ ban đầu là 200 triệu Euro (tƣơng đƣơng 300 triệu USD). Đây là nhà máy đầu tiên của Nokia tại Đông Nam Á và là cơ sở sản xuất điện thoại di động thứ 11 của hãng trên toàn cầu. Tại KCN VSIP Bắc Ninh, Nokia sẽ tham gia các hoạt động sản xuất, gia công và lắp ráp điện thoại di động, sản lƣợng dự kiến đạt 180 nghìn sản phẩm/năm, tạo việc làm cho 10 nghìn lao động. Với sự gia tăng của các tập đoàn đa quốc gia đến đầu tƣ tại Bắc Ninh đã kéo theo hàng trăm doanh nghiệp vệ tinh đến đầu tƣ, hoạt động sản xuất kinh doanh cung cấp sản phẩm hỗ trợ. Đơn vị: dự án 70 60 50 40 CNHT điện tử tin học 30 20 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 10 0 Hình 3.6: Tăng trƣởng ngành công nghiệp hỗ trợ điện tử - tin học trong khu công nghiệp Bắc Ninh từ 2005-2013 (Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Bắc Ninh) 62 Từ biểu đồ ta thấy, ngành công nghiệp hỗ trợ điện tử - tin học mới hình thành cách đây ít năm, từ năm 2005, cho đến năm 2013 mới thấy sự phát triển nhanh chóng của ngành CNHT điện tử - tin học. Năm 2013, số lƣợng các nhà máy sản xuất các sản phẩm linh kiện, phụ tùng, các sản phẩm hỗ trợ trong sản xuất bắt đầu tăng mạnh, năm 2005 chỉ có một vài doanh nghiệp hỗ trợ cho ngành điện tử tin học, cho đến năm 2013 đã có đến hơn 100 doanh nghiệp sản xuất, hỗ trợ cho các ngành điện tử - tin học. Riêng nhà máy Samsung đã có hơn 50 nhà cung cấp, phần lớn đến từ Hàn Quốc và các nƣớc xung quanh hoặc một số công ty liên doanh giữa đối tác nƣớc ngoài và Việt Nam. Trƣớc khi có nhà máy Samsung và Nokia thì nhiều nhà sản xuất linh kiện nƣớc ngoài cũng đã đầu tƣ nhà máy ở Bắc Ninh để xuất khẩu nhƣ Foxconn, Intel,… Các doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ chủ yếu tập trung trong các khu công nghiệp. Tuy nhiên, giai đoạn 2011 - 2013 thì có một số doanh nghiệp tập chung sản xuất ở ngoài KCN do giá thành thuê đất ngoài KCN thấp hơn. Năm 2011, tỉnh có 4 doanh nghiệp sản xuất CNHT điện tử - tin học thành lập. Năm 2013, tỉnh đã có đến 19 doanh nghiệp, cho thấy đầu tƣ ngoài KCN ngày càng hấp dẫn các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Các doanh nghiệp ngành điện tử - tin học gia tăng làm cho sản lƣợng xuất nhập khẩu của mặt hàng này cũng tăng mạnh qua các năm. Bảng 3.3: Tình hình xuất khẩu hàng điện tử, máy tính và phụ kiện từ 2009 - 2012 Hàng điện tử Máy tính và phụ kiện Giá trị Tốc độ tăng Giá trị Tốc độ tăng (triệu USD) (%) (triệu USD) (%) 2009 1,174 - 8,296 - 2010 20,441 16.411,4 9,382 13,09 2011 542,074 25.518,9 0,414 -95,59 2012 13.385,304 23.780,5 0,584 41,06 Năm Niên giám thống kê Bắc Ninh năm 2012 63 Các doanh nghiệp hỗ trợ ngành điện tử của Bắc Ninh gia tăng mạnh trong năm qua làm cho tình hình xuất khẩu các loại linh kiện, phụ tùng tăng mạnh. Năm 2009 xuất khẩu 1,174 triệu USD, đặc biệt năm 2012, xuất khẩu mặt hàng này đã lên đến 13.385,304 triệu USD. Tốc độ tăng đạt 16.441,4% năm 2010, 25.518,9% năm 2011 và 23.780,5% năm 2012. Đến năm 2013, là năm mà Bắc Ninh đạt kim ngạch xuất khẩu lớn nhất từ trƣớc tới nay, gần 30 tỷ USD, riêng nhà máy Samsung đã giá trị xuất khẩu trên 20 tỷ USD trong năm 2013. Riêng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng máy tính và các phụ tùng lại giảm trong năm 2011 từ 9,382 triệu USD xuống còn 0,414 triệu USD giảm 95,59% so với năm 2010, và 0,584 triệu USD năm 2012. Mặc dù giá trị xuất khẩu hàng máy tính và phụ tùng giảm mạnh nhƣng cũng không ảnh hƣởng nhiều đến kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Bảng 3.4: Tình hình nhập khẩu hàng điện tử của Bắc Ninh năm 2009 – 2012 Năm Giá trị nhập khẩu Tốc độ tăng (%) (triệu USD) 2009 207,9 - 2010 1.232,4 1.927,8 2011 4.248,7 2.447,5 2012 11.545,8 1.717,5 (Nguồn: Niên giám tống kê Bắc Ninh năm 2012) Tình trạng nhập khẩu các mặt hàng điện tử của Bắc Ninh ngày càng gia tăng năm 2009 lƣợng nhập khẩu của Bắc Ninh là 207,91 triệu USD, năm 2012 đã là 11.545,776 triệu USD, tốc độ tăng nhập khẩu của mặt hàng điện tử của Bắc Ninh tăng nhanh 1.927,8% năm 2010, 2.447,5% năm 2011 và 1.717,5% năm 2012. Tuy nhiên, tốc độ tăng của kim ngạch xuất khẩu vẫn nhanh hơn dẫn đến năm 2012, 64 Bắc Ninh đã thoát khỏi tình trạng nhập siêu và bắt đầu xuất siêu mặt hàng này với giá trị hơn 1 tỷ đồng. Với kết quả đạt đƣợc trong năm qua, ngành công nghiệp điện tử - tin học cũng nhƣ ngành công nghiệp hỗ trợ điện tử - tin học của Bắc Ninh phát triển không ngừng và trở thành địa phƣơng có sản lƣợng và xuất khẩu hàng điện tử lớn nhất cả nƣớc. 3.3.2.2. Công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí – chế tạo So với CNHT ngàn điện tử - tin học, CNHT ngành cơ khí chỉ chiếm một phần ít trong tổng số các doanh nghiệp, do chủ yếu các doanh nghiệp trong ngành cơ khí là các doanh nghiệp Việt Nam và với vốn đầu tƣ ít, quy mô nhỏ nên chƣa thúc đẩy các doanh nghiệp hỗ trợ sản xuất sản phẩm cho ngành chƣa phát triển. Các dự án ngành cơ khí chủ yếu là các doanh nghiệp của Việt Nam, sản xuất với quy mô nhỏ lẻ, manh mún, chủ yếu là gia công lắp ráp nên có ít doanh nghiệp sản xuất sản phẩm đi kèm. Năm 2013 chỉ có hơn 30 doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm hỗ trợ cho ngành cơ khí. Đơn vị:dự án 12 10 8 6 4 2 0 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Hình 3.7: Tăng trƣởng các dự án CNHT ngành cơ khí từ 2005 - 2013 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh) 65 CNHT ngành cơ khí tại Bắc Ninh có sự gia tăng trong các năm, nhƣng số lƣợng còn quá ít, không đủ đáp ứng nhu cầu. 3.3.2.3. Công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất và lắp ráp ô tô – xe máy Công nghiệp ô-tô trong nƣớc mới chỉ phát triển ở chiều rộng với sự có mặt của nhiều doanh nghiệp tham gia, nhƣng chƣa đầu tƣ chiều sâu về công nghệ, máy móc, phát triển công nghiệp hỗ trợ. Ngành công nghiệp ô-tô chƣa đạt đƣợc tiêu chí của ngành sản xuất ô-tô thật sự bởi các doanh nghiệp mới dừng ở mức độ lắp ráp, dây chuyền sản xuất chủ yếu gồm ba công đoạn chính là hàn, tẩy rửa sơn, lắp ráp. Mặc dù đƣa ra mục tiêu tỷ lệ nội địa hóa là 40% vào năm 2005, 60% vào năm 2010 đối với loại xe thông dụng (xe tải, xe khách, xe con), nhƣng đến nay mới đạt bình quân khoảng 7 - 10% đối với xe con (Thaco đạt 15 - 18%, Vinaxuki đạt khoảng 40%)... Đồng thời, mục tiêu có giá bán xe hợp lý, phù hợp với túi tiền ngƣời Việt Nam cũng chƣa đạt đƣợc, giá xe Việt Nam đang cao hơn khoảng 20% so với các nƣớc trong khu vực; chất lƣợng xe mặc dù có cải tiến nhƣng chƣa thể so với chất lƣợng xe nhập khẩu. Hiện nay, tại Bắc ninh có hơn 30 doanh nghiệp sản xuất phụ tùng và linh kiện cho ô tô – xe máy cung cấp cho các doanh nghiệp lắp ráp. Khi ngành công nghiệp ô tô mới xuất hiện và phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam chỉ phục vụ đƣợc phần nào các linh kiện phụ tùng đơn giản, công nghệ thấp, manh mún, nhỏ lẻ không đáp ứng đƣợc nhu cầu của thị trƣờng. Những năm gần đây khi ngành công nghiệp ô tô đang trên đà đi lên, nhiều doanh nghiệp FDI đã tìm đến đầu tƣ, tạo bƣớc tiến mới cho ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam nói chung, của Bắc Ninh nói riêng. Năm 2007, tại Bắc Ninh chỉ có hơn 10 doanh nghiệp sản xuất phụ tùng, linh kiện cho ô tô – xe máy, nhƣng đến năm 2013, số các doanh nghiệp trong lĩnh vực này đã tăng lên hơn 40 doanh nghiệp. Trong đó, doanh nghiệp FDI chiếm đến hơn 90% các doanh nghiệp hỗ trợ của ngành. 66 3.3.2.4. Công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may Các doanh nghiệp sản xuất về ngành dệt may còn ít, quy mô nhỏ và thƣờng là các doanh nghiệp Việt Nam, các doanh nghiệp FDI chỉ chiếm số lƣợng rất ít, nên các doanh nghiệp hỗ trợ sản xuất các linh kiện, vật liệu hàng dệt may, da giầy chƣa phát triển. Mặc dù ngành dệt may của Bắc Ninh phát triển khá sớm nhƣng đến hết năm 2013 ngành CNHT chỉ có một số doanh nghiệp, thƣờng là các doanh nghiệp đã thành lập từ những năm 2007, 2008. Các doanh nghiệp may mặc Việt Nam chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu, nhƣng lại thiếu các doanh nghiệp cung cấp các mặt hàng phụ kiện đi kèm. Chính vì thế mà kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của tỉnh cao trong khi kim ngạch nhập khẩu cũng cao không kém làm cho giá trị gia tăng của ngành may mặc không cao chủ yếu dựa vào gia công và sức lao động để tạo ra giá trị gia tăng, ta có thể thấy đƣợc điều đó thông qua tình hình xuất nhập khẩu hàng may mặc của Bắc Ninh từ năm 2007 đến năm 2012. Bảng 3.5: Tình hình xuất nhập khẩu hàng may mặc của Bắc Ninh Đơn vị: triệu USD Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Xuất khẩu 96,581 97,638 118,951 108,709 147,251 143,501 Nhập khẩu 64.293 62,379 76,406 83,783 94,148 87,760 Vải may mặc 59,771 51,746 49,568 80,412 70,483 57,985 Phụ liệu hàng 24,522 10,633 26,838 3,371 23,655 29,775 may mặc Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh năm 2012 Năm 2007, Bắc Ninh nhập khẩu vải và phụ liệu là 84,293 triệu USD, chiếm 87,3% giá trị xuất khẩu hàng may mặc của năm với sản lƣợng là 96,581 triệu USD và đến năm 2012, Bắc Ninh xuất khẩu 143,5 triệu USD và nhập khẩu cũng 87,76 triệu USD, chiếm 61,1% giá trị xuất khẩu. Bên cạnh đó, việc nhập khẩu các loại xơ, 67 sợi dệt cũng rất lớn, năm 2007 nhập 5.549 tấn, đến năm 2012, còn 418 tấn, khối lƣợng nhập khẩu có xu hƣớng giảm nhƣng vẫn ở mức cao. Từ tình trạng trên ta thấy ngành dệt may rất cần đến các ngành công nghiệp hỗ trợ đi kèm, để phục vụ cho quá trình sản xuất, tăng lƣợng giá trị sản xuất trong ngành, giảm lƣợng nhập siêu các loại vải, phụ kiện… 3.4. Đánh giá kết quả, hạn chế và nguyên nhân của việc phát triển công nghiệp hỗ trợ tại tỉnh Bắc Ninh 3.4.1. Những kết quả đạt đƣợc Ngành công nghiệp của Bắc Ninh đã có bƣớc phát triển đột phá, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của địa phƣơng. Để gia tăng phát triển công nghiệp hỗ trợ, Bắc Ninh đã đẩy mạnh công tác thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài vào lĩnh vực này. Từ năm 2004, các khu công nghiệp Bắc Ninh đã bắt đầu tiếp nhận dòng vốn đầu tƣ hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ. Với lợi thế về nguồn nhân lực phổ thông dồi dào và có sự lan tỏa của các dự án lớn, kéo theo số lƣợng dự án sản xuất các sản phẩm hỗ trợ không nhỏ. Bƣớc đầu hình thành cụm công nghiệp hỗ trợ Việt Nam – Nhật Bản (xây dựng tại KCN Quế Võ), với sản phẩm linh kiện điện tử khá đa dạng, từ cơ bản tới các cụm linh kiện phức tạp hơn. Thực tế chứng minh, các dự án ngành công nghiệp hỗ trợ phát huy hiệu quả, đóng góp lớn cho tỉnh. Giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp hỗ trợ năm 2013 đạt hơn 33 nghìn tỷ đồng chiếm khoảng 7,5% giá trị sản xuất của các KCN, xuất khẩu chiếm 7,3%; nhập khẩu chiếm 9,8%; nộp ngân sách chiếm gần 39% trong các KCN tập trung và giải quyết việc làm cho hơn 30 nghìn lao động. Những thành quả đó góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hƣớng công nghiệp hiện đại, thúc đẩy kết cấu hạ tầng xã hội, giải quyết việc làm, tạo thu nhập ổn định cho ngƣời lao động. Thúc đẩy sự phát triển của các loại hình dịch vụ sản xuất công nghiệp, tăng cƣờng mối liên kết giữa các doanh nghiệp trong các KCN và doanh nghiệp ngoài KCN. Tạo tác động lan tỏa trong thu 68 hút đầu tƣ, nâng cao năng lực cạnh tranh của các KCN Bắc Ninh với các quốc gia trong khu vực và vùng lãnh thổ. Nhìn chung, các nhà đầu tƣ ở Bắc Ninh đang có xu hƣớng thay đổi quy mô đầu tƣ theo hƣớng tích cực, từ những dự án có quy mô vốn nhỏ sang những dự án có quy mô vốn lớn. Hiện, một số nhà đầu tƣ vào ngành công nghiệp hỗ trợ có số vốn đầu tƣ lớn nhƣ Samsung SDI Việt Nam (104,6 triệu USD); Furning component (80 triệu USD); Mitac Precision (60 triệu USD)… Bên cạnh đó là những dự án có quy mô với tổng vốn đăng ký từ 5 - 10 triệu USD. Các dự án ngành công nghiệp hỗ trợ hoạt động trong các khu công nghiệp ở Bắc Ninh đã phát huy hiệu quả cao, đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của địa phƣơng. Theo số liệu của Ban Quản lý các khu công nghiệp Bắc Ninh, tính đến hết tháng 6/2013, đã có 74 doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử, 20 doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí, sản xuất và lắp ráp ô tô, xe máy đi vào hoạt động, trong đó có một số doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Điểm đáng chú ý, giá trị sản xuất ở các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ ngày càng tăng. Nếu năm 2012, giá trị sản xuất khu vực này đạt 517,005 triệu USD, chiếm tỷ trọng 3,79% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp của các khu công nghiệp, thì trong 6 tháng đầu năm 2013, con số này đã tăng lên 840,81 triệu USD, chiếm tỷ trọng 7,65%. Nhờ giá trị sản xuất ngày càng tăng, nên nộp ngân sách của khu vực công nghiệp này ngày càng tăng. Nếu năm 2012, nộp ngân sách của khu vực này đạt 8,1575 triệu USD, thì 6 tháng đầu năm 2013, con số này đã tăng lên tới 40,506 triệu USD. Cùng với việc thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách, khu vực này cũng tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao thu nhập cho ngƣời lao động. 6 tháng năm 2013, khu vực này đã tạo việc làm thƣờng xuyên cho 25.208 ngƣời, trong đó có 12.408 lao động là ngƣời địa phƣơng, với mức thu nhập bình quân khoảng 4,5-5 triệu đồng/ngƣời/tháng. Có thể thấy, đây là con số khá tích cực, trong điều kiện nền kinh tế nói chung còn gặp rất nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp phải giải thể, ngừng hoạt động nên nhiều lao động không có việc làm. Hoạt động của khu vực doanh 69 nghiệp công nghiệp hỗ trợ không những có ý nghĩa về mặt kinh tế, mà còn có ý nghĩa về mặt xã hội, góp phần quan trọng vào đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế - xã hội theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 3.4.2. Những tồn tại và hạn chế Mặc dù có những bƣớc phát triển đáng ghi nhận nhƣng công nghiệp hỗ trợ của Bắc Ninh mới chỉ ở giai đoạn phát triển sơ khai. Trong nƣớc có khoảng 30 ngành kinh tế - kỹ thuật cần đến công nghiệp hỗ trợ thì Bắc Ninh đã xuất hiện hơn 15 ngành, nhƣng hầu hết đều phải nhập khẩu nguyên liệu, phụ kiện ở nƣớc ngoài để sản xuất, nhƣ ngành dệt may, điện tử, viễn thông, tin học, đúc phôi thép... Ðây là một trong những nguyên nhân làm giảm tỷ lệ nội địa hóa trong các sản phẩm mũi nhọn đƣợc sản xuất trên địa bàn tỉnh, nhất là nhóm các sản phẩm công nghệ cao nhƣ điện thoại di động, máy in, máy vi tính và thiết bị ngoại vi. Bên cạnh đó, sản phẩm hỗ trợ của Bắc Ninh nhìn chung còn nghèo nàn về chủng loại, giá thành lại cao hơn nhiều sản phẩm cùng loại nhập khẩu, do chi phí sản xuất cao. Cùng với đó là nhân lực phục vụ công nghiệp hỗ trợ chƣa đáp ứng đƣợc cả về số lƣợng và chất lƣợng. Hiện nay, nguồn nhân lực giá rẻ không còn là một lợi thế mà vấn đề cần phải quan tâm là làm thế nào sản xuất đƣợc các mặt hàng vừa có chất lƣợng tốt, vừa có giá thành rẻ mới có thể cạnh tranh đƣợc trƣớc các sản phẩm nhập khẩu. Thực tế, ngành CNHT Bắc Ninh mới chỉ ở giai đoạn phát triển sơ khai nên còn nhiều tồn tại, hạn chế: Sản xuất còn manh mún, kém phát triển, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu; các sản phẩm CNHT còn nghèo nàn về chủng loại, kiểu dáng, mẫu mã đơn điệu, giá lại cao hơn nhiều sản phẩm cùng loại nhập khẩu. Các DN ngành CNHT chủ yếu phục vụ các tập đoàn đa quốc gia trên địa bàn, vẫn phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu, linh kiện từ nƣớc ngoài. Ngoài ra, các DN trong việc sản xuất các sản phẩm hỗ trợ đang thiếu sự gắn kết, và nguồn nhân lực phục vụ ngành chƣa đáp ứng đƣợc cả về số lƣợng và chất lƣợng. Đặc biệt, ngành dệt may – da giầy đã phát triển từ rất sớm nhƣng các doanh nghiệp hỗ trợ còn quá ít, tình trạng nhập khẩu các 70 loại vật liệu, vải phụ kiện vẫn ở mức cao, làm giá trị gia tăng trong ngành này đem lại không đáng là bao. Nhiều dự án lớn sử dụng nhiều đất, nhiều lao động nhƣng đóng góp vào ngân sách của tỉnh rất hạn chế. Do nền công nghiệp hỗ trợ của tỉnh còn yếu, vì vậy đa số các dự án FDI thuộc lĩnh vực sản xuất các sản phẩm công nghiệp hoàn chỉnh đều phải nhập khẩu linh kiện, phụ kiện, thiết bị để lắp ráp, giá trị gia tăng trong sản phẩm thấp. Hoạt động chuyển giao công nghệ diễn ra chậm và chƣa rõ nét. Nhiều dự án hoạt động không hiệu quả đã bị thu hồi giấy chứng nhận đầu tƣ, ảnh hƣởng tiêu cực đến sức thu hút và môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh của tỉnh. Tình trạng tranh chấp lao động và đình công vẫn còn diễn ra gây ảnh hƣởng không tốt đến môi trƣờng đầu tƣ. Đã xuất hiện nguy cơ ô nhiễm môi trƣờng tại một số dự án. Một số dự án đầu tƣ trong nƣớc chậm triển khai thực hiện theo tiến độ đã cam kết, hoạt động kém hiệu quả, gây ô nhiễm môi trƣờng. Một số tác động lan tỏa khác nhƣ gia tăng cạnh tranh, thúc đẩy cải tiến kỹ thuật nâng cao năng suất lao động và chất lƣợng sản phẩm đối với khu vực doanh nghiệp trong nƣớc, hay việc hình thành chuỗi cung ứng và liên kết giữa doanh nghiệp trong nƣớc với doanh nghiệp FDI còn nhiều hạn chế. 3.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế Thực trạng các doanh nghiệp CNHT chƣa đáp ứng đƣợc cả về số lƣợng và chất lƣợng là do nhiều nguyên nhân, trong đó có một số nguyên nhân chính sau: Thị trƣờng tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ chƣa đủ lớn nhất là các ngành may mặc, da giầy, ngành cơ khí, ô tô và các ngành khác. Các doanh nghiệp sản xuất các thành phẩm vẫn hoạt động với quy mô nhỏ, chƣa tạo đƣợc sức hút cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đến đầu tƣ vào các ngành CNHT. 71 Trình độ nguồn nhân lực còn chƣa cao, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu, trong khi các máy móc thiết bị kỹ thuật công nghệ, khoa học ngày càng tiên tiến, hiện đại. Các cơ chế chính sách về phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ bất cập trong hệ thống chính sách, pháp luật về đầu tƣ còn chồng chéo, thay đổi nhanh, thiếu đồng bộ, thiếu nhất quán làm các cơ quan, doanh nghiệp chƣa kịp thích ứng với chính sách này lại có chính sách mới. Điều này đã và đang là rào cản khiến các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài thấy e ngại khi đầu tƣ vào Bắc Ninh. Việc thu hút FDI trong những năm qua còn chạy theo lƣợng vốn đăng ký, chƣa chú trọng đến việc thu hút có chọn lọc theo hƣớng nâng cao chất lƣợng và hiệu quả của dòng vốn đầu tƣ. Công tác phối hợp giữa các sở, ngành ở địa phƣơng và giữa địa phƣơng với Trung ƣơng trong công tác quản lý nhà nƣớc về FDI trong thời gian qua vẫn còn chƣa đƣợc chặt chẽ. Công tác hậu kiểm dự án đầu tƣ chƣa đƣợc tiến hành thƣờng xuyên. Bên cạnh đó còn có một vài nguyên nhân cơ bản khác nhƣ hệ thống cơ sở hạ tầng còn yếu kém, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của nhà đầu tƣ, đặc biệt là hệ thống cấp điện, nƣớc, hệ thống đƣờng giao thông, hệ thống cơ sở hạ tầng trong và ngoài hàng rào khu công nghiệp Vấn đề thu hút đầu tƣ trong các năm qua hầu nhƣ tập trung vào các tập đoàn lớn, tạo nhiều việc làm, tạo ra giá trị sản xuất công nghệp lớn. Đa số các tập đoàn lớn trong ngành chế tạo là các doanh nghiệp lắp ráp, tạo ra giá trị gia tăng rất ít trong sản phẩm, không có tác động lan tỏa ra cho các doanh nghiệp nội địa. Trong khi các doanh nghiệp sản xuất CNHT thƣờng là các doanh nghiệp nhỏ và vừa có nhu cầu thuê diện tích nhỏ lại gần nhƣ chƣa đƣợc quan tâm khi thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài. 72 Nhiều dự án sản xuất sản phẩm hỗ trợ của các doanh nghiệp lại phục vụ cho 100% cho xuất khẩu nhƣ Intel nên các doanh nghiệp của Bắc Ninh vẫn phải nhập khẩu linh kiện, phụ tùng phục vụ cho sản xuất. Các ƣu đãi cho ngành công nghiệp hỗ trợ chƣa thực sự rõ ràng, gần nhƣ không có gì khác với ƣu đãi các doanh nghiệp nhỏ và vừa, chƣa thúc đẩy đƣợc họ trong lĩnh vực CNHT. Hệ thống thông tin doanh nghiệp mới đang bắt đầu hoạt động nên việc cung cấp thông tin cho các nhà đầu tƣ chƣa thực sự đạt đƣợc hiệu quả. CNHT liên quan hầu hết tới các ngành công nghiệp chế tạo quan trọng nhƣ ôtô, xe máy, cơ khí, hóa dầu, điện, điện tử, chế tạo máy… Thực tế hiện nay cho thấy, các doanh nghiệp FDI cũng gặp phải khó khăn do khả năng đáp ứng của các doanh nghiệp hỗ trợ Việt Nam còn rất hạn chế, nhất là các linh kiện, phụ kiện đòi hỏi tính chính xác cao. 73 CHƢƠNG 4: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TẠI TỈNH BẮC NINH TRONG THỜI GIAN TỚI 4.1. Định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030 4.1.1. Mục tiêu phát triển Mục tiêu nhằm xây dựng Bắc Ninh trở thành tỉnh phát triển bền vững, hài hòa giữa khu vực đô thị và nông thôn, có kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, trong đó đô thị lõi Bắc Ninh đạt tiêu chuẩn đô thị loại I; các lĩnh vực y tế, văn hóa, giáo dục đào tạo phát triển toàn diện, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng đƣợc cải thiện, môi trƣờng sinh thái, an ninh chính trị, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội đƣợc đảm bảo. Phấn đấu đến năm 2015, Bắc Ninh cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hƣớng hiện đại và chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết về hạ tầng kỹ thuật để tiến tới trở thành thành phố trực thuộc Trung ƣơng vào những năm 20 của thế kỷ 21. Cụ thể, về kinh tế: tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân thời kỳ 2011 - 2030 đạt khoảng 10,5%, trong đó giai đoạn đến 2015 là 13%/năm; giai đoạn 2016 - 2020 là 11,5%/năm; giai đoạn 2021 - 2030 là 9,0%/năm; tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội giai đoạn 2011 - 2030 chiếm 33 - 35% GDP. Đến năm 2020: GDP bình quân đầu ngƣời đạt 146,2 triệu đồng (khoảng 6.560 USD); tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp trong cơ cấu GDP tƣơng ứng chiếm 73,2%, 23,0%, 3,8%; tổng kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 20 tỷ USD; thu ngân sách trên địa bàn tỉnh tăng bình quân khoảng 12%. Về xã hội: Đến năm 2020: Quy mô dân số khoảng 1,21 triệu ngƣời; giảm tỷ lệ thất nghiệp thành thị xuống còn 2,5%; tỷ lệ đô thị hóa đạt 44,2%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 83%; tỷ lệ 8 bác sỹ và 26 giƣờng bệnh/vạn dân; tỷ lệ trẻ em dƣới 5 tuổi bị suy dinh dƣỡng còn dƣới 13%; cơ bản không còn hộ nghèo; tuổi thọ trung bình đạt trên 80 tuổi. Hạ tầng viễn thông phát triển hiện đại và đồng bộ, mật độ thuê bao Internet đạt tối thiểu 48 - 50%. 74 Về môi trƣờng: Bảo đảm sự hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trƣờng. Bảo vệ, khai thác và sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn tài nguyên, cảnh quan thiên nhiên và các không gian đô thị, văn hóa, du lịch, công nghiệp, nông nghiệp sinh thái theo hƣớng phát triển bền vững, xanh, sạch, đẹp; giải quyết cơ bản tình trạng ô nhiễm ở các làng nghề, hình thành các vành đai xanh, nhất là khu vực đô thị. Đến năm 2020: 100% dân số đô thị và 95% dân số nông thôn đƣợc sử dụng nƣớc hợp vệ sinh; xây dựng hoàn chỉnh hệ thống xử lý rác thải, chất thải (gồm cả chất thải rắn, nƣớc thải và không khí), đảm bảo 100% đô thị, khu công nghiệp, cụm công nghiệp và các làng nghề truyền thống có hệ thống xử lý nƣớc thải tập trung đạt chuẩn; 100% rác thải y tế đƣợc thu gom, xử lý. 4.1.2. Định hướng các ngành, lĩnh vực Về định hƣớng phát triển các ngành, lĩnh vực, Bắc Ninh sẽ phát triển công nghiệp bền vững với tốc độ nhanh làm động lực phát triển kinh tế của tỉnh; phấn đấu tốc độ tăng trƣởng bình quân giai đoạn 2016 - 2020 là 11,9%; giai đoạn 2021 - 2030 là 6,8%. Phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn theo hƣớng công nghệ cao, sản phẩm có tính cạnh tranh trên thị trƣờng quốc tế, hạn chế các ngành công nghiệp gia công, lắp ráp, các ngành có nguy cơ gây ô nhiễm môi trƣờng. Tập trung phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ phục vụ cho các ngành công nghiệp chủ lực nhằm tạo ra chuỗi giá trị gia tăng cao cho các sản phẩm công nghiệp nội tỉnh. Từng bƣớc tiến đến hình thành cụm công nghiệp liên kết (cluster) trên cơ sở lấy doanh nghiệp lớn là hạt nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ là các vệ tinh cung ứng. Phấn đấu tốc độ tăng trƣởng khu vực dịch vụ giai đoạn 2016 - 2020 đạt 12,8%; giai đoạn 2021 - 2030 đạt 13,5%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đến năm 2020 đạt 90.000 tỷ đồng; tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2016 2020 là 14,8%/năm. Đẩy mạnh xuất khẩu với tốc độ tăng trƣởng bền vững, làm động lực thúc đẩy tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Tiếp tục duy trì các sản phẩm 75 xuất khẩu có lợi thế cạnh tranh; nâng dần tỷ trọng các sản phẩm xuất khẩu qua chế biến sâu, các sản phẩm có hàm lƣợng công nghê cao, gắn với các loại hình dịch vụ hỗ trợ nhƣ logistic, tài chính, ngân hàng...; hình thành chuỗi các mặt hàng xuất khẩu chủ lực nhƣ điện tử, viễn thông, sản phẩm chế tác; giữ vững các thị trƣờng xuất khẩu truyền thống, đồng thời đa dạng hóa thị trƣờng xuất khẩu và mặt hàng xuất khẩu. Khuyến khích nhập khẩu công nghệ phục vụ cho quá trình phát triển các ngành công nghệ chế biến, các ngành công nghiệp phụ trợ. Tạo điều kiện thuận lợi, thu hút và nâng cao chất lƣợng dịch vụ tài chính, tín dụng, ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ công nghệ, viễn thông, điện lực, du lịch, vui chơi giải trí, đào tạo, chăm sóc sức khỏe.... 4.2. Giải pháp về phía Nhà nƣớc 4.2.1. Hoàn thiện quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ. Đối với Bắc Ninh cần sớm xây dựng quy hoạch phát triển CNHT, trong đó chú trọng đến định hƣớng chiến lƣợc là phát triển CNHT đáp ứng nhu cầu nội địa và từng bƣớc tham gia chuỗi giá trị toàn cầu thông qua các DN FDI, các tập đoàn đa quốc gia. Từ đó, xây dựng các cơ chế, chính sách đặc thù để khuyến khích, hỗ trợ CNHT phát triển. Cùng với việc tiếp tục thu hút các DN FDI vào phát triển CNHT thì cần chú trọng phát triển DN CNHT trong tỉnh, tạo môi trƣờng thuận lợi để các DN này hợp tác sản xuất, liên doanh liên kết, chuyển giao công nghệ với các DN trong nƣớc, cũng nhƣ các DN FDI để hình thành hệ thống DN CNHT đủ mạnh tham gia sản xuất, cung ứng sản phẩm CNHT cho các ngành CN trong nƣớc và xuất khẩu… Nhà nƣớc cần tổ chức bộ phận chịu trách nhiệm theo dõi, chỉ đạo việc thực hiện quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ. UBND tỉnh cần thành lập một bộ phận, cơ quan chịu trách nhiệm theo dõi việc triển khai kế hoạch phát triển các sản phẩm hỗ trợ cho các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế. Để bộ phận này hoạt động có hiệu quả, cần bố trí những cán bộ chuyên trách có năng lực để kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện quy hoạch cũng nhƣ 76 các kế hoạch phát triển ngành CNHT. Theo định kỳ, bộ phận này sẽ họp với đại diện các ngành để nắm chắc đƣợc tình hình thực hiện. Qua đó, góp phần giải quyết những vƣớng mắc cho các DN trong quá thực hiện; đồng thời, tham mƣu, đề xuất các kiến nghị, giải pháp cho lãnh đạo tỉnh, các Bộ ngành trung ƣơng nhằm thực hiện theo đúng lộ trình mà các quy hoạch, kế hoạch phát triển CNHT của tỉnh đã đề ra. 4.2.2. Khuyến khích các nhà đầu tư trong tỉnh phát triển công nghiệp hỗ trợ Để các doanh nghiệp trong tỉnh tham gia vào chuỗi cung ứng sản phẩm, dịch vụ cho các tập đoàn đóng trên địa bàn. Tỉnh cần coi đây là một mục tiêu quan trọng, cần đƣợc sự quan tâm đúng mức và phải có những chính sách khuyến khích đủ mạnh để CNHT phát triển. Việc đổi mới các chính sách ƣu đãi đặc thù dành cho các DN sản xuất các sản phẩm hỗ trợ là hết sức cần thiết nhƣ: - Về chính sách đất đai; phí sử dụng hạ tầng; hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào KCN để các doanh nghiệp yên tâm đầu tƣ, sản xuất. - Các doanh nghiệp hỗ trợ thƣờng có quy mô nhỏ, diện tích sử dụng đất ít. Do vậy, phải Quy hoạch khu công nghiệp hỗ trợ với diện tích các modul thuê đất nhỏ từ 300m2 đến 5.000 m2/lô; hoặc Chủ đầu tƣ phát triển hạ tầng KCN hỗ trợ nghiên cứu xây dựng nhà xƣởng có diện tích nhỏ sẵn sàng cho các doanh nghiệp hỗ trợ thuê lại để sản xuất. Nhà nƣớc cần có chính sách hỗ trợ chủ đầu tƣ hạ tầng KCN hỗ trợ này bằng chính sách hỗ trợ giải phóng mặt bằng, hỗ trợ kết nối hạ tầng ngoài hàng rào KCN để các KCN này có giá thuê đất phù hợp với thị thƣờng. - Về chính sách tín dụng: Tỉnh cần khuyến khích các ngân hàng thƣơng mại dành sự ƣu tiên nhất định về lãi suất và hạn mức tín dụng để tạo thuận lợi cho các DN hỗ trợ, nhất là trong trƣờng hợp các DN này đầu tƣ hiện đại hóa máy móc, thiết bị hay sản xuất các sản phẩm thay thế nhập khẩu cung cấp cho các DN khác. - Tăng cƣờng hỗ trợ doanh nghiệp trong nƣớc đƣợc gặp gỡ trao đổi, chuyển giao công nghệ, tiêu thụ sản phẩm thông qua việc hợp tác với các Bộ,ngành TW, các tổ chức trong nƣớc và quốc tế (VCCI; Jica...) dƣới các hình thức nhƣ Ngày hội FDI, Hội chợ, Hội thảo... 77 4.2.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp hỗ trợ Muốn đặt ra mục tiêu phát triển một ngành công nghiệp hỗ trợ mạnh và hoạt động có hiệu quả trong tƣơng lai thì vấn đề căn bản nhất đặt ra là đó phải là một ngành công nghiệp có thiết bị, công nghệ tiến tiến, hiện đại. Để thực hiện đƣợc điều này, ngành giáo dục và các ngành có liên quan phải đào tạo cho đƣợc những kỹ sƣ có đủ trình độ về kỹ thuật thực hành và thực tiễn, trang bị cho họ kiến thức cần thiết về công nghệ hiện đại; mở rộng sự liên kết trong đào tạo giữa các cơ sở dạy nghề và đào tạo trong nƣớc và các trƣờng đại học, dạy nghề có uy tín trên thế giới; liên kết đào tào giữa các cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp. Đồng thời, cần có sự đầu tƣ nâng cấp các cơ sở đào tạo, từ các trƣờng đại học cho đến các trƣờng nghề để từng bƣớc nâng cao chất lƣợng của những ngƣời lao động. Ngoài ra, Nhà nƣớc cũng dành một phần ngân sách thỏa đáng để cử ngƣời đi đào tạo ở những quốc gia có truyền thống mạnh về phát triển công nghiệp hỗ trợ nhằm tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao cho việc phát triển công nghiệp hỗ trợ của tỉnh trong những năm tiếp theo. 4.2.4. Tăng cường sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong quá trình phát triển công nghiệp hỗ trợ Thông qua các hiệp hội doanh nghiệp, đẩy mạnh sự liên kết giữa các DN trong nƣớc với nhau cũng nhƣ giữa các DN trong tỉnh với các doanh nghiệp FDI trong việc sản xuất, cung ứng các sản phẩm hỗ trợ. Sở Công Thƣơng và các sở ngành liên quan cần phối hợp với các DN có nhu cầu về các sản phẩm hỗ trợ cũng nhƣ các DN có khả năng sản xuất những sản phẩm này để liên kết, hợp tác phát triển các sản phẩm hỗ trợ. Thông qua đó làm cầu nối cho các DN trong và ngoài nƣớc liên kết, hợp tác với nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hoặc thành lập liên doanh để cùng nhau sản xuất các sản phẩm hỗ trợ. Đây là cách thức rất hiệu quả mà các DN trong tỉnh có thể thông qua đó có thể tạo thêm bạn hàng mới, mở rộng thị trƣờng, tiếp cận đƣợc các công nghệ, thiết bị hiện đại để nâng cao chất lƣợng sản phẩm hỗ trợ của mình. Các DN có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài có thể giảm đƣợc chi phí 78 nhập khẩu qua đó giảm đƣợc giá thành sản phẩm và cũng giảm bớt sự phụ thuộc vào các thị trƣờng bên ngoài. 4.3. Giải pháp về phía doanh nghiệp Các doanh nghiệp CNHT cần triển khai dự án đúng tiến độ và tuân thủ theo các quy định của pháp luật trong quá trình triển khai dự án và thực hiện sản xuất kinh doanh. Đầu tƣ công nghệ hiện đại cho các doanh nghiệp về các loại máy móc thiết bị, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh. Tuân thủ 3 nguyên tắc bất di bất dịch khi cộng tác với các đối tác nƣớc ngoài: Đảm bảo giao hàng đúng hạn; chất lƣợng sản phẩm luôn ổn định; và giá cả luôn cạnh tranh. Đối với các công ty có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, tiêu chuẩn để lựa chọn đối tác là chỉ những doanh nghiệp nào đáp ứng đƣợc đủ các điều kiện về chất lƣợng, thời gian giao hàng thì mới đƣợc chọn. Các linh kiện chỉ đạt từ 80-90% chất lƣợng tiêu chuẩn để lắp ráp vào sản phẩm hoàn chỉnh sẽ không đƣợc chấp nhận. Điều này là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp trong nƣớc, đặt ra yêu cầu cho các công ty này phải tự trau dồi để nâng cao năng lực, cải tiến chất lƣợng. Một số nhà cung cấp trong nƣớc hiện là đối tác của các công ty liên doanh, công ty vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đã phải bỏ nhiều công sức tìm hiểu đối tác, nắm bắt công nghệ và cách quản lý, điều hành của các công ty Nhật, bên cạnh đó là đầu tƣ thiết bị, nhà xƣởng, cải tạo điều kiện làm việc, áp dụng các tiêu chuẩn ISO... Chủ động tìm kiếm và lựa chọn đối tác chuyển giao công nghệ và hợp tác kinh doanh sản xuất linh kiện. Một thực trạng đang diễn ra là các doanh nghiệp lắp ráp FDI khi muốn tìm kiếm nhà cung cấp linh kiện, phụ tùng thì đều phải chủ động đi tìm và lựa chọn nhà cung cấp hợp lý nhất. Trong khi đó, các doanh nghiệp hỗ trợ nội địa có tâm lý thụ động, chỉ ngồi chờ các doanh nghiệp FDI đến đặt hàng. Các doanh nghiệp hỗ trợ nội địa cần phải chủ động tiếp cận, tìm hiểu kế hoạch sản xuất 79 của các doanh nghiệp FDI, xác định nhu cầu của họ để đầu tƣ sản xuất và hiểu đƣợc yêu cầu về nguồn gốc nguyên liệu và chủng loại sản phẩm. 80 KẾT LUẬN Luận văn đã trình bày hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về Phát triển công nghiệp hỗ trợ. Trên cơ sở nhận thức lý luận, tác giả phân tích, nhận dạng sự phát triển của 4 ngành CNHT tại Bắc Ninh hiện nay. Qua kết quả phân tích, nhận định điểm mạnh, hạn chế và nguyên nhân khiến các ngành CNHT ở Bắc Ninh chƣa phát triển tƣơng xứng với tiềm năng. Đồng thời nêu ra các nhóm giải pháp nhằm phát triển CNHT tại Bắc Ninh trong thời gian tới. Qua quá trình nghiên cứu cho thấy, phát triển công nghiệp hỗ trợ đóng vai trò quan trọng trong chiến lƣợc kinh tế - xã hội và phát triển công nghiệp của tỉnh Bắc Ninh. Do đó, CNHT luôn nhận đƣợc sự quan tâm, chú ý của Nhà nƣớc và chính quyền địa phƣơng và các nhà đầu tƣ, doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc. Tuy nhiên, trên thực tế, ngành CNHT của tỉnh Bắc Ninh vẫn chƣa phát triển đáp ứng yêu cầu. Tỷ lệ nội địa hóa trong nghiều ngành công nghiệp quan trọng và tỷ lệ giá trị gia tăng trong ngành CNHT còn rất thấp. Thêm vào đó số lƣợng các doanh nghiệp trong ngành CNHT còn quá ít và thiếu liên kết với các đơn vị trong ngành công nghiệp chính. Những khó khăn đó đòi hỏi sự đột phát từ từ trong chính sách của Nhà nƣớc cũng nhƣ kế hoạch của địa phƣơng nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành CNHT. CNHT là công cụ quyết định giảm nhập siêu, sử dụng nhiều công nghệ, ít hao tốn tài nguyên, dễ sử dụng các biện pháp thân thiện môi trƣờng, là cơ hội tái cơ cấu nền công nghiệp theo hƣớng bền vững. Tỉnh Bắc Ninh xác định năm 2015 sẽ trở thành tỉnh công nghiệp theo hƣớng hiện đại. Để đạt đƣợc mục tiêu trên, việc đặt nền móng vững chắc cho ngành CNHT là việc làm cấp thiết đang đặt ra đối với tỉnh Bắc Ninh. 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng việt: 1. Phạm Thị Vân Anh, 2014. Công nghiệp hỗ trợ - nền tảng cho sự phát triển bền vững các KCN Bắc Ninh. Tạp chí Con số và sự kiện, Tháng 7/2014, Trang 38-40. 2. Bộ Công thƣơng, 2012. Chính sách thương mại đối với sự phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Công thƣơng. 3. Bộ Công thƣơng, 2007. Quy hoạch tổng thể phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020. Hà Nội. 4. Nguyễn Đức Chính, 2011. Phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Bắc Ninh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Luận án tiến sĩ, Học viện Khoa học xã hội, Viện Khoa học xã hội Việt Nam. 5. Cục thống kê tỉnh Bắc Ninh, 2008. Niên giám thống kê Bắc Ninh 2008. Bắc Ninh: Nhà xuất bản Thống kê. 6. Cục thống kê tỉnh Bắc Ninh, 2010. Niên giám thống kê Bắc Ninh 2010. Bắc Ninh: Nhà xuất bản Thống kê. 7. Cục thống kê tỉnh Bắc Ninh, 2012. Niên giám thống kê Bắc Ninh 2012. Bắc Ninh: Nhà xuất bản Thống kê. 8. Diễn đàn phát triền Việt Nam và Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản tại Việt Nam, 2011. Điều tra so sánh bối cảnh, biện pháp chính sách và kết quả phát triển công nghiệp hỗ trợ ở ASEAN (Malaysia và Thái Lan so sánh với Việt Nam). Hà Nội: Nhà xuất bản Giao thông vận tải. 9. Phạm Thị Huyền, 2012. Phát trỉển dịch vụ hỗ trợ kinh doanh nhằm thu hút các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Nhật Bản vào phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam. Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 185, Trang 56-63. 10. Phạm Thanh Hiển và Trần Thị Lan Hƣơng, 2012. Chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ của các nƣớc Đông Nam Á và bài học kinh nghiệm 82 cho Việt Nam. Tạp chí Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, số 6, Trang 29-39. 11. Nguyễn Văn Lịch, 2009. Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của các mặt hàng xuất khẩu có lợi thế của Việt Nam. Đề tài khoa học cấp Bộ, Viện nghiên cứu Thƣơng mại, Bộ Công Thƣơng, Hà Nội. 12. Hồ Lê Nghĩa, 2008. Liên kết sản xuất trong ngành công nghiệp điện tử Việt Nam - Một số vấn đề đặt ra. Tài liệu Hội thảo Đánh giá tác động sau hai năm gia nhập WTO đối với nền kinh tế Việt Nam, Hà Nội. 13. Kenichi Ohno, 2007. Xây dựng công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam. Diễn đàn Phát triển Việt Nam, Hà Nội. 14. Ohno, K., 2006. Hoạch định chính sách công nghiệp ở Thái Lan, Malaysia và Nhật Bản - Bài học kinh nghiệm cho các nhà hoạch định chính sách Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động xã hội. 15. Kenichi Ohno, Nguyễn Văn Thƣởng, 2005. Hoàn thiện chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Lý luận chính trị. 16. M. Porter, 2009. Lợi thế cạnh tranh quốc gia. Hà Nội: Nhà xuất bản Trẻ. 17. Nguyễn Kế Tuấn, 2004. Phát triển công nghiệp hỗ trợ trong chiến lƣợc phát triển công nghiệp Việt Nam. Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 85, trang 3-6. 18. Trần Đình Thiên, 2012. Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Đánh giá thực trạng và hệ quả. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học xã hội. 19. Trần Văn Thọ, 2005. Biến động kinh tế Đông Á và con đường công nghiệp hóa Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. Tài liệu tiếng Anh: 20. Asia Productivity Organization APO, 2002. Strengthening of supporting industries: Asian experience. Tokyo. 83 21. Junichi Mori, 2005. Development of supporting industries for Vietnam’s industrialization: oncreasing positive vertical externalities through collaborative training. Master thesis, Tuffs University. 22. Hisami Mitarai, 2005. Issues in electrical and electronic industries of ASEAN countries and experiences for Vietnam. Vietnam Development Forum VDF. 23. Ichikawa, 2004. Building and strengthening supporting industries in Vietnam: A survey report. Hanoi, JETRO 24. Lauridsen, 2000. Policies and institutions of industrial deepening and upgrading in Thailand II – The supporting industry policy with particular emphasis in the downstream plastic parts and mould industries. Roskilde University. 25. Rendon, 2000. A global review of the industrial subcontracting and partnership exchanges established by UNIDO. Vienna. Tài liệu trên internet 26. Ngô Sỹ Bích (2014). Bài học thu hút thành công dự án đầu tƣ của Samsung vào KCN Bắc Ninh và những bất cập trong công tác quản lý nhà nƣớc đối với KKT, KCN, [...]... học kinh nghiệm có thể tham khảo cho tỉnh Bắc Ninh - Thực hiện đƣợc những phân tích và đánh giá tƣơng đối toàn diện Thực trạng phát triển công nghiệp hỗ trợ tại tỉnh Bắc Ninh theo nội dung, chỉ tiêu đã đề xuất Chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong phát triển công nghiệp hỗ trợ tại tỉnh Bắc Ninh - Đề xuất đƣợc các giải pháp chủ yếu phát triển công nghiệp hỗ trợ tại tỉnh Bắc Ninh trong. .. nghiên cứu và cơ sở khoa học về phát triển công nghiệp hỗ trợ Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu và khung nghiên cứu Chƣơng 3 : Phân tích thực trạng phát triển công nghiệp hỗ trợ tại tỉnh Bắc Ninh Chƣơng 4: Đề xuất giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ tại tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới 4 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ 1.1 Tổng quan tình hình... phát triển công nghiệp hỗ trợ tại tỉnh Bắc Ninh - Phạm vi nghiên cứu: Đề tài sẽ nghiên cứu đánh giá hiện trạng phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ tại tỉnh Bắc Ninh và các chính sách, chiến lƣợc phát triển của Nhà nƣớc đối với tỉnh cũng nhƣ vai trò của thị trƣờng và doanh nghiệp sẽ đƣợc khảo cứu và đánh giá đối với sự phát triển của ngành này Luận văn tập trung nghiên cứu ngành công nghiệp hỗ trợ tại. .. những hạn chế, tồn tại và đề xuất một số giải pháp tăng cƣờng liên kết hiệu quả giữa các doanh nghiệp sản xuất trong ngành 1.2 Cơ sở khoa học về phát triển công nghiệp hỗ trợ 1.2.1 Khái niệm, vai trò và mô hình phát triển công nghiệp hỗ trợ 1.2.1.1 Khái niệm về công nghiệp hỗ trợ Khái niệm công nghiệp hỗ trợ hay còn gọi khác là công nghiệp phụ trợ ; công nghiệp bổ trợ , xuất phát từ tên tiếng Anh... thực trạng phát ngành công nghiệp hỗ trợ tại tỉnh Bắc Ninh - Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ tỉnh Bắc Ninh nói riêng và công nghiệp hỗ trợ cả nƣớc nói chung 3 Câu hỏi nghiên cứu Để thực hiện đƣợc nhiệm vụ nghiên cứu này, luận văn tập trung làm rõ câu hỏi nghiên cứu: 1./ CNHT là gì? Vì sao trong những thập kỷ gần đây, doanh nghiệp và Chính phủ lại đặc biệt quan tâm phát triển CNHT?... của họ 1.2.2 Ảnh hưởng của hội nhập kinh tế quốc tế đến phát triển công nghiệp hỗ trợ Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, khi các quan hệ hợp tác đƣợc thiết lập, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ sẽ là một bộ phận hiện hữu, không tách rời, cấu thành trong các sản phẩm của các tập đoàn công nghiệp đa quốc gia hàng đầu thế giới của Mỹ, Nhật Bản, châu Âu, Công nghiệp hỗ trợ nhờ đó mà trở thành một bộ phận tham... 1980 trong Chƣơng trình Phát triển công nghiệp hỗ trợ Châu Á, theo đó CNHT là các ngành công nghiệp cung cấp những gì cần thiết, như nguyên vật liệu thô, linh phụ kiện và hang hóa tư bản, cho các ngành công nghiệp lắp ráp Hoặc, trong Sách trắng về hợp tác kinh tế 1985 của Bộ Công nghiệp và Thƣơng mại Nhật Bản (nay đã đổi tên thành Bộ Kinh tế, Thƣơng mại và Công nghiệp) , thuật ngữ công nghiệp hỗ trợ ... hóa quốc tế Giá trị sản xuất của công nghiệp hỗ trợ sẽ đƣợc nằm trong chuỗi giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực cũng nhƣ toàn cầu Hội nhập quốc tế quan trọng hơn là hội nhập ở thƣợng nguồn, tức là phối hợp với nhau trong quá trình tham gia sản xuất linh kiện, để tham gia vào chuỗi sản xuất toàn cầu Công nghiệp hỗ trợ chính là mắt xích quan trọng trong chuỗi sản xuất toàn cầu chứ không phải công nghiệp. .. nhiều các mô hình cụm công nghiệp nhằm tìm kiếm các lợi thế cạnh tranh bên ngoài để hỗ trợ công nghiệp vùng và địa phƣơng trong phát triển kinh tế Đƣợc phát triển bởi M Porter (1990), lý thuyết cụm công nghiệp đƣợc sử dụng một các phổ biến trong việc hoạch định các chính sách công cộng và kinh tế Trong mô hình kim cƣơng của Porter, bốn yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh công nghiệp đƣợc kết hợp một... tƣớng Chính phủ Nội dung phát triển CNHT đã đƣợc đề cập trong Quy hoạch tổng thể phát triển các ngành công nghiệp Việt Nam và kế hoạch tổng thể phát triển công nghiệp điện tử Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020 Trong đó, CNHT đƣợc định nghĩa: Công nghiệp hỗ trợ là các ngành công nghiệp sản xuất vật liệu, phụ tùng linh kiện, phụ kiện, bán thành phẩm để cung cấp cho ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp ... trạng phát triển công nghiệp hỗ trợ tỉnh Bắc Ninh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế nhằm làm rõ mặt hạn chế, nhƣ tích cực mà công nghiệp hỗ trợ đóng góp cho phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc. .. HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - TRẦN THỊ LAN ANH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TẠI TỈNH BẮC NINH TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế Mã... công nghiệp hỗ trợ - Sự cần thiết việc phát triển công nghiệp hỗ trợ Bắc Ninh - Các điều kiện phát triển công nghiệp hỗ trợ Bắc Ninh - Tình hình phát triển công nghiệp hỗ trợ Bắc Ninh năm qua

Ngày đăng: 15/10/2015, 19:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN