1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Phân tích Kim trọng trở lại vườn thuý

1 1,2K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 1
Dung lượng 8,07 KB

Nội dung

Xuất xứ Sau nửa năm về Liêu Dương hộ tang chú, Kim Trọng vội trở lại vương Thuý "dò la"... Đoạn thơ dài 14 câu, từ câu 2741 đến câu 2754. Đại ý Đoạn thơ tả nỗi buồn ngao ngán của Kim Trọng trước cảnh tiêu điều, hoang vắng của vườn Thúy. Phân tích 1. Bốn câu đầu giới thiệu Kim Trọng về Liêu Dương "phù tang" chú đã sáu tháng rồi, nay mới trở lại nhà ở Bắc Kinh. Xa cách người yêu đã trong một thời gian dài "nửa năm", trên một không gian "muôn dặm" cách trở, với bao thương nhớ: "Ngoài nghìn dặm, chốc ba đông, Mối sầu ghi gỡ cho xong còn chầy" Hai chữ "vội sang" trong câu thơ "Vội sang vương Thuý dò la" diễn tả niềm thương nhớ bồn chồn, sự khát khao được gặp mặt người yêu đã nửa năm xa cách. Câu thơ "Nhìn xem phong cảnh nay đà khác xưa" không chỉ gợi tả khái quát sự đổi thay của vườn Thuý, của gia đình người đẹp mà còn thể hiện một cái nhìn ngơ ngác, băn khoăn của chàng Kim. 2. Mười câu thơ còn lại tả cảnh tiêu điều hoang vắng của vườn Thuý và nỗi niềm tâm sự của Kim Trọng. Vườn xưa có "Lơ thơ tơ liễu buông mành", có "đầy thềm hoa rụng"... có "song hồ nửa khép cánh mây", có "tường gấm"... Nay đã thay đổi hoàn toàn, "nay đã khác xưa". Vườn xưa, nay đã "cỏ mọc lau thưa". Sân xưa, nay đã "Cỏ lan mặt đất rêu phong dấu giày". Với Kim Trọng, "dấu giày" của người đẹp, của người yêu như đã được "rêu phong" lại, giữ lại cho chàng, để lòng chàng ngẩn ngơ thương nhớ! Nhà cửa hoang vắng đổ nát tiêu điều: "Song trăng quạnh quẽ vách mưa rã rời". Xưa kia vườn Thuý có "con oanh học nói..." thì nay chỉ trông thấy cảnh "Xập xoè én liệng rường không", lòng chàng Kim lại càng ngổn ngang đau đớn. Câu thơ "Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông" tuy khơi gợi từ một tứ thơ Đường của Thôi Hộ nhưng đầy sáng tạo làm hiện lên một khung cảnh buồn thương vắng bóng giai nhân, cỏ hoa như thấm đau nỗi buồn thương nhớ li biệt của chàng Kim. Biết bao bơ vơ, sầu tủi tràn ngập lòng người... Cây đào ấy như một chứng minh về kỷ niệm không bao giờ quên đối với chàng Kim đa tình: "Dưới đào dường có bóng người thướt tha... Trên đào nhác thấy một cành kim thoa". Đây là hai câu thơ hay nhất trong đoạn : "Cuối tường gai góc mọc đầy Đi về này những lối này năm xưa". Sáu tháng trước, Kim Trọng đa tình đã từng "Tường đông, ghé mắt ngày ngày hằng trông", đã biết bao phen "lần theo tường gấm dạo quanh".... Và có bao giờ quên được cái giây phút thần tiên "Thang mây rón bước ngọn tường" để tỏ tình với người đẹp từng "thầm trông trộm nhớ...". Cũng như bức "tường gấm" ấy, "lối này"… cũng đầy ắp kỷ niệm với "kẻ thiên tài": "Xắn tay mở khoá động đào Rẽ mây trông tỏ lối vào Thiên Thai". Làm sao quên được cái đêm tự tình ấy, nàng Kiều đã "xăm xăm băng lối vườn khuya một mình". Câu thơ "Đi về này những lối này năm xưa" như làm hiện lên trong tâm hồn Kim Trọng bao kỷ niệm đẹp về nàng Kiều mà thời gian không thể xoá nhoà. Chàng Kim như chết nặng đi trong cô đơn, trong thương nhớ, biết ngỏ tâm sự cùng ai. Một câu hỏi đầy bồi hồi, ám ảnh, ngổn ngang thương nhớ: "Chung quanh lặng ngắt như tờ Nỗi niềm tâm sự bây giờ hỏi ai?" 3. Đoạn thơ "Kim Trọng trở lại vườn Thuý" cũng là một trong những đoạn thơ tả cảnh ngụ tình tuyệt bút của thi hào Nguyễn Du. Nét đặc sắc ở đoạn thơ ở chỗ: Kim Trọng nhìn cảnh vương Thuý tiêu điều hoang vắng mà mang tâm sự ngổn ngang trong lòng. Người yêu, người đẹp bây giờ đi đâu về đâu?...Cảnh vật nào bao giờ cũng mang theo bao kỷ niệm của người yêu từng nặng tình thề nguyền... Cảnh cũ vườn xưa từ "song trăng" đến "hoa đào", từ cánh én đến cỏ lau, từ "tường gấm" đến "lối này" như mang nặng tình người, đang đối diện và tâm sự cùng chàng Kim. Thuý kiều chắc đang ở Lâm Truy, nàng có nghe thấu "Xa xôi ai có thấu tình chăng ai?"...

Trang 1

Xuất xứ

Sau nửa năm về Liêu Dương hộ tang chú, Kim Trọng vội trở lại vương Thuý "dò la" Đoạn thơ dài 14 câu, từ câu 2741 đến câu 2754

Đại ý

Đoạn thơ tả nỗi buồn ngao ngán của Kim Trọng trước cảnh tiêu điều, hoang vắng của vườn Thúy

Phân tích

1 Bốn câu đầu giới thiệu Kim Trọng về Liêu Dương "phù tang" chú đã sáu tháng rồi, nay mới trở lại nhà

ở Bắc Kinh Xa cách người yêu đã trong một thời gian dài "nửa năm", trên một không gian "muôn dặm" cách trở, với bao thương nhớ:

"Ngoài nghìn dặm, chốc ba đông,

Mối sầu ghi gỡ cho xong còn chầy"

Hai chữ "vội sang" trong câu thơ "Vội sang vương Thuý dò la" diễn tả niềm thương nhớ bồn chồn, sự khát khao được gặp mặt người yêu đã nửa năm xa cách Câu thơ "Nhìn xem phong cảnh nay đà khác xưa" không chỉ gợi tả khái quát sự đổi thay của vườn Thuý, của gia đình người đẹp mà còn thể hiện một cái

nhìn ngơ ngác, băn khoăn của chàng Kim.

2 Mười câu thơ còn lại tả cảnh tiêu điều hoang vắng của vườn Thuý và nỗi niềm tâm sự của Kim Trọng

Vườn xưa có "Lơ thơ tơ liễu buông mành", có "đầy thềm hoa rụng" có "song hồ nửa khép cánh mây",

có "tường gấm" Nay đã thay đổi hoàn toàn, "nay đã khác xưa" Vườn xưa, nay đã "cỏ mọc lau thưa" Sân xưa, nay đã "Cỏ lan mặt đất rêu phong dấu giày" Với Kim Trọng, "dấu giày" của người đẹp, của người yêu như đã được "rêu phong" lại, giữ lại cho chàng, để lòng chàng ngẩn ngơ thương nhớ! Nhà cửa hoang vắng đổ nát tiêu điều: "Song trăng quạnh quẽ vách mưa rã rời" Xưa kia vườn Thuý có "con oanh học nói " thì nay chỉ trông thấy cảnh "Xập xoè én liệng rường không", lòng chàng Kim lại càng ngổn ngang đau đớn Câu thơ "Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông" tuy khơi gợi từ một tứ thơ Đường của Thôi Hộ nhưng đầy sáng tạo làm hiện lên một khung cảnh buồn thương vắng bóng giai nhân, cỏ hoa như thấm đau nỗi buồn thương nhớ li biệt của chàng Kim Biết bao bơ vơ, sầu tủi tràn ngập lòng người Cây đào ấy như một chứng minh về kỷ niệm không bao giờ quên đối với chàng Kim đa tình: "Dưới đào dường

có bóng người thướt tha Trên đào nhác thấy một cành kim thoa"

Đây là hai câu thơ hay nhất trong đoạn :

"Cuối tường gai góc mọc đầy

Đi về này những lối này năm xưa"

Sáu tháng trước, Kim Trọng đa tình đã từng "Tường đông, ghé mắt ngày ngày hằng trông", đã biết bao phen "lần theo tường gấm dạo quanh" Và có bao giờ quên được cái giây phút thần tiên "Thang mây rón bước ngọn tường" để tỏ tình với người đẹp từng "thầm trông trộm nhớ " Cũng như bức "tường gấm" ấy,

"lối này"… cũng đầy ắp kỷ niệm với "kẻ thiên tài":

"Xắn tay mở khoá động đào

Rẽ mây trông tỏ lối vào Thiên Thai"

Làm sao quên được cái đêm tự tình ấy, nàng Kiều đã "xăm xăm băng lối vườn khuya một mình" Câu thơ

"Đi về này những lối này năm xưa" như làm hiện lên trong tâm hồn Kim Trọng bao kỷ niệm đẹp về nàng Kiều mà thời gian không thể xoá nhoà Chàng Kim như chết nặng đi trong cô đơn, trong thương nhớ, biết ngỏ tâm sự cùng ai Một câu hỏi đầy bồi hồi, ám ảnh, ngổn ngang thương nhớ:

"Chung quanh lặng ngắt như tờ

Nỗi niềm tâm sự bây giờ hỏi ai?"

3 Đoạn thơ "Kim Trọng trở lại vườn Thuý" cũng là một trong những đoạn thơ tả cảnh ngụ tình tuyệt bút

của thi hào Nguyễn Du Nét đặc sắc ở đoạn thơ ở chỗ: Kim Trọng nhìn cảnh vương Thuý tiêu điều hoang vắng mà mang tâm sự ngổn ngang trong lòng Người yêu, người đẹp bây giờ đi đâu về đâu? Cảnh vật nào bao giờ cũng mang theo bao kỷ niệm của người yêu từng nặng tình thề nguyền Cảnh cũ vườn xưa

từ "song trăng" đến "hoa đào", từ cánh én đến cỏ lau, từ "tường gấm" đến "lối này" như mang nặng tình người, đang đối diện và tâm sự cùng chàng Kim Thuý kiều chắc đang ở Lâm Truy, nàng có nghe thấu

"Xa xôi ai có thấu tình chăng ai?"

Ngày đăng: 15/10/2015, 07:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w