1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Phân tích Lá thư bị đốt cháy

3 514 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 16,83 KB

Nội dung

Lá thư bị đốt cháy Puskin 1. Thôi từ biệt, lá thư của tình yêu, từ biệt Nàng đã quyết sao ta còn luyến tiếc Sao bàn tay mãi chẳng chịu buông ra Cho lửa thiêu hết thảy niềm vui sướng của ta! 2. Nhưng đã đủ. Hỡi tình thư bốc cháy! Tâm hồn ta không còn nghe, chẳng thấy Ngọn lửa tham đã nhận bức thư em… Gượm chút nào! Một làn khói nhẹ êm Quần quại, tan đi với lời ta cầu khẩn Vết xi cháy sủi lên, tan hình chiếc nhẫn Ôi trời đất, tất cả thế là xong! Những trang giấy đen còn hãy quăn xong, Tàn mỏng mảnh còn ghi trăng trắng chữ… 3. Lòng thắt lại. Tàn thân yêu quý hỡi! Một niềm vui nghèo cực xót xa Còn lại đời đời trên ngực với ta Xuân Diệu dịch Dịch nghĩa Vĩnh biệt, lá thư của tình yêu, vĩnh biệt! Nàng đã ra lệnh… Sao tôi chần chừ lâu thế, sao bàn tau lâu chẳng chịu Giao cho ngọn lửa tất cả mọi niềm vui của tôi Nhưng đủ rồi, giờ đã đến. Cháy đi bức thư của tình yêu! Tôi đã sẵn sàng. Lòng tôi giờ chẳng còn lắng nghe gì nữa. Ngọn lửa tham lam đang nhận lấy từng trang thư của em. Khoan một phút thôi! Bùng lên… cháy rồi… làn khói nhẹ Cuộn quanh tan đi cùng với lời cầu nguyện của tôi. Vết xi gắn đã cháy sủi lên làm tiên tan mất Dấu ấn chiếc nhẫn thủy chung… Ôi thiên mệnh! Đã hoàn thành rồi! Những tờ giấy đen quăn cong lại Trên tàn mỏng mảnh còn trăng trắng nét chữ thân thương. Niềm nui nghèo nàn trong cuộc đời sầu bi của tôi Hãy còn lại mãi mãi cùng tôi trên tấm ngực đau thương. Phân tích Puskin (1799-1836) là “Mặt trời thơ ca của nước Nga”. Ngoài những trường ca “Người tù KapKaz”, “Kị sĩ đồng”…, ông còn để lại 800 bài thơ trữ tình, trong đó có nhiều bài thơ tình rất nổi tiếng. Bài thơ “Lá thư bị đốt cháy” được Puskin sáng tác vào năm 1825, khi nhà thơ còn bị chính quyền chuyên chế Nga hoàng lưu đầy và bị quản thúc tại làng Mikhailốpxkôiê - quê ngoại hẻo lánh thuộc miền Tây Bắc Nga. Mặc dù bị cách li với thế giới rộng lớn bên ngoài, nhưng ông vẫn được sáng tác, được in những tác phẩm của mình và trao đổi thư từ với bạn bè và người thân. “Lá thư bị đốt cháy” thể hiện nghệ thuật sử dụng chi tiết trong bút pháp trữ tình của Puskin để diễn tả cảm xúc và tâm trạng một cách nồng nàn nhất, say đắm nhất. “Lá thư” là của người yêu phương xa gửi tới, trên có gắn xi, có in “dấu ấn chiếc nhẫn thủy chung”. Người yêu của nhà thơ là một người đẹp đã “ngự trị” trong tâm hồn nhà thơ, đầy “quyền uy”. Phái là người đẹp được nhà thơ “tôn thờ” nên “Nàng đã ra lệnh” cho người tình đọc xong phải đốt thư ngay. Đó là mệnh lệnh của trái thu, của tình yêu. Mặc dù vậy, chàng trai vẫn “chần chừ”, vẫn giữ lại trong tay “lâu chẳng chịu” trao cho ngọn lửa. Bức thư tình của người đẹp quý giá biết bao nhiêu. Trong hoàn cảnh bị quản thúc mất tự do, sống trong cô đơn, thì bức thư tình của người yêu nơi xa xôi gửi đến là vô giá, vì nó là “tất cả mọi niềm vui” của Puskin. Nhà thơ thốt lên hai lần tiếng “vĩnh biệt” điều đó nói lên nỗi đau vô hạn của mình, khi phải đốt cháy bức tình thư! Không hiểu vì sao, thi sĩ Xuân Diệu thay bằng “từ biệt” trong bản dịch thơ? “Thôi từ biệt, lá thư của tình yêu, từ biệt Nàng đã quyết sao ta còn luyến tiếc Sao bàn tay mãi chẳng chịu buông ra Cho lửa thiêu hết thảy niềm vui sướng của ta!” Câu thơ trong nguyên tác viết dưới hình thức câu hỏi tu từ cực tả sâu sắc nỗi đau đớn, sự ngập ngừng luyến tiếc, phút chần chừ do dự của nhà thơ trước khi đốt cháy bức thư: “Sao tôi chần chừ lâu thế, sao bàn tay lâu chẳng chịu…”. Cuốc đấu tranh nội tâm diễn ra: đốt bức thư tình, làm theo điều “nàng đã ra lệnh” hay giữ lại kỷ vật thiêng liêng chứa đựng trong đó, nét chữ, giọng tâm tình, lời yêu thương nồng nàn say đắm… Đốt bức tình thư trong hoàn cảnh ấy đối với Puskin là một hành động cao thượng, tự hy sinh vì tình yêu. Một chút ngập ngừng và người con trai phải làm theo “mệnh lệnh” người yêu, châm lửa đốt. Dòng thơ bị cắt ra thành nhiều câu diễn tả sự ngập ngừng, thảng thốt: “Nhưng đủ rồi, giờ đã đến. Cháy đi bức thư của tình yêu! Tôi đã sẵn sàng. Lòng tôi giờ chẳng còn lắng nghe gì nữa.” Tâm hồn ta không còn nghe, chẳng thấy người con trai đau đớn, bàng hoàng nhìn ngọn lửa và bức thư bén lửa bốc cháy. Lời thơ run lên cùng nỗi lòng đau đớn, xót xa: “Ngọn lửa tham đã nhận bức thư em… Gượm chút nào! Một làn khói nhẹ êm” Puskin đã sử dụng và sáng tạo một hình ảnh ẩn dụ - nhân hóa để làm nổi bật nỗi lòng xót xa, tiếc nuối khi nhình bức tình thư đang cháy: “Ngọn lửa tham lam đang nhận lấy từng trang thư của em”. Nhà thơ cầu khẩn van lơn: “Gượm chút nào!...”. Những câu thơ tiếp theo tả làn khói, ngọn lửa, vết xi gắn trên bức thư in dấu ấn chiếc nhẫn… Ba tiếng: “Ôi thiên mệnh!” như một tiếng kêu rên. Thiên mệnh là mệnh trời. Một tình yêu đẹp do trời sắp đặt. Bức thư bị đốt cháy cũng là do ý trời. Hình ảnh bức thư bị đốt cháy đối với người con trai mang màu sắc cao cả thiêng liêng: “Quần quại, tan đi với lời ta cầu khẩn Vết xi cháy sủi lên, tan hình chiếc nhẫn Ôi trời đất, tất cả thế là xong!” Xuân Diệu không dịch được các từ ngữ: “Thủy chung”, “thiên mệnh!”. Việc dịch thơ là một sáng tạo nghệ thuật chẳng chút dễ dàng. Thương tiếc, đau đơn, nhìn đăm đăm vào mảnh tro tàn - như một vết thương lòng nhức nhối - người con trai đa tình vẫn còn tìm thấy “trăng trắng nét chữ thân thương” của người yêu. Những nét chữ ấy như linh hồn của lá thư tình bị đốt cháy. Đó là di bút của một thiên diễm tình. Cũng như hoa tàn, hoa rụng, nhưng hương hoa còn phảng phất trong không gian, lá thư bị đốt cháy rồi mà chàng trai vẫn còn lưu luyến nhìn những “nét chữ thân thương” in rõ trên mảnh tro tàn “trăng trắng”. Hình ảnh “Những tờ giấy đen quăn cong lại” tương phản với “trăng trắng nét chữ thân thương” khẳng định một tình yêu đẹp, trong sáng, thủy chung. Lá thư tuy bị đốt cháy nhưng tình yêu đôi lứa vẫn sống mãi trong trái tim nhà thơ. “Tờ giấy đen quăn cong lại” chỉ “thác là thể phách” còn tình yêu là mãi mãi “hồn còn tinh anh” như “trăng trắng nét chữ thân thương” ấy. Ba dòng cuối của bài thơ thể hiện nỗi đau đơn, thương tiếc của người con trai khi nhìn thấy mảnh tro tàn. Phải yêu tha thiết lắm, trân trọng, quý trọng, luyến tiếc lá thư của người yêu - kỉ vật thiêng liêng - thì tự đáy lòng mới cất lên lời thơ nghẹn ngào, như thắt lòng lại như thế: “Lòng thắt lại. Tàn thân yêu quý hỡi! Một niềm vui nghèo cực xót xa Còn lại đời đời trên ngực với ta” Trong hoàn cảnh bị quản thúc cách biệt với thế giới bao la, phải xa cách bạn bè và người yêu thì một lá thư tình nhận được, đúng là “niềm vui nghèo nàn trong cuộc đời sầu bi” của mình. Lá thư bị đốt cháy rồi, nhà thơ lẳng lặng, xót xa, đau đớn, buồn tủi. Nét chứ, giọng điệu, tâm tình và hình ảnh người yêu “hãy còn lại mãi mãi… trên tấm ngực đau thương” của người. Lá thư tình bị đốt cháy rồi nhưng tình yêu thủy chung của giai nhân vẫn đằm thắm, thiết tha trong trái tim chàng trai đa tình. Bài “Lá thư bị đốt cháy” thuộc thể loại bi ca trong sáng tác của Puskin. Bài thơ thể hiện một tình yêu sâu nặng, thiết tha, một tấm lòng quý trọng đến mức tôn thờ người yêu. Đốt bức thư tình trong cảnh ngộ nhà thơ là một hành động vô cùng cao thượng. Ngôn ngữ trong sáng. Câu cảm thán, câu hỏi tu từ liên kết nhau biểu đạt mãnh liệt cảm xúc đau đớn, xót xa khi nhìn lá thư tình bị đốt cháy. Hình ảnh lá thư bốc cháy trên “ngọn lửa tham” là một biểu tượng đầy ám ảnh. Xuân Diệu viết: “Yêu là chết ở trong lòng một ít” - câu thơ ấy giúp ta cảm nhận bài thơ tình “Lá thư bị đốt cháy” của Puskin.

Lá thư bị đốt cháy Puskin 1. Thôi từ biệt, lá thư của tình yêu, từ biệt Nàng đã quyết sao ta còn luyến tiếc Sao bàn tay mãi chẳng chịu buông ra Cho lửa thiêu hết thảy niềm vui sướng của ta! 2. Nhưng đã đủ. Hỡi tình thư bốc cháy! Tâm hồn ta không còn nghe, chẳng thấy Ngọn lửa tham đã nhận bức thư em… Gượm chút nào! Một làn khói nhẹ êm Quần quại, tan đi với lời ta cầu khẩn Vết xi cháy sủi lên, tan hình chiếc nhẫn Ôi trời đất, tất cả thế là xong! Những trang giấy đen còn hãy quăn xong, Tàn mỏng mảnh còn ghi trăng trắng chữ… 3. Lòng thắt lại. Tàn thân yêu quý hỡi! Một niềm vui nghèo cực xót xa Còn lại đời đời trên ngực với ta Xuân Diệu dịch Dịch nghĩa Vĩnh biệt, lá thư của tình yêu, vĩnh biệt! Nàng đã ra lệnh… Sao tôi chần chừ lâu thế, sao bàn tau lâu chẳng chịu Giao cho ngọn lửa tất cả mọi niềm vui của tôi Nhưng đủ rồi, giờ đã đến. Cháy đi bức thư của tình yêu! Tôi đã sẵn sàng. Lòng tôi giờ chẳng còn lắng nghe gì nữa. Ngọn lửa tham lam đang nhận lấy từng trang thư của em. Khoan một phút thôi! Bùng lên… cháy rồi… làn khói nhẹ Cuộn quanh tan đi cùng với lời cầu nguyện của tôi. Vết xi gắn đã cháy sủi lên làm tiên tan mất Dấu ấn chiếc nhẫn thủy chung… Ôi thiên mệnh! Đã hoàn thành rồi! Những tờ giấy đen quăn cong lại Trên tàn mỏng mảnh còn trăng trắng nét chữ thân thương. Niềm nui nghèo nàn trong cuộc đời sầu bi của tôi Hãy còn lại mãi mãi cùng tôi trên tấm ngực đau thương. Phân tích Puskin (1799-1836) là “Mặt trời thơ ca của nước Nga”. Ngoài những trường ca “Người tù KapKaz”, “Kị sĩ đồng”…, ông còn để lại 800 bài thơ trữ tình, trong đó có nhiều bài thơ tình rất nổi tiếng. Bài thơ “Lá thư bị đốt cháy” được Puskin sáng tác vào năm 1825, khi nhà thơ còn bị chính quyền chuyên chế Nga hoàng lưu đầy và bị quản thúc tại làng Mikhailốpxkôiê - quê ngoại hẻo lánh thuộc miền Tây Bắc Nga. Mặc dù bị cách li với thế giới rộng lớn bên ngoài, nhưng ông vẫn được sáng tác, được in những tác phẩm của mình và trao đổi thư từ với bạn bè và người thân. “Lá thư bị đốt cháy” thể hiện nghệ thuật sử dụng chi tiết trong bút pháp trữ tình của Puskin để diễn tả cảm xúc và tâm trạng một cách nồng nàn nhất, say đắm nhất. “Lá thư” là của người yêu phương xa gửi tới, trên có gắn xi, có in “dấu ấn chiếc nhẫn thủy chung”. Người yêu của nhà thơ là một người đẹp đã “ngự trị” trong tâm hồn nhà thơ, đầy “quyền uy”. Phái là người đẹp được nhà thơ “tôn thờ” nên “Nàng đã ra lệnh” cho người tình đọc xong phải đốt thư ngay. Đó là mệnh lệnh của trái thu, của tình yêu. Mặc dù vậy, chàng trai vẫn “chần chừ”, vẫn giữ lại trong tay “lâu chẳng chịu” trao cho ngọn lửa. Bức thư tình của người đẹp quý giá biết bao nhiêu. Trong hoàn cảnh bị quản thúc mất tự do, sống trong cô đơn, thì bức thư tình của người yêu nơi xa xôi gửi đến là vô giá, vì nó là “tất cả mọi niềm vui” của Puskin. Nhà thơ thốt lên hai lần tiếng “vĩnh biệt” điều đó nói lên nỗi đau vô hạn của mình, khi phải đốt cháy bức tình thư! Không hiểu vì sao, thi sĩ Xuân Diệu thay bằng “từ biệt” trong bản dịch thơ? “Thôi từ biệt, lá thư của tình yêu, từ biệt Nàng đã quyết sao ta còn luyến tiếc Sao bàn tay mãi chẳng chịu buông ra Cho lửa thiêu hết thảy niềm vui sướng của ta!” Câu thơ trong nguyên tác viết dưới hình thức câu hỏi tu từ cực tả sâu sắc nỗi đau đớn, sự ngập ngừng luyến tiếc, phút chần chừ do dự của nhà thơ trước khi đốt cháy bức thư: “Sao tôi chần chừ lâu thế, sao bàn tay lâu chẳng chịu…”. Cuốc đấu tranh nội tâm diễn ra: đốt bức thư tình, làm theo điều “nàng đã ra lệnh” hay giữ lại kỷ vật thiêng liêng chứa đựng trong đó, nét chữ, giọng tâm tình, lời yêu thương nồng nàn say đắm… Đốt bức tình thư trong hoàn cảnh ấy đối với Puskin là một hành động cao thượng, tự hy sinh vì tình yêu. Một chút ngập ngừng và người con trai phải làm theo “mệnh lệnh” người yêu, châm lửa đốt. Dòng thơ bị cắt ra thành nhiều câu diễn tả sự ngập ngừng, thảng thốt: “Nhưng đủ rồi, giờ đã đến. Cháy đi bức thư của tình yêu! Tôi đã sẵn sàng. Lòng tôi giờ chẳng còn lắng nghe gì nữa.” Tâm hồn ta không còn nghe, chẳng thấy người con trai đau đớn, bàng hoàng nhìn ngọn lửa và bức thư bén lửa bốc cháy. Lời thơ run lên cùng nỗi lòng đau đớn, xót xa: “Ngọn lửa tham đã nhận bức thư em… Gượm chút nào! Một làn khói nhẹ êm” Puskin đã sử dụng và sáng tạo một hình ảnh ẩn dụ - nhân hóa để làm nổi bật nỗi lòng xót xa, tiếc nuối khi nhình bức tình thư đang cháy: “Ngọn lửa tham lam đang nhận lấy từng trang thư của em”. Nhà thơ cầu khẩn van lơn: “Gượm chút nào!...”. Những câu thơ tiếp theo tả làn khói, ngọn lửa, vết xi gắn trên bức thư in dấu ấn chiếc nhẫn… Ba tiếng: “Ôi thiên mệnh!” như một tiếng kêu rên. Thiên mệnh là mệnh trời. Một tình yêu đẹp do trời sắp đặt. Bức thư bị đốt cháy cũng là do ý trời. Hình ảnh bức thư bị đốt cháy đối với người con trai mang màu sắc cao cả thiêng liêng: “Quần quại, tan đi với lời ta cầu khẩn Vết xi cháy sủi lên, tan hình chiếc nhẫn Ôi trời đất, tất cả thế là xong!” Xuân Diệu không dịch được các từ ngữ: “Thủy chung”, “thiên mệnh!”. Việc dịch thơ là một sáng tạo nghệ thuật chẳng chút dễ dàng. Thương tiếc, đau đơn, nhìn đăm đăm vào mảnh tro tàn - như một vết thương lòng nhức nhối - người con trai đa tình vẫn còn tìm thấy “trăng trắng nét chữ thân thương” của người yêu. Những nét chữ ấy như linh hồn của lá thư tình bị đốt cháy. Đó là di bút của một thiên diễm tình. Cũng như hoa tàn, hoa rụng, nhưng hương hoa còn phảng phất trong không gian, lá thư bị đốt cháy rồi mà chàng trai vẫn còn lưu luyến nhìn những “nét chữ thân thương” in rõ trên mảnh tro tàn “trăng trắng”. Hình ảnh “Những tờ giấy đen quăn cong lại” tương phản với “trăng trắng nét chữ thân thương” khẳng định một tình yêu đẹp, trong sáng, thủy chung. Lá thư tuy bị đốt cháy nhưng tình yêu đôi lứa vẫn sống mãi trong trái tim nhà thơ. “Tờ giấy đen quăn cong lại” chỉ “thác là thể phách” còn tình yêu là mãi mãi “hồn còn tinh anh” như “trăng trắng nét chữ thân thương” ấy. Ba dòng cuối của bài thơ thể hiện nỗi đau đơn, thương tiếc của người con trai khi nhìn thấy mảnh tro tàn. Phải yêu tha thiết lắm, trân trọng, quý trọng, luyến tiếc lá thư của người yêu - kỉ vật thiêng liêng - thì tự đáy lòng mới cất lên lời thơ nghẹn ngào, như thắt lòng lại như thế: “Lòng thắt lại. Tàn thân yêu quý hỡi! Một niềm vui nghèo cực xót xa Còn lại đời đời trên ngực với ta” Trong hoàn cảnh bị quản thúc cách biệt với thế giới bao la, phải xa cách bạn bè và người yêu thì một lá thư tình nhận được, đúng là “niềm vui nghèo nàn trong cuộc đời sầu bi” của mình. Lá thư bị đốt cháy rồi, nhà thơ lẳng lặng, xót xa, đau đớn, buồn tủi. Nét chứ, giọng điệu, tâm tình và hình ảnh người yêu “hãy còn lại mãi mãi… trên tấm ngực đau thương” của người. Lá thư tình bị đốt cháy rồi nhưng tình yêu thủy chung của giai nhân vẫn đằm thắm, thiết tha trong trái tim chàng trai đa tình. Bài “Lá thư bị đốt cháy” thuộc thể loại bi ca trong sáng tác của Puskin. Bài thơ thể hiện một tình yêu sâu nặng, thiết tha, một tấm lòng quý trọng đến mức tôn thờ người yêu. Đốt bức thư tình trong cảnh ngộ nhà thơ là một hành động vô cùng cao thượng. Ngôn ngữ trong sáng. Câu cảm thán, câu hỏi tu từ liên kết nhau biểu đạt mãnh liệt cảm xúc đau đớn, xót xa khi nhìn lá thư tình bị đốt cháy. Hình ảnh lá thư bốc cháy trên “ngọn lửa tham” là một biểu tượng đầy ám ảnh. Xuân Diệu viết: “Yêu là chết ở trong lòng một ít” - câu thơ ấy giúp ta cảm nhận bài thơ tình “Lá thư bị đốt cháy” của Puskin. ... người yêu “hãy lại mãi… ngực đau thư ng” người Lá thư tình bị đốt cháy tình yêu thủy chung giai nhân đằm thắm, thiết tha trái tim chàng trai đa tình Bài Lá thư bị đốt cháy thuộc thể loại bi ca sáng... khói, lửa, vết xi gắn thư in dấu ấn nhẫn… Ba tiếng: “Ôi thiên mệnh!” tiếng kêu rên Thiên mệnh mệnh trời Một tình yêu đẹp trời đặt Bức thư bị đốt cháy ý trời Hình ảnh thư bị đốt cháy người trai mang... yêu Đốt thư tình cảnh ngộ nhà thơ hành động vô cao thư ng Ngôn ngữ sáng Câu cảm thán, câu hỏi tu từ liên kết biểu đạt mãnh liệt cảm xúc đau đớn, xót xa nhìn thư tình bị đốt cháy Hình ảnh thư

Ngày đăng: 14/10/2015, 23:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w