Vài năm gần đây, báo chí đã đề cập nhiều đến việc điện thoại di động (ĐTDĐ) "phủ sóng" ngày một nhiều trong các giảng đường ĐH, CĐ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, ĐTDĐ không chỉ xuất hiện trong giới sinh viên mà đang phát triển với một tốc độ chóng mặt trong các nhà trường phổ thông. Việc các em ở lứa tuổi cắp sách đến trường sử dụng ĐTDĐ đang đặt ra câu hỏi: Nên hay không nên để các em dùng ĐTDĐ? Sử dụng ĐTDĐ đang dần trở thành mốt của giới học sinh. Chưa có con số thống kê cụ thể nhưng có thể khẳng định rằng, tại các thành phố lớn, hầu như trong trường phổ thông nào cũng có học sinh sử dụng ĐTDĐ. Có em mới chỉ học lớp 5, 6 cũng đã có ĐTDĐ riêng của mình. Cổ xuý cho mốt này là phụ huynh của các em vì nhiều phụ huynh quan niệm rằng, ĐTDĐ sẽ giúp họ quản lý con cái tốt hơn, tránh hiện tượng đi đêm về hôm, la cà, bỏ học. Đây đều là tâm lý chung của các bậc phụ huynh khi quyết định cho con sử dụng ĐTDĐ. Tuy nhiên, cùng với cái được đó, những mặt trái của nó không phải phụ huynh nào cũng hiểu hết. Đó là sự a dua, đua đòi để bằng bạn bằng bè trong lớp, là sự yêu cầu được "nâng đời" ĐTDĐ cho theo kịp thời đại, là việc sử dụng ĐTDĐ với những mục đích xấu, là việc lợi dụng ĐTDĐ để nói dối bố mẹ, thầy cô giáo, là những phiền nhiễu không đáng có trong giờ học... Lao động mở diễn đàn ý kiến trao đổi xung quanh vấn đề này? Chị Nguyễn Ngọc Quỳnh (phường Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội): Dù biết phức tạp, nhưng không thể không có. Con gái tôi năm nay lên cấp 3. Lịch học của cháu khá dày, hầu như hôm nào cháu cũng đi từ sáng đến tối. Tôi không thể nhớ được hết thời khoá biểu ở các lớp học thêm của cháu nên buộc lòng phải cho cháu sử dụng ĐTDĐ. Như thế, tôi có thể gọi bất cứ lúc nào để xem cháu đang đi đâu, làm gì, đang học ở chỗ nào. Phải khẳng định rằng, ĐTDĐ rất thuận tiện trong việc trao đổi thông tin, nhắc nhở con ăn uống, đi học đúng giờ. Tuy nhiên, tôi cũng hiểu rằng, sử dụng ĐTDĐ có rất nhiều vấn đề phức tạp nhưng trong hoàn cảnh của tôi, không thể không cho con dùng. Bởi vậy, tôi chỉ mua cho cháu ĐTDĐ đời cũ, chỉ có các chức năng đơn giản như gọi điện, nhắn tin, không có chụp ảnh, quay camera, đồng thời cũng thường xuyên kiểm tra ĐTDĐ của cháu để đề phòng có những tin nhắn xấu. Chuyên gia tư vấn tâm lý Nguyễn Kim Thanh: Phải có sự quản lý đồng bộ và chặt chẽ của nhà trường và gia đình. Ở tuổi các em, nhu cầu có ĐTDĐ để liên lạc hầu như không cần thiết vì giờ học của học sinh rất ổn định. Nếu không quản lý chặt, ĐTDĐ còn là phương tiện giúp các em nói dối một cách hiệu quả. Hầu hết các em ở lứa tuổi này sử dụng ĐTDĐ là để khoe khoang, nổi trội hơn so với bạn bè. Tuy nhiên, vì không có điều luật nào cấm học sinh phổ thông sử dụng ĐTDĐ, trong các trường phổ thông cũng không có nội quy nào không cho các em mang ĐTDĐ đến trường, bởi vậy, theo tôi, việc cho phép các em chưa đủ lớn dùng ĐTDĐ cần phải có sự quản lý chặt chẽ của cả gia đình và nhà trường. Các trường nên ra quy định, không cho học sinh bật ĐTDĐ trong giờ học, bố mẹ cũng cần quản lý sát sao xem con mình dùng ĐTDĐ có đúng mục đích ban đầu hay không. Tuy nhiên, tôi cũng phải khẳng định rằng, việc quản lý này là rất khó, nếu bản thân các em không tự giác. Cách đây mấy năm, các thành phố lớn rộ lên phong trào cấm học sinh chưa có bằng lái đi xe máy đến trường. Thế nhưng, như một cơn gió thoảng qua, không lâu sau, đâu lại vào đấy. Bây giờ, có dịp đi ngang qua trước các cổng trường PTTH, thậm chí PTCS thấy như có một cuộc trưng bày xe máy tại đây... Vệt khói phía sau... Xe máy xịn trước cổng trường mà chủ nhân đang mang đồng phục trên người. Cổng trường Việt Đức một ngày giữa tháng 12. Tan trường, học sinh lững thững đeo ba lô, đi bộ ra cổng trường. Họ đi dọc vỉa hè, bước sang đường. Và chỉ mấy phút sau, cổng trường đã đầy xe máy. Chị hàng nước nói nhỏ: "Chúng nó không dám để xe trong trường, toàn gửi ngoài, hết giờ học lại đèo nhau đi...''. Chị bán nước chỉ cho chúng tôi một nhóm học sinh lớp 11, một nhóm học sinh lớp 12 đang tụ tập, chờ đợi nhau. Nhóm lớp 11 có 5 xe, xe nào cũng đắt tiền như Dylan, @, Spacy... Nguyễn V. A là con một vị lãnh đạo Sở, Trần T.T là con một giám đốc DN về tin học, Trần Tuấn. H là con một chủ tiệm vàng trên phố cổ... Tất cả có một điểm chung là bố mẹ giàu có, không tiếc tiền sắm xe cho con đi học. Tìm hiểu, chúng tôi được biết, không bao giờ các bậc phụ huynh này phải lo về ATGT với con mình, vì ''khi chở bố mẹ đi chúng nó chạy chậm lắm!''. Cả nhóm đang huyên thuyên nói chuyện, một thành viên trong nhóm rút chiếc điện thoại xịn trong túi ra bấm. ''A lô, sao lâu thế? Tút qua nhanh còn phé. Đứng cổng trường lâu không ''an toàn''!''. Chỉ 5 phút sau, 3 chiếc xe xịn nữa ập đến, có khác chỉ là đồng phục trên người của một trường gần đó. Như cùng một lúc, 7 con xe ga xịn rồ máy phóng đi và lạng lách qua dòng người đông đúc giờ tan tầm. Trong đó, có tới 3 xe chở 3 người. Nhóm học sinh khác đứng ở cổng trường cho biết, đội này được ví như những ''Kỵ sĩ mặc đồng phục cưỡi chiến mã''. Họ đi đâu? Họ ''đánh võng'' mặt đường, qua các cổng trường khác để ra oai với các ''kỵ sĩ'' trường khác. Em Trần Thanh C., lớp 11, trường PTTH Phan Đình Phùng cho biết, cứ đến vào giờ tan trường ở Việt Đức, Trần Phú, Phan Đình Phùng, Đống Đa... sẽ thấy ngay học sinh ''sành điệu'' đi xe đến trường như thế nào. Hầu hết các trường ở Hà Nội cấm học sinh đi xe máy đến trường. Nhưng học trò nghĩ ra bao nhiêu cách đối phó. Nhiều nhất là cách gửi xe ở ngoài. Có học sinh, đi xe máy nhiều quá bị cô giáo nhắc và theo dõi sau giờ học. Em này gửi xe ở ngoài, giả vờ đứng chờ ở bến xe buýt, cô giáo yên tâm đi về, thế là cậu ta lại đi lấy xe và biểu diễn trên đường cùng đám bạn trường khác. Các trường trên khi tan học đều có nhiều tốp học sinh đi xe máy đứng túm tụm dưới lòng đường chờ bạn, mặc kệ ô tô hú còi inh ỏi. Mỗi lần có thầy cô đi từ trong trường ra, đứa nào đứa nấy quay mặt đi tránh để không bị nhìn thấy. Ở trường Trần Phú, Phan Đình Phùng, Đống Đa, nhiều nhất có lẽ là xe Wave đỏ, mệnh danh ''Wave chiến''. Loại xe này chỉ có giá trên dưới 10 triệu đồng, đang được giới trẻ Hà thành ưu dùng. Khi đã đủ tốp, đủ bạn, những chiếc ''wave chiến'' lại rồ ga vút vào sóng người xe trên phố. Phía sau họ là những vệt khói đen kịt, nhưng phía trước là những hiểm nguy TNGT rình rập... ... hiểm nguy phía trước Địa bàn quận Hoàn Kiếm có nhiều trường học, trong đó có những trường tập trung nhiều con nhà khá giả. Bố mẹ nhiều tiền nhưng ít nỗi lo về ATGT nên không ngại ngần móc túi ném tiền cho những ''ông con'' chưa đủ tuổi cưỡi lên những chiếc xe đắt tiền. Quan điểm của họ đôi khi là ''con cái làm sang cha mẹ''. Nhưng với những con số thống kê về TNGT, tình trạng đua xe, lạng lách, đánh võng, coi thường ATGT như hiện nay trên địa bàn Thủ đô, có lẽ các bậc phụ huynh này sẽ giật mình về cái ''sang'' mà họ trao cho con mình. Ông Nguyễn Văn Tòng, Đội trưởng Đội CSGT số 1 - Phòng CSGT- Công an HN, đơn vị phụ trách địa bàn quận Hoàn Kiếm cho biết, tình hình học sinh đi xe máy thiếu ATGT ở các trường học đang ngày càng gia tăng. ''Trong các đợt kiểm tra, xử lý hành chính các trường hợp sai phạm gần đây, có khoảng 20% đối tượng vi phạm là học sinh phổ thông''. Lãnh đạo một trường PTTH trên địa bàn quận Hoàn Kiếm nói với VietNamNet về tình trạng học sinh đi học bằng xe máy: Nhà trường đã kết hợp với cơ quan công an kiểm tra và xử lý những trường hợp vi phạm. Trường cũng vẫn thường xuyên cùng với các gia đình, nhắc nhở các em. Nhưng hiệu quả đến đâu thì còn phụ thuộc vào từng nhà. Có những gia đình chiều con, coi chiếc xe như đồ trang sức cho con và nhà trường không thể can thiệp. Muốn loại bỏ hẳn tình trạng này thì chỉ có cách làm cương quyết và thường xuyên, không theo kiểu đánh trống bỏ dùi. Còn việc học sinh lén lút mang xe ra ngoài gửi, thì chỉ biết trông chờ vào các cơ quan công an thôi. Để quản lý các em ư? Ông Tòng cho rằng rất phức tạp, nhà trường không quản lý các em ngoài giờ học được. Ông lấy ví dụ ở trường Việt Đức: Học sinh đi xe máy nhiều, chưa đủ tuổi, CSGT không có cách nào kiểm tra trên đường được. ''Nhiều học sinh cứ nhìn chỗ nào không có CSGT thì chúng vượt đèn đỏ, chở 3,4 phóng như bay trên đường. Chúng cũng nắm được những chỗ nào CSGT hay đứng để tránh. Bắt được đối tượng này cũng khó. Và chắc chắn, TNGT luôn rình chờ đón phía trước. Đầu năm 2006, ở trường Việt Đức đã có trường hợp học sinh đi ngược chiều, gây tai nạn chết người, còn người điều khiển xe thì bị thương nặng'' - Ông Tòng nói. Ngoài ra, còn tình trạng mất ATGT ở các cổng trường khi phụ huynh đến đón học sinh đứng lung tung, tràn ra đường gây ùn tắc giao thông. Có tình trạng học sinh đi học bằng xe buýt, xe đạp nhưng khi đi chơi lại nô nức xe máy cho... oai với đám bạn. Theo ông Nguyễn Văn Tòng, nhà trường cùng gia đình phải có biện pháp phối hợp để giáo dục các cháu. Hơn ai hết, nhà trường, gia đình, chi đoàn và cán bộ lớp phải tích cực vào cuộc khơi dậy ý thức chấp hành luật lệ giao thông cho các cháu. Hiện nay, chế tài xử lý học sinh vi phạm luật giao thông (chưa đến 18 tuổi) cũng chỉ mới có tác dụng răn đe, tính giáo dục không nhiều vì các em vi phạm, CSGT chỉ phạt đến 50 nghìn. Gần đây, số lượng mô tô đăng ký mới tăng vọt ở Hà Nội. Một trong những nguyên nhân được đưa ra là nhiều gia đình trang bị xe máy cho con đi học. Đây là những thông tin trong một báo cáo về giao thông Hà Nội: ''Nhiều em điều khiển xe mô tô phóng nhanh, vượt ẩu, chở quá số người quy định, đi vào đường cấm, đường ngược chiều, đi dàn hàng ngang trên đường gây cản trở giao thông; không có đăng ký, biển số, giấy phép lái xe, vượt đèn đỏ. Một số học sinh, sinh viên còn tự ý thay đổi màu sắc, nhãn mác, lắp hệ thống đèn chiếu sáng, đèn soi biển số, đèn trang trí trên xe mô tô sai quy định, lắp còi sai âm lượng, tụ tập thành nhóm đi tốc độ cao, lạng lách, đánh võng, đi xe mô tô, xe đạp một bánh, quẹt chân chống xuống nền đường nhựa, đùa nghịch gây rối trật tự trên các đường phố ngày càng diễn ra phức tạp...''. 'Điểm sáng'' trong ''mảng tối''... ... vẫn thua ''Tứ ca'' giữa phố ! Không phải đến khi Hà Nội ''nóng'' lên với vấn đề giao thông đô thị, các trường học mới ''thức tỉnh''. Từ năm 2003, khi có chủ trương cấm học sinh đi học bằng xe máy, Sở GD-ĐT Hà Nội đã kiên quyết với ''mối hiểm nguy'' này. Khi ấy, Sở GD-ĐT HN yêu cầu các trường THCN, dạy nghề, trường phổ thông vận động học sinh ký cam kết và thực hiện ''4 không''. Đó là các ''không'': không điều khiển mô tô, xe máy khi chưa đủ tuổi; không lạng lách đánh võng, vượt quá tốc độ quy định khi điều khiển xe máy, xe đạp; không đua xe, cổ vũ đua xe và không tụ tập gây ùn tắc giao thông tại cổng trường. Đã có văn bản yêu cầu kiên quyết xử lý học sinh vi phạm quy định về trật tự an toàn giao thông, từ cảnh cáo đến đình chỉ học tập và đưa vào đánh giá đạo đức. Và giao thông học đường không chỉ có ''mảng tối'', mà vẫn có những một ''mảng sáng'' đang được đồng tình trong thời điểm giao thông Hà Nội nhiều bức xúc. Đó là chủ trương đưa học sinh đi học bằng xe ô tô. Nhiều năm nay, các trường dân lập Lomonosov, Đông Đô, Marie Curie, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đoàn Thị Điểm và trường Nguyễn Siêu đã ký hợp đồng với các công ty xe khách, xe buýt như những ''con đò'' đưa rước từng học trò qua ''dòng sông giao thông'' ở HN. Một lãnh đạo trường Đoàn Thị Điểm cho biết, trường có hơn 1.500 học sinh đi học bằng xe ô tô, với hơn 20 xe đón học sinh ở khắp nơi trên thành phố. Với chủ trương này, nhà trường hoàn toàn yên tâm không lo hiểm nguy TNGT rình rập các cháu, cha mẹ các cháu luôn là người ủng hộ nhất. Họ cũng đỡ mất công đưa đón con mình trong điều kiện giao thông suốt ngày ùn tắc như vậy. Các trường còn lại, mỗi trường cũng có ngần ấy ô tô để đưa đón học sinh đi về an toàn. 15 năm nay, trường Nguyễn Siêu bền bỉ đưa đón học sinh đi học bằng ô tô. Trao đổi với VietNamNet, thầy Nguyễn Trọng Vĩnh - Hiệu trưởng trường Nguyễn Siêu cho biết: Chúng tôi đã tổ chức như thế từ khi thành lập trường. Nhà trường hợp đồng với công ty xe buýt, xe khách HN để thay phụ huynh đưa con em đến trường. 'Quan trọng nhất là đảm bảo đưa đón học sinh chu đáo, nhà trường bao giờ cũng có có giáo viên đi cùng. Học sinh tiểu học thì trường tổ chức việc đón tận tay và trao trả tận tay bố mẹ tại các địa điểm tập trung. ''15 năm qua, việc đi lại của học sinh trường Nguyễn Siêu được cha mẹ học sinh rất tín nhiệm...''. Năm nay, nhà trường bắt đầu khuyến khích học sinh đi học bằng ô tô của trường. 30 học sinh lớp 10 đã có nguyện vọng đi học bằng ô tô. Trường cũng khuyến khích học sinh các lớp lớn đi xe buýt, cấm đi xe máy. Rất kiên quyết, ông Vĩnh nói: ''Nhà trường đã cấm học sinh đi xe máy, giữa gia đình và nhà trường đã ký cam kết. Nếu học sinh đi xe máy và gửi rồi mới đến trường thì nhà trường cũng không làm gì được. Nhưng nếu không có giấy phép lái xe mà dùng xe máy đi học, nếu phát hiện được, chúng tôi sẽ xử lý đến nơi đến chốn...''. Mong rằng, với những bức xúc của giao thông đô thị và mối hiểm nguy TNGT hiện nay, các thầy cô, các bậc cha mẹ và hơn hết là các em học sinh sẽ biết được mình cần phải làm gì và không nên làm gì.
Trang 1Vài năm gần đây, báo chí đã đề cập nhiều đến việc điện thoại di động (ĐTDĐ) "phủ sóng" ngày một nhiều trong các giảng đường ĐH, CĐ Tuy nhiên, thực tế cho thấy, ĐTDĐ không chỉ xuất hiện trong giới sinh viên mà đang phát triển với một tốc độ chóng mặt trong các nhà trường phổ thông
Việc các em ở lứa tuổi cắp sách đến trường sử dụng ĐTDĐ đang đặt ra câu hỏi: Nên hay không nên để các em dùng ĐTDĐ?
Sử dụng ĐTDĐ đang dần trở thành mốt của giới học sinh Chưa có con số thống kê cụ thể nhưng có thể khẳng định rằng, tại các thành phố lớn, hầu như trong trường phổ thông nào cũng có học sinh sử dụng ĐTDĐ Có em mới chỉ học lớp 5, 6 cũng đã có ĐTDĐ riêng của mình Cổ xuý cho mốt này là phụ huynh của các em vì nhiều phụ huynh quan niệm rằng, ĐTDĐ sẽ giúp họ quản lý con cái tốt hơn, tránh hiện tượng đi đêm về hôm, la cà, bỏ học
Đây đều là tâm lý chung của các bậc phụ huynh khi quyết định cho con sử dụng ĐTDĐ Tuy nhiên, cùng với cái được đó, những mặt trái của nó không phải phụ huynh nào cũng hiểu hết Đó là sự a dua, đua đòi
để bằng bạn bằng bè trong lớp, là sự yêu cầu được "nâng đời" ĐTDĐ cho theo kịp thời đại, là việc sử dụng ĐTDĐ với những mục đích xấu, là việc lợi dụng ĐTDĐ để nói dối bố mẹ, thầy cô giáo, là những phiền nhiễu không đáng có trong giờ học Lao động mở diễn đàn ý kiến trao đổi xung quanh vấn đề này? Chị Nguyễn Ngọc Quỳnh (phường Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội): Dù biết phức tạp, nhưng không thể không có
Con gái tôi năm nay lên cấp 3 Lịch học của cháu khá dày, hầu như hôm nào cháu cũng đi từ sáng đến tối Tôi không thể nhớ được hết thời khoá biểu ở các lớp học thêm của cháu nên buộc lòng phải cho cháu sử dụng ĐTDĐ Như thế, tôi có thể gọi bất cứ lúc nào để xem cháu đang đi đâu, làm gì, đang học ở chỗ nào Phải khẳng định rằng, ĐTDĐ rất thuận tiện trong việc trao đổi thông tin, nhắc nhở con ăn uống, đi học đúng giờ
Tuy nhiên, tôi cũng hiểu rằng, sử dụng ĐTDĐ có rất nhiều vấn đề phức tạp nhưng trong hoàn cảnh của tôi, không thể không cho con dùng Bởi vậy, tôi chỉ mua cho cháu ĐTDĐ đời cũ, chỉ có các chức năng đơn giản như gọi điện, nhắn tin, không có chụp ảnh, quay camera, đồng thời cũng thường xuyên kiểm tra ĐTDĐ của cháu để đề phòng có những tin nhắn xấu
Chuyên gia tư vấn tâm lý Nguyễn Kim Thanh: Phải có sự quản lý đồng bộ và chặt chẽ của nhà trường và gia đình
Ở tuổi các em, nhu cầu có ĐTDĐ để liên lạc hầu như không cần thiết vì giờ học của học sinh rất ổn định Nếu không quản lý chặt, ĐTDĐ còn là phương tiện giúp các em nói dối một cách hiệu quả Hầu hết các
em ở lứa tuổi này sử dụng ĐTDĐ là để khoe khoang, nổi trội hơn so với bạn bè Tuy nhiên, vì không có điều luật nào cấm học sinh phổ thông sử dụng ĐTDĐ, trong các trường phổ thông cũng không có nội quy nào không cho các em mang ĐTDĐ đến trường, bởi vậy, theo tôi, việc cho phép các em chưa đủ lớn dùng ĐTDĐ cần phải có sự quản lý chặt chẽ của cả gia đình và nhà trường
Các trường nên ra quy định, không cho học sinh bật ĐTDĐ trong giờ học, bố mẹ cũng cần quản lý sát sao xem con mình dùng ĐTDĐ có đúng mục đích ban đầu hay không Tuy nhiên, tôi cũng phải khẳng định rằng, việc quản lý này là rất khó, nếu bản thân các em không tự giác
Cách đây mấy năm, các thành phố lớn rộ lên phong trào cấm học sinh chưa có bằng lái đi xe máy đến trường Thế nhưng, như một cơn gió thoảng qua, không lâu sau, đâu lại vào đấy Bây giờ, có dịp đi ngang qua trước các cổng trường PTTH, thậm chí PTCS thấy như có một cuộc trưng bày xe máy tại đây
Trang 2Vệt khói phía sau
Xe máy xịn trước cổng trường mà chủ nhân đang mang đồng phục trên người
Cổng trường Việt Đức một ngày giữa tháng 12 Tan trường, học sinh lững thững đeo ba lô, đi bộ ra cổng trường Họ đi dọc vỉa hè, bước sang đường Và chỉ mấy phút sau, cổng trường đã đầy xe máy Chị hàng nước nói nhỏ: "Chúng nó không dám để xe trong trường, toàn gửi ngoài, hết giờ học lại đèo nhau đi '' Chị bán nước chỉ cho chúng tôi một nhóm học sinh lớp 11, một nhóm học sinh lớp 12 đang tụ tập, chờ đợi nhau Nhóm lớp 11 có 5 xe, xe nào cũng đắt tiền như Dylan, @, Spacy Nguyễn V A là con một vị lãnh đạo Sở, Trần T.T là con một giám đốc DN về tin học, Trần Tuấn H là con một chủ tiệm vàng trên phố cổ Tất cả có một điểm chung là bố mẹ giàu có, không tiếc tiền sắm xe cho con đi học Tìm hiểu, chúng tôi được biết, không bao giờ các bậc phụ huynh này phải lo về ATGT với con mình, vì ''khi chở bố
mẹ đi chúng nó chạy chậm lắm!''
Cả nhóm đang huyên thuyên nói chuyện, một thành viên trong nhóm rút chiếc điện thoại xịn trong túi ra bấm ''A lô, sao lâu thế? Tút qua nhanh còn phé Đứng cổng trường lâu không ''an toàn''!'' Chỉ 5 phút sau,
3 chiếc xe xịn nữa ập đến, có khác chỉ là đồng phục trên người của một trường gần đó Như cùng một lúc,
7 con xe ga xịn rồ máy phóng đi và lạng lách qua dòng người đông đúc giờ tan tầm Trong đó, có tới 3 xe chở 3 người Nhóm học sinh khác đứng ở cổng trường cho biết, đội này được ví như những ''Kỵ sĩ mặc đồng phục cưỡi chiến mã'' Họ đi đâu? Họ ''đánh võng'' mặt đường, qua các cổng trường khác để ra oai với các ''kỵ sĩ'' trường khác
Em Trần Thanh C., lớp 11, trường PTTH Phan Đình Phùng cho biết, cứ đến vào giờ tan trường ở Việt Đức, Trần Phú, Phan Đình Phùng, Đống Đa sẽ thấy ngay học sinh ''sành điệu'' đi xe đến trường như thế nào Hầu hết các trường ở Hà Nội cấm học sinh đi xe máy đến trường Nhưng học trò nghĩ ra bao nhiêu cách đối phó Nhiều nhất là cách gửi xe ở ngoài Có học sinh, đi xe máy nhiều quá bị cô giáo nhắc và theo dõi sau giờ học Em này gửi xe ở ngoài, giả vờ đứng chờ ở bến xe buýt, cô giáo yên tâm đi về, thế là cậu
ta lại đi lấy xe và biểu diễn trên đường cùng đám bạn trường khác
Các trường trên khi tan học đều có nhiều tốp học sinh đi xe máy đứng túm tụm dưới lòng đường chờ bạn, mặc kệ ô tô hú còi inh ỏi Mỗi lần có thầy cô đi từ trong trường ra, đứa nào đứa nấy quay mặt đi tránh để không bị nhìn thấy Ở trường Trần Phú, Phan Đình Phùng, Đống Đa, nhiều nhất có lẽ là xe Wave đỏ, mệnh danh ''Wave chiến'' Loại xe này chỉ có giá trên dưới 10 triệu đồng, đang được giới trẻ Hà thành ưu dùng Khi đã đủ tốp, đủ bạn, những chiếc ''wave chiến'' lại rồ ga vút vào sóng người xe trên phố Phía sau
họ là những vệt khói đen kịt, nhưng phía trước là những hiểm nguy TNGT rình rập
hiểm nguy phía trước
Địa bàn quận Hoàn Kiếm có nhiều trường học, trong đó có những trường tập trung nhiều con nhà khá giả
Bố mẹ nhiều tiền nhưng ít nỗi lo về ATGT nên không ngại ngần móc túi ném tiền cho những ''ông con'' chưa đủ tuổi cưỡi lên những chiếc xe đắt tiền Quan điểm của họ đôi khi là ''con cái làm sang cha mẹ'' Nhưng với những con số thống kê về TNGT, tình trạng đua xe, lạng lách, đánh võng, coi thường ATGT như hiện nay trên địa bàn Thủ đô, có lẽ các bậc phụ huynh này sẽ giật mình về cái ''sang'' mà họ trao cho con mình
Ông Nguyễn Văn Tòng, Đội trưởng Đội CSGT số 1 - Phòng CSGT- Công an HN, đơn vị phụ trách địa bàn quận Hoàn Kiếm cho biết, tình hình học sinh đi xe máy thiếu ATGT ở các trường học đang ngày càng gia tăng
''Trong các đợt kiểm tra, xử lý hành chính các trường hợp sai phạm gần đây, có khoảng 20% đối tượng vi phạm là học sinh phổ thông''
Lãnh đạo một trường PTTH trên địa bàn quận Hoàn Kiếm nói với VietNamNet về tình trạng học sinh đi học bằng xe máy: Nhà trường đã kết hợp với cơ quan công an kiểm tra và xử lý những trường hợp vi phạm Trường cũng vẫn thường xuyên cùng với các gia đình, nhắc nhở các em Nhưng hiệu quả đến đâu thì còn phụ thuộc vào từng nhà Có những gia đình chiều con, coi chiếc xe như đồ trang sức cho con và nhà trường không thể can thiệp Muốn loại bỏ hẳn tình trạng này thì chỉ có cách làm cương quyết và thường xuyên, không theo kiểu đánh trống bỏ dùi Còn việc học sinh lén lút mang xe ra ngoài gửi, thì chỉ biết trông chờ vào các cơ quan công an thôi
Trang 3Để quản lý các em ư? Ông Tòng cho rằng rất phức tạp, nhà trường không quản lý các em ngoài giờ học được Ông lấy ví dụ ở trường Việt Đức: Học sinh đi xe máy nhiều, chưa đủ tuổi, CSGT không có cách nào kiểm tra trên đường được
''Nhiều học sinh cứ nhìn chỗ nào không có CSGT thì chúng vượt đèn đỏ, chở 3,4 phóng như bay trên đường Chúng cũng nắm được những chỗ nào CSGT hay đứng để tránh Bắt được đối tượng này cũng khó Và chắc chắn, TNGT luôn rình chờ đón phía trước Đầu năm 2006, ở trường Việt Đức đã có trường hợp học sinh đi ngược chiều, gây tai nạn chết người, còn người điều khiển xe thì bị thương nặng'' - Ông Tòng nói Ngoài ra, còn tình trạng mất ATGT ở các cổng trường khi phụ huynh đến đón học sinh đứng lung tung, tràn ra đường gây ùn tắc giao thông Có tình trạng học sinh đi học bằng xe buýt, xe đạp nhưng khi đi chơi lại nô nức xe máy cho oai với đám bạn
Theo ông Nguyễn Văn Tòng, nhà trường cùng gia đình phải có biện pháp phối hợp để giáo dục các cháu Hơn ai hết, nhà trường, gia đình, chi đoàn và cán bộ lớp phải tích cực vào cuộc khơi dậy ý thức chấp hành luật lệ giao thông cho các cháu Hiện nay, chế tài xử lý học sinh vi phạm luật giao thông (chưa đến 18 tuổi) cũng chỉ mới có tác dụng răn đe, tính giáo dục không nhiều vì các em vi phạm, CSGT chỉ phạt đến
50 nghìn
Gần đây, số lượng mô tô đăng ký mới tăng vọt ở Hà Nội Một trong những nguyên nhân được đưa ra là nhiều gia đình trang bị xe máy cho con đi học Đây là những thông tin trong một báo cáo về giao thông
Hà Nội: ''Nhiều em điều khiển xe mô tô phóng nhanh, vượt ẩu, chở quá số người quy định, đi vào đường cấm, đường ngược chiều, đi dàn hàng ngang trên đường gây cản trở giao thông; không có đăng ký, biển
số, giấy phép lái xe, vượt đèn đỏ Một số học sinh, sinh viên còn tự ý thay đổi màu sắc, nhãn mác, lắp hệ thống đèn chiếu sáng, đèn soi biển số, đèn trang trí trên xe mô tô sai quy định, lắp còi sai âm lượng, tụ tập thành nhóm đi tốc độ cao, lạng lách, đánh võng, đi xe mô tô, xe đạp một bánh, quẹt chân chống xuống nền đường nhựa, đùa nghịch gây rối trật tự trên các đường phố ngày càng diễn ra phức tạp ''
'Điểm sáng'' trong ''mảng tối''
vẫn thua ''Tứ ca'' giữa phố !
Không phải đến khi Hà Nội ''nóng'' lên với vấn đề giao thông đô thị, các trường học mới ''thức tỉnh'' Từ năm 2003, khi có chủ trương cấm học sinh đi học bằng xe máy, Sở GD-ĐT Hà Nội đã kiên quyết với ''mối hiểm nguy'' này
Khi ấy, Sở GD-ĐT HN yêu cầu các trường THCN, dạy nghề, trường phổ thông vận động học sinh ký cam kết và thực hiện ''4 không'' Đó là các ''không'': không điều khiển mô tô, xe máy khi chưa đủ tuổi; không lạng lách đánh võng, vượt quá tốc độ quy định khi điều khiển xe máy, xe đạp; không đua xe, cổ vũ đua xe
và không tụ tập gây ùn tắc giao thông tại cổng trường Đã có văn bản yêu cầu kiên quyết xử lý học sinh vi phạm quy định về trật tự an toàn giao thông, từ cảnh cáo đến đình chỉ học tập và đưa vào đánh giá đạo đức
Và giao thông học đường không chỉ có ''mảng tối'', mà vẫn có những một ''mảng sáng'' đang được đồng tình trong thời điểm giao thông Hà Nội nhiều bức xúc Đó là chủ trương đưa học sinh đi học bằng xe ô tô Nhiều năm nay, các trường dân lập Lomonosov, Đông Đô, Marie Curie, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đoàn Thị Điểm và trường Nguyễn Siêu đã ký hợp đồng với các công ty xe khách, xe buýt như những ''con đò'' đưa rước từng học trò qua ''dòng sông giao thông'' ở HN
Một lãnh đạo trường Đoàn Thị Điểm cho biết, trường có hơn 1.500 học sinh đi học bằng xe ô tô, với hơn
20 xe đón học sinh ở khắp nơi trên thành phố Với chủ trương này, nhà trường hoàn toàn yên tâm không
lo hiểm nguy TNGT rình rập các cháu, cha mẹ các cháu luôn là người ủng hộ nhất Họ cũng đỡ mất công đưa đón con mình trong điều kiện giao thông suốt ngày ùn tắc như vậy Các trường còn lại, mỗi trường cũng có ngần ấy ô tô để đưa đón học sinh đi về an toàn
15 năm nay, trường Nguyễn Siêu bền bỉ đưa đón học sinh đi học bằng ô tô Trao đổi với VietNamNet, thầy Nguyễn Trọng Vĩnh - Hiệu trưởng trường Nguyễn Siêu cho biết: Chúng tôi đã tổ chức như thế từ khi thành lập trường Nhà trường hợp đồng với công ty xe buýt, xe khách HN để thay phụ huynh đưa con em
Trang 4đến trường
'Quan trọng nhất là đảm bảo đưa đón học sinh chu đáo, nhà trường bao giờ cũng có có giáo viên đi cùng Học sinh tiểu học thì trường tổ chức việc đón tận tay và trao trả tận tay bố mẹ tại các địa điểm tập trung ''15 năm qua, việc đi lại của học sinh trường Nguyễn Siêu được cha mẹ học sinh rất tín nhiệm ''
Năm nay, nhà trường bắt đầu khuyến khích học sinh đi học bằng ô tô của trường 30 học sinh lớp 10 đã
có nguyện vọng đi học bằng ô tô Trường cũng khuyến khích học sinh các lớp lớn đi xe buýt, cấm đi xe máy
Rất kiên quyết, ông Vĩnh nói: ''Nhà trường đã cấm học sinh đi xe máy, giữa gia đình và nhà trường đã ký cam kết Nếu học sinh đi xe máy và gửi rồi mới đến trường thì nhà trường cũng không làm gì được Nhưng nếu không có giấy phép lái xe mà dùng xe máy đi học, nếu phát hiện được, chúng tôi sẽ xử lý đến nơi đến chốn ''
Mong rằng, với những bức xúc của giao thông đô thị và mối hiểm nguy TNGT hiện nay, các thầy cô, các bậc cha mẹ và hơn hết là các em học sinh sẽ biết được mình cần phải làm gì và không nên làm gì