1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT chi nhánh Thăng Long

100 386 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 681,5 KB

Nội dung

Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT chi nhánh Thăng Long

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Hệ thống ngân hàng Việt Nam đã trải qua 20 năm đổi mới và đã pháttriển từ hệ thống ngân hàng một cấp sang hệ thống ngân hàng hai cấp, khẳngđịnh sự phát triển vượt bậc Đặc biệt hiện nay, hệ thống ngân hàng đang pháttriển rất mạnh, nhiều ngân hàng mới ra đời và các sản phẩm và dịch vụ ngânhàng ngày cũng rất đa dạng và phong phú, mới mẻ: dịch vụ huy động vốn,dịch vụ tín dụng, dịch vụ ngân quỹ, dịch vụ thanh toán, và các dịch vụ khác:dịch vụ ngân hàng điện tử, thẻ ngân hàng, bao thanh toán Chính sự pháttriển đa dạng nhiều loại hình dịch vụ này đã góp phần đóng góp không nhỏvào tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy ngành ngân hàng ngày càng mở rộng tăngtrưởng

Tuy nhiên trong đó hoạt động cơ bản của ngân hàng vẫn là họat độngtín dụng Đây là một hoạt động đặc trưng không thể thiếu của các ngân hàng,

là hoạt đông mang lại lợi nhuận cao nhất song cũng mang lại rủi ro cao nhấtcho ngân hàng Rủi ro tín dụng gây ảnh hưởng trực tiếp tới thu nhập và sựtồn tại phát triển của ngân hàng Nếu rủi ro tín dụng xảy ra ở mức độ cao sẽdẫn đến khủng hoảng thanh khoản và sẽ dẫn đến sự phá sản ngân hàng Theophản ứng dây chuyền sự phá sản của một ngân hàng sẽ dẫn đến sự hoảngloạn của các ngân hàng khác, gây ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ ngành kinh

tế Tuy nhiên đối với ngân hàng, rủi ro tín dụng là không thể tránh khỏi, làkhách quan, là bạn đường trong kinh doanh chỉ có thể đề phòng và hạn chếchứ không thể loại trừ Do vậy rủi ro tín dụng dự kiến luôn được xác địnhtrong chiến lược họat động chung của ngân hàng.Quản lý rủi ro tín dụngluôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của tất cả các ngân hàng

Trang 2

Nhận thức được điều đó, cùng với quá trình thực tập tại NHNN & PTNT

chi nhánh Thăng Long tôi đã lựa chọn đề tài : "Giải pháp quản lý rủi ro tín

dụng tại NHNo & PTNT chi nhánh Thăng Long" làm đề tài tốt nghiệp

của mình

Kết cấu của chuyên đề như sau:

Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về quản l rủi ro tín dụng trong hoạt độngkinh doanh của Ngân hàng thương mại

Chương 2: Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT Chinhánh Thăng Long

Chương 3: Giải pháp tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNTchi nhánh Thăng Long

Rủi ro tín dụng là vấn đề rộng lớn và phức tạp do vậy trong bài viếtnày em chỉ tập trung nghiên cứu về rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vaycủa chi nhánh NHNo & PTNT chi nhánh Thăng Long trong giai đoạn 2005-

2007 Mặc dù đã cố gắng nhưng chắc chắn bài viết này còn nhiều thiếu sót vìvậy em rất mong nhận đuợc sự góp ý từ các thầy cô giáo để bài viết hoànthiện hơn Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Tiến sĩ Hoàng Xuân Quế vàcác anh chị tại Chi nhánh đã giúp em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này

Sinh viên

Phan Thị Linh Giang

Trang 3

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHTM

1.1 Khái quát về hoạt động kinh doanh và các rủi ro của NHTM

1.1.1.Khái niệm ngân hàng thương mại:

Ngân hàng thương mại là một trung gia tài chính lớn nhất và quantrọng nhất trong nền kinh tế Về ngân hàng thương mại, có rất nhiều đinhnghĩa

Theo điều 20 của Luật các tổ chức tín dụng của Việt Nam định nghĩathì :

“ Ngân hàng thương mại là một loại hình doanh nghiệp hoạt động kinhdoanh trên lĩnh vực tài chín tiền tệ, với các nội dung chính là huy động vốn,cho vay vốn và cung cấp các dịch vụ thanh toán và dịch vụ khác”

Theo giáo trình Ngân hàng thương mại thì định nghĩa về Ngân hàngđược xét trên phương diện những loại hình dịch vụ mà chúng cung cấp: “Ngân hàng là các tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tàichính đa dạng nhất, đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán vàthực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinhdoanh nào trong nền kinh tế ”

Ngân hàng là một loại hình tổ chức quan trọng đối với nền kinh tế,thông qua các hoạt động của mình các ngân hàng thực hiện các chức năngtài chính và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế.Ngân hàng thương

Trang 4

mại là cầu nối giữa người muốn tiết kiệm và người muốn đầu tư, là nguồntạo ra đổi mới tài chính nhanh chóng…

Theo Luật các tổ chức tín dụng thì “ Hoạt động ngân hàng là hoạtđộng kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên lànhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch

vụ thanh toán”

* Một số hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại

- Huy động vốn: là hoạtđộng tạo nguồn vốn cho NHTM , đóng vai trò

quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng và hoạt động của ngân hàng baogồm: nhận tiền gửi thanh toán,tiền gửi tiết kiệm , phát hàng giấy tờ

có giá trên thị trường vốn và thị trường nợ như : cổ phiếu, tráiphiếu…

- Cấp tín dụng: Hình thức tín dụng của ngân hàng là cho khách hàng

vay ngắn hạn và trung dài hạn, cho vay thương mại, tài trợ cho dự ánngoài ra còn có các hình thức : chiết khấu giấy tờ có giá, bảo lãnhhoặc tái bảo lãnh cho khách hàng, cho thuê tài chính…

- Cấp tín dụng là một hoạt động mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàngnhưng cũng hàm chứa rất nhiều rủi ro, vì thế các nhà quản lý ngânhàng cần phải cân nhắc rất kỹ trước khi ra quyết định cấp tín dụng

- Các hoạt động khác: ngoài những hoạt động cơ bản trên để tăng thêm

lợi nhuận và đa dạng hoá các dịch vụ, ngân hàng còn cung cấp hàngloạt các dịch vụ khác: uỷ thác đầu tư và tư vấn đầu tư, cung cấp cáckhoản giao dịch và thực hiện thanh toán, quản lý ngân quỹ, bảo quảnvật có giá, cung cấp dịch vụ đại lý, bao thanh toán…

Trang 5

* Chức năng của ngân hàng thương mại:

- Trung gian tài chính: NHTM là một trung gian tài chính với hoạt

động chủ yếu là chuyển tiết kiệm thành đầu tư, là kênh dẫn vốn từnhững người thừa vốn sang những người cần vốn vì thế NHTM đãgiải quyết được mâu thuẫn của tín dụng trực tiếp: sự không phù hợp

về quy mô, thời gian, không gian, rủi ro cao và chi phí cao…Nhưvậy, NHTM đã tăng thu nhập cho người tiết kiệm từ đó mà khuyếnkhích tiết kiệm, đồng thời giảm phí tổn tín dụng cho người đầu tư, từ

đó khuyến khích đầu tư

- Tạo phương tiện thanh toán: Trong điều kiện phát triển thanh toán

qua ngân hàng, các khách hàng nhận thấy nếu họ có được số dư trêntài khoản tiền gửi thanh toán , họ có thể chi trả để có được hàng hoá

và dịch vụ theo yêu cầu Theo quan điểm hiện đại, đại lượng tiền tệbao gồm nhiều bộ phận Thứ nhất là tiền giấy trong lưu thông (Mo),thứ hai là số dư trên tài khoản tiền gửi giao dịch của các khách hàngtại các ngân hàng, thứ ba là tiền gửi trên các tài khoản tiền gửi tiếtkiệm và tiền gửi có kỳ hạn…Khi các ngân hàng cho vay, số dư trêntài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng tăng lên, khách hàng cóthể dùng để mua mua hàng và dịch vụ Do đó bằng việc cho vay(haytạo tín dụng) các ngân hàng đã tạo ra phương tiện thanh toán (thamgia tạo ra M1) Toàn bộ hệ thống ngân hàng cũng tạo ra phương tiệnthanh toán khi các khoản tiền gửi được mở rộng từ ngân hàng nàyđến ngân hàng khác trên cơ sở cho vay

Trang 6

- Trung gian thanh toán: NHTM đã trở thành trung gian thanh toán

lớn nhất hiện nay ở hầu hết các quốc gia Ngân hàng thay mặt kháchhàng thực hiện thanh toán giá trị hàng hoá và dịch vụ Để việc thanhtoán nhanh chóng và tiết kiệm chi phí, ngân hàng đưa ra cho kháchhàng nhiều hình thức thanh toán như : thanh toán bằng séc, uỷ nhiệmchi, nhờ thu, các loại thẻ…Các ngân hàng còn thực hiện thanh toán

bù trừ với nhau thông qua ngân hàng TW hoặc thông qua các trungtâm thanh toán

- Người bảo lãnh: cam kết trả nợ cho khách hàng khi khách hàng mất

khả năng thanh toán (chẳng hạn phát hành thư tín dụng)

- Là đại lý thay mặt khách hàng quản lý và bảo vệ tài sản của họ, phát

hàng hoặc chuộc lại chứng khoán

- Thực hiện các chính sách kinh tế của Chính phủ, góp phần điều tiết

sự tăng trưởng kinh tế và theo đuổi các mục tiêu xã hội

1.1.2 Phân loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh của NHTM

NHTM là loại doanh nghiệp kinh doanh hàng hoá đặc biệt – hànghóa tiền tệ.Hoạt động của NHTM gắn liền với rủi ro Rủi ro hầu như có mặttrong từng nghiệp vụ ngân hàng, muốn có lợi nhuận thì phải chấp nhận rủiro.Rủi ro của ngân hàng có thể phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhaunhưng đều có bản chất chung đó là : rủi ro là những tổn thất có thể xảy rangoài dự kiến.Và rủi ro của ngân hàng gắn liền với giảm sút thu nhập ngoài

dự kiến

Trang 7

Rủi ro tín dụng của NHTM có thể được phân thành các loại rủi rochính sau:

1.1.2.1 Rủi ro lãi suất

Rủi ro lãi suất là khả năng xảy ra những tổn thất khi lãi suất ngân hàngthay đổi ngoài dự tính Lãi suất ngân hàng (cả bên tài sản và bên nguồnvốn) thường xuyên biến động với các mức độ khác nhau có thể dẫn đến tổnthất Rủi ro lãi suất không những gắn với biến động của lãi suất ngân hàng

mà còn gắn với nhiều nhân tố khác như cấu trúc và kì hạn của tài sản vànguồn vốn, qui mô và kì hạn của các hợp đồng kì hạn…Rủi ro lãi suất cóliên quan chặt chẽ với rủi ro tín dụng hay nói cách khác rủi ro tín dụngthường bắt nguồn từ rủi ro lãi suất

1.1.2.2 Rủi ro hối đoái

Rủi ro hối đoái là khả năng xảy tổn thất ngoài dự kiến cho ngân hàngkhi tỷ giá hối đoái thay đổi vượt quá thay đổi dự tính Trong cơ chế thịtrường , tỷ giá hối đoái thường xuyên dao động Sự thay đổi này cùng vớitrạng thái hối đoái của ngân hàng tạo ra thu nhập thặng dư hoặc thâm hụttạm thời Tuy nhiên có những thay đổi tỷ giá ngoài dự kiến dẫn đến tổn thấtcho ngân hàng Để phòng ngừa rủi ro hối đoái phát sinh thì ngân hàng phảilàm cho cân xứng giữa tài sản có và tài sản nợ đối với mỗi loại ngoại tệtrong bảng cân đối tài sản của ngân hàng mình

1.1.2.3.Rủi ro thanh khoản

Rủi ro thanh khoản là khả năng xảy ra tổn thất ngoài dự kiến chongân hàng khi nhu cầu thanh khoản thực tế vượt quá (hoặc nhỏ hơn) khảnăng thanh khoản dự kíên làm gia tăng các chi phí để đáp ứng nhu cầuthanh khoản hoặc làm cho ngân hàng mất khả năng thanh toán Rủi ro thanhkhoản ở mức ngân hàng phải gia tăng các chi phí để đáp ứng nhu cầu thanh

Trang 8

khoản sẽ làm giảm thu nhập ròng của ngân hàng; ở mức cao hơn ngân hàngmất khả năng thanh toán sẽ dẫn đến phá sản.

1.1.2.4 Rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất ngoài dự kiến cho ngânhàng khi khách hàng vay không trả đúng hạn, không trả hoặc không trả đủ

cả gốc lẫn lãi

1.1.2.5 Rủi ro hoạt động ngoại bảng

Hiện này, các dịch vụ ngoại bảng của NHTM ngày càng được mởrộng và phát triển Theo định nghĩa hoạt động ngoại bảng là các hoạt độngkhông thuộc bảng cân đối tài sản (nội bảng) bởi vì các hoạt động này khôngliên quan đến việc nắm giữ các chứng khoán hay giấy nhận nợ sơ cấp haycác ngân hàng phát hành chứng khoán hay giấy nhận nợ thứ cấp Tuy nhiêncác hoạt động ngoại bảng có thể tạo ra các tài sản có hoặc tài sản nợ bổsung cho bảng cân đối nội bảng Ví dụ như phát hành thư tín dụng dựphòng bảo lãnh cho công ty phát hành trái phiếu Thư bảo lãnh tín dụng chỉđược sử dụng trong trường hợp nếu công ty phát hành trái phiếu không có

đủ khả năng thanh toán một phần hay toàn bộ số tiền gốc và lãi trái phiếu.Còn trong trường hợp công ty phát hành trái phiếu thanh toán đủ cả gốc lẫnlãi thì thư tín dụng bảo lãnh sẽ tự động hết hiệu lực do đó sẽ không có bất

kỳ điều gì xảy ra đối với bảng cân đối nội bảng của NHTM Tuy nhiênkhoản chi phí phát hành thư bảo lãnh tín dụng được hạch toán vào báo cáothu nhập chi phí và kết quả kinh doanh của NHTM và được hạch toán vàonội bảng

Tuy hoạt động ngoại bảng tạo nguồn thu nhập cho khách hàngnhưng hoạt động này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro Ví dụ đó là khi bên đượcbảo lãnh không có đủ khả năng thanh toán một phần hoặc tất cả gốc và lãi,

Trang 9

hoặc là vi phạm hợp đồng… thì ngân hàng phải dùng một phần vốn kinhdoanh của mình để trả cho bên hưởng bảo lãnh Trong thực tế những trườnghợp thua lỗ nghiêm trọng trong các hoạt động ngoại bảng đã gây ra tổn thấtrất lớn cho ngân hàng và gây phá sản.

Ngoài bảo lãnh, hoạt động ngoại bảng còn có nhiều dịch vụ phongphú và đa dạng: bao thầu phát hành trái phiếu, trạng thái ngoại hối có kìhạn, tương lai, hoán đổi; cam kết tín dụng…Hiệu quả kinh doanh của hoạtđộng ngoại bảng rất cao nhưng rủi ro trong kinh doanh không phải là nhỏ

Do đó quản trị rủi ro hoạt động ngoại bảng rất được coi trọng với một môhình hoạt động của một ngân hàng hiện đại

1.1.2.6 Rủi ro khác:

Các rủi ro khác xảy ra đối với ngân hàng ví dụ như rủi ro công nghệ (xảy ra khi những khoản đầu tư cho công nghệ không tạo ra được khoản tiếtkiệm trong chi phí như đã dự tính), rủi ro hoạt động ( xảy ra khi hệ thốngcông nghệ trục trặc hay hệ thống bên trọng ngừng hoạt động ), rủi ro từtrách nhiệm của cán bộ ngân hàng, rủi ro từ các chính sách vĩ mô của nhànước, rủi ro từ hoả hoạn, cướp bóc…

1.1.3.Rủi ro tín dụng và nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng

1.1.3.1 Khái niệm

Hoạt động kinh doanh ngân hàng rất nhạy cảm, có liên quan đến nhiều lĩnhvực khác nhau của nền kinh tế, chịu sự tác động của nhiều nhân tố kháchquan và chủ quan như kinh tế, chính trị, xã hội…Hơn nữa ngân hàng kinhdoanh trên nhiều lĩnh vực như hoạt động huy động vốn, cho vay, bảo lãnh,kinh doanh ngoại hối, chứng khoán, thanh toán…Do đặc thù kinh doanhcủa NHTM nên rủi ro của NHTM là rất đa dạng: rủi ro lãi suất, rủi ro tíndụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro hối đoái, rủi ro ngoại bảng…Trong số tất cả

Trang 10

các loại rủi ro kể trên thì rủi ro tín dụng chiếm tỉ lệ đáng kể nhất và phứctạp nhất

Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất tài chính ngoài dự kiếncho ngân hàng khi người đi vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúng hạntheo cam kết hoặc mất khả năng thanh toán

Rủi ro tín dụng gắn liền với hoạt động quan trọng nhất và có qui môlớn nhất của NHTM - hoạt động tín dụng Khi thực hiện một hoạt động tàitrợ cụ thể, ngân hàng cố gắng phân tích các yếu tố của người vay sao cho

độ an toàn là cao nhất Và nhìn chung ngân hàng chỉ quyết định cho vay khithấy an toàn Tuy nhiên khả năng hoàn trả tiền vay của khách hàng có thểthay đổi do nhiều nguyên nhân Hơn nữa nhiều cán bộ ngân hàng không cókhả năng thực hiện phân tích tín dụng thích đáng Do vậy rủi ro tín dụng làkhông thể tránh khỏi, là khách quan Nhiều quan điểm cho rằng rủi ro tíndụng là bạn đường trong kinh doanh của NHTM, chỉ có thể đề phòng hạnchế chứ không thể loại bỏ hoàn toàn Do vậy rủi ro tín dụng luôn được xácđịnh trước trong chiến lược hoạt động chung của ngân hàng

1.1.3.2 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng

a, Nguyên nhân khách quan

Đây là những nguyên nhân không xuất phát từ cán bộ cho vay hay ýthức trả nợ của khách hàng mà do môi trường bên ngoài tác động vào.Những nguyên nhân này tác động thường xuyên liên tục tới người vay tạothuận lợi hoặc khó khăn cho người vay và khách hàng cho vay Nhómnhững nguyên nhân khách quan này bao gồm:

i Rủi ro do biến động của môi trường thiên nhiên

Những biến động về thời tiết, khí hậu gây ảnh hưởng tới hoạt động sảnxuất kinh doanh đặc biệt là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp Điều kiện tự

Trang 11

nhiên là yếu tố khó đoán, nó thường xảy ra bất ngờ với thiệt hại lớn nằmngoài sự kiểm soát của con

người Vì vậy khi có thiên tai địch hoạ xảy ra thì nguy cơ tổn thất của kháchhàng cùng ngân hàng cho vay sẽ rất lớn, phương án kinh doanh sẽ không cónguồn thu Ở Việt Nam thời tiết diễn biến phức tạp nên môi trường tự nhiênđược coi là một trong nhiều nguyên nhân gây ra rủi ro cho hoạt động kinhdoanh của ngân hàng khi đầu tư phát triển các thành phần kinh tế

ii Rủi ro do môi trường kinh tế không ổn định

 Sự biến động quá nhanh và không dự đoán được của thị trường thếgiới Nền kinh tế Việt Nam vẫn còn phụ thuộc quá nhiều vào sảnxuất nông nghiệp và công nghiệp phục vụ nông nghiệp (nuôi trồng,chế biến thực phẩm và nguyên liệu), dầu thô, may gia công, …vốnrất nhạy cảm với rủi ro thời tiết và giá cả thế giới nên dễ bị tổnthương khi thị trường thế giới biến động xấu

 Rủi ro tất yếu của quá trình tự do hoá tài chính, hội nhập quốc tế.Quá trình tự do hoá tài chính và hội nhập quốc tế có thể làm cho nợxấu gia tăng khi tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt khiến hầuhết các doanh nghiệp , những ngân hàng thường xuyên của kháchhàng phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ và qui luật chọn lọc khắcnghiệt của thị trường Bên cạnh đó, bản thân sự cạnh tranh củaNHTM trong môi trường hội nhập kinh tế khiến cho các ngân hàngtrong nước với hệ thống quản lý yếu kém gặp phải nguy cơ rủi ro nợxấu tăng lên bởi hầu hết các khách hàng có tiềm lực tài chính lớn sẽ

bị ngân hàng nước ngoài thu hút

 Sự tấn công của hàng nhập lậu Hàng lậu vẫn tràn lan tại các thànhphố lớn, làm điêu đứng các doanh nghiệp trong nước và các ngân

Trang 12

 Thiếu sự qui hoạch, phân bổ đầu tư một cách hợp lý đã dẫn đếnkhủng hoảng thừa về đầu tư trong một số ngành và lãng phí tàinguyên quốc gia.

iii Rủi ro do môi trường pháp lý chưa thuận lợi

 Sự kém hiệu quả của cơ quan pháp luật cấp địa phương Trong nhữngnăm gần đây, Quốc hội, chính phủ và NHNN và các cơ quan liênquan đã ban hành nhiều luật liên quan đến hoạt động tín dụng ngânhàng Tuy nhiên luật và văn bản đã có song việc triển khai vào hoạtđộng ngân hàng thì lại hết sức chậm chạp và còn gặp phải nhiềuvướng mắc bất cập như một số văn bản về việc cưỡng chế thu hồi nợ.Điều này dẫn đến tình trạng các NHTM không thể giải quyết được nợtồn đọng, tài sản tồn đọng

 Sự thanh tra, giám sát chưa hiệu quả của NHNN còn chưa có sự cảithiện căn bản về chất lượng Năng lực cán bộ thanh tra, giám sát chưađáp ứng được yêu cầu Nội dung và phương pháp thanh tra, giám sátlạc hậu, chậm được đổi mới, Vai trò kiểm toán chưa được phát huy

và hệ thống thông tin chưa được tổ chức một cách hữu hiệu Thanhtra tại chỗ vẫn là phương pháp chủ yếu, khả năng kiểm soát toàn bộthị trường tiền tệ và giám sát rủi ro còn yếu…

 Hệ thống thông tin quản lý còn bất cập Hiện nay ở VN còn chưa cómột cơ chế công bố thông tin đầy đủ về doanh nghiệp và ngân hàng.Trung tâm thông tin tín dụng ngân hàn (CIC) của NHNN đã hoạtđộng quá một thập niên và đã đạt được những kết quả bước đầu rấtđáng khích lệ trong việc cung cấp thông tin kịp thời về tình hình hoạtđộng tín dụng nhưng chưa phải là cơ quan định mức tín nhiệm doanhnghiệp một cách độc lập và hiệu quả

b, Nguyên nhân chủ quan

Trang 13

i Rủi ro do các nguyên nhân từ phía khách hàng vay

 Sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí trong việc trả nợvay Đa số các doanh nghiệp khi vay vốn ngân hàng đều có cácphương án kinh doanh cụ thể, khả thi Số lượng các doanh nghiệp sửdụng vốn sai mục đích, cố ý lừa đảo ngân hàng để chiếm đoạt tài sảnkhông nhiều Tuy nhiên những vụ việc phát sinh lại hết sức nặng nề,liên quan đến uy tín của các cán bộ, làm ảnh hưởng xấu đến cácdoanh nghiệp khác

 Khả năng quản lý kinh doanh kém Khi các doanh nghiệp vay tiềnngân hàng để mở rộng quy mô kinh doanh, đa phần là tập trung vốnđầu tư vào tài sản vật chất chứ ít doanh nghiệp nào mạnh dạn đổi mớicung cách quản lý, đầu tư cho bộ máy giám sát kinh doanh, tài chính,

kế toán theo đúng chuẩn mực Quy mô kinh doanh phình ra quá to sovới tư duy quản lý là nguyên nhân dẫn đến sự phá sản của các phương

án kinh doanh đầy khả thi mà lẽ ra nó phải thành công trên thực tế

 Tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch Quy môtài sản, nguồn vốn nhỏ bé, tỷ lệ nơ so với vốn tự có cao là đặc điểmchung của hầu hết các doanh nghiệp VN Ngoài ra, thói quen ghi chépđầy đủ, chính xác, rõ ràng các sổ sách kế toán vẫn chưa được cácdoanh nghiệp tuân thủ nghiêm chỉnh và trung thực Do vậy, sổ sách kếtoán mà các doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng nhiều khi chỉ mangtính chất hình thức hơn là thực chất Khi cán bộ ngân hàng lập các bảnphân tích tài chính của doanh nghiệp dựa trên số liệu do các doanhnghiệp cung cấp, thường thiếu tính thực tế và xác thực Đây cũng lànguyên nhân vì sao ngân hàng vẫn luôn xem nặng phần tài sản thếchấp như là chỗ dựa cuối cùng để phòng chống rủi ro tín dụng

Trang 14

ii. Rủi ro do các nguyên nhân từ phía ngân hàng cho vay

 Lỏng lẻo trong công tác kiểm tra nội bộ các ngân hàng Kiểm tra nội

bộ có điểm mạnh hơn thanh tra NHNN ở tính thời gian vì nó nhanhchóng, kịp thời ngay khi vừa phát sinh vấn đề và tính sâu sát của ngườikiểm tra viên, do việc kiểm tra được thực hiện thường xuyên cùng vớicông việc kinh doanh Nhưng trong thời gian trước đây, công việckiểm tra nội bộ của các ngân hàng hầu như chỉ tồn tại trên hình thức

 Bố trí cán bộ thiếu đạo đức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ.Đạo đứccủa cán bộ là một trong các yếu tố tối quan trọng để giải quyết vấn đềhạn chế rủi ro tín dụng Một cán bộ kém về năng lực có thể bồi dưỡngthêm, nhưng một cán bộ tha hóa về đạo đức mà lại giỏi về mặt nghiệp

vụ thì thật vô cùng nguy hiểm khi được bố trí trong công tác tíndụng Nhiều cán bộ tín dụng làm trái qui trình tín dụng để mưu lợi cánhân, đinh giá tài sản thế chấp không đúng với giá trị thực tế do thôngđồng với khách hàng, lập hồ sơ vay vốn giả, tẩy xoá sửa chữa chứngtừ…

 Thiếu giám sát và quản lý sau khi cho vay Các ngân hàng thường cóthói quen tập trung nhiều công sức cho việc thẩm định trước khi chovay mà lơi lỏng quá trình kiểm tra, kiểm soát đồng vốn sau khi chovay Khi ngân hàng cho vay thì khoản cho vay cần phải được quản lýmột cách chủ động để đảm bảo sẽ đựơc hoàn trả Theo dõi nợ là mộttrong những trách nhiệm quan trọng nhất của cán bộ tín dụng nói riêng

và của ngân hàng nói chung Việc theo dõi hoạt động của khách hàngvay nhằm tuân thủ các điều khoản đề ra trong hợp đồng tín dụng giữakhách hàng và ngân hàng nhằm tìm ra những cơ hội kinh doanh mới và

Trang 15

mở rộng cơ hội kinh doanh Tuy nhiên trong thời gian qua các NHTMchưa thực hiện tốt công tác này Điều này một phần do yếu tố tâm lýngại gây phiền hà cho khách hàng của cán bộ ngân hàng, một phần do

hệ thống thông tin quản lý phục vụ kinh doanh tại các doanh nghiệpquá lạc hậu, không cung cấp được kịp thời, đầy đủ các thông tin màNHTM yêu cầu

 Sự hợp tác giữa các NHTM quá lỏng lẻo Kinh doanh ngân hàng làmột nghề đặc biệt huy động vốn để cho vay hay nói cách khác đi vay

để cho vay, do vậy vấn đề rủi ro trong hoạt động tín dụng là không thểtránh khỏi, các ngân hàng cần phải hợp tác chặt chẽ với nhau nhằmhạn chế rủi ro Sự hợp tác nảy sinh do nhu cầu quản lý rủi ro đối vớicùng một khách hàng khi khách hàng này vay tiền tại nhiều ngân hàng.Trong quản trị tài chính, khả năng trả nợ của một khách hàng là mộtcon số cụ thể, có giới hạn tối đa của nó Nếu do sự thiếu trao đổi thôngtin, dẫn đến việc nhiều ngân hàng cùng cho vay một khách hàng đếnmức vượt quá giới hạn tối đa này thì rủi ro chia đều cho tất cả chứkhông chừa một ngân hàng nào

1.2 Quản lý rủi ro tín dụng trong ngân hàng thương mại.

1.2.1 Khái niệm quản lý rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng là khách quan và luôn tồn tại trong từng nghiệp vụ tíndụng cuả NHTM Rủi ro tín dụng là không thể tránh khỏi, là khách quan, chỉ

có thể hạn chế chứ không thể loại trừ Do đó rủi ro tín dụng cần được các nhàquản lý ngân hàng dự kiến và lường trước Đó chính là xuất phát điểm hìnhthành nên quản trị rủi ro tín dụng của NHTM

Trang 16

Hơn nữa, rủi ro tín dụng chỉ là khả năng xảy ra tổn thất cho ngân hàng

và không phải bao giờ cũng xảy ra tuy nhiên do tính lặp lại của rủi ro nêntrong nhiều trường hợp người ta nhận thức được qui luật của rủi ro tín dụng.Chính vì điều này mà ngân hàng có thể tìm ra những biện pháp quản lý nhằmhạn chế khả năng xảy ra rủi ro tín dụng và giảm thiểu tổn thất do rủi ro tíndụng gây ra

Vậy quản lý rủi ro tín dụng là một trong những nội dung quản trị rủi rocủa NHTM nhằm hạn chế khả năng xảy ra rủi ro tín dụng và giảm thiểu tổnthất do rủi ro tín dụng bao gồm các hoạt động: nhận biết và đánh giá mức độrủi ro , đo lường phân tích rủi ro , kiểm soát nhằm hạn chế rủi ro và báo cáo

về rủi ro

1.2.2 Sự cần thiết phải quản lý rủi ro tín dụng

Hoạt động tín dụng chiếm khoảng 60-80% trong danh mục tài sản cócủa ngân hàng Các rủi ro tín dụng vì thế có ảnh hưởng rất lớn va chiếm 90%các rủi ro cơ bản Do đó quản lý rủi ro tín dụng là một trong những vấn đềtrọng tâm, đang được các ngân hàng quan tâm

Khi ngân hàng không kiểm soát được rủi ro tín dụng sẽ gây nên nhiềubất lợi cho cả ngân hàng cho vay nói riêng và cả nền kinh tế nói chung

1.2.2.1 Đối với ngân hàng

Khi rủi ro tín dụng xảy ra sẽ làm phát sinh các khoản nợ khó đòi, ngânhàng không thu được vốn tín dụng đã cấp và lãi cho vay đồng thời lại phátsinh thêm các chi phí quản lý và chi phí giám sát thu nợ Thế nhưng ngânhàng vẫn phải trả vốn và lãi khi đến hạn cho các khoản tiền gửi Vì thế ngân

Trang 17

hàng bị giảm lợi nhụân và bị mất cân đối thu chi Khi không thu được nợ thìvòng quay vốn tín dụng giảm làm ngân hàng kinh doanh không hiệu quả

Không những thế, các món vay được thanh toán không đúng hạn vàđầy đủ sẽ dẫn đến sự không cân đối giữa hai dòng tiền ra và dòng tiền vaòcủa ngân hàng làm cho ngân hàng mất khả năng thanh toán, làm mất lòng tinngười gửi tiền, ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng, bị cấp trên khiển trách.Đối với cấp dưới, do ngân hàng gặp phải rủi ro tín dụng nên không có tiềnlương trả cho công nhân viên vì thế nhưng người có năng lực sẽ thuyênchuyển công tác, gây khó khắn cho ngân hàng

1.2.2.2 Đối với khách hàng:

i. Đối với khách hàng vay vốn: Khi rủi ro tín dụng xảy ra thì không có

gì đảm bảo các hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng vayvốn còn nguyên giá trị Quá trình giải ngân bị dừng lại, do vậy sẽ cótác động xấu tới tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gâynên tình trạng đình đốn trong sản xuất kinh doanh

ii Đối với khách hàng gửi tiền: Rủi ro tín dụng xảy ra sẽ làm giảm khảnăng thanh toán và giảm uy tín của ngân hàng Khi đó người gửi tiền

sẽ đồng loạt rút tiền ở ngân hàng để tránh rủi ro cho đồng tiền củamình Mặc dù ngân hàng luôn ưu tiên thanh toán cho khách hàng gửitiền tại ngân hàng nhưng điều đó không đảm bảo rằng ngân hàng sẽthanh toán đầy đủ cho tất cả các khách hàng của mình Người gửi tiền

sẽ không chắc chắn về khả năng ngân hàng sẽ thanh toán cho mình

1.2.2.3 Đối với nền kinh tế

Trang 18

Hoạt động ngân hàng là một lĩnh vực nhạy cảm, chỉ một ảnh hưởng cũng

có thể gây tác động lớn đối với nền kinh tế

Hoạt động ngân hàng liên quan đến hoạt động nhiều doanh nghiệp, nhiềungành, nhiều cá nhân và tổ chức trong nền kinh tế Do đó khi một ngân hànggặp rủi ro tín dụng hay bị phá sản thì người gửi tiền ở các ngân hàng kháchoang mang lo sợ cho đồng tiền của mình, sẽ ồ ạt đi rút tiền Hiệu ứng dâychuyền này gây ra sự hoảng loạn cho toàn bộ hệ thống ngân hàng.Trườnghợp xấu nhất có thể dẫn đến sự đổ vỡ hàng loạt của các ngân hàng và các tổchức tín dụng khác Nó làm cho nền kinh tế suy thoái, giá cả tăng, sức muagiảm, thất nghiệp tăng, xã hội mất ổn đinh Ngoài ra, rủi ro tín dụng cũngảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới vì ngày nay nền kinh tế mỗi quốc gia đềuphụ thuộc vào nền kinh tế mỗi khu vực và thế giới Cuộc khủng hoảnh tàichinh châu Á (1997) và cuộc khủng hoảng tài chính Nam Mỹ (2001-2002) đãlàm rung chuyển toàn cầu

Tóm lại, rủi ro tín dụng của một ngân hàng xảy ra ở các mức độ khácnhau: nhẹ nhất là ngân hàng bị giảm lợi nhuận khi không thu hồi được lãi chovay, nặng nhất là khi ngân hàng không thu được vốn lãi, nợ thất thu với tỷ lệcao dẫn đến ngân hàng bị lỗ và mất vốn Nếu tình trạng này kéo dài khôngkhắc phục được, ngân hàng sẽ bị phá sản gây hậu quả nghiêm trọng cho hệthống ngân hàng và nền kinh tế Chính vì thế, đòi hỏi các nhà quản trị ngânhàng phải hết sức thận trọng và có những biện pháp thích hợp để giảm thiểurủi ro trong cho vay

1.2.3 Nội dung quản lý rủi ro tín dụng của NHTM

1.2.3.1 Dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng

Trang 19

Tuy rủi ro tín dụng là tổn thất xảy ra ngoài dự kiến tuy nhiên trước khirủi ro đó xảy ra, cũng có dấu hiệu báo động Có dấu hiệu biểu hiện mờ nhạt,

có dấu hiệu biểu hiện rất rõ ràng, Vì vậy ngân hàng cần có biện pháp để nhận

ra những dấu hiệu ban đầu của các khoản vay có vấn đề và ngăn chặn và xử

lý chúng Đây chính là một nội dung trong quá trình quản trị rủi ro tín dụngcủa NHTM Có thể sắp xếp dấu hiệu của rủi ro tín dụng thành các nhóm sau:

Nhóm 1: Nhóm các dấu hiệu liên quan đến mối quan hệ với ngân hàng

* Trong qua trình hạch toán của khách hàng, xu hướng của các tài khoảncủa khách hàng qua một quá trình sẽ cung cấp cho ngân hàng một số dấuhiệu quan trọng bao gồm”

 Phát hành séc quá bảo chứng hoặc bị từ chối

 Khó khăn trong thanh toán lương

 Sự dao động của các tài khoản mà đặc biệt là giảm sút số dư tài khoảntiền gửi

 Tăng mức sử dụng bình quân trong các tài khoản

 Thường xuyên yêu cầu hỗ trợ nguồn vốn lưu động từ nhiều nguồnkhác nhau

 Không có khả năng thực hiện các hoạt động cắt giảm chi phí

 Gia tăng các khoản nợ thương mại hoặc không có khả năng thanh toán

nợ khi đến hạn

* Các hoạt động cho vay

Trang 20

 Mức độ cho vay thường xuyên gia tăng

 Thanh toán chậm các khoản nợ gốc và lãi

 Thường xuyên yêu cầu ngân hàng cho đáo hạn

 Yêu cầu các khoản vay vượt quá nhu cầu dự kiến

 Giảm các khoản phải trả và tăng các khoản phải thu

 Các hệ số thanh toán phát triển theo chiều hướng xấu

 Có biểu hiện giảm vốn điều lệ

Nhóm 2: Nhóm các dấu hiệu liên quan tới phương pháp quản lý của

khách hàng:

 Thay đổi thường xuyên cơ cấu của hệ thống quản trị hoặc điều hành

 Hệ thống quản trị hoặc ban điều hành luôn bất đồng về mục đích, quảntrị, điều hành độc đoán hoặc ngược lại quá phân tán

 Cách thức hoạch định của khách hàng có biểu hiện:

- Được hoạch định bởi hội đồng quản trị hoặc giám đốc điều hành ít haykhông có kinh nghiệm

Trang 21

- Hội đồng quản trị hoặc giám đốc điều hành các doanh nghiệp lớn thamgia quá sâu vào vấn đề thường nhật

- Thiếu quan tâm đến lợi ích của cổ đông, chủ nợ

 Quản lý có tính gia đình: có biểu hiện thiếu tin tưởng vào những ngườiquản lý không thuộc gia đình, cho thành viên của gia đình chưa đượchuần luyện đào tạo đầy đủ đảm đương vị trí then chốt

 Có tranh chấp trong quá trình quản lý

 Có các chi phí quản lý bất hợp lý

Nhóm 3: Nhóm các dấu hiệu liên quan tới các ưu tiên trong kinh doanh:

 Dấu hiệu hội chứng hợp đồng lớn: Doanh nghiệp bị ấn tượng bởi mộtkhách hàng có tên tuổi mà sau này có thể trở nên lệ thuộc; Ban giámđốc cắt giảm lợi nhuận nhằm đạt được hơp đồng lớn

 Dấu hiệu có hội chứng sản phẩm đẹp: Không đúng lúc hoặc bị ám ảnhbởi một sản phẩm mà không chú ý đến các yếu tố khác

 Sự cấp bách không thích hợp như: Do áp lực nội bộ dẫn đến việc tung

ra sản phẩm quá sớm; các hạn mức thời gian kinh doanh đưa ra khôngthực tế, tạo mong đợi trên thị trường không đúng lúc

Nhóm 4: Nhóm các dấu hiệu thuộc về vấn đề kỹ thuật và thương mại, biểu

hiện:

 Khó khăn trong phát triển sản phẩm

Trang 22

 Nhưng thay đổi trên thị trường: tỷ giá, lãi suất, chỉ số chứng khoán,thay đổi thị hiếu, cập nhật kĩ thuật mới, mất nhà cung ứng hoặc kháchhàng lớn, thêm đối thủ cạnh tranh

 Những thay đổi từ chính sách của Nhà nước: sự tác động của chínhsách thuế…

 Sản phẩm của khách hàng mang tính thời vụ cao

 Có biểu hiện cắt giảm các chi phí sửa chữa thay thế

Nhóm 5: Nhóm các dấu hiệu về xử lý thông tin về tài chính, kế toán

 Chuẩn bị không đầy đủ số liệu tài chính hoặc chậm trễ, trì hoãn nộpcác báo cáo tài chính

 Những kết luận về phân tích tài chính cho thấy:

- Sự gia tăng không cân đối về tỷ lệ nợ thường xuyên

- Khả năng giảm tiền mặt

- Tăng doanh thu nhưng lợi nhuận giảm hoặc không có

- Các tài khoản hạch toán vốn điều lệ không khớp

- Những thay đổi về tỷ lệ lãi gộp và lãi ròng trên doanh số bán

- Lượng hàng hóa tăng nhanh hơn doanh số bán

- Số khách hàng nợ tăng nhanh và thời hạn thanh toán của các con nợđược kéo dài

Trang 23

- Hoạt động lỗ

- Lập kế hoạch trả nợ mà nguồn vốn không đủ

- Không hạch toán đúng tài sản cố định

- Làm đẹp bảng cân đối bằng cách tạo ra các tài sản vô hình

- Thường xuyên không đạt mức kế hoạch về sản xuất và bán hàng

- Tăng giá trị quá cao thông qua việc tính lại tài sản

- Phân bố nợ không thích hợp

- Lệ thuộc vào các sản phẩm bất thường để tạo lợi nhuận

- …

 Những dấu hiệu phi tài chính khác

Trong các dấu hiệu trên thì đối với ngân hàng dấu hiệu rõ ràng và có ýnghĩa nhất là khách hàng chậm thanh toán các khoản cho vay

1.2.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá đo lường rủi ro tín dụng

a, Các tiêu chuẩn về an toàn tín dụng của ngân hàng theo các quy đinhquốc tế và trong nước

* Các nguyên tắc chung của Ủy ban giám sát ngân hàng Basel về quản trịrủi ro tín dụng

Basel là Ủy ban Giám sát ngân hàng do các NHTW các nước G10

Trang 24

một thời gian hoạt động, Ủy ban đã nghiên cứu và đưa ra các yêu cầu về antoàn vốn, được ban hành lần đầu vào năm 1988 và gọi là Basel 1 Năm 1999,

Ủy ban đã đề ra 25 nguyên tắc cơ bản về giám sát ngân hàng hữu hiệu, đây lànhững nguyên tắc tối thiểu và được xem là tài liệu để các cơ quan thanh tra,giám sát ngân hàng và các nhà quản lý tài chính tham khảo Do những hạnchế của Basel 1, một hiệp ước mới về vốn đã được thông qua vào năm 2001

và gọi là Basel 2 Hiệp ước Basel 2 gồm 3 trụ cột:

Trụ cột thứ nhất: Yêu cầu về vốn tối thiểu

Trụ cột thứ hai: Cơ quan thanh tra trực tiếp đánh giá mức độ tuân thủ yêu

cầu vốn tối thiểu của ngân hàng;

Trụ cột thứ ba: Nguyên tắc thị trường và minh bạch thông tin

So với Basel 1, Basel 2 chỉ làm tinh xảo hơn cách thức đo lường vàtính toán những rủi ro này nhằm giúp các ngân hàng quản lý rủi ro Basel 2vẫn qui định mức vốn an toàn tối thiểu là 8% và chỉ thay đổi cách tính ở mẫu

số trong công thức tỷ lệ đủ vốn: bao gồm cả 3 loại rủi ro tín dụng, rủi ro thịtrường và rủi ro họat động Basel 2 đã bãi bỏ cách tiếp cận rủi ro của Basel 1

và thay bằng cách phân định các mức rủi ro trên cơ sở xếp hạng chính xáchơn mức độ rủi ro, các ngân hàng sẽ phải phụ thuộc chủ yếu vào kết quả xếphạng và đánh giá tín nhiệm của các tổ chức độc lập như Mooody và S&P Hệthống đo lường theo Basel 2 phức tạp hơn nhưng có khả năng đánh giá chínhxác mức độ an toàn vốn

Theo Basel 2, các phương pháp đo lường rủi ro tín dụng bao gồm:

 Phương pháp chuẩn hóa: phụ thuộc vào đánh giá của tổ chức xếp hạngtín nhiệm độc lập Theo phương pháp này, các nội dung hoạt động của

Trang 25

ngân hàng được chia thành 8 lĩnh vực Theo đó, ngân hàng sẽ tính toánlượng vốn tối thiểu cần đảm bảo cho từng lĩnh vực kinh doanh bằngcách nhân thu nhập thuần từ lĩnh vực kinh doanh đó với các hệ sốtương ứng theo quy định của Ủy ban giám sát ngân hàng Lượng vốntối thiểu đối với rủi ro trong hoạt động của toàn ngân hàng sẽ bằngtổng vốn tối thiểu của từng lĩnh vực kinh doanh.

 Phương pháp dựa trên hệ thống đánh giá nội bộ cơ bản: Các ngân hàngđưa ra những khoản rủi ro ngầm định

 Phương pháp dựa trên hệ thống đánh giá nội bộ tiên tiến: Các ngânhàng đưa ra một loạt thông tin đầu vào về rủi ro

* Các nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng của Basel 2 bao gồm:

 Nguyên tắc 1: Phê duyệt và xem xét chiến lược rủi ro tín dụng theođịnh kỳ, xem xét những vấn đề như: mức độ rủi ro có thể chấp nhậnđược, mức độ khả năng sinh lời

 Nguyên tắc 2: Thực hiện chiến lược chính sách tín dụng Xây dựng cácchính sách tín dụng Xây dựng các qui trình thủ tục cho các khoản vayriêng lẻ và toàn bộ danh mục tín dụng nhằm xác đinh, đánh giá, quản

lý và kiểm soát rủi ro tín dụng

 Nguyên tắc 3: Xác đinh và quản lý rủi ro tín dụng trong tất cả các sảnphẩm và hoạt động

 Nguyên tắc 4: Tiêu chuẩn cấp tín dụng đầy đủ gồm có: những hiểu biết

về người vay, mục tiêu và cơ cấu tín dụng nguồn thanh toán

Trang 26

 Nguyên tắc 5: Thiết lập hạn mức tín dụng tổng quát cho từng kháchhàng riêng lẻ, nhóm những khách hàng vay có liên quan tới nhau,trong và ngoài bảng cân đối kế toán

 Nguyên tắc 6: Có các quy trình rõ rang được thiết lập cho việc phêduyệt các khoản tín dụng mới, gia hạn các khoản tín dụng hiện có

 Nguyên tắc 7: Việc cấp tín dụng cần phải dựa trên: Cơ sở giao dịchthương mại thông thường, quản lý chặt chẽ các khoản vay đối với cácdoanh nghiệp và cá nhân có liên quan, làm giảm bớt rủi ro cho vay đốivới các bên có liên quan

 Nguyên tắc 8: Áp dụng quy trình quản lý tín dụng có hiệu quả và đầy

đủ đối với các danh mục tín dụng

 Nguyên tắc 9: Có hệ thống kiếm soát đối với các điều kiện liên quanđến từng khoản tín dụng riêng lẻ, đánh giá tính đầy đủ của các khoản

dự phòng rủi ro tín dụng

 Nguyên tắc 10: Xây dựng và sử dụng hệ thống đánh giá rủi ro nội bộ

Hệ thống đánh giá cần phải nhất quán với các hoạt động của ngân hàng

 Nguyên tắc 11: Hệ thống thông tin kỹ thuật phân tích giúp ban quản lýngân hàng đánh giá rủi ro tín dụng cho các hoạt động trong và ngoàibảng cân đối kế toán, cung cấp thông tin về cơ cấu và thành phần danhmục tín dụng

 Nguyên tắc 12: Có hệ thống nhằm kiểm soát đối với cơ cấu tổng thểcủa danh mục tín dụng, chất lượng danh mục tín dụng

Trang 27

 Nguyên tắc 13: Xem xét ảnh hưởng của những thay đổi về điều kiệnkinh tế có thể xảy ra trong tương lai trong những tình trạng khó khănkhi đánh giá danh mục tín dụng

 Nguyên tắc 14: Thiết lập hệ thống xem xét tín dụng độc lập và liên tục

 Nguyên tắc 15: Quy trình cấp tín dụng cần phải được theo dõi đầy đủ,

cụ thể là việc cấp tín dụng phải tuân thủ với các tiêu chuẩn thận trọng,thiết lập và áp dụng kiểm soát nội bộ những vi phạm về các chínhsách, thủ tục và hạn mức tín dụng cần được báo cáo kịp thời

 Nguyên tắc 16: Có hệ thống quản lý đối với các khoản tín dụng có vấnđề

* Các quyết định của Việt Nam về tiêu chuẩn đánh giá an toàn tín dụng

Tại Việt Nam, NHNN đã ban hành 2 văn bản quan trọng liên quan đến antoàn tín dụng của ngân hàng là Quyết định 493/ 2005/QĐ-NHNN quy định

về phân loại nợ trích lập để xử lý dự phòng rủi ro tín dụng trong hoạt độngngân hàng và Quyết đinh 457/2005/QĐ-NHNN về tỷ lệ đảm bảo an toàn tíndụng trong hoạt động của tổ chức tín dụng

* Theo quyết định 493 các khoản nợ trong hoạt động tín dụng củaNHTM được phân loại thành 5 nhóm như sau:

Nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:

Các khoản nợ trong hạn mà tổ chức tín dụng đánh giá là có đủ khảnăng thu hồi đầy đủ cà gốc lẫn lãi đúng thời hạn

Trang 28

Các khoản nợ được trả đầy đủ cả gốc lẫn lãi theo thời hạn đã được cơcấu lại tối thiểu trong vòng 1 năm đối với các khoản nợ trung và dài hạn và

ba tháng đối với các khoản nợ ngắn hạn và được các tổ chức tín dụng đánhgiá là có khả năng trả đầy đủ cả gốc lẫn lãi theo đúng thời hạn đã được cơcấu lại

Nhóm 2 ( nợ cần chú ý) bao gồm:

Các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày

Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã

cơ cấu lại

Các khoản nợ khác theo quy định: do khách hàng có một trong nhiềukhoản nợ với TCTD bị chuyển sang nhóm nợ rủi ro cao hơn nên các khoản

nợ khác cũng phải chuyển sang nhóm nợ rủi ro cao hơn tương ứng; cáckhoản nợ mà TCTD có đủ cơ sở để đánh giá là khả năng trả nợ của kháchhàng bị suy giảm và chủ động phân loại thành nhóm các nợ có rủi ro cao hơn

Nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn ) bao gồm:

Các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày

Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thờihạn đã cơ cấu lại

Các khoản nợ khác theo quy đinh

Nhóm 4 ( nợ nghi ngờ) bao gồm:

Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày

Trang 29

Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngàytheo thời hạn đã cơ cấu lại nợ

Các khoản nợ khác theo quy định

Nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm 3,4,5 theo quy đinh trên

Theo quyết định 493 tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với các nhóm

Trang 30

Riêng đối với các khoản nợ khoanh chờ chính phủ xử lý thì được tríchlập dự phòng cụ thể tùy theo tình hình tài chính của ngân hàng

* Quyết định 457:

Quyết định 457 lần đầu tiên đưa ra một định nghĩa tương đối đầy đủ

và cụ thể về “vốn tự có” của các tổ chức tín dụng Quyết định 457 lần đầutiên cho phép các tổ chức tín dụng được phép xác định vốn tự có của mìnhtheo hai cấp, trong đó về cơ bản vốn cấp 1 bao gồm vốn điều lệ và các quỹ

dự trữ và vốn cấp 2 là các nguồn vốn tự bổ sung hoặc có nguồn gốc từ bênngoài của tổ chức tín dụng

Theo quyết định 457, ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác phải duytrì tỷ lệ tối thiểu 8% giữa vốn tự có so với tổng tài sản “Có” rủi ro Tổng tàisản “Có” rủi ro là tổng tài sản “Có” nội bảng (bao gồm, ngoài những mụckhác, tiền mặt, vàng, tiền gửi, các khoản cho vay và các khoản phải đòi) vàtài sản “Có” ngoại bảng (bao gồm, ngoài các mục khác, cam kết bảo lãnh,cho vay, thư tín dụng và chấp nhận thanh toán) được điều chỉnh theo hệ sốrủi ro

Dựa trên mức độ rủi ro, các hệ số rủi ro cho tài sản “Có” nội bảnggồm 4 nhóm là 100%, 50%, 20% và 0% Tuy nhiên, đối với tài sản “Có”ngoại bảng thì phụ thuộc vào mức độ rủi ro tương đối so với việc cấp tíndụng trực tiếp, giá trị của tài sản này trước tiên phải được chuyển đổi từ giátrị ngoại bảng sang nội bảng theo các hệ số chuyển đổi 100%, 50%, 20% và0% trước khi nhân với các hệ số rủi ro (gồm 3 nhóm là 100%, 50% và 0%)

Ví dụ, một khoản bảo lãnh dựthầu có giá trị 1.000.000 Đồng có hệ số chuyểnđổi là 50% và hệ số rủi ro là 100% thì giá trị tài sản “Có” rủi ro tương ứng sẽ

là (1.000.000 Đồng x 50% x 100% = 500.000 Đồng)

b, Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng:

Trang 31

Từ những nguyên nhân nảy sinh rủi ro tín dụng, ngân hàng đã cụ thểhóa thành những chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng:

Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn trên tồng dư nợ Nợ quá hạn là khoản

nợ mà khách hàng không trả được khi đến hạn Khi một món nợ không trảđược vào kỳ hạn nợ, toàn bộ gốc còn lại của hợp đồng sẽ được chuyển thành

Ở Việt Nam, tỷ lệ nợ quá hạn dưới 5% được xếp laoị A, 5% - 8% được xếploại B, trên 8% xếp loại C

Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ gia hạn trên tổng dư nợ

Trang 32

Nợ khó đòi và tỷ lệ nợ khó đòi trên tổng dư nợ.Nợ khó đòi là các

khoản nợ quá hạn và kèm theo một số tiêu chí khác như: quá một kỳ gia hạn

nợ hoặc không có tài sản đảm bảo, tài sản đảm bảo không bán được, con nợthua lỗ triền miên, phá sản…

Nợ khó đòi

Tỷ lệ nợ khó đòi =

Tổng dư nợ

Tỷ lệ này phản ánh tổn thất trong hoạt động tín dụng của ngân hàng

Lãi treo phát sinh

Tổng doanh số cho vay

Nợ khoanh là những khoản cho vay không thu hồi được, thường là các

khoản cho vay chính sách và Nhà nước phải khoanh lại Tỷ lệ này cànglớnthì mức độ rủi ro tín dụng càng cao, ngân hàng có nguy cơ mất một phầnhoặc toàn bộ nợ không thu hồi được

Trang 33

Dư nợ có khoản thanh toán chậm

Tỷ lệ rủi ro theo thời gian =

Tổng dư nợ

Tỷ lệ này xem xét toàn bộ dư nợ còn lại kể từ khi xuất khoản nợ quáhạn do đó tỷ lệ này phản ánh trung thực và đầy đủ nhất vấn đề rủi ro đangdiễn ra tại ngân hàng

Các chỉ tiêu khác: ngoài các chỉ tiêu định lượng trên , nhà quản lý ngânhàng còn sử dụng các chỉ tiêu khác để đo rủi ro tín dụng như : tính đa dạnghóa của tài sản, chấm điểm khách hàng, trích lập quỹ dự phòng, tính kém đadạng của tín dụng, quan hệ giữa tín dụng và khách hàng, các khoản vay cóhay không có TSĐB

1.2.3.3 Các mô hình đánh giá rủi ro tín dụng của NHTM

a, Mô hình chất lượng:

Mô hình này dựa trên yếu tố 6 C bao gồm:

- Tư cách người vay (Character): Cán bộ tín dụng phải làm rõ mục đíchxin vay của khách hàng, mục đích vay của khách hàng có phù hợp với chínhsách tín dụng hiện hành của ngân hàng hay không, đồng thời xem xét về lịch

sử đi vay và trả nợ đối với khách hàng củ; còn khách hàng mới thì cần thuthập thông tin từ nhiều nguồn khác như Trung tâm phòng ngừa rủi ro …

Trang 34

- Năng lực của người vay (Capacity): Tuỳ thuộc vào qui định luật phápcủa quốc gia Đối với cá nhân, dưới 18 tuổi không đủ tư cách ký hợp đồng tíndụng; đối với doanh nghiệp, phải căn cứ vào giấy phép kinh doanh, quyếtđịnh thành lập, quyết định bổ nhiệm người điều hành

- Thu nhập của người vay (Cash): Trước hết phải xác định được nguồntrả nợ của người vay như luồng tiền từ doanh thu bán hàng hay từ thu nhập,tiền từ bán thanh lý tài sản, hoặc tiền từ phát hành chứng khoán … Sau đócần phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp vay vốn thông qua các tỷ

số tài chính sau:

+ Nhóm chỉ tiêu thanh khoản (Liquidity ratios):

Khả năng thanh toán ngắn hạn = tài sản lưu động / nợ đến hạn Hệ sốnày phải lớn hơn 1, nếu không doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việcthanh toán nợ đúng hạn

Khả năng thanh khoản nhanh = (tài sản lưu động – hàng tồn kho) / nợđến hạn Các doanh nghiệp có vòng quay hàng tồn kho chậm đòi hỏi hệ sốnày phải cao, còn doanh nghiệp có hệ số vòng quay hàng tồn kho nhanh thìchỉ tiêu này có thể nhỏ hơn 1

Hệ số ngân quỹ = ngân quỹ / nợ ngắn hạn

+ Nhóm chỉ tiêu đòn cân nợ (Leverage ratios):

Hệ số nợ = (tổng tài sản – vốn chủ sở hữu) / tổng tài sản Hệ số này cógiá trị nhỏ hơn hoặc bằng 0,5 là lý tưởng vì có ít nhất phân nửa tài sản củadoanh nghiệp được hình thành bằng vốn chủ sở hữu

Trang 35

Hệ số khả năng trả lãi = lợi tức trước thuế và lãi / chi phí trả lãi Hệ sốnày đo lường mức độ an toàn của thu nhập có thể trả lãi cho các chủ nợ

+ Nhóm chỉ tiêu hoạt động (Activity ratios):

Hệ số vòng quay hàng tồn kho = giá vốn hàng bán / hàng tồn kho

Hệ số vòng quay các khoản phải thu = doanh thu / các khoản phải thu

Hệ số vòng quay tài sản = doanh thu thuần / tổng tài sản

+ Nhóm chỉ tiêu khả năng sinh lời (Profitability ratios):

Hệ số mức sinh lời trên doanh thu = tổng lợi tức sau thuế / doanh thu

thuần

Hệ số thu nhập trên tổng tài sản = tổng lợi tức sau thuế / tổng tài sản

Hệ số thu nhập trên vốn thuần = tổng lợi tức sau thuế / vốn chủ sở hữu

thuần

Tuỳ theo từng loại hình tín dụng mà ngân hàng quan tâm đến các chỉ sốkhác nhau: cho vay ngắn hạn thì lưu ý đến các chỉ số lưu động, chỉ số về nợ;cho vay dài hạn thì quan tâm đến chỉ số sinh lời, khả năng trả nợ

- Bảo đảm tiền vay (Collateral): Đây là điều kiện để ngân hàng cấp tíndụng và là nguồn tài sản thứ hai có thể dùng để trả nợ vay cho ngân hàng

- Các điều kiện (Conditions): Ngân hàng quy định các điều kiện tuỳ theochính sách tín dụng theo từng thời kỳ như cho vay hàng xuất khẩu với điều

Trang 36

kiện thâu ngân phải qua ngân hàng, nhằm thực thi chính sách tiền tệ củaNHTW quy định theo từng thời kỳ

- Kiểm soát (Control): Tập trung vào những vấn đề như các thay đổitrong pháp luật và quy chế có ảnh hưởng xấu đến người vay? Yêu cầu tíndụng của người vay có đáp ứng được tiêu chuẩn của ngân hàng

b, Mô hình điểm số Z

Đây là mô hình do E.I.Altman dùng để cho điểm tín dụng đối với cácdoanh nghiệp vay vốn Đại lượng Z dùng làm thước đo tổng hợp để phân loạirủi ro tín dụng đối với người vay và phụ thuộc vào:

- Trị số của các chỉ số tài chính của người vay

- Tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợcủa người vay trong quá khứ Từ đó Altman đã xây dựng mô hình điểm nhưsau:

Z = 1,2 X1 + 1,4 X2 + 3,3 X3 + 0,6 X4 + 1,0 X5

Trong đó,

X1 = Hệ số vốn lưu động / tổng tài sản

X2 = Hệ số lãi chưa phân phối / tổng tài sản

X3 = Hệ số lợi nhuận trước thuế và lãi / tổng tài sản

X4 = Hệ số giá trị thị trường của tổng vốn sở hữu / giá trị hạch toán

của tổng nợ

Trang 37

X5 = Hệ số doanh thu / tổng tài sản

Trị số Z càng cao, thì người vay có xác suất vỡ nợ càng thấp Vậy khitrị số Z thấp hoặc là một số âm sẽ là căn cứ xếp khách hàng vào nhóm cónguy cơ vỡ nợ cao Theo mô hình cho điểm Z của Altman, bất cứ công ty nào

có điểm số thấp hơn 1,81 phải được xếp vào nhóm có nguy cơ rủi ro tín dụngcao

c Mô hình chấm điểm tín dụng

Ngày nay nhiều NHTM sử dụng phương pháp chấm điểm tín dụng vàxếp hạng khách hàng để xem xét việc cấp tín dụng cho khách hàng Các tiêuchí mà ngân hàn dựa vào để cho điểm khách hàng là:

Đối với khách hàng doanh nghiệp thì tiêu chí là : vốn kinh doanh, laođộng doanh thu thuần, giá trị nộp ngân sách nhà nước

Đối với khách hàng cá nhân, tiêu chí cho điểm là : trình độ học vấn,tuổi, nghề nghiệp, thời gian công tác, thời gian làm công việc hiện tại, thunhập hàng tháng, số người ăn theo, tổng nợ hiện tại, trạng thái tài khoản củakhách hàng tại ngân hàng…

Ví dụ chấm điểm quy mô doanh nghiệp như sau:

1 Vốn kinh doanh Trên 50 tỷ

Từ 40 tỷ đến dưới 50 tỷ

30 25

Trang 38

STT Tiêu chí Trị số Điểm

2 Lao động Trên 1500 người

Từ 1000 đến 1500 người

15 12

3 Doanh thu thuần Trên 200 tỷ

Từ 100 đến 200 tỷ

40 30

Mô hình chấm điểm tín dụng loại bỏ được sự phán xét chủ quan trongquá trình cho vay tuy nhiên có nhược điểm là không tự điều chỉnh được mộtcách nhanh chóng thích ứng với những thay đổi của nền kinh tế

d, Mô hình xếp hạng của Moody’s và Standard & Poor’s:

Rủi ro tín dụng hay rủi ro không hoàn được vốn trái phiếu của công tythường được thể hiện bằng việc xếp hạng trái phiếu Những đánh giá nàyđược chuẩn bị bởi một số dịch vụ xếp hạng tư nhân trong đó Moody’s vàStandard & Poor’s là những dịch vụ tốt nhất

Trang 39

Xếp hạng Tình trạng

Trang 40

B Đầu cơ

Đối với Moody’s xếp hạng cao nhất từ Aaa nhưng với Standard &Poor’s thì cao nhất là AAA Việc xếp hạng giảm dần từ Aa (Moody’s) và AA(Standard & Poor’s) sau đó thấp dần để phản ánh rủi ro không được hoàn vốncao Trong đo, chứng khoán trong 4 loại đầu được xem như loại chứng khoánnên đầu tư, còn các loại chứng khoán bên dưới bị coi như vô giá trị, khôngnên đầu tư Nhưng do có mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận nên tuy việcxếp hạng thấp (rủi ro không hoàn vốn cao) nhưng có lợi nhuận cao nên đôilúc khách hàng chấp nhận đầu tư vào các loại chứng khoán này

1.2.3.4 Các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng

a, Xây dựng chính sách tín dụng và qui trình tín dụng hợp lý

Hoạt động tín dụng liên quan tới nhiều bộ phận trong ngân hàng, đòihỏi sự kết hợp và chỉ đạo chung thông qua chính sách, qui tắc và sự kiểmsoát chung

Chính sách tín dụng: với mục tiêu chính là mở rộng tín dụng đồng thời

hạn chế rủi ro tín dụng nằm nâng cao thu nhập của ngân hàng Toàn bộ cácvấn đề liên quan đến cấp tín dụng nói chung đều được xem xét và đưa ratrong chính sách tín dụng như: qui mô, lãi suất, kì hạn, đảm bảo, phạm vi,các khoản tín dụng có vấn đề và nội dung khác…Chính sách tín dụng baogồm các nội dung chính sau:

Ngày đăng: 19/04/2013, 09:23

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2, Giáo trình Tín dụng ngân hàng – Học viện Ngân hàng Khác
3, Báo cáo tổng hợp năm 2005, 2006, 2007 của NHNN & PTNT chi nhánh Thăng Long Khác
4, Các tài liệu về tín dụng của NHNN & PTNT chi nhánh Thăng Long Khác
5, Các tài liệu khác từ các website như: www.vneconomy.com.vn;www.vbard.com; www.mof.gov.vn; www.tapchiketoan.com;www.sbv.gov.vn Khác
6, Các tạp chí ngân hàng năm 2005, 2006, 2007 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

c. Mô hình chấm điểm tín dụng - Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT chi nhánh Thăng Long
c. Mô hình chấm điểm tín dụng (Trang 37)
Mô hình chấm điểm tín dụng loại bỏ được sự phán xét chủ quan trong quá trình cho vay tuy nhiên có nhược điểm là không tự điều chỉnh được một cách nhanh chóng thích ứng với những thay đổi của nền kinh tế. - Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT chi nhánh Thăng Long
h ình chấm điểm tín dụng loại bỏ được sự phán xét chủ quan trong quá trình cho vay tuy nhiên có nhược điểm là không tự điều chỉnh được một cách nhanh chóng thích ứng với những thay đổi của nền kinh tế (Trang 38)
Bảng 1: Tình hình huy động vốn của chi nhánh Thăng Long:                                                                                   Đơn vị: tỷ đồng - Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT chi nhánh Thăng Long
Bảng 1 Tình hình huy động vốn của chi nhánh Thăng Long: Đơn vị: tỷ đồng (Trang 47)
39 (trong đó 8 tỷ là thu ngoài tín dụng) - Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT chi nhánh Thăng Long
39 (trong đó 8 tỷ là thu ngoài tín dụng) (Trang 54)
Bảng 3: Kết quả tài chính - Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT chi nhánh Thăng Long
Bảng 3 Kết quả tài chính (Trang 54)
 Tình hình chậm trả lãi Tổng nợ hiện tại - Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT chi nhánh Thăng Long
nh hình chậm trả lãi Tổng nợ hiện tại (Trang 65)
2.2.2.1, Tình hình sử dụng nguồn vốn huy động - Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT chi nhánh Thăng Long
2.2.2.1 Tình hình sử dụng nguồn vốn huy động (Trang 67)
2.2.2.2, Tình hình nợ xấu tại chi nhánh - Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT chi nhánh Thăng Long
2.2.2.2 Tình hình nợ xấu tại chi nhánh (Trang 68)
Bảng 7: Nợ xấu theo thành phần kinh tế                                                                                             Đơn vị: tỷ đồng - Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT chi nhánh Thăng Long
Bảng 7 Nợ xấu theo thành phần kinh tế Đơn vị: tỷ đồng (Trang 71)
Bảng 8: Phân loại nợ quá hạn theo nhóm (đến tháng 12/2007) - Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT chi nhánh Thăng Long
Bảng 8 Phân loại nợ quá hạn theo nhóm (đến tháng 12/2007) (Trang 74)
Nợ quá hạn ở bảng trên là các khoản nợ đến hạn mà kháchhàng không trả được một phần hoặc toàn bộ gốc và lãi và không được cơ cấu lại - Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT chi nhánh Thăng Long
qu á hạn ở bảng trên là các khoản nợ đến hạn mà kháchhàng không trả được một phần hoặc toàn bộ gốc và lãi và không được cơ cấu lại (Trang 75)
Theo bảng trê n, mức độ rủi ro tín dụng của chi nhánh giảm dần qua các năm. Năm 2005, mức độ rủi ro tín dụng của chi nhánh là 9,01%; năm 2006 là 5,07%; năm 2007 là 1,64% - Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT chi nhánh Thăng Long
heo bảng trê n, mức độ rủi ro tín dụng của chi nhánh giảm dần qua các năm. Năm 2005, mức độ rủi ro tín dụng của chi nhánh là 9,01%; năm 2006 là 5,07%; năm 2007 là 1,64% (Trang 76)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w