MỤC LỤC
Vậy quản lý rủi ro tín dụng là một trong những nội dung quản trị rủi ro của NHTM nhằm hạn chế khả năng xảy ra rủi ro tín dụng và giảm thiểu tổn thất do rủi ro tín dụng bao gồm các hoạt động: nhận biết và đánh giá mức độ rủi ro , đo lường phân tích rủi ro , kiểm soát nhằm hạn chế rủi ro và báo cáo về rủi ro. Không những thế, các món vay được thanh toán không đúng hạn và đầy đủ sẽ dẫn đến sự không cân đối giữa hai dòng tiền ra và dòng tiền vaò của ngân hàng làm cho ngân hàng mất khả năng thanh toán, làm mất lòng tin người gửi tiền, ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng, bị cấp trên khiển trách.
Tuy rủi ro tín dụng là tổn thất xảy ra ngoài dự kiến tuy nhiên trước khi rủi ro đó xảy ra, cũng có dấu hiệu báo động. Có dấu hiệu biểu hiện mờ nhạt, cú dấu hiệu biểu hiện rất rừ ràng, Vỡ vậy ngõn hàng cần cú biện phỏp để nhận ra những dấu hiệu ban đầu của các khoản vay có vấn đề và ngăn chặn và xử lý chúng.
- Hội đồng quản trị hoặc giám đốc điều hành các doanh nghiệp lớn tham gia quá sâu vào vấn đề thường nhật. Quản lý có tính gia đình: có biểu hiện thiếu tin tưởng vào những người quản lý không thuộc gia đình, cho thành viên của gia đình chưa được huần luyện đào tạo đầy đủ đảm đương vị trí then chốt.
Nhưng thay đổi trên thị trường: tỷ giá, lãi suất, chỉ số chứng khoán, thay đổi thị hiếu, cập nhật kĩ thuật mới, mất nhà cung ứng hoặc khách hàng lớn, thêm đối thủ cạnh tranh. Những thay đổi từ chính sách của Nhà nước: sự tác động của chính sách thuế….
Nguyên tắc 7: Việc cấp tín dụng cần phải dựa trên: Cơ sở giao dịch thương mại thông thường, quản lý chặt chẽ các khoản vay đối với các doanh nghiệp và cá nhân có liên quan, làm giảm bớt rủi ro cho vay đối với các bên có liên quan. * Các quyết định của Việt Nam về tiêu chuẩn đánh giá an toàn tín dụng Tại Việt Nam, NHNN đã ban hành 2 văn bản quan trọng liên quan đến an toàn tín dụng của ngân hàng là Quyết định 493/ 2005/QĐ-NHNN quy định về phân loại nợ trích lập để xử lý dự phòng rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng và Quyết đinh 457/2005/QĐ-NHNN về tỷ lệ đảm bảo an toàn tín dụng trong hoạt động của tổ chức tín dụng.
* Năm 2005, bám sát chỉ đạo của NHNN&PTNTVN, chi nhánh Thăng Long đã tích cực thực hiện các giải pháp tăng nguồn vốn từ dân cư, kiên quyết giảm dần nguồn vốn nhận từ các TCTD khác nhằm tạo dần nguồn vốn ổn đinh, góp phần đảm bảo khả năng thanh toán của toàn hệ thống (đã giảm 31% so năm 2004). Chi nhánh phõn cụng cỏn bộ thường xuyờn theo dừi, nắm chắc luồng vốn vào ra hàng ngày dể có phương hướng chuẩn bị vốn thanh toỏn.Thường xuyờn theo dừi nguồn vốn, sử dụng vốn, tài khoản điều chuyển vốn , nắm rừ kế hoạch thanh toỏn cỏc nguồn vốn lớn nhằm bảo đảm quản lý thanh khoản ngay từ cơ sở. Việc thế chấp tài sản của DNNN và DNCPH chưa được thực hiện theo quy định do giấy tờ sở hữu tài sản của các doanh nghiệp trên chưa đầy đủ hoặc do các tài sản không đủ điều kiện làm đảm bảo tiền vay.
Ngoài ra đối với một số kháchhàng lớn có tiền gửi , thanh toán, tín dụng, để giữ và lôi kéo được nguồn vốn, thu dịch vụ, được sự chấp thuận của NHNN& PTNTVN, chi nhánh áp dụng mức lãi suất cho vay ưu đãi.
Hệ số sử dụng vốn trong 3 năm gần đây của NHNN &PTNT Thăng Long đều nhỏ hơn 40%, có thể nói đây là một tỷ lệ thấp so với hệ số sử dụng vốn bình quân của các ngân hàng (NHTMNN khoảng 50% và NHTMCP có hệ số sử dụng vốn cao hơn). Nguyên nhân của tình trạng này phần lớn là do kinh doanh theo mùa vụ, khách hàng thực hiện phương án kinh doanh không đúng với tiến độ dự kiến của dự án nên việc thu hồi vốn thường chậm so với dự tính trên phương án. Nguyên nhân là do khách hàng chủ yếu của chi nhánh là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh(mặc dù năm 2007 tỷ lệ này giảm đáng kể), các doanh nghiệp này vay ngắn hạn chủ yếu để tài trợ cho tài sản lưu động.
Tuy nhiên tăng nhiều nhất phải nói đến nợ xấu của các DNNN tăng đột biến, năm 2007 nợ xấu của DNN chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nợ xấu, Nguyên nhân chính là do năm 2007, chi nhánh cho CTCTTC vay theo chỉ tiêu của TW giao là 643 tỷ. Chi nhánh đã phân loại nợ quá hạn theo quyết định 493 của NHNN và theo quyết định 636/QĐ-HĐQT-XLRR của hội đồng quản trị NHNN &PTNT về phân loại nợ, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng trong hệ thống NHNN &. Tình hình trích lập và sử dụng sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng NHNN & PTNT Thăng Long trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo sự điều chỉnh của quyết định 493/QĐ-NHNN và quyết định 636/QĐ- HĐQT_XLRR về phân loại nơ, trích lập dự phòng và rủi ro tín dụng trong hệ thống NHNN & PTNT Việt Nam.
Công tác xử lý nợ xấu của chi nhánh khá hiệu quả, chi nhánh đã áp dụng các biện pháp đồng bộ: nâng cao chất lượng thẩm định, tăng cường kiểm tra trước và sau khi cho vay, thành lập tổ thu nợ, giao khoán chỉ tiêu thu nợ xấu đến từng cán bộ tín dụng…Kết quả chi nhánh dã thu nợ xử lý rủi ro 76 tỷ đồng, và đã thu được 18 tỷ VND nợ đã xử lý rủi ro. Chất lượng cán bộ tín dụng tuy được nâng cao và được chi nhánh chú trọng phát triển nhưng vẫn còn phải cải thiện nhiều trong bối cảnh hiện nay, nhiều sinh viên, nhân viên và chuyên viên giỏi có xu hướng làm việc cho các ngân hàng cổ phần. Năm 2007 là năm có nhiều biến động về lãi suât, cung , cầu vốn trên thị trường là năm biến động của thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản và thị trường vàng …Và một số Nghị định, Chỉ thị của Chính phủ nhằm điều tiết các thị trường này cũng góp phần tạo nên sự biến động trong cho vay và huy động vốn, ví dụ như là Chỉ thị 03 của chính phủ về hạn chế cầm có cho vay chứng khoán… Đồng thời khả năng trả nợ của khách hàng trong nhiều trường hợp cũng tùy thuộc vào khả năng sinh lời trên các thị trường chứng khoán, thị trường vàng hay thị trường bất động sản.
Báo cáo tài chính không minh bạch: Nhiều khách hàng là doanh nghiệp khi trình phương án xin vay đã đưa ra cho Chi nhánh những báo cáo tài chính với con số không chính xác.Và nhiều cán bộ tín dụng khi thẩm định đã không thẩm đinh lại do vậy đã gây khó khăn cho cán bộ tín dụng trong việc phân tích khả năng trả nợ của khách hàng và đưa ra quyết định cho vay.
Thẩm định dự án đầu tư và năng lực tài chính của khách hàng: Ngân hàng cần thẩm định dự án đầu tư và phương án đi vay để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng thông qua phân tích năng lực tài chính, phân tích luông tiền, phân tích khả năng sinh lời của dự án…. Xây dựng hệ thống phân loại và xếp hạng khách hàng tự động Đối với một khách hàng vay vốn, ngân hàng cần thu thập thông tin liên quan đến khách hàng, từ đó có thể phân tích, nhận định và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay và khả năng trả nợ của khách hàng. Do vậy chi nhánh phải đưa ra các giải pháp hợp lý và hiệu quả để xử lý các khoản nợ tồn đọng không để tiếp diễn sang năm sau: thu nơj trực tiếp từ káhch hàng, khai thác tài sản đảm bảo, giãn nợ, xử lý bằng dự phòng rủi ro , xử lý bằng nguồn tái cấp vốn của chính phủ….
Phát triển trung tâm tư vấn dịch vụ và đầu tư cho khách hàng Ngân hàng cần thành lập một trung tâm tư vân cho khách hàng trong việc lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh, tư vấn về pháp luật, chọn lựa ngành nghề kinh doanh hợp lý…Việc này không chỉ giúp ngân hàng thu thêm lợi nhuận mà còn thu hút thêm khách hàng cho ngân hàng và tăng uy tín cho ngân hàng.
Tiếp tục ứng dụng những nguyên tắc cơ bản về giám sát hiệu quả hoạt động ngân hàng của ủy ban Basel cũng như việc tuân thủ những quy tắc thận trọng trong công tác thanh tra. Tiếp tục tiến hành sắp xếp lại hệ thống ngân hàng, đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa NHTMNN đồng thời gắn liền với việc niêm yết cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán để phân tán rủi ro. Đề nghị NHNN&PTNTVN nghiiên cứu các giải pháp chủ động tối đa cho Chi nhánh để có thể cạnh tranh với các NHTMCP trong điều kiện hiện nay.
Đề nghị NHNN&PTNTVN giảm thiểu bớt các lạo báo cáo thủ công như hịên nay và đầu tư phần mềm hỗ trợ làm báo cáo.