tìm hiểu về sự phát triển kinh tế nông thôn ở tỉnh bạc liêu

74 466 1
tìm hiểu về sự phát triển kinh tế nông thôn ở tỉnh bạc liêu

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU VỀ SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG THÔN Ở TỈNH BẠC LIÊU Chuyên ngành: Sư phạm Giáo Dục Công Dân Mã ngành: 52140204 Giảng viên hướng dẫn: ThS. GVC. Trần Thanh Quang CẦN THƠ - 2013 Sinh viên thực hiện: Võ Thanh Sơn MSSV: 6106646 Lớp: SP GDCD K36 Mã Lớp: ML1068A2 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thiện luận văn này tôi xin chân thành cảm ơn thầy Trần Thanh Quang Khoa Khoa học Chính trị đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt thời gian làm luận văn. Chân thành cảm ơn quý thầy cô Khoa Khoa học Chính trị, những người đã tận tình truyền đạt kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm sống quý báo nhất trong suốt thời gian học tập. Chân thành cảm ơn các bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và tìm tài liệu. Chân thành cảm ơn Khoa Khoa học Chính trị, thư viện Thành phố Cần Thơ, Trung tâm học liệu. Chân thành cảm ơn Sinh viên thực hiện Võ Thanh Sơn NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………………….... 1 1 Lý do chọn đề tài………………………………………………………………... 1 2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu…………………………………………….. 2 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu……………………………………………... 2 4 Phương pháp nghiên cứu………………………………………………………. 3 5 Kết cấu luận văn………………………………………………………………... 3 PHẦN NỘI DUNG…………………………………………………………………… 4 Chương 1……………………………………………………………………………… 4 KINH TẾ NÔNG THÔN VÀ ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ CỦA KINH TẾ NÔNG THÔN…………………………………………………………………………………..4 1.1 Khái niệm kinh tế nông thôn………………………………………………….4 1.2 Đặc điểm và vai trò của kinh tế nông thôn…………………………………...5 1.2.1 Đặc điểm của nền kinh tế nông thôn…………………………………….5 1.2.2 Vai trò của kinh tế nông thôn……………………………………………7 1.3 Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về kinh tế nông thôn……………….10 Chương 2……………………………………………………………………………...20 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG THÔN CỦA TỈNH BẠC LIÊU…………………………………………………………………………………..20 2.1 Tìm hiểu khái quát về tỉnh Bạc Liêu………………………………………...20 2.1.1 Địa giới hành chính……………………………………………………..20 2.1.2 Địa Lý……………………………………………………………………21 2.1.3 Dân cư……………………………………………………………….......23 2.1.4 Kinh tế…………………………………………………………………...24 2.1.5 Xã hội……………………………………………………………………25 2.2 Thực trạng phát triển kinh tế nông thôn ở tỉnh Bạc Liêu…………………26 2.2.1 Thành tựu phát triển kinh tế nông thôn ở tỉnh Bạc Liêu……………...26 2.2.2 Nguyên nhân của những thành tựu trong phát triển kinh tế nông thôn ở tỉnh Bạc Liêu………………………………………………………………………….38 2.2.3 Những hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong phát triển kinh tế nông thôn ở tỉnh Bạc Liêu………………………………………………………………….39 Chương 3……………………………………………………………………………...42 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ TIẾP TỤC PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG THÔN Ở TỈNH BẠC LIÊU……………………………42 3.1 Phương hướng và các chỉ tiêu phát triển kinh tế nông thôn ở tỉnh Bạc Liêu……………………………………………………………………………………42 3.1.1 Phương hướng phát triển kinh tế nông thôn ở tỉnh Bạc Liêu…………42 3.1.2 Các chỉ tiêu phát triển kinh tế nông thôn ở tỉnh Bạc Liêu…………......44 3.2 Giải pháp trong phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh Bạc Liêu………….48 3.2.1 Giải pháp trong lĩnh vực ngành………………………………………...48 3.2.2 Công tác thủy lợi và phòng chống lụt bão……………………………...55 3.2.3 Chuyển giao Khoa học- công nghệ và đào tạo…………………………56 3.2.4 Xây dựng và phát triển tổ hợp tác xã và trang trại tỉnh Bạc Liêu……..57 3.2.5 Đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường quản lý Nhà nước………59 KẾT LUẬN…………………………………………………………………………...60 TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………...62 Luận văn tốt nghiệp PHẦN MỞ ĐẦU  1 Lý do chọn đề tài Nông thôn là nơi tạo ra lương thực, thực phẩm nuôi sống con người. Tuy nhiên lại là vùng có nền kinh tế phát triển chậm, một bộ phận người nông dân vẫn nghèo và thiếu ăn. Để phát triển kinh tế nông thôn Đảng và nhà nước ta đã đưa ra nhiều chủ trương, chính sách làm cho bộ mặt của nông thôn, đời sống của người dân được nâng lên rõ rệt. Ở nước ta, Đảng và nhà nước ta luôn coi phát triển toàn diện kinh tế -xã hội nông thôn là vấn đề có tính chiến lược. Hiện nay, nền nông nghiệp cả nước nói chung và nền nông nghiệp Bạc Liêu nói riêng đã và đang chuyển mạnh từ nền sản xuất nhỏ, tự cung tự cấp theo phương thức truyền thống sang phát triển một nền nông nghiệp bền vững với trình độ khoa học kỹ thuật cao. Đây là một trong những chuyển biến có ý nghĩa hết sức quan trọng và sâu sắc, làm thay đổi tính chất và các mối quan hệ cơ bản trong nông nghiệp, nông thôn, đồng thời tạo ra động lực thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế nông thôn. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, để có thể nhập và đứng vững trên thị trường trong nước, khu vực và quốc tế, kinh tế nông thôn cả nước nói chung và tỉnh Bạc Liêu nói riêng cần được quan tâm đúng mức về nhịp độ tăng trưởng, có thể nói chất lượng, năng suất và số lượng hàng hóa nông nghiệp là một trong những vấn đề cấp thiết trong chiến lược phát triển một mô hình kinh tế nông thôn Bạc Liêu bền vững. Qua quá trình thực hiện theo chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước thì kinh tế nông thôn Bạc Liêu đã có bước phát triển giá trị sản lượng nông nghiệp tăng, chủng loại cây trồng, vật nuôi đa dạng hơn, cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch theo hướng gia tăng sản phẩm đã qua chế biến, giảm cung cấp sản phẩm chưa qua chế biến, an ninh lương thực của tỉnh cũng được đảm bảo, ngoài ra còn bán cho các tỉnh khác trong nước và xuất khẩu ra ngoài nước. GVHD: ThS.GVC. Trần Thanh Quang 1 SVTH: Võ Thanh Sơn Luận văn tốt nghiệp Tuy nhiên, kinh tế nông thôn tỉnh Bạc Liêu vẫn phát triển chậm hơn nhiều so với kinh tế ở vùng thành thị do những nguyên nhân như sản xuất nông nghiệp vẫn mang nặng tính sản xuất nhỏ, manh mún, do trình độ dân trí thấp chưa áp dụng được rộng rãi các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất nên sử dụng không hiệu quả các nguồn lực như đất đai, lao động, tài nguyên. Dẫn đến lãng phí các nguồn lực mà những nguồn lực đó rất quan trọng để kinh tế nông thôn Bạc Liêu phát triển mạnh. Vì vậy, cần phải luôn có giải pháp kịp thời để xây dựng một nông thôn Bạc Liêu giàu đẹp. Để góp phần thúc đẩy sự phát triển của kinh tế nông thôn Bạc Liêu tác giả đã chọn đề tài: “Tìm hiểu về sự phát triển kinh tế nông thôn ở tỉnh Bạc Liêu” làm đề tài nghiên cứu luận văn của mình. 2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu: làm rõ thực trạng để tìm ra định hướng và giải pháp góp phần thúc đẩy kinh tế nông thôn Bạc Liêu phát triển . - Nhiệm vụ nghiên cứu: + Làm rỏ cơ sở lý luận về kinh tế nông thôn và phát triển kinh tế nông thôn ở nước ta. + Làm rõ thực trạng (thành tựu, hạn chế) phát triển kinh tế nông thôn tỉnh Bạc Liêu. + Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm phát triển kinh tế nông thôn ở tỉnh Bạc Liêu. 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: tìm hiểu về sự phát triển kinh tế nông thôn ở tỉnh Bạc Liêu. - Phạm vi nghiên cứu: + Không gian: kinh tế nông thôn trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu. + Thời gian: từ sau đổi mới đến nay. GVHD: ThS.GVC. Trần Thanh Quang 2 SVTH: Võ Thanh Sơn Luận văn tốt nghiệp 4 Phương pháp nghiên cứu - Để nghiên cứu đề tài luận văn này, tôi đã sử dụng tổng hợp nhiều phương thức như: thu thập tài liệu, số liệu từ cơ quan chức năng của tỉnh Bạc Liêu, tìm kiếm tài liệu từ sách báo, tạp chí, các tài liệu trên mạng Internet, nghị quyết của Đảng… sau đó phân tích, tổng hợp, xử lý số liệu các tài liệu có được để hoàn thành luận văn này. 5 Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tham khảo, luận văn bao gồm 3 chương, 7 tiết. Chương 1: Kinh tế nông thôn và đặc điểm, vai trò của kinh tế nông thôn. Chương 2: Thực trạng phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh Bạc Liêu. Chương 3: Phương hướng và những giải pháp chủ yếu để tiếp tục phát triển kinh tế nông thôn ở tỉnh Bạc Liêu. GVHD: ThS.GVC. Trần Thanh Quang 3 SVTH: Võ Thanh Sơn Luận văn tốt nghiệp PHẦN NỘI DUNG  Chương 1 KINH TẾ NÔNG THÔN VÀ ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ CỦA KINH TẾ NÔNG THÔN 1.1 Khái niệm kinh tế nông thôn Nông nghiệp theo nghĩa hẹp là ngành sản xuất ra của cải vật chất mà con người phải dựa vào quy luật sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi để tạo ra sản phẩm như lương thực, thực phẩm,… để thõa mãn các nhu cầu của mình. Nông nghiệp theo nghĩa rộng còn bao hàm cả lâm nghiệp, ngư nghiệp. Như vậy, nông nghiệp là ngành sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên. Nông nghiệp cũng là ngành sản xuất có năng xuất lao động thấp, vì đây là ngành sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên, là ngành sản xuất mà việc ứng dụng tiến bộ khoa học- công nghệ gặp rất nhiều khó khăn. Ngoài ra sản xuất nông nghiệp ở các nước kém phát triển thường gắn liền với phương pháp cach tác, lề thói, tập quán đã có từng hàng ngàn năm. Ở những nước nghèo, nông nghiệp thường chiếm tỷ trọng rất lớn trong GDP và đại bộ phận lao động xã hội làm việc trong nông nghiệp. Nông thôn là khái niệm dùng để chỉ phần lãnh thổ của một nước hay của một đơn vị hành chính mà ở đó sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, dân cư chủ yếu làm nông nghiệp. Kinh tế nông thôn là một khu vực của nền kinh tế gắn liền với địa bàn nông thôn. Nó là một phức hợp những nhân tố cấu thành của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong nông- lâm- ngư nghiệp, cùng với các ngành tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp chế biến và phục vụ nông nghiệp, các ngành thương nghiệp và dịch vụ,… tất cả có quan hệ hữu cơ với nhau trong kinh tế vùng và lãnh thỗ và toàn bộ nền kinh tế quốc dân. [3,tr.237-238] GVHD: ThS.GVC. Trần Thanh Quang 4 SVTH: Võ Thanh Sơn Luận văn tốt nghiệp 1.2 Đặc điểm và vai trò của kinh tế nông thôn 1.2.1 Đặc điểm của nền kinh tế nông thôn Kinh tế nông thôn có nội dung rất rộng, bao gồm các ngành, lĩnh vực và các thành phần kinh tế có mối quan hệ và tác động lẫn nhau. Cơ cấu ngành kinh tế nông thôn Nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp bảo đãm nhu cầu về lương thực, thực phẩm cho xã hội, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước. Công nghiệp gắn với nông, lâm, ngư nghiệp, trước hết là công nghiệp chế biến, công nghiệp phục vụ cho nông nghiệp và các ngành tiểu thủ công nghiệp khác sản xuất các hàng hóa không có nguồn nguyên liệu từ nông nghiệp phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Các loại hình dịch vụ và thương nghiệp, tín dụng, khoa học và công nghệ, tư vấn… cùng với các cơ sở hạ tầng ở nông thôn (điện, đường, trường, trạm…). Đó là những bộ phận hợp thành của kinh tế nông thôn và sự phát triển của chúng là biểu hiện trình độ phát triển của kinh tế nông thôn.[3,tr.238-239] Cơ cấu thành phần kinh tế nông thôn - Kinh tế nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp là thành phần kinh tế đóng vai trò chủ đạo trong kinh tế nông thôn. Bộ phận tiêu biểu của thành phần kinh tế này là các nông –lâm trường quốc doanh, các trạm, trại kỹ thuật nông nghiệp và các cơ sở hạ tầng ở nông thôn. Trong quá trình phát triển, thành phần kinh tế này được mở rộng ra toàn bộ các ngành nghề cơ ngân hàng, dịch vụ kinh tế và khoa học… Trong đó, nhiều cơ sở của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế nông thôn chỉ là một bộ phận đại diện của kinh tế nhà nước như chi nhánh ngân hàng, cửa hàng thương hiệu, trạm kỹ thuật… nhưng lại gắn bó hữu cơ với kinh tế nông thôn từng vùng như là bộ phận cấu thành bên trong của nó. - Kinh tế tập thể sẽ trở nên đa dạng hơn, không những trong nông nghiệp mà cả trong công nghiêp, thương nghiệp, tín dụng… Các hình thức kinh tế này sẽ phát GVHD: ThS.GVC. Trần Thanh Quang 5 SVTH: Võ Thanh Sơn Luận văn tốt nghiệp triển từ thấp lên cao, hoàn chỉnh nhất là các hợp tác xã kiểu mới, tiến lên liên hiệp các hợp tác xã kinh doanh nhiều ngành nghề. Kinh tế tập thể là con đường tất yếu để nông dân và cư dân nông thôn đi lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, và cùng với kinh tế nhà nước trong nông thôn hợp thành nền tảng của nền kinh tế nông thôn theo định hướng xã hội chủ nghĩa. - Kinh tế hộ gia đình chưa tham gia hợp tác xã thuộc thành phần kinh tế cá thể hoặc tiểu thủ: Hộ gia đình và hợp tác xã được tổ chức theo chính sách và Luật hợp tác xã là đơn vị cơ bản trong kinh tế nông nghiệp. Với tính chất là hộ gia đình xã viên hợp tác xã, hộ gia đình đó còn là hình thức trung gian chuyển tiếp từ thành phần kinh tế cá thể sang kinh tế tập thể. Với kinh tế nông thôn, thành phần kinh tế cá thể hoặc tiểu thủ được mở rộng ra các ngành kinh tế khác ngoài nông nghiệp: tiểu chủ kinh doanh công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ… - Kinh tế tư bản tư nhân và kinh tế tư bản nhà nước tiếp tục tồn tại và phát triển trong nhiều ngành nghề và dịch ở nông thôn. Tuy nhiên, sự phát triển của kinh tế nông thôn theo định hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải tìm ra những hình thức kinh tế thích hợp để từng bước đưa thành phần kinh tế tư bản tư nhan đi vào con đường kinh tế tư bản nhà nước để tiens lên chủ nghĩa xã hội. [3,tr.239-240] Về trình độ công nghệ kinh tế nông thôn Đây là sự tổng hợp, kết hợp có căn cứ khoa học nhiều trình độ và quy mô nhất định: Từ công nghệ truyền thống nói chung còn lạc hậu cho đến công nghệ nữa hiện đại và hiện đại, nhiều quy mô, trong đó quy mô nhỏ và vừa là thích hợp nhất. [3,tr.240] Về cơ cấu xã hội- giai cấp Quá trình phát triển kinh tế nông thôn là quá trình phát triển phân công lao động xã hội, chuyển đổi và đa dạng hóa ngành nghề sản xuất và dịch vụ ở nông thôn. Quá trình đó cũng dẫn đến sự biến đổi cơ cấu kinh tế xã hội –giai cấp và làm thay đổi quan trọng đời sống văn hóa xã hội ở các vùng nông thôn. [3,tr.240]] GVHD: ThS.GVC. Trần Thanh Quang 6 SVTH: Võ Thanh Sơn Luận văn tốt nghiệp 1.2.2 Vai trò của kinh tế nông thôn Sự phát triển của kinh tế nông thôn sẽ góp phần tạo ra những tiền đề quan trọng không thể thiếu bảo đảm thắng lợi cho tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Phát triển kinh tế nông thôn trước hết là phát triển kinh tế nông nghiệp một cách mạnh mẽ và ổn định, tạo cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân, nhất là cho công nghiệp một cơ sở vững chắc về nhiều phương tiện, trước hết là lương thực, thực phẩm, nguyên liệu, vốn và thị trường. Dù cho nền kinh tế nước ta sau này phát triển đến đâu và tỷ lệ lao động làm nông nghiệp giảm xuống do năng xuất lao động trong nông nghiệp tăng lên thế nào thì nông nghiệp bao giờ cũng vẫn đóng một vai trò quan trọng vì nó tạo ra lương thực, thực phẩm thõa mãn nhu cầu hàng đầu của con người là thức ăn. Các ngành công nghiệp nhẹ như chế biến lương thực, thực phẩm, công nghiệp dệt, giấy, đường… phải dựa vào nguồn nguyên liệu chủ yếu từ nông nghiệp. Với việc phát triển đồng bộ các ngành nghề, dịch vụ ở nông thôn, kinh tế nông thôn sẽ tạo ra một khối lượng sản phẩm với giá trị ngày càng tăng và điều đó góp phần giải quyết vấn đề vốn để công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đồng thời nông nghiệp, nông thôn là thị trường quan trọng của các ngành công nghiệp và dịch vụ. Sự phát triển của kinh tế nông thôn sẽ góp phần thực hiện có hiệu quả quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại chỗ. Phát triển kinh tế nông thôn sẽ làm cho các hoạt động ở nông thôn trở nên sôi động hơn. Cơ cấu kinh tế, phân công lao động chuyển dịch đúng hướng có hiệu quả. Công nghiệp gắn bó chặt chẽ với nông nghiệp tại chỗ. Vấn đề đô thị hóa sẽ được giải quyết theo phương thức đô thị hóa tại chỗ. Vấn đề việc làm cho người lao động sẽ được gia tăng ngày càng nhiều trên địa bàn tại chỗ. Trên cơ sở đó, tăng thu nhập, cải thiện từng bước đời sống vật chất và tinh thần của mọi tầng lớp dân cư, giảm sức ép của sự chênh lệch kinh tế và đời sống giữa thành thị và nông thôn, giữa vùng phát triển và vùng kém phát triển. GVHD: ThS.GVC. Trần Thanh Quang 7 SVTH: Võ Thanh Sơn Luận văn tốt nghiệp Sự phát triển của kinh tế nông thôn sẽ góp phần to lớn trong việc bảo vệ và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường sinh thái. Nông thôn nước ta bao gồm những vùng rộng lớn. Ở đây, các tài nguyên của đất nước chiếm tuyệt đại bộ như: đất đai, khoáng sản, động thực vật, rừng biển, nguồn nước… Phát triển kinh tế nông thôn cho phép khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đồng thời bảo vệ chúng trong quá trình sử dụng. Sự phát triển của kinh tế nông thôn sẽ tạo cơ sở vật chất cho sự phát triển văn hóa ở nông thôn. Nông thôn nước ta vốn là vùng kinh tế, văn hóa lạc hậu, sản xuất và sinh hoạt phân tán, nhiều hủ tục. Mặt khác, nông thôn là nơi có truyền thống sẽ tạo điều kiện để vừa gìn giữ, bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa xã hội tốt đẹp, bài trừ văn hóa lạc hậu cũ, vừa tổ chức tốt đời sống văn hóa và tinh thần ở nông thôn. Sự phát triển của kinh tế nông thôn sẽ góp phần quyết định sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội ở nông thôn nói riêng và đất nước nói chung. Phát triển kinh tế nông thôn là cơ sở ổn định kinh tế, chính trị xã hội của đất nước. Phát triển kinh tế nông thôn gắn liền với phát triển xã hội, văn hóa, chính trị và kiến trúc thượng tầng theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Một nông thôn có kinh tế và văn hóa phát triển, đời sống ấm no, đầy đủ về vật chất, yên vui về tinh thần sẽ là một nhân tố quyết định củng cố vững chắc trận địa lòng dân, thắt chặt mối liên minh công – nông, bảo đảm cho nhân dân có đủ sức mạnh, đánh bại mọi âm mưu và thủ đoạn của mọi kẻ thù, dưới bất cứ hình thức nào. Đó cũng là cơ sở thắng lợi của việc giữ vững và bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền lợi ích quốc gia và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta. [3,tr.241-243] Thực tế 20 năm đổi mới ở Việt Nam cho thấy tầm quan trọng của nông nghiệp đối với tăng trưởng kinh tế của nhà nước. Định hướng về phát triển nông thôn phải bắt dầu từ đổi mới nhận thức về vai trò của nông thôn theo hướng phát triển toàn diện các ngành nghề, dich vụ trên đại bàn nông thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động nông thôn theo hướng phát triển toàn diện và vững chắc gắn với công nghiệp chế biến GVHD: ThS.GVC. Trần Thanh Quang 8 SVTH: Võ Thanh Sơn Luận văn tốt nghiệp và thị trường xuất khẩu nông sản. Do vậy, cần đổi mới quan điểm và nhận thức về vai trò và vị trí của nông thôn trong sự nghiệp đổi mới. Số hộ nông dân làm nông nghiệp có 9,74 triệu hộ chiếm 93,5% số hộ nông lâm thủy sản. Về lao động cả nước có 55,7% số lao động trực tiếp làm nông lâm nghiệp và thủy sản đóng góp 20% GDP trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Vì vậy, tốc độ phát triển của nông nghiệp theo nghĩa rộng nông dân có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển chung của nền kinh tế. Sau hơn 20 năm đổi mới (từ năm 1986 đến nay), tuy tỷ trọng nông nghiệp trong GDP và lao động nông nghiệp giảm dần nhưng tầm quan trọng của nó và vai trò của nông dân trong nền kinh tế quốc dân vẫn không ngừng được tăng lên. Nông nghiệp và nông dân đã cung cấp lương thực, thực phẩm cho nhu cầu tiêu dùng của hơn 85 triệu dân với mức tăng trên 1,2 triệu người trên một năm, đảm bảo nguyên liệu cho công nghiệp, chế biến và xuất khẩu nông sản với số lượng và chất lượng ngày càng tăng. Trong hơn 20 năm qua, sản xuất phát triển toàn diện, trồng trọt và chăn nuôi đều tăng trưởng liên tục với tốc độ tăng bình quân từ 2001 đến 2008 khoảng 3,6%. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp chuyển dịch theo hướng đa dạng hóa cây trồng vật nuôi để tăng giá trị và hiệu quả kinh tế, tăng năng xuất lao động nông nghiệp. Quan điểm đúng đắn của Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn cho thấy tầm quan trọng của ngành nông nghiệp đối với nền kinh tế quốc dân và đã được khẳng định bằng kết quả cụ thể trong từng ngành và từng lĩnh vực. Nhờ có đường lối, chính sách nông nghiệp đúng đắn nên đã phát huy được vai trò của nông nghiệp, nông thôn, nông dân đối với nền kinh tế quốc dân. Đóng góp vào tốc độ tăng trưởng GDP và tốc độ tăng trưởng kinh tế của nhà nước. Báo cáo phát triển do WB công bố tháng 12/2007 “Tăng trưởng nông nghiệp cho phát triển” đã khẳng định đối với một nước có nền kinh tế đang chuyển đổi từ nông nghiệp sang đô thị háo như Việt Nam, nông nghiệp vẫn được coi là yếu tố quan trọng trong việc xóa đói giảm nghèo và tăng nguồn thu nhạp cho nông dân. Việt Nam là một nước xóa đói giảm nghèo nhanh nhất thế giới. Nông nghiệp ở Việt Nam còn mở đường cho các chính sách GVHD: ThS.GVC. Trần Thanh Quang 9 SVTH: Võ Thanh Sơn Luận văn tốt nghiệp đổi mới kinh tế nói chung bắt nguồn từ khoá 10 (năm 1981) và Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (năm 1988). 1.3 Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về kinh tế nông thôn Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam có vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế -xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị -xã hội bảo đảm an ninh quốc phòng; giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước. Thực tiễn của hơn 20 năm đổi mới đã chứng minh đường lối đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam về nông nghiệp, nông thôn, nông dân gắn với sự phát triển đất nước. Nắm vững quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về giai cấp nông dân, xuất phát từ tình hình đặc điểm xã hội Việt Nam và yêu cầu của cách mạng Việt Nam trong từng thời kỳ cách mạng Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò của giai cấp nông dân trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Ngay trong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng (2/1930) đã xác định phải “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới chủ nghĩa cộng sản”. Để thực hiện được mục tiêu đó trước hết phải “xây dựng chính phủ công nông binh” và “thâu hết ruộng đất của đế quốc chủ nghĩa làm của công chia cho dân nghèo”, “bỏ sưu thế cho dân cày nghèo”. Như vậy, trong cách mạng giải phóng dân tộc, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn xác định vấn đề nông dân và ruộng đất là một trong những vấn đề cốt lõi của cách mạng. Sự nghiệp giải phóng dân tộc chỉ có thể thắng lợi hoàn toàn khi giải quyết được vấn đề nông dân và ruộng đất. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam xem xét vấn đề nông dân một cách toàn diện, nghĩa là không dừng lại ở vấn đề chính trị mà gắn liền với vấn đề kinh tế, vấn đề ruộng đất và kinh tế nông nghiệp. Từ thực tiễn cách mạng Việt Nam, khi xem xét về mặt chính trị của vấn đề nông dân là cơ sở để xây dựng khối liên minh công nông và tri thức, cơ sở để xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất trong kháng chiến chống Pháp. Sau khi dành được độc lập dân tộc, liên minh công GVHD: ThS.GVC. Trần Thanh Quang 10 SVTH: Võ Thanh Sơn Luận văn tốt nghiệp nông trí thức là nền tảng của chính quyền, là công cụ sắc bén trong công cuộc xây dựng và bảo vệ chủ nghĩa xã hội. Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có một vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển đất nước. Nông nghiệp nông dân, nông thôn có mối quan hệ hữu cơ cần phải có sự nhận thức đúng đắn để đề ra đường lối chính sách đúng đắn nhằm phát triển toàn diện nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở Việt Nam. Thực tế cho thấy, không phải ngay từ đầu chúng ta đã nhận thức được một cách thấu đáo mà phải trải qua quá trình trải nghiệm thực tiễn, tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận để phát triển. Thực tiễn khách quan này đòi hỏi Đảng Cộng sản Việt Nam phải đổi mới tư duy lý luận, trước hết là đổi mới tư duy kinh tế, mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển. Từ Đại hội V (1981), Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định: lấy nông nghiệp là mật trận hàng đầu, đặc biệt phải vượt qua của cải lương thực. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986), Đảng ta chủ trương đổi mới toàn diện về kinh tế. Đây là cuộc cách mạng thật sự trong nhận thức, trong tư duy lý luận của Đảng về kinh tế. Nổi bật nhất của tư duy mới về cơ cấu kinh tế lúc bấy giờ là phải đẩy mạnh phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, cho phép và khuyến khích kinh tế tư nhân, cá thể phát triển, chú ý kích thích lợi ích cá nhân làm động lực cho phát triển kinh tế, điều chỉnh việc xây dựng cơ cấu kinh tế ngành. Đại hội VII đã xác định nền kinh tế quốc dân sẽ bao gồm nhiều ngành nghề, nhiều quy mô, nhiều trình độ công nghệ; phát triển nông –lâm –ngư nghiệp gắn với công nghệ chế biến và xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để ổn định tình hình phát triển kinh tế -xã hội. Đại hội lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, phát huy vai trò quan trọng của nông dân trong sự nghiệp đổi mới và công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Tiến trình đổi mới ở Việt Nam được bắt đầu từ đột phá nông nghiệp với chính sách cơ chế khoán, từ khoán sản phẩm trong nông nghiệp, lợi ích cá nhân của người nông dân được coi trọng và kinh tế hộ gia đình nông dân được xác định là đơn vị kinh tế cơ bản của nông thôn. Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế GVHD: ThS.GVC. Trần Thanh Quang 11 SVTH: Võ Thanh Sơn Luận văn tốt nghiệp thị trường để khơi dậy được tiềm năng sáng tạo ở nông thôn, giải phóng mọi năng lực sản xuất, tạo động lực thực sự cho nông dân bằng việc giải quyết hợp lý các quan hệ lợi ích trong nông nghiệp và nông thôn. Trước yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, thực trạng kinh tê –xã hội nông thôn đang đặt ra nhiều vấn đề bức xúc như: thiếu việc làm, thu nhập thấp, tỷ lệ đói nghèo còn cao, chênh lệch mức sống ngày càng tăng… hiện đang là những thách thức, cản trở cho sự phát triển nhất là trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế. Vì vậy, vấn đề nông nghiệp nông dân, nông thôn là vấn đề chiến lược cần được đặc biệt quan tâm như Cương lĩnh của Đảng Cộng sản Việt Nam đã nêu: “Phát triển nông –lâm –ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến và xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để ổn định tình hình kinh tế xã hội”. Hội nghị lần thứ VII của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X của Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định: nông nghiệp, nông thôn, nông dân có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và là lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế -xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái. Đảng ta khẳng định, trong mối quan hệ của nông nghiệp, nông dân, nông thôn thì nông dân là chủ thể của quá trình phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Xây dựng nông thôn mới gắn với việc xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ và phát triển đô thị theo quy hoạch là căn bản, phát triển toàn diện, hiện đại hóa nông nghiệp là then chốt. Đảng Cộng sản Việt Nam nhấn mạnh sự cần thiết phải ban hành Nghị quyết xuất phát từ những yêu cầu cấp thiết sau. Nông nghiệp và kinh tế nông thôn là bộ phận quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nông nghiệp đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia, cung cấp nguyên liệu chủ yếu cho công nghiệp và xuất khẩu, tạo việc làm và thu nhập, ổn định đời sống cho đa số nhân dân. Nông thôn là môi trường sống, nơi bảo tồn và phát triển các giá trị truyền thống văn hóa dân tộc. GVHD: ThS.GVC. Trần Thanh Quang 12 SVTH: Võ Thanh Sơn Luận văn tốt nghiệp Nông nghiệp, nông dân, nông thôn đóng vai trò to lớn trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Qua các thời kỳ cách mạng, giai cấp nông dân luôn là lực lượng hung hậu nhất đi theo Đảng, là nền tảng chính trị của cách mạng, đóng góp sức người, sức của cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Phát triển nông nghiệp, nông thôn, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân là nhiệm vụ chiến lược, là cơ sở góp phần đảm bảo ổn định chính trị -xã hội, phát triển đất nước hài hòa và bền vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế có nhiều cơ hội cũng như những thách thức mới. Đảng cần phải xem xét đánh giá đúng tình hình và có những quyết sách mạnh mẽ giải quyết kịp thời những vấn đề đang đặt ra. Để thực hiện tốt Nghị quyết của Đại hội X của Đảng Cộng sản Việt Nam, sớm đưa Việt Nam ra khỏi tình trạng kém phát triển cần thực hiện chiến lược công nghiệp hóa rút ngắn để chuyển từ một nước nông nghiệp lạc hậu thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Trong tiến trình đổi mới, trong lĩnh vực nông nghiệp, Việt Nam đã hình thành và hoàn thiện mô hình sản xuất mới, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Nhiều mô hình tổ chức sản xuất và quản lý mới theo hướng hàng hóa trong nông nghiệp đã hình thành các doanh nghiệp nông nghiệp phát triển theo hướng đa thành phần: doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Ruộng đất được giao cho hộ nông dân, hộ công dân nông trường được sử dụng lâu dài theo Luật đất đai. Kinh tế nông hộ và trang trại gia đình lấy sản xuất hàng hóa làm mục tiêu phát triển mạnh. Khoa học kỹ thuật phục vụ nông nghiệp đã đáp ứng khá đầy đủ các yêu cầu của nền nông nghiệp hàng hóa xuất khẩu. Công nghệ sinh học, tưới tiêu, làm đất, phân bón, bảo quản sau thu hoạch ngày càng tiến bộ. Năng suất lúa của Việt Nam những năm gần đây đã gấp 2 lần của Thái Lan, Philiphin và Indonesia. GVHD: ThS.GVC. Trần Thanh Quang 13 SVTH: Võ Thanh Sơn Luận văn tốt nghiệp Như vậy, Nghị quyết của Đảng đã đi vào đời sống thực tiễn và làm thay đổi thực tiễn. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản đã tạo ra bước chuyển từ nền sản xuất mang tính tự cấp, tự túc, thuần nông năng xuất thấp sang nền sản xuất đa ngành, đa canh theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp đã thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế quốc dân và cơ cấu lao động trong cả nước. Vì vậy để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa lớn định hướng xã hội chủ nghĩa thì Đảng và nhà nước đã đưa ra những quan điểm sau: Quan điểm phát triển toàn diện và tăng trưởng bền vững Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nông nghiệp nước ta trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải dựa trên quan điểm phát triển toàn diện và tăng trưởng bền vững vì chỉ có như vậy mới khắc phục được những bất cập về tính thuần nông trong cơ cấu kinh tế nông thôn, tính độc canh trong sản xuất nông nghiệp. Nội dung quan điểm này chú trọng phát triển ngành nghề dịch vụ phi công nghiệp, thực hiện đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi gắn với chuyên môn hóa và thâm canh cao. Tăng trưởng bền vững gắn phát triển sản xuất toàn diện với tốc độ cao nhưng bảo đảm cân bằng môi trường sinh thái, khắc phục tình trạng chạy theo tốc độ phát triển nhanh trên cơ sở khai thác tài nguyên môi trường, nhất là trường đất, nước, rừng, biển, gắn tăng trưởng kinh tế với ổn định xã hội nông thôn. Quan điểm kinh tế hàng hóa gắn với thị trường Phát triển kinh tế nông thôn gắn liền với nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ với tốc độ tăng trưởng cao và bền vững nhất thiết phải dựa trên cơ sở kinh tế hàng hóa gắn với thị trường. Chỉ có như vậy khắc phục được xu hướng tự phát, tự cung, tự cấp, phân tán nhỏ lẻ trong sản xuất nông nghiệp và nông thôn hiện nay. Quan điểm sản xuất hàng hóa đặt ra yêu cầu sản xuất sản phẩm nào, số lượng bao nhiêu, chất lượng và chủng loại bao nhiêu phải do thị trường quyết định, không phải do khả năng đất đai, lao động, khí hậu, kinh nghiệm người sản xuất quyết định. Trồng cây gì, nuôi con gì, sản phẩm công nghiệp và dịch vụ nông thôn như thế nào, xu hướng chuyển đổi cơ cấu GVHD: ThS.GVC. Trần Thanh Quang 14 SVTH: Võ Thanh Sơn Luận văn tốt nghiệp sản xuất và cơ cấu lao động ra sao, phải xuất phát từ yêu cầu thị trường. Quan điểm này sẽ khắc phục xu hướng chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng tự phát một trong những bất cập lớn nhất của nước ta hiện nay. Quan điểm hiệu quả kinh tế và xã hội Một cơ cấu kinh tế hợp lý tất yếu phải đạt hiệu quả kinh tế và xã hội cao trong nông thôn và nông nghiệp cũng vậy. Sản xuất hàng hóa trong cơ chế thị trường chỉ tồn tại khi được sản phẩm có tính cạnh tranh cao và khi đó tất yếu sẽ đạt hiệu quả kinh tế và xã hội cao. Tuy nhiên hiệu quả cao được đo lường bằng các chỉ tiêu giá trị tổng hợp, cả kinh tế và xã hội. Quan điểm này sẽ là định hướng cho các giải pháp khắc phục những bất cập trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn hiện nay, nhất là mâu thuẫn giữa tăng trưởng kinh tế với lao động dư thừa ở nông thôn khi thực hiện cơ giới hóa, điện khí hóa nông nghiệp, tự động hóa trong sản xuất ngành nghề thủ công nghiệp. Quan điểm kinh tế mở và hội nhập với kinh tế quốc tế Nội dung của quan điểm này là chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn nước ta. Hiện nay phải phù hợp với xu hướng hội nhập và mở cửa với thế giới và khu vực. Nội dung này cũng nhằm khắc phục xu hướng khép kín, cát cứ, cục bộ, địa phương, tự cung tự cấp lương thực, thực phẩm bằng mọi giá đã và đang diễn ra ở một số ngành và địa phương. Quan điểm trên còn là cơ sở để hình thành các giải pháp xây dựng cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn hợp lý, có tính khả thi để hội nhập với kinh tế khu vực (khu vực châu Á –Thái Bình Dương, ASEAN, EU…) và quốc tế (WTO) trong những năm tới, sự chuyển dịch cơ cấu sản phẩm và lao động nông nghiệp, nông thôn nước ta phải hòa nhập với xu thế của thị trường nông sản thế giới và khu vực trong bối cảnh toàn cầu hóa và phân công lao động quốc tế. Quan điểm công bằng xã hội Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thế kỷ XXI ở nước ta không chỉ đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh vững chắc và toàn diện mà còn đảm bảo ổn định xã hội và nâng cao đời sống nhân dân nói chung, khu vực nông thôn nói riêng. Vì vậy, cùng với phát triển công nghiệp và GVHD: ThS.GVC. Trần Thanh Quang 15 SVTH: Võ Thanh Sơn Luận văn tốt nghiệp dịch vụ ở nông thôn, phát triển nông nghiệp hàng hóa, phải gắn với mục tiêu xóa đói giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo ở nông thôn, giữa nông thôn va thành thị. Đó là nội dung cơ bản của công bằng xã hội, là tiền đề các giải pháp có liên quan. Phù hợp với mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội nước ta thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Quan điểm kết hợp truyền thống và hiện đại Nội dung quan điểm này là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nông nghiệp nước ta hiện nay, một mặt phải kế thừa những kinh nghiệm truyền thống, bao gồm cả ngành nghề truyền thống ở nông thôn, nông nghiệp lúa nước, kinh nghiệm thâm canh cây trồng vật nuôi, giống cây đặc sản… Mặt khác phải tiếp cận với xu thế hiện đại của thế giới và khu vực, thực hiện phương châm “đi tắt đón đầu”, nhanh chóng ứng dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và quy trình công nghệ tiên tiến vào phát triển nông nghiệp, nông thôn. Giải pháp khoa học công nghệ để khắc phục những bất cập trong cơ cấu kinh tế nông thôn nước ta hiện nay nhất thiết phải dựa trên quan điểm này. Khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống, giống lúa đặc sản, giống chè thơm ngon… ở các vùng bằng công nghệ hiện đại, máy móc, thiết bị tiên tiến là một thiết bị cụ thể. Một cơ cấu ngành nghề và cây trồng vật nuôi hợp lý, tiến bộ trong nông nghiệp và nông thôn nước ta hiện nay là sản phẩm của sự kết hợp hài hòa giữ truyền thống và hiện đại. Quan điểm cơ cấu kinh tế gắn với lao động nông thôn Bất cập lớn nhất và cũng là trở ngại của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn nước ta hiện nay, là lao động nông thôn dư thừa quá nhiều, nhưng lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn phát triển chậm chưa có khả năng thu hút nhiều lao động dư thừa từ nông nghiệp. Vì vậy, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nông nghiệp nước ta hiện nay phải gắn với mục tiêu tăng trưởng kinh tế với phân công lao động nông thôn theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động công nghiệp ở lĩnh vực này. Đó cũng là quan điểm kết hợp kinh tế và xã hội, đảm bảo sự phát triển kinh tế nông thôn bền vững, ổn định trong đó cơ cấu lao động nông GVHD: ThS.GVC. Trần Thanh Quang 16 SVTH: Võ Thanh Sơn Luận văn tốt nghiệp thôn được điều chỉnh hợp lý. Cơ cấu kinh tế gắn với cơ cấu lao động nông thôn là phương hướng lâu dài của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn nước ta. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nông nghiệp gắn với quy hoạch, chiến lược và mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế quốc dân cả nước Nội dung của quan điểm này là sự gắn kết chặt chẽ giữa cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn với cơ cấu kinh tế quốc dân, cả về mục tiêu, phương hướng và giải pháp. Kinh tế nông thôn là một bộ phận của kinh tế quốc dân nói chung và do đó sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động nông thôn phải gắn kết với chiến lược và mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế quốc dân và phân công lao động xã hội theo hướng công nghiệp hóa –hiện đại hóa. Yêu cầu của quan điểm này là các giải pháp về quy hoạch, kế hoạch và đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn phải xuất phát từ quy hoạch tổng thể và chiến lược phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng cho cả nước. Quan điểm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, gắn với công nghiệp hóa, đô thị hóa và xây dựng cơ cấu hạ tầng nông thôn Nội dung của quan điểm này là sự gắn kết giữa cơ cấu kinh tế nông thôn với công nghiệp hóa, đô thị hóa và cơ cấu hạ tầng nông thôn. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn phải phù hợp với xu hướng và tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa và kết cấu hạ tầng nông thôn trong từng giai đoạn. Mối tương quan này xuất phát từ thực tế nước ta và công nghiệp các nước công nghiệp hóa, đô thị hóa và xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn vừa tạo ra điều kiện vật chất, kỹ thuật để phát triển kinh tế xã hội nông thôn, vừa thu hút lao động dư thừa khu vực này trong qúa trình công nghiệp hóa –hiện đại hóa. Từ mối quan hệ đó, giải pháp cho vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn phải gắn chặt chẽ với các chính sách kinh tế -tài chính, nhất là đầu tư, cho vay, phí và lệ phí trong nông thôn và nông nghiệp. Quan điểm phát triển một nền nông nghiệp sinh thái, một nền nông –lâm –ngư nghiệp hàng hóa có năng suất và chất lượng cao Phát triển có hiệu quả sản xuất lương thực bằng thâm canh tăng năng xuất lao động, áp dụng thành tựu khoa hoc và công nghệ, thực hiện thủy lợi hóa, điện khí hóa, GVHD: ThS.GVC. Trần Thanh Quang 17 SVTH: Võ Thanh Sơn Luận văn tốt nghiệp cơ giới hóa, sinh học hóa… xây dựng một nền nông nghiệp lớn hiện đại, kết hợp một cách hợp lý yêu cầu về những vùng chuyên canh tập trung bảo đảm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến với yêu cầu một nền nông nghiệp hữu cơ sạch, trên cơ sở phát triển mô hình VAC truyền thống. Phát triển các vùng chuyên canh, đa dạng hóa sự kết hợp giữa nông –lâm –ngư nghiệp, tận dụng hiệu quả đất đai, khí hậu, sức lao động và vốn của nông dân, ngư dân và lâm dân; làm cho đất đai, sông nước, rừng núi đều có chủ và được khai thác hợp lý nhất, đem lại hiệu quả cao về sản xuất và đời sống. Phát triển một nền nông nghiệp hàng hóa có sức mạnh cạnh tranh cao, sản xuất cho thị trường, vươn ra thị trường nước ngoài. Sản xuất hàng hóa sẽ làm tăng thêm chất lượng sản phẩm, ứng dụng được công nghệ sinh học, và do đó tận thu được giá trị nông sản, tăng thu nhập cho nông dân chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn đòi hỏi phải gắn liền với sự phát triển toàn diện về kinh tê –văn hóa –xã hội. Quan điểm tăng dần tỉ trọng ngành nghề và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế nông thôn Thu nhập của nông dân nước ta chủ yếu vẫn từ nông nghiệp. Như vậy tính chất thuần nông đang con rất nặng nề, phát triển được ngành nghề và dịch vụ chẳng những khai thác hết sức lao động dư thừa mà quan trọng hơn là nông dân sẽ làm quen dần với môi trường sản xuất hàng hóa. Thực tế nhiều vùng nông thôn cho thấy rằng, ở đâu phát triển được ngành nghề và dịch vụ thì ở đó thường tiến tới giàu có nhanh hơn. Vấn đề đặt ra hiện nay là, nhà nước phải đầu tư để phát triển kết cấu hạ tầng và thị trường nông thôn, hỗ trợ cho việc phát triển ngành nghề và dịch vụ. Để phát triển kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa lớn cần đẩy mạnh sự phân công lao động xã hội trong nông thôn, phát triển mạnh mẽ các ngành nghề truyền thống, xây dựng những cơ sở công nghiệp nông thôn. Công nghiệp nông thôn là một bộ phận của công nghiệp nói chung với nhiều trình độ công nghệ khác nhau, gắn chặt với sự phát triển của nông nghiệp và việc phân GVHD: ThS.GVC. Trần Thanh Quang 18 SVTH: Võ Thanh Sơn Luận văn tốt nghiệp công lao động xã hội mới ở nông thôn, chuyển tại chỗ một bộ phận lao động nông nghiệp sang lao động công nghiệp. [6] GVHD: ThS.GVC. Trần Thanh Quang 19 SVTH: Võ Thanh Sơn Luận văn tốt nghiệp Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG THÔN CỦA TỈNH BẠC LIÊU 2.1 Tìm hiểu khái quát về tỉnh Bạc Liêu 2.1.1 Địa giới hành chính GVHD: ThS.GVC. Trần Thanh Quang 20 SVTH: Võ Thanh Sơn Luận văn tốt nghiệp Bạc Liêu là một tỉnh thuộc bán đảo Cà Mau. Tỉnh có chung địa giới với tỉnh Hậu Giang, Kiên Giang ở phía Tây Bắc, Sóc Trăng ở phía Đông Bắc, Cà Mau ở phía Tây Nam, phía Đông Nam giáp biển Đông. Bạc Liêu có bờ biển dài 56Km nối các biển như Gành Hào, Nhà Mát, Cái Cùng. Diện tích tự nhiên 2.525,7 km2 (số liệu năm 2003). Đơn vị hành chính Bạc Liêu có 6 huyện: Hòa Bình, Vĩnh Lợi, Hồng Dân, Giá Rai, Phước Long, Đông Hải và thị xã Bạc Liêu –trung tâm hành chính của tỉnh. Bạc Liêu có địa hình tương đối bằng phẳng, chủ yếu nằm ở độ cao trên dưới 1,2 m so với mặt biển, còn lại là những giồng cát và một số khu vực trùng ngập nước quanh năm. Địa hình có xu hướng dốc từ bờ biển vào nội đồng, từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu có nhiều kênh rạch lớn như: kênh Quản Lộ Phụng Hiệp, Cạnh Đền, Phó Sinh, Giá Rai. 2.1.2 Địa Lý Tỉnh Bạc Liêu nằm trong vùng tọa độ từ 9000’’ đến 9038’’9’’’ vĩ Bắc và từ 105051’’54’’’ kinh Đông; Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Hậu Giang, tỉnh Kiên Giang; Đông và Bắc giáp với tỉnh Sóc Trăng; Tây và Tây Nam giáp tỉnh Cà Mau; Đông và Đông Nam giáp biển Đông với bờ Biển dài 56 km. Bạc Liêu có biển Gành Hào, Cái Cùng, Chùa Phật, Nhà Mát: Huyện kệ là điều kiện thuận lợi để giao thương, trung chuyển hàng hóa ra tỉnh –Quốc lộ 1A chạy qua địa hình tỉnh từ Đông sang Tây, nối thị xã Bạc Liêu với Thành phố Cà Mau. Tuyến đường Cao Văn Lầu dài 8 km nối Quốc lộ 1A với bờ biển, cùng nhiều tuyến đường xương cá nối Quốc lộ 1A với các nơi khác trong tỉnh, thuận tiện giao thông vận tải. Địa hình: Bạc Liêu nằm trong vùng đất mới của Đồng Bằng Sông Cửu Long, đó là vùng đồng bằng rìa châu thổ. Địa hình tương đối bằng phẳng, cao trung bình 0,3 0,5m. Địa hình có xu hướng dốc từ bờ biển vào nội đồng, từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Độ dốc trung bình toàn tỉnh từ 1- 1,5 cm/km chia thành hai khu vực rõ rệt. Khu vực phía Nam Quốc lộ 1A có địa hình với những cát biển không liên tục, cao trung bình 0,4 -0,8m, hướng nghiêng, thấp dần vào nội địa. Khu vực phía Bắc Quốc lộ 1A là vùng trũng của tỉnh, cao trung bình từ 0,2 -0,3m so với mực nước biển kiểu địa hình GVHD: ThS.GVC. Trần Thanh Quang 21 SVTH: Võ Thanh Sơn Luận văn tốt nghiệp này thuận lợi cho việc đưa nước biển vào nội đồng phục vụ nuôi trồng thủy sản, song cũng tạo thành các vùng trũng cục bộ, đặc biệt là các huyện Phước Long, Hồng Dân, Giá Rai. Bờ biển Bạc Liêu có những bãi bồi rộng. Hàng năm tiến dần ra biển với hàng nghìn ha rừng phòng hộ. Đây là môi trường thuận lợi để nuôi trồng các loài thủy hải sản có giá trị kinh tế cao như: nghiêu, sò, thềm lục địa của tỉnh có tiềm năng dầu và khí tự nhiên. Khí hậu: Bạc Liêu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm 2.000 -2.300mm. Nhiệt độ trung bình 260C, cao nhất 31,50C, thấp nhất 22,50C. Số giờ nắng trong năm 2.300 giờ, lượng bức xạ trung bình khoảng 2.410 Kcal/cm2. Độ ẩm trung bình mùa khô 80% và mùa mưa là 85%. Tỉnh nằm ở vĩ độ thấp nên ít chịu ảnh hưởng của bảo và áp thấp nhiệt đới, không chịu ảnh hưởng trực tiếp của lũ lụt từ hệ thống sông Cửu Long. Tuy nhiên, những năm trở lại đây, do biến đổi khí hậu, nhiều cơn bảo lớn đã quét qua địa bàn tỉnh, gây thiệt hại nặng nề như: cơn bảo số 5 năm 1997 và cơn bảo số 4 năm 2004. Nhìn chung khí hậu Bạc Liêu khá thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa và nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, việc nuôi trồng thủy sản trong những năm qua đã gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái tại đây. Thủy văn: tỉnh có nhiều kênh gạch chằng chịt như: kênh Quản Lộ, kênh Canh Điền, kênh Phước Long, kênh Phụng Hiệp, kênh sáng Cà Mau; nguồn nước cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt của tỉnh là nước mặn và nước ngầm. Nước mặt: tỉnh có các con kênh dẫn nước ngọt từ song Hậu về, cung cấp chủ yếu cho sinh hoạt và sản xuất ở khu vực phía Bắc Quốc lộ 1A. Nước ngầm: thị xã Bạc Liêu và các huyện phía Nam Quốc lộ 1A chủ yếu sử dụng nước ngầm trong sinh hoạt và sản xuất. Theo đánh giá của các nhà khoa học, Bạc Liêu có trữ lượng nước ngầm khá lớn. Hiện tại, tỉnh đang khai thác sử dụng ở độ sâu từ 80 -100m. Đây là tầng nước dễ bị nhiễm phèn, cần được quan tâm bảo vệ. GVHD: ThS.GVC. Trần Thanh Quang 22 SVTH: Võ Thanh Sơn Luận văn tốt nghiệp Chế độ thủy văn của tỉnh chịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều biển Đông và một phần bán nhật triều biển Tây. Do đó, phần phía Bắc Quốc lộ 1A có điều kiện nuôi thủy sản, làm muối, phát triển rừng gặp mặn. Hiện nay, nguồn nước mặn và nước ngầm của bạc Liêu đang có nguy cơ bị ô nhiễm do nuôi trồng thủy sản quá mức và sủ dụng hóa chất trong sản xuất nông nghiệp. Tỉnh cần có quy hoạch sử dụng hợp lý các nguồn nước, hình thành các hệ thống cấp thoát nước, tránh để nước thải chưa sử lý lan ra gây ô nhiễm môi trường. 2.1.3 Dân cư Quy mô và sự phân bố: Bạc Liêu là tỉnh có quy mô dân số nhỏ, đứng thứ 12 trong số 13 tỉnh thành vùng Đồng bằng song Cửu Long. Theo thông tin từ tổng cục thông kê, dân số bạc Liêu năm 2008 là 829,300 người, cao hơn tỉnh Hậu Giang, dân số tăng dần qua các năm. Theo tài liệu cũ, vào năm 1910, dân số Bạc Liêu là 87.400 người. Sau 20 năm, vào năm 1930 dân số tỉnh là 231.000 người, tăng gấp 2,64 lần. Năm 1970, dân số Bạc Liêu là 293.000 người. Sau 30 năm, vào năm 2000 dân số tỉnh là 745.200 người, tăng gấp 2,5 lần so với năm 1970. Năm 2004, dân số Bạc Liêu là 793.500 người, năm 2008 là 829.300 người tăng gấp 1,045 lần so với năm 2004. [7] Bạc Liêu là tỉnh nhỏ, diện tích hẹp, dân số thấp. Theo thông tin từ tổng cục thống kê, mật độ dân số của tỉnh năm 2008 là 321 người/km2, đúng thứ 10 ở khu vực Đồng bằng song Cửu Long, cao hơn các tỉnh Long An, Kiên Giang và Cà Mau. Dân cư Bạc Liêu phân bố không điều giữa các huyện và thị xã. Theo số thống kê năm 2004, thị xã Bạc Liêu có mật độ dân số 796 người/km2, cao gấp 2,5 lần mật độ dân số bình quân toàn tỉnh và 3,26 lần mật độ dân số của huyện Đông Hải. Trong các huyện Giá Rai và Vĩnh Lợi có mật độ dân số cao nhất, thấp nhất là huyện Hồng Dân. Theo số liệu của ban chỉ đạo điều tra dân số và nhà ở tỉnh Bạc Liêu năm 2009 dân số thành thị của tỉnh là 227.764 người, chiếm 26,6% dân số toàn tỉnh. [7] Cơ cấu dân số Xét theo độ tuổi, Bạc Liêu là tỉnh có dân số trẻ. Năm 1999, số người trong độ tuổi dưới 15 chiếm 33,9%, từ 15 -59 chiếm 59,8%, từ 60 tuổi trở lên chiếm 6,3%. GVHD: ThS.GVC. Trần Thanh Quang 23 SVTH: Võ Thanh Sơn Luận văn tốt nghiệp So với các khu vực Đồng bằng sông Cửu Long thì Bạc Liêu có tỷ lệ người dưới và trong đột tuổi lao động cao hơn, tỷ lệ người trên độ tuổi lao động thấp hơn so với mức trung bình của cả nước, Bạc Liêu có tỷ lệ người dưới và trên độ tuổi lao động cao hơn, tỷ lệ người trong độ tuổi lao động thấp hơn. Xét về giới tính, dân số Bạc Liêu thiên về nữ giới. Năm 2003, nữ chiếm 51,3% dân số tỉnh, nam giới chiếm 48,7%. Năm 2008. nữ giới chiếm 51,27% dân số cả tỉnh, nam giới chiếm 48,73%. Sau 5 năm, khoảng cách chênh lệch dân số nữ rút ngắn không đáng kể. Về dân tộc: trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu có nhiều dân tộc cư trú, trong đó người Kinh chiếm 89,5%, người Hoa chiếm 2,5%, người Khmer chiếm 7,9%, còn lại là các dân tộc khác. (Số liệu thống kê năm 2003). 2.1.4 Kinh tế Mặc dù trong điều kiện còn nhiều khó khăn, nhưng tình hình kinh tế tỉnh Bạc Liêu tiếp tục duy trì ổn định và phát triển. Trong đó tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) đạt 9,826 tỷ đồng, tăng 12% so với năm 2010. Thu nhập bình quân đầu người trong năm 2011 đạt gần 25 triệu đồng (tương đương 1.123 USD), cơ cấu kinh tế gồm khu vực nông nghiệp chiếm 51,7%, công nghiệp xây dựng chiếm 24,52% và dịch vụ chiếm 23,8% trong GDP. Tổng vốn đầu tư phát triển năm 2011 thực hiện 5.600 tỷ đồng, chiếm khoảng 25,8% GDP. Giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 9.958 tỷ đồng, tăng 7,8% so với cùng kỳ, sản lượng lương thực 900 ngàn tấn, sản lượng thủy sản khai thác và môi trường cả năm lên trên 250 ngàn tấn, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh lên đến 4.356 tỷ đồng. Kim ngạch xuất khẩu thực hiện 260 triệu USD, chỉ số giá cả năm tăng 16,5%, tổng mức lưu chuyển hàng hóa đạt 18.060 tỷ đồng. Doanh thu du lịch đạt gần 470 tỷ đồng, với khoảng 530 ngàn lượt du khách (trong đó khoảng 17.000 lượt khách quốc tế). Tổng thu ngân sách trên địa bàn thực hiện 1.484 tỷ đồng trong đó, thu trong cân đối 871 tỷ đồng. Tổng chi ngân sách địa phương trong cân đối đạt 2.490 tỷ đồng, bằng 106,9% dự toán, bằng 97,9% so với năm 2010. GVHD: ThS.GVC. Trần Thanh Quang 24 SVTH: Võ Thanh Sơn Luận văn tốt nghiệp Trong năm 2011 có 78% rác thải đô thị được thu gom, 94% hộ dân sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh, trong đó khu vực nông thôn là 54%. Hoạt động quản lý khoa học kỹ thuật được chuyển biến tốt, chất lượng thẩm định các đề tài khoa học từng bước được nâng lên, nhiều đề tài, dự án đã đưa vào ứng dụng mang lại nhiều hiệu quả thiết thực, góp phần nâng cao năng suất lao động trên nhiều lĩnh vực và cải thiện đời sống người dân. Trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012. Tuy có ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới và những khó khăn trong nước, nhưng tình hình kinh tế -xã hội tiếp tục có những chuyển biến tích cực. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) đạt 3.626 tỷ đồng (theo giá so sánh 1994) tăng 11,87% so với cùng kỳ. Trong đó khu vực nông nghiệp tăng 8,96%, công nghiệp –xây dựng tăng 13,95% và dịch vụ tăng 14,15% so với cùng kỳ. Tháng 12 năm 2012, thực hiện theo nghị quyết số 01/NQ –CP ngày 03 tháng 01 năm 2012. Do đó, sản xuất nông nghiệp về diện tích gieo trồng và sản lượng thu hoạch đều tăng trưởng so với cùng kỳ, công tác phòng trừ sâu hại và dịch bệnh được triển khai thực hiện tốt, nhờ thực hiện tốt kiểm soát, kiểm dịch nên chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển tốt và tăng so với cùng kỳ, giá trị sản xuất công nghiệp trong 12 tháng tăng 15,5% so với cùng kỳ. Tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu tăng 20,3% so với cùng kỳ, tổng nguồn vốn đầu tư cho xây dựng tăng 17% so với cùng kỳ. Về tài chính, mặc dù đang trong giai đoạn thực hiện nghị quyết số 13/NQ –CP của chính phủ về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp nên nguồn thu trong cân đối tăng chậm, tổng thu trong cân đối ngân sách tăng 19% so với cùng kỳ, thu quản lý qua thu ngân sách trên địa bàn tỉnh tăng 16,7% so với cùng kỳ. 2.1.5 Xã hội Tính đến năm 2011, dân số toàn tỉnh Bạc Liêu đạt gần 873.300 người, mật độ dân số đạt 354 người/Km2. Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 234.700 người, dân số tại nông thôn đạt 638.600 người. Dân số nam đạt 434.500 người, trong khi đó nữ đạt 438.800 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 10,1%. GVHD: ThS.GVC. Trần Thanh Quang 25 SVTH: Võ Thanh Sơn Luận văn tốt nghiệp Hệ thống giáo dục của tỉnh Bạc Liêu có nhiều cấp học, bao gồm giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục chuyên nghiệp. Theo thống kê đến ngày 30 tháng 09 năm 2007, Bạc Liêu có 234 trường học ở các cấp phổ thông, thấp nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Năm 2009 100% xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh có phòng học kiên cố. Trong đó có 64 trường mầm non, 154 trường tiểu học, 67 trường trung học cơ sở, có 85 trường trung học, chỉ tiêu phổ cập đúng độ tuổi và THCS đều đạt và vượt tiêu chuẩn do bộ giáo dục và đào tạo quy định: 96,93% đối tượng tốt nghiệp lớp 9; 81,35% đối tượng từ 15 -18 tuổi có bằng tốt nghiệp THCS, trẻ em 6 tuổi vào lớp 1 đạt 99,10%, trẻ em 11 -14 tuổi tốt nghiệp tiểu học đạt 90,79%. 31/61 xã phường đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. [7] Tạo việc làm và giải quyết việc làm mới hàng năm cho người lao động là 86.000 lượt người, trong đó lao động nữ là 45%, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo bằng các hình thức từ 35 -42%. Tỷ lệ hộ nghèo giảm 6%/năm, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng 10%, tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch 90%, tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện là 97%.[1] 2.2 Thực trạng phát triển kinh tế nông thôn ở tỉnh Bạc Liêu 2.2.1 Thành tựu phát triển kinh tế nông thôn ở tỉnh Bạc Liêu 2.2.1.1 Trong lĩnh lực nông nghiệp- lâm nghiệp- ngư nghiệp * Trong lĩnh vực nông nghiệp: Theo tổng niêm giám thống kê năm 2011 về kinh tế của tỉnh Bạc Liêu giai đoạn năm 2008 đến năm 2011 thì kinh tế nông thôn của tỉnh có những thành tựu sau: - Đối với trồng trọt: Ta tìm hiểu thành tựu trong một số năm về giá trị sản xuất trong ngành trồng trọt thì ta thấy liên tục tăng như năm 2008 là 6.218 tỷ đồng, đến năm 2009 là 6.320 tỷ đồng so với năm 2008 là 102 tỷ đồng, năm 2010 là 7.832 tỷ đồng năm 2011 là 7.986 tỷ đồng tăng so với năm 2010 là 154 tỷ đồng. + Về cây lương thực thì giá trị sản xuất cũng tăng liên tục năm 2008 là 2.836 tỷ đồng, năm 2009 là 3.122 tỷ đồng tăng 286 tỷ đồng, năm 2010 là 3.356 tỷ đồng tăng 234 tỷ đồng, năm 2011 là 3.676 tỷ đồng tăng 320 tỷ đồng. GVHD: ThS.GVC. Trần Thanh Quang 26 SVTH: Võ Thanh Sơn Luận văn tốt nghiệp Trong đó cây lúa: đối với cây lúa đông xuân thì năng xuất năm 2008 là 86,12 tạ/ha, năm 2009 là 87,86 tạ/ha tăng 1,74 tạ/ha, năm 2010 là 88 tạ/hâ tăng 0,14 tạ/ha. Đối với lúa hè thu thì lại tăng không đồng đều, năm 2008 là 76,36 tạ/ha, năm 2009 giảm xuống nhưng đến năm 2010 thì lại tăng và đạt được 78,96 tạ/ha tăng so với năm 2008 và năm 2009. Đối với lúa Thu Đông năng suất tăng nhưng không đáng kể, năm 2008 là 40,62 tạ/ha, năm 2009 là 41,86 tạ/ha tăng 1,24 tạ/ha, năm 2010 là 42,76 tạ/ha tăng 0,9 tạ/ha. Đối với cây bắp thì cũng tiếp tục tăng về năng suất, ta so sánh sự gia tăng năng suất so với năm 2008 là 86 tạ/ha, năm 2009 là 89 tạ/ha tăng 3 tạ/ha, năm 2010 là 90 tạ/ha năm 2011 là 91,2 tạ/ha. Sản lượng cây bắp đạt được năm 2008 là 1.470 tấn, năm 2009 là 1.481 tấn, năm 2010 là 1.581 tấn, năm 2001 là 1.590 tấn. Đối với cây có hạt thì năng suất cũng tăng nhưng tăng không liên tục: năm 2008 là 420,81 tạ/ha, năm 2009 là 422,02 tạ/ha, năm 2010 là 433,06 tạ/ha tăng so với năm 2009, năm 2011 là 443,91 tạ/ha tăng 10,85 tạ/ha so với năm 2010. + Cây thực phẩm: các loại cây thực phẩm Bạc Liêu năng suất tăng qua các năm, năm 2008 là 548,81 tạ/ha, năm 2009 là 549,86 tạ/ha, năm 2010 là 549,96 tạ/ha, năm 2011 là 561,06 tạ/ha tăng 11,1 so với năm 2010. Diện tích rau đậu các loại cũng liên tục tăng năm 2008 là 18,609 ha, năm 2009 là 19,610 ha, năm 2010 là 22,791 ha, năm 2011 là 23,574 ha. Sản lượng rau các loại cũng tăng nhanh, năm 2008 là 345.927 tấn, năm 2009 là 486.698 tấn, năm 2010 là 456.138 tấn, năm 2011 là 496.121 tấn. + Cây công nghiệp hàng năm: Cây công nghiệp hàng năm của tỉnh Bạc Liêu tăng nhanh và được trồng ở nhiều nơi. Về giá trị sản xuất, sản lượng và năng xuất tăng nhanh mang lại nhiều hiệu quả cho người dân Bạc Liêu và đã góp phần vào phát triển kinh tế ở tỉnh Bạc Liêu, về giá trị sản xuất cây công nghiệp hàng năm tăng nhanh. Cụ thể như năm 2008 là 365.544 triệu đồng tăng 2,41 triệu đồng, năm 2010 là 380.653 triệu đồng. GVHD: ThS.GVC. Trần Thanh Quang 27 SVTH: Võ Thanh Sơn Luận văn tốt nghiệp Về diện tích cây công nghiệp hàng năm cũng tăng nhưng tăng chậm, năm 2008 là 12.585 ha, năm 2009 là 12,675 ha, năm 2010 là 13,650 ha. Trong đó cây mía tăng nhanh cụ thể là năm 2008 là 22,388 ha, năm 2009 là 22,968 ha, năm 2010 là 23,678 ha, năm 2011 là 23,067 ha. Về sản lượng, đối với cây mía thì sản lượng tiếp tục tăng, năm 2008 là 423.86 tấn, năm 2009 là 453.87 tấn, năm 2010 là 463.09 tấn, năm 2011 là 464.53 tấn. + Cây công nghiệp lâu năm: Về giá trị kinh tế cây công nghiệp lâu năm mang lại nhiều hiệu quả kinh tế cao cho tỉnh Bạc Liêu và đem lại cho người dân thu được nhiều lợi nhuận và góp phần cho cuộc sống người dân được tốt hơn. Cụ thể năm 2008 là 264.942 triệu đồng, năm 2009 là 274.864 triệu đồng tăng 9.922 triệu đồng so với năm 2008, năm 2010 là 283.333 triệu đồng tăng 8.469 triệu đồng so với năm 2009, năm 2011 là 296.323 triệu đồng. Về diện tích: thì diện tích cây công nghiệp lâu năm của tỉnh Bạc Liêu tiếp tục tăng, năm 2008 là 21,762 ha, năm 2009 là 22,156 ha, năm 2010 là 22,756 ha. Đó là diện tích chung đối với cây công nghiệp lâu năm, còn riêng đối với từng loại cây thì diện tích tăng như sau: Đối với cây dừa: năm 2008 là 21,568 ha, năm 2009 là 21,798 ha, năm 2010 là 22,068 ha, năm 2011 là 22,568 ha. Đối với cây ca cao: năm 2008 là 846,3 ha, năm 2009 là 868,9 ha, năm 2010 là 870,8 ha, năm 2011 là 896,0 ha. Về năng suất: với hai loại cây công nghiệp được trồng ở tỉnh Bạc Liêu thì năng suất của hai loại cây đó đều tăng. Cụ thể là: Thứ nhất là cây Dừa: năm 2008 là 244,06 tạ/ha, năm 2009 là 256,89 tạ/ha, năm 2010 là 260,90 tạ/ha, năm 2011 là 278,06 tạ/ha. Thứ hai đó là cây Ca Cao: năm 2008 là 368,90 tạ/ha, năm 2009 là 378,06 tạ/ha, năm 2010 là 387,30 tạ/ha, năm 2011 là 391,07 tạ/ha. Về sản lượng cũng tiếp tục tăng đã góp phần cho đời sống của người dân thêm phần nào tốt hơn và sản lượng đạt được cụ thể là: GVHD: ThS.GVC. Trần Thanh Quang 28 SVTH: Võ Thanh Sơn Luận văn tốt nghiệp Thứ nhất là cây Dừa: năm 2008 là 218,368 tấn, năm 2009 là 221,768 tấn, năm 2010 là 231,726 tấn, năm 2011 là 251,389 tấn. Thứ hai đó là cây Ca Cao có sản lượng đạt cụ thể: năm 2008 là 22,86 tấn, năm 2009 là 23,96 tấn, năm 2010 là 24,89 tấn, năm 2011 là 24,99 tấn. + Cây ăn quả: Đối với cây ăn quả thì giá trị sản xuất cũng tiếp tục tăng, ta có thể thấy rõ qua các năm cụ thể: năm 2008 là 692.600 triệu đồng, năm 2009 là 711.301 triệu đồng tăng 18,701 triệu đồng so với năm 2008, năm 2010 là 721.368 triệu đồng, năm 2011 là 731.361 triệu đồng tăng 9,993 triệu đồng. Đối với cây Chuối: năm 2008 là 320,36 ha, năm 2009 là 326,36 ha, năm 2010 là 330,06 ha. Đối với cây Nhãn: năm 2008 là 720,38 ha, năm 2009 là 726,86 ha, năm 2010 là 730,86 ha, năm 2011 là 764,84 ha. Đối với cây Chôm Chôm: năm 2008 là 568,86 ha, năm 2009 là 578,06 ha, năm 2010 là 579,86 ha, năm 2001 là 581,07 ha. Diện tích cây Xoài cũng tăng nhanh ở Bạc Liêu: năm 2008 là 22,867 ha, năm 2009 là 23,879 ha, năm 2010 là 24,869 ha, năm 2011 là 24,968 ha. Trong đó cây có múi: cam, quýt, chanh… năm 2008 là 4,168 ha, năm 2009 là 4,216 ha, năm 2010 là4,381 ha, năm 2011 là 4,441 ha. Về năng suất: Đối với cây Nhãn cũng tăng qua các năm như sau: năm 2008 là 221,16 tạ/ha, năm 2009 là 222,18 tạ/ha, năm 2010 là 223,81 tạ/ha, năm 2011 là 223,96 tạ/ha. Đối với cây Chôm Chôm thì năng suất cũng tăng cụ thể là: năm 2008 là 186,16 tạ/ha, năm 2009 là 190,17 tạ/ha, năm 2010 là 191,86 tạ/ha, năm 2011 là 193,19 tạ/ha. Về sản lượng đối với cây Xoài thì sản lượng tăng nhanh: năm 2008 là 11,321 tấn, năm 2009 là 11,421 tấn, năm 2010 là 12,311 tấn, năm 2011 là 12,314 tấn. [7] GVHD: ThS.GVC. Trần Thanh Quang 29 SVTH: Võ Thanh Sơn Luận văn tốt nghiệp - Đối với chăn nuôi: Với ngành chăn nuôi đem lại cho tỉnh Bạc Liêu nhiều hiệu quả cao, đẩy mạnh và phát triển nhanh về chăn nuôi ở tỉnh đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân ở tỉnh Bạc Liêu, giá trị ngành chăn nuôi đem lại cho tỉnh cũng tăng nhanh qua các năm. Ta so sánh sự gia tăng giá trị của ngành chăn nuôi qua các năm như sau: năm 2008 là 891,584 triệu đồng, năm 2009 là 896,548 triệu đồng tăng 4,964 triệu đồng so với năm 2008, năm 2010 là 897,688 triệu đồng tăng 1,14 triệu đồng, năm 2011 là 897,798 triệu đồng tăng 0,11 triệu đồng so với năm 2010. Trong chăn nuôi gia súc của tỉnh cũng tăng rất nhanh: năm 2008 là 507,756 triệu đồng, năm 2009 là 517,396 triệu đồng tăng 9,64% so với năm 2008, năm 2010 là 521,116 triệu đồng, năm 2011 là 524,216 triệu đồng tăng 3,1 triệu đồng so với năm 2010. Đối với sản lượng sản phẩm của ngành chăn nuôi thì: Thứ nhất là đàn heo thì sản lượng của tỉnh Bạc Liêu tăng nhanh: năm 2008 là 64,265 tấn, năm 2009 là 65,275 tấn, năm 2010 là 66,433 tấn, năm 2011 là 66,456 tấn. Sản lượng bò cũng tăng nhanh: năm 2008 là 12,349 tấn, năm 2009 là 12,459 tấn, năm 2010 là 13,116 tấn, năm 2011 là 13,261 tấn. Sản lượng đàn trâu ở tỉnh cũng tăng nhanh: năm 2008 là 8,956 tấn, năm 2009 là 8,978 tấn, năm 2010 là 9,687 tấn, năm 2011 là 9,789 tấn. Đối với đàn heo thì sản lượng tăng: năm 2008 là 614,808 con, năm 2009 là 28,161 con, năm 2010 là 631,216 con, năm 2011 là 641,838 con. Đối với huyện Giá Rai: năm 2008 là 54,368 con, năm 2009 là 54,968 con, năm 2010 là 55,116 con, năm 2011 là 55,216 con. Đối với huyện Phước Long: năm 2008 là 43,116 con, năm 2009 là 43,216 con, năm 2010 là 44,217 con, năm 2011 là 44,980 con. Đối với huyện Vĩnh Lợi: năm 2008 là 33,868 con, năm 2009 là 33,896 con, năm 2010 là 34,116 con, năm 2011 là 34,234 con. GVHD: ThS.GVC. Trần Thanh Quang 30 SVTH: Võ Thanh Sơn Luận văn tốt nghiệp Đối với huyện Hòa Bình: năm 2008 là 36,234 con, năm 2009 là 37,342 con, năm 2010 là 37,568 con, năm 2011 là 7,678 con. [7] * Trong lĩnh vực Lâm nghiệp: Trong lĩnh vực lâm nghiệp giữ vai trò chủ đạo trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Bạc Liêu. Trước năm 1997 ngành chỉ độc canh cây lúa, vì vậy chưa mang lại hiệu quả kinh tế cao, sau khi tái lập tỉnh, ngành đã chuyển đổi cơ cấu sang sản xuất luân canh, đa cây đa con trên cùng một diện tích. Trong nội bộ ngành cũng có sự chuyển dịch cơ cấu rõ rệt, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp tăng dần tỷ trọng lâm nghiệp. Tỉnh Bạc Liêu có diện tích rừng phòng hộ ven biển và rừng đặc dụng sân chim tương đối ổn định, hầu hết diện tích đất trồng ven biển đã được trồng rừng phòng hộ. Tổng diện tích có rừng 1997 là 4.157 ha, năm 2003 là 5.390 ha. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, tính đến ngày 31 -12 -2008, tổng diện tích rừng Bạc Liêu là 4.300 ha. Trong đó, rừng tự nhiên là 2.300 ha, rừng trồng là 2.000 ha, tỷ lệ che phủ đạt 1,7%. Giá trị sản xuất lâm nghiệp sơ bộ năm 2008 là 19,6 tỷ đồng, sản lượng gỗ khai thác sơ bộ năm 2008 là 2.900 m2. * Trong lĩnh vực ngư nghiệp Ngư nghiệp là ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế của Bạc Liêu, ngày 10 -10 -2008 ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu phê duyệt đề án phát triển kinh tế biển đến năm 2020. Trên thực tế, giá trị sản xuất thủy sản của tỉnh đã không ngừng gia tăng qua các năm. Theo thông tin từ website tỉnh, giá trị sản xuất thủy sản năm 1997 là 887,929 triệu đồng, năm 2006 là 17,273.000 triệu đồng tăng 9,35%. Theo thông tin từ tổng cục thống kê, giá trị sản xuất thủy sản năm 2008 của tỉnh là 4.364,3 tỷ đồng. Quý 1 năm 2009 tổng sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng đạt 42.629 tấn (bao gồm: sản lượng nuôi trồng 21.837 tấn, bằng 83,8% so với cùng kỳ; sản lượng nuôi trồng 21,837 tấn, tăng 19,4% so với cùng kỳ). [11] Đối với ngành khai thác thủy sản: năm 2008 là 88,238 triệu đồng, năm 2009 là 88,436 triệu đồng, năm 2010 là 88,786 triệu đồng, năm 2011 là 88,796 triệu đồng. GVHD: ThS.GVC. Trần Thanh Quang 31 SVTH: Võ Thanh Sơn Luận văn tốt nghiệp Đối với ngành nuôi trồng thủy sản của tỉnh Bạc Liêu từ năm 1997 đến năm 2005 có hơn 70,000 ha đất trồng lúa trong tỉnh đã chuyển sang nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm công nghiệp. Khu vực nội địa trong bờ biển của tỉnh nằm hai bên quốc lộ 1A, có hơn 135.000 ha đất thuộc vùng sinh thái mặn và nước lợ có khả năng nuôi trồng và phát triển đa dạng các loại thủy sản có giá trị kinh tế cao, nhất là nghề nuôi tôm sú, cua, cá kèo… Đồng thời có điều kiện thích hợp cho việc hình thành các trung tâm sản xuất con giống phục vụ cho việc nuôi trồng thủy sản của tỉnh. Ngày 08 -10 -2008, tỉnh Bạc Liêu đã khởi công xây dựng vùng nuôi tôm sú công nghiệp –bán công nghiệp tại xã Vĩnh Trạch Đông, thị xã Bạc Liêu. Dự án có tổng diện tích 800 ha, vốn đầu tư lên đến 30 tỷ đồng thuộc chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Dự án tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở sản xuất tôm sú giống, ao hồ nuôi… nhằm quy hoạch vùng nuôi tôm công nghiệp –bán công nghiệp khép kín với quy trình kỹ thuật cao. Dự kiến năm 2010, dự án sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng, đây là lần đầu tiên sau 10 năm chuyển dịch cơ cấu kinh tế Bạc Liêu quy hoạch được vùng sản xuất tôm sú hiện đại, khép kín với quy mô lớn. Những năm gần đây, phong trào nuôi các loại thủy sản mới ở Bạc Liêu (như cua, cá kèo, cá bống tượng, cá chình, ba ba, cá thác lác…) xuất hiện ngày một nhiều. Ở các vùng phía Bắc của tỉnh, có nguồn nước ngọt quanh năm từ sông Hậu đổ về, nghề nuôi thủy sản trên sông phát triển khá mạnh. Mô hình nuôi cá Lóc trong mung (man) trên sông được nhiều người áp dụng vì vốn đầu tư vài triệu đồng mau cá giống, vải làm màn, cây làm cọc để bao cá, sau đó thả cá, thả chà và chăm sóc cá. Nuôi từ 3- 3,5 tháng, cá sẽ đạt trọng lượng từ 300 -700 gram/con. Đây là hình thức nuôi trồng mới, đem lại nhiên hiệu quả cao và thu nhập đáng kể cho người dân. Đối với sản lượng nuôi cá kèo của tỉnh đạt được cụ thể như sau: năm 2008 là 28,369 tấn, năm 2009 là 28,469 tấn, năm 2010 là 28,567 tấn, năm 2011 là 28,733 tấn. GVHD: ThS.GVC. Trần Thanh Quang 32 SVTH: Võ Thanh Sơn Luận văn tốt nghiệp Đối với sản lượng nuôi con ba ba ở tỉnh Bạc Liêu cũng tăng rất nhanh và đạt hiệu quả cao cụ thể là: năm 2008 là 31,768 tấn, năm 2009 là 31,796 tấn, năm 2010 là 31,798 tấn, năm 2011 là 32,068 tấn. Đối với sản lượng nuôi cá thác lác cườm thu được cụ thể là: năm 2008 là 11,368 tấn, năm 2009 là 11,378 tấn, năm 2010 là 11,478 tấn, năm 2011 là 11,573 tấn. Đối với quy trình nuôi cá bóng tượng ở tỉnh Bạc Liêu cũng đạt hiệu quả cụ thể là: năm 2008 là 13,768 tấn, năm 2009 là 13,798 tấn, năm 2010 là 14,068 tấn, năm 2011 là 14,126 tấn. Ngoài ra trong lĩnh vực diêm nghiệp cũng đã có nhiều thành tựu đáng kể, Bạc Liêu là tỉnh gần biển đó là điều kiện thuận lợi cho người dân phát triển làm muối. Sản lượng muối đạt cụ thể như sau: năm 2008 là 888,968 tấn, năm 2009 là 898,973 tấn, năm 2010 là 898,998 tấn, năm 2011 là 910,368 tấn. Trong lĩnh vực diêm nghiệp đã góp phần cho người dân sống tốt hơn, các nhà máy chế biến muối ở tỉnh cũng được hình thành và từ đó giá muối đã cao hơn. 2.2.1.2 Trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ * Trong lĩnh vực công nghiệp: Từ sau khi tái lập tỉnh, cơ cấu ngành công nghiêp- xây dựng có gia tăng nhưng không mạnh, năm 1997 ngành này chiếm 18,79% trong cơ cấu kinh tế tổng sản phẩm các ngành kinh tế của tỉnh (tính theo giá trị hiện hành). Theo thông tin từ tổng cục thống kê thì giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế năm 2008 là 4.385,7 tỷ đồng, đứng thứ 12 khu vực Đồng bằng Sông cửu Long, cao hơn tỉnh Trà Vinh. Theo thông tin từ website sở Công thương tỉnh thì tổng giá trị sản xuất công nghiệp năm 2008 là 2.817 tỷ đồng, phân theo loại hình kinh tế bao gồm: kinh tế nhà nước chiếm 903 tỷ đồng, kinh tế ngoài nhà nước: 1.439 tỷ đồng, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 475 tỷ đồng. Theo thông tin từ website tỉnh Bạc Liêu vào quý 1 năm 2009 thì giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh ước đạt 495,8 tỷ đồng, bằng 15% kế hoạch và tăng 3,4% so GVHD: ThS.GVC. Trần Thanh Quang 33 SVTH: Võ Thanh Sơn Luận văn tốt nghiệp với cùng kỳ. Một số sản phẩm có mức tăng trưởng khá như: gạo xay xát tăng 6,12%, điện thương phẩm tăng 6,35% và nước thương phẩm tăng 4,42% so với cùng kỳ. Sản lượng chế biến thủy sản xuất khẩu thực hiện 3.955 tấn. Về cơ cấu ngành công nghiệp chế biến chiếm ưu thế cụ thể là: năm 2008 ngành này chiếm 91% tổng giá trị sản xuất toàn ngành. Các ngành công nghiệp chủ yếu bao gồm: chế biến lương thực thực phẩm, chế biến thủy sản xuất khẩu, sản xuất nước đá, cơ khí sửa chữa. Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu là: muối biển, thủy sản đông lạnh xuất khẩu, gạo xay xát, vật liệu xây dựng… Không như các tỉnh thành khác, ở Bạc Liêu phân bố công nghiệp có xu hướng chuyển dịch về nông thôn như việc bố trí các nhà máy chế biến thủy sản, lúa gạo ở các huyện Giá Rai, Vĩnh Lợi là vùng sản xuất nguyên liệu cho chế biến. Nhà máy chế biến tôm đông lạnh Tân Phong tại xã Tân Phong của huyện Giá Rai đã thu hút hàng ngàn lao động. Công nghiệp chế biến: là ngành công nghiệp chủ yếu ở Bạc Liêu bao gồm chế biến thủy sản xuất khẩu, sản xuất muối và chế biến lương thực xuất khẩu. Cuối năm 2008, trên địa bàn toàn tỉnh có mười hai nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh. Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu năm 2008 gồm: thủy sản đông lạnh đạt 28.700 tấn, xay xát đạt 357 ngàn tấn, sản xuất nước đá đạt 810 ngàn tấn, muối biển 91 ngàn tấn, muối iôt 6 ngàn tấn, thức ăn chăn nuôi 3.620 tấn, nước máy thương phẩm 3,571 ngàn m3. Tiểu thủ công nghiệp bao gồm: đan lát, dệt chiếu, rèn, dệt may, chế biến đường, các loại thực phẩm và gia vị thường dùng hoạt động xen kẽ trong các khu dân cư với quy mô nhỏ. Công nghiệp cơ khí: năm 2008 ở tỉnh Bạc Liêu có ba xí nghiệp sữa chữa ô tô – cơ khí và 450 cơ sở sản xuất tư nhân khác. Công nghiệp dệt may: là ngành sản xuất đã có từ lâu với các sản phẩm như vải mùng, khăn tắm nổi tiếng trong và ngoài tỉnh. Năm 2008, giá trị sản xuất của ngành này đạt trên 1,6 tỷ đồng. GVHD: ThS.GVC. Trần Thanh Quang 34 SVTH: Võ Thanh Sơn Luận văn tốt nghiệp Công nghiệp sản xuất gỗ tập trung nhiều ở huyện Hồng Dân. Năm 2008, giá trị sản xuất ngành này đạt 89,6 tỷ đồng chiếm 7% giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh. Các khu công nghiệp, khu công nghiệp duy nhất trên địa bàn tỉnh có tên trong danh mục các khu công nghiệp cả nước là khu công nghiệp Trà Kha, thuộc phường 8, thị xã Bạc Liêu. Khu công nghiệp Trà Kha được bắt đầu quy hoạch tư năm 1997, diện tích ban đầu là 123 ha. Hiện nay, trong khu công nghiệp chỉ có đuy nhất một nhà máy đang hoạt động, đó là nhà máy sản xuất bia với công suất lên đến 30 triệu lít/năm. Ngoài khu công nghiệp Trà Kha, tỉnh Bạc Liêu còn quy hoạch các cụm công nghiệp như: cụm công nghiệp Hộ Phòng, huyện Giá Rai 18 ha, Vĩnh Trạch thị xã Bạc Liêu 50 ha. Cụm công nghiệp Gành hào –huyện Đông Hải 80 ha với các ngành khai thác thủy hải sản, làm muối, chế biến thủy sản, đóng và sửa chữa tàu thuyền, sản xuất nước đá, cung cấp các dịch vụ cho khai thác hải sản. Cụm công nghiệp Rạch Bà Rìa –huyện Giá Rai 40 ha với các ngành chế biến lương thực thực phẩm, thức ăn cho gia súc, nuôi tôm, đồ nhựa, chế biến bột cá, thủy sản, sửa chữa tàu thuyền, gạch ngói. Cụm công nghiệp Phước Long –huyện Phước Long 50 ha. Cum công nghiệp Hồng Dân 50 ha. Cụm công nghiệp Ninh Qưới –huyện Hồng Dân 40 ha. Cụm công nghiệp Châu Hưng –huyện Vĩnh Lợi 50 ha với các ngành khai thác và chế biến hải sản, làm muối, xay xát, chế biến lương thực, thực phẩm, thức ăn gia súc, vật liệu xây dựng. [14] * Trong lĩnh vực thương mại –dịch vụ: Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của ngành dịch vụ ở nông thôn tỉnh Bạc Liêu từ năm 2008 -2010 là 20,8%, cao hơn so với các ngành thuộc khu vực I và II. GDP năm 2008 là 909 tỷ đồng tăng gấp hơn 2 lần so với năm 2005 là 300 tỷ đồng. Thương mại là ngành dịch vụ quan trọng có sự chuyển biến khá, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm từ 2008 -2010 là 18,41% đã góp phần quan trọng thúc đẩy GVHD: ThS.GVC. Trần Thanh Quang 35 SVTH: Võ Thanh Sơn Luận văn tốt nghiệp việc sản xuất, xuất khẩu và phục vụ đời sống dân cư. Năm 2010 tổng hàng hóa bán lẻ ở nông thôn đạt khoảng 2.512 tỷ đồng, trong tổng mức luân chuyển hàng hóa bán lẻ khu vực kinh tế tư nhân chiếm vị trí lớn khoảng 76% năm 2010. Hệ thống chợ ở nông thôn của tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực, năm 2008 toàn tỉnh có 62 chợ, trong đó có 2 chợ loại I là: chợ Bạc Liêu và chợ Hộ Phòng, 11 chợ loại II là: Hòa Bình, Vĩnh Hưng, Phước Long, Ngan Dừa, Phó Sinh, Giá Rai, Láng Tròn, Gành Hào, Xóm Lung, Nhân Dân và 49 chợ loại III. Theo thống tin từ tổng cục thống kê tổng mức bán lẽ hàng hóa và dịch vụ của tỉnh sơ bộ năm 2010 là 8,15 tỷ đồng. Quý I năm 2011, tổng mức lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ 2.961 tỷ đồng, bằng 25% kế hoạch, tăng 19,4% so với cùng kỳ; chỉ số giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng quý I tăng 23,37% so với tháng 12/2010 và tăng 0.89% so với tháng trước; kim ngạch xuất khẩu ước đạt 32,4 triệu USD, bằng 15% kế hoạch, tăng 5% so với cùng kỳ (chủ yếu là do xuất khẩu gạo 28.320 tấn, tăng 3,5 lần so với cùng kỳ). * Giao thông: Hệ thống hạ tầng giao thông kể từ khi tái lập tỉnh năm 2007, qua hơn 10 năm thì hệ thống đường giao thông của tỉnh đã có bước phát triển. Sau 10 năm tái lập tỉnh Bạc Liêu đã đầu tư, xây dựng sửa chữa nâng cấp 82 tuyến đường giao thông quan trọng (đường tỉnh, huyện, đô thị) với tổng chiều dài 185.535 km và 60 cầu với tổng chiều dài 2.318m. Giao thông nông thôn phát triển lên 600 tuyến với tổng chiều dài 2.220Km, trong đó có 1.083 km được tráng nhựa, 839 km bê tông xi- măng. Như vậy, năm 2010 hệ thống đường bộ địa phương có 1.781.51 km là đường kiên cố có các loại, tăng 11 lần so với năm 1997, cả tỉnh có 30/48 xã có đường cho xe ôtô đến trung tâm, 94% số ấp có đường xe môtô lưu thông được cả trong mùa lủ. Quốc lộ 1A có 63,7 km đã được cải tạo, nâng cao hoàn thành vào cuối năm 2009. Tuyến đường này nằm trong dự án đang nâng cấp, đoạn Cần Thơ –Năm Căn và có 18 cây cầu đang trong giai đoạn thi công làm mới. Tuyến lộ -Phụng Hiệp (qua 4 tỉnh Hậu Giang –Sóc Trăng –Bạc Liêu –Cà Mau) khi hoàn thành sẽ rút ngắn được 40Km đi từ Cần Thơ –Cà Mau so với tuyến quốc lộ GVHD: ThS.GVC. Trần Thanh Quang 36 SVTH: Võ Thanh Sơn Luận văn tốt nghiệp 1A, đồng thời làm giảm áp lực giao thông lên quốc lộ 1A. Tuyến đường này sẽ có hơn 52 km qua địa phận Bạc Liêu, giúp dân cư các huyện trước đây sống biệt lập bên ngoài có cơ hội giao thương trao đổi sản phẩm, hàng hóa, nâng cao đời sống. Tuyến nam sông Hậu qua Bạc Liêu 14 km đang trong quá trình đầu tư, tuyến đường này cải thiện đáng kể cho việc đi lại, giao thương của cư dân nằm ở mạn phía Nam của sông Hậu, bởi trước kia người dân ở đây chủ yếu sử dụng đường thủy đi lại và vận chuyển hàng hóa. * Tình hình vận tải: Toàn tỉnh có hai bến xe chính và một số điểm đổ xe ở các huyện: Bến xe Bạc Liêu nằm tại số 21/10 quốc lộ 1A, thị xã Bạc Liêu, phục vụ các tuyến: Bạc Liêu –Hộ Phòng, Bạc Liêu –Cà Mau, Bạc Liêu –Sóc Trăng, Bạc Liêu –Cần Thơ. Bến xe Hộ Phòng tại ấp 1, thị trấn Hộ Phòng, huyện Giá Rai phục vụ các tuyến: Hộ Phòng –Bạc Liêu, Hộ Phòng –Cà Mau, Hộ Phòng –Cần Thơ, Hộ Phòng –Sài Gòn. Theo thông tin từ sở giao thông vận tải Bạc Liêu, ngày 03 -08 -2009 công ty Bến xe Bạc Liêu đã hoàn tất các thủ tục vận chuyển hành khách từ Bạc Liêu đi Campuchia. Theo đó, mỗi ngày có một chuyến khởi hành từ Bạc Liêu đi Phnômpênh và ngược lại. Tỉnh Bạc Liêu có bến tàu khách Hộ Phòng, Gành Hào, tổng diện tích 1.340 m2, có thể cho tàu 1.000 tấn ra vào, đủ đáp ứng nhu cầu đi lại trong và ngoài vùng. Khối lượng vận chuyển hàng hóa đường thủy là 1388 nghìn tấn, vận chuyển hàng hóa đường bộ là 1041,1 nghìn tấn. Khối lượng luân chuyển hàng hóa đường thủy là 121,3 triệu tấn/km, khối lượng luân chuyển đường bộ là 88,8 triệu tấn/km. * Đối với du lịch của tỉnh Bạc Liêu: Tổng doanh thu dịch vụ du lịch đạt 600 tỷ đồng, năm 2012 thì tổng doanh thu dịch vụ du lịch của tỉnh đạt khoảng 600 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch và tăng 20,8% so với cùng kỳ năm 2011. GVHD: ThS.GVC. Trần Thanh Quang 37 SVTH: Võ Thanh Sơn Luận văn tốt nghiệp Các điểm du lịch tiêu biểu của tỉnh như: Đền thờ Bác Hồ (xã Châu Thới, huyện Vĩnh Lợi), Khu Quán âm Phật Đài (TP. Bạc Liêu), nhà thờ Tắc Sậy (huyện Giá Rai), khu Lăng Cá Ông (xã Vĩnh Thịnh, huyện Hòa Bình), du lịch sinh thái vườn chim Bạc Liêu và vườn nhãn Bạc Liêu… Đã đón tiếp khoảng 630.000 lượt khách, tăng 18,8% so với cùng kỳ năm 2011 có 180.00 lượt khách sử dụng dịch vụ lưu trú khi đến tham quan du lịch. Triển khai chương trình hành động du lịch giai đoạn 2012 -2015: phấn đấu doanh thu du lịch đạt 700 -1000 tỷ đồng vào năm 2015. [8] 2.2.2 Nguyên nhân của những thành tựu trong phát triển kinh tế nông thôn ở tỉnh Bạc Liêu Bạc Liêu là một tỉnh nằm gần biển, thuận lợi cho việc đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản đạt được nhiều hiệu quả kinh tế cao, thời tiết ở tỉnh Bạc Liêu thuận lợi cho người dân canh tác và lâm nông nghiệp. UBND tỉnh Bạc Liêu áp dụng được Khoa học – Kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt và khai thác thủy hải sản. Thực hiện nghị quyết 01/NQ –CP của chính phủ về điều hành phát triển kinh tế -xã hội của tỉnh. Đưa đội ngũ cán bộ từ bồi dưỡng về chính trị và tiếp thu Khoa học –Kỹ thuật. Tạo điều kiện tốt cho người dân có được việc làm ổn định. Các chế độ, chính sách ưu đãi đối với gia đình thương binh, liệt sĩ, hộ nghèo, các chính sách an sinh xã hội tốt. Công tác giải quyết việc làm cho người lao động cũng được thực hiện, xuất khẩu lao động, nâng tổng số lao động xuất khẩu nước ngoài. Hoạt động văn hóa, văn nghệ, thông tin, truyền thông tiếp tục được thực hiện tốt, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ đời sống văn hóa tinh thần, nhu cầu khai thác, tìm hiểu thông tin của người dân. Đề ra những biện pháp chủ trương bảo vệ, mở rộng diện tích trồng rừng và nuôi trồng các loại thủy sản ven biển của tỉnh. Thực hiện tốt các chính sách của Đảng và Nhà nước đề ra GVHD: ThS.GVC. Trần Thanh Quang 38 SVTH: Võ Thanh Sơn Luận văn tốt nghiệp Xây dựng các hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng của tỉnh, để phục vụ cho việc vận chuyển và đi lại của người dân thuận lợi. Luôn luôn coi trọng và giữ gìn nếp sống văn hóa văn minh của người dân tỉnh. Xem trọng và thành lập ra nhiều chợ để đáp ứng nhu cầu cho người dân, góp phần xây dựng và phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh Bạc Liêu trên con đường đổi mới và hội nhập. 2.2.3 Những hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong phát triển kinh tế nông thôn ở tỉnh Bạc Liêu 2.2.3.1 Những mặt khó khăn Tỉnh Bạc Liêu là một tỉnh nghèo, dân số đông, trình độ văn hóa còn thấp. Dân số tỉnh còn gia tăng nhanh nên đất đai có xu hướng chia nhỏ, manh múng, làm cho diện tích đất canh tác nhỏ lại. Tài nguyên thiên nhiên của tỉnh Bạc Liêu còn gặp nhiều khó khăn, đất nông nghiệp bị nhiễm mặn nhiều, phèn, khô hạn, thiếu nước ngọt vào mùa khô từ tháng 3 -6 tháng/năm, nước mặn xâm nhập sâu vào đất nông nghiệp. Lao động nông thôn chiếm 76% chủ yếu là lao động nông nghiệp, trình độ dân trí không đồng điều. Thiếu chuyên môn và tay nghề còn yếu kém, từ đó dẫn đến tệ nạn thất nghiệp và nhiều người không có việc làm và phải đi đến những thành phố khác tìm kiếm việc làm, từ đó những người dân ở tỉnh khó có thể chuyển sang ngành nghề khác. Tỉnh Bạc Liêu có nhiều sông ngòi chằng chịt, việc giao lưu kinh tế và đi lại gặp nhiều khó khăn. Trình độ sản xuất của người dân còn thấp, khoảng cách chênh lệch giữa người nghèo và người giàu, giữa nông thôn và thành thị càng lớn. Thu nhập của người dân ở nông thôn thấp, đời sống của người dân còn nhiều thiếu thốn và không ổn định. Trình độ Khoa học – Công nghệ, khả năng chuyển giao và ứng dụng các tiến bộ Khoa học –Kỹ thuật vào sản xuất còn nhiều hạn chế nên năng suất, chất lượng nhiều loại nông sản hàng hóa còn kém, khả năng cạnh tranh trên thị trường còn nhiều hạn chế. GVHD: ThS.GVC. Trần Thanh Quang 39 SVTH: Võ Thanh Sơn Luận văn tốt nghiệp Giá các loại vật tư nông nghiệp và nguyên –nhiên liệu tăng cao, trong khi đó giá các mặt hàng sản phẩm nông nghiệp thì lại biến động và bị ép giá. Người dân chưa có nhiều ý thức bảo vệ cảnh quan, bảo vệ môi trường sống dẫn đến tình hình ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng. Kết cấu hạ tầng của tỉnh còn yếu kém, tiếp thu Khoa học- Công nghệ còn chậm. Khoa học- Công nghệ chưa áp dụng được vào thực tiễn sản xuất và các cơ sở thiết bị vật chất chưa đáp ứng được nhu cầu cho việc nghiên cứu Khoa học, thiếu lực lượng đội ngũ quản lý, kỷ thuật, lực lượng khuyến nông còn yếu kém chưa đáp ứng được cho nhu cầu nuôi trồng. Các chính sách trong lĩnh vực nông nghiệp, chưa đầy đủ, nhất là chính sách cơ cấu sản xuất, quản lý và bảo vệ môi trường sống… Đối với công nghiệp và dịch vụ thì mang tính thụ động, khả năng hội nhập kinh tế quốc tế, kinh tế khu vực của các doanh nghiệp tư nhân và nhà nước còn yếu kém, năng lực sản xuất còn mức thấp. Cơ chế chính sách về quản lý chính sách, về quản lý kinh tế còn nhiều bất cập và khó khăn. [12] 2.2.3.2 Nguyên nhân của hạn chế trong phát triển kinh tế nông thôn ở tỉnh Bạc Liêu Tình hình kinh tế nông thôn chậm phát triển, nguyên nhân do nguồn tài nguyên của tỉnh bị cạn kiệt, người dân không có ý thức và sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên không hợp lý. Tỉnh chưa chú trọng đến kế hoạch hóa gia đình nên dân số tăng nhanh, làm ảnh hưởng đến xã hội và gánh nặng cho gia đình. Do phân bố lao động không đồng điều, không phù hợp ngành nghề. Việc triển khai thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất tại các địa phương còn chậm, phần lớn là do nông dân đầu tư phát triển tự phát và thiếu quy hoạch. Công tác quy hoạch, rà soát quy hoạch một số lĩnh vực ngành còn chậm. Công tác bồi hoàn gặp nhiều khó khăn làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công theo kế hoạch. GVHD: ThS.GVC. Trần Thanh Quang 40 SVTH: Võ Thanh Sơn Luận văn tốt nghiệp Trong chỉ đạo chưa phát triển được vùng sản xuất làm ảnh hưởng đến hiệu quả và nhiều rủi ro trong sản xuất, công tác hội hóa về cây, con giống còn chậm so với nhu cầu thực tế sản xuất tại địa phương. Chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn còn chậm và thiếu bền vững. Ngành nghề nông thôn chậm phát triển công tác và phát triển các loại hình kinh tế tập thể như: tổ hợp tác, hợp tác xã chưa có sự chuyển biến đáng kể, kinh tế trang trại đạt hiệu quả thấp và chưa có định hướng phát triển tích cực. Một số địa phương chưa tập trung vào sản xuất và triển khai các biện pháp chủ động phòng chống các loại dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi, chưa tuân thủ tốt lịch thời vụ xuống giống lúa và thả nuôi tôm sú theo khuyến cáo của ngành. Sản xuất công nghiệp tăng trưởng chậm, sức cạnh tranh không cao. Khai thác tài nguyên và nhiên liệu còn chậm, công tác quản lý cảu nhà nước và tỉnh về hoạt động phát triển du lịch của tỉnh còn gặp nhiều khó khăn. [12] GVHD: ThS.GVC. Trần Thanh Quang 41 SVTH: Võ Thanh Sơn Luận văn tốt nghiệp Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ TIẾP TỤC PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG THÔN Ở TỈNH BẠC LIÊU 3.1 Phương hướng và các chỉ tiêu phát triển kinh tế nông thôn ở tỉnh Bạc Liêu 3.1.1 Phương hướng phát triển kinh tế nông thôn ở tỉnh Bạc Liêu * Đối với ngành nông- lâm- ngư nghiệp: - Đối với công nghiệp: thực hiện xây dựng một nền nông nghiệp phát triển mạnh ở tỉnh, xây dựng nền nông nghiệp sạch theo hướng sản xuất hàng hóa, tập trung chuyên canh, gắn với phát triển công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Đồng thời tăng năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh, gia tăng lợi ích đạt được trong chuỗi cung ứng sản phẩm; bảo đảm vững chắc an ninh lương thực, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Nông thôn phát triển hài hòa, văn minh với kết cấu hạ tầng kỷ thuật, văn hóa và các định chế hoạt động đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn môi trường và trật tự an toàn xã hội được bảo vệ tốt; bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn. + Ngành trồng trọt phát triển chủ yếu tập trung thâm canh, tăng vụ. Tăng giá trị và hiệu quả trên một đơn vị diện tích. Diện tích cây lương thực sẽ giảm dần, chuyển bớt diện tích lúa mùa năng suất thấp sang nuôi trồng thủy sản để đạt được hiệu quả cao và không dùng phí diện tích đất trồng. Trong đó tỉnh còn phải chú trọng quan tâm phát triển cây ngắn ngày có giá trị kinh tế cao để xuất khẩu và làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và đáp ứng nhu cầu lương thực cho người dân. + Chăn nuôi tiếp tục phát triển và từng bước được tỉnh Bạc Liêu xây dựng thành ngành kinh tế hàng hóa lớn của tỉnh, đồng thời tỉnh cũng quan tâm đến việc chăn nuôi và tỷ trọng, luôn phấn đấu đẩy mạnh để đạt được hàng năm ngành chăn nuôi đạt khoảng 35% giá trị sản xuất nông nghiệp. - Đối với lâm nghiệp tiếp tục trồng và khôi phục rừng ngập mặn ven biển theo mô hình nông –lâm kết hợp (trồng rừng với nuôi tôm) trồng cây phân tán theo trục giao GVHD: ThS.GVC. Trần Thanh Quang 42 SVTH: Võ Thanh Sơn Luận văn tốt nghiệp thông, kênh mương và đất vườn ở hộ gia đình. Bảo đảm diện tích rừng trồng mới tập trung mỗi năm khoảng 300 ha, trồng cây phân tán khoảng 550 nghìn cây/năm. Đưa diện tích đất lâm nghiệp đạt khoảng 20 nghìn ha, khoảng 10,5% diện tích tự nhiên của tỉnh. Bạc Liêu là tỉnh nằm gần biển, thuận lợi cho việc nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản. Thủy sản là ngành có nhiều lợi thế của tỉnh Bạc Liêu, vì vậy cần phải tăng năng lực khai thác biển kết hợp với bảo vệ nguồn lợi hải sản và bảo vệ môi trường sống. Tập trung và đẩy mạnh nuôi trồng cả ba vùng: nước lợ, nước mặn và nước ngọt; tiếp tục đầu tư chiều sâu cho việc khai thác đánh bắt xa bờ; nâng cấp và xây mới các cơ sở sản xuất và các thiết bị phương tiện phục vụ cho việc nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. * Đối với ngành công nghiệp: Trọng tâm là phát triển công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm như xay gạo, chế biến, đông lạnh thủy sản, hải sản và chế biến các cây lương thực khác. Thực hiện đầu tư nâng cấp, tăng năng suất của ngành chế biến các sản phẩm xay xát gạo và đông lạnh tôm. Tiến hành xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng, các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, có các chính sách khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư và phát triển công nghiệp. Đối với xây dựng, tiếp tục phát triển mạnh các ngành sản xuất ra vật liệu xây dựng, tư vấn và thiết kế xây dựng dân dụng nhằm tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động đáp ứng nhu cầu của người dân. * Đối với dịch vụ và thương mại: Đối với dịch vụ thì tổ chức công bố quy hoạch sau khi được phê duyệt, tổ chức lại hệ thống tổ chức dịch vụ du lịch của tỉnh. Tổ chức thực hiện điều tra, đánh giá, phân loại, xây dựng cơ sở hạ tầng, du lịch của tỉnh. Khuyến khích các thành phần kinh tế tư nhân trong nước và ngoài nước đầu tư phát triển du lịch. GVHD: ThS.GVC. Trần Thanh Quang 43 SVTH: Võ Thanh Sơn Luận văn tốt nghiệp Đối với Thương mại: Tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách phát triển mạng lưới kết cấu hạ tầng thương mại buôn bán, bán lẻ bao gồm: các loại hình chợ, các trung tâm thương mại, hệ thống các siêu thị, hệ thống các cửa hàng, hợp tác xã thương mại, dịch vụ thương mại, hệ thống đại lý thương mại. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn và tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách khuyến khích mở rộng mạng lưới kinh doanh, phát triển các tổ chức liên kết lưu thông hàng hóa, hình thành các kinh lưu thông hàng hóa ổn định từ sản xuất đến tiêu dùng trên địa bàn tỉnh. * Đối với diêm nghiệp: Hướng dẫn kiểm tra việc sản xuất, thu hoạch bảo quản, chế biến muối ở địa phương. Tổ chức thực hiện kế hoạch dự trữ muối của tỉnh được phê duyệt. Tiếp tục đẩy mạnh và phát triển nghề diêm nghiệp, xây dựng các nhà máy chế biến muối. [4] 3.1.2 Các chỉ tiêu phát triển kinh tế nông thôn ở tỉnh Bạc Liêu * Đối với ngành nông –lâm –ngư nghiệp: Thế mạnh trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Bạc Liêu vẫn là nông nghiệp, nên trong giai đoạn này cần tập trung xây dựng phát triển nông nghiệp. Tiếp tục khơi dậy và phát huy tối đa nguồn nội lực, đồng thời đẩy mạnh thu hút nguồn lực từ bên ngoài, cố gắng mở rộng sản xuất hàng hóa của tỉnh Bạc Liêu với thị trường trong và ngoài nước, đẩy mạnh xuất khẩu; khai thác lợi thế của từng tiểu vùng, sử dụng hợp lý tài nguyên, chuyển kinh tế nông nghiệp của tỉnh một cách hợp lý từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển hài hòa giữa chiều rộng và chiều sâu; phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, tập trung nguồn lực xây dựng và phát triển mạnh và toàn diện kinh tế biển; tiếp tục thực hiện các chính sách về phát triển nông nghiệp và nông thôn, tập trung nguồn lực xây dựng nông thôn mới theo tiêu chí của chính phủ. GVHD: ThS.GVC. Trần Thanh Quang 44 SVTH: Võ Thanh Sơn Luận văn tốt nghiệp Trồng trọt là ngành chiếm tỷ trọng lớn trong nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, tăng sản lượng, giá trị và hiệu quả đáp ứng nhu cầu của thị trường; đa dạng hóa cây trồng trên nền tảng sử dụng tôt đa đất và nước. Tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi chú trọng những vật nuôi có giá trị cao như: heo và gia cầm, các loại cá trình, ba ba, cá thác lác… xây dựng ngành chăn nuôi trở thành ngành kinh tế hàng hóa đáp ứng nhu cầu trong và ngoài tỉnh để xuất khẩu với chất lượng cao. Thủy sản: xây dựng ngành thủy sản trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, mở rộng diện tích đất nuôi thủy sản và áp dụng Khoa học –Kỷ thuật tiên tiến vào thủy sản và gắn lên đến phát triển nông nghiệp. Quy hoạch các vùng nuôi thủy sản, chú trọng những loài có giá trị kinh tế cao, nhu cầu thị trường cần và có khả năng suất khẩu, khai thác tối đa lợi thế của tỉnh, đặc biệt là điều kiện sông ngòi dày đặt, nguồn nước ngọt dồi giàu và phong phú, phấn đấu thu mua và chế biến thủy sản đạt ở mức độ cao. Phấn đấu tổng giá trị ngành nông –lâm –ngư nghiệp năm 2015 đạt khoảng 5.401 tỷ đồng, năm 2020 đạt khoảng 7.147 tỷ đồng (giá cố định). Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011 -2015 là 65% và giai đoạn 2016 -2020 là 5%. Giai đoạn 2020, tỷ trọng ngành nông –lâm –ngư nghiệp giảm đáng kể trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Dự kiến năm 2015 chiếm khoảng 36,4%, năm 2020 chiếm khoảng 31% trong cơ cấu kinh tế. Đối với vùng Bắc Quốc lộ 1A, giữ gìn ổn định khoảng 54,8 ngàn ha lúa 2 -3 vụ vào năm 2015 và 52,4 ngàn ha vào năm 2020; diện tích lúa –tôm khoảng 33 ngàn ha vào năm 2015 và 35 -40 ngàn ha vào năm 2020. Đối với vùng Nam Quốc lộ 1A, quy hoạch 15.000 ha diện tích nuôi tôm công nghiệp, tập trung ở thành phố Bạc Liêu, huyện Hòa Bình và huyện Đông Hải; xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ hiện đại đáp ứng nhu cầu nuôi tôm thâm canh. Diện tích chuyên lúa sẽ còn 2.700 ha vào năm 2015 và 2.600 ha vào năm 2020. Sản lượng lúa đến năm 2015 sẽ đạt được 850 ngàn tấn, năm 2020 là 950 ngàn tấn. GVHD: ThS.GVC. Trần Thanh Quang 45 SVTH: Võ Thanh Sơn Luận văn tốt nghiệp Sản lượng khai thác và nuôi trồng các loại rau đậu từ 1,7% hiện nay lên 2,7% năm 2020; sản lượng dự kiến đạt khoảng 150 ngàn tấn năm 2015 và trên 216 ngàn tấn năm 2020. Tổ chức lại chăn nuôi theo hướng trang trại với quy mô phù hợp, đảm bảo an toàn về vệ sinh phòng dịch bệnh. Nâng tỷ trọng chăn nuôi trong giá trị sản xuất nông nghiệp khoảng 28% năm 2015 và 30 -31% vào năm 2020. Trong giai đoạn tới, cần nhanh chóng khoanh nuôi, đảm bảo ổn định diện tích rừng khoảng 8.329 -8330 ha. Trong đó, bao gồm 389 ha rừng đặc dụng sân chim Bạc Liêu, dải rừng phòng hộ ngoài đê biển, khoanh nuôi 2.780 ha rừng ngập mặn bãi bồi ven biển. Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng hiện đại, đến năm 2015 có khoảng 20% và năm 2020 có trên 50% số xã đạt tiêu trí xây dựng nông thôn mới. * Đối với công nghiệp: Phát triển công nghiệp hướng vào các ngành khai thác được lợi thế về cơ sở hạ tầng, nguồn nguyên liệu và nguồn lao động ở địa phương; tạo ra những sản phẩm có sức cạnh tranh, có thị trường lớn trong và ngoài nước; tác động tích cực đến phát triển nông nghiệp và nông thôn, phát triển công nghiệp gắn liền với bảo vệ môi trường. Định hướng phát triển các ngành công nghiệp: Giá trị gia tăng thêm ngành công nghiệp, xây dựng năm 2015 là 2.951 tỷ đồng, năm 2020 khoảng trên 5.600 tỷ đồng (giá cố định). Đến năm 2015, tỷ trọng công nghiệp –xây dựng trong GDP toàn tỉnh khoảng 31,7% và năm 2020 là 35 -36%. Đẩy mạnh thu hút đầu tư trong nước và ngoài nước để phát triển công nghiệp, đồng thời tăng cường củng cố và phát triển các cơ sở công nghiệp vừa và nhỏ của địa phương nhằm tạo tiền đề hình thành nên các cơ sở nông nghiệp có quy mô sản xuất lớn và hiện đại của tỉnh. Đến năm 2020, quy hoạch các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh là 03 khu, diện tích khoảng 410 ha và 04 cụm công nghiệp ở các huyện Hòa Bình, Phước Long, Hồng Dân và Vĩnh Lợi (diện tích bình quân mỗi cụm là 50 ha). GVHD: ThS.GVC. Trần Thanh Quang 46 SVTH: Võ Thanh Sơn Luận văn tốt nghiệp Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm: nguồn nguyên liệu cho chế biến lương thực, thực phẩm là thế mạnh của các huyện ở tỉnh Bạc Liêu. Do vậy, phát triển ngành công nghiệp này có nhiều thuận lợi, chế biến thực phẩm sẽ phát triển theo hướng không ngừng nâng cao trình độ kỷ thuật, đảm bảo chất lượng sản phẩm, giảm tiêu hao nguyên liệu, giảm chi phí sản xuất. Tập trung khai thác nguồn nội lực, tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài, thu hút đầu tư vào sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh, trên cơ sở khai thác các tiềm năng, lợi thế của tỉnh để tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm sản xuất tại địa phương với các thị trường trong và ngoài nước. Phát triển các khu công nghiệp phải có tầm nhìn dài hạn lấy hiệu quả Kinh tế xã hội, môi trường là mục tiêu cao nhất, phù hợp với định hướng và phân bố lực lượng sản xuất hợp lý của tỉnh Bạc Liêu. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ; hình thành các vùng sản xuất nguyên liệu hàng hóa tập trung; thực hiện lộ trình xây dựng nông thôn mới. Hình thành phát triển khu kinh tế Gành Hào, mà hạt nhân là nhà máy nhiệt điện 1.200MW, cảng Gành Hào và khu công nghiệp Gành Hào; xây dựng thành phố Bạc Liêu trở thành trung tâm chính trị -kinh tế -văn hóa –khoa học kỷ thuật và đạt đô thị loại II. Phấn đấu đưa thị trấn Giá Rai và thị trấn Hộ Phòng trở thành thị xã vào năm 2015 và thị trấn Gành Hào trở thành thị xã vào năm 2020. * Đối với ngành dịch vụ và thương mại: Phát triển mạnh các ngành dịch vụ, nhất là các dịch vụ có giá trị gia tăng cao, tiềm năng lớn và có sức cạnh tranh; đồng thời phát huy lợi thế các ngành dịch vụ trên tuyến hành lang kinh tế, đảm bảo tốt mục kinh tế. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng lĩnh vực dịch vụ bình quân thời kỳ 2011 -2015 đạt 11 -12%, trong đó giai đoạn 2011 -2015 đạt 10 -11% năm, giai đoạn 2016 -2020 từ 12 -13% năm; tập trung phát triển các ngành dịch vụ và thương mại chủ yếu sau: GVHD: ThS.GVC. Trần Thanh Quang 47 SVTH: Võ Thanh Sơn Luận văn tốt nghiệp Củng cố và mở rộng thị trường nội địa, nhất là thị trường nông thôn, đẩy mạnh xuất khẩu các loại hàng hóa sản xuất tại địa phương, khuyến khích hình thành các doanh nghiệp thương mại có quy mô lớn và cạnh tranh cao. Khuyến khích phát triển hệ thống cửa hàng Xăng dầu trên tuyến hành lang kinh tế Đông –Tây, hệ thống chợ đầu mối, chợ nông thôn, chợ chuyên doanh phù hợp với nhu cầu trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các vùng. 3.2 Giải pháp trong phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh Bạc Liêu 3.2.1 Giải pháp trong lĩnh vực ngành 3.2.1.1 Trong lĩnh vực nông –lâm –ngư nghiệp * Nông nghiệp: - Trồng trọt. Đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa công tác sản xuất giống, phối hợp các tổ chức, câu lạc bộ, hợp tác xã nông nghiệp sản xuất giống cấp xác nhận ở ngoài cộng đồng; xin UBND tỉnh ban hành một số chính sách khuyến khích sản xuất lúa giống trên địa bàn tỉnh bằng các dự án cụ thể nâng cấp lực lượng sản xuất các loại giống cây trồng khác như: xoài, chôm chôm, nhãn… Tăng cường công tác phòng chống sâu bệnh cho các loại cây trồng, đặc biệt là trên cây lúa phải có kế hoạch phòng chống dịch sâu bệnh tăng cường giám sát để kịp thời dự tính, dự báo phòng chống sâu bệnh, khuyến cáo công dân gieo sạ theo đúng lịch thời vụ né sâu bệnh và thời tiết xấu, nhằm đảm bảo an toàn trong sản xuất và tránh tốn kém chi phí, để đạt được kết quả tốt trong sản xuất. Chỉ đạo sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tổ chức thực hiện rà soát, duy trì, phát triển các vùng sản xuất rau an toàn, tăng cường thực hiện các biện pháp sản xuất rau an toàn theo hướng thực hành nông nghiệp tốt. Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tăng cường tổ chức đào tạo, tập huấn cán bộ quản lý, cán bộ kỷ thuật, cán bộ khuyến nông ở địa phương; đẩy mạnh khuyến nông tập huấn, hướng dẫn nông dân về quy trình sản xuất, quản lý buôn bán, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ở địa phương; nâng cao nhận thức, hiểu biết về các quy định của pháp GVHD: ThS.GVC. Trần Thanh Quang 48 SVTH: Võ Thanh Sơn Luận văn tốt nghiệp luật về an toàn thực phẩm ý thức trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm. Chỉ đạo các cơ quan chức năng và chính quyền các cấp tăng cường kiểm soát và sử lý các trường hợp vi phạm về buôn bán, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tại các vùng sản xuất nông nghiệp, tăng cường giám sát chất lượng rau, tập trung vào các vùng trồng rau và các loại cây trồng khác. Phát triển, nhân rộng các mô hình liên kết giữa các doanh nghiệp và nông dân thông qua các hợp tác xã và các hình thức phù hợp trong sản xuất và tiêu thụ rau an toàn. Đẩy mạnh công tác chuyển giao tiến bộ Khoa học –Kỷ thuật: xây dựng các mô hình trình diễn sử dụng cây con giống mới có hiệu quả kết hợp với tập huấn và hội thảo để nông dân biết áp dụng nhằm mở rộng diện tích sản xuất của các mô hình, nhất là áp dụng biện pháp kỷ thuật 3 giảm 3 tăng trong sản xuất lúa, trồng rau an toàn, trồng các loại cây có hiệu quả, sản xuất các loại cây ăn trái chủ lực (xoài, nhãn, chôm chôm, quýt…) theo tiêu chuẩn GAP. Chỉ đạo sở nông nghiệp và phát triển nông thôn phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng trình ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt theo thẩm quyền cơ chế, chính sách đầu tư cho ngành trồng trọt. - Chăn nuôi: Đẩy mạnh công tác và tổ chức tiêm phòng các loại vắc xin cho các đàn gia cầm, gia súc cụ thể là: tiêm ngừa bệnh cúm trên đàn gia cầm, tai xanh heo, ngân sách tỉnh 100% (không thu tiền người chăn nuôi) và tiêm vắc xin LMLM gia súc, dịch tả heo ở địa bàn nhằm chủ động ngặn chặn xâm nhập và lây lan, hạn chế đến mức thấp nhất số người và gia cầm mắc bệnh, cần phải thông tin thường xuyên, cập nhật về tác hại của việc buôn lận, vận chuyển và tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm tới sức khỏe của bản thân người tham gia vào việc này, tới sức khỏe của người dân. GVHD: ThS.GVC. Trần Thanh Quang 49 SVTH: Võ Thanh Sơn Luận văn tốt nghiệp Tăng cường chỉ đạo việc cấp đủ phương tiện phòng bệnh dịch cúm gia cầm cho tất cả cán bộ nhân viên, các lực lượng có trách nhiệm phải tiếp xúc thường xuyên với gia cầm và gia súc. Tổ chức thực hiện tốt tháng hành động tiêu độc khử trùng, tiêm phòng vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm tiến hành cấp và quản lý tốt việc cấp số chăn nuôi gia cầm đảm bảo đạt khoảng 90% số hộ chăn nuôi. Khuyến khích các bộ mở rộng quy mô chăn nuôi theo hình thức gia trại, trang trại và nuôi công nghiệp, phấn đấu mời huyện có từ 1- 2 điểm nuôi gia súc, gia cầm tập trung để thuận tiện cho việc tiêm phòng ngừa vắc xin. Đẩy mạnh công tác chuyển giao Khoa hoc – Kỷ thuật: cải tiến phương pháp tập huấn kỷ thuật kết hợp với xây dựng mô hình và hội thảo với các mô hình chủ yếu như: nuôi heo nái sinh sản, nuôi heo lấy thịt cho năng xuất, chất lượng cao; triển khai các biện pháp đổi mới trong chăn nuôi, tăng cường mạng lưới thú y, tổ chức đào tạo, tập huấn cho lực lượng thú y để đảm bảo đủ năng lực trong chuyển giao kỷ thuật và xử lý dịch bệnh tại các địa phương. Thủy sản: thực hiện quản lý chất lượng đàn thủy sản bố, mẹ tại các cơ sở cho đẻ nhân tạo, theo dỏi chặt chẽ việc xử lý nước thải, tiêu hủy tôm giống bị nhiễm bệnh tại các cơ sở sản xuất kinh doanh giống thủy sản. Ngoài ra còn tập trung đầu tư xây kết cấu hạ tầng kỷ thuật cho vùng nuôi tôm công nghiệp, bán công nghiệp bảo đảm các điều kiện nuôi tôm thâm canh, an toàn dịch bệnh. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, thử nghiệm các đối tượng nuôi mới và các mô hình nuôi thủy sản có hiệu để chuyển giao vào thực tế sản xuất. [11] Đẩy mạnh thực hiên CNH –HĐH nông nghiệp, nông thôn, góp phần đảm bảo nền Kinh tế- xã hội của tỉnh phát triển bền vững, tạo đà cho việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội 5 năm (2011 -2015). Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu, tập huấn nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ nguồn lợi thủy sản. GVHD: ThS.GVC. Trần Thanh Quang 50 SVTH: Võ Thanh Sơn Luận văn tốt nghiệp Đẩy mạnh vốn đầu tư vào nuôi thủy sản của tỉnh Bạc Liêu, tiếp tục triển khai thực hiện các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi trồng thủy sản, phát triển nuôi theo vùng quy hoạch, đồng thời đánh giá lại kết quả thực hiện để có kế hoạch điều chỉnh phù hợp với thực tế; chủ động có kế hoạch phòng các loại bệnh trên tôm, cá; theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, môi trường nhằm khuyến cáo, hướng dẫn nông dân thả nuôi đúng lịch thời vụ: đẩy mạnh công tác xã hội hóa về giống thủy sản, đồng thời tăng cường kiểm tra, kiểm dịch chất lượng con giống sản xuất tại chổ và nhập tỉnh nhằm giảm thiệt hại cho người nuôi. Tuyên truyền cho các tổ chức, cá nhân không sử dụng thuốc, kháng sinh, hóa chất cấm sử dụng trong sản xuất giống, nuôi thủy sản và bảo quản nguyên liệu, góp phần đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. * Lâm nghiệp: Quy hoạch cac hạng mục về bảo vệ rừng, phục hồi hệ sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ tồn tại cảnh quan thiên nhiên, giá trị văn hóa, lịch sử, môi trường: lưu trữ và các cơ sở dữ liệu, cứu hệ sinh vật, các chương trình nghiên cứu khoa học. Quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng, quản lý, bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng, hệ thống đường giao thông, đường tuần tra; các công trình hạ tầng kỷ thuật du lịch, văn phòng; ranh giới khu rừng đặc dụng; hệ thống thông tin rừng đặc dụng. Tổ chức hoạt động giám sát về diễn biến tài nguyên rừng, đa dạng sinh học, phục hồi hệ sinh thái; sử dụng tài nguyên và các dịch vụ môi trường rừng đặc dụng. * Diêm nghiệp: Đầu tư và hỗ trợ phát triển vùng muối, cải tạo, nâng cấp đồng muối trên diện tích 2.900 ha, thực hiện dự án sản xuất muối sạch chất lượng cao 400 ha oqr xã Long Điền Tây, huyện Đông Hải, đẩy mạnh việc khuyến cáo diêm dân chuyển từ thói quen sản xuất muối đen sang loại muối trắng để dể tiêu thụ, phục vụ công nghiệp và sản xuất. Tạo điều kiện xuất khẩu muối sang một số nước trong khu vực, nhằm góp phần giữu vững và phát huy nghề truyền thống nổi tiếng của vùng đất này. GVHD: ThS.GVC. Trần Thanh Quang 51 SVTH: Võ Thanh Sơn Luận văn tốt nghiệp 3.2.1.2 Giải pháp trong lĩnh vực công nghiệp * Giải pháp về thị trường: Đầu tư xây dựng và mở rộng thị trường, tiêu thụ các sản phẩm có trong nước và ngoài nước, đẩy mạnh liên kết, ký kết ở tầm vĩ mô, mở đường cho các sản phẩm đi vào thị trường mới. UBND tỉnh Bạc Liêu cần hộ trợ vốn vào các hoạt động thương mại, để các doanh nghiệp mạnh dạng tham gia. Nghiên cứu và xây dựng tổ chức các chương trình tác động thị trường của một sản phẩm cụ thể, thẩm định hiệu quả của nó, thiết kế và thực hiện quảng cáo, từ đó tạo cho mình một sản phẩm có thể đứng trên thị trường. Thực hiện đồng bộ các giải pháp để mở rộng thị trường trong tỉnh và xuất khẩu trên cơ sở tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, dịch vụ theo hướng chủ động tích cực, bảo đảm hiệu quả, hổ trợ doanh nghiệp xúc tiến bán hàng nội địa, đưa hàng về nông thôn, khuyến khích các doanh nghiệp liên kết tiêu thụ sản phẩm sản xuất: đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “ người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam ”. Thực hiện đăng ký bảo hộ về quyền sở hữu công nghiệp, mã số, mã vạch để có cung ứng cho siêu thị trên cả nước, cũng như tiêu thụ tại địa phương thông qua các đại lý, cửa hàng, các trung tâm chợ thị xã, thị trấn, chợ nông thôn. Nắm bắt, cập nhật tình hình thị trường, bổ sung kịp thời các đề án có hiệu quả, xây dựng phương án hổ trợ bổ sung, trong tập trung vào mở rộng thị trường có tiềm năng, trình cấp có thẩm quyền xem xét và quyết định. * Giải pháp về vốn: Nâng cao nhận thức, nhất quán trong cơ chế, chính sách thu hút đầu tư tạo niềm tin và sự an tâm cho nhà đầu tư. Hoạt động thu hút đầu tư phải có tầm nhìn chiến lược mang tính lâu dài và bền vững với việc lựa chọn nhà đầu tư chiến lược có tầm ảnh hưởng rộng, lan tỏ và thu hút các nhà đầu tư khác vào sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu. Để đảm bảo phát triển theo hướng đã chọn, nhu cầu vốn đầu tư toàn xã hội tỉnh Bạc Liêu thời ký 2011 -2015 khoảng 52,238 nghìn tỷ đồng, thời kỳ 2016 -2020 GVHD: ThS.GVC. Trần Thanh Quang 52 SVTH: Võ Thanh Sơn Luận văn tốt nghiệp khoảng 117,94 nghìn tỷ đồng, cả thời kỳ 2011 -2020 nhu cầu vốn đầu tư toàn xã hội dự báo khoảng 170,2 nghìn tỷ đồng. Trong đó dự kiến nguồn từ ngân sách chiếm tỷ trọng khoảng 20% tương đương 34 ngàn tỷ đồng (bình quân 3.400 tỷ đồng/năm); tín dụng nhà nước là 18% tương đương 30 ngàn tỷ đồng, còn lại huy động từ xã hội và các thành phần kinh tế trong tỉnh, trong nước và ngoài nước. Tăng cường nguồn vốn của quỷ bảo lãnh tín dụng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia bảo lãnh hộ trợ các dự án đầu tư vừa và nhỏ, thu hồi vốn nhanh, giải quyết được việc làm cho người lao động. Đặc biệt quan tâm chú trọng thu hút vốn từ bên ngoài, đặc biệt thu hút nguồn vốn từ nước ngoài để đưa vào sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu. Từng doanh nghiệp phải tạo tích lũy vốn từ quá trình sản xuất kinh doanh, đồng thời mở rộng các hình thức liên kết, cổ phần hóa doanh nghiệp, tham gia giao dịch cổ phiếu trên thị trường nhằm mục đích mở rộng, kêu gọi các nguồn vốn tham gia đầu tư vào doanh nghiệp của mình. [9] * Giải pháp về nguồn nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp chế biến: Giải pháp về thủy sản: tỉnh Bạc Liêu cũng phát triển khá mạnh tại vì tỉnh nằm gần biển nên thuận lợi cho việc nuôi thủy sản, tăng cường mở rộng diện tích nuôi thủy sản để đáp ứng nhu cầu cho việc cung cấp nguyên liệu chế biến, chế biến trong công nghiệp. Về các loại cây cho chế biến công nghiệp ở Bạc Liêu như là cây nhãn, cây chôm chôm, cây lúa… Đối với cây nhãn, Bạc Liêu là vùng đất nổi tiếng về cây nhãn, nhãn Bạc Liêu đã có tiếng trong và ngoài tỉnh. Hiện nay Bạc Liêu đã quy hoạch vườn nhãn Bạc Liêu là một trong những trọng điểm của du lịch sinh thái, chuẩn bị những điều kiện cần thiết để khai thác các lợi thế của vườn nhãn Bạc Liêu. Đồng thời đẩy mạnh trồng nhãn của tỉnh Bạc Liêu, lựa chọn những cây nhãn có năng xuất cao và chất lượng để đáp ứng nhu cầu cho chế biến công nghiệp. GVHD: ThS.GVC. Trần Thanh Quang 53 SVTH: Võ Thanh Sơn Luận văn tốt nghiệp Giải pháp về cây lúa: Đẩy mạnh đầu tư mở các nhà máy xay xát lúa, đồng thời cũng nhân rộng diện tích gieo trồng lúa ở tỉnh Bạc Liêu để có thể đáp ứng được cho trong tỉnh và ngoài tỉnh xuất khẩu nước ngoài. 3.2.1.3 Giải pháp về thương mại và dịch vụ Dự kiến tốc độ tăng trưởng của khu vực dịch vụ khoảng 19,4% năm trong các năm 2011 -2015 và 16 -17% trong những năm 2016 -2020. Giá trị tăng thêm năm 2015 đạt khoảng 5.964 tỷ đồng và năm 2020 khoảng 12.341 tỷ đồng, từng bước nâng cao tỷ trọng kinh tế dịch vụ trong nền kinh tế lên khoảng 32% năm 2015 và 34 -35% năm 2020. Phấn đấu đến năm 2015 thu hút ít nhất một triệu lượt khách du lịch, trong đó khách quốc tế khoảng 20 -25 ngàn lượt. Đến năm 2020, thu hút trên 02 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế 30 -35 ngàn lượt. Với bờ biển dài đến 56Km, nhiều mảng rừng phát triển xanh tốt gần với trung tâm tỉnh, là điều kiện để Bạc Liêu phát triển và đầu tư du lịch sinh thái. Tỉnh đã chỉ đạo xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Bạc Liêu, xây dụng quy hoạch chi tiết và kêu gọi các nhà đến với các khu du lịch sinh thái như: hồ năm, nhà mát, sân chim… đặc biệt tăng cường đầu tư khu du lịch sinh thái biển với các dự án phát triển điện gió của địa phương. Tổ chức chương trình hành động cụ thể để thu hút du khách, trong đó đặc biệt quan tâm công tác quản bá du lịch thông qua mối liên kết với các địa phương trong vùng. Xây dựng các mạng lưới chợ, các tụ điểm thương mại khu vực nông thôn. Thực hiện nâng cấp, mỡ rộng và xây dựng các chợ ở các địa phương. Tập trung triển khai các giải pháp theo tinh thần chỉ thị số 13 –CT/TU của ban thường vụ tỉnh ủy về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa –hiện đại hóa và hội nhập quốc tế: đẩy mạnh các hoạt động thương mại, phát triển các cụm thương mại, dịch vụ ở các thị trấn và điểm dân cư nông thôn, vùng xâu, vùng xa, góp phần đẩy mạnh lưu thông hàng hóa và GVHD: ThS.GVC. Trần Thanh Quang 54 SVTH: Võ Thanh Sơn Luận văn tốt nghiệp đáp ứng nhu cầu đời sống nhân dân. Tiếp tục triển khai thực hiện cuộc vân động “người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam ”. Tăng cường tuyên truyền, vận động tiểu thương kinh doanh tại các chợ thực hiện văn minh thương mại, niêm yết giá cả, bán hàng bảo đảm chất lượng, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, không mua bán hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng. Tỉnh cần tăng cường công tác xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ, xuất khẩu hàng hóa nhất là những hàng hóa có lợi thế cạnh tranh của tỉnh như: thủy sản, gạo, trái cây… ngoài ra cũng cần tập trung phát triển sản phẩm xuất khẩu mới, thâm nhập vào thị trường xuất khẩu mới, doanh nghiệp xuất khẩu mới. Tiếp tục kêu gọi và đầu tư sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư vào các lĩnh vực thương mại –dịch vụ -du lịch đem lại hiệu quả tốt cho tỉnh. [8] 3.2.2 Công tác thủy lợi và phòng chống lụt bão Do biến đổi khí hậu toàn cầu, trong những năm gần đây tình hình thiên tai ngày càng xảy ra khắc nghiệt hơn, như nước biển dâng kết hợp với gió Đông bắc tạo song lớn, tốc độ dòng chảy ven bờ biển tăng tạo nên mức xâm nhập bờ biển, hiện tượng xói lở ở địa bàn tỉnh Bạc Liêu ngày càng nghiêm trọng hơn cho tỉnh Bạc Liêu. Trước tình hình đó tỉnh Bạc Liêu đã đề ra những giải pháp xây dựng bờ đê kè đề phòng nước biển dân cao và sạt lỡ và trong đó Bộ và lãnh đạo tỉnh đã thống nhất nhiều phương án tối ưu đề nghị đưa vào quy hoạch thủy lợi của tỉnh giai đoạn 2011 2020; các giải pháp xây dựng đê, kè ứng phó biến đổi khí hậu và nước biển dâng; vấn đề cung cấp nước sạch…. cũng được đưa ra bàn thảo. Nâng cấp, hiện đại hóa các hệ thống thủy lợi với việc đầu tư trang thiết bị thông tin, hệ thống quan trắc tự động, quản lý điều hành hệ thống một cách chủ động, hoàn tiện hệ thống đê biển, đê cửa sông nhằm đáp ứng nhiệm vụ chống nước dâng cao. Đồng thời cũng triển khai thực hiện các công trình phục vụ chuyển đổi nuôi trồng thủy sản, nạo vét một số công trình bức xúc phục vụ cho trồng trọt, đặt biệt cho thủy nông nội đồng. GVHD: ThS.GVC. Trần Thanh Quang 55 SVTH: Võ Thanh Sơn Luận văn tốt nghiệp Cần phải điều tiết nước biển để phục vụ cho nuôi trồng thủy sản và điều tiết hạ lưu, quy hoạch trồng lúa ở địa bàn tỉnh. Đẩy mạnh đầu tư vào các công trình thủy lợi, nạo vét các mạng lưới sông ngòi, kênh gạch của tỉnh, đáp ứng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của người dân trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu. Tăng cường đào mới những con kênh nhỏ dẫn nước vào đồng ruộng để thuận tiện cho người dân dễ dàng canh tác và không bị thiếu nước vào mùa khô, bên cạnh đó tỉnh Bạc Liêu cũng xây dựng khu neo đậu tránh trú bảo cho tàu thuyền và phương tiện cá nhằm giảm thiệt hại, kết hợp giáo dục, hướng dẫn ngư dân cách thức tránh bảo, làm tăng hiệu quả đầu tư phương tiện đánh bắt. Đồng thời nạo vét khu neo đậu tàu đảm bảo cho tàu thuyền có công suất [...]... Thực trạng phát triển kinh tế nông thôn ở tỉnh Bạc Liêu 2.2.1 Thành tựu phát triển kinh tế nông thôn ở tỉnh Bạc Liêu 2.2.1.1 Trong lĩnh lực nông nghiệp- lâm nghiệp- ngư nghiệp * Trong lĩnh vực nông nghiệp: Theo tổng niêm giám thống kê năm 2011 về kinh tế của tỉnh Bạc Liêu giai đoạn năm 2008 đến năm 2011 thì kinh tế nông thôn của tỉnh có những thành tựu sau: - Đối với trồng trọt: Ta tìm hiểu thành tựu... thành phần kinh tế cá thể sang kinh tế tập thể Với kinh tế nông thôn, thành phần kinh tế cá thể hoặc tiểu thủ được mở rộng ra các ngành kinh tế khác ngoài nông nghiệp: tiểu chủ kinh doanh công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ… - Kinh tế tư bản tư nhân và kinh tế tư bản nhà nước tiếp tục tồn tại và phát triển trong nhiều ngành nghề và dịch ở nông thôn Tuy nhiên, sự phát triển của kinh tế nông thôn theo... và phát huy truyền thống văn hóa xã hội tốt đẹp, bài trừ văn hóa lạc hậu cũ, vừa tổ chức tốt đời sống văn hóa và tinh thần ở nông thôn Sự phát triển của kinh tế nông thôn sẽ góp phần quyết định sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội ở nông thôn nói riêng và đất nước nói chung Phát triển kinh tế nông thôn là cơ sở ổn định kinh tế, chính trị xã hội của đất nước Phát triển kinh tế nông thôn gắn liền với phát. .. của kinh tế nông thôn và sự phát triển của chúng là biểu hiện trình độ phát triển của kinh tế nông thôn. [3,tr.238-239] Cơ cấu thành phần kinh tế nông thôn - Kinh tế nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp là thành phần kinh tế đóng vai trò chủ đạo trong kinh tế nông thôn Bộ phận tiêu biểu của thành phần kinh tế này là các nông –lâm trường quốc doanh, các trạm, trại kỹ thuật nông nghiệp và các cơ sở hạ... 1.2.2 Vai trò của kinh tế nông thôn Sự phát triển của kinh tế nông thôn sẽ góp phần tạo ra những tiền đề quan trọng không thể thiếu bảo đảm thắng lợi cho tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Phát triển kinh tế nông thôn trước hết là phát triển kinh tế nông nghiệp một cách mạnh mẽ và ổn định, tạo cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân, nhất là cho công nghiệp một cơ sở vững chắc về nhiều phương... rừng biển, nguồn nước… Phát triển kinh tế nông thôn cho phép khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đồng thời bảo vệ chúng trong quá trình sử dụng Sự phát triển của kinh tế nông thôn sẽ tạo cơ sở vật chất cho sự phát triển văn hóa ở nông thôn Nông thôn nước ta vốn là vùng kinh tế, văn hóa lạc hậu, sản xuất và sinh hoạt phân tán, nhiều hủ tục Mặt khác, nông thôn là nơi có truyền... động nông thôn là phương hướng lâu dài của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn nước ta Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nông nghiệp gắn với quy hoạch, chiến lược và mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế quốc dân cả nước Nội dung của quan điểm này là sự gắn kết chặt chẽ giữa cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn với cơ cấu kinh tế quốc dân, cả về mục tiêu, phương hướng và giải pháp Kinh. .. các cơ sở hạ tầng ở nông thôn Trong quá trình phát triển, thành phần kinh tế này được mở rộng ra toàn bộ các ngành nghề cơ ngân hàng, dịch vụ kinh tế và khoa học… Trong đó, nhiều cơ sở của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế nông thôn chỉ là một bộ phận đại diện của kinh tế nhà nước như chi nhánh ngân hàng, cửa hàng thương hiệu, trạm kỹ thuật… nhưng lại gắn bó hữu cơ với kinh tế nông thôn từng vùng như... hiện nay là, nhà nước phải đầu tư để phát triển kết cấu hạ tầng và thị trường nông thôn, hỗ trợ cho việc phát triển ngành nghề và dịch vụ Để phát triển kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa lớn cần đẩy mạnh sự phân công lao động xã hội trong nông thôn, phát triển mạnh mẽ các ngành nghề truyền thống, xây dựng những cơ sở công nghiệp nông thôn Công nghiệp nông thôn là một bộ phận của công nghiệp... sách nông nghiệp đúng đắn nên đã phát huy được vai trò của nông nghiệp, nông thôn, nông dân đối với nền kinh tế quốc dân Đóng góp vào tốc độ tăng trưởng GDP và tốc độ tăng trưởng kinh tế của nhà nước Báo cáo phát triển do WB công bố tháng 12/2007 “Tăng trưởng nông nghiệp cho phát triển đã khẳng định đối với một nước có nền kinh tế đang chuyển đổi từ nông nghiệp sang đô thị háo như Việt Nam, nông nghiệp

Ngày đăng: 14/10/2015, 14:25

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • PHẦN MỞ ĐẦU

    • 1 Lý do chọn đề tài

    • 2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

    • 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    • 4 Phương pháp nghiên cứu

    • 5 Kết cấu luận văn

    • PHẦN NỘI DUNG

      • Chương 1

      • KINH TẾ NÔNG THÔN VÀ ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ CỦA KINH TẾ NÔNG THÔN

        • 1.1 Khái niệm kinh tế nông thôn

        • 1.2 Đặc điểm và vai trò của kinh tế nông thôn

          • 1.2.1 Đặc điểm của nền kinh tế nông thôn

          • 1.2.2 Vai trò của kinh tế nông thôn

          • 1.3 Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về kinh tế nông thôn

          • Chương 2

          • THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG THÔN CỦA TỈNH BẠC LIÊU

            • 2.1 Tìm hiểu khái quát về tỉnh Bạc Liêu

              • 2.1.1 Địa giới hành chính

              • 2.1.2 Địa Lý

              • 2.1.3 Dân cư

              • 2.1.4 Kinh tế

              • 2.1.5 Xã hội

              • 2.2 Thực trạng phát triển kinh tế nông thôn ở tỉnh Bạc Liêu

                • 2.2.1 Thành tựu phát triển kinh tế nông thôn ở tỉnh Bạc Liêu

                • 2.2.2 Nguyên nhân của những thành tựu trong phát triển kinh tế nông thôn ở tỉnh Bạc Liêu

                • 2.2.3 Những hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong phát triển kinh tế nông thôn ở tỉnh Bạc Liêu

                • Chương 3

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan