5 Kết cấu luận văn
2.1 Tìm hiểu khái quát về tỉnh Bạc Liêu
Bạc Liêu là một tỉnh thuộc bán đảo Cà Mau. Tỉnh có chung địa giới với tỉnh Hậu Giang, Kiên Giang ở phía Tây Bắc, Sóc Trăng ở phía Đông Bắc, Cà Mau ở phía Tây Nam, phía Đông Nam giáp biển Đông. Bạc Liêu có bờ biển dài 56Km nối các biển như Gành Hào, Nhà Mát, Cái Cùng. Diện tích tự nhiên 2.525,7 km2 (số liệu năm 2003). Đơn vị hành chính Bạc Liêu có 6 huyện: Hòa Bình, Vĩnh Lợi, Hồng Dân, Giá Rai, Phước Long, Đông Hải và thị xã Bạc Liêu –trung tâm hành chính của tỉnh.
Bạc Liêu có địa hình tương đối bằng phẳng, chủ yếu nằm ở độ cao trên dưới 1,2 m so với mặt biển, còn lại là những giồng cát và một số khu vực trùng ngập nước quanh năm. Địa hình có xu hướng dốc từ bờ biển vào nội đồng, từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu có nhiều kênh rạch lớn như: kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp, Cạnh Đền, Phó Sinh, Giá Rai.
2.1.2 Địa Lý
Tỉnh Bạc Liêu nằm trong vùng tọa độ từ 9000’’ đến 9038’’9’’’ vĩ Bắc và từ 105051’’54’’’ kinh Đông; Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Hậu Giang, tỉnh Kiên Giang; Đông và Bắc giáp với tỉnh Sóc Trăng; Tây và Tây Nam giáp tỉnh Cà Mau; Đông và Đông Nam giáp biển Đông với bờ Biển dài 56 km.
Bạc Liêu có biển Gành Hào, Cái Cùng, Chùa Phật, Nhà Mát:Huyện kệlà điều
kiện thuận lợi để giao thương, trung chuyển hàng hóa ra tỉnh –Quốc lộ 1A chạy qua địa hình tỉnh từ Đông sang Tây, nối thị xã Bạc Liêu với Thành phố Cà Mau. Tuyến đường Cao Văn Lầu dài 8 km nối Quốc lộ 1A với bờ biển, cùng nhiều tuyến đường xương cá nối Quốc lộ 1A với các nơi khác trong tỉnh, thuận tiện giao thông vận tải.
Địa hình: Bạc Liêu nằm trong vùng đất mới của Đồng Bằng Sông Cửu Long, đó là vùng đồng bằng rìa châu thổ. Địa hình tương đối bằng phẳng, cao trung bình 0,3 - 0,5m. Địa hình có xu hướng dốc từ bờ biển vào nội đồng, từ Đông Bắc xuống Tây
Nam. Độ dốc trung bình toàn tỉnh từ 1- 1,5cm/km chia thành hai khu vực rõ rệt. Khu
vực phía Nam Quốc lộ 1A có địa hình với những cát biển không liên tục, cao trung bình 0,4 -0,8m, hướng nghiêng, thấp dần vào nội địa. Khu vực phía Bắc Quốc lộ 1A là vùng trũng của tỉnh, cao trung bình từ 0,2 -0,3m so với mực nước biển kiểu địa hình
này thuận lợi cho việc đưa nước biển vào nội đồng phục vụ nuôi trồng thủy sản, song cũng tạo thành các vùng trũng cục bộ, đặc biệt là các huyện Phước Long, Hồng Dân, Giá Rai. Bờ biển Bạc Liêu có những bãi bồi rộng. Hàng năm tiến dần ra biển với hàng nghìn ha rừng phòng hộ. Đây là môi trường thuận lợi để nuôi trồng các loài thủy hải sản có giá trị kinh tế cao như: nghiêu, sò, thềm lục địa của tỉnh có tiềm năng dầu và khí tự nhiên.
Khí hậu: Bạc Liêu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
Lượng mưa trung bình hàng năm 2.000 -2.300mm. Nhiệt độ trung bình 260C, cao nhất
31,50C, thấp nhất 22,50C. Số giờ nắng trong năm 2.300 giờ, lượng bức xạ trung bình
khoảng 2.410 Kcal/cm2. Độ ẩm trung bình mùa khô 80% và mùa mưa là 85%.
Tỉnh nằm ở vĩ độ thấp nên ít chịu ảnh hưởng của bảo và áp thấp nhiệt đới, không chịu ảnh hưởng trực tiếp của lũ lụt từ hệ thống sông Cửu Long. Tuy nhiên, những năm trở lại đây, do biến đổi khí hậu, nhiều cơn bảo lớn đã quét qua địa bàn tỉnh, gây thiệt hại nặng nề như: cơn bảo số 5 năm 1997 và cơn bảo số 4 năm 2004. Nhìn chung khí hậu Bạc Liêu khá thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa và nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, việc nuôi trồng thủy sản trong những năm qua đã gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái tại đây.
Thủy văn: tỉnh có nhiều kênh gạch chằng chịt như: kênh Quản Lộ, kênh Canh Điền, kênh Phước Long, kênh Phụng Hiệp, kênh sáng Cà Mau; nguồn nước cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt của tỉnh là nước mặn và nước ngầm.
Nước mặt: tỉnh có các con kênh dẫn nước ngọt từ song Hậu về, cung cấp chủ yếu cho sinh hoạt và sản xuất ở khu vực phía Bắc Quốc lộ 1A.
Nước ngầm: thị xã Bạc Liêu và các huyện phía Nam Quốc lộ 1A chủ yếu sử dụng nước ngầm trong sinh hoạt và sản xuất. Theo đánh giá của các nhà khoa học, Bạc Liêu có trữ lượng nước ngầm khá lớn. Hiện tại, tỉnh đang khai thác sử dụng ở độ sâu từ 80 -100m. Đây là tầng nước dễ bị nhiễm phèn, cần được quan tâm bảo vệ.
Chế độ thủy văn của tỉnh chịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều biển Đông và một phần bán nhật triều biển Tây. Do đó, phần phía Bắc Quốc lộ 1A có điều kiện nuôi thủy sản, làm muối, phát triển rừng gặp mặn. Hiện nay, nguồn nước mặn và nước ngầm của bạc Liêu đang có nguy cơ bị ô nhiễm do nuôi trồng thủy sản quá mức và sủ dụng hóa chất trong sản xuất nông nghiệp. Tỉnh cần có quy hoạch sử dụng hợp lý các nguồn nước, hình thành các hệ thống cấp thoát nước, tránh để nước thải chưa sử lý lan ra gây ô nhiễm môi trường.
2.1.3 Dân cư
Quy mô và sự phân bố: Bạc Liêu là tỉnh có quy mô dân số nhỏ, đứng thứ 12 trong số 13 tỉnh thành vùng Đồng bằng song Cửu Long. Theo thông tin từ tổng cục thông kê, dân số bạc Liêu năm 2008 là 829,300 người, cao hơn tỉnh Hậu Giang, dân số tăng dần qua các năm. Theo tài liệu cũ, vào năm 1910, dân số Bạc Liêu là 87.400 người. Sau 20 năm, vào năm 1930 dân số tỉnh là 231.000 người, tăng gấp 2,64 lần. Năm 1970, dân số Bạc Liêu là 293.000 người. Sau 30 năm, vào năm 2000 dân số tỉnh là 745.200 người, tăng gấp 2,5 lần so với năm 1970. Năm 2004, dân số Bạc Liêu là 793.500 người, năm 2008 là 829.300 người tăng gấp 1,045 lần so với năm 2004. [7]
Bạc Liêu là tỉnh nhỏ, diện tích hẹp, dân số thấp. Theo thông tin từ tổng cục
thống kê, mật độ dân số của tỉnh năm 2008 là 321 người/km2, đúng thứ 10 ở khu vực
Đồng bằng song Cửu Long, cao hơn các tỉnh Long An, Kiên Giang và Cà Mau. Dân cư Bạc Liêu phân bố không điều giữa các huyện và thị xã. Theo số thống kê năm 2004, thị xã Bạc Liêu có mật độ dân số 796 người/km2, cao gấp 2,5 lần mật độ dân số bình quân toàn tỉnh và 3,26 lần mật độ dân số của huyện Đông Hải. Trong các huyện Giá Rai và Vĩnh Lợi có mật độ dân số cao nhất, thấp nhất là huyện Hồng Dân. Theo số liệu của ban chỉ đạo điều tra dân số và nhà ở tỉnh Bạc Liêu năm 2009 dân số thành thị của tỉnh là 227.764 người, chiếm 26,6% dân số toàn tỉnh. [7]
Cơ cấu dân số
Xét theo độ tuổi, Bạc Liêu là tỉnh có dân số trẻ. Năm 1999, số người trong độ tuổi dưới 15 chiếm 33,9%, từ 15 -59 chiếm 59,8%, từ 60 tuổi trở lên chiếm 6,3%.
So với các khu vực Đồng bằng sông Cửu Long thì Bạc Liêu có tỷ lệ người dưới và trong đột tuổi lao động cao hơn, tỷ lệ người trên độ tuổi lao động thấp hơn so với mức trung bình của cả nước, Bạc Liêu có tỷ lệ người dưới và trên độ tuổi lao động cao hơn, tỷ lệ người trong độ tuổi lao động thấp hơn.
Xét về giới tính, dân số Bạc Liêu thiên về nữ giới. Năm 2003, nữ chiếm 51,3% dân số tỉnh, nam giới chiếm 48,7%. Năm 2008. nữ giới chiếm 51,27% dân số cả tỉnh, nam giới chiếm 48,73%. Sau 5 năm, khoảng cách chênh lệch dân số nữ rút ngắn không đáng kể.
Về dân tộc: trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu có nhiều dân tộc cư trú, trong đó người Kinh chiếm 89,5%, người Hoa chiếm 2,5%, người Khmer chiếm 7,9%, còn lại là các dân tộc khác. (Số liệu thống kê năm 2003).
2.1.4 Kinh tế
Mặc dù trong điều kiện còn nhiều khó khăn, nhưng tình hình kinh tế tỉnh Bạc Liêu tiếp tục duy trì ổn định và phát triển. Trong đó tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) đạt 9,826 tỷ đồng, tăng 12% so với năm 2010. Thu nhập bình quân đầu người trong năm 2011 đạt gần 25 triệu đồng (tương đương 1.123 USD), cơ cấu kinh tế gồm khu vực nông nghiệp chiếm 51,7%, công nghiệp xây dựng chiếm 24,52% và dịch vụ chiếm 23,8% trong GDP. Tổng vốn đầu tư phát triển năm 2011 thực hiện 5.600 tỷ đồng, chiếm khoảng 25,8% GDP. Giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 9.958 tỷ đồng, tăng 7,8% so với cùng kỳ, sản lượng lương thực 900 ngàn tấn, sản lượng thủy sản khai thác và môi trường cả năm lên trên 250 ngàn tấn, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh lên đến 4.356 tỷ đồng. Kim ngạch xuất khẩu thực hiện 260 triệu USD, chỉ số giá cả năm tăng 16,5%, tổng mức lưu chuyển hàng hóa đạt 18.060 tỷ đồng. Doanh thu du lịch đạt gần 470 tỷ đồng, với khoảng 530 ngàn lượt du khách (trong đó khoảng 17.000 lượt khách quốc tế). Tổng thu ngân sách trên địa bàn thực hiện 1.484 tỷ đồng trong đó, thu trong cân đối 871 tỷ đồng. Tổng chi ngân sách địa phương trong cân đối đạt 2.490 tỷ đồng, bằng 106,9% dự toán, bằng 97,9% so với năm 2010.
Trong năm 2011 có 78% rác thải đô thị được thu gom, 94% hộ dân sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh, trong đó khu vực nông thôn là 54%. Hoạt động quản lý khoa học kỹ thuật được chuyển biến tốt, chất lượng thẩm định các đề tài khoa học từng bước được nâng lên, nhiều đề tài, dự án đã đưa vào ứng dụng mang lại nhiều hiệu quả thiết thực, góp phần nâng cao năng suất lao động trên nhiều lĩnh vực và cải thiện đời sống người dân.
Trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012. Tuy có ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới và những khó khăn trong nước, nhưng tình hình kinh tế -xã hội tiếp tục có những chuyển biến tích cực. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) đạt 3.626 tỷ đồng (theo giá so sánh 1994) tăng 11,87% so với cùng kỳ. Trong đó khu vực nông nghiệp tăng 8,96%, công nghiệp –xây dựng tăng 13,95% và dịch vụ tăng 14,15% so với cùng kỳ.
Tháng 12 năm 2012, thực hiện theo nghị quyết số 01/NQ –CP ngày 03 tháng 01 năm 2012. Do đó, sản xuất nông nghiệp về diện tích gieo trồng và sản lượng thu hoạch đều tăng trưởng so với cùng kỳ, công tác phòng trừ sâu hại và dịch bệnh được triển khai thực hiện tốt, nhờ thực hiện tốt kiểm soát, kiểm dịch nên chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển tốt và tăng so với cùng kỳ, giá trị sản xuất công nghiệp trong 12 tháng tăng 15,5% so với cùng kỳ. Tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu tăng 20,3% so với cùng kỳ, tổng nguồn vốn đầu tư cho xây dựng tăng 17% so với cùng kỳ. Về tài chính, mặc dù đang trong giai đoạn thực hiện nghị quyết số 13/NQ –CP của chính phủ về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp nên nguồn thu trong cân đối tăng chậm, tổng thu trong cân đối ngân sách tăng 19% so với cùng kỳ, thu quản lý qua thu ngân sách trên địa bàn tỉnh tăng 16,7% so với cùng kỳ.
2.1.5 Xã hội
Tính đến năm 2011, dân số toàn tỉnh Bạc Liêu đạt gần 873.300 người, mật độ dân số đạt 354 người/Km2. Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 234.700 người, dân số tại nông thôn đạt 638.600 người. Dân số nam đạt 434.500 người, trong khi đó nữ đạt 438.800 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 10,1%.
Hệ thống giáo dục của tỉnh Bạc Liêu có nhiều cấp học, bao gồm giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục chuyên nghiệp. Theo thống kê đến ngày 30 tháng 09 năm 2007, Bạc Liêu có 234 trường học ở các cấp phổ thông, thấp nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Năm 2009 100% xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh có phòng học kiên cố. Trong đó có 64 trường mầm non, 154 trường tiểu học, 67 trường trung học cơ sở, có 85 trường trung học, chỉ tiêu phổ cập đúng độ tuổi và THCS đều đạt và vượt tiêu chuẩn do bộ giáo dục và đào tạo quy định: 96,93% đối tượng tốt nghiệp lớp 9; 81,35% đối tượng từ 15 -18 tuổi có bằng tốt nghiệp THCS, trẻ em 6 tuổi vào lớp 1 đạt 99,10%, trẻ em 11 -14 tuổi tốt nghiệp tiểu học đạt 90,79%. 31/61 xã phường đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. [7]
Tạo việc làm và giải quyết việc làm mới hàng năm cho người lao động là 86.000 lượt người, trong đó lao động nữ là 45%, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo bằng các hình thức từ 35 -42%. Tỷ lệ hộ nghèo giảm 6%/năm, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng 10%, tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch 90%, tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện là 97%.[1]
2.2 Thực trạng phát triển kinh tế nông thôn ở tỉnh Bạc Liêu
2.2.1 Thành tựu phát triển kinh tế nông thôn ở tỉnh Bạc Liêu
2.2.1.1 Trong lĩnh lực nông nghiệp- lâm nghiệp- ngư nghiệp
* Trong lĩnh vực nông nghiệp:
Theo tổng niêm giám thống kê năm 2011 về kinh tế của tỉnh Bạc Liêu giai đoạn năm 2008 đến năm 2011 thì kinh tế nông thôn của tỉnh có những thành tựu sau:
- Đối với trồng trọt: Ta tìm hiểu thành tựu trong một số năm về giá trị sản xuất trong ngành trồng trọt thì ta thấy liên tục tăng như năm 2008 là 6.218 tỷ đồng, đến năm 2009 là 6.320 tỷ đồng so với năm 2008 là 102 tỷ đồng, năm 2010 là 7.832 tỷ đồng năm 2011 là 7.986 tỷ đồng tăng so với năm 2010 là 154 tỷ đồng.
+ Về cây lương thực thì giá trị sản xuất cũng tăng liên tục năm 2008 là 2.836 tỷ đồng, năm 2009 là 3.122 tỷ đồng tăng 286 tỷ đồng, năm 2010 là 3.356 tỷ đồng tăng 234 tỷ đồng, năm 2011 là 3.676 tỷ đồng tăng 320 tỷ đồng.
Trong đó cây lúa: đối với cây lúa đông xuân thì năng xuất năm 2008 là 86,12 tạ/ha, năm 2009 là 87,86 tạ/ha tăng 1,74 tạ/ha, năm 2010 là 88 tạ/hâ tăng 0,14 tạ/ha. Đối với lúa hè thu thì lại tăng không đồng đều, năm 2008 là 76,36 tạ/ha, năm 2009 giảm xuống nhưng đến năm 2010 thì lại tăng và đạt được 78,96 tạ/ha tăng so với năm 2008 và năm 2009. Đối với lúa Thu Đông năng suất tăng nhưng không đáng kể, năm 2008 là 40,62 tạ/ha, năm 2009 là 41,86 tạ/ha tăng 1,24 tạ/ha, năm 2010 là 42,76 tạ/ha tăng 0,9 tạ/ha.
Đối với cây bắp thì cũng tiếp tục tăng về năng suất, ta so sánh sự gia tăng năng suất so với năm 2008 là 86 tạ/ha, năm 2009 là 89 tạ/ha tăng 3 tạ/ha, năm 2010 là 90 tạ/ha năm 2011 là 91,2 tạ/ha. Sản lượng cây bắp đạt được năm 2008 là 1.470 tấn, năm 2009 là 1.481 tấn, năm 2010 là 1.581 tấn, năm 2001 là 1.590 tấn.
Đối với cây có hạt thì năng suất cũng tăng nhưng tăng không liên tục: năm 2008 là 420,81 tạ/ha, năm 2009 là 422,02 tạ/ha, năm 2010 là 433,06 tạ/ha tăng so với năm 2009, năm 2011 là 443,91 tạ/ha tăng 10,85 tạ/ha so với năm 2010.
+ Cây thực phẩm: các loại cây thực phẩm Bạc Liêu năng suất tăng qua các năm, năm 2008 là 548,81 tạ/ha, năm 2009 là 549,86 tạ/ha, năm 2010 là 549,96 tạ/ha, năm 2011 là 561,06 tạ/ha tăng 11,1 so với năm 2010.
Diện tích rau đậu các loại cũng liên tục tăng năm 2008 là 18,609 ha, năm 2009 là 19,610 ha, năm 2010 là 22,791 ha, năm 2011 là 23,574 ha.
Sản lượng rau các loại cũng tăng nhanh, năm 2008 là 345.927 tấn, năm 2009