Thành tựu phát triển kinh tế nông thôn ở tỉnh Bạc Liêu

Một phần của tài liệu tìm hiểu về sự phát triển kinh tế nông thôn ở tỉnh bạc liêu (Trang 32 - 74)

5 Kết cấu luận văn

2.2.1Thành tựu phát triển kinh tế nông thôn ở tỉnh Bạc Liêu

2.2.1.1 Trong lĩnh lực nông nghiệp- lâm nghiệp- ngư nghiệp

* Trong lĩnh vực nông nghiệp:

Theo tổng niêm giám thống kê năm 2011 về kinh tế của tỉnh Bạc Liêu giai đoạn năm 2008 đến năm 2011 thì kinh tế nông thôn của tỉnh có những thành tựu sau:

- Đối với trồng trọt: Ta tìm hiểu thành tựu trong một số năm về giá trị sản xuất trong ngành trồng trọt thì ta thấy liên tục tăng như năm 2008 là 6.218 tỷ đồng, đến năm 2009 là 6.320 tỷ đồng so với năm 2008 là 102 tỷ đồng, năm 2010 là 7.832 tỷ đồng năm 2011 là 7.986 tỷ đồng tăng so với năm 2010 là 154 tỷ đồng.

+ Về cây lương thực thì giá trị sản xuất cũng tăng liên tục năm 2008 là 2.836 tỷ đồng, năm 2009 là 3.122 tỷ đồng tăng 286 tỷ đồng, năm 2010 là 3.356 tỷ đồng tăng 234 tỷ đồng, năm 2011 là 3.676 tỷ đồng tăng 320 tỷ đồng.

Trong đó cây lúa: đối với cây lúa đông xuân thì năng xuất năm 2008 là 86,12 tạ/ha, năm 2009 là 87,86 tạ/ha tăng 1,74 tạ/ha, năm 2010 là 88 tạ/hâ tăng 0,14 tạ/ha. Đối với lúa hè thu thì lại tăng không đồng đều, năm 2008 là 76,36 tạ/ha, năm 2009 giảm xuống nhưng đến năm 2010 thì lại tăng và đạt được 78,96 tạ/ha tăng so với năm 2008 và năm 2009. Đối với lúa Thu Đông năng suất tăng nhưng không đáng kể, năm 2008 là 40,62 tạ/ha, năm 2009 là 41,86 tạ/ha tăng 1,24 tạ/ha, năm 2010 là 42,76 tạ/ha tăng 0,9 tạ/ha.

Đối với cây bắp thì cũng tiếp tục tăng về năng suất, ta so sánh sự gia tăng năng suất so với năm 2008 là 86 tạ/ha, năm 2009 là 89 tạ/ha tăng 3 tạ/ha, năm 2010 là 90 tạ/ha năm 2011 là 91,2 tạ/ha. Sản lượng cây bắp đạt được năm 2008 là 1.470 tấn, năm 2009 là 1.481 tấn, năm 2010 là 1.581 tấn, năm 2001 là 1.590 tấn.

Đối với cây có hạt thì năng suất cũng tăng nhưng tăng không liên tục: năm 2008 là 420,81 tạ/ha, năm 2009 là 422,02 tạ/ha, năm 2010 là 433,06 tạ/ha tăng so với năm 2009, năm 2011 là 443,91 tạ/ha tăng 10,85 tạ/ha so với năm 2010.

+ Cây thực phẩm: các loại cây thực phẩm Bạc Liêu năng suất tăng qua các năm, năm 2008 là 548,81 tạ/ha, năm 2009 là 549,86 tạ/ha, năm 2010 là 549,96 tạ/ha, năm 2011 là 561,06 tạ/ha tăng 11,1 so với năm 2010.

Diện tích rau đậu các loại cũng liên tục tăng năm 2008 là 18,609 ha, năm 2009 là 19,610 ha, năm 2010 là 22,791 ha, năm 2011 là 23,574 ha.

Sản lượng rau các loại cũng tăng nhanh, năm 2008 là 345.927 tấn, năm 2009 là 486.698 tấn, năm 2010 là 456.138 tấn, năm 2011 là 496.121 tấn.

+ Cây công nghiệp hàng năm:

Cây công nghiệp hàng năm của tỉnh Bạc Liêu tăng nhanh và được trồng ở nhiều nơi. Về giá trị sản xuất, sản lượng và năng xuất tăng nhanh mang lại nhiều hiệu quả cho người dân Bạc Liêu và đã góp phần vào phát triển kinh tế ở tỉnh Bạc Liêu, về giá trị sản xuất cây công nghiệp hàng năm tăng nhanh. Cụ thể như năm 2008 là 365.544 triệu đồng tăng 2,41 triệu đồng, năm 2010 là 380.653 triệu đồng.

Về diện tích cây công nghiệp hàng năm cũng tăng nhưng tăng chậm, năm 2008 là 12.585 ha, năm 2009 là 12,675 ha, năm 2010 là 13,650 ha. Trong đó cây mía tăng nhanh cụ thể là năm 2008 là 22,388 ha, năm 2009 là 22,968 ha, năm 2010 là 23,678 ha, năm 2011 là 23,067 ha.

Về sản lượng, đối với cây mía thì sản lượng tiếp tục tăng, năm 2008 là 423.86 tấn, năm 2009 là 453.87 tấn, năm 2010 là 463.09 tấn, năm 2011 là 464.53 tấn.

+ Cây công nghiệp lâu năm:

Về giá trị kinh tế cây công nghiệp lâu năm mang lại nhiều hiệu quả kinh tế cao cho tỉnh Bạc Liêu và đem lại cho người dân thu được nhiều lợi nhuận và góp phần cho cuộc sống người dân được tốt hơn. Cụ thể năm 2008 là 264.942 triệu đồng, năm 2009 là 274.864 triệu đồng tăng 9.922 triệu đồng so với năm 2008, năm 2010 là 283.333 triệu đồng tăng 8.469 triệu đồng so với năm 2009, năm 2011 là 296.323 triệu đồng.

Về diện tích: thì diện tích cây công nghiệp lâu năm của tỉnh Bạc Liêu tiếp tục tăng, năm 2008 là 21,762 ha, năm 2009 là 22,156 ha, năm 2010 là 22,756 ha. Đó là diện tích chung đối với cây công nghiệp lâu năm, còn riêng đối với từng loại cây thì diện tích tăng như sau:

Đối với cây dừa: năm 2008 là 21,568 ha, năm 2009 là 21,798 ha, năm 2010 là 22,068 ha, năm 2011 là 22,568 ha.

Đối với cây ca cao: năm 2008 là 846,3 ha, năm 2009 là 868,9 ha, năm 2010 là 870,8 ha, năm 2011 là 896,0 ha.

Về năng suất: với hai loại cây công nghiệp được trồng ở tỉnh Bạc Liêu thì năng suất của hai loại cây đó đều tăng. Cụ thể là:

Thứ nhất là cây Dừa: năm 2008 là 244,06 tạ/ha, năm 2009 là 256,89 tạ/ha, năm 2010 là 260,90 tạ/ha, năm 2011 là 278,06 tạ/ha.

Thứ hai đó là cây Ca Cao: năm 2008 là 368,90 tạ/ha, năm 2009 là 378,06 tạ/ha, năm 2010 là 387,30 tạ/ha, năm 2011 là 391,07 tạ/ha.

Về sản lượng cũng tiếp tục tăng đã góp phần cho đời sống của người dân thêm phần nào tốt hơn và sản lượng đạt được cụ thể là:

Thứ nhất là cây Dừa: năm 2008 là 218,368 tấn, năm 2009 là 221,768 tấn, năm 2010 là 231,726 tấn, năm 2011 là 251,389 tấn.

Thứ hai đó là cây Ca Cao có sản lượng đạt cụ thể: năm 2008 là 22,86 tấn, năm 2009 là 23,96 tấn, năm 2010 là 24,89 tấn, năm 2011 là 24,99 tấn.

+ Cây ăn quả:

Đối với cây ăn quả thì giá trị sản xuất cũng tiếp tục tăng, ta có thể thấy rõ qua các năm cụ thể: năm 2008 là 692.600 triệu đồng, năm 2009 là 711.301 triệu đồng tăng 18,701 triệu đồng so với năm 2008, năm 2010 là 721.368 triệu đồng, năm 2011 là 731.361 triệu đồng tăng 9,993 triệu đồng.

Đối với cây Chuối: năm 2008 là 320,36 ha, năm 2009 là 326,36 ha, năm 2010 là 330,06 ha.

Đối với cây Nhãn: năm 2008 là 720,38 ha, năm 2009 là 726,86 ha, năm 2010 là 730,86 ha, năm 2011 là 764,84 ha.

Đối với cây Chôm Chôm: năm 2008 là 568,86 ha, năm 2009 là 578,06 ha, năm 2010 là 579,86 ha, năm 2001 là 581,07 ha. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Diện tích cây Xoài cũng tăng nhanh ở Bạc Liêu: năm 2008 là 22,867 ha, năm 2009 là 23,879 ha, năm 2010 là 24,869 ha, năm 2011 là 24,968 ha.

Trong đó cây có múi: cam, quýt, chanh… năm 2008 là 4,168 ha, năm 2009 là 4,216 ha, năm 2010 là4,381 ha, năm 2011 là 4,441 ha.

Về năng suất:

Đối với cây Nhãn cũng tăng qua các năm như sau: năm 2008 là 221,16 tạ/ha, năm 2009 là 222,18 tạ/ha, năm 2010 là 223,81 tạ/ha, năm 2011 là 223,96 tạ/ha.

Đối với cây Chôm Chôm thì năng suất cũng tăng cụ thể là: năm 2008 là 186,16 tạ/ha, năm 2009 là 190,17 tạ/ha, năm 2010 là 191,86 tạ/ha, năm 2011 là 193,19 tạ/ha.

Về sản lượng đối với cây Xoài thì sản lượng tăng nhanh: năm 2008 là 11,321 tấn, năm 2009 là 11,421 tấn, năm 2010 là 12,311 tấn, năm 2011 là 12,314 tấn. [7]

- Đối với chăn nuôi:

Với ngành chăn nuôi đem lại cho tỉnh Bạc Liêu nhiều hiệu quả cao, đẩy mạnh và phát triển nhanh về chăn nuôi ở tỉnh đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân ở tỉnh Bạc Liêu, giá trị ngành chăn nuôi đem lại cho tỉnh cũng tăng nhanh qua các năm. Ta so sánh sự gia tăng giá trị của ngành chăn nuôi qua các năm như sau: năm 2008 là 891,584 triệu đồng, năm 2009 là 896,548 triệu đồng tăng 4,964 triệu đồng so với năm 2008, năm 2010 là 897,688 triệu đồng tăng 1,14 triệu đồng, năm 2011 là 897,798 triệu đồng tăng 0,11 triệu đồng so với năm 2010.

Trong chăn nuôi gia súc của tỉnh cũng tăng rất nhanh: năm 2008 là 507,756 triệu đồng, năm 2009 là 517,396 triệu đồng tăng 9,64% so với năm 2008, năm 2010 là 521,116 triệu đồng, năm 2011 là 524,216 triệu đồng tăng 3,1 triệu đồng so với năm 2010.

Đối với sản lượng sản phẩm của ngành chăn nuôi thì:

Thứ nhất là đàn heo thì sản lượng của tỉnh Bạc Liêu tăng nhanh: năm 2008 là 64,265 tấn, năm 2009 là 65,275 tấn, năm 2010 là 66,433 tấn, năm 2011 là 66,456 tấn.

Sản lượng bò cũng tăng nhanh: năm 2008 là 12,349 tấn, năm 2009 là 12,459 tấn, năm 2010 là 13,116 tấn, năm 2011 là 13,261 tấn.

Sản lượng đàn trâu ở tỉnh cũng tăng nhanh: năm 2008 là 8,956 tấn, năm 2009 là 8,978 tấn, năm 2010 là 9,687 tấn, năm 2011 là 9,789 tấn.

Đối với đàn heo thì sản lượng tăng: năm 2008 là 614,808 con, năm 2009 là 28,161 con, năm 2010 là 631,216 con, năm 2011 là 641,838 con.

Đối với huyện Giá Rai: năm 2008 là 54,368 con, năm 2009 là 54,968 con, năm 2010 là 55,116 con, năm 2011 là 55,216 con.

Đối với huyện Phước Long: năm 2008 là 43,116 con, năm 2009 là 43,216 con, năm 2010 là 44,217 con, năm 2011 là 44,980 con.

Đối với huyện Vĩnh Lợi: năm 2008 là 33,868 con, năm 2009 là 33,896 con, năm 2010 là 34,116 con, năm 2011 là 34,234 con.

Đối với huyện Hòa Bình: năm 2008 là 36,234 con, năm 2009 là 37,342 con, năm 2010 là 37,568 con, năm 2011 là 7,678 con. [7]

* Trong lĩnh vực Lâm nghiệp:

Trong lĩnh vực lâm nghiệp giữ vai trò chủ đạo trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Bạc Liêu. Trước năm 1997 ngành chỉ độc canh cây lúa, vì vậy chưa mang lại hiệu quả kinh tế cao, sau khi tái lập tỉnh, ngành đã chuyển đổi cơ cấu sang sản xuất luân canh, đa cây đa con trên cùng một diện tích. Trong nội bộ ngành cũng có sự chuyển dịch cơ cấu rõ rệt, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp tăng dần tỷ trọng lâm nghiệp.

Tỉnh Bạc Liêu có diện tích rừng phòng hộ ven biển và rừng đặc dụng sân chim tương đối ổn định, hầu hết diện tích đất trồng ven biển đã được trồng rừng phòng hộ. Tổng diện tích có rừng 1997 là 4.157 ha, năm 2003 là 5.390 ha. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, tính đến ngày 31 -12 -2008, tổng diện tích rừng Bạc Liêu là 4.300 ha. Trong đó, rừng tự nhiên là 2.300 ha, rừng trồng là 2.000 ha, tỷ lệ che phủ đạt 1,7%. Giá trị sản xuất lâm nghiệp sơ bộ năm 2008 là 19,6 tỷ đồng, sản lượng gỗ khai thác sơ bộ năm 2008 là 2.900 m2.

* Trong lĩnh vực ngư nghiệp

Ngư nghiệp là ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế của Bạc Liêu, ngày 10 -10 -2008 ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu phê duyệt đề án phát triển kinh tế biển đến năm 2020.

Trên thực tế, giá trị sản xuất thủy sản của tỉnh đã không ngừng gia tăng qua các năm. Theo thông tin từ website tỉnh, giá trị sản xuất thủy sản năm 1997 là 887,929 triệu đồng, năm 2006 là 17,273.000 triệu đồng tăng 9,35%. Theo thông tin từ tổng cục thống kê, giá trị sản xuất thủy sản năm 2008 của tỉnh là 4.364,3 tỷ đồng. Quý 1 năm 2009 tổng sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng đạt 42.629 tấn (bao gồm: sản lượng nuôi trồng 21.837 tấn, bằng 83,8% so với cùng kỳ; sản lượng nuôi trồng 21,837 tấn, tăng 19,4% so với cùng kỳ). [11]

Đối với ngành khai thác thủy sản: năm 2008 là 88,238 triệu đồng, năm 2009 là 88,436 triệu đồng, năm 2010 là 88,786 triệu đồng, năm 2011 là 88,796 triệu đồng.

Đối với ngành nuôi trồng thủy sản của tỉnh Bạc Liêu từ năm 1997 đến năm 2005 có hơn 70,000 ha đất trồng lúa trong tỉnh đã chuyển sang nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm công nghiệp. Khu vực nội địa trong bờ biển của tỉnh nằm hai bên quốc lộ 1A, có hơn 135.000 ha đất thuộc vùng sinh thái mặn và nước lợ có khả năng nuôi trồng và phát triển đa dạng các loại thủy sản có giá trị kinh tế cao, nhất là nghề nuôi tôm sú, cua, cá kèo… Đồng thời có điều kiện thích hợp cho việc hình thành các trung tâm sản xuất con giống phục vụ cho việc nuôi trồng thủy sản của tỉnh.

Ngày 08 -10 -2008, tỉnh Bạc Liêu đã khởi công xây dựng vùng nuôi tôm sú công nghiệp –bán công nghiệp tại xã Vĩnh Trạch Đông, thị xã Bạc Liêu. Dự án có tổng diện tích 800 ha, vốn đầu tư lên đến 30 tỷ đồng thuộc chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Dự án tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở sản xuất tôm sú giống, ao hồ nuôi… nhằm quy hoạch vùng nuôi tôm công nghiệp –bán công nghiệp khép kín với quy trình kỹ thuật cao. Dự kiến năm 2010, dự án sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng, đây là lần đầu tiên sau 10 năm chuyển dịch cơ cấu kinh tế Bạc Liêu quy hoạch được vùng sản xuất tôm sú hiện đại, khép kín với quy mô lớn.

Những năm gần đây, phong trào nuôi các loại thủy sản mới ở Bạc Liêu (như cua, cá kèo, cá bống tượng, cá chình, ba ba, cá thác lác…) xuất hiện ngày một nhiều. Ở các vùng phía Bắc của tỉnh, có nguồn nước ngọt quanh năm từ sông Hậu đổ về, nghề nuôi thủy sản trên sông phát triển khá mạnh. Mô hình nuôi cá Lóc trong mung (man) trên sông được nhiều người áp dụng vì vốn đầu tư vài triệu đồng mau cá giống, vải làm màn, cây làm cọc để bao cá, sau đó thả cá, thả chà và chăm sóc cá. Nuôi từ 3- 3,5 tháng, cá sẽ đạt trọng lượng từ 300 -700 gram/con. Đây là hình thức nuôi trồng mới, đem lại nhiên hiệu quả cao và thu nhập đáng kể cho người dân.

Đối với sản lượng nuôi cá kèo của tỉnh đạt được cụ thể như sau: năm 2008 là 28,369 tấn, năm 2009 là 28,469 tấn, năm 2010 là 28,567 tấn, năm 2011 là 28,733 tấn.

Đối với sản lượng nuôi con ba ba ở tỉnh Bạc Liêu cũng tăng rất nhanh và đạt hiệu quả cao cụ thể là: năm 2008 là 31,768 tấn, năm 2009 là 31,796 tấn, năm 2010 là 31,798 tấn, năm 2011 là 32,068 tấn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với sản lượng nuôi cá thác lác cườm thu được cụ thể là: năm 2008 là 11,368 tấn, năm 2009 là 11,378 tấn, năm 2010 là 11,478 tấn, năm 2011 là 11,573 tấn.

Đối với quy trình nuôi cá bóng tượng ở tỉnh Bạc Liêu cũng đạt hiệu quả cụ thể là: năm 2008 là 13,768 tấn, năm 2009 là 13,798 tấn, năm 2010 là 14,068 tấn, năm 2011 là 14,126 tấn.

Ngoài ra trong lĩnh vực diêm nghiệp cũng đã có nhiều thành tựu đáng kể, Bạc Liêu là tỉnh gần biển đó là điều kiện thuận lợi cho người dân phát triển làm muối. Sản lượng muối đạt cụ thể như sau: năm 2008 là 888,968 tấn, năm 2009 là 898,973 tấn, năm 2010 là 898,998 tấn, năm 2011 là 910,368 tấn. Trong lĩnh vực diêm nghiệp đã góp phần cho người dân sống tốt hơn, các nhà máy chế biến muối ở tỉnh cũng được hình thành và từ đó giá muối đã cao hơn.

2.2.1.2 Trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ

* Trong lĩnh vực công nghiệp:

Từ sau khi tái lập tỉnh, cơ cấu ngành công nghiêp- xây dựng có gia tăng nhưng không mạnh, năm 1997 ngành này chiếm 18,79% trong cơ cấu kinh tế tổng sản phẩm các ngành kinh tế của tỉnh (tính theo giá trị hiện hành).

Theo thông tin từ tổng cục thống kê thì giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế năm 2008 là 4.385,7 tỷ đồng, đứng thứ 12 khu vực Đồng bằng Sông cửu Long, cao hơn tỉnh Trà Vinh.

Theo thông tin từ website sở Công thương tỉnh thì tổng giá trị sản xuất công nghiệp năm 2008 là 2.817 tỷ đồng, phân theo loại hình kinh tế bao gồm: kinh tế nhà nước chiếm 903 tỷ đồng, kinh tế ngoài nhà nước: 1.439 tỷ đồng, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 475 tỷ đồng.

Theo thông tin từ website tỉnh Bạc Liêu vào quý 1 năm 2009 thì giá trị sản

Một phần của tài liệu tìm hiểu về sự phát triển kinh tế nông thôn ở tỉnh bạc liêu (Trang 32 - 74)