Sự cân bằng trên thị trường cạnh tranh hoàn hảo và việc tối đa hóa lợi ích ròng xã hội thặng dư tiêu dùng (thặng dư của những người tiêu dùng), thặng dư sản xuất (thặng dư của những người sản xuất), lợi ích ròng của xã hội. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo và hiệu quả Pareto
Trang 1Thị trường cạnh tranh hoàn hảo và hiệu quả Pareto:
* Một vài khái niệm liên quan
Để có thể giải thích quan hệ giữa thị trường cạnh tranh hoàn hảo và tính hiệu quả một cách đơn giản nhất, chúng ta sử dụng một vài khái niệm như: thặng dư tiêu dùng (thặng
dư của những người tiêu dùng), thặng dư sản xuất (thặng dư của những người sản xuất), lợi ích ròng của xã hội
- Thặng dư của người tiêu dùng: được hiểu là lợi ích ròng (hiệu số giữa lợi ích trừ đi chi phí) mà những người tiêu dùng thu nhận được khi tiêu dùng hay sử dụng một khối lượng hàng hóa (hay dịch vụ) nào đó
Giả sử người tiêu dùng đang sử dụng một khối lượng hàng hóa Q nào đó Lợi ích mà anh
ta (hay chị ta) có được chính là tổng độ thỏa dụng mà anh ta (hay chị ta) nhận được từ
việc tiêu dùng Q đơn vị hàng hóa Biểu hiện bằng tiền, đó chính là tổng số tiền (tối đa)
mà người này sẵn sàng trả để có Q đơn vị hàng hóa trên Để có thể mua sắm được khối lượng hàng hóa này, anh ta (hay chị ta) phải chi tiêu số tiền là P.Q, trong đó P là đơn giá
của hàng hóa Trên hình 1, đường cầu chính là đường thỏa dụng biên (biểu thị bằng tiền)
của người tiêu dùng Với mức tiêu dùng là Q = OF, đơn giá mà người tiêu dùng phải trả cho mỗi đơn vị hàng hóa là P = OB, tổng lợi ích hay tổng độ thỏa dụng (đo bằng tiền) mà
người tiêu dùng có thể nhận được được biểu thị bằng diện tích của hình thang nằm dưới
đường cầu, tương ứng với sản lượng Q và được giới hạn bởi hai trục tọa độ, AOFE Tổng chi tiêu để mua Q hàng hóa nói trên được đo bằng diện tích hình chữ nhật BOFE Chênh lệch giữa hai diện tích này là diện tích tam giácABE Nó biểu thị thặng dư của người tiêu
dùng Khi ta thay đường cầu của một cá nhân tiêu dùng bằng đường cầu thị trường, ta được thặng dư của những người tiêu dùng bằng một cách tương tự
- Thặng dư của người sản xuất: biểu thị lợi ích ròng mà người sản xuất nhận được khi cung ứng một khối lượng hàng hóa (hay dịch vụ) nào đó
Trang 2Giả sử MC là đường chi phí biên của người sản xuất Là người chấp nhận giá, người này
sẽ sản xuất tại mức sản lượng Q, nơi mà chi phí biên của đơn vị sản lượng cuối cùng bằng mức giá thị trường P (= OB) Trên hình 1, khi cung ứng khối lượng hàng hóa là Q, người sản xuất phải bỏ ra một khoản chi phí khả biến đo bằng tổng các mức chi phí biên của các đơn vị sản phẩm cộng lại (Khi xem xét chi phí ở mỗi mức sản lượng ở đây, người ta không quan tâm đến khoản chi phí cố định - khoản chi phí mà người sản xuất phải gánh chịu ngay cả khi sản lượng bằng 0) Tổng chi phí này được biểu thị bằng diện tích hình thang DOFE Đồng thời khi bán Q đơn vị hàng hóa, người sản xuất thu được một lượng tiền bằng P.Q hay có thể biểu thị bằng diện tích hình chữ nhật BOFE Tổng doanh thu này chính là lợi ích doanh nghiệp nhận được khi cung ứng ra thị trường khối lượng hàng hóa Q Theo định nghĩa, diện tích tam giác BDE biểu thị thặng dư của người sản xuất Nếu đường MC trên là đường tổng hợp theo chiều ngang của các đường MC cá nhân, thì diện tích BDE sẽ biểu thị thặng dư của những người sản xuất nói chung
- Lợi ích ròng của xã hội trong việc sản xuất và tiêu dùng một khối
lượng hàng hóa (dịch vụ) nào đó biểu thị chênh lệch giữa lợi ích mà xã hội thu nhận được thông qua việc tiêu dùng số lượng hàng hóa đó và các chi phí nguồn lực mà xã hội phải
bỏ ra để có thể sản xuất được lượng hàng hóa đó Trong trường hợp không có chính phủ, trên thị trường chỉ có những người sản xuất và tiêu dùng giao dịch với nhau, lợi ích ròng
xã hội trong việc sản xuất và tiêu dùng một lượng hàng hóa nào đó chính là tổng thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất tương ứng với mức sản lượng hàng hóa trên
Nếu tại mức sản lượng hàng hóa Q*, lợi ích ròng xã hội là tối đa (lớn nhất so với các mức sản lượng khác) thì Q* được coi là sản lượng hiệu quả Pareto Thật vậy, trong trường hợp
này, chúng ta không thể cải thiện lợi ích của một ai đó (chẳng hạn, tăng thặng dư của người tiêu dùng) mà không làm thiệt hại đến lợi ích của những người khác (chẳng hạn
không làm giảm thặng dư của người sản xuất) Nếu làm được như thế thì tại Q*, lợi ích ròng xã hội không thể là tối đa Vì tại Q*, lợi ích ròng xã hội là lớn nhất nên từ trạng thái
này, khi chúng ta muốn làm lợi cho ai đó thì buộc phải làm thiệt hại hay hy sinh lợi ích
của những người còn lại Theo đúng định nghĩa, Q* là sản lượng hiệu quả Pareto.
* Sự cân bằng trên thị trường cạnh tranh hoàn hảo và việc tối đa hóa lợi ích ròng xã hội:
Quan hệ giữa thị trường cạnh tranh hoàn hảo với tính hiệu quả được thể hiện trước hết ở mệnh đề sau: Nếu thị trường là cạnh tranh hoàn hảo thì sản lượng cân bằng của nó sẽ là mức sản lượng cho phép xã hội tối đa hóa được lợi ích ròng của mình, do đó, đó là mức sản lượng hiệu quả Vì thị trường có thể tự điều chỉnh để đạt đến trạng thái cân bằng nên trong trường hợp này, có thể coi như thị trường tự đảm bảo được tính hiệu quả
Hãy nhìn vào hình 2 Trên một thị trường cạnh tranh hoàn hảo, đường cung thị trường
chính là đườngMC của ngành (đường tổng hợp theo chiều ngang các đường MC của doanh nghiệp) Giao điểm giữa đường này với đường cầu thị trường là điểm E, điểm cân bằng thị trường Tương ứng sản lượng cân bằng là Q*, mức giá cân bằng là P* Ta cần chứng minh, tại Q* lợi ích ròng xã hội là lớn nhất.
Thật vậy, tại sản lượng Q*, lợi ích ròng xã hội hay tổng thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất được đo bằng diện tích hình tam giác ABE Bây giờ giả sử sản lượng mà xã hội sản xuất và tiêu dùng làQ1 nhỏ hơn Q* Tại Q1, tổng lợi ích tiêu dùng của xã hội khi tiêu dùng khối lượng hàng hóa là Q1 được biểu thị bằng diện tích hình thang AOQ1F.
Còn tổng chi phí nguồn lực (chi phí khả biến) mà các doanh nghiệp phải bỏ ra để sản
xuất Q1 đơn vị hàng hóa được biểu thị bằng diện tích hìnhthang BOQ1H Vì thế lợi ích
Trang 3ròng của xã hội tại mức sản lượng này thể hiện bằng diện tích hình thang ABHF Lợi ích ròng xã hội tại Q1 rõ ràng nhỏ hơn lợi ích ròng xã hội tại sản lượng Q* Phần nhỏ hơn đó, diện tích tam giác EHF sau này thường được thể hiện như mức tổn thất hiệu quả khi xã hội sản xuất ở mức Q1 nhỏ hơn sản lượng cân bằng
Nếu sản lượng mà xã hội sản xuất ra và tiêu dùng lại là Q2 lớn hơn mức sản lượng cân bằng thì tổng lợi ích tiêu dùng của xã hội được đo bằng diện tích AOQ2N, còn tổng chi
phí khả biến mà xã hội cần để sản xuất số lượng hàng hóa trên được đo bằng diện
tích BOQ2M Vậy lợi ích ròng xã hội trong trường hợp này bằng diện tích AOQ2N trừ đi
diện tích BOQ2M, tức cũng bằng diện tích tam giác ABE trừ đi diện tích tam giác EMN
Rõ ràng tại Q2 lợi ích ròng xã hội nhỏ hơn tại Q*, và diện tích EMN biểu thị mức tổn thất
hiệu quả do sản xuất quá thừa gây ra
Vì các sản lượng Q1, Q2 được lấy bất kỳ nên chúng có tính chất đại diện cho các mức sản
lượng còn lại Điều đó cho phép chúng ta kết luận sản lượng cân bằng Q* là sản lượng
hiệu quả Pareto vì nó cho phép tối đa hóa được lợi ích ròng xã hội
Hệ quả là: nếu nền kinh tế có tất cả các thị trường đều là thị trường cạnh tranh hoàn hảo thì điểm cân bằng chung của nó là điểm hiệu quả Pareto Nói cách khác, khi các thị trường đều là thị trường cạnh tranh hoàn hảo, nền kinh tế sẽ hoạt động một cách có hiệu quả vì nó sẽ tự điều chỉnh để nhanh chóng đi đến điểm cân bằng
Nhìn vào một thị trường, trạng thái hiệu quả chỉ đạt được khi nó ở trong trạng thái cân bằng của thị trường cạnh tranh hoàn hảo Giá cả trong trường hợp này phải bằng chi phí biên và độ thỏa dụng biên Đó chính là điều kiện bắt buộc để giá cả trở thành tín hiệu
đảm bảo phân bổ hiệu quả các nguồn lực: P = MC = MU Trong trường hợp ngược lại, ví
dụ khi ta thấy P khác MC (chi phí biên của đơn vị sản phẩm cuối cùng), ta hiểu, khi đó
thị trường hay nền kinh tế không ở trạng thái hiệu quả