Đặc điểm và điều kiện tồn tại của thị trường cạnh tranh hoàn hảo: doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo là một doanh nghiệp chấp nhận giá. Nó phải bán hàng hóa mà mình sản xuất ra theo đúng mức giá thị trường. Các điều kiện tồn tại của thị trường cạnh tranh hoàn hảo
Đặc điểm và điều kiện tồn tại của thị trường cạnh tranh hoàn hảo: *Đường cầu đối diện với doanh nghiệp Theo đúng định nghĩa, doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo là một doanh nghiệp chấp nhận giá. Nó phải bán hàng hóa mà mình sản xuất ra theo đúng mức giá thị trường. Nếu nó đặt mức giá cao hơn mức giá chung trên thị trường, nó sẽ mất hết khách hàng và sẽ không bán được một đơn vị hàng hóa nào. Những người tiêu dùng sẽ chuyển sang mua hàng hóa của các doanh nghiệp khác. Vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, nó cũng không bán hàng hóa của mình theo mức giá thấp hơn mức giá thị trường. Ở đây mức giá thị trường được hình thành như một kết cục chung, được tạo ra bởi sự tương tác lẫn nhau giữa vô số người bán và người mua. Mức giá này hình thành như thế nào nằm ngoài khả năng định đoạt của mỗi doanh nghiệp.Một khi đã tồn tại, doanh nghiệp phải chấp nhận nó như một biến số có sẵn. Với tư cách là người chấp nhận giá, đường cầu mà một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo đối diện là một đường cầu nằm ngang. Vẫn như thông lệ, ta biểu thị mức giá hàng hóa trên trục tung và mức sản lượng của doanh nghiệp trên trục hoành như trên hình: 1. Doanh nghiệp chỉ có thể bán được mỗi sản phẩm của mình theo mức giá cân bằng thị trường. Mức giá này tồn tại độc lập, không phụ thuộc vào mức sản lượng của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp tăng hoặc giảm sản lượng, mức giá trên vẫn không thay đổi. Trong trường hợp ngược lại, chẳng hạn, nếu đường cầu này là một đường dốc xuống, thì bằng cách giảm sản lượng bán ra, doanh nghiệp có thể làm giá cả hàng hóa tăng lên. Điều đó trái với định nghĩa: doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo là một doanh nghiệp chấp nhận giá. Cần phân biệt đường cầu mà doanh nghiệp đối diện với đường cầu thị trường. Đường thứ nhất mô tả quan hệ giữa các mức giá mà những người tiêu dùng sẵn sàng trả (do đó ta vẫn đang nói về cầu) tương ứng với các mức sản lượng của doanh nghiệp. Đây là đường nằm ngang vì mức giá này không phụ thuộc vào mức sản lượng của doanh nghiệp. Đường thứ hai mô tả quan hệ giữa các mức giá mà những người tiêu dùng sẵn sàng trả tương ứng với khối lượng hàng hóa sẵn có trên toàn bộ thị trường. Khi khối lượng hàng hóa sẵn có tương đối thấp, những người tiêu dùng buộc phải trả giá cao hơn và ngược lại. Phù hợp với quy luật cầu, đối với các hàng hóa điển hình, đây là một đường dốc xuống. * Đối với một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo, doanh thu biên mà nó thu thêm được nhờ bán thêm một đơn vị sản lượng luôn luôn bằng mức giá: MR = P. Tính chất này gắn liền với sự kiện: doanh nghiệp có thể bán mọi sản lượng q mà nó có thể sản xuất ra với cùng một một mức giá P được hình thành trên thị trường. Khi sản xuất và bán ra thêm một đơn vị sản lượng, vì giá không thay đổi, doanh nghiệp thu thêm được một khoản doanh thu chính bằng mức giá P. Nói cách khác, doanh thu biên luôn bằng chính mức giá ở mọi mức sản lượng. * Các điều kiện tồn tại của thị trường cạnh tranh hoàn hảo Thị trường cạnh tranh hoàn hảo chỉ có thể xuất hiện và hoạt động trong những điều kiện nhất định. Đây là những điều kiện riêng có, gắn liền với cấu trúc thị trường này. Vì thế, chúng cũng là những đặc điểm có thể phân biệt dạng thị trường này với thị trường cạnh tranh không hoàn hảo. Để thị trường cạnh tranh hoàn hảo tồn tại, nó cần có đồng thời những điều kiện sau: - Có nhiều doanh nghiệp cùng hoạt động trên thị trường, trong đó mỗi doanh nghiệp chỉ có quy mô tương đối nhỏ so với quy mô chung của thị trường.Trên một thị trường, nếu chỉ có một doanh nghiệp duy nhất cung ứng hàng hóa, doanh nghiệp này chắc chắn sẽ có quyền lực thị trường lớn. Người tiêu dùng, khi muốn mua loại hàng hóa mà doanh nghiệp cung cấp sẽ chỉ có một địa chỉ duy nhất để lựa chọn. Trong trường hợp này, bằng cách thay đổi sản lượng, doanh nghiệp có khả năng tác động đến giá cả hàng hóa. Nó sẽ không phải là người chấp nhận giá. - Nếu trên thị trường chỉ có một nhóm nhỏ các doanh nghiệp cung cấp hàng hóa, quy mô của mỗi doanh nghiệp sẽ là tương đối lớn so với quy mô chung của thị trường. Điều này làm cho doanh nghiệp có sức mạnh thị trường đáng kể để chi phối, kiểm soát giá. Vả lại, với số lượng doanh nghiệp ít, khả năng các doanh nghiệp cấu kết với nhau để khống chế thị trường là tương đối dễ dàng. Trong hoàn cảnh đó, trên thị trường dạng này, doanh nghiệp cũng không phải là người chấp nhận giá. Để các doanh nghiệp đều là người chấp nhận giá, số lượng các doanh nghiệp tham gia cung ứng hàng hóa trên cùng một thị trường phải đủ lớn. Chỉ trong điều kiện đó, khi quy mô sản lượng của mỗi doanh nghiệp chỉ tương đối nhỏ so với quy mô chung của thị trường, doanh nghiệp mới không có khả năng chi phối giá. Hơn thế nữa, vì số lượng doanh nghiệp nhiều, chúng sẽ không có khả năng thỏa thuận và cấu kết với nhau để khống chế thị trường và giá cả. Khi trên thị trường chỉ có hai, ba doanh nghiệp hoạt động chi phí giao dịch liên quan đến việc thỏa thuận, mặc cả, đàm phán để có được một hành động chung của tất cả các doanh nghiệp thường không cao và việc này thường dễ thực hiện. Song chi phí tương tự như vậy sẽ tăng vọt nếu người ta cần đến sự cam kết hành động chung của hàng trăm, hàng nghìn doanh nghiệp. Số lượng doanh nghiệp lớn loại trừ khả năng cấu kết tập thể để chi phối giá của các doanh nghiệp. Đó là một trong những điều kiện để đảm bảo thị trường là thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Ở phần trên, chúng ta nói đường cầu đối diện với một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo là một đường nằm ngang. Điều này hàm ý doanh nghiệp có thể gia tăng sản lượng một cách tùy ý mà không làm mức giá hàng hóa thay đổi. Thật ra, sự gia tăng sản lượng ở đây là có giới hạn. Những thay đổi về sản lượng của doanh nghiệp chỉ thực hiện trong khuôn khổ: nó là một doanh nghiệp có quy mô nhỏ so với quy mô chung của thị trường. - Tính đồng nhất của sản phẩm: Nếu sản phẩm của các doanh nghiệp khác biệt nhau, chúng không thể là những vật thay thế cho nhau một cách hoàn hảo. Dù cùng là các sản phẩm giải khát, song những lon pepsi và coca vẫn là những sản phẩm khác biệt nhau. Vì chúng có những hương vị riêng nên có thể người này thích uống pepsi, còn người khác lại ưa chuộng coca. Mặc dù chúng là những thứ có thể thay thế cho nhau, song đối với những người đặc biệt ưa thích coca, họ có thể chấp nhận mua những lon coca đắt hơn một chút so với những lon pepsi có cùng trọng lượng. Điều này cho phép người bán những sản phẩm khác biệt như coca có thể chi phối giá trong một giới hạn nhất định. Người này có thể nâng giá sản phẩm của mình lên một chút mà không sợ mất đi những khách hàng quen. Và như thế, người bán không còn là người chấp nhận giá. Nói một cách khác, để thị trường là thị trường cạnh tranh hoàn hảo, sản phẩm của các doanh nghiệp phải giống hệt nhau. Chỉ trong điều kiện như vậy, doanh nghiệp mới thực sự là người chấp nhận giá. Trên thực tế, rất hiếm khi các sản phẩm của các doanh nghiệp cùng hoạt động trên một thị trường lại hoàn toàn đồng nhất với nhau. Trong một chừng mực nhất định, người ta coi những thị trường như thị trường ngoại tệ, thị trường chứng khoán, thị trường nông sản là thỏa mãn hoặc gần thỏa mãn điều kiện này. Vì thế, chỉ có một số ít thị trường được xem là thị trường cạnh tranh hoàn hảo. -Tính hoàn hảo của thông tin: thông tin được coi là hoàn hảo khi những người mua và bán trên thị trường có đầy đủ những thông tin cần thiết có liên quan đến thị trường. Đó là những thông tin về giá cả, về hàng hóa (tính năng, tác dụng, chất lượng, quy cách sử dụng...), về các điều kiện giao dịch¼ Khi những người mua hay bán không có đầy đủ những thông tin trên, họ có thể trao đổi hàng hóa theo những mức giá khác với mức giá được chấp nhận chung trên thị trường. Dù ít, dù nhiều họ không còn là những người chấp nhận giá. Ví dụ, khi người mua không có đủ thông tin để đánh giá được rằng sản phẩm của các doanh nghiệp là hoàn toàn giống hệt nhau, họ có thể mua sản phẩm của doanh nghiệp này với giá cao hơn của doanh nghiệp kia. Với trạng thái đó, doanh nghiệp có thể chi phối được giá. Vì thế, tính hoàn hảo của thông tin cũng là một điều kiện cần thiết để thị trường cạnh tranh hoàn hảo tồn tại. - Các doanh nghiệp có khả năng tự do xuất, nhập ngành (tự do tham gia vào ngành và tự do rút lui khỏi ngành): Sở dĩ các doanh nghiệp trong một ngành đều đối diện với một đường cầu nằm ngang và hoạt động như những người chấp nhận giá là vì có sự tự do gia nhập ngành. Điều này loại trừ hẳn khả năng các doanh nghiệp hiện đang ở trong ngành cấu kết với nhau để nâng giá hàng hóa lên. Nếu điều đó xảy ra, việc gia tăng lợi nhuận của các doanh nghiệp hiện hành nhờ việc tăng giá hàng hóa sẽ lôi cuốn các doanh nghiệp mới tham gia vào ngành. Khi đó, giá hàng hóa lại phải hạ xuống do nguồn cung tăng. Ngược lại, khi các doanh nghiệp trong ngành đang ở trạng thái thua lỗ, nhờ có sự tự do rút lui khỏi ngành, một số doanh nghiệp sẽ rời khỏi thị trường này. Do nguồn cung bị cắt giảm, giá hàng hóa lại tăng lên, bảo đảm cho các doanh nghiệp còn lại trong ngành có thể tồn tại. Điều kiện tự do xuất, nhập ngành không chỉ liên quan đến những khía cạnh pháp lý. Đương nhiên, tự do xuất, nhập ngành hàm ý nhà nước không ngăn cản sự tham gia hay rút lui khỏi ngành của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, ở những ngành như sản xuất ô tô, luyện kim..., dù nhà nước không đưa ra những ngăn cản đặc biệt nào, các doanh nghiệp mới vẫn không dễ dàng gia nhập ngành, cũng như các doanh nghiệp cũ thường gặp khó khăn khi muốn rút lui khỏi ngành. Vì thế, về mặt kinh tế, tự do xuất, nhập ngành còn hàm nghĩa: chi phí của việc xuất, nhập ngành đối với doanh nghiệp là không đáng kể. Các điều kiện trên phải xuất hiện đồng thời thì thị trường cạnh tranh hoàn hảo mới xuất hiện và tồn tại. Khi một trong các điều kiện trên bị vi phạm, thị trường sẽ không còn là thị trường cạnh tranh hoàn hảo. ... tồn thị trường cạnh tranh hoàn hảo Thị trường cạnh tranh hoàn hảo xuất hoạt động điều kiện định Đây điều kiện riêng có, gắn liền với cấu trúc thị trường Vì thế, chúng đặc điểm phân biệt dạng thị. .. phân biệt dạng thị trường với thị trường cạnh tranh không hoàn hảo Để thị trường cạnh tranh hoàn hảo tồn tại, cần có đồng thời điều kiện sau: - Có nhiều doanh nghiệp hoạt động thị trường, doanh nghiệp... nghiệp không đáng kể Các điều kiện phải xuất đồng thời thị trường cạnh tranh hoàn hảo xuất tồn Khi điều kiện bị vi phạm, thị trường không thị trường cạnh tranh hoàn hảo